ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI ĐẾN NGÔN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại ở hai dạng cơ bản là nói và viết. Về mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường gặp các tên gọi “phong cách nói” hoặc “phong cách khẩu ngữ” đặt trong thế đối lập với “phong cách viết” hoặc “phong cách sách vở”. Xét về mặt lịch sử, tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nói bắt đầu có sự chuyển biến tích cực từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số nhà ngôn ngữ học đã đạt được sự nhất trí rằng, lời nói mới là sự hoạt động chính của ngôn ngữ còn dạng viết chỉ là thứ cấp. Trên thực tế, ngôn ngữ nói cũng từng bị xếp ở vị trí thứ yếu do bị quy vào bản chất không cố định, không có hệ thống và không có cấu trúc.
Từ những tồn tại trong nghiên cứu ngôn ngữ cần thiết phải có cái nhìn đầy đủ, toàn diện không thể áp đặt cái nhìn phiến diện đối với ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Việc nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết không chỉ giúp xác định lại một cách đúng đắn những nhận định đã có về ngôn ngữ nói và viết trong phạm vi ngôn ngữ học cơ bản và phân tích diễn ngôn, mà còn có ý nghĩa thiết thực đối những bộ môn khoa học khác như phong cách khoa học ngôn ngữ, lý thuyết dạy và học tiếng.
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, dù nói hay viết con người không chỉ cần xác định nội dung giao tiếp tức nói, viết cái gì mà còn quan tâm đến việc nói như thế nào, viết như thế nào. Sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của chủ thể giao tiếp không ngừng bị chi phối bởi các nhân tố như: mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và đối tượng giao tiếp hoặc kênh giao tiếp. Sự lựa chọn này thể hiện năng lực giao tiếp ở mỗi người.
Nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra cấp thiết thì cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ thói quen nói đúng và viết đúng tiếng Việt. Vấn đề này được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và một trong số đó là Cao Xuân Hạo, người đã từng nhắc đến thực trạng này như sau:
“Đặc biệt những lỗi về tiếng Việt, những cách dùng từ sai, những câu bất thành cú (thường là vì cách dịch sát từng chữ do tính cẩu thả của những người dịch tin nước ngoài truyền bá), đã được nêu lên không biết bao nhiêu lần từ hơn nửa thế kỷ nay mà các biên tập viên cũng cứ lặp lại hàng mấy chục lần trong một buổi truyền hình hay phát thanh, và mỗi năm lại được bổ sung thêm hàng chục kiểu lỗi mới phát minh. Những người lớn có văn hoá chỉ khinh bỉ, nhún vai, nhưng thế hệ trẻ nhất là học sinh phổ thông lại tưởng đâu đó lại là một kiểu nói “ hiện đại” hơn, vội vàng bắt chước hoặc tuy không cố bắt chước nhưng nghe nhiều lần đâm quen, không thấy chướng tai nữa, và cứ thế nói ẩu, viết ẩu dần dần phổ biến và rốt cục tiếng Việt trở thành một thứ tiếng tạp nham không còn quy tắc ngữ pháp gì nữa.” [ 7, tr.340]
Nghiên cứu ngôn ngữ nói và viết sẽ góp phần vào việc phát triển, nâng cao năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp của học sinh trong nhà trường. Thực trạng của học sinh phổ thông hiện nay là năng lực phân tích còn yếu kém. Các em chỉ có thể mô tả lại sự vật, hiện tượng, còn khi được yêu cầu phân tích, đánh giá lập tức các em sẽ gặp khó khăn và thường là không thể làm được. Hơn thế nữa, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em rất yếu. Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của các em và đã được học rất nhiều năm qua, thế mà khi sử dụng, các em vẫn mắc nhiều lỗi về dùng từ, viết câu, dựng đoạn, liên kết ý, diễn đạt Đa phần các em viết lung tung, lộn xộn, không có cấu trúc rõ ràng, ý nghĩa tối tăm, nhiều khi không thể diễn đạt rõ ràng suy nghĩ của mình khi được giáo viên hỏi
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, luận văn này tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của tiếng Việt nói tới tiếng Việt viết ở một trường học cụ thể - nơi mà chúng tôi đang làm công tác giảng dạy, đó là trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, thành phố Thái Nguyên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, Thành Phố Thái Nguyên, luân văn mong muốn góp phần vào làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đặc biệt là những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông. Qua đó, luận văn đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc giảng dạy môn ngữ văn nói chung, tiếng Việt nói riêng trong nhà trường nhằm nâng cao khả năng nói và viết tiếng Việt của học sinh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ như sau:
1). Nêu được cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
2). Giới thiệu những nét cơ bản về môi trường dạy học của trường THPT Lương Thế Vinh, Thành Phố Thái Nguyên (Có tác động đến tiếng Việt của học sinh).
3). Khảo sát đặc điểm sử dụng tiếng Việt của học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh khi viết, chú trọng tác động của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết.
4) Chỉ ra những nhân tố tạo ra những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết và đề ra cách khắc phục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tiếng Việt học sinh sử dụng ở trường THPT
Lương Thế Vinh – nơi mà chúng tôi đang tham gia giảng dạy .
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các bài kiểm tra, các bài thi của học sinh và quan sát tiếng Việt các em học sinh sử dụng khi phát biểu trong lớp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp của ngôn ngữ học xã hội và phương pháp phân tích lỗi của dụng
học.
Phương pháp của ngôn ngữ học nhằm điều tra thực tế ảnh hưởng của tiếng Việt nói đến tiếng Việt viết của học sinh.
Phương pháp phân tích lỗi của dụng học nhằm thống kê, phân loại những lỗi xuất hiện trong bài văn của học sinh
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: đề tài góp phần chứng minh cho luận điểm: giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có sự tác động qua lại với nhau.
- Về mặt thực tiễn: Từ việc chỉ ra năng lực ngôn ngữ của học sinh THPT hiện nay và năng lực vận dụng chúng như thế nào, luận văn bước đầu khái quát hướng sử dụng ngôn ngữ của học sinh THPT, hy vọng sẽ giúp cho việc dạy - học tiếng Việt có hiệu quả hơn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Khảo sát năng lực sử dụng tiếng Việt khi viết của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh dưới tác động của ngôn ngữ nói.
Chương 3: Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT Lương Thế Vinh và cách khắc phục.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài . 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu . 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7
1.1 Khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . 7
1.1.1 Ngôn ngữ nói 7
1.1.2 Ngôn ngữ viết . 11
1.1.3 Những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 14
1.1.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết 16
1.2 Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường THPT Lương Thế Vinh . 20
Tiểu kết . 21
Chương 2. KHẢO SÁT NĂNG LỰC VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LưƠNG THẾ VINH DưỚI TÁC
ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI 23
2.1 Khái niệm về năng lực ngôn ngữ . 23
2.1.1 Năng lực ngôn ngữ 23
2.1.2 Năng lực giao tiếp . 24
2.2 Khảo sát thực tế về ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết
của học sinh THPT Lương Thế Vinh . 25
2.2.1 Về phương diện chữ viết . 25
2.2.2 Về phương diện từ vựng- ngữ nghĩa 29
2.2.3 Về phương diện ngữ pháp . 34
Tiểu kết . 43
Chương 3. NHỮNG NHÂN TỐ TẠO RA ẢNH HưỞNG CỦA NGÔN
NGỮ NÓI ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC . 45
3.1 Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết . 45
3.1.1 Học sinh không phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . 45
3.2.2 Môi trường giao tiếp 48
3.2.3 Ảnh hưởng của ngôn ngữ chat . 51
3.2 Cách khắc phục . 53
3.2.1 Giúp học sinh nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và
viết . 53
3.2.3 Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp 55
Tiểu kết 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62
PHỤ LỤC . .
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các ví dụ trên, lẽ ra học sinh phải đánh dấu chấm ở những chỗ người
viết đặt kí hiệu#.
+ Đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết thúc
Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ caViệt Nam hiện đại.
# Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí # nhiều bài thơ của ông
nằm trong số những bài thơ hay nhất trong phong trào thơ mới. (tương ứng
với dấu # phải là dấu phẩy và dấu;)
Tiểu kết
Dựa trên những khảo sát cụ thể, chương 2 đã chỉ ra những đặc điểm về
ngôn ngữ viết của học sinh THPT Lương Thế Vinh ở cả ba phương diện: chữ
viết, từ và câu. Xem xét ở từng phương diện, luận văn chỉ ra những tác động
của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết trong các bài văn của học sinh. Về
phương diện chữ viết, đáng chú ý là hiện tượng nhầm lẫn về mặt chính tả có
44
xu hướng ngày càng phổ biến trong bài viết của học sinh. Lỗi về chính tả chủ
yếu do sự không khớp nhau giữa âm và chữ, rõ ràng ở đây có sự ảnh hưởng
của cách phát âm đối với chữ viết. Về phương diện từ vựng, luận văn tập
trung khảo sát và thống kê những lỗi dùng từ của học sinh dưới tác động của
ngôn ngữ nói để đi đến nhận định rằng: trong văn viết của học sinh có sự xâm
nhập của những từ ngữ khẩu ngữ. Mặt khác, hiện tượng lặp từ, thừa từ vốn
đặc trưng cho ngôn ngữ nói lại cũng thấy trong các bài văn viết của các em.
Về phương diện ngữ pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát cấu trúc cú pháp
quen dùng của học sinh, từ đó thấy rằng, có những cấu trúc của ngôn ngữ nói
cũng xuất hiện trong bài viết của các em. Đặc biệt là sự xuất hiện những câu
văn dài lê thê, không có dấu chấm câu có một phần nguyên nhân từ chính thói
quen nói năng hàng ngày của học sinh. Chính thói quen này cũng khiến cho
cách tổ chức văn bản ở nhiều bài văn lộn xộn và không mạch lạc. Như vậy,
ngôn ngữ nói đã và đang xâm nhập vào ngôn ngữ viết của học sinh và đáng
chú ý là, sự xâm nhập của văn nói vào văn viết không chỉ ở mặt hình thức
chữ viết mà còn ở cả hệ thống từ vựng và cấu trúc câu của tiếng Việt. Sự xâm
nhập này là nguyên nhân gây ra phần lớn các lỗi trong bài văn của học sinh
mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở trên.
45
Chƣơng 3
NHỮNG NHÂN TỐ TẠO RA ẢNH HƢỞNG
CỦA NGÔN NGỮ NÓI ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT
VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Qua những khảo sát ở chương 2, luận văn đã chỉ ra những tác động của
ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết ở các cấp độ chữ viết, từ và câu. Sự tác động
này dẫn đến một số lỗi thường gặp ở các bài viết của học sinh. Trong chương
này, người viết thử đi tìm hiểu xem những nhân tố nào tạo ra ảnh hưởng của
ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết, và thử lí giải mối quan hệ giữa những ảnh
hưởng này với vấn đề lỗi trong văn viết của học sinh. Trên cơ sở đó, người
viết mạnh dạn đề xuất một số biện pháp khắc phục.
3.1 Những nhân tố tạo ra ảnh hƣởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn
ngữ viết
Như đã biết, nói - viết không tạo ra một thế lưỡng phân rạch ròi mà
chúng là những biến thể của cùng một hệ thống ngôn ngữ. Do vậy sự hoà trộn
văn nói trong văn viết hoặc văn viết trong văn nói là điều không tránh khỏi.
Sự hoà trộn văn nói trong văn viết ở một khía cạnh nào đó có thể coi là tích
cực (như trong tác phẩm văn học nhà văn thường đưa nhiều khẩu ngữ vào để
tái hiện cuộc sống chân thực hơn), nhưng trong bài văn của học sinh nó
thường gây ra nhiều lỗi. Có thể kể đến một số nguyên nhân tạo ra những ảnh
hưởng này như sau:.
3.1.1 Học sinh không phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Như đã phân tích, sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết không chỉ
giới hạn ở những khác biệt có tính hình thức (chất liệu âm thanh/chữ viết,
dạng thức tồn tại hoặc kênh giao tiếp), mà còn là những khác biệt thuộc về
cấu trúc, về phong cách ngôn ngữ, đã được hình thành trong quá trình tạo lập
diễn ngôn.
46
Bước vào cấp THPT, trải qua mười năm học tiếng Việt, học sinh đã
được cung cấp những tri thức cơ bản nhất về tiếng Việt. Tốt nghiệp THCS,
học sinh phải đạt được các yêu cầu: nói, viết đúng với chuẩn ngữ âm, chính
tả, đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
Tuy nhiên trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các em
không đạt được những yêu cầu này. Khi các em mới bước vào lớp 10, người
viết đã tiến hành khảo sát năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh qua những
năm ở cấp 1,2 (có so sánh với lớp 11 sau một năm được rèn giũa trong nhà
trường phổ thông). Kết quả thu được như sau:
Lỗi Lớp 10 Lớp 11
Chữ viết 21 10
Từ 69 11
Ngữ pháp 6 6
Tổng số 96 27
Ở lớp 10, chúng tôi tiến hành khảo sát 72 bài thì có 96 lỗi, trong đó lỗi
về chữ viết là 21 lỗi; về từ: 69 lỗi; về ngữ pháp: 6 lỗi. Ở lớp 11 chỉ có 27 lỗi
trên tổng số 70 bài.
Kết quả này chứng tỏ kiến thức tiếng Việt ở lớp dưới của học sinh bị
hổng rất nặng nề, đặc biệt về vốn từ tiếng Việt. Lỗi dùng từ chiếm tới 71%
tổng số lỗi và phổ biến nhất là lỗi dùng từ sai phong cách, thừa từ, lặp từ…
Cũng qua việc khảo sát này, người viết nhận thấy vốn từ của các em rất nghèo
nàn nên rất khó khăn trong việc diễn đạt (nói/viết). Chính vì vậy, các em
thường rất bí từ và rơi vào tình trạng diễn đạt luẩn quẩn, không thoát ý.
Sự không phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh
dẫn đến tình trạng “viết như nói” có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
47
Về sách giáo khoa: Trong chương trình phổ thông, để hình thành
cho học sinh tri thức về tiếng Việt, người giáo viên có thể lựa chọn hai
phương thức: hoặc là thông qua thực hành, giúp học sinh hình thành tri
thức hoặc là “đi thẳng vào vấn đề” tức là giới thiệu lí thuyết trước rồi thông
qua thực hành để củng cố vững chắc hơn. Cách thứ nhất thường áp dụng
khi trình độ học sinh còn thấp, còn cách thứ hai được sử dụng khi học sinh
đã có trình độ cao hơn, thường là những lớp cuối của bậc trung học cơ sở
và trung học phổ thông.
Nhìn vào chương trình tiếng Việt phổ thông ta thấy: ở 3 lớp đầu cấp
tiểu học, các kiến thức tiếng Việt chưa được dạy thành bài riêng mà được lồng
vào bài thực hành kĩ năng. Các kiến thức đưa vào giảng dạy ở các lớp này
thuộc về các nội dung của năng lực ngữ pháp, năng lực văn bản và năng lực
hành ngôn. Ở các lớp 4 và 5, ngoài kiến thức về năng lực ngữ pháp và năng
lực văn bản còn có kiến thức về ngôn ngữ - xã hội. Ở các lớp của bậc Trung
học cơ sở, nội dung của môn tiếng Việt tập trung vào các năng lực ngữ pháp,
năng lực văn bản (liên kết và hội thoại) và năng lực ngôn ngữ - xã hội (lí
thuyết giao tiếp và phương ngữ địa phương và xã hội). Ở các lớp của bậc
Trung học phổ thông, các nội dung tiếng Việt tập trung chủ yếu vào việc củng
cố năng lực ngữ pháp (thông qua thực hành nhận diện và chữa lỗi) và năng
lực văn bản.
Như vậy về tổng thể có thể thấy rằng các nội dung chương trình tiếng
Việt ở cả 12 lớp của 3 bậc phổ thông của ta hiện nay dành sự chú ý và thời
lượng khá nhiều vào việc phát triển các năng lực ngữ pháp và năng lực văn
bản cho học sinh. Năng lực hành ngôn mới chỉ tập trung phát triển kĩ năng nói
một số nghi thức chào hỏi, xin lỗi ở dạng rất đơn sơ…ở 3 lớp đầu của bậc
Tiểu học. Năng lực ngôn ngữ - xã hội cũng đã được chú ý phát triển nhưng
nội dung mới chỉ giới hạn ở việc giới thiệu khái quát về giao tiếp ngôn ngữ và
các chương trình địa phương với thời lượng rất ít ỏi. Và đặc biệt trong cả 2
48
cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, không có một tiết nào dành cho việc hình
thành ở học sinh tri thức về những khác biệt giữa ngôn ngữ viết và nói. Điều
này giải thích vì sao học sinh thường lẫn lộn hai phong cách này với nhau dẫn
đến tình trạng mắc nhiều lỗi trong bài viết.
Việc hình thành tri thức tiếng Việt bằng con đường thực hành là một
phương pháp dạy học đúng đắn, phù hợp với tư duy của học sinh nhất là khi
trình độ của các em còn non yếu. Tuy nhiên khi việc thực hành thuần thục đạt
đến một mức độ nào đó thì cần đưa lí thuyết vào để giúp học sinh có cái nhìn
khái quát và khắc sâu kiến thức. Nhưng khi đưa lí thuyết vào thì quá muộn
(lớp 10 mới có một bài nói về sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết), do vậy
để sửa cho các em thói quen đã hình thành trong nhiều năm (lẫn lộn hai phong
cách này) là một điều không mấy dễ dàng.
Có thể nói rằng, sự không phân biệt được ngôn ngữ nói và viết là
nguyên nhân cơ bản nhất của việc mắc nhiều lỗi trong bài văn như chúng tôi
đã thống kê ở trên.
Sự thiếu chú ý của giáo viên: Nguyên tắc dạy học là giáo viên phải bám
sát chương trình tức là dạy theo nội dung sách giáo khoa. Với chương trình
sách giáo khoa còn nhiều bất cập như đã trình bày ở trên, sự thiếu chú ý của
giáo viên trong việc giúp học sinh phân biệt sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói
và viết là điều không tránh khỏi. Khi phát biểu trên lớp, học sinh trình bày dài
dòng, phức tạp; khi viết văn các em lại đưa cả khẩu ngữ vào bài viết. Trong
quá trình giảng dạy cũng như khi chấm bài, giáo viên không chú ý uốn nắn
kịp thời nên học sinh thường lẫn lộn hai phong cách này với nhau. Điều này
đưa đến thực trạng “viết như nói” của học sinh.
3.2.2 Môi trường giao tiếp
Các nghiên cứu về ngôn ngữ đều khẳng định vai trò quan trọng của môi
trường giao tiếp cũng như ảnh hưởng của nó đến việc hình thành năng lực
ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của con người.
49
Có tác giả đã tiến hành điều tra về khả năng sử dụng ngôn ngữ giữa
những người sống ở những môi trường giao tiếp khác nhau và đi đến nhận
định rằng, trong các gia đình công nhân, khi bố mẹ giáo dục con cái thường
dùng lời lẽ đơn giản, dùng nhiều câu mệnh lệnh tạo cho trẻ thích dùng mã hữu
hạn. Đó là những câu có cấu trúc đơn giản, phạm vi từ ngữ hẹp, nội dung biểu
đạt thường là khá cụ thể, mang tính trần thuật, miêu tả. Còn ở các gia đình
trung lưu, bố mẹ dạy con thường nói nhiều về những điều mang tính giáo lí,
tạo cho trẻ làm quen và sử dụng mã phức tạp: câu có cấu trúc dài, dùng từ
chạt chẽ, sử dụng ngôn ngữ theo hướng quy nạp, suy lí. Như vậy có thể thấy
rằng, chính sự “giáo dục ngôn ngữ” khác nhau này đã ảnh hưởng đến ngôn
ngữ của trẻ em khi đến trường. Do yêu cầu của nhà trường là tất cả học sinh
phải dùng mã phức tạp nên đã thực sự tạo cho trẻ em tầng lớp trung lưu có
nhiều lợi thế. Trong khi đó, trẻ em thuộc tầng lớp công nhân do thiếu được
rèn luyện về mặt này nên rơi vào tình thế không mấy thuận lợi. Qua điều tra
này có thể thấy rằng năng lực ngôn ngữ cũng như năng lực giao tiếp của con
người không phải là thiên phú mà nó chịu tác động rất lớn của môi trường
giao tiếp.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở đối tượng học sinh lớp 11 để tìm hiểu
xem môi trường giao tiếp có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực nói và viết
của các em. Với kết quả khảo sát là 35 bài chia ra bốn mức độ khác nhau,
chúng tôi thu được kết quả như sau:
+ nói tốt-viết tốt: 6 bài
+ nói tốt-viết kém: 5 bài
+ nói kém-viết tốt: 9 bài
+ nói kém-viết kém:15 bài
Sự đánh giá “tốt” hay “kém” ở đây chỉ mang tính tương đối bởi lẽ ngay
những bài viết của học sinh được cho là tốt thì cũng không thể coi đó là chuẩn
mực mà còn mắc nhiều lỗi. Vì thế, theo quan niệm của người viết trong bài
50
khảo sát này: nói tốt tức là trình bày tương đối lưu loát bằng ngôn ngữ nói nội
dung muốn chuyển tải; viết tốt là sử dụng ngôn ngữ viết tuân thủ tương đối tốt
các quy tắc về chữ viết, từ vựng, ngữ pháp.
Qua kết quả khảo sát này, chúng tôi nhận thấy cùng một môi trường
giáo dục (học cùng một lớp, cùng một giáo viên dạy) nhưng năng lực nói và
viết của học sinh lại rất khác nhau. Cụ thể là chia thành 4 cấp độ như trên. Sự
khác biệt này có thể là do các em đến từ những hoàn cảnh gia đình khác nhau.
Thử đi sâu tìm hiểu môi trường giao tiếp này chúng tôi thấy rằng những bài
viết tốt thường là của những học sinh có bố mẹ là giáo viên, bác sĩ,…tức là
thuộc tầng lớp trí thức. Còn những bài viết kém và có nhiều lỗi sai về từ vựng
thì học sinh thường sống trong gia đình có bố/mẹ hoặc cả bố và mẹ là công
nhân hoặc buôn bán tự do. Những khảo sát này còn cho thấy mối quan hệ
mật thiết giữa ngôn ngữ viết và nói của học sinh. Những học sinh nói tốt thì
khả năng viết của các em cũng tương đối tốt. Ngược lại học sinh nói kém thì
khi viết thường gặp nhiều khó khăn. Qua tìm hiểu, chúng tôi còn thấy một vấn
đề đáng quan tâm là hoàn cảnh gia đình cũng ảnh hưởng đến văn phong nói,
viết của học sinh. Những em sống trong gia đình không hạnh phúc, văn viết
thường khô khan và có xu hướng dùng câu cụt, câu thiếu thành phần. Những
học sinh vì nhiều lí do không có bố, sống với mẹ từ nhỏ, giọng văn của các
em thường uỷ mị và bài viết của các em thường rất giàu cảm xúc. Những em
sống cùng ông bà lại có giọng văn rất già dặn…
Như vậy, cùng học một lớp, cùng một thầy cô dạy, nhưng học sinh đến
từ những gia đình khác nhau thì năng lực nói và viết của các em cũng không
giống nhau. Kết quả khảo sát này một lần nữa khẳng định ảnh hưởng to lớn
của môi trường giao tiếp đến năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của con
người. Năng lực ngôn ngữ là cái có trong đầu mỗi người, nhưng khi chuyển
sang năng lực giao tiếp (nói/viết) nó lại bị chi phối bởi nhiều nhân tố, trong đó
51
môi trường giao tiếp là nhân tố quan trọng, nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực đến năng lực nói, viết của con người.
3.2.3 Ảnh hưởng của ngôn ngữ chat
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông di động đã cho
ra đời một hình thức giao tiếp chưa từng có ở các thời đại trước và đã làm lu
mờ ranh giới giữa hai phong cách nói và viết. Giao tiếp bằng chữ viết qua
mạng điện thoại di động (tin nhắn SMS), hoặc kênh giao tiếp trực tuyến với
các máy tính nối mạng, vừa cho phép cá nhân giao tiếp xuyên thời gian như
trong giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, vừa cho phép hai (hay nhiều bên) ở cách
xa nhau về mặt địa lí có thể tiếp xúc trực tiếp như trong giao tiếp bằng ngôn
ngữ nói. Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp trực tuyến là ngôn ngữ nói
theo phong cách khẩu ngữ, nhưng có bao gồm một số yếu tố của ngôn ngữ
viết do người phát ngôn chỉ chịu sức ép một cách tương đối về thời gian. Do
“người nói” cùng một lúc cũng có thể là “người nghe” bằng cách đọc các lời
đối thoại trên màn hình, nên họ có thể đủ thời gian để sửa chữa hoặc thậm chí
xoá bỏ lượt lời vừa mới biên soạn trên màn hình. Xu hướng chung của các
hình thức giao tiếp này là việc sử dụng lối viết tắt để giảm kí tự. Cách giải
thích thường gặp nhất là để rút ngắn số chữ phải gõ trên bàn phím, gia tăng
tốc độ chát ( việc sử dụng nhiều cửa sổ chát cùng một lúc buộc người chát
phải thường xuyên viết tắt, chưa kể SMS còn bị giới hạn trong 160 kí tự).
Ngày nay chát trực tuyến đã trở thành một hình thức giải trí đặc biệt
hấp dẫn giới trẻ, trong đó số đông là học sinh. Sẽ không có gì đáng nói nếu
học sinh không đem những từ ngữ của thế giới ảo ấy vào các bài viết, bài
kiểm tra ở trường học. Việc sử dụng từ viết tắt và các kí hiệu đã ảnh hưởng
không nhỏ đến cách viết ở nhà trường của học sinh không chỉ ở nước ta mà
còn ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Mĩ, một số giáo viên trung học đã lên tiếng
cảnh báo về hiện tượng ngôn ngữ chát “bình dân” đang xâm nhập vào trong
các bài tiểu luận của học sinh. Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, đã xuất
52
hiện nhiều bài viết phản ánh quan điểm của công chúng đối với tình hình sử
dụng ngôn ngữ “bí hiểm”, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ @...Thực tế thì , ngôn
ngữ chát đang đi vào đời sống như một thói quen và gây nên những nhầm
lẫn, rối loạn. Bài kiểm tra của học sinh thường mắc lỗi chính tả, lỗi viết tắt
một cách không thể lí giải. Trong ngôn ngữ chát, người ta có thể chấp nhận
những từ viết tắt theo quy ước. Nhưng việc lạm dụng và biến tướng nó tới
mức làm méo mó, biến dạng cả ngôn ngữ là điều không thể chấp nhận được.
Bên cạnh đó, chính thứ ngôn ngữ này tạo cho các em thói quen lười suy nghĩ
để tìm từ hay ý đẹp, không nhận biết được giá trị văn hoá của ngôn ngữ, miễn
sao viết cho nhanh. Cũng vì thói quen này mà khi làm văn không ít em thản
nhiên đưa cả chữ viết kiểu này vào bài. Tiến hành khảo sát 35 bài văn của học
sinh lớp 11, chúng tôi nhận thấy tình trạng viết tắt trong bài văn của học sinh
thực sự đáng báo động. Có tới 21/35 bài sử dụng chữ viết tắt trong đó có
những bài mật độ viết tắt dày đặc. Những chữ mà các em hay viết tắt do ảnh
hưởng của ngôn ngữ chát có thể kể ra như:
+không=>ko
+ph=>f
+qua=>wa
+khác=>#
+và=>&
Ngoài ra, một số lỗi chính tả mà chúng tôi nhận thấy ở bài văn của học
sinh là hiện tượng: ngh=>ng (vd: nge, ngĩ…); gh=>g (vd: gế, gập gềnh…).
Những lỗi này có thể được giải thích là do thói quen tiết kiệm kí tự, thời gian
trong khi chát. Ban đầu, có thể học sinh đó biết phân biệt trong trường hợp
nào thì dùng g hay gh, ng hay ngh. Nhưng do khi chát hay nhắn tin, để tiết
kiệm thời gian và kí tự, các em thường lựa chọn g, ng thay cho gh, ngh. Cứ
như vậy lâu dần thành thói quen khiến các em không còn phân biệt được
chính tả nữa và nhầm lẫn những con chữ này là khó tránh khỏi.
53
3.2 Cách khắc phục
3.2.1 Giúp học sinh nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói
và viết
Như trên đã phân tích, nguyên nhân cơ bản nhất của những lỗi mà học
sinh mắc phải trong bài văn chính là do bản thân các em không phân biệt
được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Bởi vậy muốn hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết của học sinh thì
trước hết phải làm cho các em thấy được những điểm khác biệt này.
-Về sách giáo khoa: Sách giáo khoa hiện nay, bài “Đặc điểm của ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết” được đưa vào giảng dạy ở đầu năm lớp 10. Theo
chúng tôi, việc cung cấp những kiến thức này là quá muộn. Bởi học sinh đã
phải tập viết những bài văn hoàn chỉnh từ năm lớp 4, vậy mà sau 5 năm các
em mới được biết thế nào là ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói. Sự không phân biệt
được giữa nói và viết dẫn đến tình trạng “viết như nói” ở các lớp dưới đến khi
bước vào cấp học Trung học phổ thông sẽ tạo thành thói quen rất khó sửa.
Với những bất cập như vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất cần phải đưa bài học
lí thuyết về ngôn ngữ nói và viết vào sách giáo khoa sớm hơn, có thể là từ lớp
6, lớp 7.
-Về phía giáo viên, nhất là đối với giáo viên trung học cơ sở khi chưa
có bài học về ngôn ngữ nói và viết, thì cần chú ý giúp học sinh phân biệt hai
kiểu ngôn ngữ này. Trong những tiết trả bài, giáo viên cò thế làm thống kê
những lỗi về ngôn ngữ nói xuất hiện trong bài văn của học sinh để từ đó giúp
các em nâng cao ý thức phân biệt nói và viết, khắc phục lỗi này ở những bài
viết sau.
3.2.2. Rèn kĩ năng nói - viết cho học sinh
Với môn Ngữ văn, cái đích hướng tới là rèn luyện cho học sinh kĩ năng
nói, viết theo chuẩn mực văn hoá trung bình từng cấp về kiểu loại văn bản. Ở
Tiểu học và Trung học cơ sở, có thể chỉ là tập nói đúng, viết đúng những câu,
54
những bài nói, bài viết ngắn gọn, phù hợp ở mức ban đầu. Ở cấp Trung học
phổ thông, ngôn ngữ, vốn sống, tư duy đã phát triển, việc tập nói, tập viết đã
có thể hướng tới văn bản tương đối hoàn chỉnh.
Giáo dục trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay đang xảy ra
thực trạng: một giờ dạy học chỉ có giáo viên nói, viết lên bảng ; học sinh
chỉ biết nghe và ghi chép vào vở. Giáo viên đặt ra vài câu hỏi và cho dù học
sinh trả lời được hay không thì giáo viên vẫn nói lại y như bài của mình đã
chuẩn bị. Vậy thì đâu là cơ hội để học sinh trình bày ý kiến của mình? Rõ
ràng khả năng nói của các em bị hạn chế. Với cấp học Trung học phổ thông,
kĩ năng nói không được chú ý thường xuyên trong các giờ học. Giờ học Ngữ
văn thường chỉ thấy một vài học sinh khá giỏi phát biểu, số còn lại có khi cả
học kì, cả năm không đưa ra được ý kiến nào trong các giờ học. Có những
giáo viên chú ý đến việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh, nhưng khi gọi
học sinh lên phát biểu thì do vốn từ nghèo nàn, các em rất khó khăn trong việc
diễn đạt điều mình định nói. Hơn nữa, cách thức thi cử của chúng ta vẫn chú
trọng kĩ năng viết cho nên kĩ năng nói thường bị xem nhẹ và không được chú
trọng ở phổ thông.
Hai kĩ năng nói và viết có ảnh hưởng qua lại với nhau. Từ thực tiễn
giảng dạy ở phổ thông, người viết nhận thấy rằng những em có kĩ năng nói tốt
thì khả năng viết văn cũng tốt hơn nhiều những em có kĩ năng nói kém.Chính
vì thế để nâng cao năng lực viết tiếng Việt, cần thiết phải chú ý rèn luyện kĩ
năng nói cho các em, cụ thể bằng những biện pháp như:
- Khuyến khích học sinh nói nhiều hơn, không chê trách phê phán khi
các em phát biểu sai. Ngay trong lớp khi học sinh nhận xét lẫn nhau cũng phải
hướng dẫn cách nói: không bảo “bạn sai rồi” mà nói: “nếu tôi là bạn, tôi sẽ bổ
sung…”. Cứ như thế, dần dần học sinh sẽ thích nói hơn.
- Ở một số tiết học, thay vì giáo viên thuyết trình, hãy để học sinh làm
việc đó. Có thể cử ra một cá nhân hoặc một nhóm đảm nhận việc thuyết trình
55
trước lớp. Các học sinh khác có thể đặt câu hỏi hoặc nêu nhận xét với nhóm
thuyết trình. Trong các bài học tiếng Việt, giáo viên có thể giúp học sinh phát
triển kĩ năng nói bằng cách đặt các đơn vị kiến thức cần tìm hiểu vào các tình
huống giao tiếp cụ thể mà các em hay gặp trong cuốc sống.
- Trong các tiết học, tăng cường thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
3.2.3 Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp
Nói đến kĩ năng ngôn ngữ của học sinh phổ thông là nói đến năng lực
giao tiếp bằng ngôn ngữ với tất cả yêu cầu về văn hoá giao tiếp ở mặt bằng
dân trí phù hợp. Không thể đòi hỏi năng lực ấy ở mức văn chương nghệ thuật,
nhưng phải nắm được và vận dụng những quy luật giao tiếp ngôn ngữ thông
thường. Học sinh sẽ được hướng dẫn có lí luận đến mức độ nhất định ở nhà
trường qua môn tiếng Việt: tính mục đích của giao tiếp, sự tôn trọng và khai
thác đúng các mối quan hệ đối ngôn phù hợp với hoàn cảnh cho phép với tất
cả những gì là tiền giả định chung, là “văn hoá nền” giữa người nói và người
nghe. Chính vì vậy dạy tiếng Việt là dạy học sinh cách nói một ngôn bản hay
cách viết một văn bản đáp ứng chiến lược giao tiếp và phù hợp với quy luật
giao tiếp. Cái đích cuối cùng là qua các giờ tập nói, tập viết, học sinh sẽ có
được năng lực tạo lập ngôn bản, văn bản phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống ở trường học hiện nay và trường đời sau này. Mặt khác, muốn hình
thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải trực tiếp tham gia vào
hoạt động giao tiếp. Để đạt được mục đích ấy, cần thiết phải đề ra những biện
pháp cụ thể:
- Tạo tình huống giao tiếp “có vấn đề”: phương hướng tốt nhất để dạy
các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức là phải tìm mọi cách hướng
học sinh vào hoạt động nói năng. Hoạt động giao tiếp vừa là phương tiện, vừa
là mục đích của việc dạy học tiếng Việt. Học tiếng Việt, học sinh không chỉ
nghiên cứu về nó mà phải biết cách sử dụng nó thành thạo vũ khí này vào tư
duy và giao tiếp. Muốn đạt được điều đó, cần phải tạo ra được các hoàn cảnh
56
giao tiếp, tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp, tạo
cho các em có nhu cầu giao tiếp. Các hình thức hoạt động ngoại khoá, các
cuộc tranh luận, thảo luận… là các hình thức tạo tình huống giao tiếp, kích
thích nhu cầu và động cơ giao tiếp cho học sinh.
Muốn thế cần phải tạo một môi trường giao tiếp thoải mái để học sinh
có thể tự do nói lên ý kiến, quan điểm của mình.. Có thể nói trường học là nơi
thuận tiện để can thiệp có ý thức xã hội vào hoạt động và sự phát triển ngôn
ngữ của học sinh, dạy tiếng Việt ở nhà trường phổ thông chính là giúp các em
biết nói, viết đúng chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt. Môi trường giao tiếp đó cần
được xây dựng theo nguyên tắc “tương tác đa chiều, đa đối tượng”. Trong
phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hình thức tác động
từ người dạy đến người học được sử dụng phổ biến. Nhưng đấy thường lại là
tác động một chiều “thầy trò”. Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay cần phải “tương tác đa chiều, đa đối tượng” nghĩa là dạy học là
sự tác động qua lại không chỉ một chiều giữa thầy với trò ( thầy trò) mà
còn có sự tác động trở lại của trò với thầy (trò thầy) và giữa người học với
nhau (trò trò).
- Thiết kế bài tập tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp
Hiện nay hầu hết hệ thống bài tập tiếng Việt ở các sách giáo khoa Ngữ
văn chương trình phổ thông chủ yếu được dùng để minh hoạ lí thuyết về tiếng
Việt mà học sinh vừa học. Hệ thống bài tập tiếng Việt này vưa nặng về thực
hành ngôn ngữ học lại chưa thể hiện được rõ nét các nguyên tắc giáo dục học
trong dạy học thực hầnh tiếng Việt. Theo quan niệm của lí thuyết hoạt động
giao tiếp, hệ thống bài tập tiếng Việt được xác định là phương tiện thực hành
nhằm tạo dựng và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh. Học
sinh phổ thông ở các lứa tuổi khác nhau, trình độ khác nhau thì yêu cầu về
năng lực sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau. Việc thiết kế bài tập tiếng Việt
phải đảm bảo phục vụ cho việc phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh.
57
Thực hành với bài tập tiếng Việt là một khâu trọng yếu có ý nghĩa nhất định
đối với việc hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và Ứng dụng tiếng Việt
trong đời sống của học sinh. Bởi vậy bài tập tiếng Việt khi được thiết kế dưới
ánh sáng của lí thuyết giao tiếp sẽ thiết thực hơn, hiệu quả hơn đối với học
sinh phổ thông.
- Trong hệ thống bài tập tiếng Việt, cần phải chỉ rõ cho học sinh hướng
vào hoạt động giao tiếp khi tiến hành áp dụng các tri thức tiếng Việt sẽ thực
hành nhằm định hình trước cho các em tác dụng của việc thực hiện các bài tập
tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp của bản thân. Điều này có nghĩa là: với
một bài tập tiếng Việt cụ thể sau khi thực hành, các em sẽ rút ra hoặc củng cố
một tri thức tiếng Việt hoặc một lĩ năng sử dụng tiếng Việt cụ thể. Tri thức, kĩ
năng ấy được các em sử dụng để nói và viết.
Mục đích của dạy học là qua các giờ tập nói, tập viết học sinh sẽ có
được năng lực tạo lập ngôn bản, văn bản phù hợp đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống ở trường học hôm nay và trường đời sau này.
Tiểu kết
Trong chương ba, luận văn tìm hiểu những nguyên nhân tạo ra ảnh
hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết, phân tích và lí giải nguyên
nhân tại sao bài văn của học sinh lại mắc những lỗi như đã thống kê ở chương
hai. Qua đây, chúng tôi nhận thấy sự thiếu hiểu biết của chính bản thân học
sinh về những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết là nguyên nhân cơ bản
nhất. Mặt khác, môi trường giao tiếp cũng ảnh hưởng to lớn đến năng lực
ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của các em. Bên cạnh đó, trong thời đại thông
tin di động và truyền thông ngày nay, chúng tôi cũng nhận thấy ảnh hưởng
không nhỏ của ngôn ngữ chat đến việc sử dụng ngôn ngữ trong bài văn của
học sinh, đó là hiện tượng viết tắt và nhiều khi nó làm méo mó, biến dạng cả
tiếng Việt. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại bởi nó gây nhiều khó khăn
trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ việc chỉ ra những nguyên
58
nhân nêu trên, luận văn mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhằm khắc phục
thực trạng này, trong đó cần thiết nhất là phải giáo dục cho học sinh nhận thức
được sự khác biệt giữa văn nói và văn viết, muốn vậy, cần xem lại cách sắp
xếp chương trình của sách giáo khoa và đặc biệt là vai trò quan trọng của
người giáo viên.
59
KẾT LUẬN
Về mặt lí luận và thực tiễn, luận văn đã thu được những kết quả
như sau:
1. Về việc nghiên cứu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Luận văn thừa nhận quan điểm cho rằng, dạng nói của ngôn ngữ đã tồn
tại với tư cách là cái có trước so với dạng viết, mặc dù việc nghiên cứu ngôn
ngữ nói đã gặp không ít khó khăn để đạt được những thành tựu to lớn như
ngày hôm nay. Bên cạnh đó, với tư cách là cái xuất hiện về sau, nhưng ngôn
ngữ viết đã phát triển để trở thành hệ thống hoàn chỉnh và có cái riêng bản thể
của nó mà ngôn ngữ nói không có được. Ngôn ngữ viết là nhân chứng của
lịch sử và chuẩn mực.
Luận văn đã hệ thống hóa và giới thiệu các quan điểm của các nhà khoa
học về bản chất của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cũng như mối quan hệ
không thể tách rời giữa hai mặt nói và viết. Những thông tin nghiên cứu mà
luận văn giới thiệu đã được sưu tầm, tìm hiểu trong phạm vi tương đối rộng,
nhằm hạn chế cách nhìn chủ quan, phiến diện của chúng tôi đối với đề tài
nghiên cứu.
Luận văn đã làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết cũng như những khác biệt cơ bản giữa hai dạng tồn tại của
hệ thống ngôn ngữ. Sự khác biệt giữ nói và viết không chỉ giới hạn ở những
khác biệt có tính hình thức, mà là những khác biệt thuộc về cấu trúc, về phong
cách ngôn ngữ.
2.Về năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh trung học phổ thông
Từ kết quả khảo sát về tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh
Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Thành phố Thái Nguyên, luận
văn đã chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ viết của học sinh, đặc biệt chú ý những lỗi
60
mà các em thường mắc phải khi viết văn. Từ đó thấy được ảnh hưởng của
ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh.
Trải qua hơn mười năm học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, về
mặt lí thuyết, học sinh phải nắm được những quy tắc cơ bản nhất của tiếng
Việt trong dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản… Song trong thực tế do nhiều
nguyên nhân khác nhau, học sinh không đạt được yêu cầu này. Luận văn đã
tiến hành khảo sát rất cụ thể và chi tiết những lỗi học sinh thường hay mắc
phải trong bài viết dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ nói ở cả phương diện chữ
viết, từ và câu. Đây là cơ sở để luận văn đi tới khẳng định, tình trạng “viết
như nói” đang diễn ra phổ biến trong các bài viết văn của học sinh, đáng lo
ngại ở chỗ là nó làm cho tiếng Việt – thứ của cải lâu đời và quý báu của dân
tộc trở nên méo mó, biến dạng. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới việc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ngôn ngữ được coi là linh hồn của dân
tộc. Vậy nên chăng việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ nói và viết phải được
xem như một trọng trách của tất cả các thành viên trong trong cộng đồng
ngôn ngữ?
3. Xem xét những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với
ngôn ngữ viết, luận văn đã chỉ ra những nhân tố như: sự thiếu hiểu biết của
học sinh về những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết; ảnh hưởng của môi
trường giao tiếp và ngôn ngữ chat tới ngôn ngữ viết của các em. Trong các
nhân tố này, việc không nhận biết được những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và
viết là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “viết như nói” đã nêu ra ở trên.
Việc thiếu nhận thức về những đặc điểm khác nhau của ngôn ngữ nói và viết
sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về cách viết dễ dãi, lạc phong cách, không
phù hợp với yêu cầu giao tiếp của một xã hội ngày càng phát triển. Tình trạng
này lại phổ biến ở chính học sinh – đối tượng giữ vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt
61
4. Luận văn đã đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những ảnh
hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết của học sinh. Trong việc hình
thành và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh cần quan tâm đến việc
phát triển ngôn ngữ nói – điều mà trước đây chưa được chú trọng trong nhà
trường phổ thông. Mặt khác việc dạy viết ở nhà trường cần chú ý hơn đến các
yếu tố như tính truyền thống, tính chính xác và tính thẩm mĩ. Trong việc dạy
học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp cần phải nhận thức được rằng,
viết cũng là một hình thức giao tiếp quan trọng do vậy cần phải chú ý đến
mục đích, phương tiện, nội dung và đối tượng của hình thức giao tiếp này.
Khả năng ứng dụng và những vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu
Luận văn có những đóng góp nhất định về mặt lí luận ngôn ngữ, và có
thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho bộ môn phân tích lỗi.
Luận văn góp phần đưa ra những định hướng đối với việc dạy học tiếng
Việt ở phổ thông, đó là khẳng định vai trò của các kĩ năng nói – viết. Đặc biệt
chú trọng phát triển năng lực viết của học sinh, nâng cao nhận thức của các
em trong sự phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết viết.
Luận văn góp phần thúc đẩy những thảo luận tiếp theo về tầm quan
trọng của công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng trong giáo dục ngôn
ngữ, cũng như những lo ngại về những tác đông tiêu cực của truyền thông di
động đối với hệ thống chữ viết của tiếng Việt
Những vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu:
- Đặc điểm ngôn ngữ nói của học sinh phổ thông
- Ngôn ngữ nói và viết của học sinh trong thời đại thông tin di động.
Tóm lại, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội
loài người, chính vì vậy người sử dụng ngôn ngữ không chỉ cần rèn luyện
những kĩ năng ngôn ngữ cần thiết mà phải biết vận dụng chúng sao cho phù
hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp riêng biệt.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban, Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn, Nxb.
KHXH, 2002.
2. Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,
1998.
3. Bùi Đăng Bình, Năng lực chính tả của học sinh tiểu học và trung học cơ
sở hiện nay, TCNN số 9/2006.
4. Nguyễn Thị Thanh Bình, Một số xu hướng lí thuyết của việc dạy tiếng mẹ
đẻ trong nhà trường, TCNN số 4/2006.
5. Nguyễn Thị Thanh Bình, Tác động của hoàn cảnh giao tiếp đến ngôn ngữ
trẻ em 2 – 3 tuổi ở Hà Nội: Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình
người Việt, Nxb. Văn hóa – Thông tin, 1996.
6. Vũ Kim Bảng, Về năng lực sử dụng dấu câu tiếng Việt của học sinh trung
học cơ sở hiện nay, TCNN số 4/2006.
7. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học tập hai: Ngữ dụng học, Nxb. Giáo
dục, 2001.
8. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 198
9. Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb. KHXH, 1989.
10. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2006.
11. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Nxb. Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, 1998.
12. Đinh Văn Đức, Vài suy nghĩ bước đầu về ngữ pháp lí thuyết và ngữ pháp
thực hành trong dạy tiếng Việt, TCNN số 4/1991
13. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb.ĐHQGHN, 2004.
14. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt - văn Việt - người Việt, Nxb Trẻ, 2001.
63
15. Đỗ Việt Hùng, Từ khái niệm năng lực ngôn ngữ đến vấn đề dạy học tiếng
Việt trong nhà trường phổ thông, Nxb. Giáo dục, 1999.
16. Vũ Thị Thanh Hương, Từ khái niệm “năng lực giao tiếp” đến vấn đề dạy
và học tiếng Việt Trong nhà trường phổ thông hiện nay, TCNN số 4/2006.
17. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb. KHXH, 1999.
18. Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2007.
19. Nguyễn Văn Khang, Tiếng lóng Việt Nam, Nxb. KHXH, 2001.
20. Đinh Trọng Lạc-Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Nxb. Giáo
dục, 1998.
21. Trần Thị Nhàn, Vấn đề dạy và học kiểu câu đặc biệt, câu rút gọn trong
trường phổ thông hiện nay, TCNN số 4/2006.
22. Nguyễn Khắc Phi, Dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông,
TCNN, số 8/2001.
23. Bùi Minh Toán- Lê A- Nguyễn Quang Ninh, Phương pháp dạy học tiếng
Việt, Nxb. Giáo dục, 2008.
24. Bùi Minh Toán- Lê A- Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo
dục, 2008.
25. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,
2002.
26. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,
2002.
27. Nguyễn Thị Thìn, Câu tiếng Việt và nội dung dạy – học câu ở trường phổ
thông, Nxb. ĐHQGHN, 2003.
28. Nguyễn Đức Tồn, Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy-học từ ngữ
tiếng Việt trong nhà trường, Nxb ĐHQGHN, 2003.
29. Ferdinand de Sausure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng
Việt của Cao Xuân Hạo), Nxb.KHXH, 2005.
30. Gllian Brown- George Yle, Phân tích diễn ngôn, Nxb. ĐHQGHN, 2002.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC
LỖI VỀ CHỮ VIẾT
1. Lúc dọn khu đất đó, họ phải trặt đi cây mít mà anh tôi yêu thích.
2. Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ và không bao giờ quên được những gì mà bố
đã giành cho tôi.
3. Anh ấy biết dất nhiều cách chơi hoa
4. Thời thơ ấu của tôi được lớn nên trong tình yêu thương của ông bà,
cha mẹ.
5. Tình cảm của tôi đối với bà không sao kể siết
6. Tôi khao khát cháy bỏng một gia đình chọn vẹn
7. Tôi nắm lấy bàn tay mẹ
8. Cả cuộc đời này mẹ sống vì tôi, rành hết tình yêu thương cho tôi
9. Không những chỉ lái xe, mà thời gian dảnh bố tôi đi tìm việc làm thêm
để kiếm tiền nuôi gia đình
10. Tôi chạy đến ôm trầm lấy bố tôi
11. Mặc dù bố mẹ tôi đã tạo điều kiện tốt nhất để cho tôi học hành nhưng
tôi lại không biết chân trọng
12. Đăm San là một người anh hùng được dân làng kính trọng và thần
linh tre trở
13. Hình ảnh “cánh bèo” gợi đến những kiếp người trôi nổi bấp bênh, bị
sô đẩy bơ vơ tội nghiệp
14. “Củi một cành khô lạc mấy dòng”, câu này hoàn toàn tả thực không
xa vào ước lệ sáo mòn. một cành củi khô nhỏ bé chôi dạt lênh đênh trên
sông nước
15. Nghe tiếng trống canh dồn dập mà sót xa bẽ bàng
16. Hồ Xuân Hương trực tiếp bộc lộ tâm trạng chán trường buồn tủi
17. Khi mẹ mắng tôi có những câu hơi lạng lời làm cho tôi trạnh lòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18. Đối với tôi hình ảnh mẹ suất thân từ những điều hết sức đơn giản
19. Khi Đăm San đánh nhau với Mtao Mxây cành thể hiện sự dũng cảm
của mình, tỏ thái độ bình tĩnh, không giun sợ trước kẻ thù
20. Em mong ước sau này em trở thành một người tài giỏi
21. Em không thể quên được những hàng cây xanh, những hàng ghế đá
dưới gốc cây râm mát để những bạn học sinh ngồi chơi trò truyện
22. Đăm San là một người có ý trí và nghị lực
23. Nhìn những người bạn mới, thầy cô giáo mới, trong lòng em không
thể dấu nổi sự bâng khuâng lo sợ xen lẫn sự hứng khởi và tràn đầy hạnh phúc
24. Đăm San như một vị thần hòa bình luôn canh giữ và bảo vệ dân làng
khỏi các thế lực sấu khác
25. Hình ảnh cánh chim chiều xuất hiện trên nền trời cao rộng hơn nữa
cánh chim chiều càng cô đơn, lẻ loi bởi dường như nó trở cả bóng chiều xa
trên đôi cánh nhỏ bé.
26. Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy cận dó là nỗi buồn,
nỗi sầu nỗi ảo lão bậc nhất trong các nhà thơ mới.
27. Tràng Giang của Huy Cận tiêu biểu cho hồn thơ của ông dó là nỗi
buồn, nỗi sầu, nỗi ảo não bậc nhất trong các nhà thơ mới xong qua đó ta vẫn
nhận thấy tình yêu cuộc sống, niềm khao khát giao cảm với cuộc đời.
28. “Thơ mới” xuất hiện như một giàn đồng ca đa sầu đa cảm
29. Hai câu đầu của khổ thơ tiếp theo làm nổi bật sự đìu hiu, vắng nặng
của cảnh chiều
30. Từ “dạt” cho thấy cánh beo bị sô đẩy bị tác động gợi thân phận bơ vơ,
tội nghiệp.
31. Câu thơ là lời mời gọi tha thiết ân cần của người con gái sứ Huế
32. Câu thơ trên chứa đựng những tình cảm thắm thiết nhớ nhung cũng
chen lẫn sự giận hờn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33. Con đường chải dài vô tận: đường bằng phẳng thì ít mà đường ghê sợ
thì nhiều
34. Đến triều Nguyễn, con đường ấy đã trở nên nỗi thời không còn đủ sức
hấp dẫn nữa.
35. Không gian được mở ra rộng mênh mông với những bãi cát dài lối
tiếp nhau
36. Hình ảnh người đi đường được khắc họa qua tri tiết những bước đi
mải miết mệt mỏi nặng lề.
37. Thời gian của thiên nhiên của đất trời cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của
con người qua đi không trở lại, sự dở dang của duyên tình làm tăng thêm sự
sót xa đau đớn
38. Câu thơ tiếp tả tác giả một mình trơ chọi cô độc trước không gian
rộng lớn
39. Tự tình là tự bày tỏ tự dãi bày những tâm sự của nhà thơ
40. Bài thơ nằm trong trùm “Tự tình” gồm 3 bài
41. Âm thanh “văng vẳng” là những tiếng kêu rai rẳng tạo nên một không
gian yên tĩnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỖI VỀ TỪ VỰNG
1. Tình cảm của mẹ làm cho tôi cực kì cảm động sau này dù có đi đâu về
đâu cũng nhớ đến ơn dạy dỗ chăm sóc của mẹ
2. Đối với tôi hình ảnh mẹ suất thân từ những điều hết sức đơn giản
3. Sau khi về anh liền tặng tôi một con diều, không nghĩ ngợi gì nữa tôi
liền cầm lấy nó và chạy vụt lên tầng và thả cho nó bay lên, nhìn cánh diều bay
tôi rất thích, nó làm cho tôi có cảm giác đang được bay trên chân không
4. Khi ngủ dậy tôi liền gọi anh khắp nhà
5. Từ khi còn bé tôi đã ý thức được ý nghĩa của mẹ
6. Khi đó tôi còn quá nhỏ để hiểu được câu nói đó và giờ đây tôi đã thấm
thía được câu nói đó
7. Lúc đó tôi mới biết bà rất yêu thương tôi rất nhiều
8. …những lúc đó em không biết phải giải quyết như thế nào, nhiều lúc
em cảm chừng như bó tay
9. Tuy còn đang công tác nhưng mẹ em vẫn chăm sóc em từng li từng
tí một.
10. Còn cả cách dạy học ôi thật tuyệt biết bao mẹ chỉ bảo cho em từng li
từng tí một. Từ các câu dễ đến các câu khó, mẹ đều bảo và giảng dạy em hết
11. Nhưng không vì vậy em tự ti mặc cảm, vì học dưới mái trường Lương
Thế Vinh đều là các thầy cô giáo dạy tốt cả
12. Nhiều khi tôi hay khóc thầm vì sự thương mẹ
13. Từ xa xưa hình ảnh người mẹ đã đi sâu vào thơ ca, những bài văn
câu hát
14. Tấm lòng của mẹ thì cao cả như là sông là biển
15. Không hiểu do đâu mà chúng tôi lại chơi thân với nhau, chắc tại hai
thằng có tính cách hợp nhau cũng nên
16. Anh em tôi rất hay cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập và
trong cuộc sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17. Tôi vẫn nhớ năm tôi lên tám tuổi, tôi bị ốm suốt một tuần rời
18. Từ khi bố tôi mất, mẹ tôi phải chạy đôn chạy đáo vất vả kiếm tiền
nuôi tôi ăn học
19. Mỗi lần như vậy thì tôi cảm thấy rất thương mẹ
20. Đăm San là một anh hùng luôn thắng bại trước kẻ thù với tư thế ung
dung, luôn cho chúng ta những kỉ niệm tốt về chàng
21. Khi mới bước vào trường, người đầu tiên em gặp là bác bảo vệ, bác
rất hài hòa và làm việc rất nghiêm khắc
22. Hành động của chàng thì rất mạnh mẽ áp đảo kẻ thù
23. Đăm San là một tù trưởng hết sức tài giỏi có thể mang no ấm cho
những người dân của mình
24. Năm nay em đã học lớp 10 rồi, nhanh thật đấy
25. Lần này khi vừa bước vào cánh cổng cấp III nó cho em một cái cảm
giác, ấn tượng rất là sâu sắc
26. Em nhìn bạn nào cũng thấy lạ chẳng nhìn thấy người quen đâu cả
27. Bạn bè nhìn nhau ngơ ngác dường như không bạn nào quen bạn nao cả
28. Đăm San là một người anh hùng khỏe mạnh là một tráng sĩ oai liệt
kiên cường
29. Lúc đầu thì em cũng thấy hơi run sợ, nhưng sau sau đó em cảm thấy
tự tin hơn nhờ sự giúp đỡ của các bạn trong lớp
30. Qua câu chuyện nó đã thể hiện lên Đăm San là một người anh hùng
dân tộc đem lại sự giàu có phồn vinh và hạnh phúc cho dân tộc mình
31. Đó là một ngày đẹp trời của mua thu hòa vào dòng người đầy tấp nập
kia với những chiếc áo trắng khoác trên người chúng tôi cũng bắt đầu đi tới
trường để bắt đầu năm học mới
32. Trong số các nhân vật trong truyện này thì Đăm San là một nhân vật
được nói đến nhiều
33. Buổi bước chân vào trường THPT đã để lại cho em quá nhiều ấn tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34. Các thầy cô giáo thì rất vui vẻ đón tất cả các em học sinh
35. Em bước vào ngôi trường này với tiếng trống trường, với những tiết
học thật là nhộn nhịp
36. Từ khi bước vào trường THPT, em thấy đó là một môi trường giáo
dục tốt với những thầy giáo, cô giáo thật là nghiêm khắc
37. Khung cảnh ở đây thật là nhộn nhịp với những phòng học thật là
rộng lớn
38. Đăm San nghiễm nhiên trở thành một vị anh hùng được toàn bộ nhân
dân Ê đê biết đến
39. Ngày đầu tiên bước vào trường THPT, chưa bao giờ tôi lại có cái cảm
giác lâng lâng và kì lạ như vậy
40. Cái buổi đầu tiên đi học mọi thứ đều gần như là mới lạ với em
41. Đăm San là một người anh hùng dũng cảm kiên cường chống lại
những cái tội ác mà Mtao Mxây gây ra, là một người anh hùng được tất cả
dân làng kính trọng và thần linh tre trở
42. Tóm lại vẻ đẹp của Đăm San là không thể kể được là một người anh
hùng là một tù trưởng giàu có, được mọi người quý trọng
43. Mặc dù tôi đã qua hai lần trải nghiệm cái cảm xúc bồi hồi bỡ ngỡ khi
bước vào mái trường mới. Nhưng đến lần thứ ba này lại khác. Khi đặt bước
chân đầu tiên vào mái trường THPT cái cảm giác bồi hồi bỡ ngỡ nó lại trỗi
dậy, nhưng lần này cái cảm giác bồi hồi bỡ ngỡ lại không giống hai lần trước
44. Trên đương đi tới trường, em đã có suy nghĩ, không biết ngôi trường
này thế nào nhỉ, có to không, lớp học như thế nào, quanh cảnh trong trường
ra sao
45. Có một cái gì đó đã quấn hút em vào trường THPT Lương Thế Vinh
46. Cách ông gieo vần “eo” rất là đặc biệt
47. Tiếp đến tác giả vẽ lên không gian xa vắng, tĩnh lặng và cô đọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48. Bài thơ được sáng tác năm 1938 lấy khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng
49. Hình ảnh “củi một cành khô” đã nhấn mạnh, khẳng định, tô đận cái
nhỏ nhoi đơn độc của cành củi giữa dòng nước mênh mông vô tận
50. Hai câu thơ đầu làm nổi bật sự dịu dàng vắng lặng của cảnh chiều.
Đứng trong cảnh không gian đó, con người lại càng cô đơn, càng khát khao
được nghe những tiếng vọng thân thiện của cuộc đời
51. Đăm San là một người anh hùng, một người tài ba, một tù trưởng
xứng đáng của nhân dân, là một vị anh hùng của nhân dân
52. Trong sử thi có rất nhiều những câu chuyện kể về những người anh hùng
53. Nhưng đối với em niềm cảm xúc khi bước vào trường là rất lo sợ và run
54. Đăm San hiện ra với hình ảnh một con người khỏe mạnh, bắp chân
chàng to vật vã, cả bắp đùi của chàng thì khỏi phải phải nói, sức của chàng to
như sức con voi đực.
55. Em không thể quên được cái cái buổi đầu tiên , cái ngày mà mình đặt
chân đến mái trường THPT với bao điều mới lạ
56. Xa trường học và phải xa cả bạn bè cũ lúc đầu thì em rất buồn
57. Tác giả đã vẽ lên không gian vắng vẻ tĩnh lạng và cô đọng
58. Hình ảnh hàng cau nó tượng trưng cho thôn Vĩ
59. Câu thơ đầu tiên như một câu hỏi, vừa nhắc nhở trách móc, vừa mời
mọc ân cần tha thiết. Câu hỏi thấm thía một niềm tiếc nuối day dứt vọng lên
từ trong lòng bài thơ.
60. Không gian được mở ra rộng mênh mông với những bãi cát nối tiếp
nhau, đó là con đường rất là dài, vô tận
61. Hình ảnh bãi cát tượng chưng cho con đường danh lợi đầy trông gai,
nhọc nhằn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư
của nhân vật chữ tình
63. Qua âm thanh này Hồ Xuân Hương giường như rất có ấn tượng và bị
ám ảnh bởi âm thanh này
64. Câu thơ tả cảnh đêm khuya không gian tĩnh lặng. Một quang cảnh im
lặng, tĩnh lặng đến nỗi tiếng trống rừ xa mà vẫn nghe thấy
65. “Hồng nhan” là nhan sắc của người phụ nữ đẹp lại kết hợp với từ
“cái” để chỉ ra sự rẻ rúm mỉa mai về thân phận
66. Trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thì ông đã qua
sát bằng mắt sắc màu, hình dáng, động thái của sự vật hiện tượng
67. Âm thanh “văng vẳng” là âm thanh vọng từ xa tới, nó gợi một không
gian yên lặng tuyệt tình
68. Từ đây ta có thể kết luận rằng; 2 câu đề đã thể hiện nỗi niềm buồn tủi,
xót xa, thân phận đơn phương của người phụ nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỖI VỀ CÂU
1. Trong văn bản “Chiến thắng Mtao M xây” đã toát lên vẻ đẹp anh
hùng, phi thường của nhân vật Đăm San
2. Qua “Chiến thắng Mtao Mxây” đã cho thấy vẻ đẹp tài năng phi
thường của người anh hùng Đăm San
3. Trong câu chuyện “Chiến thắng Mtao Mxây” thì được nói nhiều nhất
là nhân vật Đăm San là một vị anh hùng.
4. Là một nhà thơ có hồn thơ ảo não bậc nhất, thơ Huy Cận thấm đượm
một nỗi buồn sâu sắc và thấm thía
5. Qua hoàn cảnh sáng tác này đã cho em biết nội dung của bài thơ là
một bức tranh phong cảnh đẹp về một miền quê đất nước đó là xứ Huế và
sông Hương thơ mộng
6. Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện
đại. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí nhiều bài thơ của ông
nằm trong số những bài thơ hay nhất trong thơ mới
7. Bằng sự kết hợp giữa ngôn ngữ cổ điển tả cảnh ngụ tình, đã nêu bật
được sự cô đơn lẻ loi của Huy Cận
8. Với từ láy “lớp lớp” như tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tầng
tầng lớp lớp những núi mây.
9. Trong văn học thường dùng hình ảnh cánh bèo dạt để biểu tượng cho
những kiếp người nhỏ bé, trôi nổi, Huy cận cũng dùng nói để gợi lên một thân
phận bơ vơ tội nghiệp
10. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một nhà thơ lớn của
phong trào thơ mới.
11. Trong hai câu thơ đầu đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên sóng
nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12. Với câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” nắm bắt được
hồn thơ của bài thơ Tràng giang vừa thâu tóm được cái tình bâng khuâng
thương nhớ vừa vẽ lên khung cảnh thiên nhiên dài vô tận.
13. Qua đó thấy được tâm hồn đang thèm khát sự sống, sự ấm cúng
14. Ngay mở đàu bài thơ là một lời tự vấn của tác giả “sao anh không
về chơi thôn vĩ?”
15. Trong bài thơ “Câu cá mùa thu” sử dụng những từ ngữ cách gieo vần
“eo” phù hợp với việc miêu tả không gian mùa thu nhỏ hẹp
16. Qua những từ ngữ nêu trên nó góp phần làm tăng vẻ đẹp của nghệ
thuật sử dụng từ ngữ
17. Trong những tá phẩm ở học kì I lớp 11, thì tác phẩm “Tự tình II” của
Hồ xuân Hương. Vì ở tác phẩm này là Hồ Xuân Hương tự bày tỏ nỗi lòng, sự
éo le trong tình duyên
18. Sách là kho tàng tri thức vô giá mà con người có được. Sách mang lại
những hiểu biết cho con người. Tầm quan trọng của sách là một điều mà
không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên sự lựa chọn sách để đọc là một điều rất
quan trọng. Nếu lựa chọn sách không phù hợp có thể dẫn đến những sai lệch
về ý nghĩa của sách. Sách mang lại tầm hiểu biết cho con người, sách cho con
người những hiểu biết về đất nước, lịch sử, về các loài động thực vật…
19. Qua mẹ em học được rất nhiều điều, luôn biết nhường nhịn, quan tâm
giúp đỡ, chia sẻ buồn vui và cố gắng học tập không để phụ lòng cha mẹ
20. Ai sinh ra cũng đều có mẹ. Mẹ là người sinh ra ta, cùng cha nuôi
nấng dạy dỗ ta. Khi ta vấp ngã, mẹ là người luôn lo lắng ủng hộ động viên em
bước tiếp. Mẹ là người thân thiết nhất của tôi luôn cho tôi niềm tin và sự dũng
cảm. Tôi rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra tôi cho tôi cuộc sống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc265.pdf