Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã diễn ra với nhịp độ nhanh. Quá trình này đã có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển khu vực ngoại thành Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu "Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội" được thực hiện đã có một số kết quả như sau:
Đề tài đã bước đầu tổng kết một số vấn về lý luận cơ bản về đô thị hoá. Trên cơ sở đánh giá vai trò của đô thị và xu hướng phát triển của đô thị hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta. Từ tổng kết thực tiễn đô thị hoá ở Việt Nam trong những năm gần đây, đề tài nêu lên những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh trong quá trình đô thị hoá. Đó là sự mở rộng diện tích đất đô thị dẫn đến thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Đô thị hoá làm cho tình trạng lao động, việc làm ở vùng nông thôn trở nên gay gắt hơn. Các vấn đề về môi trường văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý đô thị cũng trở nên phức tạp hơn. Đây cũng là những vấn đề cần được giải quyết một cách đồng bộ theo một kế hoạch thống nhất gắn liền với việc phát triển đô thị theo chiều rộng.
Mặt khác trên cơ sở khái quát quá trình đô thị hoá ở thủ đô Hà Nội, đề tài đã phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hoá nhưng đồng thời cũng chỉ ra nhiều vấn cần giải quyết. Cần tập trung giải quyết các vấn đề như: lao động, việc làm của bộ phận nông dân bị mất đất nông nghiệp; Sự cần thiết phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hoá Hơn nữa đề tài đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô thị hoá đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
Đô thị hoá là xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô. Để xây dựng đô thị Hà Nội "Xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế", cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, một trong những vấn đề cấp bách là thúc đẩy đô thị hoá phải gắn liền với hạn chế tác động tiêu cực phát sinh trong quá trình đô thị hoá đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o ra năng suất lao động, năng suất chất lượng sản phẩm cao.
- Phát triển công nghiệp chế biến gắn với công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm chế biến nông sản có chất lượng cao, thu hút nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp .
- Đầu tư các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu khoa học, các công trình giao thông, điện và hạ tầng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường trang bị máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công trong các khâu của sản xuất nông nghiệp: làm đất, thu hoạch, dịch vụ nông nghiệp, giết mổ thịt.
- Tăng cường đào tạo, kiến trúc khoa học kỹ thuật cho nông dân để tiếp thu trình độ công nghệ mới phục vụ sản xuất.
1.3. Dự báo phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
1.3.1. Dự báo giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.
Biểu 11: Cơ cấu giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp.
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Giá trị
(tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Giá trị
(tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Giá trị (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tổng số
1024
100
3,6
1200
100
3,23
1543
100
4,1
I. Ngành
1.021
99,7
4,25
1.198
99,9
3,27
1.541
100
4,21
nông nghiệp
1.Trồng trọt
714
70
3
733
61,1
0,5
820
99,9
1,65
2.Chăn nuôi
+Thuỷ sản
286
28
6,5
394
32,9
6,61
568
53,2
7
3. Dịch vụ
20
2
23,15
72
6
28,67
154
36,8
22,5
II. Ngành chăn nuôi
2,9
0,3
-54,9
1,3
0,1
-14,4
1,8
0,1
-15,9
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2010 (tháng 8/2000).
Giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp Hà Nội thực chất là giá trị của ngành nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, còn giá trị của ngành lâm nghiệp có tỷ trọng quá nhỏ bé, hầu như chỉ có ý nghĩa và giá trị về phòng hộ và tạo cảnh quan môi trường.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp nêu trên phù hợp với điều kiện và khả năng, cũng như thống nhất với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội đã xác định.
Theo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp được dự kiến:
Biểu 12: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tốc độ chuyển dịch:
Đơn vị: (%)
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Tốc độ dịch chuyển (%)
Tổng số
100
100
100
1. Ngành trồng trọt
70
61,1
53,2
-2,7
2. Chăn nuôi + thuỷ sản
28
32,9
36,8
2,8
3. Dịch vụ
2
6
10
17,5
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 (tháng 8/2000).
Như vậy, với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đã được nêu trên, cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị của ngành chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ trong nông nghiệp, đồng thời giảm dần tỷ trọng của giá trị của ngành trồng trọt. Tốc độ dịch chuyển cơ cấu từ năm 2000 đến 2010 của ngành trồng trọt giảm bình quân 2,7%, ngành chăn nuôi và thuỷ sản tăng dần với tốc độ dịch chuyển là 2,8% và dịch vụ là 17,5%/ năm.
* Dự báo về giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt:
Dựa trên các tính toán cụ thể từng loại nhóm cây trồng của ngành trồng trọt, cho thấy giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt như sau:Biểu 13: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt:
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Giá trị (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị
(tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị
(tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Tổng số
714
100
733
100
820
100
1. Nhóm cây lương thực
380
53,1
286
39,1
221
27
2. Nhóm cây rau đậu
122
17,1
171
23,4
232
28,3
3.Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày
36
5
31
4,2
23
2,9
4. Nhóm cây lâu năm
82
11,5
170
14,7
155
18,9
5. Nhóm cây ngắn ngày khác
70
9,8
116
15,9
172
21
6. Sản phẩm phụ trồng trọt
24
3,5
20
2,9
17
2
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 (tháng 8/2000).
Như vậy, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt có sự chuyển dịch khá rõ rệt. Xu hướng giá trị của ngành có tăng qua các năm từ 714 tỷ đồng năm 2000 tăng lên tới 820 tỷ vào năm 2010 đồng thời nhóm cây trồng cũng có sự biến đổi:
- Với nhóm cây lương thực, do quá trình mất đất do phát triển đô thị và chuyển đổi đất lúa, màu sang trồng các loại cây khác có giá trị như: Rau, hoa, cây ăn quả. Do vậy, tỷ trọng giá trị sản xuất của nhóm cây này đã giảm xuống 27% vào năm 2010. Quá trình chuyển dịch như trên phù hợp với xu thế phát triển của ngành là giảm quy mô sản xuất lương thực để chuyển sang sản xuất những loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
- Với nhóm cây rau đậu thực phẩm có sự chuyển dịch tương đối nhanh bình quân trong 10 năm, có tốc độ tăng trưởng là 6,6%/năm, tăng tỷ trọng trong cơ cấu từ 17,1% lên tới 28,3% vào năm 2010. Việc tăng tỷ trọng của nhóm cây rau đậu phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu của Thành phố, nhằm cung cấp ngày càng nhiều rau xanh cho nhân dân Thủ đô Hà Nội.
- Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày với 2 loại sản phẩm là đỗ tương và lạc đã tăng giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt ở những năm vừa qua. Đây là sự phát triển nhằm khai thác tiềm năng đất bãi ven sông, đất cao, hạn không có tưới, đồng thời sản phẩm thu hoạch phục vụ cho phát triển của ngành chăn nuôi.
- Đối với nhóm cây thứ tư là nhóm cây lâu năm cũng có tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chủ yếu là giá trị của nhóm cây ăn quả của Hà Nội. Ngoài ra còn nhóm cây ngắn ngày khác mà chủ yếu là giá trị của lĩnh vực sản xuất hoa, tốc độ tăng trưởng cũng khá nhanh. Tỷ trọng trong cơ cấu năm 2000 là 9,8%, đã tăng lên 21% vào năm 2010. Đây là ưu thế nổi bật của ngành nông nghiệp Hà Nội, khi khai thác lợi thế so sánh về thị trường tiêu thụ hoa và các loại, xu thế về nhu cầu sử dụng hoa ngày càng cao của nhân dân Thủ đô.
Như vậy, có thể thấy cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đã chuyển dịch khá rõ theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm cây lương thực để tăng giá trị của các nhóm cây có giá trị kinh tế cao như rau xanh, hoa, ảnh hưởng của đô thị cây ăn quả, cây họ đậu, nó phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của sản xuất nông nghiệp theo hướng thực phẩm với chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
* Dự báo về giá trị và cơ cấu sản xuất của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
Xu hướng phát triển chung là tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, thuỷ sản so với toàn ngành nông nghiệp nên yêu cầu đặt ra cho từng lĩnh vực sản xuất của ngành chăn nuôi, thuỷ sản cũng phải có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, để đáp ứng các chỉ tiêu phát triển.
Biểu 14: Giá trị và cơ cấu GDP của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Giá trị
(tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị
(tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị
(tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Tổng số
258,8
100
393,6
100
567,6
100
1. Gia súc
153,3
53,6
498,1
51,3
254,3
44,8
2. Gia cầm
52,3
18,3
48,3
21,3
148,8
26,2
3. Sản phẩm không qua giết mổ
17,1
6
28,8
7,3
45,5
8
4. Sản phẩm phụ chăn nuôi
13,9
4,9
17,5
4,5
22,5
4
5. Thuỷ sản
49,2
17,2
64,9
16,5
96,6
17
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2010 (tháng 8/2000).
Qua đó ta thấy trong những năm tới để phát triển sản xuất của ngành chăn nuôi, thuỷ sản cần tập trung vào phát triển các loại gia súc, gia cầm và thuỷ sản có thế mạnh, có thị trường và đầu tư công nghệ tiên tiến để phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
1.3.2. Dự báo quy mô phát triển các loại sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Hà Nội tới năm 2010.
* Quy mô phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm và thuỷ sản.
Theo ước tính hàng năm ở Hà Nội có nhu cầu trên 7 vạn tấn thịt lợn và có nhu cầu tăng bình quân từ 13-15% tổng sản lượng thịt, các xã ngoại thành Hà Nội có tiềm năng để phát triển chăn nuôi lợn, mặt khác cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và thu hút nhiều lao động, tốn ít diện tích.
Đối với gia cầm thì chăn nuôi gia cầm là một lĩnh vực có thế mạnh của ngoại thành Hà Nội và đây là ngành đang có ưu thế vì nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn, có điều kiện tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới. Do vậy, chăn nuôi gia cầm có thể tăng với tốc độ khá lớn, dự kiến quy mô tăng trưởng đàn gia cầm cho thời kỳ 2001-2010 từ 8-10%, để có thể cung cấp 75-80% nhu cầu của Thủ đô Hà Nội và tham gia xuất khẩu vào những năm tới.
Về chăn nuôi thủy sản: Phát triển chăn nuôi thủy sản vừa khai thác thế mạnh của các huyện ngoại thành Hà Nội có diện tích mặt nước ao, hồ lớn, vừa là yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái của Thủ đô cần tăng mặt nước điều hoà khí hậu, do đó phương hướng phát triển ngành thủy sản là:
- Khai thác tốt hơn tiềm năng về các mặt sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại mặt nước, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và an toàn vệ sinh.
- ứng dụng nhanh các công nghệ nuôi trồng thủy sản tiên tiến ở trong và ngoài nước để từng bước phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn thuỷ lợi hải sản, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch, vui chơi giải trí của nhân dân Thủ đô.
* Quy mô phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa:
Theo dự báo thịt bò và sữa bò có nhu cầu lớn ở thị trường Hà Nội và nhu cầu đó còn tăng lên trong các năm tới, song do quỹ đất nông nghiệp ở Hà Nội có hạn, không thể dành nhiều cho việc trồng cây thức ăn gia súc do đó quy mô phát triển đàn bò thịt và bò sữa dự kiến như sau:
Biểu 15: Dự kiến quy mô phát triển đàn bò thịt, bò sữa.
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Tổng số đàn bò (con)
38.450
46.770
56.900
Sản lượng thịt bò (tấn)
Trong đó:+Quy mô đàn bò sữa (con)
+Sản lượng sữa tươi (tấn)
700
1.600
3.200
1.500
3.500
7.000
2.500
5.000
10.000
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2010 (tháng 8/2000).
* Quy mô phát triển sản xuất rau xanh, cây ăn quả, hoa.
Rau xanh là một trong những loại thực phẩm thiết yếu, có nhu cầu rất lớn và tiêu thụ quanh năm ở Thành phố. Theo dự báo tới 2010, có tổng nhu cầu rau xanh từ 240.000 - 280.000 tấn rau các loại. Mục tiêu phát triển sản xuất rau xanh của Hà Nội là khai thác ở mức tối đa khả năng sản xuất tại chỗ song song với ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đầu tư thâm canh đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh.
Cũng như rau xanh, quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Hà Nội. Theo dự tính, nhu cầu quả của Thủ đô tới năm 2010 vào khoảng 230.000-260.000 tấn, đó là khối lượng khá lớn mà ngành nông nghiệp cần phải đáp ứng với một tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên, quỹ đất nông nghiệp ở Hà Nội có hạn do vậy hướng phát triển sản xuất cây ăn quả cần phải: đầu tư thâm canh diện tích đã có, mở rộng diện tích, tăng sản lượng và giá trị để đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu về quả tươi của Thành phố; Đầu tư trồng cây ăn quả theo hướng thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng quả đặc sản như: cam canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh…
áp dụng thế mạnh của Hà Nội về điều kiện tự nhiên, tiềm lực khoa học, công nghệ tiên tiến, tạo giống mới thích hợp, chất lượng cao để không những đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn cung ứng dịch vụ giống cho các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc.
Hoa ở Hà Nội có lợi thế đặc biệt mà nhiều địa phương khác trong cả nước không có được, đó là:
- Có thị trường tiêu thụ với nhu cầu ngày càng lớn về chủng loại và chất lượng.
- Có điều kiện về sinh thái, để có thể sản xuất nhiều loại hoa, với chất lượng yêu cầu từ bình dân tới cao cấp.
- Đã có tương đối đầy đủ các điều kiện về kỹ thuật, trình độ lao động, vốn và cơ sở hạ tầng, để tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, công nghệ cao.
- Về hiệu quả sản xuất thì cây hoa thu được giá trị kinh tế rất cao trên đơn vị canh tác, trung bình từ 70-100 triệu/ha, cao hơn nhiều lần so với sản xuất lúa và hoa màu.
Dự kiến chủng loại hoa chính, sản xuất với quy mô lớn đó là: cúc, hồng, dơn, đào, thược dược, hoa loa kèn, đồng tiền, phong lan.
Hoa trồng quanh năm chiếm tới 65% diện tích và sản lượng bao gồm các loại là: cúc, hồng, phăng; đó là các loại hoa có sức tiêu thụ lớn, có giá trị kinh tế cao và đã hình thành một số vùng tập trung ở Tây Tựu, Vĩnh Tuy, Định Côn, Tân Nội.
Hoa trồng theo mùa vụ: vụ xuân hè có hoa loa kèn, huệ, nhài; Vụ đông có hoa đào, thược dược, violet, được trồng tập trung ở Nhật Tân, Phú Thượng, Đông Ngạc và một số nơi ở Đông Anh , Gia Lâm. Ngoài ra cần tiếp tục phát triển tập đoàn phong lan trên 20 loại ở cả trong và ngoài nước.
* Quy mô phát triển sản xuất lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị khác như: lạc, đỗ tương…
Các loại cây trồng như lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đỗ tương, đậu, khoai tây…) của hộ nông dân đã góp phần đảm bảo cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc và cho công nghiệp chế biến.
Bên cạnh việc trông rau, quả, hoa là những sản phẩm có giá trị, là thế mạnh của Hà Nội, song quy mô diện tích chỉ ở mức độ nhất định và đều phải canh tác ở các vùng có truyền thống, có điều kiện tự nhiên phù hợp. Phần diện tích còn lại khá lớn vẫn tiếp tục trồng lúa, trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác với quy mô như sau:
Biểu 16: Quy mô sản xuất các loại cây trồng chính.
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
Hạng mục
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
1. Lúa (Tổng số)
- Lúa xuân
- Lúa mùa
52.000
24.000
28.000
195.434
96.000
99.434
36.000
16.500
19.500
152.250
74.250
78.000
25.500
12.000
13.500
120.750
60.000
60.750
2. Ngô (Tổng số)
12.000
32.290
8.000
24.000
5.000
17.500
3.Khoai tây
800
6.800
500
5.000
300
3.600
4.Đậu
1.000
584
540
390
320
262
5. Đỗ tương
2.800
3.078
1.900
2.370
1.300
1.840
6. Lạc
4.100
4.400
3.070
3.963
2.050
2.850
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2010
(tháng 8/2000).
2. Dự báo tình hình phát triển kinh tế khu vực ngoại thành.
2.1. Quy mô diện tích đất đai:
+ Căn cứ vào Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1997-2000 - Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội - Bộ xây dựng. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2020 số 108/1998/QĐ-TTG ký ngày 20/6/1998.
+ Căn cứ vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Sở địa chính cung cấp.
Dự báo về mất đất nông nghiệp, trong quá trình quy hoạch không gian đô thị hoá ở Hà Nội cho từng giai đoạn như sau:
. Đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm đi 3.952,6 ha và khi đó diện tích đất nông nghiệp còn lại là 39.055 ha.
. Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 7.309,6 ha và khi đó diện tích đất nông nghiệp còn lại là 35.612 ha.
Như vậy, quỹ đất nông nghiệp giảm trong quá trình đô thị hoá sẽ là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng phát triển của nông nghiệp.
2.2. Quy mô, cơ cấu dân số và lao động.
a. Dự báo dân số và lao động ngoại thành đến năm 2010
Dân số và lao động của vùng ngoại thành là một bộ phận không tách rời của dân số và lao động của Hà Nội nói chung. Vì thế, mục tiêu và sự thay đổi của dân số và lao động ngoại thành phụ thuộc vào mục tiêu và sự thay đổi chung về dân số và lao động của Hà Nội.
Trên cơ sở mục tiêu chung của Thành phố, kết hợp với mục đích cụ thể từng huyện về phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch đến 2010, các huyện ngoại thành đã dự báo dân số lao động của huyện mình đến 2010 như sau:
Biểu 17: Dự báo dân số, lao động của các huyện ngoại thành đến 2010.
Đơn vị: người
Huyện
Dân số
Lao động
2000
2005
2010
2000
2005
2010
Đông Anh
251.980
275.762
294.484
133.550
146.154
156.077
Gia Lâm
343.100
386.554
430.145
183.800
207.193
236.597
Từ Liêm
191.660
229.285
257.000
106.400
128.132
142.770
Sóc Sơn
244.354
260.119
281.605
128.319
136.563
147.843
Thanh Trì
227.956
248.768
267.543
111.132
121897
131.096
Cộng
1.259.050
1.400.488
1.530.777
663.201
739.939
814.383
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2010
(Tháng 8/ 2000)
b. Dự báo ảnh hưởng của đô thị hoá đến lao động, việc làm của dân cư vùng ngoại thành:
Theo quy hoạch của Thành phố, trong những năm tới đô thị hoá vùng ngoại thành vẫn được tiếp tục và đẩy mạnh. Vì thế, việc dành đất để phát triển đô thị là một tất yếu . Thật vậy, theo dự báo về đất đai của Thành phố, nếu năm 1999 diện tích đất nông nghiệp là 43.456 ha thì đến 2005 chỉ còn 39.303 ha, giảm 4.153 ha hay 9,5% và đến năm 2010 giảm xuống còn 36.070 ha, giảm 7.386 ha hay 16,9% so với 1999. Năm 1999 ngoại thành có 421.265 người lao động, bình quân một lao động có 0,11 ha đất nông nghiệp. Năm 2005 mất 4.153 ha đất nông nghiệp tương đương với buộc 37.755 lao động ngoại thành và 2010 là 67.146 lao động ngoại thành mất việc làm trong nông nghiệp.
Vì thế, Thành phố Hà Nội cần phải có chính sách đối với người và vùng mất đất và giải quyết việc làm cho số lao động đó.
Như vậy, vấn đề việc làm và chuyển đổi cơ cấu việc làm từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đặt ra và gay gắt cho cả lao động nội thành và ngoại thành. Do tốc độ đô thị hoá cao ở ngoại thành trong thời gian tới, nhiều nông dân sẽ bị mất đất, không có việc làm và những người mất việc làm trong các thời kỳ trước vẫn còn rất lớn cần phải giải quyết.
c. Cơ cấu kinh tế:
Dự báo trong những năm tới tốc độ đô thị hoá sẽ tiếp tục diễn ra với quy mô và tốc độ lớn hơn. Vì vậy sự tác động của nó đến phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn mạnh mẽ hơn. Do tác động của đô thị hoá mà cơ cấu kinh tế trên địa bàn 5 huyện sẽ chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trên các huyện, giảm tỷ trọng các ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở một số huyện có tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tương đối cao sẽ có xu hướng giảm nhẹ, hầu hết các huyện sẽ tiếp tục giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung trên địa bàn cũng như do huyện quản lý.
+ Đối với cơ cấu ngành trên địa bàn từng huyện (trên từng vùng kinh tế hành chính):
Trong khoảng 10-20 năm tới sự chênh lệch về tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của các huyện không nhiều, bởi vì vào thời gian đó những cách biệt về quá trình đô thị nũng như tác động của nó không lớn. Nói cách khác, với những huyện đã có tốc độ đô thị hoá cao, những năm tới tốc độ đô thị hoá vẫn còn tiếp diễn nhưng khoảng 10 - 15 năm nữa. Tốc độ đô thị hoá sẽ chậm vì đã đạt tới độ bão hoà trong khi các huyện khác vẫn còn khả năng thực hiện đô thị hoá và đến 20 năm sau, tất cả các huyện đều đạt tới yêu cầu của sự chuyển dịch. Sự tương đồng về cơ cấu kinh tế sẽ xảy ra đối với các huyện, tuy chủng loại ngành nghề trong hệ thống ngành có khác nhau, tuỳ theo điều kiện của từng huyện.
Tuy nhiên, nếu xét theo từng ngành chuyên môn hoá hẹp sự chuyển dịch sẽ theo xu hướng khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của từng huyện. Đây là sự chuyển dịch có tính quy luật, cần có sự nhận thức để chủ động điều tiết cho phù hợp.
Nhu cầu tăng thêm này phần lớn ở các khu đô thị mới và được xây dựng ở các vùng ngoại thành Hà Nội.
Năm 2000, tỷ lệ thất thu nước sạch là 54,4%, phấn đấu đến năm 2010 còn 30%, hệ thống thoát nước sẽ được quan tâm cải tạo, xây mới đồng bộ và hiện đại bao gồm các công trình thoát nước mưa, công trình thoát nước thải, các giải pháp kỹ thuật công nghệ, các biện pháp tổ chức quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ được hoàn tất vào năm 2010. Toàn bộ nước thải ngoại thành kể cả nước thải công nghiệp và dân cư đều được quan tâm xử lý theo hình thức lọc 3 lớp hồ sinh học theo quy định của môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống văn minh đô thị.
* Về phát triển mạng lưới điện:
Mục tiêu phấn đấu đến 2010, mạng lưới điện toàn Thành phố sẽ cung cấp 2.800 KWh/người/năm. Đảm bảo đủ điện năng để phục vụ công tác thương phẩm của Hà Nội và hoàn thành hệ thống điện cho 100% số hộ gia đình theo hướng nông thôn hiện đại, có tải cáp ngầm ở các khu công nghiệp.
e. Dự báo phát triển hạ tầng xã hội.
* Về giáo dục đào tạo:
Đến 2010, toàn vùng nông thôn ngoại thành sẽ đạt mức phổ cập trung học phổ thông trong độ tuổi. 80 - 90% số dân trong độ tuổi từ 6 - 23 được đi học, số năm bình quân đi học lên 12 năm; 100% số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày; phổ cập nghề, ngoại ngữ, tin học cho 80% thanh niên, học sinh; Đội ngũ công chức từ cấp xã - phường được chuẩn hoá; 65% số lao động được đào tạo đến 2020 có 80% số người đang làm việc được qua đào tạo. Hệ thống trường lớp của các hệ đào tạo trên địa bàn được xây dựng kiên cố với trang thiết bị dạy học hiện đại.
* Về văn hoá thông tin:
Nâng cấp, hiện đại hoá mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ các nhu cầu thông tin liên lạc Thủ đô, triển khai các dịch vụ điện thoại nội hạt, liên tỉnh và quốc tế. Dự báo đến 2010, hòa mạng di động cá nhân toàn cầu, sử dụng rộng rãi các dịch vụ của mạng Internet kể cả điện thoại Internet, đưa vào sử dụng các dịch vụ "chữa bệnh từ xa" và "giáo dục từ xa" qua mạng truyền thông và các dịch vụ khác theo công nghệ mới. Hướng đến 2020 đạt 40% mạng truy nhập là cáp đồng; 50% là cáp quang và 10% là vô tuyến. Đảm bảo 100% các loại cáp trên đường phố được đưa xuống cống bể để đảm bảo chất lượng và mỹ quan Thành phố.
Đời sống văn hoá thông tin của dân cư ngoại thành được nâng cao theo mô hình nông thôn hiện đại. Đến năm 2010, mỗi gia đình đều có tivi, catset, radio, điện thoại, tủ lạnh, đồ gỗ đẹp, mọi thành viên trong độ tuổi có thu nhập ổn định.
* Về y tế:
Đến 2010, mạng lưới y tế dự phòng sẽ phát triển mạnh cùng với phát triển xã hội. Tuổi thọ bình quân sẽ là khoảng 72 tuổi, tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân vào khoảng 22,1. Cơ cấu bệnh tật cũng sẽ thay đổi cùng với sự phát triển các khu công nghiệp mới, các nhóm bệnh tệ nạn xã hội sẽ gia tăng cùng các loại nghề nghiệp của các nước phát triển; tuổi thọ trung bình tăng cao, nhiều bệnh của người già phát sinh. Nhu cầu khám chữa bệnh sẽ phát triển đa dạng, đặc biệt loại hình bác sĩ gia đình, dịch vụ y tế tư nhân sẽ đảm nhiệm khám chữa bệnh khoảng 50%. Sẽ có mối liên hệ chặt chẽ giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám và chữa bệnh.
II. Quan điểm và phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
1. Các quan điểm định hướng.
1.1. Việc giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp phải theo hướng thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi.
Sở dĩ phải quán triệt quan điểm này bởi lẽ:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của đô thị hoá và đô thị hoá đối với nền kinh tế và đối với quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Các trung tâm đô thị là những hạt nhân thúc đẩy vùng kinh tế phát triển và tăng trưởng, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại chỗ và từ nơi khác đến. Mặt khác, đô thị hoá còn tác động kích hoạt đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại hoá, cùng với trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ngày càng cao; hiệu quả sản xuất nông nghiệp tính trên 1 lao động cũng như trên 1 ha đất nông nghiệp ngày càng tăng.
Thứ hai, bên cạnh những tác động tích cực và toàn diện của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, quá trình đó cũng gây ra một số tác động tiêu cực. Tuy nhiên, nếu so sánh lợi ích do nhiều tác động tích cực đem lại với chi phí do những tác động tiêu cực gây ra, thì phần lợi ích là to lớn. Do vậy, không thể vì một số khó khăn do tác động tiêu cực của đô thị hoá gây ra mà hạn chế quá trình đô thị hoá.
Quan điểm này yêu cầu việc đề xuất và thực hiện trên thực tế những giải pháp giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội cần phải tìm cách phát huy mặt tích cực của quá trình đô thị hoá, chủ động chủ động đón nhận và giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực. Nếu làm được như vậy là đã tạo cho quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi và phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội tức là đã thúc đẩy quá trình đó diễn ra với tốc độ cao nhất mà nó có thể.
1.2. Những giải pháp giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải đảm bảo cho quá trình đô thị hoá diễn ra trong tầm kiểm soát của Nhà nước
Do đô thị hoá là tất yếu khách quan, nên mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều phải thích ứng với quá trình đó, và hơn nữa là phải tạo điều kiện cho quá trình đó diễn ra phù hợp với quy luật. Tính phù hợp này phải được xem xét cả về xu thế, quy mô và tốc độ. Cả 3 khía cạnh đó, thông thường đã được Nhà nước nhận thức, xem xét và được thể chế hoá trong các văn bản của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình đô thị hoá phải phù hợp với các văn bản pháp quy của Nhà nước, phải nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước. Thực tế đã cho thấy rằng nếu cứ để quá trình đô thị hoá diễn ra một cách tự phát sẽ gây ra hậu quả lâu dài, khó khắc phục và nếu khắc phục được thì rất tốn kém về tài chính.
Quan điểm này yêu cầu một mặt, quá trình đô thị hoá phải phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và mặt khác, chính các quy hoạch cũng phải phù hợp với quy luật của quá trình đô thị hoá. Điều đó đòi hỏi các bản quy hoạch cũng như các giải pháp phải mang tính dẫn đường cho quá trình đô thị hoá, đồng thời cũng cần có những điều chỉnh cần thiết trong nội dung của các quy hoạch và giải pháp đã xây dựng.
1.3- Việc đề xuất và thực hiện những giải pháp giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải quán triệt tinh thần của Nghị quyết 15 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010 và pháp lệnh thủ đô của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội.
Quan điểm này yêu cầu việc xây dựng và thực hiện các giải pháp giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải đảm bảo xây dựng thủ đô tương xứng với vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
2. Phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội .
2.1 Giải quyết những vấn đề của đô thị hoá đến nông nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong giải quyết những vấn đề của đô thị hoá nếu hoàn toàn theo cơ chế thị trường tức là để cho các quy luật thị trường quyết định sẽ dễ dẫn đến tình trạng lộn xộn, chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt mà không đáp ứng được yêu cầu lâu dài. Ngược lại, nếu giải quyết theo hướng bao cấp, nhà nước sẽ không thể đủ tiềm lực tài chính. Do vậy, phương hướng đúng đắn để giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội là phải phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2. Giải quyết ảnh hưởng cuả đô thị hoá đến nông nghiệp một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự.
Để việc giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp có hiệu quả, vấn đề đặt ra là phải giải quyết nó một cách đồng bộ, có trọng điểm và có trật tự. Tuy vậy, cần lưu ý rằng tính đồng bộ ở đây không có nghĩa là tiến hành song song nhất loạt ngang nhau mọi giải pháp, mà thực hiện những giải pháp đó theo một trật tự trước sau nhất định và có trọng điểm phương châm đó đảm bảo để các cơ quan chức năng và Nhà nước có thể tập trung nguồn lực để giải quyết dứt điểm từng vấn đề, đồng thời tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả tổng hợp những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
2.3. Giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp theo hướng huy động tổng hợp hoặc nguồn lực của xã hội.
Để huy động mọi nguồn lực của xã hội trong quá trình giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá trước hết cần tạo ra được cơ chế để huy động các nguồn lực tài chính của nhiều thành phần kinh tế. Điều này định hướng cho các giải pháp không chỉ trông chờ vào nguồn tài chính từ ngân sách, mà tuỳ thuộc vào tính chất của từng vấn đề mà đề xuất sẽ huy động tài chính từ các thành phần kinh tế nào. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nếu chỉ chú trọng vấn đề tiền nong mà coi nhẹ quá trình tổ chức thực hiện sẽ rất tốn kém mà công việc vẫn không giải quyết được. Do vậy, cần huy động các cấp, các ngành có liên quan tham gia vào quá trình giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành. Điều đó cho phép phát huy tốt những tác động tích cực của đô thị hoá, hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đó đến nông nghiệp.
III. Những giải pháp chủ yếu giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội .
Ngoại thành Hà Nội , chiếm trên 90% diện tích đất nông nghiệp và gần 50% dân số của thủ đô, hàng năm không chỉ cung cấp cho thị trường Hà Nội một khối lượng nông sản hàng hoá lớn mà sự ổn định phát triển của nông nghiệp ngoại thành là nền tảng cho sự ổn định và phát triển của thủ đô. Chính vì vậy, nông nghiệp ngoại thành được đặt ra trong mối quan tâm lớn của chiến lược phát triển thủ đô: "Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo nông nghiệp đô thị, sinh thái; thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp; ưu tiên phát triển nền nông nghiệp sạch, làng nông nghiệp sinh thái, đầu tư phát triển công nghiệp mới, tạo giống mới phục vụ sản xuất nông nghiệp; chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch " (Pháp lệnh thủ đô Hà Nội ).
Để giải quyết những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, đồng thời phát triển nông nghiệp theo hướng trên, cần thực hiện một số giải pháp sau:
1. Cần đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hoá thực phẩm cao cấp, sinh thái, cảnh quan mang ý nghĩa kinh tế -xã hội và nhân văn.
Trong những năm tới, trong khi duy trì cơ cấu kinh tế của ngoại thành theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, phải coi trọng sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu sản phẩm. Thực hiện tốt mối liên kết giữa nội bộ ngành, giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế với nhau, tạo tiền đề để chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp trong sự phát triển chung cuả thành phố hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, trong đó xác định vùng kinh tế trọng điểm và vùng chuyên canh, các vành đai nông nghiệp.
Quy hoạch một số vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô lớn như vùng sản xuất rau sạch, vùng trồng hoa, cây ăn quả cây cảnh, vùng chăn nuôi bò sữa, nuôi cá và các cây con đặc sản đạt hiệu qủa kinh tế cao.
2. Cần sớm có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
Ngoại thành Hà Nội là khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh. Đồng thời với việc giảm quỹ đất nông nghiệp sẽ diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các loại sản phẩm chính của Hà Nội như: Rau xanh, hoa, cây ăn quả, đất dành cho chăn nuôi, mặt nước nuôi thả cá và diện tích cây rau xanh…. Vì vậy, ngoại thành Hà Nội cần sớm rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, Thành phố cần có chủ trương và các hướng dẫn cụ thể cho hộ nông dân được chuyển đổi phương hướng sử dụng đất theo mục tiêu thu được hiệu quả cao trên đơn vị diện tích, tránh tình trạng tự phát, cụ thể:
- Chuyển mạnh diện tích đất trồng cây lương thực kém hiệu quả như :sắn, khoai lang, và một số phần đất lúa sang trồng cây ăn quả như :vải, nhãn, bưởi, cam, hồng, na, hồng xiêm…; trồng rau cao cấp: ngô rau, măng tây, dưa chuột bao tử, súp lơ xoăn, cải bao, nấm…Với công nghệ sạch hoặc trồng cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc… cho xuất khẩu. Mở rộng diện tích trồng hoa, đặc biệt là các loại hoa cao cấp, cây cảnh…
- Chuyển toàn bộ vùng trũng chuyển sang cấy một vụ lúa, một vụ thả cá hoặc chuyên cá kết hợp với chăn nuôi vịt trên mặt nước, trên bờ trồng cây ăn quả.
- Chuyển toàn bộ vùng cao bậc thang, khô hạn chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Khuyến khích cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh sản xuất cây ăn quả hàng hoá.
Thứ hai, lập các dự án đầu tư theo vùng sản xuất các loại sản phẩm chính, trên cơ sở đó đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng để hình thành vùng cây, con tập trung, giúp cho quá trình chuyển đổi, sử dụng đất có sự chỉ đạo, định hướng rõ ràng.
Thứ ba, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách thuế sử dụng đất cho phù hợp để đảm bảo chính sách thu thuế sử dụng đất phù hợp với chính sách đền bù thiệt hại khi dành đất nông nghiệp ngoại thành cho quá trình đô thị hoá.
Đối với trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác như nhà ở hoặc sản xuất kinh doanh không phục vụ phát triển nông nghiệp, cần có chế độ thuế đặc biệt nhằm hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào các mục đích tuỳ tiện ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của nông dân ngoại thành. Đồng thời thúc đẩy việc giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất cho nông dân để nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư canh tác trên đất được giao.
Thứ tư, cần công bố quy hoạch một cách rộng rãi và đảm bảo sự ổn định mang tính pháp lý của những địa giới đã được công bố. Đồng thời đẩy mạnh việc giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất giúp người nông dân yên tâm đầu tư và có thể tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn.
3. Chú trọng tạo việc làm và đào tạo lao động cho phát triển nông nghiệp.
Xem xét nguồn lực cơ bản nhất cho sản xuất nông nghiệp khu vực ngoại thành Hà Nội qua phân tích mối tương quan giữa lao động, đất đai và vốn thì nguồn lực về lao động luôn ở trong tình trạng dư thừa so với 2 yếu tố còn lại. Do đó, vấn đề sử dụng lao động và tạo mở việc làm cho lao động nông nghiệp đặt ra trong tình trạng khan hiếm về nguồn lực. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hoá, lao động đòi hỏi phải có trình độ tay nghề, có khả năng tiếp thu những tiến bộ công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Cơ cấu kinh tế tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu và sự phân bổ lao động. Ngược lại, cơ cấu và sự phân bổ lao động hợp lý cũng góp phần tích cực vào việc nâng cao căng suất và hiệu suất sử dụng lao động nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ngoại thành. Vì vậy, cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và có hiệu quả, không những phát huy được các lợi thế kinh tế - xã hội mà còn giải quyết được việc làm cho lao động nông nghiệp, đồng thời giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
Muốn vậy, Nhà nước cần có chủ trương, đường lối, cơ chế và những hỗ trợ đầu tư ban đầu cũng như những chính sách huy động mọi nguồn vốn xã hội để tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ hợp nông - công nghiệp, các công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Như vậy sẽ giúp cho người dân định hướng và tham gia các hoạt động phi nông nghiệp một cách có hiệu quả, ổn định và bền vững trong thời gian dài. Tất cả nhằm nhanh chóng thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn ngoại thành tương xứng với quá trình đô thị hoá và phát triển nội thành. Trên cơ sở đó sẽ hạn chế di dân từ nông thôn vào thành phố, giữ được nguồn nhân lực để phát huy nội lực ngoại thành trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.
- Giải quyết việc làm thông qua đa dạng hoá sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bằng việc phát hiện những ngành nghề mới và phát triển dịch vụ sản xuất. Cần nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, phát triển thị trường hàng hóa, thị trường tín dụng và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp.
- Phát huy thế mạnh của các ngành nghề, làng nghề, cụm làng nghề truyền thống trong nông thôn sử dụng nhiều lao động, ít vốn để giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư do ảnh hưởng của đô thị hoá. Để thực hiện được mục tiêu này cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một.
- Có các chính sách khuyến khích các đối tường có trình độ học vấn về làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp …
- Cần tập trung đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông nghiệp ngoại thành nhằm đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong điều kiện quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh. Trong những năm tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp ngoại thành cần tập trung váo các vùng bị thu hồi đất nông nghiệp với quy mô lớn.
Đào tạo nghề phải bao gồm 2 loại hình: Đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn. Đào tạo nghề ngắn hạn có thể phổ biến kiến thức cho mọi lứa tuổi, kể cả những người không có điều kiện học tập trung và dài hạn. Đào tạo nghề dài hạn nhằm mục đích thu hút số lao động trẻ có trình độ văn hoá đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học, hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành, chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt cho các xí nghiệp, nông trường và trang trại. Đào tạo nghề dài hạn được tập trung ở các trường đại học, các trường đào tạo nghề dài hạn. Khi công tác đào tạo nghề thực hiện tốt, trình độ dân trí, tay nghề của nông dân tăng lên, khả năng sử dụng vốn và các ứng dụng khoa học công nghệ tăng, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và số lượng nông sản hàng hoá trong quá trình đô thị hoá.
4. Lựa chọn và phát triển khoa học công nghệ, củng cố và mở rộng chức năng hoạt động, tăng cường vai trò của các tổ chức khuyến nông để công nghệ mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
- Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá trong quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh, để đồng thời vừa tăng năng suất sinh học, vừa tăng năng suất lao động, giảm chi phí lao động và chi phí sản xuất. Khác với giai đoạn 1991-2000 là chỉ tập trung vào công nghệ sinh học. Có như vậy mới có cơ sở để chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 80% năm 2000 xuống còn 50% năm 2010. Cụ thể là cần đẩy mạnh tốc độ và nâng cao mức độ cơ giới hoá sản xuất và chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ứng dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nông sản và lâm sản chế biến.
- Cần sớm có quy hoạch, cơ cấu lại mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp. Hình thành các trung tâm nghiên cứu quốc gia đồng thời với việc phát triển mạng lưới cơ sở sản xuất và cung cấp giống cây, con theo phương pháp tiên tiến và công nghệ sinh học hiện đại ở các vùng và khu vực. Tăng cường đầu tư, đổi mới và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghiệp trong nông nghiệp, mà trước hết là công nghệ sinh học, tạo ra các loại giống mới thích hợp với từng vùng và cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao; công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm; công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý và phòng trừ dịch hại trong nông nghiệp. Các viện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cần gắn với thực tế, coi trọng kinh nghiệm sản xuất và sáng kiến kỹ thuật của nông dân và các nhà sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Đồng thời với phát triển khoa học và công nghệ, các cấp, các ngành ở địa phương phối hợp với các tổ chức kinh tế - xã hội ở nông thôn để tổ chức và mở rộng hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến từng cộng đồng, đơn vị sản xuất và hộ nông dân. Mặt khác, phải có sự phối hợp hoạt động của các tổ chức khuyến nông với các tổ chức kinh tế hợp tác từng bước xã hội hoá công tác khuyến nông, thu hút sự tham gia của nông dân và những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp vào hoạt động này.
Tuy nhiên, trong điều kiện ngoại thành Hà Nội, áp lực về việc làm cho lao động nông nghiệp rất lớn, trình độ quản lý và dân trí chưa cao. Vì vậy, chỉ ưu tiên một số lĩnh vực nông nghiệp nhất định tiếp nhận công nghệ tiên tiến, còn đại bộ phận nên đưa vào các công nghệ trung gian. Lợi thế của công nghệ trung gian là công nghệ ít tiền, sử dụng nhiều lao động, các thiết bị, dụng cụ lại tương đối đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu, phù hợp với điều kiện trước mắt của ngoại thành Hà Nội.
5. Cần tăng cường quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay.
ở khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm cả về 3 mặt: kinh tế, chính trị, xã hội. Tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai ở nhiều vùng xảy ra khá phức tạp và đang là vấn đề nhức nhối, cần tập trung nghiên cứu, có biện pháp giải quyết kịp thời, một cách cơ bản, hướng tới ổn định lâu dài.
Để tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả và hiệu lực, có nhiều việc phải giải quyết, trước mắt tập trung những vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai và thanh tra, kiểm soát việc thi hành.
Xây dựng chính sách đất đai và tổ chức quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường là rất mới mẻ đối với nước ta. Hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những quan hệ ban đầu có tính hành chính; chưa tiếp nhận kịp thời những biến động có tính thị trường. Kinh tế - xã hội của đất nước chuyển động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, Nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập trong quản lý. Vì vậy, vấn đề tiếp tục và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là đúng hướng. Cần kiên định nguyên tắc cơ bản là tăng cường củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý của Nhà nước. Đồng thời ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất thông qua lợi ích kinh tế.
Hai mặt này được gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai được tăng cường có hiệu lực, làm cho việc sử dụng đất cơ hiệu quả tốt hơn điều đó làm cho chế độ sở hữu toàn dân càng được củng cố và quản lý của Nhà nước ngày càng được tăng cường có hiệu lực và hiệu quả hơn. Đi đôi với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai, cần coi trọng đẩy mạnh chương trình truyền thông về pháp luật. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát việc chấp hành luật đất đai đối với các đối tượng sử dụng đất, để đảm bảo giữ vững trật tự, kỷ cương trong thi hành pháp luật về đất đai.
Thứ hai, Hiến pháp của Nhà nước đã thể hiện đường lối "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả".
Như vậy, Nhà nước là người quản lý, người đại diện cho sở hữu toàn dân Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng được quyền sử dụng ổn định lâu dài và được phát huy tối đa các quyền theo luật định. Nhưng Nhà nước cần nắm chắc trong tay quyền chi phối tuyệt đối là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngay từ đầu không thể buông lỏng quản lý để tình trạng sử dụng đất đai một cách tuỳ tiện tự phát, để rồi theo đó sẽ là một sự trả giá khá đắt cho quản lý về sau. Đây cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc trong quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay.
Việc quy hoạch và sử dụng đất phải được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. thông qua đo, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm mà lịch sử để lại nhằm giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đang đặt ra. Lấy quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho hoạt động quản lý. Đồng thời phát huy dân chủ trong quản lý, quy hoạch, sử dụng đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không dừng lại ở phân phối đất đai cho các chủ sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch. Để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, chúng ta không chỉ dựa vào các nguồn vốn khác đưa đến hoặc nguồn thu từ thuế đất mà còn khai thác nguồn vốn từ đất đem lại trong chênh lệch địa tô. Sinh lợi từ giá trị đất được tăng lên nhờ vào cơ sở hạ tầng được đầu tư đem lại cho các khu dân cư, các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thực tiễn ở khu vực ngoại thành Hà Nội việc gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phát triển đô thị và nông nghiệp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng một phần quan trọng của nguồn vốn sinh lợi từ đất qua đầu tư cơ sở hạ tầng còn chậm so với yêu cầu phát triển. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu tiến độ và chất lượng của quy hoạch sử dụng đất càng nhanh, càng cao. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và biến quy hoạch, kế hoạch đó trở thành công cụ để phục vụ quá trình phát triển về kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng.
6. Hoàn thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá.
* Cần xây dựng và thực hiện chính sách đền bù đất nông nghiệp theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa .
Yêu cầu đặt ra là việc xây dựng và thực hiện chính sách đền bù, một mặt phải thích ứng với cơ chê thị trường, mặt khác cũng cần tránh ôm đồm những chức năng của thị ttrường vào trong các cấp chính quyền Nhà nước. Đồng thời với sự thích ứng với cơ chế thị trường và chủ động tách ra một số chức năng cho thị trường điều chỉnh, cũng cần đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng và thực hiện chính sách đền bù. Nội dung này đảm bảo cho quá trình đô thị hoá diễn ra trong trật tự, theo định hướng của Nhà nước và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội .
* Phải đảm bảo quyền lợi thoả đáng và công bằng cho những người bị thu hồi đất. Từ đó để họ tự nguyện chấp hành quá trình giải phóng mặt bằng khi đã đảm quyền lợi thoả đáng và công bằng cho những người bị thu hồi đất. Nhà nước sẽ kiên quyết cưỡng chế những phần tử cố tình bắt chẹt Nhà nước. Sự công bằng trong chính sách đền bù phải được xem xét trong trạng thái động chứ không phải trạng thái tĩnh .
Một số vấn đề cần giải quyết nhằm hoàn thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội là:
- Bỏ nội dung đền bù bằng đất cho người bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
Vì trên thực tế hầu như thành phố không còn quỹ đất nông nghiệp đẻ thực hiện phương thức đền bù này. Việc đưa nội dung này vào chính sách chỉ làm phức tạp thêm nội dung của chính sách không có ý nghĩa thực hiện.
- Không nên ban hành bảng giá "cứng" mà cần lấy giá thị trường hợp lý làm giá đền bù cho từng dự án.
- Giá đền bù đất nông nghiệp ở khu vực đô thị hoá cần được tính theo giá thực tế khi dự án bắt đầu khởi động lại khu vực đó. Điều này đảm bảo công bằng giữa người phải đi và người được ở khu vực dự án được thực hiện.
Nhà nước nên tập trung thẩm định nhưng dự án sử dụng tiền từ ngân sách. Cần giảm sự can thiệp vào những dự án không sử dụng tiền ngân sách và ở những nơi hộ nông dân đã có "sổ đỏ", thì quan hệ giữa chủ dự án và các hộ nông dân là quan hệ thỏa thuận, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đó được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của qúa trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi.
Kết luận
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã diễn ra với nhịp độ nhanh. Quá trình này đã có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển khu vực ngoại thành Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu "ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội" được thực hiện đã có một số kết quả như sau:
Đề tài đã bước đầu tổng kết một số vấn về lý luận cơ bản về đô thị hoá. Trên cơ sở đánh giá vai trò của đô thị và xu hướng phát triển của đô thị hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta. Từ tổng kết thực tiễn đô thị hoá ở Việt Nam trong những năm gần đây, đề tài nêu lên những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh trong quá trình đô thị hoá. Đó là sự mở rộng diện tích đất đô thị dẫn đến thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Đô thị hoá làm cho tình trạng lao động, việc làm ở vùng nông thôn trở nên gay gắt hơn. Các vấn đề về môi trường văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý đô thị… cũng trở nên phức tạp hơn. Đây cũng là những vấn đề cần được giải quyết một cách đồng bộ theo một kế hoạch thống nhất gắn liền với việc phát triển đô thị theo chiều rộng.
Mặt khác trên cơ sở khái quát quá trình đô thị hoá ở thủ đô Hà Nội, đề tài đã phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hoá nhưng đồng thời cũng chỉ ra nhiều vấn cần giải quyết. Cần tập trung giải quyết các vấn đề như: lao động, việc làm của bộ phận nông dân bị mất đất nông nghiệp; Sự cần thiết phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hoá… Hơn nữa đề tài đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô thị hoá đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
Đô thị hoá là xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô. Để xây dựng đô thị Hà Nội "Xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế", cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, một trong những vấn đề cấp bách là thúc đẩy đô thị hoá phải gắn liền với hạn chế tác động tiêu cực phát sinh trong quá trình đô thị hoá đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS. Nguyễn Văn áng và sự nỗ lực của bản thân, luận văn của em đã được hoàn thành. Tuy nhiên do sự tiếp thu còn hạn hẹp nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý thêm của các thầy, cô giáo và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn áng và các thầy cô giáo trong khoa KTNN & PTNT - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Danh mục tàI liệu tham khảo
1. Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Đông Anh năm 2010. XB - 2001
2. Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Gia Lâm năm 2010. XB - 2001
3. Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Sóc Sơn năm 2010. XB - 2001
4. ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp, nông thôn huyện Thanh Trì - Hà Nội . Dự án Viện nghiên cứu kinh tế - Năm 2000
5. ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp, nông thôn huyện Từ Liêm - Hà Nội. Dự án Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển - Đại học kinh tế quốc dân - Năm 2000
6. Niên giám thống kê Hà Nội 2000.
7. Tạp chí cộng sản số 10 / 4 năm 2002.
8. Định hướng sử dụng đất đai Hà Nội đến 2010.
9. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2010.
10. Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37314.doc