PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ngành du lịch Việt Nam trong một thời gian dài đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Trong quá trình hội nhập quốc tế, du lịch làm gia tăng sự hiểu biết, thân thiện, quảng bá nền văn hóa của Việt Nam với các nước. Có lẽ không ngành kinh tế nào có cơ hội phát triển và đóng góp vào quá trình hội nhập quốc tế như du lịch. Phát triển du lịch được nhìn nhận là “ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng”, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đăk Lăk, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông và Lâm Đồng chiếm 16,5% diện tích của cả nước, ở vào vị trí trung tâm nam Đông Dương, có những hành lang tự nhiên thông với nam Lào, đông bắc Campuchia, có hệ thống đường giao thông liên hoàn nối các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ, có các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông Tây và không quá xa các cảng nước sâu như cảng Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội. Tây Nguyên có các vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, có điều kiện phát triển nền kinh tế mở. Tây Nguyên có tiềm năng lớn về tự nhiên, xã hội nhân văn, từ sau ngày giải phóng (1975) nền kinh tế đã có sự chuyển biến sâu sắc, chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế chú trọng sản xuất hàng hóa, khai thác lợi thế về các nguồn lực đất đai, nhân lực, văn hóa bản địa Trong quá trình đó, du lịch là ngành kinh tế đang được “đánh thức dậy sau thời gian ngủ quên”, đã có những đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Từ sau quá trình đổi mới (1986) du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, du lịch các tỉnh Tây Nguyên bộc lộ những bất cập trong quá trình phát triển. Tuy được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, song đóng góp của du lịch còn hạn chế trong tổng sản phẩm nội địa, thiếu sự phát triển bền vững, đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, thị trường du lịch chậm được mở rộng, quản lý nhà nước còn yếu. Đặc biệt, du lịch Tây Nguyên thiếu sự phát triển đồng bộ, còn khép kín, chưa tạo ra quá trình liên kết vùng để vừa phát triển, vừa bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Quan điểm bảo vệ quốc phòng an ninh vững chắc đi liền với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên chưa sinh động.
Việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn Tây Nguyên là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”.
197 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân dân trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.
Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và
phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện
điều chỉnh quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND các tỉnh Tây Nguyên;
phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch tỉnh để giải quyết những vấn
đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như: Đầu tư phát triển sản phẩm, xúc
tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý sử dụng
đất, cơ sở hạ tầng…
Cần thành lập Ban quản lý đặc trách vận hành theo cơ chế một cửa để quản
lý đầu tư và phát triển cho các dự án du lịch trọng điểm.
Cần phải đặt phát triển ngành du lịch ở vị trí cao hơn. Đây không chỉ thể hiện
chủ trương tập trung phát triển lĩnh vực kinh tế mũi nhọn mà còn là cơ chế, bộ máy
thích hợp đồng bộ để quản lý lĩnh vực này như ở một số quốc gia trong khu vực. Đó
là hình thành sở chuyên ngành quản lý du lịch và ngành du lịch Tây Nguyên cần
sớm xây dựng các quy chế, nội quy về hoạt động du lịch trên địa bàn, cụ thể:
Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch
với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân
trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
156
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần
chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.
Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế
nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.
Củng cố và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn,
Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch các tỉnh Tây Nguyên trên cơ sở vai trò trách nhiệm
của các thành viên sẽ là đầu mối tăng cường sự phối hợp hoạt động của các sở,
ngành trong tỉnh, chỉ đạo điều hành và giải quyết các vướng mắc trong hoạt động du
lịch của các tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải là đầu mối trung tâm thu thập, xử lý và
cung cấp những thông tin, những vấn đề tổng thể về hoạt động du lịch trên địa bàn
các tỉnh, với vai trò của mình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tăng cường phối
hợp liên ngành, các cấp chính quyền để giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho
khách du lịch lại các điểm tham quan và lưu trú, đặc biệt là các vùng nhạy cảm về
an ninh, quốc gia. Sở cũng là nơi tập hợp sức mạnh của các doanh nghiệp để thực
hiện những chương trình phát triển du lịch dài hơi, đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ, thống
nhất và có chiến lược cụ thể.
Các huyện, thành phố trên địa bàn Tây Nguyên cần kiện toàn bộ máy, nhân
sự quản lý hoạt động du lịch trong địa phương để có sự phối hợp triển khai các
chính sách, cơ chế, thống nhất trên toàn tỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế xã hội của địa phương, đồng thời phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển
du lịch trên toàn địa bàn Tây Nguyên.
Tăng cường đầu tư cho Trung tâm xúc tiến thương mại du lịch đủ tầm làm
nhiệm vụ cập nhật thông tin, phân tích nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường cụ thể
để từ đó giúp cơ quan quản lý, các doanh nghiệp đề ra những chiến lược quảng bá,
tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ làm công tác quản lý du lịch có đủ kỹ
năng tiếp nhận và xử lý tốt các thông tin có liên quan về du lịch, về văn hóa - lễ hội
157
về pháp luật, phong tục tập quán, tín ngưỡng...để giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ
đạo được kịp thời, giúp doanh nghiệp khai thác tốt những cơ hội trong kinh doanh.
Về cơ chế chính sách, cần sửa đổi, bổ sung và cụ thể hóa hơn nữa chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển du lịch tại Tây Nguyên được Ủy ban nhân dân các
tỉnh ban hành, nhằm hỗ trợ tích cực, có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong quá
trình triển khai thực hiện. Đối với chi phí chuẩn bị đầu tư, ngân sách tỉnh có thể hỗ
trợ 100% nhằm khuyến khích các doanh nghiệp lập các dự án đầu tư, dự án tiền khả
thi, làm cơ sở kêu gọi vốn đầu tư đối với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh và
trong từng giai đoạn cụ thể.
Sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở
hạ tầng kỹ thuật như sân bay, hệ thống giao thông, công nghệ viễn thông, dịch vụ
tại các khu du lịch, hệ thống khách sạn...đủ tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Nhu cầu du lịch và dịch vụ ngày càng phát triển nhanh trong cả chiều rộng
lẫn chiều sâu và rất đa dạng. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra
những thử thách mới, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do sự xuất hiện
nhiều nhà cung ứng dịch vụ cả trong nước và nước ngoài. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp
đều phải chuyên nghiệp hóa chiến lược tiếp thị, phương thức kinh doanh, phong
cách phục vụ theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể phát triển trong quá trình hội nhập,
khi du khách quốc tế đến Tây Nguyên ngày càng tăng.
Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Tây Nguyên tìm kiếm thị trường, tham gia
hội chợ, triển lãm, quảng bá du lịch Tây Nguyên - Việt Nam ở nước ngoài thông
qua hiệp hội du lịch.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, Tây Nguyên cần có chiến lược về
hợp tác quốc tế trong du lịch. Hợp tác quốc tế trong du lịch là hoạt động đối ngoại,
tăng cường quan hệ giữa các tỉnh Tây Nguyên với các tổ chức, các quốc gia hoạt
158
động du lịch trong khuôn khổ của UNWTO, phù hợp với tinh thần hội nhập kinh tế
quốc tế của WTO.
Hợp tác quốc tế trước hết coi trọng các nước trong ASEAN, các quốc gia:
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Canada là những quốc gia có ngành
du lịch mạnh. Tranh thủ các hợp tác trong du lịch để nâng cao năng lực hoạch định
phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tiếp cận với những
công nghệ hiện đại trong quản lý du lịch; đào tạo cán bộ du lịch tại các nước có
ngành du lịch phát triển cao.
Hợp tác quốc tế nhằm mục đích mở rộng thị trường du lịch cho Tây Nguyên;
quảng bá và đưa hình ảnh du lịch Tây Nguyên đến với các nước trên cơ sở các bên
cùng có lợi, tăng cường liên kết du lịch quốc tế, trước hết là các nước Lào,
Campuchia, Thái Lan nơi Tây Nguyên có đường biên giới chung. Thông qua các
hội nghị, hội thảo, trao đổi chuyên gia, gửi cán bộ đi đào tạo, Tây Nguyên tận dụng
cơ hội để tăng cường hợp tác khu vực tạo tiền đề cho ngành du lịch phát triển.
3.3.8. Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng
Trong ngành du lịch, khách sạn - nhà hàng là một mắt xích rất quan trọng để
nối kết giữa du khách và điểm đến. Khi nhận được dịch vụ tốt ở hệ thống lưu trú,
khách du lịch sẵn sàng bỏ qua những thiếu xót xảy ra trong chuyến tham quan, tạo
cho họ cảm giác sảng khoái khi tham quan, thời gian lưu trú lâu và sau này sẽ quay
lại. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng khách sạn - nhà hàng là một khâu rất quan
trọng trong chiến lược xây dựng hình ảnh du lịch Tây nguyên trong lòng du khách.
Khách nước ngoài sẽ ở các khách sạn có vị trí đẹp; nằm ở trung tâm, với
đường phố rộng, sạch sẽ, gần các trung tâm thương mại, mua sắm, chợ và các dịch
vụ nhà hàng, bar, quán cà phê…Tuy nhiên, theo đánh giá của du khách nước ngoài,
hệ thống lưu trú như vậy vẫn chưa tốt. Sau đây là một số vấn đề mà các khách sạn
cần quan tâm để nâng cao chất lượng dịch vụ ngang tầm quốc tế, đáp ứng cho nhu
cầu của du khách:
159
Các khách sạn hoàn thiện các website riêng cho mình để du khách dễ dàng
nắm bắt thông tin và du khách có thể đăng ký phòng trực tuyến (online resevaton).
Vì hiện nay ở các khách sạn chỉ dừng ở dịch vụ truy cập trang web khách sạn, xem
thông tin về phòng, giá phòng…và đăng ký phòng qua e-mail gửi đến bộ phận đặt
phòng. Bộ phận này sẽ gửi xác nhận lại với khách hàng qua e-mail hay điện thoại.
Với phương thức làm việc như vậy nhiều khi không khai thác hết hiệu quả của
khách sạn và chưa tạo lòng tin cho du khách. Theo khảo sát của PVC (Công ty tư
vấn kiểm toán quốc tế Price waterhouse coopers) cho thấy 100% khách hàng tại
khách sạn 4-5 sao có thể sử dụng internet tốc độ cao. Triển khai được mạng lưới
thông tin này sẽ giúp cho khách hàng tiện lợi hơn trong việc đặt phòng cũng như
nâng tầm chuyên nghiệp quốc tế hoá đối với các khách sạn lớn.
Đa dạng hoá các sản phẩm: Quầy lưu niệm, điểm mua sắm; tăng cường các
hình thức vui chơi giải trí: Quán bar, billard, Internet… hoạt động thể thao: Hồ bơi,
sân quần vợt, phòng tập thể dục… dịch vụ chăm sóc sức khoẻ: Massage; dịch vụ
làm đẹp cho du khách để tăng khả năng chi tiêu của khách, đồng thời kéo dài thời
gian lưu trú. Phòng ốc thiết kế đẹp, trang trí đầy đủ tiện nghi: Máy lạnh, nước
ấm…nơi giữ đồ chu đáo, an toàn.
Đầu tư xây dựng các phòng giữ trẻ dành cho các nhóm khách gia đình có trẻ
em đi kèm theo. Điều này sẽ giúp cho du khách có thời gian rảnh rỗi để tham quan.
Xây dựng các dịch vụ cho khách bị khuyết tật…
Thường xuyên nâng cao, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên
phục vụ về kỹ năng phục vụ, quản lý… đặc biệt am hiểu phong tục, tập quán của
các nước, giao tiếp bằng tiếng Anh nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong
phương thức làm việc của khách sạn.
Quản lý khách sạn nên tích cực theo dõi, đôn đốc nhân công làm việc để
phòng ốc luôn sạch đẹp. Kiểm tra thật kỹ trước khi giao phòng cho du khách. Phổ
biến rộng rãi trong nhân viên về từng loại đối tượng và tâm lý du khách để có cách
phục vụ thích hợp và đem lại sự hài lòng cho du khách.
160
Hệ thống nhà hàng phong phú và đa dạng với các món ăn Việt Nam truyền
thống, Âu, Á… nhưng vì nhu cầu của du khách ngày càng cao nên các nhà hàng
không ngừng nâng cao chất lượng món ăn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cung cách
phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, giá cả phải chăng… sẽ góp phần đem lại sự thoải
mái, tiện nghi cho du khách trong chuyến tham quan ở Tây nguyên.
3.3.9. Phát triển các hình thức liên kết các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn khu vực Tây Nguyên
Về liên kết ngành là một nhóm trong cùng một khu vực địa lý bao gồm các
công ty và các cơ quan được liên kết với nhau bởi sự đồng thuận và tương trợ. Các
nhân tố tiềm năng của một khối liên kết ngành bao gồm nhà cung ứng các sản phẩm
đầu vào, bán thành phẩm, máy móc và dịch vụ; đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng; các
công ty dịch vụ hoặc sản xuất sản phẩm cuối cùng; các cơ quan tài chính; công ty
của các ngành khác có liên quan; nhà sản xuất các sản phẩm bổ trợ; Chính phủ và
các cơ quan cung cấp dịch vụ đào tạo, huấn luyện, thông tin và hỗ trợ về công nghệ;
các hiệp hội thương mại.
Lợi thế của khối liên kết ngành, sẽ có tác động đến cạnh tranh theo ba hướng
sau: năng suất, sự đổi mới và việc thành lập các doanh nghiệp mới:
Trước tiên, khối liên kết ngành sẽ làm tăng năng suất của các doanh nghiệp
và ngành, bởi nó tạo ra sự tiếp cận tốt hơn các sản phẩm đầu vào và lao động; thông
tin về thị trường và công nghệ; thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên của
ngành; sử dụng các hàng hóa và dịch vụ công cộng như cơ sở hạ tầng, chương trình
đào tạo và triển lãm hội chợ; cải thiện các hoạt động và khuyến khích công ty đạt
được năng suất cao; tạo ra sự dễ dàng cho việc đo lường và đánh giá hoạt động của
các công ty bởi vì họ thực hiện những chức năng giống nhau.
Thứ hai, khối liên kết ngành sẽ tạo ra lợi thế tiềm năng cho các thành viên
trong việc đổi mới. Các công ty sẽ mau chóng nắm bắt được nhu cầu mới của khách
hàng, các khả năng về công nghệ và hoạt động mới; tìm kiếm được các máy móc,
161
dịch vụ và sản phẩm đầu vào mới; đối mặt với áp lực cạnh tranh hoàn hảo, đòi hỏi
họ phải luôn đổi mới.
Cuối cùng, khối liên kết ngành sẽ tạo ra nhiều doanh nghiệp mới hơn bởi vì
các rào cản xâm nhập vào ngành sẽ bị giảm đi và sẽ có nhiều thông tin về các cơ hội
kinh doanh hơn.
Từ sự phân tích cho thấy, các doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên
đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong liên kết như:
- Thiếu vốn cho kinh doanh.
- Thiếu các địa điểm và mặt bằng để mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Thiếu thông tin về thị trường và các vấn đề luật pháp.
- Trình độ công nghệ du lịch và các kỹ năng quản lý công nghệ du lịch còn
yếu kém, v.v.
Giải pháp thúc đẩy phát triển khối liên kết ngành
Trên địa bàn tỉnh tập hợp các doanh nghiệp có sự liên kết với nhau (các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm du lịch, doanh nghiệp thương mại bán sản phẩm
dịch vụ du lịch, doanh nghiệp du lịch...). Trong trường hợp của vùng Tây Nguyên,
các nỗ lực nên tập trung vào: Xây dựng chiến lược, quy hoạch đối với sự phát triển
sản phẩm, dịch vụ du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm du lịch
của họ thông qua hội chợ, triển lãm, internet và các ấn phẩm; đầu tư cải tiến cơ sở
hạ tầng trong các làng nghề; đầu tư nghiên cứu triển khai và hệ thống thông tin; xây
dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp để các doanh nghiệp có thể tham gia cạnh tranh
một cách bình đẳng; khuyến khích sự phát triển của các ngành có liên quan như
ngành du lịch, ngành giao thông vận tải…
Để có thể thúc đẩy lợi thế cạnh tranh này, sự hợp tác giữa các cơ quan, tổ
chức của Chính phủ, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đào tạo và người
dân sống trong khu vực Tây Nguyên là rất cần thiết. Ngoài những nhân tố đề cập
đến trong lý thuyết về liên kết ngành, nhân tố con người (thể hiện ở thái độ, tập
162
quán và các hoạt động của họ) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao
lợi thế cạnh tranh (lợi thế cạnh tranh về mặt văn hoá). Do 54% dân số thuộc các dân
tộc ít người sống trong nông thôn, nên thông qua các hoạt động của họ như lễ hội
văn hóa, các giá trị về mặt văn hoá của sản phẩm truyền thống sẽ được nâng cao, hệ
quả là lợi thế cạnh tranh quốc gia cũng sẽ được nâng cao.
Phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực
Ngoài ra để phát triển thị trường quốc tế, thì các doanh nghiệp du lịch cần
trước hết liên kết doanh nghiệp theo hình thức mạng lưới (network). Hình thức liên
kết doanh nghiệp theo mạng lưới thường được xây dựng trên cơ sở chuyên môn hóa
các công đoạn của quá trình kinh doanh bắt đầu từ khâu cung cấp nguyên vật liệu
đầu vào, các giai đoạn của quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ, phân phối sản
phẩm. Mạng lưới liên kết các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa đến doanh nghiệp
lớn thông qua quan hệ trao đổi thông tin, quan hệ giao dịch thương mại (giữa người
cung cấp và tiêu thụ), quan hệ thầu phụ công nghiệp, quan hệ mạng lưới phân phối
tiêu thụ hàng hóa... Đặc trưng của hình thức liên kết này là không cần sự gần gũi về
địa lý giữa các doanh nghiệp và thường được tổ chức trên cơ sở doanh nghiệp lớn là
hạt nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các vệ tinh.
Thứ hai là dạng liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh chiến lược. Đối
với các doanh nghiệp nhà nước, hình thức đối tác kinh doanh chiến lược để liên kết
với các doanh nghiệp nhỏ chưa được sử dụng nhiều. Trong thực tế, các tập đoàn
xuyên quốc gia (TNC) đã có mặt rất sớm ở Việt Nam và hiện nay đang đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp luồng vốn đầu tư cũng như mở ra các cơ hội mới
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.
Liên kết đầu tư phát triển giao thông, hạ tầng cơ sở, hạ tầng dịch vụ để kết
nối bốn di sản thế giới và các di tích, danh thắng, khu du lịch sinh thái toàn vùng.
Đặc biệt, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng một số điểm tham quan,
du lịch chất lượng cao, có hàm lượng công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp.
163
Liên kết trong phát triển tour du lịch con đường di sản Tây Nguyên và miền
Trung bằng nhiều phương tiện giao thông kết hợp, có tính thưởng thức du ngoạn
như: Tàu thuỷ cánh ngầm, du lịch trực thăng, du lịch khinh khí cầu, du lịch ô tô
đường mòn Hồ Chí Minh, thuyền du lịch trên sông, cưỡi ngựa, voi, du lịch xích lô -
xe đạp dạo phố... thích hợp với cự ly, địa hình tự nhiên và tính chất mỗi tour. Các
phương tiện giao thông có thể đan xen nhau trên toàn tuyến, bảo đảm tiện nghi, an
toàn, tạo cảm giác và ấn tượng khác biệt trong từng chặng.
Liên kết khai thác và sáng tạo sản phẩm du lịch theo hướng giao thoa đa
dạng các dòng văn hoá bản địa từ văn hoá vật thể (đền, đình, chùa, miếu, mộ, nhà
cổ, quần thể phố cổ, đền tháp, điện, lăng tẩm, hang động...) đến văn hoá phi vật thể
(làng nghề truyền thống, văn hoá lễ hội, văn hoá ẩm thực, âm nhạc dân tộc, trò chơi
và nghệ thuật dân gian...).
Liên kết sáng tạo đa dạng các loại hình du lịch như: Du lịch lễ hội; Du lịch
lành nghề truyền thống (đúc đồng Phước Kiều, đá Non Nước, Mộc Kim Bồng, Gốm
Thanh Hà - làng Chăm, Nón bài thơ Huế, Lồng đèn Hội An; Dệt thổ cẩm, tơ tằm
Duy Xuyên...); Du lịch nhà vườn (làng Rau Trà Quế); Du lịch làng chài, Du lịch
đồng quê; Du lịch biển - đảo, Du lịch sông nước; Thưởng thức nhã nhạc cung đình,
ca Huế - hò khoan - bài chòi - dân ca, Du lịch buôn làng Tây Nguyên; Du lịch
Home - stay... là những nét văn hoá bản địa đặc trưng có sức thu hút du khách.
Liên kết xoá bỏ sự chia cắt theo địa giới hành chính, tạo ra mối liên kết dịch
vụ khép kín các sản phẩm dịch vụ du lịch lẫn dịch vụ vệ tinh trong toàn vùng (như
dịch vụ vận tải khách, khách sạn, ăn uống, tham quan,...). Thậm chí tạo ra sự liên
kết giữa du lịch với các ngành dịch vụ khác như: Thương mại (hàng lưu niệm, dịch
vụ may mặc...), dịch vụ ngân hàng (ngoại hối, kiều hối), các dịch vụ thông tin viễn
thông...
Liên kết trong thiết kế sản phẩm: Hằng năm tổ chức các đoàn khảo sát (Fam
Trip), mời các đơn vị lữ hành về Tây Nguyên khảo sát tuyến điểm và dịch vụ du
164
lịch Tây Nguyên để thống nhất chương trình chuẩn và dịch vụ chất lượng phù hợp
với yêu cầu của đa số du khách muốn tham quan miền Trung.
Liên kết trong khai thác khách: Trách nhiệm khai thác khách thuộc về các
đơn vị lữ hành ở hai đầu Nam - Bắc (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội). Mỗi đơn vị lữ hành đều có nguồn khách riêng của mình và sẽ phân khu vực
trong khai thác khách. Mục đích cuối cùng là khai thác triệt để nguồn khách tham
gia chương trình.
Liên kết trong xúc tiến, quảng bá: Căn cứ vào chương trình hành trình di sản
Tây Nguyên về lịch khởi hành và giá bán, các đơn vị lữ hành phối hợp cùng quảng
cáo chung trên báo chí, truyền hình,... và chia đều chi phí quảng cáo. Như vậy, hiệu
quả quảng cáo như nhau nhưng chi phí rất thấp do được chia đều cho các đơn vị
trong cùng nhóm liên kết.
Liên minh khách sạn thiết lập được hệ thống khách sạn chuẩn về chất lượng
tại các địa bàn mà chương trình đi qua: Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, PleiKu, Kon
Tum... Luôn tìm kiếm những khách sạn mới ra đời, khảo sát thẩm định chất lượng
và làm việc với khách sạn về nguồn khách ổn định, tác dụng xúc tiến hiệu quả nếu
được nằm trong hệ thống dịch vụ của chương trình “Hành trình di sản miền Trung”
để có được giá ưu đãi và dịch vụ chất lượng chuẩn.
Liên minh nhà hàng: Chọn lọc hệ thống nhà hàng chuyên nghiệp trong phục
vụ khách du lịch tại các địa phương có chương trình đi qua. Với việc nguồn khách
đều đặn giúp cho nhà hàng chủ động trong chuẩn bị thực đơn và bố trí nhân viên
phục vụ. Chính vì vậy càng hoàn thiện khả năng phục vụ và phát triển các dịch vụ
bổ sung nhằm gia tăng sự thỏa mãn của du khách như chương trình ca nhạc văn
nghệ, chương trình ẩm thực phong phú,…
Liên minh vận chuyển: Ngoài đội xe của các công ty, cần thiết lập được đội
xe chuyên phục vụ chương trình “Hành trình di sản Tây Nguyên” chất lượng tốt, lái
xe chuyên nghiệp với giá thanh toán thấp hơn thị trường vì kế hoạch khách được
165
chủ động. Cần phân loại đội xe nhỏ (7-16 chỗ ngồi), xe trung (24-29 chỗ ngồi) và
xe lớn (35-45 chỗ ngồi).
Hướng dẫn viên: Thiết lập được đội ngũ hướng dẫn viên chuyên phục vụ
tour “Hành trình di sản Tây Nguyên” với việc sắp xếp đầu tour phân đều cho hướng
dẫn viên và hướng dẫn viên có kế hoạch để tìm hiểu về kiến thức thuyết minh, hiểu
rõ đối tượng khách, cập nhập điểm đến và dịch vụ thường xuyên, chính những điều
này đã góp phần nên sự chuyên nghiệp rất cao trong phục vụ khách cũng như sự
gắn bó lâu dài với công ty.
Mô hình liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:
Do lượng khách ổn định và mức độ chủ động trong thiết kế các chương trình
du lịch nên các công ty cần liên kết chặt chẽ với ngành du lịch địa phương tại các
tỉnh mà chương trình “Hành trình di sản Tây Nguyên” đi qua, đồng thời ngành du
lịch địa phương cũng phối hợp chặt chẽ với các công ty để giới thiệu đến du khách
những điểm du lịch mới, loại hình giải trí mới nhờ hệ thống phân phối rộng rãi là
các đơn vị lữ hành ở hai đầu Nam Bắc của các công ty. Bên cạnh đó, các cơ quan
quản lý du lịch địa phương cũng tham gia vào mô hình liên kết như một lực lượng
hỗ trợ về thông tin điểm đến, xúc tiến, quảng bá điểm đến và hỗ trợ cho các đoàn
khảo sát trong quá trình thực hiện chương trình.
Hoạt động du lịch ngày càng đi vào chiều sâu và có tính xã hội hóa cao, yêu
cầu của du khách đối với các dịch vụ cung ứng càng khắt khe hơn. Ưu thế nổi bật
của hoạt động liên kết là tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định; mức
giá ưu đãi do có sự hợp tác của nhiều đơn vị và khả năng tập trung khách rất lớn;
chương trình khởi hành cố định giúp khách hàng chủ động trong việc lập kế hoạch
của mình... Chính những ưu thế này giúp cho các sản phẩm liên kết mà cụ thể là
chương trình “Hành trình di sản Tây Nguyên” có được sức sống và tồn tại lâu trên
thị trường. Là loại hình du lịch đường bộ nên chương trình “Hành trình di sản Tây
Nguyên” có chi phí vận chuyển lớn. Nếu có thể tập trung khách từ các công ty trong
166
nhóm liên kết sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển và tính khả thi của sản phẩm
sẽ cao.
Với việc xây dựng các mô hình liên kết, chương trình “Hành trình di sản Tây
Nguyên” đã đem lại các kết quả như sau:
- Góp phần đưa hình ảnh của du lịch Tây Nguyên đến với đông đảo khách
hàng cả trong và ngoài nước.
- Từ chương trình này, có thể nhân rộng ra các sản phẩm liên kết khác gắn
với thế mạnh của du lịch Tây Nguyên như chương trình “Con đường xanh Tây
Nguyên”, chương trình đường bộ đi Lào, Lào - Thái Lan - Campuchia.
- Mở ra hướng kinh doanh mới là liên kết với các hãng du lịch để làm đại
diện tổ chức phục vụ khách du lịch về Tây Nguyên (các chương trình ngoài chương
trình Hành trình di sản).
- Đem lại doanh thu và hiệu quả ngày càng cao cho các công ty qua các năm.
Có tác dụng hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ phát triển hầu hết các mảng kinh doanh
khác trong công ty là: Outbound, Inbound, nội địa và vận chuyển.
- Thông qua chương trình “Hành trình di sản Tây Nguyên ” đã thiết lập được
hệ thống dịch vụ chuẩn hoá về chất lượng (khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan,
xe và thuyền du lịch) và đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp (Hướng dẫn viên, lái xe và
điều hành tour).
- Định hướng quan hệ đối tác, nâng cao thương hiệu các công ty, tạo vị thế
cạnh tranh vững chắc, định hướng thị trường du lịch Tây Nguyên theo hướng phát
triển bền vững, trở thành một trong những trung tâm du lịch trong cả nước, khu vực
và trên thế giới.
Với những kinh nghiệm trong việc tổ chức thành công chương trình “Hành
trình di sản Tây Nguyên” dựa vào các mối quan hệ liên kết, chúng tôi xin đề xuất
một số hướng liên kết khác nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Tây Nguyên như sau:
167
- Liên kết trong quy hoạch, đầu tư du lịch giữa các cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch, các cơ quan xúc tiến đầu tư ở các tỉnh Tây Nguyên nhằm tạo ra sự đồng
bộ trong quy hoạch tuyến điểm, đồng bộ trong hệ thống dịch vụ phục vụ khách,
khai thác được lợi thế của từng địa phương, tạo ra những sản phẩm có tính định
hướng nhằm phục vụ đúng nhu cầu và thị hiếu du khách. Đặc biệt tập trung vào quy
hoạch các khu nghỉ biển cao cấp, các dịch vụ trên biển, các tuyến điểm di sản, các
khu sinh thái, giải trí...
- Liên kết trong công tác quảng bá, xúc tiến điểm đến. Thay vì từng địa
phương triển khai một các riêng lẻ như trước đây, các cơ quan xúc tiến du lịch địa
phương và cơ quan xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch phải có sự liên kết chặt
chẽ với nhau và liên kết với các công ty lữ hành để tạo sức mạnh trong công tác
quảng bá điểm đến, tập trung được các nguồn kinh phí để có thể thâm nhập vào các
thị trường xa, thị trường tiềm năng như Nga, Mỹ, Bắc Âu... bằng các hình thức đa
dạng như: Tham gia hội chợ, hội thảo, tổ chức Road Show ở nước ngoài, tổ chức
các đoàn khảo sát (Fam Trip) đến Tây Nguyên.
- Liên kết giữa các công ty lữ hành, các đơn vị cung ứng dịch vụ (đặc biệt là
các khu nghỉ biển, giải trí cao cấp) với các hãng hàng không để nhanh chóng mở
các đường bay trực tiếp từ Buôn Ma Thuột đến các thị trường trọng điểm như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Bắc Âu, Trung Đông. Đây là một trong những hướng cơ
bản để đẩy nhanh lượng khách du lịch quốc tế đến với khu vực Tây Nguyên, đặc
biệt là khu vực Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, nơi đang hình thành một quần thể các khu
nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp.
- Liên kết trong tổ chức chào bán và phục vụ khách du lịch giữa các công ty
lữ hành, các đơn vị cung ứng dịch vụ, các hãng hàng không và các cơ quan xúc tiến
du lịch, tập trung vào các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm có thế mạnh và các
sản phẩm mới như: Con đường di sản, chương trình đường bộ, chương trình
caravan, chương trình tàu biển, chương trình con đường xanh Tây nguyên... Đây là
một trong những hình thức liên kết cơ bản để tạo sức mạnh khai thác, tạo sự hấp
168
dẫn của sản phẩm, thu hút và phục vụ tốt hơn ngày càng nhiều khách du lịch đến
với khu vực Tây Nguyên.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành
Để phát triển Tây Nguyên thành một trong những khu vực du lịch lớn của cả
nước, đồng thời để Tây Nguyên thực hiện thành công định hướng, mục tiêu phát
triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của toàn vùng. Tác giả kiến nghị
với Chính phủ và các Bộ, Ngành một số nội dung như sau:
Một là, Tây Nguyên là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; là vùng kinh tế phát triển chậm, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém; cuộc sống
của đồng bào các dân tộc thiểu số còn hết sức khó khăn; đào tạo nguồn nhân lực
trong khu vực còn nhiều hạn chế. Để Tây Nguyên có thể phát triển nhanh và bền
vững, đề nghị Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ngành có cơ chế, chính
sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho Tây Nguyên; trong đó hết sức coi trọng đầu tư cơ sở
hạ tầng cho Tây Nguyên, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vừa phục vụ cho
mục tiêu quốc phòng, an ninh.
Hai là, đào tạo nguồn nhân lực cho Tây Nguyên trong đó đào tạo nguồn nhân
lực cho du lịch vừa là một yêu cầu cấp thiết vừa là yêu cầu lâu dài. Tổng cục Du
lịch cần quy hoạch lại mạng lưới các trường, viện đào tạo cán bộ du lịch, tránh tình
trạng phát triển tự phát, định hướng trong mục tiêu phát triển, coi trọng nội dung
đào tạo và tiếp cận với trình độ khu vực và thế giới trong đào tạo.
Ba là, ngành du lịch Tây Nguyên tuy phát triển một thời gian dài, song vẫn
còn hạn chế so với các ngành kinh tế khác. Cần có các chính sách ưu đãi đầu tư cho
du lịch như các khu công nghiệp, khu công nghệ cao…
Bốn là, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không dân dụng cần có kế hoạch
giúp các tỉnh Tây Nguyên nâng cấp các sân bay Buôn Ma Thuột, sân bay Pleiku,
169
sân bay Cam Ly; tiếp tục đầu tư cho sân bay Liên Khương để tăng tần suất bay nội
địa và mở đường bay trực tiếp ra nước ngoài, trước hết là các nước ASEAN…
3.4.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý các tỉnh Tây Nguyên
Một là, đối với Ban chỉ đạo Tây Nguyên: Ngành du lịch Tây Nguyên rất cần
một sự phối hợp tầm vĩ mô để xây dựng chiến lược phát triển toàn vùng; do vậy, đề
nghị Ban chỉ đạo Tây Nguyên cần có sự phối hợp với lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên
trong một cơ quan thống nhất là Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch Tây Nguyên để
thực hiện các định hướng, mục tiêu phát triển du lịch toàn vùng.
Hai là, đối với Tỉnh ủy, UBND các tỉnh: Cần rà soát lại quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp; ban hành các nghị
quyết, cơ chế, chính sách thúc đẩy du lịch phát triển. Tiến hành điều tra, đánh giá,
quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
cho du lịch. Chỉ đạo các ngành xây dựng các văn bản pháp quy thống nhất quản lý
nhà nước về du lịch. Cần xây dựng cơ chế đặc biệt cho ngành du lịch, trong việc thu
hút vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực…
Ba là, các Sở, Ban ngành tham mưu các tỉnh Tây Nguyên, trước hết là Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần được nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động;
nhất là mảng quản lý nhà nước về du lịch phải được tăng cường về nhân sự có
chuyên môn sâu, bản lĩnh và tâm huyết. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cầu nối
với các ban ngành khác, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND các cấp về cơ chế, chính
sách phát triển du lịch.
170
KẾT LUẬN
Thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội,
nền kinh tế các nước châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao,
xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là xu thế chính. Du lịch châu Á-
Thái Bình Dương là khu vực phát triển với tốc độ cao, với sự tăng trưởng mạnh
dòng khách quốc tế. Việt Nam với sự kiện gia nhập WTO năm 2007, trở thành điểm
đến hấp dẫn của du lịch thế giới.
Du lịch Tây Nguyên với nhiều tiềm năng và lợi thế đã và đang phấn đấu
thành khu vực phát triển du lịch với nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng và nâng
dần sức cạnh tranh trên thị trường du lịch. Để du lịch Tây Nguyên trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, luận án nghiên cứu tìm ra các giải pháp thích hợp.
Luận án đã nghiên cứu những nội dung sau đây:
Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận chung về du lịch và thị trường du lịch,
trong đó qua nghiên cứu đưa ra định nghĩa về du lịch phù hợp, mang tính tổng quát
của hoạt độn du lịch hiện nay. Trên cơ sở lý luận về thị trường đưa ra khái niệm về
thị trường du lịch và chức năng của thị trường du lịch, phân loại thị trường căn cứ
vào các tiêu chí thông dụng. Các loại hình du lịch xét trên đặc điểm địa lý và mục
đích chuyến đi.
Làm rõ định nghĩa về sản phẩm du lịch và mối quan hệ giữa tài nguyên du
lịch với sản phẩm du lịch và thị trường du lịch là mối quan hệ hữu cơ. Trong nền
kinh tế hội nhập quốc tế sản phẩm lữ hành được nghiên cứu trên bình diện quốc tế
với các doanh nghiệp giữ khách và nhận khách.
Vận dụng lý luận của Mác Lênin vào nghiên cứu dịch vụ du lịch, với tư cách
là kết quả của quá trình phân công lao động, hàng hoá dịch vụ du lịch là kết quả lao
động kết tinh trong hàng hoá và lưu thông trên thị trường dịch vụ.
171
Vai trò của du lịch đối với tăng trưởng và phát triển cũng như đối với các
lĩnh vực khác trong nền kinh tế, đối với các lĩnh vực văn hoá-xã hội, đặc biệt xoá
đói giảm nghèo, giải quyết nạn thất nghiệp và giao lưu văn hoá. Hội nhập kinh tế
quốc tế tác động tới du lịch và ngược lại du lịch tác động trở lại hội nhập kinh tế
quốc tế.
Luận án nghiên cứu tiềm năng du lịch của Tây Nguyên thông qua đánh giá
toàn diện tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đánh giá tính độc đáo, nổi
trội, đặc sắc của tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Tây Nguyên. Đây là cơ sở
khoa học cho định hướng xây dựng chiến lược sản phẩm của du lịch hấp dẫn, có
tính bền vững phù hợp với thị trường du lịch.
Đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn Tây Nguyên
giai đoạn 2000-2010; phân tích những đóng góp tích cực của du lịch trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải
quyết việc làm. Đánh giá tác động của du lịch đối với hội nhập kinh tế trên một số
mặt.
Phân tích mặt mạnh; mặt yếu; nguyên nhân; cơ hội và thách thức của du lịch
Tây Nguyên trong quá trình phát triển để có một cách nhìn khách quan và tổng quát
nhằm đưa ra các giải pháp phát triển thích hợp.
Xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch
Tây Nguyên đến năm 2020, cụ thể là:
- Dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới và khu vực đến năm 2020, bao
gồm: tình hình chung của du lịch thế giới; xu hướng phát triển du lịch thế giới và du
lịch vùng châu Á - Thái Bình Dương.
- Dự báo phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 xu
hướng phát triển với mục tiêu cụ thể. Các quan điểm về phát triển du lịch do Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và lần thứ XI khẳng định.
172
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2020 với dự
báo tăng trưởng về cơ cấu kinh tế cả nước và Tây Nguyên.
- Quan điểm phát triển du lịch với bảy nội dung được đề cập
- Mục tiêu phát triển bao gồm xác định tốc độ tăng trưởng ngành du lịch, tỷ
lệ lao động được đào tạo; cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng cho từng thời kỳ. Đạt tỷ
trọng GDP du lịch trong GDP khu vực và đóng góp cho ngân sách.
- Định hướng phát triển du lịch với bảy nội dung.
- Luận án đưa ra chín giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm
2020:
+ Xây dựng chiến lược thị trường cho phát triển du lịch Tây Nguyên.
+ Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
+ Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch.
+ Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.
+ Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng.
+ Đầu tư và thu hút vốn đầu tư.
+ Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch.
+ Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
+ Phát triển các hình thức liên kết các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn khu vực Tây Nguyên.
- Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ban ngành một số cơ chế, chính sách cho
Tây Nguyên phát triển du lịch.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu ở phạm vi rộng, với nhiều lĩnh vực liên quan, ở
địa bàn nhạy cảm về an ninh, quốc phòng. Vì vậy, luận án không tránh khỏi những
hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy, cô
giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp nhằm làm cho luận án được hoàn thiện.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Duy Mậu (2005), “Measures to develop the Lam Dong tourism
bussiness up to 2020”, Economic Development review, (No. 128), pp. 20.
2. Nguyễn Duy Mậu (2006), “Giải pháp phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm
2020”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (2), tr. 69.
3. Nguyễn Duy Mậu (2006), “Development trend of tourism industry in
globalizaton”, Economic development review, (No. 143), pp. 22.
4. Nguyễn Duy Mậu (2011), “Nghiên cứu các yếu tố thu hút đầu tư du lịch trên
địa bàn Tây Nguyên – Kinh nghiệm thực tiễn từ tỉnh Lâm Đồng”, Tạp chí
Đại học Sài Gòn, (05), tr. 85.
5. Nguyễn Duy Mậu (2011), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát triển du
lịch sinh thái trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Tài
chính – Marketing, (4), tr. 47.
6. Nguyễn Duy Mậu (2011), “Phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (3),
tr. 36.
7. Nguyễn Duy Mậu (2011), “Tây Nguyên thu hút đầu tư du lịch”, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, (7), tr. 44.
8. Nguyễn Duy Mậu (2011), “Phát triển hình thức liên kết các doanh nghiệp du
lịch trên địa bàn Tây Nguyên”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (9), tr. 37.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. GS.TS Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế
quản lý kinh tế - bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền
vững, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2009), Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên, Tài
liệu hội nghị.
5. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển kinh tế -
xã hội Tây Nguyên, Tài liệu Ban chỉ đạo Tây Nguyên.
6. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 10 -NQ/TW ngày 18/01/2002 về phát triển
kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Thời cơ và thách thức khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Quyết định số 564/QĐ-
BVHTTDL ngày 21/9/2007 Quy định ban hành chương trình hành động của ngành
du lịch.
9. Mai Văn Bưu, Đoàn Thị Thu Hà (1999), Giáo trình Quản lý Nhà nước về
kinh tế (tái bản), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến (2001), Quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
11. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006, Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội.
12. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.
13. Cục Thống kê Lâm Đồng (2000), Niên giám Thống kê Lâm Đồng 1995-
1999, Lâm Đồng.
14. Cục Thống kê Lâm Đồng (2001-2007), Niên giám Thống kê Lâm Đồng
2000-2006, Lâm Đồng.
15. DukVanna (2004), Điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch
Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
16. Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng,
Luận án Tiến sĩ kinh tế.
17. Trịnh Xuân Dũng (1989), Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt
động kinh doanh du lịch ở Việt Nam, Luận án PTS Khoa học kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
18. Dự án quốc gia VIE/95/050 (1999), Quy hoạch chiến lược hợp nhất và
kế hoạch đầu tư đa ngành.
19. Dự án quốc gia VIE97/016 (2001), Các vấn đề pháp lý và thể chế về
chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
20. Trần Minh Đạo (chủ biên) (2006), Giáo trình Marketing căn bản (tái bản lần
1), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết TW 3 khóa IX, Tiếp tục sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 14-NQ/TW ngày
18/3/2002, Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát
triển kinh tế tư nhân.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 18/3/2002,
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng bộ tỉnh Đăk Nông (2006), Nghị quyết 09/2006-TUĐN: “Phát triển
du lịch giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020”, Đăk Nông.
28. Đảng bộ tỉnh Đăk Nông (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Nông
lần thứ X, Đăk Nông.
29. Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk
lần thứ XV, Đăk Lăk.
30. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Lâm
Đồng lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001-2005), Lâm Đồng.
31. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2002), Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 13/5/2002
về chương trình hành động thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước, Lâm Đồng.
32. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2001), Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 20/11/2001
về phát triển kinh tế du lịch thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010, Lâm
Đồng.
33. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2002), Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
11/4/2002 về một số chính sách, cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Lâm
Đồng, Lâm Đồng.
34. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2006), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
21/9/2006 về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc phát
triển kinh tế du lịch - dịch vụ du lịch giai đoạn 2006 – 2010, Lâm Đồng.
35. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2006), Nghị quyết số 07-NQ/TU về đổi mới môi
trường đầu tư để thu hút đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Lâm Đồng, Lâm
Đồng.
36. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Lâm
Đồng lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005-2010), Lâm Đồng.
37. Vũ Văn Đông (2010), Mỗi làng một sản phẩm phục vụ du khách - kinh
nghiệm Nhật Bản, Tạp chí phát triển và hội nhập 4 - 2010.
38. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2004), Giáo trình Kinh tế
Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (1995), Tâm lý và nghệ
thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
40. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
41. Đỗ Thanh Hoa (2006), Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm,
Đề tài cấp Bộ (Tổng cục Du lịch).
42. Hoàng Thị Lan Hương (2011), Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại
vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
43. Lưu Bích Hồ (2001), Một số vấn đề về chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm (2001-2010), Tạp chí Cộng sản (8), Hà Nội.
44. Hoàng Văn Hoan (2002), Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong
kinh doanh du lịch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội.
45. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt
Nam, Hà Nội.
46. Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông (2009), Nghị quyết 31/NQ-HĐND về
chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch
và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, Đăk Nông.
47. Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông (2006), Nghị quyết số 11/2006/NQ-
HĐND phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, Đăk
Nông.
48. Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk (2008), Nghị quyết 17/2008-NQ-HĐND
khuyến khích hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, Đăk Lăk.
49. Nguyễn Khoa Khôi, Đồng Thị Thanh Phương (2007), Quản trị chiến
lược, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
50. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
51. Nguyễn Duy Mậu (2011), Nghiên cứu các yếu tố thu hút đầu tư du lịch
trên địa bàn Tây Nguyên, Tạp chí Đại học Sài Gòn.
52. Đổng Ngọc Minh, Vương Đình Lôi (chủ biên) (2000), Kinh tế Du
lịch và Du lịch học, Nguyễn Xuân Quý dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính, Nhà xuất
bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
53. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật.
54. Michael M. Coltman (1991), Tiếp thị du lịch, nhóm dịch giả: Lê Anh
Minh, Huỳnh Văn Thanh, Trần Đình Hải, Lý Việt Dũng, Trương Cung Nghĩa,
CMIE group, INC và Trung tâm dịch vụ đầu tư và ứng dụng khoa học kinh tế, Nhà
xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
55. Trần Nhạn (1996), Du lịch và Kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Văn hóa
- Thông tin, Hà Nội.
56. Robert Lanque (1993), Kinh tế học du lịch, người dịch Phạm Ngọc
Uyển và Bùi Ngọc Chưởng, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
57. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003, Hà
Nội.
58. Quốc hội (2005), Luật Du lịch số 44/2005/QH11, Hà Nội.
59. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005, Hà Nội.
60. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư ngày 29/11/2005, Hà Nội.
61. Bùi Tiến Quý (2000), Phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế
dịch vụ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
62. Lương Xuân Quỳ (2006), Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Phan Ngọc Thắng (2010), Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo
ở Lào Cai, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
64. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn Khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
65. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Công tác đào tạo tại chỗ, Bài tham luận tại
Hội nghị do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
66. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Đào tạo nguồn nhân lực và áp dụng các quy
trình quản lý góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, Bài tham luận tại hội
thảo Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để tăng sức cạnh tranh và hội nhập quốc
tế tổ chức tại Hà Nội.
67. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Saigontourist Hội nhập WTO, Bài trả lời
phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam.
68. Ngô Đức Thịnh (2007), Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên, Nhà
xuất bản Trẻ.
69. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày
30/10/2001, Định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ
bản phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên.
70. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg
ngay22/7/2002, phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010.
71. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 194/2005/QĐ-TTg ngày
01/8/2005, Phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du
lịch miền Trung - Tây Nguyên.
72. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2001), Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 20/11/2001 về
việc phát triển du lịch thời kỳ 2001-2005 và định hướng đến 2010, Lâm Đồng.
73. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2006), Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 21/9/2006 về
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp đột phá tăng tốc phát triển kinh tế du
lịch, dịch vụ du lịch giai đoạn 2006-2010, Lâm Đồng.
74. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ IX, Lâm
Đồng.
75. Đỗ Hoàn Toàn, Mai Văn Bưu (2001), Giáo trình Quản lý Nhà nước về
kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
76. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2010), Báo cáo du lịch đến tháng 4 năm
2010.
77. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam 2001 – 2010.
78. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2011), Đào tạo nhân lực cho Du lịch Việt
Nam, Tài liệu Hội thảo.
79. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn
Kim Hồng (1999), Địa lý du lịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
80. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Du lịch ngày 08/02/1999,
Hà Nội.
81. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk (2005), Quyết định số 2416/QĐ-UB ngày
31/10/2005 Quy định về việc phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung qui hoạch tổng
thể du lịch Đăk Lăk đến năm 2010, Đăk Lăk.
82. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk (2010), Quy định 35/2010/QĐ-UB, Quy
chế bảo vệ môi trường du lịch, Đăk Lăk.
83. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2003), Quyết định số 1387/QĐ-UB
ngày 3/12/2003 về ban hành các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được phép
tham quan và lưu trú, Kon Tum.
84. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2007), Quyết định số 644/QĐ-UB, Điều
chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon tum giai đoạn 2008-2015, Kon
Tum.
85. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (1996), Quyết định số 762/QĐ-UB ngày
11/7/1996, Phê duyệt đề án tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996 –
2010, Lâm Đồng.
86. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2000), Quyết định số 209/2000/QĐ-UB
ngày 14/02/2000, Ban hành quy định tạm thời về trợ cấp và tiền thưởng đối với cán
bộ, công chức đi học, Lâm Đồng.
87. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2000-2007), Báo cáo tình hình thực
hiện kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, Lâm Đồng.
88. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2002), Chỉ thị số 10/2002/CT-UB ngày
16/5/2002, Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
Nhà nước thuộc tỉnh quản lý, Lâm Đồng.
89. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2005), Quyết định số 814/QĐ-UB ngày
13/4/2005, Phê duyệt đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Lâm Đồng.
90. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2005), Quyết định số 107/2005/QĐ-UB
ngày 18/5/2005, Ban hành Quy định về thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.
91. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2005), Quyết định số 93/2005/QĐ-
UB, Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ môi trường cảnh quan thành phố
Đà Lạt, Lâm Đồng.
92. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2005), Quyết định số 133/2005/QĐ-UB
ngày 04/7/2005, Ban hành Đề án đổi mới quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh
doanh du lịch - dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, Lâm
Đồng.
93. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2005), Quyết định số 209/2005/QĐ-UB,
Ban hành Quy định về cơ chế chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,
Lâm Đồng.
94. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2009), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Lâm
Đồng.
95. Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (2009), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1996-2010 và định hướng đến năm 2020.
96. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
97. Ngô Doãn Vịnh (2002), Bàn về phát triển kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
98. Trần Quốc Vượng (1995), Du lịch là gì? Nhất thiết phải có và đang có
ngành du lịch học, Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay (8), trang 36.
B. Tiếng nước ngoài
1. David P. Norton (2004), Staategy Maps.
2. Robert W. McIntosh, Charles R. Goelder, JB. Brent Ritchie (1995),
Tourism, Principles, Practices, Philosophies, Seventh Edition, Jonh Wiley, New
York.
3. Philip Kotler (1997), The Marketing of National.
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hệ thống điểm du lịch cấp Quốc gia và cấp vùng.
Phụ lục 2: Hệ thống các khu du lịch Quốc gia, đô thị du lịch.
Phụ lục 3: Danh mục khu, điểm có tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Phụ lục 4: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư du lịch trên địa bàn Tây Nguyên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_cau_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te.pdf