MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Dự kiến đóng góp của đề án 2
5. Kết cấu của đề án . 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1. CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG VÀ VA TRÒ CỦA CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG 3
1.1.1. Khái niệm , đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng. 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Đặc điểm 3
1.1.2. Vai trò của cho vay theo hạn mức tín dụng 3
1.1.3. Cách xác định HMTD 4
1.2. NỘI DUNG CO BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG 6
1.2.1. Quy trình tín dụng 6
1.2.1.1. Quy trình tín dụng là gì ? 6
1.2.1.2. Một quy trình tín dụng cơ bản 7
1.2.1.2.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 9
1.2.1.2.2. Phân tích tín dụng 12
1.2.1.2.3. Quyết định tín dụng 14
1.2.1.2.4. Giải ngân 16
1.2.1.2.5. Giám sát , thu nợ và thanh lý tín dụng. 16
1.2.1.3. Ý nghĩa của quy trình tín dụng: 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY THEO HMTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB- CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT. 20
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIB- CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 20
2.1.1. Những hiểu biết chung về ngân hàng TMCP quốc tế VIB 20
2.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của ngân hàng TMCP quốc tế VIB 20
2.1.1.2. Các sản phẩm chủ yếu của VIB 21
2.1.1.3. Các mạng lưới chi nhánh của ngân hàng TMCP quốc tế VIB 22
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của ngân hang TMCP quốc tế VIB 24
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây của ngân hàng TMCP quốc tế VIB-chi nhánh Lý Thường Kiệt. 25
2.1.2.1. Hoạt động huy đông vốn 25
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 27
2.1.2.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây 27
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HMTD CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB 29
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt 29
2.2.1.1. Tình hình doanh số cho vay theo hạn mức tín dụng 29
2.2.1.2. Tình hình dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng 31
2.2.1.3. Quy trình cho vay theo hạn mức tin dụng đối với một khách hàng 32
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HMTD CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 34
2.3.1. Những kết quả đạt được 34
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt 35
2.3.2.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: 35
2.3.2.2. Nguyên nhân từ ngân hàng: 36
2.3.2.3. Những cản trở từ môi trường vĩ mô: 36
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY THEO HMTD TAI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT. 37
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜN KIỆT. 37
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 37
3.2.1. Xây dựng chiến lược Marketting Ngân hàng 37
3.2.2. Phòng dịch vụ khách hàng của chi nhánh cần xây dựng một chiến lược khách hàng lâu dài 38
3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng phục vụ cho hoạt động ngân hàng . 39
3.2.4. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như tư cách đạo đức cho cán bộ nhân viên chi nhánh. 41
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VIB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u khi kết thúc một giai đoạn
1 - Lập hồ sơ đề
nghị cấp tín
dụng.
- Khách hàng đi vay
cung cấp.
- Tiếp xúc, phổ biến và
hướng dẫn lập hồ sơ
cho khách hàng.
- Hoàn thành bộ hồ
sơ để chuyển sang
bộ phận phân tích.
2 - Phân tích tín
dụng.
- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn 1 chuyển sang.
- Các thông tin bổ sung tử phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ…
- Tổ chức thẩm định về
các mặt tài chính và phi chính do các cá nhân
hoặc bộ phận thẩm định
thực hiện.
- Báo cáo kết quả
thấm định để chuyển sang bộ phận có
thẩm quyền và quyết định cho vay.
3 - Quyết định
tín dụng
- Các tài liệu và thông tin
từ giai đoạn 2 chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định.
- Các thông tin bổ xung.
- Quyết định cho vay
hoặc từ chối của cá nhân hoặc hộ được giao quền
phán quyết.
- Quyết định cho vay hoặc từ chối.
- Tiến hành các thủ
tục pháp lý như ký
hợp đồng tín dụng,
các hợp đồng khác.
4 - Giải ngân
- Quyết định cho vay và
các hợp đồng liên quan.
- Các chứng từ làm cơ sở giải ngân.
- Thẩm định các chứng
từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
- Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi cho
khách hàng hoặc
chuyển trả cho đơn
vị cung cấp.
5 - Giám sát, thu
nợ và thanh lý
tín dụng.
- Các thông tin từ nội bộ
ngân hàng.
- Các báo cáo tài chính
theo định kỳ.
- Các thông tin khác.
- Phân tích hoạt động tài khoản, các báo cáo tài
chính, kiểm tra cơ sở
của khác hàng.
- Thu nợ
- Lái xét và xếp hạng
- Thanh lý tín dụng.
- Báo cáo kết quả
giám sát và đưa ra
các giải pháp xử lý.
- Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng.
Cách phân đoạn như trên tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện. theo sơ đồ trên, các giai đoạn có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau. Giau đoạn thứ nhất tạo nguồn thong tin khởi đầu cho giao dịch của khách hàng với ngân hàng, hình thành những cơ sở pháp lý ban đầu cho quan hệ tín dụng sau này. Giai đoạn thứ hai đặc biệt quan trọng, bởi vì một khách hàng / khoản tín dụng được định hình và định tính thỏa đáng hay không chủ yếu là trong giai đoạn này. Tuy nhiên, có thể thấy giai đoạn quyết định tín dụng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng nhất trong quá toàn quá trình tín dụng. Ra quyết định tín dụng chính xác giúp cho nhà ngân hàng tránh được những bất trắc hoặc thiệt hại ngoài mong đợi có thể xảy ra sau này. Giai đoạn thực hiện khi ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng cho khách hàng. Đây là giai đoạn thể hiện hàng loạt các thao tác nghiệp vụ ở các vị trí khác nhau tại ngân hàng. Tại các giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều và kết quả của giai đoạn ba và trình độ tác nghiệp và kiểm soát của nhân viên và nhà quản trị ngân hàng.
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Một khoản tín dụng chỉ được cấp một khi ngân hàng đã tin tưởng chắc chắn vào thái độ sẵn sàng trả nợ của khách hàng. Để có được một quyết định chính xác về việc cấp tín dụng ha không, ngân hàng phải phân tích hàng loạt các nguồn thông tin có liên quan, và nguồn sơ khởi đầu tiên có được là lấy từ hồ sơ đề nghị cấp tín dngj. Xét về mặt kinh tế, mặc dù quan hệ tín dụng chưa hình thành, nhưng đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để quan hệ tín dụng được thiết lập một cách lành mạnh. Xét về mặt thủ tục hành chính, thì đây là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sư có nhu cầu về vốn tín dụng, cũng như chứng minh được tính hợp pháp về nhân than khách hàng và tính tự nguyện xin cấp tín dụng của khách hàng. Số lượng giấy tờ trong hồ sơ được lập ở giai đoạn này phụ thuộc và các yếu tố:
Loại khách hàng: Ngân hàng thường phân biệt hai nhóm khách hàng:
Khách hàng đã thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng hay khách hàng quan hệ lần đầu. Thông thường, khách hàng quan hệ lần đầu với ngân hàng cần phải cung cấp một số lượng đáng kể dữ liệu thông tin về bản thân.Tuy nhiên, loại chủ thể đề nghị cấp tín dungjcungx ảnh hưởng rất lớn đến số lượng giấy tờ trong hồ sơ tín dụng là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu khách hàng là cá nhân vấn đề sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với khách hàng là doanh nghiệp khi bàn về giấy tờ xác nhận tính pháp lý cua nhân thân khách hàng và tính hợp phaspcuar hành vi giao dịch với ngân hàng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, các giấy tờ loại này phụ thuộc vào loại hình tổ chức doanh nghiệp, như công ty tư nhân, hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hoặc công ty liên doanh, doanh nghiệp Nhà nước, Tổ hợp tác…
Loại và kỹ thuật cấp tín dụng: Mỗi loại hay kỹ thuật cấp tín dụng được áp
dụng trong hoàn cảnh cụ thể với những công cụ kiểm soát khác nhau, vì vậy lượng thông tin cũng thay đổi theo. Thông thường đối với loại kỹ thuật nào tiềm ẩn rủi ro cao, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin trong hồ sơ vay nhiều hơn.Các khách hàng còn khác nhau về độ tín nhiệm đối với ngân hàng. Vì vậy khách hàng có độ tín nhiệm chưa cao, hoặc kỹ thuật chưa an toàn thì ngân hàng sẽ áp dụng loại tín dụng bảo đảm.
Qui mô nhu cầu tín dụng: Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng còn phụ thuộc vào
quy mô nhu cầu về vốn tín dụng của khách hàng. Yêu cầu thông tin từ hồ sơ tín dụng sẽ tăng lên khi qui mô vốn tín dụng sẽ được cấp lớn hơn.
Những thông tin mà khách hàng phải cung cấp có thể phân chia thành bốn
nhóm như sau:
1. Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng.
Những tài liệu chunwngs minh khả năng hấp thụ vốn tín dụng và khả năng hoàn trả vốn tín dụng của khách hàng.
Những tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng đặc thù.
Bên cạnh đó, luôn có giấy tờ đề nghị cấp tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng
đặc thù.
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
i - Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân như: giấy phép thành lập , đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc…, điều lệ hoạt động. Các giấy tơ này phải phù hợp với các quy định trong luật hiện hành.
ii - Giấy đề nghị vay vốn.
iii - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay trả nợ.
iv - Báo cáo tài chính thời điểm gần nhất.
v - Hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh cùng các giấy tờ có liên quan đến sơ hữu tài sản đảm bảo.
vi - Các giấy tờ liên quan khác.
Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tang của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể đẫn đển rủi ro cho ngân hàng và tien lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về loại rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó có nhận thức đúng về thái độ của khách hàng.
Các thông tin làm cơ sở để phân tích tín dụng: Nguồn thông tin có thể nhận
được từ :
- Hồ sơ đề nghị cung cấp tín dụng của khác hàng
- Hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng, hoặc từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, đặc biệt từ trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của hệ thống các định chế tài chính trung gian.
- Các cơ quan chức năng như thuế , pháp luật ….
- Các ấn bản kinh tế và báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Trực tiếp phỏng vấn khác hàng cũng như nhân viên của họ.
Những yếu tố ảnh hưởng tới cuộc phỏng vấn:
Khách hàng đã quan hệ giao dịch hay mới quan hệ lần đầu.
Lĩnh vực kinh doanh mới hay lĩnh vục kinh doanh truyền thống.
Thông tin có trước về khác hàng ( như kế hoạch kinh doanh…).
Mục đích tài trợ: ảnh hưởng tới cách phỏng vấn.
Qui mô đè nghị tài trợ: ảnh hưởng tới thời gian tiến hành phỏng vấn.
Địa điểm phỏng vấn: cuộc phỏng vấn có thể tiến hành tại ngân hành hoặc tại nhà của khách hàng hay tại cơ sở kinh doanh, hoặc taijmootj địa điểm công cộng địa phương, tùy thuộc mức độ tiên ích và thỏa ái khi tiến hành cuộc phỏng vấn.
Mức thời gian qui định để giải quyết. Các nhân viên ngân hàng chuẩn bị và tiến hành phỏng vấn trong một thời gian định mức thẩm định được qui định trước cho từng loại khách hàng và loại cho vay.
Yếu tố nhân viên phỏng vấn. Các nhân viên ngân hàng tiến hành phỏng vấn và đạt kết quả không giống nhau. Điều đó có thể được lý giải bởi khả năng, cũng như kinh nghiệm của người tiến hành phỏng vấn. Vì thế, trong thực tế có một só nhân viên được giao nhiệm vụ nay chứ không phải mọi nhân viên cho vay đều làm công tác này.
Những cạm bẫy tiềm ẩn khi phỏng vấn:
Khó khăn khi diễn đạt các ý tưởng thanhg lời
Môi trường thực tế không phù hợp / không tiện lợi
Giải thích / hiểu sai sự cảm nhận của bản thân
Tác động hào quang của khách hàng
Người tiếp chuyện đi quá nhanh đẻ kết thúc
Người được phỏng vấn đặt kết hoạch trước
Định kiến hoặc giữ kẽ.
Nội dung phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng được chia ra làm hai lĩnh vục: phân tích phi tài chính và phân tích tài chính đối với khách hàng .
Phân tích phi tài chính là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan liên quan tới vấn đề tài chính của khách hàng một cách trực tiếp. Đó là, phân tích, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đè nghị cấp, phân tích tính cách của khách hàng ……
Phân tích tài chính là phân tích hiên trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng những trường hợp xấu có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Thực chất , phân tích tài chính trong phân tích tín dụng chính là xác định các yếu tố về số lượng của nhu cầu vay vốn tín dụng.
Mục tiêu của phân tích tín dụng như đã nêu trên dự kiến những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản tín dụng sẽ cấp. Vì vậy, sau khi phân tích cần phải xếp hạng rủi ro của DN theo những tiêu trí nhất định cà thường được lượng định bằng cách cho điểm các tiêu chí. Như rủi ngành kinh doanh của khách hàng, rủi rao thực hiện hợp đồng thương mại…
Tổ chức phân tích tín dụng : Có hai cách tổ chức phân nhiệm.
- Cách thứ nhất là giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ các nội dung phân tích
- Cách thứ hai là chuyên môn hóa các nội dng phân tích, và giao cho những chuyên gia đảm trách phân tích từng mảng chuyên môn riêng của mình.
Quyết định tín dụng
Cơ sở để ra quyết định tín dụng: Ngoài các thông tin được chuyển giao tù giai
đoạn trước chuyển sang, người ra quyết định còn phải dựa vào những cơ sở sau:
- Thông tin cập nhật từ thị trường, cơ quan có liên quan.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng, nhữngqui định hoạt động tín dụng của nhà nước.
- Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định.
- Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng.
Thông thường ngân hàng chỉ tiến hàng thẩm định bảo đảm tín dụng khi xét thấy có thể chấp thuận yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng, đơn giản chỉ vì chi phí cho nghiệp vụ này tương đối lớn gây tốn kém cho cả ngân hàng và khách hàng. Qui trình thẩm địnhvà nhận bảo đảm tín dụng sẽ được nghiên cứu ở chương sau.
Quyền phán quyết tín dụng: Thường người ra quyết định tín dụng là những nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm và có uy tín tại ngân hàng. Có thể tập trung quyền ra quyết định tín dụng cho một người hoặc một nhóm. Cách này chỉ thích hợp với các ngân hàng nhỏ, khách hàng không quá nhiều và đội ngũ nhân sự có trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm. Cách thứ hai, thường gặp trong hoạt động tín dụng ngày nay là cách phân quyền bằng quy định các mức phán quyết tín dụng cho từng loại nhân viên. Mức phán quyết là mức tín dụng tối đa mà một nhân viên tín dụng dược quyền quyết định cho vay. Mức phán quyết phụ thuộc vào:
Kinh nghiệm của nhân viên.
Thời hạn cấp tín dụng.
Loại cho vay, chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, có đảm bảo / không có đảm bảo.
Đồng tiền cấp ( nội tệ hay ngoại tệ ).
Đối với cách phân quyền này nhà quản trị phải xác định rõ trình độ và kinh nghiệm của các nhân viên tham gia vào giai đoạn này. Từ đó qui định số tiền tối đa mà họ có quyền ra quyết định tín dụng. Mức phán quyết tăng lên theo trình độ và kinh nghiệm của nhân viên. Phân quyền phán quyết sẽ phát huy tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các nhân viên, giảm sức ép lên nhà quản trị, giảm thời gian lưu giữ hồ sơ, tạo cơ sở kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cần phải phân biệt rõ ràng trách nhiệm khác nhau giữa người ra quyết định tín dụng với người đại diện ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Người ra quyết định tín dụng phải chịu trách nhiệm về tính dung đắn, hợp lý của các yếu tố có liên quan đến khoản tín dụng sẽ được cấp như: mục đích, số tiền thời hạn, điều kiện giải ngân, cách thu nợ… Còn người ký kết hợp đồng tín dụng là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng ( Tổng giám đốc, Giám đốc) để ký vào văn bản xác lập các nghĩa vụ và quyền hạn của hai bên trong quan hệ tín dụng.
Giải ngân
Giải ngân: Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng.
Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tín dụng gắn liền vận độngcủa hàng hóa. Hay nói một cách khác, việc phát tiền vay phải có hàng hóa đối ứng, phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng. Mặc dù giải ngân là cấp tiền cho người đi vay, nhưng phương thức giả ngân phụ thuộc vào nội dung các cam kết của hợp đồng tín dụng. Theo tính chất nghiệp vụ, giải ngân có thể chia làm hai loại:
Thứ nhất – giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần túy.
Thứ hai – giải ngân là quyết định cho vay phụ kèm theo với việc cấp tiền
Giám sát , thu nợ và thanh lý tín dụng.
Giai đoạn này chủ yếu gồm :
- Giám sát tín dụng.
- Thu nợ.
- Tái xét tín dụng và phan hạng tín dụng.
- Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề
Giám sát tín dụng : Mục tiêu của giám sát là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng, bao gồm:
Khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không?
Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng.
Theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những ứng xử thích hợp.
Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận/ cá nhân có liên quan tại ngân hàng.
Phương phá giám sát rất đa dạng. Thông thường ngân hàng áp dụng một số biện pháp sau:
Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ.
Viếng thăm và kiểm soát điạ điểm hoạt động kinh doanh/ nơi cư trú của khách hàng đi vay.
Kiểm tra các bảo đảm tiền vay.
Giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệ với các khách hàng khác.
Giám sát qua những thông tin khác.
Thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ như trong cam kết theo hợp đồng. Tùy theo tính chất mà có nhiều phương pháp thu nợ khác nhau.
Thu nợ gốc và lãi một lần ở kỳ hạn trả nợ cuối cùng ( ngày đáo hạn)
Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ
Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn
Thủ tục nghiệp vụ thu nợ: Thường ngân hàng se theo dõi lịch trả nợ theo các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trước ngày đáo hạn trả nợ ( thường 3-5 ngày ) ngân hàng thường thông báo cho khách hàng biết số tiền phải thanh toán và ngày thanh toán. Việc thông báo có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Thông báo bằng thư qua bưu điện
- Thông báo trực tiếp
- Thông báo bằng điện thoại
- Thông báo qua mạng máy tính
Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng: Tái xét tín dụng thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp. Mục tiêu của xem xét lại tín dụng là đánh giá chất lượng tín dụn, nhằm phát hiện các rủi to để có hướng xử lý kịp thời.
Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề: Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và áp dụng những biện pháp khắt khe để nhanh chóng thu hồi nợ đầy đủ. Trước khi áp dụng các biện pháp xử phạt ngân hàng sẽ lập công văn thông báo cho khách hàng. Đối với những khoản nợ có vấn đề ngân hàng cần qui định một quy trình xử lí cụ thể, riêng biệt nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tựu chung có hai hướng chính để giả quyết: khai thác đối với những khoản nợ còn khả năng thu hồi và thanh lý đối với những khoản nợ không còn khả năng thu hồi.
Ý nghĩa của quy trình tín dụng:
Qui trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp
tại ngân hàng.
Dựa vào qui trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánh cho
phù hợp với những quy định của Luật pháp và đản bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, có thể nói quy trình tín dụng là quy phạm nghiệp vụ bắt buộc
thực hiện trong nội bộ một ngân hàng và thường được in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
Qui trình tín dụng còn là co sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều
chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn.
THỰC TRẠNG CHO VAY THEO HMTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ- VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT.
KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ- VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT
Những hiểu biết chung về Ngân hàng TMCP Quốc tế -VIB
Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế- VIB
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 18/9/1996, VIB Bank đi vào hoạt động sau 2 năm chuẩn bị với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ. Năm 1997-1998 là giai đoạn rất khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Ngân hàng đối mặt với khó khăn do số vốn nhỏ, đội ngũ cán bộ nhân viên mới, non kinh nghiệm, khách hàng ít. Mặt khác, việc thanh toán xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước có người Việt định cư không thuận lợi như mong đợi. Tuy nhiên, VIB Bank đã xây dựng và ổn định bộ máy để phát triển, và luôn xác định rõ nguyên tắc đó là: xây dựng hợp tác lãnh đạo nhất quán, xây dựng các chuẩn mực quốc tế, xây dựng giao diện rõ ràng giữa Ban lãnh đạo và HĐQT để tất cả cùng có chung một mục đích, một định hướng. Từ năm 2002 đến nay là thời kỳ phát triển vượt bậc của Ngân hàng Quốc tế. Từ một ngân hàng nhỏ, ít người biết, sau 4 năm, VIB Bank đã trở thành một trong 5 ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Đến thời điểm này, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế có trên 100 đơn vị kinh doanh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và mạng lưới 37 Tổ công tác tại 35 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Với phương châm “Luôn gia tăng giá trị cho bạn!”, Ngân hàng Quốc Tế không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và của các cổ đông.
Các sản phẩm chủ yếu của VIB
Chương trình khuyến mại: Gần đây VIB có rất nhiều chương trình khuyến mại như:
- Chương trình ưu đãi đặc biệt khi mua vé máy bay Vietnam Airlines qua VIB4U
- Gửi tiền lãi cao - Tặng tiền mặt lớn
- Chương trình khuyến mãi “THÁNG TRI ÂN KHÁCH HÀNG”
- Tài chính an tâm, Sức khỏe tràn đầy
- …………………….
Sản phẩm tiêu biểu:
- Tiết kiệm thông thường
- Cho vay trả góp mua nhà đất
- Cho vay mua ô tô
- Cho vay cá nhân kinh doanh
- …………………….
Sản phẩm tiền gửi
- Tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiết kiệm thông thường
- Tiết kiệm lũy tiến
- Tiết kiệm vàng
- Tài khoản tiết kiệm E savings không kỳ hạn
Sản phẩm tiền vay
- Bảo lãnh cá nhân trong nước
- Cho vay du hoc úc
- Thấu chi tài khoản
- Cho vay đàu tư kinh doanh BĐS
- Ngôi nhà tích luỹ
- Cho vay cầm cố, kinh doanh chứng khoán……….
Các mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Quốc tế- VIB
Bảng 2.1: Mạng lưới chi nhánh tại các miền trên cả nước
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
1.Thành phố Hà Nội
1. Thành phố Đà Nẵng
1.Thành phố Hồ Chí Minh
2.Thành phố Hải Phòng
2.Tỉnh Thừa thiên -Huế
2.Thành Phố Cần Thơ
3.Tỉnh Vĩnh Phúc
3. Tỉnh Khánh Hòa
3.Tỉnh Bình Dương
4.Tỉnh Hải Dương
4. Tỉnh Nghệ An
4.Tỉnh Đồng Nai
5.Tỉnh thái Bình
5.Tỉnh Quảng Ngãi
5.Tỉnh An Giang
6.Tỉnh Pú Thọ
6.Tỉnh Thanh Hóa
6.Tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu
7.Tỉnh Thái Nguyên
7. Tỉnh Daklak
7.Tỉnh Kiên Giang
8.Tỉnh Bình Định
8.Tỉnh Tây Ninh
9.Tỉnh Lâm Đồng
9.Tỉnh Đồng Tháp
10.Tỉnh Cà Mau
Bảng 2.2: Danh sách một số ngân hàng có quan hệ đại lý với VIB
Quốc gia
Ngân hàng
Mã SWIFT
1. AUSTRALIA (Úc)
1. Citibank N.A., Sydney
2. St. George Bank Ltd, Sydney
CITIAUSX
SGBLAU2S
2. AUSTRIA (Áo)
3. Citibank N.A., Vienna
CITIATWX
3. BELGIUM (Bỉ)
4. ABN AMRO Bank, Brussel
5. Fotis Bankques H.O Brussel
6. Citibank, Brussels
ABNABEBR
GEBABEBB36A
CITIBEBX
4. BULGARIA (Bun ga ry)
7. Citibank, Sofia
CITIBGSF
5. CANADA (Ca na da)
8. Citibank Canada, Toronto
9. HSBC Bank Canada, Toronto
CITICATT
HKBCCATT
6. CHINA (Trung Quốc)
10. China Everbright Bank H.O Bejing
11. Citibank, SHANGHAI
12. Huaxia Bank HO
13. Standard Chartered Bank, Shanghai
14. Shenzhen Development Bank Co., Ltd, Shenzhen
EVERCNBJ
CITICNSX
HXBKCNBJ
SCBLCNSX
SZDBCNBS
7. CZECH REPUBLIC (Cộng hòa Séc)
15. Ceska Narodni Banka, Prague
16. Citibank A.S. Praha, Prague
CNBACZPP
CITICZPX
8. DENMARK (Đan Mạch)
17. ABN AMRO Bank N.V, Copenhagen
18. Citibank, Copenhagen
ABNADKKK
CITIDKKX
9. EGYPT (Ai Cập)
19. Citibank, Cairo
CITIEGCX
10. FINLAND (Phần Lan)
20. Citibank, Helsinki
21. Aktia Savings Bank, Helsinki
CITIFIHX
HELSFIHH
11. FRANCE (Pháp)
22. Natexis Banques Populaires, Paris
23. Citibank, Paris
BFCEFRPP
CITIFRPP
12. GERMANY (Đức)
24. Bankgesellchaft Berlin Aktiengesellchaft
25. Deutsche Bank AG, Frankfurt
AM Main.
…………………….
BEBEDEBG
DEUTDEFF
DRESDEFF
CITIDEFF
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Quốc tế VIB
Cơ cấu quản lý tốt sẽ đảm bảo cho tổ chức hoạt động ổn định và đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của ngân hàng:
Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
Cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng Quốc tế.
Hội đồng quản trị: bao gồm các thành viên chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy
viên
Ban kiểm soát: các thanh vien cua ban kiểm soát là do đại hội cổ đông bầu
ra với ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận của các cổ đông dự họp.
Hoạt động trao đổi thông tin giữa ngân hàng quốc tế với các cổ đông và nhà đầu tư.
Ủy ban quản lý tài sản nợ - có
Ủy ban tín dụng
Ban điều hành
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây tại Ngân hàng Quốc tế- VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt.
Hoạt động huy đông vốn
Tuy điều kiện huy đông vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như tỉ lệ lạm phát ở mức cao (12.63%) đã gây tâm lý không muốn gửi tiền vào ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tawg từ 1,5-2 lần làm tăng chi phí huy động vốn thị trường chứng khoán , thị trường bất động sản và vàng cạnh tranh trực tiếp trong việc huy động vốn của Ngân hàng Quốc tế vẫn tăng trưởng ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng. Cùng với việc mở rộng mang lưới chi nhánh và đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp, với thương hiệu Ngân hàng Quốc tế và các chương trình khuyến mại, với tính linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động của các khối kinh doanh đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm qua. Ngoài việc ra đời khối khách hàng DN lớn và DN có vốn đầu tư nước ngoài (BC&FDI) đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các định chế tài chính góp phần nâng tổng tài sản lên 39.305 tỷ đồng.
Đến 31/12/2007 , tổng nguồn vốn huy động đạt 37.122 tỷ đồng, tăng 143% so với cuối năm 2006. Trong đó, huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 17.686 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 96% so với cuối năm 2006, tăng hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành. Huy động từ dân cư đạt 13.015 tỷ đồng chiếm 73.59% và huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 4.671 tỷ đồng chiếm 26.41%.
Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng cũng phá triển mạnh đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho toàn hệ thống. Uy tín của Ngân hàng Quốc tế trên thị trường liên ngân hàng được các ngân hàng đánh giá tốt, thể hiện qua việc các ngân hàng cấp hạn mức giao dịch cho Ngân hàng Quốc tế cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, hoạt động của Ngân hàng Quốc tế trên thị trường liên ngân hàng cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn, tạo điều kiện phát triển mạnh hơn nữa trong các năm sau.
Thị trường vốn năm 2008 có nhiều biến động bất thường, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém. Hơn 8 tháng đầu năm 2008, nguồn vốn khan hiếm và đắt đỏ. Lãi suất thị trường liên ngân hàng và thị trường mở có thời điểm lên trên 30%/ năm, lãi suất tiết kiệm lên đến 20% năm ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn , cho vay và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra 33 quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt đẻ phù hơp với thị trường, triển khai hàng loạt chương trình tiếp thị, khuyến mại, triển khai 4 sản phẩm huy động vốn mới. Vì vậy VIB vừa dảm bảo tính thanh khoản vừa tiếp tục tăng trưởng về nguồn vốn huy động. Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 23.958 tỷ đồng tăng 24.61% so với thời điểm cuối năm 2007 và cao hơn mức tăng trưởng 15.3% của toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời với sự tăng trưởng về nguồn vốn, VIB đã duy trì và phát triển được một lượng khách hàng lớn trong năm qua, tính đến 31/12/2008, tổng số khách hàng đang có giao dịch tiền gửi tại VIB tăng 2807% so với năm 2007.
Hoạt động sử dụng vốn
Cơ cấu sử dụng vốn họp lý, phù hợp với cơ cấu huy động vốn, bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Nguồn vốn của VIB được phân bổ trên cơ sở đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu kinh doanh của hệ thống. Tổng dư nợ của ngân hàng đến thời điểm 31/12/2007 đạt 16.611 tỷ đồng, tăng 86.7% so với năm 2006 và chiếm 87% so với tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, trong đó, dư nợ trung và dài hạn chiếm 39% tổng dư nợ. Đầu tư vào các chúng từ có giá đạt 6.676 tỷ đồng, gấp 2046 lần so với cuối ngăn 2006 vad tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng đạt 12.846 tỷ đồng, gấp 2.5 lần so với cuối năm 2006. Lợi nhuận từ tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng đạt 49.7 tỷ đồng, gấp 2.8 làn so với năm 2006.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, Ngân hàng VIB đã bắt đầu chuyển dịch vốn đầu tư sang các DN. Để có đánh giá chính xác, ta xem bảng số liệu sau:
Bảng2.3: Kết quả dư nợ đối với các DN tại Ngân hàng VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt:
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng dư nợ
3.453.191
100
2.959.671
100
2.702.571
100
A. Phân theo thời gian
- Ngắn hạn
- Trung hạn
- Dài hạn
2.228.793
607.036
577761
64,55
17,6
16,8
1.794.403
421.171
744.096
60,63
14.3
25,2
1.469.388
475.242
757.939
54,4
17,6
28,1
B. Phân theo thành phần kinh tế
- DNNN
- DNNQD
- HTX
- Tư nhân cá thể
1.167.349
1.133.558
93.056
1.056.676
33,8
32,9
2,7
30,6
1.067.132
1.504.927
25.791
361.819
36,1
50,9
0,9
12,3
900.199
1.422.283
25.803
354.284
33.3
52,6
1,0
13,1
C. Phân loại theo tiền
- Nội tệ
- Ngoại tệ
2.418.401
1.034.249
70
30
2.146.292
802.378
72,6
27,1
2.248.081
454.490
83,2
16,8
( Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của Ngân hàng VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt- Hà Nội)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng VIB có xu hương giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007, tổng dư nợ tín dụng đạt 3.453.191 triệu đồng, năm 2008 2.959.671 đạt triệu đồng, năm 2009 đạt 2.702571 triệu đồng. Dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Bên cạnh đó, dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ.Sở dĩ dư nợ qua 3 năm giảm như vậy là do:
+ Công tác đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn tốt hơn rất nhiều, do đó khi đến hạn các khoản cho vay hầu hết đều thu được, số món cơ cấu lại nợ ít hơn.
+ Ngay từ đầu năm Ngân hàng VIB đã thực hiện chủ trương mở rộng tín dụng phải an toàn, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, sàng lọc khách hàng, do đó trong năm 2008 dư nợ giảm 493.520 trđ so với năm 2007, tỷ lệ giảm 14,29%, năm 2009 dư nợ giảm 257.100 trđ so với năm 2005, tỷ lệ giảm 9.5%.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HMTD CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ- VIB
Thực trạng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế- VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt
Tình hình doanh số cho vay theo hạn mức tín dụng
Bảng 2.4 : Doanh số cho vay theo hạn mức tín dụng
Đơn vị : số DN
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số lượng DN
500
850
2.967
Số lượng DN tăng so với năm trước đó
318
350
2.117
( Nguồn : ngân hàng VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt _HN )
Biểu đồ 2.5: Số lượng khách hàng DN của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng các DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng khá đều đặn trong những năm 2007 về trước và đặc biệt tăng vào năm 2009. Năm 2007, số lượng khách hàng mới là 318 DN, sang năm 2008 tăng lên là 350 DN. Nhưng trong năm 2009, số lượng khách hàng mới là 1.295 DN. Điều này có thể lý giải bởi chính sách “cho vay theo hạn mức tín dụng” trong năm 2009 đã giúp các DN có thể giải tỏa được cơn khát vốn của mình.Chính vì vậy, số lượng các DN có quan hệ tín dụng với Ngân hàng đã tăng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện sự mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng là rất nhanh chóng, chứng tỏ chi nhánh đã rất quan tâm đến việc mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng, thấy được tiềm năng của nó và đã có các chính sách thu hút, mở rộng việc cho vay theo HMTD.
Thực trạng của cho vay theo HMTD trên cả nước cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay tín dụng của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng VIB nói riêng.
Tình hình dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng
Bảng 2.6 : Số liệu tình hình dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2007
2008
2009
Tổng dư nợ tín dụng
3.453.191
2.959.671
2.720.571
Dư nợ cho vay theo HMTD
1.167.349
1.067.132
900.199
Tỷ trọng (%)
33.8
36.05
33.08
(Nguồn ngân hàng VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt)
Biểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ cho vay theo HMTD
Nhận xét: Qua bảng số liệu cùng biểu đồ trên ta có thể nhận xét như sau: Năm 2007 dư nợ là 1.167.349 triệu Đ, năm 2008 dư nợ là 1.067.132 triệu Đ, năm 2009 dư nợ là 900.199 triệu Đ. Tỷ trọng cho vay các DN trong tổng dư nợ tín dụng của NH năm 2007 là 33.8%, năm 2008 là 36.05% và năm 2009 là 3308%. Mặc dù tỉ trọng cho vay năm 2009 giảm nhưng ngân hàng vẫn chú trọng cho các DN vay. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng cho vay theo HMTD.
Ngân hàng VIB đã thực hiện cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ Ngân hàng hiện đại cho mọi thành phần kinh tế, trong đó hướng tới chiến lược mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng.
Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng, mặc dù dư nợ của cho vay theo HMTD có biến động qua các năm nhưng vẫn chưa chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay ra nền kinh tế ( dư nợ cho vay theo HMTD luôn < 50%). Thực tế trong quy định cho vay, bắt buộc vốn tự có của khách hàng tối thiểu có là 30% trong tổng nhu cầu vốn. Mặt khác, khách hàng chỉ được vay khi giá trị của khoản vay không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Quy trình cho vay theo hạn mức tin dụng đối với một khách hàng
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
khả năng sử dụng vốn vay
khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:
Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng,
dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía
khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HMTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ- VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT
Những kết quả đạt được
- Ngân hàng VIB nhận thấy tầm quan trọng của cho vay theo HMTD đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Vì vậy đã tập trung hoạt động mở rộng cho vay theo HMTD, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng hàng năm.
- Một trong những thành công của chi nhánh trong năm qua đó là: đã mở rộng cho vay theo HMTD, chất lượng cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp không ngừng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn ở khu vực doanh nghiệp giảm dần qua các năm. Ngân hàng đã thực hiện một cách bài bản hơn, dứt khoát nhưng luôn giữ thái độ mềm mỏng, có tình có lý, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn song cũng kiên quyết đối với những khách hàng có thái độ không có thiện ý trả nợ. Kết quả đó phần nào thể hiện sự bản lĩnh, bình tĩnh tự tin và bài bản trong công tác điều hành và tác nghiệp tín dụng tại Ngân hàng VIB.
- Chuyển biến căn bản về nhận thức đối với khách hàng DN từ quan điểm đầu tư đến việc cân đối nguồn vốn. Ngân hàng cũng đã đa dạng hoá được đối tượng khách hàng, ngoài cho vay đối với khu vực nhà nước, chi nhánh còn mở rộng ngày càng nhiều đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng cũng chú trọng tới việc gây dựng lòng tin, tạo mối quan hệ gắn bó giữa DN với ngân hàng trong quan hệ vay vốn và dịch vụ.
- Môi trường phát triển dịch vụ : Mở rộng đầu tư cho hoạt động cho vay theo HMTD đồng nghĩa với việc mở rộng hoạt động dịch vụ. Đây là hướng đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu chiến lược về dịch vụ của Ngân hàng.
- Về nhân lực, Ngân hàng đã và đang xây dựng được một đội ngũ cán bộ nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên. Cụ thể, ngân hàng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ tuổi, năng động và nhiệt tình với công việc. Nhờ đó hoạt động cho vay thực hiện thuận lợi, nhanh chóng.
Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế- VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt
Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:
- Các DNđang trong giai đoạn khởi đầu, tài sản- năng lực tài chính nhỏ không đủ các đièu kiện theo quy chế vay vốn phải có thế chấp tài sản bảo lãnh.
- Doanh nghiệp hoạt động chưa ổn định, một số doanh nghiệp sau khi thành lập một thời gian kinh doanh đã rút lui, thay tên đổi chủ (ta gọi là doanh nghiệp ma) gây tâm lý lo ngại cho Ngân hàng khi tiếp cận với DN.
- Báo cáo tài chính của DN tính trung thực và minh bạch thấp, độ tin cậy không cao cũng gây tâm lý lo ngại cho ngân hàng khi tiếp cận rủi ro có thể xảy ra.
- Phương pháp điều hành và quản lý của DN chưa bài bản, nặng tính gia đình. Kinh nghiệm thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế, khả năng sinh lời thấp, hoàn trả vốn khó khăn tạo cho ngân hàng tâm lý không an tâm.
- Một bộ phận nhỏ DN hoạt động mang tính lừa đảo, các dự án phát triển sản xuất kinh doanh thiếu tính khả thi, thiếu một chiến lược kinh doanh, chiển lược khách hàng, chưa tạo lập được uy tín với ngân hàng.
Nguyên nhân từ ngân hàng:
Khó khăn trong cho vay không chỉ do từ phía khách hàng, mà chính bản thân ngân hàng cũng có nhiều hạn chế làm cản trở công tác này.Trước hết ngay bản thân chính sách tín dụng của ngân hàng đều phải đứng trước yêu cầu an toàn về vốn cho vay ,đặc biệt là trong điều kiện môi trường kinh tế cũng như môi trường pháp luật còn nhiều thiếu sót và chưa đồng bộ như hiện nay. Bên cạnh đó cho vay theo HMTD còn là một trong những phương thức mới ở nước ta.
Những cản trở từ môi trường vĩ mô:
Sự ra đời của hai Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, định hướng cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy hệ thống văn bản liên quan tới hoạt động của ngân hàng đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn còn chưa đồng bộ và khoa học, chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong hoạt động thực tế của các ngân hàng. Giữa hai luật ngân hàng và các luật khác có liên quan như Luật hình sự, dân sự, Luật đất đai, luật doanh nghiệp , luật thuế…lại đang có những điểm chưa đồng bộ. Luật đất đai liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, luật dân sự liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, pháp lệnh phá sản không bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng …Nhiều trường hợp quan hệ tín dụng bị hình sự hoá khi xảy ra rủi ro. Thêm vào đó là ngân hàng bị khống chế mức dư nợ đối với khách hàng do Luật các tổ chức tín dụng quy định.
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY THEO HMTD TAI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT.
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜN KIỆT.
Hiện nay trên, số lượng DN rất lớn trong đó có số doanh nghiệp tiếp cận được với vốn vay Ngân hàng là còn rất hạn chế. Nhu cầu vay vốn rất lớn trong các lĩnh vực như kinh doanh dịch vụ, xây dựng văn phòng cho thuê, đổi mới máy móc thiêt bị...Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng như trên và các điều kiện sẵn có của Ngân hàng, Ngân hàng đặt mục tiêu lấy DN làm trọng điểm để đầu tư trong những năm tới nhằm .Chú trọng đầu tư vào các dự án như văn phòng cho thuê, khu đô thị, dịch vụ tổng hợp..
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ- VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT
Xây dựng chiến lược Marketing Ngân hàng
Trong xu thế hội nhập ngày nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên gay gắt(nội bộ các ngân hàng trong nước và hệ thống ngân hàng trong nước với tập đoàn tài chính nước ngoài). Những khó khăn đã lộ rõ và các ngân hàng trong nước không có con đường nào khác phải tự nâng cao năng lực bản thân để cứu lấy mình.
Hạn chế đầu tiên của các ngân hàng nội là "năng lực tài chính", nếu so sánh với các tập đoàn tài chính nước ngoài thì quá khập khiễng. Do đó, nâng cao nguồn vốn là con đường sống còn của các ngân hàng trong nước. Hình thức huy động vốn phổ biến nhất hiện nay là thông qua thị trường chứng khoán. Và Vietcombank chính là người tiên phong trong lĩnh vực này! Ngay sau đó, hàng loạt các ngân hàng cũng thi nhau cổ phần hóa để lên sàn....và VIB cũng đã sẵn sàng vào cuộc. Việc dành một tỷ lệ cổ phần nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang là một hướng đi mới cho nhiều ngân hàng nội.
Chiêu bài thứ hai mà các ngân hàng nội áp dụng là liên tiếp đưa ra nhiều dịch vụ tài chính hấp dẫn như "Gửi tiền trúng oto" hay "Tiền gửi bù lạm phát"...Đặc biệt với xu thế toàn cầu hóa, việc hạn chế lưu thông bằng tiền mặt là một tất yếu thì các ngân hàng nội cũng đã bước đầu bắt tay nhau để triển khai hệ thống thẻ toàn cầu như banknet.....
Ngoài ra, với sự lới lỏng về lãi suất của Ngân hàng nhà nước, các NHTM cũng lập tức điều chỉnh mức lãi suất huy động tăng để nhanh chóng tích trữ đủ lượng VND cần thiết; bên cạnh đó là sự gia tăng các dịch vụ các ràng buộc nhằm "siết chặt hơn" nghĩa vụ trả nợ của người vay.
Mặt khác, để tăng năng lực điều hành và hoạt động, các ngân hàng đang ngày càng khắt khe hơn trong việc tuyển chọn, đào tạo nhân viên của mình, thuê tư vấn giám sát giám đốc nước ngoài về điều hành....
Vẫn một chiêu bài không hề thay đổi "Cùng đường khác lối", lấy lợi thế sân nhà để khống chế đối phương. Các ngân hàng nội chủ trương không đối đàu trực tiếp với các tập đoàn tài chính hùng mạnh nước ngoài mà tập trung khai thác vào những mảng thị trường nhỏ lẻ có thế mạnh và phù hợp với xu thế tiêu dùng của người Việt Nam. VIB là ngân hàng áp dụng rất thành công phương sách này, họ đưa ra các dịch vụ hướng tới những người bán lẻ ở các khu chợ...và kết quả thật bất ngờ! Không có gì quan trọng hơn là phải "biết người biết ta" thì "trăm trận mới...ít thất bại được". Lợi thế sân nhà, chủ động đối phó là cách mà các ngân hàng VN đang áp dụng để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế nhiều biến động như ngày nay!
Phòng dịch vụ khách hàng của chi nhánh cần xây dựng một chiến lược khách hàng lâu dài
Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng phục vụ cho hoạt động ngân hàng
Nhằm mục đích làm giảm áp lực giao dịch trực tiếp và phát triển nhanh sản phẩm dịch vụ để tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ năm 1996 Ngân hàng Thế giới đã bắt đầu khởi động chương trình hiện đại hóa ngân hàng nhằm giúp đỡ các ngân hàng VN cải tổ hệ thống công nghệ thông tin hiện tại hướng theo các chuẩn mực quốc tế. Các ngân hàng Việt Nam nằm trong chương trình tài trợ của WB bao gồm: NHNN, 4 ngân hàng (Ngoại thương, Công thương, Đầu tư, Nông nghiệp), 2 ngân hàng thương mại cổ phần: Eximbank, Maritime Bank (Hàng hải). Ngoài ra còn có các ngân hàng khác cũng đang trong quá trình hiện đại hoá là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng kỹ thương, Sacombank và trong đó có cả ngân hàng VIB
Có thể khái quát quát những nội dung của quá trình hiện đại hoá ngân hàng như là một quá trình thiết lập hàng loạt các modul quản lý, tạm thời chia thành 12 modul sau đây:
1. Hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng.
2. Hệ thống xử lý nghiệp vụ tiền gởi.
3. Hệ thống xử lý nghiệp vụ tín dụng và tài trợ.
4. Hệ thống xử lý nghiệp thanh tóan quốc tế.
5. Hệ thống xử lý nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
6. Hệ thống xử lý nghiệp vụ chuyển tiền trong nước.
7. Hệ thống xử lý nghiệp vụ hối đoái.
8. Hệ thống quản lý tài sản cố định.
9. Hệ thống sổ cái.
10. Hệ thống thông tin quản lý.
11. Hệ thống xử lý giao diện với hệ thống khác.
12. Hệ thống quản lý các dịch vụ chung.
Điểm chung nhất các hệ thống này là được xử lý hoàn toàn tự động, dựa trên nền tảng thông tin tập trung thống nhất, nhưng có phân chia trách nhiệm rõ ràng và thiết lập được hệ thống xử lý dữ liệu online trên toàn hệ thống, giúp giao dịch viên ở bất kỳ nơi nào cũng có thể truy suất dữ liệu từ hệ thống dữ liệu của trung tâm.
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng - một chiến lược tổng thể được thực hiện trong suốt quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng, kết hợp với phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này được đặt ra như một mục tiêu cho quá trình củng cố, đổi mới cơ cấu, đổi mới công nghệ và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh và bền vững.
Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như tư cách đạo đức cho cán bộ nhân viên chi nhánh.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khách hàng thường xuyên tiếp xúc giao dịch với nhân viên, mọi thái độ, phong cách làm việc của nhân viên có ảnh hưởng quyết định đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, với kiến thức, kinh nghiệm, thái độphục vụ, khảnăng thuyết phục khách hàng, ngoại hình, trang phục nhân viên… có thể làm tăng thêm chất lượng dịch vụ hoặc cũng cóthể sẽ làm giảm chất lượng dịch vụ. Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng trong và ngoài nước, trình độ công nghệ, sản phẩm gần như không có sự khác biệt, các ngân hàng chỉ có thểnâng cao tính cạnh tranh bằng chất lượng phục vụcủa đội ngũnhân viên. Chất lượng nhân viên càng cao thì lợi thếcạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Do đó, đểduy trì và phát triển quan hệvới khách hàng hiện tại cũng như khách hàng trong tương lai, các ngân hàng nói chung, Ngân hàng Quốc tế VIB nói riêng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của mình.
Để có cơ sở nhận định, đánh giá khách quan về đội ngũ nhân viên của VIB, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát ý kiến của khách hàng về mong muốn của họ và mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân viên, giúp cho VIB có cái nhìn đúng đắn và tìm cách cải thiện hình ảnh nhân viên của mình
Cán bộ, nhân viên làkhâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn nhiều nhất từng ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của VIB. Thực hiện giải pháp này, VIB nên tập trung trên các phương diện sau: VIB nên xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc. Định kỳtổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nồng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.
Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội khác. Qua việc kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên, VIB có thể một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp cải thiện kịp thời. Từ đó, Đối với những nhân viên mới lẫn nhân viên cũ, cần làm cho họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức vềchuyên môn và những kiến thức xãhội, gắn lýluận với thực tiễn để cóthể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả. Trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thoả đáng đối với những có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho ngân hàng.
Đổi mới phong cách giao dịch, thể hiện sự văn minh lịch sự của cán bộ nhân viên đối với khách hàng. Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với cán bộ trong ngân hàng như: cần thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau để khuyến khích sự làm việc của đội đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật của cán bộ và nhân viên trong ngân hàng. ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ của VIB.
KẾT LUẬN
DN có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của DN luôn gặp phải không ít những khó khăn do thiếu vốn. Chính vì vậy vấn đề mở rộng tín dụng đối với các DN đã trở thành một vấn để hết sức bức thiết đối với nền kinh tế nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng. Chính vì vậy, qua một thời gian được thực tập tại Ngân hàng VIB em đã quyết định chọn đề tài này. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với các DN trên cơ sở lý luận đó kết hợp với phân tích làm rõ thực trạng của việc cho vay theo HMTD tại Ngân hàng VIB- Hà Nội và rút ra được những tồn tại cần khắc phục và tháo gỡ.
Hoàn thành đề án này, em mong sẽ góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào quá trình mở rộng tín dụng đáp ứng được "cơn khát vốn" của các DN trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, mặt khác quá trình nghiên cứu cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên đề án không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các bạn và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Qua đây một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hạnh người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Để có những kiến thức thực tế trong đề án của mình, em cũng đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các anh, chị cán bộ thuộc chi nhánh Ngân hàng Quốc tế -VIB đặc biệt là phòng Tín dụng. Em xin gửi lời cám ơn tới các anh, chị và chúc chi nhánh luôn Thịnh Vượng!
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Hà Thị Thu Hường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Tín dụng Ngân hàng” – Học viện Ngân hàng
Chủ biên: TS Hồ Diệu, NXB Thống kê.
2. Luật doanh nghiệp năm 2005, NXB chính trị Quốc gia.
3. Quy chế cho vay 1627/ Ngân hàng nhà nước.
4. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt- Hà Nội.
5. Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng VIB trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
6.Vũ Quốc Dũng, 2006, "Gia nhập WTO- Cơ hội và thách thức đối với các Doanh nghiệp Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng số 23- 12/2006.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA CƠ SỎ KIẾN TẬP
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DATV1142.doc