Luận án Tìm hiểu tính tích cực học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh

2. Kiến nghị 2.1. Đối với nhà trường - Cần quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV cả về trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm để họ luôn cập nhật được những kiến thức mới, cụ thể hóa bài giảng thành những vấn đề sát với thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. - Chú trọng tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, phương tiện, tài liệu dạy học phục vụ cho việc môn học tập và nghiên cứu của GV và SV. - Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục khác trong công tác xây dựng môi trường lành mạnh cũng như trong công tác quản lý và giáo dục SV. - Tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo sát sao hơn hoạt động dạy và học môn TLHĐC. Tăng cường các hoạt động: tổ chức chuyên đề, hội thảo, để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

pdf110 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tìm hiểu tính tích cực học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7. Mỗi sinh viên đều có giáo trình môn Tâm lý học đại cương giống nhau khi lên lớp và làm việc với giảng viên hướng dẫn môn học trên giáo trình của môn học Môn TLHĐC là môn học hoàn toàn mới lạ với sinh viên, chứa đựng những khái niệm mới, trừu tượng. Để học tốt môn học trong những giờ lên lớp đòi hỏi sinh viên cần nghiên cứu trước nội dung bài học ở nhà. Do đó sinh viên cần có giáo trình của môn học. Việc làm việc với giảng viên hướng dẫn môn học trên giáo trình của môn học sẽ giúp sinh viên dễ dàng trong việc nắm bắt nội dung của môn học và dễ hơn trong việc ghi nhớ nội dung bài học. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy GV cần giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo của môn học và yêu cầu sinh viên phải có tài liệu học tập. Biện pháp 8. Thư viện trường cần có đủ sách báo, tạp chí... về Tâm lý học cho sinh viên đọc tham khảo Để học tốt môn TLHĐC đòi hỏi sinh viên không những nghiên cứu kỹ nội dung trong giáo trình của môn học mà còn phải nghiên cứu thêm các tài liệu, các loại sách báo, tạp chí có liên quan đến môn học. Chính vì vậy, việc trang bị đủ sách báo, tạp chí... về Tâm lý học trong thư viện trường cho sinh viên mượn đọc tham khảo là rất cần thiết. Việc đọc thêm các tài liệu, các loại sách báo, tạp chí về Tâm lý học không những giúp sinh viên mở rộng thêm kiến thức mà còn giúp sinh viên thấy được ý nghĩa thực tiễn của môn học từ đó góp phần nâng cao hứng thú học tập của sinh viên. Biện pháp 9. Động viên và giúp đỡ sinh viên vận dụng, ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương đã học được vào cuộc sống bản thân Môn TLHĐC là môn học mới lạ với sinh viên, chứa đựng những khái niệm mới, trừu tượng nhưng rất gần gũi với cuộc sống của SV. Chính vì vậy, để nâng cao tính tích cực học tập của SV, trong quá trình giảng dạy GV cần động viên và giúp đỡ SV ứng dụng những kiến thức tâm lý đã học vào cuộc sống, đặc biệt là việc ứng dụng những kiến thức tâm lý vào việc nâng cao chất lượng học tập, trong giao tiếp - ứng xử với mọi người, phát triển kỹ năng nghề nghiệp để SV thấy được ý nghĩa thực tiễn của môn học từ đó thêm yếu quý môn học và học tập tích cực hơn. Biện pháp 10. Giáo viên bộ môn cần tham vấn cho một số cá nhân sinh viên có khó khăn liên quan đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương Trong quá trình học tập nói chung và trong quá trình học tập môn TLHĐC nói riêng SV sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định và chính những khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên. Chính vì vậy GV giảng dạy bộ môn cần có sự gần gũi với sinh viên để kịp thời phát hiện những khó khăn của họ để có những ý kiến tư vấn, hỗ trợ. 3.2. Kết quả thăm dò ý kiến của giảng viên và sinh viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của 8 biện pháp đã nêu, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của 10 GV đang trực tiếp tham gia giảng dạy môn Tâm lý học đại cương ở Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng Sư phạm Trà Vinh; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh và 30 SV hệ đại học Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.1. Nhận định của GV và SV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu TT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Cần thiết Bình thường Ít cần thiết X TB Cao Trung bình Thấp X TB 1 Biện pháp 1 38 1 1 2.92 1 29 10 1 2.70 2 2 Biện pháp 2 28 10 2 2.65 4 24 16 0 2.60 4 3 Biện pháp 3 33 7 0 2.82 2 32 8 0 2.80 1 4 Biện pháp 4 19 19 2 2.42 8 15 22 3 2.30 8 5 Biện pháp 5 24 16 0 2.60 5 18 22 0 2.45 6 6 Biện pháp 6 22 17 1 2.52 6 20 17 3 2.42 7 7 Biện pháp 7 22 18 0 2.55 7 24 12 4 2.50 5 8 Biện pháp 8 29 11 0 2.72 3 25 15 0 2.62 3 9 Biện pháp 9 38 2 0 2.92 1 32 8 0 2.80 1 10 Biện pháp 10 29 11 0 2.72 3 25 15 0 2.62 3 Điểm trung bình 2.68 Điểm trung bình 2.58 (Ghi chú: X : 1 ≤ X ≤ 3) Với kết quả thu được ở bảng 3.1 có thể kết luận những biện pháp mà chúng tôi nêu ra là cần thiết và có tính khả thi. Cụ thể biện pháp có tính cần thiết, khả thi cao xếp bậc 1 và bậc 2 là “Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú nhận thức cho SV thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp”, “Động viên và giúp đỡ sinh viên vận dụng, ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương đã học được vào cuộc sống bản thân”, “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV”, xếp bậc 3 là biện pháp “Thư viện trường cần có đủ sách báo, tạp chí...về Tâm lý học cho sinh viên đọc tham khảo”, “Giáo viên bộ môn cần tham vấn cho một số cá nhân sinh viên có khó khăn liên quan đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương” và xếp bậc 4 là biện pháp “GV cần quan tâm phát hiện và giúp SV hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn”... Như vậy, để nâng cao tính tích cực học tập môn TLHĐC của SV cần phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau nhằm tác động đến nhu cầu, hứng thú, động cơ, thái độ học tập cũng như hành động học tập... qua đó làm tích cực hóa hoạt động học tập môn TLHĐC cho SV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng tính tích cực học tập môn TLHĐC của sinh viên hệ Đại học Trường Đại học Trà Vinh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1.1. Tính tích cực là một phẩm chất nhân cách điển hình của con người, có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt động, là động lực chủ yếu tạo nên giá trị nhân cách cho mỗi cá nhân. Trong hoạt động học tập, tính tích cực không chỉ là điều kiện để phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng, năng lực sáng tạo, các phẩm chất nhân cách mà còn là động lực chủ yếu thúc đẩy người học khám phá, nắm bắt tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hiệu quả. 1.2. Tính tích cực học tập của người học được thể hiện ở nhiều mặt và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. 1.3. SV hệ Đại học Trường Đại học Trà Vinh đã thể hiện tính tích cực trong học tập môn TLHĐC nhưng mức độ chưa cao. Về nhận thức, đa số sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập môn TLHĐC. Về thái độ, đa số sinh viên chưa có thái độ tích cực trong việc học môn TLHĐC. Về hành vi, việc học tập môn TLHĐC của sinh viên chủ yếu diễn ra dưới hình thức lên lớp và ghi chép nội dung bài giảng, những hành vi khác thể hiện tính tích cực học tập TLHĐC chưa được sinh viên quan tâm, thể hiện. Giữa các nhóm khách thể khác nhau có sự khác biệt trong biểu hiện tính tích cực học tập môn TLHĐC, song nhìn chung sự khác biệt là không nhiều. 1.4. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập môn TLH của SV bao gồm cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong đó, những yếu tố chủ quan từ phía SV ảnh hưởng mạnh hơn những yếu tố khách quan. 1.5. Để nâng cao tính tích cực học tập môn TLH của SV cần phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như: Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú, hình thành động cơ cũng như thái độ học tập đúng đắn cho SV, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, động viên và giúp đỡ sinh viên vận dụng, ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương đã học được vào cuộc sống bản thân, tham vấn, hỗ trợ cho một số cá nhân sinh viên có khó khăn liên quan đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương... theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV. 1.6. Kết quả kiểm chứng nhận thức của các khách thể về mức độ cần thiết và mức độ khả thi đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đã nêu. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với nhà trường - Cần quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV cả về trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm để họ luôn cập nhật được những kiến thức mới, cụ thể hóa bài giảng thành những vấn đề sát với thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. - Chú trọng tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, phương tiện, tài liệu dạy học phục vụ cho việc môn học tập và nghiên cứu của GV và SV. - Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục khác trong công tác xây dựng môi trường lành mạnh cũng như trong công tác quản lý và giáo dục SV. - Tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo sát sao hơn hoạt động dạy và học môn TLHĐC. Tăng cường các hoạt động: tổ chức chuyên đề, hội thảo, để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2.2. Đối với GV giảng dạy bộ môn - GV cần phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao tri thức chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu khoa học. - GV cần có những phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nghề nghiệp, nội dung học tập. Đặc biệt, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, như: phương pháp dạy học “nêu vấn đề”, thảo luận nhóm, xêmina, tăng cường liên hệ thực tế, thực hành, cũng như tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học nhằm khêu gợi hứng thú học tập, khả năng tư duy sáng tạo của người học - Tổ chức đa dạng và phong phú các hình thức học tập nội và ngoại khóa cho SV như: học tập trên lớp, tham gia hội vui TLH,... đồng thời, hướng dẫn SV cách thức học tập hợp lý, khoa học góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. - Đặc biệt, GV nên có trách nhiệm và tích cực hơn trong việc phát hiện và giúp SV hình thành động cơ, thái độ học tập và nghề nghiệp đúng đắn. - Tạo mối quan hệ tốt đẹp với SV, luôn gần gũi, quan tâm, động viên, khuyến khích, chia sẽ những khó khăn trong học tập mà SV thường gặp phải. 2.3. Đối với sinh viên - Phải có thái độ và động cơ đúng đắn với nghề nghiệp đã chọn. - Cần tích cực, tự giác, chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình học tập môn học, từ đó khơi dậy niềm say mê với bộ môn. Mặt khác, mỗi cá nhân phải ý thức được vai trò của mình trong việc học tập, cần tích cực học tập mọi lúc mọi nơi, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, tích cực tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể do nhà trường và các tổ chức khác tổ chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aristova.L(1986), Tính tích cực học tập của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Lê Khánh Bằng (1995), Nội dung dạy học với vấn đề tổ chức quá trình dạy học ở PTTH (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1993 – 1996 cho giáo viên PTTH), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo viên. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về GD-ĐT, Nxb Giáo dục. 4. Carrol E.Jzard (1992), Những cảm xúc của người, Nxb Giáo dục. 5. Đỗ Thị Coỏng (2003), “Nâng cao tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học, Số 3, tr.60 – 63. 6. Đỗ Thị Coỏng (2003), “Tính tích cực học tập và vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học, Số 6, tr.58 - 61. 7. Đỗ Thị Coỏng (2003), Nghiên cứu tính tích cực học tập môn tâm lý học của sinh viên đại học sư phạm Hải Phòng, luận án tiến sĩ Tâm lý học, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 8. TS. Đinh Phương Duy (2007), Tâm lý học, Nxb Giáo dục. 9. Đặng Hữu Giang, “Bản chất tâm lý của tính tích cực học tập”, Tạp chí Tâm lý học. 10. Phạm Minh Hạc (1983), Nhập môn tâm lý học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 11. Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học Liên xô, Nxb Tiến bộ Maxcơva. 12. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Tâm lý học (tập I, II), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 13. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. 14. Trần Hiệp (1997), Tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, HN. 15. Trần Hiệp, Đỗ Long (1991), Sổ tay tâm lý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Bùi Văn Huệ (1997), Tâm lý tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Bùi Văn Huệ, Một số đặc điểm động cơ giải bài tập của học sinh, Thông báo khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội I (số 01). 18. Đào Lan Hương (1999), Nghiên cứu tự đánh giá phù hợp về thái độ học toán của sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Nội, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội. 19. Trần Thu Hương (2007), “Tính tích cực học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, Tạp chí Tâm lý học, Số 10, tr.54 – 58. 20. KharlamôpI.F (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 21. LêninV.I (1963), Bút ký triết học, Nhà xuất bản giáo dục sự thật, Hà Nội. 22. Lêonchev.A.N (1998), Hoạt động, ý thức, nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. LômôvB.Ph (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 24. Nguyễn Hữu Long (1995), “Công nghệ dạy học – Định nghĩa và mô hình tổng quát”, Tạp chí ĐH và GDCN (số 8). 25. Phan Trọng Luận (1975), “Về khái niệm học sinh làm trung tâm”, Tạp chí TT Khoa học giáo dục (số 48). 26. Mac.C và Anghen.F (1962), Hệ tư tưởng Đức, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội. 27. Mac.C và Angel.Ph (1962), Hệ tư tưởng Đức, Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. Naudop.M.Ar (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Văn học Hà Nội. 29. Đức Minh (1975), Một số vấn đề Tâm lý học sư phạm và lứa tuổi học sinh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1996), Cở sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX- 07- 08. HN. 31. Ôkôn.V (1987), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 32. Robert Fisher (2003), Dạy trẻ học, Dự án Việt Bỉ. 33. Ruđich.P.A (1980), Tâm lý học thể dục thể thao, Nhà xuất bản thể dục thể thao, Hà nội. 34. Nguyễn Thạc (chủ biên)1992, Tâm lý học sư phạm đại học, Nhà xuất bản giáo dục Hà nội 35. Nguyễn Xuân Thức (2005), “Bàn về khái niệm tính tích cực trong Tâm lý học”, Tạp chí Tâm lý học, Số 01, tr. 64 - 67. 36. Nguyễn Xuân Thức (1997), Nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi, Luận án Tiến sỹ khoa học sư phạm - tâm lý, Trường ĐHSP Hà Nội. 37. Nguyễn Thị Tình (2007), “Về khái niệm tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học”, Tạp chí Tâm lý học, Số 4, tr.58 - 60. 38. Nguyễn Thị Tình (2009), “Một số biểu hiện cơ bản về tính tích cực giảng dạy của giảng viên các trường đại học”, Tạp chí Tâm lý học, Số 2, tr.31 - 37. 39. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), “Soạn bài dạy trên lớp theo tinh thần dẫn dắt học sinh sáng tạo, tự dành lấy kiến thức”, Tạp chí NCGD (số 1). 40. Thái Duy Tuyên (1996), “Một số vấn đề hiện đại lý luận dạy học”, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội. 41. Thái Duy Tuyên (1991), “Vấn đề lựa chọn phương pháp dạy học”, tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (6). 42. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Phan Thị Diệu Vân (1964), Làm cho học sinh tích cực , chủ động và độc lập, sáng tạo trong giờ lên lớp, Nội san tâm lý giáo dục, ĐHSP Hà Nội.Nguyễn 44. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 45. Như Ý (1996), Từ điển tiếng việt thông dụng, Nhà xuất bản giáo dục. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho sinh viên) Để giúp cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh” đạt kết quả tốt nhất. Xin các bạn vui lòng cung cấp một số thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô  và cột bạn cho là phù hợp với mình. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn! Câu 1. Theo bạn, việc học tập và nghiên cứu môn Tâm lý học đại cương có tầm quan trọng như thế nào đối với SV? □ Rất quan trọng □ Quan trọng □ Không quan trọng Câu 2. Theo bạn, việc học tập và nghiên cứu môn Tâm lý học đại cương có ý nghĩa như thế nào đối với SV? TT Ý nghĩa Mức độ Không đúng Có phần đúng Đúng 1 Giúp sinh viên có những hiểu biết về tâm lý của bản thân và của người khác 2 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào trong giao tiếp và ứng xử nhằm đạt hiệu quả tốt nhất 3 Vận dụng kiến thức TLH để học tập các môn chuyên ngành một cách hiệu quả hơn 4 Vận dụng kiến thức TLH vào việc học tập, rèn luyện và phát triển tâm lý, nhân cách của bản thân 5 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào nghề nghiệp tương lai 6 Vận dụng kiến thức TLH để giải thích các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, chính xác 7 Các ý nghĩa khác (nếu có xin ghi tiếp): Câu 3. Bạn có mong muốn mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết về Tâm lý học không?  Mong muốn  Bình thường  Không mong muốn Câu 4. Bạn học tập môn Tâm lý học đại cương vì những lí do gì? TT Lý do Mức độ Ít Vừa phải Nhiều 1 Vì khát khao được mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết về kiến thức tâm lý học 2 Vì nội dung môn Tâm lý học đại cương có ý nghĩa đối với bản thân 3 Vì có hứng thú, niềm vui trong quá trình học tập môn học 4 Vì muốn được điểm cao ở môn học 5 Vì phải thực hiện yêu cầu của GV 6 Vì phải học cho hoàn thành chương trình để đủ điều kiện tốt nghiệp 7 Vì mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai 8 Vì mong muốn có được một nghề nghiệp ổn định 9 Vì mong muốn có cơ hội tìm việc làm tốt khi ra trường 10 Các lý do khác (nếu có xin ghi tiếp): Câu 5. Mức độ hứng thú của bạn khi học tập và nghiên cứu môn Tâm lý học đại cương là gì?  Thích  Bình thường  Không thích Câu 6. Bạn hãy cho biết mức độ hứng thú của bạn đối với các nội dung được giảng dạy trong môn Tâm lý học đại cương? TT Nội dung Mức độ Không thích Bình thường Thích 1 Chương 1. Tâm lý học là một khoa học 2 Chương 2. Cơ sở hình thành tâm lý người 3 Chương 3. Sự hình thành và phát triển Tâm lý – Ý thức 4 Chương 4. Hoạt động nhận thức 5 Chương 5. Tình cảm – Ý chí 6 Chương 6. Nhân cách Câu 7. Trong quá trình học tập môn Tâm lý học đại cương, bạn thường có tâm trạng như thế nào?  Sảng khoái, vui vẻ, thích thú, thấy giờ học trôi qua nhanh  Bình thường, không vui vẻ, không thích thú cũng không buồn chán  Buồn chán, nặng nề, uể oải, thấy giờ học trôi qua chậm chạp, lâu hết giờ Câu 8. Trong quá trình học tập môn Tâm lý học đại cương, bạn thường có thái độ như thế nào? TT Thái độ Mức độ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Tự giác, chủ động, độc lập trong học tập 2 Coi trọng việc học tập môn học và tìm đọc thêm các tài liệu về TLH 3 Tích cực học tập để đạt kết quả cao nhất 4 Không hài lòng với bản thân khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập 5 Có ý thức phấn đấu, vươn lên đạt kết quả cao về môn TLH 6 Thái độ khác . Câu 9. Trong quá trình học tập môn Tâm lý học đại cương, bạn tham dự bao nhiêu phần trăm tổng số giờ của môn học ở trên lớp?  100%  80% đến dưới 100%  50% đến dưới 80%  dưới 50% Câu 10. Bạn có những biểu hiện nào dưới đây trong quá trình học môn Tâm lý học đại cương ở trên lớp? TT Biểu hiện Mức độ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ 2 Tích cực suy nghĩ, hăng hát phát biểu xây dựng bài 3 Tích cực tham gia các hoạt động khi thảo luận nhóm 4 Trao đổi, nêu thắc mắc với bạn bè và thầy cô trong giờ học 5 Sáng tạo trong học tập, diễn đạt theo cách hiểu của mình 6 Hoàn thành các bài tập, các nhiệm vụ ngay tại lớp 7 Ghi nhớ tốt những nội dung cơ bản, quan trọng ngay tại lớp 8 Có quyết tâm, ý chí vượt qua khó khăn trong học tập. 9 Rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn 10 Các biểu hiện khác (nếu có xin ghi tiếp) .. Câu 11. Một tuần bạn thường dành khoảng bao nhiêu thời gian cho việc tự học môn Tâm lý học đại cương?  Không học giờ nào  Dưới 1 giờ  Trên 1 đến 3 giờ  Trên 3 đến 5 giờ  Trên 5 giờ Câu 12. Bạn có những hành động học tập nào dưới đây khi học môn Tâm lý học đại cương ngoài giờ học trên lớp, ở nhà? TT Các cách thức Mức độ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Lập kế hoạch học tập và thực hiện nghiêm túc kế hoạch 2 Hệ thống hóa tri thức bằng các sơ đồ, tóm tắt, lập bảng 3 Gắn việc học tập lý thuyết với việc vận dụng và liên hệ thực tế 4 Xác định chỗ quan trọng để đi sâu tìm hiểu, mở rộng 5 Cố gắng lấy thêm những ví dụ cho các nội dung cụ thể 6 Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức TLH đại cương với kiến thức của các môn học có liên quan trong chương trình học 7 Hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ GV giao 8 Làm thêm các bài tập giảng viên không yêu cầu 9 Đọc hết các tài liệu GV giới thiệu 10 Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp 11 Tìm đọc sách, báo về Tâm lý học trong thư viện 12 Sưu tầm bài tham khảo về Tâm lý học trên mạng Internet 13 Ôn tập, củng cố kiến thức. 14 Lập nhóm để thảo luận về các vấn đề của bài học 15 Thường nêu câu hỏi và tự trả lời 16 Các cách thức khác (nếu có xin ghi tiếp) . Câu 13. Ngoài việc học môn Tâm lý học đại cương chính khóa, bạn có tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến lĩnh vực Tâm lý học như thế nào? TT Các hoạt động Mức độ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Xem các phim tâm lý xã hội 2 Đọc các truyện về tâm lý xã hội 3 Sưu tầm các ví dụ minh họa về TLH qua sách, báo 4 Tham dự các câu lạc bộ có liên quan đến tâm lý 5 Mua sách báo về TLH 6 Theo dõi chương trình tư vấn tâm lý trên đài hoặc tivi 7 Hoạt động khác Câu 14. Những yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế nào đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của bạn? T T Yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Chút ít Vừa phải Nhiều 1 Nhu cầu nhận thức, động cơ, thái độ nghề nghiệp 2 Hứng thú nhận thức, hứng thú nghề nghiệp 3 Trình độ và năng lực nhận thức 4 Kinh nghiệm và vốn kiến thức hiện có 5 Tình trạng sức khỏe 6 Ý chí vươn lên trong học tập 7 Nội dung môn học 8 Vị trí, ý nghĩa của môn học đối với chuyên ngành đào tạo 9 Cách thức phân phối chương trình, sắp xếp thời khóa biểu 10 Cơ sở vật chất và điều kiện, phương tiện học tập 11 Phương pháp giảng dạy của GV 12 Thái độ giảng dạy của GV 13 Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên 14 Môi trường xã hội xung quanh Câu 15: Theo bạn, những nguyên nhân nào sau đây làm cho sinh viên tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương? (có thể chọn nhiều ý trả lời)  Sinh viên ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập môn TLH đại cương  Sinh viên có động cơ học tập và thái độ nghề nghiệp đúng đắn  Nội dung môn học có những phần hay và hấp dẫn  Nội dung môn học dễ hiểu, sát với thực tiễn cuộc sống  Môn học cung cấp những kiến thức rất cần thiết cho chuyên ngành học  Cơ sở vật chất, điều kiện và phương tiện phục vụ việc dạy và học môn TLHĐC đầy đủ và hiện đại  Phương pháp giảng dạy của giảng viên hiện đại, dễ hiểu, gây được hứng thú học tập  Thái độ giảng dạy nhiệt tình, sự quan tâm, tôn trọng và giúp đỡ sinh viên của giảng viên  Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng và khách quan  Bầu không khí tâm lý trong lớp học thoải mái và sôi động  Ý kiến khác.. Câu 16: Theo bạn, những nguyên nhân nào sau đây làm cho sinh viên không tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương? (có thể chọn nhiều ý trả lời)  Sinh viên không ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu môn TLH đại cương  Sinh viên không có động cơ học tập và thái độ nghề nghiệp đúng đắn  Nội dung môn học nhàm chán  Nội dung môn học có những phần khó học, khó hiểu  Môn học không liên quan gì đến chuyên ngành học  Cơ sở vật chất, điều kiện và phương tiện phục vụ việc dạy và học môn TLHĐC thiếu thốn, lạc hậu  Phương pháp giảng dạy của giảng viên khó hiểu, không gây được hứng thú học tập  Thái độ giảng dạy thiếu nhiệt nhiệt tình, không quan tâm, tôn trọng và giúp đỡ sinh viên của giảng viên  Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên không công bằng và thiếu khách quan  Bầu không khí tâm lý trong lớp học nặng nề, căng thẳng  Ý kiến khác.. Câu 17. Qua quá trình học tập môn Tâm lý học đại cương, bạn có nhận xét gì về môn học?  Môn TLH đại cương là một môn học khó hiểu  Môn TLH đại cương là môn học dễ hiểu, hay và hấp dẫn  Môn TLH đại cương là môn học có ý nghĩa thiết thực, sát với thực tiến cuộc sống  Ý kiến khác Câu 18. Bạn đánh giá như thế nào về các yếu tố sau trong quá trình học tập môn TLH đại cương? TT Yếu tố Mức độ Không tốt BT Tốt 1 Cách sắp xếp việc giảng dạy môn TLH đại cương trong học kỳ và trong chương trình đào tạo 2 Cách sắp xếp số tiết học môn TLH đại cương trong một tuần 3 Cơ sở vật chất, điều kiện và phương tiện phục vụ việc dạy và học môn TLH đại cương 4 Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo môn Tâm lý học đại cương 5 Phương pháp giảng dạy môn TLH đại cương của giảng viên 6 Thái độ giảng dạy của giảng viên 7 Cách thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên Câu 19. Kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương của bạn như thế nào?  Dưới TB (< 5)  TB, TB Khá (5 – 6.9)  Khá (7.0 – 7.9)  Giỏi (8,0 - 8,9)  Xuất sắc (9.0 - 10) Câu 20. Theo bạn, nhà trường cần phải làm gì để nâng cao tính tích cực học tập môn TLH đại cương của SV?  Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn TLH đại cương  Thư viện trường cần có đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về Tâm lý học đại cương cho sinh viên mượn đọc và nghiên cứu  Phân công những giảng viên chuyên ngành TLH tham gia giảng dạy môn TLH đại cương  Có những quy định nghiêm ngặt trong việc đánh giá kết quả học tập môn TLH đại cương của sinh viên  Tổ chức các cuộc thi Olympic về TLH đại cương  Thành lập câu lạc bộ những sinh viên yêu thích Tâm lý học Ý kiến khác Câu 21. Theo bạn, giảng viên cần phải làm gì để nâng cao tính tích cực học tập môn TLH đại cương của SV?  Nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của môn TLH đại cương trong chương trình học  Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú nhận thức cho SV thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp  GV cần quan tâm phát hiện và giúp SV hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn  Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV  Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên  Hướng dẫn phương pháp học tập môn Tâm lý học đại cương (bao gồm các phương pháp học tập trên lớp và các phương pháp tự học) cho SV  Ý kiến khác.. Câu 22. Theo bạn, SV cần phải làm gì để nâng cao tính tích cực học tập môn TLH đại cương của bản thân?  Có nhận thức đúng đắn về vị trí và ý nghĩa của môn TLH đại cương trong chương trình học  Xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn  Có phương pháp học tập có hiệu quả  Ý kiến khác Xin bạn vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân: Giới tính:  Nam  Nữ Ngành học:  Kế toán  Quản trị kinh doanh  Luật  Ngữ văn Khmer PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giảng viên) Để giúp cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh” đạt kết quả tốt nhất, xin quý thầy (cô) vui lòng cung cấp một số thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô  và cột quý thầy (cô) cho là phù hợp với mình. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy (cô)! Câu 1. Theo thầy (cô), sinh viên có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của môn Tâm lý học đại cương? □ Rất quan trọng □ Quan trọng □ Không quan trọng Câu 2. Theo thầy (cô), sinh viên có nhận thức như thế nào về ý nghĩa của môn Tâm lý học đại cương? TT Ý nghĩa Mức độ Không đúng Có phần đúng Đúng 1 Giúp sinh viên có những hiểu biết về tâm lý của bản thân và của người khác 2 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào trong giao tiếp và ứng xử nhằm đạt hiệu quả tốt nhất 3 Vận dụng kiến thức TLH để học tập các môn chuyên ngành một cách hiệu quả hơn 4 Vận dụng kiến thức TLH vào việc học tập, rèn luyện và phát triển tâm lý, nhân cách của bản thân 5 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào nghề nghiệp tương lai 6 Vận dụng kiến thức TLH để giải thích các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, chính xác 7 Các ý nghĩa khác (nếu có xin ghi tiếp): Câu 3. Theo thầy (cô), SV có mong muốn mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết về TLH không?  Mong muốn  Bình thường  Không mong muốn Câu 4. Theo thầy (cô), vì những lí do gì mà sinh viên học tập môn TLH đại cương? TT Lý do Mức độ Ít Vừa Nhiều phải 1 Vì sinh viên khát khao được mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết về tâm lý học cho bản thân 2 Vì nội dung môn Tâm lý học đại cương có ý nghĩa đối với sinh viên 3 Vì sinh viên có hứng thú, niềm vui trong quá trình học tập môn học 4 Vì sinh viên muốn được điểm cao ở môn học 5 Vì phải thực hiện yêu cầu của GV 6 Vì phải học cho hoàn thành chương trình để đủ điều kiện tốt nghiệp 7 Vì mong muốn có kiến thức để vận dụng vào trong học tập và vào trong cuộc sống 8 Vì mong muốn có kiến thức để vận dụng vào nghề nghiệ tương lai 9 Vì mong muốn có cơ hội tìm việc làm tốt khi ra trường 10 Các lý do khác (nếu có xin ghi tiếp): Câu 5. Thầy (cô) nhận thấy sinh viên học môn TLH đại cương với tâm trạng như thế nào?  Sảng khoái, vui vẻ, thích thú, thấy giờ học trôi qua nhanh  Bình thường, không vui vẻ, không thích thú cũng không buồn chán  Buồn chán, nặng nề, uể oải, thấy giờ học trôi qua chậm chạp, lâu hết giờ Câu 6. Thầy (cô) nhận thấy sinh viên thường có thái độ như thế nào khi học môn TLH đại cương,? TT Thái độ Mức độ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Tự giác, chủ động, độc lập trong học tập 2 Coi trọng việc học tập môn học và tìm đọc thêm các tài liệu về TLH 3 Tích cực học tập để đạt kết quả cao nhất 4 Không hài lòng với bản thân khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập 5 Có ý thức phấn đấu, vươn lên đạt kết quả cao về môn TLH 6 Thái độ khác . Câu 7. Thầy cô đánh giá như thế nào về mức độ hứng thú của sinh viên đối với các nội dung được giảng dạy trong môn Tâm lý học đại cương? TT Nội dung Mức độ Không thích Bình thường Thích 1 Chương 1. Tâm lý học là một khoa học 2 Chương 2. Cơ sở hình thành tâm lý người 3 Chương 3. Sự hình thành và phát triển Tâm lý – Ý thức 4 Chương 4. Hoạt động nhận thức 5 Chương 5. Tình cảm – Ý chí 6 Chương 6. Nhân cách Câu 8. Thầy (cô) nhận thấy SV thường có những biểu hiện như thế nào trong quá trình học môn TLH đại cương ở trên lớp? TT Biểu hiện Mức độ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ 2 Tích cực suy nghĩ, hăng hát phát biểu xây dựng bài 3 Tích cực tham gia các hoạt động khi thảo luận nhóm 4 Trao đổi, nêu thắc mắc với bạn bè và thầy cô trong giờ học 5 Sáng tạo trong học tập, diễn đạt theo cách hiểu của mình 6 Hoàn thành các bài tập, các nhiệm vụ ngay tại lớp 7 Ghi nhớ tốt những nội dung cơ bản, quan trọng ngay tại lớp 8 Có quyết tâm, ý chí vượt qua khó khăn trong học tập. 9 Rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn 10 Các biểu hiện khác (nếu có xin ghi tiếp) .. Câu 9. Theo thầy (cô), các yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế nào đến tính tích cực học tập môn TLH đại cương của sinh viên? TT Yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Chút ít Vừa phải Nhiều 1 Nhu cầu nhận thức, động cơ, thái độ nghề nghiệp 2 Hứng thú nhận thức, hứng thú nghề nghiệp 3 Trình độ và năng lực nhận thức 4 Có kinh nghiệm và vốn kiến thức hiện có 5 Tình trạng sức khỏe 6 Ý chí vươn lên trong học tập 7 Nội dung môn học 8 Vị trí, ý nghĩa của môn học đối với chuyên ngành đào tạo 9 Cách thức phân phối chương trình, sắp xếp thời khóa biểu 10 Cơ sở vật chất và điều kiện, phương tiện học tập 11 Phương pháp giảng dạy của GV 12 Thái độ giảng dạy của GV 13 Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên 14 Môi trường xã hội xung quanh Câu 10: Theo thầy/cô, những nguyên nhân nào sau đây làm cho sinh viên tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương? (có thể chọn nhiều ý trả lời)  Sinh viên ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập môn TLH đại cương  Sinh viên có động cơ học tập và thái độ nghề nghiệp đúng đắn  Sinh viên có năng lực nhận thức tốt  Sinh viên có ý chí, nghị lực trong học tập  Nội dung môn học có những phần hay và hấp dẫn  Nội dung môn học dễ hiểu, sát với thực tiễn cuộc sống  Môn học cung cấp những kiến thức rất cần thiết cho chuyên ngành học  Cơ sở vật chất, điều kiện và phương tiện phục vụ việc dạy và học môn TLHĐC đầy đủ và hiện đại  Phương pháp giảng dạy của giảng viên hiện đại, dễ hiểu, gây được hứng thú học tập  Thái độ giảng dạy nhiệt tình, sự quan tâm, tôn trọng và giúp đỡ sinh viên của giảng viên  Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng và khách quan  Bầu không khí tâm lý trong lớp học thoải mái và sôi động  Ý kiến khác.. Câu 11: Theo thầy/cô, những nguyên nhân nào sau đây làm cho sinh viên không tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương? (có thể chọn nhiều ý trả lời)  Sinh viên không ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu môn TLH đại cương  Sinh viên không có động cơ học tập và thái độ nghề nghiệp đúng đắn  Sinh viên có năng lực nhận thức kém  Sinh viên không có ý chí, nghị lực trong học tập  Nội dung môn học nhàm chán  Nội dung môn học có những phần khó học, khó hiểu  Môn học không liên quan gì đến chuyên ngành học  Cơ sở vật chất, điều kiện và phương tiện phục vụ việc dạy và học môn TLHĐC thiếu thốn, lạc hậu  Phương pháp giảng dạy của giảng viên khó hiểu, không gây được hứng thú học tập  Thái độ giảng dạy thiếu nhiệt nhiệt tình, không quan tâm, tôn trọng và giúp đỡ sinh viên của giảng viên  Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên không công bằng và thiếu khách quan  Bầu không khí tâm lý trong lớp học nặng nề, căng thẳng  Ý kiến khác.. Câu 12. Theo thầy (cô), nhà trường cần phải làm gì để nâng cao tính tích cực học tập môn TLH đại cương của SV? . Câu 13. Theo thầy (cô), GV cần phải làm gì để nâng cao tính tích cực học tập môn TLH đại cương của SV? . Câu 14. Theo thầy (cô), SV cần phải làm gì để nâng cao tính tích cực học tập môn TLH, từ đó mang lại kết quả học tập tốt hơn? . Xin quý thầy (cô) cho biết một vài thông tin về bản thân: Thâm niên giảng dạy: . năm Trình độ học vấn: Tiến sĩ Thạc sĩ Cao học Cử nhân Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy (cô)! PHỤ LỤC 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho sinh viên) Để có cơ sở đề ra những biện pháp cần thiết nhằm giúp SV phát huy tính tích cực học tập môn TLHĐC, xin các bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: Cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!! Câu 1. Theo bạn, những biện pháp chúng tôi nêu ra dưới đây có mức độ cần thiết như thế nào đối với việc phát huy tính tích cực học tập môn TLHĐC của SV? T T Các biện pháp Mức độ Ít cần thiết Bình thường Cần thiết 1 Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú nhận thức cho SV thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp 2 GV cần quan tâm phát hiện và giúp SV hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn 3 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV 4 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tâm lý học. 5 Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc dạy và học môn TLH 6 Hướng dẫn phương pháp học bộ môn cho SV 7 Mỗi sinh viên đều có giáo trình môn Tâm lý học đại cương giống như nhau khi lên lớp và làm việc với giảng viên hướng dẫn môn học trên giáo trình của môn học 8 Thư viện trường cần có đủ sách báo, tạp chí... về Tâm lý học cho sinh viên đọc tham khảo 9 Động viên và giúp đỡ sinh viên vận dụng, ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương đã học được vào cuộc sống bản thân 10 Giáo viên bộ môn cần tham vấn cho một số cá nhân sinh viên có khó khăn liên quan đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương Câu 2. Theo bạn, những biện pháp chúng tôi nêu ra dưới đây có mức độ khả thi như thế nào đối với việc phát huy tính tích cực học tập môn TLH của SV? T T Các biện pháp Mức độ Thấp TB Cao 1 Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú nhận thức cho SV thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp 2 GV cần quan tâm phát hiện và giúp SV hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn 3 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV 4 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tâm lý học. 5 Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc dạy và học môn TLH 6 Hướng dẫn phương pháp học bộ môn cho SV 7 Mỗi sinh viên đều có giáo trình môn Tâm lý học đại cương giống như nhau khi lên lớp và làm việc với giảng viên hướng dẫn môn học trên giáo trình của môn học 8 Thư viện trường cần có đủ sách báo, tạp chí... về Tâm lý học cho sinh viên đọc tham khảo 9 Động viên và giúp đỡ sinh viên vận dụng, ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương đã học được vào cuộc sống bản thân 10 Giáo viên bộ môn cần tham vấn cho một số cá nhân sinh viên có khó khăn liên quan đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương Xin bạn vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân: Giới tính:  Nam  Nữ Khối ngành học:  Kinh tế  Xã hội Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn! PHỤ LỤC 4 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giảng viên) Để có cơ sở đề ra những biện pháp cần thiết nhằm giúp SV phát huy tính tích cực học tập môn TLH, xin Quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: Cảm ơn sự giúp đỡ của Quý thầy (cô)! 1. Theo thầy (cô), những biện pháp chúng tôi nêu ra dưới đây có mức độ cần thiết như thế nào đối với việc phát huy tính tích cực học tập môn TLH của SV? T T Các biện pháp Mức độ Ít cần thiết Bình thường Cần thiết 1 Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú nhận thức cho SV thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp 2 GV cần quan tâm phát hiện và giúp SV hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn 3 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV 4 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tâm lý học. 5 Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc dạy và học môn TLH 6 Hướng dẫn phương pháp học bộ môn cho SV 7 Mỗi sinh viên đều có giáo trình môn Tâm lý học đại cương giống như nhau khi lên lớp và làm việc với giảng viên hướng dẫn môn học trên giáo trình của môn học 8 Thư viện trường cần có đủ sách báo, tạp chí... về Tâm lý học cho sinh viên đọc tham khảo 9 Động viên và giúp đỡ sinh viên vận dụng, ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương đã học được vào cuộc sống bản thân 10 Giáo viên bộ môn cần tham vấn cho một số cá nhân sinh viên có khó khăn liên quan đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương 2. Theo thầy (cô), những biện pháp chúng tôi nêu ra dưới đây có mức độ khả thi như thế nào đối với việc phát huy tính tích cực học tập môn TLH của SV? T T Các biện pháp Mức độ Thấp Trung bình Cao 1 Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú nhận thức cho SV thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp 2 GV cần quan tâm phát hiện và giúp SV hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn 3 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV 4 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tâm lý học. 5 Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc dạy và học môn TLH 6 Hướng dẫn phương pháp học bộ môn cho SV 7 Mỗi sinh viên đều có giáo trình môn Tâm lý học đại cương giống như nhau khi lên lớp và làm việc với giảng viên hướng dẫn môn học trên giáo trình của môn học 8 Thư viện trường cần có đủ sách báo, tạp chí... về Tâm lý học cho sinh viên đọc tham khảo 9 Động viên và giúp đỡ sinh viên vận dụng, ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương đã học được vào cuộc sống bản thân 10 Giáo viên bộ môn cần tham vấn cho một số cá nhân sinh viên có khó khăn liên quan đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương Xin quý thầy (cô) cho biết một vài thông tin về bản thân: Giới tính: Nam Nữ Thâm niên công tác: . năm Trình độ học vấn: GS.PGS Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy (cô)! PHỤ LỤC 5 MẪU BIÊN BẢN QUAN SÁT GIỜ HỌC 1. Họ và tên quan sát viên 2. Ngày quan sát: .. 3. Lớp quan sát. 4. Tổng số sinh viên của lớp... 5. Đối tượng quan sát: Những biểu hiện thể hiện tính tích cực học tập của sinh viên 6. Nội dung quan sát và kết quả quan sát: STT NỘI DUNG QUAN SÁT KẾT QUẢ QUAN SÁT GHI CHÚ 1 Số sinh viên đi học đúng giờ 2 Số sinh viên đi học 3 Số sinh viên chăm chú nghe giảng và chép bài đầy đủ 4 Số sinh viên tích cực suy nghĩ, hăng hát phát biểu xây dựng bài 5 Số sinh viên tích cực tham gia các hoạt động khi thảo luận nhóm 6 Số sinh viên tích cực rao đổi, nêu thắc mắc với bạn bè và thầy cô trong giờ học Nhận xét chung .................................................................................................................. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... PHỤ LỤC 6 MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU (DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ SINH VIÊN) Người phỏng vấn:.. Họ và tên sinh viên được phỏng vấn: Ngành học:. Thời gian và địa điểm phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn:Nhận thức, thái độ và hành vi học tập môn TLHĐC của sinh viên Câu 1. Theo bạn, việc học tập môn TLH trong chương trình đào tạo có quan trọng và cần thiết không? Tại sao? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 2. Theo bạn, việc học tập môn TLHĐC có ý nghĩa gì đối với sinh viên? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 3. Bạn có nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về tri thức TLH không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 4. Lý do nào thúc đẩy bạn tích cực học tập môn TLHĐC? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 5. Bạn có cảm thấy thích thú khi học tập môn TLHĐC không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 6. Bạn nhận thấy các bạn sinh viên học môn TLHĐC với tâm trạng, cảm xúc như thế nào? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 9. Bạn có nhận xét gì về nội dung môn TLHĐC? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 10. Bạn nhận xét như thế nào về phương pháp giảng dạy môn TLHĐC của giảng viên? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 11. Bạn có lên lớp đầy đủ các giờ học môn TLHĐC? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 12. Bạn thấy các bạn sinh viên có biểu hiện như thế nào trong giờ học môn TLHĐC? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 13. Bạn có thường xuyên tự học hay tìm đọc thêm các tài liệu, giáo trình liên quan đến kiến thức Tâm lý học? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Hết. PHỤ LỤC 7 MẪU BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU (DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ GIẢNG VIÊN) Người phỏng vấn:.. Họ và tên giảng viên được phỏng vấn: Thời gian và địa điểm phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn:Nhận định của giảng viên về nhận thức, thái độ và hành vi học tập môn TLHĐC của sinh viên Câu 1. Theo thầy/cô, việc học tập môn TLHĐC có quan trọng và cần thiết với sinh viên không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 2. Theo thầy/cô, việc học tập môn TLHĐC có ý nghĩa như thế nào đối với sinh viên? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 3. Thầy/cô nhận thấy sinh viên có nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về tri thức TLH không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 4. Theo thầy/cô, lý do nào thúc đẩy tích cực học tập môn TLHĐC của sinh viên? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 5. Thầy/cô nhận thấy sinh viên có thích thú khi học tập môn TLHĐC không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 6. Thầy/cô nhận thấy các bạn sinh viên học môn TLHĐC với tâm trạng, cảm xúc như thế nào? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 9. Thầy/cô có nhận xét gì về nội dung môn TLHĐC? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 10. Thầy/cô nhận thấy tính tích cực học tập môn TLHĐC của sinh viên được biểu hiện ra bên ngoài như thế nào thông qua hành vi học tập? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 11. Theo thầy/cô, để học tập môn TLHĐC một cách hiệu quả thì sinh viên cần phải làm gì? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 12. Theo thầy/cô, để nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên cần phải thực hiên những giải pháp gì? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .Hết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5883.pdf