Lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nam sinh viên trường Đại học Hải Phòng
KẾT LUẬN
1. Sức bền chuyên môn của đa số các
cầu thủ đội tuyển bóng đá nam sinh viên
Trường Đại học Hải Phòng còn nhiều hạn
chế là do việc phân bổ chương trình huấn
luyện chưa thực sự hợp lý, các bài tập phát
triển sức bền chuyên môn chưa phong
phú, đa dạng, còn sử dụng nhiều bài tập
không bóng, ít sử dụng các bài tập chuyên
môn và bài tập thi đấu.
2. Đề tài đã lựa chọn 24 bài tập phát
triển sức bền chuyên môn, trong đó các bài
tập không bóng chiếm 33.3%, bài tập có
bóng chiếm 41.7%, bài tập thi đấu chiếm
25%. Kết quả ứng dụng cho thấy các bài
tập đề tài lựa chọn đã nâng cao được sức
bền chuyên môn cho các cầu thủ đội tuyển
bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Hải
Phòng một cách rõ rệt.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nam sinh viên trường Đại học Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
131TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020
LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Nguyễn Văn Tuấn
Trung tâm GDTC-Thể thao
Email: tuannv71@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 07/10/2019
Ngày PB đánh giá: 29/10/2019
Ngày duyệt đăng: 08/11/2019
TÓM TẮT: Nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Hải
Phòng, góp phần phát triển phong trào thể dục thể thao chung của nhà trường. Quá trình nghiên cứu đã
tìm ra hạn chế về thể lực của các vận động viên đồng thời lựa chọn được 24 bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Hải Phòng.
Từ khóa: Bài tập phát triển sức bền, đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Hải Phòng, sức bền
chuyên môn.
SELECTING PROFESSIONAL ENDURANCE DEVELOPMENT EXERCISES FOR
HAIPHONG UNIVERSITY’S MALE SOCCER TEAM
ABSTRACT: In order to improve achievements of Haiphong University’s male soccer team,
contributing to the development of the sport movement of the university, the research has found out
the physical limitations of the players and selected 24 exercises to develop professional endurance for
Haiphong University’s male soccer team.
Keywords: Endurance development exercises, Haiphong University’s male soccer team, professional endurance.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bóng đá là môn thể thao thu hút được
số người tham gia tập luyện, thi đấu và cổ
vũ lớn nhất trên hành tinh, không phân biệt
màu gia, sắc tộc, văn hoá... Bóng đá đã,
đang và mãi mãi là môn thể thao vua của
nhân loại.
Trong trường học, bóng đá được đông
đảo học sinh, sinh viên yêu thích và tập
luyện. Thông qua tập luyện và thi đấu bóng
đá, người tập được giáo dục về các mặt
đạo đức, ý chí, tinh thần đồng đội, các tố
chất thể lực. Bóng đá là môn thể thao đòi
hỏi cao về kỹ thuật và thể lực. Trong huấn
luyện và giảng dạy, các chuyên gia thường
quan niệm: Thể lực là nền móng, kĩ thuật
là cơ bản, chiến thuật là tạm thời [1]. Nhận
định này đã khẳng định rằng, thể lực là vô
cùng quan trọng trong bóng đá, nhất là thể
lực chuyên môn. Bởi vì có thể lực tốt cầu
thủ mới thực hiện tốt kỹ - chiến thuật theo ý
đồ một cách dễ dàng, luôn đứng vững trước
đối phương, làm chủ được tinh thần trong
132 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
giây phút căng thẳng trên sân cũng như
đảm bảo hiệu suất thi đấu.
Trường Đại học Hải Phòng có phong
trào thể thao sinh viên phát triển, trong
những năm gần đây, thể thao sinh viên
của Trường Đại học Hải Phòng được sinh
viên các trường đại học khác biết đến qua
thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá
nam sinh viên ở giải bóng đá sinh viên
toàn quốc và giao lưu quốc tế. Năm 2016
giải bóng đá sinh viên toàn quốc được tổ
chức tại Trường Đại học Hải Phòng, đội
bóng đá của trường chủ nhà đã lên ngôi vô
địch, năm 2017 tại Trường Đại học Bách
Khoa, một lần nữa đội bóng đá nam sinh
viên của Trường Đại học Hải Phòng lại
đoạt cúp vô địch, đây là lần đầu tiên có đội
bóng vô địch hai năm liên tiếp ở giải bóng
đá sinh viên toàn quốc. Tiếp đó, năm 2017
đội bóng đá Trường Đại học Hải Phòng
tham gia giao lưu thể thao các nước thuộc
khu vực sông Me Kong – Lan Thương và
Nam Á 2017 tại Côn Minh, Trung Quốc,
đội bóng đã thi đấu rất ấn tượng, thắng
các đội bóng sinh viên đến từ Singapore,
India, Thailand, China và đã đạt giải ba.
Thành tích của đội bóng đá sinh viên
Trường Đại học Hải Phòng là kết quả của
quá trình nghiên cứu, đổi mới phương
pháp huấn luyện qua từng giải đấu. Để
nâng cao thành tích thi đấu của đội tuyển
bóng đá, trong quá trình giảng dạy, huấn
luyện chúng tôi lựa chọn hệ thống bài tập
ứng dụng để phát triển sức bền chuyên
môn cho các cầu thủ.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
sử dụng các phương pháp sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương
pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư
phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm;
Phương pháp thực nghiệm sư phạm [2];
Phương pháp toán học thống kê [3].
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổ chức thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm: Đề tài đã
tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là
nam sinh viên đội tuyển bóng đá Trường
Đại học Hải Phòng (24 sinh viên)
- Thời gian ứng dụng: Đề tài đã tiến
hành ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát
triển sức bền chuyên môn trên đối tượng
nghiên cứu trong thời gian 3 tháng.
- Kiểm tra đánh giá: Các đối tượng
được kiểm tra ở các thời điểm: trước thực
nghiệm, kết thúc thực nghiệm bằng các
test chuyên môn đã lựa chọn
3.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.1. Thực trạng sức bền chuyên môn và
việc sử dụng bài tập phát triển sức bền
chuyên môn của đội tuyển bóng đá nam
sinh viên Trường đại học Hải Phòng.
Để đánh giá thực trạng sức bền chuyên
môn của đối tượng nghiên cứu đề tài đã
tiến hành kiểm tra sư phạm đối tượng
nghiên cứu thông qua 06 test chuyên môn
đã được lựa chọn (Chạy gấp khúc 25m;
Chạy 12 phút; Chạy tốc độ 30m x 5 lần;
Dẫn bóng tốc độ 50m x 3 lần; Dẫn bóng
30m luồn cọc sút cầu môn; Chạy sút cầu
môn 10 quả liên tục). Kết quả thu được
như trình bày tại bảng 3.1.
133TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020
Bảng 3.1. Thực trạng sức bền chuyên môn của đội tuyển
bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Hải Phòng.
TT Test X d
1 Chạy gấp khúc 25m (s) 36.34 2.24
2 Chạy 12 phút (m) 2755.2 15.45
3 Chạy tốc độ 30m x 5 lần (s) 23.18 0.22
4 Dẫn bóng tốc độ 50m x 3 lần (s) 26.1 0.32
5 Dẫn bóng 30m luồn cọc sút cầu môn (s) 9.63 0.39
6 Chạy sút cầu môn 10 quả liên tục (s) 47.5 2.15
Để đánh giá thực trạng về việc sử dụng
các bài tập phát triển sức bền chuyên môn,
đề tài đã tiến hành tổng hợp, thống kê các
bài tập đã sử dụng cho đội tuyển trong
những năm trước đây và tiến hành quan
sát mức độ sử dụng các bài tập trong huấn
luyện sức bền chuyên môn cho đội tuyển
bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Hải
Phòng. Kết quả cho thấy: Đa số các bài tập
không bóng được sử dụng (chiếm 52.94%),
các bài tập có bóng được sử dụng ở mức độ
thấp hơn (29.41%), mặt khác việc sử dụng
các bài tập trò chơi và thi đấu ít được sử
dụng trong giảng dạy sức bền chuyên môn
(17.64%). Từ kết quả nghiên cứu trên cho
thấy sức bền chuyên môn của đội tuyển
bóng đá nam sinh viên Trường Đại học
Hải Phòng còn nhiều hạn chế. Việc phân
bổ chương trình chưa thực sự được hợp
lý. Các bài tập phát triển sức bền chuyên
môn chưa phong phú, đa dạng, còn sử dụng
nhiều bài tập không bóng, ít sử dụng các
bài tập chuyên môn. Chính vì vậy, việc lựa
chọn được những bài tập có hiệu quả nhất
nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho
đối tượng nghiên cứu là vấn đề rất cần thiết.
3.2.2. Lựa chọn bài tập nhằm nâng
cao sức bền chuyên môn cho đối tượng
nghiên cứu.
Qua việc tham khảo các tài liệu chuyên
môn của các tác giả trong và ngoài nước,
khảo sát công tác giảng dạy, huấn luyện tại
các trung tâm bóng đá, trao đổi với các vận
động viên, phỏng vấn huấn luyện viên và
giảng viên, chúng tôi đã lựa chọn được 24
bài tập chuyên môn ứng dụng trong giảng
dạy, huấn luyện nhằm phát triển sức bền
chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nam
sinh viên Trường Đại học Hải Phòng. Các
bài tập được chia thành 3 nhóm, nhóm các
bài tập không bóng gồm 8 bài tập chiếm
33.3%, nhóm các bài tập có bóng gồm 10
bài tập chiếm 41.7%, nhóm bài tập thi đấu
gồm 6 bài tập chiếm 25%, cụ thể:
* Nhóm bài tập không bóng:
- Bài tập 1: Chạy tốc độ 5 x 30m
- Bài tập 2: Chạy 6 x 35m nhanh, 35m
chậm
- Bài tập 3: Chạy cự ly trung bình (1500m)
- Bài tập 4: Chạy 10 lần (150m nhanh,
50m đi bộ)
- Bài tập 5: Chạy con thoi 5 x 30m
- Bài tập 6: Chạy biến tốc 100m nhanh,
100m chậm
- Bài tập 7: Chạy gấp khúc 25m
- Bài tập 8: Test cooper (chạy 12 phút)
* Nhóm bài tập có bóng:
- Bài tập 9: Dẫn bóng tốc độ 5x30m
- Bài tập 10: Dẫn bóng 6x20m nhanh,
20m chậm
- Bài tập 11: Chạy sút cầu môn 10 quả
liên tục
- Bài tập 12: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu
môn 5 quả liên tục
134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
- Bài tập 13: Di chuyển đánh đầu 2 bên
liên tục 2 phút
- Bài tập 14: Chuyền bóng liên tục 2 phút
- Bài tập 15: Sút bóng liên tục theo vị trí
- Bài tập 16: Dẫn bóng bật tường sút cầu
môn 5 quả liên tục
- Bài tập 17: Dẫn bóng tốc độ dọc biên tạt
vào trung lộ
- Bài tập 18: Dẫn bóng động tác giả qua
người sút cầu môn 5 quả liên tục
* Nhóm bài tập thi đấu:
- Bài tập 19: Thi đấu chuyền bóng ghi
bàn bằng đầu
- Bài tập 20: Thi đấu cầu môn nhỏ
- Bài tập 21: Thi đấu cầu môn với điều kiện
- Bài tập 22: Trò chơi truy đuổi cự li ngắn
- Bài tập 23: Chạy 20m với quãng nghỉ
thu ngắn dần
- Bài tập 24: Chạy đi và về cự li 25m
trong 1 phút.
Trong quá trình huấn luyện để chuẩn bị
cho giải bóng đá sinh viên toàn quốc, ban
huấn luyện đã ứng dụng các bài tập đã được
lựa chọn nhằm phát triển sức bền chuyên
môn cho đội bóng đá nam sinh viên Trường
Đại học Hải Phòng. Để đánh giá mức độ
tác động của các bài tập đến đối tượng
nghiên cứu, chúng tôi tiến hành kiểm tra
sức bền của các cầu thủ trước khi tiến hành
thực nghiệm và sau quá trình thực nghiệm
bằng 06 test chuyên môn đã được lựa chọn.
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm được
trình bày trong bảng 3.2, kết quả sau thực
nghiệm được trình bày trong bảng 3.3; Mức
độ tăng trưởng sức bền chuyên môn của
các cầu thủ sau quá trình ứng dụng được
trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (n=24)
TT Test X
d
1 Chạy gấp khúc 25m (s) 35.29 1.01
2 Chạy 12 phút (m) 2678.5 16.27
3 Chạy tốc độ 30m × 5lần (s) 23.45 0.31
4 Dẫn bóng tốc độ 50m × 3 lần (s) 26.22 0.38
5 Dẫn bóng 30m luồn cọc sút cầu môn (s) 9.46 0.44
6 Chạy sút cầu môn 10 quả liên tục (s) 46.45 1.08
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (n=24)
TT Test X
d
1 Chạy gấp khúc 25m (s) 32.72 1.75
2 Chạy 12 phút (m) 2772 30.66
3 Chạy tốc độ 30m x 5lần (s) 21.82 0.28
4 Dẫn bóng tốc độ 50m x 3 lần (s) 24.67 0.27
5 Dẫn bóng 30m luồn cọc sút cầu môn (s) 8.55 0.55
6 Chạy sút cầu môn 10 quả liên tục (s) 43.38 1.17
135TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020
Bảng 3.4. So sánh sức bền chuyên môn trước và sau thực nghiệm (n=24)
TT Test
Trước TN Sau TN
t p W%
X
d X d
1 Chạy gấp khúc 25m (s) 35.29 1.01 32.72 1.75 6.23 <0.001 7.56
2 Chạy 12 phút (m) 2678.5 16.27 2772 30.66 13.20 <0.001 3.43
3 Chạy tốc độ 30m × 5 lần (s) 23.45 0.31 21.82 0.28 19.12 <0.001 7.20
4 Dẫn bóng tốc độ 50m × 3 lần (s) 26.22 0.38 24.67 0.27 16.29 <0.001 6.09
5 Dẫn bóng 30m luồn cọc sút
cầu môn (s)
9.46 0.44 8.55 0.55 6.33 <0.001 10.11
6 Chạy sút cầu môn 10 quả
liên tục (s)
46.45 1.08 43.38 1.17 9.45 <0.001 6.84
Từ kết quả thu được tại bảng 3.4 cho
thấy, thành tích sau thực nghiệm cao
hơn hẳn thành tích trước thực nghiệm,
tất cả các chỉ số so sánh đều có sự khác
biệt rõ rệt với ttính> tbảng (1.96), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất
p<0.001. Qua đó có thể khẳng định: Các
bài tập mà đề tài lựa chọn và ứng dụng đã
nâng cao được sức bền chuyên môn cho
các vận động viên đội tuyển bóng đá nam
sinh viên Trường Đại học Hải Phòng một
cách rõ rệt.
4. KẾT LUẬN
1. Sức bền chuyên môn của đa số các
cầu thủ đội tuyển bóng đá nam sinh viên
Trường Đại học Hải Phòng còn nhiều hạn
chế là do việc phân bổ chương trình huấn
luyện chưa thực sự hợp lý, các bài tập phát
triển sức bền chuyên môn chưa phong
phú, đa dạng, còn sử dụng nhiều bài tập
không bóng, ít sử dụng các bài tập chuyên
môn và bài tập thi đấu.
2. Đề tài đã lựa chọn 24 bài tập phát
triển sức bền chuyên môn, trong đó các bài
tập không bóng chiếm 33.3%, bài tập có
bóng chiếm 41.7%, bài tập thi đấu chiếm
25%. Kết quả ứng dụng cho thấy các bài
tập đề tài lựa chọn đã nâng cao được sức
bền chuyên môn cho các cầu thủ đội tuyển
bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Hải
Phòng một cách rõ rệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ma Tuyết Điền (2009), Bóng đá –
Kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện,
Nxb TDTT, Hà nội.
2. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm,
Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (2010),
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa
học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Văn (2014), Phương
pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT,
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_cac_bai_tap_phat_trien_suc_ben_chuyen_mon_cho_doi_t.pdf