Luận văn Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề cập đến vai trò của đội ngũ giảng viên, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã xác định "giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên sẽ tạo được sự chuyển biến về chất lượng giáo dục, đáp ứng được những yêu cầu mới của đất nước". Chỉ thị số: 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục đã chỉ rõ: "Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo. Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đồng thời chỉ thị cũng chỉ rõ: "Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo có những hạn chế, bất cập, số lượng giảng viên còn thiếu nhiều, cơ cấu giảng viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện". Sự nghiệp đào tạo những thế hệ người Việt Nam có bản lĩnh, có lý tưởng, có khả năng sáng tạo làm chủ được tri thức hiện đại, quyết tâm đưa đấtnước lên trình độ phát triển sánh kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Gắn liền với sự chăm lo phát triển một nền giáo dục - đào tạo vững mạnh, trong đó xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện là hết sức quan trọng. Luật giáo dục khẳng định: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục". Chất lượng đội ngũ nhà giáo phản ánh chất lượng của giáo dục. UNESCO đã nhấn mạnh rằng: "Vai trò của giảng viên vẫn là chủ yếu mặc dù cải cách giáo dục đang xảy ra". Quyết định số 09/2005/QĐ-TTr ngày 11/1/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm, nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo ". Giáo dục Đại học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trong đó đội ngũ giảng viên trong nhà trường đóng vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng và Đại học có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân vừa có đức lại vừa có trình độ kỹ thuật tiên tiến để góp phần "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Chính vì vậy mà việc phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Đại học, Cao đẳng là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế và kỹ thuật, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH ở các tỉnh miền núi và Trung du Bắc Bộ. "Nhà trường tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo trên cơ sở vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật của các tỉnh miền núi và Trung du Bắc Bộ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng". Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đại học Thái Nguyên và ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, khẳng định được chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh khác. Tuy nhiên trước sự phát triển của giáo dục hiện nay thì đội ngũ giảng viên của trường còn nhiều bất cập: - Số lượng giảng viên của trường còn thiếu, chưa đáp ứng được sự tăng trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường. - Trình độ giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn thấp, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn ở mức độ thấp. - Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, nhiều khoa, bộ môn lực lượng giảng viên còn quá mỏng. Do vậy, nhiệm vụ sắp tới nhất thiết cần xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên". 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nhà trường trong giai đoạn tới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế-kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên đã được quan tâm xây dựng và phát triển. Song đứng trước yêu cầu phát triển nhà trường, đội ngũ giảng viên vẫn còn nhiều bất cập. Nếu phân tích rõ được nguyên nhân những bất cập của đội ngũ giảng viên thì có thể đề ra được các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với đặc điểm của trường Cao đẳng kinh tế-kỹ thuật với tư cách là một trường Cao đẳng nằm trong đại học vùng. Các biện pháp đó được thực hiện đồng bộ thì đội ngũ giảng viên của nhà trường sẽ được phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học nói riêng. 5.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. 5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐHTN đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn 2005-2010, đề ra một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường trong giai đoạn 2010 - 2015. 7. Phương pháp nghiên cứu Theo quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình nghiên cứu, tác giả (luận văn) sẽ kết hợp sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp này sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên. Về nguồn nhân lực nhằm phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN. Thu thập và phân tích các dữ liệu, từ đó nghiên cứu và rút ra các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp quan sát các hoạt động quản lý, giảng dạy học tập trong nhà trường. Từ đó rút ra một số kết luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay. Các phương pháp dự báo về công tác phát triển. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN và đội ngũ giảng viên của nhà trường. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, khảo sát các báo cáo thực tiễn. Phương pháp khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi các biện pháp đề xuất, phương pháp mô hình hóa. 7.3. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên. Trao đổi phỏng vấn với các cán bộ quản lý có kinh nghiệm, đội ngũ giảng viên lâu năm có uy tín, thế hệ giảng viên trẻ mới vào nghề 7.4. Phương pháp toán thống kê Phương pháp này dùng để thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, HSSV. Sử lý các số liệu đã thống kê, kiểm định độ tin cậy của các biện pháp kiểm định thống kê, kiểm định độ tin cậy của biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên, từ đó đề xuất nhằm đưa ra kết luận phục vụ cho công tác nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Bao gồm phần mở đầu và 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng. Chương 2: Thực trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. Kết luận và kiến nghị. MỤC LỤC Mở đầu . 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 3.1. Khách thể nghiên cứu 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5.1. Xác định cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học nói riêng. . 4 5.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. 4 5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐHTN đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường. 4 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu . 4 7. Phương pháp nghiên cứu . 4 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 5 7.2. Phương pháp quan sát các hoạt động quản lý, giảng dạy học tập trong nhà trường. Từ đó rút ra một số kết luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau: 5 7.3. Phương pháp chuyên gia . 5 7.4. Phương pháp toán thống kê . 5 8. Cấu trúc của luận văn 6 Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng 7 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 7 1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên . 10 1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục . 10 1.2.2. Khái niệm nhà giáo, đội ngũ nhà giáo . 13 1.2.3. Khái niệm về xây dựng và phát triển 18 1.3. Các chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng và đại học nói riêng . 19 1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo 19 1.3.2. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo . 21 1.4. Đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng . 23 1.4.1. Trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân 23 1.4.2. Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng 24 1.4.3. Phát triển đội ngũ giảng viên . 29 * Kết luận chương 1: . 35 Chương 2: Thực trạng đội ngũ và công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên 36 2.1. Khái quát chung về Đại học Thái Nguyên và trường Cao dẳng kinh tế kỹ thuật. 36 2.1.1. Khái quát chung về Đại học Thái Nguyên 36 2.1.2. Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật 37 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên của trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN 42 2.2.1. Thực trạng về số lượng . 42 2.2.2. Thực trạng về chất lượng . 43 2.2.3. Về cơ cấu . 50 2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên 52 2.3. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật 54 2.3.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường 54 2.3.2. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên 56 2.3.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường . 58 * Kết luận chương 2 66 Chương 3: Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên 67 3.1. Định hướng phát triển của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên . 67 3.2. Nguyên tắc đề ra các biện pháp . 68 3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên . 69 3.3.1. Biện pháp 1: Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên 69 3.3.2. Biện pháp 2: Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV . 75 3.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên hiện có 80 3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách đối với giảng viên . 83 3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện bảo đảm cho giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và NCKH 86 3.3.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp 89 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 91 * Kết luận chương 3 93 Kết luận và kiến nghị 95 1. Kết luận . 95 2. Kiến nghị . 96 2.1. Với Đại học Thái Nguyên . 96 2.2. Đối với trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật . 96 2.3. Với giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐHTN . 97 Tài liệu tham khảo 99

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc.pdf
Tài liệu liên quan