Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên chuyên ngành karate ngành huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

KẾT LUẬN 1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến NLSP của SV chuyên sâu Karate Trường Đại học TDTT Bắc Ninh bao gồm có những yếu tố sau: + Số lượng giáo viên còn thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. + Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy Karate chưa đạt yêu cầu cả về chất lượng và số lượng. + Nội dung chương trình chuyên sâu ngành HLTT đều không hợp lý, chương trình chỉ quan tâm nhiều đến khâu “luyện nghề” mà không quan tâm đến khâu “hành nghề”. + Số lượng SV tham gia hoạt động ngoại khoá thường xuyên ít, thực trạng này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao NLSP của SV. 2. Thông qua nghiên cứu đã lựa chọn được 5 giải pháp nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh gồm: - Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện và tài liệu học tập. - Cải tiến nội dung chương trình môn học chuyên sâu. - Khuyến khích SV tham gia tập luyện ngoại khóa. - Thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu Karate giữa các khóa. - Giáo dục ý thức về mục tiêu môn học và định hướng nghề nghiệp. Sau thời gian TN 5 giải pháp được lựa chọn đã mang lại hiệu quả cao cho đối tượng TN, điều đó thể hiện qua kết quả kiểm tra các tiêu chí của nhóm TN đều cao hơn hẳn nhóm ĐC ở ngưỡng thống kê cần thiết.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên chuyên ngành karate ngành huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2020 45THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp phát triển thể dục thể thao (TDTT) trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nước ta cần có một đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, giáo viên đủ về số lượng, cao về chất lượng, có khả năng thích ứng với điều kiện thách thức mới. Đó là những người không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao, mà còn có bản lĩnh chính trị vững vàng kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, thực hiện “cần kiệm, liêm chính, trí công vô tư”, có ý thức tổ chức kỷ luật, gần gũi với quần chúng, có năng lực phẩm chất ngang tầm với nhiệm vụ của mình. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng và hiệu quả đào tạo chính là trình độ của đội ngũ giáo viên được thể hiện qua trình độ chuyên môn và NLSP. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là trường đầu ngành và được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ TDTT có tri thức khoa học, có kỹ thuật, có năng lực thực hành cũng như lý thuyết giỏi, có kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm cao nhằm phục vụ cho mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn giải pháp nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn toạ đàm, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng các yếu tố chi phối tới NLSP của SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 2.1.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên giảng dạy tại bộ môn Võ - Quyền Anh Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Trong công tác giáo dục thể chất người giáo viên giữ một vai trò quan trọng, họ là người trực tiếp giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho học sinh, là lực lượng chủ yếu quản lý, tổ chức hoạt động đào tạo chuyên ngành trong nhà trường. Có thể nói họ là nhân tố nòng cốt quyết định đến chất lượng đào tạo nói chung và NLSP cho SV nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy ở bộ môn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc nâng cao NLSP cho SV. Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên của bộ môn Võ - Quyền Anh Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đề tài thu được kết quả được thể hiện ở bảng 1 Qua bảng 1 cho thấy: cán bộ giảng dạy bộ môn Võ - Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên chuyên ngành karate ngành huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh PGS.TS. Trần Tuấn Hiếu; TS. Lưu Trọng Tuấn; ThS. Trịnh Văn Giáp Q TÓM TẮT: Sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm và toán học thống kê đã lựa chọn được 5 giải pháp nâng cao năng lực sư phạm (NLSP) cho sinh (SV) viên chuyên ngành Karate ngành huấn luyện thể thao (HLTT) Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Các giải pháp được đưa vào ứng dụng trong thực tiện và đã đem lại hiệu quả cao cho đối tượng nghiên cứu. Từ khóa: Lựa chọn, giải pháp, năng lực sư phạm, sinh viên, chuyên ngành, Karate, Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. ABSTRACT: By referring to existing documents, educational observing, interviewing, testing, and mathematical statistic, five solutions to upgrade teaching ability for Karate-majored students, sports training faculty, Bac Ninh University of Sports are selected, these solutions are put into practice and create remarkable effect on people involved. Keywords: Selection, solutions, teaching abil- ity, students, major, Karate, Bac Ninh University of Sports. KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2020 46 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Quyền anh tại trường đại học TDTT Bắc Ninh có cả giáo viên có thâm niên công tác trên 15 năm và dưới 10 năm, trong số 12 giáo viên thì có 10 giáo viên trên 15 năm trở lên và có trình độ là thạc sĩ và tiến sĩ, họ là những giáo viên đã ra trường khá lâu, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức lớp. Có 2 giáo viên là giáo viên trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm, đó cũng là một mặt hạn chế vì giáo viên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng dạy, tuy nhiên, đây là lực lượng có thể tiếp cận khoa học kỹ thuật, có thể học tập nâng cao trình độ để trở thành những cán bộ có trình độ cao, đây cũng là một vấn đề có tính tích cực. Mặc dù 100% số lượng giáo viên đều tốt nghiệp đại học và đang được học tập nâng cao trình độ, nhưng số lượng giáo viên còn thiếu, tỷ lệ giáo viên trên số SV phổ tu còn cao (1/24) so với qui chế của Bộ GD- ĐT (1/20), do đó không đảm bảo được chất lượng đào tạo. 2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất sân bãi bộ môn Võ - Quyền Anh Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, tập luyện bộ môn Võ - Quyền anh trong giờ học giữ vai trò rất quan trọng, là điều kiện trực tiếp phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của các em. Cơ sở vật chất đầy đủ thì chất lượng của quá trình dạy và học được đảm bảo. Thực trạng khảo sát cơ sở vật chất, sân bãi bộ môn Võ - Quyền Anh được trình bày ở bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy: Cơ sở vật chất ở trường đại học TDTT Bắc Ninh phục vụ cho công tác giảng dạy môn Võ cho SV là tương đối đủ, cụ thể là: số thảm tập đủ chỗ cho học sinh tập luyện. Về tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ít và thiếu dẫn đến hạn chế hiệu quả công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và SV. 2.1.3. Thực trạng về hoạt động ngoại khóa của SV Karate ngành HLTT Đề tài tiến hành quan sát sư phạm và phỏng vấn 25 SV chuyên sâu Karate về hoạt động ngoại khóa môn chuyên sâu. Kết quả thể hiện ở bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy: Số lượng SV tham gia hoạt động ngoại khoá thường xuyên ít, nguyên nhân là do chưa có nhận thức đầy đủ về động cơ nghề nghiệp, chưa có thời gian, thiếu sân bãi và không có người hướng dẫn. Thực trạng này làm ảnh hưởng không nhỏ đến NLSP của SV. 2.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 2.2.1. Cơ sở để xây dựng các giải pháp nâng cao NLSP cho đối tượng nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến quan điểm và nguyên tắc giáo dục thể chất, phương hướng mục tiêu phát triển thể dục thể thao trường học, lý luận và phương pháp thể dục thể thao trong trường học, cấu trúc của NLSP và các yếu tố ảnh hưởng đến NLSP của SV chuyên sâu Karate cho thấy việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao NLSP cho đối tượng nghiên cứu cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Dựa trên các quan điểm của Đảng và nhà nước đối với công tác GDTC và hoạt động TDTT trong các nhà trường, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bảng 2. Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Võ - Quyền anh của trường đại học TDTT Bắc Ninh TT Sân bãi dụng cụ dạy Võ thuật Số lượng Chất lượng 1 Nhà tập 01 Trung bình 2 Sàn tập 02 Trung bình 3 Thảm tập 06 Trung bình 4 Dụng cụ tập Đủ Bảng 3. Thực trạng về hoạt động ngoại khóa của SV Karate ngành HLTT (n = 25) Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn mi % I Số lần ngoại khoá trong tuần 1 Không tham gia 7 28.0 2 1 buổi 5 20.0 3 2 - 3 buổi 8 3232.0 4 4 - 5 buổi 2 88.0 5 ≥ 6 buổi 0 0 II Thời gian /1 buổi 1 30 phút 3 12.0 2 1 giờ 6 24.0 3 1 giờ 30 phút 7 28.0 4 ≥ 2 giờ 1 2.0 Bảng 1. Thực trạng chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Võ - Quyền anh trường đại học TDTT Bắc Ninh Giới tính Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác Nam Nữ Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ Dưới 5 năm 2 2 0 2 4 Từ 5 - 15 năm 5 0 0 2 3 Trên 15 năm 5 0 0 1 0 Tổng cộng 12 2 0 5 7 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2020 47THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC - Căn cứ vào mục tiêu đào tạo chung của nhà trường. - Căn cứ vào kế hoạch hàng năm của nhà trường. - Căn cứ vào nội dung chương trình môn học Karate, đồng thời phải căn cứ vào nội dung chương trình môn học lý thuyết và thực hành mà SV phải học tập. - Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ hiện tại nhà trường có. 2.2.2. Nội dung các giải pháp nâng cao NLSP cho SV Karate Sau khi đã xác định được các căn cứ lựa chọn các giải pháp đề tài đã tiến hành phân tích tài liệu và đưa ra được 7 giải pháp nhằm nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Sau đó đề tài tiếp tục đưa 7 giải pháp đó phỏng vấn 20 chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên bằng phiếu với 3 mức: rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng, nhằm lựa chọn ra những giải pháp khoa học và mang tính khả thi. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, để đảm bảo tính tập trung và khách quan đề tài chỉ chọn các giải pháp theo nguyên tắc phải đạt được 80% ý kiến đồng ý trở lên ở mức rất quan trọng. Kết quả được trình bày ở bảng 4. Qua bảng 4 cho thấy: trong 7 giải pháp mà đề tài đưa ra phỏng vấn có 5 giải pháp được các ý kiến đánh giá ở mức rất quan trọng từ 80% trở lên được đề tài lựa chọn để nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT đó là: tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện và tài liệu học tập 95.0%; cải tiến nội dung chương trình môn học chuyên sâu 90.0%; khuyến khích SV tham gia tập luyện ngoại khóa 90.0%; thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu Katate giữa các khóa 85.0%; giáo dục ý thức về mục tiêu môn học và định hướng nghề nghiệp 85.0%. Còn 2 giải pháp chỉ được đánh giá dưới 60% ở mức rất quan trọng là giải pháp cải tiến nội dung thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tạo động lực thúc đẩy SV tích cực học tập 20.0% và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên là 55.0% nên đề tài không sử dụng hai giải pháp này vào trong quá trình thực nghiệm (TN). Sau khi tiến hành phỏng vấn các nhà chuyên môn, các nhà quản lý trong lĩnh vực Karate. Đề tài tiến hành xin ý kiến các đối tượng bao gồm: lãnh đạo nhà trường, giáo viên Bộ môn, cán bộ khóa GDTC và sinh chuyên sâu Karate các khoá... về nội dung các giải pháp mà đề tài đưa ra và đi đến thống nhất là lựa chọn 5 nhóm giải pháp để tiến hành triển khai thực hiện. Giải pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện và tài liệu học tập. Mục đích của giải pháp: Tạo môi trường và điều kiện cơ sở vật chất tốt phục vụ cho công tác đào tạo SV chuyên sâu đạt hiệu quả cao. Biện pháp thực hiện: Đề xuất tăng số lượng thảm tập, dụng cụ để dần đạt tới quy định chuẩn của theo đề án trường đại học chất lượng cao của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Vận động các đơn vị: Phòng Công tác học sinh, SV, Đoàn thanh niên phát động SV các buổi lao động công ích. Khuyến khích các cá nhân SV, các tập thể lớp mua sắm dụng cụ tập luyện cá nhân. Cần tăng cường sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội để xây dựng cơ sở vật chất cho bộ môn Võ - Quyền Anh, môn học Karate. Giải pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình môn học chuyên sâu. Mục đích của giải pháp: Xây dựng chương trình phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp nhằm trang bị cho SV những năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu học tập và công tác. Biện pháp thực hiện: - Cải tiến nội dung chương trình theo hướng tăng Bảng 4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n = 20) Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng TT Nội dung giải pháp n % n % n % 1 Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện và tài liệu học tập 19 95.0 1 5.0 0 0 2 Cải tiến nội dung chương trình môn học chuyên sâu 18 90.0 2 10.0 0 0 3 Cải tiến nội dung thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tạo động lực thúc đẩy SV tích cực học tập 4 20.0 6 30.0 10 50.0 4 Khuyến khích SV tham gia tập luyện ngoại khóa 18 90.0 2 10.0 0 0 5 Thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu Karate giữa các khóa 17 85.0 3 15.0 0 0 6 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên 11 55.0 4 20.0 5 25.0 7 Giáo dục ý thức về mục tiêu môn học và định hướng nghề nghiệp 17 85.0 3 15.0 0 0 KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2020 48 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC thêm các giờ thực tập giáo án và thực tập trọng tài, ở kỳ V và kỳ VI, giảm bớt thời gian học kỹ thuật trên lớp. - Cho SV chuyên sâu năm cuối thực tập giáo án các giờ phổ tu Võ dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Giải pháp 3: khuyến khích SV tham gia tập luyện ngoại khóa. Mục đích của giải pháp: - Tạo ra yếu tố và động lực thúc đẩy khuyến khích SV tích cực rèn luyện nhằm hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản, dành thời gian học trên lớp cho rèn kỹ năng lên lớp và trọng tài. Biện pháp thực hiện: - Môn Karate phân công giáo viên hướng dẫn tập luyện ngoại khóa đáp ứng yêu cầu tập luyện của SV. - 100% SV chuyên sâu tham gia tập luyện ngoại khóa do bộ môn tổ chức tại trường vào các buổi ngoài giờ trong tuần. - Giao nhiệm vụ hướng dẫn tập luyện cho SV có đẳng cấp. Giải pháp 4: Thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu Karate giữa các khóa. Mục đích của giải pháp: Tạo không khí thi đua sôi nổi, tăng cường giao lưu học hỏi giữa các khóa với nhau, tạo điều kiện thuận lợi để các em thực tập trọng tài, cũng như tổ chức các giải đấu. Biện pháp thực hiện: - Tổ chức giải truyền thống một năm một lần vào tháng 5, tổ chức giao lưu các khóa, các lớp một năm 2 lần vào các kỳ học 1 và 2 của năm học. - Các SV năm cuối trực tiếp lên kế hoạch, xây dựng điều lệ, làm trọng tài và tổ chức giải đấu. - Nhà trường tạo điều kiện về kinh phí, sân bãi và y tế. Giải pháp 5: Giáo dục ý thức về mục tiêu môn học và định hướng nghề nghiệp. Mục đích của giải pháp: - Phải gắn chặt giữa việc trang bị kiến thức chuyên môn với việc giáo dục rèn luyện nhân cách, phẩm chất chính trị, quan điểm lập trường, lối sống cho SV. Giúp SV hiểu được ý nghĩa của môn học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Học ra trường để làm gì? Chứ không phải học để lấy tấm bằng. Biện pháp thực hiện: - Phối hợp với phòng ban chức năng đặc biệt là phòng đào tạo và phòng công tác học sinh, SV, Đoàn thanh niên nhà trường quán triệt các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong trường học. - Tổ chức mời các chuyên gia, các huấn luyện viên, giáo viên, và các SV đã ra trường về giao lưu, nói chuyện về môn học và định hướng nghề nghiệp. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môn Karate cũng như lợi ích của việc học môn Karate cho SV. - Hướng dẫn, khuyến khích SV theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, đọc sách báo ở thư viện, vào các trang website về môn Karate... để tìm hiểu các thông tin mới nhất về môn Karate cũng như thông tin về TDTT trong nước và Quốc tế. 2.2.3. Đánh giá hiệu các giải pháp nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh 2.2.3.1. Cách thức tiến hành. Sau khi lựa chọn các giải pháp và xây dựng nội dung chương trình hoạt động cụ thể chúng tôi tiến hành TN cách thức tổ chức TN như sau: Sau khi tiến hành kiểm tra NLSP ban đầu của 26 SV chuyên sâu Karate 52 ngành HLTT chúng tôi phân chia thành 2 nhóm: + Nhóm TN gồm 14 SV. + Nhóm đối chứng (ĐC) gồm 12 SV. NLSP của cả hai nhóm là ngang nhau. Nhóm ĐC vẫn học tập theo chương trình đã được áp dụng do bộ môn ban hành. Nhóm TN được chúng tôi sử dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao NLSP gồm: - Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện và tài liệu học tập. - Cải tiến nội dung chương trình môn học chuyên sâu. - Khuyến khích SV tham gia tập luyện ngoại khóa. - Thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu Karate giữa các khóa. - Giáo dục ý thức về mục tiêu môn học và định hướng nghề nghiệp. Cần nhấn mạnh rằng tổng thời gian lên lớp của hai nhóm là giống nhau, đều được sử dụng điều kiện cơ sở vật chất như nhau. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp TN so sánh song song hai nhóm ĐC và TN. Phương tiện đo NLSP là các nhóm tiêu chí đã được lựa chọn bao gồm: Công tác soạn bài - Thể hiện đủ mục tiêu ( đầu bài) bài soạn - Lựa chọn các phương pháp giảng dạy hợp lý - Sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học - Phân bổ thời gian trong giờ học - Bài soạn đúng mẫu qui định, và đúng tiến trình giảng dạy. Công tác lên lớp KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2020 49THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 5. Kết quả NLSP của nhóm ĐC và nhóm TN ở thời điểm trước TN TN (n=14) ĐC (n=12) TT Nội dung x x 2δ ttính p I Công tác soạn bài 1 Thể hiện đủ mục tiêu (đầu bài) bài soạn 6.4 6.6 1.1 0.86 > 0.05 2 Lựa chọn các phương pháp giảng dạy hợp lý 5.3 5.5 0.88 0.78 > 0.05 3 Sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học 5.7 5.4 0.81 0.89 > 0.05 4 Phân bổ thời gian trong giờ học 5.7 5.6 0.81 1.02 > 0.05 5 Bài soạn đúng mẫu qui định, và đúng tiến trình giảng dạy. 6.4 6.2 0.83 1.55 > 0.05 II Công tác lên lớp 1 Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao tiếp trong giờ dạy. 5.5 5.4 1.11 1.52 > 0.05 2 Năng lực làm mẫu 5.2 5.4 0.85 1.28 > 0.05 3 Phương pháp làm mẫu 5.8 5.6 0.88 1.40 > 0.05 4 Năng lực giảng giải. 5.5 5.3 0.86 1.26 > 0.05 5 Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật: 5.7 5.6 1.22 1.19 > 0.05 6 Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật 5.4 5.5 0.82 0.89 > 0.05 7 Năng lực tổ chức lớp 6.2 6.0 0.86 0.72 > 0.05 8 Sử dụng thiết bị dạy học 6.3 6.1 0.75 0.91 > 0.05 9 Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện. 6.4 6.6 1.03 0.85 > 0.05 III Công tác trọng tài môn Karate 1 Tư thế tác phong trong điều hành thi đấu 5.5 5.2 0.90 1.71 > 0.05 2 Thực hiện luật thi đấu 5.7 5.5 0.91 1.50 > 0.05 3 Năng lực ứng xử tình huống 5.5 5.1 0.92 1.45 > 0.05 4 Khả năng xác định mức độ chấn thương 6.1 6.14 0.98 1.23 > 0.05 Bảng 6. Kết quả NLSP của nhóm ĐC và nhóm TN ở thời điểm sau TN TN (n=14) ĐC (n=12) TT Nội dung x x 2δ ttính p I Công tác soạn bài 1 Thể hiện đủ mục tiêu (đầu bài) bài soạn 7.9 7.4 0.43 2.74 < 0,05 2 Lựa chọn các phương pháp giảng dạy hợp lý 7.7 6.9 0.52 3.05 < 0,05 3 Sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học 7.6 7.0 0.52 3.66 < 0,05 4 Phân bổ thời gian trong giờ học 8.0 7.2 0.47 2.52 < 0,05 5 Bài soạn đúng mẫu qui định, và đúng tiến trình giảng dạy 8.4 7.7 0.51 3.05 < 0,05 II Công tác lên lớp 1 Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao tiếp trong giờ dạy 7.6 6.8 0.66 2,83 < 0,05 2 Năng lực làm mẫu 7.4 6.6 0.57 3.63 < 0,05 3 Phương pháp làm mẫu 7.5 6.7 0.45 2.72 < 0,05 4 Năng lực giảng giải 7.8 6.9 0.57 3.78 < 0,05 5 Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật 8.4 6.7 1.21 3.05 < 0,05 6 Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật 7.7 6.9 0.67 2.71 < 0,05 7 Năng lực tổ chức lớp 8.5 7.4 0.69 3.13 < 0,05 8 Sử dụng thiết bị dạy học 8.1 7.4 0.69 3.94 < 0,05 9 Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện 7.9 7.4 0.42 3.64 < 0,05 III Công tác trọng tài môn Karate 1 Tư thế tác phong trong điều hành thi đấu 7.5 6.8 0.57 2,83 < 0,05 2 Thực hiện luật thi đấu 7.4 6.7 0.51 3.63 < 0,05 3 Năng lực ứng xử tình huống 7.7 6.7 0.61 2.72 < 0,05 4 Khả năng xác định mức độ chấn thương 8.0 7.4 0.53 3.78 <0,05 KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2020 50 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC - Tác phong sư phạm TDTT, năng lực giao tiếp trong giờ dạy. - Năng lực làm mẫu - Phương pháp làm mẫu - Năng lực giảng giải. - Năng lực phát hiện các sai sót kỹ thuật. - Phương pháp sửa chữa các sai sót kỹ thuật. - Năng lực tổ chức lớp. - Sử dụng thiết bị dạy học. - Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện. Công tác trọng tài - Tư thế tác phong trong điều hành thi đấu. -Thực hiện luật thi đấu. - Năng lực ứng xử tình huống. - Khả năng xác định mức độ chấn thương. 2.2.4.2. So sánh kết quả TN: * Trước TN: Chúng tôi tiến hành đánh giá NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT trước TN bằng các tiêu chí đã lựa chọn. Kết quả được thể hiện ở bảng 5. Qua bảng 5 cho thấy: Trước TN ở tất cả các tiêu chí đánh giá NLSP có ttính < tbảng. Vậy sự khác biệt giữa hai nhóm là không có ý nghĩa với p > 0,05. Hay có thể khẳng định trước TN hai nhóm này có NLSP là tương đương nhau. Kết quả ở bảng 5 cũng cho phép chúng tôi đi đến nhận xét sau: hầu hết đối tượng kiểm tra đều có kết quả ở mức trung bình. Điều này cho thấy NLSP ở hai nhóm vẫn ở mức độ không cao. * Sau TN. Từ kết quả thu được tại bảng 6 chúng tôi đã tiến hành TN ứng dụng đồng bộ 5 giải pháp đã lựa chọn nhằm nâng cao NLSP cho nhóm TN. Sau thời gian TN chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 2 trên cả hai nhóm ĐC và TN. Kết quả thu được trình bày tại bảng 6. Qua bảng 6 cho thấy: Sau thời gian TN đồng bộ các giải pháp ở tất cả các tiêu chí kiểm tra đều có sự gia tăng, song sự gia tăng ở nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC, điều này cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả thực hiện các tiêu chí giữa nhóm TN và nhóm ĐC (ttính > tbảng ở ngưỡng xác xuất p < 0,05). Điều này chứng minh các giải pháp chúng tôi đưa ra đã thể hiện tính hiệu quả trong việc nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 3. KẾT LUẬN 1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến NLSP của SV chuyên sâu Karate Trường Đại học TDTT Bắc Ninh bao gồm có những yếu tố sau: + Số lượng giáo viên còn thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. + Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy Karate chưa đạt yêu cầu cả về chất lượng và số lượng. + Nội dung chương trình chuyên sâu ngành HLTT đều không hợp lý, chương trình chỉ quan tâm nhiều đến khâu “luyện nghề” mà không quan tâm đến khâu “hành nghề”. + Số lượng SV tham gia hoạt động ngoại khoá thường xuyên ít, thực trạng này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao NLSP của SV. 2. Thông qua nghiên cứu đã lựa chọn được 5 giải pháp nâng cao NLSP cho SV chuyên ngành Karate ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh gồm: - Tăng cường cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện và tài liệu học tập. - Cải tiến nội dung chương trình môn học chuyên sâu. - Khuyến khích SV tham gia tập luyện ngoại khóa. - Thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu Karate giữa các khóa. - Giáo dục ý thức về mục tiêu môn học và định hướng nghề nghiệp. Sau thời gian TN 5 giải pháp được lựa chọn đã mang lại hiệu quả cao cho đối tượng TN, điều đó thể hiện qua kết quả kiểm tra các tiêu chí của nhóm TN đều cao hơn hẳn nhóm ĐC ở ngưỡng thống kê cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như An (1992), “Về qui trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho SV sư phạm”, Nghiên cứu giáo dục (số 2), tr8-12 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD_ĐT ngày 03/05/2001 về việc ban hành quy chế GDTC và Y tế trường học. 3. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguồn bài báo: Trích từ đề tài KHCN cấp cơ sở năm 2018-2019: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Karate ngành huấn luyện thể thao Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 25/11/2019; ngày phản biện đánh giá: 11/1/2020; ngày chấp nhận đăng: 25/2/2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflua_chon_giai_phap_nang_cao_nang_luc_su_pham_cho_sinh_vien_c.pdf
Tài liệu liên quan