Lựa chọn giải pháp khôi phục trò chơi phổ cập ở nông thôn và trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam
GP03: đào tạo HDV
GP04: tăng cường CSVC sân bãi kết hợp xã hội
hóa toàn dân
GP05: vận động tài trợ các doanh nghiệp đóng
trên địa bàn
GP06: xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với
các hoạt động TDTT khác (số thôn xóm)
GP07: xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và
thi đấu hàng năm đối với trò chơi vận động và thể
thao dân tộc
Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn các giải pháp ở
hai mẫu phiếu của 2 đối tượng, đề tài tiếp tục lựa
chọn giữa các giải pháp ở phiếu 01 và 02 trùng nhau
để tiếp tục đưa vào xử lý. Bằng công cụ tính hệ số
tương quan thứ bậc để đánh giá giữa phiếu 01 và 02
sau khi lựa chọn các kết quả trùng nhau các nhóm
giải pháp có mối tương quan hay không? Đề tài sử
dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc đó là
Spirmen
Kết quả được trình bày ở bảng 5 và 6 dưới đây.
Như vậy, bằng phương pháp tính hệ số tương quan
thứ bậc để đánh giá lựa chọn những nội dung giải
pháp giữa 02 mẫu phiếu có độ tin cậy cao. Hoàn toàn
có thể đáp ứng được vào thực tiễn
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn giải pháp khôi phục trò chơi phổ cập ở nông thôn và trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019
72 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống dân tộc nói chung, trò chơi dân gian nói
riêng cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng của
mọi cấp, ngành và toàn thể xã hội. Thông qua các
trò chơi có thể nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của
con người, giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và
truyền thống văn hoá dân tộc cho các thế hệ. Đồng
thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian các
dân tộc thiểu số trở thành các môn thể thao đại
chúng trong khu vực và toàn quốc. Tuy nhiên trong
đời sống hiện nay, khi quá trình hội nhập và phát
triển, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa và sự ảnh
hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của nhiều trào lưu
văn hóa mới, cùng với sự tác động mạnh mẽ của cơ
chế thị trường đã dẫn tới những sự đổi thay mang tính
tiêu cực của các trò chơi dân gian của các dân tộc.
Đặc biệt, giá trị của các trò chơi đang có nguy cơ mai
một, biến mất hay biến tướng một cách bất thường
và nhanh chóng. Thay thế vào đó là các trò chơi mới
được du nhập không phù hợp với văn hóa, thể chất
của con người Việt Nam. Chính vì thế mấy năm trở
lại đây, ở một số địa phương việc bảo tồn, lưu giữ và
phát huy giá trị của các trò chơi văn hóa dân gian đã
được quan tâm, chú trọng. Do vậy việc nghiên cứu
“Lựa chọn giải pháp khôi phục trò chơi phổ cập ở
nông thôn và trong các lễ hội truyền thống ở Việt
Nam” có ý nghĩa quan trọng và cần thiết không
những cho hiện tại mà cả đối với tương lai. Việc
nghiên cứu này còn phù hợp với xu thế chung của
nhiều quốc gia trên thế giới trong thập kỷ phát huy
truyền thống văn hóa dân tộc. Thông qua các trò
chơi có thể nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con
Lựa chọn giải pháp khôi phục trò chơi phổ cập
ở nông thôn và trong các lễ hội truyền thống
ở Việt Nam
PGS.TS. Đặng Thị Hồng Nhung QTÓM TẮT:
Qua phân tích đánh giá về độ tin cậy của
phiểu hỏi cũng như độ tương quan về tính cấp
thiết và khả thi của các giải pháp khi đưa vào
thực tiễn phỏng vấn trên các đối tượng là các nhà
quản lý và người dân trong cộng đồng nông thôn
đã lựa chọn được 04 giải pháp có tính cấp thiết,
khả thi và có đủ độ tin cậy cao nhằm khôi phục
các trò chơi phổ cập ở nông thôn và trong các lễ
hội truyền thống ở Việt Nam.
Từ khóa: trò chơi, lễ hội truyền thống Việt
Nam, giải pháp, khôi phục.
ABSTRACT:
By analysing and evaluating the reliability of
the questionnaires as well as the correlation of the
urgency and feasibility of the solutions which have
been interviewed the subjects, such as: managers
and people in the rural community, the
researched resutls have selected 04 essential and
feasible solutions with the sufficient reliability in
order to retrieve the popular games in rural areas
and in Vietnamese traditional festivals.
Keywords: games, Vietnamese traditional
festivals, solution, to retrieve.
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019
73THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
người; giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và truyền
thống văn hoá dân tộc cho các thế hệ.
Để có được các giải pháp thiết thực đóng góp váo
nền văn hóa thể thao dân tộc và đáp ứng yêu cầu sự
phát triển bền vững của thể thao quần chúng nói
chung và các trò chơi vận động phổ cập ở nông thôn
và các lễ hội truyền thống ở Việt Nam, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu thông qua cac phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau: phân tích và tổng hợp tài
liệu, phỏng vấn tọa đàm, điều tra xã hội học, toán
thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng các giải pháp khôi phục thành
công các trò chơi phổ cập ở nông thôn và trong các
lễ hội truyền thống ở Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến sự khôi phục và phát triển các trò chơi phổ
cập ở nông thôn, đề tài tiến hành đề xuất 03 nhóm
giải pháp (với 28 giải pháp cụ thể) đưa vào phỏng
vấn để đánh giá thực trạng các giải pháp để làm cơ
sở để lựa chọn các giải pháp khả thi để đưa vào thực
tiễn nhằm khôi phục các trò chơi phổ cập ở nông thôn
và trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
Để làm cơ sở thực tiễn lựa chọn các giải pháp đề
tài tiến hành phỏng vấn ở 5 khu vực vùng miền với
02 mẫu phiếu. Ở mẫu phiếu 01 là 700 phiếu (đối
tượng là người dân tham gia tại các lễ hội và trong
cộng đồng địa phương), phiếu 02 (đối tượng là các
nhà quản lý trong cộng đồng địa phương và trong các
lễ hội) với tổng số phiếu là 125 phiếu. Các ý kiến
được hỏi trong các mẫu phiếu được đánh giá theo
thang đo liker. Kết quả đánh giá thực trạng của các
giải pháp đề xuất được trình bày tại các bảng dưới
đây cho 02 mẫu phiếu đối tượng phỏng vấn.
Các yếu tố để khôi phục thành công những trò chơi
dân gian, giải pháp tích cực nhất là giải pháp đào tạo
hướng dẫn viên (HDV), giải pháp khả thi cao nhất là
Vận động tài trợ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Các yếu tố để khôi phục thành công những trò
chơi dân gian, thì yếu tố quan trọng nhất đó là Giải
pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, giải pháp khả thi nhất nhất là đào tạo HDV.
2.2. Lựa chọn các giải pháp để khôi phục thành
công các trò chơi phổ cập ở nông thôn và trong các
lễ hội truyền thống ở Việt Nam
Sau khi sử dụng likert để đánh giá và xếp hạng
các giải pháp đã đề cập ở trên, đề tài tiến hành đánh
giá mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi
các giải pháp, để từ đó lựa chọn các giải pháp sao cho
phù hợp nhất và loại bỏ những giải pháp không cấp
thiết, khả thi.
Bảng 1. Thực trạng các giải pháp để khôi phục thành công trò chơi phổ cập ở nông thôn
và trong lễ hội truyền thống ở Việt Nam (dành cho cộng đồng dân cư địa phương) (n = 700)
Cấp thiết Khả thi Xếp loại
TT Giải pháp
X δ X δ Tích cực
Tiêu
cực
1
Giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng
3.67 0.18 3.24 0.13 2 6
2
Các buổi nói chuyện, tọa đàm ở các cuộc dân tại nơi
diễn ra lễ hội
3.42 0.2 3.15 0.13 7 8
3
Tổ chức thi các trò chơi dân gian trong các hoạt động
Đoàn đội tại địa phương
3.64 0.18 3.13 0.15 3 9
4 Tăng cường cán bộ nòng cốt về văn hóa thể thao, du lịch 2.89 0.09 3.25 0.15 12 5
5 Đào tạo HDV 3.57 0.21 3.01 0.09 4 11
6
Tăng cường cơ sở vật chất (CSVC) sân bãi kết hợp xã
hội hóa toàn dân
3.82 0.17 3.3 0.13 1 3
7 Vận động tài trợ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn 3.57 0.21 3.56 0.16 5 1
8 Có chế độ đãi ngộ cho cán bộ, HDV, CTV 3.52 0.2 3.07 0.1 6 10
9
Xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với các hoạt động
thể dục thể thao (TDTT) khác (số thôn xóm)
3.41 0.2 3.49 0.16 8 2
10
Xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và thi đấu hàng
năm đối với trò chơi vận động và thể thao dân tộc
3.37 0.19 3.26 0.1 9 4
11
Lồng ghép trò chơi dân tộc vào các trường tiểu học trên
địa bàn
3.23 0.25 3.15 0.13 10 8
12
Xây dựng thiết chế văn hóa-thể thao đối với từng
điểm, khu dân cư ở vùng lễ hội
3.14 0.14 3.19 0.13 11 7
Sau đây là kết quả lựa chọn các giải pháp theo
mẫu phiếu phỏng vấn là người tham gia tại lễ hội và
những cư dân tại cộng đồng nông thôn.
Vì mẫu phiếu này đối tượng phỏng vấn là người
tham gia, tham dự lễ hội, số lượng mẫu phiếu lớn, nên
độ phân tán phiếu hỏi sẽ cao, đề tài sẽ lấy những hệ
số tương quan từ 0.7 trở lên để tiếp tục đưa vào xử lý.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.
Như vậy trong các giải pháp mà đề tài đề xuất đưa
vào phỏng vấn trên các đối tượng là các cư dân trong
cộng đồng nông thôn và những người tham gia tại các
lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã lựa chọn được các
giải pháp sau đây có đủ độ tin cậy và khả thi để đưa
vào nhằm khôi phục và phát triển các trò chơi phổ
cập ở nông thôn và trong lễ hội truyền thống ở Việt
Nam. Gồm 06 giải pháp sau:
GP1: giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng
GP2: tăng cường CSVC sân bãi kết hợp xã hội hóa
toàn dân
GP3: có chế độ đãi ngộ cho cán bộ, HDV, cộng
tác viên
GP4: xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với
các hoạt động TDTT khác (số thôn xóm)
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019
74 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Bảng 2. Thực trạng các giải pháp để khôi phục thành công trò chơi phổ cập ở nông thôn
và trong lễ hội truyền thống ở Việt Nam (dành cho đối tượng quản lý) (n = 125)
Cấp thiết Khả thi Xếp loại
TT Giải pháp
X δ X δ Tích cực
Tiêu
cực
1
Giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng
3.22 0.19 2.83 0.21 10 10
2
Các buổi nói chuyện, tọa đàm ở các cuộc dân tại nơi diễn
ra lễ hội
3.48 0.18 3.04 0.19 4 7
3
Tổ chức thi các trò chơi dân gian trong các hoạt động
Đoàn đội tại địa phương
3.23 0.19 2.83 0.21 9 10
4 Tăng cường cán bộ nòng cốt về văn hóa thể thao, du lịch 3.68 0.19 2.72 0.26 1 11
5 Đào tạo HDV 2.88 0.11 2.84 0.07 11 9
6 Tăng cường CSVC sân bãi kết hợp xã hội hóa toàn dân 3.47 0.19 3.28 0.08 5 3
7 Vận động tài trợ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn 3.42 0.21 3 0.06 6 8
8 Có chế độ đãi ngộ cho cán bộ, HDV, CTV 3.42 0.11 3.44 0.12 6 1
9
Xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với các hoạt động
TDTT khác (số thôn xóm)
3.51 0.22 3.12 0.13 3 6
10
Xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và thi đấu hàng
năm đối với trò chơi vận động và thể thao dân tộc
3.3 0.17 3.18 0.05 8 4
11
Lồng ghép trò chơi dân tộc vào các trường tiểu học trên
địa bàn
3.38 0.1 3.42 0.12 7 2
12
Xây dựng thiết chế văn hóa-thể thao đối với từng điểm,
khu dân cư ở vùng lễ hội
3.55 0.2 3.17 0.08 2 5
Bảng 3. Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi các giải pháp để khôi phục thành công trò chơi
phổ cập ở nông thôn và trong lễ hội truyền thống ở Việt Nam (phiếu 01, n = 700)
Tính cấp thiết Tính khả thi
TT Giải pháp
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
r
1 Giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng 8 27 282 248 135 14 166 236 206 78 0.757
2 Các buổi nói chuyện, tọa đàm ở các cuộc dân tại nơi diễn ra lễ hội 31 34 381 116 138 23 182 244 170 81 0.654
3 Tổ chức thi các trò chơi dân gian trong các hoạt động Đoàn Đội tại địa phương 8 24 305 232 131 10 193 236 216 45 0.643
4 Tăng cường cán bộ nòng cốt về văn hóa thể thao, du lịch 176 71 232 96 125 74 49 300 182 95 0.659
5 Đào tạo HDV 9 27 379 122 163 61 195 220 122 102 0.58
6 Tăng cường CSVC sân bãi kết hợp xã hội hóa toàn dân 7 22 270 191 210 27 121 267 182 103 0.783
7 Vận động tài trợ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn 11 28 372 128 161 41 38 219 290 112 0.622
8 Có chế độ đãi ngộ cho cán bộ, HDV, CTV 8 31 341 228 92 58 174 204 186 78 0.714
9 Xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với các hoạt động TDTT khác (số thôn xóm) 15 43 351 217 74 26 81 204 302 87 0.786
10
Xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và thi đấu hàng năm đối với trò chơi
vận động và thể thao dân tộc 8 31 341 228 92 58 174 204 186 78 0.714
11 Lồng ghép trò chơi dân tộc vào các trường tiểu học trên địa bàn 31 34 444 116 75 23 182 244 170 81 0.709
12 Xây dựng thiết chế văn hóa-thể thao đối với từng điểm, khu dân cư ở vùng lễ hội 126 23 254 219 78 18 173 236 206 67 0.516
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019
75THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
GP5: xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và
thi đấu hàng năm đối với trò chơi vận động và thể
thao dân tộc
GP6: lồng ghép trò chơi dân tộc vào các trường
tiểu học trên địa bàn
Với cùng mục đích trên, với mẫu phiếu số 2, đề tài
tiến hành điều tra phỏng vấn trên đối tượng là các
nhà quản lý tại địa phương và tại các lễ hội truyền
thống ở Việt Nam (cụ thể trong 5 vùng miền) nhằm
xác định các giải pháp khả thi nhằm khôi phục và
phát triển các trò chơi phổ cập ở nông thôn và trong
các lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
Vì mẫu phiếu này đối tượng phỏng vấn là những
người quản lý lễ hội, số lượng mẫu phiếu ít, nên độ
phân tán phiếu hỏi sẽ thấp hơn, đề tài sẽ lấy những
hệ số tương quan từ 0.6 trở lên để tiếp tục đưa vào xử
lý. Kết quả được trình bày tại bảng 4.
Như vậy trong các giải pháp mà đề tài đề xuất đưa
vào phỏng vấn (phiếu 02) trên các đối tượng là các
nhà quản lý trong cộng đồng nông thôn và tại các lễ
hội truyền thống ở Việt Nam đã lựa chọn được các
giải pháp sau đây có đủ độ tin cậy và khả thi để đưa
vào nhằm khôi phục thành công những trò chơi dân
gian trong cộng đồng nông thôn và trong các lễ hội
truyền thống ở Việt Nam. Gồm 07 giải pháp sau:
GP01: giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng
GP02: tổ chức thi các trò chơi dân gian trong các
hoạt động Đoàn Đội tại địa phương
Bảng 4. Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi các giải pháp giải pháp khôi phục thành công những
trò chơi dân gian trong cộng đồng nông thôn và trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam (phiếu 02, n = 125)
Tính cấp thiết Tính khả thi
TT Giải pháp
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
r
1 Giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng 0 0 14 8 1 2 3 10 5 3 0.88
2 Các buổi nói chuyện, tọa đàm ở các cuộc dân tại nơi diễn ra lễ hội 0 2 14 3 4 1 11 5 1 5 -0.01
3 Tổ chức thi các trò chơi dân gian trong các hoạt động Đoàn đội tại địa phương 0 0 14 8 1 2 3 10 5 3 0.88
4 Tăng cường cán bộ nòng cốt về văn hóa thể thao,du lịch.. 0 0 14 4 5 0 15 5 1 2 -0.29
5 Đào tạo HDV 0 0 14 8 1 2 3 10 5 3 0.7
6 Tăng cường CSVC sân bãi kết hợp xã hội hóa toàn dân 3 0 11 8 1 2 3 10 5 3 0.87
7 Vận động tài trợ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn 3 3 8 4 5 2 3 6 10 2 0.78
8 Có chế độ đãi ngộ cho cán bộ, HDV, CTV 0 3 12 8 0 4 3 10 4 2 0.24
9
Xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với các hoạt động TDTT khác (số
thôn xóm)
0 1 15 4 3 2 3 13 3 2 0.95
10
Xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và thi đấu hàng năm đối với trò
chơi vận động và thể thao dân tộc 5 5 10 1 2 1 3 4 5 10 0.67
11 Lồng ghép trò chơi dân tộc vào các trường tiểu học trên địa bàn 0 3 12 8 0 4 3 10 4 2 0.33
12
Xây dựng thiết chế văn hóa-thể thao đối với từng điểm, khu dân cư ở
vùng lễ hội
0 0 14 4 5 0 15 5 1 2 0.5
Bảng 5. Tổng hợp hệ số tương quan của 02 phiếu sau khi loại bỏ yếu tố r
TT Giải pháp
r1
r2
1 Giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng 0.76 0.88
2 Các buổi nói chuyện, tọa đàm ở các cuộc dân tại nơi diễn ra lễ hội 0.65 -0.01
3 Tổ chức thi các trò chơi dân gian trong các hoạt động Đoàn Đội tại địa phương 0.64 0.88
4 Tăng cường cán bộ nòng cốt về văn hóa thể thao,du lịch.. 0.66 -0.29
5 Đào tạo HDV 0.58 0.70
6 Tăng cường CSVC sân bãi kết hợp xã hội hóa toàn dân 0.78 0.87
7 Vận động tài trợ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn 0.62 0.78
8 Có chế độ đãi ngộ cho cán bộ, HDV, CTV 0.71 0.24
9 Xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với các hoạt động TDTT khác (số thôn xóm) 0.79 0.95
10
Xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và thi đấu hàng năm đối với trò chơi vận động và thể thao
dân tộc
0.71 0.67
11 Lồng ghép trò chơi dân tộc vào các trường tiểu học trên địa bàn 0.71 0.33
12 Xây dựng thiết chế văn hóa-thể thao đối với từng điểm, khu dân cư ở vùng lễ hội 0.52 0.50
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019
76 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
GP03: đào tạo HDV
GP04: tăng cường CSVC sân bãi kết hợp xã hội
hóa toàn dân
GP05: vận động tài trợ các doanh nghiệp đóng
trên địa bàn
GP06: xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với
các hoạt động TDTT khác (số thôn xóm)
GP07: xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và
thi đấu hàng năm đối với trò chơi vận động và thể
thao dân tộc
Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn các giải pháp ở
hai mẫu phiếu của 2 đối tượng, đề tài tiếp tục lựa
chọn giữa các giải pháp ở phiếu 01 và 02 trùng nhau
để tiếp tục đưa vào xử lý. Bằng công cụ tính hệ số
tương quan thứ bậc để đánh giá giữa phiếu 01 và 02
sau khi lựa chọn các kết quả trùng nhau các nhóm
giải pháp có mối tương quan hay không? Đề tài sử
dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc đó là
Spirmen
Kết quả được trình bày ở bảng 5 và 6 dưới đây.
Như vậy, bằng phương pháp tính hệ số tương quan
thứ bậc để đánh giá lựa chọn những nội dung giải
pháp giữa 02 mẫu phiếu có độ tin cậy cao. Hoàn toàn
có thể đáp ứng được vào thực tiễn
3. KẾT LUẬN
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã
lựa chọn được 04 giải pháp sau nhằm khôi phục các
trò chơi phổ cập ở nông thôn và trong các lễ hội
truyền thống ở Việt Nam: giải pháp 1: giải pháp
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng; giải pháp 2: tăng cường CSVC sân bãi kết hợp
xã hội hóa toàn dân; giải pháp 3: xen kẽ các hoạt
động trò chơi dân tộc với các hoạt động TDTT khác
(số thôn xóm); giải pháp 4: xây dựng kế hoạch hoạt
động tập luyện và thi đấu hàng năm đối với trò chơi
vận động và thể thao dân tộc.
Đây là các giải pháp đã được phân tích đánh giá
về độ tin cậy của phiểu hỏi cũng như độ tương quan
về tính câp thiết và khả thi của các giải pháp khi đưa
vào thực tiễn nhằm khôi phục thành công các trò chơi
phổ cập ở nông thôn và trong các lễ hội truyền thống
ở Việt Nam.
Bảng 6. đánh giá hệ số tương quan thứ bậc sau khi lựa chọn các giải pháp có sự trùng nhau về ý kiến phỏng vấn
Hệ số tương
quan phiếu 01
Hệ số tương quan
phiếu 02
TT Giải pháp
r1
Thứ
bậc
r1
Thứ
bậc
D2
1 Giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng 0.76 3 0.88 2 1
2 Tăng cường CSVC sân bãi kết hợp xã hội hóa toàn dân 0.78 2 0.87 3 1
3
Xen kẽ các hoạt động trò chơi dân tộc với các hoạt động TDTT
khác (số thôn xóm)
0.79 1 0.95 1 0
4
Xây dựng kế hoạch hoạt động tập luyện và thi đấu hàng năm đối
với trò chơi vận động và thể thao dân tộc
0.71 4 0.67 4 0
Hệ số tương quan cấp thứ bậc Spirmen ( r ) 0.80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Muôn, 1989, “Trò chơi xưa và nay”, Nxb TDTT Hà Nội;
2. Mai Văn Muôn (1995), “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành và phát triển của một
số môn thể thao dân tộc ở Việt Nam”, Hà Nội;
3. Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ (2006), 72 trò chơi vận động dân gian (Việt Nam và Châu Âu); Nxb TDTT,
Hà Nội;
4. Từ điển lễ hội Việt Nam (1993), Nxb Văn hóa, Hà Nội;
5. Viện Văn hóa dân gian (1992), “Lễ hội cổ truyền”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
Trích nguồn: Đề tài KHCN cấp Bộ (2018-2019): “Nghiên cứu khôi phục và phát triển các trò chơi phổ cập
ở nông thôn và trong lễ hội truyền thống ở Việt Nam”.
Thuộc:Chương trình Khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu thể dục thể thao quần chúng, đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững”.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16/3/2019; ngày phản biện đánh giá: 19/4/2019; ngày chấp nhận đăng: 21/5/2019)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_giai_phap_khoi_phuc_tro_choi_pho_cap_o_nong_thon_va.pdf