Luận án Nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp kỹ thuật thâm canh giống cà chua mới tại Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu được trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tinh. Nó cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong rau còn chứa nhiều xenlulo giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn được dễ dàng, phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp cao. Trong các loại rau, cà chua (Lycopercicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả được ưa chuộng trên toàn thế giới. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như: -Caroten, chất khoáng Ca, Fe, P, S, K, Mg, Na ., đường và các loại vitamin A, B, B 2, C, E và PP [33]. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh, nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Lê Trần Đức, Đỗ Tất Lợi, (Edward Giovannucci, 1999; Giang Hoảng Vinh, 2003, dẫn trong Thế Mậu, 2003) cho biết: chất Licopen - thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt [22], [32] [33]. Cà chua tươi và sản phẩm chế biến còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện kinh tế cho người sản xuất. Chính nhờ những giá trị quan trọng đó của cây cà chua trong nền nông nghiệp thế giới, trong những năm gần đây diện tích và sản lượng cà chua cao hơn so với các loại rau khác. Theo FAO, diện tích trồng cà chua toàn thế giới năm 2007 là 4.626.232 ha với sản lượng 126.246.708 tấn, đứng đầu trong các loại rau trồng trên toàn cầu [82]. Ở nước ta, cà chua được trồng trên diện tích hẹp (24.160 ha), sản lượng thấp (472.569 tấn), mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ đạt 5,6 kg/người/năm, trong khi bình quân thế giới là 17 kg [62]. Tại tỉnh Thái Nguyên, diện tích gieo trồng cà chua năm 2006 là 510 ha/năm, năng suất trung bình 83,4 tạ/ha (bằng 42% năng suất trung bình cả nước), sản lượng đạt 4.253 tấn, với mức bình quân 3,7 kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với mức bình quân toàn quốc [74]. Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung đông dân số, với khoảng trên 244 nghìn người sống trên địa bàn thành phố [18], đặc biệt có nhiều cơ quan xí nghiệp, trường học của Trung ương, đây sẽ là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm cà chua. Song sản lượng cà chua còn quá thấp, đặc biệt vào thời điểm giáp vụ từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có bộ giống tốt và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để sản xuất cà chua đạt hiệu quả kinh tế cao. Phần lớn các giống cà chua được trồng tại đây là giống địa phương có năng suất và chất lượng thấp. Kỹ thuật canh tác chưa hợp lý (bố trí mật độ, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện), hiệu quả sản xuất chưa cao, giá cả không ổn định giữa các thời vụ, nên việc tăng năng suất và sản lượng rất khó khăn. Trong những năm gần đây, do tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp ven đô cho rau xanh nói chung và cà chua nói riêng ngày càng thu hẹp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, hướng giải quyết cuối cùng và hiệu quả nhất vẫn là tăng năng suất trên đơn vị canh tác và kéo dài thời gian thu hoạch trong năm. Để đạt mục tiêu này, việc tuyển chọn bộ giống tốt và xây dựng quy trình trồng trọt thích hợp là giải pháp quan trọng hàng đầu. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp kỹ thuật thâm canh giống cà chua mới tại Thái Nguyên”. MỤC LỤC Lời cam đoan . i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng số liệu . viii Danh mục các hình . xiii Mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .2 2.1. Ý nghĩa khoa học 2 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 3. Mục tiêu của đề tài 3 4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .3 5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .4 5.1. Đối tượng 4 5.2. Địa điểm nghiên cứu 4 6. Những đóng góp mới của đề tài 4 Chương 1: Tổng quan tài liệu 5 1.1. Nguồn gốc, phân bố và giá trị của cây cà chua .5 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố của cây cà chua 5 1.1.2. Giá trị của cà chua .6 1.2. Phản ứng của cây cà chua với các yếu tố ngoại cảnh .8 1.2.1. Nhiệt độ .8 1.2.2. Ẩm độ 9 1.2.3. Ánh sáng 10 1.2.4. Đất trồng và chế độ dinh dưỡng .11 1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới 14 1.3.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới 14 1.3.2. Những kết quả nghiên cứu về giống cà chua trên thế giới 17 1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam .21 1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam 21 1.4.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam .25 1.4.3. Những hạn chế và giải pháp phát triển cà chua ở Việt Nam .35 1.5. Những kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan tài liệu 38 Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 39 2.1. Vật liệu nghiên cứu 39 2.2. Nội dung nghiên cứu 39 2.2.1. Điều tra hiện trạng sản xuất cà chua ở TPTN và huyện Đồng Hỷ 39 2.2.2. Nghiên cứu xác định bộ giống cà chua thích hợp với 2 vụ (ĐX và XH) .40 2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu sản xuất cà chua .41 2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất phát triển cà chua ĐX và XH .44 2.2.5. Đề xuất quy trình kỹ thuật trồng cà chua TN129 cho Thái Nguyên 44 2.3. Phương pháp nghiên cứu .44 2.3.1. Điều tra hiện trạng sản xuất cà chua tại TPTN và xã Đồng Bẩm 44 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng .45 2.3.3. Phương pháp xây dựng mô hình sản xuất cà chua 49 2.4. Phương pháp xử lý số liệu .50 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .51 3.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Thái Nguyên 51 3.1.1. Điều kiện thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên 2005-2007 .51 3.1.2. Tình hình sản xuất cà chua ở một số điểm điều tra .53 3.1.3. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế sản xuất cà chua ở TPTN .58 3.1.4. Tình hình thị trường cà chua 62 3.2. Xác định giống cà chua triển vọng qua khảo sát một số giống chọn tạo trong nước và nhập nội 64 3.2.1. Kết quả so sánh giống cà chua vụ ĐX 2004-2005 và 2005-2006 .64 3.2.2. Kết quả so sánh giống vụ xuân hè tại TPTN 78 3.2.3. Khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống cà chua qua các vụ trồng tại TPTN .90 3.2.4. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các giống cà chua triển vọng tại phường Túc Duyên-TPTN và Đồng Bẩm-Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 93 3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua TN129 trong vụ ĐX và XH ở Thái Nguyên 95 3.3.1. Nghiên cứu thời vụ trồng cà chua trong vụ ĐX và XH tại TPTN .96 3.3.2. Nghiên cứu mật độ trồng cà chua TN129 trong vụ ĐX và XH tại TPTN 104 3.3.3. Nghiên cứu lượng đạm bón đối với giống cà chua TN129 trong vụ ĐX tại TPTN 111 3.3.4. Nghiên cứu lượng lân bón đối với giống cà chua TN129 trong vụ ĐX tại TPTN . 117 3.3.5. Nghiên cứu lượng kali bón đối với giống cà chua TN129 trong vụ ĐX tại TPTN 122 3.3.6. Nghiên cứu tổ hợp phân bón đối với giống cà chua triển vọng tại TPTN 128 3.4. Xây dựng mô hình cà chua vụ ĐX, XH ở TPTN và huyện Đồng Hỷ . 134 3.4.1. Mô hình sử dụng giống TN129 và áp dụng kỹ thuật mới trong vụ ĐX và XH tại Thái Nguyên . 134 3.4.2. Mô hình so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cà chua với ngô trong vụ XH tại TPTN 137 3.5. Đề xuất quy trình kỹ thuật áp dụng đối với giống cà chua TN129 (có thể áp dụng cho các giống vô hạn khác) tại Thái Nguyên 138 Kết luận và đề nghị . 141 1. Kết luận 141 2. Đề nghị . 142 Các công trình liên quan đến đề tài đã công bố 143 Tài liệu tham khảo 144 Phụ lục . 154

pdfChia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp kỹ thuật thâm canh giống cà chua mới tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15LA_09_DHNL_TRONGTROT_NGUYEN THI MAO.pdf
Tài liệu liên quan