Lập luận trên cũng cho thấy quản lý
tổng cầu là tư tưởng của Keynes khi ông cho
rằng trong ngắn hạn sản lượng của nền kinh
tế được lan tỏa bởi tổng cầu cuối cùng (total
final demand)4 và khi GDP tăng sẽ kích thích
sản xuất trong thời kỳ sau, nhưng trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay khi phía cung yếu
kém mọi can thiệp vào phía cầu không làm
thu nhập từ sản xuất (Gross value addedGVA) mà chỉ tiềm ẩn làm tăng giá và thâm
hụt thương mại. Từ đó có thể thấy chỉ tiêu
tăng trưởng GDP hiện nay có rất ít ý nghĩa,
càng không thể lấy làm tiêu chí như là tiêu
chí duy nhất đánh giá hoặc đo lường sức
khỏe của nền kinh tế.
Chính sách kích phía cầu phát huy
hiệu quả tốt khi dựa trên nền tảng sản xuất
(phía cung) rất mạnh mẽ. Với nền tảng là
phía cung như vậy việc kích thích ở phía
cầu có thể là hợp lý. Điền này khác hoàn
toàn với Việt Nam khi phía cung vẫn còn
yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công thì
việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng
thu nhập mà chỉ làm nền kinh tế đứng
trước nhiều rủi ro về vĩ mô.
Trong những năm qua chúng ta đã
chứng kiến những thành quả mà chính sách
trọng cung mang lại cho đất nước, đặc biệt là
nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 2000-2006
như cho phép các doanh nghiệp trực tiếp
xuất nhập khẩu, ban hành Luật Doanh
nghiệp năm 2000, dỡ bỏ những rào cản trong
việc thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh quá
trình cổ phần hóa DNNN5, v.v Do đó, Chính
phủ cũng như Quốc hội cần nhất quán quan
điểm rằng ở thời điểm hiện nay chúng ta cần
hy sinh những mục tiêu ngắn hạn (tăng
trưởng GDP ) để dũng cảm từ bỏ những
chính sách quản lý tổng cầu và kiên trì đẩy
mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế -
về cơ bản chính là chính sách trọng cung.
Trong đó, “chìa khóa” chính là cải cách về
thể chế kinh tế và chính trị (điều chỉnh địa
giới kinh tế tách bạch địa giới hành chính,
loại bỏ kinh tế tỉnh ) để hàng triệu người
năng động và có ý tưởng muốn đầu tư vào
sản xuất thay vì chỉ đầu cơ đất đai hay tư
vấn ăn bám vào các doanh nghiệp xây lắp6.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn chính sách trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Nguyễn Quang Thái*, Bùi Trinh**
Tóm tắt:
Trước tác động của Covid-19, Chính phủ kiên định thực hiện đồng thời mục tiêu đẩy lùi
dịch bệnh và phát triển kinh tế. Kích cầu nền kinh tế là chủ đề thường được nêu tại các hội
thảo khoa học và các phiên họp thường kỳ gần đây. Nhiều ý kiến nhầm lẫn giữa chi tiêu dùng
của Chính phủ và đầu tư công. Bài viết dựa trên lý thuyết “tổng cung-tổng cầu” để phân tích
và đưa ra nhận định về chính sách phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
1. Dẫn nhập
Mới đây Quốc hội thông qua một số chỉ
tiêu về kinh tế xã hội, trong đó đưa ra mức
tăng trưởng GDP năm 2021 là 6% và GDP
bình quân đầu người tăng 1000 USD lên
3.700 USD. Bản chất của GDP là phản ánh
tổng cầu cuối cùng bao gồm tiêu dùng cuối
cùng (của dân cư và Nhà nước), tích lũy gộp
tài sản và xuất khẩu thuần, cả Quốc Hội và
Chính phủ chỉ nhằm vào GDP tức là hoàn
toàn theo đuổi chính sách quản lý tổng cầu.
GDP nhìn từ góc độ chi tiêu mà nhiều
người gọi là “tổng cầu” thực ra là tổng cầu
cuối cùng (final demand). Về nguyên tắc của
Hệ thống các tài khoản Quốc gia (System of
National Accounts – SNA) của Liên Hiệp
Quốc mà Việt Nam áp dụng từ năm 1993 với
quyết định 183/TTg của Thủ tướng Chính
phủ, tổng cầu bao gồm cầu trung gian
(intermediate demand, cơ quan Thống kê
gọi là tiêu dùng trung gian) và cầu cuối
cùng. GDP nhìn từ phía chi tiêu (phía cầu)
bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia
đình, chi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ,
* GS. TSKH, Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam
* TS. Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam
đầu tư1 và xuất khẩu thuần hàng hóa và dịch
vụ. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt
Nam những năm qua về các yếu tố của tổng
cầu cuối cùng cho thấy tỷ lệ tiêu dùng cuối
cùng của dân cư so với GDP của Việt Nam
trong 10 năm qua chiếm khoảng 68% (trong
khi đó tỷ lệ này của Trung Quốc chỉ là 39%,
Hoa Kỳ 68%). Tiêu dùng cuối cùng của Chính
phủ so với GDP là 6% (Trung Quốc 14%,
Hoa Kỳ 10%). Đầu tư so với GDP là 30%
(Trung Quốc là 45%, Hoa Kỳ 25%), tỷ lệ tiêu
dùng cuối cùng so với GDP của Trung Quốc
chỉ là 39%, như vậy để bù khoản thiếu hụt
trong tiêu dùng cuối cùng nhưng vẫn muốn
có tăng trưởng cao về GDP, Trung Quốc phải
tung ra một lượng đầu tư cực lớn chiếm tới
45% GDP. Điều này cho thấy tiêu dùng cuối
cùng của dân cư đóng vai trò quan trọng
trong quy mô GDP của Việt Nam. Ngoài ra
tính toán từ các mô hình cân bằng tổng thể
cho thấy trong các yếu tố của cầu cuối cùng
trong nước (Domestic final demand) bao gồm
tiêu dùng cuối cùng của dân cư, tiêu dùng
của Chính phủ, đầu tư và xuất khẩu thì tiêu
dùng cuối cùng của dân cư lan tỏa tốt nhất
1 Bao gồm đầu tư của các thành phần kinh tế trong
đó có đầu tư của Nhà nước
➢➢➢
2
đến giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của
nền kinh tế Việt Nam.
Nhiều người thường đánh đồng tăng
trưởng kinh tế với tăng trưởng GDP, về bản
chất GDP là chỉ tiêu có thể được mang ra để
so sánh quốc tế. Để điều hành nền kinh tế
cần xem xét các chỉ tiêu khác trong nền kinh
tế. Nguồn lực thực sự của một quốc gia
không phải chỉ có GDP mà còn các chỉ tiêu vĩ
mô khác như thu nhập quốc gia (GNI), thu
nhập quốc gia khả dụng (GNDI) và tiết kiệm
(saving). Tiết kiệm là nguồn lực cơ bản để tái
đầu tư, nếu nguồn lực thiếu thì phải đi vay.
Tiết kiệm của nền kinh tế được xác định
bằng GDP + thu nhập từ sở hữu thuần +
chuyển nhượng thuần + chuyển nhượng vốn
- (trừ) tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng
cuối cùng của Chính phủ. Hiện nay thu nhập
sở hữu thuần luôn là số âm, tức là phải chi
trả sở hữu ra nước ngoài khá cao; năm 2019
ước tính chi trả sở hữu ra nước ngoài trên 17
tỷ USD, rất may mắn là năm 2019 Việt Nam
cũng nhận được khoản chuyển nhượng hiện
hành (kiều hối) khoảng 16,7 tỷ đô la Mỹ để
bù vào khoản FDI chuyển tiền về nước mẹ.
Khi nguồn lực thực sự của nền kinh tế thiếu
hụt sẽ dẫn đến vay mượn, theo “Sách trắng
về doanh nghiệp Việt Nam 2020” cho thấy nợ
phải trả trên vốn chủ sở hữu của khu vực
doanh nghiệp Nhà nước rất cao và có xu
hướng tăng lên, năm 2011 nợ phải trả so với
vốn chủ sở hữu của khu vực doanh nghiệp
Nhà nước là 3,1/1 thì đến năm 2018 tỷ lệ này
là 4,2/1.
Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch
Covid 19 trên toàn thế giới có thể lượng kiều
hối vào Việt Nam không còn như năm 2019,
ước tính tiết kiệm so với GDP chỉ còn khoảng
20%, trong khi để duy trì tăng trưởng GDP
đầu tư vẫn cần phải chiếm khoảng 33% GDP.
GDP là chỉ tiêu rất sơ khởi trong các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, việc tăng chi tiêu
Chính phủ có thể làm tăng GDP nhưng lại
làm giảm nguồn lực thực sự của nền kinh
tế. Chi tiêu của Chính phủ bao gồm chi tiêu
dùng cuối cùng (một phần trong chi thường
xuyên) và chi đầu tư công. Chi tiêu dùng
cuối cùng của Chính phủ được tính vào
GDP là các khoản chi duy trì bộ máy. Theo
số liệu của Tổng cục Thống kê có độ lệch
rất lớn giữa vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội và tích lũy tài sản, vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội là khoảng tiền của xã hội
cho mục đích đầu tư và tích lũy tài sản
được hiểu là lượng tiền cho đầu tư đến
được với sản xuất để tạo ra tài sản cố định
và thay đổi tồn kho. Năm 2019 vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội chiếm trong GDP là
33% nhưng tích lũy tài sản chỉ chiếm trong
GDP khoảng 26%. Như vậy chính sách của
Chính phủ nên theo hướng tăng cường hiệu
quả đầu tư để lượng tiền nhằm mục đích
đầu tư thực sự đến được với sản xuất để
tạo tăng trưởng GDP, để đảm bảo phát
triển bền vững Chính phủ không nên là
“người tiêu dùng lớn nhất”!
2. Chính sách trọng cung và chính
sách quản lý tổng cầu
Chính sách trọng cung có thể hiểu là
được tạo dựng bằng các cải cách vi mô và đó
chính là những nền tảng vi mô của kinh tế vĩ
mô (micro foundations of macroeconomics)
nhằm nâng mức tăng trưởng tiềm năng của
nền kinh tế.
Trong ngắn hạn sẽ có sự chênh lệch
giữa tăng trưởng thực tế và tăng trưởng tiềm
năng do tác động của chu kỳ kinh tế và do
đó chính sách quản lý tổng cầu thực chất
giúp nền kinh tế hấp thụ tốt nhất các cú sốc
tạo ra những thay đổi lớn về tổng cầu thông
3
qua việc sử dụng các công cụ chính sách để
tác động tới các cấu phần của tổng cầu22.
Việc thực hiện chính sách kích cầu đã được
các nhà kinh tế thống nhất 3 nguyên tắc cơ
bản khi áp dụng là phải kịp thời, đúng đối
tượng và chỉ sử dụng trong ngắn hạn.
Trên thực tế, bên cạnh những chính
sách trọng cung chủ yếu tác động đến tổng
cung như chính sách công nghiệp, khoa học
công nghệ v.v hoặc chỉ tác động tới tổng
cầu như tăng chi tiêu Chính phủ, tăng lương
v.v thì có nhiều chính sách vừa tác động
lên tổng cung cũng như tồng cầu như chính
sách thuế, đầu tư công v.v Việc tách bạch
tác động của chính sách có thể sẽ khó khăn
nhưng quan trọng nhất trong việc thiết kế
chính sách cần tính toán đến sự đánh đổi
giữa hiệu quả đạt được và chi phí tạo ra3.
3. Có nên kích thích tổng cầu
trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
Quan hệ Keynes - Leontief cho rằng sự
gia tăng của các yếu tố cầu sẽ kích thích sản
xuất, sau đó lan sang thu nhập. Trong số các
yếu tố bên cầu bao gồm cả cầu trung gian và
cầu cuối cùng là sản phẩm trong nước và sản
phẩm nhập khẩu. Mặt khác, sự gợi ý của
OECD liên quan đến vấn đề này đã cung cấp
2 Trong các mô hình cân bằng tổng thể và Hệ thống
các tài khoản Quốc gia (System of National
Accounts) tổng cầu được hiểu bao gồm cầu cho sản
xuất (intermediate demand) và cầu cuối cùng (final
demand). Cầu cuối cùng ở đây bao gồm chi tiêu
dùng của hộ gia đinh, chi thường xuyên của Chính
phủ, tích lũy gộp tài sản/đầu tư (gross capital
formation) và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ; tổng cầu cuối cùng chính là tổng sản
phẩm trong nước (GDP). Ý niệm này tương đồng với
ý niệm tổng cầu của Keynes, ông này cho rằng khi
tác động vào các nhân tố của cầu sẽ kích thích phía
cung tăng trưởng và Leontief đã lượng hóa mối
quan hệ này.
3 Theo Nguyễn Thắng, “Ràng buộc, dư địa và hiệu
lực của các chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”.
một phương pháp định lượng giá trị gia tăng
được lan tỏa bởi xuất khẩu (value added in
trade). Khái niệm, phương pháp của vấn đề
này được đưa ra bởi Robert Kopman và cộng
sự (2008) khi nghiên cứu về Trung Quốc
trong một bài nghiên cứu “Bao nhiêu hàng
xuất khẩu của Trung Quốc thực sự được sản
xuất tại Trung Quốc?” Nghiên cứu này ước
lượng giá trị gia tăng trong nước khi trong
nền sản xuất gia công có tính lan tỏa thế
nào? Họ phân tích trường hợp này bằng cách
định lượng giá trị của các sản phẩm xuất
khẩu thô và các sản phẩm xuất khẩu gia
công. Nghiên cứu này là nghiên cứu tiếp theo
của bài báo về “Thay đổi cơ cấu kinh tế dựa
trên mối quan hệ giữa nhu cầu cuối cùng
trong nước và sản xuất, giá trị gia tăng và
nhập khẩu” được xuất bản tại British Journal
of Economics, Management & Trade, 2014
Trên thực tế mức độ ảnh hưởng từ
phía cầu trong ngắn hạn phụ thuộc năng lực
cung của nền kinh tế, nếu năng lực cung hạn
chế hoặc yếu kém thì việc gia tăng tổng cầu
dù với bất cứ lý do nào về cơ bản chỉ làm
tăng giá và thâm hụt thương mại mà thôi,
còn thu nhập thực tế sẽ không thay đổi
nhiều. Ngược lại, nếu tăng trưởng tiềm năng
được cải thiện và dồi dào thì việc gia tăng
tổng cầu cuối cùng sẽ thực sự làm tăng sản
lượng như lý thuyết Keynes đã đưa ra.
Khi xem xét và đề xuất chính sách kích
cầu cần hiểu rằng quan hệ Keynes-Leontief
không chỉ lượng hóa tác động từ phía cầu
cuối cùng đến sản lượng mà còn lượng hóa
sự ảnh hưởng từ phía cầu đến thu nhập
(tổng giá trị gia tăng-gross value added) của
nền kinh tế. Một tính toán cụ thể tác động
mối quan hệ từ các nhân tố của cầu đến sản
lượng, thu nhập và nhập khẩu để thấy được
mức độ lan tỏa từ tổng cầu cuối cùng nội địa
➢➢➢
4
đến sản xuất sẽ là căn cứ quan trọng cho
những đề xuất chính sách nói trên. Ta hay
xem cụ thể đề xuất của các cơ quan khuyến
nghị việc kích cầu đối với tổng ảnh hưởng từ
các yếu tố của cầu:
3.1. Đối với cầu tiêu dùng
(household consumption – C) có sự lan
tỏa đến sản xuất giảm mạnh (-14.1%).
Trong tiêu dùng của hộ gia đình bao gồm
tiêu dùng cuối cùng sản phẩm sản xuất trong
nước và tiêu dùng hàng nhập khẩu thì khi
tiêu dùng hàng nhập khẩu sẽ không giúp gì
cho GDP bởi vì các mặt hàng này trong nước
không làm ra được mà phải nhập khẩu nên
bản chất là làm giảm GDP; trong trường hợp
dùng hàng sản xuất trong nước thì do nền
kinh tế Việt Nam chủ yếu là gia công, không
có công nghiệp phụ trợ nên dùng hàng trong
nước thực ra cũng chỉ kích thích nhập khẩu
nguyên vật liệu từ nước ngoài. Thật vậy, số
liệu thống kê cho thấy 60% nhập khẩu là cho
nguyên vật liệu cho sản xuất, khoảng 30% là
máy móc thiết bị, chỉ khoảng xấp xỉ 10% là
cho tiêu dùng.
Tính toán từ mô hình cân bằng tổng
thể cho thấy ảnh hưởng lan tỏa từ cầu tiêu
dùng đến thu nhập hiện nay giảm 20,4 điểm
phần trăm so giai đoạn trước (bảng 1). Như
vậy có thể thấy khi muốn kích cầu tiêu dùng
không thể nói chung chung mà cần chỉ ra
kích cầu tiêu dùng cần kích cầu cho nhóm
hàng nào? Theo nghiên cứu của nhóm
nghiên cứu cho thấy cần kích cầu cho nhóm
sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm của
công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Bảng 1: Hệ số lan tỏa của các nhân tố cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập
giai đoạn 2000 và 2010
Năm 2012 Năm 2016
Tiêu dùng
cuối cùng
Tổng đầu
tư
Xuất
khẩu
Tiêu dùng
cuối cùng
Tổng
đầu tư
Xuất
khẩu
Lan tỏa từ cầu cuối
cùng đến GTSX
1.27 1.35 1.53 1.09 1.12 1.70
Phần trăm thay đổi -14.1% -17.1% 11.7%
Lan tỏa từ cầu cuối
cùng đến thu nhập
0.60 0.43 0.69 0.48 0.41 0.59
Phần trăm thay đổi -20.4% -5.6% -13.3%
Lan tỏa từ cầu trong
nước đến nhập khẩu
0.22 0.39 0.31 0.19 0.37 0.48
Phần trăm thay đổi -12.1% -3.9% 52.0%
Nguồn: Tính toán của tác giả
3.2. Đối với cầu đầu tư: Tính toán
của tác giả cho thấy mức độ lan tỏa của đầu
tư đến sản xuất cũng giảm mạnh (-17.1%)
nhưng mức độ lan tỏa giảm đến giá trị gia
tăng chỉ khoảng -5.6%. Điều này cho thấy
lượng tiền bỏ ra đầu tư đến được với sản
xuất ngày càng thấp, đến năm 2018 là 21%
không đến được với sản xuất. Theo số liệu
Thống kê Việt nam tồn tại 2 loại chỉ tiêu đều
phản ánh vấn đền đầu tư là vốn đầu tư và
tích lũy gộp tài sản, hai chỉ tiêu này có sự
khác nhau đáng kể (hình 1).
5
Hình 1: Tỷ lệ vốn đầu tư và tích lũy gộp tài sản so với GDP
Nguồn: TCTK gso.gov.vn
Xét về cầu đầu tư thông qua hiệu quả
đầu tư và mức độ lan tỏa đến sản xuất và
thu nhập cho thấy về thứ tự mức độ lan
tỏa, trong 3 khu vực, đầu tư trực tiếp nước
ngoài có lan tỏa tới thu nhập kém nhất.
Trong các yếu tố của tổng cầu cuối cùng,
đầu tư của khu vực FDI cũng là yếu tố lan
tỏa tới thu nhập kém nhất. Điều này cho
thấy khu vực đầu tư nước ngoài là một
trong những nguyên nhân gây nên tình
trạng đầu tư kém hiệu quả trong thời gian
qua. Bên cạnh đó, nếu xét riêng đầu tư của
khu vực Nhà nước, có thể thấy, đầu tư của
khu vực này giảm cả về lan tỏa tới sản xuất
và thu nhập. Điều này cho thấy, đầu tư của
khu vực Nhà nước không tới được sản xuất
mà cũng không tạo ra giá trị gia tăng, vậy
lượng vốn này đã đi đâu?
Kết quả nghiên cứu cho thấy, rõ ràng
trong thời gian qua thể hiện một số điểm bất
cập là cả đầu tư tư nhân và FDI lan tỏa tới
sản xuất tăng nhưng lan tỏa tới thu nhập có
sự khác biệt (tư nhân tăng lên trong khi FDI
lại giảm mạnh), cùng với đầu tư của khu vực
Nhà nước bị thất thoát, không hiệu quả. Tuy
nhiên, trên thực tế, đầu tư trực tiếp nước
ngoài và đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn
tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi hơn so với
đầu tư của khu vực tư nhân trong nước. Có
thể thấy trong giai đoạn vừa qua, định hướng
ưu tiên đầu tư của Việt Nam vẫn chưa đúng
hướng. Việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa
có chọn lọc nên giá trị gia tăng mà khu vực
này đem lại nếu xét cả về đầu tư và xuất
khẩu đều không đáng kể (bảng 2).
Bảng 2: Ảnh hưởng của các nhân tố tổng cầu cuối cùng tới sản xuất và thu nhập (tách I
= Is + Ip + FDI)
2012 2016
C Is Ip FDI E C Is Ip FDI E
Giá trị sản xuất 1.49 1.68 1.63 1.70 1.58 1.62 1.54 1.92 1.83 1.76
Giá trị tăng thêm 0.71 0.62 0.65 0.61 0.67 0.72 0.57 0.76 0.55 0.63
Nguồn: Tính toán của tác giả
➢➢➢
6
Do vậy, theo tính toán nói trên nếu
tiếp tục chính sách kích cầu chỉ nên kích
thích đầu tư vào khu vực tư nhân. Tuy
nhiên, ràng buộc và chi phí chúng ta phải
thấy ở đây là hệ số sinh lời của khối doanh
nghiệp tư nhân chỉ ở mức (xem bảng 2)
xuống mức chỉ khoảng 1,5% trong giai đoạn
2016 - 2018, trong khi lãi suất huy động là 6-
7% và lãi phải trả ngân hàng trên dưới 10%.
Về mặt kinh tế các doanh nghiệp này không
có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất. Đấy là
chưa nói đến sự đối xử thiếu bình đẳng so
với khu vực FDI và DNNN cũng như vô vàn
những trở ngại, nhiều khi về mặt thủ tục
hành chính cũng như các chi phí không chính
thức. Đáng lưu ý là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng
so với doanh thu thuần của các doanh nghiệp
trong nước bao gồm doanh nghiệp Nhà nước
và doanh nghiệp ngoài Nhà nước là rất thấp
(trên dưới 11%), có nghĩa khi doanh thu
thuần là 100 đồng thì chỉ có 11 đồng là giá
trị gia tăng trong khi đến 89 đồng là chi phí
trung gian. Trong khi đó hệ số này trong
công bố về bảng I-O là 43%; như vậy có thể
nhận định:
+ Hệ số giá trị gia tăng so với giá trị
sản xuất tăng lên chính là do khu vực cá thể,
điều này phần nào lý giải tại sao giá trị gia
tăng khu vực kinh tế cá thể đóng góp nhiều
nhất vào GDP (30%), trong khi giá trị gia
tăng của khu vực doanh nghiệp tư nhân
trong nước đóng góp vào GDP chưa tới 10%.
+ Với tỷ lệ giá trị gia tăng so với doanh
thu thuần như vậy cho thấy khu vực doanh
nghiệp trong nước cơ bản là gia công lắp ráp.
Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ lệ giá trị gia tăng so với doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn (%)
Tỷ lệ giá trị gia tăng
trên doanh thu (%)
Doanh nghiệp Nhà nước
Bình quân giai đoạn 2011-2015 2.8% 11.6%
Bình quân giai đoạn 2016-2018 2.2% 11.8%
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước
Bình quân giai đoạn 2011-2015 1.1% 11.4%
Bình quân giai đoạn 2016-2018 1.5% 10.7%
Doanh nghiệp FDI
Bình quân giai đoạn 2011-2015 5.4% 14.2%
Bình quân giai đoạn 2016-2018 6.1% 14.7%
Nguồn:Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê.
3.3. Đối với xuất khẩu tuy làm tăng
sản xuất xấp xỉ 12% nhưng lan tỏa đến giá
trị gia tăng giảm (-13.3%) và quan trọng hơn
là lan tỏa đến nhập khẩu tăng rất mạnh
(52%). Điều này khẳng định xuất khẩu ở thời
điểm hiện nay cơ bản là xuất khẩu sản phẩm
thô, tài nguyên và sản phẩm gia công mà
còn gây nên nhập siêu mạnh. Xét trong giai
đoạn từ năm 2000 đến nay, khu vực kinh tế
trong nước luôn trong tình trạng nhập siêu
cao. Trên thực tế, các loại hàng hóa nhập
khẩu lại chủ yếu phục vụ cho sản xuất của
khu vực FDI, hầu hết máy móc, thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất
chủ yếu phải nhập khẩu, và sau đó lại phục
vụ cho xuất khẩu. Những mặt hàng xuất
7
khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện
thoại và các loại linh kiện; hàng dệt may;
giày dép... mang nặng tính lắp ráp gia công,
hàm lượng giá trị gia tăng thấp, hiệu quả cho
nền kinh tế cũng không cao.
Hình 2: Xuất khẩu thuần 1995-2018
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
Tính theo bảng đầu vào-đầu ra 2012
và 2016 cho xuất khẩu khu vực FDI (Ef) và
khu vực nội địa (Ed) cho thấy các tác động do
Ef và Ed tạo ra để tăng sản lượng nhưng làm
giảm giá trị gia tăng và thu nhập.
Bảng 4 cũng cho thấy sản xuất của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là gia
công theo hợp đồng và hàm lượng giá trị gia
tăng cực thấp trong giá trị xuất khẩu. Xuất
khẩu của khu vực này là xuất khẩu của các
nước sở hữu vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
lãnh thổ Việt Nam sản xuất và xuất khẩu vì
được hưởng ưu đãi đặc biệt
Sản phẩm được sản xuất bởi các khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài nhưng được
bán tại Việt Nam là sản phẩm xuất khẩu sang
Việt Nam, những sản phẩm được sản xuất tại
Việt Nam có lợi nhuận cao hơn khi họ sản
xuất trong nước và sau đó xuất khẩu sang
Việt Nam vì nhận được quá nhiều ưu đãi và
nhân công giá rẻ. Điều này được phản ánh
một phần trong sự đóng góp của khu vực
FDI vào GDP, mặc dù giá trị xuất khẩu rất
lớn, nhưng giá trị gia tăng của khu vực này
trong GDP thấp (chỉ khoảng 18%).
Bảng 4: Ảnh hưởng lan tỏa về xuất khẩu của khu vực FDI và khu vực trong nước
Bảng cân đối liên ngành,
2012
Bảng cân đối liên ngành,
2016
Ef Ed Ef Ed
Giá trị sản xuất 1.55 1.54 2.2 1.8
Giá trị tăng thêm 0.28 0.32 0.18 0.25
Thu nhập của
người lao động
0.2 0.27 0.15 9.2
Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam, 2012 và 2016
➢➢➢
8
4. Một vài kết luận
Qua những lập luận trên có thể thấy
mọi can thiệp vào phía các nhân tố của cầu
không làm tăng thu nhập từ sản xuất mà chỉ
tăng thâm hụt thương mại của khu vực kinh
tế trong nước và rủi ro về lạm phát. Rõ ràng
các chính sách quản lý tổng cầu là không phù
hợp với Việt Nam hiện nay khi mà sản lượng
tiềm năng không có dấu hiệu được cải thiện
thông qua những chính sách trọng cung phù
hợp và chi phí phải trả cho việc kích cầu có
thể sẽ rất cao.
Lập luận trên cũng cho thấy quản lý
tổng cầu là tư tưởng của Keynes khi ông cho
rằng trong ngắn hạn sản lượng của nền kinh
tế được lan tỏa bởi tổng cầu cuối cùng (total
final demand)4 và khi GDP tăng sẽ kích thích
sản xuất trong thời kỳ sau, nhưng trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay khi phía cung yếu
kém mọi can thiệp vào phía cầu không làm
thu nhập từ sản xuất (Gross value added-
GVA) mà chỉ tiềm ẩn làm tăng giá và thâm
hụt thương mại. Từ đó có thể thấy chỉ tiêu
tăng trưởng GDP hiện nay có rất ít ý nghĩa,
càng không thể lấy làm tiêu chí như là tiêu
chí duy nhất đánh giá hoặc đo lường sức
khỏe của nền kinh tế.
Chính sách kích phía cầu phát huy
hiệu quả tốt khi dựa trên nền tảng sản xuất
(phía cung) rất mạnh mẽ. Với nền tảng là
phía cung như vậy việc kích thích ở phía
cầu có thể là hợp lý. Điền này khác hoàn
toàn với Việt Nam khi phía cung vẫn còn
yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công thì
việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng
thu nhập mà chỉ làm nền kinh tế đứng
trước nhiều rủi ro về vĩ mô.
4 Tổng cầu cuối cùng = GDP
Trong những năm qua chúng ta đã
chứng kiến những thành quả mà chính sách
trọng cung mang lại cho đất nước, đặc biệt là
nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 2000-2006
như cho phép các doanh nghiệp trực tiếp
xuất nhập khẩu, ban hành Luật Doanh
nghiệp năm 2000, dỡ bỏ những rào cản trong
việc thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh quá
trình cổ phần hóa DNNN5, v.v Do đó, Chính
phủ cũng như Quốc hội cần nhất quán quan
điểm rằng ở thời điểm hiện nay chúng ta cần
hy sinh những mục tiêu ngắn hạn (tăng
trưởng GDP) để dũng cảm từ bỏ những
chính sách quản lý tổng cầu và kiên trì đẩy
mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế -
về cơ bản chính là chính sách trọng cung.
Trong đó, “chìa khóa” chính là cải cách về
thể chế kinh tế và chính trị (điều chỉnh địa
giới kinh tế tách bạch địa giới hành chính,
loại bỏ kinh tế tỉnh ) để hàng triệu người
năng động và có ý tưởng muốn đầu tư vào
sản xuất thay vì chỉ đầu cơ đất đai hay tư
vấn ăn bám vào các doanh nghiệp xây lắp6.
Hiện nay hầu như các nhà nghiên cứu
cũng như các nhà hoạch định chính sách
thường đánh đồng ý niệm tăng trưởng kinh
tế với tăng trưởng GDP7, chỉ tiêu GDP chỉ tính
đến các đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt
Nam nhưng quên rằng cái mà một Quốc gia
thực sự được hưởng là Tổng thu nhập Quốc
gia (Gross National Income – GNI) và thu
nhập Quốc gia khả dụng (National Disposable
5 Theo Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh.
6 Tại một số địa phương có thời điểm hơn 20% số
doanh nghiệp là tư vấn kinh doanh bám vào các
doanh nghiệp xây lắp.
7 Hiện nay TCTK điều chỉnh GDP từ năm 2010 tăng
lên một khoản rất lớn nhưng lại không điều chỉnh về
cho những năm trước đó, trong nghiên cứu này
nhóm nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu từ năm 2000
do đó chúng tôi trừ khoản đã điều chỉnh cho tương
thích với các năm trước đó.
9
income – NDI) chứ không phải chỉ tiêu như
GDP. Việc xoay chuyển này, cùng với việc
tiềm lực đã bung ra hết sau khi được “cởi
trói” và những tiềm ẩn rủi ro do cấu trúc nền
kinh tế lệch lạc từ trước và đầu tư không
hiệu quả ngày càng có xu hướng gia tăng.
Đặc biệt là sau khi tham gia hội nhập sâu với
các hiệp định thương mại tư do song phương
và đa phương có thể những bất ổn nội tại
ngày càng bộc lộ nhiều hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Bruno de Souza Lopes, Estefania
Ribiero da Silva & Fernando Salgueiro
Perobelli (2009), “Foreign Direct Investment
versus Domestic Investment: An Input –
output Approach for Brazil in the years 2000
– 2005”, TD. Mestrado em Economia Aplicada
FEA/UFJF 017/2009.
2. Nguyễn Thắng, “Ràng buộc, dư địa
và hiệu lực của các chính sách kinh tế vĩ mô
ở Việt Nam”.
3. Nguyễn Thị Lan Hương, “Vấn đề thất
nghiệp và việc làm: Hiện trạng và các triển
vọng”.
4. Jiang Jianming & Masaru Ichihashi
(2011), “How does FDI affect the regional
economic growth in China ? Evidence from
sub – regions and industries of the Jiangxi
Province P.R. China”, IDEC Hiroshima
University, 2011.
5. Niên giám thống kê năm 2000,
2005, 2013.
6. OECD. Trade in value – Aded:
Concepts, Methodologies and Chalenges.
OECD – WTO; 2012. Available:
htp:/www.oecd.org/sti/nd/49894138.pdf.
7. Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh,
Nguyễn Thị Minh “Kinh tế Việt Nam: Từ chính
sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng
cung để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn” Nhà
xuất bản Tri thức, 2013.
8. Trinh Bui, Kiyoshi Kobayashi, Trung
– Dien Vu, Pham Le Hoa, Nguyen Viet Phong.
New Economic Structure for Vietnam Toward
Sustainable Economic Growth in 2020, Global
Journal of HUMAN SOCIAL SCIENCE
Sociology Economics & Political
Science,Vol.12, Issue 10, Version 1.0 2012.
9. Trinh Bui, Kiyoshi Kobayashi, Trung-
Dien Vu, 2011. Economic integration and
trade deficit: A Case of Vietnam, Journal of
Economic and International Finance, Vol
3(13), pp 669-675.
10. Trinh Bui, Le Hoa P, Giang BC
(2008) Import multipliers in input-output
analysis, DEPOCEN Working paper series n.
2008/23
11. Robert Kopman, Zhi Wang, Shang
– Jin Wei. How much of Chinese exports is
realy made in China? Asesing Domestic value
aded when procesing trade is
pervasive.working paper National Bureau of
economic research, Cambridge MA.
208;02138.
12. Shri Prakash, Shalini Sharma and F.
Kasidi (2008), “Input output modeling of
impact of FDI on Indian economic growth”,
Birla Institute of Management Technology,
2008.
13. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia
“Báo cáo Tình hình kinh tế 8 tháng và tháng
8 năm 2014” 26/08/2014
4_08_final_1_0.pdf
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_chinh_sach_trong_boi_canh_hien_nay.pdf