1. Tính cấp thiết của luận án
Không một chính phủ nào có thể độc lập cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng nói chung, giao thông đường bộ nói riêng mà không cần phải hợp tác với khu vực tư nhân (Mona và các tác giả, 2006). Mặc dù theo truyền thống, việc cung cấp hạ tầng giao thông do khu vực công đảm nhiệm, tài trợ bằng vốn ngân sách hoặc/ và các nguồn hỗ trợ chính thức (Akintoye và các tác giả, 2003). Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, ngân sách quốc gia eo hẹp cùng với sự sụt giảm các nguồn hỗ trợ chính thức (ở các nước đang phát triển) đã hạn chế các chính phủ thực hiện chức năng này hiệu quả (ADB, 2000). Bên cạnh đó, áp lực phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ của dân số và nhu cầu vận chuyển đã thôi thúc các nước tìm kiếm kênh cung cấp mới phù hợp hơn, và hình thức hợp tác công – tư (public private paertnership – PPP) ra đời (Yescombe, 2007). Trong hai thập kỷ qua, PPP đã được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, khẳng định là phương thức hiệu quả để cung cấp các cơ sở hạ tầng (ADB, 2008). Thông qua PPP, một số lợi ích được tích luỹ gồm: tiếp cận nguồn vốn tư nhân (ADB, 2000), tăng giá trị đồng tiền, hoàn thành dự án đúng tiến độ (Li và các tác giả, 2005) và cải thiện chất lượng dịch vụ (Akintoye và các tác giả, 2003). Nghiên cứu của Hensher và Brewer (2001) còn cho rằng PPP có thể tạo nên “kỳ tích” trong công cuộc cải thiện nền kinh tế của một quốc gia, và điều này tiếp tục được khẳng định trong nghiên cứu của Raisbeck (2009). Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tạo ra nhiều thách thức về tài trợ vốn cho các dự án giao thông ở hầu hết các nước trên thế giới khiến thị trường PPP toàn cầu đã sụt giảm đáng kể, nhưng nó đã nhanh chóng phục hồi và quay trở lại điểm trước khi xảy ra khủng hoảng (Ngân hàng thế giới, 2010). Nó được xem là một trong những giải pháp phù hợp để đối phó với tình trạng bất ổn hiện tại (Plumb và các tác giả, 2009; Mazars, 2009).
So với khu vực và thế giới, GTVT Việt Nam rất lạc hậu (nhất là đường bộ), làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính phủ đã duy trì mức đầu tư khoảng 2 - 2.5% GDP/năm cho lĩnh vực này (trong đó đầu tư đường bộ > 70%) nhưng vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể về bức tranh giao thông Việt Nam. Hơn nữa, khoảng cách giữa cung và cầu về vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng lớn. Theo Ngân hàng thế giới (2007), từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần tăng mức đầu tư lên 3,5 - 4% GDP/năm nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng kinh tế. Riêng đường bộ, vốn đầu tư cho giai đoạn 2010 – 2025 dự kiến khoảng 75 tỷ USD3 (5 tỷ USD/năm, tương đương 105.000 tỷ đồng/năm). Nguồn vốn cần thiết cho quá trình này vượt quá khả năng tài trợ của chính phủ (bao gồm vốn ngân sách, ODA, trái phiếu chính phủ) và thị trường vốn trong nước chưa phát triển nên sẽ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn đầu tư cho giao thông đường bộ trong tương lai. Theo quan điểm của Davids, Theron và Maphunye (2005), chúng ta đang sống trong thời đại của nguyên tắc Pele Batho, nghĩa là cầu đến trước. Vì vậy, một hình thức không đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ không thích hợp tồn tại, cần thiết phải thay thế bằng các hình thức phù hợp hơn để đảm bảo việc cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển nói chung, và Việt Nam nói riêng là tìm được hình thức tài trợ bền vững không lệ thuộc vốn ngân sách và ODA, và PPP đáp ứng được yêu cầu này do huy động được nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân (trong và ngoài nước). Tuy nhiên, cũng cần hiểu là không có hình thức nào là hoàn hảo và duy nhất, và PPP cũng không phải là một phương thuốc “thần kỳ” để cải thiện nhanh chóng tình trạng tụt hậu của đường bộ Việt Nam, nó chỉ phát huy các lợi thế khi được sử dụng trong môi trường phù hợp. Điều quan trọng là các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều xảy ra trong bối cảnh thị trường PPP đã tồn tại (dù mức độ trưởng thành của các thị trường khác nhau), nhưng thị trường PPP chưa ra đời ở Việt Nam. Hiện tại, Chính Phủ đang khởi động PPP thí điểm và hoàn toàn thất bại do không một nhà đầu tư tư nhân nào tham gia, càng khẳng định cần có phương pháp tiếp cận khác để đảm bảo sự thành công của hình thức đầu tư này, thay vì vận dụng một cách máy móc các mô hình PPP trên thế giới như hiện nay. Xuất phát từ lý do này, cộng với yêu cầu bức thiết của thực tiễn phải phát triển nhanh chóng hạ tầng đường bộ, đang đảm nhiệm hơn 80% nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá cả nước, nhằm góp phần cải thiện tính cạnh tranh quốc gia và phát triển kinh tế bền vững, tác giả chọn đề tài “Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình.
162 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư tư nhân.
- Tối ưu hóa các lợi ích của hiệu quả, kiến thức, linh hoạt và sáng kiến tư nhân.
- Khả thi về tài chính, và
- Cân bằng về các lợi ích kinh tế và xã hội và các chi phí.
• Khuyến khích đầu tư các dự án theo quy hoạch và tăng cường hiệu quả kinh
tế, cải thiện an toàn đường bộ và giảm tắc nghẽn giao thông.
• Đảm bảo có sự tham gia của một cơ quan nhà nước như một nhà đầu tư hoặc
cung cấp dịch vụ, tạo các điều kiện thiết lập một mặt bằng sân chơi giữa các
doanh nghiệp như vậy và các công ty tư nhân cạnh tranh.
• Khuyến khích đấu thầu cạnh tranh cho các dự án.
• Khuyến khích đàm phán hợp đồng có sự linh hoạt nhiều nhất có thể được.
• Công nhận tính chất lâu dài của đầu tư hạ tầng và giảm thiểu các rủi ro kèm
theo bằng cách đảm bảo giá trị và thực hiện hợp đồng thông qua theo quy
định pháp luật.
• Đảm bảo phân công trách nhiệm rành mạch, rõ ràng giữa các cơ quan chính
phủ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định này.
• Đảm bảo xây dựng và quản lý qui hoạch để nhà đầu tư khai thác được quỹ đất
dọc hành lang của dự án.
133
• Đảm bảo giảm dần số dự án đầu tư 100% vốn ngân sách, sử dụng phần ngân
sách này tham gia vào các dự án PPP.
• Đảm bảo thống nhất giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong xác
định, thiết kế, đánh giá, tiếp thị và quản lý các dự án PPP.
• Hoàn thiện năng lực thực hiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
• Đảm bảo quản lý hiệu quả và các nguyên tắc đã giao kết của dự án PPP trong
suốt chu kỳ dự án;
Bộ GTVT chịu trách nhiệm thực hiện khung chính sách này ở cấp trung ương và
tỉnh; định kỳ 6 tháng, UBND báo cáo cho Bộ GTVT về các dự án PPP. Bộ GTVT
chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp và kiến nghị nội dung điều chỉnh bổ sung chính
sách với chính phủ sau đó công bố các chi tiết của chính sách điều chỉnh lại trên
trang web của Bộ GTVT.
Bộ GTVT đóng vai trò kiến tạo chính sách cung cấp dịch vụ chứ không phải là cung
cấp dịch vụ. Sự tách bạch giữa hoạch định chính sách với cung cấp dịch vụ giúp cơ
quan này có thể giới thiệu các đối tác tư nhân cạnh tranh để cung cấp các dịch vụ
trên thị trường. Đối với điều tiết kinh tế, hai nhiệm vụ điều tiết cốt lõi là thiết lập,
giám sát, thực thi biểu phí tối đa và các tiêu chuẩn dịch vụ tối thiểu. Trong hai nhiệm
vụ này, kiểm soát mức giá tối đa mà doanh nghiệp đưa ra là một nhiệm vụ khá rõ
ràng nhưng dễ gây tranh cãi. Mặc dù biểu phí thường được công chúng quan tâm
nhất, nhưng chúng không phải là biện pháp duy nhất để điều tiết. Sự điều tiết mang
tính kinh tế còn bao gồm việc kiểm soát cơ cấu thuế quan, chất lượng của tiêu chuẩn
dịch vụ, điều kiện tiếp cận mạng lưới đường bộ, quyền đi đường cho người tham gia
giao thông, và các nghĩa vụ đầu tư liên quan khách hàng hiện tại và khách hàng mới.
Có thể kết luận ngắn gọn rằng, mục tiêu của Nghị định này hướng đến là quản lý nhà
nước hiệu quả và thực thi, lựa chọn dự án phù hợp; tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng;
quản lý chi phí và tiến độ hiệu quả, nhân lực có kinh nghiệm, quản lý tốt rủi ro; sự
gắn kết chặt chẽ giữa các nhà đầu tư tư nhân và tính chủ động của các bên tham gia
trong dự án. Đây chính là những yêu tố then chốt để các dự án PPP thành công.
134
4.3.3 Cơ chế phân bổ và quản lý rủi ro
Một phân tích chi tiết cần được tiến hành để quyết định có nên thực hiện dự án?
Thực hiện theo loại hợp đồng PPP nào là phù hợp nhất? Mỗi dự án phải có phương
án phân bổ rủi ro tối ưu. Do vậy, thách thức đối với nhà nước là làm thế nào để tối
ưu hóa hiệu quả của dự án và hỗ trợ tài chính của chính phủ đảm bảo:
(1) Tạo ra giá trị đồng tiền tốt nhất thông qua phân bổ rủi ro thông minh,
(2) Cho phép phân bổ rủi ro tạo ra mức chi phí vốn và mức đóng góp của nhà
nước hợp lý, và
(3) Có thể vay thương mại tài trợ cho dự án.
Hình thức tái phân bổ rủi ro từ tư nhân sang nhà nước như hiện nay không phải là
cách hiệu quả để tăng cường khả thi tài chính hoặc khả năng thanh toán của dự án.
Phương pháp hiệu quả hơn nếu “mua” rủi ro từ tư nhân thông qua các biện pháp hỗ
trợ tài chính. Bảng 4.1 trình bày các rủi ro chính và đề xuất của tác giả về phân bổ
rủi ro cho một dự án PPP đường bộ ở Việt Nam.
Bảng 4.1: Phân bổ rủi ro chính của các dự án PPP đường bộ Việt Nam (lần 1)
Rủi ro Phân bổ Quản lý tối ưu hóa rủi ro
1. Rủi ro trước đầu tư Nhà nước Nghiên cứu khả thi chi tiết, thu hồi đất, di
chuyển các cơ sở, khu tái định cư, và dọn
dẹp môi trường
2. Rủi ro thiết kế
Lỗi phía nhà nước
Lỗi phía Tư nhân
Nhà nước
Tư nhân
Giám sát thiết kế
Giám sát thiết kế
3. Rủi ro xây dựng
Chi phí vượt trội
Chậm tiến độ
Tư nhân
Tư nhân
Giám sát, thanh tra công tác xây dựng
Giám sát, thanh tra công tác xây dựng
4. Rủi ro pháp lý Nhà nước Xây dựng khung pháp lý minh bạch
5. Rủi ro bất khả kháng
Rủi ro chính trị gián tiếp
Tư nhân
Bảo hiểm
135
Rủi ro chính trị trực tiếp Nhà nước
6. Rủi ro vận hành Tư nhân Giám sát, thanh tra hoạt động
7. Rủi ro doanh thu Nhà nước Dự báo chính xác lưu lượng giao thông
8. Rủi ro tài chính
Tỷ giá hối đoái
Lãi suất
Chia sẻ
Chia sẻ
Ổn định kinh tế vĩ mô
Ổn định kinh tế vĩ mô
4.3.4 Một số giải pháp mang tính tác nghiệp hỗ trợ các dự án PPP thành công
Theo đánh giá của Morgan Standley (2008), tính hấp dẫn của các dự án đường bộ
Việt Nam không cao như Trung Quốc và Ấn Độ (bảng 4.2).
Bảng 4.2: Tính hấp dẫn của các dự án GTVT ở các quốc gia
Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam
Sân bay + + -
Điện - ++ +
Cảng 0 + ++
Đường sắt + +
Đường bộ ++ ++ +
Nước +
Ghi chú: (-) không hấp dẫn,(0) bình thường, (+) hấp dẫn, (++) rất hấp dẫn
Nguồn: Morgan Standley (2008)
Từ bảng 4.2 cho thấy, cơ hội của BOT thuần túy (không có sự hỗ trợ của nhà nước)
rất thấp. Để thu hút được tư nhân, chính phủ cần mở rộng chính sách ưu đãi tạo điều
kiện cho khu vực tư nhân được đầu tư, kinh doanh và đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
4.3.4.1 Mở rộng biên độ hỗ trợ tài chính của chính phủ
Nếu chính phủ giữ lại nhiều rủi ro thì mục tiêu PPP sẽ không đạt được. Nhiều dự án
đường cao tốc ở Malaysia và Indonesia phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của chính
phủ, đến mức các dự án ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của chính phủ, làm lợi quá
mức cho tư nhân. Nếu chuyển giao quá nhiều rủi ro cho tư nhân thì sẽ khó thu hút
đầu tư. Chính phủ Việt Nam cần đánh giá các rủi ro để đưa ra mức hỗ trợ phù hợp.
136
• Đánh giá của tư nhân về rủi ro theo PPP
Tư nhân sẽ không tham gia vào PPP nếu rủi ro lớn hơn lợi ích nhận được. Để đạt
được kỳ vọng của khu vực tư nhân, một dự án đường bộ phải cung cấp thu nhập
tương xứng với rủi ro dự án và thu nhập của các dự án tương tự trên thế giới. Do đặc
điểm các dự án đường bộ thường có rủi ro cao, tư nhân chỉ đấu thầu các dự án có tỷ
lệ thu hồi lớn hơn rủi ro. Vì vậy, chính phủ phải cạnh tranh quốc tế để thu hút các
nhà thầu (đặc biệt khu vực FDI) cho một con đường.
Để đạt được tỷ lệ thu hồi cao như kỳ vọng của các nhà đầu tư, nhà nước có thể sử
dụng 2 chiến lược: (1) Hạ thấp rủi ro; (2) Tăng nguồn thu.
Chiến lược 1: Nhà nước có thể giảm rủi ro bằng cách xử lý tốt những rủi ro giữ lại
bao gồm cả rủi ro lưu lượng giao thông hoặc cung cấp bảo lãnh doanh thu tối thiểu
cho tư nhân để tăng tính hấp dẫn và khả năng thành công của dự án (hình 4.2).
Hình 4.2: Tác động của các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Chiến lược 2: để tăng tính hấp dẫn của các dự án, nhà nước sử dụng các hình thức hỗ
trợ để tăng thu hồi cho nhà đầu tư bao gồm trợ cấp vốn, kinh doanh không gian dự
án, trợ giá đầu ra, miễn thuế … (hình 4.3).
Tỷ lệ thu nhập
yêu cầu mới
Tỷ lệ thu nhập cao
Mức rủi ro
Thấp Rủi ro cao
137
Hình 4.3: Tác động của các hỗ trợ làm tăng tỷ lệ thu hồi
Để thu hút được vốn tư nhân (đặc biệt là vốn FDI) để phát triển mạng lưới giao
thông đường bộ theo hình thức PPP, chính phủ Việt Nam cần mở rộng biên độ hỗ trợ
tài chính, đảm bảo các nhà đầu tư đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
• Các hình thức hỗ trợ tài chính của chính phủ
Hỗ trợ tài chính của chính phủ cho dự án PPP được cung cấp dưới nhiều hình thức
nhằm làm tăng khả thi tài chính. Mức độ hỗ trợ phụ thuộc vào các rủi ro chuyển giao
cho tư nhân và yêu cầu tài trợ của dự án, cụ thể gồm:
(i) Hỗ trợ tài chính trực tiếp
Tài trợ vốn: Tài trợ vốn thi công phù hợp với dự án PPP khả thi kinh tế nhưng
không khả thi tài chính. Kiến nghị mức góp vốn không nên cố định 30% như hiện
nay, mà sẽ điều chỉnh phù hợp với từng dự án cụ thể và không vượt quá 49% giá trị
đầu tư để đạt mục tiêu sử dụng PPP.
Giải phóng mặt bằng: Thu hồi đất để thực hiện công tác GPMB là thách thức lớn
cho nhà đầu tư trong giai đoạn trước đầu tư. Chính phủ/Bộ GTVT thuận lợi hơn
trong việc thu hồi đất để đảm bảo mặt bằng sẵn sàng cho dự án triển khai, tác giả
kiến nghị rủi ro này giữ lại cho chính phủ.
Tỷ lệ thu nhập
yêu cầu mới
Tỷ lệ thu nhập cao
Mức rủi ro
Thấp Rủi ro cao
138
Trợ cấp đầu ra: Nếu một dự án rất hấp dẫn về mặt kinh tế nhưng việc thanh toán phí
cầu đường thấp sẽ giới hạn về hoàn vốn thì chính phủ phải trợ cấp một phần phí.
Đây là một khoản phí do chính phủ thanh toán theo mỗi xe được ghi nhận trên tuyến
đường. Các lợi ích của hình thức này là được thanh toán theo thời gian và vì vậy ít
gây áp lực với NSNN hơn là tài trợ vốn, không có sự xói mòn về giao thông trên
đường do tính nhạy cảm của việc thu phí. Hình thức hỗ trợ này giảm rủi ro doanh thu
cho nhà vận hành, được sử dụng tại Malaysia, Anh và Tây Ban Nha. Công cụ này rất
thu hút các nhà đầu tư, tuy nhiên tác giả kiến nghị chỉ áp dụng hình thức này đối với
những con đường độc đạo.
Ưu đãi thuế: các ưu đãi về thuế của chính phủ cho các dự án PPP bao gồm:
a) Miễn thuế khi mua bất động sản để thực hiện dự án BOT.
b) Miễn thuế nhập khẩu vật liệu thô và thiết bị cho xây dựng.
c) Miễn thuế VAT cho các dự án BOT và BTO…
d) Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế cổ tức.
Quyền khai thác không gian dự án: Đây là một phương thức tạo ra thu nhập cho dự
án đường PPP. Các nước trong khu vực như Malaysia và Nhật Bản đã thành công
trong việc thu hút tư nhân theo hình thức hỗ trợ này. Nhà đầu tư được phép kinh
doanh các khu đất này (chung cư, khách sạn, siêu thị, rạp chiếu phim, .v.v.) để hỗ trợ
thu nhập từ việc thu phí.
Tại Việt Nam, giá trị của khu đất trước khi triển khai dự án thường thấp khoảng 1 - 4
tỉ đồng/ha, do là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi nằm trong không gian dự án trở
thành đất sử dụng cho công nghiệp/thương mại, giá trị có thể lên đến 50 - 100 tỉ
đồng/ha. Nếu khu vực dịch vụ có kích thước khoảng 8 ha, thu nhập tăng thêm
khoảng 400 tỷ đồng, tạo một giá trị gia tăng rất lớn.
Luật pháp cần qui định các quyền kinh doanh đất thương mại dọc các hành lang
đường bộ cho mô hình BOT có hỗ trợ của chính phủ, nhằm tăng cường khả thi tài
139
chính dự án và thu hút lợi ích bổ sung từ các nhà phát triển bất động sản và do vậy
tăng tính cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm giảm chi phí.
(ii) Hỗ trợ tài chính gián tiếp
Bảo đảm doanh thu tối thiểu: Hỗ trợ doanh thu thường được thực hiện với một mức
độ tối thiểu về đền bù do chính phủ thanh toán. Đối với các dự án rủi ro cao, chính
phủ Việt Nam có thể cung cấp bảo lãnh doanh thu tối thiểu. Theo luật PPP ở một số
quốc gia, chính phủ có thể bảo lãnh đến 90% doanh thu của dự án47. Theo kinh
nghiệm từ các quốc gia cho thấy chính phủ các nước hiếm khi phải đền bù khoản hỗ
trợ này cho tư nhân do nguồn thu kết hợp với các hỗ trợ khác đã đủ bù đắp.
Bảo lãnh vay vốn: Theo hình thức này, chính phủ cung cấp bảo lãnh dòng tiền để
thanh toán các khoản nợ. Từ đó tư nhân dễ dàng tiếp cận nguồn tài trợ từ nợ vay vì
tiền lãi và thanh toán khoản vay được đảm bảo. Hơn nữa, rủi ro của dự án có thể
giảm, do vậy tỷ lệ thu hồi kỳ vọng của nhà đầu tư cũng sẽ giảm. Hình thức này đã
được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong lĩnh vực PPP đường bộ, chính phủ Việt
Nam nên thực hiện bảo lãnh vay vốn để tăng hấp dẫn cho các dự án. Mặc dù, chính
phủ lo ngại hành động này sẽ làm tăng nợ công, nhưng một bảo lãnh vay vốn không
tốn chi phí công khi dự án đủ dòng tiền thanh toán nợ. Mối lo ngại này có thể được
triệt tiêu nếu bước lựa chọn bên được nhượng quyền thực hiện nghiêm túc.
Bảo lãnh tỷ giá: Biến động tỷ giá rất khó kiểm soát, nhà đầu tư có thể giảm thiểu tác
động của rủi ro tỷ giá bằng cách giảm phụ thuộc vào hàng nhập hoặc vay nước
ngoài, nhưng tốn kém chi phí. Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng hợp đồng tương lai
nhưng rất tốn kém và cũng không sẵn có ở Việt Nam do thời gian hợp đồng dài.
Doanh thu từ các dự án đường bộ chủ yếu bằng nội tệ. Sau hai cuộc khủng hoảng tài
chính, các nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài có thể không chấp nhận rủi ro tiền tệ,
đặc biệt tiền đồng Việt Nam luôn có xu hướng mất giá. Do vậy, chính phủ Việt Nam
có thể chấp nhận các sáng kiến hạn chế rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư thông qua điều
chỉnh mức trợ cấp của chính phủ, hoặc bảo lãnh tỷ giá.
47 Luật PPP của Nhật Bản cho phép bảo lãnh doanh thu tối thiểu 90%. Luật PPP của Hàn Quốc là 75%.
140
Bảo lãnh rủi ro bất khả kháng do tác động chính trị: Luật PPP cần cho phép Chỉnh
phủ bảo lãnh dự án trong các trường hợp bất khả kháng chính trị kéo dài.
Do đặc điểm của từng dự án khác nhau, tác giả kiến nghị không xây dựng khung các
hình thức hỗ trợ cố định. Nhà nước nên yêu cầu đơn vị tư vấn xây dựng một mức lợi
nhuận tham chiếu dành cho các dự án đường bộ.
4.3.4.2 Điều chỉnh giá thu phí theo điều kiện thị trường
Mức thu phí quá cao có thể làm chuyển hướng giao thông sang một tuyến đường
khác, tạo sự không hiệu quả về phân bổ giao thông. Vì vậy, thiết kế mức phí đảm
bảo phân bổ rủi ro phù hợp cho người sử dụng, công ty dự án và nhà nước rất quan
trọng. Trong nghiên cứu này, tác giả đề nghị:
• Điều chỉnh tăng giá thu phí cầu đường do mức giá hiện nay quá thấp, nhưng
cần tăng từ từ để người sử dụng dễ dàng chấp nhận, không bị sốc. Tuy nhiên,
việc điều chỉnh cũng cần đảm bảo bảo vệ người sử dụng không phải trả phí
quá cao do thu nhập người dân còn thấp.
• Điều chỉnh mức phí theo các biến động: lạm phát, CPI, các chỉ số kinh tế
khác… ít có phản đối của người tiêu dùng do mức tăng phù hợp với điều kiện
thị trường.
• Kiến nghị bãi bỏ thuế VAT 10% trong cơ cấu giá thu phí để tạo điều kiện cho
nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn.
• Mức phí nên được thiết lập cho từng dự án dựa trên một số yếu tố sau: mức
độ phát triển khu vực, tiềm năng tăng trưởng kinh tế, thu nhập người sử dụng
có thể chi trả; chi phí tài trợ dự án.
4.3.4.3 Cải cách triệt để khu vực DNNN đã cổ phần ngành GTVT và xây dựng
Để đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế và phát triển bền vững đòi hỏi Việt Nam phải
tái cơ cấu vai trò của chính phủ và DNNN, đặc biệt cần đẩy mạnh cải cách. DNNN
bằng các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động của thành phần kinh tế
“chủ đạo” này, đảm bảo họ có khả năng cạnh tranh thực sự và tự thu hút vốn chứ
141
không ỷ lại vào sự “bao cấp” của chính phủ. Do vậy, chính phủ phải kiên quyết hơn
trong vấn đề cải cách để biến đổi khu vực kinh tế này trở nên cạnh tranh hơn. Giải
pháp đầu tiên là chính phủ phải ngừng hỗ trợ các DNNN như hiện nay. Nói cách
khác, các ngân hàng phải hoạt động theo đúng chức năng của nó, tự thẩm định đối
với mỗi công ty và mỗi dự án, quyết định ai đủ tiêu chuẩn. Nếu chính phủ tiếp tục hỗ
trợ các khoản vay của DNNN dù dưới bất kỳ hình thức nào thì các doanh nghiệp này
cứ thoải mái chi tiêu bởi họ biết trong trường hợp xấu nhất sẽ có người thay thế
thanh toán nợ và không bị phá sản dẫn đến sự không bình đẵng giữa DNNN nhận
được rất nhiều vốn, đất… và tư nhân khó tiếp cận vốn vay vì lãi suất cao. Nếu muốn
DNNN tự đứng trên đôi chân của mình, cần phải xem các doanh nghiệp này như một
doanh nghiệp tư nhân độc lập chứ không phải là một bộ phận của chính phủ.
Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng vẫn “bao cấp” thành phần kinh tế này thay vì cải
cách nó hiệu quả hơn. Đây thực sự là một quyết định kỳ lạ, bởi như thể Việt Nam gia
nhập WTO cho vui thôi. Chính phủ nên có quan điểm nhất quán về thành phần kinh
tế này để sớm có những quyết định phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp này, có khả năng cạnh tranh độc lập góp phần ổn định kinh tế, thúc
đẩy phát triển chung cả nước.
4.3.4.5 Thành lập Ủy ban PPP
Trong quá trình thu hút tư nhân tham gia vào bất cứ dịch vụ công cộng nào, bước đi
hợp lý đầu tiên là thành lập Ủy ban PPP để đánh giá và phê duyệt dự án. Việc thành
lập và các chức năng, nhiệm vụ của ủy ban cần được qui định theo pháp luật. Ủy ban
cần có một phó thủ tướng đứng đầu, các đại diện từ các bộ ngành liên quan và nên
có đại diện có năng lực của tư nhân48 nhằm tận dụng các lợi thế của khu vực này
cũng như nâng cao năng lực của ủy ban (chú ý: qui định rõ điều lệ hoạt động của ủy
ban nhằm hạn chế xung đột lợi ích). Vụ trưởng Vụ KHĐT của MOT phải là một
thành viên của ủy ban này, các thành viên khác đại diện cho MPI, MOF, MOC…
48 Ủy ban PPP của Hàn Quốc, Nhật Bản đều có đại diện từ khu vực tư nhân.
142
Vai trò chính của Ủy ban là giám sát chương trình PPP ngành đường bộ và chuẩn bị
các danh mục dự án ưu tiên. Ủy ban đảm bảo rằng các ASB chỉ đề xuất dự án nếu họ
có đủ năng lực chuẩn bị dự án và quản lý trong suốt quá trình từ chuẩn bị đến thực
hiện dự án, đồng thời phải làm rõ khả năng ASB có đủ nguồn vốn ngân sách để thực
hiện chương trình PPP. Ở cấp độ dự án, ủy ban sẽ bảo đảm các dự án được chuẩn bị
tốt, khả thi, có khả năng thanh toán và đúng qui trình, các dự án được ưu tiên theo
đúng trình tự hợp lý và không nằm ngoài qui hoạch tổng thể.
Không nên xem việc thành lập Ủy ban PPP như một cách lấn sân vào công việc tốt
đẹp đang được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Ủy ban này
sẽ giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà vì không phải qua nhiều “cửa”, phải
tự cam kết sẽ giám sát các hoạt động đường bộ một cách đáng tin cậy với quan điểm
tuân thủ yêu cầu quản trị minh bạch.
Chức năng cụ thể của Ủy ban bao gồm:
• Xem xét, phân tích nhu cầu do MOT/ Cục đường bộ đề xuất có phù hợp nằm
trong danh mục dự án.
• Làm rõ BOT hay Cục đường bộ chịu trách nhiệm giám sát chuẩn bị dự án.
• Bảo đảm khả năng ngân sách của MOT/ VRA đủ để thuê tư vấn nghiên cứu
khả thi và hỗ trợ chuẩn bị dự án theo yêu cầu.
• Phê duyệt ban đầu để MOT/ VRA chuẩn bị dự án và đăng ký dự án với MPI.
• Phê duyệt các kết quả nghiên cứu khả thi do MOT/ VRA đề xuất.
• Phê duyệt các tài liệu mời thầu.
• Phê duyệt dự thảo hợp đồng dự án.
• Nhận báo cáo tiến độ hàng tháng, hàng năm từ các đơn vị có liên quan về cả
quá trình dự án từ chuẩn bị đến thực hiện.
4.3.4.6 Chuyển đổi mô hình Tổng công ty PT đường cao tốc Việt Nam (VEC)
VEC được xây dựng theo mô hình Công ty đường cao tốc Hàn Quốc. Mô hình VEC
hiện nay không rõ ràng, có 3 lựa chọn để chuyển đổi VEC như bảng 4.3. Bất luận
VEC có cổ phần hóa hay không, VEC cũng nên hướng vào chức năng cung cấp dịch
143
vụ bao gồm xây dựng, vận hành, bảo trì và khai thác. Chức năng quản lý nhà nước
nên chuyển sang Cục đường bộ (VRA).
Nếu chính phủ quyết định cổ phần hóa VEC, VEC với vai trò là nhà đầu tư tư nhân,
không thể tiếp tục nhận các đặc quyền hay ưu đãi, phải cạnh tranh công bằng như
các nhà đầu tư khác. Nếu VEC không được cổ phần hóa, VEC là công ty đường thu
phí 100% vốn nhà nước, nhằm đảm bảo tư nhân có thể tham gia, cần phải hạn chế
DNNN cạnh tranh với tư nhân. Tác giả kiến nghị VEC nên chuyển đổi theo mô hình
3 – Công ty thu phí 100% vốn nhà nước.
4.3.4.7 Các kiến nghị khác
• Nâng cao hiệu qua sử dụng vốn NSNN, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, và
lãng phí như thời gian qua. Đặc biệt phải có quan niệm đúng đắn về nguồn
vốn ODA. Đây không phải là nguồn vốn không tốn chi phí, tuy lãi suất vay
thấp nhưng là lãi suất vay ngoại tệ nên phải tính thêm phần giảm giá của
VNĐ. Với cách tính toán như trên thì lãi suất vay sẽ không còn thấp, nếu tiếp
tục sử dụng không hiệu quả thì gánh nặng nợ quốc gia sẽ ngày càng trầm
trọng. Do đó cần xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA một cách
hợp lý, công tác chuẩn bị và thẩm định dự án một cách cẩn thận và khoa học
để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Ngoài ra, cần đa dạng hoá
nguồn vốn đối ứng và chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận vốn
ODA để nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng hiệu quả vốn ODA.
• Thành lập Quỹ đường bộ hoặc ngân hàng nhà nước về hạ tầng để tài trợ cho
các dự án đường bộ thay vì thành lập Quỹ bảo trì đường bộ như hiện nay.
Hình thức này rất thành công tại các nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Ấn
Độ,… Báo cáo của RICS cho biết, Canada là quốc gia triển khai PPP hiệu quả
nhất thế giới trong năm qua, thông qua 2 chiến lược chính là thành lập Ủy ban
Giám sát các dự án PPP và khai trương 2 quỹ PPP có tên gọi “Gateways and
Border Crossings” và “Building Canada” có vốn đầu tư 1,2 tỉ đôla Canada.
Một trong những chức năng chính của tổ chức này là tập trung phát triển các
144
dự án hạ tầng trọng điểm bằng nguồn vốn công của 2 quỹ này và vốn tư nhân
trong và ngoài nước. Đây được xem là hình thức hỗ trợ gián tiếp của chính
phủ. Ngoài ra, công tác tổ chức các bộ máy vận hành, bảo dưỡng dự án cần
gọn nhẹ, hệ thống, khoa học, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu.
• Nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý và nhà đầu tư trong nước, đảm bảo
nhận thức đúng về loại hình đầu tư này để phát huy các lợi thế của nó.
• Ổn định vĩ mô tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
4.4 Những hạn chế của quá trình nghiên cứu luận án
Đề tài này đã được tác giả ấp ủ trong một thời gian khá dài với mong muốn có thể
đóng góp dù rất nhỏ bé để thay đổi tình trạng đầu tư lãng phí và kém hiệu quả trong
lĩnh vực công nói chung và đường bộ nói riêng của Việt Nam hiện nay. Mặc dù đề
tài được thực hiện với tất cả sự nỗ lực và tâm huyết của tác giả, nhưng do khả năng
và kiến thức có giới hạn nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Một số
hạn chế của luận án cần xem xét nghiên cứu chuyên sâu như sau:
Một là, nghiên cứu chỉ thực hiện trong một lĩnh vực, đó là đường bộ. Cần lưu ý là
chính phủ Việt Nam muốn áp dụng hình thức PPP cho tất cả các dự án cơ sở hạ tầng
như đường sắt, cảng biển, sân bay. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng
xem xét hình thức PPP ở tất cả các lĩnh vực để nhận dạng các điểm tương đồng cũng
như khác biệt.
Hai là, kết quả nghiên cứu chỉ phù hợp áp dụng trong giai đoạn đầu của hình thức
PPP. Khi thị trường PPP Việt Nam trưởng thành cần tiến hành các nghiên cứu tiếp
theo để nắm bắt chính xác kỳ vọng của chính phủ cũng như khu vực tư nhân khi mục
tiêu thông qua PPP đã thay đổi, không hướng đến thu hút vốn đầu tư nữa.
145
Bảng 4.3: Đánh giá các phương án cho vai trò tương lai của VEC
VEC - nhà đầu tư vốn sở hữu
Quyền ưu tiên chọn các
dự án đường cao tốc
Thực hiện dự án KT-XH
không khả thi tài chính
Cạnh tranh bình
đẳng với các nhà
đầu tư
VEC - cơ quan
quản lý nhà nước
VEC - Công ty đường thu phí
nhà nước sở hữu 100%
(+) Ít thay đổi so với hệ
thống hiện tại
Sử dụng tài trợ ngoài
cân đối ngân sách
Tăng số lượng các
nhà đầu tư tiềm
năng
Đảm bảo phát triển
đúng quy hoạch
Giảm thiểu thay đổi về tổ chức
của VEC
Các dự án tốt
thuộc VEC, dự án kém
hơn cho nhà đầu tư khác
Tăng hỗ trợ chính phủ,
giảm giá trị
Tối đa hóa giá trị
cho chính phủ nhờ
cạnh tranh
Kiến thức, kinh
nghiệm về PPP cho
MOT/VRA
Mô hình thành công ở nhiều
nước49. Có thể song song với
PPP như Hàn Quốc
Vốn chủ sở hữu nhỏ,
chậm tiến độ, không hiệu
quả
Mở thị trường cho
cạnh tranh
Cho phép bù giá chéo giữa các
tuyến đường hiệu quả và không
hiệu quả
(-) Hạn chế cơ hội cho tư
nhân, giảm tiết kiệm từ
hiệu quả của tư nhân
Bảo vệ lợi ích các cổ
đông, hoạt động phi
thương mại cần hỗ trợ của
chính phủ
Bỏ bảo lãnh chính
phủ đối với trái
phiếu VEC phát
hành
Giảm số lượng nhà
đầu tư tiềm năng
Rủi ro giữ lại nhà nước.
Mâu thuẩn với chính sách bình
đẳng
Hạn chế cơ hội cho tư nhân,
giảm tiết kiệm
Giảm công việc
cho VEC
Khó khăn phân bổ các dự án
giữa tư nhân – VEC
Cần vốn NSNN mạnh
49 Hoa Kỳ, Pháp, Indonesia, Nam Phi…
146
Kết luận
Luận án phân tích tình hình đầu tư giao thông đường bộ ở Việt Nam trong thời gian
cho thấy tồn tại nhiều bất cập, nguy cơ khan hiếm nguồn vốn trong tương lai và đặc
biệt là đầu tư tư nhân rất hạn chế do khoảng cách quá lớn giữa kỳ vọng của khu vực
tư nhân và khu vực công cộng; lợi nhuận đầu tư thấp, mục tiêu và cam kết của chính
phủ không rõ ràng, quá trình ra quyết định phức tạp, điều hành các chính sách không
hiệu quả, khung pháp lý không đầy đủ, thị trường vốn trong nước chưa phát triển,
thiếu các cơ chế để thu hút tài chính dài hạn từ khu vực tư nhân,… và các tồn tại trên
càng nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm (các bài học thành
công và thất bại) về PPP của các nước trên thế giới thông qua các nghiên cứu thực
nghiệm. So sánh hình thức đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư của các nước (đặc biệt các
nước đang phát triển) và Việt Nam đã cho thấy sự cần thiết phải tăng khả năng huy
động vốn từ khu vực tư nhân theo hình thức PPP để phát triển bền vững hệ thống
giao thông đường bộ ở Việt Nam.
“Cũ người mới ta”, tuy PPP rất phổ biến trên thế giới nhưng còn quá mới tại Việt
Nam và tiềm ẩn nhiều thách thức. Để áp dụng hình thức này cần tiến hành các phân
tích cụ thể và thực hiện các dự án thí điểm để có những điều chỉnh thích hợp. Đặc
biệt vấn đề tư nhân hoá cần xem xét cận thận tùy theo mức độ trưởng thành của nền
kinh tế cũng như các cam kết bền vững của chính phủ thông qua các cơ chế quản lý.
Vì sự khác biệt về chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt kinh nghiệm và
mức độ trưởng thành của nền kinh tế thị trường ở nước ta còn thấp nên chính phủ
cần có những hỗ trợ phù hợp để hướng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực GTVT nói
chung, giao thông đường bộ nói riêng. Ngoài ra, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn
vốn hiệu quả cần được chú trọng. Nguồn vốn vay ODA cần phải tiến hành các biện
pháp giám sát chặt chẽ quá trình thu hút và sử dụng vốn để đảm bảo việc thực hiện
được minh bạch.
147
Hình thức hợp tác công tư (PPP) là lựa chọn hàng đầu của Việt Nam hiện nay.
Thông qua PPP, tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư,
đồng thời thu hút được vốn đáp ứng mục tiêu vừa xây dựng hạ tầng giao thông làm
bệ phóng phát triển kinh tế một cách bền vững, vừa không tăng nợ công. Đây cũng
chính là lý do tác giả thực hiện nghiên cứu này, với mong muốn đóng góp các kết
quả nghiên cứu được để phát triển thành công hình thức này tại Việt Nam.
148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
Bài báo khoa học
1. (2010): “Hạ lãi suất cần có lộ trình và giải pháp hợp lý”, Tạp chí thị trường tài
chính tiền tệ - ISSN 1859-2805 (số 17), 01/09/2010.
2. (2011): “Một số kiến nghị để điều hành lãi suất hiệu quả”, Tạp chí thị trường
tài chính tiền tệ - ISSN 1859-2805, số 11 ngày 01/06/2011.
3. (2011): “Hợp tác công tư cho phát triển hạ tầng giao thông tại Việt nam”, Tạp
chí công nghệ ngân hàng, số 63, tháng 06/2011.
4. (2011): “Thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực CSHT giao thông đường bộ Việt
Nam - tại sao khó khăn?”, Tạp chí giao thông vận tải – ISSN 0866-7012 số
07/2011.
5. (2011): “Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ việt nam theo hình thức hợp
tác công tư (ppp), “Tạp chí giao thông vận tải – ISSN 0866-7012 số 11/2011.
149
Danh mục tài liệu tham khảo
TIẾNG VIỆT
1. Bộ KH&ĐT (2005), “Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội từ 2006 đến 2010”.
2. Các báo cáo tài chính của các Tổng công ty XDCTGT thuộc Bộ GTVT từ 2006 –
2009.
3. Esther Malini (số 3/2007), “Hình thức BOT trong xây dựng cầu đô thị của Ấn
Độ”, T/C Cầu đường Việt Nam.
4. Hồ sơ các dự án: quốc lộ 5, xa lộ TP.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu, cải tạo –
nâng cấp quốc lộ 1A đoạn An Sương – An lạc, đường Trường Sơn, cầu Cỏ
May, cầu Ông Thìn, cầu đường Bình Triệu II, đường Huỳnh Tấn Phát – TP
HCM, cao tốc Sài Gòn – Long Thành - Dầu Dây, Dự án Quận 9 – Nhơn Trạch,
cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cầu Rạch Miễu, đường Bình Dương qua thị xã
Thủ Dầu Một, quốc lộ 1K, Cầu Phú Mỹ - Tp HCM, Cầu Thái Hà, đường trục
phía Tây Nam Hà Nội, nâng cấp mở rộng đường 70, cầu đường Bình Tiên,
đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
5. Lê Quốc Hội (2010), “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010 và khuyến nghị 2011”.
6. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
7. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
8. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về việc Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
9. Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hợp
đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng –
chuyển giao – kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).
10. Quyết định 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về việc cho vay lại
nguồn vốn vay nước ngoài.
150
11. Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác Công - Tư.
12. Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của TTCP về việc quy hoạch phát
triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng 2030.
13. Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của TTCP phê duyệt Quy hoạch
phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau
năm 2020.
14. Tedisouth (2009), “Báo cáo nghiên cứu khả thi hệ thống trạm thu phí và trung
tâm điều hành quản lý giao thông thông minh cao tốc TP.HCM - Trung
Lương.”
15. Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/01/2011 của Bộ KH ĐT về việc hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27
tháng 11 năm 2009 về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT.
16. Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22-TCN-211-06.
17. Tổng cục thống kê Việt Nam (2010), trang chủ
18. Ủy ban Tài chính - Ngân sách (2010), “Báo cáo về kết quả giám sát việc thực
hiện nghị quyết của Quốc hội về quản lý, phân bổ và sử dụng vốn trái phiếu
Chính phủ 2003 – 2010”.
TIẾNG ANH
19. Abadie, Richard (2008), “Infrastructure finance: surviving the credit crunch,”
Talking Points, Public Sector Research Centre-PricewaterhouseCoopers,
August 2008, London.
20. Abednego, M. P. and Ogunlana, S. O. (2006), "Good project governance for
proper risk allocation in public-private partnerships in Indonesia", International
Journal of Project Management 24 (7): 622-634.
21. ADB (2000), “Developing best practices for promoting private sector investment
in infrastructure”, Asian Development Bank.
151
22. ADB (2006), “Public private partnership (PPP) handbook”.
23. ADB (2008), “Public-private partnership (PPP) handbook”, Available at
Partnership/default.asp
24. Ahadzi & Bowles (2004), “Public Private Partnerships and contract negotiations:
An empirical study”, Construction Management and economics, 22(9), p 967-
978.
25. Ahadzi, M. (2001), “The Private Finance Initiative: The procurement process in
perspective”, Proceedings of 17th annual ARCOM Conference 5-7 September,
University of Salford. Vol.1, p 991-999.
26. Akintoye, A., Hardcastle, C., Beck, M., Chinyio, E., and Asenova, D. (2003),
“Achieving Best Value in Private Finance Initiative Project Procurement”,
Construction Management and Economic, July 2003, 21: 461-470.
27. Albert P. C. Chan, Patrick T. I. Lam, Daniel W. M. Chan, Esther Cheung, and
Yongjian Ke (2010), “Critical Success Factors for PPPs in Infrastructure
Developments: Chinese Perspective”, Journal of Construction Engineering and
Management / Volume 136.
28. Aristeidis Pantelias và Zhanmin Zhang (2010), “Methodological Framework for
Evaluation of Financial Viability of Public-Private Partnerships: Investment
Risk Approach”, Journal of infrastructure systems © ASCE / December 2010/
DOI: 10.1061/_ASCE_IS.1943-555X.0000015.
29. Arndt, R., and Maguire, G. (1999), “Private provision of public infrastructure:
Risk identification and allocation project survey report”, Dept. of Treasury and
Finance, Melbourne, Australia.
30. Bernard Pasquier (2008), ” Restructuring the Libyan Economy in Light of the
New Role of the Government and the Private Sector”, Private Sector
Development Workshop, Tripoli, April 29-30, 2008.
152
31. Birch, M.H. and Haar, J (2000), “The impact of privatization in the Americas”,
Coral Gables: North-South Center Press, University of Miami.
32. Birnie,J. (1999), “Private finance initiatve (PFI) – UK construction industry
response”, Journal of construction procurement, 5(1): 5-14.
33. Boyfield, K. (1992), “Private sector funding of public sector infrastructure”,
Public money and management, Oxford, 12(2) : 41 – 46.
34. Brodie, M.J. (1995), “Public/private joint venture: the government as partner –
bane or benefit?”, Real estate issues, Chicago, 20 (2) : 33 -39.
35. Canadian Council for Public-Private Partnerships (2004), “About PPP”,
available at .
36. Charoenpornpattana, S. and Minato, T. (1999), “Privatization-Induced Risks:
State-Owned Transportation Enterprises in Thailand”, in Proceedings of Joint
CIB Symposium on Profitable Partnering in Construction Procurement
(London: E & FN Spon), pp. 429-439.
37. Chowdhury, Md. Shoaib (2011), “Public Private Partnership: A Prospective in
the Development of Sustainable Transport Infrastructures and Services in
Bangladesh”, journal of construction engineering and management © ASCE,
Conf. Proc. doi:10.1061/41167(398)97.
38. Cristina D. Checherita (2004), “A Macroeconomic Analysis of Investment under
Public - Private Partnerships and its Policy Implications - the Case of
Developing Countries”.
39. Dailami, Mansoor, and Michael Klein, 1997, “Government Support to Private
Infrastructure Projects in Emerging Markets,” Policy Research Working Paper,
No. 1688, Washington: World Bank.
40. Davids, I. Theron, F. Maphunye, KJ. (2005), “Participatory Development in
South Africa: A development management perspective”, Pretoria: van
Schaicks.
153
41. Duncan Black (1948), “Public choice theory”.
42. Estache, A and de Rus, G. (2000), “Privatization and regulation of transport
infrastructure: guidelines for policymakers and regulators”, Washington DC:
Worldbank.
43. European Commission (2003), “Guidelines for Successful Public-Private
Partnerships”.
44. Flanagan, R. and Norman, G. (1993), “Risk Management and Construction”,
Blackwell Scientific Publications, Oxford.
45. Gerbing & Anderson (1988), “An Update Paradigm for Scale Development
Incorporing Unidimensionality and Its Assessments”, Journal of Marketing
Research, Vol.25, 186-192.
46. Gildenhuys, J.S.H. and Knipe, A. (2000), “The Organisation of Government: An
Introduction”, Pretoria: van Schailk.
47. Grant, T. (1996), “Keys to successful public-private partnerships”, Canadian
Business Review, pp. 27-8
48. Hall, D. (2009), “A crisis for public-private partnerships (PPPs)?”, Public
Services International Research Unit (PSIRU), University of Greenwich,
Greenwich. Accessed on 24th of Feb 2010.
49. Hair & et al. (1998), “Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International,
Inc,”.
50. Hambros, S.G. (1999), “Public private partnerships for highway: experience,
structure, financing”, Applicability and comparative assessment, Canada.
51. Henry Alinaitwe (2011),“Contractors’ Perspective on Critical Factors for
Successful Implementation of Private Public Partnerships in Construction
Projects in Uganda”, Second International Conference on Advances in
Engineering and Technology (AET2011 Conference Papers), 31st Jan - 2nd
Feb 2011.
154
52. Hensher,DA., and Brewer, AM., (2001), “Transport: An economics and
management perspective”, Oxford, New York.
53. Hardcastle, C., Akintoye, A., Edwards, P.J. and Li, B., (2005), “Critical Success
Factors for PPP/PFI Projects in the UK Construction Industry: a factor analysis
approach”, Construction Management and Economic, 23: 459-471.
54. Hwang, T. and Chen, C. (2004), “The future development of competition
framework”, Netherland: Kluwer law international.
55. HM Treasury, (1998), “Partnerships for Prosperity: the Private Finance
Initiative”, London.
56. Iyer, K. C. and Mohammed Sagheer (2010), “Hierarchical Structuring of PPP
Risks Using Interpretative Structural Modeling”, journal of construction
engineering and management © ASCE, DOI: 10.1061/(ASCE)CO.1943-
7862.0000127.
57. John L. Ward và Sussman (2006), “Analysis of the Malaysian Toll Road Public-
Private Partnership Program and Recommendations for Policy
Improvements”. ESD Working Paper Series,
58. Kerf, M. and Klein, M. (1998), “Concessions for infrastructure: a guide to their
design and award”, Washington D.C: World Bank.
59. Kessides, I.N. (2004), “Reforming Infrastructure. Privatisation, Regulation, and
Competition”, Washington DC. Worldbank.
60. Khulumane John Maluleka (2008), “Transport economic regulatory intervention
in the transport infrastructure: a publicprivate partnership exploratory study”.
Doctor thesis, University of South Affica.
61. Koch, C. and Buser, M. (2006), “Emerging Metagovernance as an Institutional
Framework for Public Private Partnership Networks in Denmark”,
International Journal of Project Management, 14: 548-556.
155
62. Kohlberg, K.A.H., Fitzsimons, J.M. (1985), “Provision of Roads by a
Concession to Private Industry”, Annual Transport Convention, Pretoria.
63. Kopp, J.C. (1997), “Private capital for public works : designing the next –
generation franchise for public private partnership in transportation
infrastructure”, Master thesis, Department of civil engineering, North western
university, USA.
64. KPMG Global Infrastructure and Projects Group (2011), “PPP Vietnam
Workshop”.
65. Kumaraswamy, M.M. and Zhang, X.Q. (2001), “Governmental Role in BOT-Led
Infrastructure Development”, International Journal of Project Management,
pp. 195-205.
66. Leibenstein (1966), “x-efficicency theory”, American Economic Review.
67. Levy, S.M. (1996), “Build, Operate, Transfer: Paving the Way for Tomorrow’s
Infrastructure”, New York, NY: Wiley.
68. Li, B., Akintoye, A., Edwards, & Hardcastle (2005), “The allocation of risk in
PPP/PFI construction projects in the UK”, International Journal of Project
Management, 23(1), p 25–35.
69. Liu, X. P., and Wang, S. Q. (2006), “Risk allocation principle and framework for
PPP projects”, Construction Economics, 2(1), 59–63 (in Chinese).
70. Mackie, P. (2010), “Cost-Benefit Analysis in Transport: A UK Perspective”,
International Transport Forum Discussion Paper 2010-16,
71. Marcus Ahadzi and Graeme Bowles (2004), “Public–private partnerships and
contract negotiations: an empirical study Marcus”, Construction Management
and Economics (November 2004) 22, 967–978.
156
72. Mazars (2009), “How PPP will be integral to tackling the economic crisis in
2010”, Mazars Group, http:/www.mazars.ie › ... › Latest News › 2009 News
Archive
73. McCarthy, S.C. and Tiong, R.L.K. (1991), “Financial and contractual aspects of
build – operate – transfer projects”, International journal of project
management, pp. 222 -227.
74. Merna and Smith, N.J. (1996), “Guide to the Preparation and Evaluation of
Build – Own – Operate - Transfer Project Tenders”, Hong Kong:Asia Law&
Practice.
75. Merna T. and Dubey, R. (1998), “Financial Engineering in the Procurement of
Projects”, Hong Kong: Asia Law & Practice.
76. Michael J. Garvin (2010), “Enabling Development of the Transportation Public-
Private Partnership Market in the United States”, Journal of construction
engineering and management © asce / April 2010 Vol. 136, No. 4, April 1,
2010. ©ASCE, ISSN 0733-9364/2010/4-402–411/$25.00.
77. Michael Regan; Jim Smith; and Peter E. D. Love (2011), “Impact of the Capital
Market Collapse on Public-Private Partnership Infrastructure Projects”, Journal
of construction engineering and management © ASCE, 137(1)
doi:10.1061/(ASCE)CO.1943-7862.0000245
78. Miller, John B. (2000), “Principles of Public and Private Infrastructure
Delivery”, Boston: Kluwer Academic Publishers.
79. Mitchell, M.F. (1987), “Thoughts on road privatization in South Africa”,
Proceedings of the Annual Transportation Convention, CSIR Conference
Centre. Pretoria.
80. Mohammad Mustajab (2009), “Infrastructure Investment in Indonesia:Process
and Impact”, ISBN: 978-90-367-3888-0/978-90-367-3887-3 (e-book)
157
81. Mona Hammami, Jean-Francois Ruhashyankiko, and Etienne B. Yehoue (2006),
“Determinants of Public-Private Partnerships in Infrastructure”, IMF.
82. Morgan Standley (2008), “A primer on Infrastructure investing.”
83. Neslund, N và Neslund, K. (2004), “Law Business and Society”, Boston: Irwin
84. Nisar, T.M. (2007), “Risk Management in Public-Private Partnership
Contracts”, Public Organization Review, 7/1: 1-19.
85. Nyagwachi, J.N. và Smallwood J.J. (2006), “South africa public private
partnership (PPP) projects: a systemic model for planning and
implementation”. Proceedings of the 5th Post Graduate Construction Industry
Development Board Conference held in Bloemfontein on 16-18 March 2008.
86. OECD (2011), “Improving the Practice of Cost Benefit Analysis in Transport”,
Discussion Paper No. 2011-1, International Transport Forum.
ilibrary.org/transport/improving-the-practice-of-cost-benefit-analysis-in-
transport
87. Federal Highway Administration (2009), “Public-Private Partnerships for
Highway Infrastructure:Capitalizing on International Experience”, The
International Technology Scanning Program.
88. Philippe Burger, Justin Tyson, Izabela Karpowicz, và Maria Delgado Coelh
(2009), “The Effects of the Financial Crisis on Public-Private Partnerships”,
IMF.
89. Plumb Ion, Zamfir Andreea, Mina Laura (2009), “Public – private partnership –
Solution or victim of the current economic crisis?”, The Journal of the Faculty
of Economics - Economic, pp 426-430.
90. Pricewaterhouse Coopers (2008), “Building New Europe’s Infrastructure-
Public- private partnerships in Central and Eastern Europe”, March 19, 2009,
158
91. Qiao, L., Wang, S.Q., Tiong, and Chan (2001), “Framework for Critical Success
Factors of BOT Projects in China”, Journal of Project Finance, 7/1: 53-61.
92. Quinet, E. (2010), “The Practice of Cost-Benefit Analysis in Transport: The Case
of France”, International Transport Forum Discussion Paper 2010-17,
93. Raisbeck (2009), “PPPs and the global credit crunch: what next for the PPP
financial model and global governance?”, From 'Revisiting and Rethinking' to
'Revamping and Revitalising' PPPs, CIB Symposium TG72, Hong Kong.
94. Ramanadham, V.V. (1988), “Privatisation in the UK”, Kent: Mackays.
95. Ramirez Soberanis, V. (2010), “The Practice of Cost Benefit Analysis in the
Transport Sector: A Mexican Perspective”, International Transport Forum
96. Robert Cameron Mitchell và Richard T. Carson (2005), “Using surveys to value
public goods: The contingent valuation method”, United States of America,
Fourth printing.
97. Rockart, J.F (1982), “The changing Role of information systems executive: a
Critical success factors perspective”, Sloan management review. 24 (1), 3-13.
98. Roshana Takim, Abdul-Rahman, R Ismail, K and Egbu, C. O (2008), “The
Acceptability of Private Finance Initiative (PFI) Scheme in Malaysia”, Asian
Social Science,Vol. 4, No.12. Available at: www/ccsenet.org/journal/html.
99. Sader, F. (2000), “Attracting Foreign Direct Investment Into Infrastructure: Why
is it so difficult?”, Washington DC, World Bank.
100. Schaufelberger, J.E. and Wipadapisutand, I. (March/April 2003), “Alternate
Financing Strategies for Build-Operate-Transfer Projects”, Journal of
Construction Engineering and Management, 129/2: 205-213.
101. Senge, M.T. (2006), “The Fifth Discipline: The Art and Practice of the
Learning Organization”, Doubleday Publishing: MIT, USA.
159
102. Shanshan Xu, Martin de J., and Dominic Stead (2008), “Applying public-
private partnership to subway construction in China: What is the evidence?”,
Paper presented at the IEEE/NGI conference on infrastructures, November 10-
12, Rotterdam.
103. SMEC (2011), “Study on Mobilizing Private International Financing for Toll
Road Projects in Vietnam Report”, SMEC.
104. Stacey (1997), ”New capacities for old? Prospects for public private
partnerships in service delivery in South Africa”, Angola and Mozambique,
Research report No. 61 commissioned by the International Development
Research Centre of Canada.
105. Stiglitz, Joseph E. (2000), “Economics of Public Sector”, Third Edition,
W.W.Norton & Company.
106. Stein, S.W. (1995), “Construction financing ang BOT projects”, International
bussiness lawyer, International association, pp. 173 – 180.
107. Thomas, A.V., Kalidindi, S. N. and Ananthanarayanan, K. (2003), “Risk
Perception Analysis of BOT Road Project Participants in India”, Construction
Management and Economics, June 2003, 21/4: 393-407.
108. Tiong, R. L K. (1996), “CSFs in competitive tendering and negotiation model
of BOT projects”, Journal of Construction Engineering and Management,
ASCE, 122(3), 205 – 211.
109. UNESCAP and the Ministry of Planning and Budget (2007), “High-level
Expert Group Meeting”, Seoul.
110. United Nations Economic Commission for Europe (2000), “Guidelines on
private public partnerships for infrastructure development”, United Nations
Publications.
160
111. United Nations Economic Commission for Europe (2008), “Guidebook on
promoting good governance in public – private partnerships”, United Nations
Publications, Sales No. 08.II.E.1, ISBN: 978-92-1-116979-9.
112. Vass, I. (2009), “Parteneriatele public-private, cheia programelor anticriză”.
.
113. Vickram Cuttaree (2009), “Key Success Factors for PPP projects Based on
International Experience”, The Worldbank.
114. Wang, S.Q., Tiong, R.L.K, Ting, S.K and Ashley, D. (2000), “Evaluation and
Management of Political Risks in China’s BOT Projects”, Journal of
Construction Engineering and Management, 126/3: 242-250;
115. Ward, S.C. and Chapman, C.B. (1991), “On the Allocation of Risk in
Construction Projects”, International Journal of Project Management, 9/3:
140-147;
116. World Bank (1994), “World Development Indicators”, Washington D.C., The
World Bank.
117. World bank (1996), “Sustainable Transport: Priorities for policy reform”,
Washington D.C., The World Bank.
118. World Bank (1997), “Financial, Economic, and Social Topics in
Transportation”, Washington D.C., The World Bank.
119. World Bank (1997), “Infrastructure Strategies in East Asia: The Untold Story”.
120. World Bank (2002), “Urban Transport”, Washington D.C. The World Bank.
121. World bank (2005), “East Asia and Pacific Infrastructure Department”.
122. World Bank (2005), “East Asia Pacific Infrastructure at a Glance”.
123. World Bank (2005), “Private Solutions for Infrastructure in Rwanda”, Public
PrivateInfrastructure Advisory Facility, Washington D.C. The World Bank.
161
124. World Bank (2006), “Transport Strategy of Vietnam: Transition, Reform, and
Sustainable Management”.
125. World bank (2006), “Vietnam Infrastructure Strategy - Cross-Sectoral Issues”.
126. World Bank (2006), “Vietnam’s Infrastructure Challenge”.
127. World Bank (2007), “The Growth Report”, World Bank Growth Commission.
128. World bank (2010), “Private activity in infrastructure remains at peak levels
but is becoming more selective”, Public-Private Infrastructure Advisory Facility
(PPIAF).
129. World Economic Forum (2010), “Global Competitiveness Report 2009-
20010”.
130. Xiao-Hua Jin (2010), “Determinants of efficient risk allocation in privately
financed public infrastructure projects in australia”, Journal of construction
engineering and management © ASCE, doi: 10.1061/(ASCE)CO.1943-7862
131. Yelin Xu; Albert P. C. Chan; and John F. Y. Yeung (2010), “Developing a
Fuzzy Risk Allocation Model for PPP Projects in China”, Journal of
construction engineering and management © ASCE 10.1061/(ASCE)CO.1943-
7862.0000189.
132. Yescombe, E.R. (2007), “Public-Private Partnerships: Principles of Policy
and Finance”, London: Elsevier.
133. Yongjian Ke, ShouQing Wang, and Albert P. C. ChanRisk (2010), “Allocation
in Public-Private Partnership Infrastructure Projects: Comparative Study”,
Journal of construction engineering and management © ASCE, volum 16,
doi:10.1061/(ASCE)IS.1943-555X.0000030
134. Young Hoon Kwak, YingYi Chih, William Ibbs, C. (2009), “Towards a
comprehenshive understanding of Public Private Partnerships for Infrastructure
Development”, California Management review vol. 51, No. 2.
162
135. Zhang, X.Q. (2004), “Concessionaire Selection: Methods and Criteria”, Journal
of Construction Engineering and Management, 130/2: 235-244.
136. Zhang, X.Q. (2005), “Critical Success Factors for Public-Private Partnerships
in Infrastructure Development”, Journal of Construction Engineering and
Management, 131/1: 3-14.
137. Zhang, X.Q. (2005), “Financial Viability Analysis and Capital Structure
Optimization in Privatized Public Infrastructure Projects”, Journal of
Construction Engineering and Management, 131/6: 656-668.
138. Zhang, W.R., Wang, S.Q, Tiong, R.L.K. Ting, S.K. and Ashley, D. (1998),
“Risk management of Shanhai’s privately financed Yan’an Donglu tunnels”,
Engineering, Construction and architectural management, pp. 3999-409.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hinh_thuc_hop_tac_cong__tu_de_phat_trien_co_so_ha_tang_giao_thong_duong_bo_viet_nam.pdf