HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
******************
TRẦN THỊ NGỌC LAN
NÂNG CAO CHẤT LưỢNG ĐÀO TẠO HÁT
TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT HÁT MỚI
Chuyên ngành: Lý luận Âm nhạc
Mã số: 62 21 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
MỤC LỤC
Trang
Mở Đầu 1
Chương 1: Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật
hát Mới 14
1.1 Những đặc điểm, đặc trưng cơ bản của tiếng Việt trong nói và hát 14
1.2 Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống .27
1.3 Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới .59
Chương 2: Một số giải pháp, ứng dụng và bài tập góp phần nâng cao chất
lượng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát 83
2.1 Một số giải pháp, ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng hát tiếng Việt .84
2.2 Một số bài tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng hát tiếng Việt .112
Kết luận .123
Tài liệu tham khảo .128
Phụ lục16
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ, với ý chí tự lập, tự cường rất cao của
người Việt nam nên chúng ta vẫn giữ được truyền thống văn hoá mang bản sắc
riêng của mình. Duy trì tính đa dạng văn hoá cũng là sự bảo tồn và duy trì bản
sắc dân tộc. Vấn đề khai thác và phát triển, bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc
truyền thống đang là mục tiêu xây dựng một nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Việc nâng cao chất lượng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới là nhiệm
vụ quan trọng và cần làm. Xây dựng và phát triển nền thanh nhạc Việt nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở nền thanh nhạc do cha ông ta để lại đến
ngày nay, kết hợp với sự tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo kỹ thuật thanh nhạc kinh
điển thế giới làm cho sức biểu hiện của tiếng hát Việt nam ngày càng đẹp hơn,
hay hơn.
Ngôn ngữ - khởi nguồn của văn hoá biểu cảm là cầu nối giữa người với
người và thế giới xung quanh. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, khoa
học, kỹ thuật và mối quan hệ xã hội, ngôn ngữ cũng đa dạng và phát triển theo
để đáp ứng những nhu cầu bức thiết của quá trình này. Tuy nhiên ngôn ngữ
không chỉ dừng lại với vai trò giao tiếp mà nó còn là phương tiện sáng tạo của
nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng, thi ca đặc biệt là ca hát. Do chịu sự tác
động trực tiếp của đời sống nên ngôn ngữ mang đậm sắc thái vùng miền. Chính
sắc thái vùng miền này đã định hình thành phong cách mang dấu ấn của từng
vùng văn hoá. Sự khác biệt giữa các vùng ca hát xuất phát từ ngôn ngữ, từ cách17
phát âm của vùng miền. Ta có thể thấy rõ điều đó ở các vùng ca hát dân gian
truyền thống của Việt Nam.
Ca hát là nghệ thuật luôn gắn liền với ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào cũng có
nghệ thuật ca hát riêng, phù hợp với ngôn ngữ đó.Với 54 dân tộc anh em, nghệ
thuật ca hát truyền thống rất phong phú về số lượng, đa dạng về ngôn ngữ và
phong cách thể hiện độc đáo. Mỗi bộ môn nghệ thuật trong ca hát truyền thống,
lại có phong cách, màu sắc, những ứng xử về ngôn ngữ rất riêng, mang tính tư
duy và thẩm mỹ độc lập.
Từ nền tảng kiến thức thu lượm từ các giáo sư, các thày và đồng nghiệp
trong và ngoài khoa thanh nhạc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cùng
những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn giảng dạy và biểu diễn, tác giả luận án
thấy rằng việc hiểu rõ tiếng Việt (nắm rõ đặc điểm, đặc trưng, quá trình đóng,
mở và cấu trúc âm thanh của ngôn ngữ tiếng Việt) cũng như các đặc điểm, đặc
trưng của nghệ thuật ca hát truyền thống (nghệ thuật xuất thân và là sản phẩm
của tiếng Việt) là cơ sở tốt để ứng dụng vào hát Mới mang lại hiệu quả trong
việc Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.
Trước đây đã có các giáo sư, các nhà sư phạm hàng đầu của nghệ thuật
thanh nhạc như PGS-NSND Mai Khanh, PGS-NSND Nguyễn Trung Kiên, PGSNGưT Lô Thanh, NGưT Hồ Mộ La đề cập tới những vấn đề về phương pháp
sư phạm, kỹ thuật, lịch sử thanh nhạc Những vấn đề xử lý ngôn ngữ tiếng Việt
trong thanh nhạc cũng đã được đề cập tới trong các bài báo và các luận văn thạc
sĩ của Ths.Vũ Diệu Linh, Ths.Võ văn Lý, TS.Trương Ngọc Thắng song chưa
có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Đây là lý do chính để luận án
của chúng tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong
nghệ thuật hát Mới với hy vọng bổ sung thêm cho giáo trình giảng dạy thanh
nhạc giúp cải thiện một số hạn chế trong hát tiếng Việt.
166 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó
phát âm, đan xen (nói từ chậm, kéo dài, đến nhanh, dứt tiếng):
+ I /Y – E – Ê – A – Ă – Â – O – Ô – U – Ƣ.
+ A – Ơ – Ƣ – E – Ê - I/Y – O – Ô – U.
+ A – U – Ơ – Ƣ – Ê – O – E – I – A.
+ I/Y – Ê – A – Ô – U.
Bƣớc hai:
- Phát âm mở rộng nhƣ - hát kéo dài trên cùng độ cao, lắng nghe, nhận
diện màu sắc nguyên âm:
I – ê – a – ơ – ô – u (khẩu hình mở dần theo chiều dọc) hát ngƣợc lại
U – ô – ơ – a – ê – i (khẩu hình thu dần theo chiều dọc, các nguyên âm
cùng vị trí âm thanh mỏng trƣớc mặt, gần với tiếng nói tự nhiên).
- Luyện tập thang âm 5 (5 âm phổ thông) của âm nhạc đồng bằng Bắc Bộ:
124
1)
2)
Luyện tập thay đổi vị trí nguyên âm tạo sự so sánh vị trí, độ mở và màu
sắc của nguyên âm trên những giai điệu liền bậc, nhảy quãng và chuyển động
chậm.
Bài tập với các quãng phổ thông trong dân ca và ca khúc Việt Nam. Chọn
một số nguyên âm thƣờng đƣợc sử dụng với vai trò mở rộng âm thanh làm
nhiệm vụ thay thế nhƣ A, I, Ô, Ơ, U, Ƣ...
1)
2)
3)
125
4)
5)
6)
7)
8)
9)
Bƣớc ba:
Nghe nghệ nhân hát hoặc tập hát một số làn điệu có nguyên âm thƣờng sử
dụng để mở rộng âm thanh, và làm âm thay thế, đặc trƣng của từng loại hình ca
hát dân gian nhƣ A, I, Ô, Ơ, U, Ƣ… để xác định, cảm nhận màu sắc và vị trí một
số nguyên âm trong các dòng ca hát truyền thống. Hiểu đƣợc những đặc trƣng về
126
màu sắc của nguyên âm, phần nào sẽ thể hiện tốt hơn những ca khúc tiếng Việt
và đặc biệt những ca khúc viết theo phong cách dân gian.
Bắt đầu tập từ phát âm nói chậm đến hát nguyên âm trong những câu dân
ca cổ. Sau đó tìm những nguyên âm tƣơng ứng trong ca khúc Việt Nam để so
sánh, cảm nhận đƣợc màu âm của từng nguyên âm tiếng Việt.
Một số nguyên âm trong những câu dân ca quen thuộc:
a) Nguyên âm A:
- Nguyên âm a trong Chầu Văn:
+ Câu 1:
+ Câu 2:
- Nguyên âm A trong Chèo:
b) Nguyên âm Ô và nguyên âm Ơ:
- Trong Quan Họ BN:
+ Điệu Hoa thơm bƣớm lƣợn:
127
+ Điệu Ngả Nón ra ngồi:
c) Nguyên âm I:
- Trong dân ca Bắc Bộ:
+ Điệu Thoả nỗi nhớ mong - Quan Họ Bắc ninh
+ Điệu Xe chỉ luồn kim – Quan Họ Bắc Ninh
- Trong hát Chèo:
+ Điệu Cách Cú
+ Điệu Trấn thủ lƣu đồn:
d) Nguyên âm U, Ƣ:
+ Điệu Ra ngõ mà trông - Quan Họ BN
128
+ Hát Nam Xuân - Tuồng
2.2.2 Luyện tập phụ âm đầu - kết hợp với vần đóng:
ởi thanh (phát âm âm đầu) đẹp đúng theo
tiếng ần ƣợc
điểm để đƣ
(nhất là phụ âm) do học sinh có lỗi bẩm
sinh, hay nói giọng địa phƣơng hoặc phát âm phụ âm đầu
do t ẹ , không rõ
lời, hát òn , nuốt chữ. Phát âm chuẩn
phụ âm đầu nhƣng không xác định đƣợc độ đóng, mở của từ hợp lý, khi hát sẽ bị
đóng - khép chữ quá nhanh làm cho câu hát không vang, âm thanh bẹt, mỏng,
vụn dời dạc, hoặc mở quá, không đóng chữ nghe nhƣ bị ngọng, “nhồm nhoàm”
không rõ lời. Khắ
âm đầu, kết hợp với vần đóng, vần mở của ca từ (đặc biệt những ngƣời nói giọng
địa phƣơng tập phát âm đúng phụ âm đầu giọng Hà Nội):
Bƣớc một:
Phát âm, đọc chậm ca từ của bài hát (giúp ngƣời hát dễ dàng xác định
đƣợc vị trí đúng của phụ âm đầu) đọc nhiều lần, phát hiện nhƣợc điểm trong phát
âm phụ âm đầu, giáo viên hƣớng dẫn học sinh sửa chữa. Có thể chọn ca khúc có
ca từ chứa nhiều phụ âm đầu cùng loại nhƣ:
“…Em ơi nghe chăng lời trái (chái) tim vọng ra. Rung (dung) trong
không gian (dan) mặt biển sôi (xôi) ầm vang. Qua núi biếc chập trùng (chùng)
129
xa xa. Qua bóng mây che mờ quê ta. Tiếng ca đời đời chung thủy thiết tha…”
(Tình ca - Hoàng Việt).
Dòng ca từ này đầy đủ các dạng phụ âm đầu mang đặc trƣng nhẹ hóa của
giọng nói Hà Nội, tất cả TR, S, GI, R đều đƣợc chuyển thành CH-D-X.
Bƣớc hai:
Đọc chậm dòng ca từ diễn cảm nhƣ đọc thơ có quá trình mở, đóng từ (phụ
âm - nguyên âm - phụ âm) diễn ra chậm nhất nên dễ cảm nhận đƣợc độ đóng, mở
hợp lý của từng từ. Phân biệt từ đóng, từ mở, vần đóng nhanh, vần đóng chậm
(tuỳ thuộc vào từng câu, từng bài cụ thể).
Ví dụ: Cùng một từ “đàn” nhƣng đóng chữ nhanh, chậm khác nhau:
- “Em ơi, vút lên một tiếng đàn (đa..àn)…” (Âm thanh ngày mới - Văn
An).
- “Lắng tai nghe đàn bầu…” (Tiếng đàn bầu - Nguyễn Đình Phúc).
Chữ đàn trong bài Âm thanh ngày mới đóng chậm (nguyên âm a mở rộng
rồi mới đóng) hơn chữ đàn (nguyên âm a không mở, đóng luôn phụ âm n) trong
bài Tiếng đàn bầu.
Bƣớc ba:
Đọc theo tiết tấu, cao độ. Sau cùng là hát.
Tóm lại, để góp phần hát tốt một tác phẩm tiếng Việt nên:
1) Sau khi đã luyện thanh (theo phƣơng pháp hát mở), trƣớc khi hát, ngƣời
hát phát âm, nói, đọc chậm các nguyên âm để cảm nhận rõ màu sắc, vị trí âm
thanh của từng nguyên âm tiếng Việt.
2) Luyện tập phụ âm đầu, khắc phục lỗi bẩm sinh và thói quen phát âm
theo tiếng địa phƣơng (phƣơng ngữ)
3) Phối hợp âm đầu với vần. Phân biệt vần mở, vần đóng, vần đóng nhanh
và vần đóng chậm.
130
4) Khắc phục những ca từ trái dấu bằng cách thêm nốt nhỏ ở trƣớc nốt
chính luyến lên hoặc luyến xuống (không nên quá lạm dụng, chữ nào cũng
luyến).
5) Nghe và học tập các nghệ sĩ hát tốt tiếng Việt với những phong cách và
phƣơng pháp sáng tạo khác nhau.
6) Nghe nghệ nhân và tìm ra các bài học trong nghệ thuật phát âm nhả chữ
tiếng Việt, tròn vành rõ chữ, khép tiếng mà vẫn Vang, rền, nền, nẩy.
7) Nói - Đọc - Hát nên lấy làm phƣơng pháp luyện tập thanh nhạc (trƣớc
khi hát phải đọc kỹ phần lời - ca từ, tập nói từng từ, từng câu).
2.2.3 Luyện tập một số làn điệu trong nghệ thuật ca hát truyền thống để
ứng dụng vào nghệ thuật hát Mới:
a) Một số bài Hát ru & Ngâm thơ - ứng dụng vào những bài gần gũi với
Hát ru & Ngâm thơ
- Ngâm thơ: Dáng đứng bến tre (Nguyễn Văn Tý), Bài ca ngƣời thuỷ thủ
(Hoàng Vân)…
- Ru con (Bắc Bộ): Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý)…
b) Một số làn điệu dân ca - ứng dụng vào những bài gần gũi với dân ca:
- Quan Họ: Hồ trên núi, Huyền thoại hồ núi Cốc (Phó Đức Phƣơng)...
- Trống Quân: Vui mở đƣờng (Đỗ Nhuận), Từ thủa vua Đinh (Nguyễn
Cƣờng)…
- Miền núi: Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi (Văn Ký), Em chọn lối này
(An Thuyên)…
c) Một số làn điệu trong Chèo, Xẩm, hát Văn - ứng dụng những bài gần
gũi với Chèo, Xẩm, hát Văn:
- Chèo: + Điệu Lới Lơ: Đóng nhanh lúa tốt (Lê Lôi), Đợi (Huy Thục - Vũ
Quần Phƣơng)…
131
+ Điệu “Con gà rừng” (Chèo cổ): Đế quốc Mỹ là cái thân con ruồi
(Trọng Bằng), Em ở nơi đâu (Phan Nhân)…
- Xẩm: Lời ngƣời ra đi (Trần Hoàn), Về quê (Phó Đức Phƣơng)...
- Hát Văn: Tình ngƣời Hà Nội (Văn Thành Nho), Đàn Cầm dây vũ, dây văn
(Nguyễn Cƣờng), Nghe em câu hát Văn chiều nay (Nguyễn Cƣờng) …
d) Ca trù - ứng dụng những bài gần gũi với Ca Trù:
- Hát nói, Miễu: Một thoáng Tây Hồ (Phó đức Phƣơng), Hà Nội linh thiêng
hào hoa (Lê Mây), Một khúc ca trù ngày xuân (Nguyễn Cƣờng),...
- Lẩy Kiều - Ca trù: Trăng khuyết (Huy Thục, thơ Phi Tuyết Nga)…
e) Tuồng - ứng dụng những bài gần gũi với Tuồng:
- Biển mũi (Phó Đức Phƣơng), Hồn đá (Ngọc Quang), Côn Sơn - Nguyễn
Trãi (Lê Mây)…
….Tham khảo thêm ở phần phụ lục.
132
TIỂU KẾT CHƢƠNG II
Hát bằng ngôn ngữ tiếng Việt làm cho âm thanh vang rền với nghệ thuật
hát Mới không gặp nhiều khó khăn, nhƣng hát tròn vành rõ chữ thì gặp nhiều
khó khăn (nhiều âm đóng, đa thanh, đơn âm…) muốn khắc phục những khó khăn
này giảng viên thanh nhạc, ca sĩ cần phải tìm hiểu, nắm rõ tiến trình đóng, mở
của ngôn ngữ tiếng Việt để biết đƣợc những nguyên nhân gây khó khăn, hạn chế
trong ca hát, để tìm hƣớng giải quyết.
Giảng viên phát hiện những nhƣợc điểm phát âm của học sinh, sinh viên
thanh nhạc, đƣa ra một số bài tập cụ thể để sửa chữa những nhƣợc điểm đó. Tìm
học, cảm nhận màu sắc của một số những nguyên âm trong các làn điệu trong
nghệ thuật ca hát cổ truyền thƣờng đƣợc dùng để mở rộng âm thanh và làm âm
thay thế đặc trƣng của từng loại hình ca hát truyền thống (A, I, Ô, U, Ƣ…) để
cảm nhận, tìm ra màu sắc, phong cách, hát vừa “tròn vành”, vừa “rõ chữ” ứng
dụng vào từng bài hát tiếng Việt góp phần thể hiện, biểu diễn tốt hơn những tác
phẩm hát Mới và đặc biệt những ca khúc viết theo phong cách dân gian.
Lấy Nói - Đọc - Hát làm phƣơng pháp luyện tập thanh nhạc sử dụng trong
đào tạo của nhà trƣờng góp phần nâng cao chất lƣợng hát tốt tiếng Việt trong các
tác phẩm thanh nhạc Việt Nam, xoá dần khoảng cách giữa nhà trƣờng và biểu
diễn trên sân khấu ca hát của học sinh thanh nhạc.
133
KẾT LUẬN
Lời (ca từ) và nhạc là hai phần không thể tách rời tạo nên tác phẩm âm
nhạc có lời. Một tác phẩm thanh nhạc (âm nhạc có lời) có giá trị và phẩm chất
nghệ thuật cao, có sức sống lâu bền, vƣợt thời gian không thể có cấu trúc âm
nhạc rời rạc, có lời ca trái dấu, nội dung mờ nhạt, vô cảm. Tác phẩm âm nhạc
cần phải đƣợc vang lên vì vậy vai trò của ngƣời thể hiện - ngƣời hát chính là vai
trò của ngƣời sáng tạo thứ hai có tính quyết định sống còn của tác phẩm đó.
Ca hát phong phú, đa dạng, đa phong cách, đa thể loại. Ngƣời hát muốn
hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới, ngoài những yếu tố cần có nhƣ giọng
hát tốt, kỹ thuật thanh nhạc tốt, kiến thức âm nhạc, cảm nhận âm nhạc, kỹ năng
thể hiện, biểu diễn… chọn lựa thể loại, phong cách cho phù hợp với sở thích,
giọng hát, khả năng của mình (thính phòng cổ điển, dân gian, nhạc nhẹ...) còn
cần phải tìm hiểu, đặc điểm, cấu trúc, nắm vững những kiến thức cơ bản chuyển
động đóng, mở âm của ngôn ngữ tiếng Việt.
Kỹ năng cơ bản của nghệ thuật ca hát truyền thống đặc biệt là nghệ thuật
ca hát chuyên nghiệp nhƣ Ca Trù, Chèo, Tuồng đều sinh ra từ tiếng Việt, lấy
tiếng Việt làm bài luyện tập và trau dồi không chỉ cho lúc đầu vào nghề mà trong
suốt đời làm nghề. Những tiêu chí nhƣ tròn vành, rõ chữ, vang, rền, nền, nảy
chính là những mục tiêu mà bất kỳ ngƣời theo nghề nào cũng phải đạt tới. Để
“tròn vành rõ chữ” phải luyện tập phát âm và nhả chữ. Phát âm có khởi âm - mở
âm (âm chính) - đóng chữ. Nhả chữ là quá trình đóng, mở chữ đạt đƣợc Hát
tiếng một, hát từ nào ra từ đó. Kỹ thuật phát âm, nhả chữ này còn gọi là hát khép
hay hát đóng chữ. Nghệ nhân đúc kết kinh nghiệm thành những kỹ thuật, tuy
134
không thành văn, nhƣng những kỹ thuật đó luôn đƣợc các thế hệ kế tiếp lấy làm
“khuôn vàng thƣớc ngọc”, làm phƣơng hƣớng và phƣơng pháp luyện tập.
Hát đƣợc “tròn vành rõ chữ” là do luyện tập cất thanh nhả chữ, “hát từ
một” ứng dụng vào từng câu để “vang, rền” câu hát. Để có “vang, rền” cần phải
mở rộng âm thanh của nguyên âm. Nhƣng nếu mở quá lớn, tiến trình đóng chữ
sẽ bị kéo dài nghe nhƣ ngọng hay không rõ lời. Vì vậy mức độ mở của từ cần
đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng. Mở thanh không thô, không lạm dụng, giọng hát sẽ
vang, rền, nền nã. Và để câu hát thêm sinh động nghệ thuật ca hát dân gian từ hát
Quan Họ, Chèo, Ca Trù, Chầu Văn, Tuồng… đều sáng tạo ra nhiều kỹ thuật phụ
trợ nhƣ hát nảy, luyến, láy, rung. Mức độ và kỹ thuật xử lý ca từ (ngôn ngữ) có
nhiều điểm khác nhau nên đã tạo ra hiệu quả riêng biệt. Các nghệ nhân phải
luyện tập kỹ, đặt vị trí nguyên âm thích hợp nhất để vừa có vang, vừa có màu
âm, gọi là có “giọng”. Giọng trở nên vang, trong sáng, tránh lạm dụng làm ảnh
hƣởng đến nhịp độ, đóng, khép chữ. Thanh điệu tiếng Việt phong phú, quyết
định vị trí âm thanh của từng từ. Vị trí cao thấp của thanh điệu nếu bị đảo ngƣợc
gọi là trái dấu sẽ làm thay đổi ý nghĩa của từng từ. Ngƣời hát phải biết “bẻ bai”
chữ để tìm lại vị trí đúng của thanh điệu, khắc phục lỗi của ca từ không thích ứng
với giai điệu. Trong ca hát dân gian, ngƣời hát đƣợc tự do xử lý hơn so với nghệ
thuật hát Mới, nghệ thuật thể hiện những tác phẩm sáng tác theo một khuôn mẫu
(tất cả nguyên âm, phụ âm đều mở). Nhiều trƣờng hợp, ngƣời hát không khắc
phục đƣợc do lỗi trên bản nhạc thì phải đổi ca từ.
Bên cạnh những yêu cầu nhƣ “tròn vành rõ chữ”, “vang, rền, nền, nảy”, ca
hát dân gian truyền thống còn tạo ra sự khác biệt bởi vị trí âm thanh giọng hát.
Những khái niệm nhƣ hát “hơi ngoài” của Chèo, hát “hơi trong” của Ca trù, hát
“hơi ngực” của Tuồng xuất phát từ nhận thức, tƣ duy thẩm mỹ, nghệ thuật biểu
hiện, từ môi trƣờng và điều kiện diễn xƣớng của từng dòng nghệ thuật. Để phù
hợp với phƣơng pháp thanh nhạc của mình, mỗi dòng ca hát truyền thống lại
135
chọn ra cho mình một hoặc hai nguyên âm đặc trƣng: Chèo nguyên âm i, hát Văn
nguyên âm a và i, Ca trù nguyên âm ƣ đƣợc đẩy lên mũi thành ƣng. Tuồng cũng
là ƣ nhƣng từ cổ họng bật mạnh ra ngoài thành hƣ…
Nghệ thuật hát Bel canto hay nghệ thuật hát Mở sinh ra từ ngôn ngữ đơn
thanh, đa âm tiết nhƣ tiếng Italia, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…
Những ngôn ngữ đơn thanh, đa âm tiết thƣờng lấy tiếng Ý là ngôn ngữ chuẩn
cho nghệ thuật hát Bel canto vì nguyên âm chiếm phần lớn trong cấu trúc từ
(ngƣợc lại tiếng Việt, từ đóng - từ kết bằng phụ âm chiếm quá nửa tới 70 - 80%
tổng số từ).
Trong thực tiễn giảng dạy, những bài tập luyện thanh theo phƣơng pháp
Bel canto hát tác phẩm thanh nhạc nƣớc ngoài - ca từ tiếng nƣớc ngoài học sinh
thanh nhạc tiếp thu và hát tốt nhƣng ứng dụng vào tác phẩm thanh nhạc Việt
Nam và tác phẩm thanh nhạc nƣớc ngoài lời Việt đều gặp nhiều khó khăn.
Những khó khăn đó chính là kỹ thuật thanh nhạc Bel canto (nghệ thuật của ngôn
ngữ đa âm, hát Mở) đƣợc sử dụng vào hát tiếng Việt (ngôn ngữ đa thanh, đơn
âm, hát khép, nhiều vần đóng). Ngôn ngữ trở thành rào cản, thách thức nếu
không nắm vững những kiến thức về cấu trúc âm thanh của tiếng Việt để giải
quyết chúng. Muốn vƣợt qua thách thức khó khăn của ngôn ngữ cũng nhƣ để
dung hoà phƣơng pháp thanh nhạc Mới để thể hiện tốt những tác phẩm thanh
nhạc tiếng Việt trong biểu diễn và trong đào tạo cần hiểu, nắm vững kiến thức cơ
bản về cấu trúc âm thanh tiếng Việt, so sánh giữa nói và hát, ứng dụng kinh
nghiệm, kỹ thuật của nghệ nhân (đặc biệt các dòng ca hát dân gian chuyên
nghiệp gắn liền với tiếng Việt phổ thông). Đề ra các bài tập vừa có tính lý thuyết
vừa có tính thực hành và ứng dụng. Thống kê, sắp xếp những ca khúc và những
làn điệu dân ca có mối quan hệ gần gũi với nhau để sinh viên có cơ sở so sánh,
học tập và ứng dụng.
136
Những kết quả đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
luận án
1) Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về hiểu và nắm vững kiến thức cơ
bản, đặc trƣng, đặc điểm cấu trúc âm thanh, chuyển động đóng, mở của ngôn
ngữ tiếng Việt, học tập phƣơng pháp xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong nghệ thuật
ca hát truyền thống để vận dụng vào trong công tác đào tạo, biểu diễn thanh nhạc
giúp ngƣời hát:
+ Sửa những khuyết tật về phát âm. Xác định đƣợc vị trí âm thanh. Cảm
nhận đƣợc màu âm từng nguyên âm của mỗi thể loại ca hát truyền thống, của các
vùng miền khác nhau.
+ Hiểu rõ nội dung lời ca. Cảm nhận rõ đƣợc hơi thở khi nói để vận dụng
vào hát.
+ Hát rõ lời. Nhả chữ “tiếng nào ra tiếng nấy”, nhấn nhá vào từng từ, hát
tiếng trƣớc không trùng tiếng sau, mở tiếng, đóng tiếng gọn đạt tiêu chí “tròn
vành rõ chữ”. Nhả chữ không làm biến dạng, sai nghĩa của từ mất đi bản sắc dân
tộc của ngôn ngữ, giữ đƣợc “màu” tự nhiên của giọng hát.
2) Nắm vững qui luật phát âm và những đặc trƣng cơ bản của ngữ âm
tiếng Việt, xử lý một cách linh hoạt, vận dụng vào từng tác phẩm thanh nhạc
tiếng Việt trong và ngoài giáo trình trung cấp và đại học thanh nhạc trong nhà
trƣờng.
3) Hệ thống, phân loại, sắp xếp những ca khúc và những làn điệu dân ca
có mối quan hệ gần gũi để sinh viên có cơ sở so sánh, học tập và ứng dụng.
4) Đề xuất những mẫu âm mới, sửa những phát âm chƣa chuẩn, học tập
kinh nghiệm xử lý những từ bị trái dấu, những từ đóng, từ điệp, câu điệp… trong
nghệ thuật ca hát truyền thống, góp phần đào tạo những ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn
các tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt đạt yêu cầu về kỹ thuật cũng nhƣ không làm
137
mất đi bản sắc dân tộc của ngôn ngữ tiếng Việt góp phần rút ngắn khoảng cách
giữa nhà trƣờng và sân khấu ca hát.
5) Giáo dục học sinh, sinh viên thanh nhạc ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát
huy vốn nghệ thuật ca hát truyền thống.
6) Có tính ứng dụng trong đào tạo và biểu diễn trong nhà trƣờng cũng nhƣ
trên sân khấu.
7) Làm tài liệu tham khảo cho sáng tác thanh nhạc.
8) Bổ sung thêm cho giáo trình giảng dạy thanh nhạc giúp cải thiện một số
hạn chế trong hát tiếng Việt nhằm Nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt, góp phần
xây dựng nền thanh nhạc Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Một số kiến nghị
1- Các khoa Thanh nhạc và các trung tâm đào tạo thanh nhạc trên toàn
quốc nên đƣa môn học Kiến thức cơ bản về cấu trúc âm thanh của ngôn ngữ
tiếng Việt vào chƣơng trình đào tạo, góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng
giảng dạy và biểu diễn.
2- Giảng viên thanh nhạc cần phải nắm vững kiến thức cơ bản của ngôn
ngữ tiếng Việt nhằm chỉnh sửa cho học sinh những nhƣợc điểm về phát âm, nhả
chữ trong các tác phẩm tiếng Việt, xác định đúng vị trí, màu âm, hơi thở… của
âm thanh góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo hát những tác phẩm thanh nhạc
tiếng Việt.
3- Sáng tác cho thanh nhạc cần lƣu tâm nhiều hơn đến đặc điểm, đặc
trƣng của ngôn ngữ tiếng Việt, tìm hiểu về tính năng của “nhạc cụ sống” (giọng
hát) giúp ngƣời hát giải quyết, cải thiện một số hạn chế, khó khăn, lúng túng
trong xử lý ngôn ngữ (trái dấu, từ khó, từ đóng đặt ở nốt cao…) cũng nhƣ góp
phần giúp ngƣời hát hát hay hơn, đào tạo đạt đƣợc chất lƣợng cao hơn.
138
Đề tài Nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát
Mới là công trình nghiên cứu chuyên sâu về phƣơng cách xử lý ngôn ngữ tiếng
Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống, kết hợp với kỹ thuật hát Mới vận dụng
vào tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt để có đƣợc âm thanh đạt yêu cầu mà vẫn giữ
đƣợc bản sắc dân tộc của tiếng Việt, không bị biến dạng, sai nghĩa của từ, đảm
bảo “tròn vành rõ chữ”… Nội dung của luận án thể hiện lòng mong muốn đóng
góp một phần nhỏ bé vào đào tạo thanh nhạc nói riêng và có thể là gợi ý cho các
nghiên cứu tiếp theo về lý luận, sáng tác và biểu diễn nghệ thuật ca hát nói
chung.
139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
1. Trần Ngọc Lan: “Vài suy nghĩ về nâng cao tính dân tộc trong nghệ thuật
ca hát Việt Nam đƣơng đại”. Tạp chí Âm nhạc Việt Nam & thời đại, số
4, năm 2006.
2. Trần Ngọc Lan: “Tôi thật sự muốn học cách hát từ bụng
lên…”(Thanh nhạc Quan họ Bắc Ninh). Tạp chí Âm nhạc Việt Nam,
1 - 2009
3. Trần Ngọc Lan: “Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát”. Tạp chí Nghệ
thuật biểu diễn, số 7, tháng 6 – 2009.
4. Trần Ngọc Lan: “Tìm hiểu kỹ thuật hát Tuồng”. Tạp chí Văn hoá
Nghệ thuật, 10- 2009
140
PHỤ LỤC
HỆ THỐNG MỘT SỐ CA KHÚC MANG ÂM HƢỞNG DÂN GIAN
TT Âm
hƣởng
Tên bài Tên tác giả
I
Hát ru
-Câu hát mẹ ru
-Khúc hát ru của ngƣời K’ho
-Mẹ yêu con
-Ru con trong mƣa mùa xuân
-Suối nguồn
-Từ trên đỉnh núi
-Tiếng ru đêm
Phạm Tuyên
Trần Hoàn, Trần Ngọc
Nguyễn Văn Tý
Đặng Hữu Phúc
Trƣơng Ngọc Ninh
Nguyên nhung
Tuấn Phƣơng
II
Thơ
-Dáng đứng Bến Tre
-Tâm tình của ngƣời thuỷ thủ
-Trăng khuyết (lẩy Kiều)
Nguyễn Văn Tý
Hoàng Vân
Huy Thục
III Dân ca
1
Quan họ
-Bắc Ninh – Kinh Bắc
-Hồ trên núi
-Khi xe tăng qua miền Quan họ
-Những cô gái Quan họ
-Ngày xuân Quan họ
-Nghe câu Quan họ trên cao
nguyên
-Tôi về ngẩn ngơ
-Từ phƣơng em, từ phƣơng anh
-Qua lới nọ Hạ Long
Lê Mây
Phó Đức Phƣơng
An Thuyên
Phó Đức Phƣơng
Lê Mây
Vũ Thiết, Hữu Chỉnh
Nguyễn Cƣờng
Văn Thành Nho
Trƣơng Ngọc Ninh
2 Trống
quân
-Từ thủa vua Đinh
-Vui mở đƣờng
Nguyễn Cƣờng
Đỗ Nhuận
3
Dân ca
miền núi
phía Bắc
-Ánh trăng hồ núi Cốc
-Âm vang Điện biên
-Bác Hồ ở Tân Trào năm ấy
-Bài ca mùa xuân
-Bài ca trên núi
Đặng An Nguyên
Lê Mây
Đinh Tiến Bình
Mông Lợi Chung
Nguyễn Văn thƣơng,Tô
141
3
Dân ca
miền núi
phía Bắc
-Bài ca bên suối
-Bản Mƣờng trong nắng mới
-Bảy sắc cầu vồng
-Bảy dòng suối hát
-Bức tranh xứ Lạng
-Bác Hồ ở Tân trào năm ấy
-Biến đất ma thành ra đất cày
-Bình minh sông Đà
-Bông hoa tám cánh
-Cầu về bản em
-Câu Sli xứ Lạng
-Câu Sli mùa xuân xứ Lạng
-Cây đào Sơn La
-Chuyện tình Trƣờng Sa
-Chào Sơn La
-Chào Yên Bái thành phố mùa
xuân
-Cô giáo đến bản Mƣờng
-Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh
Núi
-Cô giáo vùng cao
-Con dao làm nƣơng cây súng
giữ bản
-Con trai ngƣời Pa Dí
-Con trai, con gái bản em
-Con trâu sắt
-Chị Mai đi chợ
-Chín bậc tình yêu
-Chiều trên bản Mèo
-Chợ xuân Bắc Hà
-Chú bò vàng
-Cung văn hoá thiếu nhi Lạng
Sơn
-Dấu chân trên rừng
-Đàn tính bên sàn
-Đêm trên Cha – Lo
-Đêm Mộc Châu
-Đi tìm bóng núi
-Địu con đi nhà trẻ
Hoài
Trịnh Lại
Nhật Lai
Nguyễn Lầy, Tuấn Long
Vi Tơ
Lê Mây
Đinh Tiến Bình
Trọng Bằng
Văn Thành Nho
An Chung
Bàng Thúc Hiệp
Đinh Quang Khải
Lê Tịnh
Đặng Đình Lâm
Lê Mây
Trần Hoàn
Trọng Bằng
Lƣơng Hải, Nghiêm Nhan
Văn Ký
Hoàng Lân – Hoàng Long
Phan Nhân
Lê Trọng Hùng,Pờ Xảo Mìn
Lê Mây
Trần Chƣơng
Lê Lan
An Thuyên
Vƣơng Vình, Mai Liễu
Lê Mây,Phùng Ngọc Hùng
Hoàng Vân
Lê Mây
Vĩnh An
Vƣơng Khon
Phạm Tuyên
Trần Hoàn
An Thuyên
Đào Ngọc Dung
142
3
Dân ca
miền núi
phía Bắc
-Điện Biên mùa lúa
-Điều chƣa thấy trong văn tự
ngƣời Dao
-Đợi nàng
-Đợi chờ anh em vẫn chờ
-Đƣờng về Tân Trào
-Đƣờng về xứ hoa đào
-Em bé Mƣờng La
-Em ca Sơn La
-Em chọn lối này
-Gửi về Bắc Kạn em ơi
-Gió Chiềng đi
-Gió Ô quy hồ
-Giữ cho em mùa hoa đào
-Hà Giang quê tôi
-Hát về nguồn suối
-Hát từ thủ đô gió ngàn
-Hạt thóc hạt tình
-Hoa hồng trên điểm tựa
-Hoa sim biên giới
-Hƣơng hồi xứ Lạng
-Kim Bon bản Mèo đổi mới
-Khâu áo
-Lạng Sơn lung linh mƣa ngàn
-Lời cây đàn tính quê em
-Lòng mẹ
-Lời ca của núi
-Mã Pì Lèng
-Mùa xuân ấy anh ra đi
-Mở đƣờng qua Mã Pì Lèng
-Mẹ đảm con ngoan
-Mời anh lên Mộc Châu
-Mộng mị Sa pa
-Mùa trẩy lê
-Mùa xuân gọi bạn
-Nao nao Thác Bà
-Nổi trống lên rừng núi ơi
-Nỗi băn khoăn của chị Lả
-Nơi áo chàm hồ xanh Ba Bể
Hoàng Hà
Lê Tịnh
Phó Đức Phƣơng
Văn Thành Nho
Lê Mây
An Thuyên
Trần Ngọc Xƣơng
Hoàng Tạo
An Thuyên
Phan Nhân
Lê Tịnh
Phó Đức Phƣơng
Bảo Chung
Thanh Phúc
Cầm Minh Thuận
Tuấn Phƣơng
Mào Ết
Hồ Bắc
Minh Quang, Đặng Ái
Ngô Quốc Tính
Trịnh Lại
Nguyễn Văn Tý
Lê Mây
Nguyễn Đức Toàn
Hoàng Tú
- - - - - - -
Lê Mây, Phùng Ngọc Hùng
Tân Huyền
Hoành Nguyễn
Lê Mây
Trần Hoàn
Phó Đức Phƣơng
Nguyễn Trọng Tạo,Tùng
Linh
Huyền Tuân
Phó Đức Phƣơng
Hoàng Vân
Nguyễn Tài Tuệ
Phó Đức Phƣơng
143
3
Dân ca
miền núi
phía Bắc
-Ngôi sao Khun Lú-Nàng Ủa
-Ngọn lửa Pác Bó
-Ngƣời Châu Yên em bắn máy
Bay
-Ngƣời Mèo ơn Đảng
-Ngƣời Mèo có chữ
-Nhịp chày hƣơng cốm
-Nhớ về Pác Bó
-Núi rừng hát về anh
-Ở rừng nhớ anh
-Phiên chợ lòng hồ
-Phố núi
-Rừng biên cƣơng âm vang
điệu Then mới
-Rừng Tuyên Quang in bóng
Tân Trào
-Sa pa - Sa pa
-Sao cô em chƣa về
-Sơn La mùa xuân lại về
-Suối làng
-Suối Lê – nin
-Suối Lê – nin
-Suối Mƣờng Hum còn chảy
Mãi
-Suối nguồn
-Sơn La ơi, cho tôi ở lại
-Tây bắc sáng lại
-Tây Bắc quê hƣơng em
-Tên lửa về sông Đà
-Tôi đã phải lòng em
-Tôi mang giấc mơ của những
đại ngàn
-Tình ca ngƣời gác rừng
-Tình ca Tây Bắc
-Tình ca Lều nƣơng
-Tình ca tây Bắc
-Tình Sa Pa
-Tiếng kèn đêm trăng
-Tiếng hát bản Mèo
Cầm Bích
Hoàng Vân, Nông Quốc
Chấn
Trọng Loan
Cầm Phong
Nguyễn Tài Tuệ
Lƣ Nhất Vũ
Phan Nhân
Tuấn Phƣơng
An Thuyên
Phó Đức Phƣơng
Nguyễn Mạnh Thƣờng
Nguyễn Cƣờng
Vƣơng Ngọc Vấn
Lê Mây
Lê Lan, Minh Tiến
Đặng An Nguyên
Tăng Thình, Mai Liễu
Phạm Tuyên,Trần Văn Loa
Hoàng Đạm, Hà Té
Nguyễn Tài Tuệ, Vƣơng
Hữu Văn
Trƣơng Ngọc Linh
Lê Mây
Ngô Đông Hải
Mộng Lân, La Thăng
Hoàng Tạo
Lê Mây
Cát Vận
Tân Điều
Bùi Đức Hạnh, Cầm Giang
Tăng Thình
Bùi Đức Hạnh, Cầm Giang
Lê Mây
Phùng Chiến
Phạm Tuyên,Nông Quốc
144
3
Dân ca
miền núi
phía Bắc
-Tiếng gọi từ Pác Bó
-Tiếng cồng xứ Mƣờng
-Tiếng gọi rừng xanh Sơn
Dƣơng
-Tiếng hát trên sông Nậm Na
-Tiếng khèn đêm trăng
-Tiếng hát giữa rừng hoa ban
-Tiếng hát trên đỉnh Hoàng
Liên
-Tiếng sáo gọi ngƣời yêu
-Tiếng đàn nhớ thƣơng
-Tiếng đàn Then
-Tiếng hát giữa rừng Pác Bó
-Từ Ra-dơ-líp đến Pác bó
-Trăng sáng trên rừng quế
-Trở lại Cao Bằng
-Trƣớc ngày hội bắn
-U ủ la hay
-Việt Bắc nhớ Bác Hồ
-Về bản em
-Về quê em nhé anh
-Vợ chồng H’Nhí về buôn mới
-Vùng cao mến yêu
-Xuân về trên bản Nhắng
-Xuân biên cƣơng
-Xuân chiến khu
-Xôn xao rừng quế
-Xốn xang chiêng cồng Hoà
Bình
-Xuống chợ
Chấn
Trƣơng Tuyết Mai, Bùi Văn
Bồng
Trần Hoàn
Tân Huyền
Lê Việt Hoà, Hà Thị Khiết
Phùng Chiến
Nông Văn Nhủng, Hữu Tiệp
Ngọc Quang
Trịnh Quý
Nguyễn Đình Tấn
Hoàng Thím
Nguyễn Tài Tuệ
Phan Long
Trọng Loan
Vƣơng Khon
Trần Quý
Lê Mây, Bùi Tuyết Mai
Phạm Tuyên
Đào Thế Y
Tuấn Phƣơng
Phạm Tuyên
Lầu A Sa
Trƣơng Mai
Lê Mây
Xuân Hồng
Phó Đức Phƣơng
Đinh Trọng Tuấn
Trƣơng Ngọc Ninh
4
Bắc Bộ
-Ao làng
-Anh đƣa em về thƣa với mẹ
cha
-À í a
-Bà tôi
-Bài ca năm tấn
-Bài ca may áo
-Bài thơ biển
Lê Mây
Nguyễn Cƣờng
Lê Minh Sơn
Nguyễn Vĩnh Tiến
Nguyễn Văn Tý
Xuân Hồng
Văn Thành Nho
145
4
Bắc Bộ
-Bằng lăng tím
-Bên bờ ao nhà mình
-Bến sông xƣa
-Buổi sáng trên đồng
-Cảm xúc tháng Mƣời
-Cánh cò trong câu hát mẹ ru
-Câu hát bên sông
-Chảy đi sông ơi
-Chị tôi
-Chơi Ô ăn quan
-Chú Cuội chơi trăng
-Chiều sông Thƣơng
-Chuyện làng tôi
-Chuyện xƣa
-Con kênh ta đào
-Cũng một con đò
-Dòng sông quê anh, dòng sông
quê em
-Đá trông chồng
-Đàn tỳ bà
-Đón anh về hội mùa xuân
-Gửi em ở cuối sông Hồng
-Gởi anh đi đầu quân
-Hò biển
-Hoa cau vƣờn trầu
-Hƣng Yên ngày mới
-Khúc hát ru của ngƣời mẹ trẻ
-Khúc mơ màng của đá
-Làn môi em hình hạt lúa
-Lời ru mùa xuân
-Lời ru của đêm
-Mẹ tôi
-Mƣa tháng Ba
-Mùa xuân trên sông Tô
-Mùa xuân con én liệng
-Nghiêng nghiêng câu hát
-Nuôi con một mình
-Ngàn lần tôi hát Việt nam ơi
-Ngƣời ở ngƣời về
-Ngƣời đàn bà hoá mƣa
Văn Thành Nho
Lê Minh Sơn
Tuấn Phƣơng
Trần Tất Toại
Nguyễn Thành, Tạ Hữu Yên
Phạm Tuyên
Tuấn Phƣơng
Phó Đức Phƣơng
Trọng Đài
Lê Mây
An Thuyên
- - - - - - - -, Hữu Thỉnh
Tuấn Phƣơng
Tuấn Phƣơng
Phạm Tuyên, Bùi Văn Dung
Phó Đức Phƣơng
Đoàn Bổng, Lai Vu
Lê Minh Sơn
An Thuyên, Dƣ Thị Hoài
Lê Việt Hoà
Thuận Yến
Nguyễn Đình Phúc
Nguyễn Cƣờng
Nguyễn Tiến
Lê Mây
Phạm Tuyên
Huy Thục, Phạm Ngọc Cảnh
An Thuyên
Phạm Tuyên
Phạm Tuyên
Đoàn Bổng
Đoàn Bổng
Lê Việt Hoà
Văn Thành Nho
Lê Mây
Lê Mây
Lê Mây
Lê Minh Sơn
An Thuyên, Phan Thị
146
4
Bắc Bộ
-Ngƣời ơi hãy về
-Nhịp máy khoan
-Những ngƣời con gái đồng
chiêm
-Những cánh đồng tuổi 20
-Nhớ xứ Đoài
-Nón trắng đồng quê
-Ông vua đi cày
-Ôi quê tôi
-Rừng và biển
-Sông Lô chiều cuối năm
-Sóng đàn Hà Nội
-Tình đất
-Tình ngƣời Hà Nội
-Tiếng đàn bầu
-Trăng sáng đôi miền
-Việt Nam quê hƣơng tôi
-Võng đây trƣa hè
Thƣờng Đoan
Tuấn Phƣơng
Trọng Bằng
Phạm Tuyên
An Thuyên
Lê Việt Hoà
An Thuyên
An Thuyên
Lê Minh Sơn
Huy Thục,Nguyễn Xuân
Quỳnh
Minh Quang
An Thuyên, Nguyễn Chính
Tuấn Phƣơng
Văn Thành Nho
Nguyễn Đình Phúc
An Chung
Đỗ Nhuận
Lê Mây
5
Trung Bộ
-Bác Hồ một tình yêu bao la
-Bài ca thống nhất
-Ca dao em và tôi
-Cây lúa Hàm Rồng
-Chào sông Mã anh hùng
-Chỉ tại dòng sông đa tình
-Cô gái Pa Kô
-Chiều Hiền Lƣơng
-Dựng nên quê mới
-Đẹp màu xanh Quảng Trị
-Đêm nghe hát đò đƣa nhớ Bác
-Đƣa em qua trận bão ngƣời
-Em thƣơng ngƣời trong Huế
đấu tranh
-Gởi sông La
-Gửi Huế
-Gửi em chiếc nón bài thơ
-Gửi nắng cho em
Thuận Yến
Võ Văn Di
An Thuyên
Đôn Truyền
Xuân Giao
An Thuyên
Huy Thục
AnThuyên
Trọng Bằng
Trần Hoàn
An Thuyên
Tuấn Phƣơng
-Em thƣơng ngƣời trong
Huế đấu tranh
Lê Việt Hoà, Sơn Tùng
Trần Hoàn
Lê Việt Hoà
Phạm Tuyên
147
5
Trung Bộ
-Giận mà thƣơng
-Giữ lấy giọt nƣớc vàng
-Giữa Mạc Tƣ Khoa nghe câu
hò Ví dặm
-Hà Nội - Huế - Sài Gòn
-Huế tình yêu của tôi
-Huế thƣơng
-Huế thƣơng ơi
-Huế Trong bão lửa càng đẹp
hơn nhiều
-Hoan hô ô tô
-Khúc hò khoan trên sông
Hƣơng
-Làng Chăm ơn Bác
-Lời cô gái Lệ Ninh
-Lời Bác dặn trƣớc lúc đi xa
-Lồng lộng quê Thanh
-Mai em về
-Mai em về Hà Tĩnh
-Mẹ tôi
-Miền Trung nhớ Bác
-Một thoáng Nghệ An
-Một khúc tâm tình của ngƣời
Hà Tĩnh
-Một mùa xuân nho nhỏ
-Một thoáng Nghệ An
-Mời anh về thăm thành Huế
-Mời anh về Hà Tĩnh
-Mƣa rơi
-Neo đậu bến quê
-Noi gƣơng anh Cù Chính Lan
-Những dũng sĩ núi Thành
-Nhịp hành quân mùa xuân
chiến thắng
-Nhớ về Nhật Lệ
-Nhớ về quê mẹ
-Nhớ về mẹ Suốt
-Nghe em hát lý tang tình
-Những cô gái Vân Dƣơng
Trần Hoàn
Trọng Bằng
Trần Hoàn
Hoàng Vân
Trƣơng Tuyết Mai, Đỗ thị
Thanh Bình
An Thuyên
Trần Hoàn
Trọng Bằng
Trọng Bằng
Trần Hoàn
Amƣ Nhân
Trần Hoàn
Trần Hoàn
Trọng Bằng
Tuấn Phƣơng
Trần Hoàn
Thuận Yến
Thuận Yến
Trọng Bằng
Trần Hoàn
Trần Hoàn
Trọng Bằng
Trần Hoàn
Trần Hoàn
Trần Hoàn
An Thuyên
Trọng Bằng
Trọng Bằng
Nguyễn Văn Tý
Trần Hoàn
Vân Đông
An Thuyên
Văn Thành Nho
Trần Hoàn
148
5
Trung bộ
-Núi rừng hát về anh
-Phố huyện quê tôi
-Quảng Bình quê ta ơi
-Quảng Nam yêu thƣơng
-Quê tôi miền Trung
-Sông Hƣơng gửi sông Đà
-Sông Gianh chín nhịp cầu
-Sông Hàn tình yêu của tôi
-Sông Ngà sâu
-Thanh Hoá anh hùng
-Tình yêu Pônnaga
-Tình ca mặt trời
-Tiếng hò trên đất Nghệ An
-Tiếng hát sông Lam
-Tiếng hò trên đất Nghệ An
-Tiếng trống hội Ktê
-Tiếng đàn Ta Lƣ
-Tiếng hát đêm nhà Rông
-Thƣơng lắm miền Trung
-Trên bến Giang Đình
-Vầng trăng Ba đình
-Về đồng Lê
-Về thành Vinh
-Vỗ bến Lam chiều
-Xa khơi
-Xin ngƣời chớ bỏ dòng sông
Tuấn Phƣơng
Đôn Truyền
Hoàng Vân
Phan Huỳnh Điểu
Trần Hoàn
Trần Hoàn
Phó Đức Phƣơng
An Thuyên
An Thuyên
Hoàng Đạm
Vũ Trọng Tƣờng
An Thuyên
Tân Huyền
Đinh Quang Hợp
Tân Huyền
Amƣ Nhân
Huy Thục
Ngọc Tƣờng
Trần Hoàn
An Thuyên
Thuận Yến
Trần Hoàn
Tuấn Phƣơng
Trần Hoàn
Nguyễn Tài Tuệ
Tuấn Phƣơng
6
Tây
Nguyên
-Âm vang cao nguyên
-Bác Hồ sống mãi với Tây
Nguyên
-Bài ca quê hƣơng
-Ban Mê chiều ráng đỏ
-Bình minh rừng cao su
-Bóng cây Kơ nia
-Cánh chim báo tin vui
-Chim Phí bay về nguồn cội
-Chim Pong-Kle
-Chiều Đak-ơ
-Cô gái vót chông
-Đàn T’Rƣng
-Đất nƣớc đứng lên (nhạc kịch)
Xuân Hồng
Lê Lôi
Ymoan, Quang Dũng
Cát Vận
Linh Nga Niêk Đam
Phan Huỳnh Điểu,Ngọc Anh
Đàm Thanh
Yphôn Ksor
Nhật Lai
Trí Thanh
Hoàng Hiệp, Môlôyclavi
Nguyễn Viêm, Huy Cận
An Thuyên, Nguyên Ngọc
149
6
Tây
Nguyên
-Đêm trăng buôn mới
-Đêm thao thức
-Em là hoa Pơ – lang
-Em đẹp nhƣ sao băng
-Gặt lúa
-Hát mừng anh hùng Núp
-Khúc ca H’rê
-Khát vọng Đan Kia
-Lak quê ta
-Lôông oô (ru em)
-Lời tƣợng mồ Tây Nguyên
-Mùa xuân Tây Nguyên
-Mƣa cao nguyên
-Mừng chiến thắng TâyNguyên
-Nắng gió cao nguyên
-Ngƣời lái đò trên sông Pô – cô
-Ngƣời con gái Pa – Kô
-Ngọn lửa cao nguyên
-Ngợi ca anh hùng Pinăng -
Thạnh
-Nhớ
-Nhƣ gió cao nguyên
-Nƣớc về Tây Nguyên
-Nu mê nu nơi (Lời mẹ ru)
-Ơ chim Kơ tia
-Ơi M’Đrăk, M’Đrăk
-Ơn Bác Hồ với Tây Nguyên
-Phum Sróc nhớ Bác
-Rừng xanh từ đây bừng sáng
-Rừng núi Tây Nguyên chiến
công hoa nở
-Sim Kring
-Sông Đăk kông mùa xuân về
-Tạm biệt suối nguồn
-Tây Nguyên bất khuất
-Tây Nguyên chiến thắng
-Tây Nguyên mừng đón thơ
Bác
-Tây nguyên quê em
-Tháng ba Tây Nguyên
Kpa Ylăng, Trần Quang Huy
Kpa Púi
Đức Minh
Y Yơn
Y Yơn
Trần Quý
Phan Ngọc
Dƣơng Toàn Thiên
Ama Nô, Linh Nga
A Đũh
Tân Huyền
Trần Hoàn
Linh Nga Niêk Đam
Xuân Giao
Tân Huyền
Cầm Phong, Mai Trang
Huy Thục
Trần Tiến
Giáp Văn Thạch
Lê Yên
Phan Ngọc
Tô Hải
Đình Nghi
Y Sơn Niê
Nguyễn Cƣờng
Võ Mạnh Trí
Sơn Lƣơng, ĐaRa
Nguyễn Viêm
Chu Minh
KrajanĐik
Tố Hải
KrajanĐik
Văn Ký
Mai Đức Vƣợng
Doãn Nho
Thạch Rƣơng, Trí Thanh
Văn Thắng, Thân Nhƣ Thơ
150
6
Tây
Nguyên
-Tình ca Tây Nguyên
-Tình khúc Đăm’bri
-Tiếng cồng Plây Gi-răng
-Tiếng cồng giải phóng, tiếng
cồng chiến thắng
-Tiếng hát giữa rừng đại ngàn
-Tiếng chim bên dòng Krông
Ana
-Tiếng chày trên sóc Bom Bo
-Tiếng hát Mơ nông Tibri
-Tiếng hát ban mai
-Tiếng cồng Plây Gi-răng
-Trên những nẻo đƣờng xuân
-Thƣơng mãi, thƣơng hoài,
Yaly ơi!
-Vòng tay cao nguyên
-Vòng tay Đam San
Hoàng Vân
Văn Thành Nho
Hồ Bắc
Hoàng Vân
Dƣơng Thụ
Kpa Púi
Xuân Hồng
Nhật Lai
Thanh Anh
Hồ Bắc
Kpa Ylăng, Trọng Thuỷ
Huy Du
A Đũh
Trƣơng Ngọc Ninh
7
Nam bộ
-Bài ca Hƣng Yên
-Biển vẫn còn ru
-Câu hò bên bờ Hiền Lƣơng
-Câu Lý và ngƣời thƣơng
- Đi tìm ngƣời hát Lý thƣơng
Nhau
-Dáng đứng Bến Tre
-Đi trong hƣơng tràm
-Hai ngƣời mẹ (nhạc kịch)
-Hồ Chí Minh đẹp nhất tên
Ngƣời
-Huế tình yêu của tôi
-Huyền thoại mẹ
-Hƣơng thầm
-Lên ngàn
-Mùa chim én bay
-Miền Nam nhớ mãi ơn Ngƣời
-Ở hai đầu nỗi nhớ
- Rặng Trâm bầu
-Sợi nhớ sợi thƣơng
-Thăm Bến nhà Rồng
-Trên quê hƣơng Minh Hải
Lê Mây
Lê Mây
Hoàng Hiệp, Đằng Giao
Lê mây
Vĩnh An
Nguyễn Văn Tý
Thuận Yến
An Thuyên, Anh Đức
Trần Kiết Tƣờng
Trƣơng Tuyết Mai
Trịnh Công Sơn
Vũ Hoàng
Hoàng Việt
Hoàng Hiệp
Lƣu Cầu
Phan Huỳnh Điểu
Thái Cơ
Phan Huỳnh Điểu
Trần Hoàn
Phan Nhân
151
IV
Ca hát
truyền
thống
chuyên
nghiệp
1
Ca trù
-Bến Âu Lâu
-Cho tôi về Hồng Lĩnh
-Du thuyền trên sóng Hạ Long
-Đàn cầm dây vũ dây văn
-Đất nƣớc lời ru
-Đợi
-Đêm trăng Cát bà
-Hà nội linh thiêng hào hoa
-Hạt mƣa mùa xuân
-Mái đình làng biển
-Một nét Ca trù ngày xuân
-Một thoáng Tây hồ
-Phủ Tây Hồ
-Tình vẫn thế
-Thì thầm mùa xuân
-Trăng khuyết
-Trăng về phố
- Trên đỉnh Phù Vân
-Về Ninh Bình
Nguyễn Cƣờng
Lê Mây, Hiền Mặc Chất
Nguyễn Cƣờng
Nguyễn Cƣờng
Văn Thành Nho
Huy Thục, Vũ Quần Phƣơng
Lê Mây, Hà châu
Lê Mây
Trƣơng Ngọc Ninh
Nguyễn Cƣờng
Nguyễn Cƣờng
Phó Đức Phƣơng
Phú Quang
Lê Mây
Ngọc Châu
Huy Thục, Phi Tuyết Ba
Lê Mây
Phó Đức Phƣơng
Trọng Bằng
2
Chèo
-Cô Nụ quê tôi
-Chuyện cái cột tre của chiến sĩ
thông tin
-Chuyện tình Ba Bể
-Dang dở
-Đế quốc Mỹ là cái thân con
ruồi
-Đóng nhanh lúa tốt
-Đƣờng cày đảm đang
-Em bé đi học trƣờng làng
-Em ở nơi đâu
-Liên khúc Thị Màu (5 bài)
+Say trăng
+Độc thoại Thị Mầu
+Theo em lên chùa
+Gió lộng cái con sông Trà
Phó Đức Phƣơng
Đôn Truyền, Phạm Văn
Lê Mây
Duy Quang
Trọng Bằng
Lê Lôi
An Chung
Trọng Bằng
Phan Nhân
Nguyễn Cƣờng
- - - - - - - - - -
- - - - - - - - - -
- - - - - - - - - -
- - - - - - - - - -
152
2
Chèo
+Rung rinh ngai vàng
-Mùa cói
-Mƣa xuân
-Nhịp cầu nối những bờ vui
-Những cô gái Quan Họ
-Say trăng
-Tình dẫu mà tình tôi
-Tình quê hƣơng
-Tôi về ngẩn ngơ
- - - - - - - - - -
Hoàng Hà
Huy Thục, Nguyễn Bính
Văn An
Phó Đức Phƣơng
Nguyễn Cƣờng
Nguyễn Cƣờng
Trọng Bằng
Nguyễn Cƣờng
3 Xẩm -Lời Ngƣời ra đi
-Về quê
Trần Hoàn
Phó Đức Phƣơng
4
Hát Văn
-Cảm hứng Phủ Giầy
-Đàn cầm dây vũ dây văn
-Đây là quê em Ninh Bình
-Nghe em, câu hát Văn chiều
nay
-Tình ngƣời Hà Nội
-Trẩy hội đền Trần
Nguyễn Cƣờng
- - - - - - - - - - -
- - - - - - - - - - -
- - - - - - - - - - -
Văn Thành Nho
Phó Đức Phƣơng
5
Tuồng
- Biển Mũi
-Chiếu dời đô
- Không thể và có thể
- Hồn đá
- Nguyễn Trãi, Côn Sơn
- Ngũ Hoành Sơn
Phó Đức Phƣơng
Nguyễn Tiến
Phó Đức Phƣơng
Ngọc Quang
Lê Mây
Phó Đức Phƣơng
153
HÌNH CÁC CƠ QUAN CẤU ÂM
Hình 1.1 Các cơ quan hô hấp
Hình 1.2 Thanh đới và khe thanh đới
154
Hình 1.3 Bốn trạng thái đóng - mở của thanh đới
Hình 1.4
Các cơ quan phát âm, các xoang cộng hƣởng và hƣớng đi của làn hơi.
155
Các bảng hệ thống: Âm đầu, âm giữa (âm chính ), âm cuối và
trục thanh điệu trong
Biểu đồ độ mở của nguyên âm
Bảng biểu các nguyên âm
Bảng biểu thanh điệu
156
a) Hệ thống âm đầu(Khởi âm):
Hệ thống âm đầu
b) Hệ thống âm chính (Âm đầu-Âm giữa):
-Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi:
Hệ thống âm chính
-Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi:
Hệ thống âm chính
157
c) Hệ thống nguyên âm tiếng Việt
Hệ thống nguyên âm tiếng Việt
c) Hệ thống âm cuối (kết âm):
Hệ thống âm cuối tiếng Việt
e) Sơ đồ thanh điệu:
158
Những nghệ sĩ, ca sĩ thành công bởi kết hợp hài hoà
nghệ thuật hát mở và nghệ thuật hát khép:
Trong quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật hát Mới
nhiều thế hệ nghệ sĩ, ca sĩ tài năng đã có nhiều sáng tạo vận dụng kết hợp
nghệ thuật hát mở và hát khép với những phong cách và phƣơng pháp
sáng tạo khác nhau vào các ca khúc tiếng Việt và đã gặt hái đƣợc những
thành công đáng kể nhƣ:
- NSND Quốc Hƣơng đã biết ứng dụng phƣơng pháp hát mở, tròn
vành của Bel canto để thích hợp với lối hát đóng kín đáo của tiếng Việt.
Những bài hát mà nghệ sĩ NSND Quốc Hƣơng đã dồn nhiều tâm sức
sáng tạo và hát rất thành công nhƣ: Tình ca (Hoàng Việt), Hà Tây quê
lụa (Nhật Lai), Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí - Nguyễn Bính) Khai
phá miền Tây (Bửu Huyền), Bài ca ngƣời thợ rừng của Phạm Tuyên,
Đất quê ta mênh mông (Hoàng Hiệp – Bùi Minh Quốc), Những ánh sao
đêm (Phan Huỳnh Điểu), Cùng hành quân giữa mùa xuân (Cẩm La), Mẹ
đào hầm (Hoàng Hiệp – Dƣơng Hƣơng ly), Cuộc đời vẫn đẹp sao ( Phan
Huỳnh Điểu)…
- NSND Quý Dƣơng: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giọng hát
của NSND Quí Dƣơng đã vận dụng phƣơng pháp hát Mới một cách điêu
luyện vào hát những ca khúc cách mạng rất thành công nhƣ: Tấm áo
chiến sĩ mẹ vá năm xƣa (Nguyễn Văn Tý), Nhớ (Hoàng Vân - Nguyễn
Đình Thi), Bài ca ngƣời thuỷ thủ (Hoàng vân), Tôi là ngƣời thợ lò
159
(Hoàng Vân), Tôi ngƣời lái xe (An chung), Ngọn đèn đứng gác (Hoàng
Hiệp – Chính Hữu), Tiếng nói ngƣời Hà Nội (Văn An - Cảnh Trà), Dáng
đứng Việt Nam (Nguyễn Chí vũ – Lê Anh Xuân), Hà Nội những đêm
không ngủ (Phạm Tuyên), Cùng anh tiến quân trên đƣờng dài (Huy Du –
Xuân Sách), Đƣờng Trƣờng Sơn xe anh qua (Văn Dung), Chào em cô
gái Lam Hồng (Ánh Dƣơng), Vàm cỏ Đông (Trƣơng Quang Lục – Hoài
Vũ), Xe ta đi trong đêm Trƣờng Sơn (Tân Huyền), Tình đất đỏ miền
Đông (Trần Long Ẩn), Tình em (Huy Du - Ngọc Sơn), Chiều trên bến
cảng (Nguyễn Đức Toàn)…
- NSND Trần Hiếu: Đã rất thành công với cách hát các ca khúc gần
với nghệ thuật hát Nói của nghệ thuật hát dân gian: Con Voi (Đỗ Nhuận),
Đế quốc Mỹ là cái thân con ruồi (Trọng Bằng), Lỳ và Sáo (Văn Chung),
Anh quân bƣu vui tính (Đàm Thanh), Tôi là Lê Anh Nuôi (Đàm Thanh),
Chiếc khăn Piêu (Trần Tiến), Hò kéo pháo (Hoàng Vân)…
- PGS-NSND Trung Kiên: Đã vận dụng sáng tạo kỹ thuật Bel canto
vào những ca khúc Việt Nam rất “tròn vành” mà vẫn “rõ chữ”: Chào
sông Mã anh hùng (Xuân Giao), Tình ca (Hoàng Việt), Gặp nhau trên
đỉnh Trƣờng Sơn (Hoàng Hà), Bài ca Trƣờng Sơn (Trần Chung - Gia
Dũng), Đất nƣớc trọn niềm vui (Hoàng Hà), Ngƣời chiến sĩ ấy (Hoàng
Vân), Thành phố hoa phƣợng đỏ (Lƣơng Vĩnh - Hải Nhƣ), Bác Hồ sống
mãi với Tây Nguyên (Lê Lôi), Sông Đak’rông mùa xuân về (Tô Hải),
Tiếng hát từ thành phố mang tên Ngƣời (Cao Việt Bách – Đăng Trung),
Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân), Dáng đứng Việt Nam (Nguyễn
Chí Vũ – Lê Anh Xuân), Ca ngợi Hồ Chủ Tịch (Văn Cao), Bài ca hy
vọng (Văn Ký), Em có nghe âm thanh ngày mới (Nguyễn An), Ngƣời lái
đò trên sông Pô-cô (Cầm Phong), Bài ca trƣờng Sơn (Trần Chung), Lời
thề sắt son (Nguyễn Đình Tấn)…
160
- NSƢT Quang Hƣng: Kết hợp sáng tạo kỹ thuật hát Mới phù hợp
với cách “nhả chữ” tiếng Việt vào những ca khúc: Tôi là Lê Anh Nuôi
(Đàm Thanh), Anh quân bƣu vui tính (Đàm Thanh), Mơ đời chiến sĩ
(Lƣơng Ngọc Trác), Chiếc gậy Trƣờng sơn (Phạm Tuyên), Gẩy đàn lên
hỡi ngƣời bạn Mỹ (Phạm Tuyên), Hà Nội những đêm không ngủ (Phạm
Tuyên), Chiếc khăn Piêu (Trần Tiến), Ngọn đèn đứng gác (Hoàng Hiệp
– Chính Hữu), Sông Lô (Văn Cao), Lỳ và Sáo (Văn Chung), Hát mừng
các cụ dân quân (Đỗ Nhuận), Quê hƣơng anh bộ đội (Xuân Oanh), Cuộc
đời vẫn đẹp sao (Phan Huỳnh Điểu)…
- NSND Thanh Huyền: Đã kết hợp nhuần nhuyến kỹ thuật hát Mới
với cách hát luyến láy mềm mại của nghệ thuật hát dân gian vào các ca
khúc: Xuân chiến khu (Xuân Hồng), Đƣờng cày đảm đang (An Chung),
Hà nội - Huế - Sài Gòn (Hoàng Vân), Trăng sáng đôi miền (An Chung),
Ngƣời ơi ngƣời ở đừng về (dân ca Quan họ Bắc Ninh - cải biên Xuân
Tứ), Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân), Trông cây lại nhớ đến Ngƣời
(Hò Ví dặm - cải biên Đỗ Nhuận), Tiếng hò trên đất Nghệ An (Tân
Huyền), Tiếng hát sông Lam (Đinh Quang Hợp), Mẹ yêu con (Nguyễn
văn Tý)…
- NSND Tƣờng Vi: Đã vận dụng một cách thuần thục nghệ thuật hát
Mới vào những ca khúc mang âm hƣởng dân gian cũng nhƣ các ca khúc
Việt Nam khác: Nhớ (Lê Yên – Thanh Hải), Phi đội ta xuất kích (Tƣờng
Vi), Suối Lê Nin (Hà té – Hoàng Đạm), Tiếng hát sông Lam (Đinh
Quang Hợp), Tiếng đàn Ta Lƣ (Huy Thục), Tích tà tích tích tiếng hát
thông tin (Huy Thục), Ngƣời con gái sông La (Doãn Nho – Phƣơng
Thuý), Ngƣời lái đò trên sông Pô Kô (Cầm Phong), Cô gái vót chông
(Hoàng Hiệp), Em là hoa Pơ Lang (Đức Minh), Tháng ba Tây Nguyên
161
(Văn Thắng - Thân Nhƣ Thơ), Gửi sông La (Lê Việt Hoà – Minh
Khanh), Cánh chim báo tin vui (Đàm Thanh)…
- NS Bích Liên: Đã vận dụng một cách sáng tạo nghệ thật hát Bel
canto vào những ca khúc Việt Nam rất thành công: Bài ca năm tấn
(Nguyễn văn Tý), Ngƣời là niềm tin tất thắng (Chu Minh), Chào anh
giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng (Hoàng Vân), Nổi lửa lên em
(Huy Du – Giang Lam), Đƣờng tầu mùa xuân (Phạm Minh Tuấn),
Đƣờng tôi đi dài theo đất nƣớc (Vũ trọng Hối), Biết ơn chị Võ Thị Sáu
(Nguyễn Đức Toàn), Bế Văn Đàn sống mãi (Huy Du), Lời anh vọng mãi
ngàn năm (Vũ Thanh), Em bé Bảo Ninh (Trần Hữu Pháp - Nguyễn Văn
Dinh), Ngƣời lái đò trên sông Pô Kô (Cầm Phong – Mai Trang)…
- NS Mỹ Bình: Ngƣời Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Làng tôi (Hồ
Bắc), Quê em (Nguyễn Đức Toàn),…
- NGƢT Diệu Thuý: Lô Giang (Lƣơng Ngọc Trác), Quê em
(Nguyễn Đức Toàn), Trƣờng ca sông Lô (Văn Cao)…
- NSƢT Kiều Hƣng: Cảm xúc tháng Mƣời (Nguyễn Thành - Tạ Hữu
Yên), Tình ca (Hoàng Việt), Em ở nơi đâu (Phan nhân), Tiếng đàn bầu
(Nguyễn Đình Phúc - Lữ Giang), Tổ quốc tôi chƣa đẹp thế bao giờ
(Nguyễn Văn Thƣơng - Tố Hữu), Chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hoà – Sơn
Tùng), Gửi nắng cho em (Phạm Tuyên – Bùi Văn Dung), Cung đàn mùa
xuân (Cao Việt Bách – Lƣu Trọng Lƣ), Sông Đak’Rông mùa xuân về (Tố
Hải), Bài ca trên núi (Nguyễn Văn Thƣơng), Hồ Chí Minh đẹp nhất tên
Ngƣời (Trần Kiết Tƣờng)…
- NSƢT Tuyết Thanh: Nổi trống lên rừng núi ơi (Hoàng Vân), Bài
ca Hà Nội (Vũ Thanh), Miền nam nhớ mãi ơn Ngƣời (Lƣu cầu), Bông
hoa tám cánh (An Chung), Hẹn mùa mƣời tấn năm sau (Tô hải), Bà mẹ
miền Nam tay không bắt giặc (Thuận Yến), Bác hồ sống mãi với Tây
162
Nguyên (Lê Lôi), Tình ta biển bạc đồng xanh (Hoàng Sông), Chợ chờ
em vẫn chờ ai (Huy Du), Trăng sáng trên rừng quế (Trọng Loan), Hoa
sen Tháp Mƣời (Trƣơng Quang Lục), Việt Bắc nhớ bác Hồ (Phạm
Tuyên), Tiếng hò trên đất Nghệ An (Tân Huyền), Bài ca phụ nữ Việt
Nam (Nguyễn Văn Tý), Nghe câu hát Văn chiều nay (Nguyễn Cƣờng)…
- NSƢT Quang Phác: Hồ trên núi (Phó Đức Phƣơng), Hò biển
(Nguyễn Cƣờng), Huyền thoại hồ núi Cốc (Phó Đức Phƣơng), Đi dọc
Việt nam (Cát Vận), Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó (Nguyễn Tài Tuệ),
Ngƣời về thăm quê (Thuận Yến), Dòng sông tuổi thơ (Hoàng Hiệp),
Chiều Hồ gƣơm (Đặng An Nguyên), Hà nội những kỷ niệm trong tôi
(Đoàn Bổng), Mặt trời bé con (Trần Tiến)…
- NSND Quang Thọ: Ta tự hào đi lên ôi Việt nam (Chu minh),
Sông Lô (Văn Cao), Tôi là ngƣời thợ lò (Hoàng Vân), Lá đỏ (Hoàng
Hiệp), Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Tình ca (Hoàng Việt), Tâm tình ngƣời
thủy thủ (Hoàng Vân), Hƣớng về Hà Nội (Hoàng Dƣơng), Những thành
phố bên bờ biển cả (Phạm Đình Sáu)…
- NSƢT Thuý Hà: Bến cảng quê hƣơng tôi (Hồ Bắc), Cánh chim
báo tin vui (Đàm Thanh), Anh bộ đội và chiếc xe quệt (Nguyễn Lầy -
Tuấn Long), Cô Sao (Vai cô Sao trong nhạc kịch cùng tên của Đỗ
Nhuận), Cây lúa Hàm Rồng (Đôn Truyền), Vui mở Đƣờng (Đỗ Nhuận),
Suối Lê-Nin (Phạm Tuyên), Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân
đại thắng (Hoàng Vân)…
- NSND Lê Dung: Anh ở đầu sông em cuối sông (Phan Huỳnh
Điểu – Hoài Vũ), Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến – Dƣơng Soái),
Bài ca hy vọng (Văn Ký), Đêm đông (Nguyễn Văn Thƣơng), Cô gái vót
chông (Hoàng Hiệp), Ngƣời Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Hoạ mi hót
trong mƣa (Dƣơng Thụ), Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Bác Hồ sống mãi với
163
Tây Nguyên (Lê Lôi), Em là hoa Pơ Lang (Đức Minh), Trăng sáng đôi
miền (An Chung), Đƣờng chúng ta đi (Huy Du)…
164
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dƣơng Viết Á (2005), Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hoá (tập I,
II), NXB Hà Nội.
2. Nguyễn Trọng Ánh (2007), Những giá trị âm nhạc trong hát Quan họ,
Luận án tiến sĩ nghệ thuật học.
3. Nguyễn Bách (2006), “Âm nhạc trong tiếng rao hàng của ngƣời Việt”,
Trang web.Trần Quang Hải.
4. Văn Cẩn (2003), “Những cơ sở khoa học của một nền thanh nhạc dân
tộc”, thông báo khoa học (số 8),Viện âm nhạc.
5. Lê Ngọc Cầu (1983), “Từ Ca trù Đến hát Bội”, Nghiên cứu nghệ thuật (số
2).
6. Lê Ngọc Cầu (1985), “Lại bàn về đặc trƣng hát Bội”, Nghiên cứu nghệ
thuật (số 4).
7. Trần Chính (1994), “Tính chất ngẫu hứng trong nghệ thuật Chèo cổ”, Văn
hoá dân gian (số 2).
8. Mai Ngọc Chừ (1982), “Tiếng Việt và sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát
dân tộc”, Thông tin khoa học chuyên san Ngôn ngữ, ĐHTH Hà Nội (số
5).
9. Nguyễn Đức Côn (1966), “Múa và hát là linh hồn của nghệ thuật Chèo”,
Văn nghệ (số 174).
10. Võ Dần (1960), “Bàn về hát Bội”, Văn hoá (số 11).
11. Kính Dân (1981), “Một số băn khoăn chung quanh vấn đề “dân tộc - Hiện
đại””, Văn hoá nghệ thuật (số 5).
12. Hà Minh Đức (2005), “ Một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân
tộc”, NXB KHXH.
13. Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (1994), Việt Nam Ca trù biên khảo, Nxb
TP HCM.
14. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Giáo
dục.
15. Nhiều tác giả (2003), Ca trù nhìn từ nhiều phía, NXB VHTT.
16. Nhiều tác giả (2006), Đặc khảo Ca trù Việt Nam, Viện Âm Nhạc.
17. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ, ĐHKH Xã hội và
Nhân văn - ĐHQGHN
18. Nguyễn Mạnh Hà (29/3/2006), “Di sản Quan Họ còn gì để mất”, Báo
Tiền Phong.
165
19. Bùi Đức Hạnh (1972), 150 làn điệu chèo cổ, Nxb VH DT.
20. Phạm Đình Hổ (1989), Vũ Trung Tuỳ Bút, Nxb Trẻ.
21. Hội Nhạc Sĩ Việt Nam (1997), “Nhạc Sĩ Việt Nam Hiện Đại”, Hà Nội.
22. Hội Ngôn Ngữ Học Hà Nội (2010), Hà Nội những vấn đề Ngôn ngữ Văn
hoá, NXB Thời Đại.
23. Đam Kịch Khách (1936), “Tuồng hát Bộ và đặc điểm của nó”, Tuần báo
Tân văn (số 42).
22. Hoàng Kiều (2001), Thanh điệu tiếng Việt và Âm nhạc cổ truyền, Viện
Âm Nhạc.
23. Nguyễn Xuân Khoát, Ca trù nhìn từ nhiều phía, Nxb - VHTT
24. Nguyễn Thúc Khiêm (1929), “Khảo về hát Tuồng và hát Chèo”, Tạp chí
Nam phong (số 144).
25. Hoàng Châu Ký (1973), Sơ khảo lịch sử Tuồng, Nxb Văn hoá.
26. Hoàng Châu Ký (1973), “Nghệ thuật Tuồng thế kỷ XIX”, Nghiên cứu
nghệ thuật (số 1).
27. Nguyễn Trung Kiên (2004), Nghệ thuật Opera, Viện Âm nhạc
28. Nguyễn Trung Kiên (2001), Phƣơng pháp sƣ phạm thanh nhạc,Viện Âm
nhạc.
29. Hồ Mộ La (2008), Phƣơng pháp dạy thamh mhạc, Nxb Từ điển bách khoa
30. Vũ Tự Lân (1997), Những ảnh hƣởng của âm nhạc Châu Âu trong ca
khúc Việt Nam giai đoạn 1930-1950, Nxb Thế giới.
31. Trần ngọc Linh phỏng vấn GS. Trần văn Khê, “Đổ hột có phải kỹ thuật
đặc trƣng của Ca trù”, trang web Việt Báo.
32. Nguyễn Minh (1978), “Trống và Chèo”, Sân khấu (số 1).
33. Đỗ Nhuận (2003), Hồi ký Âm thanh cuộc đời, Nxb Âm nhạc.
34. Trần Việt Ngữ (1983), “Về những đặc điểm nghệ thuật của Chèo cổ”
Nghiên cứu nghệ thuật (số 3).
35. Nguyễn Thị Nhung (1986), “Sự phân cách về mặt thể loại giữa kịch Đram
và Chèo truyền thống”, Nghiên cứu nghệ thuật (số 6).
36. Khánh Phƣơng (7/2006), “…Cái yếm điều em…nó hãy còn màu”, Tạp
chí VHNT.
37. Vũ Ngọc Thảo, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ, Từ điển văn hoá dân gian.
38. Nghiêm Thanh (1991), “Kế thừa và phát huy nghệ thuật Tuồng truyền
thống”, Nhân dân (số 50).
39. Vũ Nhật Thăng (2008), “Âm nhạc Ca trù” đăng trong Đặc khảo Ca trù
Việt nam, Nxb VHTT.
40. Nguyễn Nho Tuý (3.1970), Hát Tuồng, Tài liệu nghiên cứu Viện Sân
Khấu TL.
41. Đoàn Thiện Thuật (1957), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học & THCN.
166
42. Trƣơng Ngọc Thắng (2008), Quá trình hình thành và phát triển nghệ
thuật hát chuyên nghiệp Việt nam, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật học.
43. Từ điển tiếng Việt (1999),– Nxb Đà Nẵng.
44. Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện Âm
Nhạc.
45. Lƣ Nhất Vũ, Lê Minh Trung (2004), Hò trong dân ca của ngƣời Việt,
Viện Âm Nhạc.
46. Tô Vũ (1957), “Âm nhạc Chèo cổ”, Âm nhạc (số 1,2,3).
47. Minh Vũ (1983), “Góp phần tìm hiểu lịch sử nghệ thuật hát Bội ở miền
Nam”, Nghiên cứu nghệ thuật (số 4).
48. Tạ Hải Bảo Vƣơng, “Các loại giọng hát ở Châu Âu và Châu Á”, trang
web wwwtranquanghai.
49. Lê Yên (1994), Những vấn đề cơ bản trong Tuồng, Nxb Thế giới.
Tiếng Anh
50. Faborg Anderson (1964), Research Potentials in Voice Physiology, New
York.
51. Luchsinger và Arnold (1953), Physiologie and Pathologie of the speech
organs, Berlin.
52. Louis Bachner (1996), Dynamic singing, London: Dobson.
53. Richard Miller (1999), The Structure of singing( System and art in vocal
technique), Printed in the United States of America.
54. Re Koster (1990), Common sense of singing, Leyerle.
55. Vaccaj (1886), Metodo Paratico di canto Italiano da camera, Ricordi.
Tiếng Pháp
56. Dictionaire de la musique (1996), Larousse. France.
57. Le petit larousse (1995), Larousse.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TranThiNgocLan_LuananTiensi2010.pdf