Luận án So sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào

MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích, đối tư¬ợng, phạm vi nghiên cứu 7 4. Ph¬¬ương pháp nghiên cứu 8 5. Cấu trúc luận án 8 Chư¬¬¬ơng 1: Tổng quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lào 10 1.1 Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 10 1.1.1. Sơ lược lịch sử - xã hội n¬ước Lào 10 1.1.2. Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào 14 1.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á 18 1.2.1. Về địa lý và tự nhiên 19 1.2.2. Văn hoá - tộc người 24 1.2.2.1. Mối quan hệ giữa các tộc người 24 1.2.2.2. Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á 29 1.2.2.3. Về ngôn ngữ 31 1.2.2.4. Về chữ viết 32 1.2.2.5. Phật giáo ở Việt Nam và Lào 33 Chương 2: So sánh nội dung tục ngữ Việt và tục ngữ Lào 39 2.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau 39 2.1.1. Tục ngữ Việt, Lào thể hiện nhận thức, trí thức về tự nhiên, thiên nhiên; phản ánh quê hương, đất nước 39 2.1.1.1. Thể hiện nhận thức, trí thức về tự nhiên, thiên nhiên 39 2.1.1.2. Phản ánh quê hương, đất nước 43 2.1.2. Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất, chăn nuôi 55 2.1.2.1. Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất 55 2.1.2.2. Đúc kết kinh nghiệm về chăn nuôi 59 2.1.3. Phản ánh các mối quan hệ gia đình, xã hội 60 2.1.4. Phê phán giai cấp thống trị và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, chế giễu những thói hư, tật xấu 68 2.1.4.1. Phê phán giai cấp thống trị 68 2.1.4.2. Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, lối sống trọng tình 70 2.1.4.3. Chế giễu những thói hư, tật xấu 73 2.1.5. Phản ánh văn hoá ẩm thực của nhân dân 78 2.1.6.Tục ngữ Việt phản ánh thực tế người Việt chịu ảnh hưởng Nho giáo 87 2.1.7. Tục ngữ Lào phản ánh thực tế người Lào chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo 94 2.1.8. Hiện tượng trái nghĩa trong tục ngữ Việt 100 2.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau 107 2.2.1. Sự giống nhau 107 2.2.2. Sự khác nhau 112 Chư¬¬ơng 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào 116 3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau 116 3.1.1. Ngữ nghĩa 116 3.1.2. Kết cấu 125 3.1.3. Vần 150 3.1.4. Nhịp 161 3.1.5. Lối tỉnh l¬¬ược 165 3.1.6. Lối nói 167 3.1.6.1. Các hình thức tu từ trong tục ngữ 167 3.1.6.2. Hiện tượng “nói ngược” trong tục ngữ Lào 178 3.1.7. Từ ngữ 181 3.1.7.1. Tục ngữ Việt sử dụng nhiều phương ngữ 181 3.1.7.2. Tục ngữ Việt ảnh hưởng của tiếng Hán và văn hoá Hán 183 3.1.7.3. Tục ngữ Lào sử dụng nhiều tiếng Pali - Sanskrit 184 3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau 184 3.2.1. Sự giống nhau 185 3.2.2. Sự khác nhau 186 Kết luận 189 Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 192 Tài liệu tham khảo 195 Phụ lục 213 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Lào có câu xú pha xít “Mạy huồm co po huồm xược” (Đay chung dây, cây chung khóm). Quan hệ Việt Nam - Lào như tre chung một bụi, như đay chung một dây. Hai nước liền kề nhau về địa lý và có quan hệ bang giao thân thiết lâu đời vì cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á. Cho nên, bên cạnh những điểm khác nhau như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc dân tộc, nền văn hoá hai nước nói chung, tục ngữ hai nước nói riêng có những điểm tương đồng như là bản chất chung trong quá trình sáng tạo folklore nhân loại cũng như sự giống nhau do những điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên và những quan hệ giao lưu văn hoá mang lại. Nghiên cứu sự giống nhau và khác nhau này, về chính trị, sẽ góp phần khẳng định tính độc lập của mỗi dân tộc; đồng thời, những yếu tố về địa lý, lịch sử, xã hội giống nhau giữa hai nước cũng tạo nên những nét giống nhau trong mối bang giao thân thiết giữa hai dân tộc; về khoa học, không chỉ giúp cho những người quan tâm hiểu biết thêm về tục ngữ mỗi nước, hiểu rõ hơn những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của chính mình và của người bạn láng giềng mà còn góp phần làm sáng tỏ sự giống nhau kỳ lạ, đến từng chi tiết của một bộ phận tục ngữ hai dân tộc. Qua đó, về lý luận, sẽ góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc; về thực tiễn, cũng góp phần quảng bá nền văn hoá của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyền thống Việt Nam - Lào ngày càng phát triển. Qua một số năm chiến đấu, công tác ở Lào và nhiều năm dạy tiếng Việt cho người Lào, tác giả luận án đã đi điền dã và thu thập được một số lượng đáng kể những câu tục ngữ Lào , đã cảm nhận được một phần tâm thức của người Lào trên mảnh đất thân yêu của họ. Chúng tôi cũng đã công bố một số công trình khoa học và bài viết nhất định về nó . Về tục ngữ của người Việt, trong giới nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, đã có nhiều công trình, bài viết với một lực lượng khá hùng hậu và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Còn nghiên cứu so sánh tục ngữ Việt với tục ngữ Lào trên cả hai phương diện nội dung và hình thức là một đề tài hoàn toàn mới. Do vậy, việc so sánh tục ngữ Việt, Lào là một việc làm cần thiết. 2. Vấn đề nghiên cứu Từ xa xưa, văn học dân gian Lào đã bắt đầu phát triển với những câu chuyện kể, những bản trường ca, những câu thơ Lào hùng tráng mà mượt mà, những câu tục ngữ Lào thâm thúy mà bóng bẩy, trong đó có công đóng góp vô cùng to lớn của đội ngũ sư sãi và “mỏ lăm” (nghệ sĩ dân gian) Lào. Sư sãi Lào đã góp phần phát triển đạo Phật ở Lào và cũng là những người đáng được ghi tên trong văn học Phật giáo; còn các “mỏ lăm” (nghệ sĩ dân gian) Lào lại là những người có những đóng góp quan trọng đối với nền văn học dân gian Lào. Lùc l*îng nh÷ng ng*êi lµm c«ng t¸c s*u tÇm, biªn so¹n, ®¸nh gi¸, giíi thiÖu v¨n häc d©n gian Lµo nãi chung, tôc ng÷ Lµo nãi riªng ë Lµo tõ tr*íc ®Õn nay cßn rÊt máng vµ ch*a có nhiều thµnh tùu. Từ những năm 1940, khi Lào còn bị Pháp xâm lược, Ma hả Xi La Vị La Vông và nhóm những người bạn trí thức Tây học của ông đã sưu tầm, biên soạn, trích đăng thành sách ngoài một số truyện thơ có nguồn gốc Ấn Độ, còn có ca dao, tục ngữ (sau này đã được tái bản nhiều lần). Đó là những công trình sưu tầm, biên soạn và giới thiệu tục ngữ rất đáng quý. Năm 1987, cuốn Văn học Lào dày 527 trang, một công trình hợp tác giữa Uỷ ban Khoa học Xã hội Lào với Viện Nghiên cứu Đông Nam Á trực thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam in tại Nhà xuất bản Quốc gia Lào (Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Viêng Chăn in lại theo hình thức rônêô năm 1989), là một công trình đầu tiên ở Lào nghiên cứu dài hơi, tương đối có hệ thống, có độ tin cậy khoa học về văn học Lào từ trước đến nay. Do phải giới thiệu một cách khái quát về văn học Lào, nên phần giới thiệu và nghiên cứu tục ngữ Lào còn quá sơ lược. Vài chục năm nay, Chính phủ Lào đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác giữ gìn, phát triển nền văn học truyền thống của dân tộc. Người Lào đã đưa văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học. Do vậy, đã có người sưu tầm, biên soạn tục ngữ Lào thành những tập từ điển mini mỏng, gồm vài chục câu đến vài trăm câu. Cuốn Văn học phổ thông [186] của nhiều tác giả Lào, giới thiệu một cách sơ lược tình hình văn học Lào, trong đó có văn học dân gian dành cho học sinh hệ phổ thông trung học Lào của Nxb Giáo dục Thể thao và Lễ nghi, xuất bản năm 1982; cuốn Câu thơ dân gian Lào [189] của Bò Xẻng Khăm, Xúc Xạ Vàng, Bun Khiển, được biên soạn chung, gồm nhiều phần, trong đó phần tục ngữ gồm một số câu mới được sưu tầm, biên soạn không theo chủ đề hoặc tiêu chí nào; cuốn Tục ngữ cổ truyền Lào [187] của Ma hả Xi La Vị La Vông, 63 trang, gồm năm phần (xuất bản lần đầu năm 1996, in 2000 cuốn) do Đa Ra Căn Nạ Nha giới thiệu, riêng phần tục ngữ có 450 câu (sách được tái bản lần thứ ba, năm 2000, do Công Đươn Nẹt Thạ Vông giới thiệu, in 3000 cuốn) bao gồm những câu tản mạn, không sắp xếp theo cách làm truyền thống; cuốn Từ thông dụng và tục ngữ Lào [190] của Xi Ri Xu Văn Na Xỉ, xuất bản năm 2000, 62 trang, gồm bốn phần, riêng phần tục ngữ Lào mới chỉ được dịch và đối chiếu từ 235 câu tục ngữ Anh; cuốn Tục ngữ dân gian Lào [191] của Đuông Chăn Văn Na Bu Pha xuất bản năm 2005 cũng được biên soạn với cấu trúc tương tự, . Gần đây, Lăm Phon Xay Xa Na đã làm luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ẩm thực, 1999 [137] mới chỉ so sánh tục ngữ hai nước ở một khía cạnh của nội dung. Ở Việt Nam, văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng chưa được nhiều người Việt Nam biết đến, vì đội ngũ những người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu chúng ở Việt Nam chưa đông, việc giới thiệu chúng với độc giả Việt Nam cũng mới được khởi động. Đinh Việt Anh [1], trong chương 2 viết về văn học dân gian Lào, ngoài phần khái quát chung, tác giả lần lượt khảo cứu từng thể loại, trong đó tục ngữ Lào được nghiên cứu một cách thận trọng, khoa học nhưng còn sơ lược. Trong số không nhiều nhà folklore Lào phải kể đến Nguyễn Năm với một số bài viết trong sách hoặc trên các tạp chí chuyên ngành. Cuốn Hợp tuyển văn học Lào [140] dày 511 trang, do Nguyễn Năm giới thiệu khắc hoạ bức tranh chung về tình hình văn học Lào qua các thời kỳ nhưng chưa nêu được đặc điểm của từng thể loại. Nguyễn Đình Phúc, tác giả cuốn Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào [138], lần đầu tiên sưu tầm, dịch nghĩa 691 câu tục ngữ Lào sang tiếng Việt, giới thiệu, bình giảng sơ lược ở một vài khía cạnh của nội dung mà chưa đi sâu tìm hiểu toàn diện nội dung và nghệ thuật tục ngữ Lào. Trong công trình tập thể Văn học Đông Nam Á [131], Lại Phi Hùng đã nhận diện một cách rất khái lược tục ngữ trong mối tương quan thể loại của nền văn học Lào nói chung, văn học dân gian Lào nói riêng. Những năm gần đây, một số tác giả người Việt cũng góp thêm những tiếng nói nhằm giới thiệu tục ngữ Lào ở Việt Nam. Trịnh Đức Hiển có bài “Sơ bộ tìm hiểu luật hiệp vần và vần trong xú pha xít Lào” [55] và bài “Một số hình thức thể hiện tính hình tượng trong xú pha xít Lào” [56]; tác giả luận án có bài: “Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo ở Lào qua mảng xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” [4] và bài “Phong cách ăn uống của người Lào” [6]. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào [14] và hai đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt - Lào [16] và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Lào - Việt [17] của tác giả luận án không chỉ tìm hiểu, so sánh một số khía cạnh của tục ngữ hai nước mà còn đối sánh nghĩa trong quan hệ đối ứng của chúng. Luận văn thạc sĩ: Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về Văn hoá ứng xử [2] và các bài: “Tìm hiểu mảng tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” [3], “Về hiện tượng “nói ngược” trong tục ngữ Việt và xú pha xít Lào” [8], “Tìm hiểu lối nói của người Việt và người Lào qua tục ngữ” [12] “Tìm hiểu một số kiểu hiệp vần trong tục ngữ Việt và Lào” [13], “Tìm hiểu một số kiểu kết cấu so sánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào” [18] của tác giả luận án, đã góp thêm tiếng nói về một số khía cạnh của tục ngữ, làm phong phú thêm mảng văn học so sánh ở Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều tác giả biên soạn, nghiên cứu, so sánh, đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ một số nước trên thế giới để thấy được cái hay, cái đẹp của tục ngữ Việt. Trước hết, phải kể đến các tập từ điển, luận văn, bài viết so sánh, đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ nước ngoài. Đó là các cuốn từ điển đa ngữ như: Tục ngữ Nga - Anh- Pháp - Việt [7] của Lê Đình Bích, Trần Quỳnh Dân; Tục ngữ, thành ngữ trên thế giới [23] của Lê Du, Lê Hải; Tục ngữ các nước trên thế giới [57] của Vương Trung Hiếu; Tục ngữ Anh - Pháp - Việt [99] của Nguyễn Gia Liên; Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây [170] của Nguyễn Văn Tố; Tục ngữ Anh - Pháp - Việt và một số thành ngữ danh ngôn [178] của Lê Ngọc Tú; Từ điển thành ngữ tục ngữ Pháp - Anh - Việt [181] của Thanh Vân, Nguyễn Duy Nhường, Lưu Hoài .Và sau đó là các cuốn từ điển song ngữ như: Tục ngữ Nga - Việt [8] của Lê Đình Bích; Tục ngữ và câu đố Đức - Việt [71] của Lương Văn Hồng; Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt - Pháp [96] của Nguyễn Lân, . Ngoài một vài cuốn dành một lượng trang ít ỏi tìm hiểu một cách sơ lược tục ngữ hoặc thành ngữ - tục ngữ trên một số khía cạnh, còn phần lớn chỉ là những cuốn từ điển song ngữ hoặc đa ngữ mà chưa có được những câu tục ngữ đối ứng, chưa phân tích đầy đủ các mặt nội dung và hình thức của chúng. Các cuốn từ điển đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ một số nước đồng văn như¬: Từ điển thành ngữ - tục ngữ Hoa - Việt [79] của Nguyễn Văn Khang; Tục ngữ Nhật - Việt [167] của Nguyễn Thị Hồng Thu; Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa - Việt [175] của Lê Khánh Trường, Lê Việt Anh . cũng được trình bày tương tự. Năm 2005, luận án tiến sĩ Ngữ văn với đề tài Tìm hiểu văn hoá ứng xử Nhật Bản qua Kôtôwaza, có so sánh với tục ngữ Việt Nam [168] của Nguyễn Thị Hồng Thu lấy tục ngữ Nhật làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu nhưng có so sánh với tục ngữ Việt Nam. Tuy còn chưa thật nhiều nhưng những công trình, bài viết nói trên cũng đã góp thêm cho mảng văn học so sánh ở Việt Nam một không khí học thuật mới. Nhìn chung lại, khi nghiên cứu văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng, các tác giả Việt Nam và Lào mới chỉ xem xét một cách đơn tuyến, tách rời; cách tiếp cận chưa đặt trong tư duy bối cảnh, nghĩa là chưa đặt sự so sánh tục hai nước trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt không chỉ trong tục ngữ mà còn cả trong giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc đó. Chưa có những công trình nghiên cứu so sánh, đối chiếu nội dung tư tưởng, nghệ thuật và thi pháp của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào do vấn đề nghiên cứu chúng theo phương pháp này còn mới. Bởi vậy, thành tựu của việc so sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào đang còn trong giai đoạn khởi đầu, kết quả thu được chưa nhiều. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận án Theo tương đối luận, giữa các nền văn hoá không có sự hơn, kém mà chỉ có sự giống và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ không đi tìm sự hơn kém giữa tục ngữ Việt với tục ngữ Lào mà thống kê, phân tích, so sánh nội dung và nghệ thuật của hai hệ thống tục ngữ Việt và Lào để phát hiện sự tương đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau, qua đó làm rõ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc trong bối cảnh Đông Nam Á. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ còn góp phần để nhân dân hai nước Việt Nam - Lào không chỉ hiểu nhau hơn mà còn góp phần quảng bá nền văn hóa của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyền thống Việt - Lào ngày càng phát triển. 3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là 16.098 câu tục ngữ của người Việt trong bộ Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập) [90] do Nguyễn Xuân Kính chủ biên; - Phần tục ngữ Lào gồm 691 câu trong cuốn Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào [138] của Nguyễn Đình Phúc cũng là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án; Tuy nhiên, nếu lấy 16.098 câu tục ngữ Việt (một lượng câu quá lớn) để so sánh với 691 câu tục ngữ Lào (một lượng câu còn rất hạn chế) thì sự chênh lệch về tư liệu là rất lớn. Để khắc phục sự “khập khiễng” khó tránh khỏi này, cách tốt nhất là, “khuôn” chúng lại ở những nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu, thông qua những tỷ lệ so sánh có tính chất tương đối. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Thuật ngữ “tục ngữ Việt” mà chúng tôi đề cập đến trong luận án đồng nghĩa với “tục ngữ cổ truyền” của người Việt (người Kinh); - Khái niệm “tục ngữ Lào” trong luận án tương đương với “tục ngữ cổ truyền” của người Lào Thay (Lào Lùm). Như trên đã nói, nội dung phản ánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào là vô cùng phong phú, nghệ thuật của chúng cũng rất đa dạng. Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo “diện” mà theo “điểm”, ở một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu. 4. Ph¬ương pháp nghiên cứu Nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc là nhằm giải mã tâm thức dân tộc đó thông qua hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ trong bối cảnh văn hoá. Vì vậy, trong luận án này, ngoài việc tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi không chỉ sử dụng những kiến thức chuyên ngành mà còn tiếp cận đến những tri thức liên ngành và đa ngành từ nhân học, văn hoá, khảo cổ học, dân tộc học, văn học, địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Ngoài hai phương pháp khảo cứu chính là thống kê và so sánh, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác là phương pháp điền dã, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp cùng một số thao tác cụ thể khác. 5. Cấu trúc luận án Mở đầu Chương 1: Tổng quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lào. Chương 2: So sánh nội dung tục ngữ Việt và tục ngữ Lào. Chương 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào. Kết luận Chương 1 nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh mang tính khái quát về đất nước, con người Lào và quan hệ Việt Nam - Lào từ xa xưa, nhận diện đặc trưng văn hoá hai nước từ cái chung đến những nét riêng để có cơ sở giải thích kết quả so sánh nội dung và nghệ thuật tục ngữ hai nước ở hai chương sau. Ở chương 2, chúng tôi so sánh nội dung tục ngữ hai nước trên các bình diện: môi trường tự nhiên và xã hội, quê hương xứ sở, kinh nghiệm sản xuất và chăn nuôi, quan hệ gia đình xã hội, phê phán thống trị và các thói hư tật xấu. Qua đó, chúng tôi chỉ ra sự giống nhau; đồng thời, tập trung phân tích các bình diện có những nét khác nhau khá rõ ràng. Đó là tục ngữ Việt nói đến văn hoá ẩm thực đậm đặc và sâu sắc, văn hoá đậm ảnh hưởng Nho giáo của người Việt và văn hoá đậm ảnh hưởng Phật giáo của người Lào. Sau đó, tác giả luận án tìm hiểu lý do dẫn đến sự giống và khác nhau đó. Trong chương 3, NCS so sánh ngữ nghĩa, kết cấu, vần, nhịp, tỉnh lược, lối nói, ngôn ngữ .; đồng thời, giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau ấy.

doc223 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án So sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động do chính mình làm ra. Những thứ đó được mang đi đâu, tại sao lại thiếu... đang là những ẩn dụ mà tục ngữ Lào muốn được tìm lời giải đáp. Phải chăng là do tính cách hay do hoàn cảnh của con người ? Phải chăng tầng lớp thống trị phong kiến đã bóc lột và vơ vét hết của cải, tài nguyên vốn giàu có của nhân dân, gây ra những cảnh “phi lý” trong đời sống? Bởi vậy, ngụ ý phê phán của câu tục ngữ càng thêm sâu sắc; đồng thời, tục ngữ Lào còn đưa ra nhiều hiện tượng “nghịch lý” khác. Đôi khi con người còn phải gánh chịu những hậu quả do sự bất lực hay do chính mình gây ra. Một thầy thuốc chữa khỏi bệnh cho người nhưng chính mình lại bị chết vì bệnh mà không ai cứu được; một thầy tướng số xem mệnh cho người khác lại không biết mình chết lúc nào: “Thầy thuốc chết vì bệnh vì tật, người mê đánh đàn nai ăn mất lúa, thầy tướng số biết mình chết lúc nào, thầy mưu cao chết vì lời nói”. Làm thợ rèn nhưng dao lại xấu, làm thợ nồi nhưng lại dùng nồi hỏng: “Thợ rèn dùng dao cùn, thợ nồi dùng nồi vỡ”. Đây lại là một “nghịch lý” khác: “Gần rừng ở nhà hỏng, gần sông thiếu cá mắm” hoặc về hậu quả của sự kén chọn: “Chọn rau được ăn sâu, chọn miếng thịt được miếng xương”... Ngoài ra, tục ngữ Lào cũng như tục ngữ Việt còn đưa ra những hiện tượng “không thể có” như: “Quả bầu thì chìm, hòn đá thì nổi” (TN Lào) và “Đá nổi, vông chìm” (TN Việt). Thế nhưng trong cuộc sống thực tại, không ít những chuyện “không thể” lại trở thành “có thể”, nhiều chuyện khó tin nhưng lại là sự thật. Như vậy, hiện tượng “nói ngược” và phản ánh những “nghịch lý” trong tục ngữ Lào xuất hiện đậm đặc hơn, phổ biến hơn tục ngữ Việt. 3.1.7. Từ ngữ 3.1.7.1. Tục ngữ Việt sử dụng nhiều phương ngữ “Phương ngữ” là khái niệm ngôn ngữ học dùng để chỉ các hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và phong cách ngôn ngữ mang tính địa phương hay vùng lãnh thổ. Lúc đầu nó xuất hiện như là những từ cổ rồi qua quá trình giao lưu nó được lưu lại ở một vài địa phương, một vùng chỉ nhân dân vùng đó hiểu. Sau này do sự giao lưu giữa các vùng mà từ Việt cổ đã thành phương ngữ, được nhiều người ở các địa phương khác hiểu. Trong khi đó, ngôn ngữ lại là tế bào cấu tạo nên thành ngữ, tục ngữ. Phần lớn tục ngữ đều được hiểu giống nhau về ý nghĩa toàn cục. Còn ý nghĩa của từng bộ phận, từng yếu tố, từng từ trong đó, thì lại có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Ta có thể giải thích chúng theo khuynh hướng đồng đại. Nhưng trong nhiều trường hợp, chỉ có thể giải thích bằng con đường đi vào từ nguyên hoặc tìm vào các phương ngữ, vì thành ngữ, tục ngữ được tạo ra từ rất lâu và thường gắn với một xuất xứ cụ thể, mặc dầu thật khó xác định một cách chắc chắn. Ngoài lối nói khẩu ngữ, trong tục ngữ Việt còn xuất hiện khá nhiều từ địa phương hoặc từ ngữ cổ, bởi tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân trên khắp các địa phương, các vùng miền khác nhau trong phạm vi toàn quốc. Đại đa số tục ngữ sử dụng ngôn ngữ đại chúng (phổ thông) trên phạm vi cả nước, song vốn từ ngữ địa phương (phương ngữ) và một số từ ngữ cổ cũng tham gia vào sự hình thành tục ngữ. Ngoài tuyệt đại đa số dùng từ phổ thông, tục ngữ Việt còn sử dụng một số từ địa phương, trong đó tiếng địa phương ở khu vực Nghệ Tĩnh và miền Nam xuất hiện nhiều hơn những địa phương khác. Trên phương diện từ vựng, nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh hay đưa các từ của địa phương, vùng miền của mình vào câu tục ngữ: “Ăn không nên đọi, nói không nên lời”, “Ăn vảy trốc còn hơn ăn ốc tháng tư”, “Một lời nói, một đọi máu”, “Ăn thì cúi trốc, đẩy nốc thì van làng”, “Ăn ở trần, mần mặc áo”, (ở khu vực Nghệ Tĩnh); “Anh em gạo, đạo ngãi tiền”, “Áo rách nón cời”, “Ăn như thợ ngoã, làm như ả chơi trăng”, “Bún bò giò heo” (ở Huế)... Các từ: “đọi” (bát)), “ngãi” (nghĩa), “trốc” (đầu), “thợ ngoã” (thợ nề), “mần” (làm), “nốc” (thuyền), “heo” (lợn)...là những từ địa phương. Câu “Chúa vắng nhà, gà vọc niêu tôm” xuất hiện ở miền Bắc, “Vắng chủ nhà gà bới bếp” người miền Trung hay dùng, “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” lại phổ biến ở miền Nam. Câu “Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương” thuộc loại tục ngữ đối (đối ý và đối lời). Nhờ có phép đối này mà ta xác minh được nghĩa của từ “rái”, vốn chưa sáng rõ trong câu tục ngữ này. Lần vào kho từ vựng tiếng Việt, ta thấy từ “rái” có nghĩa là sợ, hãi. Đó là một từ cổ còn được bảo tồn trong phương ngữ (từ “rái” với nghĩa là sợ, hãi còn xuất hiện trong các câu tục ngữ đối khác: “Yêu như chị em gái, rái như chị em dâu”). Từ vựng được dùng trong kho tàng tục ngữ người Việt còn đậm nét đặc trưng của từng địa phương, từng vùng miền. Bởi vậy, có thể nói, tục ngữ vừa là gia tài văn hoá dân gian của toàn dân tộc vừa mang sắc thái địa phương, vùng miền rõ nét. 3.1.7.2. Tục ngữ Việt ảnh hưởng của tiếng Hán và văn hoá Hán Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, tiếng Hán và văn hoá Hán đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội người Việt, trong đó có văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng. Từ đó, có một thời kỳ một bộ phận văn học dân tộc viết bằng chữ Hán. Tiếng Hán vào Việt Nam đã được nhân dân “Việt hoá” thành từ Hán - Việt. Bởi vậy, một số câu tục ngữ Việt đã sử dụng một số từ Hán - Việt, thí dụ: Các từ “nhập”, “gia”, trong câu “Nhập gia tuỳ tục”; các từ “dụng”, “nhân”, “mộc” trong câu “Dụng nhân như dụng mộc”; các từ “kiến giả”, “nhất” trong câu “Anh em kiến giả nhất phận”... đều là những từ Hán - Việt. Ta có thể dẫn ra rất nhiều câu tục ngữ Việt (khoảng 30 %) sử dụng từ Hán - Việt như: “Nhàn cư vi bất thiện”, “Dục tốc bất đạt”, “Ngư thuỷ nhất đường”, “Nguy bất nhập loạn bất cư”, “Tửu nhập ngôn xuất”, “Ngũ thập tri thiên mệnh”,... 3.1.7.3. Tục ngữ Lào sử dụng nhiều tiếng Pali - Sanskrit Ngôn ngữ Lào cơ bản là ngôn ngữ đơn âm đa thanh. Sau này nhờ tiếp thu vốn văn hoá, tôn giáo, triết học của Ấn Độ, nét chữ Lào mềm mại, tròn trĩnh, đơn giản biểu hiện được các đặc tính của ngôn ngữ Lào. Nhiều câu tục ngữ Lào dùng lối nói khẩu ngữ, vốn là lối nói thông thường trong đời sống hàng ngày: “Muốn rối ren thời lấy vợ bé”, “Không khéo ăn mắc nợ”, “Xem voi hãy xem đuôi, xem cô nàng hãy xem mẹ, hãy xem cho cặn kẽ, xem tới cụ kỵ ông bà”... Lối nói khẩu ngữ phù hợp với lối tư duy cụ thể, thẳng đuột của một bộ phận nhân dân Lào. Từ khi đạo Phật Tiểu thừa từ Ấn Độ truyền bá vào Lào thì chữ Pali - Sanskrit (chữ Ấn Độ cổ) cũng du nhập vào theo. Văn học dân gian Lào trong đó có tục ngữ Lào đã sử dụng một số từ Pali. Các từ “nạ rôốc” (địa ngục) trong câu “Xạ vẳn nay ôốc, nạ rôốc nay chày” (“Thiên đàng trong ngực, địa ngục trong tim”); từ “phị cha lạ na” (sự suy nghĩ) trong câu “Phần bò ợn già khản, phần bò van già xòi, mắc xòi thẹ hạy phị cha lạ na” (“Người không gọi đừng thưa, người không nhờ đừng giúp, nếu muốn giúp phải suy nghĩ đã”); từ “mạ nụt” (loài người) trong câu “Phủng phỉ nhắc bò hắc mạ nụt” (“Bầy ma quỷ chẳng yêu quý loài người”)... là những từ Pali (Theo Từ điển Lào - Việt [192] do Phạm Đức Dương chủ biên). 3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau Như đã nói ở chương 2, có ba lý do giải thích nguyên nhân cho các tương đồng trong tục ngữ của hai dân tộc: - Do đồng quy văn hoá, do trùng kiến, tức là do tính chung nhân loại; - Do cùng một cội nguồn chung trong lịch sử; - Do tiếp xúc và giao lưu văn hoá. Các hiện tượng tương đồng văn hoá trong khu vực Đông Nam Á và ba nước Đông Dương nói chung, Việt Nam- Lào nói riêng do ba loại nguyên nhân nói trên quy định. Sự giống nhau Sự giống nhau về nghệ thuật giữa tục ngữ hai nước là chủ yếu vì những nguyên nhân sau đây: a) Nguyên nhân thứ nhất: Do đồng quy văn hoá, do tính chung nhân loại. Điều kiện địa lý, tự nhiên và môi trường xã hội Việt Nam và Lào về cơ bản có nhiều điểm giống nhau nên đã tạo nên những phản ứng văn hóa giống nhau của người Việt và người Lào. Trong nguồn tục ngữ của hai dân tộc Việt- Lào xuất hiện sự trùng lặp hoàn toàn, giống nhau đến từng chi tiết không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Giọng điệu, cách nói tục ngữ tuy khác nhau nhưng lối nghĩ, quan niệm, tâm lý dân tộc, tư duy nghệ thuật... của hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng. Thêm nữa, tục ngữ hai nước đều là một thể loại quan trọng của văn học dân gian nên giữa chúng vẫn có những điểm chung mang tính thế giới không chỉ giống nhau ở kết cấu, cách gieo vần, nhịp, các yếu tố tỉnh lược mà còn giống nhau ở cách sử dụng các hình thức tu từ. b) Nguyên nhân thứ hai: Do cùng chung cội nguồn loại hình ngôn ngữ Sự tương đồng về nghệ thuật giữa tục ngữ Việt và tục ngữ Lào trước hết là ở mối quan hệ ngôn ngữ và mô hình ngôn ngữ Việt Mường chung được hình thành trong sự hoà quyện giữa cộng đồng Tiền Việt Mường (một ngôn ngữ Môn - Khơme cổ) với cộng đồng Tày Thái cổ. Do đó, trong tiếng Việt có nhiều từ Tày Thái và đặc biệt là về cấu tạo ngôn ngữ rất giống tiếng Lào. Vì vậy, giữa tiếng Việt và tiếng Lào có mối quan hệ nguồn gốc, chẳng hạn: trong tiếng Tày - Thái khậu (gạo)" khậu căm (gạo cẩm), khậu chăm (gạo chiêm), mương phải (mương phai); hoặc âm cuối - n (ở Mường) đã chuyển sang - i (ở Việt), thì Tày - Thái vẫn giữ - n, thí dụ: lưỡi/lịn, dậy/từn, bay/bin, vui/muồn. Trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa, một số lớn từ gốc Thái đã du nhập vào vốn từ vựng tiếng Việt Mường như: động/đông, suối/huội, đường/thang, sắt/lếc, trống/coong, bát/thuội, đũa/thù. Ngoài ra, chúng còn giống nhau ở loại từ kết hợp, thí dụ từ đánh giá của tiếng Việt = tì (đánh) của tiếng Lào + la kha (giá) của tiếng Lào = tì la kha (đánh giá) của tiếng Lào. Ở Việt Nam và Lào đều có các dân tộc cùng chung ngôn ngữ như người Tày Thái, người Môn Khơme, người Mèo Dao và Tạng Miến. Giữa các dân tộc đó đều có chung một cội nguồn. Người Thái, người Tày đều hiểu được tiếng Lào. Người Khơ Mú ở Lào chính là người Khơ Mú ở Việt Nam. c) Nguyên nhân thứ ba: Do cùng chung những đặc điểm lịch sử, văn hoá Đời sống của người Việt và người Lào nhìn chung không có gì cách biệt. Nói cách khác, khi tiếp xúc giao lưu với người Lào, chúng ta không thấy gì cách biệt lớn về về nhân chủng, về tính cách và phong thái giao tiếp... Trong quá trình tiếp xúc, giao lưu, văn hóa của các dân tộc đã thâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau. Nguồn tục ngữ của hai dân tộc nảy sinh một hiện tượng tự nhiên là có sự vay mượn lẫn nhau. Như vậy, những nét tương đồng về các yếu tố địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - văn hoá, về nhân chủng và ngôn ngữ giữa người Việt và người Lào đều là cơ sở để tạo nên nhiều nét tương đồng trong tục ngữ nói riêng, trong nền văn hoá giữa hai dân tộc nói chung. 3.2.2. Sự khác nhau Ngoài tính chung quốc tế về thể loại, tục ngữ hai nước còn có những nét riêng mang tính dân tộc. Điều này thể hiện trên một số bình diện văn hoá, lối nói, lối tư duy, thói quen, tâm lý dân tộc... Sự khác nhau còn do cơ cấu văn hoá trồng trọt khác nhau. Người Việt mỗi năm phải làm hai vụ. Vụ mùa vốn là vụ chính, vụ chiêm là vụ cưỡng và áp dụng hệ thống thuỷ lợi mương phai có từ cư dân Tày Thái. Người Tày Thái đã biết làm thuỷ lợi đắp phai, đắp thành (lúc đầu chỉ là hình thức sơ khai nhất như be bờ) mà sau này người ta mang xuống đắp đê ở đồng bằng. Những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá đã dẫn đến sự khác nhau về hình thức tục ngữ mỗi dân tộc. Thí dụ, tục ngữ Lào không nói đến biển, ít câu về văn hoá ẩm thực, không có kiểu gieo vần loại tiếng thứ mười hai. Người Việt chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn hoá Hán, vì vậy, tục ngữ Việt có một phần giống tục ngữ Hán, điều này rất hiếm thấy ở tục ngữ Lào. Tiểu kết: Qua những phần đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây: - Về sự giống nhau Nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào về cơ bản có nhiều điểm giống nhau. Tục ngữ hai nước thuộc loại hình ngôn ngữ đơn âm, đa thanh (cùng có 6 thanh); đều có cả nghĩa đen, nghĩa bóng, có câu một nghĩa (câu chỉ có nghĩa đen hoặc chỉ có nghĩa bóng) và câu đa nghĩa, câu trùng hợp hoàn toàn (cả nội dung lẫn hình thức), câu đồng nghĩa và câu gần nghĩa. Tục ngữ hai nước đều có kết cấu một vế, kết cấu hai vế và kết cấu nhiều vế; đều có kết cấu cân đối và kết cấu lệch; cùng có kết cấu câu đơn và câu phức, trong đó, kết cấu hai vế và kết cấu so sánh (so sánh ngang bằng với nhiều dạng thức, so sánh không ngang bằng với nhiều kiểu câu hoặc so sánh mệnh đề) là dạng kết cấu phổ biến nhất. Cũng có người phân loại tục ngữ theo nội dung, theo chủ đề hoặc theo quan hệ cú pháp. Các tác giả đã dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại cấu trúc tục ngữ. Tuy nhiên, tục ngữ Việt có nhiều hình thức kết cấu (với nhiều kiểu câu, nhiều khuôn hình, nhiều dạng thức...) hơn tục ngữ Lào. Tục ngữ Việt, Lào đều có những câu không vần, câu có vần (cả vần liền và vần cách, từ vần cách một tiếng đến vần cách bốn tiếng) và vần hỗn hợp; đều có những câu có vần tuyệt đối và vần tương đối. Tục ngữ hai nước đều có cách ngắt nhịp và cách tỉnh lược giống nhau; đều có lối nói giống nhau thông qua các hình thức tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân cách hóa, ngoa dụ, chơi chữ...). - Về sự khác nhau Tục ngữ Việt có vần cách năm tiếng (trong nhiều trường hợp lại trùng với hình thức của một câu thơ lục bát) và vần cách sáu tiếng (tuy là rất hiếm) mà tục ngữ Lào không có. Song tục ngữ Lào lại có một số trường hợp vần cách bảy tiếng mà tục ngữ Việt hầu như không có. Đó còn là sự khác nhau ở hình thức kết cấu sóng sáu, sóng bảy đến sóng mười hai của tục ngữ Lào mà tục ngữ Việt không có; là kết cấu dạng “Thà A còn hơn B” hoặc “Thà A chẳng thà B” của tục ngữ Việt mà tục ngữ Lào không có. Người dân mỗi nước lại có lối nói tục ngữ khác nhau do lối nghĩ của họ khác nhau. Tục ngữ Việt sử dụng nhiều phương ngữ và từ Hán - Việt, còn tục ngữ Lào lại dùng nhiều từ Pali Sanskrit. Tuy cùng có 6 thanh, nhưng khác với tiếng Việt, tiếng Lào chỉ ghi hai thanh trực tiếp. Đối với những thanh còn lại, tiếng Lào dùng phụ âm cao, thấp, trung bình để ghi dấu thanh. Đây cũng là điểm khác biệt giữa tiếng Lào và tiếng Việt. KẾT LUẬN 1. Kết luận Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống chung một dòng nước Mê Kông, có mối quan hệ lịch sử - xã hội - văn hoá lâu đời, tốt đẹp. Nhân dân hai nước luôn sát cánh bên nhau trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước để sáng tạo nên nền văn hóa phong phú và đặc sắc, mang đậm bản sắc của mỗi dân tộc trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á. Để hiểu chính xác và thấu đáo nguồn tục ngữ của dân tộc mình đã là một việc khó. Hiểu cho đúng lời ăn tiếng nói qua những câu tục ngữ của dân tộc khác lại càng khó hơn, bởi vì sau cái vỏ ngôn ngữ mà ta có thể tra cứu qua từ điển một cách không mấy khó khăn là cả một dòng chảy ngầm về lịch sử, văn hoá, phong tục, tâm lý của một dân tộc. Làm thế nào để chắt khơi được những giọt nước mát tinh tuý trong cái “mạch ngầm” ấy quả là không dễ. Nghiên cứu và so sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào giúp chúng ta hiểu sâu hơn mối quan hệ Việt - Lào để giữ gìn và phát triển mối quan hệ đó, để góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề của thời kỳ đương đại khi nhân dân hai nước Việt Nam - Lào đang sát cánh cùng nhau trên con đường xây dựng xã hội mới và hội nhập quốc tế. Trong khi phản ánh cuộc sống, cả tục ngữ Việt và tục ngữ Lào đều phản ánh khá đầy đủ các khía cạnh của cuộc sống, từ cuộc sống vật chất đến đời sống tinh thần. Nhìn chung, về cơ bản, tục ngữ hai nước có nhiều điểm tương đồng cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật nhưng tục ngữ Việt, Lào cũng có những nét khác biệt, với những mức độ khác nhau trên từng khía cạnh đó do đặc thù dân tộc. 2. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận án a) Kết quả nghiên cứu - Bằng phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành, với tư duy trong bối cảnh, luận án đã làm nổi bật tính tư tưởng trong sự tương đồng của tục ngữ hai nước ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Mặt khác, tính tương đồng ấy lại được biểu hiện qua sự lựa chọn khác nhau của hai dân tộc. Vì thế, tính tương đồng không tách rời tính khác biệt. - Luận án đã khắc họa một cách sâu sắc tâm thức của hai dân tộc và lý giải sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á nói chung, văn hóa Việt và văn hóa Lào nói riêng. Đây là kết quả nghiên cứu nổi bật của luận án. b) Những đóng góp của luận án - Tác giả luận án phân tích một cách có hệ thống và chuyên sâu để làm sáng tỏ sự giống và khác nhau về mặt nội dung và nghệ thuật thể hiện qua thể loại tục ngữ Việt và tục ngữ Lào, đồng thời đã lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Cách tiếp cận của tác giả luận án với tư duy bối cảnh là đóng góp của luận án khi so sánh tục ngữ hai nước được đặt trong nền văn hóa mỗi nước, trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á. - Ngoài việc góp phần khẳng định tính độc lập của mỗi dân tộc, chúng tôi còn nhấn mạnh đến cơ sở địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội của mối quan hệ Việt Nam - Lào. Bởi thế, luận án không chỉ có ý nghĩa về lý luận, về khoa học và thực tiễn mà còn có ý nghĩa về văn hóa và chính trị. - So sánh là hướng nghiên cứu tuy không mới nhưng vấn đề được luận án đặt ra là so sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào thì từ trước tới nay chưa có công trình nào đề cập tới một cách có hệ thống và chuyên sâu. Do vậy, có thể nói, đề tài luận án là một đề tài hoàn toàn mới và cần thiết. - Góp phần giúp cho nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào hiểu nhau hơn, nhằm góp phần quảng bá nền văn hoá của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển. - Cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt - Lào và cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Lào - Việt được chọn làm Phụ lục luận án với hơn 1000 đơn vị thành ngữ và tục ngữ, bao gồm cả văn bản tiếng Lào và tiếng Việt làm cơ sở để khảo sát, nghiên cứu trong việc đối sánh tục ngữ hai nước do tác giả luận án sưu tầm, biên soạn, được coi là đóng góp quan trọng của tác giả luận án về mặt văn bản cho khoa nghiên cứu văn học dân gian so sánh ở Việt Nam và Lào, góp phần phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt và tiếng Lào; đồng thời làm tài liệu tham khảo cho những người Việt Nam và người Lào yêu thích tìm hiểu tục ngữ của dân tộc mình và tục ngữ của người bạn láng giềng. 3. Một số đề xuất Quan hệ Việt Nam - Lào đang ngày càng phát triển. Hiện nay, có nhiều người Lào biết tiếng Việt để hiểu hơn lịch sử, văn học và văn hóa Việt, song số người Việt biết tiếng Lào để tìm hiểu lịch sử, văn học và văn hóa Lào và mối quan hệ Lào - Việt lại chưa nhiều. Do vậy, số lượng người Việt nắm vững tiếng Lào chưa tương xứng với thực tế mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào. Công việc này đang chờ đợi một sự quan tâm, đẩy mạnh nhiều hơn, bởi vì việc học tiếng Lào không chỉ giúp cho người Việt hiểu thêm về đất nước và nhân dân Lào anh em mà còn để hiểu thêm người Thái và văn hóa Thái Lan (tiếng Lào và tiếng Thái cùng có chung cội nguồn ngôn ngữ; 16 tỉnh của Lào và 20 triệu người Lào bị cắt sang Thái Lan, hiện đang cư trú ở Đông Bắc Thái Lan theo Hiệp ước Pháp Xiêm năm 1893). Việc nghiên cứu theo hướng so sánh này cần được tiếp tục, đặc biệt là ở phía các bạn Lào. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN A. Những công trình công bố trước 2005 I. Các bài báo khoa học 1. Nguyễn Văn Thông (1994), “Một số nét đặc sắc trong ăn uống hàng ngày của người Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, (số 3), tr. 87- 89. 2. Nguyễn Văn Thông (1998), Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lý thuyết và lịch sử văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 88 tr. 3. Nguyễn Văn Thông (1998), “Tìm hiểu mảng tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử”, Văn hoá dân gian, (số 1), tr.45- 49. 4. Nguyễn Văn Thông (1998), “Tìm hiểu tư tưởng phật giáo ở Lào qua mảng xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử”, Văn hoá dân gian, (số 4), tr.53- 54. 5. Nguyễn Văn Thông (2000), “Tìm hiểu văn hoá ứng xử của người Việt qua tục ngữ”, Văn hoá dân gian, (số 2), tr.72- 75. 6. Nguyễn Văn Thông, Lămphon Xayxana (2000), “Phong cách ăn uống của người Lào, Văn hoá nghệ thuật ăn uống, (số 31), tr.16. 7. Nguyễn Văn Thông (2001), “Phong cách uống của người Việt”, Văn hoá nghệ thuật ăn uống, (số 41), tr.5 +7. 8. Nguyễn Văn Thông (2001), “Về hiện tượng “nói ngược” trong tục ngữ Việt và xú pha xít Lào”, Nhiều tác giả, Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 300 tr, tr.241- 247. 9. Nguyễn Văn Thông (2001), “Nhìn lại thực đơn của người Việt Nam”, Văn hoá nghệ thuật ăn uống, (số 48), tr.4 + 8. 10. Nguyễn Văn Thông, Lămphon Xayxana (2001), “Đặc trưng đa dạng của ẩm thực Việt Nam qua mảng tục ngữ về văn hoá ẩm thực”, Văn hoá dân gian, (số 5), tr.50- 52. 11. Nguyễn Văn Thông (2003), “Đặc trưng tổng hợp và cộng đồng của ẩm thực Việt Nam qua mảng tục ngữ Việt về văn hoá ẩm thực”, Nhiều tác giả, Tiếng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 402 tr, tr.332- 336. 12. Nguyễn Văn Thông (2003), “Tìm hiểu lối nói của người Việt và người Lào qua tục ngữ”, Văn hoá dân gian, (số 2), tr. 69- 71. 13. Nguyễn Văn Thông (2004), “Tìm hiểu một số kiểu hiệp vần trong tục Việt và Lào”, Nhiều tác giả, Tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 420 tr, tr.305- 316. II. Các Đề tài nghiên cứu khoa học và giáo trình 14. Nguyễn Văn Thông (2001), Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào, Đề tài khoa học cấp Trường, mã số: T.2001-16, 180 tr. 15. Nguyễn Văn Thông (2002), Văn học dân gian Việt Nam cho người nước ngoài, Giáo trình lưu hành nội bộ, 164 tr. 16. Nguyễn Văn Thông (2003), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt - Lào, Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: CB.02.07, 228 tr. 17. Nguyễn Văn Thông (2004), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Lào - Việt, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: QX.2004.08, 248 tr. B. Những công trình công bố từ năm 2005 đến nay 18. Nguyễn Văn Thông (2005), “Tìm hiểu một số kiểu kết cấu so sánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào”, Nhiều tác giả, Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, Nxb ĐHQGHN, 594 tr, tr.500- 518. 19. Nguyễn Văn Thông (2006), “Tìm hiểu một số phong tục cổ truyền của người Việt qua tục ngữ”, Nhiều tác giả, Việt Nam học và tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN, 508 tr, tr.500- 518. 20. Nguyễn Văn Thông (2007), “Tìm hiểu một số thói hư tật xấu của người Việt qua tục ngữ”, Nhiều tác giả, Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người nước ngoài, Nxb ĐHQGHN, 494 tr, tr.382- 390. 21. Nguyễn Văn Thông (2007), “Tìm hiểu quan niệm của người Việt qua những câu tục ngữ về tử vi và tướng- số”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, tập 23, (số 4), Khoa học xã hội và nhân văn, tr. 215-222. 22.Nguyễn Văn Thông (2008), “Nhận diện tục ngữ dưới góc nhìn tương quan thể loại”, Nhiều tác giả, Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQGHN, 560 tr, tr.518- 529. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đinh Việt Anh (1989), “Văn học Lào”, Lưu Đức Trung, Đinh Việt Anh, Văn học Ấn Độ- Lào- Campuchia, Nxb Giáo dục, H, 2. Trần Thuý Anh (1999), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao, tục ngữ, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Văn hoá dân gian, Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, H. In thành sách: Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao, tục ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, H, 182 tr. 3. Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ- tục ngữ dân tộc Tày, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 4. Đỗ Thị Bảy (1999), Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao người Việt, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, H. 5. Hoa Bằng (1944), “Tục ngữ và ca dao”, Tri Tân, (số 147), tr.2-3+20. 6. Vũ Bằng (1990), Miếng ngon Hà Nội, Nxb Văn học, H. 7. Lê Đình Bích, Trần Quỳnh Dân (1984), Tục ngữ Nga- Anh- Pháp- Việt, Đại học Cần Thơ xb. 8. Lê Đình Bích (1986), Tục ngữ Nga- Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H, 269 tr. 9. Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh (2000), Thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, H. 10. BòXẻngkhăm Chanđara, Nghị Đại (1993), “Một số tư liệu về lịch sử quan hệ Việt- Lào Lào- Việt”, Nhiều tác giả, Quan hệ Việt- Lào Lào- Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, 339 tr, tr.65- 71. 11. Nguyễn Đổng Chi (1969), “Văn học dân gian là một kho tàng quý báu cho sử học”, Nhiều tác giả, Những ý kiến về văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H. 12. Nguyễn Đình Chúc (2001), Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ ca dao Phú Yên, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xb, 296 tr. 13. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hoá Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia, H, 245 tr. 14. Việt Chương (1995), Từ điển thành ngữ tục ngữ- ca dao Việt Nam, Biên Hoà, Nxb Đồng Nai, (hai quyển, quyển thượng 864 tr; quyển hạ 828 tr). 15. Bùi Văn Cường, Vũ Quốc Ái, Đỗ Nguyên Hạnh, Đoàn Tùng biên soạn (1975), Ca dao tục ngữ Nam Hà, Ty Văn hoá Nam Hà xb, 244 tr. 16. Bùi Văn Cường sưu tầm và biên soạn (1987), Phương ngôn tục ngữ ca dao, Nxb Khoa học Xã hội, 228 tr. 17. Nguyễn Đức Dân (1987), “Đạo lý trong tục ngữ”, Tạp chí Văn học, H, (số 5), tr.57- 66. 18. Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, H, 408 tr. 19. Nguyễn Nghĩa Dân tuyển chọn, giải thích (2001), Tục ngữ ca dao Việt Nam về giáo dục đạo đức, Nxb Giáo dục, H, 136 tr. 20. Chu Xuân Diên (1962), “Phần thứ ba: Tục ngữ và câu đố”, Đinh gia Khánh, Chu Xuân Diên, Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, H, tr.243-294. 21. Chu Xuân Diên (1973), “Tục ngữ”, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Văn học dân gian tập II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H, 454 tr, (in lần thứ II tại Hà Nội, 1977; in lần thứ III tại Tp Hồ Chí Minh, 1991, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp). 22. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam (in lần thứ 2), Nxb Khoa học Xã hội, H, 420 tr (in lần thứ nhất, 1975, 390 tr). 23. Lê Du, Lê Hải (1997), Tục ngữ, thành ngữ trên thế giới, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 24. Phạm Đức Duật (1981), “Phương ngôn tục ngữ”, Phạm Đức Duật chủ biên giả, Văn học dân gian Thái Bình tập I, Nxb Khoa học Xã hội, tr.76-132. 25. Vũ Dung (1976), “Chung quanh phần sưu tầm của cuốn Tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Văn học, H, (số 3), tr.62- 69. 26. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1997), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (in lần thứ 3), Nxb Văn hoá, H, 784 tr. 27. Hàn Thái Dương (1920), Tục ngữ cách ngôn, Nhà in Minh Sang. 28. Phạm Đức Dương, Nguyễn Duy Thiệu (1992), “Lễ hội của người Lào- Thay ở Lào”, Văn hoá dân gian, H, (số 2). 29. Phạm Đức Dương (1998), Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 385 tr. 30. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb Văn hoá-Thông tin, H, 778 tr. 31. Triêu Dương, Phạm Hoà, Tảo Trang, Chu Hà sưu tầm, biên soạn (1971), Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Hội Văn nghệ Hà Nội xb, 207 tr (in lần thứ hai có bổ sung năm 1972, 208 tr). 32. Trần Thanh Đạm (1989), “Tục ngữ dân gian và vấn đề nguồn gốc văn chương”, Văn hoá dân gian, H, (số) 3, tr.3- 10. 33. Anh Đào (1969), “Một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói”, Ngôn ngữ, H, (số 2), tr.69- 70. 34. Phan Thị Đào (1997), “Tỉnh lược như một yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ”, Văn hoá dân gian, H, (số 3), tr.88- 90. 35. Phan Thị Đào (1998), “Đặc điểm của những câu có dạng “A nào B nấy” trong tục ngữ Việt Nam”, Văn hoá dân gian, H, (số 40), tr.80- 83. 36. Phan Thị Đào (2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hoá, Huế, 172 tr. 37. Nguyễn Tấn Đắc chủ biên (1983), Văn học Đông Nam Á, Viện Đông Nam Á xuất bản. 38. Lại Hồng Đăng (2001), Giá trị nhận thức và giáo dục của tục ngữ người Việt (trước năm 1975) qua mảng tục ngữ về đạo lý, nhân sinh, quan hệ gia đình, dòng họ, làng xóm, thầy trò, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Văn hoá dân gian, Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, H. 39. Nhàn Vân Đình (1999), Câu cửa miệng, Nxb Văn học, H, 266 tr. 40. Tiêu Đình (2002), “Những câu nói dân gian khó hiểu”, Văn nghệ dân gian đất Quảng, Đà Nẵng, (số 1), tr.62- 63. 41. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H, 400 tr (in lần 2, 1976) 42. Ngô Thời Đôn (1996), “Những câu tục ngữ khó bình”, Văn hoá dân gian Thừa Thiên Huế, Huế, tr.47- 50. 43. Nguyễn Xuân Đức (2000), “Về nghĩa của tục ngữ”, Văn hoá dân gian, H, (số 4), tr.48- 52. 44. Nguyễn Xuân Đức (2002), “Về tính nhiều nghĩa của tục ngữ”, Văn hoá dân gian, H, (số 3), tr.55- 58. 45. Từ Giấy (1970), Tìm hiểu phong cách ăn của dân tộc (qua ca dao tục ngữ), Văn Nghệ, H, (số 955). 46. Cao Sơn Hải (2002), Tục ngữ Việt Mường, Nxb Văn hoá- Thông tin, H. 47. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam Văn học sử yếu, Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục (in lần thứ 10), Sài Gòn, 496 tr, tr.5- 51 (in lần đầu tại Hà Nội, 1943). 48. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H. 49. Thạch Hãn sưu tầm (1956), “Một ít ca dao tục ngữ (tìm trong vốn cổ)”, Văn nghệ, H, (số 127, số 128, số 129). 50. Hoàng Văn Hành chủ biên (1994), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa), Nxb Khoa học Xã hội, H, 384 tr (tái bản lần thứ hai,1999, 438 tr). 51. Vũ Quang Hào (1992), “Biến thể của thành ngữ, tục ngữ”, Văn hoá dân gian, H, (số 1), tr.61- 62. 52. Vũ Quang Hào (1993), “Thành ngữ, tục ngữ với lớp người mới”, Văn hoá dân gian, H, (số 3), tr.68- 70. 53. Phạm Văn Hảo, Trần Thị Thìn (1994), “Mấy vấn đề về từ ngữ địa phương trong việc sưu tầm, giới thiệu vốn tục ngữ, ca dao”, Văn hoá dân gian, H, (số 3), tr.68- 70. 54. Võ Như Hầu (2000), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam Vietnamese proverbs folk poem and folk songs (song ngữ Việt- Anh), Nxb Đồng Nai, Biên Hoà. 55. Trịnh Đức Hiển (1991), “Sơ bộ tìm hiểu luật hiệp vần và vần trong xú pha xít Lào”, Văn hoá dân gian, H, (số 1), tr.40- 42. 56. Trịnh Đức Hiển (1995), “Một số hình thức thể hiện tính hình tượng trong xú pha xít Lào”, Văn hoá dân gian, H, (số 2), tr.28- 29. 57. Vương Trung Hiếu tuyển chọn, biên soạn (1996), Tục ngữ Việt Nam chọn lọc, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 620 tr. 58. Vương Trung Hiếu sưu tập, biên dịch (1998), Tục ngữ các nước trên thế giới, Nxb Đồng Nai, Biên Hoà, 248 tr. 59. Minh Hiệu sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn (1970), Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hoá, Ty Văn hoá Thanh Hoá xb, (tái bản 1997, Nxb Văn hoá dân tộc, H, 607 tr). 60. Thái Hoà (1980), “Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong những bài viết và bài nói của Hồ Chủ tịch”, Ngôn ngữ, H, (số 2), tr.9- 13. 61. Nguyễn Hoà (1997), “Văn hoá từ một góc nhìn văn hoá học”, Văn nghệ, H, (số 4). 62. Thái Hoà (1982), “Cơ cấu ngữ nghĩa- cú pháp của tục ngữ”, Ngôn ngữ, H, (số 2), tr.52- 59. 63. Nguyễn Thái Hoà (1997), Tục ngữ Việt Nam- Cấu trúc và thi pháp, Nxb Khoa học Xã hội, H, 263 tr. 64. Nguyễn Thái Hoà (1982), Miêu tả và phân loại các khuôn hình tục ngữ Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn. 65. Nguyễn Xuân Hoà (1997), “Đôi nét về văn hoá ăn uống qua thành ngữ tục ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 9), tr.22- 23. 66. Nguyễn Xuân Hoà (1997), “Những địa danh sông nước, biểu tượng của văn hoá Thăng Long- Hà Nội qua ca dao, tục ngữ”, Nhiều tác giả, Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ văn hoá, Nxb Văn hoá- Thông tin, H, tr.138- 151. 67. Kiều Thu Hoạch (2000), “Ca dao tục ngữ”, Kiều Thu Hoạch, Xứ Đoài, Nxb Văn hoá Dân tộc, H, tr.235- 244. 68. Phan Văn Hoàn (1992), “Bàn thêm về thành ngữ, tục ngữ với tư cách là đối tượng nghiên cứu khoa học”, Văn hoá dân gian, H, (số 2), tr.46- 48. 69. Trần Hoàng, Triều Nguyên tuyển chọn, biên soạn (2000), “Chương II: Tục ngữ- câu đố”, Trần Hoàng, Triều Nguyên, Văn học dân gian Việt Nam”, Nxb Thuận Hoá, Huế, tr.73- 85. 70. Lê Văn Hoè (1957), Tục ngữ lược giải, Quốc học thư xã xb, (Nxb Diên Hồng in gộp ba tập cũ thành một tập, Sài Gòn; Tập I: in lần thứ ba, 1953, 88 tr; tập II: in lần thứ nhất, 1952, 170 tr; tập III: in lần thứ nhất, 1953, 104 tr). 71. Lương Văn Hồng (1992), Tục ngữ và câu đố Đức- Việt, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 72. Nguyễn Thị Huế (1999), “Phương ngôn- tiếng nói đặc sắc của những vùng văn hoá”, Nhiều tác giả, Hà Minh Đức chủ biên, Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Viện Văn học xb, 1999, tr.572-590. 73. Nguyễn Khắc Hùng (1988), “Thêm một vài nhận xét về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Viện Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, H, tr.205- 221. 74. Lại Phi Hùng (1998), “Tục ngữ”, Nhiều tác giả, Văn học Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, H, 302 tr, tr.37- 40. 75. Nguyễn Thượng Hùng (1991), “So sánh tục ngữ Anh- Việt trong quá trình hình thành và phát triển”, Văn hoá dân gian, H, (số 4), tr.71-73. 76. Nguyễn Thị Minh Hương (1997), So sánh và nhân hoá trong tục ngữ người Việt, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Văn học dân gian, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 77. Nguyễn Việt Hương (2000), “Tìm hiểu sự phản ánh các cặp chủ đề mang ý nghĩa đối lập trong tục ngữ”, Tạp chí Văn học, H, (số 9), tr.79- 83. 78. Nguyễn Việt Hương (2001), Tục ngữ Việt Nam bản chất thể loại qua hệ thống phân loại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 201 tr. 79. Nguyễn Văn Khang chủ biên (1998), Từ điển thành ngữ- tục ngữ Hoa Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H. 80. Châu Nhiên Khanh tuyển chọn và biên soạn (2000), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Đồng Nai, 179 tr. 81. Đinh Gia Khánh (1972), “Nhà Nho xưa tìm hiểu truyện dân gian và ca dao tục ngữ”, Tạp chí Văn học, H, (số 1), tr.3- 18. 82. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn học dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, H. 83. Phạm Hữu Khánh, Lê Trần Nguyên (1956), Tục ngữ lược giải, Sài gòn xb. 84. Nguyễn Đình Khoa (1991), “Việt Nam- Lào trong mối quan hệ nhân học tộc người”, Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội. 85. Nguyễn Đình Khoa (1993), “Việt Nam- Lào trong mối quan hệ nhân học- tộc người và cội nguồn lịch sử”, Nhiều tác giả, Quan hệ Việt- Lào Lào- Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 339 tr, tr.72- 84. 86. Nguyễn Xuân Kính (1976), “Đọc cuốn Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam”, Tạp chí Văn học, H, (số 2), tr.141- 148. 87. Nguyễn Xuân Kính (1992), “Hiện tượng trái nghĩa trong ca dao, tục ngữ”, Nhiều tác giả, Di sản văn hoá dân gian với công cuộc xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xb, tr.61- 63. 88. Nguyễn Xuân Kính (2001), “Cái riêng của ca dao, tục ngữ Thăng Long- Hà Nội”, Nhiều tác giả, Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ văn hoá, Nxb Văn hoá- Thông tin, H, tr.211- 218. 89. Nguyễn Xuân Kính (2001), “Giải thích tục ngữ”, Ngôn ngữ, H, (số 4), tr. 77-78. 90. Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2002), Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập), Nxb Văn hóa- Thông tin, H, 3246 tr. 91. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 92. Quế Lai, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Đức Ninh, Nguyễn Hào Hùng biên soạn (1985), Nhiều tác giả, Tìm hiểu văn hoá Lào, Nxb Văn hoá, H, 160 tr. 93. Mã Giang Lân, Lê Chí Quế biên soạn (1977), Tục ngữ câu đố ca dao dân ca Việt Nam, Đinh Gia Khánh giới thiệu, Trường Đại học Tổng hợp xb, 336 tr. 94. Mã Giang Lân tuyển chọn và giới thiệu (1995), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, H, 256 tr. 95. Nguyễn Lân biên soạn (1989), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hoá, H, 324 tr. 96. Nguyễn Lân (1998), Từ điển thành ngữ- tục ngữ Việt- Pháp, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp HCM, 228 tr. (in tại Hà Nội, 1993, Nxb Văn học, H). 97. Phan Huy Lê (1993), “Ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc”, Nhiều tác giả, Quan hệ Việt- Lào Lào- Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 339 tr, tr.94- 101. 98. Nguyễn Văn Lễ (1931), Việt Nam ngạn ngữ phương ngôn thư, Nhà in Tân Dân, 85 tr. 99. Nguyễn Gia Liên (1958), Tục ngữ Anh- Pháp- Việt, Sài gòn xb. 100. Thuỳ Linh biên soạn (2007), Thành ngữ- tục ngữ Việt Nam, Nxb Lao động- Xã hội, H, 412 tr. 101. Phạm Việt Long (2002), “Hình ảnh gia đình qua tấm gương tục ngữ, ca dao”, Ngôn ngữ, H, (số 3), tr.16-19. 102. Phạm Việt Long (2002), Tục ngữ ca dao và việc phản ánh phong tục tập quán người Việt (trong quan hệ gia đình), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 103. La Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày- Nùng- Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H. 104. Nguyễn Thanh Lợi (1997), “Từ điển mini thành ngữ tục ngữ về trâu”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 2), tr.7- 8. 105. Trịnh Như Luân (1944), “Cách chiêm nghiệm và cuộc sinh hoạt của người xưa theo ca dao, tục ngữ”, Tri Tân, (số 147, số 148), tr.16- 17. 106. Đặng Văn Lung, Trần Thị An (1994), “Tục ngữ”, Đặng Văn Lung, Trần Thị An, Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc, Nxb Văn hoá Dân tộc, H, tr.23- 39. 107. Nguyễn Trọng Lực (1949), Tiếng nói của đồng ruộng (hay là nghề nông Việt Nam) qua ca dao, tục ngữ, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn. 108. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1978), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H, 364 tr. 109. Đỗ Quang Lưu (1979), “Tục ngữ- châm ngôn và thời đại”, Tạp chí Văn học, H, (số 5), tr.101- 108. 110. Nguyễn Văn Mệnh (1972), “Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”, Ngôn ngữ, H, (số 3), tr.12- 15. 111. Nguyễn Văn Mệnh (1978), “Vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam trong cách đối xử qua tục ngữ ca dao”, Văn hoá nghệ thuật, H, (số 73), tr.14. 112. Trọng Miễn (2001), “Chương IV: Tục ngữ- phương ngôn- thành ngữ- câu đố”, Trọng Miễn, Văn hoá làng Quỳ Chử, Nxb Văn học, H, tr.59- 89. 113. Ngô Xuân Minh, Trần Văn Doãn (1961), Kinh nghiệm làm chiêm qua ca dao, tục ngữ, Nxb Khoa học, H. 114. Đồ Nam (1972), “Rượu qua ca dao tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Văn học, Sài Gòn, (số 147), tr.27- 36. 115. Hà Quang Năng (1997), “Hình ảnh con trâu trong thành ngữ tục ngữ và ca dao Việt Nam”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 1), tr.7- 9. 116. Hoàng Trần Nghịch sưu tầm, dịch và biên soạn (1986), Phương ngôn tục ngữ Thái, Hội Văn nghệ Sơn La xb. 117. Nguyễn Văn Ngọc sưu tập (1957), Tục ngữ phong dao tập I, Nxb Minh Đức, 330 tr (Vinh Hưng Long, hai tập, xuất bản lần đầu,1928). 118. Trần Đình Ngôn (1998), “Con mắt trong tục ngữ, ca dao với ngôn ngữ tạo hình điện ảnh”, Văn hoá dân gian, H, (số 3), tr.54- 58. 119. Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lý Hữu Tấn, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn (1978), “Chương I: Tục ngữ, câu đố”, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn,… Văn học dân gian phần 1, Nxb Giáo dục, H, (in lần thứ 5), tr.189-219. 120. Bùi Văn Nguyên (1983), “Sức sống dân tộc và tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Văn học, H, (số 3), tr.88- 93. 121. Hoài Nguyên (1978), “Một số nét về tộc người Lào Lùm”, Nhiều tác giả, Tìm hiểu lịch sử- văn hoá nước Lào tập I, Nxb Khoa học Xã hội, H, 356 tr, tr.40- 62. 122. Hoài Nguyên (1981), “Các tộc người thuộc nhóm Lào Thơng và Lào Xủng ở Lào”, Nhiều tác giả, Tìm hiểu lịch sử- văn hoá nước Lào tập II, Nxb Khoa học Xã hội, H. 123. Trần Quang Nhật (1997), “Con trâu đi vào tục ngữ ca dao xưa”, Văn hoá dân gian, H, (số 2), tr.69- 72. 124. Bùi Mạnh Nhị (1999), “Tục ngữ”, Nhiều tác giả, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, in tại Tp Hồ Chí Minh, tr.242-248. 125. Nhiều tác giả (1972), Tục ngữ Tày- Nùng, Nxb Việt Bắc. 126. Nhiều tác giả (1975), Tục ngữ ca dao và dân ca Hà Tây, Ty Văn hoá Hà Tây xb (Sở Văn hoá Thông tin Thể thao Hà Tây in lần hai, 1993, 268 tr). 127. Nhiều tác giả (1978), Tìm hiểu lịch sử- văn hoá nước Lào, Nxb Khoa học Xã hội, H, 356 tr. 128. Nhiều tác giả (1985), Tìm hiểu văn hoá Lào, Nxb Văn hoá, H, 157 tr. 129. Nhiều tác giả (1987), Tục ngữ Thái, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 130. Nhiều tác giả (1993), Quan hệ Việt- Lào Lào- Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 339 tr. 131. Nhiều tác giả (1998), Văn học Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, H, 302 tr. 132. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, H, 474 tr. 133. Nguyễn Văn Nở (2002), “Logic ngôn giao trong tục ngữ Việt Nam”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 3), tr.23- 25. 134. Nguyễn Văn Nở (2007), Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn , Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 135. Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hy biên soạn (1972), “Tục ngữ”, Vũ Ngọc Phan,…Văn học dân gian tập I, Nxb Văn học, H, 723 tr, tr.49- 79 (in lần thứ hai có sửa chữa, 1977, tr.55- 84). 136. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (in lần thứ 11), Nxb Khoa học Xã hội, 831 tr. (in lần đầu 1956; từ 1956 đến 2000 in 12 lần; 6 lần đầu sách có tên là Tục ngữ và dân ca Việt Nam; 3 lần in đầu sách chia làm 2 tập). 137. Lăm Phon Xay Xa Na (1999), Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ẩm thực, Khoá luận cử nhân, Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 138. Nguyễn Đình Phúc (1976), Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào, Nxb Khoa học Xã hội, H, 323 tr. 139. Nguyễn Hoàng Phương (2001), Ca dao, tục ngữ Việt Nam, Nxb Thanh niên, H, 252 tr. 140. Tuyết Phượng, Đinh Kim Cương, Võ Quang Nhơn biên soạn và dịch, Nguyễn Năm giới thiệu (1981), Hợp tuyển văn học Lào, Nxb Văn học, H, 511 tr. 141. Ngọc Quang sưu tầm, tuyển chọn (2007), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hoá- Thông tin, H, 276 tr. 142. Lê Chí Quế (1996), “Chương III: Tục ngữ, câu đố”, Nhiều tác giả, Lê Chí Quế chủ biên, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.186- 214 (in lần đầu 1990, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H, 336 tr) 143. Nguyễn Anh Quế (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H, 188 tr. 144. Phan Văn Quế (2000), “Gà, khỉ, chuột, ngựa trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 3), tr.27- 28. 145. Phan Văn Quế (2000), “Quỷ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 7), tr 31; (số 8), tr.27-28. 146. Võ Xuân Quế (1991), “Một vài nhận xét về thành ngữ, tục ngữ Campuchia”, Văn hoá dân gian, H, (số 1), tr.38- 40. 147. Phạm Quỳnh (1932), Tục ngữ ca dao, Đông Kinh ấn quán xb, 122 tr. 248. Trần Đức Rật (1964), Tâm lý dân tộc qua ca dao, tục ngữ, Tiểu luận cao học, Đại học Văn khoa Sài Gòn. 149. Nguyễn Quốc Siêu (1997), “Qua một số câu tục ngữ về thời tiết”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 4), tr.12. 150. Băng Sơn (1999), Thú ăn chơi người Hà Nội, Nxb Thanh Niên, H. 151. Trường Sơn (1993), “Tiền đề khách quan của lịch sử quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt- Lào Lào- Việt”, Nhiều tác giả, Quan hệ Việt- Lào Lào- Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 339 tr, tr.112- 114. 152. Nguyễn Quốc Tăng sưu tầm và biên soạn (2000), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Thuận Hoá, 268 tr. 153. Hà Văn Tấn (1993), “Mối liên hệ văn hoá giữa Lào và Việt Nam trong thời tiền sử”, Nhiều tác giả, Quan hệ Việt- Lào Lào- Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 339 tr, tr.85- 93. 154. Đào Thản (1998), “Một vài thành ngữ, tục ngữ”, Đào Thản, Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, H, tr.69- 74. 155. Nguyên Thanh (1986), “Bước đầu tìm hiểu tên làng với tục ngữ, ca dao, dân ca”, Văn hoá dân gian, H, (số 1), tr.23- 26. 156. Nguyễn Quý Thành (1998), “Dấu ấn văn hoá trong tục ngữ”, Văn hoá dân gian, H, (số 4), tr.76- 79. 157. Nguyễn Quý Thành (2002), Cấu trúc cú pháp- ngữ nghĩa của tục ngữ Việt (trong sự so sánh với tục ngữ dân tộc khác), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 158. Phạm Thuận Thành (2002), “Dựa vào xuất xứ để hiểu đúng một câu tục ngữ”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 3), tr.39. 159. Vũ Thị Thảo (1999), Sự phản ánh tình thầy trò, tình bạn trong tục ngữ, ca dao, truyện cổ người Việt, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lý thuyết và lịch sử văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 160. Hà Thắng, Nguyễn Hoa Bằng, Nguyên Lâm Điền chủ biên (1997), “Tục ngữ”, Nhiều soạn giả, Văn học dân gian đồng bằng sông Cưủ Long, Nxb Giáo dục, in tại Tp Hồ Chí Minh, tr.258- 209. 161. Phạm Văn Thấu (1995), “Nguồn gốc một số thành ngữ”, Ngôn ngữ và đời sống, H, (số 6), tr.16. 162. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (in lần thứ ba), Nxb Tp Hồ Chí Minh, 690 tr. 163. Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Đình Bưu (1994), Phương ngôn xứ Bắc, Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Hà Bắc xb, 350 tr. Nxb Văn hoá Dân tộc tái bản, 1997, 340 tr. 164. Nguyễn Duy Thiệu (1992), “Người Phu Thay ở Lào”, Văn hoá dân gian, H, (số 2). 165. Nguyễn Duy Thiệu (1996), Cấu trúc tộc người ở Lào, Nxb Khoa học Xã hội, H. 166. Ngô Đức Thịnh (1971), “Nguồn gốc và lịch sử hình thành, phân bố cư dân các dân tộc ở Lào”, Thông báo Dân tộc học, H, (số 1). 167. Nguyễn Thị Hồng Thu (2001), Tục ngữ Nhật- Việt, Nxb Văn học, H, 532 tr. 168. Nguyễn Thị Hồng Thu (2005), Tìm hiểu văn hoá ứng xử Nhật Bản qua Kôtôwaza, có so sánh với tục ngữ Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 169. Trần Mạnh Thường (1997), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, H, 480 tr. 170. Nguyễn Văn Tố (1944), “Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây”, Tri Tân, (số 147), tr. 3-5 + 8; (số 148), tr.6- 7 + 18-19. 171. Đỗ Bình Trị (1999), “Những đặc điểm thi pháp của tục ngữ”, Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, H, tr.138-163. 172. Hoàng Trinh (1990), “Tục ngữ Việt Nam và các hình thể ngôn từ”, Tạp chí Văn học, H, (số 5), tr.53- 59. 173. Hồ Tôn Trinh (1985), “Đạo lý và thi pháp dân gian trong tục ngữ Việt Nam”, Văn hoá dân gian, H, (số 2), tr.13- 21. 174. Võ Quang Trọng (1987), “Tìm hiểu những hình thức biểu hiện của tục ngữ, ca dao, dân ca trong thơ ca hiện đại”, Văn hoá dân gian, H, (số 3), tr.36- 41. 175. Lê Khánh Trường, Lê Việt Anh (1998), Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa- Việt, Nxb Văn hoá- Thông tin, H. 176. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 177. Cù Đình Tú (1970), “Hồ Chủ tịch dùng thành ngữ, tục ngữ”, Ngôn Ngữ, H, (số 2), tr.12- 16. 178. Lê Ngọc Tú (1996), Tục ngữ Anh- Pháp- Việt và một số thành ngữ danh ngôn, Nxb Khoa học Xã hội, H. 179. Tạ Đăng Tuyên (1998), “Tục ngữ, ca dao và lời ru với việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân văn”, Văn hoá dân gian, H. 180. Hoàng Tiến Tựu (1990), “Tục ngữ”, Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian tập II, Nxb Giáo dục, H, tr.109- 125. 181. Thanh Vân, Nguyễn Duy Nhường, Lưu Hoài (2000), Từ điển thành ngữ tục ngữ Pháp- Anh- Việt, Nxb Thanh Niên, H. 182. Trần Quốc Vượng chủ biên (1996), Nhiều tác giả, Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H. 183. Trần Quốc Vượng (1998), “Văn hoá ẩm thực Việt Nam- Hà Nội đôi ba vấn đề lý luận”, Văn hoá dân gian, H, (số 4). Ii. Tµi liÖu tiÕng Lµo 184. ²ø-´ó-¸ö¤-¸ó-¥ò© (1967),ĸ-¨½¡º­ì¾¸ (²ò´-Àꈺ-ê†Îˆ¤),²½-Á­¡¦ô¡¦¾¦ø­-¡¾¤-²ò´-¥Ô-ξȨ Phu Mi V«ng Vi ChÝt (1967), Ng÷ ph¸p tiÕng Lµo, Nxb Gi¸o dôc. 185. ¸ñ­­½£½-©ó 쾸 (1987), ¡¾­ë-¸È´-´õ 쾸¬¹--¸¼©­¾´´, ²ò´ê†Â»¤²ò´Á¹ú¤§¾©. NhiÒu t¸c gi¶ (1987), V¨n häc Lµo (C«ng tr×nh hîp t¸c Lµo- ViÖt), Nxb Quèc gia Lµo. 186. ¸ñ­­½£½-©ó-§˜­º÷-©ö´- (1982), ¡½-§¸¤¦ô¡¦¾-êò-¡¾­-¡òì¾Áì½ê¿-´½-¡¾. NhiÒu t¸c gi¶ (1982) V¨n häc phæ th«ng, Nxb Gi¸o dôc ThÓ thao vµ LÔ nghi. 187. ´½-¹¾¦ò-ë½-¸ö¤¦Ê- (1996), ¦÷-²¾¦ò©®÷-ë¾­, £¤-¡¾­¯ö¡-¯ñ¡-ëñ¡¦¾-Îñ¤¦õ-î쾭쾸¡¾­ ë-¸È´-´õ 쾸¬À--µ¨ë½-´ñ­. Ma h¶ VØ R¹ V«ng (1996) Tôc ng÷ cæ truyÒn Lµo, Uû ban Hîp t¸c H÷u nghÞ Lµo - §øc xuÊt b¶n, 67 tr. 188. XØ Viªng KhÑc Con NÞ V«ng (2002) Tõ ®iÓn ViÖt- Lµo (in lÇn thø nhÊt), Nxb Quèc gia Viªng Ch¨n. 189.»ò®Â»´Áì½»¼®»¼¤Â©¨:®ðÒÁ¦¤£¿¸ö¤©¾ì¾´,¦÷¡¦½¹¸¾ú¤,®÷¢¼­...(1990)---£¿¡º­²ôû­À´õº¤ì¾¸ ¦½«¾®ñ­£í­£û¸¾¸ò꽨¾¦¾©¦ñ¤£ö´¡½§¸¤¦ô¡¦¾Á콡òì¾Á¹ú¤¦¯¯ì. Bß XÎng Kh¨m, Xóc X¹ Vµng, Bun KhiÓn s­u tÇm vµ tuyÓn chän (1990). C©u th¬ d©n gian Lµo, Nxb Khoa häc x· héi, Bé Gi¸o dôc vµ ThÓ thao N­íc Céng hoµ D©n chñ Nh©n d©n Lµo, 214 tr. 190. »¼®»¼¤ Áì½Á¯Â©¨: ¦óëò¦÷¸ñ­­½¦óò (2000), ¦ñ®ê¾¤¡¾­Áì½£¿¦÷²¾¦ò©. Xỉ Ri Xu V¨n Na XØ dÞch vµ tuyÓn chän, (2000), Tõ th«ng dông vµ tôc ng÷ Lµo, 62 tr. 191. »ò®Â»´Â©¨:©¸¤¥ñ­¸ñ­­½®÷®°¾ (2005),¦÷²¾¦ò©²ôû­À´õº¤ì¾¸²ò´ê†Â»¤²ò´Î÷ȴ쾸 §u«ng Ch¨n V¨n Na Bu Ph¶ s­u tÇm (2005), Tôc ng÷ d©n gian Lµo, In t¹i Nhµ in Thanh Niªn Lµo, 62 tr. 192. Ph¹m §øc D­¬ng chñ biªn (1995), Tõ ®iÓn Lµo - ViÖt, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, 835 tr. 193.ÅîâÌèÈäÑËêÅàÌ (2000)Îß×èÈÅàÈÖà× (ãÉñÍïÝàÌâÊéÃÎßÄîÍèÌ)ÀßÆ×Ã×èÈËßÌßËá×ÞÃÄèÌ Xô NÕt Ph« Thi S¶n (2000), LÞch sö Lµo (tõ cæ ®¹i ®Õn hiÖn t¹i), Bé Th«ng tin V¨n ho¸, Viªng Ch¨n. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Thống kê cách dùng hình ảnh trong tục ngữ Việt và Lào Thống kê cách dùng hình ảnh theo Kho tàng tục ngữ người Việt (gọi tắt là TN Việt, gồm 16.098 câu) do Nguyễn Xuân Kính chủ biên [90] và theo Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào (gọi tắt là TN Lào, gồm 691 câu) của Nguyễn Đình Phúc [138], kết quả như sau: Tên vật, đồ vật... TN Việt % TN Lào % Tên vật, đồ vật... TN Việt % TN Lào % Cá 5,07 2,27 Trâu 2,25 1,75 Voi 4,13 5,21 Bò 2,32 1,92 Chùa 3,12 4,83 Núi rừng 4,35 5,04 Vợ chồng 4,34 5,79 Anh chị em 2,31 2,03 Bố mẹ- con cái 4,93 5,11 Ăn 8,97 6,56 Sông nước 3,42 2,75 Hổ 2,10 2,64 2. Phụ lục 2: Thống kê về ngữ nghĩa Nghĩa câu tục ngữ Kho tàng tục ngữ người Việt Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Nghĩa đen 42 37 Chỉ một nghĩa bóng 3 2 Nghĩa đen + nghĩa bóng 44 49 Đa nghĩa 11 12 3. Phụ lục 3: Thống kê về kết cấu Kết cấu tục ngữ Kho tàng tục ngữ người Việt Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Kết cấu 2 vế 47 51 Kết cấu 1 vế 38 23 Kết cấu nhiều vế 15 26 4. Phụ lục 4: Thống kê các kiểu vần trong tục ngữ Việt Thống kê các kiểu vần tục ngữ Việt theo Kho tàng tục ngữ người Việt do Nguyễn Xuân Kính chủ biên [90], kết quả như sau: Chữ Cái Vần Liền Vần cách 1 Vần cách 2 Vần cách 3 Vần cách 4 Vần cách 5 Vần cách 6 Vần cách 7 Vần hỗn hợp Không vần Tổng cộng Số câu 2903 2851 720 517 128 1588 2 0 402 6987 16.098 Tỷ lệ (%) 18,03 17,71 4,47 3,21 0,79 9,86 0,04 2,49 43,4 100% Cộng 18,03 Tục ngữ vần cách gồm 5.806 câu (chiếm 36,08 %) 2,49 43,4 100 5. Phụ lục 5: Thống kê các kiểu vần trong tục ngữ Lào Thống kê các kiểu vần tục ngữ Lào theo Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào của Nguyễn Đình Phúc [138], kết quả như sau: Chữ Cái Vần Liền Vần cách 1 Vần cách 2 Vần cách 3 Vần cách 4 Vần cách 5 Vần cách 6 Vần cách 7 Vần hỗn hợp Không vần Tổng cộng Số câu 114 155 94 25 15 0 0 2 7 279 691 Tỷ lệ (%) 16,49 22,43 13,60 3,62 2,18 0,29 1,01 40,38 100 Cộng 16,49 Có 291 câu tục ngữ Lào vần cách (chiếm 42,12%) 1,01 40,38 100

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docso_sanh_tuc_ngu_viet_va_tuc_ngu_lao_7682.doc
Tài liệu liên quan