LUẬN VĂN THẠC SỸ: Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
MS: LVHH-MT001
SỐ TRANG: 110
NGÀNH: Hóa học
CHUYÊN NGÀNH: Môi trường
NĂM: 2007
Phần I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hoá chất đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng
ta. Hóa chất hiện diện trong ngôi nhà chúng ta đang sống, trong thực phẩm chúng ta ăn,
trong nước chúng ta uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm dùng hằng ngày,
ngay cả trong không khí chúng ta hít thở. Có thể nói đó là một ngừơi bạn đồng hành cùng
với sự tiến bộ của xã hội loài người.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 50 năm qua, với sự phát triển của công nghiệp,
có một sự gia tăng khổng lồ về số lượng hoá chất mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống
hằng ngày. Con người đã tổng hợp hơn 90.000 hợp chất hoá học mới, đó là những chất
nhân tạo, và không có một chất nào trong số này tồn tại một mình nó trong tự nhiên, trong
đó chỉ ½ được thử nghiệm về ảnh hưởng của chúng đến con người.
Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều hoá chất độc hại ngay trong nhà của
mình: Sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những chất tẩy rửa
kiếng, gỗ, kim loại, lò nướng, toilet và các vết ố chứa những hoá chất nguy hại như
amoniac, axit sunfuric và axit photphoric, kiềm , chlorine, formaldehide (phooc môn) và
phenol. Những hành vi đơn giản như giặt thảm, rửa chén hoặc sơn tường có thể dễ dàng
khiến chúng ta tiếp xúc với các sản phẩm gây hại cho sức khoẻ. Tham chí, ngay cả việc làm
đẹp của phụ nữ cũng đã vô tình đưa họ vào tình huống tự nguyện tiếp xúc với hoá chất gây
hại, bởi việc trang điểm dù chỉ áp dụng trên bề mặt da nhưng các hoá chất trong mỹ phẩm
sẽ ngấm trực tiep qua da và đi vào máu trong cơ thể
Với hơn 90.000 hoá chất đang hiện diện, thoát khỏi việc tiếp xúc với hoá chất là điều
không thể, bởi vì chúng gần như có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống hiện đại; riêng
đối với người giáo viên hóa học thì đó là một hoạt động tất yếu. Mỗi hoá chất bên cạnh
những ưu điểm đã được ứng dụng nó còn chứa đựng những nguy hại khôn lường, đã và
đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Nham cung cấp thêm thông tin về các
độc chất hoá học, cách sơ cứu và dự phòng các hoá chất độc hại, em đã quyết định chọn đề
tài : “ảnh hưởng của một số hoá chất thông dụng đến sức khoẻ con người” để trình bày.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
- Đưa ra những tính chất cơ bản của một số hoá chất thông dụng trong cuộc sống (cơ sở
để xác định tính độc hại của hoá chất).
- Các ứng dụng, nguồn gây ô nhiễm, nguồn đưa hoá chất độc hại vào cơ thể người.
- Triệu chứng gây hại của một số hoá chất thường gặp trong cuộc sống và trong chương
trình phổ thông.
- Cách sơ cứu, dự phòng độc chất hoá học.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu, tìm hiểu về những tác hại của các độc chất hoa học, các nguyên nhân phát
sinh, thực trạng và cách phòng tránh. Từ đó giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về độc
tính của hoá chất đối với sức khoẻ con người.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
IV. KHÁCH THỂ – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Khách thể nghiên cưu : quá trình, cơ chế tác động của hoá chất đến sức khoẻ.
- Đối tượng nghiên cứu : con người.
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC :
Nếu mọi người đều nhận thức được tính độc hại của hoá chất thì sẽ tự có biện pháp phòng
tránh, để vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày được duy trì phát
triển, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
VI. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU :
- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tong hơp trong các sách báo và sách chuyên ngành.
- Lấy thông tin trên mạng internet, số liệu trong các bệnh viện, thông tin tổng quát từ viện
khoa học môi trường.
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
A- MỘT SỐ KHÁI NIỆM
I. ĐỘC TÍNH
II. ĐÁP ỨNG
III. CƠ QUAN TIẾP NHẬN
IV. NHIỄM ĐỘC VÀ GÂY NGẠC
B- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘC TÍNH
I. BẢN CHẤT CỦA HÓA CHẤT VÀ CÁC TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA CHÚNG
II. ĐIỀU KIỆN TIẾP XÚC
III. Loài, giới tính, độ tuổi và tình trạng của cơ thể sinh vật tại thời điểm tiếp xúc
IV. Sự có mặt của các hoá chất trong cơ thể sinh vật, trong môi trường và trong thời gian tiếp xúc
C- PHÂN LOẠI CHẤT ĐỘC
I. Phân loại dựa theo tính chất nguy hại
II. Phân loại dựa theo độ bền vững
III. Phân loại dựa trên cơ quan bị tác động
IV. Phân loại dựa trên mức tác dụng sinh học
V. Phân loại các hoá chất dựa trên nguy cơ gây ung thư ở người
CHƯƠNG I I : TÁC HẠI CỦA HOÁ CHẤT ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
A. Đường xâm nhập của hoá chất vào cơ thể người
I. Hấp thụ qua đường hô hấp
II. Hấp thụ qua da
III. Hấp thụ qua đường tiêu hoá
B. Tác động, tích luỹ và đào thải hoá chất trong cơ thể người
I. Các dạng tác động của chất độc trên cơ thể
II. Sự phân bố, chuyển hoá và tích luỹ chất độc trong cơ thể
III. Sự thải loại chất độc khỏi cơ thể
CHƯƠNG III : TÁC HẠI CỦA MỘT SỐ HOÁ CHẤT THƯỜNG GẶP
A – CÁC CHẤT VÔ CƠ
I. Nhóm halogen
II. CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
III. CÁC HỢP CHẤT CỦA NITƠ
IV – Các kim loại nặng
B – CÁC CHẤT HỮU CƠ
I. – Benzen (C6H6)
II – Toluen (C6H5 – CH3)
III – Phenol
IV – Metan (CH4)
V –Tác hại của các chất kiềm – axit vô cơ – axit hữu cơ
C – MỘT SỐ CHẤT TỔNG HỢP THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG
I – Sudan
II – Bisphenol – A
III – Muối diêm (nitrat, nitrit )
IV – Tinopal và Psychotrine
V – Hoá chất bảo vệ thực vật
CHƯƠNG IV : THỰC TIỄN VÀ DỰ PHÒNG
A. Những nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường sống
I - Quả chín cây nhờ hoá chất
II - Rau xanh bị đầu độc bằng “thần dược”
III – Rượu tây dởm có chất gây mất trí nhớ
IV – Làm nhừ thịt bằng bột cọ toilet
V – Thuốc bắc “ngậm” thuốc độc
VI – Nước máy đe dọa gây ung thư máu
VII – Nước rửa bát không nhãn – mối nguy cho sức khoẻ
VIII – Hiểm hoạ từ bụi máy tính
IX – Than tổ ong siêu cháy
X – Sử dụng chảo không dính? Coi chừng ung thư
XI –Thận trọng với nước làm mềm vải
XII –Mỹ phẩm có thể chứa hoá chất độc hại
B. Một số biện pháp phòng tránh và xử lý hoá chất độc
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
110 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện của sự bất thường ấy. Vì thế, ảnh hưởng
của loại hoa quả thúc chín đối với hoa quả thật khó lường.
(nguồn : web www.tuoitre.com.vn )
II - Rau xanh bị đầu độc bằng “thần dược” :
Muốn cho rau xanh tốt,chồi non tươi mơn mởn, cành lá múp máp và bắt mắt… một vườn
rau khoảng 1000 m2 phải “ngốn” không dưới 15 loại thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng và kích
thích “tăng vọt” – một nông dân trồng rau ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM
bật mí như vậy về bí quyết trồng rau hiện nay.
“Bí kíp” bồi bổ cho rau mau xanh tốt là “mua hơn 1 tấn phân gà trộn đấu với phân hữu cơ;
1 gói thuốc Regent trị quăn lá, 1 gói Trigard 100 chống sâu, 2 gói Mexyl MZ 72 trị lá vàng
úa, 1 chai Bavistin đặc trị úng lá, 2 chai Selecron và Netoxin diệt bọ nhạy, sâu róm, sâu đo,
rồi thuốc giúp cây cứng…
Đặc biệt, trước khi xuất rau bán một hôm thì phải thêm thuốc “tăng vọt” kích béo, thuốc
“vượt”.. giúp rau mọc dài nhanh, mầm chồi xanh mướt và bóng láng…
Theo một người dân ở đây cho biết: “không có phân gà và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích
thích để “thúc” cho rau nhanh tốt thì khó nói đến chuyện lời lãi!”.
“Thần dược” được bán khá rộng rãi tại các cửa hàng bán thuốc BVTV với những nội dung
quảng cáo trên bao bì hết sức hấp dẫn như : “ biến cái không thể thành có thể” hay “thần
dược trong ngành nông nghiệp”…
Ngành y tế cũng cảnh báo hậu quả nặng nề từ việc sử dụng hoá chất để chăm sóc rau thể
hiện ro nhất là ảnh hưởng đến sinh sản, hệ tiêu hoá, thần kinh, các hệ thống miễn dịch và ung
thư.
Những hoá chất độc hại này sẽ ngấm vào cơ thể theo thời gian, có thể 3 năm, 5 năm và dài
hơn, làm cho con người bị ung thư gan, đau tuỷ, bướu ác tính ở da, ung thư dạ dày và môi,
bệnh giun sán…
Thế nhưng không ai có thể khẳng định được trong những loại rau bán ngoài chợ thì đâu là
“rau sạch”, vì vậy người tiêu dùng mua rau sạch thành “rau bẩn” cũng không là chuyện hiếm.
Thậm chí, người trồng rau nhưng lại không dám ăn rau của mình trồng vì sợ nhiễm thuốc.
(nguồn : www.dantri.com.vn)
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
III – Rượu tây dởm có chất gây mất trí nhớ :
Trong các loại rượu tây dỏm, kém chất lượng có furfurol- một hoá chất độc hại có thể làm
mất trí nhớ, ung thư, dị tật thai nhi. Trong khi đó, việc phân biệt rượu giả với rượu thật lại rất
khó.
Nhiều người cứ nghĩ rượu càng đắt tiền thì càng ít độc. Nhưng, loại “đồ xịn” này là món
hời khổng lồ nên người ta tìm mọi cách để làm giả và làm giả hết sức tinh vi.
Trong 9 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã thu hồi hơn 1800 vỏ chai
rượu tây dán tem, nhãn mác các loại như Cognac, Whisky, Re’my Martin, Hennessy…tuồn
về từ biên giới Tây Nam và các tỉnh miền Trung. Trước đó, cuối năm 2005, một vụ sản xuất
rượu Tây giả đã bị phát hiện với gần 14000 chai.
Rượu tây giả được sản xuất khá đơn giản. Quy trình pha chế này chỉ bao gồm trộn các thứ :
cồn, đường, màu, hương liệu và một số phụ gia khác, tuỳ theo nồng độ để cho ra những loại
rượu khác nhau, sau đó pha thêm một ít rượu thật, cho có mùi đặc trưng…
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng phòng thí nghiệm hoá phân tích Đại học Bách khoa
TPHCM, cho biết trong 4 mẫu cồn thực phẩm mà đơn vị này mua tại các cửa hàng hoá chất
và tại công ty sản xuất rượu, có 3 mẫu vượt chỉ tiêu về hàm lượng acid, este, aldehyl,
methanol và thậm chí có cả furfurol.
Thạc sĩ cũng khảo sát một số rượu ngoại và nhận thấy: Mặc dù có mùi đặc trưng, trạng thái
rượu trong, không đục hay cặn, vị dịu ngọt, không đắng nhưng khi phân tích thì thấy các
thành phần nguy hại trong rượu hầu hết đều vượt mức tiêu chuẩn. Chẳng hạn, tiêu chuẩn
không cho phép co furfurol trong rượu nhưng 5 trong 7 mẫu kiểm tra đều có chất này và ở
mức độ cao.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hạnh, Phòng vi sinh ứng dụng Phân viện Sinh học nhiệt đới, cho biết:
ngay rượu thật đã là “bố mẹ của bách bệnh”, rượu giả lại càng nguy hiểm hơn nữa. Chất
furfurol rất độc hại cho bộ máy tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, là nguyên nhân của nhiều bệnh
như tim mạch, ung thư, mất trí nhớ và dị tật thai nhi. Các ca tử vong sau khi uống rượu đều
do tác động của những chất độc như methanol, furfurol và nhiều chất khác.
(theo Người Lao động ngày 19 -10-2006)
IV – Làm nhừ thịt bằng bột cọ toilet :
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về việc các cửa hàng bán gà tần, bún, phở…tại Hà
thành hay cho thêm chất gì đó trong khi nấu, giúp công đoạn ninh, hầm nhanh hơn, thịt mềm
hơn….
Khi hỏi mua một loại chất giúp ninh nấu thức ăn nhanh nhừ, người bán hàng đưa ra một lọ
nhỏ như lọ thuốc B1, bên trong đựng thứ bột trắng tinh, giá 14000 đồng, nói là của Úc.
Nhưng tìm mỏi mắt trên thân lọ không hề thấy có dòng nào cho biết nó được sản xuất từ Úc
cả, cũng không có hướng dẫn sử dụng ra sao. Khi được yêu cầu loại rẻ hơn, chị chủ quầy
xách từ trong ra một hộp giấy to cỡ hộp hương muỗi, trọng lượng 454g, giá 10000 đồng. Hộp
không được bán ở ngoài hàng. Trên 6 mặt hộp toàn tiếng Anh. Chị bán hàng giải thích nó
xuất xứ từ Trung Quốc nhưng in tiếng Anh để bán phổ biến trên toàn the giới. Nội dung trên
một mặt hộp nói rõ chức năng của chất này là “cho một ngôi nhà sạch sẽ và mát mẻ hơn! “
Trong đó nêu 3 tác dụng chính là làm sạch các đồ bếp như : lò vi sóng, ấm pha trà, xoong
chảo, bồn rửa bát; làm sạch đồ vệ sinh như bồn toilet, sọt rác, máy nghiền rác, thảm, máy
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
giặt, khử mùi tủ lạnh… Không thấy nói đến tác dụng làm nhừ và mềm thịt nhưng chị bán
hàng cứ quả quyết và còn dặn :” chỉ rắc một chút như bột canh thôi, đừng cho nhiều quá
không tốt. Một hộp dùng như vậy được rất lâu”.
Tới chợ Đồng Xuân, tại quầy hàng khô của một chị tên Phương, hỏi mua hoá chất tẩy trắng
miến. Loại hàng này chủ bán theo cân, giá 24000 đồng/cân. Đó là một thứ bột màu trắng bốc
lên mùi khó chịu, kèm theo lời xã giao : “ Các em ở Hà Tây đúng không? Dân Hà Tây làm
miến mua của chị thành khách quen rồi.. Một muôi bột này hoà với nước ngâm vơi một tạ
miến là đủ. Dân làm miến vẫn làm như thế”. Chị còn dám bảo đảm “tác dụng tẩy trắng khỏi
chê”.
Qua cửa hàng khô Lợi Nghĩa, chủ hàng hướng dẫn cách sử dụng diêm sinh để làm vàng
măng, lại giữ được lâu không mốc. Chỉ với 10000 đồng/kg diêm sinh có thể hoà nước ngâm
vài tạ măng, sau đó phơi khô là có màu vàng đẹp mắt.
Hầu như ở bất cứ cửa hàng khô nào cũng dễ dàng mua được những hoá chất dạng này.
Đối với những phụ gia có trong danh mục được phép sử dụng của Việt Nam, liều an toàn
với người chỉ tính bằng mg/kg trọng lượng cơ thể.
Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy định này sẽ rất nguy hiểm đối với sức khoẻ con
người. Nhiều hoá chất có thể gây ngộ độc tức thì hoặc ngộ độc mãn tính với các tổn thương
gan, phổi trầm trọng. Chẳng hạn chất làm trắng bánh phở kali sunfit dùng sai liều quy định
có thể gây viêm da, mắt, miệng, phá hoại dạ dày”.
(nguồn : www.dantri.com.vn/ ngày 14-9-2006)
V – Thuốc bắc “ngậm” thuốc độc :
Nhiều người bảo quản đông dược bằng cách sấy lưu huỳnh nhiều lần hay dùng nhôm
photpho, lục hóa khổ. Đây là những hoá chất khi gặp hơi nước, ánh sáng sẽ biến thành chất
độc.
Chủ một đại lý thuốc Đông Y nổi tiếng của thôn Nghĩa Trang (Tân Quang, Văn Lâm ,
Hưng Yên) nói : “ chúng tôi thường bảo quản thuốc bằng cách sấy lưu huỳnh. Thuốc đã sấy
lưu huỳnh nhiều lần không bao giờ đem ra dùng.Nếu có bệnh thì phải chế riêng các vị thuốc
rồi sắc uống”
Chị Thường, một người sơ chế thuốc Bắc ở phố Từ Sơn (thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh) cho
biết thường đặt những bát thuốc chống ẩm, chống sâu mọt dưới các giá gỗ rồi xếp bao đựng
thuốc lên trên, mối mọt sẽ không dám bén mảng. Chị lấy ra một viên chống ẩm màu xám lục
đưa ra không khí trong một phút, viên thuốc bắt đầu thả bụi. Chị Thường cho biết cách làm
phổ biến của ngừơi buôn chuyên nghiệp hiện nay là đặt thuốc vào giữa mỗi bao dược liệu.
Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Thân, bộ môn dược liệu, Đại học Dược Hà Nội, viên thuốc màu
xám lục mà người dân dùng bảo quản thuốc đông dược có công thức hoá học là AIP (AlxPl –
x) gọi là nhôm photphua (hay nhôm photpho) , gặp hơi nước sẽ tạo thành photphin (PH3),
một khí độc có tỷ trọng nhẹ như không khí nên dễ thấm vào dược liệu và khử trùng dược liệu.
Photphin là khí độc đối với người. Khi nhiễm độc, người ta bị nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, bắp
thịt co giật, nhiều trường hợp nôn mửa, đau bụng và dẫn đến tê liệt thần kinh.
Ông Thân cho biết nhiều trường hợp người buôn dược liệu còn phun chloropirin (lục hoá
khổ) trực tiếp lên bao tải chứa đựng dược liệu. Chất này gặp ánh sáng sẽ tạo thành clor và
phosgene, một chất cực độc, cũng có tác dụng diet côn trùng, sát trùng mạnh.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho biết tất cả mẫu thuốc ông mua ở Nghĩa Trai và Ninh Hiệp
(Gia Lâm, Hà Nội) sau khi đem phân tích đều cho kết quả lượng chất bảo quản tồn dư cao
gấp nhiều lần cho phép. Dược liệu bị sấy lại quá nhiều lần bạc cả màu, hoàn toàn mất đi mùi
vị tự nhiên của nó. Các phân tử SO2 và SO3 đã ngấm vào mặt cong và các tế bào thuốc, không
thể phát tán đi được. Những phân tử này khi kết hơp với nước sẽ thành axit sunfuric, một loại
chất độc, hoặc kết hợp với nhiều chất khác có trong dược liệu tạo thành những tinh thể có độ
bền vững rất cao. Chất này nếu tồn dư nhiều trong cơ thể sẽ gây ung thư.
Tiến sĩ Lê Thị Loan, Trưởng Khoa Bào chế, Viện Dược liệu, nói : “ SO2 là loại khí rất độc,
gây ra bệnh ung thư, suy thận và một số bệnh khác nữa. Nó rất độc đối với người bào chế do
phải tiếp xúc trực tiếp”.
Bà Loan cho biết các phương pháp bảo quản an toàn như chiếu xạ, dùng ánh sáng hồng
ngoại, đông khô, bảo quản chân không chi phí rất cao. Trong điều kiện làm ăn nhỏ lẻ, thủ
công chạy theo lợi nhuận, những yêu cầu kĩ thuật trên đã bị lược bỏ.
(nguồn : www.tuoitre.com.vn ngày 16- 10 -2006 )
VI – Nước máy đe dọa gây ung thư máu :
Tiếp xúc lâu dài với các sản phẩm phụ trong quá trình khử trùng nước máy bằng clo có thể
làm tăng tới 70% nguy cơ mắc một dạng ung thư máu.
Trihalomethane và Bromodichloromethane là các sản phẩm phụ điển hình của quá trình clo
hoá. Để đánh giá chất lượng nước uống đối với sức khoẻ, Viện Y tế cộng đồng quốc gia
Canada đã so sanh dữ liệu lien quan gần 700 bệnh nhân máu trắng với khoảng 3.500 người
bình thường. Thông tin về chất lượng nước được thu thập trên 30 năm.
Kết quả cho thấy, tiếp xúc với chất Trihalomethane ở nồng độ tối thiểu 40 microgram/lit sẽ
lam gia tăng 72% nguy cơ ung thư bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp (CML)- trưởng nhóm
nghiên cứu Patrick Levallois cho biết.
Tuy nhiên, uống nước máy được khử trùng bằng clo lâu ngày lại giảm tới 40% nguy cơ
mắc ung thư bạch cầu nguyên bào lymphô (CLL). Kết quả phân tích sâu hơn cho thấy việc
tiếp xúc lâu dài nước máy chứa clo cũng có tác dụng phòng chống một dạng ung thư máu
khác.
Theo nhóm nghiên cứu, các chất Trihalomethane và Bromodichloromethane sinh ra khi clo
hóa có thể chính là nguyên nhân gây CML… tuy nhiên tác dụng chống CLL và một số dạng
khác vẫn còn là một ẩn số.
(Nguồn : tuổi trẻ ngày 17-1-2006)
VII – Nước rửa bát không nhãn – mối nguy cho sức khoẻ :
Không chỉ làm hại da tay như bong da, khô da, dị ứng, các hoá chất trong nước rửa bát
không thương hiệu đang bán nhiều tại thành phố HCM còn có thể gây độc mãn tính và nhiều
bệnh về đường tiêu hoá.
Nước rửa bat loại 2000 -3000 đồng/ lít được pha từ nhiều loại hoá chất mua từ chợ Kim
Biên. Các hóa chất này rất rẻ và cách làm cũng đơn giản nên hiện có rất nhiều người làm.
Anh Vinh ở phường Phước Bình, quận 9 TPHCM là một “nhà sản xuất” mặt hàng này. Đồ
nghề của anh là xô, chậu, can nhựa và những bao hoá chất.
“Thật ra, làm hàng này thì mỗi người mỗi kiểu, không ai giống ai”- anh Vinh nói.Theo anh,
cách làm nước rửa chén rất đơn giản : đầu tiên là mua “nguyên liệu “, tuỳ theo lượng hàng
bán mỗi ngày mà mình mua bao nhiêu phần một lần. Một phần gồm 3 kg LAS, 1 kg SODA,
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
300 g chất tạo đặc HEC, một ít hương chanh và màu, giá tổng cộng là 105.000 đồng. Chỗ hoá
chat này có thể làm được 80-90 lít nước rửa chén. Mỗi tháng anh bán ra thị trường khoảng
1000 -2000 lít với giá 2000-2500 đồng/lít….
Việc buôn bán hàng giả, hàng nhái như thế đang đe doạ trực tiếp đến sức khỏe của người
dân. Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM cho
biết : các hóa chất được sử dụng để điều chế nước rửa chén dỏm như LAS, sút, muối Natri
sunfat, Tripoly, màu công nghiệp.. có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Các chất trên không chỉ làm hại da tay mà còn có thể gây thủng ruột hoặc ngộ độc mãn tính
cho những người thường xuyên bị “nhiễm” qua đường ăn uống. Ngoài ra, khi xâm nhập cơ
thể,chúng có thể làm tổn hại đến gan, thận và các bệnh đường ruột về lâu dài.
(Nguồn : Sức khoẻ và đời sống – ngày 12-8- 2006)
VIII – Hiểm hoạ từ bụi máy tính :
Các nhà khoa học vừa cảnh báo, bụi trong bộ vi xử lý của máy tính va màn hình có chứa các
chất vi lượng hoá học độc hại, gây rối loạn thần kinh và ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất
của con người. Đó là một trong các biến thể của chất bromionated flame retardants, có tên
hoá học là Polybrominated Diphenyl (PBDE). Từ những năm 1970, các nhà sản xuất điện tử
đã đưa chất PBDE vào quy trình công nghệ, nhằm chống lại sự xuống cấp của thiết bị. Chất
này tuy độc hại song khó rò rỉ ra ngoài để gây ảnh hưởng đen sức khoẻ con người. Mặc dù
mối quan hệ giữa chất PBDE với các bệnh thần kinh chưa được chứng minh cụ thể, người ta
đã nhiều lần phát hiện ra hiện tượng rối loạn thần kinh ở những con chuột tiếp xúc với PBDE.
Từ cuối những năm 90 đến nay, các nhà sản xuất điện tử đã cố gắng tẩy chay hoặc hạn chế sử
dụng PBDE, do châu Au đã bắt đầu cấm bán những sản phẩm này.Tuy nhiên, theo tiến sĩ
Gina Solomon, Đại Học tổng hợp California, hàm lượng độc tố trong bụi máy tính đủ để phát
tín hiệu cảnh báo, song chưa đủ làm nên một cuộc khủng hoảng.
( nguồn : Khoa học vàđời sống 5-7 -2004)
IX – Than tổ ong siêu cháy:
So với than tổ ong thường, than tổ ong siêu cháy đắt hơn khoảng 500 đồng nhưng lại thuận
tiện hơn nhiều trong đun nấu, bởi chỉ cần châm lửa vào một tờ giấy cũng có thể nhóm được
bếp than tổ ong này. Hơn nữa, thời gian đun nấu lại được lâu hơn, khoảng 4 tiếng so với 2 – 3
tieng của than tổ ong thường. Tuy nhiên, loại than này khi cháy bốc ra mùi hắc, rất khó chịu,
người đun sẽ cảm thấy hơi tức ngực và khó thở nếu phải ngồi lâu bên bếp than. Nguyên nhân
là do trong quá trình sản xuất, nó đã được chế thêm “phụ gia” là những thùng dầu nhớt mua
từ các cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy. Sau khi mua về, dầu nhớt sẽ được trộn
cùng bùn đất, than với một tỉ lệ nhất định, rồi cho vào máy đóng thành than to ong siêu cháy.
So với than tổ ong thường, than tổ ong siêu cháy còn độc hại hơn vì trong các loại nhớt thải
từ ô tô và xe máy cũ có chứa nhiều kim loại độc hại nặng như asen, crôm, cùng các sản phẩm
kim loại đốt chay không hoàn toàn.
Hằng ngày, số lượng than siêu cháy được đội quân bán than dạo, mang đi rải khắp các khu
dân cư, khu tập thể đông người, bằng những chiếc xích lô cũ và xe đạp thồ. Đối với họ, than
tổ ong siêu cháy chính là món hàng hút khách, dễ chiếm lĩnh thị trường, nhất là khi những
quán ăn tự do mọc lên ngày càng nhiều.
Ở những nước có nền công nghiệp phát triển, dầu nhớt đã qua sử dụng được các cơ quan
chức năng, cơ sở sản xuất kiểm soát rất chặt chẽ. Lượng dầu nhớt thải này sẽ được dùng để
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
tái chế, hoặc mang đốt huỷ, song công đoạn đốt huỷ phải diễn ra trong điều kiện đảm bảo, các
chất độc hại không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ con người.
(tổng hợp từ báo tuổi trẻ 23- 12- 2005 )
X – Sử dụng chảo không dính? Coi chừng ung thư :
Chảo không dính được phủ lên bề mặt của nó lớp chống dính Teflon. Các nghiên cứu của
tập đoàn hoá chất DuPont cho thấy Teflon phát ra các phân tử độc hại ở 230oC. Ở 360oC, chảo
chống dính phát thải ít nhất 6 loại khí độc, trong đó có hai khí gây ung thư, hai chất gây ô
nhiễm toàn cầu và MFA – một chất gây chết người ở liều lượng thấp. Khi chảo chống dính
đạt 537oC, lớp Teflon phân rã thành chất độc hoá học PFIB, tương tự khí độc thần kinh
phosgene trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Theo kết quả thử nghiệm gần đây của nhóm hoạt động môi trường (EWG ), khi đặt nồi
xoong hoặc chảo chống dính (có phủ lớp Teflon) trên một chiếc bếp bình thường, trong vòng
hai phút là những vật dụng này vượt quá nhiệt độ 340oC và phát ra khí độc liên quan tới cái
chết của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim cảnh mỗi năm. Nếu hít phải các khí độc nói
trên, phổi của chim xuất huyết và đầy chất dịch, khiến chúng ngạt thở và chết. Ngoài ra
những khí độc này còn liên quan đến nhiều căn bệnh ở người.
Cụ thể là trong cuộc thử nghiệm mới do một giáo sư an toàn thực phẩm tiến hành (do
EWG đặt hàng), một chiếc chảo chống dính bình thường được đun nóng trên bếp điện trước
khi bỏ thực phẩm vào. Trong vòng 3 phút 20 giây, chảo đạt nhiệt độ 391oC và tiếp tục tăng
cho tới khi thử nghiệm kết thúc.
Dupont cũng thừa nhận các khí độc cũng có thể làm cho người bị ốm, cụ thể là “sốt khói
polymer”. Tuy nhiên, công ty này chưa từng nghiên cứu quy mô người bị sốt trong số những
người sử dụng hàng tỉ chiếc xoong chảo chống dính khắp thế giới. Ngoài ra công ty cũng
chưa nghiên cứu về tác động lâu dài khi con người bị sốt như đã nói ở trên hoặc phơi nhiễm
với Teflon ở mức độ nào thì gây bệnh ở người. Những triệu chứng đó thường được hiểu lầm
là cúm thông thường.
Chính phủ Mỹ vẫn chưa đáng giá tính an toàn của xoong chảo chống dính. Từ kết quả thử
nghiệm mới, EWG đã đề nghị Uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu dùng buộc ngay các nhà sản xuất
đồ gia dụng có chất chống dính phải ghi khuyến cáo trên nhãn sản phẩm. Khuyến cáo liên
quan tới nguy cơ gây chết chim cảnh của Teflon.
Chất có thể gây ung thư khi sản xuất Teflon:
Cuối tháng 6-2005, Uỷ ban tư vấn khoa học của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (FDA) đã
phát hiện axit perfluorooctanoic (PFOA), một hợp chất được sử dụng để sản xuất Teflon, là
một chất có thể gây ung thư. PFOA cũng chưa có trong quy định của EPA.
Các nghiên cứu trên động vật đã xác định được bốn loại khối u khác nhau ở chuột đực và
cái phơi nhiễm với PFOA. Sự thực này đã thuyết phục đa số trong tổng số 17 thành viên của
Uỷ ban tư vấn khoa học rằng PFOA là chất có thể gây ung thư. Tuy nhiên, họ chưa đưa ra bất
kì kết luận nào về việc liệu sử dụng các sản phẩm chống dính được làm bằng PFOA gây nguy
cơ ung thư hay không.
PFOA, một tác nhân gia công quan trọng trong việc sản xuất các vật liệu chống dính và
chống gỉ (chẳng hạn bề mặt chống dính, vật liệu chống dính cho các sản phẩm gồm sợi Gore
– Tex, hộp đựng bánh pizza) có liên quan tới ung thư và dị tật bẩm sinh ở động vật. Chất này
hiện diện trong máu của 95% người Mỹ, kể cả phụ nữ có mang. Nó cũng được tìm thấy trong
máu của các sinh vật biển và gấu Bắc Cực.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Cần lưu ý rằng PFOA không phải là một bộ phận của xoong chảo chống dính thành phẩm.
Nó chỉ được sử dụng trong quá trình sản xuất Teflon và chỉ một lượng nhỏ PFOA còn lại sau
tiến trình lưu hoá.
Hiện EPA đang tiến hành một cuộc điều tra lớn về cách thức PFOA xâm nhập vào máu
người tiêu dùng và liệu hợp chất này có ảnh hưởng tới sức khoẻ hay không.
( nguồn: tổng hợp từ vietnamnet.vn)
XI –Thận trọng với nước làm mềm vải :
“Mềm mịn như nhung, hương thơm quyến rũ”, hình ảnh em bé bọc trong tấm chăn lông
mềm mại, thơm tho, biểu thị cho tình thương bao la của mẹ… là những nét chung của nhiều
quảng cáo các sản phẩm làm mềm vải nhưng ít ai biết rằng bên trong hương thơm ngọt
ngào, quyến rũ kia là những hơp chất độc hại.
Bài viết trên tạp chí Natural Life số tháng 7-8 năm 2006 sẽ cho chúng ta một cái nhìn
mới, thận trọng hơn khi sử dụng chất làm mềm vải.
Câu hỏi đặt ra là : các chất làm mềm vải có gây hại hay không? Có người đã quyết định
không dùng nó và sẵn lòng mặc chiếc quần Jean cứng đơ và chiếc khăn tắm nhăn nhúm.
Tuy vậy, hàng xóm láng giềng của anh vẫn dùng chúng bới thích thú với mùi thơm mà
chúng đem lại.
Thực tế chất làm mềm vải có thể gây hại. Hiểm họa cho sức khoẻ có thể kể theo thứ tự :
nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, gây nên tình trạng rối loạn trầm trọng ở hệ thần kinh trung
ương và các cơ quan và thậm chí dẫn tới ung thư.
Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ ( the US Enviromental Protection Agency – EPA ) và
dữ liệu về những hợp chất an toàn công nghiệp, chúng ta không khỏi giật mình về những
chất hoá học nguy hại trong sản phẩm làm mềm vải. Các thử nghiệm đã cho thấy những
chất độc hại sau có trong các loại nước làm mềm vải:
- Benzyn acetate : gắn liền với ung thư tuyến tụy và sự bay hơi của nó gây kích ứng mắt
(chảy nước mắt) và khí quản (ho). Hoá chất này có thể hấp thụ qua da làm dị ứng da, sinh
mụn, chàm…
- Benzyn alcohol : gây kích ứng đường hô hấp trên dẫn đến hắt hơi, sổ mũi, ho. Nó còn
làm rối loạn thần kinh trung ương, đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt và giảm huyết áp
đột ngột.
- Ethyl acetate : là hoá chất thuộc dòng thuốc ngủ trong danh mục của cơ quan bảo vệ môi
trường Hoa Kỳ. Nó gây kích ứng mắt và khí quản, gây đau đầu và buồn ngủ, làm suy giảm
dòng bạch cầu khiến khả năng chống nhiễm trùng kém và làm tổn thương tế bào gan, thận.
Với những người bị viêm xoang dị ứng sẽ bị viêm triền miên.
- Limonene :là hoá chất gây ung thư. Nó cũng là nhân tố hại mắt và hại da.
- A – Terpineol : là hoá chất gây rối loạn thần kinh trung ương và gây kích ứng màng tế
bào, rối loạn nhịp thở, thở nông và da tái xanh vì thiếu oxy.
- Camphor : là hoá chất gây rối loạn thần kinh. Nó dễ dàng được hấp thu vào các tổ chức
của cơ thể, gây kích ứng ở mắt, mũi và họng, đặc biệt là gây viêm xoang. Nó cũng gây
chóng mặt, gây rối loạn ở các cơ quan, buồn nôn và co giật cơ.
- Linalool : là loại thuốc ngủ gây nên rối loạn thần kinh và rối loạn hô hấp. Ở động vật thí
nghiệm liều vừa phải đã gây chết.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
- Chloroform : gây độc thần kinh, gây mê và gây ung thư. Hít hơi Chloroform sẽ đau đầu,
buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ngủ lơ mơ, kích thích khí quản và làm mất ý thức. Rối
loạn cung trầm trọng ở gan, thận, tim và ngoài da.
Vì chất làm mềm vải lưu trữ trong quần áo nên các hoá chất sẽ được giải phóng từ từ vào
không khí. Chúng ta hít nó đi vào đường thở, nó thấm qua da nhờ tiếp xúc với quần áo; trên
khăn mặt có hoá chất,bạn rửa mặt chúng sẽ nằm trên da bạn. Quần áo được làm nóng nhờ là
ủi, hong lửa hoặc phơi nắng đều tạo cơ hội cho chất độc khuyếch tán ra môi trường và
chẳng riêng gia đình sử dụng mà cả cộng đồng dân cư hít phải.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và tất cả dân cư đều phải chịu hiểm họa của những hoá
chất làm mềm vải. Trẻ sơ sinh có thể phản ứng bằng các nốt phát ban, quấy khóc thường
xuyên và tieu chảy. Một số nhà khoa học đề nghị cần phải nghiên cứu mối liên quan giữa
hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ với những chất làm mềm vải ở quần áo trẻ và giường nệm. Họ
khuyến cáo rằng đã có một số ca đột tử do phản ứng quá mẫn cảm với chất làm mềm vải.
Vấn đề càng trở nên xấu hơn khi các chất làm mềm vải được cho thêm hoá chất tạo mùi
thơm. Chúng làm cho sản phẩm trở nên độc hại hơn và càng nguy hiểm cho sức khoẻ cộng
đồng.
(nguon : báo Thuốc và Sức khoẻ, ngày 19 – 1-2006).
XII –Mỹ phẩm có thể chứa hoá chất độc hại :
Nhiều tá dược trong dầu gội đầu,sữa tắm, kem đánh răng… có khả năng gây các bệnh ung
thư, đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng len gan, thận, não và gây nhiều tác hại khác. Điều nguy
hiểm là những tá dược này rất ít được nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm. Nhiều loại hoá
mỹ phẩm được bày bán hiện nay chứa những chất là sản phẩm phụ của dầu hoả ( những
chất được cảnh báo về tác hại đối với sức khoẻ). Sau đây làmột số chất độc được dùng trong
hoá mỹ phẩm :
1. Sodium lauryl sulfate (SLS) : được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu trong kem đánh răng,
kem cạo râu, dầu gội đầu, sữa tắm, nước súc miệng… với chức năng tẩy rửa và tạo bọt.
SLS ảnh hưởng đến thị giác trẻ em, gây bệnh đục thuỷ tinh thể, rụng tóc, ung thư thận,
não… khiến da bị thô ráp và sần sùi, làm chậm lành vết thương. Tuy chưa chính thức bị
cấm sử dụng nhưng SLS được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản
xuất mỹ phẩm. Nó có thể kết hợp với những chất khác để trở thành nitrosamines, một chất
gây ung thư.
2. Polyethylene glycol (PEG) : sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da. Chất này gây
ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể.
3. Prolylen glycol (PG) : có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi, kem
đánh răng. PG gây ảnh hưởng xấu lên gan, não, thận.
4. Isopropyl alcohol : được dùng trong thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, kem làm mềm da
tay. Chất này gây nhức đầu.
5. Triethnolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và Monoethanolamine (MEA) : có
trong sữa tắm, dầu khử mùi cơ thể, kem chống nắng, dầu gội đầu. Chất này dễ được hấp
thu qua da, gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
(Nguồn : http :// chemsafety.environment- safety.com)
B. Một số biện pháp phòng tránh và xử lý hoá chất độc :
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
Qua những thực tiễn điển hình trên, chúng ta có thể thấy rằng hoá chất luôn hiện diện
xung quanh cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người, trong thực phẩm, trong nước
uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân, mỹ pham dùng hằng ngày và trong cả không khí như
là một yếu tố gắn bó mật thiết với con người. Thế nên việc tiếp xúc với hoá chất là một điều
không thể tránh khỏi, nhưng nếu khéo léo và cẩn thận, chúng ta có thể hạn che tối đa sự
xâm nhập của những hoá chất đó vào cơ thể mình. Tuỳ theo tính chất, trạng thái và đường
xâm nhập của hoá chất độc mà chúng ta có cách dự phòng khác nhau :
Đối với chất khí và hơi :
- Khi làm việc nên đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc để tránh nguy cơ rủi ro.
- Tránh để nhiệt độ nơi làm việc quá cao bởi chất độc ở dạng này bốc hơi nhanh, khiến
cho nồng độ của nó trong không khí tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, khi nhiệt độ tăng
cao làm cho mồ hôi người tiết ra nhiều, chất độc dễ bị giữ lại ở da và dễ hấp thụ qua da;
các mạch trong cơ thể giãn ra, tăng tuần hoàn tạo điều kiện để chất độc chuyển hoá nhanh
trong cơ thể và dễ xâm nhập vào cac tổ chức.
- Độ ẩm không khí tại nơi làm việc cũng phải được duy trì ở mức vừa phải, bởi khi độ ẩm
cao chất độc sẽ dễ hòa tan, dễ chuyển hóa hơn; niêm mạc đường hô hấp dễ giữ lại chất độc
và sự thải loại chất độc qua đường mồ hôi bị giảm.
- Phải đảm bảo sự lưu thông không khí tại nơi làm việc để tránh tình trạng chất độc chậm
khuyếch tán khỏi không khí vùng thở, cơ thể dễ hấp thụ nhiều chất độc.
Đối với chất lỏng và rắn :
- Thường gặp trường hợp nhiễm độc do dung môi hữu cơ, bụi kim loại, hữu cơ hay tổng
hợp…
- Ở trường hợp này, chúng ta cũng cần phải đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc để
ngăn chặn độc chất xâm nhập qua đường hô hấp. Đồng thời, phải chú ý bảo vệ các phần da
hở và mắt.
- Phải ghi rõ tên và kí hiệu độc hại của hoá chất ngoài bình chứa, tránh tình trạng uống
nhầm hoặc sử dụng sai công dụng của hoá chất, gây nguy hiểm cho bản thân và những
người xung quanh.
- Tuyệt đối không ăn, uống tại nới làm việc, bảo đảm vệ sinh cơ thể sau khi lao động,
tránh tình trạng lan truyền độc chất từ nơi làm việc đến sinh hoạt trong gia đình.
Mỗi người cần phải tự bảo vệ mình và những người thân trong gia đình, nên có biện pháp
để nâng cao ý thức, tinh thần cảnh giác đối với độc chất hoá học nói riêng và các độc chất
khác nói chung. Với những người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất nên đi khám sức khoẻ
theo định kì để sớm phát hiện bệnh ngay từ những giai đoạn đầu để kịp thời cho việc chữa trị.
Bên cạnh đó còn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần tăng cường sức đề kháng của cơ
thể, giúp cho sự thải loại chất độc diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể hạn chế sự xâm nhiễm của hóa chất từ các hoạt động sinh
hoạt hằng ngày qua một vài biện pháp sau :
1. Tránh sử dụng sản phẩm có hương liệu vì chúng chứa các hoá chất có khả năng tích luỹ
trong cơ thể. Ví dụ, chỉ sử dụng nước hoa vào những dịp đặc biệt; mở cửa sổ ra thay vì dùng
nước hoa xịt phòng làm từ hoá chất; chỉ nên sử dụng các sản phẩm không có hương liệu
(fragrance free). Bởi nước hoa mặt hàng đáng sợ nhất trong số các sản phẩm của công nghệ
làm đẹp. Phần lớn các phụ nữ sử dụng nước hoa thường xuyên nhưng điều mà nhiều người
không biết là công nghiệp sản xuất nước hoa là công nghiệp không có nguyên tắc. Lý do
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
ngành này được pháp luật bảo vệ như vậy vì nhà sản xuất được quyền giữ bí mật thành phần
hương liệu. Nhiều hoá chất có trong nước hoa dễ hấp thụ vào da để từ đó tích luỹ trong cơ
quan chính của cơ thể.
Trong khi chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về ảnh hưởng của nước hoa, một
số bác sĩ và nhà khoa học tin rằng nước hoa có thể gây hại cho sức khoẻ như khói thuốc lá, do
95% hoá chất sử dụng trong hương liệu là những chất tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các
hợp chất này bao gồm dẫn suất benzen, aldehydes và nhiều chất độc khác có khả năng gây
ung thư, quái thai, rối loạn he thần kinh trung ương và dị ứng. Các mùi hương hoá chất này
còn có thể tìm thấy trong nước hoa xịt phòng, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải…
2. Sử dụng sơn nước thay vì sơn dầu vì loại này ít độc hơn.
3. Tránh sử dụng thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu trong nhà và vườn. Không đến gần
những nơi mới xịt các loại thuốc này.
Một sản phẩm diệt côn trùng khác được con người sử dụng là dầu gội trị chí cũng chứa một
liều lượng thuốc trừ sâu độc hại như organophosphates hoặc ngay cả lindane; khi nuốt phải
hoặc ngấm vào da, có thể làm ói hoặc tiêu chảy; các chất này còn tổn hại đến gan, làm cho
thai nhi chết non, quái thai và ung thư. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.
Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu gia dụng để diệt mối, vòng cổ trừ bọ chét cho chó
(mèo), thuốc xịt muỗi hoặc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ… làm tăng rủi ro ung thư não ở trẻ.
Một khảo sát được thực hiện bởi Viện Quốc gia về An toàn Nghề nghiệp và sức khoẻ Mỹ cho
thấy 884 hoá chất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cá nhân và mỹ phẩm
là độc hại (thông tin lấy từ )
4. Giảm việc sử dụng nhựa nói chung , sử dụng ly vật chứa bằng thủy tinh. Bởi vì một số
thành phần phụ trong quá trình sản xuất nhựa có thể gây độc cho người khi sử dụng. Chẳng
hạn như Formaldehide thể hiện trong phần lớn các gia đình qua một số sản phẩm như sơn
latex, vải, vật liệu bằng nhựa trong xe hơi, đồ gỗ. Đây là một trong những chất ô nhiễm, là
hợp chất hữu cơ bay hơi và là một chất gây ung thư; gây kích ứng mắt, da và họng, cũng như
gây các triệu chứng cúm, nổi mề đay và các bệnh thần kinh.
5. Cần lắp đặt hệ thống thông gió hiệu quả tại gia đình và nơi làm việc
6. Cần đeo găng tay hoặc khẩu trang khi sử dụng bất cứ vật liệu độc hại nào, nhất là khi
làm việc tiếp xúc với các hoá chất tẩy rửa. Vì không ít bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà,
những chất tẩy rửa kiếng, gỗ, kim loại, lò nướng,nhà vệ sinh, các vết ố…chứa những hoá chất
nguy hại như amoniac, axit sunfuric, axit photphoric, kiềm, chlorine, formalđehie (phooc
môn) và phenol….Nhiều chất tẩy rửa thảm và đồ gỗ bọc vải chứa hoá chất độc hại nhằm đánh
bật các vết ố có thể chứa perchlorethylene, một chất được biết có thể gây ung thư ở động vật
từ những năm 1990. Nước rửa chén cũng độc hại với việc chứa một lượng lớn chlorine ở
dạng đậm đặc, là chất gây nhiễm độc nếu nhiễm vào bên trong cơ thể vơi liều lượng lớn.
7. Thay thế thường xuyên bộ lọc của máy điều hoà không khí cũng là biện pháp có ích.
8. Dinh dưỡng cần để hỗ trợ chức năng của các cơ quan liên quan trực tiếp đến việc giải độc
: gan, đường ruột và thận là VitanminA, B3, B6, C, E, beta carotên, amino acid L – cysteine
và L – glutamine và một thành phần được biết đến với tên gọi glutathione và phospholipid là
những chất hỗ trợ chức năng của gan.
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Vitamin A, C, B6 và khoáng chất Mg, K, hỗ trợ cho chức năng của thận. Thận cung cấp lộ
trình chính để bài tiết chất độc thông qua nước tiểu, vì vậy cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi
ngày để cơ thể được loại bỏ chất độc.
9. Cần ăn uống điều độ với nhiều thưc phẩm tươi, tránh ăn thừa chất béo,đường tinh luyện
và những thực phẩm cónhiều chất bảo quản, phụ gia.
Tại saovậy? Tất cả các lọai thực phẩm chế biến đều chứa các chất phụ gia độc hại ở mức độ
khác nhau. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ được sử dụng tuỳ tiện trên thực phẩm chúng ta ăn và
chúng có thể chứa những thành phần làm ảnh hưởng không chỉ đến hệ thần kinh của côn
trùng mà còn đến sức khoẻ của người ăn thực phẩm này.
Nhiều hoá chất trong thuốc trừ sâu không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hoá, mà
tích luỹ trong các mô mỡ và có liên quan đến các bệnh về suy giảm chức năng. Ví dụ :
organochlorine rất phổ biến trong thuốc trừ sâu, rât bền vững, không tan trong nước, có thể
duy trì lâu dài trong môi trường.
10. Giảm trọng lượng sẽ có ích cho những ai thừa cân. Lượng chất béo dư trong cơ thể tạo ra
một vị trí sẵn sàng cho các độc tố ưa chất béo đi vào cơ thể. Một khi độc tố được lưu giữ
trong cơ thể thông qua việc gắn kết với lượng chất béo thừa này sẽ rất khó loại bỏ chúng ra
khỏi cơ thể và chúng có khả năng trở thành nguồn độc tố duy trì liên tục trong cơ thể.
(Tổng hợp theo Thạc sĩ Đỗ Hoàng Oanh –Sở tài nguyên môi trường /SGGP)
Từ trước tới nay, khi nghe hai chữ “ nhiễm độc” chúng ta thường chỉ liên tưởng đến các
trường hợp bệnh ngộ độc cấp tính, như ngộ độc thuốc trư sâu, thuốc ngủ, cá nóc, thực
phẩm… Còn các trường hợp ngộ độc mãn tính do chất độc thấm từ từ vào cơ thể, với liều
lượng nhỏ mỗi ngày và kéo dài trong thời gian nhiều tháng, nhiều năm rồi gây ra các triệu
chứng tư nhẹ không đáng chú ý cho tới lúc bộc phát nặng nguy hiểm đến tính mạng thì lại ít
được quan tâm, bởi đôi khi nó bị lầm tưởng với một số bệnh thông thường khác. Chính điều
này làm cho hoá chất đã độc lại càng độc hơn. Điển hình như bệnh “tê tê say say” ở Lạng Sơn
vừa qua đã khiến không ít người phải giật mình lo sợ, thực chất đó là do nhiễm độc thuỷ ngân
gây nên. Nhưng nếu không có những kiến thức nhất định về độc chất hoá học thì đoi khi con
người lại lầm tưởng đó là bệnh dịch khác hoặc thậm chí là sự trừng phạt của một thế lực siêu
nhiên nào đó – hậu quả sẽ khó mà lường được. Hoặc trường hợp một công nhân nữ làm công
việc thoa hồ vào giấy đe cho người khác rắc cát lên làm giấy nhám phải nhập viện vì các triệu
chứng ăn không tiêu, hay buồn nôn, thỉnh thoảng khó thở, ho khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều,
gầy sút nhanh, suy nhược cơ thể, mệt mỏi trong 4 tháng trước khi nhập viện.. Việc chẩn đoán
xác định ở trường hợp này tưởng chừng như dễ nhưng thực tế lại không phải vậy.. Với bác sĩ
chuyên khoa nhiễm độc sẽ chẩn đoán là nhiễm độc Xylen do “ hồ”, bệnh nhân được điều trị
giải đoc bằng cách tái tạo phục hồi nhóm – SH trong cơ thể đã bị xylen phá huỷ. Nhưng nếu
bác sĩ không có ý niệm của chuyên khoa nhiễm độc thì không bao giờ chẩn đoán được bệnh
mà sẽ có suy nghĩ của bệnh phổi hay bệnh tiêu hoá; Và nếu không rành về hoá chất sử dụng
trong từng khâu của công việc làm ở xí nghiệp thì sẽ không thể nào chẩn đoán ra được là chất
độc gì. Việc quan trọng là chấm dứt nguồn độc, còn thuốc chỉ là phụ trợ mà thôi. Chính vì
vậy, hiểu biết về độc hoá học là một điều rất quan trọng, cần được đưa ra phổ biến rộng rãi.
Riêng đối với một giáo viên dạy hoá học thì việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất là
một điều tất yếu. Không những thế, họ còn là người hướng dẫn cho học sinh trực tiếp tham
gia trong các thí nghiệm, chính vì vậy việc nắm vững các tác hại của độc chất, các nguyên tắc
an toàn hoá chất là hết sức cần thiết. Nét đặc trưng cua thí nghiệm hoá học là sự kết hợp hoặc
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
phân huỷ của các chất để tạo thành chất mới, có kèm theo các hiện tượng để nhận biết. Nhiều
thí nghiệm gây ra các hiện tượng rất đẹp mắt, chắc chắn sẽ kích thích trí tò mò của học sinh,
dẫn đến một số hành động nguy hiểm như lấy cắp hoá chất để về nhà làm thử, hay tự ý thêm
các hoá chất lạ không có trong quy trình vào thí nghiệm… Đã có không ít trường hợp đáng
tiếc xảy ra, không chỉ gây thiệt hại cho cơ sở vật chất của trường mà còn cho chính bản thân
các em và các học sinh khác cùng tham gia. Như trường hợp em Phạm Minh Quốc, 15 tuổi,
học sinh lớp 9B trường THCS Lê Văn Tám (xã An Hoà, huyện Tuy An, Phú Yên) đăng trên
báo thanh niên ngày 12-2-2006, khi Quốc đang làm thí nghiệm tại trường thì bình đựng 2 lít
cồn công nghiệp bị đổ, lửa phụt lên gây bỏng nặng, cháy đen cả mặt và một phần ngực, em
phải điều trị một thời gian khá tai bệnh đa khoa Phú Yên nhưng vẫn không thể hoàn toàn
phục hồi như trước được. Hay một vụ nổ hoá chất khác trong phòng thí nghiệm xảy ra tại
trường Tiểu học xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh, Phú Yên) và tác giả là Phạm Xuân
Thương (14 tuổi, học lớp 8A Trường THCS xã Đức Bình Tây). Năm lớp 8, bắt đầu được học
môn Hoá, Thương mê các lọ hoá chất đủ màu và đã âm thầm “sưu tập”, trộm đến 22 lọ hoá
chất từ phòng thí nghiệm của trường. Sau đó, em đã pha chế một lọ hoá chất rồi bỏ vào túi
quần mang đến lớp học võ taekwondo, với ý định học xong sẽ biểu diễn vài pha cho đồng
môn xem. Nhưng trong lúc tập các động tác võ thuật thì lọ hoá chất trong túi quần bong nóng
ran, Thương đưa cho Hảo đang đứng bên cạnh. Bất thần tiếng nổ lớn vang lên, Hảo bị đứt rời
mấy ngón tay, còn bàn tay Thương cũng dập nát. Đến giờ vết thương của hai em đã tạm ổn
nhưng bàn tay phải của Hảo bị đứt luôn 3 ngón, 2 ngón còn lại bị dị tật, buộc phải viết bằng
tay trái; bàn tay phải của Thương bị đứt gân 2 ngón và vài vết sẹo trong lòng bàn tay ( theo
Thanh niên ngày 20/2/2006). Đây được xem như là một tín hiệu cảnh báo dành cho ngành
giáo dục về an toàn ở các phòng thí nghiệm trường học và cả những biện pháp nhằm ngăn
chặn các tai nạn đáng tiếc xảy ra đối với đông đảo học sinh. Một thực tế hiện nay là một số
hoá chất ở trường phổ thong không đảm bảo đủ an toàn, do điều kiện khách quan và chủ quan
nên nhiều hóa chất không đảm bảo đủ độ tinh khiết, rất nguy hiểm khi sử dụng. Vì vậy, việc
giáo dục cho học sinh về an toàn thí nghiệm và ý thức hành vi khi tiếp xúc với hóa chất là vấn
đề phải được quan tâm hàng đầu. Ngoài ra , nhân viên phòng thí nghiệm cần phải tăng cường
công tác kiểm tra chất lượng hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm của học sinh trước và sau
khi tiến hành, nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể gây hậu quả xấu trong thí nghiệm.
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
KẾT LUẬN
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường tiếp xúc với hoá chất, có thể là do vô tình hoặc cố
ý, nhưng ít ai để ý đến việc chúng sẽ gây hại cho sức khoẻ của mình và những người xung
quanh như thế nào. Thực tế cho thấy những chính sách bảo vệ, giáo dục môi trường nói
chung và độc chất học nói riêng vẫn chưa được triển khai hợp lý. Ngành công nghiệp hóa
chất phát triển tạo ra những tiện ích mới cho con người nhưng đồng thời cũng gieo rắc nhiều
hiểm họa khó lường. Điều này cũng dễ hiểu bởi cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Chúng ta
nghiên cứu , tìm toi ra những ứng dụng mới từ hoá chất nhưng lại ít quan tâm đến việc chúng
sẽ gây hại cho môi trường như thế nào, tác hại lâu dài của nó ra sao, cuối cùng con người lại
phải tự gánh chịu hậu quả do chính mình tạo ra. Có thể nói sự cảnh giác với hóa chất, đặc biệt
là các hóa chất mới của chúng ta vẫn chưa cao, ngay cả đối với giáo viên hoá học – những
người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong các thí nghiệm bộ môn.
Trong giới hạn của đề tài này, em đã trình bày những đường xâm nhập của độc chất vào
cơ thể người, các tính chất, ứng dụng, nguồn ô nhiễm, độc tính của một số hoá chất thường
gặp trong quá trình dạy học ở phổ thông, và một so hoá chất khác được sử dụng trong cuộc
sống hằng ngày mà chúng ta thường ít để ý đến. Qua những vấn đề được nêu ra trong bài viết,
người đọc có thể hình dung một cách tổng quát về độc chất hoá học, những trường hợp nào
khiến bản thân có khả năng tiếp xúc với hoá chất độc hại, từ đó có các phòng tránh hợp lý.
Đồng thời, trong bài cũng đã nêu lên một vài bước sơ cứu cơ bản mà chúng ta có thể thực
hiện khi đối diện với người bị nhiễm hoá chất hay khi chính bản thân chúng ta bị mắc phải,
giúp ngăn chặn phần nào sự xâm nhập của độc chất vào sâu trong cơ thể, tăng thêm khả năng
kháng cự cho người bệnh và tăng tỉ lệ sống sót nếu bị nhiễm độc cap tính. Bên cạnh đó, em
cũng đưa ra một số ví dụ minh họa thực tiễn được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như
sách báo, các website giúp mọi người có sự hình dung về nguy cơ và thực trạng nhiễm độc
hóa chất hiện nay, từ đó góp phần nâng cao ý thức cảnh giác của mọi người đối với độc chất
hóa học. Chắc chắn rằng những vấn đề đã trình bày vẫn chưa được đầy đủ, và những hoá chất
được nói đến trong đề tài chỉ là những hoá chất thường gặp và có ứng dụng khá rộng rãi trong
cuộc sống, với mục đích giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quát về tác hại của hoá chất, kịp
thời phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm độc hoá chất và chữa trị đúng lúc.
Qua đây, em cũng xin có đề xuất là nên đưa môn độc chất hóa học vào giảng dạy ở trường
phổ thông và ở các bậc học cao hơn, ngay từ khi các em học sinh mới bắt đầu tiếp xúc với hóa
chất, giúp ngăn chặn từ đầu những hành vi không phù hợp, đưa các em đến việc tiếp xúc với
độc chất nguy hại. Đối với bậc phổ thông thì có thể bắt đầu bằng việc lồng những kiến thức về
độc chất trong các bài giảng lý thuyết về tính chất của chất đó, hoặc trong các giờ thực hành.
Đối với bậc Đại học, cao đẳng…nhất là những ngành có liên quan đến hóa học thì nên xem
đây là một môn học chính thức. Riêng với các nhà khoa học, những người có thẩm quyền thì
cần phải có tầm nhìn chiến lược, phải kiểm tra thật kĩ , dự đoán những tác hại có thể có của
các hoá chất mới trước khi đưa chúng vào ứng dụng trong cuộc sống, để tránh hiểm họa cho
môi trường, con người và cả thế hệ mai sau.
Đã có người quan niệm rằng bệnh tim mạch, đái tháo đường là “bệnh nhà giàu” còn bệnh
nhiễm độc là “bệnh của nhà nghèo”, bởi người nghèo là đối tượng tiếp xúc thường xuyên với
những nơi môi trường ô nhiễm, trực tiếp tham gia trong dây chuyền sản xuất ở các nhà máy,
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
nhưng thực tế cho thấy không ai trong chúng ta có khả năng miễn dịch hoàn toàn với hoá
chất. Đã đến lúc chúng ta rung lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng nhiễm độc hoá chat và
có những biện pháp giáo dục, hướng dẫn cho mọi người có cái nhìn tổng quát, sâu sắc về độc
chất để tự bản thân mỗi người có cách phòng tránh riêng cho mình và cho mọi người.
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Độc học môi trường – Lê Huy Bá ( nhà xuất bản Quốc gia TPHCM)
2. Độc học, môi trường và sức khỏe con người – Trịnh Thị Thanh ( Nhà xuất bản đại học
Quốc gia Hà Nội)
3. Độc chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc – Hoàng Văn Bính ( Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật
4. Sinh lý học y khoa tập I – Chủ biên Phạm Đình Lựu ( Nhà xuất bản y học 2004)
5. Các nguồn báo : Tuổi trẻ, Thanh niên, Sức khoẻ và đời sống…
6. Các trang web : http:// search.msn.com, http:// irv.moi.gov.vn,
www.amazon.com, www.machsong.org, www.vacne.org.vn
7. Tài liệu tập huấn vệ sinh lao động – bệnh nghề nghiệp ( trung tâm sức khoẻ lao động và
môi trường TPHCM).
8. Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng ( Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật)
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
PHỤ LỤC
Bảng 1 : Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm dùng để kiểm tra tính độc hại nguy hiểm
(theo quy định của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ ) (nguồn : môi trường không khí- Phạm
Ngọc Đăng)
Chất ô nhiễm Nồng độ cực đại
1. Asen 5,0
2. Bari 100,0
3. Cadimi 1,0
4. Cromium VI 5,0
5. Chì 5,0
6. Thuỷ ngân 0,2
7. Selen 1,0
8. Bạc 5,0
9. Endrin 0,02
10. Lindan 0,4
11. Metoxyclo 10,0
12. Toxaphen 0,5
13. Axit diclorophenoxgaxetic 10,0
14. Axit triclorophenoxypropionic 1,0
Bảng 2 : Ví dụ về các chất thải nguy hiểm ở các xưởng sản xuất thông thường (nguồn :
Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng)
Xưởng sản xuất Các dạng chất thải nguy hiểm
1. Sản xuất hóa chất Các chất axit và chất kiềm mạnh
Các chất tẩy rửa mạnh
Các chất thải phóng xạ
2. Xưởng bảo dưỡng và
sửa chữa ô tô
Sơn thải có chứa kim loại nặng
Các chất thải dễ cháy ( như xăng, dầu, crêp..)
Các ăcquy axit chì bị hỏng
Các chất tẩy rửa mạnh
3. Công nghiệp in Dung dịch chứa kim loại nặng
Mực in thải ra
Các chất tẩy rửa mạnh
Các chất thải từ mạ điện
Cặn mực in chứa kim loại nặng
4. Sản xuất đồ da Chất thải toluen và benzen
5. Công nghiệp giấy Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa
Các chất axit và chất kiềm manh
6. Công nghiệp ngành Sơn thải dễ bắt lửa
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
xây dựng Các chất tẩy rửa mạnh
Các chất axit và kiềm mạnh
7. Sản xuất mỹ phẩm
và chất làm sạch
Bụi kim loại nặng
Các chất thải dễ bắt lửa
Các chất tẩy tẩy rửa dễ cháy
Các chất axit và chất kiềm mạnh
8. Sản xuất đồ gỗ và đồ
nội thất
Các chất thải dễ bắt lửa
Các chất tẩy rửa mạnh
9. Chế tạo kim loại Sơn thải có chứa kim loại nặng
Các chất axit và chất kiềm mạnh
Chất thải xyanit
Cặn bã chứa kim loại nặng.
Bảng 3 : Nồng độ và thời gian gây tác hại của Clo ( Theo R.Fabre – độc chất học công
nghiệp, Hoàng Văn Bính)
Nồng độ Clo
ppm mg/l
Thời gian chịu đựng được Tác hại:
1.000
100
50
10
1
3,2
0,32
0,16
0,03
0,003
Rất ngắn
5 giây
30 phút
60 phút
Kéo dài
Nhanh chóng làm ngạt thở.
Không dung thứ được
Rất nguy hiểm
Phù, viêm phế quản
Có thể chịu đựng được
Bảng 4 : Điều kiện có thể làm việc trong bầu không khí có nồng độ Clo ( Theo Matt –
độc chất học công nghiệp, Hoàng Văn Bính)
Nồng độ Cl2 Tình trạng làm việc
mg/l ppm
- Có thể làm việc an toàn
- Có thể làm việc được nhưng tiếp xúc lâu đã khó chịu
- Không thể làm việc được
0,001
0,006 – 0,01
0,012
0,35
2,1 – 3,5
4
Bảng 5 : Độc tính của SO2 khí ( Độc chất học công nghiệp, Hoàng Văn Bính)
Theo Henderson – Haggard Theo Lehmann
Hess
Triệu chứng
mg/m3 ppm (cm3/m3) ppm
-Chết nhanh từ 30 phút– 1giờ
- Nguy hiểm sau khi thở hít
khoảng 30 phút – 1 giờ
- Kích ứng đường hô hấp, ho
- Giới hạn độc tính
- Giới hạn ngửi thấy mùi.
1300 – 1000
260 – 130
50
30 – 20
13 – 8
500 – 400
100 – 50
20
12 – 8
5 – 3
665 – 565
165 – 130
10
Theo WHO (1992) hậu quả trên người do tiếp xúc với H2S được tóm tắt trong bảng sau:
Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người
GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Nồng độ H2S Hậu quả
mg/m3 ppm
Thời hạn tiếp xúc
Ngưỡng khứu giác khoang
Ngưỡng kích ứng mắt
Viêm kết mạc cấp tính
Mất khứu giác
Các triệu chứng toàn thân và
chết trong vòng 1 giờ
Chết
0,0007- 0,2
16 – 32
75 – 150
225 – 300
1350
2250
0,0005- 0,13
10,5 – 21
50 -100
150 – 200
900
1500
Từ vài giây đến 1 phút
Từ 6-7 giờ
Trên 1 giờ
Từ 2-15 phút
Dưới 30 phút
Từ 15-30 phút
Bảng 6 : Anh hưởng nhiễm độc NO2 với nồng độ khác nhau ở người
Nồng độ NO2 (ppm) Thời gian đầu độc Hậu quả đến sức khoẻ con người
0,06 Tiếp xúc lâu dài Gây bệnh phổi cho người
5 Vài phút tiếp xúc Tác hại đến bộ máy hô hấp
15-50 Tiếp xúc vài giờ Gây nguy hiểm đến phổi, tim , gan
50 -100 Dưới 1 giờ Viêm phổi trong 6- 8 tuần
150 – 200 Dưới 1 giờ Phá huỷ dây khí quản, sẽ chết nếu
thời gian đầu độc là 3-5 tuần
500 hoặc lơn hơn 2- 10 ngày Chết
Bảng 7 : Tác hại sức khoẻ khi tiếp xúc với NH3
Nồng độ
NH3 (ppm)
Triệu chứng Thời hạn tiếp xúc
50 Giới hạn nhận biết mùi Lao động được trong 8 giờ
400 Tác hại trên các đường hô hấp Tiếp xúc ngoại lệ
Hậu quả dưới 60 phút
700 Tác dụng giới hạn trên thị giác - Tiếp xúc ngoại lệ
Hậu quả dưới 60 phút
1.720 Ho, co giật có thể chết Cấm tiếp xúc
Hậu quả dưới 30 phút
5000 đến
10.000
Co thắt do phản xạ họng, xuất huyết
phổi, ngất phản xạ do ngạt, có thể chết
Cấm tiếp xúc
Hậu quả sau 10 phút
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVHHMT001.pdf