PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Việt Nam được xem là cái nôi của cây chè thế giới. Chúng ta đã sản xuất chè từ thời xa xưa, nhưng chè của chúng ta vẫn chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 130.000 tấn chè, đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè.
Hiện nay xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn tập trung vào những thị trường lớn như Pakistan, Đài Loan, Nga, Afganistan, Trung Quốc. 10 nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất từ Việt Nam năm 2010 đạt 147,2 triệu USD, chiếm 79,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè. Cụ thể, năm 2010, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, đạt 54,3 triệu USD, chiếm 26,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam. Thứ hai là Nga, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Nga đạt 30,1 triệu USD, chiếm 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam [6]. Chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu chè sang hai thị trường này đã chiếm đến 43,6% kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam. Hơn nữa nếu đối chiếu 10 thị trường xuất khẩu chủ yếu chiếm giữ khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào những năm đầu thập niên 2000 so với hiện nay là khoảng 79%, có thể cho thấy công tác đa dạng hóa thị trường, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu chè còn hạn chế và sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu chè của chúng ta chưa được đa dạng hóa theo chiều sâu. Mặc dù cây chè đã được trồng và tiêu thụ ở nước ta từ rất lâu, nhưng hiện nay thị trường tiêu thụ chè trong nước chỉ chiếm khoảng trên dưới 20%. Như vậy, phần lớn sản phẩm chè của Việt Namchủ yếu được tiêu thụ bởi thị trường thế giới với 80% sản lượng chè của Việt Nam. Do sản phẩm chè Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ bởi thị trường thế giới và do quá phụ thuộc vào một số ít thị trường xuất khẩu chính nên sản phẩm chè Việt Nam có khả năng gặp nhiều rủi ro về thị trường. Có thể thấy rõ tình trạng này vào năm 2003 khi thị trường Irắc sụp đổ vì xảy ra chiến tranh. Trước đó, Irắc là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 1995*2002 (chiếm khoảng 40% tổng khối lượng xuất khẩu) và sự sụp đổ của thị trường này đã gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè và ngành chè Việt Nam. Điều đó cho thấy mặc dù trong thời gian qua thị trường xuất khẩu chè đã được mở rộng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam vẫn chưa thiết lập được các thị trường mang tính ổn định, vững chắc cho phát triển xuất khẩu chè. Do đó trong thời gian tới, việc đa dạng hóa thị trường là đòi hỏi cấp bách đối với ngành chè cũng như đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam. Hơn nữa, một trong số những thị trường nhập khẩu chè lớn ở Việt Nam là Ấn Độ hiện nay lại bị chững lại, trong khi các năm trước, nước sản xuất chè lớn nhất thế giới này vẫn nhập khẩu thêm hàng vạn tấn chè một năm, trong đó có chè Việt Nam để chế biến. Hiện có rất nhiều thị trường từ chối không nhập khẩu chè của Việt Nam như Ailen, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp và Thụy Điển do sản phẩm không đạt chất lượng. Trong thời gian qua mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu chè đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường và trên thực tế chúng ta đã thâm nhập được một số thị trường mới, nhưng số lượng và trị giá xuất khẩu còn rất hạn chế. Ngoài ra, hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam rất thấp. Điều này thể hiện qua khoảng cách giữa giá chè thế giới và giá chè xuất khẩu của Việt Nam khá lớn, dao động trong khoảng 50*70% tùy theo từng loại chè [58].
Theo Báo cáo tổng quan phát triển ngành chè trong mười năm (1999*2009) tại "Hội nghị quốc tế Chè Việt Nam lần thứ hai" được tổ chức vào tháng 7/2010, thì mười năm qua, các chỉ tiêu về sản lượng chè, sản lượng xuất khẩu, năng suất bình quân, diện tích vùng nguyên liệu . ngành chè đều đạt và vượt mức kế hoạch. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là giá chè xuất khẩu lại liên tục giảm.Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vào tháng 6/2010 chỉ đạt 1,4 USD/kg, trong khi vào năm 1998, con số này là 1,52 USD/kg. Khoảng cách giá này ngày càng xa hơn so với giá trung bình ở các sàn đấu giá lớn trên thế giới. Năm 2009, khi giá chè trung bình tại các sàn này tăng lên 2,43 USD/kg thì giá chè của Việt Nam chỉ ở mức 1,23 USD/kg. Như vậy, từ năm 1998 đến nay, giá chè xuất khẩu trung bình của thế giới đã tăng 18%, nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam lại giảm 20%. Chính vì vậy, dù là quốc gia đứng hàng thứ năm trên thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá lại thấp hơn3 giá trung bình trên thế giới, thương hiệu chè Việt Nam cũng chưa được biết đến rộng rãi và nhất là thu nhập của người trồng chè cũng vì thế không được cải thiện. Tuy giá chè trên thế giới phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng năm nhưng sự chênh lệch giá của Việt Nam và các nước là một thách thức đòi hỏi ngành chè Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu chè phải vượt qua và để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tăng thu nhập cho người trồng chè và tăng hiệu quả của ngành chè nói chung.
Theo nhận định của không ít các chuyên gia ngành chè. Sản phẩm chè Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ mất dần thị trường trên trường quốc tế. Thực trạng mất thị trường phần nào cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu chè nước ta chưa có chiến lược tìm kiếm thị trường lâu dài, chưa có một chiến lược dài hạn và khả thi để thâm nhập thị trường thế giới. Xuất phát từ những thực tiễn trên, Luận án nghiên cứu “Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020” để giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam có cơ sở khoa học vững chắc để thâm nhập thị trường thế giới một cách hiệu quả, bền vững và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
289 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao.
Giá chè nhập khẩu dưới 2,3usd/kg chiếm đến 80,5% tổng sản lượng nhập khẩu
và giá chè nhập khẩu ở mức cao (trên 9,5usd/kg) chỉ chiếm 0,3% tổng sản lượng
nhập khẩu. Như vậy cho thấy chủng loại chè nhập khẩu không có sự đa dạng về
chủng loại, về chất lượng, về danh tiếng.
· Đối với loại chè xanh đóng gói dưới 3kg (HS 090210)
Đây là loại chè nhập khẩu chiếm vị trí cuối cùng của Phân khúc 3, chiếm tỷ
trọng 2,2% sản lượng nhập khẩu chè. Hơn nữa, tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu
loại chè này giảm trung bình 4,4%/năm.
Loại chè này được nhập chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 (chiếm 59,8%
tổng sản lượng nhập khẩu), từ Nhóm 1 (chiếm 14,9%), Nhóm 6 (chiếm 14,7%). Giá
chè nhập khẩu ở mức cao (trên 9,5usd/kg) chiếm 34,1% tổng sản lượng nhập khẩu
và chiếm đến 60% kim ngạch nhập khẩu. Như vậy cho thấy chủng loại chè nhập
khẩu rất đa dạng về chủng loại, về chất lượng, về danh tiếng.
244
Phụ lục 21: Đặc điểm của Phân khúc 4
Tốc độ gia tăng sản lượng NK trung bình trong giai đoạn 20052009, Tệ lệ %
sản lượng NK so với thế giới và tỷ trọng loại chè NK (%)
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Tốc độ gia tăng sản lượng chè nhập khẩu 5.5
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh đóng gói dưới 3kg 7.4
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh dạng rời trên 3kg 0.9
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen đóng gói dưới 3kg 8.3
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen dạng rời trên 3kg 5.0
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu của Phân khúc 4 so với tổng sản lượng
nhập khẩu của thế giới
9.7
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu trung bình của từng quốc gia so với tổng
sản lượng nhập khẩu của thế giới
0.5
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 13.3
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 11.4
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 20.1
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 55.2
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trung bình của từng quốc gia 24.7
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trung bình của từng quốc gia 75.3
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tỷ trọng sản lượng, kim ngạch và giá NK theo từng loại chè và theo nhóm
quốc gia xuất khẩu (trung bình 20052009)
Loại
chè
Nhóm quốc gia xuất khẩu
1 2 3 4 5 6 7 8
Chè
xanh
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 0.6 0.2 0.1 0.3 0.2 0.1 96.7 0.0
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 0.4 0.1 0.1 0.8 0.1 0.1 97.6 0.1
Giá nhập khẩu 13.4 7.7 4.0 2.6 11.4 4.0 3.8 1.6
245
trung bình
Chè
xanh
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 4.8 0.3 2.2 3.8 0.8 0.1 86.7 0.5
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 2.9 0.1 2.2 2.1 0.4 0.0 91.1 0.7
Giá nhập khẩu
trung bình 5.6 7.3 3.2 3.7 3.4 8.7 3.1 1.3
Chè
đen
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 30.4 0.9 3.0 4.3 21.6 1.6 20.5 11.4
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 30.9 0.5 4.4 4.7 8.2 1.7 15.8 21.1
Giá nhập khẩu
trung bình 3.6 10.4 3.4 3.5 4.3 3.6 9.6 3.1
Chè
đen
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 9.1 1.1 5.3 1.8 2.9 0.1 35.2 43.0
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 7.3 0.2 11.2 1.4 1.8 0.1 32.2 42.5
Giá nhập khẩu
trung bình 6.3 8.0 1.1 4.0 2.5 2.3 2.8 3.5
Nguồn: Tính toán của tác giả
Một số đặc điểm thị trường của Phân khúc 4:
· Đối với loại chè đen dạng rời, đóng gói trên 3kg (HS 090240)
Đây là loại chè nhập khẩu chủ yếu của Phân khúc 4, chiếm tỷ trọng đến 55,2%
sản lượng nhập khẩu chè. Nhưng trong giai đoạn 20052009, tốc độ gia tăng quy
mô nhập khẩu loại chè này giảm đến 5%/năm.
Loại chè này được các quốc gia trong Phân khúc này nhập khẩu từ nhiều
nguồn khác nhau, cụ thể nhập khẩu từ các quốc gia thuộc Nhóm 8 (chiếm 42,5%
tổng sản lượng nhập khẩu), Nhóm 7 (chiếm 32,2%), Nhóm 1 (chiếm 7,3%). Như
vậy đây cũng là Phân khúc thị trường có mức độ phân tán cao, các sản phẩm chè
thuộc loại hàng sơ cấp (nguyên liệu) ít có sự khác biệt, thể hiện giá chè nhập khẩu
từ 1,13,5usd/kg chiếm đến 55,6% tổng sản lượng nhập khẩu.
246
Tuy đây là phân khúc thị trường có mức độ phân tán cao và nhập khẩu sản
phẩm chè nguyên liệu, nhưng do tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của loại chè này
giảm đến 5%/năm, nên mức độ cạnh tranh cũng rất gay gắt.
· Đối với loại chè đen đóng gói dưới 3kg (HS 090230)
Đây là loại chè nhập khẩu chiếm vị trí thứ 2 của Phân khúc 4, chiếm tỷ trọng
20,1% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè này đạt
rất cao 8,3%/năm.
Loại chè này được nhập từ rất nhiều Nhóm quốc gia khác nhau và không
Nhóm quốc gia nào chiếm vị trí chi phối. Cụ thể, nhập khẩu từ các quốc gia thuộc
Nhóm 1 chiếm 30,9% sản lượng nhập khẩu, Nhóm 8 chiếm 21,1%, Nhóm 7 chiến
15,8%, Nhóm 5 chiếm 8,2%. Điều đó cho thấy đây là Phân khúc thị trường có mức
độ phân tán khá cao. Giá chè nhập khẩu trong khoảng 3,13,6usd/kg chiếm đến
62,8% sản lượng nhập khẩu. Giá chè nhập khẩu ở mức cao (trên 9,5usd/kg) chiếm
16,3%. Như vậy có thể thấy Phân khúc thị trường này nhập khẩu tương đối tập
trung nhưng vẫn có sự đa dạng các chủng loại chè nhập khẩu.
· Đối với loại chè xanh đóng gói dưới 3kg (HS 090210)
Đây là loại chè nhập khẩu đứng vị trí thứ 3 của Phân khúc 4, chiếm tỷ trọng
13,3% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè này đạt
7,4%/năm.
Loại chè này được nhập chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 (chiếm đến
97,6% tổng sản lượng nhập khẩu) với mức giá ở mức trung bình (3,8usd/kg). Như
vậy Nhóm 7 là nhóm quốc gia chiếm vị trí chủ đạo tuyệt đối trong Phân khúc thị
trường này hay nói cách khác Phân khúc thị trường này rất tập trung. Do đó cường
độ cạnh tranh trong Phân khúc này sẽ rất cao và rào cản thâm nhập là rất lớn.
· Đối với loại chè xanh dạng rời, đóng gói trên 3kg (HS 090220)
Đây là loại chè nhập khẩu đứng thứ 4 của Phân khúc 4, chiếm tỷ trọng 11,4%
sản lượng nhập khẩu chè. Nhưng trong giai đoạn 20052009, tốc độ gia tăng quy
mô nhập khẩu loại chè này giảm 0,9%/năm.
Loại chè này cũng được các quốc gia trong Phân khúc này nhập khẩu chủ yếu
từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 (chiếm 91,1% tổng sản lượng nhập khẩu). Như vậy
Nhóm 7 cũng là nhóm quốc gia chiếm vị trí chủ đạo trong Phân khúc này.
247
Phụ lục 22: Đặc điểm của Phân khúc 5
Tốc độ gia tăng sản lượng NK trung bình trong giai đoạn 20052009, Tệ lệ %
sản lượng NK so với thế giới và tỷ trọng loại chè NK (%)
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Tốc độ gia tăng sản lượng chè nhập khẩu 5.0
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh đóng gói dưới 3kg 0.1
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh dạng rời trên 3kg 9.1
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen đóng gói dưới 3kg 11.2
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen dạng rời trên 3kg 4.2
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu của phân khúc 5 so với tổng sản lượng nhập
khẩu của thế giới
12.8
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu trung bình của từng quốc gia so với tổng sản
lượng nhập khẩu của thế giới
0.8
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 3.0
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 9.8
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 16.0
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 71.2
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trung bình của từng quốc gia 12.8
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trung bình của từng quốc gia 87.2
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tỷ trọng sản lượng, kim ngạch và giá NK theo từng loại chè và theo nhóm
quốc gia xuất khẩu (trung bình 20052009)
Loại
chè
Nhóm quốc gia xuất khẩu
1 2 3 4 5 6 7 8
Chè
xanh
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 10.6 14.8 0.3 1.0 1.5 2.2 66.5 0.0
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 2.7 2.2 0.3 1.0 0.5 0.8 90.2 0.0
Giá nhập khẩu 12.3 17.9 5.5 5.5 10.0 9.1 5.1 7.1
248
trung bình
Chè
xanh
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 8.4 4.7 0.6 3.9 2.5 0.7 66.5 1.2
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 4.0 0.5 1.1 5.0 1.7 0.1 77.9 0.6
Giá nhập khẩu
trung bình 8.3 15.5 2.0 2.4 4.3 8.0 2.4 2.9
Chè
đen
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 53.2 2.1 0.6 4.9 1.2 1.2 33.0 1.5
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 25.0 0.8 1.4 6.7 0.9 1.2 53.6 3.0
Giá nhập khẩu
trung bình 11.0 13.9 5.0 5.1 10.1 5.3 4.6 5.2
Chè
đen
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 10.6 3.1 19.3 10.0 1.4 2.4 40.1 9.9
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 7.1 1.2 29.6 9.7 0.5 0.2 35.0 9.8
Giá nhập khẩu
trung bình 7.4 9.4 1.8 3.8 5.6 10.7 2.2 1.9
Nguồn: Tính toán của tác giả
Một số đặc điểm thị trường của Phân khúc 5:
· Đối với loại chè đen dạng rời, đóng gói trên 3kg (HS 090240)
Đây là loại chè nhập khẩu chủ yếu của Phân khúc 5, chiếm tỷ trọng đến 71,2%
trong sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè này rất
cao, lên đến 4,2%/năm.
Loại chè này được nhập khẩu từ nhiều nhóm quốc gia xuất khẩu khác nhau.
Cụ thể nhập khẩu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 chiếm 35% sản lượng nhập khẩu,
Nhóm 3 chiếm 29,6%, Nhóm 8 chiếm 9,8%, Nhóm 4 chiếm 9,7%. Giá chè nhập
khẩu của Phân nhóm thị trường này ở mức thấp, giá chè nhập khẩu trung bình dưới
2,5 usd/kg chiếm đến 74,4% sản lượng nhập khẩu, giá chè nhập khẩu ở mức cao
(trên 9,4usd/kg) chỉ chiếm 1,4%. Do đó có thể phán đoán rằng hầu hết sản phẩm
loại chè này được nhập khẩu làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm chè
249
khác. Đây là phân khúc thị trường có tốc độ gia tăng nhập khẩu cao (4,2%/năm) nên
đây cũng là một thị trường rất có triển vọng.
· Đối với loại chè đen đóng gói dưới 3kg (HS 090230)
Đây là loại chè nhập khẩu chiếm vị trí thứ hai của Phân khúc 5, chiếm tỷ trọng
16% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè này cũng
rất cao 11,2%/năm.
Loại chè này được nhập chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 (chiếm 53,6%
sản lượng nhập khẩu) và Nhóm 1 (chiếm 25%). Giá nhập khẩu từ 4,65,1usd/kg
chiếm 61,7% sản lượng nhập khẩu, những sản phẩm chè có giá cao (trên 9,5usd/kg)
chiếm tỷ lệ nhập khẩu cũng cao (26,7% sản lượng nhập khẩu và 56,5% kim ngạch
nhập khẩu). Điều đó cho thấy đây là Phân khúc thị trường có mức độ phân tán và
chủng loại sản phẩm nhập khẩu có sự đa dạng về chất lượng, về danh tiếng.
· Đối với loại chè xanh đóng gói trên 3kg (HS 090220)
Đây là loại chè nhập khẩu chiếm vị trí thứ ba của Phân khúc 3, chiếm tỷ trọng
9,8% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè này đạt
rất cao 9,1%/năm.
Loại chè này được nhập chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 (chiếm đến
77,9% tổng sản lượng nhập khẩu) với giá nhập khẩu trung bình từ Nhóm này là
2,4usd/kg. Đây là Nhóm quốc gia xuất khẩu chiếm vị trí chủ đạo vào Phân khúc thị
trường này. Điều đó cho thấy đây là Phân khúc thị trường có mức độ tập trung khá
cao.
Giá chè nhập khẩu dưới 2,4usd/kg chiếm đến 84% tổng sản lượng nhập khẩu
và giá chè nhập khẩu ở mức cao (trên 9,5usd/kg) chỉ chiếm 0,5% tổng sản lượng
nhập khẩu. Như vậy cho thấy chủng loại chè nhập khẩu không có sự đa dạng về
chủng loại, về chất lượng, về danh tiếng.
· Đối với loại chè xanh đóng gói dưới 3kg (HS 090210)
Đây là loại chè nhập khẩu chiếm vị trí cuối cùng của Phân khúc 5, chiếm tỷ
trọng 3% sản lượng nhập khẩu chè. Hơn nữa, tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại
chè này giảm trung bình 0,1%/năm.
Loại chè này được nhập chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 (chiếm đến
90,2% tổng sản lượng nhập khẩu) với mức giá nhập khẩu trung bình là 5,1usd/kg.
Như vậy có thể thấy các quốc gia thuộc Nhóm 7 thống trị Phân khúc thị trường này.
Những quốc gia xuất khẩu thuộc các nhóm khác khi thâm nhập vào Phân khúc này
250
thường có giá cao hơn Nhóm 7. Cụ thể Nhóm 1 có giá bình quân là 12,3 usd/kg,
Nhóm 2 có giá bình quân là 17,9usd/kg, Nhóm 5 có giá là 10usd/kg.
Như vậy có thể thấy đây là thị trường rất tập trung và chịu sự thống trị của các
quốc gia thuộc Nhóm 7. Tuy nhiên Phân khúc thị trường này cũng chấp nhận những
chủng loại sản phẩm khác có chất lượng cao hơn, chấp nhập các loại chè đặc sản giá
cao.
251
Phụ lục 23: Đặc điểm của Phân khúc 2
Tốc độ gia tăng sản lượng NK trung bình trong giai đoạn 20052009, Tệ lệ %
sản lượng NK so với thế giới và tỷ trọng loại chè NK (%)
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Tốc độ gia tăng sản lượng chè nhập khẩu 2.2
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh đóng gói dưới 3kg 5.7
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh dạng rời trên 3kg 7.3
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen đóng gói dưới 3kg 3.0
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen dạng rời trên 3kg 6.3
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu của Phân khúc 2 so với tổng sản lượng nhập
khẩu của thế giới
1.7
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu trung bình của từng quốc gia so với tổng sản
lượng nhập khẩu của thế giới
0.1
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 16.0
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 8.1
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 49.5
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 26.4
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trung bình của từng quốc gia 24.1
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trung bình của từng quốc gia 75.9
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tỷ trọng sản lượng, kim ngạch và giá NK theo từng loại chè và theo nhóm
quốc gia xuất khẩu (trung bình 20052009)
Loại
chè
Nhóm quốc gia xuất khẩu
1 2 3 4 5 6 7 8
Chè
xanh
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 50.5 17.2 0.2 0.6 12.8 4.5 13.2 0.0
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 42.0 12.9 0.4 0.8 13.6 5.0 24.5 0.0
Giá nhập khẩu 16.3 16.5 11.1 15.2 15.1 15.4 9.6 13.8
252
trung bình
Chè
xanh
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 55.9 8.7 0.7 1.1 2.5 2.6 24.6 0.1
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 42.1 5.2 1.7 2.3 2.2 1.1 40.2 0.0
Giá nhập khẩu
trung bình 12.1 16.3 7.0 7.4 14.0 14.2 7.4 13.0
Chè
đen
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 63.7 7.8 0.2 0.3 10.5 3.8 12.8 0.0
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 54.5 6.3 0.6 0.9 10.9 5.3 20.6 0.0
Giá nhập khẩu
trung bình 13.0 18.0 8.6 8.5 12.5 12.1 7.0 8.9
Chè
đen
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 41.7 9.8 3.8 1.9 2.5 1.2 34.7 0.9
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 39.2 7.9 3.4 3.4 1.5 0.5 36.1 1.0
Giá nhập khẩu
trung bình 13.5 18.1 5.1 4.8 14.0 11.5 4.5 2.7
Nguồn: Tính toán của tác giả
Một số đặc điểm thị trường của Phân khúc 2:
· Đối với loại chè đen đóng gói dưới 3kg (HS 090240) và chè xanh đóng
gói dưới 3kg (HS 090210)
Loại chè đen đóng gói dưới 3kg là loại chè nhập khẩu chủ yếu của Phân khúc
2, chiếm đến 49,5% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu
loại chè này đạt ở mức trung bình 3,0%/năm. Loại chè xanh đóng gói dưới 3kg là
loại chè nhập khẩu đứng thứ 3 trong Phân khúc này, chiếm 16% sản lượng nhập
khẩu với tốc độ gia tăng nhập khẩu trung bình đạt 5,7%/năm.
Hai loại chè này được nhập khẩu từ rất nhiều nhóm quốc gia xuất khẩu khác
nhau. Cụ thể, chè đen dưới 3kg được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia thuộc
Nhóm 1 (chiếm 54,5% sản lượng nhập khẩu), Nhóm 7 (chiếm 20,6%), Nhóm 5
(chiếm 10,9%), Nhóm 2 (chiếm 6,3%). Chè xanh dưới 3kg được nhập khẩu từ
253
Nhóm 1 (chiếm 42% sản lượng nhập khẩu), Nhóm 7 (24,5%), Nhóm 5 (13,6%),
Nhóm 2 (12,9%).
Độ lệch chuẩn và khoảng biến thiên về giá nhập khẩu của hai loại chè này rất
cao (xem Phụ lục 17), phản ánh giá chè nhập khẩu có độ phân tán cao. Hơn nữa, giá
chè nhập khẩu của 2 loại chè này rất cao. Cụ thể giá chè nhập khẩu ở mức cao (trên
9,5usd/kg), đối với chè đen dưới 3kg, chiếm đến 77% sản lượng nhập khẩu và đối
với chè xanh dưới 3kg, chiếm đến 99,2% sản lượng nhập khẩu.
Như vậy có thể nói, mặc dù đây là Phân khúc thị trường có quy mô nhỏ so với
các phân khúc thị trường khác, nhưng Phân khúc thị trường này chấp nhận nhập
khẩu nhiều chủng loại sản phẩm chè thành phẩm, đặc biệt là các các loại chè đặc
sản, giá cao và có thương hiệu.
· Đối với loại chè đen đóng gói trên 3kg (HS 090240) và chè xanh đóng
gói trên 3kg (HS 090220)
Loại chè đen trên 3kg là loại chè nhập khẩu đứng thứ 2 của Phân khúc 2,
chiếm 26,4% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè
này giảm ở mức trung bình 6,3%/năm. Loại chè xanh trên 3kg là loại chè nhập khẩu
đứng thứ 4 trong Phân khúc này, chiếm 8,1% sản lượng nhập khẩu với tốc độ gia
tăng nhập khẩu trung bình đạt ở mức cao 7,3%/năm.
Hai loại chè này được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 1 và
Nhóm 7. Đối với loại chè đen trên 3kg, nhập khẩu từ các quốc gia thuộc Nhóm 1
chiếm 39,2% sản lượng nhập khẩu, từ Nhóm 7 chiếm 36,1%. Đối với loại chè xanh
trên 3kg, nhập khẩu từ Nhóm 1 chiếm 42,1% sản lượng nhập khẩu và từ Nhóm 7
chiếm 40,2%. Có điểm rất đặc biệt đối với giá nhập khẩu hai loại chè từ 2 Nhóm
quốc gia xuất khẩu này, nhập khẩu từ Nhóm 1 với giá rất cao, nhưng nhập khẩu từ
Nhóm 7 lại có giá thấp hơn nhiều. Cụ thể giá chè đen trên 3kg nhập khẩu từ Nhóm
1 trung bình là 13,5 usd/kg so với từ Nhóm 2 là 4,5 usd/kg (gấp 3 lần). Chè xanh
trên 3 kg nhập khẩu từ Nhóm 1 trung bình là 12,1usd/kg, cao hơn gần 2 lần so với
giá nhập khẩu từ Nhóm 7.
Như vậy có thể thấy Phân khúc thị trường đối với 2 loại chè này bao gồm 2
chủng loại sản phẩm rất rõ ràng, một chủng loại sản phẩm chè ở mức trung bình và
một chủng loại chè cao cấp, chè đặc sản, giá cao.
254
Phụ lục 24: Đặc điểm của Phân khúc 6
Tốc độ gia tăng sản lượng NK trung bình trong giai đoạn 20052009, Tệ lệ %
sản lượng NK so với thế giới và tỷ trọng loại chè NK (%)
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Tốc độ gia tăng sản lượng chè nhập khẩu 7.8
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh đóng gói dưới 3kg 10.4
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh dạng rời trên 3kg 5.6
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen đóng gói dưới 3kg 1.8
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen dạng rời trên 3kg 6.5
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu của Phân khúc 6 so với tổng sản lượng
nhập khẩu của thế giới
3.1
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu trung bình của từng quốc gia so với tổng
sản lượng nhập khẩu của thế giới
0.2
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 5.9
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 11.3
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 39.0
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 43.5
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trung bình của từng quốc gia 17.2
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trung bình của từng quốc gia 82.5
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tỷ trọng sản lượng, kim ngạch và giá NK theo từng loại chè và theo nhóm
quốc gia xuất khẩu (trung bình 20052009)
Loại
chè
Nhóm quốc gia xuất khẩu
1 2 3 4 5 6 7 8
Chè
xanh
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 24.8 2.1 0.2 1.1 11.5 27.1 29.3 0.1
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 19.2 1.0 0.2 3.7 11.6 23.2 37.3 0.0
Giá nhập khẩu
trung bình 14.1 20.2 9.2 8.7 9.1 13.4 8.8 9.7
Chè Tỷ trọng theo kim 21.4 2.5 0.3 4.5 5.7 0.7 61.8
255
xanh
trên
3kg
ngạch (%)
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 12.5 0.6 0.2 4.3 2.9 0.4 75.5
Giá nhập khẩu
trung bình 13.2 19.8 8.3 6.9 9.5 12.1 5.5
Chè
đen
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 15.4 0.3 0.5 3.8 11.5 26.6 36.7 0.2
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 12.4 0.1 2.7 2.9 11.5 22.3 39.6 0.1
Giá nhập khẩu
trung bình 11.5 14.2 5.5 6.2 5.6 11.6 5.4 8.6
Chè
đen
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 16.7 1.1 2.8 13.8 3.5 2.0 56.4 2.1
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 14.7 0.0 4.8 12.5 2.7 1.5 56.3 2.6
Giá nhập khẩu
trung bình 9.8 12.5 3.0 4.7 7.0 10.8 3.2 5.8
Nguồn: Tính toán của tác giả
Một số đặc điểm thị trường của Phân khúc 6:
· Đối với loại chè đen dạng rời, đóng gói trên 3kg (HS 090240)
Đây là loại chè nhập khẩu chủ yếu của Phân khúc 6, chiếm tỷ trọng đến 43,5%
sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè này rất cao,
lên đến 6,5%/năm.
Loại chè này được nhập khẩu từ các quốc gia thuộc nhóm 7 (chiếm đến 56,3%
sản lượng nhập khẩu), kế đến là nhóm 1 (chiếm 14,7%) và Nhóm 4 (12,5%). Giá
chè nhập khẩu của Phân nhóm thị trường này ở mức trung bình, giá chè nhập khẩu
trung bình dưới 3,2 usd/kg chiếm đến 61,1% sản lượng nhập khẩu. Giá chè nhập
khẩu ở mức cao (trên 9,5usd/kg) chiếm 16,2% sản lượng nhập khẩu. Đây là phân
khúc thị trường có tốc độ gia tăng nhập khẩu cao (6,5%/năm) nên đây cũng là một
thị trường rất có triển vọng.
· Đối với loại chè đen đóng gói dưới 3kg (HS 090230)
Đây là loại chè nhập khẩu chiếm vị trí thứ hai của Phân khúc 6, chiếm tỷ trọng
39% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè này đạt
256
1,8%/năm.Loại chè này được nhập từ rất nhiều quốc gia thuộc Nhóm 7 (chiếm
39,6% sản lượng nhập khẩu), Nhóm 6 (chiếm 22,3%), Nhóm 1 (chiếm 12,4%),
Nhóm 5 (chiếm 11,5%). Như vậy có thể thấy Phân khúc thị trường này nhập khẩu
chè từ rất nhiều nhóm quốc gia khác nhau với giá nhập khẩu từ mức trung bình trở
lên và không có Nhóm quốc gia nào giữ vị trí thống trị của Phân khúc này. Cụ thể
giá nhập khẩu trong khoảng 5,45,6usd/kg chiếm 53,8% sản lượng nhập khẩu, giá
nhập khẩu ở mức cao (trên 9,5usd/kg) chiếm 34,8%. Điều đó cho thấy Phân khúc
thị trường này chấp nhận rất nhiều chủng loại sản phẩm chè khác nhau, có chất
lượng, thương hiệu khác nhau.
· Đối với loại chè xanh đóng gói trên 3kg (HS 090220)
Đây là loại chè nhập khẩu chiếm vị trí thứ ba của Phân khúc 3, chiếm tỷ trọng
11,3% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè này đạt
5,6%/năm.
Loại chè này được nhập chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 (chiếm đến
75,5% sản lượng nhập khẩu) với mức giá nhập khẩu trung bình ở mức trung bình
cao (5,5usd/kg). Đây là Nhóm quốc gia xuất khẩu chiếm vị trí chủ đạo vào Phân
khúc thị trường này. Điều đó cho thấy đây là Phân khúc thị trường có mức độ tập
trung khá cao.
Ngoài ra có một phần nhỏ sản lượng nhập khẩu của Phân khúc thị trường này
là các sản phẩm chè giá cao (trên 9,5usd/kg) chiếm 16,4%. Như vậy cho thấy đây là
Phân khúc thị trường nhập khẩu các sản phẩm chè có chất lượng từ mức trung bình
trở lên và khoảng trên 16% là nhập khẩu chè có chất lượng cao. Tuy nhiên với mức
độ tập trung nhập khẩu từ Nhóm quốc gia 7, nên mức độ cạnh tranh sẽ rất khốc liệt
khi thâm nhập bằng chủng loại sản phẩm tương tự như Nhóm quốc gia 7.
· Đối với loại chè xanh đóng gói dưới 3kg (HS 090210)
Đây là loại chè nhập khẩu chiếm vị trí cuối cùng của Phân khúc 6, chiếm tỷ
trọng 5,9% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè
này trung bình đạt rất cao 10,4%/năm.
Loại chè này được nhập từ rất nhiều Nhóm quốc gia khác nhau, cụ thể: nhập
khẩu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7 chiếm 37,3% sản lượng nhập khẩu, Nhóm 6
chiếm 23,2%, Nhóm 1 chiếm 19,2%, Nhóm 5 chiếm 11,6%. Giá chè nhập khẩu ở
mức cao (trên 9,5usd/kg) chiếm 43,4% sản lượng nhập khẩu và chiếm đến 54,1%
kim ngạch nhập khẩu. Như vậy cho thấy chủng loại chè nhập khẩu rất đa dạng về
chủng loại, về chất lượng, về danh tiếng.
257
Phụ lục 25: Đặc điểm của Phân khúc 7
Tốc độ gia tăng sản lượng NK trung bình trong giai đoạn 20052009, Tệ lệ %
sản lượng NK so với thế giới và tỷ trọng loại chè NK (%)
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Tốc độ gia tăng sản lượng chè nhập khẩu 5.1
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh đóng gói dưới 3kg 11.1
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè xanh dạng rời trên 3kg 7.3
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen đóng gói dưới 3kg 16.8
Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu chè đen dạng rời trên 3kg 4.9
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu của Phân khúc 7 so với tổng sản lượng
nhập khẩu của thế giới
4.6
Tỷ lệ % sản lượng nhập khẩu trung bình của từng quốc gia so với tổng
sản lượng nhập khẩu của thế giới
0.5
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 35.7
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 51.3
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen dưới 3 kg trung bình của từng quốc gia 10.0
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trên 3 kg trung bình của từng quốc gia 3.0
Tỷ trọng nhập khẩu chè xanh trung bình của từng quốc gia 87.0
Tỷ trọng nhập khẩu chè đen trung bình của từng quốc gia 13.0
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tỷ trọng sản lượng, kim ngạch và giá NK theo từng loại chè và theo nhóm
quốc gia xuất khẩu (trung bình 20052009)
Loại
chè
Nhóm quốc gia xuất khẩu
1 2 3 4 5 6 7 8
Chè
xanh
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 6.0 1.2 1.8 6.4 3.0 0.0 79.9 0.0
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 4.2 0.2 3.3 17.9 2.5 0.0 70.5 0.0
Giá nhập khẩu 13.2 5.7 1.2 1.5 4.1 3.1 3.3 3.0
258
trung bình
Chè
xanh
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 0.3 2.0 0.0 0.1 0.0 1.0 94.3
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 0.2 0.2 0.0 0.1 0.0 0.0 95.8
Giá nhập khẩu
trung bình 4.9 5.1 1.5 1.5 1.6 6.1 1.6
Chè
đen
dưới
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 25.5 16.7 3.0 0.3 1.0 2.5 50.1 1.0
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 15.3 10.2 8.0 0.1 0.9 1.6 57.2 0.6
Giá nhập khẩu
trung bình 7.7 4.1 1.7 4.6 5.3 4.4 3.5 5.1
Chè
đen
trên
3kg
Tỷ trọng theo kim
ngạch (%) 11.7 3.5 1.0 1.2 3.0 5.0 69.1
Tỷ trọng theo sản
lượng (%) 12.1 5.1 3.0 0.4 0.8 0.7 73.6
Giá nhập khẩu
trung bình 2.6 1.8 0.4 3.0 13.9 7.7 2.6
Nguồn: Tính toán của tác giả
Một số đặc điểm thị trường của Phân khúc 7:
· Đối với loại chè xanh đóng gói dưới 3kg (HS 090210) và chè xanh đóng
gói trên 3kg (HS 090220)
Loại chè xanh đóng gói trên 3kg là loại chè nhập khẩu chủ yếu của Phân khúc
7, chiếm đến 51,3% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu
loại chè này đạt ở mức cao 7,3%/năm. Loại chè xanh đóng gói dưới 3kg là loại chè
nhập khẩu đứng thứ 2 trong Phân khúc này, chiếm 35,7% sản lượng nhập khẩu với
tốc độ gia tăng nhập khẩu trung bình rất cao 11,1%/năm.
Hai loại chè này được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7. Cụ
thể, nhập khẩu chè xanh trên 3kg từ Nhóm 7 chiếm đến 95,8% sản lượng nhập khẩu
với giá nhập khẩu trung bình ở mức thấp nhất so với các phân khúc khác
(1,6usd/kg). Chè xanh đóng gói dưới 3kg nhập khẩu từ Nhóm 7 cũng chiếm đến
259
70,5% sản lượng nhập khẩu với giá nhập khẩu trung bình là 3,3usd/kg. Những sản
phẩm chè có giá cao chiếm tỷ lệ rất thấp (từ 13% sản lượng nhập khẩu), từ đó cho
thấy loại sản phẩm chè nhập khẩu trong Phân khúc này rất không có sự đa dạng.
Như vậy trong Phân khúc thị trường này, các quốc gia thuộc nhóm 7 chiếm vị
trí thống trị của thị trường với giá rất thấp, chủng loại sản phẩm nhập khẩu không
có sự đa dạng, như vậy rào cản gia nhập Phân khúc thị trường này rất cao và sự
cạnh tranh về giá rất khốc liệt.
· Đối với loại chè đen đóng gói dưới 3kg (HS 090230) và chè đen đóng
gói trên 3kg (HS 090240)
Loại chè đen dưới 3kg là loại chè nhập khẩu đứng thứ 3 của Phân khúc 7,
chiếm 10% sản lượng nhập khẩu chè. Tốc độ gia tăng quy mô nhập khẩu loại chè
này ở mức trung bình rất cao, 16,8%/năm. Loại chè đen trên 3kg là loại chè nhập
khẩu đứng thứ 4 trong Phân khúc này, chiếm 3% sản lượng nhập khẩu với tốc độ
gia tăng nhập khẩu trung bình đạt ở mức cao 4,9%/năm.
Hai loại chè này cũng được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia thuộc Nhóm 7.
Cụ thể, nhập khẩu chè đen trên 3kg từ Nhóm 7 chiếm đến 73,6% sản lượng nhập
khẩu với giá nhập khẩu trung bình ở mức thấp (2,6usd/kg). Chè đen đóng gói dưới
3kg nhập khẩu từ Nhóm 7 cũng chiếm đến 57,2% sản lượng nhập khẩu với giá nhập
khẩu trung bình là 3,5usd/kg. Những sản phẩm chè nhập khẩu có giá cao (trên
9,5usd/kg) chiếm tỷ lệ không đáng kể, từ đó cho thấy loại sản phẩm chè nhập khẩu
trong Phân khúc này rất không có sự đa dạng.
260
Phụ lục 26: Một số chỉ tiêu thống kê giá chè nhập khẩu theo từng phân khúc
thị trường
Phân khúc 1
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Khoảng
biến thiên
Độ lệch
chuẩn
Giá chè (HS 0902) 7.4 269.5 0.3 269.2 18.9
Giá chè xanh đóng gói dưới
3kg (HS 090210)
9.6 307.2 0.3 306.9 23.4
Giá chè xanh dạng rời trên 3kg
(HS 090220)
7.6 217.0 0.2 216.8 18.8
Giá chè đen đóng gói dưới 3kg
(HS 090230)
7.3 500.0 0.5 499.6 21.9
Giá chè đen dạng rời trên 3kg
(HS 090240)
6.5 258.4 0.3 258.2 16.3
Phân khúc 2
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Khoảng
biến thiên
Độ lệch
chuẩn
Giá chè (HS 0902) 8.7 503.3 0.0 503.3 26.6
Giá chè xanh đóng gói dưới
3kg (HS 090210)
15.7 326.7 0.2 326.5 27.2
Giá chè xanh dạng rời trên 3kg
(HS 090220)
7.6 527.0 0.4 526.6 31.9
Giá chè đen đóng gói dưới 3kg
(HS 090230)
12.6 503.3 0.2 503.1 24.8
Giá chè đen dạng rời trên 3kg
(HS 090240)
4.9 491.0 0.2 490.8 31.8
Phân khúc 3
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Khoảng
biến thiên
Độ lệch
chuẩn
Giá chè (HS 0902) 2.8 491.5 0.0 491.5 27.7
Giá chè xanh đóng gói dưới
3kg (HS 090210)
5.7 189.0 0.2 188.8 24.4
Giá chè xanh dạng rời trên 3kg
(HS 090220)
3.3 128.0 0.2 127.8 16.2
Giá chè đen đóng gói dưới 3kg
(HS 090230)
3.1 491.5 0.3 491.2 38.0
Giá chè đen dạng rời trên 3kg
(HS 090240)
2.5 306.3 0.2 306.1 24.4
261
Phân khúc 4
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Khoảng
biến thiên
Độ lệch
chuẩn
Giá chè (HS 0902) 2.4 1256.0 0.0 1256.0 51.2
Giá chè xanh đóng gói dưới
3kg (HS 090210)
4.0 657.0 0.3 656.7 45.1
Giá chè xanh dạng rời trên 3kg
(HS 090220)
3.2 229.0 0.2 228.9 16.2
Giá chè đen đóng gói dưới 3kg
(HS 090230)
3.6 405.0 0.2 404.8 25.1
Giá chè đen dạng rời trên 3kg
(HS 090240)
2.3 289.0 0.2 288.8 16.4
Phân khúc 5
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Khoảng
biến thiên
Độ lệch
chuẩn
Giá chè (HS 0902) 2.3 657.5 0.1 657.5 35.5
Giá chè xanh đóng gói dưới
3kg (HS 090210)
5.5 645.3 0.3 645.0 32.2
Giá chè xanh dạng rời trên 3kg
(HS 090220)
2.6 562.9 0.2 562.8 50.5
Giá chè đen đóng gói dưới 3kg
(HS 090230)
5.3 470.7 0.2 470.5 27.5
Giá chè đen dạng rời trên 3kg
(HS 090240) 1.9 264.7 0.2 264.5 15.9
Phân khúc 6
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Khoảng
biến thiên
Độ lệch
chuẩn
Giá chè (HS 0902) 5.1 465.0 0.1 464.9 20.7
Giá chè xanh đóng gói dưới
3kg (HS 090210)
9.2 329.5 0.2 329.3 24.4
Giá chè xanh dạng rời trên 3kg
(HS 090220)
6 327.0 0.3 326.7 27.8
Giá chè đen đóng gói dưới 3kg
(HS 090230) 5.6 827.5 0.2 827.3 28.3
Giá chè đen dạng rời trên 3kg
(HS 090240)
3.2 395.0 0.2 394.8 23.3
262
Phân khúc 7
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Khoảng
biến thiên
Độ lệch
chuẩn
Giá chè (HS 0902) 1.7 239.6 0.1 239.6 16.0
Giá chè xanh đóng gói dưới
3kg (HS 090210)
1.7 134.8 0.4 134.5 19.4
Giá chè xanh dạng rời trên 3kg
(HS 090220)
1.6 137.3 0.2 137.1 13.7
Giá chè đen đóng gói dưới 3kg
(HS 090230)
3.6 114.5 0.2 114.3 13.9
Giá chè đen dạng rời trên 3kg
(HS 090240)
2.7 239.6 0.2 239.4 22.0
Phân khúc 8
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Khoảng
biến thiên
Độ lệch
chuẩn
Giá chè (HS 0902) 2.9 1067.0 0.1 1066.9 30.1
Giá chè xanh đóng gói dưới
3kg (HS 090210)
5.2 288.0 0.2 287.7 20.9
Giá chè xanh dạng rời trên 3kg
(HS 090220)
3.1 285.0 0.2 284.8 20.6
Giá chè đen đóng gói dưới 3kg
(HS 090230)
4.7 578.5 0.4 578.1 21.6
Giá chè đen dạng rời trên 3kg
(HS 090240) 2.4 348.9 0.3 348.6 15.1
Nguồn: Tính toán của tác giả
263
Phụ lục 27: Phương pháp chế biến một số loại chè chính
Theo mức độ lên men của lá chè, chè được phân thành 3 loại : chè đen, chè
xanh và chè ôlong. Chè đen được sản xuất bằng cách chủ động lên men lá chè, còn
chè xanh được sản xuất bằng cách tránh lên men. Chè Ôlong là sản phẩm trung gian
của hai loại chè đen và chè xanh, được tạo bằng cách lên men không hoàn toàn từ lá
chè tươi.
Chè đen có thể chế biến bằng công nghệ Orthodox hoặc công nghệ CTC (cut,
tear, crush). Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ. Sản xuất
chè đen theo công nghệ Orthodox bao gồm các công đoạn: chè tươi nguyên liệu à
làm héo à vò à lên men à sấy khô à phân loại. Sản xuất chè đen theo công nghệ
CTC bao gồm các công đoạn: chè tươi nguyên liệu à làm héo à cắt, xé, cuộn à
lên men à sấy khô à phân loại. Công nghệ CTC hiệu quả hơn, kết hợp công đoạn
cắt, xé với công đoạn cuộn lá chè được làm héo, đẩy nhanh công đoạn lên men.
CTC cho chè đậm đặc hơn. Một kg chè từ công nghệ CTC có thể pha được lượng
nước gần gấp đôi so với chè từ công nghệ Orthodox. Tuy nhiên chè chế biến bằng
công nghệ Orthodox là phương pháp lâu đời hơn, cho chè chất lượng cao hơn, giữ
được hương thơm, giữ được các đầu lá chè, làm cho chè trông hấp dẫn hơn. Các
công nghệ chế biến này làm đổi màu xanh của lá chè tươi sang màu nâu đen.
Chè xanh được chế biến bằng phương pháp Nhật Bản và Trung Quốc. Chè
xanh được chế biến theo quy trình: chè nguyên liệu tươi à diệt men à làm nguội
à vò à sấy khô à phân loại. Diệt men có thể được thực hiện bằng cách sao chảo
hoặc máy diệt men có nhiệt độ 230250 o C, hấp hơi nước nóng hay nhúng nhanh vào
nước sôi hoặc dùng dòng không khí nóng và ẩm… Quá trình này làm lá đổi sang
màu nâu nhưng nước pha ra vẫn có màu xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu.
Chè Ôlong: trước đây được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc và Đài Loan, còn
gọi là thanh trà. Chè Ôlong được chế biến theo quy trình: chè tươi nguyên liệu à
làm héo và lên men kết hợp à sao và vò kết hợp sấy khô. Chè Ôlong thu được bằng
cách dừng quá trình ôxy hóa ở khoảng giữa của chè xanh và chè đen (khoảng từ 20
60% oxidation). Nước chè màu vàng kim óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc
biệt.
264
Phụ lục 28:Sơ đồ chuỗi cung ứng của sản phẩm chè trên thế giới
Nguồn: Tác giả tổng hợp tài liệu
Hái chè
Hộ trồng chè có
quy mô nhỏ
Đồn điền trồng
chè
Người thu gom
Nhà máy chế biến Nhà máy chế biến
Vận chuyển
Kho
Trung tâm đấu giá
Thương nhân/ Đại
lý mua chè
Công ty giao
nhận, vận chuyển
quốc tế
Đấu trộn, đóng
gói
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Q
uố
c
gi
a
tr
ồn
g
ch
è
Q
uố
c
gi
a
tiê
u
th
ụ
ch
è
265
Phụ lục 29: Danh sách các doanh nghiệp đã khảo sát
Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ
1
Công ty TNHH Thế Hệ
Mới
P, 2906 – nhà 34T Khu Trung Hòa, Nhân
Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
2
Công ty TNHH Chế biến
trà Trân Nam Việt
Thôn 3 Đường Hồ Xuân Hương, xã Lộc
Thành, huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng
3
Công ty đầu tư phát triển
chè Nghệ An
376 Nguyễn Trãi, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
4 Công ty TNHH Hải Yến Khu 6, Xã Vụ Cầu, Hạ Hòa, Phú Thọ
5
Công ty TNHH MTV
chè Phú Bền
Thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú
Thọ
6 Công ty chè Phú Đa
Thị trấn Thanh Sơn, Huyện Thanh Sơn, Tỉnh
Phú Thọ
7
Công ty TNHH Kiên và
Kiên
B7 Khu ĐTM Trung Hòa, Nhân Chính, Thanh
Xuân, Hà Nội
8
Công ty cổ phần chè
Lâm Đồng
1 Quang Trung, Thị xã Bảo Lộc, Tỉnh Lâm
Đồng
9
Công ty TNHH Finlay
Việt Nam Tầng 5, 14 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội
10
Tổng công ty chè Việt
Nam
92 Võ Thị Sáu, Hà Nội
11
Công ty cổ phần chè
Trần Phú
Huyện Văn Chấn Tỉnh Yên Bái
12 Công ty chè Sài Gòn
225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3,
TpHCM
13
Công ty cổ phần XNK
Nam Anh
Số 43, Thái Hà, Hà Nội
14
Công ty cổ phần Chè
Tân Trào
Thị trấn Sơn Dương, Huyện Sơn Dương, Tỉnh
Tuyên Quang
15 Công ty Chè Thái Hòa
Km 27, Xã Thái Hòa, Huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang
16
Công ty TNHH Sản
Xuất – Xuất Nhập Khẩu
Thiên Hoàng
Số 7, ngách 40, ngõ 79, đường Cầu Giấy, Quận
Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
17 Cty TNHH Sản xuất và 3/14, đường 37 P12 Gò Vấp – TPHCM
266
Thương mại Phú Sơn
18
Công Ty TNHH Tâm
Châu
11 Kim Đồng, P.2, Thị xã Bảo Lộc, Tỉnh Lâm
Đồng, Việt Nam
19
Công ty Thương mại và
du lịch Hồng Trà
46 Tăng Bạt Hổ Hà Nội
20
Công ty TNHH Chè
Hoài Trung
Xã Chí Tiên, Huyện Thanh Ba, Phú Thọ
267
Phụ lục 30: Danh sách các chuyên gia đã tham khảo ý kiến
Stt Họ tên Đơn vị công tác
1 Bảo Trung Trường cán bộ quản lý NN và PTNT II
2 Bùi Thị Kim Dung Công ty chè Sài Gòn
3 Bùi Thị Mão Công ty TNHH Chè Hoài Trung
4 Chu Xuân Ái Hiệp hội chè Việt Nam
5 Đào Văn Hồ Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp
6 Đinh Công Tiến Trường cán bộ quản lý NN và PTNT II
7 Đỗ Thị Đức Lý Nhà máy chè XK Tân Cương – Thái Nguyên
8 Đỗ Trọng Uyên Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
9 Hồ Hoàng Minh Công ty TNHH Chè Hoài Trung
10 Hoàng Minh Duyệt Cục Trồng trọt – Bộ NN và PTNT
11 Hoàng Quốc Tuấn Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
12 Hoàng Văn Chính Trường cán bộ quản lý NN và PTNT I
13 Huỳnh Quang Cường Công ty TNHH Chế biến trà Trân Nam Việt
14 Lê Bá Thăng Trường cán bộ quản lý NN và PTNT I
15 Lê Công Tiến Công ty TNHH MTV chè Phú Bền
16 Lê Gia Phổ Công ty chè Sài Gòn
17 Lê Hoàng Nhữ Tổng công ty chè Việt Nam
18 Nguyễn An Tiêm Viện Quy hoạch và Thiết kế NN
19 Nguyễn Duy Đức Công ty cổ phần chè Lâm Đồng
20 Nguyễn Duy Sơn Công ty TNHH MTV chè Phú Bền
21 Nguyễn Mạnh Hội Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An
22 Nguyễn Ngọc Anh Công ty TM và Du lịch Hồng Trà
23 Nguyễn Như Trung Công ty TNHH Hải Yến
24 Nguyễn Sơn Tùng Công ty chè Sài Gòn
25 Nguyễn Tấn Khuyên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
26 Nguyễn Tấn Phong Hiệp hội chè Việt Nam
27 Nguyễn Thắng Trường cán bộ quản lý NN và PTNT II
268
28 Nguyễn Thế Bình Viện Quy hoạch và Thiết kế NN
29 Nguyễn Thế Phong Trường cán bộ quản lý NN và PTNT II
30 Nguyễn Thị Song An Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
31 Nguyễn Thị Xuân Lan Trường cán bộ quản lý NN và PTNT II
32 Nguyễn Tiến Công ty TNHH Thế Hệ Mới
33 Nguyễn Văn Bằng Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng
34 Nguyễn Văn Hòa Cục trồng trọt
35 Nguyễn Văn Thành Công ty TNHH SX và TM Phú Sơn
36 Nguyễn Văn Thiệu Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN và PTNT
37 Phạm Đồng Quảng Cục trồng trọt
38 Phạm Khánh Ly Cục kinh tế hợp tác và PTNT
39 Phạm Minh Tơ Hiệp hội chè Việt Nam
40 Phạm Thanh Bình Công ty cổ phần chè Lâm Đồng
41 Phạm Văn Dư Cục trồng trọt
42 Phạm Văn Tình Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư quốc gia
43 Trần Anh Dũng Nhà máy chè XK Tân Cương – Thái Nguyên
44 Trần Ánh Tuyết Công ty chè Phú Đa
45 Trần Minh Thắng Công ty TNHH Hải Yến
46 Trần Văn Giá Hiệp hội chè Việt Nam
47 Trần Văn Thành Tổng công ty chè Việt Nam
48 Trịnh Kim Liên Công ty TNHH Thế Hệ Mới
49 Trịnh Kim Phong Hiệp hội chè Việt Nam
50 Trương Bỉnh Khiết Cục kinh tế hợp tác và PTNT
51 Trương Văn Quang Cục kinh tế hợp tác và PTNT
52 Võ Thanh Phong Công ty TNHH SX và TM Phú Sơn
53 Vũ Đức Thuận Công ty chè Phú Đa
54 Vũ Ngọc Khương Tổng công ty chè Việt Nam
55 Vũ Tiến Đức Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp
269
Phụ lục 31: Số liệu thống kê về tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu chè
thế giới
Sản lượng chè của một số nước năm 2000 – 2009 (1000 tấn)
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Trung
Quốc 704 722 766 789 855 954 1,047 1,183 1,275 1,317
Ấn Độ 826 847 854 838 878 893 928 949 805 850
Kenya 236 295 287 294 325 329 311 370 346 314
Sri Lanka 306 295 310 303 308 317 311 305 319 290
Thổ Nhĩ
Kỳ 139 143 135 154 202 218 202 206 198 199
Việt Nam 70 76 94 104 120 133 151 164 175
Indonesia 163 163 162 170 171 178 147 150 151 160
Nhật Bản 85 85 84 92 101 100 92 94 97 86
Argentina 74 71 70 70 70 68 72 76 76 76
Bangladesh 46 52 58 58 58 58 58 59 59
Thái Lan 6 6 14 19 24 30 40 57 62 64
Thế giới 2.964 3.072 3.174 3.225 3.427 3.627 3.671 3.948 3.894 3.885
Nguồn: FAO (2011a) [41]
Sản lượng chè xuất khẩu của một số nước năm 2000–2008 (1000 tấn)
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Kenya 217 207 288 294 284 348 325 374 397
Sri Lanka 287 294 291 297 299 308 204 190 318
Trung Quốc 231 252 255 263 283 289 289 292 300
Ấn Độ 201 178 182 174 175 159 181 193 203
Việt Nam 56 68 77 59 104 88 105 114 105
Indonesia 106 100 100 88 99 102 95 84 96
Argentina 50 58 58 59 68 68 72 76 77
Thế giới 1,464 1,450 1,580 1,530 1,635 1,719 1,629 1,711 1,896
Nguồn: FAO (2011b) [42]
270
Kim ngạch xuất khẩu của một số quốc gia 20002008 (triệu USD)
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Sri Lanka 683 680 651 673 733 804 504 545 1,259
Kenya 462 449 500 481 464 567 661 699 935
Trung Quốc 364 358 348 385 454 500 563 620 701
Ấn Độ 432 367 327 333 378 373 407 469 590
Anh 161 169 192 240 259 236 279 308 325
Đức 71 72 89 105 132 138 158 173 207
Indonesia 112 100 103 96 116 121 135 127 159
Việt Nam 70 78 82 58 97 97 110 131 147
Thế giới 2,924 2,821 2,865 2,943 3,288 3,583 3,751 4,043 5,521
Nguồn: FAO (2011b) [42]
Kim ngạch nhập khẩu chè của một số quốc gia 20002008 (triệu USD)
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nga 226 205 229 245 292 313 354 432 511
Anh 315 290 283 272 292 274 331 307 368
Mỹ 162 173 160 187 205 224 261 289 319
UAE 147 102 150 230 172 70 98 325 452
Pakistan 222 179 161 175 190 222 221 213 182
Nhật Bản 208 209 179 161 193 181 180 180 182
Đức 99 97 98 120 117 120 143 154 183
Canada 74 75 74 88 99 112 123 138 148
Pháp 72 74 84 99 102 109 116 130 150
Ả rập Saudi 129 114 113 117 111 133 135 159 77
Thế giới 2951 2823 2817 2951 3131 3299 3538 4136 5019
Nguồn: FAO (2011b) [42]
271
Sản lượng nhập khẩu chè của một số quốc gia 20002008 (1000 tấn)
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nga 158 154 165 169 172 180 173 182 182
Anh 156 164 164 157 156 153 162 157 158
Mỹ 88 97 93 94 99 100 108 109 117
UAE 61 40 59 69 66 23 46 98 110
Pakistan 111 107 99 108 116 135 127 112 100
Nhật Bản 58 60 52 47 56 51 48 47 43
Đức 35 38 41 46 43 42 47 48 51
Canada 18 19 19 21 19 19 18 19 17
Pháp 17 17 17 18 16 17 16 18 19
Ả rập Saudi 24 21 22 23 25 28 25 29 20
Thế giới 1343 1387 1452 1386 1432 1436 1468 1540 1675
Nguồn: FAO (2011b) [42]
272
5 quốc gia nhập khẩu chè đen dạng rời (090240) lớn nhất và những quốc gia
cung cấp chính
STT Quốc gia
nhập
khẩu
Kim
ngạch
NK (triệu
USD)
Sản
lượng
NK
(1000tấn)
Tỷ lệ % so
với tổng kim
ngạch NK
của thế giới
Những quốc gia cung cấp
chính và tỷ lệ cung cấp
(theo kim ngạch) %
1 Anh 282 147 15,7
Kenya 53,9%
Ấn Độ 16,6%
Tanzania 4,9%
2 Nga 235 129 13,1
Sri Lanka 40,7%
Ấn Độ 28,2%
Kenya 12,5%
Indonesia 8,0%
Việt Nam 5,6%
3 Pakistan 218 114 12,2
K n ya 63,4%
Ấn Độ 5,5%
Bangladesh 5,3%
Indonesia 4,7%
Rwanda 4,0%
Malawi 2,7%
Việt Nam 2,4%
4 Mỹ 136 81 7,6
Argentina 27,7%
Đức 15,2%
Trung Quốc 14,4%
Anh 7,8%
Indonesia 6,1%
Sri Lanka 4,2%
5 Nhật 106 32 5,9
Trung Quốc 45,3%
Sri Lanka 30,7%
Ấn Độ 12,8%
Kenya 3,6%
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
273
5 quốc gia nhập khẩu chè đen đóng gói dưới 3kg (090230) lớn nhất và những
quốc gia cung cấp chính
STT Quốc
gia NK
Kim
ngạch
NK
(triệu
USD)
Sản
lượng
NK
(1000tấn)
Tỷ lệ % so
với tổng
kim ngạch
NK của thế
giới
Những quốc gia cung cấp
chính và tỷ lệ cung cấp (theo
kim ngạch) %
1 UAE 146 39 14.4
Sri Lank 30.3%
Ấn Độ 9%
Iran 4.0%
2 Nga 129 35 12.6
Sri Lanka 72.9%
Ấn Độ 9.1%
UAE 6 1 %
Ba Lan 3.5%
Azerbaijan 2.7%
3
Ả rập
Saudi
86 13 8.4
UAE 66.0%
Sri Lanka 7 .1%
Ấn Độ 3.3%
Oman 3.0%
Yemen .7%
4 Mỹ 57 10 5.6
Canada 23.7%
Ấn Độ 18.6%
Sr Lanka 14.6%
Anh 12.8%
Trung Quốc 12.1%
Morocco 3.4%
5 Đức 43 14 4.2
Sri Lanka 0 .1%
Ấn Độ 19.3%
Áo 13.2%
Anh 9.4
Thổ Nhĩ Kỳ 6.5%
Hà Lan 5.7%
Nga 4.1%
Trung Quốc 2.9
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
274
5 quốc gia nhập khẩu chè xanh dạng rời (090220) lớn nhất và những quốc gia
cung cấp chính
STT
Quốc
gia NK
Kim
ngạch
NK
(triệu
USD)
Sản
lượng
NK
(1000tấn)
Tỷ lệ % so
với tổng
kim ngạch
NK của
thế giới
Những quốc gia cung cấp
chính và tỷ lệ cung cấp (theo
kim ngạch) %
1 Mỹ 50 14 19.5
Trung Quốc 40.1%
Đức 27 3%
Nhật Bản 14.3%
Sri Lanka 4.8%
2 Canada 45 3 17.6
Trung Quốc 44.4%
Mỹ 21.6%
Nhật Bản 8.8%
Sri anka 7.6%
Anh 7. %
3 Pháp 36 5 14.2
Đức 44.5%
Trung Quốc 27.0%
Nhật Bản 11.7%
Sri Lanka 2.7%
Anh 2.3%
Hà Lan 2.2%
4 Úc 29 4 11.2
Indonesia 20.5%
Trung Quốc 19.5%
Nhật Bản 18 0%
Đức 13.5%
Ấn Độ 12.1%
Sri Lanka 4.7%
Malaysi .7%
5 Nhật
Bản
27 10 10.3
Trung Quốc 88.6%
Kenya 3.7%
Brazil 3.6%
Việt Nam 2.3
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
275
5 quốc gia nhập khẩu chè xanh đóng gói dưới 3kg (090210) lớn nhất và những
quốc gia cung cấp chính
STT
Quốc
gia nhập
khẩu
Kim
ngạch
NK
(triệu
USD)
Sản
lượng
NK
(1000tấn)
Tỷ lệ % so
với tổng
kim ngạch
NK của
thế giới
Những quốc gia cung cấp
chính và tỷ lệ cung cấp (theo
kim ngạch) %
1 Morocco 82 44 24.8
Trung Quốc 99.92%
Pháp 0.04%
Đức 0.02%
2 Mỹ 29 4 8.9
Trung Quốc 30.2%
Nhật Bản 29.6%
Canada 15.4%
Sri Lanka 4 7 %
Anh 3.4
Ma rốc 3.1%
3 Nga 20 5 6.0
Sri Lanka 57.0%
Trung Quốc 14.0%
UAE 9.6%
Đức 5.2%
Ấn Độ 3.3%
Nhật Bản 2.9%
4 Pháp 18 3 5.5
Trung Quốc 49.8%
Đức 12.9%
Anh 12. %
Bỉ 3.6%
Ma rốc 3.4%
Hồng Kông 3.4%
5 Đức 15 5 4.5
Áo 41.9%
Nhật Bản 15.8%
Trung Quốc 14.4%
Sri Lanka 7.8%
Ấn Độ 3.8%
Anh 3.8%
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
276
Giá nhập khẩu chè của 05 quốc gia nhập khẩu có giá nhập khẩu cao nhất trong
giai đoạn 20052009 (USD/kg)
Stt Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình
1 Na Uy 12.8 13.5 14.4 15.9 16.7 14.7
2 Cộng hòa Síp 9.4 12.6 12.3 11.8 9.0 11.0
3 Thụy Điển 9.0 9.9 9.3 8.9 12.6 9.9
4 Phần Lan 9.3 12.4 12.7 6.8 7.9 9.8
5 Estonia 8.3 8.4 9.5 10.4 12.1 9.7
Thế giới 2.4 2.6 2.8 3.1 8.2 3.8
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
Giá nhập khẩu chè xanh đóng gói dưới 3kg của 05 quốc gia nhập khẩu có giá
nhập khẩu cao nhất trong giai đoạn 20052009 (USD/kg)
Stt Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình
1 Thụy Sĩ 16.5 13.9 20.2 23.4 31.4 21.1
2 Thụy Điển 17.7 14.9 14.8 16.8 16.6 16.2
3 Na Uy 13.4 16.9 19.5 19.0 10.8 15.9
4 Macedonia 13.7 16.3 14.9 15.6 14.4 15.0
5 Singapore 10.0 13.7 14.6 14.1 9.6 12.4
Thế giới 5.5 5.9 6.4 6.5 11.0 7.1
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
Giá nhập khẩu chè xanh dạng rời của 05 quốc gia nhập khẩu có giá nhập khẩu
cao nhất trong giai đoạn 20052009 (USD/kg)
Stt Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình
1 Argentina 11.6 12.3 12.8 12.6 13.8 12.6
2 Cộng hòa Síp 17.3 11.5 12.4 10.9 7.2 11.9
3 Phần Lan 2.8 3.3 14.2 16.6 13.5 10.1
4 Canada 3.8 11.7 11.9 13.9 6.9 9.6
5 Đan Mạch 5.0 4.9 9.6 11.0 17.2 9.5
Thế giới 3.0 3.3 3.6 4.5 12.2 5.3
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
277
Giá nhập khẩu chè đen đóng gói dưới 3kg của 05 quốc gia nhập khẩu có giá
nhập khẩu cao nhất trong giai đoạn 20052009 (USD/kg)
Stt Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình
1 Na Uy 13.4 13.9 15.1 16.0 19.4 15.6
2 Bồ Đào Nha 11.4 11.5 11.0 11.3 27.0 14.4
3 Cộng hòa Síp 9.8 13.8 15.4 15.3 16.0 14.1
4 Thụy Sĩ 10.0 11.3 10.8 10.7 14.2 11.4
5 Phần Lan 13.1 12.4 6.0 5.3 6.8 8.7
Thế giới 5.0 4.7 5.0 5.3 9.9 6.0
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
Giá nhập khẩu chè đen dạng rời của 10 quốc gia nhập khẩu có giá nhập khẩu
cao nhất trong giai đoạn 20052009 (USD/kg)
Stt Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình
1 Na Uy 10.6 10.5 9.0 10.8 15.6 11.3
2 Cộng hòa Síp 6.0 13.3 12.0 12.3 11.2 11.0
3 Estonia 10.9 8.1 11.8 9.9 10.0 10.1
4 Đan Mạch 3.9 7.7 8.1 7.5 15.0 8.4
5 Phần Lan 2.4 12.7 13.5 4.2 5.1 7.6
Thế giới 2.1 2.3 2.3 2.6 6.4 3.1
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database [58]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoach_dinh_chien_luoc_tham_nhap_thi_truong_the_gioi_cho_san_pham_che_cua_viet_nam.pdf