- Quy hoạch nội thị Sầm Sơn nên tập trung 3 trục giao thông chính từ tuyến 1
chạy ngang mặt biển, trục 2, trục 3 nội thị, cần chỉnh trang nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
giao thông, thông tin, dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng, khách sạn chuẩn quốc tế.
- Du lịch là một ngành đặc biệt, đối tượng phục vụ là con người, đối tượng lao
động du lịch cũng là con người. Đây là một hoạt động hỗn hợp, nhiều lĩnh vực, tổ chức
xã hội tham gia, do vậy mà tỉnh phải đóng vai trò chủ thể trong hướng dẫn, điều tiết
đảm bảo các quyền lợi cho các bên tham gia du lịch, đồng thời đảm bảo khai thác tài
nguyên du lịch phải hài hòa và an toàn, bền vững lâu dài cho cộng đồng.
- Cần làm tốt công tác quảng bá du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp,
thu hút đầu tư trong nước và quốc tế cho du lịch Thanh Hóa phát triển.
- Phải xác định đầu tư cho du lịch là đầu tư dài hạn, thậm chí đời trước đầu tư,
đời sau mới thu lại vốn, do vậy tránh quy hoạch manh mún, nhỏ lẻ.
Tin chắc rằng, một đô thị du lịch biển có trên 100 năm tuổi sẽ nỗ lực đổi mới
trong bối cảnh hội nhập, để Sầm Sơn luôn là một điểm đến hấp dẫn và từng bước khẳng
định thương hiệu của mình trong ngành du lịch Việt Nam và thế giới.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lợi thế cạnh tranh của đô thị du lịch biển Sầm Sơn trong thời kỳ hội nhập cộng đồng Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
45
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA ĐÔ THỊ DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG ASEAN
ThS. Lê Thị Bưởi∗
Tóm tắt: Sầm Sơn là đô thị du lịch trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, để Sầm Sơn
trở thành một đô thị du lịch hiện đại, đủ sức hội nhập và phát triển, du lịch Sầm Sơn
cần phải có những bước đi thích hợp. Bài viết làm rõ lợi thế của đô thị du lịch biển Sầm
Sơn và trên cơ sở đó đưa ra một số ý tưởng giúp Sầm Sơn nâng cao năng lực cạnh
tranh trong thời kỳ hội nhập cộng đồng ASEAN.
Ngày nay, ngành Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hòa chung với xu thế phát triển kinh tế của đất
nước, sự hội nhập ngày càng sâu và rộng về mọi mặt, kinh tế Việt Nam có cơ hội để đổi
mới và phát triển. Trong kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực kinh doanh
du lịch, lĩnh vực này đã đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân, tạo việc làm, phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với chính sách mở cửa, sự hội nhập càng
sâu rộng với khu vực và thế giới đã đặt ngành kinh doanh du lịch Việt Nam nói chung
và Thanh Hóa nói riêng trước sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt.
Du lịch Thanh Hóa có nhiều lợi thế do nguồn lực du lịch có được từ di sản tự
nhiên và di sản văn hóa. Trong đó, tiềm năng du lịch biển là hết sức to lớn. Với đường
biển dài 102 km, bờ biển tương đối bằng phẳng cùng cảnh quan các vũng như vũng
Gầm, vũng Thủy, vũng Biện và các cửa biển: Lạch Sung (sông Lèn), Lạch Trường
(sông Hoạt), Lạch Hới (sông Mã), Ghép (sông Yên), Lạch Bạng (sông Bạng), Thanh
Hóa có thể thiết lập 3 không gian du lịch biển gồm: Hoằng Tiến - Hoằng Hải - Hoằng
Phú (Hoằng Hóa); Sầm Sơn; Hải Hòa - Nghi Sơn - Biện Sơn - Lạch Bạng (Tĩnh Gia).
Sầm Sơn là điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa và là một bãi biển đẹp ở
nam Bắc Bộ, cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía đông, cách Hà Nội khoảng 170
km. Đây là một điểm du lịch biển rất tốt mà người Pháp đã khai thác từ năm 1906 và
Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Đông Dương. Bãi biển Sầm
Sơn chạy dài trên 3 km từ Lạch Hới đến hai bên chân núi Trường Lệ (bao gồm cả xã
Quảng Vinh) với bãi cát rộng, mịn, bằng phẳng, nước biển ấm, trong xanh. Nhiệt độ
∗ Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
46
trung bình hàng năm khoảng 25oC, trong những tháng hè (từ tháng 5 đến tháng 8) nhiệt
độ từ 27 - 39 oC rất thích hợp cho việc kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển.
Lợi thế cạnh tranh của khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn Thanh Hóa
Thứ nhất, lợi thế cạnh tranh về tiềm năng để khai thác du lịch biển của Sầm Sơn
Về vị trí: Sầm Sơn gần các trung tâm từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nếu trong
tương lai gần, đường quốc lộ 1A cải thiện, thời gian cho du khách từ Hà Nội vào Sầm
Sơn chỉ là 2 giờ 30 phút, điều này khá thuận lợi để thu hút khách du lịch từ mọi miền tổ
quốc đến Hà Nội có thể chuyển tiếp vào Thanh Hóa.
Về chất lượng biển: Biển Sầm Sơn đạt nhiều ưu điểm so với các biển ở các tỉnh
thành khác như: độ mặn của nước biển (3,2%), độ mịn và sạch của cát (không có tạp
chất), độ thoải của bờ biển (dưới 15o), cường độ sóng ở mức trung bình, nước trong
xanh, là một trong những biển tắm tốt nhất ở Việt Nam.
Về mật độ, giá trị di sản: Sự tích tụ nhiều di sản văn hóa trong và xung quanh đô
thị du lịch Sầm Sơn là đa dạng. Từ bãi biển Sầm Sơn làm trung tâm ta có một vòng
cung du lịch sinh thái khá đa dạng đan xen với hệ du lịch văn hóa dày đặc và phong
phú. Đó là, dãy Trường Lệ với huyền thoại Thần Độc Cước, một dư âm văn hóa của cư
dân Việt cổ từ triền núi tiến xuống đồng bằng và lấn biển; hệ thống đền chùa: chùa Cô
Tiên, đền Độc Cước, đền Tô Hiến Thành, đền Bà Tấm... đều nằm sát ngay ven biển; các
khu du lịch sinh thái Quảng Cư, Quảng Trường còn khá nguyên vẹn các làng chài cổ;
vòng cung du lịch ven biển Bắc của Sầm Sơn có hệ thống di tích và lễ hội của Mai An
Tiêm và di tích hang Từ Thức nổi tiếng ở Nga Sơn. Lễ hội và di tích chùa Sùng Nghiêm
Diên Thánh tại Hữu Lộc mang theo một không khí cổ kính của một thời diễn ra các trận
đánh lớn chống quân xâm lược phương Bắc với những huyền thoại ở cửa biển Thần
Phù... Đó là bằng chứng một thời các nhà sư thời Lý, Trần cùng tham gia quốc sự, chùa
chiền là nơi tôn nghiêm của các bậc vua chúa tu thiền và chăm lo trị nước; vòng cung
phía Nam biển Sầm Sơn là các hệ thống di tích lịch sử: lăng mộ Quận Châu nổi tiếng là
một võ quan thời nhà Hậu Lê ở xã Hải Lĩnh, các chùa thờ Tứ vị Thánh Nương, đền thờ
Trọng Thủy - Mỵ Châu nằm ven vùng Hải Thanh, Hải Thượng, Hải Bình (huyện Tĩnh
Gia); vòng cung du lịch phía Bắc là cả một hệ thống di tích dày đặc ở vùng Nhồi nổi
tiếng một thời với cái tên làng đá An Hoạch đã được ghi trong Lịch triều hiến chương
loại chí. Tại đây, có hàng loạt các di tích lịch sử như Lăng Mãn Quận Công, đền thờ
Quan Công trong hang đá núi Nhồi... chỉ cách Sầm Sơn 20 km; tiếp tục lên phía tây là
cả một hệ thống di tích dày đặc. Có thể nói, không một nơi nào ở Việt Nam lại tích tụ
một số lượng di tích kiến trúc đá như ở Thanh Hóa, đó là di tích lăng Lê Thời Hiến,
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
47
lăng thờ cha con tướng Lê Ngọc chống Đường thế kỷ VII ở Triệu Sơn. Đặc biệt là hệ
thống lăng mộ các vua Lê sơ ở Lam Kinh - một công trình trọng điểm quốc gia. Tại các
huyện Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Định còn cho ta những di tích độc đáo như Lăng bà
Chúa Ngô Thị Diệm, Lăng và quần tượng Đa Bút, Ly cung, Thành Nhà Hồ...; hệ thống
du lịch sinh thái miền Tây có điểm du lịch vườn Quốc gia Bến En, suối cá Cẩm Lương,
Pu Luông, Pu Hu... cùng hàng loạt các lễ hội Phủ Na, Xuân Phả, Đông Anh, Thánh
Tến... đó là hình ảnh hồi tưởng về đời sống, xã hội của các cư dân Việt cổ còn được bảo lưu.
Từ tiềm năng di sản văn hóa phong phú và dày đặc trên chúng ta thấy rằng khả
năng kết nối tour du lịch ra các khu du lịch văn hóa - sinh thái khác trong tỉnh là khá
thuận lợi (các tour này được thực hiện trong thời gian một ngày là khả thi).
Thứ hai, lợi thế về không gian trong quy hoạch phát triển tương lai
Phía bắc thị xã Sầm Sơn bao gồm xã Quảng Tiến và xã Quảng Cư vẫn còn nhiều
không gian bảo tồn sinh thái và làng chài cổ, cần quy hoạch bảo tồn các làng chài cổ
trên trong không gian đô thị Sầm Sơn mới sẽ làm cho Sầm Sơn tăng tính hấp dẫn. Đặc
biệt, hiện nay đã có quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC với tiêu chuẩn 5 sao,
đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khách quốc tế và trong nước có thu nhập cao.
Phía nam thị xã Sầm Sơn, bao gồm từ nam đền Độc Cước đến hết xã Quảng Vinh
có thể mở rộng không gian du lịch sinh thái, làng chài cổ kết hợp các resort hiện đại, các
nhà Hội nghị, các Trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ ngân hàng hiện đại...
Thứ ba, lợi thế về tổ chức hoạt động du lịch ở khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn
Sầm Sơn là một đô thị du lịch biển có lịch sử hàng trăm năm, đã hình thành
thương hiệu trong nước và quốc tế. Vấn đề là làm mới lại thương hiệu trên nền tảng cải
thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và
nâng cao văn minh phục vụ.
Du lịch biển Sầm Sơn không tách rời tiềm năng du lịch Thanh Hóa nên việc liên
kết với các điểm, tuyến, khu du lịch trong tỉnh sẽ là lợi thế đặc biệt cho du khách lựa
chọn, kéo dài thời gian lưu trú cũng như làm tăng sức chi tiêu của khách tại các điểm du
lịch ở Thanh Hóa, từ đó tăng doanh thu cho ngành.
Người dân Sầm Sơn vốn là người lao động chài lưới thuần túy, bản chất mộc mạc,
giản dị đó nếu được tổ chức, bồi dưỡng nhận thức, từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt
động du lịch sẽ trở thành một lợi thế văn hóa trong du lịch đối với khách.
Khi không gian du lịch Sầm Sơn mở rộng cùng với sự kết nối với các khu du lịch
trong tỉnh thành công, Sầm Sơn sẽ tăng khả năng về nhu cầu việc làm, trong đó phải
tính đến nhiều công ty kinh doanh lữ hành ra đời. Đồng thời, nhiều khu du lịch ra đời
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
48
với quy mô, hình thức quản lý phù hợp cơ chế kinh tế thị trường. Các hợp đồng du lịch
giữa khách sạn, điểm du lịch, khu du lịch, công ty kinh doanh lữ hành ra đời sẽ là một
thị trường du lịch hiện đại.
Thứ tư, lợi thế về kết nối du lịch trong nước và quốc tế
Sầm Sơn là trung điểm của vùng châu thổ sông Hồng và miền Trung. Du khách
đến Thanh Hóa có thể chuyển tiếp du lịch đến các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với
thời gian một ngày, đó là sự thuận lợi nhất để Thanh Hóa có cơ hội thu hút thêm khách.
Hệ thống quốc lộ 1A hiện đã đảm bảo, du khách quốc tế có thể từ Sầm Sơn ra sân
bay Nội Bài và sân bay Vinh chỉ trong 3 giờ, tiêu chí này so với các nước công nghiệp
là phù hợp (Thái Lan, Singapore có sân bay cách thủ đô trên 100 km). Đặc biệt, cảng
hàng không Thọ Xuân ra đời và đã đi vào hoạt động giữa năm 2013, chỉ cách Sầm Sơn
khoảng 60 km về phía tây. Từ Sầm Sơn đến thành phố Thanh Hóa, khách di chuyển
bằng tuyến đường quốc lộ 47 đến cảng hàng không Thọ Xuân chỉ mất khoảng một giờ.
Bên cạnh đó, tỉnh đã quy hoạch và đang xây dựng tuyến đường nối từ cảng hàng không
Thọ Xuân đi quốc lộ 47 với bốn làn xe cơ giới cũng là một điều kiện thuận lợi cho quá
trình di chuyển của khách.
Từ những lợi thế trên, nếu Sầm Sơn được quan tâm, quy hoạch thành một đô thị
du lịch hiện đại, khắc phục những hạn chế do hạ tầng cơ sở vật chất và có chiến lược đa
dạng sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, chắc chắn Sầm Sơn sẽ là
điểm đến hấp dẫn và lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
Để Sầm Sơn trở thành một đô thị du lịch hiện đại, đủ sức hội nhập và phát
triển thì chúng ta cần chú trọng các vấn đề sau:
- Vai trò chủ đạo của tỉnh trong quy hoạch tổng thể và xây dựng cơ sở hạ tầng
du lịch đảm bảo sự đồng bộ và tính hiện đại.
- Các cơ quan chủ quản cần làm tốt công tác kiểm định nghề, kỹ năng lao động,
chất lượng sản phẩm du lịch, đồng thời thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lao động trong ngành. Nhằm mang đến cho du khách có
được một môi trường du lịch thực sự “văn minh - thân thiện”.
- Các cơ sở hoạt động khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành, chủ quản lý
điểm du lịch, khu du lịch ở Sầm Sơn cần có sự hợp tác, liên kết trong khai thác các
nguồn lực du lịch chung trong tỉnh.
- Các cơ sở du lịch tại các khu du lịch ở Thanh Hóa cần có mối quan hệ hợp tác
với du lịch Sầm Sơn để mở rộng địa bàn, thị trường du lịch, thu hút du khách đến các
điểm du lịch văn hóa - sinh thái khác trong tỉnh làm cho các tour du lịch đến Thanh Hóa
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
49
có ấn tượng tốt đẹp hơn với du khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách cũng như làm
tăng sức chi tiêu của khách tại các điểm du lịch tại Thanh Hóa.
- Quy hoạch nội thị Sầm Sơn nên tập trung 3 trục giao thông chính từ tuyến 1
chạy ngang mặt biển, trục 2, trục 3 nội thị, cần chỉnh trang nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
giao thông, thông tin, dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng, khách sạn chuẩn quốc tế...
- Du lịch là một ngành đặc biệt, đối tượng phục vụ là con người, đối tượng lao
động du lịch cũng là con người. Đây là một hoạt động hỗn hợp, nhiều lĩnh vực, tổ chức
xã hội tham gia, do vậy mà tỉnh phải đóng vai trò chủ thể trong hướng dẫn, điều tiết
đảm bảo các quyền lợi cho các bên tham gia du lịch, đồng thời đảm bảo khai thác tài
nguyên du lịch phải hài hòa và an toàn, bền vững lâu dài cho cộng đồng.
- Cần làm tốt công tác quảng bá du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp,
thu hút đầu tư trong nước và quốc tế cho du lịch Thanh Hóa phát triển.
- Phải xác định đầu tư cho du lịch là đầu tư dài hạn, thậm chí đời trước đầu tư,
đời sau mới thu lại vốn, do vậy tránh quy hoạch manh mún, nhỏ lẻ.
Tin chắc rằng, một đô thị du lịch biển có trên 100 năm tuổi sẽ nỗ lực đổi mới
trong bối cảnh hội nhập, để Sầm Sơn luôn là một điểm đến hấp dẫn và từng bước khẳng
định thương hiệu của mình trong ngành du lịch Việt Nam và thế giới.
Tài liệu tham khảo
[1]. Ban Quản lý di tích và Danh thắng tỉnh Thanh Hóa (2007), Di tích và danh
thắng Thanh Hóa, tập 2, Nxb Thanh Hóa.
[2]. UBND tỉnh Thanh Hóa, Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn
2015 - 2020.
[3]. UBND tỉnh Thanh Hóa, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (2008),
Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa (giai
đoạn đến năm 2020).
COMPETITIVE ADVANTAGES OF SAM SON TOURISM URBAN
AREA IN THE INTEGRATION OF ASEAN COMMUNITY
Le Thi Buoi, M.A
Abstract: Sam Son is a key tourism urban area in Thanh Hoa province. In order to
become a modern tourism urban area which is able to meet the demands of integration
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
50
and development, Sam Son tourism should be taken with appropriate steps. The
research paper clarifies the advantages of Sam Son tourism urban area and suggests
some ideas to help Sam Son improve its competitiveness in the integration of ASEAN
community.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loi_the_canh_tranh_cua_do_thi_du_lich_bien_sam_son_trong_tho.pdf