Luận án Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin (CNTT) và thương mại điện tử (TMĐT) đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và dễ dàng ký kết hợp đồng với mọi đối tác trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người mua có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới chỉ bằng một vài động tác kích chuột và sử dụng bàn phím. Đó chính là những thủ tục đơn giản đầu tiên của quy trình ký kết hợp đồng điện tử mà thời gian đầu được gọi là sự trao đổi dữ liệu điện tử, giao dịch “không giấy tờ”. Nhờ những thành tựu có được từ công nghệ thông tin, giao dịch “không giấy tờ” đã đem lại những lợi ích thật bất ngờ: một dịch vụ mua bán vé máy bay trực tuyến trung bình trước đây phải mất 10.00 USD nhưng khi tiến hành qua Internet (phi giấy tờ) chỉ mất chi phí khoảng 1.00 USD [, tr.18]. Bên cạnh đó, thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax và bằng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện [, tr.25]. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp và người tiêu dùng tích cực khai thác và ứng dụng những thành tựu của CNTT trong kinh doanh. Rõ ràng CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, là nhân tố chính đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Nhờ ứng dụng CNTT và TMĐT, nhờ việc tích cực ký kết hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường rộng lớn ở trong nước cũng như ngoài nước. Mạng Internet làm cho hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Nhận thức rõ tác động tích cực của việc ứng dụng CNTT, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định sự cần thiết phải “ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạng thông tin quốc gia, liên kết với một số mạng thông tin quốc tế” [, tr.20]. Để cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và cũng để đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, năm 2005, hàng loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp để Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết về thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Tiêu biểu trong số đó là Luật Giao dịch điện tử, Luật thương mại và Luật công nghệ thông tin Các văn bản pháp luật này đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Đặc biệt, Luật Giao dịch điện tử đã dành hẳn chương IV với 6 điều khoản (từ điều 33 đến điều 38) để hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Mặc dù vậy, trong thực tế, việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam phát triển chưa mạnh mẽ như mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực cũng đang là rào cản làm cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử gặp nhiều khó khăn. Các quy định trong các văn bản pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn chung chung, quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn chưa được chuẩn hóa và còn rất phức tạp; Nhiều cá nhân, tổ chức, thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với việc ký kết hợp đồng điện tử. Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề này? Làm thế nào để xây dựng được quy trình, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam? Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn nữa đến việc ký kết hợp đồng điện tử và coi đây là phương tiện hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của mình, như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ tư duy đến phong cách quản lý, đổi mới công nghệ, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh” [, tr.20]. Để trả lời những câu hỏi này cần phải có sự nghiên cứu vấn đề một cách đầy đủ và toàn diện. Đó chính là lý do để vấn đề “ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài luận án tiến sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Ở nước ngoài Ở nước ngoài cũng đã có một số công trình nghiên cứu, các bài viết về vấn đề hợp đồng điện tử và thực trạng pháp luật cho hợp đồng điện tử. Tiêu biểu trong số đó là công trình của các tác giả: Endshaw A, 2001, “Internet and Ecommerce Law”, Prentice Hall, Singapore; Jens T Werner, 2000, “Legal Issues Raised by Online Contracting”, London School of Economics; Thomas J. Smedinghoff, 2006, Online Transactions: The Rules for Ensuring Enforceability in a Global Environment, The Computer & Internet Lawyer Volume 23, Number 4, 4/2006; Ruth Orpwoode, 2008, “Electronic Contracts: Where We’ve Come From, Where We Are, and Where We Should Be Going”, International In-house Counsel Journal, Vol. 1, No. 3, Spring 2008, 455-466 Nội dung của các công trình này đề cập đến một số khía cạnh của hợp đồng điện tử như: những vấn đề pháp lý về hợp đồng điện tử, hợp đồng online, luật liên quan đến Internet và thương mại điện tử, một số tình huống về hợp đồng điện tử Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích toàn diện và chuyên sâu về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy, những tài liệu liệt kê ở trên là nguồn tài liệu tham khảo rất cần thiết để thực hiện luận án này. 2.2. Ở Việt Nam Bắt đầu từ năm 2000 đến nay, có một số công trình, bài viết được đăng tải trên các tạp chí hoặc tham luận được trình bày tại hội thảo khoa học liên quan ít nhiều đến hợp đồng điện tử. Ví dụ: Bộ Thương mại, 2001, Ban điều hành dự án “Dự án quốc gia: Kỹ thuật thương mại điện tử”; Bộ Thương mại Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, 3/2002, Hội thảo Chính sách về các vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử; GS., TS., NGND. Nguyễn Thị Mơ, 2005, “Cẩm nang Pháp lý về Hợp đồng điện tử”, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội; PGS., TS. Lê Danh Vĩnh, 2007, “Các vấn đề kỹ thuật, công nghệ chủ yếu trong TMĐT, Lý thuyết và thực hành”, NXB Lao động; PGS., TS. Nguyễn Văn Minh, 2008, “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Đề tài NCKH Bộ GD&ĐT Những công trình, đề tài nêu trên phân tích chủ yếu về vai trò của thương mại điện tử, về đặc điểm của giao dịch thương mại điện tử, về một số điểm khác biệt về mặt pháp lý giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích một cách đầy đủ, chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn, về cả ba góc độ pháp lý, thương mại và công nghệ liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam. Xuất phát từ quan điểm rằng khoa học vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính mới mẻ, các công trình, bài viết trên đây của các tác giả trong và ngoài nước là những tài liệu rất bổ ích để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án tiến sỹ này. Có thể nói, đây là luận án tiến sỹ kinh tế đầu tiên nghiên cứu các vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử; sau khi phân tích thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường việc ký kết và thực hiện HĐĐT; đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, lợi ích và thế mạnh của HĐĐT và phân biệt sự khác biệt giữa việc ký kết và thực hiện HĐĐT với việc ký kết và thực hiện hợp đồng truyền thống; - Phân tích những lợi ích của hợp đồng điện tử đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; - Phân tích để nêu bật nội dung, ý nghĩa của những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử; - Đánh giá thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam; trong đó làm rõ những cản trở về kỹ thuật công nghệ, trình độ kinh doanh làm chậm sự phát triển của hợp đồng điện tử; - Phân tích một số hình thức ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử điển hình của những công ty thành công trong thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới như Amazon, Cisco, Dell, Ford, Ebay, Wal-Mart .tìm hiểu kinh nghiệm một số nước điển hình về tăng cường ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử tại Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử, trong đó đặc biệt chú trọng đến những vấn đề về thủ tục ký kết, quy trình ký kết hợp đồng điện tử, các mô hình chuẩn và điển hình để ký kết hợp đồng điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); hình thức và nội dung của hợp đồng điện tử; thực hiện hợp đồng điện tử và những vấn đề phát sinh. Việc ký kết và thực hiện HĐĐT đòi hỏi phải có sự hiểu biết không chỉ về khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh thương mại mà còn cả khía cạnh pháp lý của hình thức hợp đồng này. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm các vấn đề về kỹ thuật, thương mại và pháp lý của việc ký kết và thực hiện HĐĐT, trong đó có việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam, của quốc tế và của một số nước về ký kết và thực hiện HĐĐT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề về kỹ thuật, về thương mại và cả những vấn đề về pháp lý liên quan đến việc ký kết và thực hiện HĐĐT. Đó là các vấn đề về quy trình và thủ tục ký kết HĐĐT, về chữ ký điện tử; về chứng thực chữ ký điện tử và các biện pháp phòng tránh rủi ro về mặt kỹ thuật và pháp lý liên quan đến ký kết và thực hiện HĐĐT. Đề tài cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại. Về mặt không gian, luận án phân tích việc ký kết và thực hiện HĐĐT ở Việt Nam, ở một số nước trên thế giới như Mỹ, EU, Singapore, Trung Quốc, Malaysia Về mặt thời gian, những tư liệu, số liệu dẫn chiếu để phân tích trong luận án là những tư liệu, số liệu được tập hợp từ năm 1996, khi UNCITRAL ban hành Luật mẫu về thương mại điện tử cho đến đầu năm 2010, năm hoàn thành luận án. Những giải pháp và kiến nghị được đề xuất cho Việt Nam là những giải pháp được đề xuất dựa trên việc đánh giá thực trạng ký kết và thực hiện HĐĐT từ khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành, tức là năm 2005, cho đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu là Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, về hội nhập kinh tế quốc tế, về vai trò của công nghệ thông tin và thương mại điện tử cũng là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, để thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp diễn giải. Đặc biệt, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dựa trên việc xây dựng bảng câu hỏi, phát phiếu điều tra tới trên 200 doanh nghiệp và tổng hợp kết quả điều tra để phân tích, đánh giá tình hình ký kết và thực hiện HĐĐT tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam. (Xem phụ lục 20, 21 và 22 ở cuối luận án). Đồng thời, với đặc thù của TMĐT và HĐĐT, tác giả đã nghiên cứu và triển khai một số phần mềm giao dịch thương mại điện tử để mô phỏng, phân tích và làm rõ quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử.Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn kỹ thuật về giao dịch điện tử của ISO để đề xuất hệ thống phần mềm và giải pháp kỹ thuật áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. 7. Những đóng góp của luận án - Là luận án Tiến sỹ kinh tế đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và cụ thể những vấn đề lý luận và thực tiễn về ký kết và thực hiện HĐĐT trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; - Phân tích một cách cụ thể quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử từ ba góc độ là kỹ thuật, thương mại và pháp lý, ở Việt Nam, ở phạm vi quốc tế, ở một số nước phát triển và đang phát triển; - Đánh giá thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở phạm vi thế giới, ở một số nước và ở Việt Nam, từ đó nêu bật những thuận lợi, những khó khăn mà các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, gặp phải khi ký kết và thực hiện HĐĐT. Luận án cũng phân tích những tồn tại và nguyên nhân hiện đang cản trở các doanh nghiệp ký kết và thực hiện HĐĐT. - Đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể về xây dựng và hoàn thiện quy trình ký kết cũng như quy trình thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam, từ đó thúc đẩy sự chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tích cực sử dụng HĐĐT, bên cạnh hợp đồng truyền thống, nhằm tận dụng các thành tựu của CNTT trong kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập KTQT thành công. 8. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu thành 3 chương theo đề cương (không bao gồm phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, các bảng biểu .): Chương 1: Những vấn đề chung về thương mại điện tử, hợp đồng điện tử, ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử Chương 2: Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nhanh chóng việc ký kết và thực hiện HĐĐT ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mục lục Mục lục i Danh mục các từ viết tắt iii Danh mục các bảng v Danh mục các hình và biểu đồ vi LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 7 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử 7 1.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử 7 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng điện tử 15 1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng điện tử 17 1.1.4. Phân loại hợp đồng điện tử 20 1.1.5. Cấu trúc của hợp đồng điện tử 24 1.1.6. Cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử 25 1.2. Ký kết hợp đồng điện tử 26 1.2.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng điện tử 26 1.2.2. Chủ thể của hợp đồng điện tử 28 1.2.3. Quy trình ký kết hợp đồng điện tử 29 1.2.4. So sánh việc ký kết HĐĐT với ký kết hợp đồng truyền thống 44 1.2.5. Điều kiện đảm bảo ký kết hợp đồng điện tử thành công 45 1.3. Thực hiện hợp đồng điện tử 58 1.3.1. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử 59 1.3.2. Thanh toán và giao hàng trong thực hiện HĐĐT 66 1.3.3. Vi phạm hợp đồng điện tử và tranh chấp về hợp đồng điện tử 68 1.3.4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử 76 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 81 2.1. Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trên thế giới 81 2.1.1. Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới 81 2.1.2. Khung pháp luật cho việc ký kết và thực hiện HĐĐT trên thế giới 85 2.1.3. Thực trạng ký kết và thực hiện HĐĐT tại một số nước trên thế giới 95 2.2. Thực trạng ký kết và thực hiện HĐĐT tại Việt Nam 137 2.2.1. Ký kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam 137 2.2.2. Tình hình thực hiện hợp đồng điện tử tại Việt Nam 149 2.3. Đánh giá về tình hình ký kết và thực hiện HĐĐT tại Việt Nam 160 2.3.1. Một số kết quả đã đạt được trong việc ký kết và thực hiện HĐĐT 160 2.3.2. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân tồn tại 161 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 170 3.1. Dự báo về sự phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu về ký kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 170 3.1.1. Việt Nam hội nhập KTQT và dự báo triển vọng phát triển TMĐT đến năm 2020 170 3.1.2. Triển vọng sử dụng hợp đồng điện tử trên thế giới 171 3.1.3 Triển vọng sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam 172 3.2. Các giải pháp phát triển nhanh chóng việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử tại Việt Nam 174 3.2.1. Nhóm giải pháp về phía Chính phủ Việt Nam 174 3.2.2. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp Việt Nam 181 3.3. Một số kiến nghị và đề xuất mô hình ký kết và thực hiện HĐĐT đối với doanh nghiệp 189 3.3.1. Một số kiến nghị nhằm lưu ý các doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử 189 3.3.2. Đề xuất quy trình và mô hình phần mềm ứng dụng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử của các doanh nghiệp 196 KẾT LUẬN 202 Danh sách các công trình của tác giả liên quan đến luận án i Tài liệu tham khảo iii Các phụ lục x

doc259 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số: B2008-08-06, Đã nghiệm thu năm 2010. 13. Nguyễn Văn Thoan (2005), Triển khai hệ thống thi trắc nghiệm trên mạng máy tính tại Trường Đại học ngoại thương, chủ nhiệm Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường, Mã số: NT2005-01, Đã nghiệm thu năm 2006. 14. Nguyễn Văn Thoan (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, tham gia Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ - Bộ Công thương, Đã nghiệm thu năm 2005. 15. Nguyễn Văn Thoan (2000), thành viên dịch sách Hỏi đáp về Incoterms 2000, Nhà xuất bản Lao động. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Ban chấp hành Trung ương Đảng, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, 10/4/2006 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, 17/10/2000 Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2001), Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, NXB Chính trị Quốc gia Bộ Công thương (2006), Báo cáo Điều tra về TMĐT năm 2006 của Vụ Thương mại điện tử Bộ Công thương (2007), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2006 Bộ Công thương (2008), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007 Bộ Công thương (2008), Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21/7/2008 về Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử Bộ Công thương (2009), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008 Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010. Chính phủ (2006), Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 quy định chi tiết Luật Giao dịch điện tử về Thương mại điện tử Chính phủ (2007), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký Chính phủ (2007), Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Chính phủ, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 quy định chi tiết Luật Giao dịch điện tử về Thương mại điện tử Chính phủ, Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010. Nguyễn Trọng Đàn (1997), Hợp đồng Thương mại quốc tế, NXB Thống kê Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hỏi đáp về an toàn trong thanh toán trực tuyến, www.vatgia.com, Lê Thị Ngọc Mơ (2008), Bài giảng Chữ ký số, Hội thảo Thương mại điện tử, Bộ Công thương Nguyễn Thị Mơ (2005), Cẩm nang pháp lý về hợp đồng điện tử, NXB Lao động – Xã hội Nguyễn Văn Thoan (2009), Bài giảng Thương mại điện tử, Trường đại học Ngoại thương Lê Danh Vĩnh (2007), Các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, chủ yếu trong thương mại điện tử: Lý thuyết và thực hành,NXB Lao động Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005), Luật Giao dịch điện tử Việt Nam (2005), Luật Thương mại sửa đổi Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin Vũ Ngọc Cừ (2001), Thương mại điện tử, NXB Giao thông vận tải www.ecosys.gov.vn, Quy trình khai báo C/O điện tử www.jetstar.com.vn, Quy trình mua vé điện tử www.thegioididong.com.vn , Quy trình mua sắm trực tuyến www.vietnamchina.gov.vn,, Báo cáo thương mại điện tử Trung Quốc Tiếng Anh About Acordis, About ASC X12, www.x12.org About BASF, About Corus IJ zuiden (Holand), About Quatuor (Belgium), Agentrics LLC (2008), Agentrics LLC. Welcome to Agentrics, Agentrics.com. Amazon.com (2008), Annual Report APEC's Strategies and Actions Toward a Cross-Border Paperless Trading Environment, 2004, Bolero.net (2008), Annual Report Business solution: UPS Internet shipping, 2008, Caroline Driedonks, Shirley Gregor, Arjen Wassenaar, and Eric van Heck (2005), Economic and Social Analysis of the Adoption of B2B Electronic Marketplaces: A Case Study in the Australian Beef Industry, International Journal of Electronic Commerce, Vol. 9, No. 3, pp. 49–72. China’s Online shopping market report, 2009, Chong, K.W. and S.J. Chao (2006), “United Nations Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts – A New Global Standard.”, Singapore Academy of Law Journal 18: 116-202. Cisco (2002), Annual Report. Dell (2003), Annual Report. Điều tra của IDA 2006 Ebay.com (2008), Annual Report E-business report of China, 2008 E-business report of Thailand, 2008 E-Business, The law and You, 2002, tr. 167, Prentice Hall EC (1997), Directive 97/7/EC of the European Parliament and of the Council of the European Union of 20 May 1997 on the protection of consumers in respect of distance contracts EC (1999), Directive 99/93/EC of European Parliament and of the Council of 13 December 1999 on a Community framework for electronic signature EC (2003), Directive 2000/31/EC of the European Parliament and of the Council of 8th June 2000 on Certain Legal Aspect of Information society services, in particular electronic commerce, in the Internal Market (Directive on electronic commerce). EC, 1998, Proposal for European Parliament and Council Directive on certain legal aspects of electronic commerce in the internal market EC, 2007, European e-business report 2006/07: a portrait of e-business in 10 sector of EU economies, Report of e-business W@tch EC, 2008, European e-business report 2008: Report of Sectorial e-business, e-business W@tch Economist Intelligence Unit (2008), E-readiness ranking 2008 -Maintaining Mometum E-contracting, Efraim Turban (2006), Electronic Commerce A Managerial Perspective, Prentice Hall Eighteen members of Econtract Convention, Enabling Global Electronic Market, Fastest-growing Retail E-Commerce Categories in 2008, FreshDirect-Help-FAQs,7.2008, http//www.freshdirect.com Growth in Dollar Sales of Retail E-Commerce Categories Since Cyber Monday, 2008, IBM, 2007, Business Process Execution Language for Web Services version 1.1, IBM, 2007, Business processes in a Web services world, Introduction of Ebxml, Jennifer E.Hill (2006), The Future of Electronic Contracts in International Sales: Gaps and Natural Remedies under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods. Kenneth C. Laudon (2009), E-commerce Business Technology Society, Prentice Hall Lynda M. Applegate (2002), Creating Business Advantage in the Information Age, McGraw-Hill Irwin Micheal Chissick & Alistair Kelman (2002), Electronic Commerce: Law and Practice, 3rd Edition, Sweet & Maxwell, London Turban (2008), Information Technology for Management, 6th Edition, Prentice Hall OECD, 2008, The Seoul declaration for the future of the Internet Economy, OECD, 2009, Contributions of ICT investment to GDP growth, OECD, 2009, Internet selling and purchasing by industry, 2009, P. Radha Krinhna (2005), From Contracts to E-Contracts: Modeling and Enactment, Springer Science, p. 363–387 Paperless trading: Benefit to APEC, 2002, Internet and American Life Project, 2008 Polanski, P.P. (2006), Convention on e-contracting: the rice of international law of electronic commerce?, Proceeding of the 19th Bled eCommerce Conference “eValue”, Bled, Slovenia. Quirk, P. and J.Forder (2003), Electronic commerce and the law, Singapore, John Wiley & Sons Australia, Ltd. Rick Brooks (2000), FedEx to Launch Service That Allows Small Companies to Build Online Stores, Wall Street Journal Robert A. Hillman, Jeffrey J. Rachlinski (2004), Standard-Form Contracting in the Electronic Age, Stanford University Rosa Julia Barcelo (1999), EDI-Electronic contracting: Contract formation and evidentiary issues under Spanish Law, Rosa Julia Barcelo. Ruth Orpwood (2008), Electronic Contracts: Where We’ve Come From, Where We Are, and Where We Should Be Going, International In-house Counsel Journal, Vol. 1, No. 3, 455-466 Singapore e-Government 2008, iGov2010: From integrating services to integrating government, Singapore IDA annual report 2009, Singapore Statistics on Telecom Services for 2009, Survey of the Law of Cyberspace (2005), Internet Contracting Cases 2004-2005 Survey of the Law of Cyberspace (2006), Internet Contracting Cases 2005-2006 Survey of the Law of Cyberspace (2007), Internet Contracting Cases 2006-2007 Survey of the Law of Cyberspace (2008), Internet Contracting Cases 2007-2008 Sylvia Mercado Kierkegaad (2007), E-contract formation: US and EU perspectives The Economist Intelligence Unit, E-readiness report, 2009 UETA, tháng 8/2009 UN (1980), Công ước Viên 1980 về Mua bán hàng hóa quốc tế UNCITRAL (1996), Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL UNCITRAL (1996), Model Law on Electronic Commerce UNCITRAL (2001), Model Law on Electronic Signature UNCITRAL (2005), United Nations Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts UNCITRAL (2006), Legal aspects of electronic commerce. Explanatory note on the Convention on the Use of Electronic Communications in international Contracts, A/CN.9/608/Add.2. UNCITRAL (2009), E-commerce report, /electronic_commerce/2001Model UNCTAD (2004), Information Economy Development Report 2003 UNCTAD (2005), Information Economy Development Report 2004 UNCTAD (2006), Information Economy Development Report 2005 UNCTAD (2007), Information Economy Development Report UNCTAD (2008), Ecommerce and Developmen, 2007-2008 UNECE, 2007, ITC Policy and Legal issues for Central Asia, 2007, US (1999), Uniform Electronic Transactions Act - UETA Use RosettaNet-based Web services, Part 1: BPEL4WS and RosettaNet, How to instantly add years of e-business experience and expertise to your Web services, 24/7/2009 Weitzenboeck, E.M. (2001). “Electronic Agents and the Formation of Contracts.” International Journal of Law and Information Technology 9(3): 204-234. WIPO, 2009, System and method for electronic contracting, WIPO, 2009, System and methods for electronic signature capture in e-contracting transactions, World Internet Users and Population Stats, 2009, WTO, 1998, Electronic Commerce and the role of WTO, WTO publication Các phụ lục Phụ lục 1. Điều kiện về CSHT để ký kết và thực hiện HĐĐT Ứng dụng Thương mại điện tử Ÿ Marketing trực tiếp Ÿ Tìm việc làm Ÿ Ngân hàng trực tuyến Ÿ Chính phủ điện tử Ÿ Mua sắm trực tiếp Ÿ Sàn giao dịch B2B Ÿ TMĐT di động Ÿ Đấu giá trực tuyến Ÿ Du lịch Ÿ Xuất bản trực tuyến Ÿ Dịch vụ khách hàng Con người: Người mua, Người bán, Trung gian, Dịch vụ, Cung cấp dịch vụ Internet, Nhà quản lý Chính sách công: Thuế, Luật pháp, Quy định, Tiêu chuẩn kỹ thuật Marketing và quảng cáo: Nghiên cứu thị trường, Xúc tiến, Nội dung web Dịch vụ hỗ trợ: Logistics, Thanh toán, Nội dung, Hệ thống bảo mật Đối tác Kinh doanh: Chương trình liên kết, Liên doanh, Sàn giao dịch, Liên minh Dịch vụ hỗ trợ (1) Hạ tầng dịch vụ (bảo mật, thẻ thanh toán/chứng thực thẻ thanh toán điện tử, chỉ dẫn, danh mục) (2) Thông điệp dữ liệu và hạ tầng cung cấp thông tin (EDI, e-mail, HTP, chat room) (3) Nội dung đa phương tiện và hạ tầng xuất bản mạng (HTML, JAVA, XML, VRML) (4) Hạ tầng mạng (viễn thông, truyền hình cáp, mạng không dây, Internet) (VAN, WAN, LAN, Intranet, Extranet) điện thoại di động (5) Hạ tầng giao diện (dữ liệu, ứng dụng đối tác kinh doanh) Hạ tầng cơ sở Nhà quản lý Nguồn: Turban (2008), Electronic Commerce for Managers, Prentice Hall Phụ lục 2. Mô hình thực hiện hợp đồng điện tử B2B và B2C Nhà cung cấp Đối tác Kinh doanh Đối tác Kinh doanh Nhà cung cấp Nhà cung cấp Nhà phân phối Nhà cung cấp Nhà cung cấp Nhà cung cấp Đối tác Kinh doanh B2C bán hàng, Marketing, CRM B2B & Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Quan hệ với Nhà cung cấp/Nhà phân phối/Đối tác kinh doanh Mục tiêu: Tối đa hiệu quả mối quan hệ với đối tác KD và giảm chi phí bán hàng Phối hợp hoạt động bên trong doanh nghiệp Mục tiêu: Thuận tiện hóa hoạt động bên trong doanh nghiệp và nâng cao năng suất. Ứng dụng B2C và quan hệ với khách hàng Mục tiêu: Tối đa hóa hiệu quả kinh doanh với khách hàng, nâng cao hiệu quả dịch vụ và bán hàng Công ty DN bán lẻ trực tuyến Tài chính, kế toán, HRM, IT Khách hàng Nguồn: Laudon (2009), Electronic Commerce, Prentice Hall Phụ lục 3. Đặt hàng trực tuyến trên website của Ford Motor Quy trình đặt mua ô tô trực tuyến trên website của Ford Motor. Bước 1. Chọn model xe cần mua Bước 2. Chọn màu sơn Bước 3. Chọn địa điểm khách hàng Bước 4. Chọn các yếu tố bên ngoài xe Bước 5. Chọn các linh kiện, nội thất bên trong Bước 6. Đặt cọc/ Thanh toán Phụ lục 4. Hợp đồng điện tử B2C điển hình Nguồn: www.amazon.com Những nội dung cơ bản của hợp đồng điện tử B2C: 1. Quy định về sự đồng ý của khách hàng khi mua sắm tại website 2. Nội dung hợp đồng - Tên hàng, số lượng, đơn giá, dịch vụ kèm theo, tổng giá trị hợp đồng - Địa điểm giao hàng - Phương thức giao hàng - Thời gian giao hàng - Phương thức thanh toán - Địa chỉ người thanh toán 3. Quy định về giao hàng 4. Quy định về trả lại hàng 5. Các quy định về điều khoản và điều kiện sử dụng website 6. Các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng Phụ lục 5. Minh họa hợp đồng điện tử B2B và quá trình ký số Bước 1. Soạn thảo hợp đồng điện tử B2B Minh họa nội dung hợp đồng điện tử B2B Nguồn: Bước 2. Quy trình ký số lên hợp đồng điện tử B2B - Chọn Khóa bí mật Chọn khóa bí mật để ký hợp đồng điện tử - Chọn Chứng chỉ số Chọn chứng chỉ số để gửi kèm theo HĐĐT Nhập mật khẩu của Khóa bí mật Nhập mật khẩu để sử dụng Khóa bí mật Ký số lên Hợp đồng điện tử Hoàn tất quy trình ký số lên HĐĐT Bước 3. Lưu trữ hợp đồng điện tử Lưu trữ HĐĐT - Nội dung hợp đồng điện tử đã được mã hóa Minh họa HĐĐT sau khi đã được mã hóa Nguồn: Bước 4. Kiểm tra chữ ký điện tử Kiểm tra chữ ký số và nội dung HĐĐT Bước 5. Kết quả kiểm tra chữ ký điện tử. Hoàn tất quá trình kiểm tra chữ ký số và HĐĐT Phụ lục 6. Chiến lược ứng dụng thương mại điện tử trong DN Nâng cao năng lực sản xuất Năng lực cạnh tranh chiến lược Hỗ trợ Thay đổi quy trình KD Phòng ngự Tấn công Mức độ nhu cầu công nghệ thông tin tin cậy tăng dần Nhu cầu công nghệ thông tin mới tăng dần Nguồn: Carol V. Brown (2009), Managing Information Technology, Prentice Hall Chiến lược 1. Ứng dụng TMĐT nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Theo chiến lược này, các doanh nghiệp không cần đầu tư vào những ứng dụng CNTT mới nhất cũng như không cần hệ thống thương mại điện tử có quy mô lớn. Mục đích chủ yếu là ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh được tiến hành trong nội bộ doanh nghiêp như: kế toán, quản trị nhân sự, quản lý kho hàng, quản lý sản xuất. Chiến lược 2. Ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao năng lực hoạt động. Theo chiến lược này, các doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào những ứng dụng CNTT mới nhất nhưng cần một hệ thống thương mại điện tử đủ mạnh với quy mô lớn để phục vụ số lượng lớn giao dịch điện tử. Ví dụ như những hãng hàng không, không cần hệ thống thương mại điện tử mới nhất, nhưng lại cần một hệ thống ổn định, quy mô lớn để phục vụ khách hàng liên tục 24 giờ mỗi ngày. Chiến lược 3. Ứng dụng TMĐT nhằm thay đổi quy trình kinh doanh. Theo chiến lược này, các doanh nghiệp không cần đầu tư vào một hệ thống thương mại điện tử quy mô lớn mà cần ứng dụng những công nghệ mới nhất để duy trì năng lực cạnh tranh. Ví dụ điển hình là các công ty cung cấp các ứng dụng trên Internet, các công ty bán lẻ. Chiến lược 4. Ứng dụng TMDDT nhằm nâng xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược. Theo chiến lược này, các doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư vào hệ thống thương mại điện tử quy mô lớn, đồng thời sử dụng những giải pháp công nghệ thương mại điện tử mới nhất. Điển hình là các doanh nghiệp lớn trong các ngành như tài chính, ngân hàng, các công ty trực tuyến như Google, Yahoo. Phụ lục 7. Quy trình sử dụng chữ ký số để ký kết HĐĐT Quy trình tạo chữ ký số Quy trình thẩm định chữ ký số Nguồn: Lê Thị Ngọc Mơ (2008), Chữ ký số, Hội thảo TMĐT, Bộ Công thương Phụ lục 8. Một số SGD điện tử B2B, B2C, C2C điển hình Website TMĐT được xếp top 100 website hàng đầu tại Việt Nam Website Thứ hạng Alexa tại Việt Nam Mô hình Phương thức tổ chức Vatgia.com 18 B2C Bán hàng Thegioididong.com 47 B2C 123mua.com.vn 55 B2B và B2C Muare.com 59 B2B và B2C KD & Cộng đồng Rongbay.com 60 C2C Rao vặt Enbac.com 64 C2C Rao vặt Chodientu.vn 84 B2C và C2C Bán hàng Muaban.net 98 C2C Rao vặt Danh sách website thương mại điện tử xuất sắc năm 2008 STT Website STT Website 1 www.jestar.com 6 www.thegioihoatuoi.com.vn 2 www.25h.vn 7 www.saigontourist.net 3 www.vinabook.com 8 www.goodsmart.com.vn 4 www.megabuy.vn 9 www.linhperfume.com 5 www.travel.com.vn 10 www.golmart.vn Một số website bán lẻ đồ điện tử trực tuyến STT Website STT Website 1 www.thegioididong.com 8 www.dienhoa.com.vn 2 www.nhatcuong.com 9 www.quangmobile.com.vn 3 www.nama.com.vn 10 www.hpstore.vn 4 www.maytinhxachtay.com 11 www.thegioinotebook.com.vn 5 www.sieuthilaptop.vn 12 www.vctel.com 6 www.trananh.vn 13 www.dangkhoa.vn 7 www.tuankiet.vn 14 www.vinhtrinh.vn Phụ lục 9. Chứng thư số trong Outlook Express Nguồn: Outlook Express (Windows XP) Những nội dung cơ bản trên chứng thư số: - Phiên bản - Số chứng thư - Thuật toán để ký số - Cơ quan cấp chứng thư số - Thời hạn hiệu lực - Thông tin về người được cấp - Khóa công khai Phụ lục 10. Chữ ký số trên Chứng thư số trong Outlook Express Nguồn: Outlook Express (Windows XP), 6/2009 Phụ lục 11. Quy trình sử dụng chữ ký số để ký HĐĐT Quy trình ký số lên Hợp đồng điện tử Bước 1. Sử dụng hàm “băm” để rút gọn hợp đồng điện tử; Bước 2. Dùng khóa bí mật của người gửi đế mã hóa nội dung đã rút gọn để được CKS; Bước 3. Gắn chữ ký số và hợp đồng, rồi dùng khóa công khai của người nhận để mã hóa toàn bộ cả hai thông điệp dữ liệu này và sau đó gửi cho người nhận; Bước 4. Người nhận dùng khóa bí mật của mình giải mã thông điệp nhận được Bước 5. Người nhận dùng hàm “băm” rút gọn hợp đồng và dùng khóa công khai của người gửi đễ giải mã chữ ký số; Bước 6. So sánh hai thông điệp dữ liệu để xác định tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử và sự xác thực của chữ ký sThông điệp: Tôi đồng ý mua với giá $100/pc Thông điệp: Tôi đồng ý mua với giá $100/pc ----------------- #$&^&*^#Ư ----------------- Người mua *!@#$%^&()(*&^%$@!@#%^&&*((&^%#$^&**(()& ----------------- *&^%$@~ ----------------- Người bán Khoá bí mật của người gửi Khoá công khai của người nhận Khoá công khai của người gửi Khoá bí mật của người nhận 1 2 3 4 5 Hàm băm Tdymvg Thông điệp: Tôi đồng ý mua với giá $100/pc ----------------- #$&^&*^#Ư ----------------- *!@#$%^&()(*&^%$@!@#%^&&*((&^%#$^&**(()& ----------------- *&^%$@~ ----------------- Tdymvg Tdymvg Hàm băm So sánh OK 6 ố. Phụ lục 12. Các phần mềm giỏ mua hàng điện tử điển hình is robust, professional grade e-Commerce shopping cart that you can download, install, and use for free. In the back end, you will use a full featured back end to manage your inventory, orders, shipping, and customers in real time. Your customer’s payments are sent directly to your commercial bank account using the latest security technology. You can even add your own modules to the shopping cart. is a professional open-source e-Commerce solution offering unprecedented flexibility and control. Magento is awesome, I would never believe it is an open-source project. It features clean urls and SEO from the start. Everything is designed in a clean and simple way. Magento also features: Unlimited flexibility, Completely Scalable Architecture, Professional and Community Support, and Smooth Integration with 3rd party apps. is very popular shopping cart. CubeCart V3 is free, with the exception that you leave their copyright notice in your footer. CubeCart has a large amount of payment gateways and shipping gateways. Their support forums are lively and many people contribute plugins to the cart. To use CubeCart V4 you must pay but it has many features that V3 doesn’t have. is a free, user friendly, open source shopping cart. Zen Cart focuses on the merchants and shoppers instead of the developers. Zen Cart also supports multiple payment and shipping options, quantity discounts and coupons. Also Zen Cart is very easy to install. is an online shopping cart that offers a wide range of features that allows online stores to be setup fairly quickly. osCommerce is backed by a great and active community. It also supports multiple currencies, allows customers to print invoices from the order screen, and has an easy database backup system. is a powerful, free PHP/MySQL shopping cart system that is easy to install and customize. The Cart is free but it does have copyright notices that you can pay to get rid of. StoreSprite has many features including automatic tax calculation, automatic delivery cost calculations, customer ratings and reviews and featured products. Phụ lục 13. Phần mềm xử lý GDĐT tự động của Dell.com Phần mềm giao dịch tự động cho phép khách hàng tùy ý lựa chọn cấu hình máy tính phù hợp Phần mềm này giúp Dell.com cá biệt hóa quá trình mua hàng của khách hàng trên website thông qua các công cụ tương tác trực tuyến. Bằng công cụ này, Dell.com cho phép khách hàng lựa chọn cấu hình máy tính tùy theo yêu cầu, sau mỗi lần khách hàng lựa chọn Dell.com đưa ra các loại máy tính phù hợp để khách hàng xem xét, đánh giá. Thông qua phần mềm xử lý giao dịch điện tử này, Dell.com thu hút khách hàng tham gia mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Quá trình mua sắm không chỉ thực hiện các thao tác đặt mua mà còn cung cấp các thông tin so sánh, tư vấn để khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Phụ lục 14. Luật vể TMĐT của một số nước & khu vực TT Tên nước, tổ chức QT Tên văn bản pháp quy Loại văn bản Năm ban hành A. Các tổ chức quốc tế 1 UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce Law 1996 Draft Model Law on Electronic Signatures Law 2001 2 EU Electronic Commerce Directive Directive 2000 Directive on Electronic Signatures Directive 1999 B. Châu Mỹ 3 Argentina Digital Signature Act Act 2002 5 Bermuda Electronic Transactions Act Act 1999 6 Brazil Information Technology Law Law 2001 7 Canada Electronic Transactions Act Act 2001 Uniform Electronic Commerce Act (UECA) Act 1999 Uniform Electronic Evidence Act Act 1999 8 Columbia Electronic Commerce Law Law 1999 9 Hoa Kỳ Uniform Electronic Transactions Act (UETA) Act 1999 Uniform Computer Information Transaction Act (UCITA) Act 1999 Electronic Signatures in Global and National Commerce Act (E-Sign) Act 2000 E-goverment Act Act 2002 10 Peru Digital Signature Law Law 2000 11 Vanuatu Electronic Transactions Act Act 2000 12 Venezuela Law on Data Messages and Electronic Signatures Law C. Châu Âu 13 Anh Electronic Communications Act Act 2000 14 Áo Electronic Signature Law Law 2000 15 Ba-lan Digital Signatures Act Act 2001 16 Bỉ Law on Electronic Signatures and Certification Services Law 2001 17 Đan Mạch Act on Digital Signatures Act 2000 18 Đức Digital Signature Ordinance Ordinance 1997 Electronic Commerce Act Act 2001 21 Gibraltar Electronic Commerce Ordinance Ordinance 2001 22 Hà Lan Electronic Signature Act Act 2000 23 Hungary Act on Digital Signature Act 2001 24 Italy Digital Signature Law Law 1997 25 Ireland Electronic Commerce Act Act 2000 27 Nga Law on Electronic Digital Signature Law 2002 28 Na-uy Act on Electronic Signatures Act 2000 29 Pháp Electronic Signature Act Act 2000 30 Phần Lan Act on Electronic Service in the Administration Act 2000 31 CH Séc Digital Signature Law Law 2000 32 CH Slovenia Electronic Commerce and Electronic Signature Act Act 2000 33 Tây Ban Nha Royal Decree Law Law 1998 34 Thổ Nhĩ Kỳ Electronic Transactions Ordinance Ordinance 2000 35 Thụy Điển Electronic Signature Act Act 2001 D. Châu Á 37 Ấn Độ Information Technology Act Act 2000 Electronic Commerce Act Act 1998 38 Brunei Electronic Transactions Order Order 2000 39 Đài Loan Electronic Signature Law Law 2001 40 Dubai Electronic Transactions and Commerce Law Law 2002 41 Hàn Quốc Electronic Signature Act Act 1999 Electronic Transactions Basic Act (The basic law on Electronic Commerce) Act 1999 42 Hong Kong Electronic Transactions Ordinance Ordinance 2000 43 Israel Electronic Signature Law Law 2000 45 Malaysia Digital Signature Act Act 1997 46 Myanmar Electronic transactions Law Law 2004 47 Nhật Bản Electronic Signatures and Certification Services Law Law 2001 48 Pakistan Electronic Transactions Ordinance Ordinance 2002 49 Philippines Electronic Commerce Act Act 2000 50 Singapore Electronic Transactions Act Act 1998 51 Thái Lan Electronic Transactions Act Law 2001 52 Trung Quốc Unified Contract Law Law 1999 Statute on Electronic signature Statute 2002 E. Châu Phi 53 Ai Cập Electronic Signature Law Law 2004 54 Mauritius Electronic Transactions Act Act 2000 F. Châu Úc 55 Australia Electronic Transactions Act Act 1999 56 New Zealand Electronic Transactions Act Act 2002 Phụ lục 15. HĐĐT được sử dụng trong các ngành hàng tại Hoa Kỳ Bảng 1. Doanh nghiệp sử dụng HĐĐT trong lĩnh vực bất động sản Công ty Mô tả ReadEstate.com Công ty kinh doanh bất động sản trực tuyến ZipReality Công ty kinh doanh bất động sản, tại 18 Bang của Hoa Kỳ, lợi nhuận đạt 103,8 tr USD năm 2007 Rent.com Công ty con của Ebay Apartments.com Công ty con của Classifed Ventures đăng tải quảng cáo về nhà đất cho 140 tờ báo. Bảng 2. Doanh nghiệp sử dụng HĐĐT trong ngành du lịch: Công ty Mô tả Expedia Công ty du lịch trực tuyến lớn nhất TG tập trung vào giải trí Tradelocity Công ty con của Sable Holdings Orbitz Công ty con của Cendant tập trung vào ngành du lịch Cheaptickets Tập trung vào vé máy bay, khách sạn, thuê ô tô. Hotels.com Công ty tập trung vào đặt phòng khách san, giải trí. Bảng 3. Sàn GDĐT B2B trong các ngành hàng Ngành hàng Mô tả Tên sàn GDĐT Hoat động chính Phân phối trực tuyến Một hãng cung cấp, hàng hóa trực tuyến cho các nhà bán lẻ Grainger.co Partstore.com Bán hàng hóa Mua sắm trực tuyến Một hãng xây dựng sàn giao dịch điện tử để người mua và bán có thể mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất và kinh doanh Ariba Perfectcommerce Thu phí dựa trên các giao dịch, và cung cấp dịch vụ liên quan đến thực hiện hợp đồng điện tử Sàn giao dịch tư nhân Do một công ty đứng ra thành lập để cung cấp hàng cho một ngành hàng Farms.com Foodtrader Thu phí và hoa hồng Sàn giao dịch trong từng ngành hàng Do một số công ty cùng ngành hàng đứng ra thành lập Elemica Exostar Quadren Thu phí và hoa hồng Sàn giao dịch tư nhân Do một công ty thành lập để cung cấp hàng cho các khách hàng của mình Wallmart Proctor & Gamble Nguồn: Laudon, 2009, Electronic Commerce, tr. 2-26 Phụ lục 16. So sánh một số nguồn luật về TMĐT STT Những vấn đề liên quan đến HĐĐT Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL (1996) Luật thống nhất về giao dịch điện tử UETA (1999) Chỉ thị số 2000/31/EC về thương mại điện tử của EU Công ước của UN về hợp đồng điện tử (2005) Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam (2006) Ví dụ 1 Khẳng định giá trị pháp lý của giao dịch điện tử Đã đề cập thông qua việc chấp nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu. [Điều 5] Thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch có sử dụng các phương tiện điện tử và được ghi lại dưới dạng các bản ghi điện tử. [Điều 5] Khẳng định giá trị pháp lý của giao dịch điện tử cho dù chỉ là một phần, hoặc toàn bộ một giao dịch thương mại nào đó, nhưng giao dịch đó phải được tiến hành bởi một chủ thể hợp pháp và có thể nhận ra được. [Điều 6] Khẳng định rằng các giao dịch điện tử có giá trị pháp lý. [Điều 8] Có thông qua việc chấp nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu. [Điều 11] Tranh chấp giữa Treiber và Straub do khách hàng đã không đọc kỹ các dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra. 2 Khẳng định thông điệp dữ liệu đáp ứng yêu cầu về mặt văn bản Có, nhưng yêu cầu thông điệp dữ liệu dưới dạng văn bản phải có thể truy cập được khi cần thiết. [Điều 6] Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu dưới dạng điện tử đương với văn bản viết. [Điều 8, khoản a] Có, thông điệp dữ liệu được thừa nhận có giá trị pháp lý và hiệu lực như các hợp đồng bằng văn bản. [Điều 9] Có, nếu thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết [Điều 12] Tranh chấp giữa Brantley và Wilson (2005) về hợp đồng điện tử bằng e-mail. 3 Khẳng định giá trị của chữ ký điện tử Tương đương giá trị chữ ký viết tay nếu xác định được người ký và sự nhất trí về nội dung thông điệp giữa các bên. [Điều 7] Chữ ký điện tử hoàn toàn được công nhận như chữ ký viết tay. [Điều 7, khoản d] Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý khi nó nhận ra được người ký cũng như sự nhất trí của người ký về thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu. [Điều 9, khoản 3] Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý để xác minh người ký và cho thấy sự thống nhất của các bên [Điều 24] Tranh chấp giữa CSX transport và Recovery Express về chữ ký điện tử trong e-mail. Tranh chấp giữa Feldman và United Parcel Service . 4 Khẳng định giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong hình thành hợp đồng, giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể phủ nhận. [Điều 11] Hợp đồng điện tử sẽ không bị phủ nhận giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành chỉ vì nó tồn tại dưới dạng điện tử. [Khoản b, Điều 7] Khẳng định rằng các hợp đồng được tạo bởi các phương tiện điện tử đều có giá trị pháp lý [Điều 9,10] Có, một hợp đồng sẽ không bị phủ nhận giá trị pháp lý hoặc hiệu lực chỉ vì lý do duy nhất là nó thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. [Điều 8,12] Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. [Điều 34] Tranh chấp nội dung hợp đồng giữa Hubbert và Công ty máy tính Dell; 5 Thời gian và địa điểm hình thành hợp đồng Xác định bằng cách xác định thời gian và địa điểm nhận gửi thông điệp và thời gian xác nhận nhận được thông điệp. [Điều 14, 15] Có nêu thời gian, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu [Điều 15]. Ví dụ nếu giao kết hợp đồng bằng mail thì thời điểm hình thành hợp đồng là khi thư điện tử xác nhận rời khỏi máy tính của người mua Có nêu thời gian, địa điểm chấp nhận đơn hàng bằng các phương tiện điện tử. [Điều 11, khoản 1] Có, tương tự luật mẫu, địa điểm gửi nhận thông điệp là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp [Điều 6], thời gian gửi thông điệp là thời điểm thông điệp rời khỏi hệ thống thông tin người khởi tạo hoặc người gửi [Điều 10], thời gian nhận thông điệp là thời điểm người nhận có thể truy cập vào thông điệp tại địa điểm điện tử của người gửi. [Điều 10] Có qui định xác định thời gian và địa điểm gửi nhận thông điệp dữ liệu [Điều 17,19] Tranh chấp giữa Digiland và một số khách hàng tại Singapore; giữa Eastman Kodak và một số khách hàng tại Anh 6 Ký kết hợp đồng điện tử tự động Thừa nhận GTPL của các hợp đồng tự động thông qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch TMĐT tự động bởi các phương tiện điện tử [Điều 14] Thừa nhận giá trị pháp lý của các hợp đồng điện tử tự động này [Điều 12] Tranh chấp giữa hãng HK Northwest Airlines và khách hàng; Novak và Google; Bar-Ayal và Time Warner Cable 7 Trụ sở kinh doanh của các bên Phải là địa điểm cố định tại đó doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh, phải là địa chỉ thực không phải là địa chỉ ảo trên Internet [Điều 4, khoản h] 8 Các loại hình giao dịch được điều chỉnh Tất cả các giao dịch thương mại liên quan tới hàng hóa và dịch vụ. [Điều 1] Tất cả các giao dịch thương mại, kinh doanh và các vấn đề liên quan tới hoạt động công được tiến hành bởi các phương tiện điện tử và có sử dụng chữ ký điện tử. [Điều 3] Tập trung vào các giao dịch trong nội khối liên minh châu Âu. [Điều 1] Áp dụng với các giao dịch B2B, C2C, C2B, B2C. [Điều 3] Tất cả các giao dịch được thực hiện bằng các phương tiện điện tử. [Điều 4] Phụ lục 17. So sánh một số nguồn luật về chữ ký điện tử trên thế giới STT Những vấn đề liên quan đến CK ĐT trong ký kết hợp đồng điện tử Chỉ thị số 1999/93/EC của EU về chữ ký điện tử Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL (2001) Luật chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và quốc tế (2001) Luật Giao dịch điện tử (2005), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số Ví dụ 1 Điều kiện để chữ ký điện tử được coi là đáng tin cậy Thiết bị tạo chữ ký điện tử phải đáp ứng các yêu cầu về pháp lý đối với chữ ký, thông điệp dữ liệu. [Điều 5] Là khi dữ liệu chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh ký hay dữ liệu tạo ra chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát duy nhất của người ký tại thời điểm ký, những thay đổi về chữ ký và nội dung ký đều có thể nhận biết sau thời điểm ký. [Điều 6] Chữ ký điện tử được tạo ra bởi phần mềm phải đảm bảo có thể truy cập được vào nội dung thông điệp được ký và phản ánh chính xác thông điệp dữ liệu đó. [Điều 1, 6] Khi có thể kiểm chứng bằng một qui trình kiểm tra an toàn. [Điều 22, Luật Giao dịch điên tử & Điều 9, nghị định 26] Quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ bằng e-mail thì chữ ký dưới mỗi e-mail xác định được người ký phát và cho phép người gửi và nhận có thể truy cập vào e-mail để đọc nội dung các thư giao dịch giữa các bên 2 Giá trị của chữ ký điện tử tương đương chữ ký viết tay Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký viết tay [Khoản 1, Đ.5] Chữ ký điện tử có chức năng tương đương chữ ký viết tay và sự chấp thuận của người ký đối với thông điệp điện tử được tính từ lúc nó được tạo ra trên thông điệp chứ không phải lúc chữ ký được tạo ra trong trường hợp chữ ký được tạo ra trước khi nó được ký [Điều 2, 6] Việc gửi e-mail có kèm chữ ký điện tử ở cuối xác nhận việc đồng ý các điều khoản hợp đồng của bên mua cho thấy sự nhất trí hoàn toàn của người mua. Điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng đã được ký kết. Vậy chữ ký trong e-mail có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký viết tay trong các văn bản giấy thông thường 3 Bảo đảm tính trung lập về công nghệ Chữ ký có thể được tạo ra dưới nhiều hình thức cho dù an toàn hay không an toàn. [Điều 5] Có thể ký dưới bất kỳ phương pháp nào. [Điều 6, khoản 4] Chữ ký điện tử có thể tạo bởi bất cứ công nghệ nào. [Điều 1, 3] Chữ ký điện tử có thể tạo lập dưới nhiều hình thức. [Điều 21] Mua bán hàng hóa trên Amazon.com việc kích vào nút Ok đồng ý chấp thuận mua hàng cũng là một hình thức ký điện tử 4 Trách nhiệm của bên thứ ba Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong đảm bảo tính chính xác của thông tin trên chứng thư điện tử. [Điều 6] Trách nhiệm của cơ quan chứng thực. [Điều 8,9] Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. [Điều 31] 5 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nước ngoài Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được tạo ra bởi các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử tại các nước nằm ngoài liên minh Châu Âu.[Điều 7] Công nhận giá trị pháp lý của một chữ ký điện tử không phụ thuộc vào vị trí địa lý. [Điều 12] Công nhận chữ ký điện tử có yếu tố nước ngoài. [Điều 12] Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài [Điều 27] và [khoản 3, Điều 8] Tiến hành mua bán chứng khoán, chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản ngân hàng có sử dụng mã số OTP (một mã số cho mỗi giao dịch) được xem là hình thức số hóa và có giá trị tương đương chữ ký điện tử mà độ bảo mật của chữ ký số lại cao hơn nhiều so với chữ ký điện tử. 6 Điều kiện tương đương về chức năng của chữ ký điện tử Thừa nhận chữ ký số có giá trị pháp lý nếu nó xác định và xác thực được người khởi tạo [Điều 7] Chữ ký số có giá trị tương đương chữ ký điện tử vì nó có khả năng xác định và xác thực người khởi tạo thông điệp [khoản 1,2 Điều 8] Phụ lục 18. So sánh các nguồn luật về HĐĐT tại Việt Nam STT Những vấn đề liên quan tới hợp đồng điện tử Luật Giao dịch điện tử (29/11/2005) Nghị định số 57 về thương mại điện tử (09/06/2006) Luật Công nghệ thông tin (29/06/2006) Nghị định số 26 về chữ ký số và chứng thực chữ ký số (15/02/2007) Thông tư số 09 về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT (21/07/2008) Ví dụ 1 Khẳng định giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. [Điều 34] Khẳng định giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử thông qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử. [Điều 7] Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử ở một khía cạnh nào đó thông qua việc cho phép trao đổi thông tin số. [Điều 15] Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử thông qua thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các thông điệp điện tử. [Điều 8] Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng giao kết trên các website mua bán trực tuyến. [Điều 9] Mua dịch vụ tải nhạc, hình ảnh qua 18001591 hay truy vấn số mua bán hàng hóa qua các trang web bán hàng trực tuyến như golmart.com. 2 Khẳng định thông điệp dữ liệu đáp ứng yêu cầu về mặt văn bản Thông điệp dữ liệu mà có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết thì có giá trị như văn bản.[Điều 12] Quy định thông qua việc khẳng định rằng chứng từ điện tử có giá trị như văn bản. [Điều 8] 3 Các điều khoản trong hợp đồng điện tử Các điều khoản của hợp đồng tuân theo pháp luật về hợp đồng. [Điều 35] Không nêu rõ các điều khoản cần thiết trong hợp đồng chỉ yêu cầu bên đề nghị giao kết phải cung cấp các chứng từ có đầy đủ các điều khoản của hợp đồng. [Điều 14] Phải có đầy đủ các thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, thanh toán, bảo hành, hoàn trả, giao hàng. [Các điều từ 12 đến 16] Các điều khoản hợp đồng có thể được cung cấp thông qua việc chấp thuận của mua với từng bước trong quá trình mua hàng trực tuyến, Ngoài ra các điều khoản hợp đồng còn cung cấp thông qua việc chấp thuận các điều khoản tham gia một trang web như 1001shoppings.com 4 Khẳng định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử Thừa nhận giá trị pháp lý của chữ điện tử trong các hợp đồng điện tử [Điều 24] Bất cứ một phương pháp nào thể hiện sự chấp thuận về một chứng từ điện tử được coi là ký điện tử và có giá trị pháp lý [Điều 10] Có thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử [ Mục đ, Khoản 4, Điều 9] Thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số nếu nó được sử dụng trong những trường hợp các bên có yêu cầu [Điều 8] 5 Giao kết hợp đồng điện tử Chính là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao kết hợp đồng [Điều 36] Một thông báo bằng chứng từ điện tử chỉ được xem là một giao kết hợp đồng khi nó chỉ rõ người nhận [Điều 12] Đề cập tới việc cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng trên môi trường mạng [Điều 31] Những giới thiệu trên website về hàng hóa được xem là đề nghị giao kết hợp đồng, và việc cung cấp thông tin của người nhận chính là việc chấp nhận giao kết hợp đồng [Điều 4,5,6] 6 Thời gian và địa điểm hình thành hợp đồng Có thông qua việc xác định thời gian và địa điểm gửi nhận thông điệp dữ liệu. [Điều 17,19] Có thông qua việc xác định thời điểm và địa điểm gửi nhận chứng từ điện tử. [Điều 11] Chỉ ra thời điểm giao kết hợp đồng điện tử trên website. [Điều 8] 7 Ký kết hợp đồng điện tử tự động Thừa nhận giá trị pháp lý của các hợp đồng điện tử ký kết tự động. [Điều 13] Việc tiến hành đặt hàng và mua bán trực tuyến trên các website của người tiêu dùng chính là việc tiến hành ký kết các hợp đồng điện tử tự động. [Điều 4,5,6,9,10] Mua hàng trên chodientu.vn; vdc.com.vn 8 Lỗi trong quá trình ký kết hợp đồng điện tử Nếu một cá nhân phát hiện ra lỗi trong quá trình ký kết hợp đồng và thông báo ngay cho bên kia thì họ sẽ được miễn trách. [Điều 15] Đề cập tới việc sửa lỗi trong quá trình tiến hành hoạt động thương mại trên môi trường mạng. [Điều 32] Cho phép khách hàng rà lỗi và sửa lỗi. [Điều 18] 9 Giải quyết tranh chấp liên quan đến HĐĐT Nếu tranh chấp xảy ra, trước hết giải quyết bằng hòa giải, sau đó sẽ theo các qui định khác của pháp luật. [Điều 51,52] Cụ thể hóa các hành động dẫn tới tranh chấp bằng cách chỉ ra đâu là hành động được coi là vi phạm khi tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử cũng như cách xử lý cho những trường hợp như vậy . Điều 16,17] Đã đề cập tới tranh chấp cũng như biện pháp giải quyết khiếu nại liên quan tới chữ ký số. [Điều 58, 59, 60] Đã đưa ra các biện pháp giải quyết tranh chấp liên quan tới hợp đồng giao kết trên website. [Điều 20] Tranh chấp giữa Pacific Airline và Công ty TNHH Hoàng Yến Minh Phụ lục 19. So sánh một số nguồn luật về chữ ký điện tử tại Việt Nam STT Những vấn đề liên quan tới hợp đồng điện tử Luật Giao dịch điện tử 2006 Nghị định số 57 về thương mại điện tử (09/06/2006) Luật Công nghệ thông tin (29/06/2006) Nghị định số 26 về chữ ký số và chứng thực chữ ký số (15/02/2007) Ví dụ 1 Khẳng định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử Thừa nhận giá trị pháp lý của chữ điện tử trong các hợp đồng điện tử. [Điều 24] Bất cứ một phương pháp nào thể hiện sự chấp thuận về một chứng từ điện tử được coi là đã ký điện tử và có giá trị pháp lý. [Điều 10] Có thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. [Điều 9] Đã thừa nhận chữ ký số có giá trị pháp lý. [Điều 8] Hầu hết các giao dịch điện tử tại Việt Nam đều đã sử dụng chữ ký điện tử. Phát triển nhất trong việc sử dụng chữ ký điện tử phải kể tới ngành ngân hàng triển khai cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến. 2 Điều kiện để chữ ký điện tử được coi là đáng tin cậy Khi có thể kiểm chứng bằng một qui trình kiểm tra an toàn. [Điều 22] Khi mà nó xác định được người gửi và nhận chứng từ điện tử. [Điều 10] Chữ ký số chỉ được xem là tin cậy khi nó đảm bảo được tính an toàn. [Điều 9] 3 Trách nhiệm của bên thứ ba Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. [Điều 31] Quyền và nghĩa vụ của cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được đưa ra. [Điều 29-40] Một số đơn vị đang thực hiện việc cấp chứng thực như VASC, VDC, Trung tâm Tin học thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ,... Ngoài ra, có một số đơn vị cũng thử nghiệm xây dựng các CA nội bộ. 4 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nước ngoài Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nước ngoài. [Điều 27] Thông qua việc chấp thuận các tiêu chuẩn về sản phẩm công nghệ có yếu tố nước ngoài. [Khoản 5, Điều 41] Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký số nước ngoài. [Điều 26] Phụ lục 20. Mẫu phiếu điều tra “Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử” Phụ lục 21. Danh sách các công ty đã tham gia điều tra “Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong doanh nghiệp” Phụ lục 22. Tổng hợp kết quả điều tra “Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong doanh nghiệp” Phụ lục 23. So sánh quy trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng B2B khi sử dụng và không sử dụng mạng EDI. Nguồn: Turban (2010), Electronic Commerce for Managers, Prentice Hall Phụ lục 24. Quy trình giao dịch điện tử B2B theo tiêu chuẩn ISO15000 Bước 1. Quy trình đặt hàng trong giao dịch điện tử B2B Nguồn: OASIS Standard v2.0.4 và ISO15000 Bước 2. Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong giao dịch điện tử B2B Nguồn: OASIS Standard v2.0.4 và ISO15000 Bước 3. Quy trình gửi, nhận và xử lý đơn đặt hàng trong giao dịch điện tử B2B Nguồn: OASIS Standard v2.0.4 và ISO15000 Phụ lục 25. Đề xuất một số phần mềm thương mại điện tử mã nguồn mở i. Phần mềm máy chủ web Apache (HTTP) Apache là một phần mềm máy chủ web mã nguồn mở, được viết vào năm 1993 trên nền HTTP (giao thức truyền tải siêu văn bản). Apache có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Unix, Linux, Microsoft Windows, Novell Netware, Mac OS X và các hệ điều hành khác. Phần mềm máy chủ web Apache không ngừng phát triển và trở thành phần mềm có sức cạnh tranh mạnh so với các máy chủ khác về mặt hiệu suất và tính năng phong phú. Sau 3 năm đi vào ứng dụng, Apache đã trở thành một chương trình máy chủ HTTP thông dụng nhất. Hiện nay Apache được cài đặt trên khoảng 53% máy chủ web trên thế giới. Microsoft Internet Information Services (IIS) xếp thứ hai sau Apache với 32% thị phần trên toàn thế giới. Người dùng máy chủ web Apache có khả năng cá biệt hóa cao các website của mình bằng cách cài thêm các module để mở rộng các chức năng của website. Ngoài ra Apache còn cho phép người dùng có thể viết mã code để xây dựng những module mới phục vụ cho mục đích riêng. Ưu điểm của Apache là máy chủ web mã nguồn mở ổn định và nhanh cho phép người dùng tiết kiệm được thời gian quản lý. Hệ thống website lớn nhất thế giới Google.com cũng đang dùng ứng dụng máy chủ web Apache. Minh họa website cung cấp Apache server Nguồn: Apache cho phép người dùng có thể xây dựng các trang web với qui mô khác nhau từ một trang web cá nhân cho tới một trang web mà hàng triệu người có thể truy cập vào. Apache được sử dụng để làm máy chủ cho các trang web với nội dung tĩnh và trang web động. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, giải pháp này phù hợp vì dễ dàng cài đặt, sử dụng và quản lý. ii. Ngôn ngữ lập trình web PHP PHP là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến hiện nay để xây dựng website. PHP được viết vào năm 1994, ban đầu có nghĩa là trang chủ cá nhân (Personal Home Page). Năm 1997, PHP đã được viết lại toàn bộ mã nguồn trước đó. Giao diện của PHP thế hệ sau thân thiện hơn với người dùng và có nhiều ứng dụng hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. Sau đó 1 năm PHP lại được viết lại với phiên bản PHP 4 nhằm cải tiến tốc độ xử lý các ứng dụng phức tạp và cải tiến các module viết trên ngôn ngữ lập trình PHP. Nhóm xây dựng ngôn ngữ lập trình đã ngồi cải tiến PHP 4 thành phiên bản PHP 5.0 vào năm 2002. Thay vì đưa ra phiên bản PHP 5.0, nhóm xây dựng đã tung ra phiên bản PHP 5.0 beta để kiểm tra trước vào năm 2003. Một năm sau đó, phiên bản PHP 5.0 mới chính thức được đưa ra thị trường. Tính đến nay PHP đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến và được hiểu như là phần mềm xử l‎ý siêu văn bản (Hypertext Preprocessor). PHP là ngôn ngữ lập trình đơn giản giúp người dùng xây dựng các trang web động. Hiện nay PHP 6 là phiên bản mới nhất và đang được sử dụng thử. Ngôn ngữ lập trình PHP gần giống với C+ và Java. PHP là mã nguồn mở có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. PHP là ngôn ngữ lập trình dễ sử dụng, tốc độ nhanh hơn so với các ngôn ngữ lập trình khác. Hiện nay PHP được cài đặt trên 20 triệu website và 1 triệu máy chủ web. Ngôn ngữ này được sử dụng để phát triển cho website TMĐT, và vì là mã nguồn mở nên cũng được sử dụng trong đào tạo tại nhiều trường đại học, điều này thuận lợi đối với đội ngũ nhân viên TMĐT trong việc triển khai cho các doanh nghiệp sau này. iii. Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu dưới dạng bảng cột và là mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu My‎SQL bao gồm máy chủ MySQL để chạy và quản l‎ý cơ sở dữ liệu và máy khách MySQL là giao diện của máy chủ đối với người dùng. MySQL là ứng dụng đơn giản, có tốc độ nhanh, ổn định hơn các bất cứ hệ thống cơ sở dữ liệu khác (bao gồm hệ thống thương mại như Oracle, DB2). Hơn nữa, MySQL có thể cài đặt trên nhiều hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình khác nhau. MySQL có thể quản l‎ý cơ sở dữ liệu viết dưới dạng PHP, Perl và Java. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL được viết dưới ngôn ngữ lập trình C và C++. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này có tốc độ xử l‎ý và bảo mật cao. MySQL cho phép người dùng có thể xử l‎ý cơ sở dữ liệu với khối lượng lớn. Ngoài ra người dùng MySQL còn có thể thay đổi mã code của các ứng dụng. Chính vị vậy MySQL luôn là sự chọn lựa cho những tổ chức muốn xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống TMĐT của mình. iv. Phần mềm website quản trị nội dung Jommla Joomla là phần mềm website quản trị nội dung mã nguồn mở (CSM – Content Management Systems). Phần mềm xây dựng website Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL. Joomla cho phép người dùng có thể xuất bản nội dung trên trang web hoặc intranet. Minh họa website quản trị nội dung Joomla Nguồn: www.joomla.org Hai đặc điểm chính của Joomla là dễ quản trị và thay đổi giao diện. Hơn nữa tính bảo mật của các trang web xây dựng bằng phần mềm Joomla có tính bảo mật cao. Phần mềm Joomla được ứng dụng để xây dựng các trang web cá nhân tới trang web của các tổ chức lớn với nhiều ứng dụng phức tạp. Joomla đang ngày càng phổ biến và sử dụng rộng rãi do việc sử dụng nó rất đơn giản, ngoài ra giao diện của Joomla rất bắt mắt và dễ dàng thay đổi. Joomla là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng website để bán hàng trực tuyến vì khả năng bảo mật, linh hoạt, dễ sử dụng và quản lý. v. Phần mềm cửa hàng trực tuyến Virtuemart Virtuemart là giải pháp phần mềm thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế như là phần mở rộng của hệ thống quản trị nội dung Mambo và Joomla. Phần mềm cửa hàng ảo Virtuemart được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và lưu trữ trên cơ sở dữ liệu MySQL. Phần mềm Virtuemart là một mã nguồn mở nên người lập trình có thể thay đổi mã code cho phù hợp với mục đích xây dựng website. Phiên bản mới nhất hiện nay của Virtuemart là 1.1.x. Virtuemart được xem là giỏ mua hàng, một cấu thành bộ phận của website cho phép giới thiệu các sản phẩm mới nhất. Một sản phẩm có thể phân vào nhiều category khác nhau. Ngoài ra một sản phẩm có thể có nhiều mức giá khác nhau. Việc tính giá sản phẩm dựa trên nhóm người mua, số lượng mua. Và phần mềm của hàng trực tuyến Virtuemart còn cho phép thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau. Virtuemart không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng mà còn hỗ trợ hoạt động quản lý các chứng từ điện tử trong quá trình thực hiện HĐĐT, đặc biệt là khả năng kết nối với các ngân hàng để thực hiện thanh toán điện tử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan an TS - Bao ve cap Nha nuoc 2010 - V8.doc
  • docBia - Luan an TS.doc
  • docPL20 PhieudieutraTMDT2009.doc
  • xlsPL21 Danh sach cong ty tien hanh dieu tra.xls
  • xlsPL22 Tong_hop_dieu_tra_TMDT_2009_-_Final29.7.09.xls
Tài liệu liên quan