Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Luận án đề xuất khuôn khổ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản, trong đó nêu rõ: Năng lực cạnh tranh ngành không phải là tổng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành, đối với mỗi quốc gia, sự thành công của một ngành trong cạnh tranh cần được xét trên bình diện quốc tế, năng lực cạnh tranh của một ngành phải là khả năng cạnh tranh tổng thể dựa trên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các lợi thế quốc gia của ngành. Năng suất không phải là yếu tố duy nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của ngành, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, năng lực cạnh tranh của ngành được thể hiện trên nhiều mặt, trong đó quan trọng là những yếu tố cạnh tranh xuất khẩu (thị phần xuất khẩu) và yếu tố đầu tư nước ngoài (đầu tư nước ngoài vào ngành và đầu tư của ngành ra nước ngoài). Lợi thế cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng quan trọng, thậm chí mang tính quyết định đến việc tạo dựng và duy trì năng lực cạnh tranh của một ngành (so với một quốc gia khác). Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, cần tận dụng một cách hiệu của các yếu tố lợi thế quốc gia. Những lợi thế tự nhiên truyền thống (tài nguyên thiên nhiên, lao động, vv) không còn là yếu tố lợi thế quyết định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia, mà chính môi trường cạnh tranh trong nước, nhu cầu của thị trường trong nước lại được coi là nền tảng cho việc xây dựng năng lực cạnh tranh của một ngành. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ các ngành trong việc tận dụng các lợi thế quốc gia và xây dựng năng lực cạnh tranh. Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, Chính phủ cần có các chính sách và những hành động cụ thể để giúp các ngành xây dựng và phát triển năng lực cạnh tranh. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành chế biến thủy sản Việt Nam những đề xuất mới của Luận án là: 1. Đánh giá chính xác và khách quan những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam hiện nay, bên cạnh một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các quốc gia khác trên thế giới như: lợi thế tự nhiên, sức cầu trong nước, môi trường cạnh tranh trong nước v.v Nghiên cứu cho thấy những kết quả hiện tại của ngành mới chủ yếu đạt được trên cơ sở khai thác và tận dụng các lợi thế tự nhiên (ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi thế về lao động) mà chưa được đặt trên một nền móng vững chắc của các lợi thế quốc gia khác (sức cầu trong nước, môi trường cạnh tranh trong nước, các ngành phụ trợ). 2. Xây dựng hệ thống giải pháp chính sách mang tính tích cực để khai thác và phát huy những lợi thế nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, bao gồm 3 nhóm giải pháp: chính sách từ phía chính phủ; các cơ quan liên quan và bản thân các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể: (i) các chính sách và chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ của ngành nhằm khai thác hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào của ngành. (ii) các chính sách tạo môi trường cạnh tranh trong nước, đổi mới sản phẩm để kích cầu trong nước, tạo sân chơi để các doanh nghiệp của ngành chế biến thủy sản vững mạnh hơn trước khi ra thị trường quốc tế (iii) các chính sách phát triển các ngành nuôi trồng, khai thác thủy sản phù hợp để tạo đầu vào bền vững cho ngành chế biến. (iv) phát huy vai trò của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả trong xúc tiến thương mại và xử lý các tranh chấp ở phạm vi quốc tế.

pdf165 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_BuiDucTuan.pdf
  • pdfLA_BuiDucTuan_TT.pdf
Tài liệu liên quan