Lựa chọn bài tập nâng cao kỹ năng tính toán trong ván đấu cờ vua cho sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội
Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy:
- Ở tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá kỹ năng
tính toán của 2 nhóm TN và ĐC (ở cả nam và nữ) đã
có sự khác biệt rõ rệt, ttính đều > tbảng = 1.960 ở
ngưỡng xác suất p < 0.05. Hay nói một cách khác,
việc ứng dụng các phương tiện huấn luyện cũng như
hệ thống các BT mà đề tài lựa chọn đã tỏ rõ tính hiệu
quả trong việc nâng cao kỹ năng tính toán cho
SVĐHQGHN.
- Diễn biến thành tích đạt được ở cả 10 BTđánh
giá kỹ năng tính toán của nhóm TN tăng lên lớn hơn
so với nhóm ĐC, đồng thời nhịp tăng trưởng của
nhóm TN cũng lớn hơn so với nhóm ĐC.
Để khẳng định rõ hiệu quả hệ thống các BT đã lựa
chọn ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện nhằm
nâng cao kỹ năng tính toán trong Cờ Vua cho SV
ĐHQGHN, sau khi kết thúc quá trình TN sư phạm, đề
tài tiến hành so sánh kết quả học tập môn học Cờ
Vua giữa nhóm ĐC và nhóm TN, kết quả thu được
như trình bày ở bảng 4 và bảng 5.
Từ kết quả thu được ở các bảng 4 và 5 cho thấy,
khi so sánh kết quả học tập môn học Cờ Vua của 2
nhóm đối tượng nghiên cứu (ở cả nam và nữ) giữa
nhóm ĐCvà nhóm TN cho thấy, có sự khác biệt rõ
rệt về kết quả xếp loại tổng hợp giữa 2 nhóm với
X2tính = 7.026; 7.521 > X2bảng = 5.991 với p < 0.05.
Điều đó một lần nữa lại khẳng định rõ hiệu quả của
hệ thống các BT chuyên môn ứng dụng trong giảng
dạy - huấn luyện nhằm nâng cao kỹ năng tính toán
cho SV ĐHQGHN mà quá trình nghiên cứu của đề
tài đã lựa chọn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn bài tập nâng cao kỹ năng tính toán trong ván đấu cờ vua cho sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2019
40 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế giảng dạy Cờ Vua cho đối tượng SV tại
ĐHQGHN những năm qua cho thấy, nội dung kiến
thức cần trang bị cũng như các kỹ năng cơ bản, trong
đó kỹ năng tính toán cần hình thành cho SV trong học
tập Cờ Vua còn chưa phù hợp, do là môn học có đặc
thù, khác biệt nhất định so với các môn thể thao nên
với tâm lý ngại khi học tập và thời lượng chương trình
còn ít (30 giờ) nên việc thực hiện tốt nhiệm vụ, yêu
cầu của môn học gặp nhiều khó khăn và tồn tại
những hạn chế nhất định.
Trong quá trình giảng dạy môn học Cờ Vua cho
SV trong những năm qua tại ĐHQGHN, các giảng
viên đã xác định được một số BT chuyên môn cho SV
để hình thành kỹ năng tính toán, song hầu hết các BT
này thuộc nhóm cờ thế và có độ khó chưa thực sự phù
hợp với đối tượng SV ĐHQGHN. Vì vậy, việc nghiên
cứu lựa chọn một số BT nhằm nâng cao kỹ năng tính
toán các phương án trong một trận đấu hoặc trong
một tình huống cờ cụ thể theo chương trình môn học
phù hợp với SV ĐHQGHN, để từ đó SV có điều kiện
tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ là vấn đề quan trọng,
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
môn Cờ Vua.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài tiên hành
nghiên cứu: “Lựa chọn bài tập nâng cao kỹ năng
tính toán trong Cờ Vua cho SV ĐHQGHN”.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư
phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn BT nâng cao kỹ năng tính toán
trong Cờ Vua cho SVĐHQGHN
Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước, qua khảo sát công tác giảng dạy,
huấn luyện SV, VĐV Cờ Vua tại các Trung tâm thể
thao mạnh, các trường Đại học TDTT có đào tạo SV
chuyên sâu Cờ Vua trên địa bàn thành phố Hà Nội,
Lựa chọn bài tập nâng cao kỹ năng tính toán
trong ván đấu cờ vua cho sinh viên Đại học
quốc gia Hà Nội
ThS. Đặng Viết Giỏi; ThS.Nguyễn Thanh Huyền; ThS. Nguyễn Trần Hải Q
TÓM TẮT:
Đề tài đã tiến hành lựa chọn được 31 bài tập
(BT) nâng cao kỹ năng tính toán cho sinh viên
(SV) Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Kết
quả ứng dụng các BT trên trong 3 tháng đã cho
thấy hiệu quả các BT tới kỹ năng tính toán và kết
quả học tập môn Cờ Vua của SV.
Từ khóa: tính toán, sinh viên, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
ABSTRACT:
The project has selected 31 exercises to
improve calculation skills for students of Hanoi
National University. The results of applying these
exercises for 3 months have shown the effectiveness
of students' calculation skills and chess results.
Keywords: calculations, students, Hanoi
National University (Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 4/2019
41THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
đề tài đã lựa chọn được 31 BT chuyên môn cơ bản
ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện nhằm nâng cao
kỹ năng tính toán cho SV ĐHQGHN, đó là các BT:
* Nhóm BT cờ thế (6 BT):
BT 1:BT cờ thế chiếu hết trong 2 nước đi.
BT 2: BT cờ thế chiếu hết trong 3 nước đi.
BT 3: BT cờ thế nghệ thuật.
BT 4: BT cờ thế kỹ thuật.
BT 5: BT cờ thế chiến thuật.
BT 6: BT cờ thế chiếu ngược.
* Nhóm BT đòn phối hợp (3 BT):
BT 7: BT đòn chiến thuật.
BT 8: BT đòn phối hợp theo các chủ đề (15 đòn
phối hợp cơ bản).
BT 9: BT phân tích thế cờ theo chủ đề.
* Nhóm BT tính toán (17 BT):
BT 10: BT Vua, Mã và 1 Tốt chống Vua, Tượng
và Tốt.
BT 11: BT chiếu hết bằng Tượng và Mã.
BT 12: BT Vua, Tượng, Mã và Tốt chống Vua và
1 Mã.
BT 13: BT Vua và Xe chống Vua và 3 Tốt.
BT 14: BT Vua, Xe và 2 Tốt liên kết chống Vua
và Xe.
BT 15: BT Vua, Xe và nhiều Tốt chống Vua, Xe
và nhiều Tốt cùng cánh.
BT 16: BT Vua và Xe chống Vua, Mã và 2 Tốt.
BT 17: BT Vua và Xe chống Vua, Tượng và 2 Tốt.
BT 18: BT Vua và Hậu chống Vua và 2 Mã.
BT 19: BT Vua, Xe và Tượng chống Vua và Xe.
BT 20: BT xác định nước cờ dự bị.
BT 21: BT tính toán (yêu cầu diễn giải bằng lời).
BT 22: BT phân tích thế cờ (yêu cầu diễn giải
bằng lời).
BT 23: BT tính toán theo công thức (yêu cầu diễn
giải bằng lời).
BT 24: BT đòn phối hợp (yêu cầu diễn giải bằng lời).
BT 25: BT đánh giá thế trận (yêu cầu diễn giải
bằng lời).
BT 26: BT tính toán, phân tích, lập kế hoạch chơi
tiếp theo (yêu cầu diễn giải bằng lời).
* Nhóm BT thi đấu (05 BT):
BT 27: BT thi đấu theo khai cuộc.
BT 28: BT thi đấu cờ chớp (Blid).
BT 29: BT thi đấu cờ nhanh.
BT 30: BT thi đấu theo tình huống tàn cuộc cho
trước.
BT 31: BT thi đấu theo tình huống trung cuộc cho
trước.
Với mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa
chọn hệ thống các BT, đề tài tiến hành phỏng vấn 30
HLV, các chuyên gia, các giảng viên hiện đang làm
công tác giảng dạy - huấn luyện môn Cờ Vua trên địa
bàn thành phố Hà Nội thông qua hình thức phỏng vấn
gián tiếp bằng phiếu hỏi. Kết quả thu được như trình
bày tại bảng 1.
Từ bảng 1 cho thấy, cả 31 BT huấn luyện nâng
cao kỹ năng tính toán cho đối tượng nghiên cứu mà
đề tài đưa ra đều được các ý kiến lựa chọn với số ý
kiến chiếm tỷ lệ từ 70.00% trở lên, và phần lớn đều
xếp ở mức độ ưu tiên 1. Trong các BT được huấn
luyện viên lựa chọn, ít có các BT phối hợp chiến
thuật, chiến lược, mà hầu hết chỉ chú trọng các BT kỹ
thuật và chiến thuật.
2.2. Xác định hiệu quả hệ thống các BT nâng
cao kỹ năng tính toán cho SVĐHQGHN.
2.2.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
Việc nghiên cứu ứng dụng các BT để nâng cao kỹ
năng tính toán cho đối tượng nghiên cứu được tiến
hành trong thời gian 3 tháng ((từ tháng 03/2016 đến
tháng 05/2016, tương ứng với thời gian trong chương
trình giảng dạy môn học Cờ Vua) tại ĐHQGHN.
Đối tượng thực nghiệm (TN) được chia làm 2
nhóm và được lựa chọn ngẫu nhiên:
- Nhóm TN: Bao gồm 60 SV (20 nam, 40 nữ)
trường Đại học Ngoại ngữ (khoa Anh văn) thuộc
ĐHQGHN. Nhóm này được áp dụng hệ thống các BT
chuyên môn đã được quá trình nghiên cứu của đề tài
lựa chọn và xây dựng. Hệ thống các BT này được coi
là những BT chính, sắp xếp khoa học trong chương
trình giảng dạy và trong từng giáo án của môn học Cờ
Vua được ứng dụng vào nhóm TN.
- Nhóm đối chứng (ĐC): bao gồm 60 SV (20 nam,
40 nữ) trường Đại học Ngoại ngữ (khoa Anh văn)
thuộc ĐHQGHN. Nhóm này được áp dụng hệ thống
các BT chuyên môn đã được xây dựng theo chương
trình giảng dạy môn học Cờ Vua của Trung tâm Giáo
dục thể chất và Thể thao thuộc ĐHQGHN xây dựng.
Trong quá trình TN đề tài tiến hành kiểm tra ban
đầu và kiểm tra giai đoạn (sau 15 tiết học - thời điểm
giữa TN; sau 30 tiết học - thời điểm cuối TN) theo kế
hoạch giảng dạy (trong nội dung bài báo chúng tôi
chỉ trình bày kết quả kiểm tra ban đầu và kết thúc
TN sư phạm).
Thời gian tập luyện là 02 tiết/1 tuần (theo thời
khoa biểu của ĐHQGHN). Thời gian tập từ 90 phút
- 105 phút. Tổng số giáo án giảng dạy môn học Cờ
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2019
42 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Vua (trong chương trình đào tạo) của chương trình
TN sư phạm là 15 giáo án. Thời gian học tập, tập
luyện căn cứ vào nội dung, chương trình môn học.
Thời gian giảng dạy - huấn luyện nâng cao kỹ năng
tính toán được các giảng viên quản lý chặt chẽ
trong từng nhóm, loại trừ các yếu tố khách quan
ảnh hưởng đến công tác giảng dạy, huấn luyện, chỉ
còn lại sự tác động của các BT tới từng nhóm
nghiên cứu.
Hệ thống các BT lựa chọn được sắp xếp theo tổ
hợp 4 nhóm căn cứ vào tác dụng nâng cao kỹ năng
tính toán cho đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh còn 05
BT thi đấu là BT tổng hợp không xếp thành tổ hợp
mà tổ chức theo chương trình kế hoạch giảng dạy
chung, và được áp dụng vào thời gian 20 phút cuối
của mỗi buổi học lý thuyết và các buổi thực hành.
2.2.2. Kết quả TN sư phạm.
* Kết quả kiểm tra trước TN.
Trước khi tiến hành TN, đề tài tiến hành kiểm tra
kỹ năng tính toán trong Cờ Vua thông qua các BTđã
lựa chọn nhằm đánh giá mức độ đồng đều giữa 2
nhóm TN và nhóm ĐC. Kết quả thu được như trình
bày ở bảng 2.
Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy, kết quả
kiểm tra ở các BT lựa chọn giữa 2 nhóm TN và ĐC
(ở cả nam và nữ) không có sự khác biệt, ttính < tbảng =
1.960 ở ngưỡng xác suất p > 0.05), điều đó chứng tỏ
rằng, trước khi tiến hành TN, kỹ năng tính toán của 2
nhóm ĐC và TN là đồng đều nhau.
* Kết quả kiểm tra cuối TN.
Sau thời gian TN 3 tháng, các đối tượng nghiên
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống các BT nâng cao kỹ năng tính toán trong cờ vua cho SV
ĐHQGHN (n = 30)
Kết quả phỏng vấn theo mức độ ưu tiên Số ý kiến
lựa chọn Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 BT
n % n % n % n %
BT 1. 30 100.00 25 83.33 3 10.00 2 6.67
BT 2. 29 96.67 23 79.31 3 10.34 3 10.34
BT 3. 22 73.33 18 81.82 2 9.09 2 9.09
BT 4. 24 80.00 20 83.33 2 8.33 2 8.33
BT 5. 25 83.33 20 80.00 3 12.00 2 8.00
BT 6. 23 76.67 18 78.26 3 13.04 2 8.70
BT 7. 26 86.67 20 76.92 3 11.54 3 11.54
BT 8. 27 90.00 20 74.07 3 11.11 4 14.81
BT 9. 25 83.33 19 76.00 3 12.00 3 12.00
BT 10. 23 76.67 18 78.26 3 13.04 2 8.70
BT 11. 26 86.67 20 76.92 3 11.54 3 11.54
BT 12. 25 83.33 19 76.00 3 12.00 3 12.00
BT 13. 24 80.00 20 83.33 2 8.33 2 8.33
BT 14. 22 73.33 18 81.82 2 9.09 2 9.09
BT 15. 27 90.00 22 81.48 3 11.11 2 7.41
BT 16. 21 70.00 18 85.71 2 9.52 1 4.76
BT 17. 24 80.00 18 75.00 4 16.67 2 8.33
BT 18. 22 73.33 18 81.82 2 9.09 2 9.09
BT 19. 21 70.00 18 85.71 2 9.52 1 4.76
BT 20. 24 80.00 18 75.00 3 12.50 3 12.50
BT 21. 22 73.33 18 81.82 2 9.09 2 9.09
BT 22. 22 73.33 17 77.27 3 13.64 2 9.09
BT 23. 25 83.33 19 76.00 3 12.00 3 12.00
BT 24. 21 70.00 18 85.71 2 9.52 1 4.76
BT 25. 28 93.33 23 82.14 3 10.71 2 7.14
BT 26. 27 90.00 22 81.48 3 11.11 2 7.41
BT 27. 25 83.33 19 76.00 3 12.00 3 12.00
BT 28. 30 100.00 25 83.33 3 10.00 2 6.67
BT 29. 26 86.67 20 76.92 3 11.54 3 11.54
BT 30. 28 93.33 23 82.14 3 10.71 2 7.14
BT 31. 26 86.67 20 76.92 3 11.54 3 11.54
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 4/2019
43THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Bảng 3. Kỹ năng tính toán của đổi tượng nghiên cứu sau TN
Kết quả kiểm tra ( δ±x )
TT BT
Giới
tính
Nhóm ĐC
(nnam = 20,
nnữ = 40)
Nhóm TN
(nnam = 20,
nnữ = 40)
t p
Nam 5.23±0.42 5.81±0.47 3.462 < 0.05
1 Cờ thế chiếu hết sau 2 nước (điểm).
Nữ 4.51±0.36 5.06±0.41 3.292 < 0.05
Nam 4.41±0.37 4.83±0.34 3.079 < 0.05
2 Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (điểm).
Nữ 4.17±0.35 4.60±0.32 3.021 < 0.05
Nam 4.92±0.41 5.43±0.38 3.397 < 0.05
3 Tính toán phương án (điểm).
Nữ 4.32±0.36 4.81±0.34 3.298 < 0.05
Nam 4.96±0.42 5.50±0.39 3.554 < 0.05
4
Đánh giá các phương án có thể nảy
sinh (điểm). Nữ 4.66±0.40 5.03±0.35 2.340 < 0.05
Nam 5.61±0.46 6.11±0.45 2.942 < 0.05
5 Cờ tàn kỹ thuật (điểm).
Nữ 4.79±0.39 5.27±0.39 2.882 < 0.05
Nam 5.04±0.42 5.52±0.42 3.034 < 0.05
6 Cờ tàn phối hợp (điểm).
Nữ 4.35±0.37 4.86±0.37 3.217 < 0.05
Nam 5.35±0.44 5.85±0.41 3.032 < 0.05
7 Đòn phối hợp (điểm).
Nữ 4.55±0.37 4.92±0.35 2.416 < 0.05
Nam 4.58±0.39 4.91±0.35 2.350 < 0.05
8 Đòn chiến thuật (điểm).
Nữ 4.29±0.37 4.68±0.33 2.660 < 0.05
Nam 5.14±0.42 5.74±0.42 3.813 < 0.05
9 Thi đấu Blid 5 phút (điểm).
Nữ 3.81±0.31 4.22±0.31 3.100 < 0.05
Nam 3.98±0.34 4.30±0.32 2.545 < 0.05
10 Thi đấu ván cờ nhanh 30 phút (điểm).
Nữ 3.50±0.29 3.81±0.29 2.528 < 0.05
Bảng 2. Kỹ năng tính toán của đổi tượng nghiên cứu trước TN
Kết quả kiểm tra ( δ±x )
TT BT
Giới
tính
Nhóm ĐC
(nnam = 20,
nnữ = 40)
Nhóm TN
(nnam = 20,
nnữ = 40)
t p
Nam 4.75±0.38 4.86±0.37 0.810 > 0.05
1 Cờ thế chiếu hết sau 2 nước (điểm)
Nữ 4.10±0.33 4.15±0.30 0.442 > 0.05
Nam 4.01±0.32 4.10±0.32 0.800 > 0.05
2 Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (điểm)
Nữ 3.78±0.30 3.86±0.28 0.624 > 0.05
Nam 4.46±0.36 4.56±0.35 0.705 > 0.05
3 Tính toán phương án (điểm)
Nữ 3.92±0.31 4.00±0.29 0.611 > 0.05
Nam 4.50±0.36 4.60±0.35 0.735 > 0.05
4
Đánh giá các phương án có thể nảy
sinh (điểm) Nữ 4.23±0.34 4.31±0.31 0.618 > 0.05
Nam 5.09±0.43 5.20±0.37 0.768 > 0.05
5 Cờ tàn kỹ thuật (điểm)
Nữ 4.35±0.37 4.44±0.31 0.606 > 0.05
Nam 4.57±0.37 4.66±0.36 0.669 > 0.05
6 Cờ tàn phối hợp (điểm)
Nữ 3.95±0.32 4.02±0.30 0.604 > 0.05
Nam 4.86±0.39 4.97±0.38 0.767 > 0.05
7 Đòn phối hợp (điểm)
Nữ 4.12±0.33 4.20±0.31 0.617 > 0.05
Nam 4.16±0.33 4.25±0.33 0.755 > 0.05
8 Đòn chiến thuật (điểm)
Nữ 3.89±0.31 3.97±0.28 0.636 > 0.05
Nam 4.66±0.37 4.77±0.37 0.774 > 0.05
9 Thi đấu Blid 5 phút (điểm)
Nữ 3.46±0.28 3.53±0.26 0.639 > 0.05
Nam 3.61±0.29 3.70±0.28 0.804 > 0.05
10 Thi đấu ván cờ nhanh 30 phút (điểm)
Nữ 3.17±0.25 3.23±0.23 0.630 > 0.05
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2019
44 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
cứu đã được trang bị một cách tương đối đầy đủ về
năng lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật, chiến lược
cũng như tâm lý và nâng cao kỹ năng tính toán trong
chương trình giảng dạy - huấn luyện môn học Cờ
Vua, đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá kỹ năng tính
toán của đối tượng nghiên cứu ở 2 nhóm TN và ĐC.
Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.
Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy:
- Ở tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá kỹ năng
tính toán của 2 nhóm TN và ĐC (ở cả nam và nữ) đã
có sự khác biệt rõ rệt, ttính đều > tbảng = 1.960 ở
ngưỡng xác suất p < 0.05. Hay nói một cách khác,
việc ứng dụng các phương tiện huấn luyện cũng như
hệ thống các BT mà đề tài lựa chọn đã tỏ rõ tính hiệu
quả trong việc nâng cao kỹ năng tính toán cho
SVĐHQGHN.
- Diễn biến thành tích đạt được ở cả 10 BTđánh
giá kỹ năng tính toán của nhóm TN tăng lên lớn hơn
so với nhóm ĐC, đồng thời nhịp tăng trưởng của
nhóm TN cũng lớn hơn so với nhóm ĐC.
Để khẳng định rõ hiệu quả hệ thống các BT đã lựa
chọn ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện nhằm
nâng cao kỹ năng tính toán trong Cờ Vua cho SV
ĐHQGHN, sau khi kết thúc quá trình TN sư phạm, đề
tài tiến hành so sánh kết quả học tập môn học Cờ
Vua giữa nhóm ĐC và nhóm TN, kết quả thu được
như trình bày ở bảng 4 và bảng 5.
Từ kết quả thu được ở các bảng 4 và 5 cho thấy,
khi so sánh kết quả học tập môn học Cờ Vua của 2
nhóm đối tượng nghiên cứu (ở cả nam và nữ) giữa
nhóm ĐCvà nhóm TN cho thấy, có sự khác biệt rõ
rệt về kết quả xếp loại tổng hợp giữa 2 nhóm với
X2tính = 7.026; 7.521 > X2bảng = 5.991 với p < 0.05.
Điều đó một lần nữa lại khẳng định rõ hiệu quả của
hệ thống các BT chuyên môn ứng dụng trong giảng
dạy - huấn luyện nhằm nâng cao kỹ năng tính toán
cho SV ĐHQGHN mà quá trình nghiên cứu của đề
tài đã lựa chọn.
3. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu thu được, đề tài có kết luận
sau:
1. Đề tài đã lựa chọn được 31 BT chuyên môn cờ
vua nhằm nâng cao kỹ năng tính toán trong Cờ Vua
cho SVĐHQGHN thuộc 4 nhóm, đó là: nhóm BT cờ
thế (06 BT), Nhóm BT đòn phối hợp (03 BT), Nhóm
BT tính toán (17 BT) và Nhóm BT thi đấu (05 BT).
2. Quá trình TN sư phạm trong 3 tháng trên đối
tượng là SV Khoa Anh văn, Đại học Ngoại Ngữ,
ĐHQGHN cho thấy hiệu quả của các BT đã lựa chọn
trong việc nâng cao kỹ năng tính toán và kết quả học
tập của đối tượng TN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Đàm Quốc Chính (1999), Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hình thức tập luyện Blid đến khả năng tính
toán của VĐV Cờ Vua, Đề tài NCKH cấp trường, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3. Đàm Quốc Chính, Đặng Văn Dũng, Nguyễn Hồng Dương (1999), Giáo trình Cờ Vua, Nxb TDTT Hà Nội
Nguồn bài báo: bài báo được trích từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở tại ĐHQGHN do ThS. Đặng Viết
Giỏi làm chủ nhiệm với tên: “Nghiên cứu lựa chọn một số BT nhằm nâng cao kỹ năng tính toán trong môn học
Cờ Vua cho SVĐHQGHN”. Đề tài đã được nghiệm thu năm 2016.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 24/4/2019; ngày phản biện đánh giá: 16/6/2019; ngày chấp nhận đăng: 5/7/2019)
Bảng 4. So sánh kết quả học tập môn học cờ vua
của nam SV 2 nhóm đc và tn sau TN
Kết quả xếp loại môn học Cờ Vua
Xếp loại Nhóm TN
(n = 20)
Nhóm ĐC
(n = 20)
Tổng
7 2 Tốt
4.500 4.500
9
8 5 Khá
6.500 6.500
13
5 13 Trung bình
9.000 9.000
18
Tổng 20 20 40
So sánh χ2tính = 7.026 >χ20.05 = 5.991 với P < 0.05
Bảng 5. So sánh kết quả học tập môn học cờ vua
của nữ SV 2 nhóm đc và TN sau TN
Kết quả xếp loại môn học Cờ Vua
Xếp loại Nhóm TN (n =
40)
Nhóm ĐC (n =
40)
Tổng
12 6 Tốt
9.000 9.000
18
17 11 Khá
14.000 14.000
28
11 23 Trung bình
17.000 17.000
34
Tổng 40 40 80
So sánh χ2tính = 7.521 >χ20.05 = 5.991 với p < 0.05
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_bai_tap_nang_cao_ky_nang_tinh_toan_trong_van_dau_co.pdf