Luận án Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG - MÉT QUÁ TRÌNH TẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM 12 1.1. Tính tất yếu của việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân téc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. 1.1.1. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống. 1.1.2. Khái niệm lối sống và nội dung lối sống ở Việt Nam hiện nay. 1.2. Tính tất yếu của việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. 1.3. Các GTVH truyền thống của dân téc cần được kế thừa và phát huy trong xây dựng lối sống hiện nay. Chương 2: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TÉC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 52 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. 2.1.1. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường. 2.1.2. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa. 2.1.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.4. Ảnh hưởng của lối sống tiểu nông 2.2. Thực trạng của kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam trong đổi mới. 91 2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống Việt Nam hiện nay. 2.3.1. Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống với việc coi thường các GTVH truyền thống của dân téc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ. 2.3.2. Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống với xu hướng phương Tây hóa trong xây dựng lối sống. 2.3.3. Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống với xu hướng bảo thủ, phục cổ trong xây dựng lối sống. Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TÉC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Phương hướng. 3.1.1. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.2. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của việc xây dựng nền văn hóa VN đậm đà bản sắc dân téc. 116 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân téc nhằm xây dựng lối sống hiện nay. 3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức các giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của dân téc để xây dựng lối sống mới. 3.2.2. Tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các GTVH truyền thống làm suy thoái đạo đức, lối sống xã hội. 3.2.3. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các dân téc, hướng đến hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.2.4. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm xây dựng lối sống văn minh, hiện đại. 3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế về hoạt động văn hóa nhằm kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý các di sản văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống. 119 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

doc169 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả. Kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tiếp tục đưa ra xét xử những vụ tham những lớn, xử lý những cán bộ, đảng viên kể cả một số cán bộ cao cấp của Đảng khi vi phạm kỷ luật, kiên quyết đưa ra khỏi tổ chức Đảng, nhà nước những phần tử thoái hóa biến chất. - Mỗi cơ quan, mỗi địa phương phải phát huy tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội ở cơ quan, ở địa phương mình đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng của các biểu hiện của lối sống tiểu nông như cục bộ địa phương, bè phái, mất đoàn kết không chỉ trong cơ quan mà ngay cả trong địa bàn dân cư nơi sinh sống; chống những biểu hiện của lối tuỳ tiện, xem thường pháp luật, kiểu làm ăn vi phạm pháp luật...đang là những hiện tượng cản trở rất lớn cho việc xây dựng lối sống mới. Cần lưu ý rằng, vấn đề này cần được tổ chức thường xuyên và thực sự có chiều sâu, tránh tình trạng làm theo kiểu phong trào, có tính thời sự không mang lại hiệu quả đích thực như chúng ta từng làm trước đây. - Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở gia đình, giữ gìn và phát huy những GTVH của gia đình truyền thống người VN, từ đó xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội một cách chặt chẽ. Có thể nói, gia đình là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả tương lai của bất kỳ xã hội. Bởi lẽ, gia đình là cái gốc của mọi vấn đề. Gia đình có thể mang đến cho người ta hạnh phóc, nhưng cũng có thể mang lại cho con người những điều bất hạnh. Có lẽ, ở phương Tây, các cá nhân đã thấm thía về sự phá vỡ gia đình truyền thống do xã hội công nghiệp hiện đại đem lại. Cho nên, việc xây dựng gia đình VN hiện nay ở nước ta là vấn đề đáng quan tâm sâu sắc. Mọi sai lầm trong vấn đề này khó có thể khắc phục được trong tương lai. Có thể nói, gia đình có một sức mạnh đặc biệt, bởi nó được hình thành từ những mối quan hệ không thể ai hoặc tổ chức xã hội nào có thể thay thế được. ở mọi nơi, mọi lúc, khi nói đến con người thì ta đều thấy sự hiện diện của gia đình. Gia đình có đời sống văn hóa lành mạnh là tiền đề cho nhà trường làm tốt công tác giáo dục và xã hội có thể kế thừa và phát huy được các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ chăm lo xây dựng gia đình mà còn phải xây dựng mối quan hệ của nó với nhà trường và xã hội. - Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong toàn xã hội. Sẽ là sai lầm, nếu muốn xây dựng lối sống mà không bắt đầu xây dựng nếp sống. Bởi nếp sống là mặt ổn định của lối sống. Do vậy, chúng ta cần phải phát động một phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh một cách rộng rãi từ trong gia đình đến xóm làng, phố phường, trường học, bệnh viện, đến các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tạo ra không gian văn hóa lành mạnh để cộng động sống, lao động, cống hiến và hưởng thụ. Khôi phục thuần phong, mỹ tục, đồng thời cải tạo phong tục, tập quán cũ đã lỗi thời, lạc hậu. Bên cạnh đó, chúng ta tiếp thu những yếu tố tiến bộ trong lối sống của nhân loại đang xuất hiện mạnh hiện nay, đồng thời ngăn chặn lối sống tiêu cực, suy đồi đạo đức của nước ngoài. Kiên quyết đấu tranh những hiện tượng xem thường hoặc phủ nhận các giá trị văn hóa dân téc. - Phát huy tối đa thế mạnh của phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí để tổ chức nhiều chương trình giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần trách nhiệm, bảo vệ những GTVH của dân téc, xây dựng lối sống mới, đồng thời giáo dục bản lĩnh chính trị, tinh thần đấu tranh cho cái đúng, cái đẹp. Những chương trình này được thiết kế sao cho mới lạ, thật hấp dẫn, có chất lượng và có chiều sâu về nội dung và hình thức, tránh lối làm hình thức thô thiển, nội dung nghèo nàn gây nhàm chán, mất tác dụng đối với công chúng. Kết luận Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đề ra giải pháp: “Quy tụ mọi hoạt động văn hóa, phát huy thế mạnh của từng loại hình văn hóa - thông tin phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡng lòng yêu nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội” [7,Tr67]. - Đào tạo đội ngò cán bộ chuyên trách trong công tác tư tưởng - văn hóa có đủ phẩm chất và năng lực để giữ vai trò chủ chốt trong tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tư tưởng văn hóa. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để họ có đủ khả năng thẩm định, thiết kế các chương trình hoạt động có hiệu quả. - Tiến hành song song với việc kế thừa các GTVH truyền thống là hoạt động định hướng phát triển cho các giá trị đó trong điều kiện mới. Đây là việc làm đòi hỏi cần có sự đầu tư sâu về nội dung tư tưởng và đòi hỏi người làm công tác này phải có một năng lực nhất định. Tuy nhiên, để làm được điều này, Đảng và nhà nước càn phải có những định hướng đúng đắn. - Đẩy mạnh công tác phòng-chống hiện tượng tiêu cực trong sản xuất, dịch vụ, hoạt động văn hóa; đẩy mạnh việc quản lý thị trường văn hóa chống tệ nạn xã hội; có hình thức phạt nghiêm khắc đối với nhưng ai vi phạm quy định của nhà nước trong hoạt động văn hóa. Có thể nói, hiện nay ở nước ta, vấn đề này còn rất phức tạp. Để làm tốt công tác này, bên cạnh việc ban hành những văn bản pháp luật, đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Nếu không làm được điều đó thì khó có thể khắc phục được tình trạng khá phức tạp hiện nay trong quản lý văn hóa, không thể lập lại kỷ cương trong lĩnh vực này. Và do vậy, chúng ta không thể xây dựng được môi trường xã hội lành mạnh. - Tôn vinh những cá nhân, tập thể có nếp sống, lối sống đẹp, bảo vệ thuần phong mỹ tục, ngăn chặn, bài trừ những hủ tục, tập quán lỗi thời lạc hậu có ảnh hưởng xấu đến GTVH truyền thống. Việc làm này đòi hỏi tiến hành thường xuyên, bền bỉ, tránh kiểu làm có tính thời vụ, đơn điệu và đặc biệt tránh bệnh hình thức phô trương. Bởi lẽ, vấn đề hủ tục, tập quán, thuần phong mỹ tục là những vấn đề có quá trình lịch sử lâu dài của nó. Điều 22, chương II Luật Di sản văn hóa có ghi: “Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân téc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân” [55,Tr21]. 3.2.3. Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân téc trong xây dựng lối sống phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các dân téc, hướng đến hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như chóng ta biết, lối sống hình thành chịu ảnh hưởng, tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó, có những yếu tố có ý nghĩa quyết định như phương thức sản xuất, hình thái kinh tế - xã hội. Mà phương thức sản xuất là hình thức hoạt động của con người, thông qua đó con người biểu hiện một cách căn bản lối sống của mình. C. Mác - Ăngghen từng khẳng định: “Những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ” [60,Tr30]. Nước ta đang trải qua thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại đan xen với nhau. Và do đó, các quan hệ sản xuất khác nhau đã tạo kết cấu kinh tế - xã hội phong phú, phức tạp. Điều này là một trong những nguyên nhân tạo nên sự phong phú, đa dạng về lối sống. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề mới đang trực tiếp tác động đến đời sống của từng cá nhân và xã hội. Sự phân hóa xã hội cũng đang diễn ra mạnh mẽ giữa các khu vực lao động xã hội, các nghề nghiệp, các vùng, miền, các cộng đồng dân téc, tôn giáo khác nhau. Với hơn 54 dân téc anh em cùng sinh sống, do vậy, nước ta là một nước đa dân téc. Các dân téc này có đặc điểm tâm lý khác nhau, có điều kiện sống và sinh hoạt văn hóa cũng khác nhau, do đó, điều tất yếu dẫn đến là có sự đa dạng về lối sống. Chính vì vậy, trong khi kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống, cần phải chú ý đến tính đa dạng của nó. Đặc biệt, chúng ta cần phải tạo điều kiện để kế thừa và khai thác những phương diện tốt đẹp, những mặt tích cực trong đời sống của các cộng đồng này, khắc phục những mặt hạn chế của nó, tạo điều kiện để họ khẳng định bản sắc riêng trong lối sống của mình. Đồng thời, sự đa dạng và giàu bản sắc của lối sống phải hướng vào mục tiêu chung là phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc, xây dựng con người Việt Nam với lối sống cao đẹp. Lối sống đó phải đảm bảo những đặc trưng, yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng ta đã đề ra. Thế kỷ XXI là thế kỷ phát triển cao của một xã hội văn minh. Do vậy, một trong nội dung quan trọng mà nhân loại cũng như nước ta hướng đến đó là con người có nhân cách hoàn thiện. Bởi lẽnhân cách là mức độ phù hợp của thang giá trị, thước đo giá trị và định hướng giá trị của chủ thể với thang giá trị, định hướng giá trị của cộng đồng xã hội. Chương trình cấp nhà nước “Con gngươì Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” (KX07) đã phân tích những mặt tích cực và tiêu cực trong định hướng giá trị con người Việt Nam. Những định hướng giá trị này nhằm hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra ý kiến định hướng giá trị nhằm hoàn thiện nhân cách, đó là con người: - Yêu nước, yêu độc lập tự do, tự hào dân téc, tự lực, tự cường. - Có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao hoàn thành nhiệm vụ. - Biết giữ gìn bản sắc dân téc, có bản chất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nghĩa tình trong quan hệ, có trách nhiệm bản thân, gia đình, với cộng đồng, với đất nước. - Có tri thức khoa học, có trí tuệ cao, ham học hỏi, linh hoạt, có ý thức cầu tiến, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. - Có thể lực cường tráng, biết tổ chức cuộc sống có văn hóa, lành mạnh, lao động bền bỉ. - Có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật; có ý thức về công bằng xã hội, về dân chủ, tự do, có tinh thần hợp tác. - Có ý chí vươn lên, có hoài bão, cạnh tranh lành mạnh, năng động, sáng tạo. 3.2.4. Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân téc gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm xây dựng lối sống văn minh, hiện đại Đây là vấn đề có ý nghĩa thời đại và chiến lược. Từ năm 1992, Quốc hội nước ta đã định hướng vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH của dân téc và chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong Hiến pháp nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992): “Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân téc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân téc Việt Nam, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát triển mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân” [36,Tr24]. Các GTVH truyền thống của một dân téc là yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của dân téc đó. Hơn nữa, trong quá trình vận động và phát triển của nền văn hóa, các GTVH truyền thống còn là yếu tố nội sinh, một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, có tác dụng thúc đẩy quá trình vận động và phát triển nền văn hóa. Tuy nhiên, trong quá trình vận động của nền văn hóa nói chung, các GTVH nói riêng, không phải chỉ có yếu tố nội sinh mà còn có yếu tố ngoại sinh, yếu tố thời đại, yếu tố nhân loại. Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia dân téc không thể khép mình, đóng kín cửa, bởi vì, nếu một dân téc nào làm điều đó cũng có nghĩa là đưa dân téc mình đi đến chỗ suy thoái, chỗ bế tắt, tự trãi mình. Cho nên, để đưa một nền văn hóa phát triển, các giá trị của nền văn hóa phải được cọ xát, giao lưu, tiếp biến, hội nhập với các quốc gia trên thế giới. Chính trong quá trình này, các giá trị nội sinh mới khẳng định mình và nó sẽ được thẩm định lại, đồng thời các yếu tố ngoại sinh sẽ được tiếp thu. Điều đó là một tất yếu khách quan. Chẳng hạn, tính linh hoạt, dễ thích nghi trong truyền thống của dân téc là một nét góp phần tạo nên bản sắc văn hóa làng cũng như của văn hóa dân téc ta. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, phẩm chất này bộc lé những hạn chế nhất định mà chúng ta cần khắc phục hạn chế của chính nó mang lại. Hạn chế đó là, trong đời sống xã hội, nhiều quan hệ, nhiều vấn đề được giải quyết quá thiên về tình cảm, dẫn đến chỗ tuỳ tiện, xem thường pháp luật. Và cũng chính tính linh hoạt, mềm dẻo, tuỳ tiện dẫn đến việc thiếu tinh thần cạnh tranh, nặng tác phong nông nghiệp, tản mạn, manh mún, khép kín. Song, cũng cần thấy rằng, tính linh hoạt, mềm dẻo trong lối sống truyền thống của dân téc cũng là một trong những phẩm chất cần thiết đối với con người, chúng ta cần kế thừa và phát huy mặt tích cực của nó. Chóng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường mà cạnh tranh lành mạnh trong làm ăn, sản xuất hàng hóa...là cần thiết. Mặt khác, khi xây dựng một xã hội văn minh, mọi người dân cần xây dựng lối sống và tác phong công nghiệp trong làm việc, thực hiện nếp sống, lối sống văn minh, tuân theo pháp luật. Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác định một trong những mục tiêu về xây dựng và phát triển văn hóa: Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân téc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại [7,Tr56]. Tuy nhiên, để việc giao lưu, tiếp xúc và hội nhập vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân téc theo định hướng của Đảng ta, trước hết, chủ thể phải chủ động, sáng tạo, lấy GTVH truyền thống - yếu tố nội sinh - làm gốc, lấy tiêu chí phát triển văn hóa dân téc làm “bộ lọc” để tiếp thu các GTVH hiện đại của thế giới. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi chủ thể phải có đủ năng lực, đủ bản lĩnh, tự tin đối thoại với các yếu tố ngoại sinh. Không có những phẩm chất này, chúng ta khó có thể nhận ra đâu là những giá trị bổ Ých, đâu là phản giá trị, thậm chí là nguy cơ phá vỡ nền tảng GTVH dân téc. Cho nên, Đảng ta luôn ý thức rằng, hội nhập bao giê cũng phải đặt trong tương quan với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc, bởi lẽ, gốc của văn hóa là dân téc. Mất nước có thể giành lại được, nhưng mất bản sắc văn hóa dân téc là mất tất cả và chúng ta cũng chẳng bao giê tìm lại được. Vì lẽ đó, việc tiếp thu các GTVH của thế giới cũng phải đặt trong mục tiêu chung mà Đảng ta đã đề ra. 3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế về hoạt động văn hóa nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng lối sống mới Hoạt động văn hóa là một trong những hoạt động có tính chất rất phức tạp. Phức tạp không chỉ vì phạm vi rất rộng của nó mà còn vì tính tự phát trong sự phát triển. Thực tiễn các nước trên thế giới cho thấy, nếu để văn hóa phát triển một cách tự phát, không có sự hướng dẫn tự giác thì hậu quả của nó để lại là không thể lườn hết được. Nói cách khác, chúng ta không thể kiểm soát được tình trạng phát triển văn hóa. Cho nên, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để văn hóa ở nước ta không rơi vào tình trạng như vậy? Điều chắc chắn là không thể thiếu vai trò của nhà nước trong việc định hướng, điều chỉnh một cách có ý thức các hoạt động văn hóa. Muốn vậy, nhà nước phải tiến hành thể chế hóa các hoạt động văn hóa, tạo hành lang pháp lý cho văn hóa vận hành và phát triển. Thể chế văn hóa là sự tổng hợp những hình thức tổ chức, các quy định, quy ước và phương pháp điều hành hoạt động văn hóa. Do vậy, thể chế văn hóa có liên quan mật thiết với thể chế luật pháp, chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, mỗi thể chế đều có tính độc lập tương đối của nó. Chế độ xã hội mà chúng ta hướng tới xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, thể chế văn hóa của chúng ta phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền làm chủ văn hóa của nhân dân lao động, tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia tích cực vào sáng tạo, hưởng thụ các thành tựu văn hóa của dân téc và nhân loại. Tuy nhiên, bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, thể chế văn hóa chủ yếu phụ thuộc vào việc quy định của nhà nước. Bên cạnh thể chế văn hóa do nhà nước quy định, còn có một số thể chế văn hóa bị chi phối bởi làng, xã, họ téc, các giới, dân tộc.v.v... Khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều vấn đề trong hoạt động văn hóa được đặt ra thật bức xúc. Và nếu không có một cơ sở pháp lý cho ngành văn hóa thì sẽ không điều chỉnh được các hoạt động trong lĩnh vực này. Nhận thức điều đó, chúng ta đã tiến hành xây dựng một nhà nước pháp quyền để điều hành quản lý đất nước bằng pháp luật. Nhà nước ta đã kế thừa và từng bước xây dựng các thể chế văn hóa nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc. Trong những năm vừa qua, chóng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác này: - Ban hành nhiều văn bản pháp luật (tính đến nay, có 130 văn bản luật, quy phạm pháp luật được các cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó có cả các văn bản được Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Các văn bản đó là: Luật Báo chí, Luật Di sản văn hóa, Luật xuất bản, Luật Giáo dục, Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, Pháp lệnh Thư viện, Pháp lệnh Quảng cáo, Quyền Tác giả (quy định trong Luật Dân sự, các Nghị định của chính phủ..). - Thiết lập hệ thống các quy định, các quy chế hoạt động văn hóa: lưu hành, kinh doanh băng đĩa hình, phim ảnh, ca nhạc, lễ tang, lễ cưới, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách về văn hóa để nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước, tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức thuận lợi trong hoạt động văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngăn chặn được một số hiện tượng tiêu cực trong hoạt động văn hóa. - Phân cấp quản lý văn hóa cho các địa phương đã có tác dụng tích cực đối với ý thức bảo tồn, tôn tạo các GTVH, di sản văn hóa; thể chế hóa việc đầu tư, tạo điều kiện cho ngành văn hóa từng bước quản lý, phát triển hoạt động văn hóa tốt hơn; công tác xã hội hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa đạt được những kết quả đáng khích lệ. - Sè lượng các thiết chế văn hóa từ trung ương đến cơ sở được xây dựng ngày càng nhiều hơn và hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. Tính đến nay, cả nước có 4.274 nhà văn hóa, trung tâm văn hóa - thông tin; 3.789 thư viện, phòng đọc sách, tủ sách; 6.755 điểm bưu điện văn hóa xã. So với năm 2003 tăng gần 6 lần, số thư viện tăng gấp 1,3 lần. Bên cạnh những thành tựu nói trên, việc thể chế hóa hoạt động văn hóa còn có những hạn chế mà theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu là khá nghiêm trọng. Chẳng hạn, - Hệ thống pháp luật về văn hóa được ban hành chậm lại thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho việc điều chỉnh hoạt động văn hóa, trong khi đó pháp luật là “xương sống” của thể chế văn hóa. Mặc dù có những chủ trương về việc đầu tư cho hoạt động văn hóa cơ sở, nhưng việc hoàn thiện thể chế nó vẫn còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức. - Bé máy hành chính, cơ sở sự nghiệp, kinh doanh trong ngành văn hóa được sắp xếp còn chậm, lúng túng, chưa tìm được hướng phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo số liệu công bố năm 2001, có trên 10.000 cơ sở xã, phường chưa có thể chế ổn định về bộ máy, cán bộ, ngân sách và các thiết chế cần thiết [30,Tr 154]. Nguyên nhân của những yếu kém trong hoạt động văn hóa như Đảng ta đã chỉ ra là, trong tổ chức thực hiện, năng lực và tầm lãnh đạo văn hóa của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể còn nhiều hạn chế. Có thể nêu một số nguyên nhân: - Chậm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng, bị động trước những khuynh hướng mới xuất hiện và một số biến đổi phức tạp trong lĩnh vực văn hóa, chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn hóa chưa có kế hoạch cụ thể. - Các phương tiện trang bị cho ngành văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, trong khi đó nguồn lực và phương tiện như là hai yếu tố tối ưu trong hoạt động văn hóa. Điều này dẫn đến chỗ hụt hẫng cán bộ có đủ năng lực lãnh đạo ngành văn hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đây, ta thấy công tác quản lý nhà nước về văn hóa lỏng lẻo, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến việc sách báo, băng hình độc hại, hiện tượng mê tín dị đoan phát triển. Văn hóa phẩm nước ngoài lấn át văn hóa trong nước, trong khi đó chúng ta thiếu lực lượng làm công tác đấu tranh, phê bình, thậm chí có lúc thả nổi. Đảng ta cũng chỉ ra hạn chế này trong thời gian vừa qua là, chúng ta “chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tài năng, nâng cao năng lực của những người hoạt động, sáng tạo văn hóa; coi nhẹ cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật” [7,Tr42]. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc xây dựng lối sống hiện nay. Cho nên, để thực hiện giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa nhằm kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống, chúng ta cần tập trung một số hoạt động sau: - Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các thể chế văn hóa. Thực tiễn cho chóng ta thấy, xã hội nói chung, lĩnh vực văn hóa nói riêng, mỗi ngày càng nảy sinh những hiện tượng mới mà tính chất của nó càng phức tạp hơn. Điều đó là một tất yếu khách quan. Cho nên, nếu Đảng, nhà nước ta không sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những thể chế văn hóa thì sẽ không điều chỉnh được những hoạt động của văn hóa. Điều đó sẽ gây ra hậu quả là chúng ta không định hướng được sự phát triển của văn hóa theo yêu cầu của xã hội chúng ta. - Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách hoặc những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là phải có chế độ ưu tiên cho người dân téc thiểu số. Nguồn nhân lực luôn là yếu tố có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong mọi công việc. Nếu không có một đội ngò có trình độ chuyên môn nhất định, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa thì không thể hoạch định những chính sách, chủ trương phát triển văn hóa đúng đắn, ngang tầm với sự phát triển của thời đại. Vấn đề này càng phải quan tâm đặc biệt hơn đối với người dân téc thiểu sè. Như chóng ta biết, chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc đã đi vào tâm trí của mỗi người. Nước ta là một nước đa dân téc, với nền văn hóa vô cùng phong phó. Cho nên, nếu muốn xây dựng thành công nền văn hóa như Đảng ta đề ra thì Đảng, nhà nước cần tạo điều kiện tốt trong khâu đào tạo đội ngò làm công tác văn hóa là người dân téc thiểu số. Bởi chính họ là người am hiểu sâu sắc nền văn hóa của mình. Và hơn nữa, nếu họ được đào tạo thì họ sẽ có cơ hội công tác tốt hơn, có khả năng kế thừa, phát triển các giá trị văn hóa của dân téc mình, góp phần làm phong phú nền văn hóa đa dân téc của nước ta. - Khuyến khích các các khu dân cư cũng như các cơ quan, bệnh viện, trường học, xí nghiệp, doanh trại định ra những quy ước về các hoạt động văn hóa cộng đồng như các quy ước về: nếp sống, lối sống, giao tiếp ứng xử, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. - Xây dựng tụ điểm văn hóa tại các xã, phường để quần chúng có nơi sinh hoạt văn hóa, đồng thời là nơi những người hoạt động văn hóa trực tiếp bồi dưỡng, giáo dục, phát huy năng lực sáng tạo văn hóa của cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu sáng tạo của nhân dân. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, nhằm huy động tối đa nguồn nhân lực, tài lực, vật lực trong nhân dân để xây dựng và phát triển văn hóa dân téc. Nhà nước đóng vai trò định hướng đúng đắn và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho văn hóa phát triển, đồng thời ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động văn hóa, đưa nền văn hóa phát triển đi lên. Thế nhưng, nhà nước ta không thể có đủ kinh phí đầu tư cho mọi hoạt động văn hóa. Cho nên, Đảng và nhà nước ta, trong thời gian vừa qua đã vận động mọi tầng líp nhân dân tham gia vào công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa. Thực tế cho thấy, thực hiện chủ trương này, nhiều địa phương đã làm rất tốt, huy động được sự đóng góp đông đảo của quần chúng nhân dân, - Đầu tư cho văn hóa nhiều hơn nữa, nhưng phải tập trung vào các trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải, kém hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội, làm cho văn hóa phát triển tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hội nghị Trung ương mười, khóa IX đã đề ra nhiệm vụ: “Tăng đầu tư cho văn hóa, phấn đấu để đến năm 2010 Ýt nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách của nhà nước (hiện nay là 1,2%), tiếp tục bảo đảm kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa” [7,Tr72]. Qua nhiều năm phát triển KTTT cho thấy, chúng ta quan tâm thích đáng vào việc phát triển kinh tế. Điều đó là tất yếu và đúng đắn. Nhưng cũng chính điều đó đã dẫn đến chỗ, văn hóa phát triển không ngang tầm với kinh tế. Hiện thực xã hội cho chóng ta thấy rõ điều đó. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta đã chỉ nhiều biểu hiện của hiện tượng này, mà nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng kinh tế tăng trrưởng, nhưng văn hóa thì kém phát triển. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý các di sản văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống Di sản văn hóa là toàn bộ tài sản văn hóa do lịch sử để lại. Theo xác định của Quốc hội nước ta trong Luật Di sản văn hóa thì di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân téc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Với hơn 54 dân téc anh em, Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Đây là một tài sản vô giá, bởi nói như Hồ Chủ tịch, nó là những “hòn ngọc quý”. Cho nên bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của cha ông để lại là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc. Theo cách phân chia hiện nay của UNESCO cũng như của Luật Di sản văn hóa Việt Nam, có hai loại di sản: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa Èm thực, về trang phục truyền thống dân téc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [55,Tr13]. Như vậy, di sản văn hóa là sự kết tinh của các GTVH vật thể và văn hóa phi vật thể của dân téc, nó là cái hồn của dân téc. Các giá trị được hình thành, liên hệ tạo nên một môi trường văn hóa để cho các thành viên và cộng đồng xã hội thêm sức mạnh, nó có tác động, ảnh hưởng đến hành vi hay rộng hơn là nhân cách và lối sống của con người. Cho nên, bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa chính là giữ gìn, phát huy các GTVH truyền thống của dân téc, nó có ý nghĩa to lớn đối với các thế hệ nối tiếp. Nói như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa thì di sản văn hóa là “bức thông điệp” của thế hệ cha ông gởi lại cho thế hệ mai sau. Chóng ta thử hình dung khi một dân téc mất đi các di sản văn hóa của mình thì dân téc đó sẽ như thế nào? Có thể nói, mất di sản văn hóa là mất bản sắc văn hóa dân téc và do vậy là mất tất cả. Và do vậy, bảo tồn, tôn tạo và khai thác các di sản văn hóa trở thành vấn đề lớn của mỗi dân téc chứ không phải của riêng cá nhân hay tổ chức nào. Trong những năm qua, từ khi Đảng, nhà nước ta có những chủ trương đúng đắn trong công tác này, hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã có những bước tiến đáng kể. Công tác kiểm kê các di tích lịch sử văn hóa, sưu tầm văn hóa phi vật thể đã được chú ý quan tâm. Chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là đối với văn hóa các dân téc thiểu số. Đúng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ mười, khóa IX đã nhận định: Công tác kiểm kê di tích, sưu tầm văn hóa phi vật thể, xây dựng luật pháp, thực hiện các chương trình chống xuống cấp di tích đã được các cơ quan Trung ương và địa phương quan tâm thực hiện. Việc xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy các GTVH đạt được kết quả bước đầu. Với sự đóng góp của nhân dân, hàng trăm ngàn hiện vật, di vật văn hóa có giá trị được điều tra, phát hiện sưu tầm, ngăn chặn nguy cơ mai một. Hàng loạt cuộc khai quật lớn, có giá trị cao được thực hiện, đặc biệt là Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Năm di tích và một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới [7,Tr18-19]. Việc chống xuống cấp các di sản văn hóa đã được các cơ quan Đảng, Nhà nước tiến hành thực hiện từ cấp cơ sở đến trung ương. Đặc biệt, ngày 29 tháng 6 năm 2001, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa X nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Di sản văn hóa đã được thông qua. Luật Di sản văn hóa được ban hành nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đây rõ ràng là một bước tiến, thể hiện sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân về tài sản văn hóa quốc gia. Tư tưởng chỉ đạo về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đã đi sâu vào quần chúng, được quần chúng ủng hộ, tham gia rộng rãi vào việc quản lý, tôn tạo và phát triển. Có thể nói, công tác bảo tồn và phát huy từng bước được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, đặt nó đúng vị trí và từng bước xã hội hóa. Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đã có tác dụng thúc đẩy việc phát triển kinh tế. Nhiều lễ hội văn hóa như: văn hóa Nam bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, lễ hội văn hóa Chăm và Tây Nguyên .v.v…đã góp phần khôi phục các giá trị văn hóa, thu hót khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng đông. Bên cạnh những thành tựu nổi bật, chúng ta thấy còn có những hạn chế và yếu kém trong công tác này. Nhiều di tích tiếp tục bị xâm phạm, lấn chiếm, đánh cắp làm hư hại thất thoát khá nặng nề, nhiều di sản không còn khả năng khôi phục. Có trường hợp, di sản văn hóa, thiên nhiên quốc gia bị xâm lấn, tàn phá. ở một số nơi, trong khi tiến hành bảo tồn, trùng tu đã không cẩn thận, thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực chuyên môn, làm biến dạng, mất giá trị di tích, đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến của nhân dân ta. Hiện tượng “chảy máu” đồ cổ chưa ngăn chặn được. Không Ýt văn hóa phi vật thể đang mai một dần, nhất là vùng đồng bằng dân téc thiểu số. Chữ viết các dân téc chưa phát triển. Nhận định về những yếu kém trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân téc thiểu số, Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhận định: “Việc bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân téc thiểu số chưa đạt yêu cầu, một số giá trị văn hóa đang mai một hoặc bị khai thác thiếu hiểu biết vì mục đích thương mại” [7,Tr32]. Do vậy, để thực hiện giải pháp bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý các di sản văn hóa, chúng ta cần phải thực hiện một số nhiệm vụ: - Hoàn chỉnh cơ chế đề cao trách nhiệm trong công tác quản lý di sản văn hóa của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Xác định các tiêu chí cụ thể để phân cấp quản lý, tránh chồng chéo, trùng lắp - Tuyên truyền giáo dục Luật Di sản văn hóa và Nghị định của chính phủ về bảo tồn, tôn tạo và phát huy các GTVH để Luật này đi vào quần chúng nhân dân, làm cho mọi người dân trong xã hội có điều kiện nắm bắt và thực hiện. - Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các loại di sản văn hóa nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân téc. Điều 17 chương III Luật di sản văn hóa có ghi: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân téc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân téc Việt Nam” [55,Tr20]. Và điều 7, chương II, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa: “Tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể [55,Tr53]. - Đầu tư hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản văn hóa, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ làm mai một hoặc thất truyền. Điều 20 chương III, Luật Di sản văn hóa có ghi: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền” [55,Tr21]. Và Điều 7, chương II, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa: “đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; ngăn chặn nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể” [55,Tr53]. - Mở rộng mô hình xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa để huy động mọi nguồn lực từ người dân trong nước và nước ngoài, để họ có thể tham gia vào công tác này dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ điều kiện của họ. - Khuyến khích các hoạt động sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, phân loại, lưu giữ các di sản văn hóa để lưu truyền và giao lưu với văn hóa nước ngoài. - Xây dựng ý thức tôn trọng Luật Di sản và thực hiện Luật Di sản của mọi người dân, xây dựng thãi quen, nếp sống trân trọng và đề cao di sản văn hóa dân téc, học tập. Trên đây là một số giải pháp góp phần kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. Những giải pháp này là cơ bản, đồng bộ và mang tính khả thi trong quá trình thực hiện. Mức độ khả thi của các giải pháp này như thế nào, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn khi thực hiện các giải pháp này là, hiện nay, đất nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ, mà thực chất là quá trình phương Tây hóa, Tư bản hóa, nhiều hiện tượng văn hóa diễn ra rất phức tạp so với thời kỳ đất nước vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, đặc biệt là các GTVH truyền thống luôn ở trong tư thế bị động, thậm chí có “bị động” trước sự xâm lược ồ ạt của cái được gọi là “mới”, “hiện đại”; nhiều người chú ý đến lối sống hiện đại, lối sống thực dụng hơn là cuộc sống có lý tưởng, lối sống phù hợp với đạo đức truyền thống của dân téc. Trong khi đó, trên thực tế, việc giải quyết nhiều vấn đề văn hóa lại phải mang tính lâu dài, bền bỉ hoặc tế nhị, chứ không thể đạt kết quả nhanh chóng. Việc nỗ lực thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ sẽ góp phần thiết thực cho việc giải quyết vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. KẾT LUẬN Trên cơ sở vận dụng kiến thức liên ngành gồm triết học, văn hóa học, đạo đức học, giá trị học để thực hiện nhiệm vụ và mục đích của luận án đề ra, luận án đã góp phần làm rõ hơn các khái niệm cơ bản: văn hóa, GTVH truyền thống và lối sống. Từ đó, luận án đề cập đến vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc để xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. Ở góc độ triết học, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án đã chỉ ra vấn đề kế thừa và phát huy như là một quá trình tất yếu, có tính quy luật trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng, từ đó tác giả chỉ rõ tính đặc thù của vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống dân téc trong xây dựng lối sống. Trên cơ sở làm rõ vai trò của việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay, luận án đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng của quá trình này. Từ đó, luận án phân tích các GTVH truyền thống cần được kế thừa và phát huy để xây dựng lối sống hiện nay. Từ việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống và lối sống trong thời gian vừa qua, trên cơ sở nhận định những thành tựu và hạn chế của vấn đề này, luận án đề ra phương hướng chung trong việc kế thừa và phát huy. Và để đạt được phương hướng chung đó, luận án đề xuất một số nguyên tắc và một hệ giải pháp cho việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới hiện nay. Hệ giải pháp này là có tính khả thi, bởi nó có tính đồng bộ trong hệ thống chính trị, trong quản lý nhà nước về văn hóa, phù hợp với thực tiễn nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tính khả thi của các giải pháp này đến đâu, điều đó phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự quản lý sâu sát của Nhà nước và sự tham gia của quần chúng vào công việc giữ gìn và phát huy các GTVH. Vấn đề luận án đề ra là vấn đề khá phức tạp, nó vừa có tính thời sự vừa có tính chiến lược lâu dài. Nội dung luận án trình bày có thể chưa thật hoàn hảo, song nó sẽ góp phần giải quyết một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất bức xúc đang đặt ra hiện nay cho toàn xã hội mà Đảng, Nhà nước chúng ta đặc biệt quan tâm, đó là vấn đề lối sống của cán bộ, đảng viên nói riêng và của toàn xã hội nói chung và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đúng như kết luận Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra nhiệm vụ của công tác trong những năm sắp tới: Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân téc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân téc và tiếp nhận có chọn lọc văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại [7,Tr56]. CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Võ Văn Thắng (2001), “Hội nhập văn hóa thế giới trong thế chủ động, sáng tạo”, Tạp chí Khoa học Chính trị, (5), tr. 15-17. 2. Võ Văn Thắng (2001), “Hồ Chí Minh - Người đặt cơ sở cho sự hội nhập văn hóa mới của Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, (5), tr. 5-8. 3. Võ Văn Thắng (2002), “Tự hào bản sắc văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Thanh niên, (8), tr. 13-14. 4. Võ Văn Thắng (2003), “Tết Chol chnăm thmây của đồng bào Khơmer”, Tạp chí Dân téc và Thời đại, (53), tr. 8-9. 5. Võ Văn Thắng (2004), “Bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong quá trình tiếp xóc với văn hóa Trung Hoa và Ên độ”, Tạp chí Khoa học Chính trị, (5), tr. 16-19. 6. Võ Văn Thắng (2004), “Về khái niệm lối sống”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (12), tr. 85-88. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 2. Đào Duy Anh (1957), Hán - Việt Từ điển, Nxb Trường Thi, Sài Gòn. 3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Vụ Tuyên truyền và Hợp tác Quốc tế (2004), Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ X, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Trần Văn Bính (2001), “Bản sắc văn hóa dân téc trong xu thế toàn cầu hóa”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (8), tr.40. 9. Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), “Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8-159), tr. 5-11. 12. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về Triết học - Con người - Xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 13. Đoàn Văn Chúc (1993), Những bài giảng về Văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 14. Cù Huy Chử (1995), Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân téc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Triết học, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, Hà Nội. 15. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2001), Những giá trị lịch sử văn hóa 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 16. Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2001), Xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 17. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Nxb Sự thật, Hà Nội. 18. Trần Văn Cường (2000), “Thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (35), tr.15-21. 19. Đỗ Léc Diệp (chủ biên) (2003), Mỹ - Âu - Nhật, văn hóa và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Phạm Đức Dương, Từ Văn hóa đến Văn hóa học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2002. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ V, T.1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 - 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Khoa Điềm (2004), “Tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, (715), tr. 10. 30. Nguyễn Khoa Điềm (2001) (chủ biên), Xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Phạm Duy Đức “2001), “Xây dựng lối sống và đạo đức xã hội ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Viện Văn hóa và Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 212 - 213. 33. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân téc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 34. Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của Văn học Việt Nam - Tư tưởng yêu nước, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2003), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Hiến pháp nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân téc trong lối sống hiện đại, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 38. Lê Như Hoa (1998), Bản lĩnh Văn hóa Việt Nam - một hướng tiếp cận, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 39. Lê Huy Hoà, Hoàng Đức Nhuận (Tuyển chọn và giới thiệu) (2000), Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 40. Nguyễn Huy Hoàng, Mấy vấn đề Triết học Văn hóa, Viện Khoa học Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 41. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Lý luận Văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn Giá trị học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 43. Đỗ Huy (2002), “Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa”, Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 105. 44. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, (12-151), tr.29-34. 45. Nguyễn Văn Huyên (2001), Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 46. Từ Hồng Hưng (1999), “Văn hóa là gì”, Lịch sử văn hóa Trung Quốc, T.1, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 30-34. 47. Vũ Khiêu (chủ biên) (2000), Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 48. Korten D.C. (1996), Bước vào thế kỷ XXI hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 49. V.I.Lênin (1970), Toàn tập, T.29, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 50. V.I.Lênin (1987), Toàn tập, T.38, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva. 51. Thanh Lê (chủ biên) (2001), Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 52. Phan Huy Lê - Vò Minh Giang (Chủ biên) (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX.07, đề tài KX.07 - 02, Hà Nội. 53. Liu Zhongmin (1999), Về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị quốc tế, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Số 48, tr. 8. 54. Lối sống Xã hội chủ nghĩa (1982), Nxb Sự Thật, Hà Nội. 55. Luật Di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Ly Jin Shèng (2001), “Quan niệm về văn hóa của thời cổ”, Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX, T.1, Thông tin KHxã hội - Chuyên đề, Hà Nội, tr. 117-120. 57. Các-Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 58. Các-Mác, Ph.Ăngghhen (1986), Toàn tập, T.3, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 59. Các-Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, T.8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Các Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Hồ Chí Minh (1995), Tuyển tập Văn học, T.2, Nxb Văn học, Hà Nội. 62. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T.6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 64. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 66. Hà Thúc Minh (2001), “Huyết thống và truyền thống”, Tạp chí Xưa và Nay, (92-05), tr7,8,19. 67. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và một hướng tiếp cận mới, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 68. Hữu Ngọc (chủ biên) - Dương Phú Hiệp - Lê Hữu Tầng (1987), Từ điển Triết học giản yếu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 69. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. 70. Nguyễn Hồng Phong (2000), “Văn hóa và phát triển”, Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr. 129-132. 71. Nguyễn Sanh Phóc (1996), Từ điển Anh - Việt (The Oxford Mordern English Dictionary), Nxb Đồng Nai. 72. Đào Duy Quát (Chủ biên) (2004), Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ đảng viên hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 73. Đào Duy Quát (chủ biên 2002), Phê phán các quan điểm sai trái, Tạp chí Thông tin Công tác Tư tưởng xuất bản, Hà Nội. 74. Vò Minh Tâm (2004), “Con người trong bản sắc dân téc Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (8-159), tr. 29 75. Hà Văn Tấn (1991), “Triết học Ên Độ Cổ đại - Trung đại”, Lịch sử Triết học, T.1, Nxb Ban tư tưởng - Văn hóa, Hà Nội, tr. 126-168. 76. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa dân téc Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 77. Trần Ngọc Thuận - Đào Duy Đạt - Đào Phương Chi (1999), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, T.1, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 78. Đỗ Thị Minh Thuý (1997), Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 79. Lương Gia Tĩnh (1991) “Triết học Trung Quốc Cổ đại - Trung đại”, Lịch sử Triết học, T.1, Nxb Tư tưởng - Văn hóa, Hà Nội, tr. 18-125. 80. Nguyễn Ngọc Trân (2002), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội. 81. Lê Ngọc Trà (tập hợp và giới thiệu) (2001), Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục. 82. Trung tâm KHxã hội và Nhân văn quốc gia - Viện Thông tin KHxã hội (2001), Văn hóa học và Văn hóa thế kỷ XX, T.1, Thông tin KHxã hội – chuyên đề xuất bản, Hà Nội. 83. Tylor E.B. (2001), Văn hóa Nguyên thuỷ, Nxb Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 84. Viện Triết (Dịch) (1996), Từ điển Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 85. Trần Quốc Vượng (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 86. Xây dựng nếp sống trong Thanh thiếu nhi (1997), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 87. Xiao Zuo (2001), “Những quan niệm mới về văn hóa thời “Ngũ Tứ”, Văn hóa học và Văn hóa thế kỷ XX, T.1, Thông tin Khoa học Xã hội - Chuyên đề xuất bản, Hà Nội, tr. 121-126. Tiếng Anh 88. Bodley J.H. (1993 - 1999), Encarta Encyclopedia 2000, Microsoft Corporation, All rights reserved, “Culture”, pg.16. 89. Longman Dictionnary of English Language and culture (1998), New Edition, England. 90. Lado R. (1998), “How to compare two cultures”, Cultural Bound, Edited by Joyce Merill Valdes, London, p.52. 91. Oxford introductions to language study (1998), Language and culture, Series Edition H.G. Widdowsion, Oxford University press, London. 92. Richley H.Crapo (1993), Cultural Anthropology, The Dushkin Publishing group (3rd Edition), INC, American.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanan nop bo mon 21 1.doc
Tài liệu liên quan