Luận văn Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là một trong những yếu tố cần thiết hàng đầu đến đời sống của con người nói riêng và đến mọi sự sống trên trái đất nói chung. Nước là một yếu tố không thể thay thế của sự sốngNước là tài sản quý b áu của c ác hộ gia đình làm kinh tế nông nghiệp và cải thiện việc sử dụng nguồn nước là một phương ph áp quan trọng làm đa d1ng ho á phương kế và làm giảm yếu tố yếu thế của c ác hộ nông dân nghèo. Một phương ph áp sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước cho việc sản xuất lương thực bằng việc tiết kiệm nguồn nước quý gi á để đ áp ứng nhu cầu cho c ác phương s ách kh ác. T ăng n ăng suất của nguồn nước ở vùng lưu vực thượng nguồn được xem như là một sự can thiệp cốt yếu sẽ nâng cao công t ác quản lý đất đai một c ách tổng quan Nước ngọt là nguồn tài nguyên quý hiếm của thế giới, lượng nước ngọt trên mặt bao gồm các ao, hồ, sông, suối và nước ngầm tầng nông chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng nước; toàn thế giới hiện có khoảng 430 triệu người thiếu nước dùng. Việt Nam cũng không ít vùng thiếu nước ngọt và cũng không ít vùng có nước nhưng bị ô nhiễm, khoảng hai phần ba số dân thiếu nước và chưa được dùng nước sạch. Trên các vùng, nguồn nước ngọt có được nhờ vào nước mưa hằng năm, lượng nước đó phục vụ đời sống dân cư và các lĩnh vực sản xuất. Với đặc điểm lượng mưa hằng năm từng vùng khác nhau, nơi cao tới hơn 2.000 (mm) ly, nơi thấp chỉ 600 - 700 ly; nhưng lượng mưa đó không phân đều trong năm mà tập trung vào một số tháng trong năm, trong tháng cũng chỉ tập trung vào một số ngày. Có những trận mưa hàng trăm ly trong ngày gây nên lũ lụt và nạn xói mòn đất nghiêm trọng; đồng thời tình trạng mưa phân bố không đều trong năm cũng gây nên những đợt hạn hán khắc nghiệt kéo dài. Vụ hạn từ cuối năm 2004 đến 2005 kéo dài tới mười tháng ở các tỉnh cực nam Trung Bộ và Tây Nguyên không những đã gây nên thiệt hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của cư dân trong vùng. Với những đặc điểm thiên nhiên và thiên tai kể trên, đòi hỏi chúng ta muốn có nền sản xuất, nhất là nông nghiệp, bền vững và ổn định cuộc sống của nhân dân, phải xây dựng một chiến lược sử dụng nước có cơ sở khoa học kết hợp kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trên thế giới và trong nước để sử dụng nguồn nước tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. Các nước trên thế giới và nước ta nhiều năm cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực chống xói mòn. Nhưng trong những năm của thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20, do khai thác thiên nhiên, phát triển kinh tế thiếu khoa học, lãng phí tài nguyên, làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, nạn lụt lội, hạn hán xảy ra hằng năm ngày càng trầm trọng, nạn thiếu nước ngọt cho cuộc sống và sản xuất đang trở thành nguy cơ số một của thế giới. Các nước cần tính đến chiến lược nhằm từng bước giải quyết một cách cơ bản vấn đề bức xúc này. Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, ánh sáng, độ ẩm, đất, nước. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất. Tiếp cận nguồn nước, nói cách khác nguồn nước thuận lợi hay không ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất nông nghiệp, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Nguồn nước cũng tác động đến phương án sản xuất kinh doanh, do đó cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Xã Tân Lập là một xã miền núi của huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn, phần lớn diện tích của xã có khó khăn về nguồn nước do hệ thống thuỷ lợi và khả năng dự trữ kém. Do vậy, thu nhập của hộ cũng bị hạn chế. Để có được những chính sách, giải pháp phát triển hệ thống thuỷ lợi nhằm phục vụ cho người dân, đề tài phải nghiên cứu rõ những ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ, mà chủ yếu là từ nông nghiệp.Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân 2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Hệ thống hoá được những lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp và vai trò của nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân miền núi 2) Đánh giá được tác động của nguồn nước tới sản xuất nông nghiệp và thu nhập của hộ 3) Đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao khả nằng tiếp cận nguồn nước cho các hộ gia đình nông dân 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng tiếp cận các nguồn nước và thu nhập của hộ nông dân 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài được tổ chức nghiên cứu tại xã Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn 3.2.2. Phạm vi thời gian Đề tài nghiên cứu những số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2005 - 2007 Số liệu sơ cấp năm 2007 3.2.3. Phạm vi nội dung Nước có vai trò quan trọng đối với mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, nội dung đề tài chỉ giới hạn trong ảnh hưởng của nguồn nước sản xuất nông nghiệp tơi các phương án sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ. 4. Đóng góp mới của luận văn Đây là một đề tài mới, một hướng nghiên cứu mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý để phát triển bền vững. Đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra được những ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn nước đến khả năng tăng thu nhập cho hộ nông dân. Đề tài sử dụng hàm Cobb - Douglas để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nguồn nước đến tăng thu nhập của người dân. Đề tài chỉ ra được những giải pháp cơ bản nhằm tăng khả năng tiếp cận và hiệu quả sử dụng nguồn nước cho hộ nông dân miền núi xã Tân Lập - huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn. 5. Bố cục của luận văn Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, có 3 chương gồm: Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng vấn đề nghiên cứu tại xã Tân lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn Chương III: Một số giải pháp tăng khả năng tiếp cận nguồn nước và tăng thu nhập cho hộ nông dân tại xã Tân lập, huyện Chợ Đồn

pdf108 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g có ít nhất 1 biến Xi ảnh hưởng đến năng suất lúa bình quân của hộ. R 2 = 0,6166 có nghĩa sự biến động của các biến độc lập trong mô hình đã tạo ra 61.66% sự biến động của năng suất lúa. R2 = 0,6166 là chỉ tiêu chấp nhận được trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với những địa phương miền núi đa dạng về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội. Qua kết quả bài toán cũng cho thấy dấu (+, -) của các biến trong mô hình đều phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. * Phân tích kết quả hồi quy - Với độ tin cậy đạt 99.99% cho thấy khi hộ tăng lượng giống đầu tư cho một sào lên 1% thì năng suất lúa của hộ sẽ tăng lên 0.25%. Giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất lúa, nhiều khi các hộ gia đình đầu tư lượng giống thấp, trong quá trình phát triển câu lúa bị hao hụt, dẫn đến năng suất thấp. Hộ tăng lượng giống lên sẽ đảm bảo mật độ cây lúa dẫn đến năng suất và sản lượng tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng lượng lúa giống sẽ chịu sự giới hạn của đặc tính kỹ thuật. Do đó, các hộ dân ở Chợ Đồn nên tăng thêm lượng giống lúa nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của từng giống. - Với độ tin cậy 99.99% cho thấy khi hộ tăng lượng đầu tư phân đạm thêm 1kg/sào thì năng suất lúa sẽ tăng thêm 0.05%. - Với độ tin cậy đạt trên 90%, khi lượng phân lân đầu tư thêm 1kg/ sào thì năng suất lúa sẽ tăng thêm 0.02%. - Với độ tin cậy đạt trên 95% khi đầu tư thêm 1 kg kali/sào thì năng suất lúa sẽ tăng thêm 0.01%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 Kết quả này cho thấy các hộ gia đình tại huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn chưa quan tâm nhiều đến đầu tư phân bón trong quá trình sản xuất lúa. Các hộ hoàn toàn có thể tăng năng xuất lúa bằng cách tăng thêm lượng phân bón hữu cơ cho lúa. Tuy nhiên, việc tăng phân bón cho lúa không phải là vô hạn, nếu cứ tăng nhiều sẽ gây ra hậu quả không tốt cho cây lúa. Do đó, các hộ nên tăng thêm lượng phân bón để tăng năng suất nhưng phải đảm bảo được theo yêu cầu kỹ thuật của sản xuất lúa. - Với độ tin cậy đạt 99.99% cho thấy biến giả D (D = 1 hộ được sử dụng hệ thống thuỷ lợi; D = 0 hộ không được sử dụng hệ thống thuỷ lợi) có sự tác động tới năng suất lúa. Cụ thể, hộ được sử dụng hệ thống thuỷ lợi sẽ có năng suất lúa cao hơn so với hộ không sử dụng hệ thống thuỷ lợi là 0.21%. Lúa là cây trồng chịu sự tác động nhiều của nguồn nước, do đó, những diện tích nào chủ động nguồn nước tốt hơn sẽ cho năng suất và sản lượng cao hơn. Kết quả này càng khảng định sự quan trọng của việc sử dụng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. 2.3.4. Kết luận về tình hình thu nhập và ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ Xã có nguồn tài nguyên nước dồi dào, với lượng mưa trung bình năm 108,32%, độ ẩm trung bình là 82,58%, người dân xã Tân Lập cần phải có các biện pháp khắc phục, và tiếp cận tốt hơn nguồn tài nguyên nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho gia đình. Cần có các giải pháp cho từng vùng trong khả năng tiếp cận nguồn nước. Việc giữ nước, sử dụng nước hợp lý trong sinh hoạt cũng như trong việc tưới tiêu Bên canh những thuận lợi, xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn là một xã nghèo, vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại vô cùng khó khăn, cộng với tình hình dân trí thấp, do đặc điểm địa lý xa xôi và cơ sở hạ tầng yếu kém, truờng học còn thiếu thốn, chỉ có 01 trường tiểu học, trong đó có hai phân hiệu nằm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 tại một thôn khó khăn của xã, và chưa có điện lưới quốc gia. Thôn không có chợ để giao dịch thương mại, thu nhập của người dân trong xã chủ yếu là nông nghiệp, chủ yếu tự cung tự cấp. Là một xã nghèo với 198 hộ nghèo/280 hộ, chiếm tới 70,7%, dân cư chủ yếu sống và canh tác trên các sườn đát dốc. Diện tích đất tự nhiên chủ yếu là núi đá cao và đồi chiếm 80% diện tích đất tự nhiên của xã. Lượng mưa phân bố không đều.Với điều kiện khó khăn về mọi mặt như vậy, dẫn đến nền kinh tế của xã và thu nhập của người dân rất thấp. Phát huy những thế mạnh của từng vùng về khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên nước để phát triển kinh tế, những vùng có thế mạnh về nguồn nước phải có biện pháp chống xói mòn đất, mở rộng thu nhập từ chăn nuôi. Do đặc điểm vùng thấp và dân cư mới di dân đến vùng trung tâm, chưa mở rộng quy mô và chưa chú trọng đến chăn nuôi, nhóm hộ tiếp cận nguồn nước thuận lợi nhất cần khắc phục những khó khăn tác động đến chăn nuôi để tăng thu nhập từ chăn nuôi cho nhóm hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Chƣơng III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN NƢỚC VÀ TĂNG THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN Xà TÂN LẬP, HUYỆN CHỢ ĐỒN 3.1. Các giải pháp chung sử dụng nguồn nƣớc Các chính sách vĩ mô của Nhà nước về phát triển hệ thống nước và làm tăng khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn nước của người dân nông thôn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng vào năm 2010, do tình trạng khô hạn ngày càng trầm trọng trong khi nhu cầu sử dụng nước lại tăng nhanh. Các chuyên gia về thủy văn và tài nguyên nước cho biết ở phía nam, sông Thị Vải và Đồng Nai đang dần trở thành những con sông chết trong khi tại phía nam sông Hồng cạn kiệt một cách nguy hiểm vào vụ đông xuân, đe dọa đời sống của cư dân ven sông. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khô hạn là do năm nay Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng El-nino. Lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, mùa mưa kết thúc sớm, mực nước sông Hồng tại Hà Nội xuống mức thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Do đó, theo các chuyên gia sắp tới tình trạng suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trên diện rộng. Trong khi đó, nhu cầu về nước sẽ tăng khoảng 97%. 3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp Để khắc phục tình hình hạn hán xảy ra thường xuyên và trên diện rộng trong những năm gần đây, ngoài việc đầu tư xây dựng công trình mới với chi phí rất tốn kém, cần tập trung sửa chữa, nâng cấp công trình hiện có để nâng cao năng lực, đi đôi với việc đổi mới công tác quản lý, tuyền truyền, hướng dẫn, áp dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Trong những năm gần đây, do sự biến động của thời tiết, khí hậu, tình trạng hạn hán đã xảy ra thường xuyên và khá nghiêm trọng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền Núi và Tây Nguyên, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm nguồn nước, đầu tư, xây dựng công trình để quản lý, khai thác nguồn nước, còn việc sử dụng nước như thế nào cho hiệu quả chưa được coi trọng. Trong thực tế, do tập quán canh tác, sự hiểu biết còn hạn chế về kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật tưới, tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng thời đoạn sinh trưởng đã dẫn đến việc sử dụng nước rất lãng phí. Vì vậy, đã đến lúc cần phải đặt vấn đề sử dụng nước làm sao cho hiệu quả, đặc biệt sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, thay cho quan niệm trước đây cho rằng nước là của trời cho, là nguồn tài nguyên vô hạn. Để thực hiện được vấn đề này, từ cơ quan Trung ương đến các địa phương, từ cơ quan quản lý đến các đơn vị cung cấp nước cần thông qua việc tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật, công nghệ tưới tiết kiệm nước để bà con nông dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Vậy, tại sao phải nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tưới tiết kiệm nước, phải chăng từ trước đến nay chúng ta sử dụng nước một cách lãng phí. Trong bài viết này, tôi xin được đi sâu đề cập về công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, sử dụng nước trong nông nghiệp. 3.1.2. Tình hình thuỷ lợi và một số giải pháp thuỷ lợi cho các tỉnh miền núi phía Bắc Các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn trong vùng nói riêng là khu vực có nhiều tiềm năng, đồng thời có vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng. Việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quan trọng này luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó chúng ta có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 thể thấy qua nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, đặc biệt cuối tháng 9 vừa qua Chính phủ đã triệu tập một hội nghị chuyên đề để bàn về phát triển kinh tế - xã hội của 6 tỉnh này. Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, tác giả đưa ra một số giải pháp về khoa học và công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực thủy lợi - một bộ phận của kết cấu hạ tầng, vấn đề quan trọng đang được các địa phương này quan tâm. Công tác thuỷ lợi nói chung, công tác khoa học và công nghệ (KH&CN) thuỷ lợi nói riêng có vai trò quan trọng góp phần thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) các tỉnh miền núi. Theo số liệu thống kê của Viện khoa học thuỷ lợi (KHTL), không kể những công trình lớn như Thác Bà, Hoà Bình, đến nay tại khu vực miền núi phía Bắc, Nhà nước và nhân dân địa phương đã xây dựng được 893 hồ chứa nước loại vừa và nhỏ; 1 200 đập dâng; hàng trăm công trình thuỷ luân, thuỷ điện nhỏ, trạm bơm; hàng vạn trạm thuỷ điện cực nhỏ có công suất 0,3-0,6 kw; hàng vạn công trình trung, tiểu thuỷ nông gồm kênh dẫn, mương phai; hàng chục vạn bể chứa, giếng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; hàng trăm kilômét đường ống dẫn nước kiên cố; đã phục vụ tưới chắc cho 100 000 ha lúa chiêm, 210 000 ha lúa mùa, cung cấp 20 000 kW điện, giải quyết nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hơn 30 vạn dân ở các vùng khan hiếm nước, vùng núi đá, vùng biên giới và các vùng dân cư, kinh tế tập trung. Tuy nhiên, các công trình thuỷ lợi ở đây còn bộc lộ nhiều nhược điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các tỉnh trong tình hình mới. Các công trình tạm, bán kiên cố còn chiếm tỷ lệ cao; các công trình do Nhà nước đầu tư, thường mới chỉ kiên cố công trình đầu mối, còn kênh mương do dân tự làm, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, nên hiệu suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 còn rất thấp. Ví dụ: Trong tổng số 4 524 phai đập thì mới kiên cố được 1 200 đầu mối, chiếm 26,5% (chưa kể các công trình kiên cố còn bị xuống cấp nghiêm trọng); các công trình thuỷ luân, thuỷ điện nhỏ đã được xây dựng đến nay chỉ còn dưới 50% số trạm hoạt động. Để góp phần phát triển KT-XH các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là 6 tỉnh thuộc diện đặc biệt khó khăn (Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Cạn), theo chúng tôi việc phát triển thuỷ lợi ở đây phải gắn với việc xây dựng hồ chứa nước, kết hợp thuỷ điện nhỏ để cung cấp nước, điện cho đời sống và sản xuất ở vùng thiếu nước, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể là: Nâng cấp, tu bổ và kiên cố hoá công trình và cụm công trình đầu mối, hoàn chỉnh các hệ thống kênh mương để phát huy hiệu suất các công trình hiện có. Xây dựng một số công trình mới tại các khu vực sản xuất lương thực tập trung và có tiềm năng, kết hợp với việc cấp nước cho các cụm dân cư, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp. Tăng cường trồng rừng kết hợp với làm hồ chứa nước nhỏ, ruộng bậc thang nhằm bảo vệ tầng phủ, giảm lũ, giữ ẩm và tăng nguồn sinh thuỷ. Nghiên cứu xây dựng kè bảo vệ các đoạn sông suối, đặc biệt là sông biên giới, kiểm soát nguồn nước và chất lượng nước vào lãnh thổ Việt Nam, phòng chống lũ quét, lũ ống miền núi. Nhà nước đầu tư vốn ngân sách cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối, địa phương huy động nhân dân đóng góp công lao động để xây dựng, tu bổ các hệ thống kênh mương. Xây dựng hệ thống thuỷ điện nhỏ cung cấp điện sinh hoạt cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, nơi không có điện lưới quốc gia. Cải tạo nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tự chảy: Đập dâng, hồ chứa, kênh mương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 Đối với công trình đập dâng (bao gồm đập tạm, bán kiên cố, kiên cố): Phai đập tạm như phai gối, phai chân ếch, phai cũi, do nhân dân tự làm là chủ yếu. Loại này xây dựng đơn giản nhưng phải sửa chữa, làm lại hàng năm, hơn nữa các loại vật liệu để xây dựng tại chỗ hiếm, đặc biệt là gỗ không được phép khai thác tự do, vì thế không nên phát triển . Đối với vùng núi nên cố gắng đầu tư xây dựng các loại phai đập bán kiên cố như phai rọ đá, phai đá xếp (phai rọ đá hiện nay được dùng khá phổ biến vì công nghệ và vật liệu làm rọ đá không khó khăn như thập niên 60-70, thép làm rọ có thể được mạ lớp chống rỉ, hoặc bọc nhựa, bọc composite) và các loại phai đập kiên cố như đập đá xây hoặc bê tông; đập có lõi đất đá, được bọc đá xây hoặc bê tông; đập đá đổ cải tiến; phai đập tự động nâng lên, hạ xuống theo mùa vụ. Hồ chứa nước: Chú ý sửa chữa, nâng cấp cải tạo hệ thống đóng mở điều tiết hồ, chống thẩm lậu. Hầu hết hồ chứa ở miền núi là loại nhỏ, có dung tích trên dưới 1 triệu mét khối, chiều cao đập xấp xỉ 10 m, diện tích tưới vài chục hecta nên lưu lượng qua cống nhỏ, tiết diện cống bé, do đó vấn đề kín nước cửa van và thao tác đóng mở cửa cống là rất quan trọng, cần được lưu ý. Hệ thống kênh mương, cầu máng: Hầu hết các hệ thống kênh mương miền núi đều không hoàn chỉnh, hay bị sạt lở. Vì vậy cần đẩy mạnh việc kiên cố hóa. Ngoài ra có thể áp dụng công nghệ tưới cây vùng đồi bằng vòi phun, nhỏ giọt áp lực thấp đã được một số cơ quan trong nước nghiên cứu, chế tạo và áp dụng ở miền núi như các loại vòi phun bằng nhựa, bằng đồng... * Phát triển thuỷ luân, thuỷ điện nhỏ, trạm bơm Việc cấp điện cũng như cấp nước sinh hoạt ở miền núi cần được giải quyết theo hướng triệt để kết hợp với công trình thuỷ lợi để lắp đặt thiết bị. Thấy trước được vấn đề khó khăn về thiết bị, nhiều năm qua Viện KHTL đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 chủ động nghiên cứu chế tạo trong nước nhiều loại thiết bị thủy luân, thuỷ điện nhỏ có kết hợp chạy các máy xay xát nông sản. Đến nay chúng ta có lực lượng để giải quyết đủ yêu cầu về thiết bị thuỷ luân, thuỷ điện nhỏ và hiện đang tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng thiết bị (như hiệu suất, độ bền) và giảm giá thành sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các dạng thiết bị này của các địa phương miền núi. Do đặc điểm của sông suối miền núi là có mức dao động mực nước lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt nên thiết bị bơm nước phải đáp ứng được yêu cầu đó. Giải pháp bơm sử dụng năng lượng truyền thống, do chi phí vận hành cao nên chỉ được sử dụng cho vùng có cột nước bơm thấp hoặc cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giải pháp sử dụng năng lượng nước như dốc nước, thác nước, đập dâng để xây dựng, lắp đặt các loại bơm như bơm va, bơm thuỷ luân là phù hợp, vì công nghệ này chưa được sử dụng rộng rãi nên còn nhiều địa điểm có thể tận dụng được. Ngoài những công trình xây dựng mới, thì ngay trong hệ thống thuỷ lợi đã có cũng có thể lợi dụng các bậc nước ở sau đập, ở trên kênh để lắp đặt chúng, góp phần nâng cao hiệu quả tưới và cấp nước sinh hoạt của công trình. Công nghệ này có thể đưa nước lên cao (10-100m) tạo nguồn nước để cấp nước cho vùng đất dốc, cho cây ăn quả, cây công nghiệp, cho nuôi cá, có thể dẫn nước đi xa để cấp nước sinh hoạt. Quy mô công trình vừa và nhỏ, phù hợp với quy mô hộ gia đình ở miền núi, chi phí thấp (dưới 1 triệu đồng cho 1 trạm), người dân có thể tự đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành, góp phần xã hội hoá công tác thủy lợi . Hiện nay, Viện KHTL đã nghiên cứu chế tạo được 15 loại bơm thuỷ luân, hợp tác nghiên cứu 4 loại bơm va, có thể đáp ứng rộng rãi nhu cầu phát triển thuỷ lợi miền núi. Từ năm 1998 đến 2001 Viện đã đưa kết quả nghiên cứu này vào sản xuất, góp phần xây mới và cải tạo trên 50 trạm bơm, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như Trạm bơm thuỷ luân Tà Xa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 (Sơn La), Hệ thống thuỷ lợi Văn Quán (Lạng Sơn) và một số điểm trình diễn ở Tuyên Quang, được địa phương đánh giá cao. Đối với vùng sâu, vùng xa điện lưới quốc gia khó vươn tới được, vì vậy việc tận dụng nguồn thủy năng sẵn có làm thuỷ điện nhỏ là một hướng quan trọng để nâng cao đời sống dân cư ở các bản làng. Thiết bị thuỷ điện nhỏ trước đây phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài, một số thiết bị sản xuất trong nước có chất lượng chưa ổn định nên làm mất lòng tin của các cấp quản lý và người sử dụng. Trong 10 năm gần đây, Viện KHTL đã tập trung nghiên cứu, áp dụng các thành tựu mới về thuỷ điện nhỏ của thế giới và bước đầu đã chế tạo được những thiết bị chính cho thuỷ điện nhỏ với quy mô công suất 5- 200 kW, phục vụ cho quy mô thôn, bản đến quy mô xã miền núi. Đặc biệt trong 2 năm gần đây nhờ áp dụng một số tiến bộ KH&CN nên thiết bị thuỷ điện do Viện nghiên cứu đã đạt trình độ của khu vực. Riêng mảng thiết bị thuỷ điện cực nhỏ, do thiết bị của Trung Quốc giá quá thấp nên sản phẩm của ta chưa cạnh tranh được. Được sự hỗ trợ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Viện đang tập trung nghiên cứu loại thiết bị này nhằm sớm đưa ra các thiết bị chất lượng cao, giá thành thấp, phục vụ cho phát triển miền núi. Ngoài 2 nhóm công nghệ phục vụ cho thuỷ lợi và thuỷ điện nhỏ nêu trên, Viện đang đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả; sử dụng vật liệu mới (vải địa kỹ thuật) để xây dựng bể chứa nước cỡ lớn phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng cao núi đá; sử dụng vật liệu mới kết hợp vật liệu địa phương để xây dựng hồ chứa nước với chi phí thấp; một số loại bơm phù hợp với địa hình miền núi... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Để phát triển thuỷ lợi ở các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, ngoài các giải pháp về công nghệ, chúng tôi cho rằng còn một số vấn đề khác mà các cơ quan hữu quan và Nhà nước cần quan tâm giải quyết: Đẩy mạnh phổ biến những tiến bộ KH & CN bằng cách xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức các lớp tập huấn và mạng lưới cán bộ chuyển giao kỹ thuật (như mô hình khuyến nông). Với các trạm quy mô hộ gia đình, Nhà nước cần hỗ trợ vật tư (xi măng, sắt thép), thiết bị. Các trạm có quy mô lớn hơn cần được hỗ trợ đầu tư như đầu tư các dự án thuỷ lợi hiện nay, nhưng cần cải tiến phương thức quản lý đầu tư. Cần hỗ trợ các cơ quan nghiên cứu - triển khai để sớm đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất ở miền núi. 3.2. Giải pháp của Nhà nƣớc Để đối phó với tình trạng khan hiếm nước, Việt Nam cần giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước, ứng xử hợp lý với tài nguyên nước, nhất là sử dụng nước tiết kiệm và đa mục đích, xây dựng cơ chế bảo đảm điều hòa, phân bổ hợp lý tài nguyên nước, bảo vệ dòng sông và môi trường. Ngoài việc đầu tư, nâng cấp sửa chữa các công trình thuỷ lợi, việc hoàn thiện một số giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức, quản lý công trình, sử dụng nước như sau: 1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý khai thác công trình thuỷ lợi theo hướng các công trình phải có chủ “quản lý” thực sự, quản lý kém người chủ phải chịu trách nhiệm về pháp luật và kinh tế. Thực hiện giao đặt hàng với những hệ thống công trình lớn, kết hợp với đấu thầu “quản lý” có điều kiện (về kỹ thuật và tài chính) từng phần việc, từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ hệ thống công trình vừa và nhỏ, tiến tới tư nhân hoá, đa dạng hoá công tác quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 2. Xây dựng các mô hình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thiết bị tưới tiết kiệm nước phù hợp với từng loại cây trồng, từng vùng khí hậu và từng loại đất: Tưới nhỏ giọt: Là hình thức đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến vùng gốc cây trồng một cách liên tục dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị đặc trưng là các vòi tạo giọt. Áp dụng cho vùng đất có địa hình phức tạp, khan hiếm nước, gió thổi mạnh, tưới cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi cấp nước thường xuyên ở mức nhỏ. Tưới phun mưa: Là hình thức tưới nước cho cây trồng dưới dạng hạt mưa. Áp dụng cho vùng đất có độ thấm ít, cho các loại cây trồng mềm yếu có giá trị kinh tế cao. Tưới ngầm: Là hình thức đưa nước trực tiếp vào bộ rễ cây trồng. Áp dụng cho các vùng đất có khả năng mao dẫn tốt, đất thịt, thịt pha cát, kết cấu đất vào loại trung bình, có khí hậu khô hạn, thường xuyên có gió lớn 3. Tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật thuỷ lợi, nông nghiệp đến tận bà con nông dân, đặc biệt là kỹ thuật tưới tiêu phù hợp với yêu cầu nước theo từng thời đoạn sinh trưởng của cây trồng, đặc biết đối với tưới lúa, để người nông dân hiểu và biết cách sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước Một là, đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển mạnh mẽ thị trường nước sạch và vệ sinh nông thôn. Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch &VSMTNT, huy động sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, các thành phần kinh tế nhất là khu vực nhân dân đầu tư phát triển cấp nước sạch &VSMTNT. Nhà nước khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế thông qua các cơ chế chính sách đảm bảo nguyên tắc các thành phần kinh tế được coi trọng và đối xử bình đẳng. Hai là, công tác thông tin- giáo dục- truyền thông phải được tăng cường và tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền, khuyến khích người dân đầu tư, tham gia bảo vệ và sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh. Ba là, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, rà soát, đánh giá, bổ sung, cập nhật quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về cấp nước và VSMTNT làm cơ sở xây dựng kế họach phát triển 5 năm và hàng năm. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch theo phương pháp kế hoạch hoá. Việc xây dựng kế hoạch của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phải căn cứ vào nhu cầu của người dân và được tiến hành theo lịch trình 5 năm và hàng năm phải xuất phát từ cơ sở để đảm bảo tính khả thi cao. Tăng cường việc phân cấp quản lý để đảm bảo các tỉnh chủ động trong vịêc lập kế hoạch, triển khai và quản lý các công trình cấp nước sạch &VSMTNT, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hịên có hiệu quả. Bốn là, chủ trọng phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lựơng nứơc phù hợp với điều kịên tự nhiên- kinh tế- xã hội của từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững. Ưu tiên tìm kiếm và tận dụng các nguồn nước ổn định với các vùng đặc biệt khó khăn ( vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt, vùng núi cao, hải đảo…); cấp nước tập trung cho nhũng vùng dân cư đông và tập trung; nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước hịên có. Năm là, quản lý chặt chẽ đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình cấp nước. Việc đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy họach, kế hoạch, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng; đảm bảo công trình được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng giá trị và bền vững. Vịêc xác định dự án, công trình xuất phát từ nhu cầu của người dân, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, người dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 được tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, lựa chọn công nghệ và giám sát thực hiện xây dựng công trình. Phương thức quản lý và chủ sở hữu công trình sau xây dựng phải đựơc xác định ngay từ khi lập dự án, đặc biệt cơ chế tài chính được thiết lập phù hợp với quy mô công trình và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đảm bảo phát triển bền vững. Khuyến khích việc phân cấp quản lý đầu tư bằng ngân sách Nhà nước cho tổ chức trực tiếp khai thác công trình. Giá nước phải được tính toán đúng, tính đủ các chi phí sản xuất, đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ khai thác, các nhà đầu tư tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Trường hợp giá nước tiêu thụ thấp hơn giá thành, phải xác định nguồn kinh phí hỗ trợ. Người sử dụng nước có trách nhịêm và nghĩa vụ trả tiền nứơc theo số lựơng sử dụng thực tế và giá nước quy định. Sáu là, đa dạng hoá nguồn kinh phí, trong đó xã hội hoá nguồn lực tài chính làm trong tâm bằng cách vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào nứơc sạch &VSMTNT. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, mở rộng thị trường nước sạch và VSMTNT thông qua vốn vay ưu đãi của nhà nước và quốc tế cho các vùng kinh tế phát triển và các vùng đồng bằng, giảm dần vốn ngân sách cho các vùng này để tập trung ưu tiên cho các vùng miền núi, vùng khó khăn và các vùng thường xuyên bị thiên tai. Với các giải pháp xây dựng mới công trình thuỷ lợi là rất tốn kém, trong khi đó rất nhiều công trình đã có lại chưa phát huy hết năng lực. Giải pháp về sửa chữa nâng cấp công trình hiện có, đi đôi với việc đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả công trình, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm thông qua việc xây dựng mô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 hình điểm để nhân rộng sẽ đòi hỏi chi phí không cao nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Đây là hướng đi đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện. 3.3. Giải pháp sử dụng nguồn nƣớc cho xã Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn 3.3.1. Giải pháp của UBND xã Tân Lập 3.3.1.1. Giải pháp cho khu khực tiếp cận tốt nguồn nước Phát triển và bảo vệ tốt các công trình thuỷ lợi, cần tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở, bởi các điều kịên về nguồn lực, kỹ thuật về cấp nước công tác vận hành- bảo dưỡng các công trình nước sạch và vệ sinh diễn ra thường xuyên và lâu dài trong phạm vi quản lý của người dân và chính quyền địa phương. Các họat động cấp nước và VSMTNT chỉ có thể thành công và bền vững nếu có sự liên kết chặt chẽ với chính quyền cơ sở và sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan. Những năm qua, vấn đề xói mòn, suy thoái đất tại vùng trung tâm xã, nơi có điều liện thuận lợi nhất trong việc tiếp cận nguồn nước, do tác động của điều kiện tự nhiên và nạn phá rừng, cũng như các hoạt động canh tác nông nghiệp không phù hợp trên đất dốc diễn ra với tốc độ nhanh, trong khi vùng đồng bằng thích hợp cho cây hoa màu lương thực ngắn ngày trên thực tế đã được khai thác tới hạn. Do vậy, việc phát triển nông lâm nghiệp trong những năm tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào vấn đề quản lý sử dụng hiệu quả và lâu bền quỹ đất đồi núi vốn đang rất đa dạng, giàu tiềm năng, nhưng vấn đề mấu chốt tiếp cận và sử dụng nguồn nước để phát triển nông nghiệp là giải quyết nước tưới cho cây trồng và hạn chế chống xói mòn đất. Là vùng có thuận lợi về tiếp cận nguồn nước, nhưng còn gặp nhiều khó khăn do phải hứng chịu những thiên tai từ thiên nhiên, cần xây các bể chứa nước nhỏ. Dòng suối chảy qua trung tâm xã cần có các guồng quay dẫn nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 từ suối thấp lên các kênh mương hoặch ống dẫn nước để đến được với diện tích cần tưới nước, đầu tư máy móc phục vụ tưới tiêu. Xây dựng kè chống xói dọc bờ sông, chống hiện tượng xói mòn, làm mất diện tích đất canh tác. Hiện tại các vùng đồi núi nước ta nói chung và vùng khó khăn nhất về tiếp cận nguồn nước của xã Tân Lập, hầu hết hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ, mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp. Những khu vực đất dốc giàu tiềm năng trồng cây ăn quả thường nằm ngoài phạm vi phục vụ của các hệ thống thuỷ lợi. Phát triển hệ thống tưới cho các khu vực này thường không khả thi, hoặc nếu có thể thì chi phí đầu tư xây dựng cũng như vận hành và quản lý sẽ rất lớn và không mang lại lợi nhuận. Do vậy, giải pháp có chi phí thấp - giải pháp thu trữ nước có nhiều ưu điểm, thích hợp với vùng đất này là một giải pháp tốt. Thu trữ nước là giải pháp tạo nguồn nước tưới hiệu quả cho những vùng có điều kiện tiếp cận nguồn nước khó khăn nhất, không thể xây dựng được công trình thuỷ lợi, đặc biệt thích hợp với những vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp trên các vùng đất dốc. Việc ứng dụng giải pháp này vừa giải quyết được nguồn nước vào mùa khô vừa có tác dụng hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và các chất dinh dưỡng. Hệ thống thu trữ nước có kết cấu đơn giản, rất dễ áp dụng và nhân rộng. Trong các hạng mục của hệ thống thu trữ nước, bể chứa chiếm tỷ lệ kinh phí lớn nhất. Do đó, chính quyền UBND xã Tân lập cần đưa một số loại vật liệu như gạch xây, xi măng đất, bê tông vỏ mỏng vào thử nghiệm, bởi bể chứa bằng bê tông vỏ mỏng có giá thành thấp nhất. Hình thức bể này đang được kiến nghị đưa vào ứng dụng đại trà cho vùng trung du và miền núi phía Bắc. Khu vực không thuận lợi và rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước, chính quyền địa phương cần có những giải pháp chung và đồng bộ, vì đều có những khó khăn giống nhau như, xa nguồn nước, chưa được sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 hệ thông kênh mương thuỷ lợi, cùng nằm ở địa hình cao và dốc, không có các công trình chứa nước như ao, hồ và bể chứa nước, vì vậy cần đầu từ xây dựng các hồ chứa nước tự nhiên phù hợp để tránh lẵng phí. Cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của chính quyền địa phương trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, định hướng phát triển kinh tế phù hợp với vùng. Sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, phân bố cây trồng phù hợp, ví dụ trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao… Một số giải pháp về giữ nước và sử dụng nước Một là, phải tính đến những giải pháp giữ nước, giữ tại chỗ, giữ từng chặng, triệt để hạn chế lượng nước mưa chảy ra biển. Ðịa hình phần lớn của huyện Chợ Đồn và xã Tân Lập là đều có độ dốc đổ ra Biển Ðông, nếu không có những giải pháp giữ nước thì sau mỗi trận mưa tạo dòng chảy trên mặt đất chiếm tới 90% lượng nước mưa, làm xói mòn đất mùn và lượng nước mưa quý hiếm đó nhanh chóng theo sông chảy ra biển. Các giải pháp giữ nước tại chỗ và từng chặng bao gồm tích trữ nước mặt, tăng lượng nước ngầm. Tổng thể các giải pháp là một hệ thống hoàn chỉnh chia nhiều bước, thực hiện trong nhiều năm; nhỏ và dễ làm trước, to và khó làm sau, tùy theo khả năng huy động nhân lực, sự hỗ trợ của dân và Nhà nước. Trước mắt cần tổ chức một chương trình nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp được bố trí thành hệ thống kế hoạch, chia bước hằng năm, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sản xuất bền vững và ổn định đời sống nhân dân. Mỗi khi tạo được các công trình trữ nước lớn, nhỏ hay các đập tràn dâng mức nước, cần có kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn nước mới được tạo nên, lấy hiệu quả kinh tế của bản thân nó để tạo điều kiện thực hiện tiếp kế hoạch của giai đoạn sau. Hai là, sử dụng nước hợp lý, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cần hình thành một chương trình nghiên cứu khoa học để làm cơ sở phân phối nguồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 nước quý hiếm này cho các lĩnh vực sử dụng như: Sinh hoạt, tưới tiêu, phát triển cây trồng phù hợp với vùng. Ba là, chống ô nhiễm nguồn nước sạch và tái sinh nước đã sử dụng. Hiện tượng tại huyện Chợ Đồn hiện nay là sử dụng nước lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước, do huyện có một số công ty khai thác khoáng sản và khai thác quặng đồng thời nước thải không xử lý càng làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước sạch. Là tiếng chuông cảnh báo, chúng ta cần khẩn trương tiến hành các giải pháp khả thi để bảo vệ các nguồn nước ngọt quý. Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài là tăng cường tuyên truyền, nâng cao dân trí về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch, thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước sạch và tái sinh nước thải trong sinh hoạt cũng như trong các lĩnh vực sản xuất để quay vòng sử dụng. Ba giải pháp trên bao gồm một hệ thống các giải pháp mang tính tổng hợp, cần được tiến hành đồng bộ mới đạt được yêu cầu hỗ trợ lẫn nhau, chi phí thấp, hiệu quả cao. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tìm nguồn nước ngầm cho vùng núi cao, xây lu chứa và bể chứa nước để chứa nước mưa. Nhưng thực tế cho thấy, trong thời gian ngắn nếu không có mưa thì nước cũng bôc hơi hết. vì vậy giải pháp tìm nguồn nước ngầm là vô cùng quan trọng đối với vùng cao khó khăn về tiếp cận nguồn nước. Việc xây dựng các đường dẫn nước tự chảy từ các mỏ nước sẽ rất lợi, nếu các mỏ nước tồn tại lâu dài. Đa số diện tích ở vùng này là đất đồi núi dốc, vấn đề xói mòn, suy thoái đất canh tác do tác động của điều kiện tự nhiên va nạn phá rừng cũng như các hoạt động canh tác nông nghiệp không phù hợp trên đất dốc diễn ra với tốc độ nhanh. Vì vậy vấn đề hạn chế xói mòn và giải quyết nước tưới cho cây trồng là vấn đề mấu chốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 3.3.2. Giải pháp cho khu vực có điều kiện trung bình về nguồn nước Để tạo điều kịên cho người dân nông thôn tiếp cận đựơc với nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải ưu tiên cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh cho người nghèo, khu vực nghèo và giải quyết đồng bộ các yếu tố xây dựng, quản lý, công nghệ, nâng cao năng lực cộng đồng và thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức. Đồng thời thực hịên chủ trương tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực hiện công tác cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn một cách mạnh mẽ hơn, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc trao quyền cho cộng đồng và lấy cộng đồng làm trọng tâm. Tiếp tục đầu tư cho việc xây dựng các kênh mương còn dang dở, kiên cố hoá kênh mương, tránh tình trạng nước không đến được với những diện tích cần tưới tiêu, tránh tình trạng nước bị thấm do mương chưa được xây kiên cố hoá. Là khu vực có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, mặc dù chưa thật sự có điều kiện tốt nhất về tiếp cận nguồn nước, nhưng là một vùng có nguồn nước dồi dào và có điều kiện thuận lợi. Vùng đã được hưởng hệ thống kênh mương thuỷ lợi, nhưng do còn một số chỗ kênh mương còn thấp hơn mặt ruộng và diện tích cần tưới nước, vì vậy cần có một quy hoạch đồng bộ, tránh tình trạng diện tích cần tưới nước gần hệ thống thủy lợi, nhưng không thật sự thuận tiện khi tiếp cận với nguồn nước đó. 3.3.3. Giải pháp cho khu vực không thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn nước Những năm qua, vấn đề xói mòn, suy thoái đất tại vùng trung du miền núi do tác động của điều kiện tự nhiên và nạn phá rừng, cũng như các hoạt động canh tác nông nghiệp không phù hợp trên đất dốc diễn ra với tốc độ nhanh, trong khi vùng đồng bằng thích hợp cho cây hoa màu lương thực ngắn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 ngày trên thực tế đã được khai thác tới hạn. Do vậy, chính quyền địa phương cần chú trọng việc đầu tư hệ thống kênh mương thuỷ lợi, các đường ống dẫn nước, phát triển nông lâm nghiệp trong những thập kỷ tiếp theo phụ thuộc phần lớn vào vấn đề quản lý sử dụng hiệu quả và lâu bền quỹ đất đồi núi vốn đang rất đa dạng, giàu tiềm năng, nhưng vấn đề mấu chốt để phát triển nông nghiệp miền núi là giải quyết nước tưới cho cây trồng và hạn chế chống xói mòn đất. Với nguồn kinh phí của một xã nghèo, xây các bể chứa lớn là khó thực hiện, vì vậy, xây các bể chứa nhỏ bằng vật liệu xây dựng (xi măng, đá, cát, sỏi, sắt, thép) sẽ tiết kiệm được chi phi và tăng khả năng giữu nước cho vùng này. Xây dựng các trạm bơm nhỏ để bơm nước lên bể chứa theo các đường ống dẫn trong trường hợp mừa khô, lượng mưa ít. Xây dựng kiên cố hệ thống kênh mương, tránh tình trạng thấm nước. 3.3.4. Giải pháp của các nhóm hộ nông dân xã Tân Lập Kết hợp với chính quyền địa phương, góp sức cùng chính quyền đầu tư và xây dựng hệ thống kênh mương, xây dựng lắp đặt các đường ống dẫn nước nhỏ từ vùng thuận lợi lên vùng khó khăn, tưới phun đối với vùng triền đồi cao. Bên cạnh đó cần tăng cường bảo vệ, tu sửa hệ thống kênh mương, đuờng ống dẫn nước, kiểm tra và khơi thông hệ thống dẫn nước. Đối với vùng thuận lợi, còn một số vùng, các hộ nông dân ở cao hơn hệ thống kênh mương, dùng biện pháp tát nước bằng gầu lên mương, dùng ống dẫn nước vào diện tích cần tưới tiêu. Đối với các hộ khó khăn về nguồn nước, biện pháp giữ nước là vô cùng quan trọng, xây các bể chứa nước nhỏ hoặc chứa nước bằng các lu chứa nước sẽ với chi phí ít hơn. Mặt khác, tranh thủ sự đầu tư của của Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương để tiếp cận tốt hơn nữa nguồn nước, để tăng thu nhập của mình. Ngoài ra cũng cần có chiến lược và định hướng đúng đắn đối với việc canh tác và trồng loại cây thích hợp với vùng đất canh tác, để đạt được năng suất cao. Bên cạnh đó còn cần có giải pháp mang tính cộng đồng, trồng rừng để giữ nước đầu nguồn, tạo nguồn nước mạch và độ màu mỡ cho đất trồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy việc quan tâm của các cấp các ngành trong nước đã có nhiều sự quan tâm và đầu tư lớn trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước, phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nền kinh tế chúng ta phát triển cùng khu vực. Trong quá trình thực hiện Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng việc tiếp cận nguồn nước tác động đến thu nhập của người nông dân xã Tân Lập, từ số liệu điều tra thực tế, Luận văn rút ra một số kết luận sau: 1. Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và sự vươn lên khắc phục những khó khăn của người dân, việc nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước đã và đang dần được cải thiện, với nhiều điều đã đạt đươc trong phát triển nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, bên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần tháo gỡ, chính vì vậy vẫn cần có những nghiên cứu chi tiết hơn, cụ thể hơn nữa về vấn đề nâng cao khả năng được tiếp cận với nguồn nước, và đề ra những giả pháp mang tính tổng thể hơn. 2. Tân Lập là một xã miền núi vùng sâu, vùng xa của huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Đời sống nhân dân còn nghèo nàn, lạc hậu, giao thông đi lại giữa các vùng còn khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Sạt lở bờ sông khu vực trung tâm xã Tân Lập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, đời sống vật chất, tinh thần, đất đai, ruộng vườn của người dân, cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng của xã như đường giao thông liên thôn, đường điện, năng suất, thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp…Do đó việc xây dựng các kề chống xói lở là vô cùng cần thiết. 3. Với điều kiện về nguồn nước khá dồi dào, nhưng do phân bố không đều, cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới tiêu cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 người dân. Nhưng với sự cố gắng khắc phục khó khăn, cố gắng tiếp cận và sử dụng nguồn nước để cải thiện thu nhập, đã phần nào tác động ít nhiều đến thu nhập người dân trên địa bàn. Các vùng có điều kiện tiếp cận nguồn nước khác nhau đã biết canh tác các loại cây trồng phù hợp để có thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, phân tích cho thấy một thực tế, tại khu vực tiếp cận nguồn nước tôt nhất thu nhập từ lúa lại chưa cao do một số nguyên nhân như: diện tích đất canh tác nhỏ, chịu ảnh hưởng nặng của thiên tai. Những vùng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước không canh tác được nhiều loại cây trồng. Các cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho huyện Chợ Đồn nói chung và xã Tân Lập nói riêng. Là một xã vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, tiềm lực kinh tế yếu kém, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, giao thương nhỏ lẻ, chưa có chợ, nền kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp. Nhưng điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, điều kiện để tiếp cận và sử dụng nguồn nước còn khó khăn, bên cạnh những yếu tố chủ quan còn có những yếu tố khách quan như thiên nhiên, lũ lụt, làm xói mòn đất đai canh tác, làm giảm năng suất, cho dù đó là vùng có thuận lợi về tiếp cận nguồn nước. Theo tài liệu của xã, xã còn 1 thôn chưa có điện lưới quốc gia để phục vụ cho cuộc sống, trong khi đó lại là thôn vùng cao, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước. Với các giải pháp đầu tư xây dựng và cải tao mới công trình thuỷ lợi là rất tốn kém, với nguồn ngân sách hạn hẹp, trong khi đó rất nhiều công trình đã có lại chưa phát huy hết năng lực. Giải pháp về sửa chữa nâng cấp công trình hiện có, đi đôi với việc đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả công trình, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm thông qua việc xây dựng mô hình điểm để nhân rộng sẽ đòi hỏi chi phí không cao nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 4. Đề tài hoàn thành thể hiện sự cố gắng của tác giả trong quá trình học tập, tích luỹ kinh nghiệm cũng như quá trình nghiên cứu thực tế. Có thể nói, đề tài đã thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, cũng như để phù hợp với cấp độ một Luận văn thạc sỹ, bản thân tác giả cũng nhận thấy một số điểm hạn chế: Công trình nghiên cứu khoa học mới dừng lại ở phân tích sự ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân từ nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyền Đình Hà (2004), Kinh tế phát triển nông thôn, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. 2. PGS. TS. Phạm Ngọc Hải, GS. TS. Tống Đức Khang, GS. TS. Bùi Hiếu, TS. Phạm Việt Hoà (2007), Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống huỷ lợi, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 3. Hội khoa học kinh tế nông – lâm nghiệp (2000), Giáo trình kinh tế và chính sách đất đai ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Đỗ Hồng Phấn (2007), “Xin đừng lãng phí nước mưa”, Báo TTXVN 5. Nguyễn Quang Phi (2006), Nghiên cứu điển hình quy hoạch hệ thống thuỷ lợi 6. Đặng Đình Quang (2002), Đổi mới ở vùng Miền núi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. TS. Đỗ Anh Tài, TS. Nguyễn Minh Thọ, ThS. Nguyễn Thị Bình, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn miền Bắc Việt Nam. 8. Đặng Lim Vui, Nguyễn Thế Đặng, Trần Ngọc Ngoạn, Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Hữu Hồng, Nguyễn Thị Minh Thọ, Nguyễn Thị Thắc, (2002), Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Báo cáo thống kê UBND xã Tân Lập năm 2007 10. Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2007, Sở Nông nghiệp & PTNT Bắc Kạn. 11. Báo cáo của Hội Nước Quốc tế (IWRA) 12. Báo cáo của Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam 13. Niên giám thống kê huyện Chợ Đồn năm 2003 - 2007 14. Tạp chí Tài nguyên và Môi truờng tháng 5 - 2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN PhiÕu sè:................... Th«n:……………….X·:………………...M·........ HuyÖn: .............. Hä vµ tªn ng•êi pháng vÊn:........................................... M·........... ........................ I. Th«ng tin chung vÒ hé n«ng d©n 1. Hä vµ tªn chñ hé:.......................................... Giíi tÝnh  (nam: 0 ; n÷:1) - Ngµy th¸ng n¨m sinh chñ hé:……………………….. - Tr×nh ®é v¨n ho¸ chñ hé: líp:…………………… - D©n téc cña chñ hé  (Kinh: 0; Tµy: 1; Dao: 2; Nïng: 3; M«ng: 4; Kh¸c: 5) 2. Nh©n khÈu cña hé 2.1. Tæng nh©n khÈu:……………….. ng­êi Trong ®ã: sè nh©n khÈu lµ nam:……………. Ng­êi Sè nh©n khÈu lµ n÷:……………… ng­êi 2.2. Lao ®éng cña hé:……………………… lao ®éng Trong ®ã: sè lao ®éng lµ nam:………………. Lao ®éng Sè lao ®éng lµ n÷:………………… lao ®éng Sè nh©n khÈu ngoµi ®é tuæi lao ®éng cã tham gia lao ®éng..... ng•êi? - Trªn 60 tuæi...... ng•êi? - D•íi 18 tuæi ...... ng•êi? 2.4. Ph©n lo¹i hé theo nghÒ nghiÖp - Hé thuÇn n«ng:  - Hé n«ng nghiÖp kiªm TTCN:  - Hé NN kiªm DÞch vô:  - Hé kh¸c:.................................. 3. Nh÷ng tµi s¶n chñ yÕu cña hé 3.1. Nhµ ë Nhµ kiªn cè:  Nhµ b¸n kiªn cè  Nhµ t¹m  Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 4. §Êt ®ai cña hé Lo¹i ®Êt §VT DiÖn tÝch Thuû lîi C©y trång Ghi chó Tæng diÖn tÝch cña hé * 1. §Êt thæ c• 2. §Êt v•ên nhµ 3. §Êt trång c©y hµng n¨m M¶nh 1 M¶nh 2 M¶nh 3 M¶nh 4 M¶nh 5 M¶nh 6 M¶nh 7 M¶nh 8 4. §Êt trång c©y l©u n¨m -§Êt trång chÌ -§Êt trång c©y ¨n qu¶ 5. §Êt v•ên rõng 6. §Êt ao, hå 7. §Êt kh¸c *: Chñ ®éng: 1 kh«ng chñ ®éng: 2 Ghi chó: 1: mét vô; 2: hai vô; 3: 3 vô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 5. Tµi s¶n phôc vô s¶n xuÊt cña hé Tµi s¶n Sè l•îng Gi¸ trÞ M¸y kÐo M¸y cµy M¸y b¬m M¸y xay x¸t M¸y tuèt lóa M¸y kh¸c Cµy, bõa M¸y tuèt lóa thñ c«ng Tr©u bß cµy kÐo Lîn n¸i Chuång tr¹i ch¨n nu«i Tµi s¶n kh¸c 6. Thu nhËp vµ vèn cña hé gia ®×nh -Thu nhËp hµng n¨m cña hé:............................................................ ® -Vèn cña hé gia ®×nh vµo thêi ®iÓm ®Çu n¨m:..................................® -TiÒn göi tiÕt kiÖm cña hé gia ®×nh:...................................................® II. KÕt qu¶ s¶n xuÊt cña hé gia ®×nh 1. KÕt qu¶ s¶n xuÊt ngµnh trång trät C©y trång DiÖn tÝch (m2) NS (t¹/sµo) SL (t¹) L•îng b¸n (kg) Gi¸ (1000®/kg) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 2. Thu tõ ngµnh ch¨n nu«i VËt nu«i Sè ®Çu gia sóc, gia cÇm (con) Träng l•îng BQ (kg) Tæng träng l•îng (kg) L•îng b¸n (kg) Gi¸ (1000®/kg) -Lîn thÞt -Lîn con -Gµ -VÞt -Tr©u -Bß - C¸ (TÝnh trong mét n¨m; riªng tr©u bß ®¬n vÞ tÝnh lµ con) 3. Thu tõ ho¹t ®éng l©m nghiÖp:................................ ® 4. Thu tõ c¸c nguån kh¸c - Thu tõ ho¹t ®éng dÞch vô:.........................® - Thu tõ lµm nghÒ:.......................................® - Thu tõ lµm thuª:........................................® - TiÒn l•¬ng:................................................® - Thu kh¸c:..................................................® Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 III. Chi phÝ s¶n xuÊt cña hé 1. Chi phÝ cho s¶n xuÊt trång trät (tÝnh b×nh qu©n cho 1 sµo) Chi phÝ §VT Lóa C©y... C©y... C©y... C©y... C©y... 1. Gièng Kg - Sè ®i mua Kg - Gi¸ 1000®/kg 2. Ph©n bãn - Ph©n chuång T¹ - §¹m Kg - L©n Kg - Kaly Kg - NPK Kg 3. Thuèc trõ s©u 1000® 4. Thuèc diÖt cá 1000® 5. Lao ®éng C«ng - Thuª ngoµi C«ng - Gi¸ 1000®/c«ng 6. Chi phÝ b»ng tiÒn - Thuû lîi phÝ 1000® - DÞch vô lµm ®Êt 1000® - VËn chuyÓn 1000® - Tuèt 1000® - B¶o vÖ ®ång ruéng 1000® - Chi kh¸c 1000® Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 2. Chi phÝ cho ch¨n nu«i Kho¶n môc §VT Lîn thÞt Lîn n¸i Gia cÇm Tr©u, bß C¸ 1. Gièng Kg - Gi¸ 1000®/kg 2. Thøc ¨n tinh - G¹o Kg - Ng« Kg - C¸m g¹o Kg - Khoai, s¾n Kg - C¸m tæng hîp Kg + Gi¸ 1000®/kg - Bét c¸ Kg + Gi¸ 1000®/kg - - 3. Thøc ¨n xanh (rau) - Tæng sè Kg + Mua ngoµi Kg + Gi¸ 1000®/kg 4. Chi b»ng tiÒn kh¸c 1000® 5. C«ng lao ®éng C«ng (Ghi chó: tÝnh cho c¶ n¨m hay tÝnh cho mét løa) 3. Chi cho ho¹t ®éng l©m nghiÖp:....................................® 4. Chi cho ho¹t ®éng kh¸c: - Chi cho ho¹t ®éng dÞch vô:.........................® - Chi cho lµm nghÒ:.......................................® - Chi kh¸c......................................................® Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 IV. Th«ng tin tham kh¶o vÒ t×nh h×nh thuû lîi vµ sö dông hÖ thèng thuû lîi cña hé gia ®×nh Gia ®×nh cã ®•îc sö dông hÖ thèng thuû lîi?  (cã: 1 ; kh«ng: 0) NÕu cã: hÖ thèng thuû lîi ®· phôc vô tèt ch•a?  (tèt: 1 ; kh«ng: 0) Bao nhiªu % diÖn tÝch cña gia ®×nh ®•îc sö dông thuû lîi? ................. Gia ®×nh cã gÆp khã kh¨n g× trong viÖc tiÕp cËn nguån n•íc? Xin cô thÓ: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Thuû lîi phÝ cña gia ®×nh ph¶i tr¶ cao hay thÊp?  (Cao: 1 ; b×nh th•êng: 0) Mçi sµo sö dông gia ®×nh ph¶i tr¶ bao nhiªu? ............................1000® Theo «ng (bµ) ®¸nh gi¸ thÕ nµo vÒ ®iÒu kiÖn thuû lîi cña ®Þa ph•¬ng? ThuËn lîi............................................................................................................. ............................................................................................................................. Khó kh¨n............................................................................................................. ............................................................................................................................. Theo «ng bµ lµm thÕ nµo ®Ó n©ng cao kh¶ n¨ng tiÕp cËn nguån n•íc? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù hîp t¸c cña «ng (bµ)!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTNU Hua Dinh Hoa.pdf
Tài liệu liên quan