Nhiệt độ gối đỡ phản ánh trạng thái ma
sát giữa trục và ổ đỡ: Khe hở lắp ghép và tình
trạng bôi trơn, nhiệt độ này vượt ngưỡng sẽ gây
sự cố hệ trục. Đối với hệ động lực không có
gối đỡ trung gian như tàu cá thì không sử dụng
thông số này.
Như vậy các thông số được lựa chọn để
cảnh báo sự cố hệ động lực tàu cá bao gồm:
- Máy chính: Áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ
khí xả, nhiệt độ nước làm mát, dao động của
vỏ máy.
- Hộp số: Áp suất dầu thủy lực; Dao động
trục hộp số.
- Hệ trục chân vịt: Dao động hệ trục.
Việc chọn các thông số trên để giám sát hệ
động lực tàu cá xa bờ về cơ bản sẽ phát hiện và
chẩn đoán được sớm các triệu chứng hư hỏng
của hệ động lực giúp tàu hoạt động an toàn và
hiệu quả.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn các thông số cảnh báo sự cố hệ động lực tàu cá xa bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ CẢNH BÁO SỰ CỐ
HỆ ĐỘNG LỰC TÀU CÁ XA BỜ
SELECTION OF INCIDENT ALERT PARAMETERS FOR
PROPULSION SYSTEM OF OFFSHORE FISHING VESSELS
Phùng Minh Lộc¹, Huỳnh Lê Hồng Thái¹, Hồ Đức Tuấn¹
Ngày nhận bài: 7/11/2017; Ngày phản biện thông qua: 16/2/2018; Ngày duyệt đăng: 29/6/2018
TÓM TẮT
Hệ động lực tàu cá gồm: Động cơ diesel, hộp số và hệ trục chân vịt (Hình 1). Bài báo này trình bày các
thông số giám sát an toàn của từng phần tử của hệ động lực, từ đó phân tích chọn các thông số phù hợp làm
cơ sở thiết kế chế tạo thiết bị cảnh báo sự cố hệ động lực tàu cá xa bờ
Từ khóa: Hệ động lực tàu cá, giám sát an toàn kỹ thuật, thông số cảnh báo sự cố.
ABSTRACT
Fishing vessel propulsion system including: diesel engine, gearbox and propeller shaft system. This paper
presents the safety monitoring parameters of each element of the propulsion system, from which to analyse and
select suitable parameters as a basis for the design and manufacture of incident alert equipment for propulsion
system of offshore fi shing vessels.
Keywords: Fishing vessel propulsion system, technical safety monitoring, incident alert parameters
BAØI TRAO ÑOÅI
I. MỞ ĐẦU
Với tàu vận tải biển, việc trang bị hệ thống
giám sát để cảnh báo sự cố buồng máy là bắt
buộc theo Quy phạm của Đăng kiểm.
Với tàu đánh cá xa bờ, hoạt động ở vùng
biển cách bờ đến 200 hải lý và hầu như không
có cảng trú, hệ động lực trên các tàu này hết
sức chắp vá và chủ yếu đã qua sử dụng, chất
lượng còn lại thấp, thiếu các thiết bị đo lường,
cảnh báo sự cố. Hơn nữa, do không gian buồng
máy quá chật hẹp và thói quen sử dụng, ngư
dân không cử người trực ca theo quy định.
Điều đó dẫn đến giảm độ an toàn, tin cậy trong
quá trình khai thác; hiệu quả sử dụng thấp làm
tăng giá thành sản phẩm và đặc biệt lưu ý là có
thể hư hỏng đột ngột trên biển gây nguy hiểm
cho người và tàu.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 1-2007
đến tháng 9-2012, cả nước đã xảy ra 5.709 vụ
phương tiện nghề cá gặp tai nạn và thiên tai
trên biển, năm 2013 là trên 500 tàu. Hầu hết
các tai nạn thương tâm của đội tàu này là do sự
cố hệ động lực, tàu mất khả năng cơ động.
Tính đến năm 2015 nước ta có số tàu hoạt
động xa bờ (loại 90 CV trở lên) là 31.235 chiếc
(với tổng công suất 7.989.700 CV, công suất
trung bình 255,8 CV/chiếc). Số tàu này ngoài
việc tham gia phát triển kinh tế biển còn góp
phần quan trọng bảo vệ an ninh chủ quyền
biển, đảo quốc gia.
Từ các lý do trên, bài báo sẽ phân tích
lựa chọn một số thông số cảnh báo sự cố hệ
động lực nhằm làm cơ sở để thiết kế, chế tạo
hệ thống thiết bị cảnh báo sự cố cho hệ động
lực tàu cá. Đồng thời, việc cảnh báo chẩn đoán
sớm các triệu chứng, dấu hiệu hư hỏng sẽ góp
phần nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả khai
thác đội tàu đánh cá của Việt Nam. Các thông
số được chọn giám sát sẽ được thu thập thông
qua các cảm biến, sau đó được phân tích và so
sánh với tiêu chuẩn an toàn cho phép. Dựa trên
kết quả này, hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo
phù hợp (bằng âm thanh, đèn tín hiệu) thông
báo cho thuyền trưởng biết được tình trạng
hoạt động của thiết bị để có biện pháp xử lý
kịp thời. ¹ Khoa Kỹ thuật Giao thông, Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109
II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu về hệ động lực tàu cá
Hiện nay một số tàu cá được làm bằng vật
liệu composite hoặc thép thay thế cho vật liệu
gỗ truyền thống vì vậy hệ động lực của từng
loại tàu có khác nhau một số chi tiết về lắp đặt
nhưng nhìn chung là cơ bản giống nhau. Hệ
động lực của tàu cá thông thường bao gồm các
thiết bị chính như: máy chính, hộp số, hệ trục
chân vịt, chân vịt cùng các máy móc và thiết bị
phụ trợ khác như trên Hình 1.
Trong đó máy chính truyền mômen đến
chân vịt thông qua hộp số đồng bộ với máy
hoặc hộp số của hãng thứ ba và trục chân vịt.
Kết cấu của ống bao chân vịt kiêm luôn nhiệm
vụ làm gối đỡ, vì vậy hệ trục của tàu cá tương
đối đơn giản vì không có các gối đỡ độc lập
hoặc trục trung gian. Thông thường chiều dài
hệ trục chân vịt của tàu cá < 5 m (với tàu dưới
24 m) và được nối cứng với trục ra của hộp
số bằng bích nối. Đường kính chân vịt nằm
trong khoảng 80 mm – 124 mm. Bạc lót gối đỡ
chân vịt được làm bằng vật liệu cao su. Chân
vịt được thiết kế với số lượng cánh là 3 hoặc 4
cánh có bước xoắn cố định và được làm bằng
hợp kim đồng với đường kính chân vịt thông
thường nằm trong khoảng từ 1,4 m – 2 m.
Các hệ thống phục vụ máy chính như hệ
Hình 1. Hệ động lực tàu cá vỏ composite
thống làm mát, hệ thống dầu bôi trơn, hệ thống
khí xả thường đi kèm đồng bộ theo máy. Một
số tàu còn sử dụng máy chính để trích lực cho
các thiết bị khác như máy tời thu lưới, tời neo.
2. Cơ sở lý thuyết giám sát an toàn kỹ thuật
hệ thống máy
Một hệ thống máy bao gồm nhiều cụm chi
tiết và một cụm bao gồm nhiều chi tiết tạo
thành. Chất lượng làm việc của tổng thành sẽ
do chất lượng của các cụm, các chi tiết quyết
định. Các thông số kết cấu là tập hợp các thông
số kỹ thuật thể hiện đặc điểm kết cấu của cụm
chi tiết hay chi tiết. Chất lượng các cụm, các
chi tiết do các thông số kết cấu quyết định:
Hình dáng, kích thước, vị trí tương quan, độ
bóng bề mặt, chất lượng lắp ghép Trạng thái
tốt hay xấu của cụm chi tiết thể hiện bằng các
đặc trưng cho tình trạng hoạt động của nó, các
đặc trưng này được gọi là thông số ra và được
xác định bằng việc kiểm tra đo đạc. Ví dụ: công
suất, thành phần và nhiệt độ khí thải, nhiệt độ
nước, dầu, áp suất dầu bôi trơn, lượng mạt kim
loại trong dầu bôi trơn, tiếng ồn, tiếng gõ, rung
động, tình trạng liên hợp: Máy - Vỏ - Chân vịt.
Mỗi một cụm máy đều có những thông số
ra giới hạn là những giá trị mà khi nếu tiếp tục
vận hành sẽ không đảm bảo tính kinh tế kỹ
thuật hoặc không cho phép. Khi đối chiếu kết
quả kiểm tra với các giá trị giới hạn, cho phép
xác định, dự báo được tình trạng của cụm máy.
110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
Các thông số ra giới hạn do nhà chế tạo qui định
hoặc xác định bằng thống kê kinh nghiệm trên
loại cụm máy đó hoặc dựa vào các tiêu chuẩn.
Chỉ cần một thông số ra vượt giá trị giới hạn bắt
buộc phải ngừng máy để xác định nguyên nhân
và tìm cách khắc phục. Từ đây, gọi các thông số
ra này là thông số cảnh báo sự cố.
Để một thông số ra được dùng làm thông
số cảnh báo sự cố phải hội đủ ba điều kiện [3]:
- Tính đồng biến: Thông số ra được dùng
làm thông số cảnh báo khi nó tương ứng (tỷ lệ
thuận) với một thông số kết cấu hoặc vận hành
nào đó. Ví dụ: Nhiệt độ khí thải tỷ lệ thuận với
tải trọng nhiệt của động cơ nên thoả mãn điều
kiện đồng biến.
- Tính đại diện: Thông số ra được dùng làm
thông số cảnh báo khi sự thay đổi của nó phản
ánh đủ sự thay đổi của thông số kết cấu hoặc
vận hành mà nó đại diện. Ví dụ: Áp suất dầu
bôi trơn thấp hoặc vượt ngưỡng đủ phản ánh sự
cố của hệ thống bôi trơn, tương ứng với sự tăng
ma sát đột biến làm hệ thống máy tê liệt.
- Dễ đo đạc và đánh giá: Thông thường các
thông số ra bên ngoài hệ thống máy thì dễ đo,
báo. Ví dụ: nhiệt độ, áp suất bên ngoài xi lanh
động cơ; dao động hệ trục
Các thông số giám sát an toàn (thông số
cảnh báo sự cố) máy móc cơ khí nói chung và
hệ động lực tàu cá nói riêng về cơ bản là các
thông số đánh giá tải trọng cơ (áp suất, ứng
suất cơ, biến dạng cơ, công suất, mô men, dao
động) và tải trọng nhiệt (nhiệt độ, ứng suất
nhiệt, biến dạng nhiệt)
Người ta có thể hoặc không thể đo trực tiếp
các thông số trên. Như vậy, các thông số không
đo được (ví dụ: ứng suất và biến dạng trong chi
tiết máy) sẽ được đánh giá qua các thông số đo
được (áp suất, nhiệt độ, dao động, công suất,
mô men). Phép đánh giá này hình thành một
ngành khoa học hết sức hữu dụng là chẩn đoán,
giám sát trạng thái kỹ thuật. Với sự hỗ trợ của
các mô hình toán và phần mềm máy tính, sự cố
của hệ thống máy sẽ được báo lỗi tự động.
3. Lựa chọn các thông số giám sát an toàn kỹ
thuật hệ động lực tàu cá
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết ở trên, việc chọn
thông số giám sát ảnh hưởng rất nhiều đến kết
quả giám sát và chẩn đoán tình trạng kỹ thuật
của các bộ phận trong hệ động lực tàu cá. Vì
vậy, việc lựa chọn các thông số để giám sát
phải căn cứ vào lý thuyết và thực tiễn cũng như
trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ trong việc đo kiểm
và giám sát nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Theo
số liệu thống kê (Hình 2) các tai nạn tàu cá do
các sự cố của hệ động của tàu có công suất từ
400CV trở lên tại Công ty bảo hiểm phi nhân
thọ - Bảo Việt Khánh Hòa từ năm 2011 đến
năm 2016, có thể thấy rằng:
Hình 2. Thống kê tai nạn do hệ động lực tàu cá
Trong 86 tàu được lưu trữ trong hồ sơ tai
nạn do hệ động lực tàu cá gây ra từ năm 2011
đến năm 2016 thì có tổng cộng 46 trường hợp
hư hỏng là do máy chính, 14 trường hợp là do
hộp số, 06 trường hợp là do hệ trục chân vịt,
25 trường hợp là do chân vịt gây ra. Cụ thể đối
với máy chính các sự cố thường gặp là do hỏng
nắp xy lanh, trục khuỷu bị gãy, xéc măng, pis-
ton, xy lanh bị bó kẹt, lò xo xupap bị gãy, bơm
cao áp của động cơ bị bó kẹt, đường dẫn dầu
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111
bôi trơn bị tắt, hệ thống làm mát máy chính bị
hỏng, nước lọt vào xy lanh qua lỗ vòi phun,..
Đối với hộp số các hư hỏng thường gặp là gãy
trục hộp số, bánh răng của hộp số bị vỡ, ổ lăn
của trục hộp số bị hỏng, đầu trục hộp số bị tuột
ren, bu lông đầu mặt bích hộp số bị hỏng, hộp
số thiếu dầu, nước tràn vào hộp số,.. Đối với hệ
trục chân vịt các hư hỏng thường gặp là chân
vịt bị biến dạng do va phải vật cứng trôi nổi
trên biển, trục chân vịt bị gãy, rơi chân vịt [1].
Thống kê trên cho thấy, các sự cố hư hỏng
xảy ra ở phần hệ động lực tàu cá rất phức tạp và
do các nguyên nhân sau: áp suất dầu bôi trơn,
nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ khí xả, hư hỏng
hộp số, hư hỏng hệ trục do dao động gây ra. Vì
vậy, chọn các thông số giám sát phải thể hiện
và đại diện cho các trường hợp hư hỏng này.
3.1. Thông số giám sát an toàn kỹ thuật máy
chính
(1) Áp suất dầu bôi trơn
Hình 3. Hệ thống bôi trơn [2] .
Theo sơ đồ trên hình 3, nếu áp suất dầu bôi
trơn chỉ thị ở đồng hồ 7 nằm ngoài ngưỡng là
do các nguyên nhân:
- Dưới mức cho phép:
+ Thiếu dầu bôi trơn: Dầu mất độ nhớt do
quá hạn, lẫn nước hoặc nhiên liệu
+ Hỏng bơm số 5: Tắc lọc, đường ống trước
hoặc vỡ đường ống sau đồng hồ
+ Khe hở các cặp lắp ghép vượt quá mức
cho phép
- Vượt ngưỡng cho phép:
+ Dầu bôi trơn quá đặc
+ Tắc đường ống sau đồng hồ
Hậu quả là: chỉ trong một thời gian rất ngắn,
các cặp lắp ghép ma sát bị phá hủy, đặc biệt
các ổ đỡ trục khuỷu, động cơ bị tê liệt hầu như
không thể khắc phục. Như vậy, áp suất dầu bôi
trơn là thông số cảnh báo số cần thiết để giám
sát tình trạng kỹ thuật của máy chính.
(2) Nhiệt độ nước làm mát
Hình 4. Hệ thống làm mát [2] .
112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
Theo sơ đồ hình 4, nếu nhiệt độ nước tại
nhiệt kế 15 vượt ngưỡng do các nguyên nhân:
- Thiếu nước ngọt trong két 16 hoặc hỏng
bộ điều tiết nhiệt 19
- Hỏng bình sinh hàn 20 hoặc hỏng bơm
nước mặn 5
- Động cơ quá tải
Hậu quả là: Động cơ bị quá tải nhiệt, biến
dạng, nứt vỡ nắp xi lanh, sơ mi xy lanh, phá
hủy màng dầu bôi trơn dẫn đến cháy bề mặt
ma sát, động cơ ngừng hoạt động và việc khắc
phục sự cố đặc biệt khó khăn hoặc không thể
khắc phục. Vì vậy, nhiệt độ nước ngọt làm mát
động cơ được coi là thông số cảnh báo sự cố.
(3) Nhiệt độ khí xả
Nhiệt độ khí xả của động cơ diesel đồng
biến theo theo tốc độ và tải của động cơ [5]
Trên hình 5: Nhiệt độ khí xả vượt ngưỡng
cho phép hầu hết là do quá tải, ngoài ra còn có
thể do sai lệch góc phun sớm, nứt miệng vòi
phun gây cháy rớt. Hậu quả là gây quá tải nhiệt
hoặc cả cơ và nhiệt gây biến dạng, nứt vỡ nắp
và sơ mi xy lanh, động cơ ngừng hoạt động và
việc khắc phục cực kỳ khó khăn hoặc không
thể khắc phục khi thiếu phụ tùng thay thế và
dụng cụ chuyên dùng.
Hình 5. Đặc tính nhiệt độ khí xả theo tải động cơ YANMAR
(4) Dao động của vỏ máy
Đối với động cơ máy chính tàu cá nếu có
số vòng quay lớn hơn 200 vòng/phút thì chọn
thông số giám sát là biên độ của vận tốc dao
động ngang được đo trên vỏ của máy chính
(cả phần bên trên và dưới của vỏ máy). Thông
số này phải nằm trong giới hạn cho phép là
15mm/s, trong miền tần số 4Hz-200Hz [4].
3.2. Thông số giám sát an toàn kỹ thuật hộp số
Thông số cảnh báo sự cố hộp số được chọn
là áp suất dầu, đây là thông số đảm bảo sự làm
việc của hệ điều khiển thủy lực. Ngoài ra, các
sự cố về hệ cơ (khớp nối, bánh răng, ổ đỡ)
được giám sát bởi thông số vận tốc dao động
ngang trong vùng tần số 4Hz-1KHz với biên độ
giới hạn là 7mm/s [4].
3.3. Thông số giám sát an toàn kỹ thuật hệ trục
chân vịt
Hệ trục giống như xương sống của con tàu
và có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến
năng lực hoạt động của tàu. Trong một chừng
mực nhất định, độ tin cậy của hệ trục quyết
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113
định độ tin cậy của toàn bộ thiết bị năng lượng
tàu, vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề
thiết kế, chế tạo, lắp ráp cũng như sử dụng hệ
động lực tàu. Sự cố khi vận hành khai thác hệ
trục thường dẫn đến các công việc sửa chữa rất
phức tạp và có thể là nguyên nhân gây ra nạn
đắm tàu khi gặp gió bão.
(1) Dao động hệ trục
- Nguồn kích động
+ Từ máy chính: Khi động cơ hoạt động,
các lực và mô men tác động lên cơ cấu truyền
lực (piston, thanh truyền, trục khuỷu) gồm: Áp
lực khí cháy, lực quán tính, trọng lực của các
chi tiết, lực ma sát, phản lực liên kết của các
chi tiết. Trong đó, đáng kể nhất là lực khí cháy,
lực quán tính và phản lực. Chúng là nguồn kích
động gây dao động của trục khuỷu. Thành phần
gây ra lực quán tính chuyển động quay (do khối
lượng của cổ biên, má khuỷu và phần tham gia
chuyển động quay của thanh truyền gây ra) đặt
tại tâm cổ biên. Lực này tác dụng trực tiếp lên
trục khuỷu và phản lực tại ổ đỡ, là nguồn gây
dao động của trục khuỷu nói riêng và hệ trục
nói chung.
+ Từ hệ trục chân vịt: Hệ trục tàu cá bao
gồm mặt bích hộp số, trục chân vịt, chân vịt
và ổ đỡ trục, trong đó trục chân vịt là bộ phận
cơ bản quan trọng nhất, đóng vai trò trung gian
giữa máy chính và thiết bị đẩy trong toàn bộ
hệ động lực. Trục có chức năng truyền mômen
xoắn từ máy chính đến thiết bị đẩy (chân vịt)
và nhận lực đẩy của chân vịt truyền qua gối đỡ
chặn đến kết cấu thân tàu để khắc phục sức cản
của nước làm cho tàu chuyển động theo một
hướng xác định. Chân vịt hoạt động trong trạng
thái chịu lực và mô men rất phức tạp và luôn
không ổn định là nguồn gây dao động hệ trục.
+ Từ dao động vòm đuôi vỏ tàu: Dao động
vòm đuôi tàu do nhiều nguyên nhân như sự
hoạt động của chân vịt, áp lực nước, hiệu ứng
hồi chuyển của các thiết bị trong buồng máy,
độ chính xác trong chế tạo và lắp đặt hệ trục,
tình trạng kỹ thuật hệ trục.
- Thông số cảnh báo được chọn là biên độ
của vận tốc dao động ngang, không chọn dao
động xoắn vì khó đo và đòi hỏi thiết bị đắt tiền.
Vận tốc dao động phản ánh độ đồng tâm của hệ
trục, khe hở lắp ghép trục và ổ đỡ,.. Như thế,
nếu biên độ vận tốc dao động vượt ngưỡng cho
phép thì chắc chắn sẽ xảy ra sự cố hệ trục. Đối
với hệ trục tàu cá thông thường không có gối
đỡ độc lập vì vậy phần dao động của hệ trục sẽ
được đo và giám sát thông qua hộp số như đã
trình bày ở mục 3.2.
(2) Nhiệt độ gối đỡ
Nhiệt độ gối đỡ phản ánh trạng thái ma
sát giữa trục và ổ đỡ: Khe hở lắp ghép và tình
trạng bôi trơn, nhiệt độ này vượt ngưỡng sẽ gây
sự cố hệ trục. Đối với hệ động lực không có
gối đỡ trung gian như tàu cá thì không sử dụng
thông số này.
Như vậy các thông số được lựa chọn để
cảnh báo sự cố hệ động lực tàu cá bao gồm:
- Máy chính: Áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ
khí xả, nhiệt độ nước làm mát, dao động của
vỏ máy.
- Hộp số: Áp suất dầu thủy lực; Dao động
trục hộp số.
- Hệ trục chân vịt: Dao động hệ trục.
Việc chọn các thông số trên để giám sát hệ
động lực tàu cá xa bờ về cơ bản sẽ phát hiện và
chẩn đoán được sớm các triệu chứng hư hỏng
của hệ động lực giúp tàu hoạt động an toàn và
hiệu quả.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm phi nhân thọ - Bảo Việt Khánh Hòa – hồ sơ lưu trữ.
2. Phùng Minh Lộc (2015), Động cơ đốt trong tàu thủy, Đại học Nha Trang.
3. Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành (2012), Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật, Trường Đại học Bách
Khoa Đà Nẵng.
4. Det Norske Veritas, Vibration class: Part 6 chapter 15 2004, Norway 2011
5. K. Mollenhauer, H. Tschoeke, Handbook of Diesel Engines, DOI 10.1007/978-3-540-89083-6, Springer-
Verlag Berlin Heidelberg 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_cac_thong_so_canh_bao_su_co_he_dong_luc_tau_ca_xa_b.pdf