Nghiên cứu này nhằm làm gia tăng sự hiểu biết lý thuyết về mức độ tác động của các yếu tố trong không gian dịch vụ lên việc xác định xu hướng trung thành của khách hàng và làm rõ những lợi ích thực tiễn của những phương thức được xây dựng từ những tìm thấy qua nghiên cứu này thông qua các yếu tố của không gian dịch vụ có thể có được bởi tổ chức của dịch vụ trong những nhà hàng ở tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.
Nghiên cứu này được thiết kế để đóng góp cho lý thuyết từ việc kiểm định một khuôn khổ làm việc đa chiều nhằm mô hình hóa không gian dịch vụ bao gồm cả các khía cạnh hữu hình lẫn các khía cạnh xã hội khác, cũng như những đóng góp thực tiễn thông qua việc cung cấp những hiểu biết thực tế trong các không gian dịch vụ đương đại. Nghiên cứu cũng hiện thực hóa một thang đo không gian dịch vụ, nhằm cung cấp một đóng góp về phương pháp nghiên cứu cũng như những hàm ý cho hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng không gian dịch vụ đến xu hướng trung thành của khách hàng tại các nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được phỏng vấn có
số lần đi nhà hàng từ 2 lần đến 5 lần trong một tháng (chiếm tỷ lệ 62.3%), 83
người được phỏng vấn có số lần đi nhà hàng trên 5 lần trong một tháng (chiếm
37.7%)
Về mục đích đến nhà hàng của các đối tượng được phỏng vấn, mục đích
ăn uống giữ vị trí cao nhất với 98 mẫu, chiếm tỷ lệ 44.5% trong tổng số mẫu
khảo sát; tiếp đến là mục đích đến nhà hàng để thư giãn có 92 mẫu khảo sát lựa
chọn, chiếm tỷ lệ 41.8%; mục đích đến nhà hàng để thể hiện bản thân là 19,
chiếm 8,6% và cuối cùng để giải quyết công việc có 11 mẫu khảo sát lựa chọn,
chiếm tỷ lệ 5.0%.
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt
chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Vì vậy, với phương
pháp này, người phân tích có thể loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các
biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua
hệ số Cronbach alpha.
Kết quả kiểm định hệ số Cronbach alpha được thực hiện đối với từng
thành phần trong các yếu tố giả định tác động lên xu hướng trung thành của
khách hàng đối với các nhà hàng. Việc kiểm định được thực hiện trên các thang
đo:
(1) Các yếu tố vật chất gồm âm nhạc, vệ sinh và thiết kế, bày trí;
(2) Các yếu tố xã hội gồm năng lực nhân viên và hình thức bên ngoài của
nhân viên phục vụ.
(3) Xu hướng trung thành
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo được thể hiện tổng hợp tại bảng
4.2 dưới đây:
41
4.2.2.1. Âm nhạc
Thang đo yếu tố âm nhạc với 04 biến quan sát có hệ số cronbach alpha là
0.856, tất cả cronbach alpha của các biến còn lại nếu bị loại đều có hệ số
cronbach alpha nhỏ hơn mức 0.856, điều này cho thấy đây là thang đo lường có
thể sử dụng được. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng giữa các biến đều đạt
mức tốt. Tương quan biến tổng cao nhất là AN4 với 0.736 và nhỏ nhất là AN2 là
0.668. Với kết quả này, thang đo lường yếu tố âm nhạc được giữ nguyên cho việc
phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.2.2. Sự vệ sinh
Thang đo sự vệ sinh với 04 biến quan sát có hệ số cronbach alpha là
0.859, tất cả cronbach alpha của các biến còn lại nếu bị loại đều có hệ số
cronbach alpha nhỏ hơn mức 0.859, điều này cho thấy đây là thang đo lường có
thể sử dụng được.
Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng giữa các biến đều đạt mức tốt.
Tương quan biến tổng cao nhất là VS2 với 0.785 và nhỏ nhất là VS4 là 0.606.
Với kết quả này, thang đo lường sự vệ sinh được giữ nguyên cho việc phân tích
nhân tố khám phá EFA.
4.2.2.3. Thiết kế, bày trí
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thiết kế, bày trí được thể hiện tại bảng
dưới đây. Thang đo thiết kế, bày trí với 05 biến quan sát có hệ số cronbach alpha là
0.882, tất cả cronbach alpha của các biến còn lại nếu bị loại đều có hệ số cronbach
alpha nhỏ mức 0.882, điều này cho thấy đây là thang đo lường có thể sử dụng
được. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng giữa các biến đều đạt mức tốt. Tương
quan biến tổng cao nhất là TK2 với 0.785 và nhỏ nhất là TK4 là 0.674. Với kết quả
này, thang đo lường thiết kế, bày trí được giữ nguyên cho việc phân tích nhân tố
khám phá EFA.
4.2.2.4. Năng lực nhân viên
Thang đo năng lực nhân viên với 05 biến quan sát có hệ số cronbach alpha
là 0.840, tất cả cronbach alpha của các biến còn lại nếu bị loại đều có hệ số
42
cronbach alpha nhỏ hơn mức 0.840, điều này cho thấy đây là thang đo lường có
thể sử dụng được. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng giữa các biến đều đạt
Thang đo Cronbach alpha Hệ số tương quan biến-tổng
Âm nhạc 0.856 AN1 .724
AN2 .668
AN3 .679
AN4 .736
Vệ sinh
0.859
VS1 .684
VS2 .785
VS3 .744
VS4 .606
VS1 .684
Thiết kế, bày trí 0.882 TK1 .674
TK2 .785
TK3 .719
TK4 .738
TK5 .683
Năng lực nhân viên 0.840 NV1 .724
NV2 .719
NV3 .670
NV4 .633
NV5 .699
Hình thức bên ngoài 0.829 HT1 .696
HT2 .612
HT3 .760
HT4 .567
Xu hướng trung thành 0.876 TT1 .722
TT2 .706
TT3 .671
TT4 .712
TT5 .712
43
mức tốt. Tương quan biến tổng cao nhất là NV5 với 0.704 và nhỏ nhất là NV3 là
0.561. Với kết quả này, thang đo lường năng lực nhân viên được giữ nguyên cho
việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.2. Kết quả Cronbach Alpha của các thang đo
4.2.2.5. Thang đo hình thức bên ngoài nhân viên
Thang đo hình thức bên ngoài của nhân viên với 04 biến quan sát có hệ số
cronbach alpha là 0.829, tất cả cronbach alpha của các biến còn lại nếu bị loại
đều có hệ số cronbach alpha nhỏ hơn mức 0.829, điều này cho thấy đây là
thang đo lường có thể sử dụng được. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng giữa
các biến đều đạt mức tốt. Tương quan biến tổng cao nhất là HT3 với 0.760 và
nhỏ nhất là HT4 là 0.567. Với kết quả này, thang đo lường hình thức bên ngoài
của nhân viên phục vụ được giữ nguyên cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.2.6. Thành phần đo lường xu hướng trung thành
Thang đo lường xu hướng trung thành tại Bảng 4.2 cho thấy, với 05 biến
quan sát, thang đo có hệ số cronbach alpha khá cao là 0.876, đây là mức hệ số cho
thấy thang đo có độ tin cậy tốt.
Thang đo xu hướng trung thành với 05 biến quan sát có hệ số cronbach
alpha là 0.876, tất cả cronbach alpha của các biến còn lại nếu bị loại đều có hệ
số cronbach alpha nhỏ hơn mức 0.876, điều này cho thấy đây là thang đo lường
có thể sử dụng được. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng giữa các biến đều
đạt mức tốt. Tương quan biến tổng cao nhất là TT1 với 0.722 và nhỏ nhất là
TT3 là 0.671. Với kết quả này, thang đo lường xu hướng trung thành được giữ
nguyên cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu để
thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu sau khi đã đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phương pháp này
phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề
nghiên cứu cũng như được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau.
44
4.2.3.1. Thang đo không gian dịch vụ
Thang đo không gian dịch vụ gồm 5 thành phần được đưa vào phân tích
nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của thang đo không gian dịch vụ
Kiểm định KMO và Bartlett
Phép đo Kaiser-Meyer-Olkin về độ phù hợp của mẫu .884
Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 3154.056
Df 231
Sig. .000
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với thang đo này cho thấy,
kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích khá cao (0.884> 0.5) với mức ý nghĩa
bằng 0 (Sig. 0.00). Điều này cho phép nhận định, phân tích nhân tố rất phù hợp
với dữ liệu.
45
Bảng 4.4. Kết quả EFA của thang đo không gian dịch vụ
Ma trận thành phần đã được xoay
Thành phần
1 2 3 4 5
VS1 815
VS2 777
VS3 751
VS4 647
NV1 822
NV5 763
NV2 642
NV3 607
NV4 506
TK2 776
TK4 756
TK3 628
TK1 611
TK5 609
AN1 829
AN4 806
AN3 719
AN2 656
HT3 851
HT1 846
HT2 666
HT4 609
46
Quá trình kiểm định cũng chỉ ra, thang đo không gian dịch vụ tại hệ số
eigenvalue là lớn 1 (1.109), phương pháp rút trích principal component và phép
quay varimax, có 5 nhân tố được trích từ 22 biến quan sát, hệ số tải nhân tố của
các biến đều lớn hơn 0.5, phương sai trích đạt 70.37% cho biết rằng năm nhân
tố rút trích giải thích được 70.37% sự biến thiên của dữ liệu. Do vậy, các biến
quan sát trong thang đo không gian dịch vụ đều quan trọng và thang đo này có
ý nghĩa thiết thực.
4.2.3.2. Thang đo xu hướng trung thành
Thang đo về xu hướng trung thành gồm 05 biến quan sát. Sau khi kiểm
định độ tin cậy cronbach alpha của thang đo đạt mức 0.876, phân tích khám phá
được tiến hành với 05 biến quan sát được thiết kế lúc đầu.
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của thang đo xu hướng trung
thành
Kiểm định KMO và Bartlett
Phép đo Kaiser-Meyer-Olkin về độ phù hợp của mẫu .783
Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 608.610
Df 10
Sig. .000
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với thang đo này cho thấy,
kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích ở mức 0.783> 0.5, với mức ý nghĩa
bằng 0 (Sig. 0.00). Điều này cho phép nhận định, phân tích nhân tố rất phù hợp
với dữ liệu.
Quá trình kiểm định cũng chỉ ra, thang đo xu hướng trung thành có hệ
số eigenvalue là 3.339 (lớn hơn mức đạt yêu cầu là 1), phương sai rút trích
đạt 66.788% và hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0,5 với hệ số tả i
nhân tố nhỏ nhấ t là của biến quan sát TT3 là 0.790, do vậy thang đo xu
hướng trung thành đạt yêu cầu phân tích.
47
Bảng 4.6 Kết quả EFA của thang đo xu hướng trung thành
Như vậy, việc kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám
phá EFA đã thực hiện ở phần trên cho phép nhận định các khái niệm nghiên cứu
đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị thực tiễn.
4.2.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi qui bội
Để kiểm định vai trò quan trọng của các nhân tố trong việc đánh giá mối
quan hệ giữa các yếu tố không gian dịch vụ đến xu hướng trung thành của khách
hàng, một mô hình hồi qui được đưa vào phân tích. Mô hình này có một khái
niệm phụ thuộc là xu hướng trung thành và năm khái niệm độc lập là: (1) Âm
nhạc; (2) Sự vệ sinh; (3) Thiết kế, bày trí; (4) Năng lực nhân viên; (5) Hình
thức bên ngoài của nhân viên.
4.2.4.1. Xem xét ma trận tương quan giữa các biến
Trước khi tiến hành phân tích hồi qui tuyến tính bội, mối tương quan
tuyến tính giữa các biến sẽ cần phải được xem xét. Dưới đây là ma trận cho
thấy mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình.
Ma trận này cho biết mối liên hệ giữa biến phụ thuộc - xu hướng trung
thành - với từng biến độc lập trong mô hình và đồng thời cho biết mối liên hệ
giữa các biến độc lập với nhau.
Với ma trận trên, mối tương quan giữa xu hướng trung thành với các biến
độc lập khác trong ma trận tương quan được thể hiện ra là mối liên hệ rất chặt
Ma trận thành phần
Thành phần
1
TT1 .832
TT2 .818
TT3 .790
TT4 .825
TT5 .822
Phương pháp rút trích: Phân tích Principal Component
a. 1 thành phần được rút trích.
48
chẽ, hệ số tương quan giữa xu hướng trung thành với tất cả các biến khác đều
lớn hơn 0.30. Tương quan ít nhất với xu hướng trung thành là yếu tố âm nhạc
trong không gian dịch vụ và tương quan cao nhất là yếu tố thiết kế. Với kết quả
này, chúng ta có thể kết luận sơ bộ là tất cả các biến độc lập: âm nhạc, sự vệ sinh,
thiết kế, năng lực nhân viên và hình thức bên ngoài của nhân viên đều có thể được
đưa vào mô hình để giải thích cho xu hướng trung thành của khách hàng đối với
nhà hàng. Tuy nhiên, mức độ tác động của từng yếu tố lên xu hướng lòng trung
thành sẽ được xác định cụ thể thông qua phân tích hồi quy tuyến tính.
Bên cạnh đó, nhìn nhận mối liên hệ giữa các biến độc lập với nhau, các hệ
số tương quan đều ở mức cao hơn 0.30. Sự tương quan giữa các biến độc lập cao
làm cảnh báo rằng cần phải xem xét cẩn trọng trong khi tiến hành phân tích mô
hình hồi qui tuyến tính bội để tránh hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
49
Bảng 4.7. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
Tương quan
TBAN TBVS TBTK TBNLNV TBHTNV TBTT
TBAN Tương quan Pearson 1 .489** .598** .534** .461** .484**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 220 220 220 220 220 220
TBVS Tương quan Pearson .489** 1 .614** .558** .459** .599**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 220 220 220 220 220 220
TBTK Tương quan Pearson .598** .614** 1 .661** .548** .645**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 220 220 220 220 220 220
TBNLNV Tương quan Pearson .534** .558** .661** 1 .439** .567**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 220 220 220 220 220 220
TBHTNV Tương quan Pearson .461** .459** .548** .439** 1 .497**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 220 220 220 220 220 220
TBTT Tương quan Pearson .484** .599** .645** .567** .497** 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 220 220 220 220 220 220
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2-chiều).
4.2.4.2. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình
Trong khi đánh giá mô hình hồi qui tuyến tính bội, hệ số xác định R
square (R2) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Hệ số
xác định R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số lượng biến đưa vào mô
hình. Hệ số R2 có xu hướng tăng thuận chiều với số lượng biến đưa vào mô hình,
mặc dù vậy, không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn
với dữ liệu. Như vậy, R2 có xu hướng là ước lượng lạc quan của thước đo sự phù
hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn một biến giải thích
trong mô hình.
50
Hệ số R2 khi đánh giá độ phù hợp của mô hình là 0.512, như vậy mô
hình nghiên cứu là rất phù hợp. Kết quả cũng cho thấy rằng R2 điều chỉnh nhỏ
hơn R2, dùng hệ số này để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn và chính
xác hơn vì nó không thổi phồng độ phù hợp với mô hình.
Bảng 4.8. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình
Tổng hợp mô hình
Mô hình R R Square R Square điều Sai số chuẩn của dự đoán
1 .716(a) .512 .501 .52834
a Những dự báo: (Hằng số), TBHTNV, TBNLNV, TBAN, TBVS, TBTK
Kiểm định về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc xu hướng
trung thành và các biến độc lập để xem xét biến xu hướng trung thành có liên hệ
tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không. Kết quả kiểm định hệ
số R2 hiệu chỉnh là 0.501, điều này cho biết mô hình hồi qui tuyến tính bội đã
xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 50%. Hay nói cách khác, khoảng 50% khác
biệt của xu hướng trung thành quan sát được giải thích bởi sự khác biệt của 05
thành phần gồm âm nhạc, sự vệ sinh, thiết kế, năng lực nhân viên và hình thức bên
ngoài của nhân viên.
Bảng 4.9. Kiểm định độ phù hợp của mô hình
ANOVA(b)
Mô hình
Tổng của các
bình phương
Df Bình phương
trung bình
F Sig.
1
Hồi qui 62.752 5 12.550 44.959 .000(a)
Phần dư 59.738 214 .279
Tổng 122.489 219
a Những dự báo: (Hằng số), TBHTNV, TBNLNV, TBAN, TBVS, TBTK
b Biến phụ thuộc: TBTT
Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là phép kiểm
định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị F
51
trong bảng 4.14 dưới đây là 44.959, trị số này được tính từ giá trị R square đầy đủ,
mức ý nghĩa quan sát (giá trị Sig. rất nhỏ, =0.000) cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ
giả thuyết Ho. Với các số liệu này, mô hình hồi qui tuyến tính đưa ra là phù hợp
với dữ liệu và có thể sử dụng được.
4.2.4.3. Ý nghĩa các hệ số hồi qui riêng phần trong mô hình
Các hệ số hồi qui riêng trong mô hình dùng để kiểm định vai trò quan
trọng của các biến độc lập tác động như thế nào đối với biến phụ thuộc. Nói một
cách cụ thể hơn, các hệ số riêng trong mô hình cho biết mức độ ảnh hưởng của
các biến: âm nhạc, sự vệ sinh, thiết kế, năng lực nhân viên và hình thức bên ngoài
của nhân viên lên xu hướng trung thành của khách hàng đối với nhà hàng.
Thông qua hệ số Beta trong kết quả phân tích hồi qui của bảng được
trình bày dưới đây chúng ta sẽ biết tầm quan trọng của các nhân tố lên xu hướng
trung thành của khách hàng theo mô hình đã nêu.
Bảng kết quả kiểm định hồi quy cũng cho thấy, yếu tố âm nhạc (TBAN)
có hệ số hồi qui Beta là 0.045 và p = 0.476>0.05 không có ý nghĩa thống kê.
Trong khi đó, đối với các yếu tố còn lại, yếu tố sự vệ sinh, có hệ số hồi qui B là
0.245 và p = 0.000>0.05 cho thấy có ý nghĩa thống kê. Hệ số B của sự vệ sinh đo
lường thay đổi trong giá trị trung bình của xu hướng trung thành (TBTT) khi sự
vệ sinh thay đổi một đơn vị trong điều kiện các yếu tố độc lập khác không đổi.
Hay nói cách khác, khi các yếu tố khác trong mô hình hồi quy không đổi, đối với
yếu tố sự vệ sinh, nếu sự vệ sinh tăng lên một đơn vị sẽ làm cho xu hướng trung
thành của khách hàng khi tăng lên 0.245. Tương tự, yếu tố thiết kế thay đổi một
đơn vị sẽ làm cho xu hướng trung thành tăng lên 0.302, yếu tố năng lực nhân viên
thay đổi một đơn vị sẽ làm cho xu hướng trung thành tăng lên 0.154, yếu tố hình
thức bên ngoài của nhân viên thay đổi một đơn vị sẽ làm cho xu hướng trung
thành tăng lên 0.151.
52
Bảng 4.10. Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình
Các hệ số (a)
Mô
hình
Các hệ số chưa chuẩn hóa Đã chuẩn hóa t Sig. VIF
B Sai số chuẩn Beta
1
(Hằng) .170 .219
.777 .438
TBAN .045 .063 .045 .714 .476 1.720
TBVS .245 .062 .253 3.962 .000 1.789
TBTK .302 .079 .289 3.833 .000 2.492
TBNLNV .154 .068 .151 2.249 .026 1.978
TBHTNV .151 .066 .135 2.295 .023 1.528
a Biến phụ thuộc: TBTT
Phương trình hồi quy được viết lại như sau (khi độ tin cậy chấp nhận ở mức
95%):
XHTT = + 0.245VS + 0.302TK + 0.154NLNV + 0.151HTNV
Phương trình hồi quy cũng cho thấy, xu hướng trung thành (XHTT) của
khách hàng chịu sự tác động của bốn yếu tố (1) Sự vệ sinh (VS); (2) Yếu tố
thiết kế (TK);(3) Năng lực nhân viên (NLNV); (4) Hình thức bên ngoài
(HTNV) của nhân viên. Trong bốn yếu tố còn được giữ lại trong mô hình, yếu tố
thiết kế có tác động mạnh nhất đến xu hướng trung thành của khách hàng. Điều
này nói lên rằng, càng thích thú với yếu tố thiết kế thì khách hàng càng có xu
hướng trung thành với nhà hàng. Sự vệ sinh cũng là yếu tố có tác động mạnh đến
xu hướng trung thành của khách hàng. Các yếu tố còn lại dù có tác động đến xu
hướng trung thành của khách hàng nhưng mức độ tác động không quá lớn. Với
bộ dữ liệu này, yếu tố âm nhạc không có ý nghĩa tác động đến xu hướng trung
thành của khách hàng, nhưng vẫn cho thấy yếu tố vật chất là yếu tố dẫn dắt xu
hướng của khách hàng nhiều hơn.
Kết quả của nghiên cứu lặp lại này cho thấy có nhiều điểm tương đồng với
kết quả nghiên cứu của Harris và Ezeh (2008) như sau:
53
Bảng 4.11. Bảng so sánh các hệ số β và t với nghiên cứu của Harris và Ezeh (2008)
Mối quan hệ Hệ số β t Tương
đồng
Harris &
Ezeh (2008)
Harris &
Ezeh (2008)
Âm nhạc Xu hướng trung thành 0.048 0.045 0.904 0.714 Có
Vệ sinh Xu hướng trung thành 0.211 0.253 3.240*** 3.962 Có
Thiết kế Xu hướng trung thành 0.138 0.289 2.330** 3.833 Có
Năng lực Xu hướng trung thành 0.070 0.151 1.006 2.249 Không
Hình thức Xu hướng trung thành 0.217 0.135 4.697*** 2.295 Có
Chỉ riêng trường hợp năng lực nhân viên và xu hướng lòng trung thành là
không có sự tương đồng trong kết quả nghiên cứu giữa Harris và Ezeh (2008) và
tác giả. Trong nghiên cứu của Harris và Ezeh (2008) thì năng lực nhân viên không
có tác động lên xu hướng trung thành của khách hàng, nhưng trong kết quả kiểm
định của tác giả thì ngược lại.
Giải thích cho trường hợp này có thể do những lý do sau:
- Người châu Âu thường quen với việc tự phục vụ nhiều hơn;
- Nhân viên phục vụ ở châu Âu đã được chuẩn hóa về trình độ, họ phục vụ
ở một mức độ cao như nhau, do đó sự thỏa mãn cho khách hàng từ việc phục vụ là
như nhau, dẫn đến khách hàng ít quan tâm đến khía cạnh này;
- Người Á đông coi trọng mối quan hệ giữa con người và con người, đặt
nặng sự quan tâm lẫn nhau hơn so với người châu Âu. Những nguyên tắc lễ nghi,
sự tôn trọng thông qua năng lực phục vụ của nhân viên nhà hàng sẽ tạo cảm giác
thỏa mãn, hài lòng cho khách hàng.
4.2.4.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình
Có 05 giả thuyết nghiên cứu đã được nêu ra tại chương 2 của báo cáo
nghiên cứu. H1 là các giả thuyết cho rằng âm nhạc có tác động đến xu hướng
54
trung thành của khách hàng. Căn cứ vào kết quả hồi qui cho thấy, với hệ số
Beta 0.045, mức ý nghĩa Sig. = 0.476, giả thuyết H1 là giả thuyết bị bác bỏ khi
tiến hành kiểm định mô hình hồi qui. Điều này đồng nghĩa với việc, trong thực
tế, khách hàng thực sự chưa quan tâm nhiều đến âm nhạc trong không gian
nhà hàng. Lý giải cho điều này, tác giả cho rằng, dù tìm đến với không gian nhà
hàng vì mục đích giải quyết công việc, hay ăn uống, thư giãn, hoặc thể hiện bản
thân, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm không gian không bị quấy rầy
bởi các tác động xung quanh (trong đó có sự tác động của âm nhạc). Thông qua
kết quả này, có thể nhận định, khách hàng nhà hàng không có xu hướng quá khắt
khe hay đặt yêu cầu đòi hỏi được quan tâm, chăm sóc quá đặc biệt trong không
gian dịch vụ này.
Giả thuyết H2 cho rằng sự vệ sinh của nhà hàng có tác động đến xu
hướng trung thành của khách hàng. Kết quả hồi qui cho phép chấp nhận giả
thuyết này khi hệ số Beta đạt 0.253, Sig = 0.00. Như vậy, cảm nhận được sự vệ
sinh của nhà hàng càng cao, khách hàng càng có xu hướng trung thành với nhà
hàng và điều này phù hợp với văn hóa Việt Nam như câu ca dao: “nhà sạch thì
mát, bát sạch thì ngon”.
Giả thuyết H3 cho rằng các yếu tố thiết kế có tác động đến xu hướng
trung thành của khách hàng. Kết quả hồi qui cho phép chấp nhận giả thuyết này
khi hệ số Beta đạt 0.289, Sig. = 0.00. Như vậy, cảm nhận được sự thẩm mỹ
trong thiết kế của nhà hàng càng cao, khách hàng càng có xu hướng trung thành
với nhà hàng và sự thoải mái đối với các vật dụng trong không gian dịch vụ
càng cao càng có tác động đến xu hướng trung thành của khách hàng.
H4 là giả thuyết liên quan đến sự tác động thuận chiều khi khách hàng
cảm nhận được năng lực tốt của nhân viên phục vụ. Với kết quả kiểm định hồi
qui, hệ số Beta là 0.151 và Sig. = 0.026, giả thuyết H4 được chấp nhận. Do vậy,
khách hàng càng đánh giá cao năng lực phục vụ của nhân viên càng có xu hướng
trung thành với nhà hàng đó.
Tương tự H4, H5 là giả thuyết liên quan đến sự tác động thuận chiều khi
khách hàng cảm nhận được ngoại hình thu hút của nhân viên phục vụ. Với kết
55
quả kiểm định hồi qui, hệ số Beta là 0.135 và Sig. = 0.023, giả thuyết H5 được
chấp nhận. Nghĩa là, khách hàng càng đánh giá cao hình thức bên ngoài của nhân
viên càng có xu hướng trung thành với nhà hàng đó.
4.2.4.5. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu sau khi tiến hành phân tích hồi qui, có một yếu tố
không giải thích cho xu hướng trung thành của khách hàng và bị loại khỏi mô
hình nghiên cứu là yếu tố âm nhạc.
Hình 4.1. Mô hình sau khi đã kiểm định
Với độ tin cậy 95%, bốn nhân tố còn lại cho thấy mức độ ảnh hưởng thuận
chiều lên xu hướng trung thành của khách hàng đối với nhà hàng được giữ lại
trong mô hình gồm (1) Sự vệ sinh; (2) Thiết kế, bày trí; (3) Năng lực nhân viên;
(4) Hình thức bên ngoài nhân viên. Mô hình được biểu diễn như ở trên Hình 4.1.
Kết quả chính mà nghiên cứu này đạt được là chỉ ra các yếu tố không
gian dịch vụ tác động mạnh nhất đến xu hướng trung thành của khách hàng của
các nhà hàng một cách cụ thể, rõ ràng. Khái niệm về không gian dịch vụ không
phải là một khái niệm mới và đã được nghiên cứu trong một số tài liệu của các
nhà nghiên cứu nước ngoài, chủ yếu liên quan đến những lĩnh vực như: nhà hàng,
Hình thức
bên ngoài
Xu hướng
trung thành
H3
H4
H5
Năng lực
nhân viên
Thiết kế
Vệ sinh H2
56
khách sạn, trung tâm thương mại.., tuy nhiên việc ứng dụng khái niệm này vào
nghiên cứu sự tác động của nó cho lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam là
hướng ứng dụng có tính mới. Bên cạnh đó, đóng góp của báo cáo là ngoài việc
tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố không gian dịch vụ tác động
lên xu hướng trung thành của khách hàng nhà hàng còn thông qua phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trên cơ sở xử lý dữ liệu thu thập
từ thực tế đưa ra một thang đo phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tại Việt
Nam.
Tóm tắt chương 4
Mục đích chính của chương 4 là trình bày kết quả nghiên cứu kể cả
nghiên cứu sơ bộ - định tính và nghiên cứu chính thức định lượng. Kết quả nghiên
cứu định lượng giúp tác giả khẳng định lại mô hình nghiên cứu.
Kết quả định lượng cho thấy, các thang đo sử dụng trong mô hình
nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy ở mức cao. Kết luận qua phân tích nhân tố khám
phá là các biến quan sát thật sự cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đảm bảo tính
xác thực trong thực tế.
Phần quan trọng nhất và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đặt ra là kiểm định
giả thuyết và mô hình nghiên cứu cũng được thể hiện trong chương 4. Kết quả
cuối cùng cho thấy, mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng
trung thành của khách hàng đối với nhà hàng gồm 4 yếu tố. Mức độ tác động của
các yếu tố theo thứ tự từ tác động mạnh nhất đến tác động yếu hơn gồm (1)
Thiết kế, bày trí; (2) Sự vệ sinh; (3) Năng lực nhân viên; (4) Hình thức bên ngoài
của nhân viên.
57
CHƯƠNG 5. Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN
5.1. Giới thiệu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm thấy các nhân tố ảnh hưởng đến
xu hướng trung thành của khách hàng và xem xét mức độ quan trọng của từng
nhân tố đến xu hướng trung thành của khách hàng đối với nhà hàng dựa trên các
khái niệm về không gian dịch vụ mà Bitner đã đề cập vào năm 1992. Đồng thời
nghiên cứu cũng kiểm định lại những kết quả mà Harris và Ezeh (2008) đã công
bố trong nghiên cứu của mình với những khách hàng trong lĩnh vực nhà hàng tại
Anh quốc.
Báo cáo nghiên cứu giới hạn trong loại hình kinh doanh nhà hàng tại
TPHCM, Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết đến các bước điều tra và xử
lý dữ liệu, kết quả cuối cùng cho phép có những nhận định bổ sung thêm vào
việc nghiên cứu tầm quan trọng của các yếu tố không gian dịch vụ lên xu hướng
trung thành của khách hàng đối với một nhà hàng cụ thể. Các chương trước đã cho
biết rất rõ mô hình, qui trình nghiên cứu, kết quả xử lý dữ liệu, chương này sẽ đưa
ra các ý kiến, kiến nghị giúp cho những cá nhân/tổ chức mong muốn tham gia vào
loại hình kinh doanh này cân nhắc và xem xét khả năng thu hút khách hàng đến
nhà hàng và tạo ra xu hướng trung thành ngày càng cao hơn.
5.2. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu này trước hết là một nỗ lực vận dụng hiệu quả mô hình về
không gian dịch vụ để đo lường mức độ tác động của các yếu tố này lên xu
hướng trung thành của khách hàng tại các nhà hàng.
Kết quả nghiên cứu đưa ra một khuôn khổ làm việc dựa trên lý thuyết và
có điều chỉnh để mô hình hóa vai trò của không gian dịch vụ trong lĩnh vực nhà
hàng. Khuôn khổ này xây dựng trên một phạm vi cơ sở lý thuyết rộng lớn hơn bao
gồm tâm lý môi trường, chiến lược marketing và hành vi khách hàng để cung cấp
một mô hình nhiều mặt đã được kiểm định và hiện thực hóa. Đồng thời khuôn khổ
58
này cũng dẫn đến cung cấp một thang đo các biến then chốt của không gian dịch
vụ.
Ngoài sự đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu thông qua việc kiểm
định các thang đo của các thành tố tạo nên không gian dịch vụ, nghiên cứu còn
đóng góp thông qua việc cung cấp và kiểm định một mô hình với hai khía cạnh
then chốt là vật chất và xã hội trong không gian dịch vụ nhà hàng.
Thực tế, kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 50% sự thay đổi trong xu hướng
trung thành của khách hàng là do tác động của các nhân tố then chốt trong không
gian dịch vụ nhà hàng. Nghiên cứu này đã dựa trên nghiên cứu của Harris và Ezeh
(2008) và nghiên cứu của Tombs và McColl-Kennedy (2003) trong việc mở rộng
sang khía cạnh xã hội cho không gian dịch vụ mà các tác giả đó gọi là không gian
dịch vụ - xã hội. Như vậy, nghiên cứu này có thể nói đã đóng góp một chứng cứ
thực tiễn trong việc hỗ trợ mở rộng khái niệm không gian dịch vụ.
Mặc dù có những hạn chế trong nghiên cứu này, nhưng những tìm thấy có ý
nghĩa của nó có thể giúp cho các nhà quản lý trong lĩnh vực nhà hàng có những
chiến lược kinh doanh phát triển bền vững. Các nhà quản lý phải nhận thức rằng
lợi nhuận to lớn có thể đến từ việc quan tâm các nhân tố then chốt trong không
gian dịch vụ thông qua việc xây dựng môi trường làm việc và văn hóa tổ chức.
Để hiện thực việc phát triển các nhân tố này, các nhà quản lý phải động
viên, khuyến khích nhân viên thể hiện năng lực làm việc của mình và đồng thời
tiếp cận một cách có hệ thống trong việc xây dựng không gian dịch vụ, bao gồm
những yếu tố hữu hình lẫn vô hình như kiểu dáng thiết kế, gợi ý giúp cho khách
hàng hình thành mạnh mẽ xu hướng trung thành hơn là tiếp tục thiết kế và bày trí
một cách “bừa bãi” tạo ra một không gian phục vụ không đáp ứng được nhu cầu
thiết yếu ngày càng cao của khách hàng.
Như vậy, với kết quả nghiên cứu về không gian dịch vụ như nhà hàng, thiết
kế chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên xu hướng trung thành từ khách hàng,
trong đó cần đặc biệt chú trọng việc thiết kế, từ không gian tổng thể, bố cục chung
cho đến việc bày trí chi tiết, cụ thể các vật dụng, chỗ ngồi trong nhà hàng. Cảm
giác về sự thoải mái, phù hợp đối với không gian và chỗ ngồi trong nhà hàng sẽ
59
quyết định phần lớn đến sự lặp lại hành vi vào nhà hàng cũng như thời gian lưu
lại nhà hàng của khách hàng. Với kết quả này, để thành công trong kinh doanh
nhà hàng, khâu thiết kế là khâu cần được đầu tư kỹ lưỡng ngay từ đầu. Tuy vậy,
cũng cần lưu ý là thẩm mỹ là yếu tố cần thiết, tuy vậy, cảm giác thoải mái và
thực sự thư giãn với chỗ ngồi trong không gian nhà hàng cũng góp phần quyết
định đến xu hướng quay lại nhà hàng của khách hàng.
Kết quả nghiên cứu cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự tác động của yếu tố
điều kiện xung quanh khác là sự vệ sinh. Nhà quản lý cần có cái nhìn tổng quát
đến chi tiết về vấn đề vệ sinh trong nhà hàng, để đảm bảo rằng mọi khu vực trong
nhà hàng đều vệ sinh, nhất là ở những khu vực mà khách hàng thường lui tới, dù là
những chỗ khó quan sát, khó lau chùi. Vì đây là vấn đề mà khách hàng rất quan
tâm mỗi khi khách hàng đặt chân đến nhà hàng mặc dù nhà hàng đã có được
những chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp, nhưng khách hàng chỉ cảm thấy an tâm thực sự khi cảm
nhận được sự vệ sinh, sạch sẽ khi bước vào nhà hàng.
Các trang thiết bị, dụng cụ cũng cần phải được lau chùi sạch sẽ trước khi
phục vụ cho khách cũng như tránh dùng những vật dụng hư hỏng, sứt mẻ. Để đảm
bảo rằng khi phục vụ cho khách đều là những trang thiết bị, dụng cụ tốt nhất,
không gây ra phản cảm cho khách hàng. Không quá bất ngờ khi vệ sinh là yếu tố
tác động mạnh thứ hai so với các thành phần trong nhóm yếu tố đo lường điều
kiện xung quanh. Do vậy, đây cũng là một khâu quan trọng cần được săn sóc
trong không gian nhà hàng. Công tác vệ sinh nhà hàng cần đặc biệt quan tâm
đến các chi tiết dễ nhận định với khách hàng như: bàn ghế, nhà vệ sinh, sàn
nhà, bàn ghế, lối đi, trần nhà, tường, ..vv.. Dù đã được nêu rõ tại chương 2, tuy
vậy, cũng cần lặp lại thêm rằng điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì yêu
cầu về công tác vệ sinh càng được đòi hỏi ở mức độ khắt khe hơn. Sự đòi hỏi
khắt khe về công tác vệ sinh có xu hướng tăng lên tương ứng với tầng lớp kinh tế
mà nhà hàng hướng tầm phục vụ.
60
Năng lực nhân viên cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào việc tạo ấn
tượng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng của nhà hàng. Mức độ
thông hiểu dịch vụ, tác phong, thao tác thực hiện công việc là tối cần thiết.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, với kết quả này, các cá
nhân/tổ chức tham gia kinh doanh nhà hàng cần chú trọng khâu tuyển dụng và đào
tạo nhân viên. Trong tuyển dụng cần chú ý đặc điểm ngoại hình là một trong
những yêu cầu cơ bản nhất của nhân viên phục vụ. Trang phục của nhân viên phục
vụ cũng cần được đầu tư và thiết kế thống nhất sao cho lịch sự và hài hòa trong
tổng thể thiết kế chung của nhà hàng cả về màu sắc, chi tiết trang trí…, điểm này
có thể tạo ra những dấu ấn riêng trong tâm trí khách hàng.
Nói chung, việc đào tạo một cách bài bản, có kiến thức sâu sắc về dịch
vụ, chuẩn mực trong từng thao tác thực hiện công việc, tính linh động khi xử lý
vấn đề, kết hợp với ngoại hình của nhân viên góp phần rất lớn trong việc tạo thiện
cảm với khách hàng. Thông qua từng chi tiết về hành vi và hình ảnh của nhân
viên, khách hàng sẽ có những nhận định riêng về phong cách điều hành, văn hóa
tổ chức từ đó tác động tích cực đến mức độ cảm nhận về chất lượng dịch vụ,
hình thành nên xu hướng trung thành khi cảm nhận về chất lượng dịch vụ được
đáp ứng ở mức cao.
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Cũng như nhiều nghiên cứu khác, dù rất cố gắng, nghiên cứu này cũng
không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tuy vậy, xét trên khía cạnh tích
cực, những hạn chế trong nghiên cứu này cũng mở ra thêm các hướng nghiên
cứu tiếp theo cho những đề tài tương tự được thực hiện một cách hoàn thiện và
toàn diện hơn. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của báo cáo này tập
trung vào các điểm sau đây:
Một là, để đánh giá các yếu tố trong không gian dịch vụ tác động đến xu
hướng trung thành của khách hàng đối với nhà hàng, tác giả sử dụng mô hình
nghiên cứu của Bitner và các bài nghiên cứu mối quan hệ này trong các không
gian dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,... Thang đo cho các yếu tố
trong mô hình cũng được vận dụng từ các bài nghiên cứu trước trong các không
61
gian dịch vụ như đã đề cập ở trên. Mặc dù mô hình nghiên cứu điều chỉnh được
chứng minh là phù hợp cho loại hình kinh doanh nhà hàng tại TPHCM - Việt
Nam nhưng đây là mô hình lần đầu tiên được vận dụng cho hình thức kinh doanh
này, do vậy, cần có nhiều nghiên cứu khác để khẳng định thêm tính phù hợp của
các thang đo và mô hình nghiên cứu, đồng thời, phát hiện thêm nhiều yếu tố mới.
Hai là, việc nghiên cứu giới hạn về phạm vi địa lý - chỉ trong khu vực
TPHCM, cả về nhà hàng được khảo sát và đối tượng khách hàng, do vậy khả
năng ứng dụng kết quả nghiên cứu cho một số khu vực địa lý khác có thể chưa
đạt mức tương thích cao mà nguyên nhân cơ bản nhất là xuất phát từ sự khác
nhau về mặt tâm lý và thói quen tiêu dùng theo vùng miền.
Ba là, nghiên cứu chỉ thực hiện đối với loại hình nhà hàng từ bậc trung
cấp trở lên, tức là các nhà hàng có đầu tư và quan tâm trong việc thiết kế
không gian dịch vụ một cách rõ ràng. Loại hình quán “cóc” vốn khá phổ biến
tại Việt Nam không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài. Thêm vào đó, các
nhà hàng được nghiên cứu là các nhà hàng phục vụ phổ cập, không theo phân
khúc nhà hàng đặc trưng cho từng nhóm khách hàng cùng chung sở thích cũng
đang phát triển tại TP.HCM. Đây cũng có thể mở ra hướng nghiên cứu mới.
Bốn là, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố trực tiếp tác động
đến xu hướng trung thành mà không xem xét trong sự tác động của các yếu tố
trung gian. Một số yếu tố trung gian có thể tác động đến xu hướng trung thành
được một số nhà nghiên cứu đề cập như hành vi tìm kiếm sự đa dạng (variety-
seeking behavior), sự biến động từ môi trường kinh tế (economic turbulence),
mức độ cạnh tranh trong ngành (competitive intensity)... Rất có thể trong điều
kiện chịu các tác động của các yếu tố trung gian, kết quả nghiên cứu có thể có
một số khác biệt và đây cũng được xem là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Năm là, nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu từng yếu tố ở mức khái
quát nhất. Các nghiên cứu khác có thể tập trung phân tích sâu hơn từng chi tiết
của từng yếu tố, chẳng hạn như: yếu tố nhân viên có thể nghiên cứu sâu mức
độ tác động từng chi tiết như: giọng nói, nét mặt, chiều cao, trang phục... hoặc là
trong âm nhạc có thể nghiên cứu sâu tác động của từng chi tiết như: thể loại,
62
chất lượng âm thanh... Hướng nghiên cứu này sẽ giúp cho các khuyến nghị về
lĩnh vực kinh doanh nhà hàng càng cụ thể, hướng sự tập trung đầu tư vào từng
khía cạnh hiệu quả hơn.
Sáu là, trong nghiên cứu này chỉ có 68,6% đối tượng được phỏng vấn là
Cán bộ Công chức, 60,9% có thu nhập trên 5 triệu và 62,3% đối tượng được
phỏng vấn là ăn ở nhà hàng từ 2 đến 5 lần mỗi tháng. Điều này cho thấy mức độ
đồng nhất của mẫu chưa cao về hai yêu cầu căn bản. Mẫu phải bao gồm những
người có những đặc trưng khá đồng nhất về địa vị xã hội và thu nhập; và mẫu
cũng bao gồm những người ăn ở ngoài với một tần suất nào đó (Clark và Wood,
1998). Những nghiên cứu sâu hơn với những tiêu chuẩn chính xác, cụ thể sẽ giúp
đưa ra các khuyến nghị chính xác hơn.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu khoa học
marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tín SEM, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia TPHCM.
Tài liệu Tiếng Anh
Appiah-Adu, K., Fyall, A. và Singh, S. (2000), “Marketing culture and customer
retention in the tourism industry”, The Service Industries Journal, Vol. 20 No. 2,
trang 95-113.
Areni, C.S. và Kim, D. (1993), “The influence of background music on
shopping behaviour: classical versus top-40 music in a wine store”, in
McAlister, L. và Rothschild, M.L. (Eds), Advances in Consumer
Research, Association for Consumer Research, Provo, UT, trang 336-40.
Babin, B.J., Lee Y., Kim E., và Griffin M. (2005), “Modeling consumer
satisfaction and word-of-mouth: restaurant patronage in Korea”, Journal of
Services Marketing, Vol. 19 No. 3, trang 133-139.
Baker, J. (1987), “The role of the environment in marketing services: the
consumer perspective”, in Czepiel, J., Congram, C.A. và Shanahan, J.(Eds),
The Services Challenge: Integrating for Competitive Advantage, American
Marketing Association, Chicago, IL, trang 79-84.
Barber, N. và Scarcelli, J.M., (2010), “Enhancing the assessment of tangible
service quality through the creation of a cleanliness measurement scale”,
Managing Service Quality, Vol. 20 No. 1, trang 70-88.
Bitner, M. (1992), “Servicescapes: the impact of physical surroundings on
customers and employees”, Journal of Marketing, Vol. 56 No. 2, trang 57-
71.
64
Brunner, G.C. II (1990), “Music, mood and marketing”, Journal of Marketing,
Vol. 54 No. 4, trang 94-104.
Clark, M.A. và Wood, R.C. (1998), “Consumer loyalty in the restaurant industry
– a preliminary exploration of the issues”, International Journal of
Contemporary Hospitality Management, Vol. 10 No. 4, trang 139–144
Day, G.S. (1969), “A two-dimensional concept of brand loyalty”. Journal of
Advertising Research, Vol. 9, trang 29-35.
Goldsmith, R.E., Lafferty, B.A. và Newell, S.J. (2000), “The impact of corporate
credibility and celebrity credibility on consumer reaction to advertisements
and brands”, Journal of Advertising, Vol. 29 No. 3, trang 43-54.
Harris L.C. và Ezeh C. (2008), “Servicescape and loyalty intentions: an
empirical investigation”, European Journal of Marketing, Vol. 42 No. 3/4,
trang 390-422.
Hoffman, K.D. và Turley, L.W. (2002), “Atmospherics, service encounters
and consumer decision making: an integrative perspective”, Journal of
Marketing Theory and Practice, Vol. 10 No. 3, trang 33-47.
Hutton, J.D. và Richardson, L.D. (1995), “Healthscapes: the role of the facility
and physical environment on consumer attitudes, satisfaction, quality
assessments and behaviours”, Health Care Management Review, Vol. 20 No.
2, trang 48-61.
Jacoby, J. và Chestnut, R. (1978), Brand Loyalty Measurement and
Management, Wiley, New York, NY.
Jang, D. và Mattila, A.S. (2005), “An examination of restaurant loyalty
programs: what kinds of rewards do customers prefer?”, International
Journal of Contemporary Hospitality Management, Vol. 17 No. 5, trang 402-
408.
65
Jones, M.A. và Suh, J. (2000), “Transaction-specific satisfaction and overall
satisfaction: an empirical analysis”, Journal of Services Marketing, Vol. 14,
No.2, trang 147-159.
Kotier, P. (1973), “Atmospherics as a marketing tool”, Journal of Retailing,
Vol. 49 No. 4, trang 48-64.
Lockyer, T. (2003), “Hotel cleanliness: how do guests view it? Let us get
specific: a New Zealand study”, Hospitality Management, Vol. 22,trang 297-
305.
McMullan, R. và Gilmore, A. (2008), Customer loyalty: an empirical Study,
European Journal of Marketing, Vol. 42 No. 9/10, trang 1084-1094.
Milliman, R. (1986), “The influence of background music on the behaviour of
restaurant patrons”, Journal of Consumer Research, Vol. 13 No. 2, trang
286- 9.
North, A.C. và Hargreaves, D.J. (1996), “The effects of music on responses to a
dining area”, Journal of Environmental Psychology, Vol. 16, trang 55-64.
Oliver, R.L. (1997), Satisfaction: A Behavioral Perspective on the Consumer,
Irwin/McGraw-Hill, New York, NY.
Pritchard, M.P., Havitz, M.E. và Howard, D.R. (1999), “Analysing the
commitment-loyalty link In service contexts”, Journal of the Academy of
Marketing Science, Vol. 27 No. 3, trang 333-48.
Ryu, K. và Jang, S. (2008), “DINESCAPE: a scale for customers’ perception of
dining environments”, Journal of Food service Business Research, Vol. 11
No. 1, trang 2-22.
Sharma, A. và Stafford, T.F. (2000), “The effect of retail atmospherics on
customers’ perceptions of salespeople and customer persuasion: an
empirical investigation”, Journal of Business Research, Vol. 49, trang 183-
91.
66
Silvestro, R. và Johnston, R. (1990), “The determinants of service quality–
enhancing and hygiene factors”, Proceedings of the QUIS II Symposium, St
John’s University, New York, NY, July.
Stern, J. và Stern, M. (2000), “Next to godliness: the past days of cleanliness
have made a return”, Nation’s Restaurant News, Vol. 34 No. 2, trang 28.
Sweeney, J.C. và Wyber, F. (2002), “The role of cognitions and emotions in the
music-approach-avoidance behaviour relationship”, Journal of Services
Marketing, Vol. 16 No. 1, trang 51-69.
Threevitaya, S. (2003), “Factors that influenced the decisions of customers to
dine at selected restaurants in Bangkok, Thailand”, unpublished Master’s
thesis, University of Wisconsin-Stout, Menomonie, WI.
Tombs, A. và McColl-Kennedy, J.R. (2003), “Social-servicescape conceptual
model”, Marketing Theory, Vol. 3 No. 4, trang 447-75.
Turley, L. và Chebat, J.C. (2002), “Linking retail strategy, atmospheric design
and shopping behaviour”, Journal of Marketing Management, Vol. 18 No.
1-2, trang 125-44.
Uncles, M.D., Dowling, G.R. và Hammomd, K. (2003), “Customer loyalty and
customer loyalty programs”, Journal of Consumer Marketing, Vol. 20, No.
4, trang 294-316.
Wakefield, K.L. và Blodgett, J.G. (1996), “The effect of the servicescape on
customers’ behavioural intentions in leisure service settings”, Journal of
Services Marketing, Vol. 10 No. 6, trang 45-61.
Zeithaml, V.A., Berry, L.L. và Parasuraman, A. (1996), “The behavioural
consequences of service quality”, Journal of Marketing, Vol. 60 No. 2,
trang 31-46.
67
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu về đánh giá của Anh/Chị đối với
không gian phục vụ của nhà hàng và xu hướng trung thành đối với nhà hàng đó.
Xin Anh/Chị chú ý rằng không có trả lời nào là đúng hay sai. Các trả lời của
Anh/Chị đều có giá trị đối với nghiên cứu của chúng tôi.
C1.Xin vui lòng cho biết độ tuổi của Anh/Chị Mã Hướng dẫn
Dưới 18 tuổi 1 Ngưng
18 – 30 tuổi 2 Tiếp C2
31 - 45 tuổi 3 Tiếp C2
Trên 45 tuổi 4 Tiếp C2
C2.Xin vui lòng cho biết Anh/Chị thường đến
nhà hàng bao nhiêu lần trong một tháng
Mã Hướng dẫn
Dưới 2 lần/tháng 1 Ngưng
2 lần/tháng – 5 lần/tháng 2 Tiếp C3
Trên 5 lần/tháng 3 Tiếp C3
C3. Anh/Chị vui lòng cho biết nhà hàng nào Anh/Chị thích đến và đến
nhiều nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây
Tên
quán
Khu vực
(Cho biết tên đường,
quận / huyện của nhà
hàng)
Thiết kế quán
(1) Sân vườn, ngoài trời;
(2) Trong nhà, máy lạnh;
(3) Cả (1) và (2)
Phong cách
(1) Bình dân
(2) Sang trọng
(3) Lạ, ấn tượng
68
CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH
Ý kiến đánh giá của Anh/Chị về nhà hàngAnh/Chị đã đến nhiều nhất như phần liệt kê
tại C3 theo mức độ từ (1) “Hoàn toàn không đồng ý” đến (5) “Hoàn toàn đồng ý”
C4 Âm nhạc
1 Âm nhạc của nhà hàng hay 1 2 3 4 5
2 Thể loại, dòng nhạc thích hợp khung cảnh 1 2 3 4 5
3 Chất lượng âm thanh tốt 1 2 3 4 5
4 Âm lượng vừa phải, phù hợp 1 2 3 4 5
C5 Công tác vệ sinh
5 Sàn nhà, các lối đi sạch sẽ 1 2 3 4 5
6 Nhà vệ sinh sạch sẽ 1 2 3 4 5
7 Chén, đĩa, ly, … vệ sinh 1 2 3 4 5
8 Nhìn chung việc giữ gìn vệ sinh nhà hàng được thực hiện tốt 1 2 3 4 5
C6 Thông điệp thiết kế, bày trí
9 Nội thất của nhà hàng được trang trí thời trang hấp dẫn 1 2 3 4 5
10 Kiến trúc nội thất nhà hàng thể hiện cá tính hấp dẫn 1 2 3 4 5
11 Độ cao giữa ghế ngồi và bàn phù hợp, thoải mái 1 2 3 4 5
12 Chỗ để chân của ghế ngồi phù hợp 1 2 3 4 5
13 Nói chung nội thất của nhà hàng hấp dẫn 1 2 3 4 5
C7 Năng lực của nhân viên phục vụ
14 Nhân viên phục vụ phục vụ yêu cầu của bạn kịp thời 1 2 3 4 5
15
Nhân viên phục vụ hiểu và thực hiện đúng yêu cầu ngay từ
lần đầu tiên 1 2 3 4 5
16 Nhân viên phục vụ hiểu nhu cầu của bạn 1 2 3 4 5
17 Nhân viên phục vụ thể hiện sự tận tụy trong việc làm thỏa
mãn nhu cầu của bạn
18 Nhân viên phục vụ có khả năng giải quyết các vấn đề của
bạn
69
C8 Hình thức bên ngoài của nhân viên phục vụ
19 Nhân viên phục vụ dễ nhìn, thu hút 1 2 3 4 5
20 Nhân viên phục vụ lịch thiệp 1 2 3 4 5
21 Nhân viên phục vụ có ngoại hình đẹp 1 2 3 4 5
22 Nhân viên phục vụ xuất sắc 1 2 3 4 5
C9 Mức độ yêu thích/trung thành
23 Tôi sẽ nói những yếu tố tích cực của nhà hàng này cho người
khác biết
1 2 3 4 5
24
Tôi sẽ xem xét nhà hàng này như sự lựa chọn đầu tiên khi
chọn
nhà hàng
1 2 3 4 5
25 Tôi sẽ khuyến khích người thân, bạn bè đến nhà hàng này 1 2 3 4 5
26 Tôi sẽ đến nhà hàng này thường xuyên trong thời gian tới 1 2 3 4 5
27
Tôi sẽ vẫn đến nhà hàng này ngay cả khi có nhiều nhà hàng
khác rẻ hơn 1 2 3 4 5
70
THÔNG TIN BỔ SUNG
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
Họ và tên đáp viên: ………………………………………………….
Giới tính:
Chỗ ở hiện nay: ……………………………..……………………….
Nam: …… 1
Nữ: ………2
C10. Thu nhập trung bình của Anh/Chị Mã
< 5 triệu đồng 1
>=5 đến 10 triệu đồng 2
>=10 triệu đồng 3
C11. Nghề nghiệp của Anh/Chị Mã
Liên doanh, nước ngoài 1
Cán bộ, công nhân viên nhà nước 2
Kinh doanh tư nhân 3
Khác 4
C12. Mục đích đến nhà hàng của Anh/Chị thường là (có thể chọn
nhiều mục trả lời)
Mã
Giải quyết công việc 1
Ăn uống 2
Thư giãn 3
Thể hiện bản thân 4
Khác 5
71
Phụ lục 2: Hệ số tin cậy cronbach alpha
1. Thang đo âm nhạc
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
.856 4
Âm nhạc
Biến quan
sát
Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo
nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
AN1 10.0864 5.495 .724 .810
AN2 10.6955 5.099 .668 .832
AN3 10.6591 5.285 .679 .825
AN4 10.2864 5.119 .736 .801
2. Thang đo sự vệ sinh
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
.859 4
Sự vệ sinh
Biến quan
sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
VS1 9.8636 5.653 .684 .828
VS2 9.7773 5.206 .785 .784
VS3 9.7045 5.497 .744 .803
VS4 9.7636 6.190 .606 .858
72
3. Thang đo thiết kế, bày trí
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
.882 5
Thiết kế, bày trí
Biến quan
sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
TK1 13.0636 8.845 .674 .867
TK2 13.2500 8.033 .785 .840
TK3 13.1682 8.944 .719 .858
TK4 13.2818 7.929 .738 .853
TK5 13.3455 8.501 .683 .865
4. Thang đo năng lực nhân viên
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
.840 5
Năng lực nhân viên
Alpha = 0.879
Biến quan
sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
NV1 12.9455 8.892 .641 .809
NV2 13.2727 8.994 .660 .803
NV3 12.9318 9.425 .561 .830
NV4 13.2455 8.707 .655 .805
NV5 13.0227 8.817 .704 .791
73
5. Thang đo hình thức bên ngoài
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
.829 4
Hình thức bên ngoài
Biến quan
sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
HT1 10.5818 4.217 .696 .767
HT2 10.5455 4.450 .612 .804
HT3 10.5455 4.021 .760 .736
HT4 10.2727 4.382 .567 .826
6. Thang đo xu hướng trung thành
Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
.876 5
Xu hướng trung thành
Biến quan
sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
TT1 12.5455 9.153 .722 .845
TT2 12.5727 9.296 .706 .849
TT3 12.6591 9.404 .671 .857
TT4 12.6000 9.218 .712 .847
TT5 12.6591 9.066 .712 .847
74
Phụ lục 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA
1. Thang đo không gian dịch vụ
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance
Cumulativ
e %
1 9.428 42.855 42.855 9.428 42.855 42.855 3.303 15.013 15.013
2 1.864 8.473 51.328 1.864 8.473 51.328 3.186 14.482 29.495
3 1.631 7.415 58.743 1.631 7.415 58.743 3.165 14.385 43.880
4 1.449 6.586 65.328 1.449 6.586 65.328 2.998 13.629 57.508
5 1.109 5.041 70.370 1.109 5.041 70.370 2.829 12.861 70.370
6 .743 3.379 73.748
7 .687 3.124 76.872
8 .674 3.064 79.936
9 .598 2.718 82.654
10 .493 2.242 84.897
11 .480 2.184 87.081
12 .423 1.922 89.003
13 .383 1.741 90.744
14 .353 1.603 92.347
15 .308 1.400 93.747
16 .283 1.285 95.032
17 .257 1.168 96.200
18 .235 1.067 97.267
19 .186 .844 98.111
20 .172 .784 98.894
21 .128 .583 99.477
22 .115 .523 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
75
2. Xu hướng trung thành
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.339 66.788 66.788 3.339 66.788 66.788
2 .738 14.765 81.552
3 .414 8.283 89.836
4 .329 6.589 96.424
5 .179 3.576 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_khong_gian_dich_vu_den_xu_huong_trung_thanh_cua_khach_hang_tai_cac_nha_hang_o_tp._ho_c.pdf