Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mới thi hành được gần một năm, chưa có điều kiện để tổng kết và đánh giá hoạt động áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, nếu cho rằng trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, vì "luật" quy định không đầy đủ, hoặc vì không có "luật" quy định mà cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không đảm bảo được việc thực hiện đúng đắn các quy định về tố tụng hình sự, "phải" vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn; thì không thể giải thích được lý do vì sao khi Bộ luật tố tụng hình sự ra đời với một hệ thống các quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục, thời gian tố tụng đầy đủ, hoàn chỉnh hơn nhiều mà trong thực tiễn tình hình vi phạm các quy định pháp luật tố tụng hình sự, vi phạm thời gian tạm giam, xét xử vẫn không hề chấm dứt?
Điều đó nói lên các khoảng cách khá xa trong thực tiễn áp dụng pháp luật và các quy định của pháp luật thực định, vì những nguyên nhân khác nhau: bản thân quy định của pháp luật tố tụng hình sự có những thiếu sót nhất định hoặc không bảo đảm tính khả thi; nguyên nhân chủ quan thuộc về con người áp dụng pháp luật và những nguyên nhân khách quan thuộc về tổ chức bộ máy phương tiện hoạt động tố tụng.
Để khắc phục tình hình vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự, thì biện pháp chủ yếu là hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự bằng cách sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và yêu cvầu của thời kỳ mới.
Bên cạnh đó là các biện pháp về tổ chức, đào tạo bồi dưỡng, giáo dục cán bộ nằm trong nội dung cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
105 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt theo quyết định truy nã và có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần 3 ngày, thực tế chỉ áp dụng được đối với việc tạm giữ theo quyết định của cơ quan điều tra, không thể áp dụng cho những trường hợp khác mà người có quyền ra quyết định tạm giữ không phải là người thuộc cơ quan điều tra (như người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người không thuộc cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ gia hạn giữ thực tế là vi phạm quy định thời hạn tạm giữ, không thể tránh khỏi).
* Quy định không thể xác định thời hạn cu thể
- Điều 243 khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc Toà án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc huy bỏ biện pháp ngăn chặn: Đối với bị cao đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà".
- Điều 287 đoạn 2 Bộ luật tố tụng hình sự: Trong trường hợp huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc để xét xử lý va xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng giám đốc thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi Viện kiểm sóat hoặc Toà án thụ lý lại vụ án.
Những quy định trên không xác định thời hạn cụ thể "ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà " "hoạc cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án thụ lý lại vụ án" là bao nhiêu này. Điều này dẫn đến sự lạm dụng trong giải thích và áp dụng pháp luật, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi hợp pháp của bị cáo.
2.1.2.2. Nguyên nhân thuộc về con người trong bộ áy cơ quan tiến hành tố tụng, cố ý hoặc vô ý làm sai các quy định về thời hạn trong tố tụng hình sự.
- Trường hợp cố tý là trường hợp những nươuì có thẩm quền tiến hành tố tụng hình sự, biết rằng không đúng nhưng vẫn đề cố tình tạm giữ, tạm giam quá hạn đối với công dân có liên quan đến tố tụng.
Những người này có kiến thức pháp luật, có khả năng nhận thức những quy định của pháp luật, được , được Nhà nước giao quyền tiến hành tố tụng, đã có hành vi sai trái xâm phạm thô bạo các quyền dân chủ của công dân (quyền tự do, quyền được tôn trọng về danh sách dự, nhân phẩm…) và nguy hiểm là các hành vi ấy được mang vỏ bọc của pháp luật.
- Trường hợp vô ý làm sai các quy định về thời hạn trong tố tụng hình sự có thể phân thành hai loại do các nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân do những người tiến hành tố tụng, có ý kiến thức pháp luật nhất định, nhưng trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn, đã hiểu chưa đẩy đủ tinh thần và ý nghĩa của chế định, quy phạm pháp luật trong Bộ luật tố tụng hình sự, vô tình vi phạm các quy định pháp luật về thời hạn. Sự hạn chế này có thể là hiểu biết chưa hết múc đích, ý nghĩa, điều kiện áp dụng, huỷ bỏ, thay đổi biệp pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự hoặc cách tính thời hạn trong tố tụng hìn sự.
+ Nguyên nhân do những người tiến hành tố tụng hạn chế về iến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém dẫn đến nhận thức sai, vô ý vi phạm các quy định pháp luật luật về thời hạn.
Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán hiện nay nhìn chung còn thấp so với yêu cầu, cùng là nguyên nhân đội ngũ này vô ý vi phạm các quy định về thời hạn.
Trong một Hội ghị Công an năm 2003, thứ trưởng Lê Thế Tiệm cho biết: Toàn ngành có khoảng 11.000 điều tra viên được bổ nhiệm từ sơ cấp dến cao cấp; nhưng trong số đó chỉ có khoảng hơn 6.000 người có trình độ cử nhân luật, còn gần 5.000 người chưa có bằng đại học Luật (mới tốt nghiệp trung cấp an ninh). Theo quy định điều 30 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, gần 5.000 người này phải miễn nhiệm điều tra viên. Câu hỏi đặt ra là nếu miễn nhiệm một số lượng điều tra viên quá lớn như vậy thì sẽ lấy lực lượng ở đầu để giải quyết khối lượng án đang hàng này, hàng giờ tăng lên về số lượng và tính chấp phức tạp?
Kết quả rà soát đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công thức Toàn án nhân dân các cấp cho thấy: Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 100% thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 90% thẩm phán Toàn án nhân dân cấp tỉnh và 80% thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện có trình độ đại học lụât trở lên. Số còn lại có trình độ cao đẳng Kiểm sát hoặc Đại học khác. Đại học đa số thẩm phán giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, có lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ, có ý thức tổ chức kỹ thuật và tính cực tu dưỡng, rèn luyện trao đổi nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao {6, tr. 16}. Tuy vậy, "đội ngũ thẩm phán Toà án nhân dân các cấp còn thiếu so với số lượng quy định. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thẩm phán, cán bộ, công chức Toà án do nhiều nguyên nhân khác nhau đã có những biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ công tác, các biệt có trường hợp vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong năm 2003, có 35 người bị kỷ luật, trong đó có 05 trường hợp bị Chánhán Toà án nhân dân tối ca ra quyết định cách chức chức danh thẩm phán, 26 trường hợp bị khiển trách, cảnh cáo về Đảng hoặc chính quyền; 04 trường hợp bị đình chỉ công tác để điều tra về hành vi nhận hối lộ và có một tập thể Ban cán sự Đảng toà án nhân dân cấp tỉnh bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo" [7, tr.18].
Năm 2004, "có 10 thẩm phán địa phương bị xử lý kỷ luật do bị phạm phẩm chất đạo đức, kỷ luật công vụ, thậm chí vi phạm pháp luật, trong đó có 03 trường hợp bị cách chức thẩm phán " [13, tr.18].
Những số liệu trên cho thấy một thực tế là một bộ phận những người làm công tác bảo vệ pháp luật hạn chế về kiến thức pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ, có những vi phạm pháp luật tố tụng hình sự nói chung, vi phạm quy định về thời hạn nói riêng.
Tính tới ngày 30/9/2004, các Toà án các cấp đã nhận được 31 đơn yêu cầu bồi thường theo Nghị quyết số 388 thuộc trách nhiệm bồi thường của Toà án. Các Toà án đã tiến hành thoả thuận về bồi thường, xin lỗi công khai và đăng cải chính trên báo chí theo đúng quy định của pháp luật. Trong số đó, đã thương lượng hoà giải thành đối với 9 trường hợp với tổng số tiền bồi thường là 631.094.887 đồng, các trường hợp còn lại đang được tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật [14.tr17].
2.1.2.3. Nguyên nhân thuộc về tổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng và phương tiện, trang thiết bị trong hoạt động tố tụng.
Có một thực tế là, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì tội phạm cũng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Chính vì thế cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị cho lực lượng phòng chống tội phạm cần phải được quan tâm đầu tư, trang bị, phát triển để đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới.
Hiện nay, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện, nhiều nơi trụ sở chật chội, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, phương tiện làm việc vừa thiếu vừa lạc hậu; chính sách đối với cán bộ tiến hành tố tụng chưa tương xứng với nhiệm vụ và chức trách được giao.
Việc đùng đẩy và xác minh lý lịch bị can giữa cấp tỉnh với cấp huyện, giữa địa phương này với địa phương khác dẫn đến việc kéo dài thời hạn giải quyết vụ án, cũng xuất phát từ nguyên nhân kinh phí và phương tiện hoạt động. Hoặc nếu có phương tiện thông tin nhanh chóng, kinh phí đầy đủ, thì việc bắt người đang có lệnh truy nã ở các địa phương xa cơ quan điều tra ra quyết định truy nã sẽ không có việc vi phạm thời hạn tạm giữ theo điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự xảy ra đùn đẩy việc giao nhận người người bị bắt giữa cơ qan bắt svà cơ quan ra quyết định truy nã, vì thiếu kinh phí dẫn đến tạm giữ quá hạn.
Mặt khác, hiện tượng "quá tải" trong điều tra, truy tố, nhất là án tồn đọng quá hạn trong xét xử thường được nhắc đến trong các bản báo cáo tổng kết ngành, như là biểu hiện của sự mất cân đối nghiêm trọng giữa yêu cầu xử lý nhanh chóng, chính xác tội phạm và lực lượng con người, phương tiện, trang thiết bị đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cụ thể, tính đến tháng 12.2003, Toà án nhân dân các cấp có 3543 thẩm phán bao gồm 97 thẩm phán toà án nhân dân tối cao, 932 thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh; 2514 thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện. Tuy số lượng thẩm phán đã tăng 151 người so với cùng kỳ năm trước song Toà án nhân dân các cấp còn thiếu 12010 thẩm phán, trong đó Toà án nhân dân tối cao thiếu 23 người, Toà án nhân dân cấp tỉnh thiếu 186 người, Toà án nhân dân cấp huỵên thiếu 1001 người [8, tr15].
Hiện nay số thẩm phán còn thiếu chủ yếu tập trung ở Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre và một số tỉnh phía Nam do nguồn cán bộ bổ nhiệm thẩm phán chưa chuẩn bị kịp so với mức độ và tỷ lệ tăng hàng năm các loại vụ án mà các đơn vị này phải thụ lý, xét xử. Trước tình hình này Toà án nhân dân tối cao đã quyết định điều động, biệt phái 32 thẩm phán, chủ yếu là thẩm phán cấp huyện được biệt phái ngang cấp có thời hạn để phục vụ nhiệm vụ xét xử ở các đơn vị Toà án còn thiếu thẩm phán [15.tr21].
Qua tổng hợp và rà soát, đánh giá cho thấy,về cơ bản Toà án nhân dân các cấp đã có trụ sở và được trang bị một số trang thiết bị thiết yếu để làm việc, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của ngành Toà án hiện nay và việc tăng thẩm quyền xét xử về hình sự cho Toà án cấp huyện. Nhiêu trụ sở Toà án nhân dân địa phương được xây dựng đã lâu đến nay đã bộc lộ những bất hợp lý về thiết kế và quy mô xây dựng, không đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử, có trụ sở đã xuống cấp nghiêm trọng cần được trùng tu, cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới; một số trang thiết bị làm việc cần phải được thay thế, bổ sung. Bên cạnh đó, định mức kinh phí như hiện nay của ngành Toà án còn quá hạn hẹp, một số toà án có số lượng án nhiều gặp không ít khó khăn vì không có kinh phí chi thường xuyên cho công tác.
Tóm lại, trong thời gian gần đây, số lượng các loại vụ án mà ngành Toà án nhân dân phải giải quyết tăng lên và hàng năm ngành Toà án nhân dân đều thành lập thêm một số Toà án nhân dân cấp huyện, nhưng biên chế của ngành chưa được bổ sung kịp thời để thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Kinh phí hoạt động của ngành Toà án được Nhà nước cấp còn eo hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc, mặc dù đã được quan tâm, nhưng nhìn chung còn nghèo nàn. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức toà án, đặc biệt cung cấp huyện còn bất hợp lý, nhất là chế độ tiền lương, trợ cấp nghề nghiệp [9.tr24].
Nếu đánh giá trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực chuyên môn của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, dù vô tình hay cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn, là nguyên nhân về chất, thì với cơ sở trang thiết bị thiếu, lạc hậu, tổ chức bộ máy các cơ quan pháp luật còn mỏng như hiện nay là nguyên nhân về lượng gây ra tình trạng không bảo đảm được các thời hạn của quy trình sử dụng.
Nguyên nhân về tổ chức bộ máy cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay còn nhiều vấn đề cần phải bàn:
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã sắp xếp,thu gọn đầu mối cơ quan điều tra song tổ chức cơ quan điều tra còn có điểm chưa hợp lý. Đối với những tội phạm được phát hiện tại biên giới, hải đảo, cửa khẩu, địa bàn rừng do các cơ quan điều tra không chuyên trách như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, kiểm lâm thụ lý, điều tra ban đầu, có phần lúng túng trong hoạt động nghiệp vụ dễ dẫn đến vi phạm tố tụng hình sự, đặc biệt là các quy định về thời hạn tạm giữ . Thường thì các vi phạm pháp luật tố tụng hình sự về tạm giữ ở vùng sâu, vùng xa có số lượng nhiều hơn ở các vùng đô thị, đồng bằng.
- Nghiên cứu tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trong Viện kiểm sát nhân dân các cấp để thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp.
- Về tổ chức hệ thống toà án theo đơn vị hành chính sự nhgiệp như hiện nay hay phải cải cách theo liên đơn vị hành chính (khuvực), kết hợp với thẩm quyền xét xử, cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận về mặt lý luận cũng như thực tiễn trên diễn đàn các tạp chí chuyên ngành Luật học. Hoặc vấn đề đổi mới tổ chức của Toà án nhân dân tối cao để tập trung làm tốt nhiệm vụ giám đốc thẩm, tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật.
- Nghiên cứu tổ chức và thành lập Cảnh sát tư pháp để chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ phiên toà, dẫn giải bị can, bị cáo, bảo vệ trại tạm giam, nhà tạm giữ, hỗ trợ công tác thi hành án hình sự…
- Từng bước hoàn thiện các tổ chức giám định tư pháp. Thành lập cơ quan giám định pháp y quốc gia. Sớm hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp.
Nâng cao chất lượng thống kê tội phạm, nghiên cứu việc thống nhất vào một cơ quan thực hiện công tác này.
- Sự phối hợp thiếu chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các ngành trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng cũng là nguyên nhân về tổ chức dễ dẫn đến những vi phạm quy định tố tụng hình sự nói chung.
Như vậy, nguyên nhân thứ hai là những nguyên nhân thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự, do việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong điều kiện cụ thể của con người như kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm và những điều kiện vật chất của bộ máy cơ quan nhà nước ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật.
2.2. Một số kiến nghị.
Đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới và trên cơ sở Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ra đời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định, chế định, trong đó đã xây dựng những quy định mới liên quan đến vấn đề thời hạn. Việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự sẽ tạo c công cụ pháp lý sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm, phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức, tổ chức xã hội và công dân đều phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, đảm bảo "hoạt động tư pháp phải nhằm đấu tranh nghiêm trị các tội chống Tổ quốc, chống chế độ, tội tham nhũng và các tội hình sự khác, bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân. Khắc phục những biểu hiện hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm, đồng thời chống tình trạng bắt và giam giữ oan sai, xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ công khai trong hoạt động [27].
Như đã trình bày ở phần trên, quy định một thời hạn tương ứng với một giai đoạn tố tụng hình sự, có thể hình tượng hóa là "ấn cho một công đoạn" tố tụng hình sự cụ thể một chỉ tiêu, không những đơn thuần mang ý nghĩa thời gian, mà còn bao hàm những yêu cầu khác về hiệu quả công việc và một giải pháp tối ưu.
Đạt được cùng một lúc những yêu cầu song song tưởng chừng tỷ lệ nghịch với nhau, như vừa phải thật nhanh chóng, vừa vô cùng chính xác, vừa bảo đảm yêu cầu xử lý đúng người, đúng tội, vừa không làm phương hại đến quyền lợi hợp pháp của những người liên quan tố tụng là "nghi can" bị can, bị cáo là một vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn.
Vấn đề đặt ra là, trong tình hình thực tiễn nước ta, phải quy định thời hạn phù hợp, vừa phù hợp với tính chất, quy mô công việc, vừa phù hợp tình hình thực tiễn đời sống chính trị của đất nước nói chung và năng lực hoạt động của bộ máy và cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng; làm sao bảo đảm đạt yêu cầu hiệu quả về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng cũng phải đồng thời đảm bảo quyền dân chủ của công dân.
2.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thời hạn trong Bộ luật tố tụng hình sự.
2.2.1.1. Một số vấn đề chung liên quan đến việc sửa đổi.
* Về cách tính thời hạn quy định tại Đ96 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.
Cần làm rõ khái niệm "đêm" và "ban đêm"
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học [28] thì: "Đêm là khoảng thời gian từ tối cho đến sáng, hoặc đêm là lúc khuya, trong khoảng từ sáu giờ tối đến trước 1 giờ sáng.
" Ban đêm' là khoảng thời gian từ sau khi trời tối cho đến trước khi trời sáng, về mặt những gì xảy ra trong đó".
Cả hai đều chỉ một khoảng thời gian nhất định, không xác định rõ. Muốn xác định rõ phải chọn những thời điểm làm "mốc" bắt đầu và chấm dứt.
Theo luật tố tụng hình sự Việt Nam mốc thời điểm được lựa chọn là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau:
Nêu sử dụng từ nôm "ban đêm" tại Điều 96 Bộ luật tố tụng hình sự, nó đồng bộ với quy định tại Điều 80, khoảng 3 Bộ luật tố tụng hình sự: "Không được bắt người vào ban đêm trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã" và Điều 143 khoản 3 Bộ luật tố tụng hình sự: "Không được khám chỗ ở vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản". Cũng cần bổ sung trong điều luật "mốc" tính thời hạn. Ngày và giờ bắt đầu thời hạn, không được tính vào thời hạn", như cách tính phổ biến của các Bộ Luật tố tụng hình sự các nước.
Theo điều 96 Bộ luật tố tụng hình sự "Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau": Tinh thần điều luật chỉ xác định loại thời hạn 2 tháng (tháng trước và tháng sau), còn thời hạn bốn tháng, chẳng hạn, thì tháng sau là tháng nào, tháng thứ mấy, không rõ.
* Vấn đề bố trí quy định về thời gian hạn tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, bởi vì nó có nội dung tạm thời tước bỏ sự tự do của công dân trong một thời hạn nhất định, do Cơ quan điểm tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo, theo những điều kiện do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Thời hạn tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự được quy định luôn luôn gắn liền với thời hạn của từng giai đoạn tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử… cho nên có thể nói mỗi giai đoạn tố tụng hình sự bao giờ cũng gắn liền với một thời hạn nhất định và một thời hạn tạm giam tương ứng nếu cần thiết phải tạm giam bị can, bị cáo.
Do đó, luật gia Phạm Thanh Bình trong một bài viết [19] đề nghị quy tụ những quy định về thời hạn tạm giam về cùng một chương và bổ sung trong chương những quy định về thời hạn nằm rải rác trong những chương khác, để đảm bảo tính khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho những người áp dụng, những người làm công tác nghiên cứu.
Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định "thời hạn tạm giam để điều tra" là một quy phạm pháp luật cụ thể, riêng cho hoạt động điều tra như là một quy trình tố tụng khép kín. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn tố tụng, ngoài thời gian tạm giam còn có quy định về thời hạn khác; hơn nữa Điều 120 là một quy phạm pháp luật cụ thể, riêng cho hoạt động điều tra, dễ dàng cho hoạt động nghiên cứu, áp dụng pháp luật. Song một số quy phạm pháp luật khác cũng về thời hạn tạm giam trong các giai đoạn truy tố, xét xử, đảm bảo thi hành án… không được quy định riêng biệt thành điều luật cụ thể. Để đảm bảo tính khoa học, là "chìa khoá" thuận tiện cho áp dụng và nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự thực định, nên quy định thành một điều luật mang tính chất liệt kê tất cả các thời hạn tạm giam đã quy định ở các chương quy định về hoạt động tố tụng cụ thể:
"Điều… Thời hạn tạm giam.
Thời hạn tạm giam bao gồm:
a. Thời hạn tạm giam để điều tra, phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại;
b. Thời hạn tạm giam để hoàn thành cáo trạng:
c. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử, để đảm bảo việc xét xử;
d. Thời hạn tạm giam trong trường hợp huỷ bản án, quyết định để điều tra lại, xét xử lại;
e. Thời han tạm giam đảm bảo thi hành án phạt tù;
………."
Mặt khác, như đã phân tích ở trên, ý nghĩa của biện pháp tạm giam hoàn toàn khác với ý nghĩa của hoạt động điều tra, cũng như các hoạt động tố tụng khác, tuỳ theo những điều kiện luận định và những điều kiện thực tiễn đối với bị can, bị cáo.
Mục đích của biện pháp tạm giam, xét cho cùng ý nghĩa đích thực của biện pháp ngăn chặn này, không nhằm phục vụ yêu cầu, mục đích của hoạt động tố tụng. Nếu chăng, xác định cho chính xác "thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra, thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố, thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử…", thay vì thói quen hiện nay vẫn nói là thời hạn tạm giam để điều tra…?
2.2.1.2. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định thời hạn cụ thể trong một số điều luật tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.
* Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra.
Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định quyền hạn điều tra của đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Tại khoản 1: điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình.
Riêng đối với trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tôi rõ ràng, ít nghiêm trọng thì đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lân, lực lượng Cảnh sát biển được tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Việc quy định này cho phép các đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra như là cơ quan điều tra chuyên trách đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, ít nghiêm trọng, không phải chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu (như các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân) hoặc điều tra ban đầu đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp.
Thời hạn điều tra trong trường hợp này chỉ có hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ngắn hơn rất nhiều so với quy định thời hạn điều tra tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự. Đó là một sự rút ngắn thời hạn điều tra khó có thể thực hiện được đối với khả năng thực tế của các đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển chỉ làm nhiệm vụ điều tra không chuyên trách, hay nói đúng hơn, chỉ có thể tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, rồi chuyển hồ sơ cho cơ quan chuyên trách trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, y như các trường hợp phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp.
Nên chăng, quy định về thời hạn điều tra hai mươi ngày tại Điều 111, khoản 1, điểm a Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, cần phải được sửa đổi thành thời hạn điều tra ban đầu bảy ngày, như các trường hợp khác, cho phù hợp.
* Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Thời hạn tam giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm được xác định khá rõ tại Điểu 242 và Điều 243 Bộ luật tố tung hình sự. Thời hạn đó là sáu mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh (Toà án quân sự cấp quân khu), chín mươi ngày nếu do Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử.
Trong thực tế, có vụ án mà khi toà án cấp phúc thẩm quyết định đưa ra xét xử thì cũng trùng vào thời điểm kết thúc thời hạn tạm giam chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Điều 243 Bộ luận tố tụng hình sự dự liệu: "Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà".
Việc không xác định cụ thể thời hạn tạm giam trong trường hợp này (cho đến khi kết thúc phiên toàn) cần được khắc phục trong Bộ luật tố tụng hình sự, bằng một thời gian cụ thể, có thể là bốn mươi ngày kể từ ngày mở phiên toà.
Sở dĩ dự kiến thời hạn bốn mươi ngày, vì theo điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự, Toà án cấp phúc thẩm có quyền hoãn phiên toà trong trường hợp vắng mặt kiểm sát viên hoặc những người tham gia tố tụng trong thời hạn không được quá ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà; cộng thêm với thời gian thực tế diễn tiến một phiên toà phúc thẩm có thể kéo dài đến mười ngày.
* Thời hạn tạm giam trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại, xét xử lại.
Thời hạn tạm giam trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại được quy định tại điều 250 khoản 5 Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng vẫn quy định chưa thật cụ thể: "Trong trường hợp huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án."
Cần xác định thời hạn tạm giam trong trường hợp này là mười lăm ngày kể từ ngày huỷ bản án sơ thẩm vì cũng trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày huỷ bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung.
* Thời gian tạm giam trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Điều 287, đoạn 2 Bộ luật tố tụng hình sự quy định trong trường hợp huỷ bản án hoặc quyết định kháng nghị để điều tra lại hoặc để xét xử lại và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng giám đốc thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án thụ lý lại vụ án.
Theo quy định tại điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại hoặc chuyển cho Toà án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.
Như vậy, thời hạn tiếp tục tạm giam bị cáo trong trường hợp này là mười lăm ngày kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
* Thời hạn tạm giam trong trường hợp Hội đồng tái thẩm huỷ bản án hoặc quyết định để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm, Đ300 quy định về trình tự, thủ tục khi Hội đồng tái thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Tuy nhiên, trong Bộ tố tụng hình sự hiện hành thiếu sót không quy định thời hạn tạm giam một khi Hội đồng xét xử tái thẩm ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra hoặc xét xử lại vụ án.
Thiết nghĩ, nên bổ sung vào đoạn cuối Điều 300 Bộ luật tố tụng hình sự: "…Trong trường hợp huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra hoặc xét xử lại vụ án, nếu xét thấy việc tạm giam người bị kết án là cần thiết thì Hội đồng xét xử tái thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án thụ lý lại vụ án".
Việc bổ sung này đồng bộ với các nội dung bổ sung Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự ở trên quy định các thời hạn tạm giam tương ứng với thời hạn chuyển trả hồ sơ trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm quyết định huỷ bỏ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án.
* Thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Các thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn được đánh giá là tương đối hoàn chỉnh, do đã kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong một thời gian dài.
Để góp phần hoàn thiện các quy định về thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cần quy định rõ một số thời hạn:
* Thời hạn phê chuẩn lệnh bắt bị can, bị cáo đề tạm giam.
Điều 80 khoản 1m, điểm d Bộ luật tố tụng hình sự quy định trường hợp lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp ra lệnh, phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, nhưng không quy định thời hạn phê chuẩn. Điểm thiếu soát này đã dẫn đến hậu quả thực tế bị can, bị cáo cứ phải "bị" thi hành lệnh bất, mà lệnh bắt thì cứ "chờ" Viện kiểm sát nghiên cứu, phê chuẩn.
Do đó, phải bổ sung trong điều luật:
"… Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thời hạn phê chuẩn lênh bắt là ba ngày kể từ khi nhận được lệnh và đề nghị xét phê chuẩn.
* Thời hạn đề nghị gia hạn tạm giữ.
.Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy luật thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày.
Tại khoản 2 điều luật quy định: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê duyệt.
Tuy nhiên điều luật có thiếu sót không quy định rõ thời hạn đề nghị gia hạn tạm giữ. Để bảo đảm cho Cơ quan điều tra, cơ quan Viện kiểm sát thực hiện tốt hơn trách nhiệm, quyền hạn của mình, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, cần phải bổ sung vào điều luật thời hạn đề nghị gia hạn tạm giữ.
"Chậm nhất là 24 giờ trước khi hết hạn ghi trong lệnh tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ cho viện kiểm soát cùng cấp để xét phê chuẩn.
2.2.2. Một số kiến nghị về cán bộ tiến hành tố tụng.
Như đã phân tích ở trên, yếu tố con người quyết định phần lớn hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan Nhà nước.
Thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế xã hội, thực hiện chính sách hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội từ trước đến nay, chủ yếu do công tác tổ chức cán bộ quyết định. Những trì trệ yếu kém của bộ máy Nhà nước thì cũng có nguyên nhân từ con người.
Trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thời hạn, như đã đánh giá, nguyên nhân tình hình vi phạm kéo dài có yếu tố chủ quan của người tiến hành tố tụng.
Để khắc phục những thiếu sót này cần phải có những biện pháp đồng bộ về tổ chức, đào tạo và giáo dục để xây dựng một đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có đầy đủ kiến thức về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt và cái "tâm" trong sáng trong khi thực hiện nhiệm vụ, có bản lĩnh vững vàng đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới.
Hiện nay, toàn ngành toà án nhân dân có 3593 thẩm phán, bao gồm 102 thẩm phán toà án nhân dân tối cao, 925 thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh, 2453 thẩm phán toà án nhân dân tối cao, 925 thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh, 2453 thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện, 47 thẩm phán toà án quân sự cấp khu vực, 66 thẩm phán toà án quân sự khu vực. Ngành toà án đang thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước kết hợp với kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng cán bộ của ngành và kế hoạch tăng cường cán bộ cho các đơn vị toà án nhân dân cấp huyện mới được thành lập hoặc các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa chưa đủ số lượng thẩm phán theo yêu cầu. Công tác bổ nhiệm thẩm phán được đặc biệt quan tâm và đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc khắc phục tình trạng còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ [10, tr15].
Về công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tiến hành tố tụng, người viết kiến nghị những giải pháp chính sau:
2.2.2.1. Cải tiến chế độ tiền lương, thu nhập.
Chế độ tiền lương công chức hiện nay nhìn chung là thấp so với chỉ số sinh hoạt. Tiền lương cán bộ tiến hành tố tụng còn nhiều điểm bất hợp lý. Mức lương tối thiểu của kiểm soát viên, thẩm phán các cấp là thấp cùng phụ cấp ít ỏi, không đủ bù đắp các chi phí sinh hoạt hàng ngày của kiểm soát viên, thẩm phán… cũng như tái tạo lao động đã hao phí bởi vì lao động của kiểm soát viên trong hoạt động kiểm soát, của thẩm phán trong công tác xét xử, của cán bộ điều tra hoạt động nghiệp vụ mình, là một loại lao động trí óc đặc biệt, đầu tư nhiều chất xám, thậm chí với người làm công tác điều tra, còn đầu tư cả thể lực, tốn rất nhiều công sức.
Ví dụ, từ năm 1993, Nhà nước thực hiện chế độ tiền lương mới, hệ thống thang bảng lương của công chức nói chung cũng như của thẩm phán toà án các cấp nói riêng có sự thay đổi cân bản. Về lý thuyết thì lương của thẩm phán cao hơn ngạch lương hành chính tương đương, nhưng điều này chỉ đúng với thẩm phán cấp tỉnh, thẩm phán toà án nhân dân tối cao, còn lương của thẩm phán cấp huyện so với chuyên viên vẫn ở mức bằng hoặc chênh lệch không đáng kể, trong khi đó để trở thành thẩm phán thì tiêu chuẩn cũng như các điều kiện thủ tục bổ nhiệm có yêu cầu cao hơn. Bảng so sánh sau đây sẽ cho chúng ta rõ hơn về sự bất hợp lý về chế độ lương của thẩm phán cấp huyện so với chế độ lương của chuyên viên.
Chuyên viên
1,86
Đại học Luật
2,10
sau 4 năm
2,34
sau 7 năm
2,58
sau 10 năm
Thẩm phán cấp huyện
1,16
Đại học Luật
2,26
sau 4 năm
2,39
sau 7 năm
2,62
sau 10 năm
Về thang bảng lương giữa các ngạch thẩm phán còn quá nhiều chênh lệch và bất hợp lý, nhất là lương của thẩm phán cấp huyện. Bằng bảng so sánh sau đây cho thấy rõ sự chênh lệch quá xa và sự bất hợp lý giữa thang bảng lương của ngạch thẩm phán như sau:
Ngạch thẩm phán
Tiêu chuẩn chung
Thâm niên công tác
Bậc khởi điểm
Bậc tối đa
Ghi chú
TAND tối cao
- Phẩm chất đạo đức tốt
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
- Có sức khoẻ
- Có trình độ cử nhân luật và đào tạo nghiệp vụ xét xử
15 năm công tác pháp luật
5,02
7,10
- TPTANDTC có: 7 bậc lương
- Cứ 3 năm tăng lên 1 bậc thì
3x6=18 năm
18+15=33 năm = 7,10
TAND cấp tỉnh
NT
10 năm công tác pháp luật
3,62
5,70
- TP tỉnh có: 9 bậc lương
- Cứ 3 năm lên 1 bậc thì
3x8=24 năm
24 +10=34 năm = 5,70
TAND cấp huyện
NT
4 năm công tác pháp luật
2,16
4,25
-TP huyện có:
10 bậc lương
- Cứ 3 năm lên 1 bậc thì.
3x9=27 năm
27+4=31 năm = 4,25
Qua bảng so sánh trên cho thấy: nếu ba sinh viên cùng tốt nghiệp Đại học luật ra trường cùng được nhận công tác ở ba cấp Toà án khác nhau và sau một thời gian phấn đấu công tác đủ các điều kiện để bổ nhiệm thẩm phán thì suốt cuộc đời cống hiến 31 năm của thẩm phán cấp huyện chỉ tương đương bậc ba của thẩm phán cấp tỉnh và không bao giờ bằng bậc lương khởi điểm của thẩm phán tối cao. Vấn đề này rất phức tạp, liên quan đến pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm phán toà án nhân dân năm 2002 về những quy định cụ thể và tiêu chuẩn thẩm phán.
Lương của thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện là như vậy, còn lương của thư ký và các cán bộ khác của toà án cũng nằm trong tình trạng chung như công chức Nhà nước nói chung. Sinh viên tốt nghiệp đại học Luật ra trường nếu được tuyển dụng vào Toà án, được hưởng lương thư ký tập sự mã số ngạch 4 hệ số 1,82 hưởng 85%. Với thu nhập như vậy, bản thân thư ký hoặc chuyên viên sẽ gặp nhiều khó trong cuộc sống. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều năm nay số lương biên chế toà án nhân dân địa phương và số lượng thẩm phán không đủ số lượng được phân bố vì không có nguồn cán bộ tốt nghiệp đại học để tuyển dụng, một sinh viên tốt nghiệp đại học luật không tha thiết xin vào làm việc tại Toà án, đặc biệt là ở những địa phương phía nam, các vùng sâu, miền núi. Những năm gần đây, hiện tượng cán bộ toà án xin thôi việc vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn còn là hiện tượng cá biệt [26, tr121].
Cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp hợp lý, tăng thu nhập hợp pháp cho cán bộ tiến hành tố tụng, có tác dụng nhiều mặt:
Thứ nhất, sự đãi ngộ thích đáng tạo tâm lý ổn định, gắn bó với nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc học tập nâng cao trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn đòi hỏi.
Thứ hai, chế độ tiền lương, phụ cấp hợp lý thoả đáng cho cán bộ tiến hành tố tụng sẽ có sức thu hút thành phần sinh viên các trường Đại học luật, sau khi tốt nghiệp, chọn nghề nghiệp trong các lĩnh vực tiến hành tố tụng.
Thực trạng tiền lương quá thấp cộng với những tiêu chuẩn khắt khe của các ngành bảo vệ pháp luật, làm hạn chế mong muốn được tuyển dụng vào cơ quan tiến hành tố tụng của sinh viên luật, dẫn đến một điều nghịch lý là các cơ quan tiến hành tố tụng thiếu người thì vẫn thiếu, mà số đông có bằng cử nhân luật vẫn không có việc làm.
2.2.2.2. Cải tiến chế độ tuyển dụng
Hình thức tuyển dụng cán bộ tiến hành tụng, phổ biến trước đây là tuyển ngang vừa tuyển dụng những người qua qua học tập, đào tạo phù hợp với ngành nghề kết hợp tuyển dụng những người chưa đủ kiến thức, rồi đào tạo sau. Hình thức này phù hợp với những điều kiện lịch sử của đất nước trong giai đoạn trước đây, qua đó đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có khả năng phục vụ những nhiệm vụ chính trị của các cơ quan tiến hành tố tụng từ trước đến nay.
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, cần phải tiến hành khâu tuyển dụng con người qua hình thức thi tuyển công khai.
Đề án biên chế của Toà án các cấp đã được uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua, theo đó tổng biên chế độ của toà án nhân dân các cấp trong hai năm 2004 và 2005 là 12.024 người, tăng 2.501 người so với biên chế được quy định trước đây. Số biên chế được bổ sung cho các toà án nhân dân địa phương chủ yếu được phân bổ cho các toà án cấp huyện theo yêu cầu của công việc, tập trung cho các đơn vị mới chia, tách, các đơn vị có số lượng án lớn và cá đơn vị được giao thực hiện thẩm quyền xét xử mới [16, tr.10].
Hiện nay, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ngành toà án đang được thực hiện theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức. Đối với các chức danh công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ toà án, phương châm của ngành là ưu tiên xét tuyển dụng đối với các trường hợp có trình độ tiến sĩ, thạc sỹ luật hoặc tốt nghiệp Đại học Luật hệ chính quy đạt khá trở lên, nếu còn chỉ tiêu mới tổ chức thi tuyển đối với các trường hợp khác có bằng tốt nghiệp đại học Luật hệ chính quy, nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa, khắc phục dần tình trạng cán bộ, công chức Toà án có trình độ chuyên tu hoặc tại chức, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cấn bộ và dần dần khắc phục tình trạng thiếu biên chế ở một số toà án địa phương.
Ngoài ra, cần nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp, tiến tới việc thực hiện việc sát hạch trước khi bổ nhiệm và quy định thời hạn bổ nhiệm các cán bộ có chức danh tư pháp; cải tiến thủ tục bổ nhiệm theo hướng gọn, kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai.
2.2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Cần đổi mới công tác đào tạo cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng dẫn: cán bộ các chức danh tư pháp phải có trình độ đại học luật và được đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp tư pháp theo chức danh.
Hiện nay tại các trường Đại học An ninh nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân có mở các khóa nghiệp vụ điều tra đào tạo điều tra viên chuyên trách cho ngành; tại Học viện tư pháp hàng năm đều có các khóa đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, luật sư,…
Năm 2004, ngành Tòa án đã phối hợp với Bộ tư pháp tổ chức hai lớp đào tạo về nghiệp vụ để xét xử cho 453 học viên [17, tr, 11] và một lớp riêng cho các tòa án quân sự. Tòa án các cấp đã đảm bảo kinh phí và cửa hàng trăm cán bộ theo học các lớp đào tạo trung, cao cấp lý luận chính trị, các lớp đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ luật), thường xuyên bồi thường nghiệp vụ cho thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chính việc tăng cường và tổ chức tốt công tác đào tạo về nghiệp vụ xét xử, đào tạo và đào tạo lại, tập huấn các văn bản pháp luật mới đã góp phần khắc phục một bước tình trạng thiếu nguồn thẩm phán của ngành Tòa án, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án.
Việc tập huấn nghiệp vụ, nâng cao khả năng nắm bắt ngoại ngữ, sử dụng tin học và phổ cập kiến thức hiện đại về khoa học kỹ thuật phù hợp với công việc cụ thể với từng cán bộ tiến hành tố cũng cần là một việc làm thường xuyên, để con người trong bộ máy hoạt động tố tụng tương lai có đầy đủ tri thức trình độ, bản lĩnh đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới, thời đại mới, hiện đại hóa cả bộ máy tiến hành tố tụng và bảo vệ pháp luật. Có như thế mới thực hiện được phương hướng "Xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư kỳ tòa án, điều tra viên, kiểm sát viên, công chứng viên, giám định viên, luật sư… có phẩm chất chính trị và đạo đức chí công vô tư, có trình độ quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra và "xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy Nhà nước".
Một khía cạnh nhỏ trong công tác tổ chức cán bộ là cũng cần phải xử lý nghiêm khắc, công khai, triệt để những cán bộ tiến hành tố tụng có những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định pháp luật tố tụng hình sự nói chung, xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp về danh dự, nhân phẩm, vật chất của công nhân.
Trong Bộ luật hình sự đã xác định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Bộ luật tố tụng hình sự đã đưa thành nguyên tắc bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tài sản, danh dự nhân phẩm, chổ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công nhân; xây dựng các quy phạm cụ thể bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công nhân đối với hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, hành vi tố tụng của những người tiến hành tố tụng.
Nghị quyết 338/NQ-UBTVQH 11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội xác định trách nhiệm bồi thường oan sai của cán bộ, cơ quan tiến hành tố tụng… Tuy nhiên, trong thực tế việc xử lý những vi phạm này chưa nhiều. Về phía cơ quan tiến hành tố tụng cũng có khó khăn trong thực hiện quy định bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai, thực tế có lúng túng trong các giải quyết. Quan điểm về công tác tổ chức cán bộ tiến hành tố tụng là vừa "xây" một đội ngũ kinh qua đào tạo, bồi dưỡng, giáo dụng, giáo dục có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng, đảm bảo hoạt động tố tụng đúng đắn, đẩy lùi những vi phạm quy định tố tụng hình sự nói chung, trong đó có vi phạm quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự; nhưng cũng vừa "chống" những hiện tượng vi phạm pháp luật tố tụng hình sự bằng những biện pháp xử lý nghiêm khắc, nhằm bảo vệ uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng.
2.2.3.4. Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp.
Việc Bộ luật tố tụng hình sự nằm 2003 tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện đồng thời đặt ra yêu cầu phải có những biện pháp đồng bộ về tổ chức, nhân sự, tăng cường cơ sở vật chất để Tòa án cấp huyện có thể đảm đương những nhiệm vụ mới. Việc tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện kéo theo cả việc củng cố, kiện toàn bộ máy của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra.
Qua tổng hợp và rà soát, đánh giá cho thấy, về cơ bản Tòa án nhân dân các cấp đã có trụ sở và được trang bị một số trang bị thiết yếu để làm việc, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ của ngành và việc tăng thẩm quyền xét xử về hình sự cho Tòa án cấp huyện hiện nay [11, tr, 19].
Bộ máy hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng phải được đổi mới đáp ứng những yêu cầu; nhiệm vụ mới. Phương tiện và kinh phí làm việc cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cần phải được đầu tư thích đáng hơn nữa, cụ thể là các phương tiện giao thông liên lạc, thiết bị nghiệp vụ đặc chủng, hiện đại cần được trang bị đầy đủ.
Các cơ quan điều tra chuyên trách và không chuyên trách hiện nay nên sắp xếp lại thành một tổ chức điều tra thống nhất như đa số các nước trên thế giới. Thực hiện chuyên môn hóa lực lượng điều tra. Bổ sung và nâng cao chất lượng cán bộ cho các cơ quan điều tra, nhất là ở cấp huyện.
Cần nghiên cứu việc thành lập Cảnh sát tư pháp chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo, bảo vệ trại tạm giam, nhà tạm giữ, hỗ trợ công tác thi hành án hình sự… Hiện nay cơ quan điều tra làm nhiệm vụ "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong việc bắt - giam - tha, nên giao cho tổ chức Cảnh sát tư pháp quản lý việc giam giữ và chấp hành nghiêm chỉnh việc bắt - giam - tha theo lệnh hợp pháp cảu những người có thẩm quyền luật định. Như thế, có thể đẩy lùi phần nào hiện tượng vi phạm các quy định tố tụng hình sự về thời hạn?
* *
*
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mới thi hành được gần một năm, chưa có điều kiện để tổng kết và đánh giá hoạt động áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, nếu cho rằng trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, vì "luật" quy định không đầy đủ, hoặc vì không có "luật" quy định mà cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không đảm bảo được việc thực hiện đúng đắn các quy định về tố tụng hình sự, "phải" vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn; thì không thể giải thích được lý do vì sao khi Bộ luật tố tụng hình sự ra đời với một hệ thống các quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục, thời gian tố tụng đầy đủ, hoàn chỉnh hơn nhiều mà trong thực tiễn tình hình vi phạm các quy định pháp luật tố tụng hình sự, vi phạm thời gian tạm giam, xét xử… vẫn không hề chấm dứt?
Điều đó nói lên các khoảng cách khá xa trong thực tiễn áp dụng pháp luật và các quy định của pháp luật thực định, vì những nguyên nhân khác nhau: bản thân quy định của pháp luật tố tụng hình sự có những thiếu sót nhất định hoặc không bảo đảm tính khả thi; nguyên nhân chủ quan thuộc về con người áp dụng pháp luật và những nguyên nhân khách quan thuộc về tổ chức bộ máy phương tiện hoạt động tố tụng.
Để khắc phục tình hình vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự, thì biện pháp chủ yếu là hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự bằng cách sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và yêu cvầu của thời kỳ mới.
Bên cạnh đó là các biện pháp về tổ chức, đào tạo bồi dưỡng, giáo dục cán bộ nằm trong nội dung cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Kết luận
Về kết quả nghiên cứu, đề tài đã giải quyết được một cách căn bản những yêu cầu mà phần mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã đặt ra: Đề tài làm rõ một số lý luận cơ bản về thời hạn trên cơ sở phân tích các loại thời hạn cơ bản trong bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Đồng thời, do khối lượng thông tin thực hiện thu nhập được tương đối phong phú, nên đề tài đã khái quát được thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn tố tụng hình sự trong những năm gần đây. Đây chính là cơ sở thực tiễn có giá trị để luận án đưa ra các giải pháp nhằm mục đích khắc phục vi phạm pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự.
Luật án đã phân tích nội dung những ưu điểm, những thiếu sót trong các quy định về thời hạn của pháp luật tố tụng hình sự, qua các đánh giá kết quả quá trình áp dụng pháp luật về thời hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời khẳng định quá trình dân chủ hóa đã và đang từng bước được nâng cao trong hoạt động tố tụng, vị trí, quyền lợi của công nhân, cơ quan tổ chức trong quan hệ tố tụng được chú ý, tôn trọng và bảo đảm.
Luận án đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm mục đích khắc phục những vi phạm pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự, bao gồm việc sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thời hạn các giai đoạn và hoạt động tố tụng, nhằm hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời từng bước cải tiến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có những biện pháp xây dựng đội ngũ con người tiến hành hoạt động tố tụng.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế chưa cho phép giải quyết đề tài một cách triệt để trên mọi phương diện, vì vậy chắc chắn nội dung của đề tài còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy giáo và các đồng nghiệp về luận án tốt nghiệp Cao học Luật này.
Tài liệu tham khảo
1. Tòa án nhân dân Tối cao (1999), Báo cáo tổng kết năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2000, Hà Nội.
2. Tòa án nhân dân Tối cao (2000), Báo cáo tổng kết năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2001, Hà Nội.
3. Tòa án nhân dân Tối cao (2001), Báo cáo tổng kết năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2002, Hà Nội.
4. Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2004, Hà Nội.
5. Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 10 - 11
6. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 16
7. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 18
8. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 15
9. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr.24
10. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 15
11.Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 19
12. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 9
13. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 18
14. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 18
15. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 21
16. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 10
17. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 11
18. Nguyễn Thanh Bình (1991), "Xử lý nghiêm khắc mọi hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp", Báo Sài Gon Giải phóng 12/6/1991.
19. Phạm Thanh Bình (19996), "Việc tạm giam để bảo đảm cho các hoạt động tố tụng khác", Tạp chí Luật học, (4).
20. Bộ luật Hình sự (2003) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Ban thanh tra Công an thành phố Hồ Chí Minh (1988), "Còn nhiều vi phạm trong công tác bắt giam giữ của Công an các quận huyện", Báo Sài Gòn Giải phóng 05/6/1988.
22. Công báo Việt Nam Cộng hòa công bố Bộ luật hình sự tố tụng (1973), Điều 315, Phủ Thủ tướng Sài Gòn xuất bản.
23. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an các quận huyện", Báo Sài Gòn Giải phóng 05/6/1988.
24. Phạm Hồng Hải (1995), "Một số nét lịch sử và phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam trong 50 năm qua", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3) tr.39-40.
25. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Sđd, tr.39.
26. TS Phạm Văn Lợi (2004), Chế định thẩm phán - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội.
27. Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29427.doc