Luận văn Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện từ tháng 10/2008 đến tháng 5/2009. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, có một số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý. Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới. Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Kết quả trên đây của quá trình công nghiệp hóa tất yếu gắn liền sự hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp, các khu thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới. Điều đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở rộng quy mô của các khu đô thị đã có. Do vậy, có thể khẳng định rằng đô thị hoá là một quá trình tất yếu và phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình thành các khu công nghiệp mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có là một xu hướng tất yếu. Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, chúng ta không thể phủ nhận được rằng; trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái nguyên đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần và các dịch vụ khác cũng ngày ngày càng cao, quá trình công nghiệp hoá trong tỉnh đang diễn ra khá mạnh mẽ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên với 10 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, do đó quá trình công nghiệp hoá ở huyện Phổ Yên cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ. Sự hình thành các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới trong thời gian qua là một xu hướng tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đồng thời với các khu công nghiệp mới vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Đời sống kinh tế - xã hội của người dân sau khi giao đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên”. MỤC LỤC Lời cam đoan . i Lời cảm ơn . ii Mục lục iii Danh mục ký tự viết tắt vii Danh mục bảng biểu . viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài . . 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2 2.1. Mục tiêu chung . 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu . 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 3 5. Bố cục của luận văn . 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 5 1.1.1. Cơ sở khoa học về công nghiệp hoá, khu công nghiệp, kinh tế hộ nông dân và ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến kinh tế hộ nông dân 1.1.1.1. Công nghiệp hoá và vai trò của công nghiệp hoá với phát triển kinh tế - xã hội 5 1.1.1.2. Khu công nghiệp, vai trò của khu công nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 7 1.1.1.3. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân . 10 1.1.1.4. Tính tất yếu phải phát triển các KCN ở vùng nông thôn . 15 1.1.1.5. Tác động của các KCN tới đời sống hộ nông dân 17 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 23 1.1.2.1. Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp . 23 1.1.2.2. Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam 26 1.1.2.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở một số địa phương 28 1.1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phổ Yên . 31 1.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32 1.2.1 Các câu hỏi đặt ra . 32 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận . 33 1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 33 1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu . 37 1.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 37 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38 1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá 38 1.2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh những ảnh hưởng của các khu công nghiệp tới kinh tế hộ . 38 Chương 2 THỰC TRẠNG ẢNH HưỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN THÁI NGUYÊN 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 39 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên . 39 2.1.1.1. Vị trí địa lý . 39 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình 39 2.1.1.3. Đặc điểm điều kiện đất đai 40 2.1.1.4. Đặc điểm điều kiện khí hậu - thuỷ văn . 43 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 44 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động . 45 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng 47 2.1.2.3. Kết quả sản xuất . 49 2.1.2.4. Thực trạng mức sống dân cư . 52 2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 54 2.2. ẢNH HưỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN . 56 2.2.1. Thực trạng phát triển các KCN của huyện Phổ Yên . 56 2.2.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên . 56 2.2.1.2. Chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên 60 2.2.1.3. Các chính sách giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống người dân vùng ảnh hưởng . 61 2.2.1.4. Kết quả phát triển các khu công nghiệp huyện Phổ Yên . 65 2.2.2. Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân 68 2.2.2.1. Ảnh hưởng đến đất đai của hộ điều tra 68 2.2.2.2. Ảnh hưởng đến ngành nghề của hộ 71 2.2.2.3. Ảnh hưởng đến lao động của hộ 74 2.2.2.4. Ảnh hưởng đến việc làm của lao động ở các hộ điều tra 81 2.2.2.5. Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ 85 2.2.2.6. Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ . 96 2.2.2.7. Ảnh hưởng đến môi trường 99 2.2.2.8. Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội 101 2.2.3. Đánh giá chung những ảnh hưởng của khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân . 103 2.2.3.1 Ảnh hưởng tích cực . 103 2.2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực 104 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN 3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP . 107 3.2. ĐỊNH HưỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHỔ YÊN . 108 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CHO HỘ NÔNG DÂN . 109 3.3.1. Các giải pháp chung . 109 3.3.1.1. Giải pháp lao động - việc làm 110 3.3.1.2. Giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp 111 3.3.1.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng . 111 3.3.1.4. Giải pháp về vốn 112 3.3.1.5. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường . 112 3.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với các nhóm hộ . 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN . 116 2. KIẾN NGHỊ 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf146 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c; hàm lượng lưu huỳnh trong diezen chiếm từ 0,5-1% so với 0,05% ở các nước trong khu vực) là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm. Kết quả quan trắc môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cũng cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên tục, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5 - 4,5 lần. Trong đó, gia tăng đặc biệt mạnh là các khu vực: Thị trấn Ba hàng, xã Trung Thành, xã Đắc Sơn….Bên cạnh đó các vấn đề ô nhiễm về môi trường đất, nước cũng đang làm cho người dân nơi đây phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh, sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở các KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Các cở sở sản xuất công nghiệp ở Phổ Yên đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải do vậy mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ là rất nặng. Hiện nay, vấn đề môi trường là vấn đề chung của tất cả các quốc gia chứ không phải vấn đề riêng của một quốc gia, một khu vực hay một địa phương nào, vì nó là một nhân tố vừa trực tiếp, vừa gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng nói chung và các hộ gia đình nói riêng. Có thể nói sự đánh giá của những người dân nơi đây đã phần nào cho chúng ta thấy được mặt trái của việc xây dựng các nhà máy, các KCN đến đời sống người dân vùng ảnh hưởng. Vì vậy các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cần phải suy nghĩ và hành động như thế nào để khi phát triển các KCN thì trước hết phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. 2.2.2.8 Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội Việc thu hồi đất của các hộ dân để xây dựng các nhà máy, các KCN đã ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề xã hội của người dân, trước hết đánh giá trên góc độ tích cực, khi các KCN được hình thành thì đường xá giao thông ở các địa phương cũng được hoàn thiện hơn, đời sống của người dân, khả năng tiếp cận thị trường của người dân được nâng lên… mức độ nhận thức của người dân cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nhất là trong cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 nhìn nhận vai trò, vị trí của người phụ nữ nông thôn trong xã hội hiện nay tăng lên. Quan niệm muốn có con trai trong các gia đình đã phần nào giảm xuống. Các bậc cha mẹ đã nhận thức đúng đắn hơn trong việc đầu tư cho con cái học hành. Nếu như trước kia huyện Phổ Yên chỉ có một số xã, thị trấn tiêu biểu như thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông, xã Đồng Tiến, Hồng Tiến…có tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ là nhiều nhất thì hiện nay các xã như Phúc Thuận, Phúc Tân, Minh Đức… tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ cũng ngày một tăng lên. Ngoài ra, nhờ sự phát triển của các KCN mà người dân còn được sử dụng một số dịch vụ công cộng tốt hơn như: đường xá giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc nhanh, phúc lợi xã hội được cải thiện (con em của các hộ gia đình nghèo được quan tâm hơn trong vấn đề giáo dục, người già neo đơn được chăm lo hơn)… Đánh giá trên góc độ tiêu cực, do sự du nhập của lối sống thành thị đã làm cho một số truyền thống văn hoá của địa phương bị mai một dần, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm có phần bị tổn hại. Một bộ phận thanh thiếu niên tiếp thu nhanh xu thế hiện đại nên có những quan điểm đi ngược lại với thế hệ người cao tuổi đang cố giữ những giá trị văn hoá truyền thống dẫn đến nhiều mâu thuẫn. Do quá trình thu hồi đất để xây dựng các nhà máy, KCN diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện nên một số xã có địa điểm thuận lợi, nhu cầu về nhà ở tăng vọt như xã Thuận Thành, Đồng Tiến, Trung Thành… làm cho giá đất đã tăng đột biến, vì thế đã có rất nhiều gia đình, anh em, cha con, hàng xóm tranh chấp, mâu thuẫn cũng chỉ vì những khoản tiền đền bù. Xã Thuận Thành do đặc điểm của xã là có đường tỉnh lộ chạy qua và có KCN được xây dựng trên diện tích đất bị thu hồi là khá nhiều nên số tiền đền bù theo đó cũng tương đối lớn, kéo theo đó là các vụ kiện cáo xảy ra tương đối nhiều mà chủ yếu là tranh chấp đất đai của anh em, bố con, làng xóm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Bên cạnh đó nhiều hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã khiến cho nhiều người không có việc làm và đổ xô ra các thành phố lớn như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng kiếm sống, gây áp lực cho các thành phố về nhà ở, việc làm, các tệ nạn xã hội… Không những thế tình trạng “nhàn cư vi bất thiện” đã xuất hiện những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp ở một số xã như xã Trung Thành, xã Thuận Thành, thị trấn Ba Hàng, tệ nạn mại dâm ở xã Trung Thành đang nổi lên như là một điểm nóng trên địa bàn huyện Phổ Yên. Đặc biệt là một bộ phận tầng lớp thanh thiếu niên ăn chơi, đua đòi đã xa ngã vào các tệ nạn xã hội. 2.2.3. Đánh giá chung những ảnh hƣởng của khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân 2.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực Một là, việc xây dựng các KCN góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác. Các KCN phát triển mạnh mẽ làm diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ nông dân đã hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn quả đặc sản, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả được mở rộng. Cũng do quá trình xây dựng các KCN mà dân cư đô thị được mở rộng, đời sống người dân cũng được tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản có chất lượng cao được tăng lên đáng kể. Giá bán các loại quả đặc sản từ đó cũng được nâng cao làm tăng giá trị thu được từ vườn quả, tăng thu nhập cho người nông dân. Hai là, các KCN đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người dân, góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần, thúc đẩy công nghiệp nông thôn ngày càng phát triển. Đây là một cơ hội tốt mà chính quyền và người dân địa phương cần phải tận dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Ba là, Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ là yếu tố cơ bản cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng hoàn toàn hợp lí, phù hợp với xu thế chung của các quốc gia phát triển. Đó là tăng giá trị ngành công nghiệp, TTCN và dịch vụ, từng bước giảm dần giá trị của ngành nông nghiệp. Bốn là, Mở rộng qui mô, chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn; nâng cao trình độ văn hoá cho người dân. Việc phát triển các KCN ở những vùng nông thôn làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân. Trình độ dân trí của người nông dân mỗi ngày được nâng cao do họ thường xuyên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, với khoa học kĩ thuật hiện đại. Do đó người nông dân ngày càng thể hiện được tính năng động, chủ động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham học hỏi, tìm tòi những qui trình kĩ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ngày càng hợp lí và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông nghiệp cũng nhờ vậy mà ngày càng phát triển. Như vậy, ảnh hưởng tích cực của các KCN đến đời sống kinh tế xã hội hộ nông dân là rất lớn, nó góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Do đó, các hộ nông dân cũng như các ban ngành đoàn thể cần phải phối hợp hài hoà, hợp lí, đồng bộ trong hầu hết công việc để phát huy những ảnh hưởng tích cực đó đến đời sống kinh tế hộ. 2.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực Ngoài những ảnh hưởng tích cực như phân tích ở trên thì sự phát triển các KCN còn có những tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm qui mô sản xuất nhỏ lại. Quá trình CNH diễn ra, các khu đô thị, khu công nghiệp, các tuyến đường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 liên tỉnh... liên tiếp được xây dựng trên địa bàn huyện Phổ Yên, hầu hết lấy từ diện tích đất nông nghiệp. Tới đây, diện tích đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên sẽ lại tiếp tục bị thu hẹp, dự án gần nhất trong tương lai sẽ là xây dựng khu đô thị, đường quốc lộ 3 mới... Do đó, qui mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị giảm, làm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh nhai. Lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, hầu hết chưa qua đào tạo tay nghề. Nếu bị thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là những người đã có tuổi, chỉ quen với công việc đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc làm những việc không có tính ổn định lâu dài. Đây là một vấn đề nan giải mà Đảng và Nhà nước cần chú tâm giải quyết. Hai là, tác động đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của người dân địa phương. Phổ Yên là huyện công - nông nghiệp, vấn đề môi trường ở đây cũng đã và đang xuất hiện những dấu hiệu bất cập được xem xét cả trên 3 góc độ là ô nhiễm không khí, tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước, rác thải. Các công ty, xí nghiệp mọc lên, dân cư đông đúc nên nước thải ra nhiều, làm cho môi trường đất thay đổi, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Năng suất lúa cũng như nuôi trồng thủy sản vì vậy bị giảm đi nhiều. Các cơ sở sản xuất TTCN cũng đã và đang đưa vào môi trường một lượng chất thải khá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như sức khoẻ con người. Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình xây dựng các KCN. Nhiều nông dân nhất là tầng lớp thanh niên đã di chuyển sang khu vực khác làm giảm lao động nông nghiệp. Như vậy, nếu xét riêng ở lĩnh vực sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều hộ nông dân huyện Phổ Yên hiện nay vào thời điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các địa phương khác với chi phí cao: Năm 2007 thuê cấy là 50.000 đồng/công, thuê gặt là 70.000 đồng/công. Nhưng xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đây là một hiện tượng tích cực, nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Bốn là, những nét đẹp truyền thống bị tổn hại, tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng. Việc phát triển các KCN sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc gia tăng gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân; về mặt trị an xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó không gây nhiều biến động lớn nhưng đối với người dân thì nó gây ra không ít các ảnh hưởng không tốt. Tóm lại, xây dựng và phát triển các KCN là một xu hướng tất yếu cho sự phát triển của mỗi địa phương, nhưng những mặt tích của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và qui hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực từ việc xây dựng các KCN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN VÙNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN 3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Phát triển kinh tế xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị; tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Hình thành hệ thống các KCN hợp lí trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn huyện, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong huyện, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỉ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 1, Phát triển các KCN phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. 2, Phát triển các KCN phải đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; đảm bảo kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước CNH và HĐH nông thôn. 3, Phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai. 4, Xác định thị trường cho phát triển các KCN trên địa bàn chủ yếu là ngoại tỉnh. Bên cạnh đó cần thiết hình thành một số KCN có quy mô hợp lí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 (nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các KCN, khai thác tốt các nguồn lực trong và ngoài tỉnh. 5, Phân bố các KCN hợp lí tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng. 6, Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển KCN để tạo sự phát triển hài hoà, đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực. 3.2. ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHỔ YÊN Để phát triển bền vững nông thôn trong quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp huyện đã có các định hướng cơ bản như sau: Thứ nhất, cần phải xác định rõ qui hoạch phát triển các khu công nghiệp cho từng địa phương trong toàn vùng và tuân thủ nghiêm ngặt qui hoạch đó trong quá trình thực hiện. Không đơn giản chỉ là hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy đất trồng lúa làm khu công nghiệp như hiện nay mà phải cấm hẳn việc làm đó. Chỉ qui hoạch khu công nghiệp ở những vùng đất trồng hoa màu hoặc đất không thể tưới tiêu chủ động cho dù nó có thể ở xa khu dân cư hay đường giao thông cũng vậy. Bởi vì chi phí để làm đường vào khu công nghiệp cũng như chi phí cho đi lại của công nhân sẽ là không đáng kể nếu so với chi phí về thời gian thâm canh, làm thuỷ lợi và lao động kết tinh vào trong độ phì của những mảnh đất đó. Thứ hai, phải coi khâu thẩm định chặt chẽ những tác động về môi trường của từng xí nghiệp và toàn bộ khu công nghiệp đối với nguồn nước cũng như không khí ở các khu vực liên quan là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tác động tiêu cực của quá trình phát triển các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 trường sinh thái nói chung và làm suy giảm tính bền vững của cả môi trường đất, địa chất nói riêng, đặc biệt là ở những khu công nghiệp được xây dựng trên đất nông nghiệp bị thu hồi một cách tự phát, không theo quy hoạch. Tại nhiều khu công nghiệp mới được hình thành từ thu hồi đất nông nghiệp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà vấn đề xử lí chất thải rắn như chưa được thực hiện đúng quy cách, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, đến sức khoẻ của con người. Hầu hết chất thải rắn nguy hại chưa được phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt, chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, chưa vận hành đúng qui trình nên đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Phát triển các khu công nghiệp có nghĩa là phát triển và xây dựng các khu nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, kho, bến bãi,…tại các khu công nghiệp. Hầu hết các khu công nghiệp được xây dựng bám theo các tuyến quốc lộ và nằm sát khu dân cư nên tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường qua khói, bụi là điều khó tránh khỏi. Thứ ba, phải gắn việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp với đảm bảo tính bền vững về chính trị - xã hội. Thứ tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp phải đảm bảo giữ gìn và củng cố liên minh công - nông và quan hệ giữa Nhà nước và nông dân. Liên minh này chẳng những là nòng cốt, là lực lượng cơ bản nhất trong khối đại đoàn kết toàn dân mà còn là những lực lượng sản xuất to lớn và quyết định nhất tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ sở kinh tế…của cả chế độ trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN VÙNG ẢNH HƢỞNG 3.3.1. Các giải pháp chung Việc xây dựng và phát triển các KCN tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 ở các hộ nông dân, chúng tôi thấy để nâng cao đời sống của hộ nông dân trong điều kiện các KCN đang được quy hoạch, xây dựng và phát triển mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trong khuôn khổ luận văn, tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu; một mặt nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, mặt khác phát huy những tác động tích cực. Sau đây là một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm. 3.3.1.1. Giải pháp lao động - việc làm Một nguyên nhân khiến cho người dân sau thu hồi đất khó tìm được công việc mới thích hợp cũng như khó thích nghi với công việc mới là do trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn của họ còn nhiều hạn chế, để khắc phục được tình trạng này cần thực hiện giải pháp sau: - Cần xây dựng chiến lược mang tính kịp thời cũng như lâu dài về đào tạo việc làm cho người lao động sau thu hồi đất gắn với chiến lược của thời kỳ CNH - HĐH. - Hỗ trợ học phí cho con em trong diện bị thu hồi đất, đồng thời khuyến khích các lao động tham gia vào các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, nhằm nâng cao tay nghề để họ có thể chuyển đổi ngành nghề. - Mở rộng quy mô cũng như chất lượng các cơ sở đào tạo nghề để giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tìm kiếm được những công việc phù hợp, mang tính ổn định. - Cần có sự phối kết hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để thực hiện công tác đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và sau khoá đào tạo những lao động này sẽ được nhận vào các doanh nghiệp để làm việc. - Cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… - Đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức tín dụng thích hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 3.3.1.2. Giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp Đây là một trong những giải pháp có tính hiệu quả hiện nay trong việc giải quyết vấn đề lao động nông thôn sau thu hồi đất, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để phát triển được các ngành nghề phi nông nghiệp cần phải: - Hỗ trợ các hộ dân phát triển các ngành nghề truyền thống thông qua việc khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương, đồng thời mở thêm các ngành nghề mới nhằm tạo thêm nhiều việc làm. - Cấp đất ở những nơi thuận tiện trong việc kinh doanh, buôn bán cho những hộ dân bị thu hồi đất để họ chuyển đổi ngành nghề nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập. 3.3.1.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng Để có thể nâng cao được kết quả và hiệu quả kinh tế trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, các hộ cần lựa chọn cây trồng phù hợp với chất đất của mình nhất, tìm được giống cây có năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Nếu các hộ bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng đất rõ rệt. Để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần điều tra khảo sát mẫu đất từ đó, quy hoạch cụ thể vườn cây, các khu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau an toàn; hỗ trợ các cây giống có năng suất và chất lượng cao. Tổ chức các lớp học tập huấn về qui trình chăm sóc rau an toàn, giới thiệu kịp thời loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho người nông dân. Ở tầm vi mô , các hộ nông dân cần chủ động và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những nơi thích hợp. Tăng cường đầu tư vốn, quản lí và chăm sóc vườn cây, đặc biệt là thời kì kiến thiết cơ bản. Tuân thủ đúng với quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn về tỉ lệ cây trồng, phần bón, phun thuốc. Tìm hiểu và xác định đúng loại sâu bệnh trên cây, từ đó có biện pháp xử lí chính xác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 Ở những mảnh ruộng không thuận cho việc trồng lúa do không đủ nước tưới, người dân có thể trồng các loại rau cung cấp cho thị trường: rau muống, rau ngót, rau mồng tơi ... Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần đặc biệt chú ý đến hệ thống các công trình chung phục vụ sản xuất như các công trình thuỷ lợi, điện, đường giao thông ... đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ, nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi chuyển đổi cần tuyệt đối tránh việc làm ảnh hưởng đến sản xuất của các hộ xung quanh do không tính toán trước khi chuyển đổi. 3.3.1.4. Giải pháp về vốn Để tạo điều kiện cho những lao động sau thu hồi đất chuyển đổi ngành nghề và tạo thu nhập ổn định thì cần phải có chính sách hỗ trợ về vốn. Nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng. Như vậy, để phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như kinh tế nói chung cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng cao thu nhập cho hộ. Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và quĩ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nước cần tăng cường vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những hộ chuyển đổi cây ăn quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch, tiền đầu tư ban đầu lại khá lớn. 3.3.1.5. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường Năng suất và chất lượng của các mặt hàng nông sản liên quan nhiều đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân có liên quan trực tiếp tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước, không khí. Vì vậy, để giải quyết về vấn đề ô nhiễm môi trường nước, điều cần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 thiết là phải có kế hoạch tập trung các khu công nghiệp, khu dân cư, xây dựng hệ thống thoát nước một cách khoa học để tạo điều kiện dễ dàng hoạt động xử lí nước thải. Đối với doanh nghiệp không thực hiện các qui định về xử lí nước thải do địa phương đề ra thì doanh nghiệp đó phải chịu phạt nhất định về kinh tế hoặc về các thủ tục hành chính (chẳng hạn như sau khi được phổ biến mà sau 3 tháng vẫn không chấp hành các tiêu chuẩn về xử lí nước thải sẽ bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh). Để có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần nâng cao nhận thức của người dân bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nước. Người dân không nên đưa nước thải trực tiếp ra hệ thống mương của huyện. Chính quyền huyện cần nâng cấp và làm mới hệ thống cống cũng như xây dựng nhà máy xử lí nước thải của người dân cũng như của các cơ sở TTCN, các khu công nghiệp và đô thị. Chính quyền huyện cần phải có những báo cáo về tình trạng ô nhiễm môi trường nước do khu công nghiệp mới xây dựng gây nên, yêu cầu họ phải có biện pháp xử lí nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường. Việc này cần phải có sự liên kết với các cơ quan, đơn vị liên quan. 3.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với nhóm hộ Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của các KCN tới đời sống hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên, tôi đề xuất một số giải pháp sau:  Giải pháp đối với nhóm hộ 1 Đây là nhóm chủ yếu bị thu hồi đất nông nghiệp, qua nghiên cứu tình hình thực tế cho thấy nó có ảnh hưởng rất lớn của quá trình thu hồi đất, giải pháp đối với nhóm này như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 - Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành nghề: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người dân do đó khi bị thu hồi nó ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, việc làm cũng như thu nhập của hộ. Chính vì vậy, sau thu hồi đất số lao động mất việc làm, thiếu việc làm gia tăng, do đó giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề trở nên cấp thiết, giải pháp này nhằm tập trung vào các nghề có tính chất ổn định, thu nhập thường xuyên và thu hút nhiều lao động tham gia. Để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, ngành nhằm tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các ngành nghề mà người dân tham gia. - Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động: Để bắt nhịp với sự thay đổi của môi trường làm việc mới, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm kiếm được việc làm phù hợp với bản thân thì cần đào tạo nghề cho họ theo các hướng sau: Mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại nhà máy, đào tạo cho họ một số khâu sản xuất cơ bản để họ có thể làm được việc ngay; Đào tạo theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, số lao động này sau khi được đào tạo sẽ quay trở lại làm việc cho các doanh nghiệp đó. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá: Tập trung thâm canh trên diện tích đất nông nghiệp còn lại sau khi đã bị thu hồi cho việc xây dựng KCN, chuyển đổi cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi, có sự đầu tư đúng hướng trong nông nghiệp, từng bước hình thành một số mô hình trang trại sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất nông sản tập trung, chuyển đổi cây có hiệu quả thấp sang cây có hiệu quả cao hoặc chuyển thành vùng nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung hoặc bán tập trung. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ về giống cây, con vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, từng địa phương. - Hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ, nhằm giúp họ có được những nguồn vốn để đầu tư chuyển đổi ngành nghề, tạo thu nhập bù vào diện tích đất đã mất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115  Giải pháp đối với nhóm hộ 2 Đây là nhóm chịu tác động nhiều nhất của quá trình thu hồi đất, họ không những bị thu hồi đất sản xuất mà họ còn bị thu hồi đất thổ cư và đất vườn tạp, chính vì vậy sau thu hồi đất đời sống của hộ thay đổi tương đối lớn. Để khắc phục những khó khăn của họ sau thu hồi đất cần phối hợp thực hiện các giải pháp sau: - Ổn định nơi tái định cư cho hộ, ưu tiên tạo quỹ đất tái định cư ở những nơi có điều kiện thuận lợi để hộ phát triển các ngành nghề kinh doanh phi nông nghiệp. - Đào tạo nghề theo khả năng và theo nhu cầu của xã hội, hỗ trợ và định hướng việc làm cho những lao động sau thu hồi đất. - Hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho họ vay vốn ưu đãi để phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh sau khi chuyển đến nơi tái định cư. - Hướng dẫn các hộ sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý, hiệu quả bởi hầu hết các hộ thuộc nhóm này sau thu hồi đất họ chưa có định hướng đầu tư vào đâu mà chủ yếu gửi tiền đền bù vào ngân hàng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006 đến năm 2008 và ảnh hưởng của các KCN đến đời sống hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:  Phổ Yên là huyện trung du và là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là nơi có môi trường đầu tư thuận lợi với nhiều tiềm năng, cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong 3 năm qua, huyện Phổ Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp doanh nghiệp, khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, qui hoạch chung và qui hoạch chi tiết các KCN, CCN nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương thu hút đầu tư vào địa bàn huyện.  Thực trạng về ảnh hưởng của các KCN tới đời sống hộ nông dân huyện Phổ Yên từ năm 2006 - 2008 đã thể hiện rõ một số điều đáng lưu ý như sau: - Quá trình xây dựng và phát triển các KCN có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện. - Sau thu hồi đất tổng diện tích đất của các hộ đều giảm, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. - Về ngành nghề: Số hộ thuần nông giảm mạnh, trong khi đó số hộ làm nghề tổng hợp tăng lên rõ rệt - Về lao động của các hộ: Chất lượng lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông, lực lượng lao động đã qua đào tạo chủ yếu mới dừng lại ở trình độ trung cấp. - Ở khía cạnh hộ nông dân bị mất đất, việc xây dựng và phát triển các KCN cũng gây ra những ảnh hưởng lớn, cụ thể: thu nhập của hộ đều có xu hướng giảm, đặc biệt là thu nhập từ nông nghiệp. Số hộ có thu nhập tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 sau thu hồi đất chỉ chiếm 30%, trong khi đó số hộ có thu nhập giảm chiếm tới 58%. - Mức sống của hộ nông dân được tăng lên trong thời gian qua do nhiều hộ nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sử dụng chúng vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Một số khác họ đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề. - Về vấn đề sức khỏe: Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn. - Về vấn đề môi trường: Các dự án lớn liên tục được đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện khiến vấn đề ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng. - Về vấn đề an ninh trật tự: Sự phát triển của các KCN sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc gia tăng gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân. Để phát triển kinh tế hộ nông dân cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Giải pháp về lao động - việc làm; Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường; Các giải pháp từ phía nhà nước như: chính sách quản lí nhà nước nói chung, chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ, chính sách đền bù đất đai, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng ngân hàng và chính sách thu hút đầu tư. 2. KIẾN NGHỊ Phát triển kinh tế với tốc độ cao, đời sống kinh tế hộ nông dân không ngừng được cải thiện là vấn đề cơ bản được đặt ra cho chính quyền huyện Phổ Yên trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN. Để đạt được những mục tiêu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị: - Đối với Nhà nước: Cần áp dụng đồng bộ các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ việc làm và chuyển đổi việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 làm sau thu hồi đất, chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ven khu vực có đất thu hồi nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho hộ, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại địa bàn có các KCN. - Đối với các cấp chính quyền địa phương: Cần có các chính sách cụ thể hơn nữa về quy hoạch KCN, khu tái định cư cho người nông dân bị mất đất. Phải kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn có kế hoạch đào tạo nghề trước khi thu hồi đất của họ và hỗ trợ tìm kiếm việc làm thay thế ngay sau khi thu hồi đất. Có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có thể chuyển đổi nghề sau thu hồi đất. Cần thường xuyên chỉ đạo, từng bước cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế của vùng. - Đối với hộ nông dân: Các hộ cần nhanh chóng thích ứng với việc các KCN được xây dựng ngay trên mảnh đất nông nghiệp của mình mà từ đó tích cực học hỏi kinh nghiệm, tham gia các lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động tìm kiếm việc làm mới, mạnh dạn vay vốn đầu từ sản xuất, sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống hoặc thay đổi tư duy về hướng sản xuất của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban giải phóng mặt bằng Tỉnh Thái Nguyên (2009), Quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. 2. Ban quản lý các KCN Thái Nguyên, thuyết minh tóm tắt dự án quy hoạch phát triển các KCN, CCN, điểm CN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 3. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 4. Hoàng Văn Định, Vũ Đình Thắng (2002), Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. Phòng Thống kế huyện Phổ Yên - Niên giám thống kê: 2006, 2007, 2008. 6. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. 7. Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994 của CP. 8. Tạp chí cộng sản số 9/2009. 9. Tạp chí - Phổ Yên, tiềm năng và cơ hội đầu tư (2009). 10. Tạp chí - Khu công nghiệp Việt Nam (Tháng 6/2006). 11. Đào Thế Tuấn (1997), Giáo trình Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia. 12. Nông Văn Tượng (2003), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Trường ĐHNL Thái Nguyên. 13. UBND huyện Phổ Yên (2009) Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư. 14. UBND huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo thực hiện cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn đầu tư và giải quyết công việc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp ở huyện Phổ Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 15. UBND huyện Phổ Yên (2009), Báo các kết quả thu hút các dự án đầu tư vào các KCN nhỏ từ năm 2003 đến năm 2008. 16. UBND huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXVII. 17. UBND huyện Phổ Yên (2008), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2008, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch Nhà nước năm 2009. 18. UBND huyện Phổ Yên (2007), Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp & làng nghề huyện Phổ Yên giai đoạn 2006 - 2010. 19. UBND huyện Phổ Yên (2008), Đề án hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo ngành nghề mới cho người dân thuộc diện Nhà nước thu hồi đất để phát triển công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2009 - 2012. 20. UBND tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”. 21. UBND tỉnh Thái Nguyên (2005), Quyết định số 2044/2005/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện hỗ trợ, bồi thường và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP. 22. Một số trang Web. http:// www.khucongnghiep.com.vn. http:// www.vi.wikipedia.org.vn. http:// www.thainguyen.gov.vn. http:// www.bqlkcnthainguyen.gov.vn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 PHỤ LỤC Stt Tên dự án Chủ đầu tƣ Diện tích đầu tƣ (ha) Năm đầu tƣ Quy mô vốn đầu tƣ (tỷ đồng) 1 SX gạch Ceramic Công ty gạch Vĩnh Phúc 16 2007 300 2 SX sữa và đồ uống Công ty Sữa Vĩnh Phúc 8 2003 100 3 SX bao bì Công ty Quân Thành 5 2003 15 4 Sản xuất các phương tiện vận tải chuyên dụng và kết cấu thép Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng thuộc Bộ Công Thương 12 2008 90 5 SX ôtô xe máy và chi tiết phụ trợ Công ty 25-8 thuộc Tổng công ty CN ôtô VN 13 2008 254 6 Sản xuất, lắp ráp phụ tùng ôtô Công ty TNHH một thành viên Vinaxuki 45 2008 1.529 7 Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Công ty TNHH đầu tư phát triển Lệ Trạch 50 2008 150 8 SX dụng cụ y tế Cty TNHH Mani Hà Nội 4 2003 700 9 Kinh doanh và chế biến khoáng sản Công ty khoáng sản Cao Bằng 5 2008 15 10 Kinh doanh thương mại và dịch vụ HTX dịch vụ vận tải Chiến công 2,2 2007 50 11 Dự án tuyển quặng Cty CP KSản Hoà Phát 7 2008 120 12 Dự án khai thác cát sỏi Mom Kiệu Cty CPĐTXD Hưng Tín 7 2008 100 13 SX gạch Tuynel Công ty CP Trường Sinh 7,5 2008 50 14 Khu du lịch sinh thái D&S Công ty D&S 5 2003 50 15 Sản xuất bao bì C.ty TNHH Anh Dũng 2,1 2007 27 16 TT giống gia cầm Viện chăn nuôi 34,5 2007 107 17 Sản xuất vật liệu chịu lửa Công ty Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên 9,54 2006 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 Stt Tên dự án Chủ đầu tƣ Diện tích đầu tƣ (ha) Năm đầu tƣ Quy mô vốn đầu tƣ (tỷ đồng) 18 Sản xuất giấy C.ty giấy Trường Xuân 2 2003 50 19 Khu công nghiệp công nghệ cao Tây Phổ Yên Công ty TNHH một thành viên Vinaxuki 320 2008 1.850 20 Khu công nghiệp Yên Bình Công ty cổ phần ĐTPT Yên Bình 2.000 2008 3.000 21 Nhà máy gạch Tuynel Minh Đức Công ty CPPT Vạn Xuân 11,6 2008 27 22 Nhà máy sản xuất gạch tuynel Đắc Sơn Công ty CP Khoáng sản Thái Bình Dương 12,1 2008 33 23 Cụm CN Tân Đồng Công ty cổ phần may Thái Nguyên TNG 100 2008 3.600 24 Khu du lịch sinh thái Suối lạnh Công ty TNHH An Thái 120 2007 250 25 Sản xuất chè Công ty Vạn Tài 3 2008 10 26 SX và kinh doanh hàng mây tre đan Công ty mây tre đan Vũ Mai Lan 3 2003 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 PHIẾU ĐIỀU TRA ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỚI ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN HUYỆN PHỔ YÊN I. Thông tin về hộ 1. Họ và tên chủ hộ………………………………Tuổi: …………………… Dân tộc:……..... Nam (nữ): ………… Trình độ văn hoá: ………………… Trình độ chuyên môn:………………………………………………………. Thôn: ……………………Xã: ………………..……………Huyện Phổ Yên 2. Các thành viên của hộ Xin ông bà hãy cho biết một số thông tin về các thành viên trong hộ gia đình? Bảng 1: Thông tin chung về các thành viên trong gia đình TT Họ và tên Giới tính Tuổi Trình độ VH Trình độ CM Nghề nghiệp Tình trạng việc làm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số nhân khẩu là lao động chính:……………………………(người) Nghề nghiệp: Làm nông nghiệp: 1; TTCN: 2; dịch vụ: 3; làm thuê tư nhân: 4; làm trong các doanh nghiệp: 5; cán bộ nhà nước: 6; làm thuê: 7; làm nghề tự do: 8; khác: 9 (ghi cụ thể) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 Biểu 2: Tình hình biến động đất đai của hộ trƣớc và sau thu hồi đất ĐVT: m 2 Chỉ tiêu Diện tích trƣớc khi bị thu hồi Diện tích bị thu hồi Diện tích sau khi bị thu hồi DT sau Thu hồi DT mua, thuê thêm Tổng diện tích đất I, Đất nông nghiệp 1, Đất trồng cây hàng năm 1.1 Đất lúa 1.2 Đất trồng cây hoa màu khác 2, Đất vƣờn tạp 3, Đất trồng cây lâu năm 4, Đất mặt nƣớc II, Đất ở III, Đất chƣa sử dụng 1, Đất bằng chƣa sử dụng 2, Đất mặt nƣớc chƣa sử dụng 3, Đất chƣa sử dụng khác IV, Đất khác Bảng 3: Tình hình lao động của hộ (phân theo độ tuổi) Chỉ tiêu Số nhân khẩu (ngƣời) Ghi chú Dưới 15 tuổi Từ 15 – 17 tuổi Từ 18 – 25 tuổi Từ 26 – 44 tuổi Từ 45 – 60 tuổi Trên 60 tuổi - Số nhân khẩu tham gia hoạt động kinh tế tạo thu nhập………(người) - Số nhân khẩu thất nghiệp hay không có khả năng tham gia lao động….. (người) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 Bảng 4: Các loại ngành nghề hộ tham gia trƣớc thu hồi đất TT Loại hình nghề nghiệp Số LĐ tham gia Mức độ quan trọng 1 Nông nghiệp 2 TTCN, công nhân 3 Làm việc cơ quan NN, DN 4 Kinh doanh, dịch vụ 5 Làm thuê 6 Công việc khác Ghi chú: (+++): Rất quan trọng (++): Quan trọng vừa (+): Không quan trọng Bảng 5: Các loại ngành nghề hộ tham gia trƣớc sau hồi đất TT Loại hình nghề nghiệp Số LĐ tham gia Mức độ quan trọng 1 Nông nghiệp 2 TTCN, công nhân 3 Làm việc cơ quan NN, DN 4 Kinh doanh, dịch vụ 5 Làm thuê 6 Công việc khác Ghi chú: (+++): Rất quan trọng (++): Quan trọng vừa (+): Không quan trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 Bảng 6: Thu nhập của hộ trƣớc và sau thu hồi đất ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất Tổng thu nhập 1. Thu từ NN - Trồng trọt - Chăn nuôi 2. Thu từ KD, DV 3. Tiền lương 4. Nguồn thu khác ………………………. Thu nhập chính của hộ chủ yếu từ………........mức thu là…………..(triệu đồng) Bảng 7. Chi phí trong gia đình Loại chi phí Giá trị (1000đ) Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất 1. Chi phí ăn uống 2. Chi phí cho điện sinh hoạt 3. Chi phí may mặc 4. Chi phí học tập 5. Chi phí đi lại, giải trí 6. Chi phí chữa bệnh thuốc thang 7. Chi phí sửa chữa nhà cửa 8. Chi phí lễ tết 9. Các khoản chi khác Tổng chi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 Bảng 8: Tình hình đền bù đất của hộ Chỉ tiêu Diện tích đền bù (m 2 ) Đơn giá (1000đ/m 2 ) Thành tiền (1000đ) Đất thổ cư Đất vườn tạp Đất ruộng (chi tiết cho từng loại) Đất vườn đồi (chi tiết từng loại) Đất ao Bảng 9: Mục đích sử dụng số tiền đền bù của hộ Chỉ tiêu Số tiền (1000đ) Ghi chú 1. Chi đầu tư ổn định đời sống - Xây nhà - Mua phương tiện đi lại - Mua phương tiện sinh hoạt - Sinh hoạt khác 2. Chi đầu tư SX, KD 3. Chi phí đào tạo nghề 4. Chi phí học tập 5. Gửi ngân hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 Biểu 10: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ trƣớc thời điểm thu hồi đất Chỉ tiêu Số lượng Lãi suất (theo tháng) Năm vay Thời hạn (tháng) Mục đích vay Khó khăn 1. Vốn tự có 2. Vốn vay - Ngân hàng NN&PTNT - Ngân hàng chính sách - Ngân hàng khác - Dự án Xóa đói giảm nghèo Vay đầu tư Vay tư nhân Biểu 11: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ sau thu hồi đất Chỉ tiêu Số lượng Lãi suất (theo tháng) Năm vay Thời hạn (tháng) Mục đích vay Khó khăn 1. Vốn tự có 2. Vốn vay - Ngân hàng NN&PTNT - Ngân hàng chính sách - Ngân hàng khác - Dự án Xóa đói giảm nghèo Vay đầu tư Vay tư nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 Mục đích vay vốn: 1, Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp 2, Đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 3, Đầu tư kinh doanh dịch vụ 4, Đầu tư khác (ghi rõ) Khó khăn: 1, Không có tài sản thế chấp 2, Lãi suất cao 3, Thời hạn vay ngắn 4, Thủ tục khó khăn 5, Lý do khác (ghi rõ) Biểu 12: Chi phí cho hoạt động nông nghiệp của hộ ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất Số lƣợng Giá trị Số lƣợng Giá trị Tổng chi 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3. Thủy sản 4. Lâm nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 Biểu 13: Chi cho hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trƣớc và sau thu hồi đất ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Trước Sau Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1. Nguyên vật liệu chính, phụ 2. Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng 3. Điện 4. Nước 5. Xăng, dầu, mỡ, chất đốt 6. Sửa chữa nhỏ, duy trì bảo dưỡng 7. Khấu hao TSCĐ 8. Thuê đất, nhà xưởng, cửa hàng, máy móc và các phương tiện sản xuất khác 9. Vận chuyển (thuê và phí) 10. Chi phí nhân công, kể cả thành viên gia đình Tổng chi II. Tổng cộng thu chi cả năm của hộ (ĐVT: 1.000đ) 1. Tổng nguồn thu…………………………………………………………… Trong đó: - Thu từ hoạt động nông nghiệp……………………………………………. - Thu từ hoạt động chăn nuôi………………………………………………… - Thu từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp……………………………………… - Thu khác……………………………………………………………………… 2. Tổng chi phí - Chi cho hoạt động nông nghiệp……………………………………………… - Chi cho hoạt động chăn nuôi………………………………………………… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 - Chi cho hoạt động dịch vụ nông nghiệp…………………………………… - Chi khác……………………………………………………………………… 3. Tổng thu nhập……………………………………………………………… III. Thu nhập/ngƣời/tháng (ĐVT: 1.000đ) Thu nhập (Tổng thu - Tổng chi) ……………………………………………… Bình quân 1 khẩu/ 1 năm……………………………………………………… IV. Thông tin về nhà ở và thông tin khác của chủ hộ 1. Hộ đang ở trong mấy ngôi nhà/căn hộ? Có, số lượng………. Chưa 2. Tổng diện tích sử dụng: …….. m2 3. Nhà ở thuộc loại nào? - Nhà kiểu biệt thự - Nhà kiên cố khép kín - Nhà kiên cố không khép kín - Nhà bán kiên cố - Nhà tạm, nhà khác 4. Ông (bà) có sở hữu toàn bộ ngôi nhà không? Có: Không: 5. Gia đình có muốn nhận thêm đất không? Có: Không: 6. Nếu có thì dùng để làm gì? - Nhà ở Cần diện tích là ……………………m2 - Nhà lưới Cần diện tích là ……………………m2 - Nhà hàng Cần diện tích là ……………………m2 - Nhà xưởng Cần diện tích là ……………………m2 7. Gia đình cần tổng diện tích là:………..m2 8. Để có tổng diện tích đất tự nhiên như trên thì gia đình đồng ý theo hình thức nào sau đây? - Thuê dài hạn - Chuyển nhượng - Đấu thầu 9. Gia đình có cần vay vốn để phát triển sản xuất không? Trước: Có: Không: Sau: Có: Không: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 10. Nếu có thì vốn dùng để sản xuất kinh doanh gì? …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 11. Gia đình cần vay tổng số vốn là: ……………với lãi suất ……………… trong thời gian………………………………………………………………… 12. Gia đình có khả năng cho vay không? Có: cho vay số tiền là: …………, lãi suất………. trong thời gian…… Không: 13. Gia đình có nguyện vọng nâng cao kiến thức không? Có: Không: 14. Nếu có thì gia đình quan tâm đến lĩnh vực nào? - Khoa học kỹ thuật - Kinh tế - Văn hóa 15. Gia đình có nguyện vọng vay vốn để giải quyết việc làm hay không? Có: Không: 16. Gia đình có ý định chuyển ngành nghề sản xuất hay không Có Không Nếu có thì gặp những thuận lợi, khó khăn gì? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 17. Sau khi có các khu công nghiệp nguồn nước của gia đình có bị ảnh hưởng không? Có Không Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt Không đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt Nguồn nước bị ô nhiễm không dung cho sinh hoạt, sản xuất được 18. Môi trường sống có bị ảnh hưởng sau khi có các khu công nghiệp không? Có Không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 Nếu có thì bị ảnh hưởng như thế nào? Ô nhiễm Không ô nhiễm 19. Ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi như thế nào? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 20. Những vấn đề xã hội phát sinh * Ảnh hưởng về mặt an ninh: Có Không Nếu có thì nguyên nhân? ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... * Ảnh hưởng về mặt trật tự xã hội: Có Không Nếu có thì nguyên nhân? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. * Ảnh hưởng về mặt tệ nạn xã hội: Có Không Nếu có thì nguyên nhân? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. * Những ảnh hưởng khác (ghi rõ): Có Không Nếu có thì nguyên nhân? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 21. Đánh giá của hộ khi có các khu công nghiệp Chỉ tiêu Kinh tế Xã hội Môi trƣờng 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Xấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 134 22. Đời sống của hộ trước và sau khi có khu công nghiệp - Tốt hơn rất nhiều - Tốt hơn - Như cũ - Giảm sút 23. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề trên - Không có đất sản xuất - Ảnh hưởng môi trường - Không có việc làm - Có thêm việc làm phi nông nghiệp - Được hỗ trợ - Có cơ hội được học nghề và tìm việc mới 24. So với trước khi mất nông nghiệp thì cơ hội về các công việc phi nông nghiệp cho các thành viên trong gia đình như thế nào? Giảm nhiều: Giảm một chút: Không thay đổi: Tăng một chút: Tăng nhiều: 25. Theo ông (bà) thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp trong năm tới sẽ: Giảm nhiều: Giảm một chút: Không thay đổi: Tăng một chút: Tăng nhiều: 26. Sau khi bị thu hồi đất thì Nhà nước, huyện, tỉnh, có những chính sách gì không? - Các chương trình khuyến nông: - Các chính sách hỗ trợ vốn - Các chương trình, chính sách giúp đỡ đào tạo nghề: - Chính sách khác (cụ thể) ……………………….. V: Thông tin đền bù 1. Đơn giá đền bù ……………………….. 2. Số tiền được đền bù ………………………………. 3. Đơn giá đền bù có phù hợp với thị trường hay không? ………… 4. Hộ sử dụng số tiền đó làm gì? - Học tập: ……………………………………………………… - Làm nhà:………………………………………………………… - Mua sắm tài sản dụng cụ:……………………………………… - Chi tiêu vào việc khác:…………………………………………… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 VI: Ý kiến của ông (bà) quá trình công nghiệp hoá của địa phƣơng và những tác động tới gia đình …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Ngày …… tháng ……năm….. Xác nhận của chủ hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8LV_09_KTampQTKD_KTNN_LE THI PHUONG.pdf
Tài liệu liên quan