Luận án Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961 - 2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Mấy thập kỷ qua, làn sóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã và đang diễn ra ở nhiều nước đang phát triển. Ngày nay, khi toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới diễn ra sâu rộng do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ thời đại thì CNH, HĐH chỉ có thể thành công và được rút ngắn khi có chiến lược đúng đắn, gắn với các chính sách, giải pháp điều hành phù hợp với những biến động của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế. Thực tế, một số quốc gia và lãnh thổ đã sớm thành công trong công nghiệp hoá và gia nhập hàng ngũ NIEs, trong đó có Đài Loan. Sự thành công của Đài Loan có nguyên nhân rất quan trọng là sự định hướng và điều tiết của nhà nước. Điều đó đã để lại những bài học kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ở nước ta, sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đổi mới của Đảng ta đạt được những thành tựu quan trọng. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội và bước sang giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra ngày một mạnh mẽ thì yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ở nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn đối với CNH, HĐH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó càng khẳng định vai trò cần thiết của nhà nước trong định hướng, điều hành CNH, HĐH ở nước ta. Đó là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu: “Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961 - 2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam”. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ 6 QUỐC TẾ 1.1. Những vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hội nhập kinh tế 6 quốc tế 1.2. Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập 23 kinh tế quốc tế Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, 60 HIỆN ĐẠI HÓA TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN (THỜI KỲ 1961 – 2003) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Đài Loan giai đoạn 1949 - 1960 60 2.2. Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Đài Loan (thời kỳ 1961 - 2003) 2.3. Một số bài học kinh nghiệm của Đài Loan về vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế Chương 3: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN VÀO NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1. Khái quát về vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta từ 1986 đến nay 3.2. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đài Loan khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế 3.3. Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan vào nước ta hiện nay KẾT LUẬN 198 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 201 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 202 PHỤ LỤC 211

pdf223 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961 - 2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống quản lý của nhà nước cần đẩy mạnh phân cấp nhiều hơn quyền lực kinh tế cho chính quyền địa phương. Nhà nước trung ương chủ yếu tập trung vào công tác định hướng chiến lược, ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế đối ngoại trong nền kinh tế mở. Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ phát huy tốt hơn tính chủ động trong đầu tư phát triển, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của mình. 3.3.3. Chính sách đa dạng hoá trong huy động vốn cho CNH, HĐH Vấn đề huy động vốn cho đầu tư phát triển giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong CNH, HĐH và việc hoạch định chính sách huy động vốn trong nền kinh tế 186 thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, nguồn vốn cho đầu tư phát triển phụ thuộc rất lớn vào các chính sách kinh tế của nhà nước. Đối với một nền kinh tế đang phát triển trong quá trình CNH, HĐH, một mặt chính sách của nhà nước cần hướng vào mục tiêu khuyến khích đầu tư trong nước, mặt khác cần phải có chính sách để khơi thông dòng chảy vốn đầu tư từ bên ngoài. Từ kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, để thực hiện thành công công nghiệp hoá cần phải có chiến lược tạo vốn, có chính sách, giải pháp phù hợp nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển và đặc biệt là thực hiện tự do hoá các dòng đầu tư và tài chính. Bên cạnh đó, cần giải quyết hợp lý tương quan giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài. Nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế bởi vì sự chi viện, bổ sung từ bên ngoài dù là đi vay, viện trợ hay đầu tư từ nước ngoài cũng chỉ là tạm thời. Vốn ODA hay vốn vay cuối cùng vẫn phải trả. Vốn FDI cũng chỉ là nguồn bổ sung và hơn nữa bao giờ cũng phải có nguồn vốn đối ứng từ trong nước để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài. Bước sang giai đoạn đẩy nhanh CNH, HĐH thì nhu cầu về vốn đầu tư của Việt Nam sẽ ngày càng tăng lên. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, vốn trong dân hiện còn rất lớn chưa được khai thác, huy động. Nguyên nhân một phần là do hệ thống tài chính ở nước ta còn nhiều mặt hạn chế, chính sách khuyến khích đầu tư còn nhiều bất cập, hoạt động đầu tư từ ngân sách còn kém hiệu quả. Hơn nữa, khi Việt Nam hoàn tất việc gia nhập WTO thì cơ hội để tiếp cận nguồn vốn lớn từ nước ngoài ngày càng hiện hữu rõ nét. Với xu hướng tự do hoá di chuyển các nguồn lực thì dòng vận động của nguồn vốn sẽ hướng đến chỗ nào mà chúng có điều kiện phát huy tác dụng cao nhất và sinh lợi nhiều nhất. Điều đó cho thấy, vấn đề quan trọng nhất là cần có chính sách đúng để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Muốn vậy, điều kiện tiên quyết là phải tự do hoá các kênh lưu thông vốn vào Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, việc tự 187 do hoá các kênh lưu thông vốn lại chứa đựng những rủi ro khó có thể lường trước, đặc biệt khi hệ thống tài chính - tiền tệ của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa tạo lập được một cơ cấu vững chắc. Nói tóm lại, Nhà nước phải thực sự coi trọng vấn đề huy động vốn cho đầu tư phát triển, trong đó phải tuân thủ quan điểm vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Nguồn vốn trong nước không chỉ có vai trò quyết định ở ý nghĩa lâu dài mà còn là điều kiện không thể thiếu để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài. Cụ thể: - Với nguồn vốn trong nước: Trước hết, nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngân sách: + Cải cách chính sách thuế theo hướng khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu; mở rộng phạm vi và đối tượng nộp thuế. Giảm tồn đọng thu ngân sách nhà nước, hạn chế và chấm dứt hiện tượng chiếm dụng nguồn thu của ngân sách. + Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ở thị trường trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu của các địa phương cũng cần được khuyến khích nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư cho đầu tư phát triển. + Thời gian gần đây, chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã có tác dụng thu hút một nguồn vốn khá lớn từ khối những nhà đầu tư tư nhân và những nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều bất cập, nhất là trong quá trình cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn. Do vậy, nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về cổ phần hoá như vấn đề định giá doanh nghiệp, vấn đề xác định vốn điều lệ, về cổ đông chiến lược nước ngoài… nhằm nâng cao hiệu quả của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên tinh thần vừa thu về nguồn vốn cho ngân sách nhà nước, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. 188 + Nhà nước cần có cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ bản. Trong thời gian trước mắt cần rà soát và có chính sách, biện pháp xử lý kịp thời đối với những dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước bị chậm tiến độ, kéo dài quá lâu, hiệu quả thấp hoặc thiếu luận chứng kinh tế - kỹ thuật thuyết phục. Thứ hai, bên cạnh các chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân, nhà nước cần tập trung đổi mới chính sách tiền tệ và phát triển hệ thống tài chính nhằm nâng cao tỷ lệ tiết kiệm nội địa, kích thích đầu tư phát triển. Cụ thể: + Nhà nước có chính sách xây dựng và phát triển thị trường tài chính, đồng thời tạo những tiền đề cơ bản cho thị trường này hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. + Xây dựng và phát triển thị trường vốn trung và dài hạn bằng cách thành lập, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty tài chính, các quỹ đầu tư... và phát triển thị trường chứng khoán. + Nâng cao năng lực quản lý của ngân hàng nhà nước thông qua việc sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời tạo dựng các điều kiện cần thiết để tiếp tục tự do hoá lãi suất, nâng cao dự trữ ngoại tệ, hình thành đồng bộ khung khổ pháp lý cho hoạt động tín dụng. Đặc biệt, ngân hàng nhà nước cần có cơ chế, chính sách linh hoạt có khả năng kiểm soát lạm phát nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. - Với nguồn vốn nước ngoài: Trước hết, cần tiếp tục chú trọng thu hút FDI. Trong điều kiện nước ta lao động dư thừa, thiếu việc làm, trình độ khoa học - công nghệ còn thấp thì nhà nước cần định hướng và hoạch định chiến lược thu hút FDI vào từng lĩnh vực kinh tế, từng ngành kinh tế. Thời gian qua, trong thu hút FDI vào Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nảy sinh. Do vậy, Việt Nam cần có những giải pháp 189 mạnh mẽ hơn để trở thành khu vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, điều quan trọng là cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư: + Hoàn chỉnh luật pháp, đơn giản hoá thủ tục hành chính và bảo đảm thực hiện nghiêm minh, thống nhất, thực hiện tốt các ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các đối tác đầu tư. Thực tế, Nhà nước ta đã có sự đổi mới mạnh mẽ trong việc cấp phép đối với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài khi cho phép chính quyền cấp tỉnh được cấp phép đối với một số dự án cụ thể. Đặc biệt, việc ban hành Luật Đầu tư (2005) đã xoá bỏ sự phân biệt giữa hoạt động đầu tư của những nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài nhưng trong thực tế, ở một số địa phương vẫn còn nhiều chính sách không nhất quán, còn rào cản đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, Chính phủ cần có sự chỉ đạo và kiểm tra việc thực thi pháp luật cùng những quy định của Nhà nước, các cơ quan bộ, ngành trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở các địa phương để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. + Chú trọng hơn đến tiến trình triển khai dự án, nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đưa vào thực hiện. Thực tế, ở Việt Nam thời gian qua thu hút đầu tư nước ngoài đã có bước phát triển đột phá, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện còn khá hạn chế (năm 2007, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30%). Nguyên nhân của tình trạng này là do Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều yếu tố, cả về mặt thủ tục và đặc biệt là những bất cập về hạ tầng cơ sở, thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ thuật và quản lý. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách và giải pháp khắc phục những mặt hạn chế này nhằm gia tăng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký. + Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư. Hiện nay, khi sự cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ngày càng trở nên gay gắt thì hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên quan trọng. Do vậy, Nhà nước cần tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường giới thiệu, quảng bá về những tiềm năng, về môi trường chính sách thuận lợi, về cơ hội đầu tư cho những nhà đầu tư 190 nước ngoài… thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước ở nước ngoài và thông qua hệ thống truyền thông trên thế giới. Về lâu dài, mục tiêu và các chính sách thu hút FDI của Việt Nam cần được điều chỉnh theo hướng khuyến khích những dự án FDI công nghệ cao, khai thác những lợi thế so sánh cấp cao, kiểm soát và hạn chế những dự án FDI chỉ thuần tuý tập trung khai thác lợi thế vốn có về lao động giá rẻ, về thị trường tiêu thụ tại chỗ và gây ô nhiễm môi trường nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Như vậy, việc thu hút FDI từ TNCs hàng đầu thế giới là một định hướng vô cùng quan trọng cần được chú ý đặc biệt. Ngoài thu hút FDI, nhà nước cần có các chính sách và biện pháp nhằm tranh thủ các khoản ODA và các khoản vay ưu đãi từ các tổ chức kinh tế quốc tế và chính phủ các nước. Đồng thời, cần tạo cơ chế, chính sách để tăng tốc độ giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, tránh hiện tượng lãng phí. Tuy nhiên, nhà nước cần định hướng việc sử dụng viện trợ như là nguồn hỗ trợ cho tăng trưởng và phát triển. Các ưu tiên về viện trợ cần hướng vào tăng trưởng kinh tế, trước hết để đáp ứng các nhu cầu quan trọng nhất hiện nay. Vốn ODA cần được sử dụng như là biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư và tiết kiệm, hạn chế nhập khẩu những hàng hoá đang và có thể sản xuất trong nước. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành và phát triển trong vài năm gần đây nhưng đã có bước phát triển mạnh và thu hút một lượng khá lớn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh chính sách nhằm tạo điều kiện cho nguồn vốn này được hiện thực hoá ở thị trường chứng khoán và có chính sách quản lý hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán ổn định, bền vững và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả tiêu cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài qua cổ phiếu, trái phiếu. 191 Ngoài những giải pháp trên, vấn đề có thể coi là quan trọng bậc nhất, quyết định sự thành công cũng như hiệu quả của chính sách huy động vốn chính là cần phải phát triển và củng cố hệ thống tài chính - ngân hàng. Việc có một cấu trúc tài chính mạnh sẽ tạo điều kiện cho việc tiến hành các bước đi quyết định trong tiến trình tự do hoá các dòng đầu tư và tài chính. 3.3.4. Chú trọng phát triển khoa học - công nghệ nhằm khuyến khích và đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ và nâng cao trình độ công nghệ quốc gia Kinh nghiệm của Đài Loan cho thấy, việc thu hẹp khoảng cách đối với các nước phát triển và tham gia có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế chỉ có thể thực hiện được thông qua việc tăng cường năng lực công nghệ quốc gia bằng con đường du nhập, tiếp cận, làm chủ công nghệ và tiến tới tự sáng tạo công nghệ mới. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chính sách phát triển khoa học - công nghệ của nhà nước. Thực tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đầu vào (vốn và lao động) là những nguồn lực có giới hạn. Trong khi đó, đối với những yếu tố về năng suất, ngoài sự đóng góp của cơ chế và chính sách thì vai trò của khoa học - công nghệ là rất lớn. Do vậy: - Nhà nước cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển khoa học - công nghệ, tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ thúc đẩy CNH, HĐH. Cụ thể: + Các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ cần cụ thể hóa, thể chế hóa Chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với điều kiện mới với yêu cầu phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của khoa học - công nghệ. + Nhà nước cần tạo điều kiện rộng rãi hơn nữa cho các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động đổi mới công nghệ. Vai trò của Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc định ra các khung khổ pháp lý mà còn phải thực hiện chức năng định 192 hướng, kiểm soát đối với các sản phẩm khoa học - công nghệ khi đưa vào sản xuất vì nó có liên quan tới những vấn đề kinh tế - xã hội khác như môi sinh, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ… + Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ chức hoạt động khoa học - công nghệ; Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách để chuyển các tổ chức khoa học - công nghệ sang chế độ tự chủ. Trong đó đặc biệt chú ý hai vấn đề lớn là tài chính và nhân sự; Cần có chính sách hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ cao, cho công tác nghiên cứu ứng dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. + Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện thị trường công nghệ ở Việt Nam. Để thực hiện điều đó cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường khoa học - công nghệ; kiên quyết thực hiện bảo vệ sở hữu trí tuệ, có chế tài xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; bảo hộ, khuyến khích việc sử dụng những giải pháp, sáng chế mới. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. - Trong chính sách phát triển khoa học - công nghệ cũng cần chú ý một vấn đề hết sức quan trọng là vai trò của TNCs. Thực tế cho thấy, không phải chính phủ hay các trường đại học mà là TNCs đóng vai trò là nguồn cung cấp tri thức và công nghệ quan trọng nhất cho các nền kinh tế. Hoạt động đầu tư của TNCs thường gắn với việc chuyển tải tri thức và công nghệ, với trình độ quản lý và tiếp cận thị trường quốc tế cao nhất. Do vậy, Việt Nam cần hết sức chú trọng ưu tiên thu hút đầu tư từ TNCs, cần coi đó là một chủ trương có tính chiến lược, là cách thức cơ bản để nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh quốc gia. 3.3.5. Đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực Trong CNH, HĐH, yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đòi hỏi phải có lực lượng lao động có kỹ năng, có trình độ. Kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất 193 quyết định sự thành công trong CNH, HĐH và việc nâng cao vai trò của nhà nước trong quản lý phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định. Thực tế, Đài Loan đã có sự chuẩn bị cho việc cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH thông qua việc chú trọng đào tạo lao động kỹ thuật và đội ngũ những nhà quản lý, chủ doanh nghiệp có trình độ. Việc kết hợp giữa nhà nước và tư nhân trong phát triển giáo dục đào tạo đã mang lại những kết quả tích cực. Nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo và gia tăng các nguồn vốn từ khu vực tư nhân đã góp phần hình thành và phát triển hệ thống các trường đào tạo với cơ cấu hợp lý. Nhờ đó, Đài Loan đã có điều kiện thay thế dần lực lượng lao động trình độ thấp bằng lực lượng lao động được đào tạo bài bản cả về văn hoá và nghề nghiệp. Đồng thời, chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý đã có tác dụng động viên, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả làm việc. Với Việt Nam hiện nay là một nước có dân số lớn, lực lượng lao động dồi dào thì nguồn nhân lực còn có điều kiện phát triển. Điều quan trọng là nhà nước cần có sự đổi mới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm hướng tới mục tiêu phát triển và quản lý sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho CNH, HĐH thời gian tới, Nhà nước cần thực hiện các chính sách và giải pháp sau: - Trước tiên, Nhà nước phải chú trọng công tác chuẩn bị nhân lực cho CNH, HĐH. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác dự báo: về nhu cầu đầu tư, nhu cầu nhân lực, khả năng đáp ứng của lực lượng lao động hiện có, cơ cấu ngành nghề cần đào tạo... để có chính sách định hướng và hỗ trợ đào tạo. - Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH trước hết phải đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo theo hướng gắn chặt với thị trường lao động, với nhu cầu phát triển của sản xuất và kinh doanh. Do vậy, nhà nước cần có chính sách và biện pháp nhằm: 194 + Nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hoá hoạt động giáo dục - đào tạo. Cần tăng cường tính minh bạch hoá về các khoản ngân sách dành cho giáo dục nhằm hạn chế tình trạng lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư cho giáo dục. Sự minh bạch sẽ tạo điều kiện huy động thành công các nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân và nước ngoài cho giáo dục bởi điều mà những người tài trợ quan tâm chính là hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ đó. + Tiến hành cải cách hệ thống giáo dục phổ thông trên quan điểm toàn diện, có tính hệ thống và có lộ trình rõ ràng. Trong thiết kế chương trình cải cách cần bắt đầu từ việc xây dựng quan niệm mới về giáo dục - đào tạo gắn với những đòi hỏi của kinh tế thị trường và xu thế phát triển kinh tế tri thức, trên cơ sở đó xây dựng mới chương trình giảng dạy, đề ra các quy trình cụ thể. Đặc biệt, trong thiết kế chương trình cải cách cần tham khảo ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng, đội ngũ các nhà sư phạm đang giảng dạy, và các tầng lớp nhân dân để tránh hiện tượng chủ quan, áp đặt. + Cải cách hoạt động đào tạo nghề theo hướng đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề. Tăng nguồn ngân sách và khuyến khích mọi tầng lớp dân cư đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực tiếp thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động. + Tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ hơn nữa trong giáo dục đại học theo hướng nâng cao chất lượng, gắn kết đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động và có những bước đi chiến lược để hình thành những ngành nghề đào tạo tiên tiến theo xu hướng phát triển của thế giới để đáp ứng nhu cầu nhân lực và chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết khi nền kinh tế hướng dần đến phát triển kinh tế tri thức. Đặc biệt, nhà nước cần có chính sách đổi mới cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, cơ chế tài chính tạo điều kiện cho các trường có thể thu hút được những cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có chất lượng. 195 + Tại Hội nghị TW 4 (khoá X) của Đảng, thị trường giáo dục - đào tạo đã bước đầu được chính thức thừa nhận. Đó là một bước tiến mới trong nhận thức về chính sách phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH trong cơ chế thị trường. Do vậy, nhà nước cần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho sự phát triển của loại thị trường này, tạo điều kiện cho nó hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường. + Triển khai có hiệu quả các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (2008). Với nước ta, trong giai đoạn tới, chiến lược CNH, HĐH phải là chiến lược CNH, HĐH dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ mới bởi đây là lực lượng sản xuất mới và là lợi thế phát triển chủ yếu của thời đại. Chiến lược này gắn chặt với quan điểm phát triển lấy con người làm gốc, lấy tri thức làm cơ sở. 3.3.6. Cần có chính sách và biện pháp mang tính đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng Kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, bên cạnh việc đảm bảo sự ổn định về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, còn cần đến một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ. Phát triển cơ sở hạ tầng có thể được xem xét với tư cách là một nội dung, một bước đi có tính tiền đề của quá trình CNH, HĐH. Do vậy, để góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, nhà nước cần hết sức coi trọng việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Mặc dù những năm qua, Nhà nước ta đã chú trọng tới việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng xét trong mối quan hệ với nhu cầu phát triển cũng như năng lực đáp ứng các cơ hội tạo ra, trình độ thực tế của hệ thống hạ tầng cơ sở ở nước ta còn thấp, tụt hậu khá xa. Đó là một yếu tố kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Để cải thiện tình hình trên, trong thời gian tới Nhà nước cần: - Quán triệt quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố đóng vai trò tiền đề cho CNH, HĐH nên việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cần được tính toán 196 trước và phải có tác dụng hướng dẫn nhu cầu đầu tư. Nói cách khác, Nhà nước cần phải thiết kế lộ trình phát triển cơ sở hạ tầng gắn với lộ trình CNH, HĐH, đảm bảo tính cân đối tổng thể giữa phát triển cơ sở hạ tầng với sự phát triển của các ngành kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Bên cạnh tiếp tục gia tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, Nhà nước cần có chính sách, giải pháp thực sự có tác dụng khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng với những hình thức phù hợp và những điều kiện ưu đãi. Đặc biệt, cần coi trọng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở. - Nhanh chóng khắc phục những vấn đề lớn: + Giải quyết tình trạng thiếu năng lượng bằng các giải pháp: Tăng đầu tư cho các nguồn năng lượng ngoài thuỷ điện và cải thiện hệ thống phân phối; Khuyến khích đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước; Xây dựng một môi trường điều tiết minh bạch và hiệu quả hơn để tạo động cơ và sự an tâm cho các nhà đầu tư tư nhân. + Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng. Chính phủ cần có một cơ quan độc lập có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mô lớn, có vai trò quan trọng và những kết luận đánh giá, thẩm định cần được công bố công khai. Đồng thời, trong triển khai cần đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. + Cần có chính sách khuyến khích tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng ở các địa phương, những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Do vậy, cần minh bạch hoá các quy định về đất đai: Xoá bỏ hoàn toàn cơ chế xin - cho bằng cơ chế đấu thầu công khai quyền sử dụng đất; áp dụng chính sách thuế bất động sản để nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ và khuyến khích chủ sở hữu bất động sản sử dụng chúng vào mục đích sản xuất kinh doanh và sinh lời. 197 + Nhà nước cần có chính sách đầu tư thoả đáng cho các thành phố lớn, các trung tâm đô thị nhằm phát triển hạ tầng cơ sở, tạo sức hút đầu tư cũng như ảnh hưởng lan toả đến các khu vực lân cận. Tóm tắt chương 3 Trong chương 3, luận án đã khái quát về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Từ những thành tựu và hạn chế của CNH, HĐH ở Việt Nam, luận án đã phân tích những mặt được và những mặt hạn chế về vai trò của Nhà nước. Chính điều đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới và nâng cao hiệu lực vai trò của Nhà nước đối với CNH, HĐH trong bối cảnh mới với những khó khăn và thách thức mới khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu hoá. Từ những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đài Loan khi tiến hành CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế, luận án đã luận giải khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan vào điều kiện nước ta hiện nay. Đó là các bài học: i) Lựa chọn mô hình CNH, HĐH rút ngắn gắn với việc phát huy lợi thế so sánh và phát triển kinh tế tri thức; ii) Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội tạo động lực huy động các nguồn lực đa dạng trong dân cư và nước ngoài cho CNH, HĐH; iii) Chính sách đa dạng hoá trong huy động vốn cho CNH, HĐH; iv) Chú trọng phát triển khoa học - công nghệ nhằm khuyến khích và đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ và nâng cao trình độ công nghệ quốc gia; v) Đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực; và vi) Cần có chính sách và biện pháp mang tính đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng. Đó là những kinh nghiệm mà Việt Nam hoàn toàn có thể vận dụng để đẩy nhanh CNH, HĐH. 198 KẾT LUẬN Thực tiễn CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế ở một số quốc gia và lãnh thổ cho thấy, nhà nước có vai trò rất quan trọng, nhiều khi mang tính quyết định sự thành công của CNH, HĐH mà Đài Loan là một điển hình. Nghiên cứu đề tài: “Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961 - 2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, luận án có những đóng góp sau: - Thứ nhất, luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế với việc định hướng chiến lược và có các chính sách thực hiện những mục tiêu và bước đi trong CNH, HĐH. - Thứ hai, luận án đã phân tích làm rõ vai trò của nhà nước Đài Loan đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế và rút ra 7 bài học kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan: i) Nhà nước cần chủ động nắm bắt thời cơ và lựa chọn thời điểm thích hợp điều chỉnh chiến lược CNH, HĐH; ii) Nhà nước cần thực hiện vai trò gắn kết quá trình CNH, HĐH với phát triển kinh tế thị trường; iii) Nhà nước cần có chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn, mở rộng các công cụ huy động vốn cho CNH, HĐH; iv) Nhà nước phải thực sự coi khoa học - công nghệ là động lực cho sự phát triển và có các chính sách khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là các ngành công nghệ cao; v) Nhà nước cần đặc biệt chú trọng chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, nhất là phát triển nguồn nhân lực trình độ cao để đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá; vi) Nhà nước đóng vai trò quyết định trong phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở; và vii) Nhà nước cần có chính sách ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu tác hại của tình trạng ô nhiễm môi trường ngay từ giai đoạn đầu công nghiệp hoá. 199 - Thứ ba, luận án đã luận giải, làm rõ khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về vai trò của nhà nước Đài Loan đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế, đó là: Lựa chọn mô hình CNH, HĐH rút ngắn gắn với việc phát huy lợi thế so sánh và phát triển kinh tế tri thức; Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội tạo động lực huy động các nguồn lực đa dạng trong dân cư và nước ngoài cho CNH, HĐH; Chính sách đa dạng hoá trong huy động vốn cho CNH, HĐH; Chú trọng phát triển khoa học - công nghệ nhằm khuyến khích và đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ và nâng cao trình độ công nghệ quốc gia; Đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực; Cần có chính sách và biện pháp mang tính đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng. Luận án đề xuất một số kiến nghị để tăng thêm tính khả thi trong việc vận dụng những kinh nghiệm về vai trò của nhà nước Đài Loan đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế với nước ta hiện nay: Một là, cần xây dựng Nhà nước mạnh, hiện đại có đủ năng lực làm tốt vai trò của mình trong CNH, HĐH: - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính sâu rộng hơn, triệt để hơn; đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành; giữa Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương trong cơ chế vận hành nền kinh tế. - Tiếp tục đổi mới đội ngũ cán bộ, chú trọng xây dựng một đội ngũ các chuyên gia kỹ trị, các nhà hoạch định chính sách thực sự tài năng. - Gắn cải cách kinh tế với cải cách chính trị, thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị - xã hội hướng tới hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, tăng thêm tính hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của Nhà nước đối với CNH, HĐH: 200 - Cần chú trọng tính khoa học và hiệu quả trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong quy hoạch ngành và vùng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và phát huy tốt lợi thế so sánh. - Nhà nước cần nhanh chóng ổn định môi trường kinh tế vĩ mô để giảm thiểu những nhân tố bất ổn định gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, cần chú trọng phát huy động lực của kinh tế thị trường đến phân bổ và sử dụng nguồn lực trong CNH, HĐH; cần nhanh chóng khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và thất thoát, lãng phí trong đầu tư. - Chú trọng CNH, HĐH với mục tiêu tăng trưởng bền vững. Nghĩa là phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của sự tăng trưởng. Nó được nhìn nhận trên các giác độ kinh tế - kỹ thuật - xã hội - môi trường. Tóm lại, trong xu thế cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, khi làm tốt chức năng định hướng và điều hành, Nhà nước sẽ trở thành nhân tố vô cùng quan trọng mang lại thành công trong CNH, HĐH đất nước. 201 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Trần Khánh Hưng (1999), “Một số giải pháp thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hàn Quốc và Đài Loan”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 32, 9 - 10/ 1999, tr. 52-55. 2. Trần Khánh Hưng (2003), “Kinh nghiệm thực tế từ chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan trong quá trình công nghiệp hoá”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số Chuyên đề Khoa Kinh tế học, 11/2003, tr. 52-53, 59. 3. Trần Khánh Hưng (2008), “Đài Loan: Chính sách kinh tế - tài chính sau khủng hoảng kinh tế châu Á”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 1+2/2008, tr. 59. 4. Trần Khánh Hưng (2008), “Công nghiệp hoá theo mô hình rút ngắn ở Đài Loan”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số Đặc san 03/2008, tr. 47-50, 58. 5. Trần Khánh Hưng (2008), “Kinh nghiệm phát triển công nghệ của Đài Loan”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 3/2008, tr. 34-35. 202 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Vũ Tuấn Anh (1994), Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 4. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 5. Lê Xuân Bá (2006), “Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Quản lý kinh tế số 12 tháng 1+2 năm 2007, tr 11. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược phát triển (1997), Công nghiệp hóa và chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Bối cảnh trong nước quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020. 8. Bộ Khoa học và công nghệ (2006): Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001 - 2005. 9. Bộ Ngoại giao (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 10. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu hướng toàn cầu hoá vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 203 11. Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế. 12. Chương trình Việt Nam - Đại học Havard (2008), Lựa chọn thành công bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam. 13. Mai Ngọc Cường (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê. 14. Vũ Đình Cự (2000) (chủ biên), Khoa học và công nghệ hướng tới thế kỷ XXI. Định hướng và chính sách, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 15. G. Crelott (1989), Cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế, Viện quản lý kinh tế trung ương dịch. 16. Diễn đàn phát triển GRIPS (2003), Báo cáo tóm tắt Gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo - Cơ sở hạ tầng quy mô lớn trong bối cảnh Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. 17. Nguyễn Trí Dĩnh (1991), Vai trò nhà nước ở các nước ASEAN, Nhà xuất bản Thống kê. 18. Nguyễn Trí Dĩnh - Phạm Thị Quý (2006), Giáo trình Lịch sử kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 19. Lê Đăng Doanh (2002), Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy CNH, HĐH, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 20. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 21. Phan Xuân Dũng - Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 22. Trần Thái Dương (2004), Chức năng kinh tế của Nhà nước - Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Công an nhân dân. 204 23. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật. 24. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật. 25. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá VII, Nhà xuất bản Sự thật. 26. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 27. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 28. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 29. Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 30. Nguyễn Điền (1996), “Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan”, Tạp chí Nghiên cứu Trung quốc, Số 4 (3), tr 65. 31. Đỗ Đức Định (1991), Nhà nước trong kinh tế thị trường các nước đang phát triển châu Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 32. Đỗ Đức Định (1999), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 33. Đỗ Đức Định (1999), Một số vấn đề về chiến lược công nghiệp hoá và lý thuyết phát triển, Nhà xuất bản Thế giới. 34. Đỗ Đức Định (2004), Kinh tế học phát triển về công nghiệp hoá và cải cách nền kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia. 205 35. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 36. Lương Việt Hải (2001), Hiện đại hoá xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 37. Dương Phú Hiệp - Vũ Văn Hà (2001), Toàn cầu hoá kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 38. Phạm Duy Hiển (2005), “Khoa học Việt Nam đang ở đâu”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 48 - 2005. 39. Đặng Hữu (2001), Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình CNH, HĐH, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 40. Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Đình Phan (1994), Công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nhà xuất bản Thống kê. 41. Nguỵ Kiệt - Hạ Diệu (1993), Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 42. Kỷ yếu hội thảo quốc gia (2003), Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê. 43. Trần Quang Lâm - An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 44. Phạm Văn Linh (2003), “Giải pháp phát triển kinh tế nhanh hơn trong năm 2003”, Tạp chí Cộng sản, số 1+2 tháng 1- 2003. 45. Đặng Thị Loan - Lê Du Phong - Hoàng Văn Hoa (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006): Thành tựu và những vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 46. Hoàng Thị Bích Loan (2002), Công ty xuyên quốc gia của các nền kinh tế công nghiệp mới châu Á, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 206 47. Phạm Ngọc Long (1996), “Tương quan vốn đầu tư trong nước và nước ngoài”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 6 - 1996. 48. Đặng Danh Lợi (2003), “Kinh tế tư nhân Việt Nam: Những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 04/2003. 49. Nguyễn Thị Luyến (1998) (chủ biên), CNH, HĐH: Những bài học thành công của Đông Á, Viện kinh tế thế giới. 50. Nguyễn Thị Luyến (2005) (chủ biên), Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 51. Võ Đại Lược (1998), “Từ mô hình công nghiệp hoá cổ điển tới mô hình công nghiệp hoá theo hướng hội nhập quốc tế”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 4 (54) tháng 8/1998. 52. Võ Đại Lược (1999), Những xu hướng phát triển của thế giới và sự lựa chọn mô hình công nghiệp hoá của nước ta, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 53. Bùi Xuân Lưu - Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động - xã hội. 54. Đinh Hiền Minh (2006), “Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế Việt Nam trong năm 2006”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 12 tháng 1+2 năm 2007, tr 68. 55. Nguyễn Khắc Minh (2005), Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 56. Đỗ Hoài Nam (2004), Một số vấn đề về CNH, HĐH ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 57. Ngân hàng thế giới (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 58. Lê Hữu Nghĩa (2000), “Vấn đề toàn cầu hoá kinh tế và sự chủ động hội nhập của Việt Nam”, Tài liệu tập huấn hè 8-2000 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tập II. 207 59. Lê Hữu Nghĩa (2006), “Bàn về vai trò thúc đẩy tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững của các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 14 tháng 7-2006. 60. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003) (chủ biên), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaixia và Thái Lan, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 61. Trần Nhâm (1997), Có một Việt Nam như thế đổi mới và phát triển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 62. Lê Du Phong (2006) (chủ biên): Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị. 63. Trì Điền Triết Phu - Hồ Hân (1997), Đài Loan nền kinh tế siêu tốc và bức tranh cho thế kỷ sau, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 64. Lê Hồng Phục - Đỗ Đức Định (1988), Các mô hình công nghiệp hóa: Xinhgapo, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Viện kinh tế thế giới. 65. Nguyễn Trần Quế (2000) (chủ biên), Lựa chọn sản phẩm và thị trường trong ngoại thương thời kỳ công nghiệp hoá của các nền kinh tế Đông Á, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 66. Phạm Thái Quốc (1997), Kinh tế Đài Loan tình hình và chính sách, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 67. Lương Xuân Quỳ (2006) (chủ biên), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị. 68. Nguyễn Huy Quý (1980), Kỳ tích kinh tế Đài Loan, Nhà xuất bản Sự thật. 69. Phạm Thị Quý (2002), Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam - Thực trạng và kinh nghiệm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 208 70. Đỗ Tiến Sâm (2007) (chủ biên), Báo cáo phát triển Trung Quốc – Tình hình và triển vọng, Nhà xuất bản Thế giới. 71. Li Tan (2008), Nghịch lý của chiến lược đuổi kịp – Tư duy lại mô hình phát triển kinh tế dựa vào nhà nước, Nhà xuất bản Trẻ. 72. Lê Bàn Thạch - Trần Thị Tri (2000), Công nghiệp hoá ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới. 73. Bùi Tất Thắng (2006) (chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 74. Trần Văn Thọ (1997), Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái Bình dương, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 75. Trần Văn Thọ - Nguyễn Ngọc Đức - Nguyễn Văn Chỉnh - Nguyễn Quán (2000), Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000 - Tính toán mới, phân tích mới, Nhà xuất bản Thống kê. 76. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. 77. Võ Thanh Thu (2003), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê. 78. Nguyễn Văn Thuỵ (1994), Một số vấn đề về chính sách phát triển khoa học và công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 79. Bùi Sĩ Tiếu (2007), “Phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 774 tháng 4/2007. 80. Lê Văn Toàn - Trần Hoàng Kim - Phạm Huy Tú (1992), Kinh tế NICs Đông Á kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê. 81. Tổng cục Thống kê: Tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 20 năm đổi mới. 82. Tần Ngôn Trước (2001), Thời đại kinh tế tri thức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 209 83. Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam những năm qua”, Tạp chí Cộng sản, số 18 tháng 9/2006. 84. Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hà (2001), Phát triển DNVVN: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNVVN ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê. 85. Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 86. Viện Konrad Adenauer (2005), Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nhà xuất bản Thế giới. 87. Viện Kinh tế thế giới (1989), Các nước công nghiệp mới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 88. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2003), Kinh tế Việt Nam 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Tiếng Anh 89. Aberbach, Jocl D, (1994), The Role of the State in Taiwan's Development, London: An East Gate Book, ISBN 1-56324-325-4. 90. Council for Economic Planning and Development, Republic of China, Taiwan Statistical Data Book, 2004. 91. Dahlman, Carl, and Ousa Sananikone (1997), “Taiwan, China: Policies and Institutions for Rapid Growth”, In Danny M. Leipziger, ed, Lessons from East Asia, Ann Arbor: University of Michigan Press. 92. Haggard, Stephen (1999), “Governance and Growth: Lessons from the Asean Economic Crisis”, Asia Pacific Economic Literature 13 (November): 30 - 42. 93. Krugman, Paul & Obstfeld, Maurice (2003), International Economics: Theory and Policy, Elm Street Publishing Services, Inc. 210 94. Liu, David (2004), Taiwan Economic Miracle, Lessons for Developing Countries, Conference on Taiwan & Vietnam Global E-logistical management, 11 - 2004. 95. Nguyen Khac Minh - Giang Thanh Long: Technical Efficiency and Productivity Growth in Vietnam, The Publishing House of Social Labour. 96. Wade, Robert (1988), “State Intervention in “Outward-looking” Development: Neoclassical Theory and Taiwanese Practice”, In Gordon White, ed., Development States in East Asia, New York: Macmillan Press. 97. Wade, Robert (1990), Governing the Market: Economic Theory and the Role of Government in East Asian Industrialization, Priceton University Press, p 65. 98. World Bank (1993), The East Asian Miracle: Economic Growth and Public Policy, New York: Oxford University Press. Các Web sites: www.vietnamnet.vn; www.vnexpress.net; www.thanhnien.com.vn; www.mof.gov.vn; www.mot.gov.vn; www.tuoitre.com.vn; www.vir.com.vn; www.nhandan.com.vn; www.vneconomy.vn; www.taiwanheadline.gov.tw; www.chinhphu.gov.vn; www.laodong.com.vn; 211 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Cơ cấu chi tiêu chính phủ Đài Loan Năm Tổng số Hành chính Quốc phòng Giáo dục, Khoa học và văn hoá Phát triển kinh tế An sinh xã hội Nghĩa vụ Khác 1960 100.0 11.7 49.4 13.6 14.0 6.9 0.1 4.3 1965 100.0 12.8 41.0 12.5 19.1 7.6 4.3 2.7 1970 100.0 13.4 37.3 16.9 18.6 10.0 1.6 2.1 1975 100.0 15.7 24.5 16.8 30.3 10.2 0.8 1.7 1980 100.0 9.4 30.3 15.5 32.0 11.2 0.5 1.0 1981 100.0 9.9 24.6 17.7 34.1 12.0 0.4 1.2 1982 100.0 10.3 24.6 17.9 30.3 14.7 0.5 1.7 1983 100.0 11.1 27.4 19.7 24.7 15.5 0.9 0.8 1984 100.0 10.6 24.4 19.5 27.4 16.2 1.1 0.9 1985 100.0 11.3 24.8 20.4 25.3 16.2 1.1 0.9 1986 100.0 11.4 24.9 20.9 25.1 16.1 0.9 0.8 1987 100.0 11.2 23.2 20.8 26.7 16.1 1.1 0.9 1988 100.0 11.0 22.1 20.3 26.5 18.2 1.1 0.8 1989 100.0 8.1 15.6 17.0 44.8 12.7 0.9 1.0 1990 100.0 11.5 19.2 20.7 27.5 18.6 1.5 1.0 1991 100.0 12.0 17.8 22.6 25.2 18.8 2.6 1.0 1992 100.0 12.7 15.3 20.8 29.6 18.8 2.2 0.7 1993 100.0 11.9 14.4 19.9 31.1 18.2 3.6 0.8 1994 100.0 11.8 17.6 20.9 25.6 19.2 4.1 0.6 1995 100.0 11.6 14.1 18.7 22.9 21.7 10.2 0.6 1996 100.0 13.2 15.5 20.3 17.9 26.9 5.8 0.5 1997 100.0 13.0 15.5 20.0 15.7 28.9 6.2 0.7 1998 100.0 12.9 15.7 20.7 16.8 27.4 5.8 0.8 1999 100.0 13.6 14.0 20.9 17.1 26.9 6.9 0.6 2000 100.0 14.9 11.4 20.9 15.1 28.7 8.6 0.4 2001 100.0 14.5 10.9 18.9 17.6 30.0 7.6 0.6 2002 100.0 15.2 10.5 20.4 18.9 26.4 8.0 0.6 2003 100.0 15.0 10.3 20.9 18.3 27.6 7.2 0.5 2004 100.0 14.9 11.1 20.6 19.0 27.4 6.2 0.6 2005 100.0 14.9 10.8 20.4 20.2 27.4 5.7 0.7 Nguồn: Council for Economic Planning and Development, Republic of China, Taiwan Statistical Data Book, 2007. 212 Phụ lục 2: Chi tiêu cho R&D phân theo loại hình ở Đài Loan Đơn vị tính: triệu NT$, % Tổng số Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Phát triển thực nghiệm Năm Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1992 94.828 100 10.999 11,6 34.744 36,6 49.085 51,8 1993 103.617 100 12.887 12,4 37.523 36,2 53.207 51,3 1994 114.682 100 15.714 13,7 40.809 35,6 58.159 50,7 1995 125.031 100 15.311 12,2 35.906 28,7 73.814 59,0 1996 137.955 100 15.223 11,0 41.463 30,1 81.269 58,9 1997 156.321 100 15.715 10,1 47.444 30,4 93.162 59,6 1998 176.455 100 17.886 10,1 55.001 31,2 103.569 58,7 1999 190.520 100 20.115 10,6 60.253 31,6 110.153 57,8 2000 197.613 100 20.462 10,4 59.288 30,0 117.880 59,6 2001 204.974 100 22.143 10,8 59.914 29,2 122.917 60,0 2002 224.428 100 24.725 11,0 60.399 26,9 139.305 62,1 Nguồn: Republic of China (1992-2004), Taiwan Statistical Data Book. Taipei: Council for Economic Planning and Development, p. 125. 213 Phụ lục 3: Kim ngạch một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Đài Loan Đơn vị tính: Triệu USD Tổng kim ngạch Các sản phẩm điện tử Các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông 1996 115.942 16.632 12.546 1997 122.081 18.024 14.442 1998 110.582 16.901 13.758 1999 121.591 21.833 15.142 2000 148.321 31.674 19.562 2001 122.866 23.601 15.668 2002 130.597 25.838 16.039 2003 144.180 31.158 14.057 Nguồn: Republic of China (1992-2004), Taiwan Statistical Data Book. Taipei: Council for Economic Planning and Development, p. 8. 214 Phụ lục 4: Một số sản phẩm của Đài Loan đứng số 1 thế giới năm 2002* Giá trị Sản lượng Sản phẩm Giá trị (triệu USD) Thị phần của Đài Loan trong thị trường toàn cầu (%) Số lượng sản phẩm (1000 đơn vị) Thị phần của Đài Loan trong thị trường toàn cầu (%) 1. Máy tính xách tay 2. Mạng không dây 3. Môđem băng thông rộng 4. Cáp Môđem 5. Mạch tích hợp Foundry 6. Vật liệu mạch 7. Bộ định tuyến** 8. Màn hình LCD 9. Ổ đĩa quang 10. Bo mạch chủ 11. Ổ ghi đĩa quang 12. Các giao diện mạng 13. Hub 14. ABS Copolymer 15. Sợi quang 13.922 619 610 300 7.256 2.788 629 5.646 3.146 5.636 1.145 204 145 994 350 56 30 45 34 73 32 8 59 40 72 83 25 39 11 31 18.196 13.482 10.400 5.766 … 9.066.000 8.514 18.254 79.409 86.551 5.762.000 24.225 31.697 1.078 470.000 61 80 65 53 … 48 51 60 45 65 85 67 62 23 37 Nguồn: Industrial Development Bureau, Ministry of Economics Affairs, R.O.C., Taiwan Statistical Data Book 2004. (Ghi chú: *Chỉ xét theo giá trị sản xuất; **Đứng thứ nhất xét theo số lượng sản phẩm sản xuất). 215 Phụ lục 5: Tỷ lệ sinh viên, học viên học nghề trong lứa tuổi đại học trong tổng dân số ở một số nước châu Á, 1996 (%) Sinh viên đại học Học nghề Quốc gia và vùng lãnh thổ Trong lứa tuổi đại học Lĩnh vực KH&CN /tổng số sinh viên Lĩnh vực kỹ thuật /tổng dân số Lĩnh vực kỹ thuật /tổng dân số Hồng Kông 20 0,50 0,25 0,79 Hàn Quốc 40 0,96 0,58 1,93 Nhật Bản 31 0,43 0,37 1,17 Malaixia 07 0,15 0,07 0,17 Đài Loan 37 0,92 0,68 2,12 Nguồn: Foreign Direct Investment and Productivity Growth in Malaysia, UKM, 1997, p. 27. 216 Phụ lục 6: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP (%) của Đài Loan Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1970 1980 1990 1995 2003 15,5 7,7 4,2 3,5 1,8 41,3 45,8 42,3 36,3 30,4 43,2 46,5 53,5 60,2 67,8 Nguồn: Lê Văn Toàn - Trần Hoàng Kim - Phạm Huy Tú, Kinh tế NICs Đông Á kinh nghiệm đối với Việt Nam. NXB Thống kê, Hà nội 1992, tr. 21; Republic of China (1992-2004), Taiwan Statistical Data Book. Taipei: Council for Economic Planning and Development, p. 54. 217 Phụ lục 7: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các châu lục (%) 1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 Châu Á 30,4 73,1 61,9 50,9 Châu Âu 51,7 15,6 23,9 20,7 Châu Mỹ 1,0 2,6 5,9 18,9 Tổng số 100 100 100 100 Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 20 năm đổi mới. 218 Phụ lục 8: Cơ cấu hàng nhập khẩu Việt Nam phân theo ngành hàng giai đoạn (2004 - 2006) Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Tổng giá trị xuất khẩu 100 100 100 27,8 15,7 20,1 Các sản phẩm dầu 11,2 13,6 13,2 20,7 40,6 22,3 Hàng hoá cuối cùng Máy móc và thiết bị 16,4 14,3 14,8 41,3 0,6 24,1 Máy tính và hàng điện tử 4,2 4,6 4,6 46,7 27,1 20,4 Nguyên liệu thô và trung gian Dược phẩm 1,3 1,4 1,2 16,8 22,5 9,0 Sắt và thép - 7,9 6,5 24,2 13,9 -0,9 Vải 6,0 6,5 6,7 37,0 24,5 23,1 Nguyên liệu da và dệt may 7,0 6,2 4,4 1,4 1,3 -14,1 Nhựa 3,7 3,9 4,2 21,5 22,2 26,8 Ô tô (CKD/IKD) 2,0 2,5 1,6 45,6 40,5 -34,7 Hoá chất 2,1 2,3 2,3 25,6 26,7 18,6 Các sản phẩm hoá chất 2,2 2,3 2,3 20,7 19,2 19,0 Phân bón 2,6 2,7 1,5 31,6 -22,2 5,1 Giấy 0,8 1,0 1,1 19,3 46,1 30,5 Sợi 1,1 0,9 1,1 -5,2 0,2 60,3 Thuốc trừ sâu 0,7 0,7 0,7 2,0 15,9 22,8 Bông 0,6 0,5 0,5 8,8 -12,1 34,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_Tran.Khanh.Hung_NEU.pdf
Tài liệu liên quan