Luận án Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG 8 1.1. Khái niệm, bản chất của hợp đồng .8 1.2. Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng .16 1.3. Cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng 29 Chương 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 39 2.1. Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực 39 2.2. Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có qui định .49 2.3. Một số bất cập trong các qui định pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng và định hướng hoàn thiện .66 Chương 3. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG .85 3.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung 85 3.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng .95 3.3. Kiến nghị hoàn thiện các qui định pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 116 Chương 4. HIỆU LỰC RÀNG BUỘC CỦA HỢP ĐỒNG 125 4.1. Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: khái niệm và các qui định .125 4.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng .134 4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng 142 Chương 5. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI 154 5.1. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơ bản 155 5.2. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế .161 5.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi .171 5.4. Kiến nghị xây dựng và hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành về sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi .186 KẾT LUẬN .198 NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội. Trong hầu hết các BLDS cổ điển, hợp đồng “chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế định khác” do “vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường ”[336, tr.900]. Xã hội càng phát triển, hợp đồng ngày càng được sử dụng như là một chuẩn mực ứng xử phổ biến giữa tư nhân với nhau, giữa tư nhân với cơ quan nhà nước, thậm chí là giữa xã hội với nhà nước (như quan niệm của Rousseau [229]) trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Ngày nay, chế định hợp đồng và hiệu lực hợp đồng trở thành một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam.Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu, phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là những vấn đề hiệu lực hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng nói ở đây chính là sự tạo lập ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên giao kết [249, tr.24], là hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối với các bên tham gia [299, tr. 1550]. Một hợp đồng được ký kết, nếu không có hiệu lực thì hợp đồng đó chưa thể tạo ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên, chưa ràng buộc các bên với nhau và pháp luật cũng chưa tác động đến cách xử sự của các bên theo qui định của hợp đồng đó. Vì vậy, trước khi giao kết hợp đồng, thậm chí ngay trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải biết về hợp đồng và những qui định của pháp luật liên quan đến tính hiệu lực của hợp đồng. Có thể nói, pháp luật về hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể ngày càng thuận lợi. Tuy vậy, xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng là một vấn đề pháp lý rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.Về mặt lý luận, các học giả vẫn chưa thống nhất được với nhau trong việc xác định nội dung của hiệu lực hợp đồng. Nhận xét về thực tế này, có luật gia cho rằng: “Dù luật gia nào cũng nói tới hiệu lực của hợp đồng, nhưng khi được hỏi nó là gì và nội dung ra sao thì phần lớn chỉ nói tới điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” [38, tr. 37]. 2 Trong thực tiễn lập pháp, vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được qui định khá cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005). Tuy nhiên, một số quy định về hiệu lực hợp đồng trong BLDS 2005 cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác giải quyết các tranh chấp có liên quan. Vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hiện vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong giới luật học, đặc biệt là điều kiện hình thức và đường lối xử lý các hợp đồng vi phạm hình thức. Qui định về thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế và không khả thi. Những bất cập trên đây cần phải được nghiên cứu làm rõ và đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện. So với pháp luật hợp đồng của một quốc gia (Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga ), các Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế (PICC, PECL), qui định trong luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế đòi hỏi cần phải có sự cải cách thích ứng hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng, theo hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật hợp đồng của các nước và của các Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế, làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và có sự tương đồng hơn so với pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam” để làm luận án tiến sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm, dưới những góc độ khác nhau. 2.1. Ở nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật hợp đồng nói chung, trong đó có đề cập đến các vấn đề có liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, như: các sách chuyên khảo về Luật hợp đồng The Modern Law of Contract, 5thed của Richard Stone [341], European Contract Law, Vol 1 – Formation, Validity and Content of Contract của Hein Kotz & Axel Flessner [321], Elements of the Law of Contract của MacMillan C.A. & R. Stone [324], The Oxford Handbook of Comparative Law của M. Reinmann & R. Zimmermann [336], The German Law of Contract – A Comparative Treaties, 2 nded. của Basil Markesinis & others [328], Bài báo Competing Approaches to Force Majeure and Hardship của Catherine Kessedjian [318] 3 Các công trình này không nghiên cứu chuyên biệt về hiệu lực hợp đồng nói chung, và hiệu lực hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, nói riêng. 2.2. Ở trong nước: Có một số Luận án tiến sỹ nghiên cứu các đề tài có liên quan đến hiệu lực hợp đồng, như đề tài “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của TS. Phạm Hữu Nghị; “Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu” của TS. Lê Thị Bích Thọ [247]; “Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu” của TS. Nguyễn Văn Cường [44] . Hiện còn có một số sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu có liên quan tới một số khía cạnh pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng, như quyển “Việt Nam Dân luật - luợc khảo” của GS. Vũ Văn Mẫu, [168], “Pháp luật về hợp đồng” của TS. Nguyễn Mạnh Bách [5], “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Khánh [108], “Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử” của GS.TS. Nguyễn Thị Mơ [174], “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án”, của TS. Đỗ Văn Đại [54]. Ngoài ra, còn có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, như “Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” của PGS.TS. Đinh Văn Thanh [240], “Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam” của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa [201], “Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” của TS. Phạm Công Lạc [115] Những công trình khoa học trên là tài liệu vô cùng quí báu giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, nhưng các công trình kể trên không nghiên cứu riêng và toàn diện về hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam” để làm luận án tiến sỹ luật là không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực hợp đồng ở Việt Nam, trên cơ sở đối chiếu với qui định về hiệu lực hợp đồng của một số quốc gia trên thế giới và một số Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế nhằm góp phần làm rõ và làm phong 4 phú thêm về cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng, tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật quốc tế về hợp đồng; đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung các qui định còn bất cập, thiếu sót trong pháp luật hiện hành, hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng theo xu hướng hiện đại và hội nhập, qua đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về hiệu lực của hợp đồng, như: làm rõ khái niệm và bản chất của vấn đề hiệu lực của hợp đồng, xây dựng khái niệm cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng; làm rõ cơ sở lý luận và các vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực của hợp đồng như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và ảnh hưởng của nó đối với hiệu lực pháp luật của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực hợp đồng ở Việt Nam, bao gồm cả việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan và những điểm thiếu sót, chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập của pháp luật về hiệu lực của hợp đồng, đánh giá thực trạng của qui định pháp luật về hiệu lực của hợp đồng, để từ đó xác định được những điểm cần sửa đổi, bổ khuyết trong các văn bản pháp luật về hợp đồng hiện hành của Việt Nam. - Trên cơ sở những bất cập đã được xác định để từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp pháp lý cụ thể trong việc sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của hợp đồng, đồng thời xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết làm căn cứ cho việc đề xuất những kiến nghị và giải pháp cụ thể đó. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Hiệu lực của hợp đồng là vấn đề rất rộng. Mặt khác, vấn đề hiệu lực hợp đồng là vấn đề mang tính nguyên lý chung của hợp đồng và được qui định chủ yếu trong BLDS, nên nội dung của Luận án tập trung phân tích các qui định trong phần chung về hợp đồng trong BLDS 2005. Điều này không có nghĩa Luận án chỉ nghiên cứu về hợp đồng trong lĩnh vực dân sự. Bởi lẽ, khái niệm hiệu lực hợp đồng được trình bày trong Luận án là khái niệm chung nhất cho mọi hợp đồng, bao gồm cả 5 hợp đồng dân sự, kinh doanh – thương mại và các hợp đồng khác. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, luận án giới hạn việc phân tích chỉ những vấn đề hiệu lực của hợp đồng theo nghĩa rộng (bao gồm chủ yếu là các hợp đồng kinh doanh – thương mại và hợp đồng dân sự), như qui định tại Điều 1 BLDS 2005, 1 mà không phân tích các hợp đồng trong lĩnh vực lao động. Bên cạnh đó, luận án còn phân tích về các qui định có liên quan đến hiệu lực của hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 và các văn bản liên quan khác, cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực này. Ngoài ra, nội hàm của khái niệm hiệu lực của hợp đồng là vấn đề pháp lý rất phức tạp và có mối liên hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác của pháp luật hợp đồng, như qui định về việc thực hiện hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng do có sự vi phạm hoặc dự đoán có sự vi phạm hợp đồng của bên kia, chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giải thích hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba, phân chia rủi ro, thông tin bất cân xứng Tuy nhiên, đề tài cũng không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề khác có liên quan tới hiệu lực của hợp đồng, mà chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, sự hạn chế hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. - Về mặt thời gian: Cùng với việc nghiên cứu các qui định của pháp luật, đề tài cũng dành một liều lượng thích hợp để nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng để giải quyết các tranh chấp hợp đồng (dân sự, kinh doanh – thương mại) trên thực tế, tại Tòa án và Trọng tài Thương mại Việt Nam, tính từ ngày BLDS 1995 được ban hành, đặc biệt là từ khi BLDS 2005 có hiệu lực đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lê nin và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến các qui định về hiệu lực của hợp đồng. Trong đó, chú trọng sử dụng phương pháp lô ghích pháp lý, phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh pháp luật để làm rõ mối quan hệ giữa qui định về hiệu lực của hợp đồng trong phần chung BLDS với các qui định về hiệu lực của các hợp đồng dân sự thông dụng 1 Điều 1 BLDS 2005 qui định: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) ” 6 trong BLDS, và với các qui định về hiệu lực của hợp đồng trong các luật chuyên ngành. Trong một số vấn đề cụ thể (thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi) cũng có so sánh với pháp luật hợp đồng của một số nước như Pháp, Đức, Nga, Nhật, Trung Quốc . Đề tài cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong một vài vấn đề cụ thể, và phương pháp khảo sát đánh giá thực tiễn để tìm hiểu thêm quan điểm của các luật gia làm công tác thực tiễn pháp lý, qua đó góp phần làm rõ thêm thực trạng áp dụng các qui định về hiệu lực của hợp đồng trong việc giải quyết tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng tại Việt Nam từ khi BLDS 1995 được ban hành đến nay. Cách nghiên cứu vấn đề theo “chiều dọc” nhằm làm rõ toàn bộ các nội dung pháp lý liên quan tới hiệu lực hợp đồng trong mối quan hệ biện chứng từ khi giao kết, xác lập, thực hiện hợp đồng đến khi sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, và từ những qui định mang tính nguyên tắc chung cho đến ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực hợp đồng. Mặt khác, trong mỗi vấn đề, tác giả cũng sử dụng cách thức truyền thống là đi từ nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, và cuối cùng là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 6. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu có hệ thống về các vấn đề pháp lý liên quan tới hiệu lực hợp đồng, đưa ra những định hướng và đề xuất các kiến nghị cụ thể mà kết quả của nó sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây và hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam, góp phần tăng cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hợp đồng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, trong xu hướng hội nhập quốc tế của hệ thống pháp luật nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung, vào trào lưu chung của thế giới. Góp phần làm hoàn thiện pháp luật hợp đồng cũng là góp phần vào việc bảo đảm cho các quan hệ hợp đồng ở Việt Nam được ổn định, an toàn pháp lý và tránh được các rủi ro cho các bên chủ thể, bảo đảm quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền được pháp luật bảo vệ khi tham gia các quan hệ hợp đồng và các quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong hợp đồng. Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật hợp đồng trong các trường đào tạo về luật. 7 7. Những điểm mới của luận án Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận án có một số điểm mới sau đây: - Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề hiệu lực hợp đồng, phân tích và làm rõ nội hàm của các khái niệm hiệu lực tương đối của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng (chương 1) kiến nghị thay thuật ngữ ‘hợp đồng dân sự’ trong qui định tại Điều 388 BLDS 2005 bằng thuật ngữ ‘hợp đồng’ (chương 1); - Hai là, xây dựng các khái niệm mới hiệu lực của hợp đồng (chương 1), cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng (chương 1), điều khoản điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi theo quan niệm pháp lý Việt Nam (trên cơ sở tiếp thu từ khái niệm hardship trong thực tiễn thương mại quốc tế), và làm rõ nội hàm của các khái niệm này (chương 5). Đây là những khái niệm mới chưa được đề cập trong các công trình khoa học pháp lý trước đây. - Ba là, trong mỗi chương, tác giả đều chỉ ra những điểm bất cập, thiếu sót của pháp luật hiện hành và của thực tiễn áp dụng, đồng thời dựa trên những kết quả đó để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các qui định tương ứng, như các kiến nghị: hoàn thiện các qui định về hình thức hợp đồng và hậu quả pháp lý khi hợp đồng vi phạm qui định bắt buộc về hình thức (chương 2) [Xem Phụ lục 12]; sửa đổi, bổ sung các qui định về thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực hợp đồng (chương 3) [Phụ lục 13]; bổ sung qui định về nguyên tắc và ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực ràng buộc hợp đồng, đồng thời hoàn thiện các giải pháp khắc phục do vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (chương 4) [Phụ lục 14]. - Bốn là, phân tích thực tiễn pháp luật về xu hướng cho phép điều chỉnh hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship), tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về nội dung tương ứng trong pháp luật của nước ngoài và của các bộ nguyên tắc quốc tế về hợp đồng, từ đó kiến nghị Việt hóa khái niệm này thành khái niệm ‘sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi’, và đề xuất bổ sung vào trong BLDS 2005 căn cứ cho phép sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi với những tiêu chí, đường lối, giải pháp cụ thể (chương 5) [Phụ lục 15]. 8. Kết cấu của luận án Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung của Luận án gồm 5 chương.

pdf255 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n án sơ thẩm này đã bị Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xử hủy vì chưa đủ các chứng cứ cần thiết để có thể đưa ra một phán quyết như vậy. Tuy không nói rõ là hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực hay chưa, nhưng quan điểm của cấp phúc thẩm dường như cũng công nhận hợp đồng bảo hiểm này là đã có hiệu lực. Bản án phúc thẩm không đưa ra nào lập luận nào phản bác việc cấp sơ thẩm xác định thời điểm có hiệu lực của hợp bảo hiểm là 30 11h ngày 20/12/2004 là đúng hay sai. Tòa cấp phúc thẩm chỉ băn khoăn về thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm: “Đặc biệt xác định thời điểm cháy là một chứng cứ quan trọng để quyết định đường lối xét xử vụ kiện. Do đó cần phải có thực nghiệm điều tra để xác định: từ khi lái xe (ông Nhân) và chủ quán cơm (ông Phương) bắt đầu phát hiện thấy cháy, rồi ông Phương chạy vào nơi để điện thoại để báo cháy là thời gian bao lâu ? (theo tài liệu điều tra thì tin ban đầu báo cháy được gọi lúc 11 giờ 3 phút 6 giây”. Từ đó cấp phúc thẩm yêu cầu cấp sơ thẩm khi xử lại vụ án cần chứng minh được thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm. Phụ lục số 03 Quyết định GĐT số 08/KDTM-GĐT ngày 08/12/2005 của HĐTP – TANDTC về vụ án “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ bảo trì trạm biến áp” Nguyên đơn là Công ty TNHH thương mại - xây dựng, bảo trì, dịch vụ kỹ thuật điện Sài Gòn (sau đây viết tắt là Công ty SEECOM), với bị đơn là Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình (sau đây viết tắt là Công ty LOTECO). Nội dung tóm tắt: Trong vụ án này, các bên tranh chấp về 3 hợp đồng lắp đặt đường dây tải diện và trạm biến áp và một hợp đồng mua bán 04 đồng hồ đo điện vạn năng. Ở đây, chúng ta chỉ khảo cứu khía cạnh pháp lý của hợp đồng mua bán 04 đồng hồ đo điện vạn năng. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ngày 22/4/2003, Công ty SEECOM có bản fax chào hàng 04 đồng hồ đo điện vạn năng cho Công ty LOTECO, tổng giá trị theo đơn đặt hàng là 6.006 USD tương đương 92.942.850 VNĐ. Cùng ngày, Tổng Giám đốc Công ty LOTECO là ông KAZUMASA FUJITA ký chấp nhận trực tiếp vào “giấy chào hàng” (?) của bên bán (Bản fax của Công ty SEECOM ). Theo phía SEECOM, hai bên đã giao nhận 04 đồng hồ đo điện vào ngày 22/4/2003. Ngày 26/6/2003 Công ty LOTECO có văn bản gửi Công ty SEECOM về việc thanh toán nợ tồn đọng của các hợp đồng. Trong đó có nêu việc báo giá đối với 04 đồng hồ đo điện vạn năng của Công ty SEECOM là quá cao so với thị trường và Công ty LOTECO đã tính lại giá thấp hơn so với giá ban đầu. Ngoài ra, LOTECO không có khiếu nại gì khác. Do Công ty LOTECO vi phạm nghĩa vụ thanh toán số tiền còn lại, nên ngày 6/6/2004 Công ty SEECOM có đơn khởi kiện đến TAND thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu Công ty LOTECO phải thanh toán khoản tiền mua đồng hồ đo điện vạn năng là: 42.942.850 đồng, và tiền phạt quá hạn thanh toán cùng các thiệt hại kinh tế khác. Phía LOTECO không thừa nhận việc tổng giám đốc ký tên vào bản fax là giao kết hợp đồng, mà chỉ thừa nhận đó là đề nghị giao kết hợp đồng. Việc trả tiền nói trên không phải là thanh toán 50 triệu đồng cho 04 đồng hồ đo điện vạn năng, mà là thanh toán 31 cho các hợp đồng trước đó, nhưng phía Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã tự ý hạch toán số tiền 50 triệu đồng trong 100 triệu đồng để chi thanh toán cho 04 đồng hồ, chứ bản chất của khoản tiền nói trên không phải là thanh toán cho 04 đồng hồ. Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 239/KTST ngày 21/9/2004, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu của Công ty SEECOM: Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình (LOTECO) có trách nhiệm thanh toán cho Công ty TNHH thương mại - xây dựng - vận hành - bảo trì - dịch vụ kỹ thuật điện Sài Gòn (SEECOM) số tiền còn lại do chưa thanh toán tiền 04 đồng hồ đo điện vạn năng: 42.942.850 đồng. Ngày 23/9/2004, Công ty LOTECO có đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án kinh tế sơ thẩm nêu trên (trừ hợp đồng số 9-2003/SEECOM-HĐKT). Tại bản án kinh tế phúc thẩm số 03/KTPT ngày 17/01/2005, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định fax chào hàng của SEECOM có chữ ký chấp nhận chào hàng của LOTECO không phải là hợp đồng mà chỉ là đề nghị giao kết hợp đồng, nên đã quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của LOTECO, sửa bản án kinh tế sơ thẩm như sau: Công ty SEECOM phải nhận lại 04 đồng hồ đo điện vạn năng (Power -Monitor Unit) như ghi trong biên bản giao nhận hàng hoá ngày 22/4/2003 do LOTECO giao trả và có trách nhiệm hoàn cho LOTECO số tiền 50.000.000 đồng. Bản án của cấp phúc thẩm đã bị Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bởi Quyết định kháng nghị số 04/2005/KT-TK ngày 15/8/2005, với lý do Toà án cấp phúc thẩm đã nhận định không đúng về việc xác lập quan hệ hợp đồng mua bán đối với 04 đồng hồ đo điện vạn năng qua bản fax và đề nghị HĐTP - TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng huỷ một phần bản án kinh tế phúc thẩm nêu trên. Cấp giám đốc thẩm xác định việc mua bán 04 đồng hồ đo điện vạn năng vào ngày 22/4/2003 giữa LOTECO với SEECOM có giá trị pháp lý vì việc tổng giám đốc của LOTECO ký tên vào bản fax của SEECOM đã thể hiện là đã giao kết hợp đồng. Toà án cấp phúc thẩm nhận định đây không phải hợp đồng viết, chỉ là phiếu đặt mua hàng và không đóng dấu của Công ty, nên mới chỉ là đề nghị giao kết hợp đồng chứ chưa phải là hợp đồng, để buộc Công ty SEECOM nhận lại 04 đồng hồ đo điện vạn năng; trong khi chưa kiểm tra đối chiếu với các quy định tại Điều 11 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Điều 51, Điều 55 Luật thương mại, là chưa đúng pháp luật. Bởi vậy, HĐTP đã tuyên huỷ bản án kinh tế phúc thẩm số 03/KTPT ngày 17/01/2005 của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và giữ nguyên bản án kinh tế sơ thẩm số 239/KTST ngày 21/9/2004 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh. 32 Phụ lục số 04 Quyết định GĐT Số: 23/2008/DS-GĐT ngày 28/8/2008 của HĐTP - TANDTC Về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” Nguyên đơn là Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, với bị đơn là bà Ngô Thị Thu Hoa. Nội dung tóm tắt: Đầu tháng 10/1994, nguyên đơn nhận chuyển nhượng lô đất 2000 m2 của Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 4 (sau đây gọi tắt là Công ty) với giá 390 lượng vàng (Hợp đồng không ghi ngày tháng, chỉ ghi năm 1994). Nguyên đơn đã đóng tiền đợt 1 cho công ty là 240 lượng vàng, còn thiếu 150 lượng và nguyên đơn đã chuyển nhượng lại lô đất này cho bị đơn với giá 540 lượng vàng (chênh lệch 150 lượng so với giá của Công ty). Theo sự tự thỏa thuận của hai bên, ngày 10/10/1994 bị đơn đã giao lại cho bà 240 lượng vàng để thanh toán số vàng mà bà đã giao đợt 1 cho Công ty. Ngày 15/10/1994 nguyên đơn có đơn gửi Công ty xin đổi tên của nguyên đơn trong hợp đồng chuyển nhượng đất sang tên ông Hồ Văn Thuận (chồng của bị đơn). Cùng ngày, Công ty đã ký “hợp đồng chuyển nhượng nhà đất” số 180/HĐCN với bên mua đứng tên ông Hồ Văn Thuận, nội dung tương tự như hợp đồng đã ký với nguyên đơn (bà Hành); nguyên đơn ký thay ông Thuận ở mục đại diện bên mua. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 10/10/1994. Ông Thuận đã được công ty tạm giao đất ngày 29/8/2005. Sau nhiều lần yêu cầu bị đơn trả số vàng còn thiếu, nhưng bị đơn lẩn tránh, không chịu thanh toán, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Bản án số 194/2007/DS-ST ngày 30/01/2007, TAND thành phố Hồ Chí Minh quyết định: hợp đồng giữa ông Thuận giao kết với Công ty ngày 15/10/1994 (có hiệu lực từ 10/10/1994) là hợp đồng vô hiệu, nguyên đơn trả lại cho bị đơn số vàng đã nhận; ông Thuận trả lại phần đất đã được Công ty tạm giao để nguyên đơn được tiếp tục thực hiện hợp đồng với công ty. Bị đơn kháng cáo Bản án sơ thẩm. Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Tp. Hồ Chí Minh xử phúc thẩm tại Bản án số 122/2007/DSPT ngày 24/4/2007: tuyên hủy hợp đồng số 180/HĐCN giữa ông Thuận (do bà Hạnh ký thay) với Công ty; hủy tờ Đơn xin đổi tên chuyển nhượng điền ngày 15/10/1994 của bà Hạnh; các vấn đề khác giải quyết như phán quyết của cấp sơ thẩm. Quyết định giám đốc thẩm số 23/2008/DS-GĐT ngày 28 tháng 8 năm 2008, HĐTP - TANDTC đã phán xử: Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 122/2007/DSPT ngày 24/4/2007 của Toà phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 194/2007/DS-ST ngày 30/01/2007 của TAND Tp. Hồ Chí Minh về vụ án dân sự tranh chấp 33 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh với bị đơn là bà Ngô Thị Thu Hoa. Theo tòa cấp giám đốc thẩm, “Hợp đồng sang nhượng nhà đất giữa Công ty với bà Hạnh là hợp pháp, nhưng bà Hạnh đã tự nguyện chấm dứt hợp đồng và được Công ty đồng ý, nên lô đất 2000m2 vẫn thuộc quyền sử dụng của Công ty”. Về hợp đồng (bà Hạnh ký thay ông Thuận), cấp giám đốc thẩm cho rằng, “tuy không có văn bản về việc ông Thuận ủy quyền cho bà Hạnh ký thay tại hợp đồng nêu trên, nhưng bà Hạnh là người đóng dùm vàng cho Công ty để ông Thuận nhận chuyển nhượng nhà đất, ông Thuận không phản đối việc bà Hạnh ký thay và vẫn thực hiện hợp đồng sang nhượng nhà đất với Công ty (ông Thuận được Công ty tạm giao đất vào ngày 29/8/2005), nên việc bà Hạnh ký thay ông Thuận tại hợp đồng sang nhượng đất với Công ty không vi phạm Điều 154, Điều 155 Bộ luật dân sự có hiệu lực từ ngày 01/7/1996”. Về số tiền chênh lệch, theo cấp giám đốc thẩm nhân định: “bà Hạnh chưa có quyền sử dụng đất, còn vợ chồng ông Thuận không thực hiện thỏa thuận miệng về việc trả số tiền chênh lệch cho bà Hạnh; do đó, cả hai bên đều có lỗi, nên số vàng chênh lệch (150 lượng) phải được chia đôi, mỗi bên chịu 1/2”. Bởi vậy, tòa giám đốc thẩm phán xử: công nhận hiệu lực của hợp đồng số 180/HĐCN giữa ông Thuận (do bà Hạnh ký thay) với Công ty; buộc bị đơn tiếp tục thanh toán cho nguyên đơn khoản chênh lệch 75 lượng vàng. Phụ lục số 05 Bản án số 14/GĐT ngày 26/01/1999 của Tòa Dân sự TANDTC về “hợp đồng tặng cho nhà đất” Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Dung với bị đơn là ông Nguyễn Đại Ý. Nội dung tóm tắt: Năm 1979, cụ Tặng có làm văn bản có đầy đủ chữ ký của hai bên là cụ Tặng và ông Ý với sự chứng kiến của bà Dung (con gái cụ Tặng) để chuyển nhượng 2 căn nhà 7 gian diện tích 325 m2 cho bị đơn, với điều kiện là bị đơn phải chăm sóc nuôi dưỡng cụ; khi cụ chết thì mai táng cụ, chăm lo giỗ tết và cúng giỗ cho cụ và ông bà của cụ. Cụ Tặng đã giao nhà; bị đơn đã nhận và hoàn tất thủ tục quyền sở hữu nhà vào năm 1994. Sau khi nhận nhà, bị đơn đã sửa chữa, làm lại thành nhà mới (4 gian lợp ngói và hai chái bếp) và giao nhà cho con tên là Dương ở để chăm sóc vợ chồng cụ Tặng. Năm 1986, cụ ông chết, Dương lo mai táng, cúng giỗ đầy đủ. Năm 1993, Dương vào Nam sinh sống, không có ai chăm sóc cụ bà. Vì thế, nguyên đơn (bà Dung là con gái hai cụ) đã đón cụ bà về để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Năm 1995, nguyên đơn khởi kiện đòi lại nhà đất, vì cho rằng bị đơn đã không chăm sóc cụ bà đầy đủ như cam kết. 34 Vụ việc được TAND huyện Nam Ninh xét xử sơ thẩm tại Bản án số 60/DSST ngày 29/3/1996: công nhận hợp đồng tặng cho giữa cụ Tặng với bị đơn có hiệu lực; buộc bị đơn phải thanh toán 7 triệu đồng tiền chi phí để nguyên đơn thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cụ bà. Bản án sơ thẩm bị kháng cáo. Ngày 23/5/1996, TAND tỉnh Nam Hà (cũ) đã xử phúc thẩm tại Bản án số 39/DSPT, tuyên bác kháng cáo của nguyên đơn, ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn thanh toán cho nguyên đơn 9 triệu đồng. Bản án phúc thẩm bị kháng nghị. Tòa Dân sự TANDTC đã xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm tại Quyết định số 14/GĐT-DS ngày 26/01/1999, tuyên hủy bản án phúc thẩm, giao vụ án về TAND tỉnh Nam Định xử lại theo hướng: đáng lý phải hủy hợp đồng tặng cho nhà giữa cụ Tặng với bị đơn, vì theo cấp Giám đốc thẩm “đây là hợp đồng tặng cho nhà có điều kiện và những điều kiện được đặt ra mới chỉ thực hiện được một phần”. Nhưng do “ông Ý đã nhận nhà đất, đã làm lại toàn bộ và thực hiện việc chăm sóc vợ chồng cụ Tặng trên một thời gian dài…” “nên cần chấp nhận cho ông Ý được sở hữu, sử dụng ½ nhà đất của cụ Tặng và xem xét việc thanh toán nghĩa vụ, thanh toán chênh lệch tài sản thỏa đáng”. Phụ lục số 06 Bản án số : 583/2007/DSPT ngày 06/11/2007 TAND tỉnh AN GIANG V/v tranh chấp”Hợp đồng Sử dụng kios” Nguyên đơn: Ông NGUYỄN HỮU PHƯỚC với bị đơn: ông NGUYỄN BÌNH XÊ - chủ Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Như Ý Nội dung tóm tắt: Giữa nguyên đơn với bị đơn đã thỏa thuận giao kết hợp đồng sử dụng kios ngày 21/10/2006. Theo đó, nguyên đơn được nhận sử dụng 01 kios số 45 lô B (theo phương thức bốc thăm) là lô bán vải, quần áo may sẵn tại Trung tâm thương mại – Du lịch Núi Sam thuộc Phường Núi Sam, Thị Xã Châu Đốc và có trách nhiệm trả cho bị đơn 20.000.000đ. Tuy nội dung hợp đồng không thể hiện vị trí kios số 45 lô B, nhưng các bên đều thừa nhận kios này có vị trí được xác định theo Bản đồ phân lô chợ được dán tại chợ Đầu Bờ và UBND Phường Núi Sam. Theo bản đồ phân lô này thì vị trí kios số 45 lô B ông Phước bốc thăm được nằm ở vị trí tiếp giáp lối đi chính vào chợ. Đến khi giao kios, bị đơn đã dựa trên một bản đồ khác để giao cho nguyên đơn một kios có vị trí hoàn toàn khác với vị trí đã được xác trong Bản đồ ba đầu. Kios 45 lô B (theo Bản đồ ban đầu) đã được giao cho một người khác vài ngày trước khi nguyên đơn tới nhận kios. Do bị đơn không giao đúng kios đã xác định khi bốc thăm, nên nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Phía bị đơn cho rằng Bản đồ phân lô được niêm yết khi bốc thăm không phải là bản đồ chính thức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có sự sai lệch về vị trí lô sạp so với bản đồ 35 chính thức, trong đó có kios số 45 lô B. Bởi vì, sau khi bốc thăm xong, bị đơn phát hiện Bản đồ phân lô chợ được niêm yết không đúng với bản đồ gốc, và có báo với UBND TX. Châu Đốc, UBND Phường Núi Sam. Đồng thời, bị đơn cũng đã liên hệ với Công ty Ngọc Khánh, đơn vị lập dự án di dời chợ để thay đổi Bản đồ phân lô chợ cho đúng. Sai sót trong việc vẽ bản đồ phân lô trong phương án di dời chợ là do Công ty Ngọc Khánh. Các cơ quan hữu quan khi ký phê duyệt cũng thiếu kiểm tra nên không phát hiện ra sai sót. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Văn Phát – Trưởng Phòng Kinh tế TX. Châu Đốc có văn bản xác định: UBND Phường Núi Sam có niêm yết Bản đồ phân lô chợ, bản đồ có chữ ký, xác nhận của UBND Phường Núi Sam, Phòng Kinh tế, DNTN Như Ý và UNBD Thị Xã Châu Đốc. Đó là bản đồ phân lô chợ như nguyên đơn đã nêu ở trên (Bút lục 64). Tại bản án số 100/2007/DS-ST ngày 08/08/2007 của TAND Tx. Châu Đốc đã xử: Bác yêu cầu của nguyên đơn đòi tiếp tục thực hiện hợp đồng sử dụng kios ký kết ngày 21/10/2006 giữa ông Nguyễn Hữu Phước với ông Nguyễn Bình Xê – Chủ DNTN Như Ý; Ông Xê có trách nhiệm hoàn trả lại cho ông Phước số tiền 20 triệu đồng; buộc ông Xê bồi thường cho ông Phước số tiền 3.615.000 đồng. Bản án trên đã bị nguyên đơn kháng cáo và đã bị TAND tỉnh An Giang xử hủy bởi Bản án phúc thẩm số 583/2007/DSPT 06/11/2007. Theo quan điểm của cấp phúc thẩm, thì “ông Phước hoàn toàn không có lỗi trong việc thay đổi vị trí kios. Nhằm bảo đảm quyền lợi cho ông Phước không bị mất việc kinh doanh quần áo may sẵn là ngành nghề chính của gia đình ông Phước từ trước đến nay, khi giải quyết lại vụ án cần phải xem xét việc tiếp tục thực hiện hợp đồng giao kios số 45 lô B vị trí tiếp giáp lối đi chính vào chợ trung tâm cho ông Phước. Hoặc nếu không thể giao kios được thì phải định giá kios ở vị trí này theo giá sang nhượng thực tế trong các hộ kinh doanh để bồi thường thiệt hại cho ông Phước”. Phụ lục số 07 Quyết định Giám đốc thẩm số 07/2008/QĐ – GĐT ngày 20/6/2008 của HĐTP – TANDTC về việc “Tranh chấp hợp đồng xây dựng” Nguyên đơn là Tổng công ty xây dựng đường thủy (Vinawaco) kiện bị đơn là Công ty Liên doanh Xi măng Holcim Việt Nam (MSC); Người có quyền lợi liên quan là Công ty Dredging International V.N. (gọi tắt là DI). Nội dung tóm tắt: Ngày 20/5/1995, Tổng công ty xây dựng đường thủy (Vinawaco) thỏa thuận với Công ty Liên doanh Xi măng Holcim Việt Nam (MSC) để ký “Hợp đồng đào, nạo vét kênh và xây dựng” (gọi tắt là hợp đồng thầu chính) để nạo vét một luồng tàu (kênh dẫn) dài 16,5 km và vũng quay tàu cho tàu biển vào lấy hàng và chở nguyên vật liệu. Ngày 08/9/1995, VINAWACO ký hợp đồng thầu phụ với Công ty Dredging International V.N. (gọi 36 tắt là DI) để thực hiện công việc trên. Hợp đồng thầu phụ này đã được MSC chấp nhận (theo đúng Điều 4.1 của hợp đồng chính). Ngày 15/11/ 1995, khi DI đang thi công thì hệ thống thiết bị nạo vét (máy đào và cả ông dẫn) gặp trở ngại, bị hao mòn nặng vì gặp đá ong và san hô. Điều này trái với những thông tin ban đầu mà phía MSC cung cấp tại văn bản số S.572/94/4 làm cơ sở mời dự thầu và ký hợp đồng xây dựng. Theo văn bản này, lớp đất được nạo vét không có đá, sỏi mà chỉ là đất sét mềm. Cũng căn cứ vào văn bản này, Vinawaco đã báo giá tương ứng với yêu cầu về địa chất và xác định loại thiết bị chuyên dùng phù hợp đào đất sét mềm để thực hiện công trình. Ngày 05/3/1996, Vinawaco đã gửi văn bản khiếu nại số 1 đến MSC yêu cầu trả thêm chi phí do thiết bị bị hao mòn, hư hỏng; chi phí bảo trì, sửa chữa gia tăng; năng suất giảm, thời gian thi công kéo dài, chi phí vận chuyển phụ trội từ tình trạng thay đổi nêu trên của thực tế so với cam kết trong hợp đồng. Ngày 25/3/1996, Vinawaco có văn bản thông báo cho MSC về việc thiết bị của mình không thể tiếp tục thi công được loại địa chất của công trình, đồng thời đề nghị cho thương lượng lại giá hợp đồng tăng lên 2,97 USD/m3 cho phù hợp. Ngày 01/04/1996, Vinawaco, MSC và DI đã có cuộc họp 3 bên tại Hà Nội. Các bên thông nhất theo sáng kiến của Vinawaco chỉ định một giám định viên độc lập để giám định giá trị tổn thất xảy ra do công trình có đá, sỏi. Ngày 02/4/1996, được sự đồng ý của MSC, Vinawaco và DI đã ký Phụ lục hợp đồng số 01. Theo đó, DI sẽ dùng thiết bị Rubens để đào thử đoạn luồng bên ngoài và được thanh toán trên cơ sở ngày công (55.500 USD/ngày). Ngày 09/6/1996, với sự chấp nhận của MSC, Vanawaco và DI ký Phụ lục hợp đồng số 02. Theo đó, DI thi công đoạn còn lại và sẽ được thanh toán trên cơ sở m3 thi công. Trong hai bản phụ lục đều ghi rõ, trong khi thi công, nếu thiết bị của DI gặp đá và san hô/đất sét cứng gây thiệt hại máy móc, tăng phí tổn thì DI được trả thêm chi phí căn cứ vào giám định viên độc lập. Các văn kiện phụ lục 01 và 02 đều có chữ ký của đại diện MSC (Phó TGĐ). Ngày 12/7/1996, MSC chỉ định Xí nghiệp Khảo sát Xây dựng số 4 (viết tắt Xí nghiệp số 4) và DI chỉ định công ty Van Woerkom (WT) làm giám định viên độc lập để cùng giám định sự việc và tổn thất xảy ra cho DI. Nhưng đến ngày 03/8/1996, Xí nghiệp số 4 rút lui với lý do là không có thiết bị chuyên dùng. Vì vậy, chỉ còn WT tiếp tục công việc giám định. Ngày 15/11/1996, Công ty WT hoàn tất báo cáo giám định gửi cho các bên, trong đó xác định chi phí thực tế tăng thêm của DI do các thiết bị gặp phải lớp đất có nhiều đá và sỏi là 2.866.650 USD. Ngày 19/7/1996, công trình hoàn tất. Ngày 24/7/1996, các bên ký biên bản 37 bàn giao. Ngày 25/7/1996, ký biên bản bàn giao toàn bộ công trình và MSC đưa vào sử dụng. Ngày 28/7/1996, Vinawaco gửi thư yêu cầu MSC thanh toán chi phí tăng thêm là 2.866.650 USD. Do phía MSC không chịu thanh toán, nên Vinawaco đã khởi kiện MSC ra tòa yêu cầu tòa án buộc MSC phải thanh toán các khoản 2.866.650 USD và tiền lãi phát sinh…; Phía MSC phản đối yêu cầu của Vinawaco, với các lý do: (i) Thiệt hại nói trên không phải là thiệt hại của Vinawaco, mà của một bên khác và khoản này chưa được bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào công nhận; (ii) Tồn tại của đá ong và sỏi không phải là trở ngại khách quan và không dự liệu được với Vinawaco, vì Sổ tay thiết kế và thi công công trình có ghi chú là có thể có đá ong khi thi công ở khu vực địa chất này; (iii) Phụ lục 01 và Phụ lục 02 của hợp đồng không ràng buộc nghĩa vụ với MSC, vì theo MSC việc ký tên xác nhận vào Phụ lục chỉ là thực hiện theo qui định tại Điều 4.1 của hợp đồng chính để thể hiện sự có biết việc Vinawaco ký hợp đồng với DI, chứ không có nghĩa là chấp nhận giá tiền mà Vinawaco đã thỏa thuận với DI. Ngoài ra, MSC cũng không thừa nhận báo cáo của tổ chức giám định vì cho rằng báo cáo này không khách quan và không hợp lệ vì đây là tổ chức do DI đơn phương chỉ định. Từ đó, từ chối tất cả các yêu cầu của phía Vinawaco và của DI. Bản án Kinh tế sơ thẩm số 291/KTST ngày 13/12/2004 của TAND Tp. Hồ Chí Minh buộc MSC thanh toán cho Vinawaco các khoản gồm 3.766.650 USD (gồm cả 2.866.650 USD do giá trị thiệt hại gia tăng trong hợp đồng); Bản án Kinh tế phúc thẩm số 55/KTPT ngày 30/3/2005 của Tòa Phúc thẩm TAND TC tại Tp. Hồ Chí Minh xử hủy toàn bộ Bản án số 291/KTST ngày 13/12/2004 của TAND Tp. Hồ Chí Minh để “cho tiến hành giám định lại”; Bản án số 342/2006/KDTM-ST ngày 12/7/2006 của TAND Tp. Hồ Chí Minh đã tuyên bác toàn bộ yêu cầu của Vinawaco, vì: Kết quả giám định của Công ty Van Woerkom là không hợp lệ vì không được thực hiện theo thủ tục luật định, nên không có hiệu lực ràng buộc với MSC; việc giám định lại là không thể thực hiện được nữa (theo xác nhận của cả hai bên), nên không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của phía nguyên đơn. Bản án Phúc thẩm số 04/2007/KDTM – PT ngày 17/01/2007 Tòa Phúc thẩm: các bản Phụ lục số 01, số 02 giữa Vinawaco ký với DI không có giá trị ràng buộc đối với MSC; đây không phải là trở ngại khách quan; thiệt hại do hao mòn máy móc thiết bị của DI là có thật, nhưng MSC không có lỗi dẫn đến thiệt hại này. Tòa còn giải thích việc ông Nguyễn Ngọc Anh (Phó tổng giám đốc MSC) ký xác nhận của phía MSC vào các phụ lục nói trên như sau: “Đây là cam kết của nhà thầu chính với nhà thầu phụ,… không phải là sự cam kết giữa nhà thầu chính với nhà đầu tư. Việc ông Nguyễn Ngọc Anh ký chấp nhận cho nhà thầu chính và nhà thầu phụ thực hiện phụ lục chứ không cam kết thanh toán cho nhà thầu chính.” Từ đó, bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. 38 Theo Tòa cấp Giám đốc thẩm: “Tòa cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã không xác định đúng trách nhiệm của MSC trong việc thực hiện Phụ lục 01 và 02, mà cho là phụ lục 01, 02 chỉ đơn thuần là thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ, ông Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Anh ký là không được ủy quyền đại diện MSC ký vào Phụ lục này. Nhận định này không đúng”. Do Phụ lục này được lập ra và thực hiện, các bên không có khiếu nại gì, nên “phải coi phụ lục hợp đồng với nhà thầu phụ DI là thỏa thuận giữa ba bên, Vinawaco, MSC, DI và cả ba bên đều có trách nhiệm, nghĩa vụ phải thi hành cac thỏa thuận trong các phụ lục”…Từ đó, Cấp giám đốc thẩm đã hủy cả án sơ thẩm và án phúc thẩm để giao hồ sơ vụ án về TAND Tp. Hồ Chí Minh xử lại sơ thẩm theo thủ tục chung. Phụ lục số 8 Bản án dân sự phúc thẩm số 613/2007/DS-ST ngày 13/6/2007 của TAND Tp. Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” Nguyên đơn là bà Nguyễn Tường Minh, với bị đơn là ông Phạm Văn Út và bà Nguyễn Thị Kim Phượng. Nội dung tóm tắt: ngày 09/6/2005, nguyên đơn có lập giấy tay để nhận sang nhượng của bị đơn một miếng đất diện tích 6 m x 14 m, tọa lạc tại thửa 14 – 1 tờ Bản đồ số 21, ấp Nam Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn (nay là thửa 14 tờ bản đồ số 21), với giá 394,8 triệu đồng, đặt cọc 80 triệu đồng. Hợp đồng cũng thỏa thuận phía bị đơn có trách nhiệm làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn. Các bên đã thực hiện hợp đồng: lập bản đồ hiện trạng, vị trí đất, tiến hành các thủ tục chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng đã được UBND xã Bà Điểm chứng thực ngày 19/8/2005. Tuy vậy, đến ngày 05/9/2005, UBND huyện Hóc Môn trả lời cho nguyên đơn biết là không chấp nhận hồ sơ chuyển nhượng vì “Diện tích đất chuyển nhượng có chiều dài vi phạm lộ giới, không đủ qui chuẩn xây dựng nhà.”28 Nguyên đơn cho rằng, mình mua đất để làm nhà ở, mà nếu cơ quan chức năng từ chối việc cấp phép xây dựng thì mục đích hợp đồng không thể đạt được. Vì thế, nguyên đơn yêu cầu được hủy hợp đồng và lấy lại tiền cọc 80 triệu đồng. Bị đơn không đồng ý, vì cho rằng, việc cơ quan chức năng qui hoạch lộ giới thế nào, bị đơn hoàn toàn không biết, vì bị đơn đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và trên giấy chứng nhận này hoàn 28 Diện tích chuẩn để xây dựng nhà được qui định tại: Theo qui định tại Điều 6 khoản 1 Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND Tp. Hồ Chí Minh Ban hành Quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thì diện tích đất tối thiểu để được cấp phép xây dựng mới nhà ở là 36 m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3,0m… 39 toàn không có thông tin gì về việc lô đất bị vi phạm lộ giới. Hơn nữa, các bên không có thỏa thuận việc mua đất là để cất nhà. Nguyên đơn tự nguyện mua thì bị đơn tự nguyện bán; việc sử dụng đất làm gì là việc của nguyên đơn. Trên thực tế, sau ngày các bên giao kết hợp đồng tại UBND xã Bà Điểm, thì Phòng Quản lý Đô thị huyện Hóc Môn có công văn số 259/TT-QLĐT ngày 03/10/2005 để hỏi về trường hợp trên, và UBND huyện Hóc Môn có Công văn số 204/UBND-QLĐT ngày 14/7/2006 trả lời như sau: Phần diện tích mà các đương sự tranh chấp tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 19/8/2005 có vị trí 02 mặt tiền đường là Nam Lân 5 và Bà Điểm 8. Hiện nay, đường Nam Lân đã được UBND huyện Hóc Môn phê duyệt lộ giới là 12 mét, còn đường Bà Điểm đang trình UBND Tp. Hồ Chí Minh duyệt lộ giới 20 mét. Và ngày 05/9/2005, Phòng Quản lý đô thị huyện Hóc Môn cũng có Văn bản số 653/QLĐT – ĐC trả lời cho nguyên đơn như sau: Cạnh dài, diện tích thửa đất nhận chuyển nhượng không đủ qui chuẩn xây dựng, do diện tích còn lại của thửa đất sau khi đã qui hoạch là 12,40m2. Bản án dân sự sơ thẩm số 115/2007/DSST của TAND huyện Hóc Môn tuyên xử: hủy hợp đồng sang nhượng đất ngày 19/82005 giữa các bên; buộc bị đơn trả lại tiền cọc cho nguyên đơn. Bản án dân sự phúc thẩm số 613/2007/DS-PT của TAND Tp. Hồ Chí Minh: y án sơ thẩm, hủy hợp đồng sang nhượng đất giữa các bên và buộc bị đơn phải trả lại tiền cọc cho nguyên đơn. Lý do: (i) hợp đồng mới được xác nhận của UBND xã “là chưa hoàn tất thủ tục theo qui định”; (ii) “Việc một phần diện tích đất nằm trong qui hoạch lộ giới khi giao dịch và ký kết, các bên đương sự không biết, nên đây là lỗi khách quan của hai bên đương sự.”29 Bởi vậy, Tòa cấp phúc thẩm y án sơ thẩm. Phụ lục số 9 Bản án số 1132/2006/DS-PT ngày 09/11/2006 của TAND Tp. Hồ Chí Minh về “hợp đồng mua bán nhà ở” Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Bời, bà Nguyễn Thị Kim Tiên, với bị đơn là ông Nguyễn Hồng Khanh, bà Võ Thị Bích Thuận. Nội dung tóm tắt: bị đơn lập hợp đồng (chưa được công chứng) ngày 13/9/2005 để bán cho nguyên đơn căn nhà số 8 đường số 10, phường 16, quận Gò Vấp, với 850 triệu đồng. Hai bên cũng đã tiến hành đặt cọc 100 triệu đồng. Trong hợp đồng cũng có nói rõ là “toàn bộ diện tích nhà 117,10m2 không nằm trong khu qui hoạch phải giải tỏa, bên mua có nghĩa vụ 29 Trích nguyên văn bản án. 40 thanh toán tiền đúng tiến độ”; “Nếu bên bán không bán thì đền gấp đôi, bên mua không mua thì bị mất cọc.” Giấy chủ quyền căn nhà được cấp cho nguyên đơn ngày 24/7/2003 cũng không thể hiện là nhà bị qui hoạch mở rộng lộ giới. Sau khi ký kết hợp đồng và đặt cọc cho bên bán, nguyên đơn mới được UBND quận Gò Vấp (ủy quyền cho Phòng QLĐT quận) trả lời bằng Công văn số 169/UBND- QLĐT ngày 14/7/2006: căn nhà số 8 đường số 10, phường 16, quận Gò Vấp có diện tích 117,10m2 thuộc khu vực bị qui hoạch giải tỏa, nên căn nhà này không đủ điều kiện cấp phép để xây dựng nhà mới. Vì thế, nguyên đơn yêu cầu hủy hợp đồng và lấy lại tiền cọc, nhưng bị đơn không đồng ý, vì cho rằng mình không có lỗi trong việc này. TAND Quận Gò Vấp xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, hủy hợp đồng mua bán nhà ngày 13/9/2005 và buộc bị đơn hoàn trả tiền cọc cho nguyên đơn. Bị đơn kháng cáo. TAND Tp. Hồ Chí Minh xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. theo quan điểm của tòa cấp phúc thẩm: “khi kết kết hợp đồng ngày 13/9/2005, các bên đều không biết đến tình trạng căn nhà bị qui hoạch giải tỏa mở rộng lộ giới, điều đó được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của căn nhà số 8 đường số 10, phường 16, quận Gò Vấp được cấp ngày 24/7/2003… nên tất cả các vấn đề trên đã không được thể hiện trong hợp đồng. Đây là nguyên nhân khách quan cả hai bên đều không lường trước được sự việc nêu trên. Do đó, việc ông Bời, bà Tiên không đồng ý tiệp tục mua nhà với những lý do nêu trên là hoàn toàn chính đáng.” Phụ lục số 10 Bản án DSPT số 412/DSPT ngày 15/3/2003 của TAND Tp. Hồ Chí Minh xét xử về việc "Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" Nguyên đơn là Công ty cổ phần Sài gòn ITTC và các nhân chứng: ông Phương, bà Thanh, bà Thuận, ông Châu; với các bị đơn là Ông Lưu Văn Sáu, và các cá nhân khác như bà Tuyết, bà Tiền, bà Tuyến, bà Tâm, bà Chi, ông Hoàng, ông Văn. Tóm tắt nội dung: Ngày 20/12/2001 các bị đơn và các nguyên đơn ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các nguyên đơn, diện tích 5.000m2 với giá 280.000 đồng/m2. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên bán đã nhận tổng cộng là 600.000.000 đồng tiền cọc và giao cho bên mua một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên ông Sáu. Trong số tiền 600.000.000 đồng ông Sáu bà Tuyết nhận 300.000.000 đồng, bà Tiền và các con nhận 300.000.000 đồng. 41 Tháng 02/2003 bà Tiền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bên bán không làm được thủ tục sang tên cho bên mua do đất nằm trong khu quy hoạch với diện tích 6.214.328m2, và bị nhà nước thu hồi được thể hiện bởi Quyết định số 1997/QĐ -UB ngày 10/5/2003 của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó bên mua kiện xin hủy hợp đồng đòi lại tiền cọc và tiền lãi theo khoản 2, 3 Điều 3 của hợp đồng. Ông Sáu đại diện cho các cá nhân bên bán không đồng ý và yêu cầu được thực hiện tiếp hợp đồng hoặc ủy quyền cho bên mua nhận tiền đền bù, không đồng ý trả tiền lãi. Riêng bà Tiền và các con đồng ý hủy hợp đồng, trả lại cho bên mua 150.000.000 đồng, không đồng ý trả lãi. Tòa cấp sơ thẩm tuyên xử: cho rằng “Cả hai bên bán và bên mua đều xác định khi ký hợp đồng không biết đất nằm trong khu quy hoạch không được phép sang tên. Do đó việc không làm được thủ tục là do yếu tố khách quan, không bên nào có lỗi trong việc huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, nên cho phép nguyên đơn (bên mua) được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, và buộc các bị đơn phải hoàn trả lại khoản tiền đã nhận cộng với khoản lãi tính trên số tiền đã nhận… Phán quyết của Tòa cấp phúc thẩm: cho phép nguyên đơn được hủy hợp đồng, buộc các bên hoàn lại cho nhau những gì đã nhận, và bên bán không phải trả thêm tiền lãi tính trên số tiền đã nhận. Lý do: “Hợp đồng không thực hiện được vì phần đất các bên chuyển nhượng nằm trong khu vực quy hoạch 6.214.328m2 đã có quyết định số 1997/QĐ -UB ngày 10/5/2003 của Chủ tịch UBND Thành phố thu hồi”; “Hợp đồng vô hiệu do lỗi khách quan không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, các bên không có lỗi chỉ phải trả cho nhau những gì đã nhận.” Phụ lục số 11 Công văn 519/STP – VB ngày 27/02/2009 của Sở Tư pháp Tp. Hồ Chí Minh “Về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất tại địa chỉ 2 – 6 bis Điện Biên Phủ, Quận 1” Giữa: Văn phòng Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh (VPTU) với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu (GP Bank). Nội dung tóm tắt: Dựa trên cơ sở trúng đấu giá, ngày 19/8/2008, VPTU và GP Bank đã ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất (hợp đồng được công chứng cùng ngày) đối với lô đất của VPTU, diện tích 2.944 m2, địa chỉ 2 – 6 bis Điện Biên Phủ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, với 42 giá tiền thuê là 433 tỷ đồng cho thời hạn 49 năm để GP Bank xây dựng cao ốc 24 tầng.30 Theo qui định của hợp đồng, GP Bank đã đặt cọc, đồng thời thanh toán đợt 1 cho VPTU một khoản tiền 30 tỷ đồng. Số tiền còn lại trả nốt sau 3 tháng tính từ ngày ký hợp đồng. Quá thời hạn nói trên, VPTU có quyền hủy hợp đồng và GP Bank sẽ bị mất số tiền đặt cọc nói trên. Vào thời điểm từ khi ký hợp đồng cho đến khi tới hạn thanh toán đợt 2 theo qui định của hợp đồng giữa các bên, do giá nhà đất bị giảm mạnh, thị trường nhà đất bị “đóng băng”, các ngân hàng đều từ chối cấp tín dụng cho các dự án bất động sản, nên GP Bank không có khả năng thanh toán số tiền còn lại đúng hạn. Trước hoàn cảnh đó, phía VP Bank có văn bản đề nghị VPTU gia hạn thanh toán cho VP Bank thêm một thời gian và không tính lãi trên số tiền chậm trả. Dựa vào nội dung của hợp đồng và qui định của pháp luật về xử lý tài sản đặt cọc, VPTU hoàn toàn có thể hủy bỏ hợp đồng với VP Bank và đương nhiên được hưởng toàn bộ số tiền cọc 30 tỷ đồng mà VP Bank đã nộp trước đó. Nhưng ngược lại, nếu hủy hợp đồng, VPTU có nguy cơ cũng bị mất 133 tỷ đồng và chi phí đấu giá lại (khoảng 1,6 tỷ đồng). Bởi vì, theo định giá của các chuyên gia và theo giá công bố trên các sàn bất động sản, giá hiện tại của lô đất trên là khoảng 300 tỷ đồng. So với giá trị đã cam kết trong hợp đồng, giá này đã bị giảm đến 133 tỷ đồng. VPTU vẫn muốn tiếp tục thỏa thuận lại với phía VP Bank để gia hạn hợp đồng và không tính lãi trên số tiền chậm trả, nhưng lại không tìm thấy cơ chế và căn cứ thích hợp. Nên ngày 26/02/2009, VPTU đã có Công văn số 2829 – CV/VPTU gửi Sở Tư pháp Tp. Hồ Chí Minh để hỏi về việc: (1) Về việc gia hạn thời hạn thanh toán và không tính lãi suất phạt đối với thời gian chậm nộp tiền thuê quyền sử dụng đất thì có được không (?); và (2) Nếu câu trả lời cho câu hỏi (1) là được, thì thủ tục thực hiện là như thế nào (?). Trên cơ sở Văn bản của VPTU, Sở Tư pháp có Công văn 519/STP – VB ngày 27/02/2009, trả lời cụ thể như sau: 1. Về việc gia hạn thời hạn thanh toán và không tính lãi suất phạt đối với thời gian chậm nộp tiền thuê quyền sử dụng đất: Hiện nay, VPTU và VP Bank đã ký hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng này được công chứng chứng nhận vào ngày 19/8/2008. Do vậy, quan hệ giữa VPTU và VP Bank dựa trên cơ sở hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất mà hai bên đã ký kết... 30 Vũ Lê, Khu đất vàng chỉ một khách hàng đấu giá, Báo tin nhanh Việt Nam online, truy cập ngày 25/3/2009. 43 Việc VP Bank xin gia hạn thời hạn nộp tiền và không tính lãi phạt đối với số tiền chậm nộp, pháp luật hiện hành về đất đai, về quản lý nhà nước không qui định…, quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất do các bên ký kết và theo thỏa thuận thống nhất giữa các bên. Theo Điều 423 BLDS 2005, các bên có thể thỏa thuận việc sửa đổi hợp đồng đã ký kết… Việc có đồng ý cho VP Bank được gia hạn và không tính lãi suất hay không là thuộc thẩm quyền của VPTU. 2. Thủ tục thực hiện việc gia hạn và không tính lãi suất: Hợp đồng cho thuê đất được lập bằng văn bản công chứng, thì việc việc sửa đổi nội dung hợp đồng cũng cần phải được công chứng. 44 Phụ lục số 12 Sửa đổi, bổ sung các qui định về hình thức hợp đồng BLDS 2005 Đề xuất sửa đổi, bổ sung: Đ iều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. BLDS 2005 không qui định khoản 2 Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức 1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tùy từng trường hợp mà toà án, hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có thể công nhận hiệu lực của giao dịch hoặc tuyên bố giao dịch vô hiệu theo các căn cứ được qui định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bổ sung khoản 2 Điều 134 (mới): 2. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp giao dịch vi phạm hình thức mà các bên có bằng chứng hợp pháp khác chứng minh được sự tồn tại của giao dịch, đã chuyển giao cho nhau một phần hoặc toàn bộ đối tượng của hợp đồng, đã thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền cần thanh toán, và nếu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một hoặc các bên. Trong trường hợp hiệu lực của giao dịch được công nhận mà các bên chưa thực hiện hoàn tất nghĩa vụ giao vật thì phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao vật; nếu các bên chưa hoàn tất nghĩa vụ trả tiền thì phải tiếp tục trả khoản tiền còn thiếu, theo tỷ lệ tương ứng tính theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật qui định khác. Qui định này không áp dụng đối với hợp đồng tặng cho tài sản, di chúc; qui định này cũng không áp dụng đối với các giao dịch khác nếu pháp luật có qui định minh thị về việc loại trừ áp dụng qui định tại Điều này với loại giao dịch khác đó. 45 BLDS 2005 không qui định khoản 3 Bổ sung khoản 3 Điều 134 (mới): 3. Nếu giao dịch dân sự được lập không đúng hình thức do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định và thiếu một trong các điều kiện qui định tại khoản 2 Điều này (như vừa được bổ sung ở trên – tác giả chú thích), thì theo yêu cầu của các bên, toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 137 của Bộ luật này. Đ iều 401. Hình thức hợp đồng dân sự 1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. 2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. BLDS 2005 Không qui định khoản 3. Điều 401. Hình thức hợp đồng 1. Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể, hoặc bằng các hình thức vật chất khác có thể diễn đạt được ý chí của các bên và chứng minh được sự tồn tại của hợp đồng, hoặc bằng sự kết hợp của hai hay nhiều hình thức kể trên. 2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức nhất định thì hợp đồng phải được giao kết theo đúng hình thức đó. Bãi bỏ đoạn 2, khoản 2, Điều 401. Bổ sung khoản 3 (mới) : 3. Hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định hợp đồng phải được lập bằng một hình thức xác định. Phụ lục số 13 Sửa đổi, bổ sung các qui định về thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng BLDS 2005 Đề xuất sửa đổi, bổ sung: Đ iều 404. Thời điểm giao kết hợp đồng… 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Điều 404. Thời điểm giao kết hợp đồng 1. Hợp đồng được giao kết tại thời điểm các bên đã thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận 46 1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. hợp đồng phải được giao kết theo hình thức, thủ tục xác định thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hoàn tất hình thức, thủ tục đó. 2. Khi hợp đồng được giao kết gián tiếp thông qua thư tín hoặc các phương tiện thông tin, liên lạc khác, hoặc tuy được giao kết trực tiếp nhưng một hoặc các bên dành một thời hạn để chờ bên được đề nghị trả lời, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 3. Trong trường hợp việc giao kết hợp đồng được các bên xác lập trực tiếp, trên cùng một văn bản, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; nếu hợp đồng được lập thành nhiều văn bản có nội dung giống nhau, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm mỗi bên đã ký vào văn bản của bên kia. Văn bản được lập chỉ cần các bên hoặc người đại diện hợp pháp của các bên ký tên và ghi rõ họ tên là đủ mà không cần phải có thêm thủ tục nào khác, kể cả việc phải đóng dấu của các bên, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định điều này. Nếu các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản được gửi qua bưu điện, hoặc phương tiện thông tin, liên lạc khác, hoặc nếu chỉ có trả lời chấp nhận là được làm bằng văn bản, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được văn bản trả lời chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác. Thời điểm nhận được thông điệp dữ liệu được áp dụng theo qui định của Luật Giao dịch điện tử. 4. Trong trường hợp bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng bằng một hành vi cụ thể, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi đó, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Nếu hợp đồng được giao kết gián tiếp, hoặc tuy giao kết trực tiếp mà một hoặc 47 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. các bên dành một thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo của bên được đề nghị về việc bắt đầu thực hiện hành vi cụ thể đó. Nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận bằng việc thực hiện một công việc cụ thể nhưng không thông báo về việc này cho bên đề nghị biết, thì hợp đồng giao kết vào thời điểm hoàn thành công việc. Nhưng nếu theo đề nghị giao kết hợp đồng, hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên, hoặc theo tập quán, bên được đề nghị có thể chấp nhận đề nghị bằng một hành vi cụ thể mà không cần phải thông báo cho bên đề nghị, thì hợp đồng được giao kết khi bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi này. 5. Theo thỏa thuận, hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên, hoặc pháp luật có qui định im lặng là sự trả lời, và đề nghị giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời, thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng. Qui định này không áp dụng đối với việc doanh nghiệp bán hàng có gửi các thông tin quảng cáo hoặc gửi hàng hóa đến địa chỉ giao dịch của người tiêu dùng. Đ iều 405. Hiệu lực của hợp đồng dân sự Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. (BLDS 2005 không qui định khoản 2) Đ iều 405. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự 1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm xác định, nhưng không được sớm hơn thời điểm giao kết hợp đồng theo qui định tại Điều 404 của Bộ luật này. Nếu pháp luật có qui định hợp đồng có hiệu lực tại một thời điểm xác định, thì các bên không được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm đó. 48 Phụ lục số 14 Sửa đổi, bổ sung các qui định về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng BLDS 2005 Đề xuất sửa đổi, bổ sung: Không qui định Điều 405a. Hiệu lực của hợp đồng (dân sự) 1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực như pháp luật đối với các bên tham gia hợp đồng. 2. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định. Đ iều 303. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật 1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. 2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật. 3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này... (giữ nguyên). Điều 303. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật 1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn thì phải thanh toán giá trị của vật; nếu vật bị hư hỏng thì bên có quyền có thể từ chối nhận vật và yêu cầu thanh toán giá trị của vật, hoặc nhận vật đồng thời yêu cầu bên có nghĩa vụ sửa chữa hoặc thanh toán tiền sửa chữa hoặc thanh toán thêm phần giá trị của vật bị giảm sút, hoặc nhận vật và yêu cầu giảm giá tương ứng với phần giá trị của vật bị giảm sút, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật. Trong trường hợp vật cùng loại là các hàng hóa đặc biệt không dễ dàng tìm thấy trên thị trường và bên có quyền bị vi phạm không có khả năng tìm được nguồn hàng hóa khác để thay thế, thì tòa án có thể buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải giao đúng vật đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này... (giữ nguyên). 49 Phụ lục số 15 Sửa đổi, bổ sung các qui định về sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi Theo PICC Kiến nghị bổ sung vào BLDS 2005 Điều 6.2.2. PICC Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống, và: a) các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng; b) bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng; c) các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và d) rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu. Điều 423a. Sửa đổi hợp đồng (dân sự)31 khi hoàn cảnh thay đổi 1. Một bên có quyền yêu cầu bên kia sửa đổi hợp đồng khi xảy ra sự kiện khách quan làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên bất thường, hoặc do giá trị của khoản thu nhập đáng lẽ nhận được từ hợp đồng giảm xuống bất thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác. Được coi là ‘sự kiện khách quan’ nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng, trừ những sự kiện bên đó đã biết hoặc đáng lẽ phải biết; - Xảy ra khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị thiệt hại; - Rủi ro về các sự kiện này không thuộc trường hợp qui định tại các Điều 440 BLDS 2005, Điều 57 đến Điều 62 Luật Thương mại 2005 và các qui định tương tự trong BLDS 2005 và Luật Thương mại 2005; Được coi là ‘bất thường’ nếu chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc giá trị của khoản thu nhập đáng lẽ thu được từ hợp đồng giảm xuống đáng kể, ngoài dự kiến và vượt ngoài phạm vi rủi ro về giá cả theo tập quán của lĩnh vực tương ứng. Điều 6.2.3 PICC 1. Trong trường hợp hardship, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp 2. Quyền yêu cầu sửa đổi hợp đồng theo khoản 1 Điều này phải được bên bị thiệt hại 31 Hai từ “dân sự” để trong ngoặc đơn nói trên nhằm phù hợp với Điều 423 BLDS 2005 hiện hành. Hai từ này được dự kiến sẽ phải bỏ đi cho phù hợp với các qui định khác mang tính hệ thống của pháp luật hợp đồng, tạo sự thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng nói chung. 50 đồng. Yêu cầu này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ. 2. Yêu cầu đàm phán lại hợp đồng, bản thân nó, không cho phép bên bị bất lợi có quyền tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình. đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ. Việc yêu cầu sửa đổi hợp đồng không cho phép các bên được đơn phương tạm ngừng thực hiện, chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp có căn cứ do hợp đồng hoặc do pháp luật qui định để áp dụng các quyền đó. 3. Nếu các bên không thỏa thuận được trong một thời hạn hợp lý thì mỗi bên có quyền yêu cầu toà án giải quyết. 3. Nếu bên được đề nghị sửa đổi hợp đồng từ chối, hoặc không trả lời, hoặc các bên không thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời gian hợp lý, thì mỗi bên có quyền yêu cầu tòa án hoặc trọng tài (nếu hợp đồng có thỏa thuận chọn thủ tục trọng tài) giải quyết. 4. Nếu xác định có hoàn cảnh hardship và nếu thấy hợp lý, tòa án có thể: a. Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều kiện do tòa án quyết định; hoặc b. Sửa đổi hợp đồng nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng. 4. Nếu tòa án hoặc trọng tài xác định sự kiện khách quan xảy ra là có căn cứ để cho phép bên bị thiệt hại được quyền yêu cầu sửa đổi hợp đồng như qui định tại khoản 1 Điều này, và nếu thấy hợp lý, thì tòa án hoặc trọng tài có thể đưa ra một trong các quyết định sau đây: a. Sửa đổi hợp đồng nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng; hoặc b. Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều kiện do tòa án quyết định. Bên từ chối thỏa thuận hoặc vi phạm thoả thuận trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanan.pdf
Tài liệu liên quan