Luận văn Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

LƠI CAM ĐOAN Luân văn “Anh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” đươc thưc hiên tư tháng 10/2008 đến tháng 5/2009. Luân văn sư dung nhưng thông tin tư nhiêu nguôn khac nhau . Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc , có một số thông tin thu thập từ điều tra thưc tê ơ đị a phương, sô liêu đa đươc tông hơp va xư ly . ́ ̉ Tôi xin cam đoan răng , sô liêu va kêt qua nghiên cưu trong luận văn nay la hoàn toàn trung thưc va chưa đươc sư dung đê bao vê môt hoc vị nao . Tôi xin cam đoan răng moi sư giup đơ cho viêc thưc hiên luân văn nay đa đươc cam ơn va moi thông tin trong khoa luân đa đươc chỉ ro nguôn gôc . 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hoá là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân. Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới . đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ . Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá. Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, Phổ Yên - một huyện trung du thuộc tỉnh Thái Nguyên - với những lợi thế sẵn có của mình đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô lẫn giá trị. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, . mọc ra nhiều đồng nghĩa với quá trình đô thị hoá của huyện diễn ra nhanh chóng. Chỉ tính trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 16,5%, giá trị sản xuất CN & TTCN đạt 2235 tỷ đồng và GDP bình quân trên người đạt 20,4 triệu đồng. Đặc biệt hơn, chính nhờ các khu công nghiệp, khu chế xuất, . sau khi đi vào hoạt động đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho lao động địa phương (cụ thể đã giải quyết được 6580 việc làm cho người dân trong huyện). Nhìn chung đời sống của người dân địa phương đang từng bước được cải thiện. Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” để đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực cũng như những hạn chế của ĐTH đối với các hộ nông dân mất đất nói riêng và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hoá rồi từ đó tìm ra những ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên. Đặc biệt là nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến thu nhập của người dân bị mất đất trong huyện. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình đô thị hoá.  Phân tích thực trạng để tìm ra những lợi ích cũng như những tác hại mà quá trình đô thị hoá mang lại cho đời sống người dân địa phương nói riêng và phát triển kinh tế xã hội toàn huyện nói chung.  Trên cơ sở đó, đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện không ngừng phát triển. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Thời gian nghiên cứu - Về nguồn số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên qua nhiều năm, cụ thể từ năm 2001 đến 2008. - Về nguồn số liệu sơ cấp (số liệu điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân): với mốc thời gian đánh dấu quá trình ĐTH nhanh hay chậm là năm 2005. Vì vậy nguồn số liệu này được thu thập ở hai thời điểm trước và sau quá trình ĐTH. 3.2. Địa bàn nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại huyện Phổ Yên, trong đó trọng điểm là xã Trung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng - nơi quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh nhất. 3.3. Đối tượng nghiên cứu  Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên.  Thực trạng về dân số, lao động và việc làm của huyện Phổ Yên.  Hoạt động đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân bị mất đất tại các xã của huyện.  Nghiên cứu những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên. 3.4. Nội dung nghiên cứu  Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên  Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên  Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của hộ  Những tác động tích cực và tiêu cực do đô thị hoá mang lại  Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Luận văn nhằm đi sâu nghiên cứu về thực trạng quá trình đô thị hoá đang điễn ra và những ảnh hưởng của nó đến đời sống - kinh tế - xã hội tại huyện Phổ Yên. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể cho hộ nông dân (bị thu hồi đất), cho huyện và cho tỉnh nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt chưa tốt do quá trình đô thị hoá mang lại. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau: - Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài - Chương 2: Thực trạng quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên - Chương 3: Phương hướng và giải pháp

pdf132 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.  Phát triển đô thị theo xu hướng bền vững - gọi là ĐTH bền vững. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, PTĐT và ĐTH bền vững cần thể hiện một cách suy nghĩ và một hướng giải quyết về đô thị mà trong đó việc xây dựng các đô thị sẽ được tiến hành một cách toàn diện cân đối và vững chắc. Đối với từng đô thị để tích cực thực hiện vòng tuần hoàn lành mạnh về phát triển kinh tế xã hội - bảo vệ môi trường cần tập trung xử lý vấn đề ô nhiễm, cải thiện sinh thái đô thị, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và quản lý được tốc độ tăng trưởng dân số và quy mô mở rộng đất đai đô thị. Trên phạm vi toàn quốc sự hình thành và phát triển các đô thị bền vững của Việt Nam trong tuơng lai phải đạt được những yêu cầu sau: a. Xác định mức độ ĐTH trên phạm vi toàn quốc cho phù hợp với quy mô dân số, động thái chuyển dịch dân cư và chiến lược phân bổ lực lượng sản xuất, lực lượng lao động và định hình rõ công tác phân loại đô thị theo trình độ của tiến trình phát triển đô thị và ĐTH bền vững; b. Xác định rõ vai trò của các đô thị trong hệ thống đô thị toàn quốc cũng như xác định vai trò các đô thị trọng tâm trong các vungc lãnh thổ là các đô thị cấp vùng, cấp quốc gia và cấp quốc tế; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 c. Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị và ĐTH bền vững toàn quốc phải được xây dựng phù hợp với chương trình đầu tư phát triển của Chính phủ. Dựa trên các chiến lượng phát triển liên ngành xác định rõ yếu cầu phát triển KT-XH, nhu cầu sử dụng đất đai, nhu cầu tôn vinh giá trị văn hoá lịch sử và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của từng địa phương. Trong đó hết sức chú ý gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức phát triển liên vùng với hạ tầng kỹ thuật từng vùng đô thị và các vùng cư dân xung quanh; d. Khai thác tiềm năng có giới hạn, đảm bảo cân đối giữa khai thác tài nguyên môi trường, tài nguyên đất đai, nhân lực, phát triển kinh tế và phân bổ dân cư trong các khu vực đô thị và nông thôn, trong các vùng miền và trên phạm vi toàn quốc; e. Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị và ĐTH bền vững toàn quốc phải duy trì phát huy không gian văn hoá của các cộng đồng dân cư đô thị, xây dựng các chương trình hành động cụ thể với công tác bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới dựa trene tiềm năng văn hoá, xã hội và tự nhiên; f. Để bảo vệ môi trường đất, nước và không khí cho đô thị cần áp dụng kỹ thuật tiến tiến trong xây dựng các hạ tầng kỹ thuật, trong xử lý phân loại tái chế chất thải rắn và trong dự án xây dựng. Không nằm ngoài hai quan điểm chung đó, quan điểm về ĐTH của huyện Phổ Yên là: - Phát triển đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên - Phát triển đô thị và quá trình ĐTH phải dựa trên và hoàn toàn tương xứng với những tiềm năng sẵn có của địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 3.1.2. Phƣơng hƣớng thực hiện đô thị hóa của huyện Phổ Yên Dựa trên tiềm năng, lợi thế cũng như thực trạng quá trình ĐTH của huyện để đề ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới như sau:  Tốc độ phát triển kinh tế tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2008- 2010; 2011-2015 và 2016-2020: Trên địa bàn đạt theo thứ tự là 24,28%; 35,74% và 22,34%;  Cơ cấu kinh tế Công nghiệp, TTCN & xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp: Trên địa bàn năm 2010 là 68,07% -15,06% -16,87%; năm 2015 là 65,16% - 30, 43% - 4,41% và năm 2020 là 61,93% - 36,13% -1,94;  Giá trị sản xuất bình quân đầu người tính trên địa bàn năm 2010 đạt 17,46 triệu đồng, năm 2015 đạt 77,13 triệu đồng (ước tính quy đổi ra GDP đạt 1580 USD) và năm 2020 đạt 203,65 triệu đồng (ước tính quy đổi ra GDP đạt 4190 USD).  Về cơ bản xây dựng xong hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Xây dựng xong 3 thị trấn đạt đô thị loại IV, trong đó có thị trấn mới ở Đa Phúc và thị trấn Ba Hàng là đô thị loại V. Tốc độ đô thị hoá đến năm 2010 đạt 19,5%.  Các chỉ tiêu phát triển khác phấn đấu đạt như sau:  Tỷ lệ hộ nghèo: năm 2010 là 10% và 0% từ năm 2015 trở đi (theo tiêu chí hiện nay); Xoá xã nghèo (còn 1 xã) trước năm 2010;  Giải quyết việc làm cho 1200 - 1500 lao động mỗi năm, trong đó ưu tiên cho lao động bị thu hồi đất;  Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn 2008- 2010; 2011-2015 và 2016-2020 theo thứ tự 0,88%; 0,85% và 0,75%. Tỷ lệ sinh còn dưới 1,3% năm 2010 và dưới 1,2% năm 2020; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86  Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 13% năm 2010 và dưới 8% năm 2020. Không còn tình trạng chết trẻ sơ sinh từ sau năm 2010; Số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 100% vào năm 2010.  Xoá 100% phòng học cấp 4 bậc tiểu học và hoàn thành phổ cập bậc THCS trước năm 2010; Số trường chuẩn quốc gia đạt 50% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020;  Đường giao thông nông thôn: được cứng hoá 80% vào năm 2010 và 100% trước năm 2015;  Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá là trên 97% vào năm 2010 và trên 99% từ năm 2015 trở đi; 60% số làng bản khu phố đạt chuẩn văn hoá; 100% cơ quan đạt cơ quan văn hoá;  Bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng trên toàn địa bàn. 3.1.3. Mục tiêu của quá trình đô thị hóa Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, chiến lược đô thị hóa của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bền vững giữa tự nhiên, con người và xã hội. Muốn vậy cần: Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bố đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị. Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. Có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Có thể nói, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ THỊ HOÁ 3.2.1. Giải pháp chung  Quy hoạch phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sản xuất hàng hoá.  Gắn các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.  Phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nội sinh, thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện.  Quy hoạch Huyện phải phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Thái Nguyên.  Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo và tái tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng của Huyện.  Chuẩn bị lực lượng lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được yêu cầu của quá trình ĐTH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 3.2.2. Những giải pháp cụ thể 3.2.2.1. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa Đô thị hoá tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế ở các hộ nông dân, tôi nhận thấy để nâng cao đời sống của hộ nông dân trong điều kiện ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu; một mặt nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, mặt khác phát huy những tác động tích cực của quá trình ĐTH đến phát triển kinh tế hộ. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu có liên quan trực tiếp đến hộ nông dân, cụ thể:  Thay đổi tư duy sản xuất Điều này rất quan trọng đối với các hộ nông dân bị mất đất trong khu vực đô thị hoá. Vì trên thực tế phương thức sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất. Vậy khi tư liệu sản xuất thay đổi thì tư duy sản xuất của các hộ cũng cần thay đổi theo. Nếu trước kia các hộ có thể tập trung chủ yếu vào trồng trọt thì sau quá trình bị thu hồi đất diện tích đất giảm nhanh chóng vậy các hộ cần phân tích kỹ nguồn lực mình có để tìm ra một hướng sản xuất mới. Giả sử hộ có thể chuyển từ trồng trọt là chính sang chăn nuôi (như lợn, gà, trâu bò hoặc cá…), hoặc chuyển sang kiêm ngành nghề phụ, hoặc chuyển sang kinh doanh dịch vụ… Hoặc giả định hộ vẫn xác định trồng trọt là hoạt động chính thì nên cơ cấu cây trồng cho phù hợp hơn (nên tập trung vào những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao mà chu kỳ sinh trưởng lại không quá dài). Nói tóm lại việc lựa chọn hướng sản xuất mới như thế nào còn tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện thực tế của hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89  Tập trung đầu tư vốn một cách có hiệu quả Khi nguồn lực bị giảm sút thì các hộ cần suy nghĩ, tính toán một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành đầu tư. Tránh đầu tư tràn lan không có mục đích rõ ràng vì hiệu quả của cách đầu tư như vậy là rất thấp. Vì thế các hộ có thể nghiên cứu, tìm hiểu để tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng (cây chè, cây ăn quả,…), vật nuôi (lợn, gà, bò, dê,…) có giá trị kinh tế cao. Dẫu biết rằng việc xác định đầu tư vốn để có hiệu quả không hề đơn giản. Muốn làm được điều này các hộ cần phải có sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân giỏi trong địa phương hoặc từ các địa phương khác.  Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là yêu cầu cần thiết cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Diện tích đất nông nghiệp sụt giảm, các hộ hoặc có thể chuyển đổi hướng sản xuất hoặc có thể giữ nguyên. Nếu chuyển hướng sản xuất mới thì rõ ràng việc học tập ứng dụng khoa học là không thể thiếu. Hay giữ nguyên hướng sản xuất thì buộc hộ phải có sự thay đổi trong cơ cấu cây trồng. Với mục đích cuối cùng mà các hộ đều hướng tới đó là thu nhập không ngừng tăng lên. Lý do để tăng thu nhập là rất nhiều nhưng quan trọng nhất có thể nói là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.  Nâng cao chất lượng lao động Diện tích đất nông nghiệp giảm chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc thừa lao động trong hộ. Vậy có một câu hỏi đặt ra là phải giải quyết số lao động thừa trong các hộ nông dân đó như thế nào? Thực ra đây cũng là vấn đề rất phức tạp nhưng không phải không có cách để giải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 quyết. Ở hầu hết các địa phương bị thu hồi đất thì chính các doanh nghiệp này thường cam kết ưu tiên cho một số lượng lao động trong các gia đình bị thu hồi đất tại địa phương. Tuy nhiên lực lượng lao động này phải có tay nghề nhất định để có thể đáp ứng được công việc cụ thể. Một điều nữa như phần đầu đã phân tích đó là các hộ phải có sự thay đổi trong tư duy sản xuất. Cho con em mình đi học nghề cũng là một trong những hướng đi mà các hộ nên quan tâm. Chúng ta đã biết xã hội ngày một phát triển thì yêu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao. Khi người lao động đã có một trình độ tay nghề nhất định nào đó thì họ hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp với mức thu nhập tương đối ổn định. Nói tóm lại, các hộ nông dân cần chủ động và mạnh dạn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hay thay đổi hưởng sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của vùng cũng như đặc điểm cụ thể của mỗi hộ. Có như vậy việc tập trung đầu tư vốn mới đem lại hiệu quả cao tạo điều kiện nâng cao đời sống (cả vật chất và tinh thần) cho các hộ nông dân mất đất nói riêng và các hộ nông dân nói chung. 3.2.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới huyện * Quy hoạch tổng thể Nói đến xây dựng và phát triển đô thị phải gắn liền với quy hoạch tổng thể. Tức là nên phân vùng cụ thể và tập trung cho các khu đô thị và khu công nghiệp tránh việc xây dựng mỗi chỗ một ít vừa làm mất cảnh quan chung, vừa khiến sản xuất nông nghiệp bị phân tán. Việc tập trung xây dựng như vậy cũng thuận tiện cho việc xử lý nước thải từ các khu đô thị đưa ra. Do đó phần nào hạn chế được ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ của người dân. * Giải pháp thu hút đầu tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 - Đẩy mạnh và đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn đến đầu tư vào địa bàn huyện. Tuy nhiên cũng cần thẩm định và chọn lọc các dự án đảm bảo phù hợp với tình hình của địa phương như dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, tính khả thi cao, ít gây ô nhiễm môi trường … Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện thu hút đầu tư có hiệu quả. - Tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các dự án du lịch, dịch vụ để phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư. - Tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư như: Đường giao thông, điện, cấp nước, đào tạo nghề…Đặc biệt là cho các khu công nghiệp như các dự án: Đường ĐT 261 với 2 làn xe theo hình thức BT; Đường ĐT 274 từ Phố cò đi xã Đắc sơn; Hệ thông cung cấp nước Khu công nghiệp Nam Phổ yên; Đường nối Quốc lộ 3 mới với Quốc lộ 37…. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, kiểm tra tình hình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, an toàn lao động…. - Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là những cơ quan, đơn vị và cán bộ có liên quan đến việc giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư, cán bộ thực hiện công tác thu thút đầu tư. - Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân về công tác thu hút đầu tư, các dự án thu hút đầu tư để nhân dân nắm được và đồng tình ủng hộ, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi trên địa bàn huyện. - Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa nhà đầu tư và cấp uỷ, chính quyền địa phương nhằm xây dựng các cơ chế chính sách thuận lợi hơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 cho nhà đầu tư, làm cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư, phát triÓn sản xuất kinh doanh trên địa bàn. - Xây dựng đề án về đào tạo nghề cho nhân dân, đặc biệt là đối với nhân dân bị mất đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Xây dựng Trung tâm dạy nghề của huyện thành trường đào tạo nghề của tỉnh. - Có chính sách hợp lý đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực, tăng cường đầu tư về kết cấu hạ tầng xã hội như: Đường giao thông, nhà văn hoá, trạm y tế, trường học, điện sinh hoạt ... Đặc biệt phải có chính sách ưu tiên đối với khu vực nhân dân bị thu hồi đất, tái định cư. - Thực hiện tốt các chính sách xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. * Giải pháp về lao động - việc làm Vấn đề quan tâm lo lắng nhất hiện nay và trong giai đoạn tới đối với người lao động huyện Phổ Yên là sự giảm sút đất canh tác ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của họ. ĐTH đã đẩy nông dân đến mất đất hoặc giảm đất sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người nông dân không có việc làm. Để có thể thu hút lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp: Thứ nhất, Tỉnh và huyện cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để nghề rèn truyền thống không bị mai một. Hay huyện có thể mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Thứ hai, cần đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Trong thời gian tới cần chú trọng công tác đào tạo nghề, cụ thể cần tăng cường đầu tư cho trung tâm đào tạo nghề của xã sao cho có hiệu quả nhất. Tiếp tục xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động đào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần liên kết với các doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này. Chính quyền nên đề ra chính sách là nếu địa phương sử dụng người lao động địa phương thì sẽ hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, trường dạy nghề cần phải đạt được những tiêu chuẩn do doanh nghiệp đưa ra. Do đó, trường dạy nghề cũng cần liên kết với các doanh nghiệp: doanh nghiệp cử giáo viên hỗ trợ trong giảng dạy, học sinh ở trường dạy nghề có thể đến thực tập tại các doanh nghiệp. Trích một phần tiền do chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất. Thứ ba, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức thích hợp. * Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường Quá trình sản xuất cũng như trong cuộc sống của người dân có liên quan chặt chẽ tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí. Vì vậy để giải quyết về vấn đề ô nhiễm môi trường nước, điều cần thiết là phải có kế hoạch tập trung các khu công nghiệp, khu dân cư, xây dựng hệ thống thoát nược một cách khoa học để tạo điều kiện dễ dàng hoạt động xử lý nước thải. Đối với doanh nghiệp không thực hiện các quy định về xử lý nước thải do địa phương đề ra thì doanh nghiệp đó phải chịu phạt nhất định về kinh tế hoặc về các thủ tục hành chính (chẳng hạn như sau khi được phổ biến mà sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 3 tháng vẫn không chấp hành các tiêu chuẩn về xử lý nước thải sẽ bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh). Không chỉ vậy, vấn đề nhận thức của người dân cũng rất quan trọng. Cho nên cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để họ ngày càng có ý thức bảo vệ nguồn nước và bầu không khí nơi mình sinh sống nhiều hơn. Và chính quyền huyện cũng cần nâng cấp và làm mới hệ thống cống cũng như xây dựng nhà máy xử lý nước thải của người dân cũng như của các cơ sở TTCN, các khu công nghiệp và đô thị. Ngoài ra, cần phải theo dõi một cách thường xuyên về tình trạng ô nhiễm môi trường nước do khu công nghiệp mới xây dựng gây nên, yêu cầu họ phải có biện pháp xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường. Việc này cần phải có sự liên kết với các cơ quan, đơn vị liên quan. 3.2.2.3. Các giải pháp từ phía Nhà nước * Về công tác quản lý nhà nước nói chung: + Tập trung thực hiện với hiệu quả ngày càng cao các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực: kế hoạch hoá, quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng, quản lý ngân sách, quản lý hành chính, quản lý và sử dụng đất, quản lý thị trường, các lĩnh vực xã hội. + Thực hiện tốt chính sách sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, tạo điều kiện về lực lượng tri thức trong tỉnh tham gia tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. + Nâng cao giáo dục pháp luật, trợ giúp quản lý cho người nghèo. * Về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ Qua khảo sát thực tế cho thấy còn không ít hộ chưa nắm bắt được các hình thức khoa học kỹ thuật, làm theo cảm tính, quen kiểu qua loa đại khái. Việc nâng cao trình độ KHKT cho nông dân là hết sức cần thiết, nhất là trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 quá trình CNH - ĐHH nông nghiệp nông thôn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về KHKT, tuân thủ đúng quy trình công nghệ. Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nông dân có được các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các hộ nông dân, phổ biến các quy trình công nghệ mới. Tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức toạ đàm tham quan học tập kinh nghiệm. Đây là hình thức rất có hiệu quả giúp cho nông dân nắm bắt được các kiến thức khoa học kỹ thuật và các kinh nghiệm quý báu trong sản xuất. Khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như: hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc sinh vật cảnh... Đây là tổ chức mang tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất. * Về chính sách đền bù đất đai Việc tính giá đền bù và thực hiện đền bù cho các hộ nông dân bị mất đất cần được thực hiện nhanh gọn. Mức giá đền bù đưa ra phải phù hợp với tình hình chung trên cả nước. Ngoài ra các dự án cũng cần cam kết thực hiện các chính sách đào tạo tay nghề cho người nông dân bị đất * Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong các yếu tố góp phần làm lên sự thành công cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông phường xã, đường nội đồng, cứng hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển hệ thống các cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 * Về chính sách tín dụng ngân hàng Thực tế nhiều hộ ngại vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ khá là những hộ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi sản xuất như từ trồng trọt sang chăn nuôi. Như vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như kinh tế nói chung cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng cao thu nhập cho hộ. Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và quỹ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nước cần tăng cường vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những hộ chuyển đổi sản xuất và cây trồng vì trong thời gian đầu tiền đầu tư ban đầu lại khá lớn mà thu hoạch thì chưa là bao nhiêu. * Về chính sách thị trường + Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường. + Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường. Hình thành hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trong toàn thành phố, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản. + Xây dựng mạng lới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích moi thành phần kinh tế tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thu nông sản cho nông dân qua sàn giao dịch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 - Giải pháp về nguồn nhân lực: Tiếp tục mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức; có chính sách đào tạo nghề cho lao động nơi tiến hành ĐTH, giúp những người dân bị mất đất nhưng chưa có việc làm thường xuyên. - Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào thành phố, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xã hội từ 2001 đến 2008 và ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội của huyện Phổ Yên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: *Phổ Yên là huyện trung du và là cửa ngõ của tỉnh Thái Nguyên nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, việc quy hoạch phát triển huyện trong tương lai cần phải tương xứng với vị trí, vai trò đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển vùng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. * Thực trạng về ảnh hưởng của đô thị hoá tới phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên được thể hiện qua một số điểm sau: - Quá trình ĐTH có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện. - Quá trình ĐTH đã có những tác động đáng kể đến vấn đề giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nó là gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức ép về dân cư nơi đô thị - vấn đề này là yêu cầu đặt ra cấp bách và cần được khắc phục trong thời gian sớm nhất. - Ở khía cạnh hộ nông dân bị mất đất, ĐTH cũng gây ra ảnh hưởng lớn, cụ thể: Thu nhập của hộ có chiều hướng tăng lên; nguồn thu từ trồng trọt giảm một cách đáng kể; đặc biệt đã bắt đầu có sự thay đổi trong tư duy của người dân với vấn đề sinh kế. - Mức sống của hộ nông dân được tăng lên trong thời gian qua do nhiều hộ nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sử dụng chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình, gửi tiết kiệm hay đầu tư cho việc học tập nâng cao trình độ. Chỉ có một số ít đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề. - Về vấn đề sức khỏe: Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức và có điều kiện để chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn. - Về vấn đề môi trường: Các dự án lớn liên tục được đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện khiến vấn đề ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí ngày càng trở lên nghiêm trọng. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu và khắc phục nhanh nhất để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Để phát triển kinh tế hộ nông dân cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Giải pháp về lao động - việc làm; Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường; Các giải pháp từ phía nhà nước như: chính sách quản lý nhà nước nói chung, chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ, chính sách đền bù đất đai, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng ngân hàng và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài… 2. KIẾN NGHỊ Phát triển kinh tế với tốc độ cao, đời sống người dân không ngừng được cải thiện là vấn đề cơ bản được đặt ra cho chính quyền huyện Phổ Yên trong quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Để đạt được những mục tiêu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị: - Đối với Nhà nước: Cần áp dụng đồng bộ các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại địa điểm ĐTH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 - Đối với tỉnh: Tỉnh cần có các chính sách cụ thể hơn nữa về quy hoạch khu đô thị, có các chính sách quan tâm đúng mức cho người nông dân bị mất đất. - Đối với Huyện: Huyện cần cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với hộ nông dân nói chung và hộ nông dân bị mất đất nói riêng. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế của vùng. - Đối với hộ nông dân: Các hộ cần nhanh chóng thích ứng với quá trình ĐTH bằng cách: thay đổi tư duy về hướng SX của mình, tích cực học hỏi kinh nghiệm, không ngừng học tập nâng cao trình độ, mạnh dạn đầu từ sản xuất nhằm nâng cao đời sống,… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy hoạch phát triển huyện Phổ Yên (2008) 2. Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội. 3. Nguyễn Đình Cự (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội. 5. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, tập I và II, Nxb Xây Dựng. 6. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương, ĐH Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb Thống kê 7. PGS. TS Nguyễn Quan Dong, ĐH Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb thống kê. 8. Begg David, Fischer Stanley, Dornbusch Rudiger, Kinh tế học, NXB Thống kê (2007) 9. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình ĐTH trên đại bàn thành phố Hà Nội, Nxb Lao động xã hội. 10. PGS. TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Bộ xây dựng, Chiến lược - kế hoạch - chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010. 11. Chương trình Nghị sự 21: Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, 2004. 12. Nghị định của Chính phủ số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 13. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và huyện Phổ Yên: 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. 14. Bassand, Michel (chủ biên) (2001), Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ. 15. Đảng bộ huyện Phổ Yên, báo cáo kết quả thực hiện đề án cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng két cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện Phổ Yên từ năm 2006 đến nay. 16. UBND huyện Phổ Yên, Báo cáo kết quả 5 năm thực hienẹ công tác thu hút đầu tư từ năm 2003 đến 2008 và những nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới. 17. Một số trang wed như: Publications/RP/AMCRP17/pdf Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Phụ lục PHỤ LỤC 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 PHỤ LỤC 2 STT danh môc dù ¸n Chñ ®Çu tƯ DiÖn tÝch ®Çu tƯ (ha) n¨m ®Çu tƯ Quy m« vèn ®Çu tƯ (Tû ®ång) 1 S¶n xuÊt vËt liÖu chÞu löa C«nt ty vËt liÖu chÞu löa Th¸i Nguyªn 9.54 2006 30 2 S¶n xuÊt g¹ch Ceramic VÜnh Phóc C«ng ty CP Prime 16 2007 300 3 S¶n xuÊt bao b× C«ng ty CP Hµ Anh 2.1 2007 27 4 Kinh doanh th¬ng m¹i vµ dÞch vô HTX dÞch vô vË t¶i ChiÕn c«ng 2.2 2007 50 5 Trung t©m gièng gia cÇm ViÖn ch¨n nu«i 35.47 2007 107 6 Khu du lÞch sinh th¸i Suèi l¹nh C«ng ty TNHH An Th¸i 120 2007 250 7 S¶n xuÊt c¸c ph¬ng tiÖn vËn t¶i chuyªn dông vµ kÕt cÊu thÐp C«ng ty cæ phÇn thiÕt bÞ phô tïng thuéc Bé c«ng th¬ng 12 2008 90 8 S¶n xuÊt « t«, xe m¸y vµ mét sè chi tiÕt phô trî C«ng ty 25-8 thuéc Tæng c«ng ty 13 2008 254 9 S¶n xuÊt, l¾p r¸p phô tïng « t« C«ng ty TNHH mét thµnh viªn Vinaxuki 45 2008 1529 10 §Çu t h¹ tÇng khu c«ng nghiÖp C«ng ty TNHH ®Çu t ph¸t triÓn LÖ tr¹ch 50 2008 150 11 Côm c«ng nghiÖp Trung thµnh C«ng ty TNHH ®Çu t ph¸t triÓn LÖ tr¹ch 48.5 2008 135 12 Kinh doanh vµ chÕ biÕn kho¸ng s¶n C«ng ty Kho¸ng s¶n Cao b»ng 5 2008 15 13 Dù ¸n tuyÓn quÆng C«ng ty cæ phÇn kho¸ng s¶n Hoµ Ph¸t 7 2008 120 14 Dù ¸n khai th¸c c¸t sái Mom kiÖu C«ng ty CP §TXD Hng TÝn 30 2008 100 15 Nhµ m¸y c¸n thÐp c«ng nghÖ cao C«ng ty CP thÐp Toµn Th¾ng 11 2008 300 16 S¶n xuÊt g¹ch Tuynel C«ng ty CP Trêng Sinh 7.5 2008 50 17 Khu c«ng nghiÖp c«ng nghÖ cao T©y Phæ Yªn C«ng ty TNHH mét thµnh viªn Vinaxuki 320 2008 1850 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 STT danh môc dù ¸n Chñ ®Çu tƯ DiÖn tÝch ®Çu tƯ (ha) n¨m ®Çu tƯ Quy m« vèn ®Çu tƯ (Tû ®ång) 18 Khu d©n cư Hång Phong C«ng ty TM vµ PT nhµ Hµ Néi 7.1 2008 54 19 Khu c«ng nghiÖp Yªn B×nh C«ng ty CP §TPT Yªn B×nh 200 2008 5,000 20 Nhµ m¸y g¹ch Tuynel §¾c S¬n C«ng ty CP Th¸i B×nh D¬ng 12.1 2008 8 21 Khu c«ng nghiÖp T©n §ång C«ng ty CP may Th¸i Nguyªn 100 2008 360 22 Chî Ba Hµng C«ng ty TNHH Trung TÝn 2.6 2008 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 PHỤ LỤC 3 Bảng 2.18. Mô tả biến dùng trong hàm sản xuất Coo-Douglas (CD) Tên biến Ý nghĩa ĐVT Trung bình Mean Sai số chuẩn SE MI Thu nhập hỗn hợp Tr.đ/hộ/năm 22.6 1.23 DTM Diện tích đất sản xuất bị mất sào 1.23 0.34 LĐ Lao động LĐ 2.5 0.012 TUOI Tuổi chủ hộ năm 46 2.34 VHOA Trình độ văn hoá chủ hộ Năm đi học 10 1.12 VONTL Vốn tích luỹ Tr.đ 5.5 1.04 VONVAY Vốn vay Tr.đ 2.3 0.76 Ln SLĐ LĐ NN dư thừa do đô thị hoá D4*Ln DTM Ảnh hưởng ĐTH tới NS đất đai D4*Ln VONVAY Ảnh hưởng ĐTH tới HQ sử dụng vốn D3*Ln DTM Ảnh hưởng mức độ ĐTH tới NS đất đai D3*Ln VONVAY Ảnh hưởng mức độ ĐTH tới HQ sử dụng vốn D1 Giả định về giới chủ hộ =1 chủ hộ là Nam quản lý D2 Giả định về tập huấn kỹ thuật =1 Hộ được tập huấn kỹ thuật D3 Giả định về vùng =1 Vùng dọc QL3 có mức độ ĐTH mạnh =0 Vùng dọc tỉnh lộ có mức độ ĐTH yếu D4 Biến phản ánh quá trình ĐTH =1 Quan sát ở thời kỳ sau năm2005 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 B¶ng KÕt qu¶ ch¹y hµm håi quy d¹ng hµm CD Regression Statistics Multiple R 0.87560637 R Square 0.76668651 Adjusted R Square 0.71939323 Standard Error 1.27054874 Observations 90 ANOVA Df SS MS F Singificance F Regression 15 1235.10164 82.3401093 9.63255633 0.0142627 Residual 74 8.65688878 0.11698498 Total 89 34.711947 Coefficients Standard Error t Stat P-value Intercept 1.235 1.19208494 1.036 0.056 Ln DTM -1.396 0.59027484 -2.365 0.046 Ln LĐ 0.426 0.17345277 2.456 0.002 Ln TUOI 0.127 0.02365431 5.369 0.019 Ln VHOA 0.45 0.1054111 4.269 0.023 Ln VONTL 0.333 0.0786119 4.236 0.001 Ln VONVAY 0.326 0.03958232 8.236 0.019 Ln LĐTHUA -0.072 -0.0209546 3.436 0.027 D4*Ln DTM -0.256 -0.05867522 4.363 0.006 D4*Ln VONVAY 0.273 0.06255729 4.364 0.026 D3*Ln DTM -0.114 0.04440982 -2.567 0.009 D3*Ln VONVAY 0.236 0.08572466 2.753 0.005 D1 0.126 0.02394072 5.263 D2 0.237 0.05612124 4.223 D3 0.347 0.04783568 7.254 D4 0.432 0.1192382 3.623 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 PHIẾU ĐIỀU TRA ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN PHỔ YÊN I. Thông tin chung về hộ 1. Họ và tên chủ hộ ........................................................ Tuổi: ............................. Dân tộc: ........... Nam (nữ): ............... Trình độ học vấn: ...................................... Thôn: ...................................................... Phường(Xã): ........................................ huyện Phổ Yên 2. Phân loại hộ theo nghề nghiệp: - Chuyên sản xuất kinh doanh: - Hộ sản xuất nông nghiệp + Nông nghiệp + Lâm nghiệp + Thuỷ sản + Hộ kiêm - Hộ khác .............................................................................................................................. Biểu 1: Giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn Các thành viên trong gia đình STT Họ và tên Nam (nữ) Tuổi Trình độ học vấn Nghề nghiệp Tình trạng việc làm 1 2 3 4 5 6 7 8 Ghi rõ Mục 7: 1 - Đang đi học 2- Có việc làm thường xuyên 3- Có việc làm thời vụ 4- Không có việc làm 5- Khác (ghi rõ). PHỤ LỤC 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 Biểu 2: Những thành viên ngoài gia đình đang sống tại hộ Họ tên Dân tộc Tuổi Giới tính Trình độ học vấn Nghề nghiệp Số tháng lao động trong năm I. Thuê thường xuyên 1. 2. 3 4 II. Thuê thời vụ 1. 2. 3 4 9 Biểu 3: Tình hình biến động đất đai của hộ trƣớc và sau ĐTH ĐVT: m2 Chỉ tiêu Diện tích trƣớc khi bị thu hồi Diện tích sau khi bị thu hồi Giá trị đền bù (triệu đồng) Tổng diện tích đất I/ Đất nông nghiệp 1- Đất trồng cây hàng năm 1.1 Đất lúa 1.2 Đất trồng cây hoa màu khác 2- Đất vườn tạp 3- Đất trồng cây lâu năm 4- Đất mặt nước II/ Đất ở III/ Đất chưa sử dụng 1- Đất bằng chưa sử dụng 2- Đất mặt nước chưa sử dụng 3- Đất chưa sử dụng khác IV. Đất khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 Biểu 4: Mục đích sử dụng số tiền đƣợc đền bù của hộ Chỉ tiêu Giá trị sử dụng 1. Đầu tƣ sản xuất 1.1. Trồng trọt 1.2. Chăn nuôi 1.3 Thuỷ sản 1.4 Lâm nghiệp 1.5 Khác 2. Đầu tƣ kinh doanh 2.1 Dịch vụ ăn uống 2.2 Nhà nghỉ, phòng trọ 2.3 Sửa chữa + Xe máy, xe đạp + Điện tử 2.4 Dịch vụ khác 3. Đầu tƣ xây dựng 3.1 Nhà ở 3.2 Nhà xưởng 3.3 Chuồng trại 3.4 Xây dựng khác 4. Chi phí cho đào tạo nghề 5. Chi phí tìm việc làm 6. Đầu tƣ, chi phí khác 6. 1 Gửi tiết kiệm 6. 2 Cho vay lãi 6.3 Đầu tư khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Biểu 5: Thu nhập từ nông nghiệp của hộ ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Trước đô thị hoá Sau đô thị hoá Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Tổng thu 1. Trồng trọt 1.1 Lúa 1.2 Cây hàng năm khác 1.3 Cây ăn quả 1.4 Cây lâu năm 1.5 Sản phẩm phụ trồng trọt 2. Chăn nuôi 2.1 Lợn 2.2 Gà, vịt 2.3 Gia cầm khác 2.4 Trâu, bò 2.5 Gia súc khác 3 Thuỷ sản 4. Lâm nghiệp Biểu 6: Các nguồn thu phi nông nghiệp của hộ Chỉ tiêu ĐVT Trƣớc đô thị hoá Sau đô thị hoá Số công Số tiền Số công Số tiền 1. Thu từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp 1000đ 2. Thu từ kinh doanh dịch vụ 1000đ 3. Thu từ đi làm thuê 1000đ 4. Lương, thưởng 1000đ 5. Thu khác 1000đ Biểu 7: Chi cho hoạt động sản xuất trồng trọt của hộ Chỉ tiêu Trƣớc ĐTH Sau ĐTH Đvt Số lƣợng Đơn giá Đvt Số lƣợng Đơn giá 1. Hạt giống, cây giống 2. Cây giống 3. Phân hữu cơ 4. Phân hoá học (đạm, lân, kali, NPK,...) 5. Thuốc trừ sâu diệt cỏ 6. Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng 7. Năng lượng, nhiên liệu (điện, xăng, dầu, mỡ, chất đốt...) 8. Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng 9. Khấu hao tài sản cố định 10. Thuê và đấu thầu đất 11. Thuê máy móc t. bị, p.tiện và thuê vận chuyển 12. Thuê súc vật cày kéo 13. Trả công lao động thuê ngoài 14. Thuỷ lợi phí, thủy nông nội đồng 15. Trả lãi tiền vay cho sản xuất trồng trọt 16. Thuế nông nghiệp 17. Các khoản chi phí khác Tổng chi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 Biểu 8: Chi cho hoạt động sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản của hộ đvt: 1000đ Chỉ tiêu Trƣớc ĐTH Sau ĐTH Đvt Số lƣợng Đơn giá Đvt Số lƣợng Đơn giá A. Chi chăn nuôi 1. Giống gia súc, gia cầm 2. Thức ăn 3. Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng 4. Khấu hao tài sản cố định 5. Thuê và đấu thầu đất 6. Trả công lao động thuê ngoài 7. Thuốc phòng, chữa bệnh gia súc, gia cầm 8. Trả lãi tiền vay cho sản xuất chăn nuôi 9. Thuế kinh doanh 10. Các khoản chi phí khác Tổng chi B. Chi thuỷ sản 1. Giống 2. Thức ăn 3. Thuốc phòng, chữa bệnh 4. Chi khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 Biểu 9: Chi cho hoạt động sản xuất phi nông lâm nghiệp của hộ Chỉ tiêu Trƣớc ĐTH Sau ĐTH 1. Nguyên vật liệu chính, phụ... 2. Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền, mau hỏng... 3. Điện 4. Nước 5. Xăng, dầu, mỡ, chất đố́t, ... 6. Sửa chữa nhỏ, duy trì bảo dưỡng 7. Khấu hao TSCĐ 8. Thuê đất, nhà xưởng, cửa hàng, máy móc và các phương tiện sản xuất khác 9. Vậ̣n chuyển (thuê và phí) 10. Chi phí nhân công, kể cả thành viên gia đình Tổng chi Biểu 10: Tài sản và các phƣơng tiện sinh họat của hộ Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Giá trị (1.000đ) Trƣớc ĐTH Sau ĐTH Trƣớc ĐTH Sau ĐTH 1. Vườn cây lâu năm cho sản phẩm 2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 3. Diện tích đất kinh doanh khác 4. Trâu, bò, ngựa cày kéo, sinh sản 5. Lợn nái, lợn đực giống 6. Đàn gia súc, gia cầm cơ bản 7. Chuồng trại chăn nuôi 8. Máy nghiền, thái thức ăn gia súc 9. Máy xay xát 10. Máy tuốt lúa 11. Bình bơm thuốc trừ sâu 12. Hòm quạt thóc 13. Nhà xưởng 14. Cửa hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 15. Ô tô 16. Xe máy 17. Xe đạp 18. Xe bò, xe cải tiến 19. Phương tiện vận tải khác 20. Máy ca, xẻ gỗ 21. Máy bơm nước 22. Máy phát điện 24. Máy tính, in, máy phô tô 25. Máy khâu, máy dệt, thêu, vắt sổ 26. Đầu video 27. Ti vi mầu 28. Ti vi đen trắng 29. Dàn nghe nhạc các loại 30. Radio/Radio Cassettes 31. Tủ lạnh, tủ đá 32. Quạt điện 33. Tủ các loại khác 34. Giường, phản, sập 35. Bàn ghế, xa lông, tràng kỷ 36. Các đồ có giá trị khác Tổng giá trị Biểu 11: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ trƣớc ĐTH Chỉ tiêu Số lƣợng Lãi suất (theo tháng) Năm vay Thời hạn (tháng) Mục đích gì Khó khăn gì 1. Vốn tự có 2. Vốn vay - Ngân hàng NN & PTNT - Ngân hàng chính sách - Ngân hàng khác (ghi rõ ) - Dự án Xóa đói giảm nghèo Vay ưu đãi Vay tư nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 Biểu 12: Tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ sau ĐTH Chỉ tiêu Số lƣợng Lãi suất (theo tháng) Năm vay Thời hạn (tháng) Mục đích gì Khó khăn gì 1. Vốn tự có 2. Vốn vay - Ngân hàng NN & PTNT - Ngân hàng chính sách - Ngân hàng khác (ghi rõ ) - Dự án - Xóa đói giảm nghèo - Vay ưu đãi - Vay tư nhân Mục đích vay vốn: 1- Đầu tư cho sản xuất nghiệp của hộ 2- Đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp, tiẻu thủ nông nghiệp 3- Đầu tư kinh doanh dịch vụ 4- Đầu tư khác (ghi rõ) Khó khăn: 1- Không có tài sản thế chấp 2- Lãi suất cao 3- Thời hạn vay ngắn 4- Thủ tục khó khăn 5- Lý do khác (ghi rõ) Biểu 13: Biến động lao động của hộ trƣớc và sau đô thị hoá Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) I. Trước đô thị hoá 1. Tổng lao động của hộ - Lao động nông nghiệp - Lao động phi nông nghiệp 2. Số người không có việc làm II. Sau đô thị hoá 1.Tổng lao động của hộ - Lao động nông nghiệp - Lao động phi nông nghiệp 2. Số người không có việc làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 + Hộ có thành viên được nhận vào làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn hay không - Có - Không + Nếu có thì số lượng là bao nhiêu?.............. + Có được hõ trợ đào tạo không? - Có - Không Nếu không có thì vì sao? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. II. Tổng cộng thu chi cả năm của hộ 1. Tổng nguồn thu (1.000đ) .................................................................... Trong đó: + Thu từ hoạt động nông nghiệp (1.000đ) ............................................................ + Thu từ hoạt động chăn nuôi (1.000đ) ................................................................. + Thu từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp (1.000đ) .............................................. + Thu khác (1.000đ) ............................................................................................. 2. Tổng chi phí (1.000đ) ........................................................................ Trong đó: + Chi cho hoạt động nông nghiệp (1.000đ) ............................................................ + Chi cho hoạt động chăn nuôi (1.000đ) ............................................................... + Chi cho hoạt động dịch vụ nông nghiệp (1.000đ) ............................................... + Chi khác (1.000đ) .............................................................................................. 3. Tổng thu nhập (1.000đ) ..................................................................................... III. Thu nhập / ngƣời / tháng (1.000đ) Thu nhập (Tổng thu - Tổng chi phí sản xuất) (1.000đ) .............................................. Bình quân 1 khẩu 1 năm (1.000đ) .............................................................................. IV. Thông tin về nhà ở của hộ Câu hỏi 1: Hộ Ông (bà) thực tế đang ở trong mấy ngôi nhà/ căn hộ? Có, số lượng.... Chưa Câu hỏi 2: Tổng diện tích sử dụng? m2 Câu hỏi 3: Ngôi nhà Ông (bà) đang ở thuộc loại nào? + Nhà kiểu biệt thự + Nhà kiên cố khép kín Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 + Nhà kiên cố không khép kín + Nhà bán kiên cố + Nhà tạm và khác Câu hỏi 4: Ông (bà) có sở hữu toàn bộ căn nhà không? Có Không Câu hỏi 5: Giá trị ngôi nhà? …………… triệu đồng A. Thông tin khác về đất đai, nhà ở của hộ 1. Ông bà có được đền bù bằng đất không? - Có: - Không: 2. Diện tích được đền bù? .............m2 3. Nếu có thì dùng để làm gì ? Diện tích sử dụng? Nhà ở ……………….… m2 Trồng trọt ………………m2 Khu sản xuất ……………m2 Khu kinh doanh ............... m 2 B. Nhu cầu của hộ về vốn 1. Gia đình có cần vay vốn dể phát triển sản xuất không ? Có Không 2. Nếu có thì để sản xuất, kinh doanh gì? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. Gia đình cần vay tổng số vốn là: .................... triệu đồng, với lãi suất ........... trong thời gian ......................... 4. Gia đình có gửi tiết kiệm hay cho vay không? - Có số tiền là: ...................... triệu đồng, với lãi suất ..........., - Không C. Nhu cầu khác: 1. Gia đình có ý định chuyển ngành nghề sản xuất hay không? Có Không * Nếu có thì gặp những thuận lợi, khó khăn gì? ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 2. Gia đình có nguyện vọng nâng cao kiến thức hay không ? Có Không 3. Nếu có thì gia đình quan tâm đến lĩnh vực nào ? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 Quản trị kinh doanh Khoa học kỹ thụât Văn hóa Dạy nghề Khác (ghi rõ) 4. Gia đình có nguyện vọng vay vốn để giải quyết việc làm hay không ? Có Không D. Đánh giá của hộ: 1. Sau khi đô thị hoá, nguồn nước của gia đình có bị ảnh hưởng không? Có Không * Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào ? Đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt Không đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt Nguồn nước bị ô nhiễm không dùng cho sinh hoạt và sản xuất được 2. Môi trường sống có bị ảnh hưởng sau đô thị hoá không ? Có Không * Nếu có thì bị ảnh hưởng như thế nào? Ô nhiễm Không ô nhiễm 3. Ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi của hộ như thế nào? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 4. Những vấn đề xã hội phát sinh? * Ảnh hưởng về mặt an ninh: Có Không Nếu có thì nguyên nhân: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. * Ảnh hưởng về mặt trật tự xã hội: Có Không Nếu có thì nguyên nhân: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................. * Về mặt tệ nạn xã hội: Có Không Nếu có thì nguyên nhân: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 * Những ảnh hưởng khác: (ghi rõ) Có Không Nếu có thì nguyên nhân: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 5. Đánh giá của hộ về quá trình đô thị hoá Chỉ tiêu Kinh tế Xã hội Môi trƣờng 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Xấu 6. Đời sống của hộ sau đô thị hoá so với trước đô thị hoá? - Tốt hơn rất nhiều - Tốt hơn - Như cũ - Giảm sút 7. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới vấn đề trên: - Không có đất sản xuất - Ảnh hưởng môi trường - Không có việc làm - Có thêm việc làm phi nông nghiệp - Được hỗ trợ khoa học và kỹ thuật - Có cơ hội được học nghề và tìm việc mới VII. Xin ông (bà) có ý kiến đóng góp trong việc phát triển đời sống của địa phƣơng. Các dự định Giải pháp Ngày ...... tháng ..... năm 200.... Xác nhận của chủ hộ (Ký, ghi rõ họ tên) ĐIỀU TRA VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9LV_09_KTampQTKD_KTNN_NGO THI MY.pdf
Tài liệu liên quan