“Hệ thống biểu tượng trang trí chùa Huế mang trên mình ý nghĩa thuần thành của Phật giáo, lý giải và làm phong phú hơn cho tôn giáo đầy triết lý về thế giới và nhân sinh này. Nhưng biểu tượng trang trí chùa Huế cũng chịu sự chi phối, ảnh hưởng phong cách, nhân sinh quan của văn hóa Việt Nam nBIỂU TƯỢNG TRANG TRÍ TẠI CÁC QUỐC TỰ Ở HUẾói chung và văn hóa Huế nói riêng. Bên cạnh đó, nghiên cứu biểu tượng tại các quốc tự - những ngôi chùa do nhà Nguyễn xây dựng và quản lý - sẽ giúp ta có cái nhìn rõ hơn về sự chi phối của ý thức hệ phong kiến đến Phật giáo. Tìm hiểu biểu tượng trang trí qua các ngôi chùa là một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về đạo Phật nói chung và Phật giáo Huế nói riêng
Luận văn dài 87 trang, chia làm 3 chương
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Biểu tượng trang trí tại các quốc tự ở Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ: 60.22.70
ĐỀ TÀI:
BIỂU TƯỢNG TRANG TRÍ
TẠI CÁC QUỐC TỰ Ở HUẾ
TÁC GIẢ: ĐẶNG VINH DỰ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNH
HỘI ĐỒNG BẢO VỆ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
NĂM BẢO VỆ: 2010
ĐẶNG VINH DỰ © Copyright 2010
2
Tính cấp thiết của ñề tài
Phật giáo là tôn giáo thế giới có nhiều ảnh hưởng ñến ñời sống văn hoá các
dân tộc ở phương Đông trong ñó có Việt Nam. Nghiên cứu về Phật giáo vì vậy
ñóng vai trò quan trọng không chỉ làm sáng tỏ nhiều vấn ñề về lịch sử hình thành,
triết lý sâu xa của ñạo Phật mà còn hiểu biết sâu sắc hơn về văn hoá các dân tộc
trong khu vực. Việc nghiên cứu ñạo Phật có thể thông qua kinh, tạng, luật, luận
hay các loại hình nhạc lễ, văn học, kiến trúc, ... Và cũng có thể thông qua việc
khảo sát, truy tìm nguồn gốc, ý nghĩa của các hoa văn trang trí, các biểu tượng
ñược sử dụng trên các công trình kiến trúc như chùa, tháp hay cách thức thiết trí
thờ tự ở các ñiện, ñường.
Hệ thống biểu tượng trang trí chùa Huế mang trên mình ý nghĩa thuần thành
của Phật giáo, lý giải và làm phong phú hơn cho tôn giáo ñầy triết lý về thế giới
và nhân sinh này. Nhưng biểu tượng trang trí chùa Huế cũng chịu sự chi phối, ảnh
hưởng phong cách, nhân sinh quan của văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa
Huế nói riêng. Bên cạnh ñó, nghiên cứu biểu tượng tại các quốc tự - những ngôi
chùa do nhà Nguyễn xây dựng và quản lý - sẽ giúp ta có cái nhìn rõ hơn về sự chi
phối của ý thức hệ phong kiến ñến Phật giáo. Tìm hiểu biểu tượng trang trí qua
các ngôi chùa là một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về ñạo Phật nói chung và
Phật giáo Huế nói riêng. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn ñề “Biểu tượng trang trí tại
các quốc tự ở Huế” làm ñề tài luận văn tốt nghiệp Cao học Lịch sử chuyên ngành
Dân tộc học của mình với mong muốn góp phần làm sáng tỏ triết lý, ñặc trưng
Phật giáo Huế qua cách tiếp cận các biểu tượng trang trí.
Lịch sử nghiên cứu vấn ñề
Văn hóa Phật giáo là lĩnh vực cần ñược giải mã dưới nhiều góc ñộ khác
nhau nhằm ñạt ñược những giá trị khoa học cũng như bảo tồn phát huy các giá trị
văn hóa này trong tương lai. Chính vì vậy, từ trước ñến nay ñã có rất nhiều tác giả
nghiên cứu về Phật giáo ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghệ thuật, lịch sử Phật
giáo, kinh, luật, luận, ñời sống tăng sĩ, hệ phái,… Trong tổng thể các công trình
nghiên cứu trên, có thể ñiểm qua các công trình với những kết quả khác nhau như:
- Lý Kim Hoa với “Châu bản triều Nguyễn – Tư liệu Phật giáo qua các
triều ñại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 ñến Bảo Đại 1945” ñã sưu tầm
và biên dịch những chiếu, chỉ dụ của vua các ñời nhà Nguyễn về xây cất, bổ
nhiệm, trai ñàn... ở các quốc tự. Đây là tư liệu quý khi nghiên cứu về Phật giáo nói
chung và chùa Huế nói riêng. Tuy nhiên, khía cạnh mỹ thuật, kiến trúc, biểu
tượng trang trí ít ñược ñề cập ñến.
- Trong bộ “Đại Nam nhất thống chí” quyển 1 của Quốc sử Quán triều
Nguyễn ở phần Kinh sư khi nhắc ñến chùa quán từ trang 95 ñến trang 100 cũng
chỉ sơ lược về quá trình hình thành và ra ñời của các quốc tự, không nhắc ñến vấn
ñề trang trí nghệ thuật hay biểu tượng Phật giáo ở các công trình này. “Thần kinh
3
Nhị thập cảnh” là tập thơ của vua Thiệu Trị nói về hai mươi cảnh ñẹp ở Kinh ñô
nhà Nguyễn trong ñó có những cảnh ñẹp liên quan ñến các quốc tự Thiên Mụ,
Thánh Duyên, Giác Hoàng, Linh Hựu. Tuy chỉ là một tập văn thơ nhưng cũng là
tư liệu quý trong việc khảo cứu về các quốc tự tất nhiên nó chỉ có tác dụng ñịnh
tính trong lĩnh vực biểu tượng trang trí mà thôi.
- Loạt bài nghiên cứu trên tạp chí B.A.V.H (Bullentin des Amis du Vieux
Hué) là những tư liệu ñáng chú ý hơn cả của những tác giả người Pháp, các quan
triều Nguyễn viết về ñạo Phật và các công trình liên quan ñến tôn giáo này trên
mảnh ñất Đế ñô. Bác sĩ Asallet và Nguyễn Đình Hoè trong loạt bài “Liệt kê các
chùa và các nơi thờ tự ở Huế” (trang 108 ñến 113; 198 ñến 201; 349 ñến 351) ở
tập I năm 1914 ñã tỉ mẫn chỉ ra những công trình thờ tự trên mảnh ñất Kinh ñô
nhưng tiếc ñó chỉ là những nét ñiểm xuyết về các ngôi chùa, nơi thờ tự chứ chưa
ñi sâu vào chi tiết các công trình. “Chùa Thiên Mẫu” (lịch sử - từ trang 149 ñến
166) (miêu tả - từ trang 228 - 257), (các bia - từ trang 417 ñến 439) trong tập II
năm 1915 ñược A. Bonhomme nhắc ñến rất cụ thể về lịch sử hình thành, vị trí của
từng công trình kiến trúc, từng văn bia có ở ñây. Tác giả cũng ñã miêu tả biểu
tượng của Phật giáo, nhắc ñến ý nghĩa và lai lịch của các chi tiết kiến trúc ấy. Đây
là nguồn tư liệu quý ñể những công trình nghiên cứu về chùa Thiên Mụ sau này
kế thừa và ñối sánh. Tuy vậy, A. Bonhomme cũng chỉ nhắc ñến một cách ngẫu
hứng, chưa tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh ñể người ñọc, nghiên cứu nhận ra
nét tiêu biểu của biểu tượng trang trí tại chùa Thiên Mụ. Đây cũng chỉ là tư liệu
riêng biệt về ngôi chùa này, chưa bao quát hết các quốc tự nói riêng và xa hơn là
chùa Huế, biểu tượng trang trí trên các công trình Phật giáo của vùng ñất này nói
chung.
Cũng như A. Bonhomme, Nguyễn Đình Hoè trong bài nói về “chùa Diệu
Đế” ñăng trên tạp chí này tập III năm 1916 (từ trang 400 ñến trang 405) ñã miêu
tả chi tiết các công trình ñược xây dựng trong khuôn viên chùa. Nhưng cũng như
các tác giả khác, khía cạnh nghệ thuật và biểu tượng trang trí chưa ñược chú ý
ñến, chỉ thoáng qua.
Đáng chú ý nhất khi nói về biểu tượng trang trí Huế nói chung và biểu tượng
trên các công trình kiến trúc nói riêng phải nhắc ñến Leopold Cadière, tổng biên
tập của tạp chí B.A.V.H. Ông là người ñầu tiên và là người quan tâm nhất ñến văn
hóa nghệ thuật Cố ñô Huế. Công trình nghiên cứu tiêu biểu của ông khái quát mỹ
thuật ở Huế và những kiểu thức trang trí Huế ñược ñăng trong tập VI quyển A
năm 1919 (B.A.V.H) dành trọn 345 trang công phu lý giải, khắc hoạ về các biểu
tượng từ hoa văn, con vật, cây lá... cung cấp cho giới nghiên cứu những tư liệu
quý về biểu tượng, mỹ thuật vùng ñất Kinh kỳ xưa. Đây là công trình ñầu tiên
nghiên cứu về mỹ thuật ở Huế, làm cơ sở cho những nhà nghiên cứu mỹ thuật học
của Pháp và Việt Nam sau này tham khảo và phát triển. Với phương pháp nghiên
4
cứu khoa học tổng hợp, so sánh quy nạp, với kiến thức uyên bác của một học giả
phương Tây, với góc nhìn xuất phát từ mỹ thuật Hy Lạp, La Mã, Phục Hưng - Cổ
ñiển ở Châu Âu cũng như những ý niệm tư tưởng tượng trưng biểu tượng trong
Nho, Lão, Phật của phương Đông trong nền mỹ thuật Trung Hoa, Nhật Bản. Đây
là tư liệu quý tuy vậy cách nhìn của tác giả chỉ dừng lại ở nhãn quan của người
phương Tây nghiên cứu mỹ thuật và văn hoá phương Đông, có nhiều lý giải còn
thiếu chính xác.
- Phật giáo Huế ñược quan tâm nhiều trong giai ñoạn những năm cuối thế
kỷ XX ñầu thế kỷ XXI. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nghiêm túc và chất
lượng ra ñời góp những góc nhìn ña dạng về giáo lý, văn hoá, kiến trúc, mỹ
thuật,... Phật giáo nơi ñây. Công trình “Danh lam xứ Huế” của Trần Đại Vinh,
Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách ñã giới thiệu khá chi tiết và cụ thể về 28 ngôi
chùa nổi bật của xứ Huế. Nhưng quốc tự Giác Hoàng, Linh Hựu lại không thấy
nhắc ñến và trên hết là biểu tượng trang trí ở các ngôi tự này cũng không ñược ñề
cập, lý giải... Năm 2000 nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành cuốn “Những ngôi chùa
Huế” của tác giả Hà Xuân Liêm. Tác giả ñã khảo cứu và cung cấp cho người ñọc
cũng như giới nghiên cứu về tiến trình phát triển của Phật giáo xứ Huế và lai lịch
của từng ngôi chùa trên mảnh ñất này. Tuy nhiên về mặt mỹ thuật, biểu tượng
trang trí lại không ñược nghiên cứu sâu. Năm 2007, tác giả Hà Xuân Liêm một lần
nữa nhắc ñến Phật giáo xứ Huế, chùa tháp xứ sở này ở công trình “Những chùa
tháp Phật giáo ở Huế” do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành. Tác phẩm này
giúp cho giới nghiên cứu có thêm một cái nhìn về chùa tháp Phật giáo ở Huế.
Nhưng nhìn chung ñây cũng là công trình bổ sung và hiệu ñính tác phẩm của năm
2000. Cụ thể hơn và chuyên sâu hơn về các công trình chùa tháp, cuốn “ Lịch sử
Phật Giáo xứ Huế” của tác giả Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm xuất bản năm
2001 cung cấp những tư liệu quý về kiến trúc của các ngôi chùa, hệ thống tháp
mộ, lai lịch và hành trạng của các vị tổ sáng lập chùa.
- Bên cạnh ñó, trên các trang Web, tạp chí chuyên ngành lịch sử, văn hoá,
mỹ thuật, kiến trúc, Phật giáo,... bàn nhiều về các biểu tượng của Nho giáo, Phật
giáo, Lão giáo. Bàn về các biểu tượng Phật giáo có: “Đức Phật tượng trưng bằng
nhiều cách khác nhau” của Gilles Béguin và “Về một bức tượng Phật ñản sinh
ñộc ñáo” của Nguyễn Thanh Chương ñăng trên Tạp chí Văn hoá Phật giáo Việt
Nam, Ấn phẩm mùa hạ 2010 – PL 2554; “Lịch sử chữ thập ngoặc” của Phạm Việt
Hưng trên vietsciences.org; “Tìm hiểu về bánh xe Pháp luân” của Cư sĩ Minh
Tâm trên Báo Nguồn Đạo năm 2007... Đề tài về các linh vật như rồng, lân, long
mã,... nhận ñược nhiều tranh luận hơn cả. Nguyễn Ngọc Thơ với bài viết “Về vấn
ñề nguyên mẫu của rồng Trung Hoa” ñăng trên Tập san Khoa học xã hội & Nhân
văn, số tháng 23 năm 2004, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; “Long mã Huế” của Trần Đức Anh Sơn
5
trên trang web covathue.com; “Hình tượng Rồng trong văn hoá Trung Quốc và
trong Chu Dịch” của Lê Anh Minh trên www.vanhoahoc.edu.vn; Bùi Thị Thanh
Mai với “Một số cách nhìn nhận về rồng ở Ấn Độ và Đông Nam Á” ñăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á số tháng 9 năm 2007... Và những bài viết khác nhắc
ñến các biểu tượng ñược phối thờ trong chùa như: “Nói về Thập Điện Diêm
Vương rằm tháng Bảy” của Huỳnh Thanh Bình trên trang Web của Báo Giác Ngộ;
“Hình tượng hồ lô trong văn hóa Trung Hoa” của Nguyễn Ngọc Thơ ñăng trên
Tạp chí Khoa học xã hội & Nhân văn, số tháng 9 năm 2007, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.... Đó
là những nguyên liệu quan trọng giúp chúng tôi ñối chiếu, so sánh với những công
trình ñã ñược xuất bản trước ñây cũng như nắm bắt ñược sự thay ñổi diễn ra trong
nhận thức về biểu tượng cụ thể qua các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, do chỉ là
những bài viết ñơn lẻ nên tính hệ thống, liên kết vấn ñề về biểu tượng nói chung
và biểu tượng trang trí tại các quốc tự nói riêng là không có.
- Cũng ñã có những luận văn, khoá luận ñề cập ñến biểu tượng trang trí,
thiết trí thờ tự chùa Huế. Năm 1999, Lê Văn Quý chọn ñề tài “Bước ñầu tìm hiểu
một số biểu tượng thường gặp trong văn hoá Phật giáo ở Huế” làm khoá văn tốt
nghiệp Cử nhân Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế. Khoá luận bước ñầu lý
giải ý nghĩa của các biểu tượng ở chùa phân theo âm thanh, hình khối, ñồ vật, cây
con, màu sắc mà không sâu chuỗi vấn ñề, không giải quyết ñược tính logic của nội
dung, chọn biểu tượng theo lối tuỳ thích bên cạnh việc dẫn tư liệu không rõ
nguồn, chưa lý giải ñược nguồn gốc và ý nghĩa của biểu tượng. Phan Thị Thanh
Vân cụ thể hơn trong việc chọn “Tìm hiểu cấu trúc và trang trí của một số ngôi
quốc tự ở Huế” làm khoá luận Tốt nghiệp Cử nhân ngành Lịch sử năm 1999 khoa
Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế. Tuy vậy, nội dung liên quan ñến biểu
tượng trang trí lại ñược ñề cập một cách ngắn gọn trong phần các chủ ñề trang trí
bên cạnh việc quan tâm ñến cách bài trí, chất liệu ñược sử dụng tại các quốc tự.
Gần hơn cả, tác giả Lê Thọ Quốc chọn ñề tài “Thiết trí hệ thống tượng thờ ở các
chùa Huế qua phong trào chấn hưng Phật giáo” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Dân tộc học trường Đại học Khoa học Huế năm 2009 nhắc ñến các biểu tượng
trang trí ñặc biệt là tượng thờ thay ñổi theo thời gian với mốc là phong trào chấn
hưng Phật giáo mà không ñi sâu vào lý giải nội dung biểu tượng.
- Trong giai ñoạn cuối những năm 1990 và ñầu những năm 2000, các công
trình nghiên cứu về văn hóa, mỹ thuật, biểu tượng trong kiến trúc Phật giáo nói
chung và Phật giáo Huế nói riêng xuất hiện ngày càng nhiều. Một loạt các công
trình của các tác giả nước ngoài như Meher Mc.Arthur, Robert E. Fisher, Roy C.
Craven... viết về kiến trúc, mỹ thuật Phật giáo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc,
Tây Tạng... hay các công trình dịch của Nguyễn Tuệ Chân giải thích các thủ ấn,
biểu tượng trong Phật giáo... các công trình của Nguyễn Bá Lăng, Hà Văn Tấn,
6
Huỳnh Ngọc Trảng, Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ,... ñã cung cấp, bổ sung cho
nguồn tư liệu về mỹ thuật, kiến trúc Phật giáo ngày thêm ñồ sộ, ñưa tôn giáo này
ngày càng ñến gần hơn với giới nghiên cứu và xã hội. Đây là những tư liệu quý ñể
bổ sung, ñối sánh khi nghiên cứu về Phật giáo Huế nói chung và biểu tượng trang
trí nói riêng.
Đáng chú ý hơn cả là công trình ñầy tâm huyết và có giá trị của tác giả
Nguyễn Hữu Thông, “Mỹ thuật Huế nhìn từ góc ñộ ý nghĩa và biểu tượng trang
trí” ấn hành năm 2001. Công trình cung cấp cho giới nghiên cứu những góc nhìn
cụ thể, chân xác về mỹ thuật Huế, về biểu tượng trang trí trên các công trình, về
mỹ thuật triều Nguyễn, về nguồn gốc và sự tiếp biến của các biểu tượng trên các
công trình. Đây là nguồn tư liệu quý như một tấm gương phản chiếu khi nghiên
cứu mỹ thuật, biểu tượng Phật giáo ở Huế, sự tiếp biến và ảnh hưởng của mỹ thuật
văn hóa cung ñình sẽ ñược nhìn nhận rõ nét hơn.
Rõ ràng hướng nghiên cứu biểu tượng trang trí tại các công trình kiến trúc ở
Huế không còn mới tuy nhiên ñề cập ñến biểu tượng trang trí tại các ngôi chùa xứ
Huế còn hạn chế và có phần tản mát. Đâu ñó trong công trình của mình các tác giả
chỉ nhắc ñến một cách sơ lược về họa tiết trang trí, các biểu tượng mà không ñi
sâu giải thích nguồn gốc, lý do chọn và sử dụng những biểu tượng trang trí ñó.
Nghiên cứu về biểu tượng tại các quốc tự ở Huế lại càng ít hơn. Do ñó, căn cứ
trên những tư liệu có ñược, chúng tôi nhận thấy tính mới của luận văn ñược thể
hiện một cách rõ ràng và khá cụ thể qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về biểu
tượng trang trí tại các quốc tự ở Huế. Bên cạnh những yếu tố của Phật giáo không
thể lãng tránh của một ngôi chùa thờ Phật thì phong cách và ñường nét của mỹ
thuật cung ñình sẽ hiển hiện trên các biểu tượng trang trí ñược sử dụng. Ngoài ra,
nghiên cứu về các biểu tượng trang trí tại các quốc tự, ñề tài sẽ xâu chuỗi những
biểu tượng trang trí trên các công trình thành một mẫu hình chung.
Tính mới của ñề tài
Đề tài góp phần lý giải, phân tích và truy nguyên nguồn gốc, ý nghĩa của
biểu tượng trang trí tại các ngôi quốc tự ở Huế trên các phương diện thần phả,
tranh tượng cũng như sự kết hợp “Tam giáo ñồng nguyên” với các biểu tượng
trang trí Nho, Lão. Qua ñó, ñề tài sẽ tìm ra ñặc ñiểm của biểu tượng trang trí tại
các quốc tự; nêu lên những giá trị của biểu tượng trang trí và ñóng góp của loại
hình mỹ thuật này ñối với văn hoá Huế.
Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về ñối tượng: Đề tài Biểu tượng trang trí tại các quốc tự ở Huế sẽ tìm
ra những biểu tượng riêng biệt chỉ có ở các quốc tự ñồng thời lý giải, truy nguyên
nguồn gốc ý nghĩa của biểu tượng trang trí Phật giáo. Bên cạnh ñó, trong giới hạn
có thể chúng tôi xâu chuỗi sự liên kết giữa văn hóa Phật, Nho, Lão mà cụm từ
“tam giáo ñồng nguyên” ñược mọi người sử dụng thông qua các biểu tượng tại
7
các quốc tự. Từ ñó làm rõ sự giao thoa tạo nên bản sắc trong việc sử dụng biểu
tượng và tính cách nổi trội hơn trong lĩnh vực này của quốc tự so với hệ thống
chùa Huế tồn tại cùng thời giúp ta có cái nhìn xuyên suốt, thấu hiểu hơn về Phật
giáo, sự cộng hưởng của văn hoá cung ñình và văn hoá Phật giáo ở chốn Thiền môn.
- Về thời gian: Tìm hiểu biểu tượng trang trí tại các quốc tự ở Huế là tìm
hiểu những biểu tượng của Phật, Nho, Lão trong quãng thời gian trị vì của vương
triều Nguyễn trên mảnh ñất Kinh kỳ ngày xưa. Chọn các quốc tự Thiên Mụ,
Thánh Duyên, Diệu Đế ñể nghiên cứu ta sẽ thấy ñược sự phát triển của Phật giáo
trong giai ñoạn ñầu triều Nguyễn. Đồng thời, tập trung cho mảng biểu tượng trang
trí trong giai ñoạn này giúp ta thấy ñược phần nào ñó sự giao thoa, dung hoà giữa
mỹ thuật Phật giáo và mỹ thuật triều Nguyễn trong tiến trình phát triển.
- Về không gian: Khi nghiên cứu về vấn ñề này, tác giả chủ yếu tập trung
vào các quốc tự còn lại trên ñất Kinh ñô ngày xưa và Thừa Thiên Huế ngày nay:
Thiên Mụ, Thánh Duyên và Diệu Đế. Riêng Giác Hoàng và Linh Hựu tuy là quốc
tự nhưng hiện không còn bên cạnh tư liệu thành văn không nhiều, rất khó lý giải
ñặc biệt trong lĩnh vực biểu tượng trang trí ñòi hỏi hiện vật, cứ liệu cụ thể. Và ñể
thấy ñược sự cộng hưởng của văn hóa Phật giáo và văn hóa Huế, tác giả sử dụng
nhiều nguồn tư liệu khác nhau về văn hóa Huế, văn hóa Phật giáo trong nhiều lĩnh
vực ñể ñối sánh, giải mã hệ thống biểu tượng trang trí xuất hiện tại các quốc tự.
Mục ñích nghiên cứu
- Tìm hiểu biểu tượng trang trí tại các quốc tự ở Huế ngoài mục ñích lý giải
nguồn gốc và ý nghĩa của các biểu tượng ñược sử dụng, ñề tài còn mong muốn mô
thức hoá các motif ñược dùng và xa hơn là chỉ ra dấu ấn của sự giao thoa, quyện
hoà của văn hoá Phật giáo với văn hoá cung ñình Huế.
- Thông qua tìm hiểu ñặc ñiểm, giá trị biểu tượng trang trí tại các ngôi quốc
tự ñề tài mong muốn góp thêm tư liệu ñể phục vụ việc bảo tồn, phát huy giá trị
của biểu tượng trang trí Phật giáo trong ñời sống văn hoá cộng ñồng dân cư Huế
hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành ñề tài mang nội hàm mới và phong phú, bằng những phương
pháp có tính chất ñịnh hình của phương pháp lịch sử (trên lát cắt ñồng ñại và lịch
ñại) kết hợp với phương pháp logic nhằm luận giải những vấn ñề ñặt ra trên quan
ñiểm của chủ nghĩa duy vật và biện chứng một cách khoa học nhất.
Trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp
sau:
+ Phương pháp ñiền dã Dân tộc học: phương pháp này nhằm quan sát, nhận
diện các biểu tượng trang trí tại các quốc tự; kiểu thức, sự kết hợp, vị trí của từng
biểu tượng... từ ñó có một cách nhìn cụ thể và chân xác khi ñối chiếu với các
nguồn tư liệu thành văn.
8
+ Phương pháp ñiều tra Xã hội học: phương pháp này nhằm thu thập số liệu
về biểu tượng trang trí; sử dụng các hình thức phỏng vấn chuyên gia, tăng sĩ,… ñể
lý giải, xây dựng một bức tranh tổng quan về hệ thống các biểu tượng trên các
quốc tự nói riêng và chùa Huế nói chung.
+ Phương pháp so sánh ñối chiếu: Từ những kết quả ñạt ñược, chúng tôi
thực hiện ñối sánh các biểu tượng trên các công trình với biểu tượng trong các tư
liệu thành văn nhằm truy tìm nguồn gốc, lý giải ý nghĩa và công dụng mà biểu
tượng vốn có một cách chân xác nhất. Đồng thời tìm ra sự ña dạng và biển ñổi của
các biểu tượng tại các quốc tự ở Huế.
Nguồn tư liệu
+ Nguồn tư liệu thành văn: Gồm các công trình như Châu bản Triều Nguyễn
viết về Phật giáo; Đại Nam Nhất Thống Chí; Đại Nam Thực Lục,... cùng các ấn
phẩm viết về Phật giáo Huế, chùa Huế. Bên cạnh ñó, công trình của các tác giả ở
trong và ngoài nước viết về mỹ thuật và biểu tượng Phật giáo là nguồn tư liệu
chính trong việc xác ñịnh và truy nguyên nguồn gốc biểu tượng. Đề tài còn tham
khảo các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo về Phật giáo nói chung và Phật giáo
Huế nói riêng; các bài viết trên các tạp chí như Văn hoá Phật giáo, Huế Xưa và
Nay; báo Giác Ngộ;... các trang web về Phật giáo, văn hoá,....
+ Nguồn tư liệu ñiền dã: Qua quá trình khảo sát thực tế tại các quốc tự và hệ
thống chùa ở Huế, chúng tôi ñã thu thập ñược tranh, ảnh, sự tích về nguồn gốc, ý
nghĩa của các biểu tượng. Đây là nguồn tư liệu giúp chúng tôi có cái nhìn chính
xác hơn về các biểu tượng khi kết hợp và ñối sánh với tư liệu thành văn.
Nội dung tóm tắt các chương chính của luận văn
Chương 1: QUỐC TỰ TRONG HỆ THỐNG CHÙA HUẾ
Với tư tưởng “cư Nho mộ Thích” của Vương triều Nguyễn, Phật giáo có
ñiều kiện phát triển và tạo sự ảnh hưởng ñối với ñời sống của người dân. Bên cạnh
hệ thống chùa tổ do các vị thiền sư sáng lập thì những ngôi quốc tự ñược các chúa
Nguyễn và sau này là vua Nguyễn trùng kiến hay xây dựng ñóng vai trò quan
trọng trong việc hoằng dương Phật pháp trên mảnh ñất Kinh kỳ. Bên cạnh những
nét tương tự trong kiến trúc như nhiều ngôi chùa ở Huế thì các quốc tự vẫn thể
hiện những ñặc ñiểm riêng. Các ñặc ñiểm này xuất phát từ lịch sử hình thành cũng
như vai trò mà nó vốn có dưới triều Nguyễn. Do sự biến thiên của lịch sử nên
trong 5 quốc tự dưới triều Nguyễn là Thiên Mụ, Linh Hựu, Giác Hoàng, Thánh
Duyên và Diệu Đế thì chỉ ba ngôi chùa Thiên Mụ, Thánh Duyên và Diệu Đế còn
tồn tại ñến ngày nay.
Chương 2: BIỂU TƯỢNG TRANG TRÍ TẠI CÁC QUỐC TỰ Ở HUẾ
Biểu tượng trang trí tại các quốc tự ở Huế thể hiện sự tiếp nối dòng chảy
phát triển của biểu tượng Phật giáo từ thời kỳ Vô tượng lúc Đức Phật còn tại thế
9
cho ñến sự ña dạng Phật tượng trong ý thức của Phật giáo Đại thừa. Từ hoa sen
biểu trưng cho việc Thế Tôn ñản sinh, cây bồ ñề biểu trưng cho việc ñức Phật
thành ñạo, bánh xe pháp biểu trưng cho việc thuyết pháp và tháp Phật biểu trưng
cho việc Phật nhập niết bàn. Cho ñến hệ thống phong phú Phật tượng ñược thiết
trí thờ tự như Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà, Di Lặc, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế
Chí Bồ Tát,... Vi Đà Thiên Tôn, Thập Điện Diêm Vương, Thập Bát La Hán ...
cùng nhiều biểu tượng trang trí có liên quan của Phật giáo thể hiện ước vọng và
ñiều may mắn cho mọi người.
Bên cạnh ñó, biểu tượng trang trí ở ñây còn tích hợp, chứng minh cho sự
giao hoà giữa biểu tượng của Phật – Nho – Lão trong nhiều kiểu thức trang trí.
Chương 3: NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA BIỂU TƯỢNG TRANG TRÍ TẠI CÁC
QUỐC TỰ Ở HUẾ
Biểu tượng tại các quốc tự vừa mang nét chung của biểu tượng trang trí
chùa Huế vừa lưu giữ những ñặc ñiểm riêng. Vẫn thể hiện giáo lý nhà Phật qua hệ
thống biểu tượng Phật giáo nhưng ñồng thời dấu ấn của kiến trúc Cung ñình hay
ảnh hưởng của tầng lớp trì vì có thể thấy rõ qua các biểu tượng Nho giáo hay thậm
chí là Phật giáo. Chính những giá trị ấy ñã tác ñộng và có những ñóng góp nhất
ñịnh ñối với văn hoá Huế từ kiểu thức kết hợp biểu tượng Nho giáo và Phật giáo
ñến minh chứng cụ thể cho sự ña dạng của văn hoá Huế cũng như bàn tay tài hoa
của nghệ nhân dướ thời Nguyễn
KẾT LUẬN
Thuận Hoá – Phú Xuân - Huế ñã có lịch sử trên 700 năm và chừng ấy thời
gian Phật giáo tích tụ, hình thành và phát triển trên mảnh ñất này với thời kỳ ñỉnh
cao trong giai ñoạn trị vì của dòng họ Nguyễn. Chùa chiền, tự viện xuất hiện
nhiều cùng với sự quy tụ của các danh tăng từ Trung Hoa, Đàng Ngoài và phía
bên kia ñèo Hải Vân. Cũng bởi là trung tâm chính trị, thủ phủ và kinh ñô của
Vương triều kéo dài hơn 350 năm, mặc cho hệ tư tưởng Nho giáo thống trị thì lối
suy nghĩ “cư trần lạc ñạo” ảnh hưởng khá nhiều ñến quan ñiểm an dân trị nước
của các vị chúa, vua dòng họ Nguyễn.
Quốc tự, những ngôi chùa do các chúa, vua Nguyễn trùng kiến hay xây
dựng, nơi có phong cảnh ñẹp hữu tình và cũng là nơi chứa ñựng những giá trị về
nghệ thuật kiến trúc trong ñó có biểu tượng trang trí. Ở ñó có tính triết lý, sự mộc
mạc của biểu tượng trang trí Phật giáo, sự trang trọng và quý phái cũng như tính
nghiêm cẩn, ñăng ñối của biểu tượng Nho giáo và cả ước mơ thoát tục hoà vào cõi
thần tiên của biểu tượng Đạo gia.
Theo dòng chảy của thời gian, biểu tượng trang trí ở các ngôi quốc tự hội tụ
trong mình hương và sắc như những cánh hoa tô ñiểm cho công trình kiến trúc trở
10
nên ñẹp hơn và âm thầm chuyển tải những ñiều thiện, tạo phước lành ñến với
ñông ñảo tín ñồ, khách thập phương như ñạo Pháp xuất hiện ở ñời ñể phổ ñộ
chúng sinh vậy. Hoà cùng thiên nhiên, phong cảnh, con người ñất ñai xứ sở, biểu
tượng trang trí vừa làm ñẹp cho các ngôi tự và vừa mang ñạo Phật ñến gần hơn
với cuộc ñời, xã hội. Chỉ cần một lần ñứng trước tượng các vị La Hán có thể giúp
một ai ñó bớt tham dục hơn; chấp tay trước hình tượng Phật Thích Ca giúp tâm ta
hướng về ñiều thiện; ngắm nhìn nụ cười của Di Lặc làm lòng người quên ñi sầu
muộn và nghĩ ñến viển cảnh an lành;... Biểu tượng trang trí tuy “tĩnh” nhưng có
thể làm suy nghĩ của mọi người phải “ñộng”, ñộng từ thái cực muộn phiền sang
trạng thái tươi vui hơn, có ích. Nhưng những giá trị ấy thường chìm lắng ñằng sau
hệ thống ñồ sộ kinh ñiển, giáo lý và gần hơn là âm nhạc, ẩm thực trong sự chú ý
của nhiều người. Khơi dòng cho những biểu tượng ấy toả hương là một ñiều khó
làm và cũng chưa từng ñược nhiều người làm vậy.
Bên cạnh những giá trị như nhiều ngôi chùa khác vẫn có thì biểu tượng tại
các quốc tự còn thể hiện nét ñặc trưng khó lẫn. Những biểu tượng chỉ xuất hiện ở
quốc tự như Thập Nhị Thần Tướng; một phong cách gần hơn với mỹ thuật
Nguyễn trong biểu tượng tam quan; những ngôi tháp Phật vươn mình mạnh mẽ
như chính ñạo Pháp ñang tồn tại ở các ngôi quốc tự và thật nhiều Phật tượng thể
hiện bàn tay tài hoa của nghệ nhân dưới triều Nguyễn;... không có tác dụng phân
biệt rõ quốc tự và hệ thống chùa Phật giáo còn lại nhưng là “con dấu” ñể nhận rõ
hơn vị trí ngôi chùa của Triều ñình. Ngoài ra cũng không thể không nhắc ñến sự
kết hợp biểu tượng trang trí Phật giáo, Nho giáo trong kiểu thức “lưỡng long triều
chữ Vạn” hay “lưỡng long triều chữ A (Sanskrit)” tại các quốc tự mà sau này là
mẫu hình chung cho trang trí chùa chiền.
Tuy vậy, với thời gian tồn tại hàng trăm năm cùng bao lần tu sửa, trùng kiến
nên biểu tượng thể hiện rõ phong cách mỹ thuật Nguyễn còn lại tại các quốc tự
không nhiều. Bên cạnh ñó, ñề tài chỉ tiếp cận trên góc ñộ lịch sử văn hoá, lý giải
nguồn gốc của biểu tượng, không quá chú trọng trên phương diện mỹ thuật, chất
liệu của biểu tượng trang trí nên chắc hẳn cái nhìn tổng quan về biểu tượng trang
trí tại các quốc tự ở Huế sẽ không ñược trọn vẹn.
Ngày nay, trong xu thế phát triển của thời ñại, khi mà công nghệ xây dựng
cho phép nhiều ngôi chùa vươn lên như muốn thách thức cùng không gian và tích
hợp trong mình nhiều hoạ tiết trang trí từ cổ ñến kim, từ phương Tây phóng
khoáng cho ñến phương Đông dịu nhẹ thì việc giữ ñược phần hồn của nhiều ngôi
quốc tự dưới triều Nguyễn là một ñiều ñáng quý. Tuy vậy, công tác bảo tồn và
phát huy những giá trị mà các ngôi tự trong ñó có biểu tượng trang trí cần ñược
xem xét kỹ. Việc trùng tu, sửa chữa nên tránh làm sai lệch hoặc làm mới biểu
tượng bên cạnh việc quảng bá, giới thiệu ñến tín ñồ và du khách ý nghĩa cũng như
giá trị ñích thực của biểu tượng trang trí tại mỗi ngôi tự cần ñược quan tâm chu
11
ñáo. Luận văn này không có tham vọng cung cấp nguồn sử liệu và quá trình biến
ñổi của các biểu tượng tại các quốc tự nhưng hy vọng nó sẽ là nguyên liệu cho
những mẫu chuyện thú vị trong quá trình tham quan các ngôi chùa nổi tiếng này
của du khách. Ngoài ra, ñề tài còn hy vọng ñây là bước khởi ñầu cho những bước
tiếp theo ñể tìm hiểu sâu hơn, lý giải kỹ hơn những giá trị của biểu tượng không
chỉ tại các quốc tự mà chung cho hệ thống chùa trên ñất Huế.
Nếu sự vi diệu trong triết lý nhân sinh của ñạo Phật ñược thế giới biết ñến
qua hệ thống kinh ñiển, nhạc lễ, nghi quy thì lòng từ bi, hướng mọi người ñến
ñiều thiện có thể ñược nhìn nhận dễ dàng hơn qua các biểu tượng. Trực quan và
sinh ñộng nhưng không kém phần sâu sắc, biểu tượng trang trí ñã ñưa Phật giáo
ñến gần hơn với con người, với cuộc ñời. Trang trí tại các quốc tự ở Huế làm
ñược ñiều ñó và xa hơn những biểu tượng nơi ñây còn thể hiện ñược giá trị của
phong cách mỹ thuật thời Nguyễn dù ñó không phải là ñài các hay các công trình
kiến trúc của Triều ñình, Hoàng gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 58817F67d01.pdf