Lựa chọn các chỉ tiêu đổc trưng phát triển kinh tế công nghiệp để nghiên cứu quan hệ với khoa học và công nghệ
Trên đây là các chỉ tiêu được lựa chọn
để đặc trưng cho phát triển kinh tế của
doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp ở
nước ta trong điều kiện hiện nay. Trong số
các chỉ tiêu này thì chỉ số phát triển sản xuất
và năng suất lao động có vị trí hàng đầu vì
nước ta đang ở giai đoạn phát triển, năng
suất lao động còn rất thấp (năm 2005 năng
suất lao động chung nền kinh tế của Việt
Nam đạt 19,62 triệu đồng, tính đổi theo tỷ
giá hối đoái thì đạt 1237 USD). Hiện tại cần
phải chú trọng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
tức là chỉ số phát triển sản xuất và nâng cao
năng suất lao động. Còn 4 chỉ tiêu còn lại:
năng suất vốn, thu nhập bình quân đầu
người, tỷ suất lợi nhuận và tỉ lệ xuất khẩu
đứng vị trí thứ hai.
Tuy nhiên cần lưu ý là việc lựa chọn và
áp dụng các chỉ tiêu trên cũng chỉ có ý nghĩa
tương đối, nghĩa là các chỉ tiêu lựa chọn
trên đây có thể thay đổi cho phù hợp tuỳ
thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế cũng
như điều kiện cụ thể của từng thời kỳ.
Sự thay đổi này có thể là thay đổi về số
lượng chỉ tiêu (tăng lên hay giảm đi số
lượng chỉ tiêu) hoặc thay thế chỉ tiêu này
bằng chỉ tiêu khác hoặc xác định lại vị trí
quan trọng của các chỉ tiêu được chọn. Sự
thay đổi này là tất yếu khách quan giống
như lựa chọn chỉ tiêu thống kê nghiên cứu ở
các lĩnh vực khác.
Mặt khác cần lưu ý là khi chọn ra các
chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá phát triển kinh
tế như đã trình bày ở trên không có nghĩa
loại trừ các chỉ tiêu khác, mà ngược lại vẫn
phải giữ lại để nghiên cứu, đánh giá có tính
chất bổ sung
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn các chỉ tiêu đổc trưng phát triển kinh tế công nghiệp để nghiên cứu quan hệ với khoa học và công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 30
Lùa chän c¸c chØ tiªu ®Æc tr-ng ph¸t triÓn
kinh tÕ c«ng nghiÖp ®Ó nghiªn cøu quan hÖ
víi khoa häc vµ c«ng nghÖ
Vũ Văn Tuấn
ột trong những nội dung quan
trọng của việc Nghiên cứu thống
kê tác động của khoa học công nghệ đối với
phát triển kinh tế là phải xác định được các
chỉ tiêu thống kê đặc trưng cho phát triển
kinh tế ở phạm vi ngành kinh tế hoặc doanh
nghiệp. Có nhiều chỉ tiêu đặc trưng cho sự
phát triển kinh tế của ngành công nghiệp
hay doanh nghiệp mà mỗi chỉ tiêu sẽ phản
ánh được một hoặc một số mặt nào đó của
phát triển kinh tế. Song nếu căn cứ vào quá
nhiều chỉ tiêu sẽ trở nên phức tạp; việc nhận
định đánh giá có thể sẽ phân tán, rời rạc;
nhiều khi còn bị trùng chéo vì có những chỉ
tiêu khác nhau nhưng cùng biểu hiện một
kết quả đạt được và phản ánh chung một xu
thế biến động và đặc biệt khó khăn và kém ý
nghĩa khi áp dụng các mô hình để nghiên
cứu tác động của yếu tố khoa học công
nghệ với phát triển kinh tế. Với quan điểm
trên thì những chỉ tiêu phát triển ngành công
nghiệp để nghiên cứu quan hệ với khoa học
công nghệ gồm:
1. Chỉ số phát triển sản xuất công
nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp:
Chỉ tiêu tương đối phản ánh biến động tổng
hợp của khối lượng sản phẩm sản xuất của
một ngành hay một doanh nghiệp công
nghiệp. Đây là một trong những chỉ tiêu
quan trọng để đánh giá biến động theo thời
gian của kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng về
kinh tế của ngành hay doanh nghiệp công
nghiệp.
Công thức chung để tính chỉ số sản
xuất công nghiệp có dạng:
00
10
qp
qp
I q ; (1)
Trong đó:
0p : giá cả kỳ gốc của từng loại sản
phẩm
10 ,qq : khối lượng từng loại sản phẩm
công nghiệp kỳ gốc so sánh và kỳ báo cáo
0,1: Ký hiệu cho kỳ gốc và kỳ báo cáo
Có ba cách tính chỉ số phát triển sản
xuất công nghiệp
a. Cách tính thứ nhất: tính theo giá cố
định (thay 0p = cp ), chỉ số (1) có dạng:
0
1
qp
qp
I
c
c
q ; (1a)
Trong đó: cp là giá cố định
Khi áp dụng sẽ có những mặt hàng mới
xuất hiện không có giá cố định phải lấy giá
thực tế đổi về giá cố định. Đối với những
hoạt động chỉ có giá trị thì cũng phải đổi về
giá cố định theo nguyên tắc chung.
M
chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 31
Giá cố định là giá bán của người sản
xuất, vì thế chỉ số phát triển sản xuất công
nghiệp được tính với toàn bộ giá trị (c+v+m).
Do đó bị ảnh hưởng bởi tính trùng rất lớn do
sự thay đổi tổ chức sản xuất.
Công thức (1a) là cách tính chỉ số khối
lượng sản phẩm công nghiệp theo phương
pháp truyền thống ở Việt Nam và được áp
dụng từ nhiều năm nay. Cách tính này rất
phù hợp với điều kiện hạch toán của thời kỳ
kế hoạch hoá tập trung bao cấp khi có mặt
hàng sản xuất khá ổn định và có điều kiện
xây dựng giá làm căn cứ lập bảng giá cố
định. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mặt
hàng thay đổi nhanh cả về chủng loại lẫn
chất lượng, đồng thời việc xây dựng bảng
giá cố định rất khó khăn thì phương pháp
tính chỉ số phát triển sản xuất theo bảng giá
cố định tỏ ra không còn phù hợp.
b. Cách tính thứ hai: tính chỉ số phát
trỉên sản xuất dựa trên các chỉ số cá thể về
sản phẩm sản xuất và tỷ trọng giá trị của các
loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm.
Từ công thức cơ bản về chỉ số khối
lượng sản phẩm (công thức 1), có thể biến
đổi:
q
q
q id
qp
iqp
qp
q
q
qp
qp
qp
I
0
00
00
00
0
1
00
00
10
(1b)
Trong đó:
0
1
q
q
iq là chỉ số cá thể về khối lượng
từng loại sản phẩm công nghiệp,
00qp là giá trị từng loại sản phẩm kỳ
gốc,
00
00
0
qp
qp
d là tỷ trọng giá trị từng loại
sản phẩm, trong tổng giá trị của tất cả các
loại sản phẩm kỳ gốc.
Tỷ trọng từng loại giá trị sản phẩm có
thể tính theo giá trị sản xuất, hoặc tính theo
giá trị tăng thêm của từng loại sản phẩm hay
trong nhóm sản phẩm. Nhưng tính theo giá
trị tăng thêm là chính xác nhất vì sẽ loại bỏ
được sự tính trùng về chi phí trung gian, và
không phụ thuộc vào sự biến động của thay
đổi tổ chức sản xuất như tính theo giá trị sản
xuất. Trong thực tế hầu hết các nước sử
dụng giá trị tăng thêm.
Khi áp dụng công thức (1b) cần lưu ý
đến việc bổ sung vào mẫu hoặc công thức
tính với những sản phẩm mới.
c. Cách tính thứ ba: tính chỉ số phát
triển sản xuất qua chỉ số giá
Từ hệ thống chỉ số đặc trưng quan hệ
giữa chỉ số chung về giá trị sản phẩm ( pqI )
và các chỉ số nhân tố là chỉ số giá ( pI ) và
chỉ số khối lượng sản phẩm ( qI )
00
10
10
11
00
11
qp
qp
x
qp
qp
qp
qp
hoặc pqI pI x qI
Ta suy ra:
ppqq III : ; (1c)
Đây là cách tính gián tiếp: chỉ số khối
lượng sản phẩm được xác định bằng cách
chia chỉ số chung (biến động cả hai nhân tố
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 32
giá và lượng) cho chỉ số giá (biến động riêng
biệt của yếu tố giá).
Chỉ số chung bằng giá trị sản xuất tính
theo giá thực tế năm báo cáo chia cho giá trị
sản xuất theo giá thực tế năm gốc của tất cả
các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ. Còn
chỉ số giá chỉ tính trên cơ sở giá cả của một
số sản phẩm chủ yếu được chọn làm đại
diện.
Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm
qua chỉ số giá (công thức 1c) có nhược
điểm là bị ảnh hưởng của yếu tố nguyên vật
liệu bị tính trùng rất lớn. Vì vậy không có
nước nào sử dụng để tính chỉ số phát triển
sản xuất công nghiệp, nhưng ngược lại phải
sử dụng giá trị sản xuất tính theo giá so
sánh thông qua chỉ số giá để tính chỉ tiêu rất
quan trọng là “giá trị tăng thêm theo giá so
sánh”, một chỉ tiêu dùng để tính chỉ số phát
triển công nghiệp chính xác nhất.
2. Năng suất lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh
hiệu quả sử dụng lao động sống. Trong
phạm vi ngành hoặc doanh nghiệp công
nghiệp, năng suất lao động được xác định
bằng cách chia giá trị tăng thêm cho lao
động làm việc bình quân (cùng phạm vi tạo
ra giá trị tăng thêm). Khi công nghệ càng
cao, trình độ kỹ thuật càng tiên tiến, trình độ
quản lý vốn và lao động càng tốt thì càng có
điều kiện để nâng cao năng suất lao động
tạo ra mức năng suất lao động càng lớn
hơn.
Ở nước ta thời kỳ kế hoạch hoá tập
trung bao cấp, chỉ tiêu năng suất lao động
trong công nghiệp và một số ngành khác
được coi là một trong những chỉ tiêu kế
hoạch pháp lệnh và được dùng làm căn cứ
xét duyệt, đánh giá hoàn thành kế hoạch
nhà nước hàng năm của doanh nghiệp.
Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường,
chỉ tiêu năng suất lao động được sử dụng
trong phân tích hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp, làm căn cứ để xét
thưởng cho lao động của doanh nghiệp. Ở
phạm vi ngành kinh tế, toàn bộ nền kinh tế,
chỉ tiêu năng suất lao động có ý nghĩa đánh
giá chất lượng và hiệu quả tổng hợp về sản
xuất kinh doanh và năm 2005 chỉ tiêu năng
suất lao động được đưa vào hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia tính cho toàn nền
kinh tế và một số ngành sản xuất chính,
trong đó có công nghiệp.
Với số liệu hiện có của các doanh
nghiệp và ngành công nghiệp ta có thể tính
toán chỉ tiêu năng suất lao động một cách
thuận lợi và đảm bảo độ tin cậy cần thiết.
3. Năng suất vốn
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách
chia giá trị tăng thêm cho vốn sản xuất hoặc
vốn cố định bình quân năm. Nếu năng suất
lao động phản ánh hiệu quả sử dụng lao
động sống thì năng suất vốn phản ánh hiệu
quả sử dụng lao động quá khứ. Năng suất
vốn và năng suất lao động là hai chỉ tiêu
năng suất bộ phận, sự biến động bình quân
của hai chỉ tiêu này phản ánh sự biến động
chung về năng suất lao động xã hội.
Để tính được năng suất vốn, ngoài tính
chính xác chỉ tiêu giá trị tăng thêm, còn phải
chú ý đến việc tính toán chỉ tiêu vốn bình
quân. Thực tế hiện nay số liệu về vốn kể cả
chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 33
vốn cố định lẫn vốn lưu động đều rất khó thu
thập và tính chính xác không cao vì việc
hạch toán và theo dõi số liệu về vốn đang
còn nhiều bất cập. Vì vậy việc tính toán đưa
vào áp dụng chỉ tiêu năng suất vốn đòi hỏi
phải nâng cao chất lượng thống kê vốn sản
xuất kinh doanh của từng ngành và toàn bộ
nền kinh tế.
4. Thu nhập bình quân một lao động
Chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao
động được xác định bằng cách chia tổng thu
nhập cho số lao động làm việc có các thu
nhập đó. Tổng thu nhập ở đây bao gồm cả
tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản
thu nhập khác có tính chất lượng.
Khi tính toán chỉ tiêu này phải đảm bảo
thống nhất phạm vi so sánh giữa tử số (tổng
thu nhập) và mẫu số (số người lao động có
tham gia thu nhập), kể cả phạm vi ngành
công nghiệp hay từng doanh nghiệp công
nghiệp.
Chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao
động càng lớn chứng tỏ mức sống của
người lao động càng cao, đời sống của họ
ngày càng được nâng lên, trên cơ sở sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay
ngành công nghiệp đạt hiệu quả cao.
Phương châm của sản xuất là không
ngừng nâng cao năng suất lao động, không
chỉ với mục đích để tăng tích luỹ, mở rộng
sản xuất mà còn để không ngừng tăng thu
nhập nhằm cải thiện đời sống của người lao
động. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá phát
triển kinh tế, chỉ tiêu thu nhập bình quân của
người lao động cần được sử dụng đồng thời
với năng suất lao động và một số chỉ tiêu kết
quả khác làm căn cứ đánh giá phát triển
kinh tế của một ngành hay một doanh
nghiệp.
5. Tỷ lệ ngành công nghiệp có công
nghệ cao, công nghệ trung bình
Tỷ lệ ngành công nghiệp
công nghệ cao, công nghệ
trung bình
=
Giá trị tăng thêm của nhóm ngành CN chế biến
có công nghệ cao, công nghệ trung bình
Tổng giá trị tăng thêm của toàn ngành CN chế biến
Chỉ tiêu này nói lên trình độ kỹ thuật
công nghệ của ngành công nghiệp ở mỗi
quốc gia và đó cũng là đại diện chung cho
cả nền kinh tế.
Khi nền sản xuất càng phát triển, cơ
cấu tỷ trọng của những ngành công nghiệp
có công nghệ cao và trung bình càng lớn và
tỷ trọng của những ngành có công nghệ
thấp giảm đi, điều đó phản ánh trình độ kỹ
thuật công nghệ càng tiên tiến khả năng
cạnh tranh cao hơn và đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu sản xuất của nên kinh tế và
tiêu dùng cho đời sống của nhân dân.
Nâng cao tỷ trọng các ngành công
nghiệp có công nghệ cao và trung bình là
một trong những mục tiêu của sản xuất công
nghiệp nước ta hiện nay. Đó là một trong
những yêu cầu phát triển bền vững vì vậy là
một trong những chỉ tiêu được lựa chọn để
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 34
đánh giá phát triển kinh tế của ngành hay
doanh nghiệp công nghiệp.
6. Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được xác định
bằng cách chia tổng mức lợi nhuận trước
thuế cho tổng chi phí sản xuất (gồm chi phí
vật chất-C và chi phí tiền lương, tiền công
cho người lao động - V). Chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận cho biết để làm ra một đồng lợi
nhuận phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí
sản xuất. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp đánh
giá khái quát và đích thực về hiệu quả sử
dụng các yếu tố sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận
càng cao, chứng tỏ sản xuất càng có hiệu
quả.
Tăng tỷ suất lợi nhuận trên cơ sở tăng
tổng mức lợi nhuận, tạo cơ sở tăng tích luỹ
thực hiện tái sản xuất mở rộng, phát triển
kinh tế và tăng thu nhập, nâng cao đời sống
của người lao động. Để tăng tỷ suất lợi
nhuận, một mặt là phải đầu tư công nghệ
tiên tiến, cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản
lý vốn và lao động, nâng cao năng suất lao
động, năng suất vốn để tiết kiệm và giảm chi
phí, mặt khác sản phẩm làm ra phải đảm
bảo chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu
của khách hàng để tiêu thụ nhanh, tăng
vòng quay của vốn sử dụng. Có thể nói tỷ
suất lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh khá tập
trung khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp hay ngành công nghiệp.
7. Tỷ lệ xuất khẩu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh
tế thị trường, mỗi quốc gia đều tăng cường
hội nhập quốc tế. Vì vậy nâng cao năng lực
cạnh tranh với thị trường ngoài nước mà
đặc trưng cuối cùng của cạnh tranh với thị
trường nước ngoài chính là biểu hiện bằng
trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Tuy nhiên, khi áp dụng chỉ tiêu xuất
khẩu trong việc nghiên cứu quan hệ giữa
các ngành, các doanh nghiệp cần chú ý đặc
điểm là quy mô và tính chất sản xuất của
các doanh nghiệp, ngành rất khác nhau
(điều kiện sản xuất và đặc biệt sản xuất mặt
hàng xuất khẩu rất khác nhau) nên không
thể dùng chỉ tiêu trị giá xuất khẩu để so sánh
trực tiếp, mà thay vì chỉ tiêu tỉ lệ xuất khẩu
tính bằng quan hệ so sánh giữa trị giá xuất
khẩu với một chỉ tiêu kết quả sản xuất (viết
ngắn gọn là tỉ lệ xuất khẩu). Tỷ lệ xuất khẩu
càng cao chứng tỏ kinh tế của ngành, của
doanh nghiệp càng có khả năng cạnh tranh
cao và ngược lại. Khả năng cạnh tranh cao,
tức là có tỉ lệ xuất khẩu cao là một trong
những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá
chất lượng tăng trưởng và phát triển bền
vững.
Nếu có giá trị xuất khẩu thuần (giá trị
xuất khẩu không bao gồm giá trị nguyên
nhiên liệu, phụ tùng nhập về) thì tỉ lệ xuất
khẩu sẽ tính bằng giá trị xuất khẩu thuần
chia cho tổng sản phẩm quốc nội. Còn nếu
“tổng trị giá xuất khẩu tính cả giá trị nguyên
nhiên vật liệu phụ tùng thay thế nhập khẩu
về thì mẫu số của chỉ tiêu sẽ tính theo giá trị
sản xuất (vì như vậy sẽ đảm bảo sự đồng
nhất phạm vi tính toán của tử số và mẫu số,
tức là cùng tính toàn bộ giá trị của sản
phẩm: c + v + m).
Hiện nay ở Việt Nam trị giá xuất khẩu
tính cả phần giá trị nguyên nhiên vật liệu
phụ tùng nhập về cho nên chỉ tiêu tỉ lệ xuất
chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 35
khẩu ở đây sẽ được tính theo cách tính thứ
2: bằng trị giá xuất khẩu (quy về tiền Việt
Nam theo giá thực tế) chia cho giá trị sản
xuất theo giá thực tế.
Trên đây là các chỉ tiêu được lựa chọn
để đặc trưng cho phát triển kinh tế của
doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp ở
nước ta trong điều kiện hiện nay. Trong số
các chỉ tiêu này thì chỉ số phát triển sản xuất
và năng suất lao động có vị trí hàng đầu vì
nước ta đang ở giai đoạn phát triển, năng
suất lao động còn rất thấp (năm 2005 năng
suất lao động chung nền kinh tế của Việt
Nam đạt 19,62 triệu đồng, tính đổi theo tỷ
giá hối đoái thì đạt 1237 USD). Hiện tại cần
phải chú trọng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
tức là chỉ số phát triển sản xuất và nâng cao
năng suất lao động. Còn 4 chỉ tiêu còn lại:
năng suất vốn, thu nhập bình quân đầu
người, tỷ suất lợi nhuận và tỉ lệ xuất khẩu
đứng vị trí thứ hai.
Tuy nhiên cần lưu ý là việc lựa chọn và
áp dụng các chỉ tiêu trên cũng chỉ có ý nghĩa
tương đối, nghĩa là các chỉ tiêu lựa chọn
trên đây có thể thay đổi cho phù hợp tuỳ
thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế cũng
như điều kiện cụ thể của từng thời kỳ.
Sự thay đổi này có thể là thay đổi về số
lượng chỉ tiêu (tăng lên hay giảm đi số
lượng chỉ tiêu) hoặc thay thế chỉ tiêu này
bằng chỉ tiêu khác hoặc xác định lại vị trí
quan trọng của các chỉ tiêu được chọn. Sự
thay đổi này là tất yếu khách quan giống
như lựa chọn chỉ tiêu thống kê nghiên cứu ở
các lĩnh vực khác.
Mặt khác cần lưu ý là khi chọn ra các
chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá phát triển kinh
tế như đã trình bày ở trên không có nghĩa
loại trừ các chỉ tiêu khác, mà ngược lại vẫn
phải giữ lại để nghiên cứu, đánh giá có tính
chất bổ sung
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Thống kê kinh tế - Đại học
Kinh tế quốc dân - TS Phan Công Nghĩa chủ
biên, NXB Thống kê năm 2000
2. Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản
phẩm công nghiệp - Hà Nội tháng 9 năm 2000 -
Tài liệu hướng dẫn cho giảng viên về Thống kê
công nghiệp của UNIDO (phần II)
3. Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản
phẩm công nghiệp - TS Tăng Văn Khiên, NXB
Thống kê năm 2001
4. Tài liệu hướng dẫn và kết quả điều tra
các doanh nghiệp công nghiệp năm 2004 và
2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_cac_chi_tieu_doc_trung_phat_trien_kinh_te_cong_nghi.pdf