Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển bền vững môn võ cổ truyền tỉnh Bình Định

Sự phát triển của môn Võ cổ truyền Bình Định so với sự phát triển một số môn thể thao khác thuộc các môn trọng điểm của tỉnh Bình Định Để thấy rõ hơn sự phát triển của môn Võ cổ truyền Bình Định sau khi áp dụng các giải pháp, chúng tôi so sánh với sự phát triển một số môn thể thao khác thuộc các môn trọng điểm của tỉnh Bình Định. Qua bảng 5 cho thấy: Số lượng người tập, số lượng võ sư, số CLB và lò võ, số giải thi đấu toàn tỉnh sau khi tiến hành triển khai các giải pháp đều có nhịp tăng trưởng lớn hơn nhịp tăng trưởng của năm trước (năm 2017 so với năm 2016), trong đó cho thấy, do môn Võ cổ truyền Bình Định ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn để phát triển bền vững nên các yếu tố của thể thao quần chúng đều có nhịp tăng trước cao hơn nhịp tăng trưởng ở một số môn thể thao khác.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển bền vững môn võ cổ truyền tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC 120 LÖÏA CHOÏN VAØ ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ CAÙC GIAÛI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG MOÂN VOÕ COÅ TRUYEÀN TÆNH BÌNH ÑÒNH Tóm tắt: Các giải pháp phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định được lựa chọn trên cơ sở xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, thực trạng các Câu lạc bộ, nhu cầu tập luyện của người dân, hoạt động của các lò võ ở tỉnh Bình Định, cũng như tiếp cận đón đầu các định hướng chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kết quả ứng dụng các giải pháp đã khẳng định được tính hiệu quả thể hiện qua các mặt: Sự phát triển các lò võ, số lượng võ sư, võ sinh và số lượng người tập võ tăng lên; Võ cổ truyền Bình Định được đưa vào giảng dạy ngoại khóa trong trường học; kinh phí đầu tư cho hoạt động Võ cổ truyền tăng và đã gắn kết Võ cổ truyền Bình Định với hoạt động du lịch của tỉnh. Từ khóa: Giải pháp, phát triển bền vững, Võ cổ truyền tỉnh Bình Định. Research on developing solutions for sustainable development of traditional martial arts in Binh Dinh province Summary: The solutions for sustainable development of traditional martial arts in Binh Dinh province are selected on the basis of identifying strengths, weaknesses, opportunities and challenges on socio- economic aspects of Binh Dinh province, and current conditions of clubs, people's training needs, martial arts activities in Binh Dinh province, as well as a proactive approach to the strategic directions of high-achievement sports development of Vietnam to 2020, with a vision to 2030. The results of applying these solutions have confirmed the effectiveness shown through the following aspects: The development of martial arts, the number of martial arts masters, martial arts students and the number of martial practitioners increases. Binh Dinh traditional martial arts were introduced into the extracurricular teaching in schools. And the investment expenditure for traditional martial arts increased and it has linked Binh Dinh Traditional Martial Arts with tourism activities in the province. Keywords: Solutions, sustainable development, Traditional martial arts in Binh Dinh province. *PGS.TS, Trường Đại học Quy Nhơn **ThS, Trung tâm Võ cổ truyền Bình Định ***ThS, Trường Đại học Quy Nhơn Nguyễn Ngọc Sơn* Trần Duy Linh**; Nguyễn Trọng Thủy*** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Binh Định được xem là cái nôi của Võ cổ truyền dân tộc, là nơi phát tích của các dòng võ, lò võ lớn nổi tiếng với những tuyệt kỹ võ thuật đặc trưng; nét tinh túy của từng hệ phái, từng chiêu thức của Võ cổ truyền Bình Định không ngừng được phát huy, hòa quyện, tạo nên tính đặc sắc của nền Võ học dân tộc. Di sản Võ cổ truyền Bình Định không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia mà đã vươn tầm ra quốc tế khi được truyền dạy ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trước những biến động của đời sống xã hội hiện nay, những tinh hoa Võ cổ truyền đã có những mai một, thất truyền. Việc phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Định, có thế mạnh của địa phương còn hạn chế. Việc xây dựng “vệ tinh” làm hạt nhân phong trào phát triển Võ cổ truyền tại các địa phương, đơn vị còn nhiều khó khăn. Hoạt động giảng dạy, huấn luyện Võ cổ truyền Bình Định tại các lò võ, câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh còn hạn chế, mang tính tự phát, không ổn định; phát triển Võ cổ truyền trong các trường học quy mô còn hạn chế và chất lượng phong trào luyện tập Võ cổ truyền trong nhân dân chưa cao. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định để khắc phục những tồn 121 Sè §ÆC BIÖT / 2020 tại và phát huy thế mạnh hiện có để phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp toán học thống kê. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng hoạt động môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định 1.1. Thực trạng nguồn nhân lực về vận động viên (VĐV) Võ cổ truyền ở tỉnh Bình Định Chúng tôi tiến hành điều tra nguồn nhân lực về VĐV Võ cổ truyền Bình Định, kết quả cho thấy: Số lượng VĐV tập trung theo 4 tuyến: phong trào, năng khiếu tập trung, đội tuyển trẻ và đội tuyển. Tổng số VĐV của 4 tuyến là 5.584 VĐV; tuyến phong trào có 5.500 VĐV, chiếm tỷ lệ 98.50%; tuyến năng khiếu tập trung có 24 VĐV, chiếm tỷ lệ 0.43%; VĐV đội tuyển trẻ có 20 VĐV, chiếm 0.36 %; VĐV đội tuyển có 40 VĐV, chiếm 0.71%. Về số lượng VĐV cấp cao có 50 VĐV, trong đó VĐV kiện tướng quốc tế là 02 VĐV, chiếm tỷ lệ 4%; số VĐV kiện tướng quốc gia là 31 VĐV, chiếm tỷ lệ 62%; Số VĐV cấp I là 17 VĐV, chiếm tỷ lệ 34%. 1.2. Thực trạng nguồn nhân lực về Võ sư, HLV Võ cổ truyền Bình Định Thông qua kết quả thu thập điều tra số lượng HLV tập trung đào tạo được phân bổ với tổng số Võ sư, HLV của 4 tuyến là 109 HLV được phân bổ theo từng tuyến huấn luyện trong tỉnh. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Nguồn nhân lực về võ sư, HLV Võ cổ truyền ở tỉnh Bình Định năm 2016 TT Tuyến huấn luyện Võ sư, huấn luyện viên các tuyến HLV cấp cao chuyên gia mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % 1 Phong trào 97 88.99 2 Năng khiếu tập trung 4 3.67 3 Trẻ 4 3.67 4 Tuyển 4 3.67 Tổng 109 100 Kết quả bảng 1 cho thấy, tỷ lệ phân bố nguồn nhân lực về võ sư, HLV là phù hợp với quy trình tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao. 1.3. Thực trạng các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, kinh phí...) để phát triển Võ cổ truyền ở tỉnh Bình Định Qua kết quả điều tra thu thập số liệu về cơ sở vật chất dành cho Võ cổ truyền Bình Định trên toàn tỉnh cho thấy: Tổng diện tích đất dành cho hoạt động là 15.750m2, tổng số lượng các công trình TDTT (sân, nhà và các phòng tập) là 64 công trình. Diện tích đất dành cho Võ cổ truyền Bình Định và các công trình phục vụ tập luyện được phân bổ đồng đều trên địa bàn mỗi huyện, thị xã, thành phố. 1.4. Sự phát triển của các CLB, các lò võ và số người thường xuyên tham gia tập luyện môn Võ cổ truyền Bình Định trên địa bàn tỉnh Bình Định Kết quả bảng 2 cho thấy: Tính đến năm 2016, tỉnh Bình Định có 50 CLB được thành lập với số người thường xuyên tham gia tập luyện là 5.500 người. Trung bình có khoảng 110 người tham gia trong một CLB, với số lượng CLB và người tập được tăng lên như vậy thì những nhu cầu về tổ chức các hoạt động thi đấu sẽ rất lớn và thường xuyên. Chính điều này sẽ có tác động không nhỏ tới sự phát triển phong trào Võ cổ truyền Bình Định trong quần chúng nhân dân cũng như nhu cầu về phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Định. 2. Các giải pháp phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Định 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn các giải pháp phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Định Để lựa chọn các giải pháp phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Định, đề tài đã dựa vào các căn cứ sau: BµI B¸O KHOA HäC 122 Bảng 2. Số lượng CLB và số người thường xuyên tham gia tập luyện Võ cổ truyền Bình Định ở tỉnh Bình Định từ 2011 đến 2016 Năm Số câu lạc bộ được thành lập Số lượng người thường xuyên tham gia tập luyện (người) x 2011 24 3.000 125 2012 28 3.800 136 2013 32 4.100 128 2014 36 4.200 117 2015 40 4.500 112 2016 50 5.500 110 Một là, căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước. Hai là, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ công tác TDTT giai đoạn 2020-2030 của tỉnh Bình Định; Các chế tài của hoạt động Võ cổ truyền Bình Định. Ba là, căn cứ vào thực trạng các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Định: CSVC, kinh phí hoạt động, nhu cầu tập luyện,... Bốn là, căn cứ vào trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ võ sư, HLV Võ cổ truyền Bình Định ở tỉnh Bình Định. Năm là, căn cứ vào kết quả phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học TDTT, cán bộ quản lý, HLV 2.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Định Để lựa chọn được các giải pháp phát triển bền vững Võ cổ truyền Bình Đình, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 cán bộ quản lý, các võ sư, HLV có kinh nghiệm lâu năm của tỉnh Bình Định. Những giải pháp có từ 70% ý kiến đồng ý trở lên sẽ được lựa chọn. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3. TT Giải pháp mi Tỷ lệ % 1 Giải pháp về quản lý nhà nước 1.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Võ thuật cổ truyền trên địa bàn, song song triển khai tích cực các văn bản quản lý nhà nước cấp trên đến với tất cả cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực võ cổ truyền 29 96.67 1.2 Rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương,để đảm bảo tính hệ thống, hợp pháp, hợp hiến 28 93.33 1.3 Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với các chuyên gia, nhà khoa học,võ sư, HLV, VĐV tiêu biểu của tỉnh 30 100 1.4 Chính sách ưu đãi, khuyến khích cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội đầu tư xây dựng, khai thác tốt tiềm năng của Võ cổ truyền Bình Định phát triển kinh tế - xã hội địa phương 26 86.67 1.5 Chế độ khen thưởng thích đáng cho các chuyên gia, Võ sư, HLV, VĐV khi được phong tặng các danh hiệu của quốc gia, của tỉnh và được giải trong các kỳ đại hội thể thao và thi đấu Võ cổ truyền của quốc gia và quốc tế 27 90.00 Bảng 3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định (n=30) 123 Sè §ÆC BIÖT / 2020 TT Giải pháp mi Tỷ lệ % 2 Giải pháp về bảo tồn, phát huy các giá trị Võ cổ truyền Bình Định 2.1 Nghiên cứu, biên tập các bài quyền, thập bát ban binh khí, các bài thiệu,bài thuốc võ gia truyền 30 100 2.2 Quảng bá Võ cổ truyền Bình Định tại các sự kiện, các kỳ liên hoan, cácgiải đấu cấp quốc gia và quốc tế 27 90.00 2.3 Hoạt động tuyên truyền, quảng bá Võ cổ truyền Bình Định trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các sự kiện võ cổ truyền được tổ chức tại Bình Định 28 93.33 3 Xây dựng và hình thành phong trào tập luyện Võ cổ truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh phát triển Võ cổ truyền Bình Định trong học sinh, sinh viên và từng bước ứng dụng Võ cổ truyền trong lực lượng vũ trang tỉnh 3.1 Biên soạn, chuẩn hóa nội dung, chương trình tập luyện Võ cổ truyền BìnhĐịnh phù hợp trong học sinh, sinh viên 30 100 3.2 Tổ chức lớp tập huấn Võ cổ truyền Bình Định hàng năm cho giáo viênthể dục tại các trường học 28 93.33 3.3 Tổ chức giảng dạy Võ cổ truyền Bình Định cho học sinh, sinh viên. 29 96.67 3.4 Xây dựng và tổ chức hoạt động các CLB Võ cổ truyền Bình Định trongtrường học 26 86.67 3.5 Xây dựng, chuẩn hóa nội dung, chương trình tập luyện Võ cổ truyền BìnhĐịnh phù hợp trong các lực lượng vũ trang 29 96.67 3.6 Tổ chức giảng dạy, huấn luyện Võ cổ truyền Bình Định trong lực lượngvũ trang 27 90.00 3.7 Thành lập các CLB Võ cổ truyền Bình Định trong các đơn vị thuộc lựclực lượng vũ trang 25 83.33 3.8 Tổ chức các giải thi đấu của lực lượng vũ trang có nội dung Võ cổ truyềnBình Định 26 86.67 4 Đầu tư, xây dựng các trung tâm Võ cổ truyền Bình Định từ tỉnh tới cấp cơ sở 4.1 Xây dựng trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định đáp ứng nhiệm vụnghiên cứu, bảo tồn, đào tạo, huấn luyện Võ cổ truyền và phục vụ du lịch 30 100 4.2 Thành lập các trung tâm Võ thuật cổ truyền tại các huyện, thị xã, thànhphố 28 93.33 5 Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù với Võ cổ truyền Bình Định 5.1 Khôi phục các lò võ cổ truyền Bình Định, nâng cao công tác bảo tồn vàphục vụ du lịch 30 100 5.2 Kết nối tour, tuyến du lịch gắn với hoạt động của các lò võ cổ truyền phụcvụ du lịch 29 96.67 5.3 Kêu gọi xúc tiến đầu tư phát triển du lịch gắn với hoạt động Võ cổ truyềnBình Định 27 90.00 BµI B¸O KHOA HäC 124 TT Giải pháp mi Tỷ lệ % 6 Phát triển thể thao thành tích cao và nâng cao chất lượng các giải đấu của mônVõ cổ truyền Bình Định 6.1 Lập kế hoạch tuyển chọn và xây dựng lực lượng VĐV mang tính kếthừa 27 90.00 6.2 Hỗ trợ vệ tinh Võ cổ truyền tại các huyện, thị xã, thành phố về lương,mua sắm dụng cụ tập luyện 30 100 6.3 Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo, quản lý VĐV xuyên suốt từ tuyến “vệ tinh”, tuyến năng khiếu, tuyến trẻ đảm bảo lực lượng cho đội tuyển tỉnh 29 96.67 6.4 Nâng cấp chất lượng các giải đấu, mở rộng hệ thống các giải đấu củaVõ cổ truyền Bình Định 28 93.33 6.5 Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn Võ cổ truyền Bình Địnhcho các võ sư, HLV trong tỉnh 26 86.67 6.6 Tổ chức nâng cao chất lượng các kỳ thi phong cấp đai 25 83.33 6.7 Mở lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, trọng tài, giám định 27 90.00 Từ kết quả ở bảng 3, chúng tôi đã lựa chọn được 6 nhóm giải pháp để phát triển bền vững Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định, đó là: Nhóm giải pháp 1: Giải pháp về quản lý nhà nước Nhóm giải pháp 2: Giải pháp về bảo tồn, phát huy các giá trị Võ cổ truyền Bình Định Nhóm giải pháp 3: Xây dựng và hình thành phong trào tập luyện Võ cổ truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh phát triển Võ cổ truyền Bình Định trong học sinh, sinh viên và từng bước ứng dụng Võ cổ truyền trong lực lượng vũ trang tỉnh Nhóm giải pháp 4: Đầu tư, xây dựng các trung tâm Võ cổ truyền Bình Định từ tỉnh tới cấp cơ sở Nhóm giải pháp 5: Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù với Võ cổ truyền Bình Định Nhóm giải pháp 6: Phát triển thể thao thành tích cao và nâng cao chất lượng các giải đấu của môn Võ cổ truyền Bình Định. 3. Đánh giá hiệu quả các nhóm giải pháp đã lựa chọn sử dụng phát triển bền vững môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định 3.1. Sự phát triển các lò võ của tỉnh Bình Định trước và sau khi ứng dụng các nhóm giải pháp Sự phát triển một số lò Võ cổ truyền Bình Định trước và sau khi ứng dụng giải pháp có sự tăng trưởng rõ rệt. Kết quả được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. So sánh sự phát triển các lò võ của tỉnh Bình Định trước và sau khi ứng dụng các giải pháp TT Chỉ tiêu khảo sát Trước ứng dụng giải pháp (2015-2016) Sau khi ứng dụng giải pháp (2016-2017) Số lượng Trị số tăng W% Số lượng Trị số tăng W% 1 Số người tập luyện (4500); 5500 1000 20.00 8200 2700 39.40 2 Số lò võ (40); 50 10 22.20 70 20 33.30 3 Số võ sư giảng dạy (80); 97 17 19.20 180 83 59.90 4 Số giải tổ chức (4); 6 2 40.00 10 4 50.00 125 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Qua bảng 4 ta có thể nhận thấy: Chỉ số về số lượng người tập, số lượng lò võ hoạt động, số võ sư trực tiếp giảng dạy và huấn luyện, số giải thi đấu của tỉnh sau khi tiến hành triển khai các giải pháp đều có nhịp tăng trưởng lớn hơn nhịp tăng trưởng của năm trước (năm 2017 so với năm 2016), trong đó cho thấy số người tập luyện, số võ sư và HLV tham gia hoạt động trực tiếp và số giải tổ chức đều có nhịp tăng trưởng cao. 3.2. Sự phát triển của môn Võ cổ truyền Bình Định so với sự phát triển một số môn thể thao khác thuộc các môn trọng điểm của tỉnh Bình Định Để thấy rõ hơn sự phát triển của môn Võ cổ truyền Bình Định sau khi áp dụng các giải pháp, chúng tôi so sánh với sự phát triển một số môn thể thao khác thuộc các môn trọng điểm của tỉnh Bình Định. Kết quả thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. So sánh sự phát triển Võ cổ truyền Bình Định trước và sau khi ứng dụng các giải pháp với các môn thể thao trọng điểm khác của tỉnh Bình Định Môn Chỉ tiêu khảo sát Trước ứng dụng giải pháp (2015-2016) Sau ứng dụng giải pháp (2016-2017) Số lượng Trị sốtăng W% Số lượng Trị số tăng W% Võ cổ truyền Bình Định Số người tập luyện (4500); 5500 1000 20.00 8200 2700 39.40 Số lò võ (40); 50 10 22.20 70 20 33.30 Số Võ sư giảng dạy, HL (80); 97 17 19.20 180 83 59.90 Số giải tổ chức (4); 6 2 40.00 10 4 50.00 Sân tập (46); 57 11 21.36 74 17 26.00 Cầu lông Số người tập luyện (3520); 4750 1230 29.70 6120 1370 25.20 Số câu lạc bộ (32); 42 10 27.00 50 8 17.40 Số hướng dẫn viên (21); 34 13 15.30 46 12 30.00 Số giải tổ chức (5); 7 2 33.30 8 1 13.30 Sân tập (57); 68 11 17.60 74 6 08.40 Bóng bàn Số người tập luyện (1680); 1800 120 06.90 2150 350 17.70 Số câu lạc bộ (28); 39 11 32.80 46 7 16.50 Số hướng dẫn viên (55); 69 14 22.60 81 13 17.30 Số giải tổ chức (5); 7 2 33.30 10 3 35.20 Bàn tập (40); 53 13 27.90 58 5 09.00 Qua bảng 5 cho thấy: Số lượng người tập, số lượng võ sư, số CLB và lò võ, số giải thi đấu toàn tỉnh sau khi tiến hành triển khai các giải pháp đều có nhịp tăng trưởng lớn hơn nhịp tăng trưởng của năm trước (năm 2017 so với năm 2016), trong đó cho thấy, do môn Võ cổ truyền Bình Định ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn để phát triển bền vững nên các yếu tố của thể thao quần chúng đều có nhịp tăng trước cao hơn nhịp tăng trưởng ở một số môn thể thao khác. 3.3. Về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ Sau khi ứng dụng các nhóm giải pháp, số lượng người tập, số lượng võ sư, đẳng cấp Võ cổ truyền Bình Định sau khi tiến hành triển khai các giải pháp đều tăng so với trước khi ứng dụng các nhóm giải pháp. Kết quả thể hiện ở bảng 6. (Nguồn Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định) BµI B¸O KHOA HäC 126 KEÁT LUAÄN Đã lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng của 6 nhóm giải pháp phát triển bền vững môn Võ cổ truyền Bình Định tại các địa phương. Kết quả cho thấy: Số người tập luyện thường xuyên tăng 39.4%, số CLB và lò võ hoạt động tăng 33.3%; Kinh phí đầu tư cho hoạt động Võ cổ truyền cao hơn trước đã thúc đẩy phát triển thể thao thành tích cao, giúp cho Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định phát triển bền vững trong tương lai. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 10/QĐ-BVHTTDL ngày 03/01/2014 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam từ nay đến năm 2020”. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ IX về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. 3. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 về “Phát triển Võ thuật cổ truyền Bình Định thành môn thể thao trọng điểm”. 4. Phạm Đình Phong (2012), Lịch sử Võ học Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. (Bài nộp ngày 10/11/2020, phản biện ngày 17/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020 Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Ngọc Sơn Email: nguyenngocson.qn@gmail.com)) Bảng 6. Bảng tổng hợp võ sư, HLV, võ sinh môn Võ cổ truyền tỉnh Bình Định (Tính đến 30/12/2017) TT Đơn vị Tổng số võ sư, trợ giáo Số võ sư, trợ giáo các cấp Đang hoạt động Số võ sinh tập luyện Đại VS quốc tế Đại Võ sư Võ sư cao cấp Võ sư (Cấp 18) Chuẩn Võ sư (Cấp 17) Trợ giáo (Từ cấp 13-16) 1 Quy Nhơn 135 - 4 1 10 7 113 26 1.510 2 Tuy Phước 49 2 2 - 13 8 24 28 1.151 3 Tây Sơn 99 - 4 2 15 16 62 37 1.235 4 An Nhơn 61 - 4 - 15 1 41 21 1.445 5 Phù Cát 38 - 1 1 14 2 20 21 620 6 Phù Mỹ 23 - 2 - 6 2 13 10 445 7 Hoài Nhơn 21 - 1 2 6 2 10 15 890 8 Hoài Ân 22 - - 1 2 6 13 3 100 9 Vĩnh Thạnh 4 - - - 1 - 3 2 250 10 Vân Canh 3 - - - 1 - 2 2 150 11 An Lão 1 - - - 1 - - 1 30 12 TT.VTCT tỉnh 39 - 1 2 7 2 27 14 380 Cộng 495 2 19 9 91 46 328 180 8.206 (Nguồn, Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflua_chon_va_danh_gia_hieu_qua_cac_giai_phap_phat_trien_ben_v.pdf
Tài liệu liên quan