MS: LVVH-VHNN014
SỐ TRANG: 103
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lí do - mục đích chọn đề tài:
2. Phạm vi nghiên cứu
3. Ý nghĩa của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu:
5. Lịch sử vấn đề:
CHƯƠNG 1 : TUYẾT ( YUKI)
1.1. Một thế giới trắng trong tinh khiết:
1.1.1. Không gian thanh sạch, tinh khiết
1.1.2. Thanh lọc và hiền lương:
1.2. Những con người thuần khiết của tuyết
1.2.1. Vẻ ngoài tinh khiết:
1.2.2. Tâm hồn trong sáng:
1.3. Thời gian vô thường:
1.3.1 Trong sự luân chuyển của bốn mùa
1.3.2. Lẽ phù du của thế gian:
CHƯƠNG 2 : GƯƠNG - KAGAMI
2.1. Vũ trụ hài hoà trong chiếc gương soi:
2.1.1 Điều kì ảo của cái đẹp:
2.1.2. Trò chơi của những chiếc gương :
2.2 Nơi thời gian dừng lại:
2.2.1. Phục sinh nét đẹp tâm hồn:
2.2.2. Lưu giữ quá khứ :
2.3. Chiếc gương soi vĩ đại:
2.3.1. Chân không:
2.3.2. Con người là một tấm gương trong suốt
CHƯƠNG 3 : KIMONO
3.1. Trong một chiếc áo:
3.1.1. Ngưng đọng của tâm hồn:
3.1.2. Ý tưởng từ cỏ cây:
3.2. Thiếu nữ và kimono :
3.2.1. Một Điểm trống vắng:
3.2.2. Chỉnh thể của vẻ đẹp nữ tính:
3. 3. Chiếc áo của tâm hồn Phù Tang :
3.3.1 Mai một của nghề dân tộc.
3.3.2. Nghề thủ công tao nhã:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4704 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biểu tượng trong bộ ba tác phẩm Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Yasunari Kawabata, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhật Bản chính thức cho ra đời một bộ kimono theo kiểu của riêng mình
vào năm 894. Đó là một áo dài đến gót, có cánh tay xẻ và để dài quết đất. Họ thường
mặc nhiều lớp cùng một lúc, thậm chí có thể đến 20 lớp. Nhưng không vì quá nhiều
lớp như vậy mà màu sắc và chất liệu bị xem nhẹ. Ngược lại, chúng được lựa chọn hết
sức kỹ càng từng lớp một, sự phối màu giữa các lớp cũng hết sức được chú trọng. Sự
phân biệt màu sắc giữa các lớp thể hiện ở cổ áo, gấu tay và chân váy mặc bên trong.
Mọi kimono đều có độ dài như nhau, nên các thao tác mặc kimono và thắt obi cực kì
công phu để tấm áo bao giờ của vừa khít, khuôn lấy thân hình thật kiều diễm và như
thế một phụ nữ Nhật luôn trải những bước chân thật chậm rãi.
Họ giữ được nhịp độ và sự nhịp nhàng do phải quân bình khối lượng kimono
(kimono truyền thống có thể nặng từ 6-8kg) và thắt lưng rộng bản, cầu kì, “với chiếc
nơ trên lưng được buộc cao hơn eo làm cho cô gái Nhật bằng phẳng phía trước và
gù ở đằng sau”[ 67; 80] . Đôi guốc gỗ không giấu được màu trắng của chiếc tabi cài
khuy lấp ló dưới tà kimono, góp phần trì hoãn tốc độ. Càng đi chậm, càng tỏ lòng tôn
kính. “ Đi liên tiếp và bước ngắn để giữ cho đuôi áo kimono dập dờn. Khi một phụ
nữ bước đi, phải gây được ấn tượng như những làn sóng trào trên bãi cát.” [2;
217]“Cho dù thân hình có khuôn trong bộ áo cổ truyền thường thấy ở các geisha:
háng thì hẹp nhưng bụng lại cồn lên” [Xứ tuyết; 291]. Kimono vẫn nhưng rất quyến
rũ.
Mặc và di chuyển, cư xử với kimono là một phép tắc, phức tạp, cầu kì. Điều đó
có thể lí giải vì sao có dự đoán: sau đại chiến thế giới thứ hai người phụ nữ Nhật
không bao giờ sẽ mặc kimono nữa. Điều đó đã không thành sự thật. Vẫn có những
thiếu nữ rất trẻ như Chieko, Naeko, … tận tuỵ với trang phục truyền thống.
Nhưng một bà nội trợ và một geisha mặc kimono sẽ rất khác nhau. Tựa như
mỗi chúng ta có cấu tạo, kinh nghiệm, nhu cầu, khát vọng khác nhau - một tiểu vũ
trụ, dẫn đến con đường chúng ta đi đến sự thanh thản, tồn tại với nội tâm của mình và
với thế giới bên ngoài khác nhau. Và ta thư thái với điều đó.
Phụ nữ ở Nhật có lẽ, chỉ có geisha là đẹp nhất trong bộ kimono. Vốn dĩ là con
người của nghệ thuật, am tường sâu sắc các nghệ thuật truyền thống, đồng thời được
rèn giũa từ trường lớp, các thao tác, cử chỉ và di chuyển của geisha chỉ để tôn lên nét
tao nhã của trang phục lẫn cơ thể chính họ. Walt Sedon đã nhận xénhưng về geisha:
“Ngay lập tức bạn sẽ ngạc nhiên trước sự thể hiện của khuôn mặt người phụ nữ đó:
ngây thơ đồng thời quyến rũ, thách thức và khiêm tốn… Và đỉnh cao của nữ tính thực
sự sẽ là vẻ chú ý đặc biệt của cô ta đối với người đang nói chuyện… Cô ta là người
phụ nữ ở mức độ cao hơn chúng ta hiểu nghĩa từ đó!”[67; 82]
Các cô được đào tạo để mua vui, bằng sự hiểu biết và cả trình độ văn hoá của
mình. Nghệ thuật cổ truyền của Nhật, như: nibon-buyoh, vũ cổ truyền, ca hát âm
nhạc cổ truyền được phụ hoạ bởi tiếng đàn của nhạc cụ shamisen, trống cổ truyền,
nghệ thuật dâng trà, nghệ thuật cắm hoa (ikebana), shodoh, bút pháp, ngâm thơ và
đặc biệt là cách trang phục áo kimono được học tập và trau dồi rất bài bản.. Để được
điều đó, các nàng phải lao động và làm việc cật lực. Dù không qua trường lớp geisha
Komako vẫn tự rèn luyện mình. Cô tắm thường xuyên ở suối, ham chuộng những
hiệu quả thâm nhập bền bỉ của nước nóng, và những chuyến đi bộ xa tiếp khách đã
tạo cho cô một cơ thể lành mạnh, đầy sức lực.
Những con người khéo léo của “thế giới của đóa hoa cành liễu” - Karyukai
(nơi geisha sinh sống và làm việc) mỗi khi xuất hiện tựa như một bức tranh vẽ chân
dung thiếu nữ của thế kỉ XI theo một khuôn chuẩn từ mái tóc, cách trát phấn tô son,
bộ kimono, chiếc obi, và cả chiếc tất tabi cùng đôi guốc gỗ. Hài hoà. Họ gắn bó bền
chặt với văn hoá truyền thống Nhật Bản và là một con người sinh động phô bày thế
giới nghệ thuật ẩn tàng của đất Phù Tang.
Những đóa hoa đẹp yêu kiều, nhưng vững chãi như cây liễu này hiện diện sinh
động trong tác phẩm của Kawabata. Họ yểu điệu phô diễn tài hoa và vẻ đẹp cơ thể
trong bộ kimono độc đáo của dân tộc.
Chiếc tay áo may rộng tới gối của kimono là một điểm mạnh của các cô
geisha. Khi pha trà hay đàn hát, vũ khúc, làn da mướt rượt ở dưới khuỷ tay mà các
nàng cố tình làm lộ có thể đánh rơi một cốc trà từ tay một anh chàng nào đó. Một khi
tình cảm của các cô dành cho một lãng tử nồng thắm như kiểu Komako dành cho
Shimamura, thì sức mạnh của khoảnh da kia là vô biên: “ Khi Komako giơ cánh tay
phía lên trên …, ống tay áo của kimono của cô kéo lên tận khuỷu, lộ ra màu đỏ gắt
của tấm áo lót, chiếu rõ lên tấm kính đóng chặt, chính nó đã sưởi ấm trái tim
Shimamura vượt qua cơn gió lạnh”. [Xứ tuyết; 329]. Đó là một tín hiệu của hết sức
nồng ấm sâu sắc của sự âu yếm nhuần nhị mà chiếc kimono của geisha mang lại.
Cánh tay áo cùng nét đẹp của phần hông được bó kín từ những chiếc obi thấm
đẫm như nước đẩy dáng đi uyển chuyển không phải là nét gợi tình duy nhất ở
kimono. Đàn ông Nhật nghĩ về cái cổ và phần lưng của phụ nữ hệt như kiểu đàn ông
phương Tây nghĩ về đôi chân đàn bà. Chính vì vậy mà geisha mặc kimono có cổ trễ
thấp đằng lưng đến mức có thể nhìn rõ mấy đốt sống trên cùng.
Cần cổ dài lấp ló phía sau của geisha được vẽ ba đỉnh nhọn búp măng sanbon –
ashi (ba chân). Đó là hình ảnh khêu gợi, ấn tượng. Làn da trần con gái mơn mởn lướt
qua những ngón tay, hay “những đỉnh nhọn búp măng xinh xắn của một hàng rào
trắng muốt” [2; 85], rồi đọng lại trong trí tưởng tượng. Bất kì người đàn ông nào
cũng có thể để mắt và tâm tư nghỉ ngơi ngay phần da thịt kia. Phần cổ của geisha thế
này đây: “Vì cô cúi người về phía trước đầu nghiêng một chút và vươn thẳng nên anh
có thể trông thấy lưng cô đỏ ửng dưới áo kimono hơi hở ra.” [Xứ tuyết;246]
Và rồi phần xác thịt, phần đàn ông trào ra trong Shimamura. “Trong cơn thèm
khát rạo rực cháy bỏng anh tưởng như cô khỏa thân trước mặt anh.” [Xứ tuyết;
246]. Sự thành thật của phần da thịt được dấu kín trong mấy lớp vải mang hình sắc
tính dục cao độ. Hình sắc không ở bên ngoài, hình sắc ở bên trong ta. Toàn bộ cơ thể
con gái rơi vào bờ cổ thiếu nữ. Thế giới biểu tượng Nhật Bản là vậy. Một vành cổ
mang linh hồn. Lần lượt quấn riết lấy tinh thần Shimamura:“Chiếc cổ cứng áo
kimono tách xa khỏi cổ lộ ra một khoảng lưng trắng hình quạt hở đến tận vai. Đẹp
một chút thoáng buồn dưới lớp da nhồi phấn người ta dễ rung cảm trước sức sống và
dễ liên tưởng một chất vải len hay là lông thú”. [ Xứ tuyết; 311]
Một cơ thể đàn bà đích thực núp dưới khoảng trống hình rẽ quạt kia. Đã khiến
lòng Shimamura rung động và liên tưởng. Làn da vốn dĩ đã cuốn hút anh bởi sự tươi
mát, trong sạch lần này lại mang đến một cảm xúc nhẹ nhàng, ấm áp như hiệu ứng
của vải sợi mùa hè. Vẻ đẹp của người phụ nữ không hiện diện ở những gì được thấy
mà tinh tường nhất ở trong niềm suy tưởng của người đàn ông. Komako đã tận hiến
tất cả, cũng chẳng còn gì xa lạ với Shimamura về cơ thể một người đàn bà, nhưng làn
da từ chiếc cổ để trống từ trang phục vẫn để lại anh một tâm trạng xúc động diệu kì.
“Gáy cô và làn da ở đó trông khêu gợi và khi tương phản với mái tóc đen sẫm da thịt
cô chỗ ấy càng làm anh thèm muốn”[Xứ tuyết; 246]
Fedorenko đã từng nhận xét về hình tượng Komako: “Đọc những đoạn miêu tả
chân dung người kĩ nữ Komako, có cảm giác trước mắt ta hiện lên những bức tranh
khắc mê hồn của Moronobu hay Utamaro, vẫn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật
miêu tả chân dung con gái Nhật” [51; 1050]. Nhưng có lẽ, chân dung của nàng
geisha suối nước nóng dù có sự gợi cảm từ làn da, tài hoa, nội tâm dồi dào,… đi
chăng nữa thì nét đẹp con gái ở chiếc kimono uyển chuyển lộ ra bờ cổ thanh thoát vẫn
là điểm tập trung nhất mà người tạc tượng phải chú tâm.
Người Nhật thích tạo các hình ảnh gợi cho trí tượng tượng làm việc!Vẻ đẹp
Nhật Bản hiện diện trong Komako, qua bàn tay tạo hình của Kawabata. Miêu tả tinh
tế qua cái nhìn đưa đẩy của nhân vật lữ khách truy cầu cái đẹp tựa như những nét
chạm trổ tinh tế trên thân gỗ. Khoảng trống nơi cổ có sức lôi cuốn mãnh liệt và
Shimamura chỉ cần: ”đặt tay lên cổ người đàn bà trẻ” [Xứ tuyết ; 250] là có thể:
“kéo cô lui lại”.
Một trong mười thương của ca dao Việt Nam có bờ cổ em, vẻ đẹp của Nữ thần
mặt trời trong Trường ca Đam San của dân tộc Eđê cũng được nhấn mạnh ờ bờ cổ
cong như con chim công. Đó là mỹ cảm phương Đông, không riêng gì ở Nhật Bản,
nhưng chỉ có người Phù Tang xem bờ cổ với chiếc gáy thanh mảnh của phụ nữ trong
kimono là một yếu tố mỹ cảm tột đỉnh!
Nên không ngạc nhiên khi Tiếng rền của núi cũng ám ảnh : “ Đường nét của
chiếc cằm và cái cổ thanh tú của cô trông thật tinh khiết và đẹp đẽ. Vẻ tươi đẹp như
vậy không phải thế hệ nào cũng sinh ra được” [Tiếng rền của núi; 210]. Vẫn có bờ cổ
là điểm dừng cho ánh nhìn của Kikuji dành cho người tình của cha, sau bốn năm gặp
lại ở Ngàn cánh hạc. Bờ cổ của người phụ nữ luống tuổi, trong kimono ở buổi trà
đạo, bà Ota vẫn rất quyến rũ: “ Chiếc cổ trắng khá dài vẫn như thế và đôi vai đầy
đặn khá cân đối với chiếc cổ thanh tú” [Ngàn cánh hạc; 348]. Hay của thiếu
nữ đến tuổi hai mươi Chieko: “ Mặt và cổ Chieko ửng hồng. Sắc đỏ hồng đã tạo thêm
cho cho cái cổ tươi trẻ trắng buốt, không một tì vết của nàng vẻ đáng yêu đặc biệt.” [
Cố đô; 712]
Trí tưởng tượng của người thưởng lãm tham gia vào quá trình sáng tạo là một
phần của bài học Thiền. Ướm trên người chiếc kimono, mọi cử động của geisha đều
phải hướng tới sự gợi cảm. “Không những hình dáng bên ngoài mà cả cách cư xử
của người phụ nữ Nhật phụ thuộc vào cách ăn mặc của họ. Trong bộ kimono người
phụ nữ Nhật bao giờ cũng nghiêm khắc tuân thủ theo những luật cư xử cổ điển” [67;
81]
Cách ăn mặc và trang điểm của geisha cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo những
quy tắc. Kết hợp hài hoà với nhau trên cơ thể một geisha tạo một đường chân trời
sáng sủa và rực cảm của một chỉnh thể nữ tính.
3.2.2. Chỉnh thể của vẻ đẹp nữ tính:
Phục trang và cơ thể con người tôn vinh nhau, cùng khơi dậy cái đẹp. Người
đàn bà của nghệ thuật luôn nhận thức được giá trị của mình và tự giác điểm tô cho
bản thân bằng các thao tác và chuẩn mực bài bản! Sao cho phần đẹp nhất của cơ thể
hiển lộ tự nhiên, kéo một vĩ thanh dài trong tâm tư người khách.
Nàng geisha sẽ cầm bình trà sao cho niềm hi vọng của người đàn ông ngự ở
phần đẹp nhất của cánh tay (phần dưới) khi nó thấp thoáng phía trong tay áo rộng.
Những bài hát và điệu múa gợi tình với họ cũng là một nghệ thuật cao siêu. “Khi một
geisha biểu diễn một điệu múa hoặc đôi khi đi trên đường phố có thể dùng tay trái
kéo mép áo kimono lên. Động tác này sẽ để lộ tấm lót dưới gối và bạn có thể nhìn
thấy hoa văn và thớ vải của tấm lót hòa hợp với kimono”. [2; 87]. Hành động ấy
nhuần nhuyễn như một bản năng.
Bởi vậy, ở Komako, dường như nét gợi tình ấy không chủ ý, nó rất tự nhiên,
thoải mái như tính cách ngay thẳng của cô. Khi cô gập người, giấu mặt trong đôi bàn
tay, cái nhìn của Shimamura ngừng trên bộ kimono “ với những hoa văn màu rất
sáng, được biến hoá thành chiếc áo ngủ và được thắt bằng một dải thắt lưng rất nhỏ
dành cho đồ lót.”. [ Xứ tuyết ; 303]
Nhưng sau đó, lướt về phía: “Miếng vải đen quàng trên cổ cố giấu chiếc
kimono ở bên dưới, nhờ chất rượu, da thịt cô đỏ rực đến tận bàn chân trần, mà cô
tìm cách che giấu với sự duyên dáng và hơi khêu gợi”. [Xứ tuyết ;304]
Những lần vải kimono có sức mạnh diệu kì khó có thể định nghĩa nổi. Đó đây
là một nền nghệ thuật “không thích sự hoàn tất mà hướng về vô tận” của Nhật Bản.
Vẻ đẹp cơ thể thiếu nữ cùng những tính dục mà trang phục kimono khơi gợi trong tác
phẩm Kawabata có sự để ngỏ. Yếu tố gợi tình trong những tà áo được kết dính chỉ
bằng một thắt lưng được Kawabata miêu tả nhẹ nhàng quá. Như nét cong của một
cành hoa đậu trắng trong một buổi trà đạo của Ariwara Yukihira mà Kawabata nhắc
tới trong diễn từ. “ Không phô trương sặc sỡ, lúc náu kín trong đám lá xanh rờn
ngày hạ, thể hiện một nét duyên đắm của vạn vật”. [68; 972]. Nó làm nảy sinh cái
đẹp.
Dư tình đọng lại trong cảm xúc của người đàn ông. Shimamura bị cuốn về phía
làn da đỏ hồng ẩn sâu sau làn vải kimono và nó càng hút mãnh liệt hơn ở tư thế che
giấu duyên dáng mà tinh tế khêu gợi của geisha Komako vốn rất giàu nữ tính. Mỹ
học Thiền đã chi phối kinh nghiệm nghệ thuật của Kawabata. Chú trọng vào cái nhìn,
cái nhìn chăm chú, cùng với trạng thái “suy nghiệm bên trong”, để nhận diện cái đẹp
chân thực .
Khi lửa hồng rực rỡ trên tuyết, cơn say đắm của Shimamura ngừng trên chiếc
kimono của geisha phất phới khi cô chạy, “cô chạy nhanh khiến anh tưởng như nhìn
thấy cả lần lót của bộ kimono được vén lên thật cao trên cánh tay vun lên…”. Và
niềm đau lưu trú nơi hình hài thiếu nữ Yoko bừng trong lửa đỏ: “Ánh mắt anh lần
theo chiếc kimono đỏ trên gương mặt nàng … chiếc áo kimono hơi hất lên trên đầu
gối một chút”. [Xứ tuyết; 338]. Vẻ đẹp đó nâng lên đỉnh điểm. Hội ngộ giữa cái đẹp
và cái bi trong đoạn kết để ngỏ của Xứ tuyết là kết quả của thủ pháp tương phản. Cái
chết khốc liệt của Yoko được nâng lên tuyệt đối trong sự tương chiếu của vẻ đẹp
hình thể bỏ ngỏ của cô, cũng có .
Cái đẹp nữ tính được Kawabata vinh danh vượt lên trên thành kiến tính dục
trần tục, nó là hiện thân của “vẻ đẹp Nhật”. Nhà văn muốn nhấn mạnh không phải cái
cảm giác bình thường mà cảm giác đặc biệt về cái đẹp. Chấm phá của tranh thuỷ mặc,
nét nhấn ngụ ý của bức thư pháp, nhành hoa bé bỏng cho buổi trà đạo, khoảng chừa
trống vắng của thơ haiku, … là nền tảng cho tài năng Kawabata. Vẻ đẹp của những
điếm nhấn trống vắng đầy ngụ ý! Biệt tài ấy được Fedorenko xác định: “Kawabata
có biệt tài trong nghệ thuật tạo hình, biết truyền đạt mối quan hệ giữa con người
chính xác đến mức người đọc không còn nghi ngờ gì đến tính chân thực của nó”.
[51;1037]
Tuyệt tác geisha, còn được sự dụng công cầu kì của búi tóc. “Căn bản của kiểu
tóc geisha là hình trái đào chẻ ra làm ba, với cục bối chính giữa, hai cánh hai bên,
một sợi dây đỏ được buộc vào chính giữa tóc, kiểu tóc này gọi là momoware”. [81].
Theo lời giảng của Arthur Golden, thì kiểu quả đào chỉa này có ý nghĩa sâu xa, gợi
tình.
Từ mái tóc non nớt của thiếu nữ Izu đến geisha Komako. Mái tóc của geisha là
một điểm nhấn của Kawabata. “Bởi tóc cô cứng gần như đàn ông nên cô có thể chải
cao lên một cách hoàn hảo, cách điệu hoá theo mốt cổ xưa, bóng như sơn khiến trông
như cô đội một tác phẩm điêu khắc chắc nịch bằng đá đen” [ Xứ tuyết ; 246]. “Có lẽ
nó đẹp là bởi sức sống của nó”. Có nhiệt huyết của cơ thể trẻ trung và sự công phu
của người sở hữu. Mái tóc, làn phấn trắng toát ẩn dụ trên gương mặt phần nhiều giấu
đi đường nét thật của thiếu nữ, bờ cổ trống trải, là những nét cơ bản cho ngoại hình
geisha.
Shimamura nhận diện Komako ở lần thứ hai lên Xứ tuyết, có lẽ là nhờ mái tóc
và cách cô trang điểm. Lớp phấn ở má hồng hồng, làn da đỏ ửng dưới gáy kimono để
hở, dồn sức sống lên cơ thể Shimamura, nhưng màu đen sâu thẳm của mái tóc có tác
dụng ngược lại. Nó như một tác phẩm điêu khắc chắc nịch bằng đá đen và cái lạnh
khi anh chạm vào nó, không phải là hiệu lực của mùa đông Xứ tuyết này mà là một
tính chất riêng của mái tóc. Khiến ta liên tưởng đến khu vườn đá Roanzi ở Kyoto –
một công trình tuyệt tác về mỹ học, một bài thơ bất hủ của đất và đá với một geisha.
Tựa như những khu vườn cảnh, những đền đài, chùa chiềng, các lễ hội truyền
thống gắn bó bền chặt với Cố đô Kyoto, còn kimono đi đôi với cơ thể geisha như một
chỉnh thể. Tuyệt tác cho vẻ đẹp con người! Nhưng Geisha kiêu hãnh, hấp dẫn, sắc
sảo và đặc biệt gợi cảm. Bởi tất cả con người họ là sự hoà phối tinh tế những chất
liệu gợi cảm. “Cô đẹp đến xiêu lòng, dù đang trong thứ hào nhoáng vô hình của
tuyệt vọng và mất mát” [Xứ tuyết;307]
Cùng với tài hoa và nội tâm dồi dào, Komako quá hoàn hảo cho một geisha.
Nên chỉ chính cô mới có thể chắp nối những mảnh vụn tình cảm, xóa nhoà những ồn
ào, rối loạn từ cuộc sống xô bồ - mục đích chính của Shimamura khi tìm đến Xứ
tuyết. Với chức trách : Geisha luôn làm cho người đàn ông cảm thấy mình là một cá
nhân ngoại lệ. Nhưng bản thân họ vẫn là một ngoại lệ. Thế giới của họ đầy những bí
mật, mặc dù hầu hết người dân Nhật Bản đếu biết sự hiện diện của họ trong văn hóa
bản xứ. Mãi mãi họ là một thế giới đầy bí mật, cuốn hút và mê đắm.
Kawabata đã dành quá nhiều ưu ái cho geisha. Xứ tuyết “ như một bức họa
đen trắng đệm nhạc: nổi bật trên nền tuyết trắng, của sáp mặt kỹ nữ geisha, là sắc
đen của màu tóc Komako, trong xiêm áo của nàng ta, là tiếng đàn shamisen réo rắt”
[36; 1001]. Một nhan sắc không vượt ra ngoài quy luật của thời gian, nhưng một tâm
hồn nhạy cảm vẫn có thể giữ mãi vẻ thanh xuân đến suốt đời.
Kawabata chạy những nét li ti vào vẻ đẹp ngoại hình lẫn tâm hồn nhạy cảm của
geisha Komako. Kimono một phần làm nên họ, một phần của tính nữ. Một phần
không thể thiếu “trong các tranh khắc truyền thống nổi tiếng của Nhật thế kỉ XVII –
XVIII” [ 51; 1950]. Bản sắc, cá tính, độc đáo của con người Phù Tang chảy tràn trong
Kawabata và văn chương của ông cũng không ngoại lệ. Sự gắn bó của Kawabata với
văn hoá truyền thống Nhật Bản bền chặt đến nỗi đọc tiểu thuyết của ông, ta lần lượt
tiếp xúc với từng phương diện của nghệ thuật Phù Tang. Đó là nghệ thuật dệt vải
kimono.
3. 3. Chiếc áo của tâm hồn Phù Tang :
Cả Nhật Bản là một con đường của đạo, tôn giáo của chủ nghĩa thẩm mỹ.
Hương đạo, hoa đạo, ca đạo, kiếm đạo, trà đạo … là những con đường của cái đẹp
thuần chất Nhật Bản. Dù nghề dệt vải kimono thủ công không được chọn là một trong
những con đường của cái đẹp, nhưng trong nó vẫn phảng phất chút gì đó của các con
đường thẩm mỹ kia. Đó là vẻ đẹp của tinh thần, vẻ đẹp của chiều sâu, sự tinh tế trong
từng đường diềm, từng sợi thắt lưng.
Biểu tượng kimono biểu thị toàn bộ tâm cách cũng như tính cách của cả dân
tộc Phù Tang. Một kimono có thể tác động đến giác quan, gây cho con người những
rung động, những cảm xúc theo những chiều hướng khác nhau. Như lời của TS.
Nguyễn Văn Hậu :“ Bản thân một biểu tượng sống tiềm ẩn từ cõi vô thức, mà sự
sáng tạo ra các biểu tượng lại ở thế giới hữu thức, tức nó ra đời trong đời sống con
người”. [82]
Kimono có những chức năng mà khám được nó, ta nhận thức được cuộc sống
con người Nhật Bản. Kawabata đã giải mã biểu tượng kimono theo chiều hướng
khám phá bản sắc văn hoá dân tộc Phù Tang từ những trang văn mượt mà. Những
con người sống trong bóng tối của những xưởng dệt thủ công, âm thầm hướng cuộc
đời ra ánh sáng qua những sợi vải. Kimono là câu trả lời cho những ước vọng của họ,
liên kết những tài hoa khát khao được thoả mãn trong giai đoạn mà mọi biểu hiện
của cái đẹp đang dần dần hoà vào sự suy vi.
Mở phơi những dòng văn viết về kimono, ta phát hiện ra các giá trị văn hoá của
quần đảo hoa anh anh đào, với cố đô Kyoto là một nhân vật chủ đạo: “Sau hàng ngàn
năm vẫn vẹn nguyên là một chốn linh thiêng đầy lãng mạn, xứ sở của nghệ thuật tạo
hình và ngành mỹ nghệ tao nhã” [1; 959]. Đây còn là nơi của nghệ thuật dệt vải
kimono truyền thống, với những khắc khoải mà Kawabata riêng cho những nét văn
hóa ẩn chứa trong từng thớ vải kimono. Là nơi của những con người trót yêu từng thớ
vải đau đáu cho nghề cổ truyền dân tộc.
Tinh thần chung của họ là: “ Tôi không có ý dệt những cái thắt lưng khả dĩ
dành lại cho cháu chắt chúng ta. Tôi sẽ làm những cái để người thiếu nữ phải nói:
đấy là cái dành cho tôi và sẵn lòng mặc vào ngày hôm nay. Ngay bây giờ lúc nàng
đang độ tuổi xuân. [Cố đô; 625]. Cái đẹp trong tác phẩm của họ cũng như hoa. Hiện
thân của lẽ vô thường. Dù rằng hoa nở cũng rất khác và hoa rụng cũng không thể là
một bản sao của nhau. Những cơn bão cánh hoa anh đào không trùng lắp sự rã cánh
của đám hoa uất kim hương phương Tây sắc sỡ, dù vậy vẫn là khoảnh khắc sống của
hoa. Người Nhật chỉ cần có thế. Một phút giây cho viên mãn mai sau.
Dệt vải kimono cũng là một con đường hướng tới sự giác ngộ. “ Cố đô với các
đến thờ Thần đạo và chùa chiền Phật giáo, những khu thủ công xưa và vườn thực
vật, nơi đây có một chất thơ mà Kawabata thể hiện một cách tinh tế và cao nhã,
không đa cảm mà một cách tự nhiên, như một lời kêu gọi đầy cảm xúc” [1; 959]
3.3.1 Mai một của nghề dân tộc.
Khi nghề dệt vải kimono cùng với các con đường của cái đẹp khác dần sa vào
sự mai một. Không giống như lời Kawabata nói về Trà đạo trong Ngàn cánh hạc: “
Đó là chỉ là một tác phẩm tiêu cực, diễn tả sự nghi ngờ của tôi về giá trị đang mất
dần của Trà đạo, và báo trước cái lố bịch mà Trà đạo đã và còn sẽ rơi vào” [68;
964].
Nghề dệt may kimono rơi vào khoảng trống do những xưởng may hiện đại sản
xuất hàng loạt: một ngày dệt trên 500 chiếc obi. Các từ ngữ nước ngoài được sử dụng
cho ngành nghề truyền thống. Kimono của các vũ nữ Gion thì “xài xạc, thắt lưng cẩu
thả” [Cố đô; 687]. Thêm nữa, đã phát sinh tình trạng sản xuất thừa, trong các kho
chứa ứ đọng trên một trăm ngàn tan (1 tan tương đương 10,6cm) vải. Một phương
sách quyết liệt được thực hiện, từ trước đến nay chưa từng thấy : yêu cầu tất cả các
xưởng dệt ngừng máy trong tám ngày. “Để thu xếp số hàng dư này và kí các hợp
đồng mới với những điều khoản có lợi hơn cho thợ dệt.” [Cố đô; 717]. Việc dừng
máy cũng khiến không ít gia đình lâm vào cảnh túng đói, khi cuộc sống của họ phụ
thuộc vào những chiếc máy suốt từ sáng đến đêm khuya chạy ầm ầm.
Tưởng chừng như đâu đây có lời mai mối trong một nghi lễ trà đạo, có những
trà thất giăng đầy lưới nhên, những trai trẻ mệt mỏi với đam mê nghệ thuật của cha
mình trong Ngàn cánh hạc. Ở Cố đô, bóng chiều đậu hiu hắt trên những căn nhà nhỏ
một tầng chật chội mà dù cho có hai tầng đi nữa thì trần cũng rất thấp. Nơi đó là
những xưởng dệt vải tí hon chen chúc nhau. Mà“ Từ mùa thu năm ngoái đến hết mùa
xuân năm nay, nhiều hãng buôn vẫn mua vải may kimono sản xuất ở Nhixidgin đã
theo nhau phá sản” [Cố đô;717].
Đã xuất hiện từ "iofuku” như một từ ngữ riêng để chỉ trang phục nước ngoài,
những từ ngữ ngoại lai như sense, idea được đan cài vào nghề dệt may truyền thống.
Để lại nỗi đau cho người tâm huyết: “Ở Nhật từ thượng cổ đã có cách cảm thụ màu
sắc riêng biệt tinh tế, có cần diễn đạt bằng lời này đâu !” [Cố đô; 615]
Khía cạnh này của tiểu thuyết Cố đô có thể để lại sự nặng nề về giá trị tư liệu,
song sẽ khoan khoái vô cùng khi dễ dàng nhận tấm lòng của ông cho nghề truyền
thống của dân tộc và những chi tiết thú vị về thế giới tâm hồn của những con người
sống hết cho truyền thống dân tộc.Trong giai đoạn Nhật Bản còn đang thích ứng với
thế giới mới, những người già như Takichiro nhận thấy đời sống xưa cũ của mình quá
nhiều mất mát. Là một thương gia buôn bán kimono may sẵn, ông lánh vào ni viện để
tiêu dao tháng ngày trong nhàn rỗi, kì thực để quên đi công việc kinh doanh, cùng sự
xô bồ của cuộc sống.
“Lòng ông khao khát sự cô tịch, nên mọi cái toà ni viện xa đều đồng điệu với
tâm hồn ông!” [Cố đô; 597]. Khi ngồi đây trong yên tĩnh, tự tại, ông tìm quên đi cái
phần tôi hiện tại u uất trước thời đại. (Cái tôi chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nên
ta dễ dàng áp đặt cho nó một tính chất cố định và mong muốn được bình an khiến ta
tin vào nó).
Nhưng ông mang theo nghiên mực mang hình trang trí theo phong cách Edo
bằng sơn mài, và hai cuốn vựng tập các mẫu tự, để“một khi nắn nót viết lấy mấy chữ
là cõi lòng dịu đi” [Cố đô; 603], chúng nhắc nhở ông về một quá khứ không hề bằng
phẳng nhưng rất mỹ lệ, với thời niên thiếu kì vọng đạt tới tài nghệ bậc thầy của nghề
vẽ, ông có cái nhìn và tài hoa đi trước thời đại nhưng lại bị chính cái nhìn cũ kĩ của
người cha mình bác bỏ. Dù bây giờ đã là một doanh nhân, ông vẫn là một bậc thầy về
nghệ thuật truyền thống, các phác thảo, lẫn các loại vải sợi độc đáo ông vẫn nằm
lòng.
Trong mỗi người dân Nhật hiện đại luôn có bóng dáng một người Nhật truyền
thống. Bản thân Kawabata “đã trải nghiệm sự thất bại cay đắng của đất nước ông,
chắc chắn rằng ông nhận thức rõ tương lai đòi hỏi những gì theo lối tinh thần, tốc độ
và cường lực ồ ạt và riết nóng của công nghiệp”. [1; 959]. Do vậy, Cố đô nắm bắt tỉ
mỉ sự thay đổi ấy dưới cái nhìn của các chủ nhân ngôi nhà có hàng rào cổ.
Vợ chồng Takichiro cùng con gái ghé thăm cửa hàng hiện đại dành cho khách
ngoại quốc. Cửa hiệu Tatsumura vẫn có trưng bày những mẫu vải phỏng theo các loại
vải cổ của tàng khố quốc gia, các báu vật Nhật Bản ở thành phố Nara với mục đích
phô bày tài tái tạo được những vật dụng của người Nhật Bản. Song chúng không để
lại cảm xúc nào cho người xem, không có “nỗi niềm khoái cảm được ngắm nghía
chúng lần nữa” [Cố đô; 691]. Còn viên quản lý thì kiến thức hời hợt, sơ sài, lặp đi
lặp lại những câu giới thiệu quen thuộc nhàm chán.
Có thể mua ở đây những dải khăn thêu để trên bàn trang trí, túi xắc, giấy thấm,
bót thuốc lá, khăn lụa và những thứ hàng mỹ nghệ lặt vặt thậm chí cả máy thu thanh
xách tay hiệu Sony… nhưng lại không có thắt lưng kimono. “Nỗi luyến tiếc thời quá
khứ đã qua không bao giờ trở lại có lẽ là cái chủ yếu nhất trong con người…” [Cố
đô; 670]. Nhưng nó là một phần của đời sống con người, ông Takichiro có thể để
tâm đến từng vật dụng có tinh tiêu biểu cho lòng nồng nàn với dân tộc, cho bản sắc
dân tộc. Kimono là một biểu tượng của bản sắc dân tộc, chính là sự thể hiện của tâm
lý dân tộc trong lối sống, nếp sống, phong tục tập quán và cả thang bảng giá trị xã
hội…
Nét độc đáo, riêng biệt dùng để phân biệt đảo quốc Phù Tang với các dân tộc
khác ở thời hậu chiến của Nhật Bản, chừng như lung lay.
Nhưng với khí chất một nhà văn đứng vững trên nền văn chương cổ điển Nhật
Bản, và nâng niu gìn giữ truyền thống dân tộc, Kawabata là “người kể chuyện nhạy
cảm sâu xa, là người khắc hoạ bức tranh xã hội với tư duy đầy khoáng đạt với niềm
cảm thông nhuốm màu sắc bi quan trong buổi giao thời giữa cái cũ và cái mới” [1;
959]. Nên may thay, vẫn còn những cô gái trẻ Chieko say sưa khoát những chiếc
kimono của gia đình, những người già như Takichiro đăm chiêu cho số phận những
thớ vải kimono, những người lao động rất trẻ Hideo say mê bất tận với từng sợi thắt
lưng, những anh trí thức Riuxuke biết suy tính cho số phận của cửa hiệu buôn bán
hàng dệt may kimono chính thống…
3.3.2. Nghề thủ công tao nhã:
Đó là những thiếu nữ phía sau khuôn vải trinh bạch: Với công việc dệt ra
loại vải có thể lưu giữ được sự tươi mát, giá lạnh của mùa đông cho mãi tận những
ngày hè nóng bức đòi hỏi cả một quá trình lẫn công phu và tâm huyết của một nghệ sĩ
chân chính.
Họ đã tạo ra những bộ kimono mát lạnh mùa hè, bằng thứ vải chijimi truyền
thống. Sợi gai được kéo ra trong tuyết, thu hoạch từ những thửa ruộng chênh vênh
đầu núi, dệt thành những tấm gai mỏng. Thứ sợi tơ gai của đất núi óng như một thứ
tơ chế từ lông thú, dường như chỉ có thể kéo ra và dệt trong sự ẩm ướt tuyết về đêm.
Phụ nữ Xứ tuyết triền miên trong tháng ngày tuyết phủ mùa đông, và hơi ẩm núi non.
Tháng giêng và tháng hai, khi đồng cỏ và vườn phủ đầy tuyết, đâu đâu cũng
hình thành những chỗ giặt tẩy. Người ta tẩy trắng ngay khi vải chijimi trắng dệt xong
thành từng tấm, và vải màu được dệt ngay trên khung cửi. Lối tẩy trắng cổ truyền
bằng tuyết luôn do những thợ chuyên nghiệp đảm nhận. Họ nhúng sợi hoặc vải trong
một thứ nước tro đẫy một đêm, sáng đến giũ cho thật sạch, trải dài trên tuyết, hoà với
tuyết để hồng lên trong ánh sáng từ ngày này sang ngày khác. “Cái cảnh tẩy trắng
vải bằng tuyết trọn vẹn được ấp iu trong ánh nắng hồng dịu của ban mai, đẹp đến
không bút nào tả nổi”[Xứ tuyết; 323]. Khi màu trắng đã đạt đến mức hoàn hảo thì
xuân về: đó là kí hiệu riêng báo hiệu mùa xuân nơi Xứ tuyết.
Hiệu ứng thanh sạch, cảm giác thanh lọc, tẩy gội mà Shimamura cảm thụ được
từ những vải sợi kimono màu hè, xuất phát từ đây. Sự mịn màng đặc sắc của loại vải
ấy có được là nhờ dệt trong cái giá lạnh mùa đông, lưu giữ cho đến tận cái nóng khắc
nghiệt của mùa hè. “Đấy là kết quả hài hoà của luật trao đổi của ánh sáng và bóng
đêm”[Xứ tuyết; 324]. Do vậy, chất vải và màu sắc sống động của vải chijimi được
lưu giữ tới nửa thế kỉ.
Họ dồn nghệ thuật cho công việc đầy hứng thú và say đắm trong những tháng
ngày mà tuyết như giam lỏng họ. Nhưng nghề truyền thống phôi pha trên chính
mảnh đất này, những dãy hành lang có mái che chạy dọc phố như những tấm áo giáp
chống tuyết, với “bóng tối phủ đầy những hàng hiên hun hút, … những thân gỗ
chống đỡ đã chớm mục dưới chân”. Nơi đây, những con người dệt vải sống thầm
lặng, và những cô gái trẻ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia gò mình trong công việc, dệt
không ngừng trong cái nhà tù của tuyết. “Anh nhận ra rằng kiếp sống của họ nào có
và sáng sủa như thứ vải chijimi, thanh khiết và tươi tắn biết bao trong màu trắng do
chính bàn tay năng động của họ tạo ra.”[Xứ tuyết; 326].
Trong bóng tối, về những căn nhà tối sẫm, Shimamura hình dung ra những
đêm dài trong mùa đông dằng dặc, khiến ta nghĩ đến sự khắc nghiệt của nghệ thuật.
Cái thanh cao, đẹp đẽ của nghệ thuật dệt vải kimono bị quy luật kinh tế đè bẹp. Đây là
một nghề thủ công có tính gia đình, cha truyền con nối, trong khi một tấm vải mất
một lượng lớn nhân công và thời gian.
“Vậy là những bàn tay vô danh kia đã chết, sau khi làm việc cần mẫn, chỉ còn
lại những tác phẩm của họ là thứ vải chijimi hiếm hoi này”. [Xứ tuyết;327]. Nhưng
công phu của một quá trình đằng đẵng kia vẫn để lại bài học vô giá, về sức lao động
bền bỉ của con người và nó sẽ truyền đi được thông điệp về “lòng dũng cảm của mọi
nỗ lực thuần nhất và lòng nhiệt thành của một cảm hứng thuần nhất”. [Xứ tuyết;
327].
Nghệ thuật dệt vải chijimi chỉ được trải nghiệm qua kiến thức của Shimamura
và sàng lọc bằng trí tưởng tượng trong phút giây hiếm hoi anh cô độc nơi Xứ tuyết,
nhưng đó là một cách để một người trẻ ở Nhật Bản trong thời hậu chiến nhìn về
truyền thống dân tộc theo một hướng tích cực. Shimamura đã cảm nghiệm nghệ thuật
vượt lên trên lý thuyết, bằng cả hiện thực sống động. Dù vậy, nó vượt lên trên đời
sống, là hạnh phúc, niềm mơ tưởng và khát khao của con người!
Kimono và nghệ thuật dệt vải kimono truyền thống là một quốc bảo của dân tộc
Phù Tang. Bộ kimono biểu tượng cho nghệ thuật cao nhã Nhật Bản, cho những tâm
hồn nhạy cảm với vẻ đẹp của dân tộc.
Đó là người thợ dệt thủ công takabata tài hoa của nghệ thuật dệt tay ở mức
độ nào đó, là một nghệ thuật. Nên dù những xưởng dệt ở Nhixidgin có cha truyền con
nối ba thế hệ đi chăng nữa, nếu anh con trai không có tâm hồn và tài hoa thì dù cha
anh là một ông thợ dệt cự phách, anh cũng chẳng là gì.
Cũng như bí quyết dệt vải chijimi, nghề dệt thắt lưng bằng loại máy dệt cao
takabata được Kawabata miêu tả tỉ mỉ và tinh tế, nhưng lần này, chúng được phác hoạ
bằng những nhân vật sống động, với nội tâm phong phú, dồi dào đầy cá tính. Sức bật
của thông điệp vì thế cao hơn.
Nhắc đến nghệ thuật dệt vải chijimi người ta dễ liên tưởng đến những cô gái trẻ
tinh khôi, nhưng nói đến nghề dệt tay takabata, ta lại nghĩ ngay đến những anh thợ
lem luốt, suốt ngày cặm cụi trong những căn phòng tối tăm, cũ kĩ. Những đứa trẻ con
bốn, đến năm tuổi đã được dạy guồng sợi từ mẹ và bà, và có thể làm chủ được máy
dệt và tự lực thực hiện các mẫu vẽ đơn giản khi chúng mười tuổi. Nhưng để trở thành
một thợ dệt thủ công takabata phải tài hoa và có tâm hồn. Họ phải bắt nhịp được
những hoạ tiết tao nhã, được kì công vẽ nên bằng sự tĩnh tâm và hơi ấm tâm hồn.
Kawabata ca ngợi cái đẹp đích thực được sáng tạo bằng sự giao thoa giữa tài hoa và
nhiệt tình trái tim của người dệt vải. Chiếc áo kimono hiện hữu mang giá trị vĩnh
hằng đó, cái đẹp tâm hồn trong tài hoa của anh thợ dệt.
Tiêu dao tháng ngày trong ni viện cô tịch, Takichiro đã phác thảo hoạ tiết thắt
lưng cho đứa con gái sắp bước vào tuổi hai mươi. Người Nhật Bản đánh dấu tuổi hai
mươi của các thiếu nữ bằng chiếc kimono, gọi là Furisode, ba mẹ trân trọng dành
tặng cho cô. Từ lúc này, cô gái sẽ được công nhận là một người trưởng thành, có thể
lấy chồng, chịu trách nhiệm với chính bản thân mình và xã hội. Mặc Furisode là một
tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân và sẵn sàng kết hôn.
Dồn tâm huyết tình cảm vào chiếc thắt lưng cho tuổi hai mươi của Chieko, nên
lời khen tặng của lão thợ dệt già Xoxuke đánh giá là kiệt tác với phong cách hiện đại,
màu sắc tươi sáng, hoạ tiết tao nhã là một tất nhiên. “ Bức vẽ có cảm tưởng thấy cả
lòng hiếu thảo của cô con gái lẫn tình thương của cha mẹ” để mặc cùng chiếc
Furisode có màu sắc tươi sáng và làm bằng lụa tốt.
Nhưng cái nhìn của người già như Takichiro thu hẹp trong quá khứ, có vẻ
thiển cận và ít tiếp thu. Ngược lại với bóng chiều trong suy nghĩ của Takichiro, anh
thợ dệt Hideo có cái nhìn khoáng đạt, tươi trẻ về nghệ thuật và cuộc đời. Chất trẻ
trong anh không dừng ở tầm nhìn ngắn, kinh nghiệm ít ỏi mà chính là nước Nhật thời
kì đổi mới, hội nhập và bảo tồn bản sắc theo một ý thức hệ tiên tiến. Cái thắt lưng cầu
kì của Takichiro bị chính anh trai trẻ này xem nhẹ. Hideo nhận thấy sự bất ổn trong
nội tâm của Takichiro, “ dù thú vị, đặc sắc, nhưng trong đó, thiếu sự hài hoà và thiếu
hơi ấm tâm hồn” [Cố đô; 620]. Anh vẫn giữ ý định dệt thắt lưng nhưng đặt vào đấy
tình cảm của anh, và nhờ đó, tiếp thêm hơi ấm cho bức phác thảo không chút sinh khí
kia.
Một thắt lưng đẹp sẽ loại trừ trong nó sự cầu kì sặc sỡ của kiểu mẫu, màu sắc,
sự bất ổn tâm hồn, nó tìm đến sự trau chuốt ở tài hoa, sự hài hoà cảm xúc và trạng
thái vô ngã của anh thợ dệt. Chỉ nhìn một lần hoạ tiết của Takichiro, nhìn trong trạng
thái vô ngã, đánh mất hiện tại, nhận cả một cái tát tay, Hideo đã ghi nhớ và chọn
được cách thức thể hiện nghệ thuật theo thiên hướng cá nhân.
Với Chieko, người khoát tác phẩm nghệ thuật kia, nàng là điểm đến của một
kimono. Hideo đã lựa thuốc nhuộm và màu chỉ khác đi. Toàn bộ vẻ duyên dáng của
nàng hiện ra rực rỡ khác thường. Nhưng nội tâm mới chính là điều trưởng cửu ở
nàng.
Tất cả nàng khiến bao chàng say mê, tâm hồn dạt dào của Hideo cũng rơi vào
điểm hút vô trọng lượng ấy. Có lẽ trong sự giống nhau của hai chị em sinh đôi Naeko
và Chieko, Hideo là người chịu tác động mạnh nhất. Chỉ có anh có cơ duyên nhầm
lẫn hai người, cũng chỉ có anh bị chính những ảo ảnh của hai thiếu nữ khuấy đảo. Dù
vậy, khi chịu trách nhiệm dệt thặt lưng rừng thông liễu,“Hideo vẫn lấn vấn về chuyện
bí ẩn xung quanh hai chị em, nhưng tâm trí anh hướng vào mẫu trang trí cho thắt
lưng nhiều hơn” [Cố đô; 676]
Chiếc thắt lưng anh dệt cho Naeko có sự chồng chéo của hai bóng hình. Hoà
trộn cảm xúc vào công việc lao động nghệ thuật sẽ sản sinh ra một kiệt tác của tâm
hồn. Hideo đã tận dụng điều đó cùng với tất cả tài nghệ và như thế chiếc thắt lưng
cùng với tình yêu đã ra đời nuôi dưỡng từ trong lao động nghệ thuật.
Gia đình Hideo là kiểu mẫu của gia đình truyền thống. Với những đứa con trai
làm trụ cột, và người phụ nữ lặng lẽ phía sau những guồng sợi. Máy dệt cao takabata
là một dạng máy dệt tay cao hơn máy thường. “Người ta đặt takabata ngay xuống đất
sau khi đã san bằng lớp phía trên mặt nền. Hơi ấm từ đất toát ra làm cho sợi mềm và
dai hơn”. [Cố đô; 697].
Xưởng dệt của gia đình Xoxuke thuộc khu vực sản xuất kimono, dù đã có
những công xưởng hiện đại theo hướng Âu châu chắn ngang đời sống, nhưng khu
vực này vẫn sạch sẽ, tinh tươm, các hàng rào được lau chùi cẩn thận. Những con
người này vượt qua được những rào cản tinh thần bằng tấm lòng ưu ái với cuộc đời.
Họ mộ chuộng thiên nhiên như hơi thở, vẫn thưởng hoa, ngắm cảnh, bằng trực giác
và tâm hồn. Thiên nhiên đóng góp nhiều cho nghệ thuật và văn hoá Nhật Bản khiếu
thẩm mỹ và bản sắc dân tộc, tạo thành niềm vui sống dào dạt. Ông Xoxuke có hẳn
“một lối mòn trồng long não trong bách thảo, … ông thích đi dạo nơi ấy, nhất là tiết
xuân lúc rặng long não đâm chồi” [ Cố đô; 613]. Đồng thời vẫn giữ thói quen thưởng
ngoạn thiên nhiên để tìm thấy sự hoà hợp với môi trường và thảnh thơi tâm hồn.
Theo nếp nhà, và truyền thống dân tộc, Hideo thở bằng nhịp tim của truyền
thống nhưng anh tiếp nhận được cái tinh tuý của hiện đại. Bất chấp sự coi thường của
Takichiro với loài hoa Tây phương uất kim hương, anh vẫn thấy được cái đẹp từ
chúng, vẫn nhận ra giữa khóm hoa tràn căng sắc màu kia là khoảnh khắc phát tiết
rạng rỡ nhất của hoa. Tội tình gì ở màu sắc, ở việc chúng tươi sắc quá lâu so với cơn
bão anh đào?
Vị trí địa lí của đảo quốc Phù Tang như hạt kê xa tít mù bên rìa vũ trụ đã tách
tâm hồn người Nhật hướng vào chính thế giới nội tâm của mình. Hướng nội và coi
trọng sự lắng đọng tâm hồn, khiến người Nhật nhạy cảm với cái đẹp, nhất là cái đẹp
lắng sâu từ cội nguồn văn hoá dân tộc. Người Nhật yêu thích sắc màu của những
bông hoa như yêu chính cuộc đời của họ, đó là một bộ phận không thể tách rời với
truyền thống.
Những khuôn vải dệt từ bàn tay và tâm hồn của anh thợ dệt là một biểu hiện
của cái đẹp. Tiêu chuẩn của nó, không cố định, thẩm mỹ quan cũng thay đổi theo
người, nhưng nó vẫn là một biểu tượng cho quốc hồn quốc tuý của dân tộc Phù Tang.
Đây là những kẻ lữ hành đi tìm cái đẹp trong bộ quốc phục dân tộc, lãng du
trên những đường diềm, sợi thắt lưng, tà áo. Bằng mọi nỗ lực người Nhật mang tới
cho mọi vật dụng vẻ đẹp toàn mỹ vô song.
Tiểu kết:
Kimono là một biểu tượng rất Nhật Bản. Trước hết, đây là bộ quốc phục dân
tộc Phù Tang, kế đến, kiểu mẫu gợi tình của kimono chuyển tải được vẻ đẹp nữ tính
bằng những đường cong mềm mại cùng những khoảng trống ý nhị. Vì thế mà bước
vào văn phẩm của Kawabata, vẻ đẹp tâm hồn cùng dáng vẻ uyển chuyển của thiếu
nữ, các cô geisha được tôn vinh.
Biểu tượng kimono đã thu gọn tâm hồn cũng như tính cách của dân tộc Phù
Tang. Mối quan hệ thâm giao giữa thiên nhiên và con người được Kawabata gói gọn
nơi những đường diềm, tà áo sợi thắt lưng. Cùng với những trăn trở rất dân tộc của
những người thợ dệt kimono, Kawabata đã chạm vào thời đại mà mọi giá trị tinh thần
Nhật Bản đang lung lay, mai một. Ông không hô hào, hay gióng một tiếng chuông
cảnh tỉnh, chỉ bằng ngòi bút đầy chất thơ của mình, ông lay động một thế hệ đang
nắm trong tay vận mệnh dân tộc.
Nhưng dù thế nào đi nữa, những tà áo mỏng manh ấy mang đời sống vĩnh cửu,
mang niềm bi cảm sâu xa của trần thế. Tà áo tượng trưng cho sự trường cửu khi nó là
một tổng hoà điệu thế giới.
KẾT LUẬN
1. Trong hành trình đi tìm cái đẹp của chàng lữ khách Kawabata, cái đẹp
của thiên nhiên và con người vốn được thăng hoa trong nghệ thuật nghìn năm của đất
Phù Tang, thêm lần nữa, thăng hoa trong chiếc gương soi cái đẹp của văn chương
Kawabata.
Tôn thờ cái đẹp như tôn giáo, người Nhật Bản chọn các biểu tượng để dẫn dắt
tinh thần vào vũ trụ vô biên của mỹ cảm. Vào trang văn của Kawabata, tuyết – gương
– kimono chuyển tải được nhiều hơn những gì mà truyền thống Phù Tang đã khơi
gợi. Tuyết không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên có khả năng diễn tả mùa và luân
chuyển thời gian. Gương cũng không chỉ là báu vật hoàng gia tượng trưng cho lí trí
và sức mạnh, và cả chiếc áo kimono cũng không đơn giản chỉ là quốc phục dân tộc.
Bằng tài năng và lòng yêu cuộc sống, yêu nguồn cội, Kawabata khám phá ra
những tầng nghĩa sâu nặng mới cho thế giới biểu tượng Nhật Bản. Ông nhân bội phần
vũ trụ vi mô của thế giới tưởng tượng này, để tuyết, gương, kimono chuyển tải thông
điệp về tư duy, bản sắc dân tộc Phù Tang và “mãi mãi gợi cảm đến bất tận”[32; 26].
Tinh tuý văn hóa của đảo quốc Phù Tang được soi chiếu qua đôi mắt lãng du của
Kawabata kết tinh thành những biểu tượng đặc sắc có giá trị nghệ thuật thâm thiết.
Chúng không là chiếc thuyền chở vấn đề nhân sinh rộng lớn, hay đưa chúng ta đến
những chân lí cuộc sống; đơn giản, biểu tượng của Kawabata Yasunari chỉ như cánh
hoa anh đào mỏng manh tung tán bay mang theo hương sắc của tình yêu cuộc sống và
cái đẹp vô thường, vĩnh cửu vốn được mộ chuộng ở đất nước này! Từ đó, những triết
lý vô ngôn của Thần đạo, tư duy mỹ học Thiền ở đảo quốc Mặt trời vốn ẩn kín trong
các con đường thẩm mỹ: hoa đạo, hương đạo, trà đạo, kiếm đạo, … cùng những tác
phẩm văn học kinh điển đã được vượt sóng ra ngoài thế giới.
2. Trong các thủ pháp nghệ thuật của Yasunari Kawabata, biểu tượng độc
đáo hơn hẳn. Với mỗi biểu tượng, ông dung hoà được tính tương phản, lẫn dòng độc
thoại nội tâm… Người đọc tiếp nhận chúng lại mở thêm cánh cửa vào thế giới của
chân không, mà dư tình ông gởi gắm, thúc giục ta tìm mọi cách để hoàn chỉnh chúng
theo bản chất và kinh nghiệm riêng của ta. Thấu cảm được điều đó, ta sẽ mở rộng vô
cùng giới hạn bản thể trong triết lý về nhân sinh và vũ trụ. Ta sẽ hiểu được tại sao
trong giọt sương có chiều sâu của đại dương vĩ đại.
3. Quan niệm về cái đẹp, giá trị thẩm mỹ cao nhất và hoàn thiện nhất được
ông tiếp thu từ mạch sữa truyền thống. Tuy nhiên những trang viết của ông vẫn thấm
đẫm tinh thần hiện đại, đầy sức sáng tạo. Từ những hình ảnh quen thuộc trong văn
hoá dân tộc, Kawabata tìm kiếm tầng nghĩa mới, giãn nở chiều sâu kích rộng. “
Những quy luật đó đã định hình một hệ thống mỹ học thực hành cảu Kawabata
Yasunari đặc trưng với quan niệm thẩm mỹ, nguyên tắc phản ánh và đối tượng phản
ánh cái đẹp, với những xúc cảm nhân bản khác và phương thức tái hiện nó trong tác
phẩm nghệ thuật”[25; 79].
4. Hướng mở rộng của đề tài:
Trong khuôn khổ Luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu ba biểu tượng Tuyết
– gương – kimono được sử dụng trong ba tác phẩm đoạt giải Nobel văn học của
Yasunari Kawabata. Đề tài có thể mở rộng theo hướng khai thác ba biểu tượng đó
trong toàn bộ tác phẩm của Kawabata. Hay khai thác hầu hết các biểu tượng truyền
thống đã được Kawabata sáng tạo trong toàn bộ văn phẩm. Từ đó đi vào nghiên cứu
thi pháp của riêng Kawabata, hay trong sự tương chiếu với các nhà văn đương đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Anders Sterling (1968), “Giới thiệu giải Nobel văn chương năm 1968 của
viện Hàn lâm Thuỵ Điển” - Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Yasunari Kawabata - tuyển
tập tác phẩm, NXB Lao động, Hà Nội, tr. 812 – 956.
2. Arthur Golden (2002), Hồi ức của một Geisha, Thanh Vân dịch, NXB Phụ
Nữ, Hà Nội.
3. Hoài Anh, (2001), Tìm hoa quá bước, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người , NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
6. Donald Keene (1991), “Về Xứ tuyết”, Đào Thị Thu Hằng dịch, , Yasunari
Kawabata - tuyển tập tác phẩm, NXB Lao động, Hà Nội, tr. 1053- 1059.
7. Đoản Nhật Chấn (1996), Truyện cổ nước Nhật và bản sắc dân tộc Nhật
Bản, NXB Văn học.
8. Eiichi Aoki (2006), Nhật Bản - đất nước và con người, NXB Văn học,
HCM.
9. Eugeb Herrigel, (2001), Thiền trong nghệ thuật bắn cung, Nguyễn Tường
Bách dịch, NXB Trẻ, Tp. HCM.
10. Đào Ngọc Chương, (6/ 2001), “Đọc Xứ tuyết suy nghĩ vế cái nhìn huyền ảo
của Kawabata Yasunari”, Tạp chí Văn, số 5 , tr. 101 - 104
11. Nhật Chiêu (1991), “Yasunari Kawabata- người cứu rỗi cái đẹp”, Yasunari
Kawabata - tuyển tập tác phẩm, NXB Lao động, Hà Nội, tr. 1060 – 1076.
12. Nhật Chiêu (1999), Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo Dục.
13. Nhật Chiêu (2000), Thế giới Kawabata Yasunari (hay là cái đẹp: Hình và
bóng), tạp chí Văn học số 3, tr. 85-92.
14. Nhật Chiêu (2001), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo
dục, HCM.
15. Nhật Chiêu (2007), 3000 thế giới thơm, NXB Văn Nghệ.
16. Đoàn Trung Còn, Lịch sử nhà Phật, NXB Tôn Giáo.
17. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lí luận và ứng dụng, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Xuân Đề (2000), Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông – Trung
Quốc, NXB Giáo dục.
20. Đỗ Đình Đồng, (2008), Những câu chuyện về thiền – Góp nhặt cát đá,
NXB Thanh Hoá.
21. Haruki Murasaki (2006), Rừng Nauy, Trịnh Lữ dịch, NXB Hội Nhà văn,
Hà Nội.
22. Haruki Murasaki (2006), Biên niên kí chiêm vặn dây cót, NXB Hội Nhà
văn.
23. Harold G. Henderson, Haiku nhập môn, Lê Thiện Dũng dịch, NXB trẻ
24. Nguyễn Bích Hà (2000), Tuyển tập truyện Cổ tích Nhật Bản, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
25. Khương Việt Hà, (2006), Mỹ học Kawabata Yasunari, tạp chí nghiên cứ
văn học số 6, tr. 68-85.
26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2000), Từ
điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
27. Đào Thị Thu Hằng (2004), “Yasunari Kawabata giữa dòng chảy Đông
Tây”, Yasunari Kawabata - tuyển tập tác phẩm, NXB Lao động, Hà Nội, tr. 1090 –
1107.
28. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunary Kawabata
(chuyên luận), NXB Giáo dục.
29. Lê Từ Hiển, Lưu Đức Trung (biên soạn, tuyển chọn) (2007), Haiku – hoa
thời gian, NXB Giáo Dục.
30. Trịnh Huy Hoá, (2002), Đối thoại với các nền văn hoá - Nhật Bản, NXB
Trẻ, Hà Nội.
31. Thích Thông Huệ (2007), Thiền là gì?, NXB phương Đông, TP. HCM
32. Jean Chevalier & Alain Gheerharant (1997), Tự điển biểu tượng văn hóa
thế giới, NXB Đà Nẵng.
33. John Steves – the Essence of Sho, Thiền và nghệ thuật thư pháp, Thích
Nhuận Châu dịch, NXB TPHCM
34. K. Pauxtopxki (2001), Bình minh mưa, NXB Văn hoá – thông tin. trang
148.
35. Kamya, Taeko (2005), Từ điển Nhật Việt - Việt Nhật, NXB Tự điển Bách
Khoa, TP. HCM.
36. Thuỵ Khê, (2005), “Từ Murasaki đến Kawabata”, Yasunari Kawabata -
tuyển tập tác phẩm, NXB Lao động, Hà Nội. tr. 976- 1022.
37. Krishnamurti, (2004), Đối diện với cuộc đời, Nguyễn Tường Bách dịch,
NXB Phụ Nữ.
38. Krishnamurti, (2007, Đại bàng cất cánh, NXB Tổng hợp TP. HCM.
39. Krishnamurti, (2008), Quyển sách của cuộc đời - Thiền định mỗi ngày cùng
Krishnamurti, NXB Tổng Hợp Tp. HCM.
40. Cao Hành Kiện ( 2002), Linh Sơn, NXB Phụ Nữ.
41. Luc Benoist (2006), Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại, Hoàng Mai Anh
dịch, NXB Thế giới.
42. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại, NXB
Văn học.
43. Phương Lựu (1996), Tìm hiểu trực giác và vô thức trong tư duy nghệ thuật
của nhà văn, NXB Giáo Dục.
44. M. Basho (1999), Lối lên miền Oku, Vĩnh Sính dịch, NXB Thế giới, Hà
Nội.
45. Marcel Proust (1992), Đi tìm thời gian đã mất, NXB Văn học, Hà Nội.
46. Maxence Fermine, (2008), Tuyết, NXB Văn học.
47. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng.
48. Mộc Nhiên (2006), Krishnamurti - Nỗi đau thời gian, NXB Thanh niên,
Hà Nội.
49. Murasaki Shikibu (1991), Truyện Genji, NXB Khoa học Xã hội.
50. N. Konrat (1997), Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại, Trịnh Bá Đỉnh
dịch, NXB Giáo dục.
51. N. Fedorenko (9/1990), “Kawabata, con mắt nhìn thấu cái đẹp”, Thái Hà
dịch, Yasunari Kawabata - tuyển tập tác phẩm, NXB Lao động, Hà Nội. tr. 1023 –
1052.
52. Hữu Ngọc (2006), Hoa anh đào và điện tử, NXB Văn nghệ.
53. Okakura Kakuzo (2008), Trà đạo tiểu luận, NXb Văn nghệ, HCM.
54. Osawa, Hoa đạo, bản dịch của Ngô Thành Nhân và Nguyễn Hồng Giao,
NXB Văn nghệ TP. HCM.
55. Osho, Trưởng thành: trách nhiệm là chính mình, NXB Văn hoá Thông tin
Hà Nội
56. R. H. P Mason & J. G. Caiger (2004), Lịch sử Nhật Bản, Nguyễn Văn Sỹ
dịch, NXB Lao Động.
57. Đỗ Lai Thuý (1999), Từ cái nhìn văn hoá, NXB Văn hoá dân tộc.
58. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Văn hoá Thông tin.
59. Trung tâm văn hóa Đông Tây (2005), Yasunari Kawabata - tuyển tập tác
phẩm, NXB Lao động, Hà Nội.
60. Lưu Đức Trung (1998), Bước vào vườn hoa văn học Châu Á, NXB Giáo
dục.
61. Lưu Đức Trung (1997), Yasunary Kawabata- cuộc đời, tư tưởng và tác
phẩm, NXB Giáo dục.
62. Lưu Đức Trung (1999), Thi pháp tiểu thuyết của Yasunary Kawabata – nhà
văn lớn Nhật Bản, Tạp chí Văn học số 9.
63. Lưu Đức Trung chủ biên (2004), Chân dung các nhà văn thế giới, NXB
Giáo dục.
64. Thích Thông Tuệ (2007), Thiền là gì? NXB phương Đông.
65. V.V. Otrinicop (1996), Những quan niệm thẩm mỹ độc đáo về nghệ thuật
của người Nhật, Phong Vũ dịch, Tạp chí Văn học số 5.
66. V. Ovsinncov, Cây anh đào và cây sồi, Bùi Văn Hoà dịch, NXB Hội nhà
văn – Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây.
67. Vơxevolot Ovochinnhikhop (1987), Cành Sakura, Nguyễn Ngọc Sang
dịch, NXB Mũi Cà Mau.
68. Y.Kawabata (1968), “Sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản (Diễn từ Nobel), Đoàn Tử
Huyến dịch, Yasunari Kawabata - tuyển tập tác phẩm, tr. 961 – 975.
69. W. Holmes, CH. Horioka (2006), Nghệ thuật thiền qua hội hoạ, NXB Tổng
hợp Tp. HCM.
B. TÀI LIỆU TIỀNG ANH:
70. Anders Uslerling (1999), The Nobel prize for literature 1968, the Nobel
Foundation.
71. Donald Keene (1984), Dawn to the West – Janpanse Literature in the
modern era, Fiction Hold, Rinebart anhwinston, New York.
72. Itasaka(edited)(1983), Encyclopedia of Japan, Kodansha International,
L.T.D, Tokyo, New York, London.
73. J. Thomas Rimer, A Reader’s Guide to Japanses Literature, Kodansha
International, Tokyo anh New York.
74. Toshimitsu Hasumi (1962), Zen in japanese Art, RKP Lon don,
75. Y. Kawabata (1968), Snown Contry, Tranlated by E.G. Seidensticker
Berkley Publishing corporation, New York.
C. TÀI LIỆU TỪ INTERNET:
76. http//www.evan.com.vn
77. http//www.vienvanhoc.org.vn
78. http//www.vi.wikipedia.org.
79. http//www.kirjasto.sci.fi//kawabata.htm
80. http//www.nhatban.net
81. http//www.thongtinnhatban.com
82. http//www.vanhoahoc.edu.vn
83. http//www.đaouyen.com
PHỤ LỤC
Khỉ chơi trăng - Tohaku
Thác nước - Zeshin Shibata
Chiếc kimono Furisode dành cho các cô gái bước sang tuổi 20
(có đặc điểm là màu sắc sặc sỡ và cánh tay áo rộng)
Thắt lưng Obi
Geisha
Hình ảnh sanbon – ashi (ba chân)
được vẽ sau cổ của mỗi geisha
Kiếm đạo Nhật Bản; bao gồm:
Cặp kiếm chiến đấu: Tachi và Tanto
Cặp kiếm dân sự : Katana và Wakazashi .
Trà đạo Nhật Bản
Hoa anh đào
Lá phong trên tuyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHNN014.pdf