Nhóm bài tập phát triển khả năng phối hợp vận
động (06 bài tập):
- Bài tập 20: di chuyển nhặt đổi cầu 4 lần 6 điểm
trên sân x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 21: di chuyển đánh cầu 1 phút các điểm
trên sân có người phục vụ x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 22: di chuyển 2 góc cuối sân treo cầu 20
quả theo đường thẳng x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 23: di chuyển 2 góc trên lưới bỏ nhỏ 20
quả theo đường thẳng x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 24: di chuyển bỏ nhỏ, lùi đập cầu dọc
biên 20 quả x 3 tổ
Yêu cầu: 80 - 85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 25: di chuyển bỏ nhỏ 2 góc lưới, lùi đánh
cao xa 20 quả x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát
triển TLCM cho SV chuyên ngành Cầu lông ngành
GDTC trường ĐH TDTT Bắc Ninh
2.2.1. Tổ chức thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm (TN): TN sư phạm so
sánh song song.
- Đối tượng TN: gồm 30 nam SV chuyên ngành
Cầu lông khóa Đại học 50, ngành GDTC trường ĐH
TDTT Bắc Ninh và được chia thành 2 nhóm do bốc
thăm ngẫu nhiên. Cụ thể:
+ Nhóm TN: gồm 15 nam SV, tập luyện các bài
tập TLCM do đề tài lựa chọn.
+ Nhóm đối chứng (ĐC): Gồm 15 nam SV, tập
luyện các bài tập TLCM nằm trong chương trình, giáo
án đã được xây dựng của Bộ môn Cầu lông.
- Thời gian TN: TN được tiến hành trong 04 tháng
(ứng với 01 học kỳ), mỗi tuần tập 2 buổi, mỗi buổi tập
từ 15-20 phút.
Các bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh, khả
năng phối hợp vận động được tập vào phần đầu buổi
tập, sau phần khởi động chung và khởi động chuyên
môn. Các bài tập phát triển sức bền được tập vào cuối
buổi tập, sau khi hoàn thành nội dung chính của buổi
tập, trước phần thả lỏng.
- Địa điểm TN: Trường ĐH TDTT Bắc Ninh.
- Tiến trình TN được trình bày cụ thể ở bảng 1
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành cầu lông ngành giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cầu lông là môn thể thao được đưa vào giảng dạy
tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh năm 1977. Trải qua
gần 40 năm phát triển, hiện môn học Cầu lông đã
phát triển mạnh mẽ, được giảng dạy ở tất cả các
ngành học và các hệ đào tạo của nhà trường. Chương
trình môn học, nội dung học tập, kiểm tra đánh
giácũng không ngừng được cải thiện.
Để phát triển các môn thể thao nói chung và môn
Cầu lông nói riêng, áp dụng khoa học kỹ thuật để
nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy là vấn đề cần
thiết. Nhận biết được vấn đề này, Bộ môn Cầu lông
đã không ngừng tiến hành các nghiên cứu khoa học để
nâng cao hiệu quả giảng dạy. Tuy nhiên, vấn đề phát
triển thể lực cho SV chuyên ngành Cầu lông ngành
GDTC tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh lại chưa được
các tác giả quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên
cứu lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho SV chuyên
ngành Cầu lông, ngành GDTC, trường ĐH TDTT Bắc
Ninh là việc làm cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo môn học Cầu lông trong nhà trường.
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng
vấn, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, TN sư
phạm và toán học thống kê.
Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn
cho sinh viên chuyên ngành cầu lông
ngành giáo dục thể chất trường Đại học
Thể dục thể thao Bắc Ninh
ThS. Nguyễn Thị Huyền; Nguyễn Quang Huy Q
TÓM TẮT:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
thường quy, lựa chọn được 8 test và 25 bài tập
phát triển thể lực chuyên môn (TLCM) cho sinh
viên (SV) chuyên ngành Cầu lông ngành giáo dục
thể chất (GDTC), trường Đại học Thể dục thể
thao (ĐH TDTT) Bắc Ninh. Ứng dụng các bài tập
đã lựa chọn trong thực tiễn tập luyện cho thấy,
các bài tập có hiệu quả cao trong việc phát triển
TLCM cho đối tượng nghiên cứu.
Từ khóa: Bài tập, thể lực chuyên môn, sinh
viên, chuyên ngành Cầu lông, Đại học Thể dục
thể thao Bắc Ninh.
ABSTRACT:
By using standardized scientific research
methodology, 8 test and 25 lessons have been cho-
sen for essential physical development for
Badminton students at the Physical Education
Department of Bac Ninh University of Physical
Education and Sports. Initial application of select-
ed exercises makes an intensive impact on devel-
oping crucial physical strength for students
involved in this research.
Keywords: exercise, Fitness, Students,
Badminton, Bac Ninh University of Physical
Education and Sports.
(Ảnh minh họa)
19THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn test đánh giá và bài tập phát
triển TLCM cho SV chuyên ngành Cầu lông ngành
GDTC trường ĐH TDTT Bắc Ninh
2.1.1. Lựa chọn test đánh giá trình độ TLCM cho
SV chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC trường ĐH
TDTT Bắc Ninh
Tiến hành lựa chọn các test đánh giá TLCM cho
SV chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC trường ĐH
TDTT Bắc Ninh theo các bước:
- Lựa chọn qua tham khảo tài liệu, quan sát sư
phạm.
- Lựa chọn qua phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn
bằng phiếu hỏi các huấn luyện viên, giáo viên đang
trực tiếp làm công tác giảng dạy, huấn luyện môn
Cầu lông.
- Xác định độ tin cậy của test.
- Xác định tính thông báo của test.
Kết quả đã lựa chọn được 08 test đủ tiêu chuẩn
đánh giá trình độ TLCM cho đối tượng nghiên cứu,
gồm:
- Test 1: Di chuyển ngang 20 lần (s)
- Test 2: Ném quả cầu lông xa (m)
- Test 3: Di chuyển ba bước bật nhảy đập cầu 20
lần (s)
- Test 4: Đánh cầu xa (m)
- Test 5: Di chuyển tiến lùi 14 lần (s)
- Test 6: Lăng tạ Ante 0,5kg trong 20 giây (lần)
- Test 7: Di chuyển 4 lần 6 vị trí trên sân (s)
- Test 8: Di chuyển bật nhảy đập cầu 2 góc cuối
sân 10 lần (s)
2.1.2. Lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho SV
chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC trường ĐH
TDTT Bắc Ninh
Tiến hành lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho
SV chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC trường ĐH
TDTT Bắc Ninh theo các bước:
- Lựa chọn qua tham khảo tài liệu, quan sát sư
phạm, phỏng vấn trực tiếp các giảng viên Cầu lông
tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh.
- Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng
phiếu hỏi.
Qua các bước nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn
được 25 bài tập phát triển TLCM cho đối tượng
nghiên cứu. Cụ thể gồm:
* Nhóm bài tập phát triển sức nhanh (05 bài tập):
- Bài tập 1: lăng tạ Ante 1,5kg 30 giây x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 2: di chuyển ngang 20 lần x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 3: di chuyển tiến lùi 10 lần x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 4: di chuyển bật nhẩy đánh cầu trên lưới
30 giây x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 5: tại chỗ bật nhẩy đập cầu 30 giây x 3
tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
* Nhóm bài tập phát triển sức mạnh (06 bài tập):
- Bài tập 6: di chuyển 3 bước bật nhảy đập cầu
bằng vợt tennis 40 lần x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 7: di chuyển bật nhảy đánh cầu 2 góc
trên lưới 30 lần x 3 tổ
Yêu cầu: 100% cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 8: bật nhảy đập cầu dọc biên có người
phục vụ 30 quả x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 9: đánh cầu xa có người phục vụ 30 quả
x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 10: di chuyển 2 góc cuối sân bật nhảy
đập cầu 15 lần x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 11: di chuyển lên lưới bỏ nhỏ, lùi bật
nhảy đập cầu 10 lần x 3 tổ
Yêu cầu: 100 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các tổ
3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
* Nhóm bài tập phát triển sức bền (8 bài tập):
- Bài tập 12: tại chỗ bật nhảy đập cầu liên tục 1
phút x 3 tổ
Yêu cầu: 85-90 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 13: di chuyển ngang sân đơn 40 lần x 3
tổ
Yêu cầu: 85-90 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2019
20 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 14: di chuyển tiến lùi 14 lần x 3 tổ
Yêu cầu: 85-90 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 15: di chuyển lên lưới bỏ nhỏ, lùi về cuối
sân bật nhảy đập cầu 10 lần có người phục vụ x 3 tổ
Yêu cầu: 85-90 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 16: bật nhẩy đập cầu dọc biên 1 phút có
người phục vụ x 3 tổ
Yêu cầu: 85-90 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 17: di chuyển 4 góc bỏ nhỏ và đập cầu 6
lần x 3 tổ
Yêu cầu: 85-90 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 18: di chuyển 2 góc cuối sân đánh cầu
cao xa 1 phút x 3 tổ
Yêu cầu: 85-90 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 19: thi đấu đơn trong sân đôi x 2 séc 21
điểm
Yêu cầu: 100% cường độ tối đa, nghỉ giữa 2 phút,
nghỉ ngơi tích cực.
* Nhóm bài tập phát triển khả năng phối hợp vận
động (06 bài tập):
- Bài tập 20: di chuyển nhặt đổi cầu 4 lần 6 điểm
trên sân x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 21: di chuyển đánh cầu 1 phút các điểm
trên sân có người phục vụ x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 22: di chuyển 2 góc cuối sân treo cầu 20
quả theo đường thẳng x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 23: di chuyển 2 góc trên lưới bỏ nhỏ 20
quả theo đường thẳng x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 24: di chuyển bỏ nhỏ, lùi đập cầu dọc
biên 20 quả x 3 tổ
Yêu cầu: 80 - 85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 25: di chuyển bỏ nhỏ 2 góc lưới, lùi đánh
cao xa 20 quả x 3 tổ
Yêu cầu: 80-85 % cường độ tối đa, nghỉ giữa các
tổ 3 phút, nghỉ ngơi tích cực.
2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát
triển TLCM cho SV chuyên ngành Cầu lông ngành
GDTC trường ĐH TDTT Bắc Ninh
2.2.1. Tổ chức thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm (TN): TN sư phạm so
sánh song song.
- Đối tượng TN: gồm 30 nam SV chuyên ngành
Cầu lông khóa Đại học 50, ngành GDTC trường ĐH
TDTT Bắc Ninh và được chia thành 2 nhóm do bốc
thăm ngẫu nhiên. Cụ thể:
+ Nhóm TN: gồm 15 nam SV, tập luyện các bài
tập TLCM do đề tài lựa chọn.
+ Nhóm đối chứng (ĐC): Gồm 15 nam SV, tập
luyện các bài tập TLCM nằm trong chương trình, giáo
án đã được xây dựng của Bộ môn Cầu lông.
- Thời gian TN: TN được tiến hành trong 04 tháng
(ứng với 01 học kỳ), mỗi tuần tập 2 buổi, mỗi buổi tập
từ 15-20 phút.
Các bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh, khả
năng phối hợp vận động được tập vào phần đầu buổi
tập, sau phần khởi động chung và khởi động chuyên
môn. Các bài tập phát triển sức bền được tập vào cuối
buổi tập, sau khi hoàn thành nội dung chính của buổi
tập, trước phần thả lỏng.
- Địa điểm TN: Trường ĐH TDTT Bắc Ninh.
- Tiến trình TN được trình bày cụ thể ở bảng 1.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả TN
Trước TN, chúng tôi sử dụng 8 test đã lựa chọn để
kiểm tra và so sánh trình độ TLCM của 2 nhóm TN
và ĐC . Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, trước TN, ở cả 08 test
đều có ttính < tbảng, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác suất p > 0.05. Điều đó chứng
tỏ rằng, trước TN trình độ TLCM của 2 nhóm là tương
đương nhau.
Sau 04 tháng TN, chúng tôi tiếp tục sử dụng 8 test
như ở thời điểm trước TN để kiểm tra và so sánh sự
khác biệt về thành tích của 2 nhóm. Kết quả được
trình bày tại bảng 3.
Kết quả bảng 3 cho thấy, sau TN, trình độ TLCM
của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC, thể hiện ttính > tbảng,
sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p < 0.05.
Để thấy rõ hơn sự khác biệt này, chúng tôi tiến
hành tính nhịp tăng trưởng trình độ TLCM của 2
nhóm sau 04 tháng TN. Kết quả được trình bày tại
bảng 4.
Kết quả bảng 4 cho thấy, sau 04 tháng TN áp dụng
các bài tập và tiến trình đã xây dựng của đề tài, nhịp
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019
21THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2019
Bảng 2. Kết quả kiểm tra trình độ TLCM của 2 nhóm trước TN
Nhóm TN (n = 15) Nhóm ĐC (n = 15)
TT Test
x ±δ x ±δ t p
1 Di chuyển ngang 20 lần (s) 30.31 1.83 30.34 1.84 1.28 > 0.05
2 Ném quả cầu lông xa (m) 7.12 0.14 7.13 0.13 1.39 > 0.05
3
Di chuyển ba bước bật nhảy đập cầu 20
lần (s) 44.14 1.86 44.17 1.90 1.28 > 0.05
4 Đánh cầu xa (m) 13.48 0.58 13.42 0.57 1.46 > 0.05
5 Di chuyển tiến lùi 14 lần (s) 60.32 1.38 60.12 1.36 1.78 > 0.05
6 Lăng tạ Ante 0,5kg trong 20 giây (lần) 41.14 2.32 41.19 2.34 1.74 > 0.05
7 Di chuyển 4 lần 6 vị trí trên sân (s) 63.67 1.47 63.62 1.48 1.48 > 0.05
8
Di chuyển bật nhảy đập cầu 2 góc cuối
sân 10 lần (s)
42.19 1.76 42.18 1.74 1.43 > 0.05
Bảng 1. Tiến trình TN
1 2 3 4
TT
Tháng
Tuần
Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Bài tập 1 x x x x x
2 Bài tập 2 x x x x x
3 Bài tập 3 x x x x x
4 Bài tập 4 x x x x x x
5 Bài tập 5 x x x x x
6 Bài tập 6 x x x x x
7 Bài tập 7 x x x x x
8 Bài tập 8 x x x x x
9 Bài tập 9 x x x x x
10 Bài tập 10 x x x x x
11 Bài tập 11 x x x x x
12 Bài tập 12 x x x x
13 Bài tập 13 x x x x x
14 Bài tập 14 x x x x
15 Bài tập 15 x x x x x
16 Bài tập 16 x x x x
17 Bài tập 17 x x x x
18 Bài tập 18 x x x x x
19 Bài tập 19 x x x x
20 Bài tập 20 x x x x
21 Bài tập 21 x x x x x
22 Bài tập 22 x x x x x
23 Bài tập 23 x x x x x
24 Bài tập 24 x x x x x x
25 Bài tập 25 x x x x x x
22 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
tăng trưởng ở tất cả các test của nhóm TN tốt hơn
nhóm ĐC. Điều đó cho thấy, việc ứng dụng các bài
tập mà đề tài lựa chọn đã có hiệu quả tích cực nâng
cao TLCM cho SV chuyên ngành Cầu lông ngành
GDTC trường ĐH TDTT Bắc Ninh.
3. KẾT LUẬN
1. Quá trình nghiên cứu lựa chọn được 8 test
đánh giá và 25 bài tập phát triển TLCM cho SV
chuyên ngành Cầu lông ngành GDTC trường ĐH
TDTT Bắc Ninh.
2. Thông qua kết quả TN sư phạm đã chứng
minh, các bài tập mà đề tài lựa chọn đã có hiệu quả
tốt trong việc phát triển TLCM cho đối tượng
nghiên cứu, sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác
suất p < 0.05.
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đức (2015), Giáo trình Cầu lông, Nxb TDTT, Hà nội.
4. Nguyễn Hạc Thúy (1997), Huấn luyên thể lực cho VĐV Cầu lông, Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Trần Văn Vinh (2003), Hệ thống các bài tập huấn luyện Cầu lông, Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguồn bài báo: Trích từ kết quả nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”, Đề tài
KH&CN cấp cơ sở, 2017.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 21/1/2019; ngày phản biện đánh giá: 16/2/2019; ngày chấp nhận đăng: 14/4/2019)
Bảng 4. Nhịp tăng trưởng thành tích kiểm tra trình độ TLCM của 2 nhóm sau 04 tháng TN
TT Test
W nhóm TN
(%)
W nhóm ĐC
(%)
Chênh
lệch
1 Di chuyển ngang 20 lần (s) 10.98 5.84 5.14
2 Ném quả cầu lông xa (m) 15.14 8.15 6.99
3 Di chuyển ba bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s) 9.92 5.63 4.29
4 Đánh cầu xa (m) 13.36 7.42 5.94
5 Di chuyển tiến lùi 14 lần (s) 14.62 7.16 7.46
6 Lăng tạ Ante 0,5kg trong 20 giây (lần) 11.56 5.74 5.82
7 Di chuyển 4 lần 6 vị trí trên sân (s) 16.54 7.93 8.61
8 Di chuyển bật nhảy đập cầu 2 góc cuối sân 10 lần (s) 14.87 6.72 8.15
Bảng 3. Kết quả kiểm tra trình độ TLCM của 2 nhóm sau TN
Nhóm TN (n=15) Nhóm ĐC (n=15)
TT Test
x ±δ x ±δ t p
1 Di chuyển ngang 20 lần (s) 27.12 1.94 28.19 1.96 3.38 < 0.05
2 Ném quả cầu lông xa (m) 8.10 0.32 7.34 0.3 3.95 < 0.05
3
Di chuyển ba bước bật nhảy đập cầu 20
lần (s) 40.84 1.92 42.18 1.89 3.46 < 0.05
4 Đánh cầu xa (m) 15.08 0.64 14.24 0.66 3.76 < 0.05
5 Di chuyển tiến lùi 14 lần (s) 56.84 1.49 58.24 1.48 3.75 < 0.05
6 Lăng tạ Ante 0,5kg trong 20 giây (lần) 46.12 2.42 44.16 2.44 3.82 < 0.05
7 Di chuyển 4 lần 6 vị trí trên sân (s) 58.34 1.82 60.78 1.84 3.96 < 0.05
8
Di chuyển bật nhảy đập cầu 2 góc cuối
sân 10 lần (s)
40.16 1.87 42.12 1.85 3.64 < 0.05
23THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_bai_tap_phat_trien_the_luc_chuyen_mon_cho_sinh_vien.pdf