Bảng 4 cho thấy thực trạng thể lực
của học sinh thực nghiệm ở: test lực
bóp tay (kg) có 3 học sinh xếp loại tốt
chiếm 21%, 7 học sinh xếp loại đạt
chiếm 50% và 4 học sinh chưa đạt
chiếm 29%; test nằm ngửa gập bụng
(lần) có 1 học sinh xếp loại tốt chiếm
7%, 12 học sinh xếp loại đạt chiếm 86%
và 1 học sinh chưa đạt chiếm 7%; test
bật xa tại chỗ (cm) có 6 học sinh xếp
loại tốt chiếm 43%, 8 học sinh xếp loại
đạt chiếm 57% và loại chưa đạt không
có học sinh nào; test chạy 30m XPC (s)
có 3 học sinh xếp loại tốt chiếm 21%, 8
học sinh xếp loại đạt chiếm 57% và 3
học sinh chưa đạt chiếm 21%; test chạy
con thoi 4 x 10m (s) có 2 học sinh xếp
loại tốt chiếm 14%, 9 học sinh xếp loại
đạt chiếm 64% và 3 học sinh chưa đạt
chiếm 21%.
Như vậy, tuy là đội tuyển bóng
chuyền của trường nhưng thể lực chung
cũng như SMTĐ của các em còn thấp,
nên cần phải được lựa chọn một số hệ
thống bài tập, xây dựng và thiết kế
chương trình tập luyện một cách phù
hợp, khoa học hơn để cải thiện thể lực
và SMTĐ cho nữ học sinh đội tuyển
bóng chuyền của nhà trường.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn và ứng dụng các test đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho nữ đội tuyển bóng chuyền trường Trung học Phổ thông Thống Nhất, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
120
LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC TEST ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NỮ ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỐNG NHẤT,
HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI
Nguyễn Ngọc Chơn Tâm1
Nguyễn Khánh Duy2
Thạch Bảo Thu Nga3
TÓM TẮT
Bài viết sử dụng 9 test đánh giá được sức mạnh tốc độ của nữ học sinh đội
tuyển bóng chuyền trường Trung học phổ thông huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
với thể lực chung có giá trị trung bình tổng thể đều nằm ở mức đạt nhưng chưa cao
so với quy định đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, có hệ số biến thiên Cv < 10%, sức mạnh tốc độ của các em còn thấp. Kết
quả xếp loại cho thấy, việc lựa chọn một số hệ thống bài tập, xây dựng và thiết kế
chương trình tập luyện một cách phù hợp, khoa học hơn để cải thiện thể lực chung và
sức mạnh tốc độ cho nữ học sinh là rất cần thiết.
Từ khóa: Sức mạnh tốc độ, đội tuyển bóng chuyền, trường Trung học phổ thông
Thống Nhất
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây trường
Trung học phổ thông (THPT) Thống
Nhất, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
là một trong những trường thuộc tỉnh
Đồng Nai đã đào tạo các học sinh nữ trở
thành những vận động viên (VĐV)
bóng chuyền có kỹ thuật, chiến thuật đa
dạng và tâm lý tương đối ổn định.
Nhưng để đạt thành tích trong thi đấu
giải bóng chuyền học sinh giữa các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai thì vẫn còn hạn chế, vì trình độ thể
lực của các em chưa được phát huy, sức
mạnh tốc độ (SMTĐ) và sự linh hoạt
của các em chưa cao.
Đội tuyển bóng chuyền nữ của
trường THPT huyện Thống Nhất tỉnh
Đồng Nai được thành lập gần 10 năm
nay nhưng thành tích thể thao của đội
tuyển vẫn còn hạn chế dù việc đầu tư
thời gian cho công tác tập luyện khá
nhiều. Qua khảo sát giáo viên huấn
luyện đội tuyển cho thấy, về trang thiết
bị tập luyện còn thô sơ, hệ thống bài tập
còn ít, chưa chú trọng vào huấn luyện
thể lực, chủ yếu là các bài tập kỹ thuật.
Các bài tập này được lặp đi lặp lại hằng
tuần nên thể lực của các em nữ học sinh
đội tuyển bóng chuyền của nhà trường
còn yếu dẫn đến thành tích thi đấu chưa
cao. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Lựa chọn và ứng dụng các test
đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho
nữ đội tuyển bóng chuyền trường Trung
học phổ thông Thống Nhất, huyện Thống
Nhất tỉnh Đồng Nai”, qua đó để có biện
pháp tập luyện khoa học hơn, điều chỉnh
lượng vận động phù hợp nhằm phát triển
sức mạnh SMTĐ cho các em nữ học
sinh đội tuyển.
1Trường Đại học Đồng Nai
2Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
3Trường Tiểu học Thống Nhất, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
121
Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
thường quy gồm: phương pháp đọc
phân tích tổng hợp tài liệu; phỏng vấn;
kiểm tra sư phạm và phương pháp toán
thống kê.
Khách thể nghiên cứu: đối tượng
khảo sát phỏng vấn là 15 chuyên gia,
giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên
và 14 nữ (16 tuổi) của đội tuyển bóng
chuyền trường THPT Thống Nhất.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Cơ sở lựa chọn các test đánh
giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho nữ
đội tuyển bóng chuyền trường Trung
học phổ thông Thống Nhất
Để đánh giá thực trạng thể lực và
SMTĐ cho nữ học sinh đội tuyển bóng
chuyền trường THPT huyện Thống
Nhất tỉnh Đồng Nai, nhóm tác giả căn
cứ vào Quyết định số 53/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để
sử dụng 5/6 test dựa theo mục đích
nghiên cứu [1]. Qua thu thập tài liệu,
nhóm tác giả tổng hợp được 11 test để
lập phiếu phỏng vấn, xác định các test
cần sử dụng để đánh giá SMTĐ của nữ
học sinh đội tuyển bóng chuyền trường
THPT huyện Thống Nhất, chúng tôi
tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu phỏng vấn
theo 3 mức độ đánh giá: Rất cần thiết (3
điểm); Ít cần thiết (2 điểm); Không cần
thiết (1 điểm).
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn 02
chuyên gia, 07 giảng viên, 04 huấn
luyện viên, 02 giáo viên để xác định các
test đánh giá SMTĐ của nữ học sinh đội
tuyển bóng chuyền trường THPT huyện
Thống Nhất. Số phiếu phát ra 15 phiếu,
thu về 15 phiếu (đạt 100%).
Hình 1: Tỷ lệ % về đối tượng phỏng vấn
Bước 3: Ngoài 5/6 test đánh giá thể
lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để lựa
chọn các test đánh giá SMTĐ (thể lực
chuyên môn) của nữ học sinh đội tuyển
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
122
bóng chuyền trường THPT huyện
Thống Nhất, nhóm tác gải xử lý phiếu
phỏng vấn và quy ước các test đạt tỷ lệ
từ 80% trở lên sẽ chính thức chọn vào
hệ thống test đánh giá. Kết quả được
trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn một số test đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn về
sức mạnh tốc độ của nữ học sinh đội tuyển bóng chuyền
Chỉ tiêu đánh giá
Rất cần
thiết
Ít cần
thiết
Không
cần thiết
Tổng
điểm
Tỷ lệ
(%)
Người
chọn
Người
chọn
Người
chọn
Chạy 20m xuất phát cao (s) 6 6 3 33 73,3
Bật đổi chân liên tục 20 lần (s) 6 7 2 34 75,5
Bật cao tại chỗ (cm) 12 2 1 41 91,1
Bật cao có đà (cm) 13 2 0 43 95,5
Nhảy 1 chân 3 bước (m) 5 6 4 31 68,9
Gánh tạ đòn đứng lên ngồi xuống 30
giây (số lần) 4 5 6 28 62,2
Đứng trên hố cát bật nhảy liên tục 30
giây (số lần) 4 6 5 29 64,4
Ném bóng rổ bằng hai tay từ sau đầu
ra trước (m) 10 4 1 39 86,6
Chạy cây thông (s) 13 1 1 42 93,3
Chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9 (s) 6 7 2 34 75,5
Nhảy dây 1 phút (số lần) 6 6 3 33 73,3
Sau khi tiến hành 3 bước trên, nhóm
tác gải lựa chọn được 4 test chuyên
môn sử dụng để đánh giá SMTĐ của
nữ học sinh gồm:
- Bật cao tại chỗ (cm) đạt 91,1%.
- Bật cao có đà (cm) đạt 95,5%.
- Ném bóng rổ bằng hai tay từ sau
đầu ra trước (m) đạt 86,6%.
- Chạy cây thông (s) đạt 93,3%.
Như vậy, ngoài việc sử dụng 5/6 test
đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(2008), nhóm tác giả còn sử dụng 4 test
chuyên môn được chuyên gia, giảng
viên và huấn luyện viên chọn với tỷ lệ
cao <80% để đánh giá thực trạng
SMTĐ của nữ học sinh đội tuyển bóng
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
123
chuyền trường THPT huyện Thống
Nhất [2].
2.2. Thực trạng sức mạnh tốc độ
của nữ đội tuyển bóng chuyền trường
Trung học phổ thông Thống Nhất,
huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
Dựa trên cơ sở các test đã xác định,
nhóm tác giả kiểm tra đánh giá thực trạng
SMTĐ của nữ học sinh đội tuyển bóng
chuyền trường THPT huyện Thống Nhất
qua 5 test của Bộ và 4 test lựa chọn, kết
quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Thực trạng sức mạnh tốc độ của nữ học sinh đội tuyển bóng chuyền
trường THPT huyện Thống Nhất
TT Nội dung test đánh giá thể lực
Nhóm thực nghiệm (n=14)
ε1 δ1 Cv%
1 Test lực bóp tay (kg) 26,91 0,04 1,80 6,6
2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 14,14 0,05 1,28 9,06
3 Test bật xa tại chỗ (cm) 165,00 0,01 4,11 2,5
4 Test chạy 30m XPC (s) 6,29 0,05 0,60 9,4
5 Test chạy con thoi 4 x 10m (s) 13,04 0,02 0,53 4,05
6 Bật cao tại chỗ (cm) 50,60 0,02 1,64 3,2
7 Bật cao có đà (cm) 51,86 0,01 1,26 2,4
8 Ném bóng rổ bằng hai tay từ sau đầu ra trước (m) 15,68 0,04 1,18 7,5
9 Chạy cây thông (s) 24,73 0,02 0,86 3,5
Qua bảng 2 kết quả cho thấy, thực
trạng SMTĐ của nữ học sinh đội tuyển
bóng chuyền trường THPT huyện
Thống Nhất có giá trị trung bình tổng
thể đều nằm ở mức đạt nhưng chưa cao
so với quy định đánh giá, xếp loại thể
lực học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐT,
có hệ số biến thiên Cv < 10% và sai số
tương đối ԑ ≤ 0,05. Đối với các test thể
lực chuyên môn cũng cho thấy hệ số
biến thiên (Cv) và sai số tương đối (ԑ)
có sự đồng đều.
Để đánh giá một cách khách quan
về thực trạng thể lực của nữ học sinh
đội tuyển bóng chuyền trường THPT
Thống Nhất, nhóm tác giả tiến hành xếp
loại thể lực của từng cá nhân nữ học
sinh với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học
sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào
tạo theo Quyết định số 53/2008/QĐ-
BGDĐT [1], kết quả được trình bày ở
bảng 3.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
124
Bảng 3: Bảng xếp loại thực trạng của nhóm thực nghiệm theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực
của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT (n=14)
TT Họ và tên
Test lực
bóp tay
(kg)
Tiêu chuẩn
của Bộ
Giáo dục
và Đào tạo Nằm
ngửa gập
bụng
(lần)
Tiêu chuẩn
của Bộ
Giáo dục
và Đào tạo
Test
bật xa
tại chỗ
(cm)
Tiêu chuẩn
của Bộ Giáo
dục và Đào
tạo Test
chạy
30m
XPC (s)
Tiêu chuẩn
của Bộ Giáo
dục và Đào
tạo Test chạy
con thoi
4x10m
(s)
Tiêu chuẩn
của Bộ Giáo
dục và Đào
tạo
>29 Tốt >16 Tốt >165 Tốt <6,00 Tốt <12,30 Tốt
26,0 Đạt 13 Đạt 148 Đạt 7,00 Đạt 13,30 Đạt
1 Trần Thị Tú Uyên 26,4 Đạt 16 Tốt 171 Tốt 6,34 Đạt 13,21 Đạt
2 Nguyễn Ngọc Trang Nhung 29,1 Tốt 14 Đạt 159 Đạt 6,12 Đạt 13,14 Đạt
3 Nguyễn Nhật Vân 26,7 Đạt 14 Đạt 168 Tốt 7,02 Chưa đạt 13,69 Chưa đạt
4 Trần Thị Mỹ Duyên 29,3 Tốt 15 Đạt 171 Tốt 5,34 Tốt 12,09 Tốt
5 Nguyễn Thụy Khánh Ngân 25,4 Chưa đạt 14 Đạt 163 Đạt 6,37 Đạt 13,32 Chưa đạt
6 Trần Ngọc Thảo 28,1 Đạt 13 Đạt 162 Đạt 7,08 Chưa đạt 13,13 Đạt
7 Đặng Bùi Đình Thục 24,3 Chưa đạt 16 Đạt 164 Đạt 5,46 Tốt 12,67 Đạt
8 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 29,6 Tốt 13 Đạt 166 Tốt 6,47 Đạt 13,23 Đạt
9 Phan Ánh Tuyết 25,1 Chưa đạt 12 Chưa đạt 159 Đạt 7,16 Chưa đạt 14,02 Chưa đạt
10 Lê Nguyễn Thu Hồng 24,4 Chưa đạt 13 Đạt 170 Tốt 6,27 Đạt 12,55 Đạt
11 Vương Nguyễn Bảo Châu 26,6 Đạt 14 Đạt 162 Đạt 6,52 Đạt 13,21 Đạt
12 Trần Phương Uyên 28,7 Đạt 14 Đạt 162 Đạt 5,32 Tốt 12,17 Tốt
13 Hồ Mai Yến Thảo 26,2 Đạt 16 Đạt 165 Đạt 6,39 Đạt 13,16 Đạt
14 Nguyễn Thị Thu 26,8 Đạt 14 Đạt 168 Tốt 6,13 Đạt 12,97 Đạt
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
125
Với kết quả trên, nhóm tác giả tổng
hợp xếp loại tỷ lệ phần trăm thực trạng
thể lực chung của nữ học sinh thực
nghiệm đội tuyển bóng chuyền trường
THPT Thống Nhất ở bảng 4.
Bảng 4: Xếp loại thực trạng thể lực của nữ học sinh thực nghiệm đội tuyển bóng
chuyền trường THPT Thống Nhất theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT (n=14)
Nội dung
test
Test lực bóp
tay (kg)
Nằm ngửa gập
bụng (lần)
Test bật xa tại
chỗ (cm)
Test chạy
30m XPC
(s)
Test chạy con
thoi 4x10m (s)
Xếp loại
Số học
sinh
Tỷ lệ
(%)
Số
học
sinh Tỷ lệ (%)
Số học
sinh
Tỷ lệ
(%)
Số
học
sinh
Tỷ lệ
(%)
Số học
sinh
Tỷ lệ
(%)
Tốt 3 21% 1 7% 6 43% 3 21% 2 14%
Đạt 7 50% 12 86% 8 57% 8 57% 9 64%
Chưa đạt 4 29% 1 7% 0 0% 3 21% 3 21%
Bảng 4 cho thấy thực trạng thể lực
của học sinh thực nghiệm ở: test lực
bóp tay (kg) có 3 học sinh xếp loại tốt
chiếm 21%, 7 học sinh xếp loại đạt
chiếm 50% và 4 học sinh chưa đạt
chiếm 29%; test nằm ngửa gập bụng
(lần) có 1 học sinh xếp loại tốt chiếm
7%, 12 học sinh xếp loại đạt chiếm 86%
và 1 học sinh chưa đạt chiếm 7%; test
bật xa tại chỗ (cm) có 6 học sinh xếp
loại tốt chiếm 43%, 8 học sinh xếp loại
đạt chiếm 57% và loại chưa đạt không
có học sinh nào; test chạy 30m XPC (s)
có 3 học sinh xếp loại tốt chiếm 21%, 8
học sinh xếp loại đạt chiếm 57% và 3
học sinh chưa đạt chiếm 21%; test chạy
con thoi 4 x 10m (s) có 2 học sinh xếp
loại tốt chiếm 14%, 9 học sinh xếp loại
đạt chiếm 64% và 3 học sinh chưa đạt
chiếm 21%.
Như vậy, tuy là đội tuyển bóng
chuyền của trường nhưng thể lực chung
cũng như SMTĐ của các em còn thấp,
nên cần phải được lựa chọn một số hệ
thống bài tập, xây dựng và thiết kế
chương trình tập luyện một cách phù
hợp, khoa học hơn để cải thiện thể lực
và SMTĐ cho nữ học sinh đội tuyển
bóng chuyền của nhà trường.
3. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu và phân tích
trên, có thể rút ra các kết luận sau:
Ngoài sử dụng 5/6 test đánh giá thể
lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, nhóm tác giả còn lựa chọn
được 4 test đánh giá thể lực chuyên
môn cho nữ học sinh đội tuyển bóng
chuyền trường THPT huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Nhóm tác giả đánh giá được thực
trạng thể lực chung của các em nữ học
sinh đội tuyển bóng chuyền đều nằm ở
mức đạt nhưng chưa cao so với quy
định đánh giá, xếp loại thể lực học
sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, SMTĐ của các em đồng đều và ở
mức thấp.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 19 - 2020 ISSN 2354-1482
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng
9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc đánh
giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên”, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-
duc/Quyet-dinh-53-2008-QD-BGDDT-quy-dinh-danh-gia-xep-loai-the-luc-hoc-sinh-
sinh-vien-72717.aspx, (truy cập ngày 18/05/2020)
2. Thạch Bảo Thu Nga (2016), “Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Thống Nhất huyện
Thống Nhất tỉnh Đồng Nai sau 3 tháng tập luyện”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại
học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh
3. Bùi Trọng Toại (2006), “Hiệu quả ứng dụng các bài tập sức mạnh đối với các
vận động viên Bóng chuyền nữ trình độ cao”, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Thể
dục thể thao, Hà Nội
SELECTING AND APPLYING TESTS OF ASSESSING
REAL STRENGTH FOR WOMEN VOLLEYBALL TEAM
AT THONG NHAT SENIOR HIGH SCHOOL,
THONG NHAT DISTRICT, DONG NAI PROVINCE
ABSTRACT
The topic uses 9 tests to evaluate the speed strength of a female student on the
volleyball team in Thong Nhat District high school, Dong Nai Province. With
overall fitness, the average value stays at the acceptable but not high level
compared to regulations on assessing and classifying students' physical strength of
the Ministry of Education and Training. The result shows that the oefficient of
variation Cv <10%, speed strength is low. With results shown, the selection of a
number of exercise systems, building and designing exercise programs in a more
appropriate, scientific way to improve the general fitness and speed strength for
female students is very necessary.
Keywords: Speed strength, volleyball team, Thong Nhat high chool
(Received: 20/5/2020, Revised: 27/5/2020, Accepted for publication: 30/11/2020)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_va_ung_dung_cac_test_danh_gia_thuc_trang_suc_manh_t.pdf