Không giống với hành vi của công ty
Honda, hành vi định giá lũng đoạn của các
doanh nghiệp chuẩn công ích lại là một
trường hợp khác. Hiện nay, hầu hết các
doanh nghiệp chuẩn công ích ở Việt Nam
đều là doanh nghiệp nhà nước, vị trí lũng
đoạn hoàn toàn không phải do tự thân đạt
được mà là dựa trên quy định của pháp luật
mà thành. Vì vậy, đối với loại hình doanh
nghiệp này không cần đưa ra vấn đề hồi thu
kinh doanh. Ngoài ra, do hàng hóa và dịch
vụ do doanh nghiệp chuẩn công ích cung
cấp có tính chuẩn công ích và tính dịch vụ
phổ biến nên các thành viên xã hội bất luận
giàu hay nghèo, bất luận cư trú ở khu vực
nào cũng đều cần được tạo điều kiện tiếp cận
các hàng hóa, dịch vụ này. Nói cách khác,
trong các ngành loại hình chuẩn công ích,
lợi ích của người tiêu dùng là điều bất khả
hy sinh. Trong trường hợp này, Chính phủ
cần đảm bảo hài hòa hai yếu tố, đó là nhu
cầu của người tiêu dùng và lợi nhuận hợp lý
của nhà sản xuất. Trên đồ thị, D chính là
điểm cân bằng của hai yếu tố này. Do doanh
nghiệp luôn mong muốn đạt đến trạng thái
B nên vai trò của Chính phủ là đảm bảo hình
thành và duy trì trạng thái D. Chính phủ cần
sử dụng các biện pháp kiểm soát giá như cơ
chế giá chỉ đạo hoặc cơ chế giá trần đối với
các doanh nghiệp chuẩn công ích. Về vấn đề
này, pháp luật Việt Nam sử dụng mô thức
quy tắc ngành, tức là Luật Cạnh tranh không
có quy định trực tiếp đối với việc kiểm soát
định giá của các doanh nghiệp chuẩn công
ích mà xem nó là đối tượng điều chỉnh của
các luật chuyên ngành như Luật Điện lực,
Luật Viễn thông, Luật Đường sắt Hiện
nay, rất nhiều nước đã sử dụng mô thức này
bởi vì bản thân Luật Chống lũng đoạn trong
các lĩnh vực chuyên môn có thể không đủ
để kiểm soát vị trí trên thị trường của doanh
nghiệp chuẩn công ích; ngược lại, quy tắc
ngành lại có tính mục tiêu rõ ràng, trong
nhiều trường hợp đều trao cho cơ quan quản
lý ngành thực thi việc kiểm soát giá, từ đó
có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề phát sinh
trong nội bộ ngành10. Ở điểm này có thể nói,
quy định của pháp luật Việt Nam tương đối
phù hợp với trào lưu của thế giới hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn chính sách cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 11(315) T6/2016
CHÑNH SAÁCH
LÛÅA CHOÅN CHÑNH SAÁCH CAÅNH TRANH
TRONG BÖËI CAÃNH HÖÅI NHÊÅP KINH TÏË HIÏåN NAY
ĐÀO NgọC Báu*
Luật Cạnh tranh của bất cứ quốc gia nào cũng là sự thể hiện cụ thể chính
sách cạnh tranh của quốc gia đó. Luật Cạnh tranh Việt Nam hiện nay hướng
đến bảo vệ cạnh tranh tự do, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, đồng thời hướng
đến mục tiêu công bằng đối với các chủ thể cạnh tranh. Tuy nhiên, trong bối
cảnh hội nhập kinh tế, nếu quá tập trung vào cạnh tranh tự do sẽ không thể
hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh quốc tế và vì vậy,
không nâng cao được năng lực cạnh tranh quốc gia. Trên cơ sở phân tích
những thay đổi của các lý thuyết kinh tế đương đại, học tập kinh nghiệm nước
ngoài và từ thực tế Việt Nam, bài viết đề xuất một số mục tiêu có thể lựa chọn
cho chính sách cạnh tranh của nước ta.
1. Từ cạnh tranh tự do đến cạnh tranh
hữu hiệu
Cạnh tranh hữu hiệu (workable competition)
là chỉ cạnh tranh có thể mang lại kết quả thị
trường hoặc thành tích thị trường hữu hiệu.
Trong quá trình tìm kiếm biện pháp thực
hiện cạnh tranh hữu hiệu, kinh tế học có
hai trường phái nổi bật, đó là trường phái
Harvard và trường phái Chicago. Trường
phái Harvard thông qua phân tích mô hình
S-C-P (Structure – Conduct – Performance),
còn được gọi là mô hình Cấu trúc – Hành vi
– Kết quả, cho rằng mức độ tập trung thị
trường càng cao thì sức thống lĩnh của các
doanh nghiệp lớn càng mạnh, nền kinh tế sẽ
phải chịu sự xâm hại ác tính của lũng đoạn.
Chính vì vậy, trường phái Harvard chủ
trương để duy trì cạnh tranh hữu hiệu thì cần
xây dựng chế độ kiểm soát trạng thái cạnh
tranh (còn được gọi là “chủ nghĩa kết cấu”),
không chỉ tiến hành kiểm soát đối với hành
vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp, mà
còn cho phép điều chỉnh đối với kết cấu thị
trường không có lợi cho sự triển khai cạnh
tranh. Phương pháp chủ yếu của “chủ nghĩa
kết cấu” là phân chia doanh nghiệp lũng
đoạn thành những doanh nghiệp nhỏ hơn và
cấm sáp nhập, từ đó có thể phục hồi và
duy trì trật tự thị trường cạnh tranh. Từ sau
Thế chiến thứ hai đến những năm 70 của thế
kỷ 20, nước Mỹ đã từng là quốc gia thực
hiện “chủ nghĩa kết cấu” triệt để nhất. Tuy
nhiên, từ sau những năm 1970, trường phái
Chicago ngày càng phát huy vai trò quan
trọng và dần thay thế trường phái Harvard.
Trường phái này không thừa nhận lý luận
* TS. Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 11(315) T6/2016
CHÑNH SAÁCH
Cấu trúc - Hành vi - Kết quả, cho rằng lợi
nhuận lũng đoạn là kết quả của cạnh tranh
thị trường, doanh nghiệp đại quy mô là kết
quả của sự tiến bộ của doanh nghiệp về mặt
tổ chức và kỹ thuật, đối với nhà sản xuất và
người tiêu dùng đều có những điểm tốt như
nhau.
Độc quyền và cạnh tranh đều có tính hai
mặt. Trên phương diện độc quyền, ảnh
hưởng tiêu cực của nó là dễ tạo thành hiện
tượng giảm sản lượng, tăng giá, từ đó làm
giảm hiệu suất phân phối tài nguyên. Tuy
nhiên, độc quyền vẫn có những tác dụng tích
cực như có thể hình thành nên kinh tế quy
mô, doanh nghiệp có kinh tế quy mô sẽ có
khả năng thúc đẩy tiến bộ và sáng tạo kỹ
thuật. Trong một số ngành đòi hỏi kỹ thuật
cao như sản xuất máy bay, máy tính, viễn
thông, các doanh nghiệp cần phải có quy
mô lớn mới có thể đầu tư cho nghiên cứu và
khai phá, từ đó mới có khả năng sản xuất ra
những sản phẩm mới, số lượng nhiều, chi
phí sản xuất được giảm thiểu. Như vậy, nếu
sử dụng Luật Cạnh tranh để tiêu trừ các
doanh nghiệp độc quyền thì cũng giống như
“giết con ngỗng đẻ trứng vàng”, là cách suy
nghĩ thiếu tầm nhìn xa trông rộng1. Trên
phương diện cạnh tranh, không thể phủ nhận
cạnh tranh có vai trò tối ưu hóa phân phối
tài nguyên, giảm giá thành, khuyến khích
sáng tạo, nhưng nếu quá đề cao cạnh
tranh sẽ dẫn đến cạnh tranh tự do quá mức,
không có lợi đối với việc nâng cao sức cạnh
tranh của ngành và của doanh nghiệp, kết
quả sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh quốc
gia. Hiện trạng kinh tế Mỹ những năm 70,
80 của thế kỷ 20 là ví dụ rõ nét. Do khi đó
nước Mỹ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do
kinh tế và dân chủ kinh tế, cơ quan tư pháp
Mỹ chủ trương “bảo vệ cạnh tranh chứ
không phải bảo vệ chủ thể cạnh tranh”2,
không ngần ngại hy sinh hiệu quả, lợi ích
kinh tế để có được cạnh tranh tự do. Thực
tiễn tư pháp giai đoạn này cho thấy, Tòa án
đã nhiều lần đưa ra phán quyết về việc phân
tách một số công ty lũng đoạn hóa, điển hình
như Công ty chứng khoán phương Bắc
(Northern Securities Company), Công ty
Standard Oil, Công ty Atlantic Telephone
and Telegraph. Nhiều học giả cho rằng, đây
chính là nguyên nhân dẫn đến nước Mỹ
không có doanh nghiệp đủ lớn, và hệ quả là
sự thất sủng của các doanh nghiệp Mỹ so
với các doanh nghiệp Nhật Bản và Tây Âu
trong quá trình cạnh tranh quốc tế những
năm 70, 80 của thế kỷ trước. Chính vì vậy,
nước Mỹ đã nhanh chóng điều chỉnh chính
sách cạnh tranh, không xem cạnh tranh tự
do là mục tiêu hàng đầu nữa mà thay vào đó
là chính sách cạnh tranh hữu hiệu.
Do độc quyền và cạnh tranh đều có hai
mặt ưu điểm và nhược điểm nên việc đồng
thời phát huy vai trò tổng hợp của hai yếu tố
này là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, vấn đề là
giữa độc quyền và cạnh tranh luôn tồn tại
“xung đột Marshall” (Marshall Dilema), tức
là trong quá trình tìm kiếm kinh tế quy mô,
doanh nghiệp do tập trung sản xuất sẽ dẫn
đến xuất hiện độc quyền, mà độc quyền là
sự phủ định của cạnh tranh, cuối cùng làm
cho giá cả trên thị trường chịu sự khống chế
nhân tạo và toàn bộ nền kinh tế mất đi hoạt
lực cạnh tranh. Cạnh tranh hữu hiệu thực
chất là sự dung hòa tối ưu giữa kinh tế quy
mô và hoạt lực cạnh tranh, từ đó có thể tối
ưu hóa việc phân phối tài nguyên và nâng
cao hiệu suất kinh tế.
Kinh tế quy mô là chỉ hiện tượng chi phí
bình quân của doanh nghiệp sẽ giảm xuống
theo sự mở rộng của quy mô sản xuất, là một
trong những biện pháp để nâng cao hiệu suất
kinh tế của doanh nghiệp và tối ưu hóa phân
phối tài nguyên xã hội. Hoạt lực cạnh tranh
là chỉ cường độ và sức cạnh tranh của doanh
1 Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, Nxb. Phát triển, Trung Quốc, 1993, tái bản lần thứ 12, tr. 913 (bản tiếng
Trung).
2 Vụ án Brown Shoe Co. v. United States, 370 US 294, (1962).
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 11(315) T6/2016
CHÑNH SAÁCH
nghiệp. Độc quyền thường có tính kinh tế
quy mô, vì vậy quan hệ giữa kinh tế quy mô
và hoạt lực cạnh tranh thường được xem là
quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh. Để
đạt được sự dung hòa giữa kinh tế quy mô
và hoạt lực cạnh tranh, trường phái Chicago
chủ trương chỉ điều chỉnh các hành vi hạn
chế cạnh tranh, trạng thái lũng đoạn đơn
thuần không đương nhiên bị cấm. Vì vậy,
phương pháp của trường phái Chicago còn
được gọi là “chủ nghĩa hành vi”, bắt đầu có
ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ từ những năm 1980.
Đến nay, “chủ nghĩa hành vi” đã trở thành
trào lưu chủ yếu của việc thực hiện cạnh
tranh hữu hiệu, được pháp luật chống lũng
đoạn ở nhiều nước trên thế giới sử dụng.
Luật Cạnh tranh Việt Nam không trực
tiếp quy định mục tiêu của chính sách cạnh
tranh mà chỉ đề cập một cách gián tiếp tại
Điều 4, cụ thể là “Doanh nghiệp được tự do
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà
nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp
trong kinh doanh”. Từ quy định này có thể
thấy mục tiêu của Luật Cạnh tranh là duy trì
cạnh tranh tự do mà không phải là cạnh tranh
hữu hiệu. Nói cách khác, Luật này chú trọng
vào bảo hộ cạnh tranh mà không phải là nhấn
mạnh vào thúc đẩy cạnh tranh hữu hiệu. Từ
vụ Vinapco3 có thể thấy thực tiễn tư pháp
Việt Nam cũng dựa trên quan điểm này.
Trong vụ việc này, đồng thời với việc ra
Quyết định phạt tiền ở mức rất lớn, Hội đồng
Xử lý vụ việc cạnh tranh còn đề xuất với cơ
quan quản lý nhà nước phân tách Vinapco
thành công ty độc lập với công ty mẹ là Hãng
Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines). Sau đó, Vietnam Airlines đã ra
thông báo phản đối biện pháp phân tách nói
trên, bởi vì nếu như vậy sẽ làm tổn hại cơ sở
thiết yếu của hãng này và sẽ tạo ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với sự vận hành bình
thường của toàn bộ ngành hàng không. Sau
đó, Hội đồng Cạnh tranh đã sửa đổi đề nghị
của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh thành
đề nghị cho phép các công ty khác tham gia
thị trường nhiên liệu hàng không. Không lâu
sau đó, Bộ Giao thông vận tải đã cấp giấy
phép cho Công ty cổ phần nhiên liệu bay
(Petrolimex) tham gia thị trường, hình thành
nên cục diện cạnh tranh mới của thị trường
xăng dầu hàng không Việt Nam. Như vậy có
thể thấy, kiến nghị của Hội đồng Xử lý vụ
việc cạnh tranh và kiến nghị của Hội đồng
Cạnh tranh đều có mục tiêu tạo sự thay đổi
về kết cấu thị trường, đả phá kết cấu thị
trường độc quyền, hướng đến kết cấu thị
trường cạnh tranh tự do. Điều không thể phủ
nhận là hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nhà
nước của Việt Nam có hiệu quả kinh doanh
rất kém, dẫn đến hiểu lầm rằng kinh tế khó
khăn chính là hậu quả của độc quyền, trong
khi nguyên nhân thực chất là do sự yếu kém
của cơ chế quản lý doanh nghiệp độc quyền.
Từ quan điểm cạnh tranh hữu hiệu, chúng tôi
có đề xuất như sau:
- Thứ nhất, cần thận trọng khi sử dụng
chế tài chia tách doanh nghiệp. Nhìn về
tổng thể, kết cấu thị trường Việt Nam hiện
nay vẫn thuộc loại hình cạnh tranh phân tán,
mức độ tập trung thấp, vừa không có lợi đối
với hoạt động sáng tạo kỹ thuật của doanh
nghiệp, vừa không tạo ra được sức cạnh
tranh quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa
kinh tế. Vì vậy, nếu phản đối kết cấu độc
quyền cũng có nghĩa là phản đối kinh tế quy
mô, kinh tế phạm vi và cản trở sáng tạo kỹ
thuật, toàn bộ nền kinh tế sẽ mất đi nguồn
động lực tăng trưởng4. Trong số các hình
thức chế tài được quy định tại Điều 117 Luật
Cạnh tranh có biện pháp chia tách doanh
nghiệp, là một trong những biểu hiện điển
hình của chủ nghĩa kết cấu. Chúng tôi cho
3 Vụ kiện phát sinh từ việc Vinapco ngưng cung cấp xăng cho các máy bay của Jetstar vào ngày 1/4/2008 dẫn đến hậu
quả hàng loạt máy bay của Jetstar phải “nằm sân” còn hành khách của Jetstar thì phải “nằm vạ nằm vật” tại các sân bay
do hoãn, hủy chuyến.
4 Thạch Tuấn Hoa, Chống lũng đoạn và sự phát triển kinh tế Trung Quốc: Nghiên cứu chính sách chống lũng đoạn Trung
Quốc thời kỳ chuyển đổi, Nxb. Khoa học kinh tế, 2013, tr. 250.
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 11(315) T6/2016
CHÑNH SAÁCH
rằng, biện pháp này chỉ nên hạn chế áp dụng
đối với việc kiểm soát tập trung kinh tế. Căn
cứ vào quy định của Điều 18 và Điều 20
Luật Cạnh tranh, nếu thị phần kết hợp của
các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
chiếm trên 50% trên thị trường liên quan thì
việc tập trung kinh tế sẽ bị cấm, nếu chiếm
từ 30% đến 50% thị phần thì doanh nghiệp
phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh
tranh và chỉ sau khi được cơ quan này đồng
ý thì việc tập trung kinh tế mới được tiến
hành. Nếu doanh nghiệp không thực hiện
đúng quy định này thì cơ quan chấp pháp
cạnh tranh có thể sử dụng biện pháp chế tài
hành chính phục hồi nguyên trạng. Trong
trường hợp này, việc chia tách doanh nghiệp
là biện pháp trừng phạt đối với hành vi tập
trung kinh tế vi phạm pháp luật mà không
phải là biện pháp chế tài theo cách hiểu của
chủ nghĩa kết cấu.
- Thứ hai, sử dụng mô thức quản chế
tiếp nhập để cải cách doanh nghiệp loại
hình “public utilities” (doanh nghiệp chuẩn
công ích hoạt động trong các lĩnh vực như
cung cấp điện, nước, khí đốt, viễn thông,
giao thông công cộng)5. Có hai con đường
chủ yếu để thực hiện cải cách thị trường hóa
doanh nghiệp chuẩn công ích, một là, mô
thức phân ly kết cấu theo chiều dọc, tức là
phân tách quyền nắm giữ mạng lưới cơ sở
thiết yếu ra khỏi quyền cung cấp dịch vụ dựa
trên cơ sở thiết yếu đó, từ đó bảo đảm cho
tất cả các nhà cung ứng đều có quyền sử
dụng cơ sở thiết yếu một cách bình đẳng; hai
là, mô thức nhất thể hóa theo chiều dọc kết
hợp với tự do gia nhập, còn được gọi là mô
thức quản chế tiếp nhập, tức là không yêu
cầu tiến hành tổ chức lại đối với doanh
nghiệp độc quyền hiện có nhưng cho phép
các đối thủ cạnh tranh khác gia nhập lĩnh
vực thị trường có tính cạnh tranh6 (xem sơ
đồ dưới đây).
5 “Public Utilities” là khái niệm chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, cung cấp các sản phẩm
có tính dịch vụ phổ biến cho xã hội như điện, nước, viễn thông, giao thông công cộng... “Public Utilities” không phải là
doanh nghiệp công ích mà là chủ thể kinh doanh có mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, do sản phẩm mà nó cung cấp có tính
dịch vụ phổ biến nên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội và lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy, hàng
hóa do loại hình doanh nghiệp này cung cấp có tính “chuẩn công ích”, tức là tựa hồ như công ích nhưng lại có tinh chất
lợi nhuận. Hơn nữa, loại hình doanh nghiệp này thường lạm dụng vị trí chi phối thị trường mang tính đặc thù của độc
quyền tự nhiên để gây hạn chế cạnh tranh, thu lợi nhuận siêu ngạch.
6 Ngụy Chính Văn, Vương Hiểu Phương, Sái Khánh Châu, Nghiên cứu so sánh chính sách định giá gia nhập mạng lưới
ngành “puclic utilities”, Tạp chí Lý luận và thực tiễn giá cả, Trung Quốc, số ngày 20/9/2003.
7 Vương Tuấn Hào, Đào sâu nghiên cứu cải cách ngành độc quyền của Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc,
2010, tr. 109.
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 11(315) T6/2016
CHÑNH SAÁCH
Ngoài hai phương thức nói trên, còn có
một số phương pháp cải cách doanh nghiệp
chuẩn công ích khác như chế độ liên hợp sở
hữu, phân ly quyền kinh doanh, chia tách
thành nhiều chủ thể độc lập với nhau8. Kinh
nghiệm của Trung Quốc về vấn đề này đáng
để chúng ta tham khảo. Thông qua phương
thức quản chế tiếp nhập nói trên, Trung
Quốc đã ngày càng có nhiều doanh nghiệp
gia nhập đội ngũ 500 doanh nghiệp mạnh
nhất trên thế giới. Theo công bố của Tạp chí
Fortune Mỹ, năm 2010, trong số 500 doanh
nghiệp mạnh nhất thế giới, Trung Quốc chỉ
có 34 doanh nghiệp, nhưng đến năm 2013,
con số này đã nhanh chóng tăng lên 95
doanh nghiệp, trong khi đó Việt Nam không
có bất cứ doanh nghiệp nào lọt vào danh
sách này. Trên thực tế, Việt Nam chỉ có một
công ty lọt vào danh sách 2.000 doanh
nghiệp mạnh nhất thế giới. Từ kinh nghiệm
của Trung Quốc, chúng tôi cho rằng, trong
quá trình thực hiện thị trường hóa doanh
nghiệp chuẩn công ích, Việt Nam cần thận
trọng sử dụng mô thức phân ly kết cấu theo
chiều dọc, ngược lại, cần ưu tiên sử dụng mô
thức nhất thể hóa theo chiều dọc kết hợp với
tự do gia nhập. Đồng thời, với việc thực hiện
biện pháp này, cần áp dụng nguyên tắc
“mạng lưới cùng hưởng”, tức là doanh
nghiệp nắm giữ cơ sở thiết yếu nếu không
có lý do chính đáng thì phải mở cửa hoàn
toàn thiết bị mạng lưới cho tất cả các chủ thể
kinh doanh gia nhập mạng lưới đó. Nhà
nước cũng cần có quy định đối với phí gia
nhập, từ đó đảm bảo quyền được đối đãi
bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh.
2. Từ ưu tiên công bằng đến ưu tiên hiệu
suất kinh tế
Thông qua lịch sử phát triển của luật
chống lũng đoạn, có thể phân quan điểm về
mục tiêu giá trị của Luật Chống lũng đoạn
thành hai loại: nhất nguyên giá trị (chỉ
hướng đến một giá trị) và đa nguyên giá trị
(cùng lúc hướng đến nhiều giá trị). Trường
phái Chicago là đại diện cho nhất nguyên
giá trị, cho rằng mục tiêu duy nhất của Luật
Chống lũng đoạn là “hiệu suất”. Đó là vì bản
thân mục tiêu đa nguyên giá trị không phải
lúc nào cũng nhất trí với nhau. Chính vì vậy,
việc theo đuổi mục tiêu đa nguyên giá trị rất
dễ dẫn đến trạng thái làm cho Luật Chống
lũng đoạn trở nên không ổn định và không
rõ ràng. Do quan điểm này đáp ứng được
nhu cầu nâng cao sức cạnh tranh quốc gia
trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, bắt đầu
từ những năm 1980, mục tiêu nhất nguyên
giá trị của trường phái Chicago đã liên tục
chiếm vị trí chủ đạo trong lựa chọn chính
sách chống lũng đoạn của Mỹ. Khác với
điều này, những người theo trường phái đa
nguyên giá trị cho rằng, ngoài việc theo đuổi
mục tiêu hiệu suất kinh tế, Luật Chống lũng
đoạn còn cần phải theo đuổi nhiều mục tiêu
khác như tự do kinh tế, phúc lợi người tiêu
dùng, bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc
đẩy nhất thể hóa thị trường, công khai và
công bằng Đó là vì các chủ thể khác nhau
có những quan điểm giá trị khác nhau, vì
vậy sẽ không có bất cứ giá trị duy nhất nào
luôn là áp đảo, có khả năng thay thế các giá
trị khác. Hiện nay, xuất phát từ yêu cầu thực
hiện nhất thể hóa thị trường, Liên minh châu
Âu và nhiều nước thành viên đều ủng hộ
mục tiêu đa nguyên giá trị. Đối với các quốc
gia chuyển đổi kinh tế, bao gồm cả Việt
Nam, ngoài nhiệm vụ kiến lập môi trường
cạnh tranh tự do, bình đẳng, Luật Chống
lũng đoạn còn phải giải quyết rất nhiều vấn
đề như kiểm soát độc quyền hành chính, bảo
vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước
tránh khỏi sự tổn hại do các hành vi “cá lớn
nuốt cá bé” của các công ty xuyên quốc gia
gây ra. Vì vậy, thể chế kinh tế và giai đoạn
phát triển kinh tế hiện nay đã quyết định đến
8 Như trên, tr. 109 - 115.
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 11(315) T6/2016
CHÑNH SAÁCH
tính đa nguyên giá trị trong mục tiêu chính
sách chống lũng đoạn của các quốc gia
chuyển đổi kinh tế9. Tuy nhiên, cần phải
thừa nhận rằng tùy từng trường hợp, một giá
trị nào đó sẽ có tính ưu tiên hơn. Vì vậy,
chính sách chống lũng đoạn cần lựa chọn
đưa ra được một mục tiêu ưu tiên phù hợp.
Trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế, Việt Nam
chủ trương thông qua thu hút đầu tư nước
ngoài, nhất là đầu tư của các công ty xuyên
quốc gia để cải thiện sản xuất trong nước và
giải quyết vấn đề vốn, thất nghiệp Đồng
thời, Chính phủ cũng hy vọng thông qua
cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của các
doanh nghiệp trong nước, từ đó nâng cao
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam. Ngoài ra, cần chú ý là số lượng doanh
nghiệp nhà nước loại hình “public utilities”
(chuẩn công ích) của Việt Nam vẫn còn
tương đối lớn, vị trí thống lĩnh thị trường của
những doanh nghiệp này chủ yếu do pháp
luật trao cho mà không phải là kết quả của
quá trình cạnh tranh. Vì vậy, đối với loại
hình doanh nghiệp này cần áp dụng các biện
pháp quy chế nghiêm khắc hơn. Từ kinh
nghiệm quốc tế và đặc thù quốc gia, chính
sách cạnh tranh của Việt Nam hiện nay nên
ưu tiên mục tiêu hiệu suất, đồng thời có tính
đến công bằng ở
một mức độ nhất
định.
Hiệu suất kinh
tế là chỉ lợi ích
kinh tế có thể đạt
được trên cơ sở
chi phí kinh tế nhất
định, bao gồm
hiệu suất sản xuất,
hiệu suất sáng tạo
và hiệu suất phân
phối. Hiệu suất sản
xuất là tỷ lệ giá trị giữa sản xuất và đầu tư
của doanh nghiệp, nó đòi hỏi trong điều kiện
kỹ thuật hiện có phải tổ chức nguồn lực ở
mức chi phí thấp nhất để tạo ra sản phẩm.
Thông thường, hiệu suất sản xuất liên quan
đến kinh tế quy mô (economy of scale), theo
đó, cùng với việc mở rộng quy mô doanh
nghiệp thì chi phí trên một đơn vị sản phẩm
sẽ giảm xuống. Hiệu suất sáng tạo là hiệu
suất về tổ chức, quản lý kỹ thuật, sáng tạo
sản xuất. Trạng thái độc quyền thường rất
khó đạt được hiệu suất sáng tạo bởi vì ngoài
sản phẩm do nhà độc quyền sản xuất, người
tiêu dùng không có bất cứ sự lựa chọn nào
khác, vì vậy nhà độc quyền không cần thiết
phải sáng tạo vẫn có thể thu được lợi nhuận
độc quyền. Hiệu suất phân phối, còn được
gọi là hiệu suất Pareto (Pareto Efficiency),
là chỉ việc dựa vào tài nguyên xã hội để sản
xuất ra hàng hóa, dịch vụ tốt nhất ở mức chi
phí cận biên (còn gọi là chi phí biên tế). Khi
hiệu suất phân phối đạt tới trạng thái tối ưu
thì được gọi là tối ưu Pareto, đó là một trạng
thái phân phối tài nguyên mà trong trường
hợp không làm cho điều kiện của bất cứ
người nào khác trở nên xấu hơn thì sẽ không
thể làm cho điều kiện của những người khác
trở nên tốt hơn (xem đồ thị dưới đây).
9 Thạch Tuấn Hoa, “Chống lũng đoạn và phát triển kinh tế Trung Quốc: Nghiên cứu chính sách chống lũng đoạn của Trung
Quốc thời kỳ chuyển đổi”, Sđd, tr. 57.
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 11(315) T6/2016
CHÑNH SAÁCH
Trong ba loại hiệu suất kinh tế nói trên,
hiệu suất sản xuất và hiệu suất sáng tạo chủ
yếu liên quan đến kết cấu thị trường, là yếu
tố rất quan trọng đối với việc lựa chọn chính
sách cạnh tranh. Tuy nhiên, từ góc độ hành
vi cạnh tranh, hiệu suất Pareto là quan trọng
nhất. Ở đồ thị trên, F được gọi là điểm cải
tiến Pareto bởi vì nếu từ trạng thái phân phối
ở điểm này tới trạng thái phân phối ở điểm
khác, trong trường hợp không làm cho điều
kiện của bất cứ người nào khác trở nên xấu
đi nhưng ít nhất vẫn có thể làm cho điều
kiện của một người nào đó trở nên tốt hơn.
Đường cong trên đồ thị được gọi là trạng
thái “tối ưu Pareto”, theo đó tất cả các điểm
nằm trên đường cong này đều là điểm “tối
ưu Pareto”. Ở vị trí điểm A, lợi ích của
doanh nghiệp lũng đoạn là tối thiểu còn lợi
ích của người tiêu dùng và các chủ thể kinh
doanh khác đạt được mức tối đa. Vị trí điểm
B biểu thị kết quả ngược lại, tối đa hóa lợi
ích của doanh nghiệp lũng đoạn nhưng lại
tối thiểu hóa lợi ích của người tiêu dùng. Vị
trí điểm D được xem là điểm công bằng
nhất, theo đó lợi ích của doanh nghiệp lũng
đoạn và lợi ích của người tiêu dùng có xu
hướng tiến tới cân bằng 50-50. Tuy nhiên,
cần chú ý là công bằng chỉ là khái niệm
tương đối và có tính không xác định. Chẳng
hạn, doanh nghiệp dựa vào các biện pháp
như sáng tạo kỹ thuật, nghiên cứu khai phá,
hợp lý hóa sản xuất mà đạt được thành công
trong quá trình cạnh tranh khốc liệt và trở
thành chủ thể lũng đoạn, sau đó doanh
nghiệp thực hiện hành vi định giá lũng đoạn,
từ đó đạt được lợi nhuận lũng đoạn, nhưng
đồng thời lại tạo ra tổn hại nhất định đối với
lợi ích người tiêu dùng. Trên đồ thị, trường
hợp này thuộc vào vị trí của điểm B. Ở điểm
này, lợi nhuận lũng đoạn cần phải được xem
là hồi thu tương ứng đối với thắng lợi mà
doanh nghiệp đã đạt được trong quá trình
cạnh tranh. Như thế, mặc dù nhìn từ góc độ
tổng thể xã hội, hành vi này tạo ra tổn hại
cho người tiêu dùng và các chủ thể kinh
doanh khác, nhưng nếu nhìn từ góc độ
doanh nghiệp lũng đoạn thì đó mới là sự
công bằng. Ngoài ra, trên phương diện kết
cấu thị trường, bản thân lợi nhuận lũng đoạn
(đặc biệt là lợi nhuận độc quyền) cũng sẽ
thúc đẩy đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia
nhập cuộc chơi cạnh tranh, từ đó lại có tác
dụng tích cực đối với việc thực hiện mục
tiêu cạnh tranh hữu hiệu. Thị trường xe máy
Việt Nam là một ví dụ điển hình. Đầu những
năm 1990, Honda là công ty tiên phong gia
nhập thị trường xe máy Việt Nam, nhanh
chóng tạo nên “cơn sốt Honda”, đã có lúc
chiếm đến 90% thị phần xe máy Việt Nam.
Khi đó, giá một chiếc xe máy Honda đặc
biệt cao, rất ít người có thể mua được. Tuy
nhiên, chính lợi nhuận siêu ngạch này đã thu
hút các nhà sản xuất Nhật Bản khác như
Suzuki, Yamaha nhanh chóng gia nhập thị
trường này. Đặc biệt là năm 1999, dựa trên
ưu thế mỗi chiếc xe chỉ có giá bằng 30% đến
50% xe máy Nhật Bản, những hãng xe
Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm lĩnh
50% thị phần thị trường xe máy Việt Nam.
Kết quả là thị trường xe máy Việt Nam bước
vào thời kỳ hoàng kim, từ nông thôn tới
thành thị người người đều có xe máy, làm
cho Việt Nam trở thành “vương quốc xe
máy”. Rõ ràng là sự gia nhập thị trường của
các hãng xe máy Trung Quốc đã phá vỡ cục
diện lũng đoạn thị trường Việt Nam của xe
máy Nhật Bản và đã mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng. Ở điểm này có thể nói cục
diện thị trường những năm 1990 có tính
công bằng đối với công ty Honda, còn cục
diện thị trường những năm 2000 có tính
công bằng đối với người tiêu dùng. Như vậy,
hành vi định giá cao lũng đoạn của Honda
hoàn toàn không phải là vi phạm pháp luật
mà ngược lại cần được xem là hành vi đã
mang lại hiệu ích kinh tế, không thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật Chống lũng đoạn.
Không giống với hành vi của công ty
Honda, hành vi định giá lũng đoạn của các
doanh nghiệp chuẩn công ích lại là một
50
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 11(315) T6/2016
CHÑNH SAÁCH
trường hợp khác. Hiện nay, hầu hết các
doanh nghiệp chuẩn công ích ở Việt Nam
đều là doanh nghiệp nhà nước, vị trí lũng
đoạn hoàn toàn không phải do tự thân đạt
được mà là dựa trên quy định của pháp luật
mà thành. Vì vậy, đối với loại hình doanh
nghiệp này không cần đưa ra vấn đề hồi thu
kinh doanh. Ngoài ra, do hàng hóa và dịch
vụ do doanh nghiệp chuẩn công ích cung
cấp có tính chuẩn công ích và tính dịch vụ
phổ biến nên các thành viên xã hội bất luận
giàu hay nghèo, bất luận cư trú ở khu vực
nào cũng đều cần được tạo điều kiện tiếp cận
các hàng hóa, dịch vụ này. Nói cách khác,
trong các ngành loại hình chuẩn công ích,
lợi ích của người tiêu dùng là điều bất khả
hy sinh. Trong trường hợp này, Chính phủ
cần đảm bảo hài hòa hai yếu tố, đó là nhu
cầu của người tiêu dùng và lợi nhuận hợp lý
của nhà sản xuất. Trên đồ thị, D chính là
điểm cân bằng của hai yếu tố này. Do doanh
nghiệp luôn mong muốn đạt đến trạng thái
B nên vai trò của Chính phủ là đảm bảo hình
thành và duy trì trạng thái D. Chính phủ cần
sử dụng các biện pháp kiểm soát giá như cơ
chế giá chỉ đạo hoặc cơ chế giá trần đối với
các doanh nghiệp chuẩn công ích. Về vấn đề
này, pháp luật Việt Nam sử dụng mô thức
quy tắc ngành, tức là Luật Cạnh tranh không
có quy định trực tiếp đối với việc kiểm soát
định giá của các doanh nghiệp chuẩn công
ích mà xem nó là đối tượng điều chỉnh của
các luật chuyên ngành như Luật Điện lực,
Luật Viễn thông, Luật Đường sắt Hiện
nay, rất nhiều nước đã sử dụng mô thức này
bởi vì bản thân Luật Chống lũng đoạn trong
các lĩnh vực chuyên môn có thể không đủ
để kiểm soát vị trí trên thị trường của doanh
nghiệp chuẩn công ích; ngược lại, quy tắc
ngành lại có tính mục tiêu rõ ràng, trong
nhiều trường hợp đều trao cho cơ quan quản
lý ngành thực thi việc kiểm soát giá, từ đó
có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề phát sinh
trong nội bộ ngành10. Ở điểm này có thể nói,
quy định của pháp luật Việt Nam tương đối
phù hợp với trào lưu của thế giới hiện nay.
Tóm lại, từ quan điểm ưu tiên hiệu suất
kinh tế có tính đến công bằng ở mức độ nhất
định, chúng tôi kiến nghị tiếp tục duy trì cơ
chế kiểm soát định giá đối với các doanh
nghiệp chuẩn công ích như hiện nay. Đối với
các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường nhưng không phải doanh nghiệp
chuẩn công ích thì cần trao quyền tự do định
giá cho doanh nghiệp, ngay cả khi doanh
nghiệp tăng giá làm tổn hại đến lợi ích của
người tiêu dùng thì hành vi này vẫn phải
được xem là hợp pháp. Vì vậy, quy định tại
khoản 2, Điều 13 Luật Cạnh tranh về giá
lũng đoạn, coi hành vi định giá lũng đoạn là
vi phạm Luật Cạnh tranh, là không cần thiết,
cần loại bỏ11 n
10 Diêu Bảo Tùng, Nghiên cứu quy chế pháp luật chống lũng đoạn doanh nghiệp loại hình “public uitilities”, Nxb. Pháp luật,
Trung Quốc, 2014, tr. 61.
11 Điều 13 Luật Cạnh tranh: [Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm]
Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
1. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây
thiệt hại cho khách hàng;
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác
chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_chinh_sach_canh_tranh_trong_boi_canh_hoi_nhap_kinh.pdf