Luận án Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang là mục tiêu đặt ra cho mọi quốc gia và các địa phương. Ở các nước phát triển, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội và giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô khác. Ở Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển kinh tế bền vững chính là điều kiện tiên quyết để đuổi kịp các nền kinh tế trong khu vực, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được điều đó, thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc phân tích, dự báo quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế có vai trò quan trọng. Kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới cho thấy để phân tích và dự báo có cơ sở khoa học, xu hướng hiện nay là phải sử dụng những công cụ hiện đại của quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, trong đó việc sử dụng các mô hình toán kinh tế và kinh tế lượng là một trong những công cụ rất có hiệu quả. Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, các địa phương nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đã đạt được những thành tựu về kinh tế đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996-2000 đạt 8,9%; thời kỳ 2001-2005 đạt 9%. Tuy nhiên trong sự phát triển đó, nền kinh tế của tỉnh Bình Định vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của tỉnh. Để phân tích và dự báo tăng trưởng và phát triển kinh tế có cơ sở khoa học, đề ra những biện pháp hiệu quả để phát triển kinh tế của tỉnh, NCS chọn đề tài: “Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định”. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH VẼ 5 MỞ ĐẦU 9 Chương 1. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 15 1.1. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế 15 1.2. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế 33 1.3. Xây dựng mô hình lý thuyết áp dụng cho cấp tỉnh. 58 Chương 2. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1990-2005 68 2.1. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định 68 2.2. Thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định 74 2.3. Tiếp cận hệ thống trong phân tích tăng trưởng các ngành kinh tế tỉnh Bình Định 93 2.4. Đánh giá một số yếu tố phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1990 - 2005 104 2.5. Đánh giá tổng quát 115 Chương 3. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 118 3.1. Mục tiêu và phạm vi áp dụng của mô hình 118 3.2. Các kết quả ước lượng 119 3.3. Mô hình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế địa phương 141 3.4. Các mô phỏng 156 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 164 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172

doc175 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 97.90 0.181745 3.902809 1992 566.70 2008.749 100.10 0.170004 4.124453 1993 657.00 1944.633 102.60 0.175402 4.019192 1994 695.00 3440.203 103.90 0.129251 5.173901 1995 802.10 2700.606 106.30 0.149416 4.589224 1996 871.70 1492.667 107.40 0.207861 3.492575 1997 966.40 2042.28 107.10 0.17482 4.030249 1998 1039.70 1832.547 105.70 0.18417 3.860244 1999 1112.00 2468.171 107.30 0.157766 4.387369 2000 1197.20 3864.298 108.70 0.124319 5.34311 2001 1291.40 3821.154 113.90 0.128326 5.204746 2002 1403.30 7779.324 117.30 0.088375 7.085762 2003 1540.30 7696.796 120.60 0.090252 6.963619 2004 1710.00 8913.299 124.10 0.084602 7.346159 2005 1938.00 10026.61 127.90 0.080644 7.643118 Nguồn: Tính toán của tác giả - Hàm ước lượng cầu lao động khu vực ngành dịch vụ =0.1412857916*LOG(GDPDV)+ 0.04412795218*LOG(WLDV/WKDV) + 3.594825095 se = (0.020664) (0.014789) (0.014789) =0.944218, D-W=1.094993 Theo hàm ước lượng trên thì khi GDPDV tăng 1% thì nhu cầu lao động cho ngành dịch vụ tăng 0.14%. b. Ước lượng vốn khu vực dịch vụ Hàm ước lượng vốn cho ngành dịch vụ là: =0.568877*LOG(GDPDV)-1.040823*LOG(WKDV/WLDV) se=(0.004755) (0.024675) R2 =0.999093, D-W=0.977380 Theo kết quả ước lượng này khi GDPDV tăng 1% thì nhu cầu vốn cho ngành dịch vụ của Bình Định tăng 0,57%. 4. Ước lượng hàm cầu lao động và hàm cầu vốn cho khu vực nông nghiệp của Bình Định a.Ước lượng hàm cầu lao động - Ước lượng giá lao động và giá vốn cho khu vực nông nghiệp Bảng 3.9. Ước lượng giá vốn và giá lao động cho ngành nông - lâm - ngư nghiệp 1990-2005 Năm GDPN KN LN WKN WLN 1990 951.4 583.7986 439 1.040266 1.014147 1991 982.2 589.7179 448 1.102909 0.952137 1992 925.1 529.4232 456.7 1.016688 1.039547 1993 1100.1 902.0754 464 1.038752 1.015742 1994 1232.4 748.2776 472.5 0.813353 1.322538 1995 1361.6 1106.252 481 0.844129 1.270587 1996 1470 1062.787 490.3 0.69505 1.566984 1997 1536.2 1101.03 501 0.692786 1.572511 1998 1667.5 1339.618 511 0.692668 1.572798 1999 1741.7 912.6872 501.6 0.621518 1.767925 2000 1805.6 3811.907 525.7 0.718227 1.512492 2002 1925.8 1319.589 539.5 0.629112 1.744909 2003 2061.4 1189.805 553.6 0.649109 1.686977 2004 2192.1 1138.852 556.4 0.6797 1.6052 2005 2315.76 1408.99 554 0.680624 1.60285 Nguồn: Tính toán của tác giả - Hàm ước lượng lao động cho khu vực nông nghiệp tỉnh Bình Định: =0.2543732426*LOG(GDPN)-0.001595229092*LOG(WLN/WKN)+ 4.351830447 se=(0.019213) (0.013883) (0.146635) =0.951099, D-W=1.459153 Như vậy, khi GDPN tăng 1% thì nhu cầu lao động cho ngành nông-lâm-ngư nghiệp Bình Định tăng 0,25%. b. Ước lượng hàm cầu về vốn Hàm cầu về vốn khu vực nông nghiệp của Bình Định được chấp nhận là: = 0.899670*LOG(GDPN) - 0.562002*LOG(WKN/WLN) se=(0.005989) (0.063173) R2=0.858913, D-W=0.937228 Theo kết quả ước lượng cho thấy khi GDPN tăng 1% thì cầu về vốn cho ngành nông - lâm - ngư nghiệp Bình Định tăng 0,9%. 3.3. MÔ HÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 3.3.1. Danh mục các biến số Để xây dựng mô hình dự báo phát triển kinh tế cho địa phương ta ký hiệu các biến số theo bảng sau đây: Biến số Nội dung DS Dân số (1000 người) L Lao động (1000 người) Ln Lao động nông-lâm-ngư nghiệp (1000 người) Lc Lao động công nghiệp-xây dựng (1000 người) Ldv Lao động dịch vụ (1000 người) Ihh Đầu tư giá hiện hành của Bình Định(tỷ đồng) Ibd Đầu tư giá so sánh của Bình Định (tỷ đồng) Icn Đầu tư của cả nước theo giá so sánh (tỷ đồng) Ic Đầu tư ngành công nghiệp-xây dựng của Bình Định giá so sánh (tỷ đồng) In Đầu tư ngành nông-lâm-ngư nghiệp của Bình Định giá so sánh (tỷ đồng) Idv Đầu tư ngành dịch vụ của Bình Định giá so sánh (tỷ đồng) Khh Vốn của Bình Định giá hiện hành (tỷ đồng) `Kbd Vốn của Bình Định giá so sánh (tỷ đồng) GDP Tổng sản phẩm tỉnh Bình Định giá so sánh (tỷ đồng) gGDP Tốc độ tăng trưởng GDP Bình Định (%) REV Thu ngân sách Bình Định (tỷ đồng) EXPI Chi ngân sách Bình Định (tỷ đồng) TTNN Tỷ trọng GDP ngành nông -lâm-ngư nghiệp trong GDP Bình Định (%) TTCN Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp-xây dựng trong GDP Bình Định (%) TTDV Tỷ trọng GDP ngành dịch vụ trong GDP Bình Định (%) GDPN Tổng sản phẩm ngành nông-lâm-ngư nghiệp Bình Định (tỷ đồng) GDPC Tổng sản phẩm ngành công nghiệp-xây dựng Bình Định (tỷ đồng) GDPDV Tổng sản phẩm ngành dịch vụ Bình Định (tỷ đồng) TNĐN Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành (triệu đồng) RTNĐN Thu nhập bình quân đầu người theo giá năm 1994 Bình Định (triệu đồng) XK Kim ngạch xuất khẩu Bình Định (tỷ đồng) NK Nhập khẩu Bình Định (tỷ đồng) NER Tỷ giá hối đoái danh nghĩa WK Giá vốn WL Giá lao động 3.3.2. Các sơ đồ khối và biểu thức tính toán 1. Sơ đồ khối Cách tính toán kế hoạch phát triển kinh tế tỉnh Bình Định thời kỳ 2006-2010 dựa vào lược đồ tính toán sau: Dân số Đầu tư Cả nước Lao động Đầu tư Bình Định GDP Bình Định Tốc độ tăng trưởng Thu nhập bình quân Thu chi ngân sách Xuất nhập khẩu Hình 3.1: Sơ đồ khối dự báo kinh tế Bình Định 2. Các phương trình Để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định, cần xây dựng các phương trình mô tả mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. Các phương trình này dựa trên cơ sở các mối liên hệ kinh tế giữa các biến đồng thời phù hợp với các số liệu của địa phương và có thể tính toán được. DS(t)=f(DS(t-1)) L(t)=f(DS(t)) LC(t)=f(GDPC(t),WKC(t),WLC(t)) LN(t)=f(GDPN(t),WKN(t),WLN(t)) LDV(t)=f(GDPDV(t),WKDV(t),WLDV(t)) Ibd(t)=f(Icn(t)) Ic(t)=Ibd(t)xTTIc(t) In(t)=Ibd(t)xTTInn(t) Idv(t)=Ibd(t)-Ic(t)-In(t) GDPC(t)=f(LC(t), Ic(t)) GDPN(t)=f(LN(t), In(t)) GDPDV(t)=f(LDV(t), Idv(t)) GDP(t)= GDPC(t)+GDPN(t)+GDPDV(t) RTNĐN(t)=GDP(t)/DS(t) REV(t)=f(GDP(t)) EXP1(t)=f(GDP(t)) XK(t)=f(GDP(t),NER(t)) NK(t)=f(GDP(t), XK(t)) TTNN(t)=f(GDP(t)) TTDV(t)=f(GDP(t)) TTCN(t)=100-TTNN(t)-TTDV(t) 3.3.3. Một số kết quả dự báo phát triển kinh tế tỉnh Bình Định Để thực hiện các tính toán trên, công việc quan trọng là phải ước lượng : đầu tư ; Lao động . 1. Đầu tư Theo phân tích ở chương 2, đầu tư của Bình Định luôn phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn đầu tư của Trung ương, nhất là từ năm 2001. Mặt khác đầu tư của cả nước đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo nên trong luận án này NCS coi đầu tư của cả nước là ngoại sinh. Cụ thể ta có mô hình ước lượng đầu tư của Bình Định theo đầu tư của cả nước (giá so sánh) như sau: Hồi qui đầu tư của Bình Định theo đầu tư cả nước (theo giá so sánh, đơn vị tỷ đồng) Mô hình ước lượng được chấp nhận là: = 0.01236872146*Icn - 134.1896495 se=(0.000706) (78.65291) =0.956280, D-W=1.615197 Mô hình ước lượng được chấp nhận với mức ý nghĩa =5%. Trong kết quả ước lượng trên hệ số chặn không có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả ước lượng này, nếu đầu tư của cả nước tăng thêm 1 tỷ đồng (giá so sánh) thì đầu tư của Bình Định sẽ tăng 0.012369 tỷ đồng. b. Các phương án dự báo đầu tư tỉnh Bình Định Phương án I Dự báo đầu tư của Bình Định (2006-2010) dựa vào đầu tư của cả nước (giá so sánh) Giả sử tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển của cả nước thời kỳ 2006-2010 trung bình hàng năm là 17,2% (theo dự báo đầu tư phát triển của Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010. Bộ kế hoạch đầu tư. Nx b Lao động - Xã hội). Bảng 3.10. Dự báo đầu tư Bình Định 2006-2010 (tỷ đồng). PAI Năm Icn(ss) Ibd(ss) Icn(tt) Ibd(tt) 2005 181755.1 2243.89 324000 4100.00 2006 213016.9772 2634.551 379728 4556.736 2007 249655.8973 3087.694 445041.2 5340.495 2008 292596.7116 3618.778 521588.3 6259.06 2009 342923.346 4241.207 611301.5 7335.618 2010 401906.1615 4970.695 716445.4 8597.344 Nguồn: Tính toán của tác giả Phương án II Giả sử do thu hút các nguồn đầu tư tốt, tốc độ tăng đầu tư phát triển của cả nước thời kỳ 2006-2010 tăng trung bình 20% năm. Dự báo đầu tư của Bình Định thời kỳ 2006-2010 phụ thuộc vào đầu tư cả nước như sau: Bảng 3.11. Dự báo đầu tư Bình Định 2006-2010 (tỷ đồng). PAII Năm Icn(ss) Ibd(ss) 2005 181755.1 2243.89 2006 218106.1 2563.504 2007 261727.3 3103.043 2008 314072.8 3750.489 2009 376887.4 4527.425 2010 452264.9 5459.748 Nguồn: Tính toán của tác giả Phương án III Giả sử khu kinh tế Nhơn Hội của tỉnh Bình Định phát triển tốt, các chính sách kêu gọi đầu tư của Bình Định tiếp tục phát huy hiệu quả, tốc độ tăng đầu tư của Bình Định trung bình hàng năm thời kỳ 2006-2010 là 22%. Bảng 3.12. Dự báo đầu tư của Bình Định 2006-2010 (tỷ đồng). PA.III Năm Ibd(ss) 2005 2243,89 2006 2737,55 2007 3339,81 2008 4074,57 2009 4970,98 2010 6064,6 Nguồn: Tính toán của tác giả 2. Dân số và lao động a. Mô hình dự báo dân số Để dự báo dân số tỉnh Bịnh Định trong những năm tới, ta dựa dãy số liệu về dân số của tỉnh Bình Định trong giai đoạn 1990-2005, và phương pháp ước lượng OLS để xây dựng hàm ước lượng. Hàm ước lượng dân số phù hợp là: = 1.013551191*DS(-1) se=(0.001227) =0.995804, D-W=1.355684 Mô hình ước lượng được chấp nhận với mức ý nghĩa =5%. Theo mô hình mỗi năm dân số Bình Định tăng khoảng 1,35%. b. Mô hình dự báo cung lao động Tỷ lệ dân số có việc làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do giới hạn của số liệu luận án chọn hai yếu tố chính là tỷ lệ giữa giá lao động và giá vốn, qui mô dân số. Để ước lượng cung lao động của Bình Định, chúng ta dựa vào dãy số liệu về lao động có việc làm tại Bình Định (L), dân số Bình Định, và các ước lượng về giá vốn và giá lao động của toàn bộ nền kinh tế của Bình Định giai đoạn 1990-2005. Sử dụng phương pháp ước lượng OLS, ta được hàm ước lượng cung lao động của Bình Định như sau: = 0.09884215149*LOG(WL/WK) - 0.1261510278*LOG(DS) se=(0.013574) (0.003293) =0.695270, D-W=1.120861 Trong đó WK, WL là giá của vốn và giá lao động trong toàn nền kinh tế. Mô hình được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%. Theo mô hình ước lượng trên, khi tỷ số giữa giá của lao động và giá của vốn không đổi, thì khi dân số tăng 1% thì tỷ lệ dân số tham gia lao động giảm 0.12%. Kết quả ước lượng này không phù hợp với tỷ lệ dân số tham gia lao động của Bình Định trong thời gian qua. c. Các phương án dự báo cung lao động tỉnh Bình Định Phương án I Giả sử tỷ lệ lao động/ dân số được ước lượng như trong bảng dưới đây, trong đó tốc độ tăng tỷ lệ lao động và dân số giả định như thời kỳ 2001-2005. Dân số được tính theo mô hình dự báo ở phần a. Bảng 3.13. Dự báo dân số và lao động tỉnh Bình Định 2006-2010 (PAI) = 1.013551191*DS(-1) Năm Dân số gDS lao động L/DS (%) gL 2005 1561.5 793.70 50.82933 2006 1582.66 1.355119 816.6527 51.6 2.891855 2007 1604.107 1.355119 840.5521 52.4 2.926516 2008 1625.845 1.355119 864.9494 53.2 2.902525 2009 1647.877 1.355119 889.8535 54.0 2.879256 2010 1670.208 1.355119 915.2737 54.8 2.856676 Nguồn: Tính toán của tác giả Trong đó, gDS là tốc độ tăng dân số, gL là tốc độ tăng lao động. Phương án II Giả sử tỷ lệ lao động trong dân số là 51%, gần bằng tỷ lệ lao động trong dân số năm 2005. Dân số được tính theo mô hình dự báo phần a. Bảng 3.14. Dự báo dân số và lao động tỉnh Bình Định 2006-2010, PAII Năm dân số L gL 2005 1561.5 795.7 2006 1582.66 807.1567 1.439826 2007 1604.107 818.0946 1.355119 2008 1625.845 829.1808 1.355119 2009 1647.877 840.4172 1.355119 2010 1670.208 851.8058 1.355119 Nguồn: Tính toán của tác giả Theo phương án này tốc độ tăng lao động có việc làm trung bình trong thời kỳ 2006-2010 của Bình Định là khoảng 1,4% ( tốc độ tăng trung bình hàng năm thời kỳ 2001-2005 gần bằng 3%). Trong hai phương án dự báo lao động ở trên, luận án chọn phương án I, là phương án phù hợp với thực tế lao động của Bình Định trong thời gian tới (vì tốc độ tăng trung bình hàng năm thời kỳ 2001-2005 gần bằng 3%). 3. Dự báo tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2010 Phương án I Giả sử tốc độ tăng đầu tư của cả nước là 17,2%, và lao động được ước lượng như PA I (dân số). Hàm ước lượng GDP theo đầu tư (I) và cung lao động (L) được chấp nhận là: = 0.5501417335*LOG(I/L) + 1.381375441 Bảng 3.15. Dự báo tăng trưởng GDP, PAI Năm Ibd Lao động GDP gGDP 2005 2243.9 793.7 5609.6 2006 2634.6 816.65 6191.6 10.375 2007 3087.7 840.55 6844.7 10.549 2008 3618.8 864.95 7566 10.538 2009 4241.2 889.85 8362.4 10.526 2010 4970.7 915.27 9241.8 10.515 Nguồn: Tính toán của tác giả Trong đó Ibd là đầu tư Bình Định, L-lao động, gGDP là tốc độ tăng GDP. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Bình Định thời kỳ 2006-2010 theo phương án này là 10,5%. Phương án II Giả sử tốc độ tăng đầu tư trung bình thời kỳ 2006-2010 của cả nước dự kiến 20%, dự báo cung lao động của tỉnh Bình Định như phương án I. Bảng 3.16. Dự báo tăng trưởng kinh tế Bình Định 2006-2010, PAII Năm Icn Ibd L GDP gGDP 2005 181755.1 2243.89 793.7 5609.6 11.14 2006 218106.1 2563.504 816.6527 6220.059 10.8824 2007 261727.3 3103.043 840.5521 7015.36 12.78606 2008 314072.8 3750.489 864.9494 7904.831 12.6789 2009 376887.4 4527.425 889.8535 8899.99 12.58926 2010 452264.9 5459.748 915.2737 10013.72 12.51387 Nguồn: Tính toán của tác giả Trong đó Icn là đầu tư của cả nước, Ibd là đầu tư của Bình Định. Theo phương án này tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Bình Định thời kỳ 2006-2010 là 12,3%. Phương án III Giả sử tốc độ tăng đầu tư của Bình Định trung bình hàng năm thời kỳ 2006-2010 là 22%, lao động dự báo như phương án I. Dân số được dự báo theo mục a phần dự báo dân số và lao động. Hàm ước lượng GDP theo đầu tư và lao động là: = 0.5501417335*LOG(I/L) + 1.381375441 Bảng 3.17. Dự báo tăng trưởng của Bình Định 2006-2010, PAIII Năm Ibd L Dân số GDP gGDP 2005 2243.9 793.7 1561.5 5609.6 11,14 2006 2737.546 816.65 1582.66 6322.03 12,7 2007 3339.806 840.55 1604.107 7144.827 13,0 2008 4074.563 864.95 1625.845 8073.863 13,0 2009 4970.967 889.85 1647.877 9122.771 12,99 2010 6064.58 915.27 1670.208 10306.93 12,98 Nguồn: Tính toán của tác giả Theo phương án này tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Bình Định thời kỳ 2006-2010 là 12,93%. Trong phần này luận án đã dựa vào một số giả thiết về đầu tư và lao động, đồng thời lựa chọn các mô hình dự báo phù hợp ở các phần trước để xây dựng các phương án dự báo tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định. Trong 3 phương án trên, trong luận án này NCS chọn phương án 3 là phương án phù hợp nhất, bởi vì trong 3 năm gần đây tỉnh Bình Định được sự quan tâm của nhà nước đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Nhơn Hội. Theo kế hoạch của tỉnh trong một vài năm tới khu kinh tế này đi vào hoạt động sẽ làm cho kinh tế Bình Định khởi sắc và đạt tốc độ tăng trưởng cao. 4. Dự báo xuất nhập khẩu của Bình Định a. Mô hình dự báo xuất khẩu Trong một số dự báo xuất khẩu ở Việt Nam, người ta lựa chọn mô hình dự báo xuất khẩu gồm bốn biến: xuất khẩu (EX), chỉ số giá xuất khẩu(Px), tỷ giá hối đoái, và GDP. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, mô hình được chọn với ba biến: kim ngạch xuất khẩu (XK), tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER), và GDP (giá so sánh). Mô hình được chấp nhận là: =2.573737585*LOG(GDP)+1.143228651*LOG(NER)- 17.11351258 Se = 0.188801) (0.290747) (0.982168) =0.984852, D-W=1.801707 Trong đó NER tỷ giá (VNĐ/USD). GDP và XK đều tính bằng tỷ đồng. Nếu tỷ giá không đổi thì khi GDP tăng 1% xuất khẩu sẽ tăng 2,5738%. Nếu tỷ giá tăng 1% thì xuất khẩu tăng 1, 1432%. b. Mô hình dự báo nhập khẩu Để ước lượng mô hình dự báo nhập khẩu, nhiều nghiên cứu lựa chọn mô hình gồm bốn biến: nhập khẩu (IM), GDP, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và nhập khẩu (NER), chỉ số giá nhập khẩu (PM). Trong luận án này như đã phân tích trong chương 2, chọn mô hình nhập khẩu phụ thuộc vào xuất khẩu và GDP(giá so sánh). Mô hình ước lượng nhập khẩu phụ thuộc vào GDP và xuất khẩu. = 0.1936107555*GDP + 0.3487730658*XK - 344.6795165 se=(0.188801) (0.290747) (0.982168) =0.984852, D-W=1.801707 Với mức ý nghĩa 5% thì mô hình được chấp nhận. Như vậy, theo mô hình trên khi GDP tăng 1 tỷ đồng thì nhập khẩu tăng 0,1936 tỷ, khi xuất khẩu tăng thêm 1 tỷ thì nhập khẩu tăng khoảng 0.3488 tỷ. c. Kết quả dự báo xuất nhập khẩu của Bình Định 2006-2010 Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Bình Định dựa vào phương án III tăng trưởng GDP (theo giá so sánh). Bảng 3.18. Dự báo xuất nhập khẩu Bình Định 2006-2010 Đơn vị: tỷ đồng Năm GDP gGDP gXK XK gNK NK 2005 5609.6 11,14 1873.579 976.9595 2006 6322 13 32.69 2486.001 78.7569 1746.382531 2007 7144.8 13 33.46 3317.802 25.73466 2195.808183 2008 8073.9 13 33.46 4427.918 25.82512 2762.878184 2009 9122.8 12.98 33.43 5908.333 26.03942 3482.315575 2010 10307 12.94 33.41 7882.185 26.35409 4400.048145 Nguồn: Tính toán của tác giả Trong đó: gXK là tăng trưởng xuất khẩu, gNK là tăng trưởng nhập khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu trung bình thời kỳ 2006-2010 là 33,1%, tăng trưởng trung bình nhập khẩu là 29,7%. 5. Dự báo thu chi ngân sách của Bình Định a. Mô hình dự báo thu ngân sách Trong phần này, luận án xây dựng mô hình dự báo thu chi ngân sách phụ thuộc vào GDP(giá so sánh): Mô hình ước lượng thu ngân sách phù hợp là: = 0.161201*GDP – 204.3271 se=(0.011945) (40.18334) =0.923523 D-W=1.692620 Mô hình được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%. Theo kết quả ước lượng khi GDP Bình Định tăng 1 tỷ đồng thì thu ngân sách của tỉnh tăng 0.161201 tỷ đồng. b. Mô hình dự báo chi ngân sách Mô hình chi ngân sách phụ thuộc vào GDP (giá so sánh) được ước lượng phù hợp là: = 1.962764*LOG(GDP) – 9.757777 Se = (0.118861) (0.948572) =0.947678 D-W=1.128906 Mô hình được chấp nhận với mức ý nghĩa 4%. Theo kết quả trên, khi GDP tăng 1% thì chi ngân sách tăng 1,92%. Qua kết quả trên ta nhận thấy tỷ lệ tăng chi ngân sách của Bình Định cao so với tăng GDP. Thực tế trong nhiều năm qua Bình Định thường được trung ương cấp thêm ngân sách. c. Kết quả dự báo thu chi ngân sách Bình Định 2006-2010 Dựa vào phương án III tăng trưởng GDP, và các hàm thu chi ngân sách Ta có bảng dự báo về thu chi ngân sách tỉnh Bình Định (giá 1994) Bảng 3.19. Dự báo thu chi ngân sách tỉnh Bình Định 2006-2010 Đơn vị: tỷ đồng Năm GDP gGDP gEXP1 EXP1ss gREV REVss 2005 5609.6 11,14 902.33 696.87 2006 6322 13 84.955 1524.6 16.921 814.79 2007 7144.8 13 27.143 1896.6 16.279 947.42 2008 8073.9 13 27.119 2358.9 15.808 1097.2 2009 9122.8 12.98 27.091 2933.4 15.411 1266.3 2010 10307 12.94 27.068 3647.1 15.075 1457.2 Nguồn: Tính toán của tác giả Trong thời kỳ 2006-2010 chi ngân sách của Bình Định tăng trung bình là 30%, trong khi đó thu ngân sách tăng trung bình là 15,3%. 6. Dự báo cơ cấu kinh tế Bình Định a. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp = -0.3617576851*LOG(GDP) + 6.748432148 Se=(0.026261) (0.209575) R2=0.931294; D-W=1.572492 Theo kết quả ước lượng trên khi GDP Bình Định tăng 1% thì tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm 0,362%. b. Tỷ trọng khu vực dịch vụ = 0.05712376513*LOG(GDP) + 3.069156345 Se=(0.022005) (0.175614) R2=0.931294; D-W=1.572492 Theo kết quả ước lượng trên khi GDP Bình Định tăng 1% thì tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 0,057%. c. Tỷ trọng khu vực công nghiệp TTCN = 100 – TTNN – TTDV (%) 7. Các phương án tăng trưởng tỉnh Bình Định Bảng 3.20. Dự báo tăng trưởng kinh tế PAI Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 I Tỷ VNĐ 2634.551 3087.694 3618.778 4241.207 4970.695 DS 1000 người 1582.66 1604.107 1625.845 1647.877 1670.208 L 1000 người 816.6527 840.5521 864.9494 889.8535 915.2737 GDP Tỷ VNĐ 6191.6 6844.7 7566 8362.4 9241.8 TTCN % 28.33 29.41 30.45 31.44 32.39 TTNN % 36.23 34.94 33.7 32.50 31.34 TTDV % 35.44 35.65 35.85 36.06 36.261 XK Tỷ VNĐ 2373.884 3018.418 3837.094 4876.633 6196.421 NK Tỷ VNĐ 1687.5347 2066.3183 2524.0743 3079.3281 3755.2882 REV Tỷ VNĐ 793.7704 899.0508 1015.325 1143.706 1285.466 EXP1 Tỷ VNĐ 1602.011 1950.504 2374.382 2889.757 3516.378 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 3.21. Dự báo tăng trưởng kinh tế PAII Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 I Tỷ VNĐ 2563.504 3103.043 3750.489 4527.425 5459.748 DS 1000 người 1582.66 1604.107 1625.845 1647.877 1670.208 L 1000 người 816.6527 840.5521 864.9494 889.8535 915.2737 GDP Tỷ VNĐ 6220.059 7015.36 7904.831 8899.99 10013.72 TTCN % 28.38 29.67 30.89 32.04 33.12 TTNN % 36.17 34.63 33.17 31.77 30.45 TTDV % 35.45 35.70 35.94 36.18 36.43 XK Tỷ VNĐ 2398.352 3187.62 4227.834 5597.747 7400.681 NK Tỷ VNĐ 1696.069 2125.336 2660.364 3330.853 4175.334 REV Tỷ VNĐ 798.3526 926.5559 1069.94 1230.36 1409.895 EXP1 Tỷ VNĐ 1616.496 2047.103 2587.585 3265.659 4116.006 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 3.22. Dự báo tăng trưởng kinh tế PAIII Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 I Tỷ VNĐ 2737.546 3339.806 4074.563 4970.967 6064.58 DS 1000 người 1582.66 1604.107 1625.845 1647.877 1670.208 L 1000 người 816.6527 840.5521 864.9494 889.8535 915.2737 GDP Tỷ VNĐ 6322.03 7144.827 8073.863 9122.771 10306.93 TTCN % 28.56 29.86 31.10 32.27 33.38 TTNN % 35.96 34.40 32.91 31.49 30.13 TTDV % 35.48 35.73 35.98 36.24 36.49 XK Tỷ VNĐ 2486.001 3317.802 4427.918 5908.333 7882.185 NK Tỷ VNĐ 1696.069 2125.336 2660.364 3330.853 4175.334 REV Tỷ VNĐ 814.7856 947.4218 1097.194 1266.227 1457.172 EXP1 Tỷ VNĐ 1524.6 1896.6 2358.9 2933.4 3647.1 Nguồn: Tính toán của tác giả 3.4. CÁC MÔ PHỎNG 3.4.1. Sơ đồ tính toán trong các mô phỏng GDP Lao động Thu,chi ngân sách Xuất nhập khẩu Đầu tư Mục tiêu cơ cấu kinh tế Mục tiêu tăng trưởng GDP Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Hình 3.2: Sơ đồ khối mô phỏng phát triển kinh tế Bình Định 3.4.2. Kết quả mô phỏng A. Phương pháp kinh tế lượng 1. Mô phỏng I Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân các ngành theo NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2006-2010 là: nông - lâm - ngư nghiệp: 5,6%; công nghiệp-xây dựng: 21%; dịch vụ: 13,5%. Bảng 3.23. Kết quả tính toán GDP theo mô phỏng I Năm GDPNN GDPCN GDPDV GDP Ggdp 2005 2315.756 1334.145 1959.746 5609.647 2006 2445.438336 1614.31545 2224.31171 6284.065496 12.02248 2007 2582.382883 1953.321695 2524.593791 7060.298368 12.3524 2008 2726.996324 2363.51925 2865.413953 7955.929527 12.68546 2009 2879.708 2859.858293 3252.244836 8991.811248 13.02025 2010 3040.971773 3460.428534 3691.297889 10192.6982 13.35534 Nguồn: Tính toán của tác giả Theo mô phỏng này thì tăng trưởng trung bình hàng năm của Bình Định thời kỳ 2006-2010 là 12,69%. Dự báo về cầu lao động dựa trên mô phỏng I. Các hàm ước lượng nhu cầu về vốn và lao động của Bình Định được chấp nhận là các hàm sau đây: - Hàm cầu lao động chung của nền kinh tế Bình Định = 0.2097491112*LOG(GDP) + 4.849486992 - Hàm cầu về lao động trong ngành dịch vụ và nông-lâm-ngư-nghiệp của Bình Định = 0.1412857916*LOG(GDPDV)+0.04412795218*LOG(WLDV/WKDV) + 3.594825095 = 0.2543732426*LOG(GDPN) -0.001595229092*LOG(WLN/WKN) + 4.351830447 Như vậy: - Khi GDP tăng 1% thì cầu lao động tăng 0,21% - Khi GDP dịch vụ tăng 1% thì cầu lao động dịch vụ tăng 0,14% - Khi GDP nông - lâm - ngư nghiệp tăng 1% thì cầu lao động tăng 0,25%. Bảng 3.24. Dự báo nhu cầu về lao động thời kỳ 2006-2010 theo mô phỏng I Năm gGDP gGDPDV gGDPN gL gLDV gLN L LDV LN LC 2005 11.1 14.6 5.7 795.7 124.6 554 117.1 2006 12 13.5 5.6 2.52 1.89 1.4 815.7516 126.9549 561.756 127.0407 2007 12.4 13.5 5.6 2.604 1.89 1.4 836.9938 129.3544 569.6206 138.0188 2008 12.7 13.5 5.6 2.667 1.89 1.4 859.3164 131.7992 577.5953 149.922 2009 13 13.5 5.6 2.73 1.89 1.4 882.7758 134.2902 585.6816 162.804 2010 13.4 13.5 5.6 2.814 1.89 1.4 907.6171 136.8283 593.8811 176.9077 Nguồn: Tính toán của tác giả Dự báo nhu cầu về vốn dựa trên mô phỏng 1 Các hàm cầu về vốn (giá so sánh) Hàm cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế Bình Định = 1.025247*LOG(GDP) - 0.370906*LOG(WK/WL) Hàm cầu về vốn cho ngành nông - lâm - ngư nghiệp =0.899670*LOG(GDPN)-0.562002*LOG(WKN/WLN) Hàm cầu vốn cho ngành công nghiệp-xây dựng = 0.857863*LOG(GDPC) + 0.153562*LOG(VKC/VLC) -Hàm cầu về vốn cho ngành dịch vụ =0.568877*LOG(GDPDV)-1.040823*LOG(WKDV/WLDV) Theo các phương trình trên nếu giá vốn và lao động không đổi, khi GDP nông - lâm - ngư nghiệp tăng 1% thì cầu về vốn cho nông - lâm - ngư nghiệp tăng 0.89967%. Khi GDP công nghiệp - xây dựng tăng 1% thì cầu về vốn tăng 0.857863%. Khi GDP dịch vụ tăng 1% thì cầu về vốn cho dịch vụ tăng 0.568877%. Khi GDP Bình Định tăng 1% thì cầu về vốn của toàn nền kinh tế tăng 1.025247%. Bảng 3.25. Dự báo nhu cầu vốn thời kỳ 2006-2010 (giá so sánh), theo mô phỏng I Đơn vị: tỷ đồng Năm gGDP gGDPDV gGDPN gGDPC gKC gKDV gKN KC KN KDV K 2005 11.1 14.6 5.7 16.4 4250.62 1408.99 10026.61 15686.22 2006 12 13.5 5.6 21 18.02 7.68 5.04 5016.582 1480.003 10796.654 17293.238 2007 12.4 13.5 5.6 21 18.02 7.68 5.04 5920.57 1554.595 11625.837 19101.002 2008 12.7 13.5 5.6 21 18.02 7.68 5.04 6987.456 1632.947 12518.701 21139.104 2009 13 13.5 5.6 21 18.02 7.68 5.04 8246.596 1715.247 13480.137 23441.981 2010 13.4 13.5 5.6 21 18.02 7.68 5.04 9732.633 1801.696 14515.412 26049.74 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 3.26. Dự báo nhu cầu đầu tư theo mô phỏng I thời kỳ 2006-2010 (giá so sánh) Đơn vị: tỷ đồng Năm I/K KC KN KDV K IC IN IDV I 2005 0.143 4250.62 1408.99 10026.61 15686.22 607.83866 201.48557 1433.805 2243.89 2006 0.148 5016.5817 1480.0031 10796.654 17293.238 742.4541 219.04046 1597.9047 2559.3993 2007 0.153 5920.5698 1554.5953 11625.837 19101.002 905.84717 237.85307 1778.753 2922.4533 2008 0.158 6987.4564 1632.9469 12518.701 21139.104 1104.0181 258.0056 1977.9547 3339.9785 2009 0.163 8246.5961 1715.2474 13480.137 23441.981 1344.1952 279.58532 2197.2624 3821.0428 2010 0.168 9732.6327 1801.6958 14515.412 26049.74 1635.0823 302.6849 2438.5892 4376.3564 Nguồn: Tính toán của tác giả 2. Mô phỏng II. Theo NQ Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2006-2010, Bình Định phấn đấu tăng trưởng GDP bình quân 13% năm, cơ cấu kinh tế năm 2010 đạt: nông - lâm - ngư nghiệp đạt 27.5%, công nghiệp - xây dựng đạt 38%, dịch vụ đạt 34,5%. Bảng 3.27. Dự báo GDP, nhu cầu vốn và lao động theo mô phỏng II (giá so sánh) Đơn vị: tỷ đồng Năm GDP gGDP gL gK L K I/K I 2005 5609.6 11.1 795.7 15685 0.143 2242.9 2006 6338.9 13 2.73 13.325 817.42 17763 0.148 2629 2007 7163 13 2.73 13.325 839.74 20117 0.153 3077.9 2008 8094.1 13 2.73 13.325 862.66 22782 0.158 3599.6 2009 9146.4 13 2.73 13.325 886.21 25801 0.163 4205.6 2010 10335 13 2.73 13.325 910.41 29220 0.168 4908.9 Nguồn: Tính toán của tác giả Trong đó vốn, lao động vẫn được tính toán theo mô hình ước lượng lao động theo GDP có trong mô phỏng I. Bảng 3.28. Dự báo cơ cấu kinh tế, GDP các ngành (giá thực tế) Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng số TTNN TTCN TTDV GDPCN GDPNLN GDPDV GDP 2005 100 38.8 26.7 34.5 2717.6 3949.2 3511.5 10178 2006 100 36.54 28.96 34.5 343195 433023 408848 11851 2007 100 34.28 31.22 34.5 436670 479470 482547 13987 2008 100 32.02 33.48 34.5 552490 528397 569322 16502 2009 100 29.76 35.74 34.5 695785 579366 671645 19468 2010 100 27.5 38 34.5 872671 631538 792294 22965 Nguồn: Tính toán của tác giả Dự báo chỉ số giá theo kinh tế lượng =0.2978915286*LOG(GDPDF(-1)) + 0.03015288624*(@TREND) - 0.09096186998 se=(0.073158) (0.005491) (0.041241) R2=0.964182; D-W=1.127791 Năm GDPDF 2005 1.787812 2006 1.869512 2007 1.952654 2008 2.03878 2009 2.128483 2010 2.222064 Nguồn: Tính toán của tác giả Phương pháp mô phỏng dựa cơ cấu và nhịp tăng Phân tích cơ cấu và nhịp tăng a. Dân số và lao động Dựa vào nhịp tăng dân số ta tính được nhịp tăng dân số trung bình của Bình Định giai đoạn 2001-2005 là là 1,010015%. Dựa vào chuỗi số liệu về lao động và GDP ta tính được hệ số co dãn của lao động theo GDP Hệ số co dãn theo lao động được tính theo công thức Ei= Tốc độ tăng lao động ngành i/ tốc độ tăng GDP ngành i Trung bình giai đoạn 1991-2005 E= 0.938 Khu vực nông nghiệp EN=0.955 Khu vực công nghiệp EC=0.910 b. Hệ số ICOR Dựa vào dãy ICOR, từ năm 2001 đến 2005, ta ước tính ICOR thời kỳ 2006-2010 như sau: ICOR=4,3. c. Biến động deflatorGDP Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDPss 3661.3 3873.9 4173.6 4565.4 5047.3 5609.65 GDPtt 4591.9 4917.5 5823.3 6523.6 7978 10029 GDPDF 1.254172 1.269393 1.39527 1.428922 1.580647 1.787812 Nguồn: Tính toán của tác giả Dựa vào biến động của dãy giảm phát GDP từ năm 2001 đến 2005 ta ước tính tăng trung bình hàng năm của dãy giảm phát thời kỳ 2001-2005 là 0.13 . Kết quả mô phỏng Mô phỏng I Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân các ngành theo NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2006-2010 là: nông-lâm-ngư nghiệp: 5,6%; công nghiệp-xây dựng: 21%; dịch vụ: 13,5%. Bảng 3.29. Kết quả mô phỏng I Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 DS 1000 người 1577.193 1593.044 1609.054 1625.225 1641.558 GDPtt Tỷ VNĐ 12065.41 14473.61 17343.93 20771.08 24870.18 GDPss Tỷ VNĐ 6284.065 7060.298 7955.93 8991.811 10192.7 TTNN % 38.91 36.58 34.28 32.03 29.83 TTCN % 25.69 27.67 29.70 31.81 33.95 TTDV % 35.40 35.76 36.02 36.17 36.22 GDPNtt Tỷ VNĐ 4695.242 5293.885 5944.852 6652.125 7419.971 GDPCtt Tỷ VNĐ 3099.486 4004.309 5152.472 6606.273 8443.446 GDPDVtt Tỷ VNĐ 4270.678 5175.417 6246.602 7512.686 9006.767 L 1000 người 835.7217 880.3421 930.0938 985.5767 1047.466 LN 1000 người 558.6324 563.3035 568.0137 572.7633 577.5526 LC 1000 người 128.9493 141.9976 156.3663 172.1889 189.6126 LDV 1000 người 148.1401 175.0409 205.7138 240.6244 280.3004 Iss Tỷ VND 2900 3337.801 3851.214 4454.291 5163.814 TNDNtt Tr VNĐ 7.649923 9.085507 10.77896 12.78044 15.15035 Nguồn: Tính toán của tác giả Mô phỏng II Theo NQ Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2006-2010, phấn đấu tăng trưởng GDP bình quân 13% năm, cơ cấu kinh tế năm 2010: nông-lâm-ngư nghiệp đạt 27.5%, công nghiệp-xây dựng đạt 38%, dịch vụ đạt 34,5%. Bảng 3.30. Kết quả mô phỏng II Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 DS 1000 người 1577.193 1593.044 1609.05396 1625.225 1641.558 GDPtt Tỷ VNĐ 12170.7 14684.07 17645.2408 21128.15 25218.42 GDPss Tỷ VNĐ 6338.905 7162.962 8094.14716 9146.386 10335.42 TTNN % 36.54 34.28 32.02 29.76 27.5 TTCN % 28.96 31.22 33.48 35.74 38 TTDV % 34.5 34.5 34.5 34.5 34.5 GDPNtt Tỷ VNĐ 4447.173 5033.7 5650.0061 6287.738 6935.064 GDPCtt Tỷ VNĐ 3524.634 4584.367 5907.62662 7551.202 9582.998 GDPDVtt Tỷ VNĐ 4198.89 5066.005 6087.60808 7289.213 8700.354 L 1000 người 843.0152 893.144 946.253593 1002.521 1062.135 LN 1000 người 563.6489 570.5737 575.073253 576.7208 575.0377 LC 1000 người 130.7767 144.984 159.892355 175.5302 191.927 LDV 1000 người 148.5896 177.5863 211.287984 250.2702 295.1702 Iss Tỷ VND 3135.794 3543.448 4004.09581 4524.628 5112.83 TNDNtt Tr VNĐ 7.716682 9.21762 10.9662207 13.00014 15.36248 Nguồn: Tính toán của tác giả Tóm lại, trong chương 3, với nguồn số liệu có được về các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Bình Định, vận dụng các mô hình lý thuyết, luận án đã ước lượng được các hàm sản xuất phù hợp của tỉnh Bình Định. Đồng thời với bộ số liệu này luận án cũng ước lượng được một số hàm dùng để đánh giá, dự báo tăng trưởng và phát triển kinh tế cho tỉnh Bình Định. Trên cơ sở các hàm được ước lượng ở phần này luận án đã đưa ra các phương án dự báo cho kinh tế Bình Định 2006-2010. Đồng thời dựa vào Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVII về mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, luận án đã xây dựng hai mô phỏng theo mục tiêu phát triển kinh tế của Nghị quyết. Các kết quả tính toán trên do phải sử dụng một số giả thiết định trước, tước bỏ một số yếu tố mà tác giả cho là ít biến động, đồng thời dãy số liệu của tỉnh Bình Định không dài nên các kết quả có những sai số nhất định. Số liệu về đầu tư, do không tách được đầu tư cho khắc phục thiên tai, đầu tư cho các hoạt động không vì lợi nhuận, đầu tư dài hạn và ngắn hạn cho nên hiệu quả của các mô hình sử dụng liên quan còn hạn chế. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu trước mắt và lâu dài cho kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế tỉnh Bình Định nói riêng. Để đạt được điều đó cần phải nghiên cứu quá trình tăng trưởng, tìm ra con đường đi hợp lý nhất cho nền kinh tế. Nghiên cứu này mong muốn đóng góp một phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra và có những đóng góp sau đây: - Luận án đã làm rõ những quan điểm về tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là quan điểm ở Việt Nam hiện nay: tăng trưởng kinh tế có hai mặt thống nhất là lượng và chất. Đồng thời luận án cũng hệ thống hoá được các thước đo, các chỉ tiêu của tăng trưởng về hai mặt thống nhất nói trên, từ đó hình thành phương thức đánh giá tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện. - Dựa theo quan điểm hệ thống, luận án đã đưa ra một số quan điểm đánh giá tăng trưởng kinh tế địa phương trong mối quan hệ với kinh tế cả nước và hệ thống kinh tế-xã hội của địa phương. - Trên quan điểm tiếp cận hệ thống, luận án đã phân tích định lượng thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1990-2005. Trong phân tích này, luận án sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để làm rõ thực trạng của tăng trưởng kinh tế chung và tăng trưởng trong các ngành của Bình Định. Các phân tích ở phần này cho thấy: tăng trưởng kinh tế của Bình Định chủ yếu là tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, yếu tố lao động và tiến bộ công nghệ có vai trò quá nhỏ, dẫn đến kinh tế tăng trưởng thiếu bền vững (chất lượng tăng trưởng thấp); cơ cấu kinh tế của Bình Định còn lạc hậu, quá trình thay đổi cơ cấu chậm chạp; năng suất lao động thấp do chủ yếu vẫn là lao động không qua đào tạo; thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Bằng công cụ kinh tế lượng và phần mềm EVIEWS, luận án đã ước lượng được các phương trình hàm sản xuất và các phương trình về dân số, lao động, thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu,… thích hợp. Từ đó xây dựng được lược đồ dự báo tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Trên cơ sở các phương trình ước lượng, luận án đã xây dựng được các phương án dự báo kinh tế cho tỉnh Bình Định. Căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế của Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định, luận án đã sử dụng các phương trình ước lượng, xây dựng được hai mô phỏng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ Để có thể đề ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả, thì vấn đề xây dựng các dự báo và mô phỏng tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để các dự báo có độ tin cậy cao thì cần phải quan tâm đến vấn đề xây dựng hệ thống số liệu chính xác, hoàn chỉnh. Từ kết quả tính toán, luận án xin đề xuất một số ý kiến và giải pháp sau: Về số liệu và áp dụng mô hình Có được tập hợp số liệu đầy đủ cho công tác nghiên cứu hiện nay ở các địa phương là rất khó khăn. Thực tế cho thấy số liệu ở địa phương thường không đầy đủ, các số liệu được lập vào nhiều giai đoạn nên không thống nhất gây khó khăn cho việc so sánh, xử lý. Vì vậy tác giả xin đề nghị nhà nước sớm ban hành và hướng dẫn thực hiện Luật thống kê tạo điều kiện cho các địa phương làm công tác thống kê chính xác hiệu quả. Lãnh đạo các cấp phải coi công tác thống kê là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công tác thống kê, nhằm góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Với điều kiện số liệu ở địa phương hiện nay, mô hình có thể áp dụng hiệu quả nhất là mô hình Solow-Swan và mô hình Harrod-Domar. Nếu tách được số liệu về đầu tư phi lợi nhuận và lợi nhuận, đầu tư dài hạn và ngắn hạn thì chắc chắn việc tính toán đem lại độ chính xác cao hơn. Bên cạnh việc áp dụng các mô hình trên, nếu phối hợp với các mô hình tăng trưởng nội sinh (điều kiện số liệu cho phép) thì kết quả phân tích và dự báo sẽ tốt hơn. Về tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định Giai đoạn 1990-2005, Bình Định đã cố gắng phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Như đã phân tích ở chương 2 và các tính toán trong chương 3 đều cho thấy để đạt được mức tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 - 2010 trung bình 13%/năm và các chỉ tiêu kinh tế khác như trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ thì Bình Định cần phải giải quyết tốt nhu cầu về vốn đầu tư, nhu cầu về lao động và khoa học công nghệ. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì tỉnh Bình Định phải thực hiện một số giải pháp sau: a. Giải pháp về vốn Như đã phân tích ở trên, vai trò của TFP ở Bình Định trong tăng trưởng kinh tế thời gian qua là quá nhỏ, đặc biệt nguyên nhân chính là do thiếu vốn để trang bị công nghệ mới (TE=0.96), nên vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Bình Định là quan trọng bậc nhất. Để đáp ứng được nguồn vốn cho tăng trưởng trong thời gian tới, Bình định cần phải thực hiện một số giải pháp sau: - Cần phải có chiến lược huy động mọi nguồn vốn hợp lý cho phát triển kinh tế của tỉnh. - Hoàn thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư từ nhiều nguồn để có đủ vốn phát triển sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế của Tỉnh. - Phối hợp với các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính, cần nghiên cứu phát hành trái phiếu, cổ phiếu và phát triển thị trường chứng khoán để huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đáp ứng cho đầu tư phát triển của Tỉnh. Đồng thời có các biện pháp thích hợp bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư chứng khoán. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như: hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện về đất đai, thủ tục vay vốn, các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Đây cũng là một kênh huy động vốn để phát triển kinh tế, vì vốn của các doanh nghiệp này ban đầu chủ yếu là nguồn tự có hoặc vay của người nhà và bạn bè. - Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, một mặt thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển một mặt thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trong Tỉnh. - Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá theo hướng chỉ giữ lại các doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc phòng và các doanh nghiệp phục vụ lợi ích công cộng, giảm tỷ trọng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước. b. Giải pháp về công nghệ Một trong những nguyên nhân chính làm cho tăng trưởng của Bình Định chưa tương xứng với tiềm năng là công nghệ sản xuất còn lạc hậu và chậm đổi mới. Để khắc phục tình trạng này tỉnh Bình Định cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây: - Chú trọng thúc đẩy, triển khai các công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. - Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Hỗ trợ các tổ chức tuyên truyền, thông tin, quảng bá về đổi mới công nghệ và công nghệ mới. - Cần phải xây dựng trung tâm dịch vụ tư vấn, thông tin của Tỉnh. Mục đích cung cấp các thông tin và các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế. c. Giải pháp về nguồn nhân lực Bên cạnh các nguyên nhân về thiếu vốn và công nghệ lạc hậu, trong thời gian qua nguồn nhân lực của Bình Định chưa đóng góp được nhiều cho tăng trưởng. Bình Định còn thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, thiếu đội ngũ các nhà quản lý kinh tế giỏi. Để nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng, Bình Định cần có một số giải pháp về nguồn nhân lực như sau: - Tăng cường chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu lao động có tay nghề hợp lý, tạo ra đội ngũ lao động phù hợp đáp ứng với yêu cầu nền sản xuất lớn theo hướng chuyên môn hoá cao, vừa đáp ứng cho nền kinh tế vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. - Tăng cường hợp tác với nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Định. - Cần phải có cơ chế khuyến khích nhân tài lâu dài bằng các thu nhập thường xuyên, chính đáng nhằm thu hút công nhân có tay nghề cao và các chuyên gia giỏi làm việc tại Tỉnh. Đây là một trong những khó khăn trong thời gian qua của các tỉnh kinh tế chưa phát triển, một mặt không thu hút được nhân tài mặt khác các lao động, chuyên gia có tay nghề cao luôn có xu hướng bỏ địa phương chuyển về các trung tâm kinh tế lớn. d. Phát huy lợi thế so sánh trong sản xuất kinh doanh - Tăng cường vốn, nhân lực, công nghệ để phát triển các ngành thế mạnh của tỉnh như: chăn nuôi, thuỷ sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tận dụng lợi thế về giao thông cảng biển, phát triển cơ sở hạ tầng và ban hành cơ chế hành chính khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước xuất nhập hàng hoá qua cảng Qui Nhơn tỉnh Bình Định. - Nghiên cứu, hỗ trợ, triển khai các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có lợi thế trong liên kết kinh tế với các địa phương Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. một mặt phát huy tối đa lợi thế của Bình Định mặt khác góp phần thúc đẩy kinh tế các địa phương khác theo hướng vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho các tổng công ty, các doanh nghiệp ở các địa phương khác như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đặt các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Bình Định. - Phối hợp với tỉnh Gia Lai khảo sát và triển khai đầu tư du lịch lịch sử kết hợp sinh thái nhằm khai thác các di sản, di tích, địa danh liên quan đến vua Quang Trung và phong trào Tây Sơn, vốn là một lợi thế chưa phát huy tốt của du lịch Bình Định. - Đầu tư phát triển các nghề truyền thống theo hướng vừa giữ được bản sắc và chất lượng vừa mang nét hiện đại và khả năng sản suất hàng hoá đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó phát triển các làng nghề theo hướng công nghệ hiện đại (nghề cơ khí, nghề chế biến hải sản, đồ uống như rượu và nước giải khát ). e. Một số biện pháp khác - Có chính sách khuyến khích, đối với các doanh nghiệp có thế mạnh như: tăng trưởng việc làm; tăng trưởng xuất khẩu; tạo ra các ngành có hiệu quả cạnh tranh cao, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp này phát triển. Vì các doanh nghiệp này chính là những hạt nhân lan toả trong tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. - Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp để các hiệp hội này có vai trò quan trọng trong: marketing, thông tin về công nghệ, đào tạo công nhân cho hiệp hội, là đầu mối liên kết các doanh nghiệp trong hiệp hội với lãnh đạo các cấp chính quyền của tỉnh. - Thân thiện với các doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp là người Bình Định nhằm thu hút các doanh nghiệp này đầu tư vào Bình Định. - Liên kết kinh tế với các tỉnh nam Lào, một mặt giúp các tỉnh này phát triển kinh tế, mặt khác phát huy lợi thế của Bình Định phát triển các ngành kinh tế mà Bình Định có tiềm năng: sản xuất nông nghiệp, sản xuất đồ gỗ, giao thông vận tải, du lịch, thương nghiệp, xây dựng…Đây cũng là một hướng đi đúng đắn, đầy tiềm năng đang mở ra cho Bình Định. 3. Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Mặc dù đã đạt được một số yêu cầu nêu trong mục đích nghiên cứu, nhưng luận án vẫn còn một số hạn chế: do thiếu số liệu nên để áp dụng mô hình luận án đã phải thực hiện các ước lượng có thể dẫn đến giảm độ tin cậy trong các tính toán; một số mô hình tăng trưởng sử dụng trong luận án còn đơn giản, vì lý do số liệu nên một số mô hình nội sinh không thể áp dụng được. Tác giả luận án cảm nhận rằng để nghiên cứu đạt kết quả cao hơn cần phải phối kết hợp nhiều mô hình và các phương pháp nghiên cứu phong phú với điều kiện số liệu đầy đủ hơn. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN Nguyễn Quang Dong - Nguyễn Duy Thục (04/2004), “Một số nhận xét chủ yếu rút ra từ cuộc điều tra về lao động dôi dư”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Duy Thục (05/2004), “Sử dụng mô hình ARIMA trong phân tích dự báo chuỗi thời gian”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Duy Thục (03/2006), “Tiếp cận hệ thống trong phân tích quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển -Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Duy Thục (03/2007), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Trường hợp tỉnh Bình Định”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế - Một số đánh giá ban đầu, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Viện Friedrich Ebert Stiftung, Hà Nội. Cục thống kê Bình Định, Niên giám thống kê 1990 đến 2005, Xí nghiệp in Thống kê TP Hồ Chí Minh. Cục thống kê Bình Định (2005), Bình Định 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), Cục thống kê Bình Định. Cục thống kê Bình Định (2006), Thực trạng doanh nghiệp tỉnh Bình Định, Xí nghiệp in Thống kê TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Quang Dong (2002), Các mô hình trong phân tích dự báo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Quang Dong (2003), Kinh tế lượng, Nxb. Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội. Nguyễn Quang Dong (2004), Giáo trình kinh tế lượng nâng cao, NxB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn (2001), Mô hình toán kinh tế, NxB. Giáo dục, Hà Nội. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NxB. Thống kê, Hà Nội. Hoàng Minh Hải (2004), Phương pháp tiếp cận và xử lý thông tin, Phân tích dự báo kinh tế trợ giúp xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội lãnh thổ, Đề tài cấp bộ, Ban dự báo-Viện Chiến lược phát triển . Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. Kinh tế 2005-2006 Việt Nam và Thế giới, Thời báo Kinh tế. Ngô Thắng Lợi (2002), Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, Nxb. Thống kê, Hà Nội. Dương Thị Thanh Mai (2002), Vận dụng mô hình phân tích chính sách tỷ giá ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Mankiw.N.G (1997), Kinh tế vĩ mô (bản dịch tiếng việt), Nxb. Thống kê, Hà Nội. Mankiw.N.G (2003), Nguyên lý kinh tế học (bản dịch tiếng việt), NxB. Thống kê. Nguyễn Khắc Minh (2000), Các phương pháp phân tích & dự báo trong kinh tế, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Khắc Minh (2004), Tối ưu hoá động trong phân tích kinh tế, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Khắc Minh (2005), Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Khắc Minh (2006), Phân tích định lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng một số ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Văn Nam - Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Kinh tế Quốc dân. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Nxb. Lao động và Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Văn Quỳ (1995), Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích chính sách và dự báo kinh tế vĩ mô, Đề tài cấp bộ, Hà Nội. Nguyễn Văn Quỳ (1999), Mô hình kinh tế, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Những rào cản cần vượt qua, Nxb. Lý luận chính trị. Ngô Văn Thứ (2005), Thống kê thực hành, NxB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Hoàng Đình Tuấn (2003), Lý thuyết mô hình toán kinh tế, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định (2001), Báo cáo rà soát, bổ sung qui hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông nghiệp (2005), Dự án điều chỉnh, bổ sung qui hoạch nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định. Sở Thuỷ sản Bình Định(2005), Qui hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Bình Định đến năm 2010, Sở Thuỷ sản Bình Định . Sở Kế hoạch và đầu tư (2005), Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định (2002), Qui hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến thời kỳ 2001-2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định . Ngô Doãn Vịnh.(2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngô Doãn Vịnh.(2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (1999), Tiếp cận phân tích định lượng nền kinh tế Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải. Hà Nội. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW và Viện nghiên cứu kinh tế của các nước Bắc Âu (2004), Ma trận hạch toán xã hội mới của Việt Nam năm 2000, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Tiếng Anh 1. Barro, R.J. and Sala-i-Martin. X. (1995). Economic Growth, Cambridge, MA: MIT Press. 2. Mutazhamdalla Nabulsi (2001), A study of sustained growth policies: Malaysia’s Economic development model, /dissertation/resull. 3. Sharmistha Self (2002), Education and Economic growth: A causal analysis, /dissertation/resull. 4. Trần Thọ Đạt-Nguyễn Quang Thắng-Chu Quang Khởi (2005), Sources of Vietnam‘s Economic Growth, 1986-2004, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 4. Winford Henderson Masanjala ( 2003), Empirical analysis of Economic growth, /dissertation/resull.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA. NGUYEN DUY THUC.DOC.doc
Tài liệu liên quan