Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hoá nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là biểu hiện của sự phát triển kinh tếluận văn báo cáo chuyên ngành kinh tế - xã hộiluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Xã hội. Để hiểu rõ bản chất của đô thị hóa cần xem xét vấn đề từ các góc độ khác nhau.
Đô thị hóa là sự quá độ chuyển từ hình thức sống ít văn minh, ít tiện nghi lên một hình thức sống hiện đại, văn minh trên tất cả các phương diện. Đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong sinh hoạt xã hội.
Những biểu hiện cụ thể của đô thị hoá là sự tăng cường mức độ tập trung dân cư, tăng tỷ lệ lao độngluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lao Động Học phi nông nghiệp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô diện tích đô thị hiện có, hình thành các đô thị mới và các khu đô thị mới.
Về mặt lý luận, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, mà cốt lõi là phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đô thị hoá không chỉ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Đô thị hoá là cơ sở của quá trình phát triển và tích luỹ nguồn lực cho phát triển.
Trên thực tế, giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau và biểu hiện của nó có sự khác nhau tùy theo thời gian. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, tốc độ đô thị hóa hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế. Sự hình thành và phát triển các đô thị mang tính tự phát và trên cơ sở thế mạnh tự nhiên ở mỗi vùng. Hoạt động đầu tưluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Đầu tư cho phát triển đô thị chưa được nhận thức đầy đủ, chưa được tính toán một cách khoa học. Khi đó, tác động trở lại của đô thị hóa đối với phát triển kinh tế còn rất yếu. Khi lực lượng sản xuất phát triển, đặc biệt là với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, trong đó phải kể đến khoa học kinh tế với sự trợ giúp của các khoa học thống kê, kinh tế lượng, và tin họcluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Tin Học thì các nhà kinh tế đều nhận thấy quá trình đô thị hoá có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng nói riêng và cả quốc gia nói chung. Với điều kiện thống kê và tin học hiện
nay chúng ta có thể lượng hóa được mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đô thị hóa và các quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Thực trạng đô thị hoá ở Việt NamThư Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam hiện nay, chúng ta đã có một hệ thống đô thị từ Bắc vào Nam là các trung tâm kinh tế chính trịluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành kinh tế chính trị, văn hoá của vùng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và cả nước. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa, cũng còn nhiều vấn đề được đặt ra cho các nhà lãnh đạo các cấp các ngành, cho công tác quản lý vĩ môTài liệu - Bài Giảng - Giáo Trình - Đề Thi Môn Kinh tế vĩ mô và vi môluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên môn kinh tế vi mô. Do sự hiểu biết về phát triển đô thị còn nhiều hạn chế, quá trình xem xét, đánh giá mức độ đô thị hoáấch được coi trọng đúng mức. Việc đánh giá sự chuẩn xác, tính hợp lý của các chủ trương đô thị hoá ở Việt Nam còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Trên phương diện vĩ mô, các câu hỏi được đặt ra là: hệ thống đô thị hiện tại của chúng ta sẽ phát triển như thế nào trong tương lai? Các đô thị mới sẽ được xây dựngluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Xây Dựng ở đâu? với quy mô như thế nào? Xác định mức độ đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa của các đô thị như thế nào? Giải quyết hậu quả của đô thị hóa như thế nào? Những vấn đề như môi trườngluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Môi Trường bị ô nhiễm, suy thoái, tài nguyên bị cạn kiệt nhanh chóng, người lao động bị thu hồi đất trở thành thất nghiệp, an ninh xã hội ngày càng phức tạp, phát triển bền vững bị đe dọa Trên phương diện vi mô, ở mỗi thành phố việc đầu tư xây dựng, cung cấp các dịch vụ hạ tầng, dịch vụ công cộng, quản lý đất đai, quản lý và khai thác các công trình còn nhiều bất cập. Để quá trình đô thị hóa diễn ra một cách có hiệu quả và với tốc độ mong muốn cần có những giải pháp đúng, điều đó đòi hỏi trước hết cần có những nhận thức đầy đủ, có hệ thống về bản chất, tính quy luậtluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Luật của quá trình đô thị hóa và tiếp theo đó là nhận thức về hoàn cảnh cụ thể, thực trạng của mỗi quốc gia, mỗi thành phố và bối cảnh chung của khu vực và thế giới.
Để góp phần xây dựng các quan điểm và giải pháp đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý đô thị hiện đại, về mặt lý luận cần làm rõ bản chất, tính quy luật của đô thị hóa, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá mức độ đô thị hóa của các đô thị. Về mặt thực tiễn, cần vận dụng một phương pháp thống nhất để đánh giá mức độ đô thị hóa cho các đô thị, góp phần bổ sung các quan điểm phát triển đô thị Việt Nam.
Đề tài “Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hoá nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ” là rất cần thiết nhằm góp phần bổ sung lý luận, phương pháp luận và phương pháp đánh giá mức độ đô thị hóa các đô thị, đồng thời góp phần bổ sung các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ 9
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 22
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ 37
1.4. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ CỦA VIỆT NAM 40
1.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 58
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM, LẤY HÀ NỘI (TRƯỚC NGÀY 1-8-2008) LÀM
VÍ DỤ 60
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM VÀ HÀ NỘI 60
2.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1995-2007 QUA CÁC TIÊU CHÍ 75
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT MỨC ĐÔ ĐÔ THỊ HOÁ HÀ NỘI (TRƯỚC NGÀY 1-8-2008) 98
2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 105
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ
HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020. 107
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 107
3.2. DỰ BÁO XU THẾ ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 121
3.3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 126
3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 154
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 157
ã Những công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án I
ã Tài liệutài liệu trực tuyến, tài liệu điện tử, thư viện tài liệu tham khảo II
ã Phụ lục 1. Xác định nội dung các tiêu chí VI
ã Phụ lục 2. Phụ lục ban hành kèm theo thông tư 02/2002/TTLT-
BXD-TCCP Ngày 8 - 3 - 2002 XVIII
ã Phụ lục 3. Một số hình ảnh Hà Nội từ vệ tinh XXVTrích từ: http://************** .
199 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 lấy Hà Nội ví dụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng quá trình đô thị hóa cần lấy việc phát
triển kinh tế làm nền tảng và phát triển CSHT là then chốt. Trong toàn bộ quá
trình phát triển đô thị luôn lấy mục tiêu phát triển con người, nâng cao đời sống
cư dân đô thị làm trọng tâm.
• Công tác quy hoạch, kế hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển đô
thị. Để những đô thị mới sau này không mắc sai lầm của những đô thị xây dựng
trước đây, các địa phương cần có một chiến lược quy hoạch đô thị với tầm nhìn
xa trông rộng. Việc hình thành các đô thị mới quy mô nhỏ, các thị trấn mới là góp
phần đô thị hoá nông thôn, giảm sức ép về dân số cho các đô thị lớn. Điều đó cần
có sự đầu tư CSHT của Nhà nước và sự khởi xướng bằng việc thành lập các
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
• Để phát triển đô thị cũng như đẩy mạnh quá trình đô thị hóa cần có những
chủ trương, định hướng và chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực
này. Hệ thống văn bản pháp luật cần được bổ sung thường xuyên và hoàn thiện là
cơ sở để công tác quy hoạch, kế hoạch có hiệu quả. Để quy hoạch trở thành hiện
thực, luật quy hoạch cần sớm được ban hành, chính sách phát triển kinh tế cần
được cụ thể hoá với từng đô thị.
• Nâng cao trình độ quản lý đô thị với những nội dung như nâng cao trình độ
của cán bộ, đổi mới tư duy trong quản lý, đổi mới bộ máy của chính quyền đô thị
là rất cần thiết trong hiện tại cũng như tương lai.
• Hà Nội là Thủ đô của cả nước có nhiệm vụ nặng nề hơn nhưng cũng có nhiều
điều kiện thuận lợi hơn để phát triển đô thị. Mức độ đô thị hoá của Hà Nội còn thấp
-156-
so với các đô thị trong khu vực và trên thế giới. Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém do
quá khứ để lại. Công tác phát triển đô thị của Hà Nội gắn liền với vấn đề cải tạo, vấn
đề giữ gìn các di sản văn hoá, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng được đặt ra
như một điều kiện tiên quyết.
• Những quan điểm kiến nghị đã được luận án đưa ra cụ thể trong mục 3.2.1
và 3.4.1, ở đây xin nhấn mạnh các vấn đề sau đây:
1) Đô thị hoá phải kết hợp giữa việc mở rộng quy mô hành chính và nâng cao
chất lượng, lấy việc phát triển kinh tế làm nền tảng và phát triển xã hội làm mục
tiêu.
2) Đô thị hoá là quy luật khách quan, cần có những bước đi cụ thể, không đô
thị hoá ồ ạt theo phong trào.
3) Phát triển đô thị theo bền vững vừa là quan điểm vừa là phương thức trong
quá trình đô thị hoá.
4) Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá có hiệu quả là góp phần phát triển kinh tế
xã hội của cả nước song, cần có những giải pháp đồng bộ để hạn chế những mặt
tiêu cực của quá trình này.
-157-
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những nghiên cứu lý luận về đô thị và đô thị hoá nói chung và kết quả vận
dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hoá cho Hà Nội,
luận án có những kết luận như sau:
1. Đánh giá mức độ đô thị hoá các đô thị là vấn đề phức tạp do bản thân vấn đề
đô thị hoá mang tính tổng hợp, nhưng đó là công việc cần thiết đối với những quốc
gia có trình độ đô thị hoá chưa cao và không đồng đều giữa các đô thị như Việt Nam
hiện nay. Việc đánh giá mức độ đô thị hoá các đô thị bằng phương pháp phân tích đa
tiêu chí sẽ giúp các nhà quản lý đô thị xác định rõ mức độ đô thị hoá đã đạt được,
cũng như những điểm bất hợp lý trong quá trình đô thị hoá, và cần phải điều chỉnh
những vấn đề gì trong tương lai.
2. Phương pháp phân tích đa tiêu chí đã được vận dụng cho Hà Nội để đánh
giá mức độ đô thị hoá là phương pháp phù hợp trong điều kiện Việt Nam. Nội
dung quan trọng nhất của phương pháp là xây dựng hệ thống tiêu chí phản ánh quá
trình đô thị hoá của các đô thị (đã được luận án thực hiện) và phân tích quá trình đô
thị hoá thông qua việc phân tích hệ thống tiêu chí đó.
3. Việc vận dụng phương pháp đã đề xuất cho Hà Nội đã đạt được những kết
quả nhất định. Những kết luận rút ra trong quá trình phân tích sẽ là cơ sở xây dựng
các kiến nghị nhằm góp phần xây dựng quan điểm phát triển đô thị ở Hà Nội và
Việt Nam.
4. Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gắn liền với
quá trình đô thị hoá. Quá trình đô thị hoá sẽ làm thay đổi sâu sắc tất cả các mặt đời
sống kinh tế - xã hội trong nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế đô thị sẽ làm chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế đô thị và cũng làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc
dân, làm biến đổi xã hội từ cách nghĩ đến cách làm, cách sinh hoạt, đặc biệt là với
khu vực ngoại thành.
-158-
5. Đô thị hoá là quy luật xã hội, là quá trình hình thành và phát triển các yếu tố
đô thị. Các nhà quản lý có thể can thiệp, vận dụng các biện pháp kinh tế, hành
chính để đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Thời gian để quá trình đó diễn ra có thể
dài hơn hoặc ngắn hơn tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các biện pháp và các
nhân tố khác. Chính sách đô thị hoá của quốc gia là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp
và hết sức quan trọng đến việc phát triển đô thị. Song, không thể đô thị hóa ồ ạt
theo phong trào hay bằng quyết định hành chính.
6. Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở Việt Nam là rất cần thiết, điều đó cần trở
thành mục tiêu và quan điểm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tuy nhiên
cần có giải pháp đồng bộ để hạn chế những tiêu cực của quá trình này.
7. Hình thành nhanh chóng hệ thống các thị trấn (đô thị nhỏ) là cần thiết. Nhà
nước cần đầu tư vào lĩnh vực xây dựng CSHT và thành lập các doanh nghiệp công
nghiệp có vốn nhà nước ở các đô thị nhỏ là điều kiện để các đô thị đó phát triển. Vì
phát triển công nghiệp là tiền đề của đô thị hoá, là nhân tố quan trọng để biến một
nền sản xuất nông nghiệp thành nền sản xuất công nghiệp. Những điều kiện tự
nhiên, xã hội như đất đai, khoáng sản, chế độ xã hội v.v… là những điều kiện để
phát triển kinh tế xã hội nói chung, công nghiệp nói riêng nhưng đồng thời cũng là
những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh đến quá trình đô thị hoá.
KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN ÁN
1/ Về công tác đánh giá mức độ đô thị hoá
Luận án xin kiến nghị với Chính phủ và UBND Thành phố Hà Nội nghiên
cứu áp dụng hệ thống tiêu chí, các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá như luận án đã
đề xuất để đánh giá mức độ đô thị hoá cho các đô thị, xây dựng các chương trình
kinh tế xã hội hay lập kế hoạch phát triển đô thị.
Kết quả đánh giá mức độ đô thị hoá của các đô thị có thể sử dụng vào các
mục đích như:
-159-
- Xác định mức độ đạt được của mục tiêu phát triển đô thị: đánh giá thành tựu
hay tốc độ đô thị hoá của đô thị trong một thời kỳ nhất định, so sánh với các mục
tiêu đề ra;
- So sánh giữa các đô thị thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá để thực hiện
phân loại đô thị và phân cấp quản lý;
- Bổ sung những đặc điểm, tính quy luật của sự phát triển đô thị; Nghiên cứu
và đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý đô thị;
- Dự đoán và xây dựng các chính sách phát triển đô thị;
Để nâng cao độ chính xác trong công tác đánh giá, có thể bổ sung các chỉ tiêu
cho các tiêu chí. Để nâng cao chất lượng đô thị có thể nâng cao tiêu chuẩn đánh giá
cho phù hợp trong từng giai đoạn.
2/ Về quan điểm phát triển đô thị Việt Nam
- Trong mỗi vùng chỉ nên phát triển một đô thị lớn và nhiều đô thị vừa và nhỏ,
quy mô của đô thị cần xác định hợp lý.
- Đổi mới phương pháp quy hoạch: mỗi đô thị chỉ nên có một quy hoạch là “quy
hoạch đô thị” trên cơ sở lồng ghép một cách khoa học các loại quy hoạch hiện nay.
Đặc biệt coi trọng chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch.
- Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu cho hệ thống đô thị và mỗi đô thị,
trong đó đặc biệt coi trọng mục tiêu phát triển xã hội và giữ gìn truyền thống văn
hóa dân tộc.
I
NHỮNG CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hữu Đoàn (2001), Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hoá
ở Việt Nam, ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn (2002), Giáo trình Kinh tế đô thị,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Đoàn và nhóm tác giả (2002), Ảnh hưởng của đô thị hoá đến
nông thôn ngoại thành Hà nội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Giáo trình Quản lý đô thị,
NXB Thống kê, Hà Nội .
5. Nguyễn Hữu Đoàn (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá tới
phát triển kinh tế của Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Đoàn (2007), “Đô thị hoá và một số giải pháp cho quá trình đô thị
hoá ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển (123), ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Đoàn (2008), “Một số định hướng cho việc xác định quy mô đô
thị hợp lý”, Tạp chí Kinh tế phát triển (133), ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lan Anh (2007), “Hà Nội: Bỏ hoang đất các dự án công”,
2. Bộ Xây dựng (1997), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, NXB xây dựng,
Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2002), Thông tư Liên tịch số 02/TTLT-BXD-TCCBCP,
ngày 08/3/2002 của liên Bộ Xây Dựng và Ban tổ chức cán bộ của
chính phủ, Hướng dẫn về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị.
4. Nguyễn Thế Bá (1999), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
5. Cục Bảo vệ Môi trường (2006), Báo cáo Tổng quan diễn biến Môi
trường Thành phố Hà Nội từ 1995 đến 2005.
6. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tổng hợp
tình hình Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007, dự báo năm
2008,
7. C. Mác và Ph. Angghen (1993), quyển 46, phần I, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
8. C.Mác và Ph. Angghen toàn tập (1993), Tập 23, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
9. Chính phủ Việt Nam (2001), Nghị định số 72/2001/NĐ-CP Ngày 05
tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và phân
cấp quản lý đô thị.
10. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị , NXB Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
12. Nguyễn Hữu Đoàn (2007), “Đô thị hoá và một số giải pháp cho quá
trình đô thị hoá ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển (123), ĐH
Kinh tế quốc dân.
13. Nguyễn Hữu Đoàn (2001), Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
đô thị hoá ở Việt Nam, Đề tài cấp bộ, Mã số : B2001 – 38 – 20. ĐH
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
III
14. Nguyễn Hữu Đoàn (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô
thị hoá tới phát triển kinh tế của Hà Nội, Đề tài cấp bộ Mã số :
B2006 – 06 – 16. ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý Môi trường Đô thị và Khu Công
nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội.
16. Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Giáo trình Quản
lý đô thị, NXB Thống kê, Hà Nội.
17. Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn (2002), Giáo trình Kinh
tế đô thị, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Trần Hùng – Nguyễn Quốc Thông (1995), Thăng long – Hà Nội
mươi thế kỷ đô thị hoá, NXB Hà Nội.
19. Hội Kiến trúc sư Việt Nam (2008), “Quy hoạch không gian kiến trúc
Hà Nội mở rộng”, Kiến trúc, (số Chuyên đề)
20. JICA, (2002), Định hướng Quy hoạch Tổng thể Phát triển Thủ đô Hà
Nội đến năm2020 .
21. Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế đô thị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
22. Nguyễn Cao Lãnh (2005), Quy hoạch phát triển các Business park
mô hình tất yếu cho đô thị hiện đại, NXB Xây dựng, Hà Nội.
23. Vũ Đình Phụng (1997), Quy hoạch đầu mối giao thông đô thị, NXB
xây dựng, Hà Nội.
24. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà
Nội.
25. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa, (2002), Ảnh hưởng
của Đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
26. Ngô Huy Quỳnh (1997), Quy hoạch cải tạo xây dựng đô thị, NXB
Văn hoá thông tin, Hà Nội.
27. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội Hà Nội thời kỳ 2001-2005.
28. Tiền phong (2005),“Giao thông Hà nội: xây dựng mới, hay nới cũ?”
nnelID=2
29. Tổng cục Thống kê (từ 1975 đến 2007) Niên giám thống kê, NXB
Thống kê, Hà Nội.
30. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm của thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
IV
31. Thủ tướng chính phủ Việt Nam (1998), Quyết định của thủ tướng
chính phủ số 10/1998/QĐ-Ttg ngày 23 tháng 1 năm 1998 Phê duyệt
định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm
2020,
32. Thủ tướng chính phủ Việt Nam (1998), Quyết định của thủ tướng
chính phủ số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 về việc
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020,
33. Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam (2002), Quyết định của Thủ tướng
Chính Phủ số 60/2002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2002 Về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội
thời kỳ 2001- 2010.
34. Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam (2008), Quyết định của Thủ tướng
Chính Phủ Số: 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 Về việc phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2050,
35. Thái Lai Hưng (1998), Quá trình hình thành những thành phố trung
tâm kinh tế quốc tế (Sách dịch của dịch gi
ả Lê Tịnh), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học - Những khái niệm mở đầu,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
37. Hà Ngọc Trạc (1995), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, NXB
Hà Nội.
38. Trung tâm tin học - Bộ lao động –Thương binh và xã hội (2006), Số
liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-
2005, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
39. Trung tâm tin học & thống kê - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, (2002) Cơ sở dữ liệu – Xóa đói giảm nghèo
40. Uỷ ban thường vụ quốc hội (2000), Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ
quốc hội số 29/2000/pl-ubtvqh10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 về Thủ
đô Hà Nội,
41. UBND thành phố Hà Nội, Văn bản góp ý cho “Quy hoạch phát triển
GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020” của UBND thành phố Hà Nội
gửi Bộ GT-VT,
42. VN Media (2006), “Hà Nội: Còn nhiều công trình xây dựng trái phép”
43. Viện Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng (2006),
Tạp chí quy hoạch xây dựng số 23-24.
V
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
44. Athur o’Sullivan (2003), Urban economics . Ed. McGraw-Hill, USA.
45. Athur o’Sullivan (1993), Essentials of Urban economics. Ed. IRWIN
USA.
46. Barrie Needham (1997), How Cities Work, Ed. Pergamon Press,
London.
47. Jhon F. McDonald (1997), Fundamentals of Urban economics. Ed.
Prentice Hall, Chicago.
48. Siu-Wai Wong, Bo-Sin Tang and B. van Horen. (2006). “Strategic
Urban Management in China: A Case Study of Guangzhou
Development District”, Habitat International 30(3)
49. Taylor & Francis (1993), Housing and Economics Adjustment, Ed.
New York .
50. United Nations, Department of Economic and Social Affairs,
Population Division (2006), World Urbanization Prospects: The 2005
Revision, New York.
51. Gérard-Francois Dumont (1993), Economie urbaine, Édition de
Librairie de la Cour de cassation, Paris.
VI
PHỤ LỤC 1.
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ
Nhóm 1. Đánh giá mức độ phát triển kinh tế, xã hội
Tiêu chí 1. Dân số đô thị
Quy mô dân số đô thị : Theo quy định thống kê hiện hành, dân số đô thị là những
người thường xuyên cư trú trên lãnh thổ được quy định là đô thị. Dân số của một đô thị
luôn luôn biến động do các yếu tố sinh, chết, đi, đến, và mở rộng quy mô đô thị . Do đó
khi nói đến dân số đô thị cần phân biệt rõ dân số thường trú và dân số hiện có vào những
thời điểm nhất định của đô thị.
Cần phân biệt dân số đô thị với nhân khẩu phi nông nghiệp ở nông thôn. Nhân khẩu phi
nông nghiệp là những người sống nhờ nguồn thu nhập không phải từ nông nghiệp.
Mật độ dân số là một yếu tố phản ánh đặc điểm xã hội đô thị và khả năng phát triển
kinh tế. Khu vực đô thị có mật độ dân số cao sẽ có nhiều vấn đề về xã hội, môi trường và
đòi hỏi trình độ cao về cơ sở hạ tầng đường sá, nhà ở, xử lý môi trường. Nhưng cũng
chính nơi đó có hiệu quả sử dụng cao về đất đai cũng như các công trình giao thông, công
trình công cộng, và tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dân số đô thị thường phân bố không đồng đều, càng gần trung tâm thì mật độ càng
cao và ngược lại càng xa trung tâm thì mật độ dân cư thưa dần. Sự phân bố dân cư có ảnh
hưởng trực tiếp đến các vấn đề bố trí không gian của đô thị.
Tỷ lệ dân số đô thị được xác định bằng cách so sánh dân số đô thị bình quân với
tổng dân số bình quân trong năm.
Tốc độ tăng dân số đô thị là tốc độ tăng chung được xác định bằng cách so sánh
mức tăng chung của dân số đô thị với dân số bình quân của đô thị trong năm và được tính
bằng ‰.
Ba nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động dân số và lao động là : tăng tự
nhiên, tăng cơ học, mở rộng diện tích hành chính.
VII
1) Tốc độ tăng tự nhiên của dân số đô thị trong một thời kỳ (bằng tỷ lệ sinh trừ đi tỷ lệ
chết) phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của đô thị.
2) Tốc độ tăng cơ học của dân số đô thị trong một thời kỳ (bằng tỷ lệ đến trừ đi tỷ lệ
đi) cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đô thị. Một đô thị
có mức tăng cơ học lớn chứng tỏ kinh tế phát triển, dễ tìm kiếm việc làm, môi trường tự
nhiên, môi trường văn hoá tốt sẽ thu hút dân cư chuyển đến. Tuy nhiên yếu tố này có tính hai
mặt của nó: 1) làm cho cung lao động đô thị tăng, kích thích sản xuất phát triển ; 2) vấn đề xã
hội, môi trường, cung cấp dịch vụ trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc lựa chọn một
chính sách phù hợp là vấn đề cần nghiên cứu cẩn thận và là một nhiệm vụ quan trọng của
công tác quản lý dân số đô thị.
3) Tốc độ tăng dân số do mở rộng diện tích đô thị : mở rộng diện tích đô thị là một
xu thế tất yếu của quá trình đô thị hoá và làm tăng dân số đô thị một cách trực tiếp. Thực
chất của quá trình này là sự đổi mới hình thức cư trú của con người từ hình thức sống
nông thôn lên hình thức sống đô thị. Cơ sở của việc thay đổi này là công nghiệp hoá sản
xuất và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.
Tỷ lệ hộ nghèo : Chuẩn nghèo năm 2004 là 124 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối
với khu vực nông thôn và 163 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.
Chuẩn nghèo thời kỳ 2006-2010 là 200 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực
nông thôn và 260 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.
( /fsiu/data/doingheo/).
Các nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở mức thu nhập và điều kiện sống của
họ: các nguồn thu nhập (ổn định và không ổn định), tổng thu nhập bình quân 1 hộ gia
đình, điều kiện nhà ở, tiện nghi trong nhà, hạng mục và cách thức chi tiêu cho những nhu
cầu tối thiểu. Có thể phân chia dân cư thành 5 nhóm theo mức độ giàu nghèo: 1) Nhóm
giàu có và khá giàu; 2) Nhóm khá giả (trung lưu) ; 3) Nhóm trung bình (tạm đủ); 4)
Nhóm cận nghèo (chật vật); 5) Nhóm nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo cũng chỉ phản ánh tương đối mức độ công bằng bình đẳng về thu
nhập trên những địa bàn khác nhau. Bởi vì công bằng không có nghĩa là bằng nhau, hơn
nữa sự phân hoá giàu nghèo là tất yếu trong mọi xã hội, tuy nhiên người ta sẽ chỉ chấp
nhận mức độ phân hoá nhất định giữa các nhóm dân cư trên cơ sở kết quả lao động và sự
đóng góp của mỗi nhóm cho sự phát triển xã hội.
VIII
Tiêu chí 2. Lao động đô thị
Lao động đô thị cần được nghiên cứu trên hai phương diện : số lượng lao động và chất
lượng. Số lượng lao động phản ánh quy mô lao động được biểu hiện bằng hai nhóm:
- Lao động thường trú là một bộ phận của dân số thường trú ở đô thị bao gồm
những người trong tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài tuổi lao
động nhưng thực tế có tham gia lao động.
- Lao động hiện có là tất cả những người có khả năng lao động đang tham gia hoặc
có khả năng tham gia lao động trên địa bàn đô thị không phân biệt nơi cư trú thường
xuyên của họ. Nguồn lao động đô thị hiện có bao gồm cả những người từ các địa phương
khác nhau đến đô thị để tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động này được xác định trên cơ sở
dân số hiện có.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là một trong những tiêu chí cơ bản để phân biệt đô
thị và nông thôn. Lao động phi nông nghiệp bao gồm lao động công nghiệp, xây dựng,
thương mại, dịch vụ. Để bổ sung cho sự đánh giá cần phải xem xét đến tỷ lệ lao động
trong các ngành và phương hướng phát triển của đô thị qua tiêu chí GDP theo ngành.
Tỷ lệ lao động trong các thành phần kinh tế là tiêu chí phản ánh đặc điểm xã hội
đô thị, trình độ hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội của đô thị.
Chất lượng lao động là yếu tố quyết định hiệu quả của lao động và có ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng nâng cao hiệu quả lao động, khả năng đổi mới máy móc thiết bị.
Tiêu chí mang tính khái quát phản ánh chất lượng lao động là tỷ lệ lao động qua đào tạo
và trình độ đào tạo. Trình độ đào tạo được thể hiện qua các mức độ : công nhân kỹ thuật,
sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học. Sự phù hợp giữa ngành nghề đào tạo
và việc làm hiện tại phản ánh tính chất hợp lý của công tác đào tạo và vấn đề sử dụng lao
động.
Tỷ lệ thất nghiệp : Thất nghiệp là tình trạng của những người lao động hiện tại
không có việc làm và có nhu cầu làm việc, có khả năng lao động, đang tích cực tìm việc
hoặc chờ đợi công việc. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị được xác định bằng cách so sánh số
người thất nghiệp với tổng số lao động của đô thị. Tỷ lệ thất nghiệp là tiêu chí phản ánh
tình hình thiếu việc làm ở đô thị.
Những nguyên nhân thất nghiệp có nhiều, trong đó việc tăng khả năng thay thế lao
động bằng máy móc là một nhân tố làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Việc nhà nước thu hồi một
IX
phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp của một số hộ nông dân để xây dựng các công
trình đô thị cũng là một nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp đô thị hiện nay
và tương lai.
Tiêu chí 3. Phát triển kinh tế
1/ Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn
Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn đô thị là một trong những tiêu chí cơ bản phản
ánh quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị là kết quả của việc mở rộng quy mô sản xuất của
các ngành mà cụ thể là sự gia tăng về quy mô lao động, vốn và sự chuyển dịch về cơ cấu
của kinh tế đô thị. Vì vậy, việc đánh giá kết quả các chương trình kinh tế xã hội và các
vấn đề của đô thị cần được đánh giá thông qua sự tăng trưởng GDP đô thị.
Tăng trưởng là điều kiện cần cho sự phát triển, phát triển là sự tăng trưởng cùng với
sự biến đổi về chất của kinh tế đô thị. Biểu hiện cụ thể của sự phát triển là sự biến đổi cơ
cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và sự tăng năng suất lao động.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế còn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố thuộc
nhiều ngành nhiều ngành nghiên cứu khoa học, ngành sản xuất trực tiếp, lĩnh vực đối nội,
đối ngoại, truyền thống, văn hoá... và tài nguyên thiên nhiên
2/ Tỷ trọng các ngành (cơ cấu GDP) trên địa bàn đô thị
Thực trạng và biến động cơ cấu GDP phản ánh chất lượng và xu thế phát triển kinh
tế đô thị. Cơ cấu kinh tế đô thị sẽ chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng nông nghiệp và
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP; giảm tỷ trọng loại hình sản xuất sử
dụng nhiều lao động và tăng tỷ trọng loại hình sử dụng nhiều vốn và công nghệ; chuyển
nền kinh tế sang hướng ngoại, mở rộng giao lưu với bên ngoài, phát huy vai trò của đô thị
đối với khu vực và cả nước.
- Cơ cấu GDP theo ngành, theo lĩnh vực và theo thành phần kinh tế là một tiêu chí
phản ánh đặc trưng nền kinh tế đô thị. Tỷ lệ GDP từng ngành chỉ rõ phương hướng kinh
tế đô thị là công nghiệp hay thương mại dịch vụ. Tỷ lệ GDP các ngành phi nông nghiệp
phản ánh mức độ đóng góp của các ngành phi nông nghiệp vào việc sản xuất GDP và đó
cũng chính là trình độ đô thị hoá của đô thị trên góc độ kinh tế.
4/ GDP bình quân đầu người trong năm của dân cư đô thị
GDP bình quân đầu người được xác định bằng cách so sánh GDP trên địa bàn đô thị
với dân số bình quân trong năm của đô thị. GDP bình quân đầu người là kết quả tổng hợp
X
của lao động là điều kiện để nâng cao mức sống nguời dân. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm
chỉ tiêu GDP bình quân một lao động, được xác định bằng cách so sánh GDP trên địa bàn
đô thị với số lao động bình quân trong năm của đô thị. Thu nhập bình quân một lao động
thực chất là năng suất lao động trung bình ở đô thị cần được xem xét cùng với thu nhập
bình quân đầu người. Năng suất lao động có thể rất cao nhưng thu nhập bình quân đầu
người không cao tương xứng vì tỷ lệ lao động trong dân số ở mỗi đô thị có thể khác nhau.
Tiêu chí 4. Vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị
1/ Ảnh hưởng của đô thị đến sự phát triển vùng và quốc gia
+ Vai trò Trung tâm kinh tế: Vai trò là trung tâm kinh tế của vùng /khu vực hay cả
nước được thể hiện trước hết ở tỷ lệ đóng góp GDP của đô thị cho vùng/khu vực hay nền
KTQD; Tuy nhiên cũng cần so sánh giữa tỷ lệ dân số đô thị với tỷ lệ đóng góp. Tiếp theo
là tỷ lệ đóng góp cho ngân sách, tương tự như vậy cần so sánh với tỷ lệ dân số. Để có tỷ
lệ đóng góp cao cho nền kinh tế, đòi hỏi các ngành kinh tế của đô thị phải có quy mô lớn
và phát triển với tốc độ cao. Để trở thành trung tâm ngành công nghiệp sản xuất chế tạo
hay trung tâm ngân hàng, tài chính, trung tâm thương mại, dịch vụ v.v… Đô thị cần phát
triển số lượng các công ty trong ngành công nghiệp; số lượng các ngân hàng ; số lượng
siêu thị, chợ trung tâm trên địa bàn đô thị.
+ Vai trò Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật
- Khả năng chi phối và quyết sách đối với các hoạt động chính trị, kinh tế trong
vùng và cả nước;
- Số lượng các học viện, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu có
ảnh hưởng quan trọng đối với vùng và cả nước trong việc đào tạo nhân tài, ứng dụng và
nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Trình độ phát triển của các ngành: báo chí, phát thanh, truyền hình; Trung tâm
thông tin (số lượng đầu báo, tạp chí, nhà XB, đài phát thanh, truyền hình, số giờ phát …)
Số chi nhánh, phân xã, văn phòng đại diện của các hãng thông tấn quốc tế…
+ Sự mở rộng địa giới hành chính nội thành
Đô thị hoá được diễn ra theo hai hướng : mở rộng quy mô diện tích đô thị (chiều
rộng) và hoàn thiện, hiện đại hoá, tăng cường các yếu tố đô thị (chiều sâu). Việc mở rộng
quy mô diện tích là biểu hiện trực tiếp của quá trình đô thị hoá và được thể hiện qua việc
hình thành các phường, quận mới, thành phố mới. Việc tăng cường hoàn thiện và hiện đại
XI
hoá các yếu tố đô thi được thể hiện dưới nhiều hình thức như : Sự hình thành các khu đô
thị mới, sự phát triển ngoại thành, sự phát triển cơ sở hạ tầng, tăng mật độ dân số đô thị
v.v… Sự phát triển ngoại thành là tiền đề để mở rộng quy mô nội thành.
Nhóm 2. Đánh giá mức độ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
Tiêu chí 5 . Nhà ở đô thị
Thông thường, nhà ở được hiểu là nơi ở riêng biệt về mặt kiến trúc. Việc xác định
nhà ở không khó khăn vì chúng tách biệt nhau về kiến trúc như các căn hộ tách riêng,
chung tường hay cùng dãy nhà. Quỹ nhà ở là toàn bộ diện tích sàn thuộc tất cả các đối
tượng không phân biệt cấp độ.
Các tiêu chí chủ yếu để đánh giá trình độ phát triển nhà ở đối với một đô thị bao
gồm: Diện tích xây dựng nhà ở bình quân đầu ngưòi (m2 sàn/người); Tỷ lệ nhà ở kiên cố
so với tổng quỹ nhà.
Để tăng cường khả năng phân tích, đánh giá trình độ phát triển nhà ở cần phân tích
bổ sung thêm về sự phát triển của thị trường nhà ở (qua nghiên cứu cung - cầu) và các
khu vực sản xuất nhà ở.
Tiêu chí 6. Y tế đô thị
Cơ sở hạ tầng y tế của đô thị được thể hiện qua số lượng và quy mô các cơ sở y tế
trên địa bàn đô thị. Các tiêu chí cần phân tích : Số bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, tổng
số giường bệnh của các bệnh viện. Ngoài ra để nghiên cứu đầy đủ về năng lực khám chữa
bệnh của hệ thống y tế cần đề cập đến đội ngũ nhân viên y tế như số bác sỹ, y sỹ trên
1000 dân.
Tiêu chí 7. Giáo dục ở đô thị
Cơ sở hạ tầng giáo dục của đô thị được thể hiện qua số lượng và quy mô các
trường đại học, phổ thông, các viện nghiên cứu trên địa bàn đô thị. Quy mô các trường
được thể hiện qua tiêu chí số lượng giáo viên, số lượng học sinh, sinh viên vào trường
hàng năm. Ngoài ra, để nghiên cứu đầy đủ về năng lực của ngành giáo dục cần xem xét
thêm các tiêu chí chất lượng các trường: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên; Tỷ
lệ học sinh/giáo viên.
XII
Tiêu chí 8. Dịch vụ văn hóa, giải trí dành cho cộng đồng
Cơ sở hạ tầng dịch vụ giải trí và dịch vụ dành cho cộng đồng bao gồm: các cung
văn hoá, các điểm vui chơi, công viên cây xanh, công viên nước. Những chỉ tiêu có thể sử
dụng đẻ phân tích: Số điểm dịch vụ giải trí và dịch vụ dành cho cộng đồng/100.000 dân; Số
lượng sân chơi, sân bóng, công viên, thư viện công cộng; Diện tích công viên bình
quân/người. Tỷ lệ dân cư sống gần nơi có các dịch vụ giải trí.
Nhóm 3. Đánh giá mức độ phát triển CSHT kỹ thuật
Tiêu chí 9. Giao thông đô thị
CSHT giao thông đô thị bao gồm: Hệ thống đường đô thị, các công trình giao thông
(cầu, hệ thống chiếu sáng, biển báo) và hệ thống bến bãi (giao thông tĩnh).
Hệ thống đường đô thị chủ yếu là đường bộ được sử dụng cho giao thông nội đô.
Đường phố chính là tất cả đường và phố đã được Sở Giao thông công chính đặt tên,
không bao gồm các ngõ, hẻm. Hệ thống chiếu sáng được coi là một bộ phận không thể
thiếu của giao thông đô thị .
Hệ thống bến bãi đõ xe hay hệ thống giao thông tĩnh trong thành phố là một bộ phận
của CSHT giao thông đảm bảo giao thông đô thị được trật tự văn minh và hiệu quả.
Để đánh giá tổng hợp về trình độ phát triển CSHT giao thông cần xây dựng các tiêu
chí : Tỷ lệ diện tích đất đô thị dành cho giao thông; Mật độ đường chính (tổng chiều dài
đường chính/diện tích), số lượng các công trình giao thông, quy mô vận tải hành khách
và hàng hoá đã thực hiện trong năm. Ngoài ra, để phân tích sâu hơn cần tính đến các tiêu
chí bổ sung như: Cấp độ đầu mối giao thông của đô thị, biến động diện tích đất dành cho
giao thông; Tổng chiều dài và chất lượng đường nội đô; số lượng phương tiện giao thông
trên mỗi km đường ; thời gian trung bình để đi từ nhà đến nơi làm việc của người dân đô
thị.
Tiêu chí 10. Cấp nước đô thị
Nước sạch là một trong những nhu cầu thiết yếu của người dân đô thị có liên quan
đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày và vấn đề vệ sinh môi trường. Khả năng đáp ứng nhu cầu
nước sạch đô thị phụ thuộc chủ yếu vào CSHT cấp nước. CSHT cấp nước bao gồm hệ
thống các nhà máy sản xuất nước sạch, hệ thống đường ống cấp nước.
XIII
Các tiêu chí để phân tích đánh giá trình độ phát triển CSHT cấp nước bao gồm: Số
nhà máy nước hiện có, tổng chiều dài đường ống cấp nước; sản lượng nước cung cấp
bình quân /ngày (m3/ngày). Hai tiêu chí đầu nhằm phản ánh khả năng cung cấp nước của
đô thị, tiêu chí thứ ba phản ánh thực tế cung cấp nước của đô thị.
Thực trạng cung cấp nguồn nước sạch là điều kiện cơ bản cho đời sống sinh hoạt và
vệ sinh môi trường. Các tiêu chí bao gồm: Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch; Khối lượng
nước sạch cung cấp tính bình quân /người/ngày.
Tiêu chí 11. Thoát nước đô thị
Thoát nước thải và nước mưa là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của đô thị và
là vấn đề có liên quan đền môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Khả năng thoát nước mưa
và nước thải đô thị phụ thuộc chủ yếu vào CSHT thoát nước. CSHT thoát nước bao gồm hệ
thống cống thoát, hệ thống các công trình thoát nước như trạm bơm, hồ chữa … Các tiêu
chí cần đề cập là : Tổng chiều dài hệ thống cống thoát nước chính của đô thị trong đó
chiều dài hệ thống cống ngầm; Mật độ đường ống thoát nước chính (Km/Km2), số điểm
thường bị úng ngập trên địa bàn.
Tiêu chí 12. Cung cấp điện và chiếu sáng đô thị
Hệ thống hạ tầng cung cấp điện và chiếu sáng đô thị bao gồm hệ thống máy biến áp,
hệ thống chuyền tải điện năng, hệ thống chiếu sáng v.v... Tuy nhiên đó mới chỉ là những
điều kiện để thực hiện việc cung cấp. Các tiêu chí phản ánh cơ sở hạ tầng cung cấp điện
và chiếu sáng đô thị cần phải đề cập đến những kết quả đã đạt được. Hệ thống tiêu chí để
phân tích bao gồm: Lượng điện năng cung cấp cho sinh hoạt bình quân đầu người
(Kwh/người/năm); Tỷ lệ hè phố chính đước chiếu sáng.
Tiêu chí 13. Bưu điện thông tin liên lạc
Cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông bao gồm chiều dài hệ thống các đường cáp, số
lượng và công suất các tổng đài/trạm thu phát v.v… Kết quả là khả năng trao đổi thông
tin của các tổ chức và cá nhân được biểu hiện qua các tiêu chí : Số máy Điện thoại
/100dân; Số người thường xuyên sử dụng Internet/100dân.
Tiêu chí 14. Vệ sinh môi trường đô thị
Tỷ lệ rác thải thải được thu gom và xử lý
XIV
Mức độ hiện đại và trình độ tổ chức hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải
là điều kiện để hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngoài ra các chương trình tái chế và tái sử
dụng chất thải cũng là một tiêu chí phản ánh trình độ CSHT xử lý chất thải môi trường.
Tuy nhiên các hệ thống và các chương trình mới chỉ là điều kiện. Vì vậy cần đưa vào quá
trình phân tích các tiêu chí kết quả như : Tỷ lệ chất thải rắn, nước thải được thu gom hàng
ngày; Tỷ lệ chất thải rắn, nước thải được xử lý đúng quy cách.
Diện tích cây xanh đô thị tính bình quân đầu người
Diện tích cây xanh là một trong những yêu cầu của công tác thiết kế xây dựng đô
thị, vì đó là yếu tố cảnh quan đồng thời nâng cao chất lượng môi trường.
Cây xanh đô thị bao gồm 4 nhóm chủ yếu : (1) trồng tập trung tại các vườn hoa –
công viên; (2) Trồng tập trung và phân tán trong các khu chức năng : khu ở, khu công
nghiệp, trường học v.v… (3) Cây xanh chuyên môn : nghiên cứu thực vật, cách ly, phòng
hộ có thể trồng tập trung hay phân tán ; (4) Cây xanh trên hè đường phố.
Những tiêu chí cần bổ sung vào phân tích là : Tỷ lệ diện tích đất dành trồng cây
xanh, thảm thực vật; Diện tích đất cây xanh công cộng (trong khu dân dụng); Diện tích
cây xanh, thảm thực vật thực tế ở đô thị vào những thời điểm nhất định.
Diện tích cây xanh đô thị (D) cần được xác định theo công thức : D = Diện tích
trồng tập trung + Diện tích trồng phân tán ; và tất cả cần quy đổi theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra có thể phân tích thêm về số km đường có cây xanh/tổng chiều dài đường bộ;
Nhóm 4. Đánh giá trình độ quản lý đô thị
Ở Việt Nam quan niệm Quản lý đô thị bao gồm : quản lý quy hoạch, quản lý xây
dựng; quản lý đất đai, nhà ở, quản lý hành chính, phối hợp, tuân thủ các quy định; kiểm
soát tài chính; và bảo trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Tiêu chí 15. Trình độ quy hoạch và quản lý quy hoạch
Trình độ quy hoạch
Nội dung của công tác quy hoạch bao gồm: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy
hoạch ngành, (các cấp từ thành phố đến quận, huyện), quy hoạch lĩnh vực (quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch môi trường ), quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung và chi tiết).
Mục tiêu cơ bản của quy hoạch là sử dụng hợp lý các nguồn lực, đảm bảo sự phát triển
đô thị bền vững (về kinh tế, xã hội và môi trường). Các nguồn lực theo nghĩa rộng bao gồm:
không gian, kết cấu hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên. Quy hoạch là sự định hướng, sự bố trí
XV
các yếu tố tự nhiên, xã hội. Quy hoạch đô thị được thực hiện thông qua các quy định của
nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xây dựng và các hoạt động khác của mọi chủ thể có
liên quan đến việc sử dụng không gian, kết cấu hạ tầng đô thị và tài nguyên khác (đất đai,
khoáng sản, nguồn nước, du lịch, văn hoá,...) đã được xác định.
Để đánh giá trình độ quy hoạch của một đô thị cần xem xét các mục dưới đây.
1/ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, thành phố: Là luận
chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp
lý trên địa bàn tỉnh, thành phố, quận, huyện trong một thời gian xác định (theo quy định
là 10 năm). Tiêu chí sử dụng ở đây là đô thị đã có hay chưa có quy hoạch tổng thể kinh tế
xã hội ; và tình hình phát triển kinh tế xã hội có thực hiện theo quy hoạch hay không.
2/ Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp tỉnh, thành phố
Là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý
trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và trên các vùng, lãnh thổ. Tiêu chí sử dụng ở
đây là đô thị đã có hay chưa có quy hoạch các ngành ; và tình hình phát triển ngành có
thực hiện theo quy hoạch hay không.
3/ Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị
Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí
các công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc
chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch xây
dựng và phát triển đô thị gồm 2 nội dung là quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Quy
hoạch chung là những định hướng lớn về mặt xây dựng bao gồm hai nội dung là định hướng
không gian và quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch chi tiết xây dựng và phát triển đô thị là sự
cụ thể hoá quy hoạch chung. Tiêu chí sử dụng ở đây là đô thị đã có hay chưa có quy hoạch
xây dựng; và tình hình phát triển đô thị có theo quy hoạch hay không.
4/ Trình độ kiến trúc mỹ quan đô thị
Trình độ kiến trúc mỹ quan đô thị được biểu hiện thông qua việc bố trí không gian đô
thị gắn liền với với tính hiện đại, tiện nghi của đô thị, sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo
với môi trường thiên nhiên và là cơ sở tổ chức các hoạt đông đô thị hiệu quả và khoa học.
Trình độ kiến trúc mỹ quan đô thị là một yếu tố phản ánh chất lượng đô thị nó phụ thuộc rất
nhiều yếu tố như trình độ quy hoạch, quản lý quy hoạch khả năng tài chính, và trình độ quản
lý đô thị nói chung. Tuy nhiên trình độ kiến trúc và mỹ quan đô thị khó có thể đo lường qua
XVI
những con số cụ thể và vì vậy người ta chỉ cảm nhận được. Hơn nữa, quan niệm về cái đẹp
của mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Những tiêu chí chung mà nhiều người chấp
nhận là : tính hiện đại, tiện nghi, tính hài hoà giữa các yéu tố.
5/ Trình độ sử dụng đất đô thị
Trình độ sử dụng đất đô thị trước hết thể hiện trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là sự định hướng, bố trí sắp xếp, xác định quy mô mục đích sử
dụng từng loại đất trên địa bàn, nhằm tối ưu hoá việc sử dụng quỹ đất trong một tương lai
dài từ 15 đến 20 năm. Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện thông qua các kế hoạch sử
dụng đất hàng năm. Các tiêu chí đánh giá trình độ sử dụng đất là diện tích (m2) từng loại
đất đô thị tính bình quân 1 người hoặc 1000 người và so sánh với tiêu chuẩn xây dựng
đô thị; tỷ lệ từng loại đất so với tiêu chuẩn xây dựng đô thị.
6/ Trình độ quản lý quy hoạch
Trình độ quản lý quy hoạch của một đô thị cần được phản ánh qua một hệ thống
tiêu chí sau đây:
+ Tính hệ thống: Để một đô thị phát triển bền vững công tác quy hoạch cần được
thực hiện đồng bộ và có tính hệ thống. Hệ thống quy hoạch theo cấp quản lý quy hoạch
bao gồm : Quy hoạch cấp thành phố ; Quy hoạch Cấp quận. Hệ thống quy hoạch theo
nội dung bao gồm: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội; Quy hoạch Sử dụng đất; Quy
hoạch giao thông; Quy hoạch ngành/lĩnh vực: quy hoạch các ngành kinh tế; quy hoạch
môi trường; Quy hoạch xây dựng đô thị.
+ Tính đồng bộ của hệ thống lập, phê duyệt và thực thi quy hoạch
Các đô thị cần phải xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý đồng bộ từ lập quy
hoạch đến thực thi quy hoạch với đầy đủ bộ khung pháp lý cần thiết, bộ máy thực hành
có hiệu lực thực thi và cơ chế giám sát điều chỉnh phù hợp. Tính đồng bộ còn thể hiện:
Hệ thống quản lý phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một hệ thống các
biện pháp, và hệ thống cơ quan để thực hiện quy hoạch.
+ Tính công khai và minh bạch
Công khai để dễ thực hiện và tăng trách nhiệm : Về mặt quy trình, tất cả yêu cầu về
trình tự thủ tục, các bước công việc phải được công bố chi tiết, dễ hiểu để nhà đầu tư chuẩn
bị (gặp ai hỏi ai...). Về mặt trách nhiệm, phải luôn có những cơ quan đơn vị cụ thể chịu
trách nhiệm và có cơ quan ra quyết định độc lập khi có khiếu nại tranh chấp .
XVII
Đối với nhà đầu tư, những dự án thiếu công khai minh bạch từ phía Nhà nước về
quy hoạch là những dự án rủi ro cao, và ít hấp dẫn. Đối với Nhà nước, việc quản lý thiếu
công khai minh bạch có thể dẫn đến trì hoãn, sai lầm và các quyết định đưa ra kém chính
xác.
+ Phối hợp các biện pháp quản lý quy hoạch
Quản lý quy hoạch có nhiều biện pháp, cách thức, tuy nhiên phải luôn kết hợp giữa
các biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính. Coi biện pháp kinh tế là đòn bẩy quan
trọng, tính cưỡng chế hành chính là quyền hạn của chủ thể quản lý và là nghĩa vụ phải
thực hiện của đối tượng quản lý.
+ Áp dụng các biện pháp quản lý phát triển đô thị theo quy hoach
Trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội cần đánh giá về các mặt công tác như:
Cấp phép thành lập doanh nghiệp; Cấp đăng ký kinh doanh; Thanh tra kiểm tra các hoạt
động kinh doanh. Trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị cần đánh giá về các mặt
công tác như: Công tác cấp chứng chỉ quy hoạch (giấy phép quy hoạch); Công tác cấp
phép xây dựng; Công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm; Trình độ áp dụng các
biện pháp kinh tế.
Tiêu chí 16. Trình độ quản lý hành chính
Trình độ quản lý đô thị được biểu hiện qua việc tổ chức, trình độ cán bộ quản lý,
mô hình quản lý, công cụ quản lý, phương tiện quản lý mà chính quyền đô thị đang áp
dụng và tổng quát nhất là hiệu quả làm việc của bộ máy. Trình độ cán bộ và trình độ tổ
chức bộ máy quản lý, là cơ sở để áp dụng những mô hình nhất định và ngược lại, mô
hình quản lý mà chính quyền đô thị đang áp dụng cũng phản ánh trình độ tổ chức của bộ
máy. Trình độ tổ chức và mô hình quản lý là cơ sở để áp dụng các công cụ hành chính,
pháp luật, và công cụ kinh tế. Một mô hình tiên tiến là mô hình quản lý đô thị bằng công
cụ pháp luật. Tin học là phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc thực hiện quản lý một cách
có hiệu quả. Như vậy để phản ánh trình độ quản lý có thể sử dụng các tiêu chí như: Mô
hình quản lý mà chính quyền đô thị đang áp dụng, trình độ tin học hoá trong quản lý, tính
chất gọn nhẹ và hiệu quả của bộ máy.
XVIII
PHỤ LỤC 2
(Phụ lụcBan hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCP
ngày 08/03/2002, của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ)
BẢNG 1: ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
THEO YẾU TỐ CHỨC NĂNG - 25 ĐIỂM
Bảng 1.1: Đánh giá theo chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị - 10 điểm
STT Loại
đô thị
Chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng Điểm
1
Đặc
biệt
Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm
tổng hợp cấp quốc gia
10
Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm tổng hợp
cấp quốc gia
7
2
I
Thành phố trực thuộc Trung ương, Đô thị trung tâm tổng hợp
cấp quốc gia
10
Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm chuyên
ngành cấp quốc gia, trung tâm tổng hợp vùng
7
3
II Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh,
đô thị trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia và trung tâm
tổng hợp cấp vùng
10
Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh,
đô thị trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm tổng
hợp cấp tỉnh
7
4
III Thành phố trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp
vùng và trung tâm tổng hợp cấp tỉnh
10
Thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng
hợp cấp tỉnh
7
5
IV Thị xã tỉnh lỵ thuộc tỉnh, đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh 10
Thị xã thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, đô
thị trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh hoặc thị trấn trung tâm
tổng hợp của huyện và trung tâm chuyên ngành của tỉnh
7
6
V
Thị xã thuộc tỉnh, thị trấn huyện lỵ thuộc huyện và là trung
tâm tổng hợp cấp huyện
10
Thị trấn thuộc huyện, đô thị trung tâm chuyên ngành cấp
huyện và trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng
7
XIX
Bảng 1.2: Đánh giá theo chỉ tiêu kinh tế - xã hội - 15 điểm
Loại đô thị
Chỉ tiêu
Đặc
biệt
I
II II IV V
Điểm
1
Tổng thu ngân sách
trên địa bàn (tỷ
đồng/năm)
>1000 500 ≥100 tỷ 40 tỷ ≥ 20 tỷ 10 tỷ 3
700 350 70 tỷ 28 tỷ 14 tỷ 7 tỷ 2,1
2
Thu nhập bình quân
đầu người năm
USD/ng
>1000 900 600 500 400 ≥ 300 3
700 630 420 350 280 210 2,1
3
Cân đối thu chi
ngân sách (chi
thường xuyên)
Cân đối
dư
Cân đối
dư
Cân đối
dư
Cân đối
dư
Cân đối
dư
Cân đối
đủ hoặc
dư
2
Cân đối
đủ
Cân đối
đủ
Cân đối
đủ
Cân đối
đủ
Cân đối
thiếu <
20%
Cân đối
thiếu <
30%
1,4
4
Mức tăng trưởng
kinh tế trung bình
năm (%)
Trên
10%
9% 7% 6% 5% 4% 3
Trên
7%
6,3% 4,9% 4,2% 3,5% 2,8% 2,1
5 Tỷ lệ các hộ nghèo
(%)
Dưới
7%
Dưới
9%
Dưới
10%
Dưới
12%
Dưới
15%
Dưới
17%
2
Dưới
10%
Dưới
13%
Dưới
15%
Dưới
17%
Dưới
20%
Dưới
25%
1,4
6
Trên
2,2%
Trên
2,0%
Trên
1,8%
Trên
1,6%
Trên
1,4%
Trên
1,2%
1,4
Mức tăng dân số
hàng năm (%),
trong đó mức tăng
dân số tự nhiên
phải đảm bảo chỉ
tiêu kế hoạch hoá
phát triển dân số
của mỗi địa phương
Trên
1,5%
Trên
1,4%
Trên
1,2%
Trên
1,1%
Trên
1,0%
Trên
0,9%
1,4
XX
BẢNG 2: ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ THEO YẾU TỐ TỶ LỆ
LAO ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP TRONG TỔNG SỐ LAO ĐỘNG - 20 ĐIỂM
TT Điểm Chỉ tiêu lao động nông nghiệp %
Loại đô thị 65 70 75 80 85 90 100
1 Đặc biệt 14 20
2 I 14 20 20
3 II 14 20 20 20
4 III 14 20 20 20 20
5 IV 14 20 20 20 20 20
6 V 14 20 20 20 20 20 20
BẢNG 3.1: ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
THEO YẾU TỐ CƠ CỞ HẠ TẦNG - 30 ĐIỂM
TT Các chỉ tiêu Thang
điểm
Điểm Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại đô thị
1 Nhà ở 5 A 5,0
B 3,5
2 Công trình cộng cộng 4 A 4,0
B 2,8
3 Giao thông 5 A 5,0
B 3,5
4 Cấp nước 4 A 4,0
B 2,8
A. Đạt được hoặc vượt các tiêu
chuẩn quy phạm, quy chuẩn thiết kế
quy hoạch xây dựng và các quy
định hiện hành các loại đô thị
5 Cấp điện, chiếu sáng 3 A 3,0
B 2,1
6 Thoát nước mưa, nước
bẩn
4 A 4,0
B 2,8
7 Thông tin Bưu điện 2 A 2,0
B 1,4
8 Vệ sinh môi trường đô
thị
3 A 3,0
B 2,1
B. Đạt mức tối thiểu bằng 70% so
với quy định của quy chuẩn, tiêu
chuẩn, quy phạm thiết kế quy hoạch
xây dựng và các quy định hiện hành
các loại đô thị
XXI
BẢNG 3.2: CÁC CHỈ TIÊU VỀ NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
TT Chỉ tiêu Đơn vị Đô thị
Đặc biệt I II III IV V
1
Diện tích xây dựng
nhà ở
M2
sàn/ng
10 10 10 12 12 12
2
Tỷ lệ nhà ở kiên cố
so với tổng quỹ nhà
%
Trên 60 60 60 40 40 30
3
Đất xây dựng công
trình cộng cộng cấp
khu ở
M2/ng 1,5-2,0 1,5-2,0 1,5-
2,0
1-1,5 1-1,5 1-1,5
4
Chỉ tiêu đát dân
dụng
M2/ng 54-61 54-61 54-
61
61-
78
61-
78
>80
5
Đất xây dựng công
trình phục vụ cộng
cộng cấp đô thị
M2/ng 4-5 4-5 4-5 3-5 3-4 3-3,5
BẢNG 3.3: CÁC CHỈ TIÊU VỀ GIAO THÔNG
TT Chỉ tiêu Đơn vị Đô thị
Đặc biệt I II III IV V
1
Đầu mối giao thông Cấp Quốc tế;
Quốc
gia
Quốc tế;
Quốc gia
Quốc
gia,
Vùng
Vùng;
Tỉnh
Tỉnh;
tiểu
vùng
Tiểu
vùng
2
Tỷ lệ Giao thông đô
thị so với đất xây
dựng đô thị
%
24-26 23-25 21-23 18-20 16-18 16-18
3
Mật độ đường chính
(đường rải nhựa)
Km/
Km2
4,5-5 4,5-5 4,5-5 3,5-4 3,5-4 3-3,5
4
Tỷ lệ vận tải hành
khách công cộng tối
thiểu
%
10 6
4
2
0
0
XXII
BẢNG 3.4: CHỈ TIÊU CẤP NƯỚC
TT Chỉ tiêu Đơn vị Loại đô thị
Đặc
biệt
I II III IV V
1
Tiêu chuẩn cấp
nước sinh hoạt
Lít/ng/ngày 150 120 100 80 80 80
2
Tỷ lệ dân số
được cấp nước
sạch
%
80 80 70 70 60 50
BẢNG 3.5: CHỈ TIÊU THOÁT NƯỚC
TT Chỉ tiêu Đơn vị Loại đô thị
Đặc
biệt
I II III IV V
1
Mật độ đường ống thoát nước
chính
Km/km2 4,5-5 4,5-
5
4,5-
5
3,5-
4
3,5-
4
3-
3,5
2
Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và
xử lý
%
80 80 60 60 30 20
BẢNG 3.6: CHỈ TIÊU VỀ CẤP ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ
TT Chỉ tiêu Đơn vị Loại đô thị
Đặc
biệt
I II III IV V
1
Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt Kwh/ng/
năm
>1000 1000 700 700 350 250
2
Tỷ lệ đường phố chính được
chiếu sáng
%
100 100 95 90 85 80
BẢNG 3.7: CHỈ TIÊU VỀ THÔNG TIN VÀ BƯU ĐIỆN
T Chỉ tiêu Đơn vị Loại đô thị
Đặc
biệt
I
II III IV V
1
Bình quân số máy trên số
dân
Máy/100 ng 10 8
8
6
6
4
XXIII
BẢNG 3.8: CHỈ TIÊU VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TT Chỉ tiêu Đơn vị Loại đô thị
Đặc
biệt
I
II III IV V
1
Đất cây xanh
toàn đô thị
M2/người >15 >10 >10 >10 7-10 7
2
Đất cây xanh
công cộng
(trong khu dân
dụng)
M2/ng 8
8
7
7
7
4
3
Tỷ lệ rác và
chất thải rắn
được thu gom,
xử lý bằng
công nghệ
thích hợp
%
100 90 90 90 80 65
BẢNG 4: ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ THEO YẾU TỐ QUY
MÔ DÂN SỐ ĐÔ THỊ - 15 ĐIỂM
TT Điểm Quy mô dân số đô thị - 1000 người
Loại đô thị 4 50 100 250 500 1500 >1500
1 Đặc biệt 10 15
2 I 10 15 15
3 II 10 15 15 15
4 III 10 15 15 15 15
5 IV 10 15 15 15 15 15
6 V 10 15 15 15 15 15 15
BẢNG 5: ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ THEO YẾU TỐ MẬT
ĐỘ DÂN SỐ ĐÔ THỊ - 10 ĐIỂM
TT Điểm Đơn vị ng/km2
Loại đô thị
4000 6000 8000 10000 12000 15000 >15000
1 Đặc biệt 7 10
2 I 7 10 10
3 II 7 10 10 10
4 III 7 10 10 10 10
5 IV 7 10 10 10 10 10
6 V 7 10 10 10 10 10 10
XXIV
BẢNG 6: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ.
Các chỉ tiêu
TT
Các yếu tố đánh giá
Đơn vị
Thang
điểm Hiện
trạng
QHXD
đợt đầu
Tổng
số điểm
1 Chức năng 25 17-25
2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp % 20 15-20
3 Cơ cở hạ tầng 30 21-30
3.1. Nhà ở
3.2. Công trình công cộng
3.3. Giao thông
3.4. Cấp nước
3.5. Cấp điện, chiếu sáng
3.6. Thoát nước
3.7. Thông tin liên lạc
3.8. VSMT đô thị
4 Dân số Người 15 10-15
5 Mật độ dân số Ng/km2 10 7-10
Tổng cộng 100 70-100
XXV
PHỤ LỤC 3.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HÀ NỘI CHỤP TỪ VỆ TINH
Ảnh 1. Tổng quan Thành phố Hà Nội
XXVI
Ảnh 2. Khu vực Hồ Hoàn Kiếm
XXVII
Ảnh 3. Khu vực Quận Ba Đình
XXVIII
Ảnh 4. Khu vực phố cổ Hà Nội
XXIX
Ảnh 5. Khu vực Quận Long Biên
XXX
Ảnh 6. Khu vực Hồ Ba Mẫu
XXXI
Ảnh 7. Khu vực Mỹ Đình
XXXII
Ảnh 8. Khu đô thị Đền Lừ, Quận Hoàng Mai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_do_thi.pdf