Việt Nam hiện nay đang trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và lấy công nghiệp làm ngành chủ đạo để đưa đất nước đi lên. Trên thực tế ngành công nghiệp của Việt Nam rất đa dạng và phức tạp. Đa số các doanh nghiệp này còn hoạt động sản xuất với những thiết bị cũ kĩ, lạc hậu gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy những khu vực xung quanh các doanh nghiệp này thường phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực do các doanh nghiệp gây ra như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để các doanh nghiệp này vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường và tiến tới phát triển bền vững. Ngày nay, lý thuyết sản xuất sạch hơn ra đời và tuy mới được áp dụng ở Việt Nam nhưng đã thu được những kết quả rất lớn. Việc mở rộng phạm vi áp dụng sản xuất sạch hơn trong tất cả các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam là hoàn toàn đáng khích lệ.
Trong thời gian thực tập tại công ty dệt Nam Định, tôi đã nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm công ty dệt Nam Định”. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất tại nhà máy, nghiên cứu quy trình sản xuất vải trên dây truyền liên tục của Nhật, phân tích nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên, nhiên, vật liệu, các tác động tới môi trường từ đó đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm khắc phục những vấn đề đó.
Đề tài tiến hành phân tích chi phí – lợi ích cho một giải pháp có vốn đầu tư tương đối lớn để thấy được hiệu quả của việc đầu tư này so với hiện trạng. Tuy nhiên đề tài chỉ phân tích theo quan điểm tài chính nên có một số lợi ích mà dự án sản xuất sạch hơn mang lại cho xã hội chưa được liệt kê toàn bộ vào lợi ích.
73 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, trong đề tài này tôi chọn công nghệ nhuộm vải MS32 màu R559 (100% cotton) trên dây truyền liên tục của Nhật tại phân xưởng nhuộm II để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn.
2. Phân tích các bước công nghệ:
2.1. Quy trình nhuộm vải MS32 màu R559 (100% cotton) bằng thuốc nhuộm hoạt tính trên dây truyền liên tục Nhật.
Đầu ra
Đầu vào
Vải mộc
Khám vải (1)
Chỉ khâu
Đầu vải xén ra
Bỏ khâu (2)
Công đoạn
Nước ngưng, bụi, khí (CO2) nước nóng, xăng dư, nước thải (men, hoá chất)
Điện, hơi nước,
xăng, dung dịch,
men, hoá chất
Đốt - rũ hồ (3)
Nước thải nóng (men, hồ, hoá chất, hơi)
Điện
Điện, chỉ khâu
Điện, hơi nước,
hoá chất
Điện, hơi nước,
hoá chất
Nấu giặt (4)
Nước thải nóng, dung dịch tẩy thừa, hơi nóng, nước ngưng, hơi nước
Tẩy giặt (5)
Điện, hơi nước,
NaOH, CH3COOH
Dung dịch NaOH dư, hơi nước thải nóng (NaOH, CH3COOH), nước ngưng
Làm bóng (6)
Nhuộm (7)
Thuốc nhuộm dư, nước ngưng hơi nóng
Điện, hơi nước, hoá chất, thuốc nhuộm
Ngâm-ép-sấy
Nước ngưng, hơi nóng khí thải, nước nóng, nước thải (thuốc nhuộm + HC)
Điện, hơi, dầu DO, nước
Chưng gắn màu
Nước thải (thuốc nhuộm + HC), hơi nóng, nước ngưng
Điện, hơi nước,
hoá chất
Giặt sau nhuộm
Hoàn thành
Hoàn tất
Hình 5: Sơ đồ quy trình nhuộm vải trên dây chuyền liên tục Nhật
2.2. Cân bằng vật liệu cho 1000m vải MS32 - Màu R559:
Công đoạn
Vật liệu đầu vào
Đầu ra
Dòng thải
Tên
Lượng thực tế
Tên
Lượng
Lỏng
Rắn
Khí
3
Xăng
Rottamylasc 188
Ultrravol GPN
45 l
0,6 kg
0,2 kg
CO2
Rottamylasc 188
Ultrravol GPN
0,6 kg
0,2 kg
+
+
´
4
NaOH 100%
Cottoclarin KD
Securon 540
2,04 kg
0,68 kg
NaOH 100%
Cottoclarin KD
Securon 540
9,5 kg
2,04 kg
0,68 kg
+
+
+
5
H2O2 50%
Tinoclorite CBB
Cottoclarin KD
Securon 540
NaOH 100%
2,72 kg
0,68 kg
1,7 kg
0,68 kg
1,7 kg
H2O2 50%
Tinoclorite CBB
Cottoclarin KD
Securon 540
NaOH 100%
0,408 kg
0,68 kg
1,7 kg
0,68 kg
1,7 kg
+
+
+
+
+
6
NaOH 100%
35,2 kg
NaOH 100%
35,2 kg
+
7
Thuốc nhuộm
Ure
Na2CO3
Invadine
Lamazim
Dầu DO
Igasolconnew
0,116 kg
9 kg
3 kg
0,18 kg
0,111 kg
40,5 l
0,34 kg
Thuốc nhuộm
Ure
Na2CO3
Invadine
Lamazim
CO2
Igasolconnew
0,035 kg
9 kg
3 kg
0,18 kg
0,111 kg
0,34 kg
+
+
+
+
+
+
Tiêu thụ nước: 108 m3/1000m vải
Tiêu thụ điện: 172, 97 kwh/1000m vải
Tiêu thụ hơi: 4 tấn/1000m vải
Nguồn: Nhật ký sản xuất của phân xưởng nhuộm II
2.3. Tính chi phí cho dòng thải (cho 1000m vải MS 32 - R559):
Chất thải của nhà máy sau sản xuất được thải bỏ trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước của thành phố mà không thông qua một hệ thống xử lý nào, do đó chi phí cho dòng thải chỉ bao gồm chi phí do nguyên vật liệu thô mất mát, giá trị của sản phẩm trung gian mà không bao gồm chi phí xử lý, thải bỏ.
Công đoạn
Đầu ra
Đơn giá
(VNĐ/Kg)
Thành tiền
(VNĐ)
Tên
Lượng (Kg)
3
Đốt – Rũ hồ
CO2
Rottamylase 188
Ultrravol GPN
0,6
0,2
3935,8
27954,84
23610,48
5590,968
4
Nấu – giặt
NaOH 100%
Cottoclarin KD
Securon 540
9,5
2,04
0,68
3524,73
27.580,21
24.014,89
30.919,935
56.263,6284
16.330,1252
5
Tẩy – giặt
H2O2 50%
Tinoclorite CBB
Cottoclarin KD
Securon 540
NaOH 100%
0,408
0,68
1,7
0,68
1,7
4.436,41
21.606,92
27.580,21
24.014,89
3.524,73
1810,0553
14.692,7056
46.886,357
16.330,1252
5.992,041
6
Làm bóng
NaOH 100%
35,2
3524,73
124.070,496
7
Nhuộm
Thuốc nhuộm
Ure
Na2 CO3
Invadine
Lamazim
0,035
0,9
3
0,18
0,11
250.000
2145,17
2198,96
29.571,58
101.385,59
8750
1.930,653
6.596.88
5.322,8844
11.253,8005
Chung
Giặt sau nhuộm
CO2
Igasol
Connew
0,34
47.418,64
16.122,3376
Tổng
392.473,4722
Nguồn: Nhật ký sản xuất của phân xưởng nhuộm II
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng chi phí cho dòng thải tính trên 1000m vải MS32-R559 là 392.473,4722 (VND), đó là chưa tính đến chi phí cho nước thải... Chi phí cho dòng thải này cũng tương đối lớn, do đó nếu giảm được lượng nước, hoá chất, thuốc nhuộm...tiêu thụ cho mỗi công đoạn thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà máy.
2.4. Phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng:
Công đoạn 1: "Khám vải" và công đoạn 2 "bỏ khâu" không gây ra tổn thất nguyên nhiên vật liệu, do đó ta không tiến hành phân tích 2 công đoạn này.
Bảng1: Phân tích nguyên nhân gây ra tổn thất
nguyên vật liệu, năng lượng
Công đoạn
Tên dòng thải
Nguyên nhân gây ra tổn thất
3
Đốt-Rũ hồ
1. Nước thải có chứa men, hoá chất, xăng dư, bụi, khí (CO2), nước ngưng.
1- Rũ sạch lượng hồ có trên vải giúp cho vải mềm, dễ thấm nước và các dung dịch hoá chất tạo điều kiện cho công đoạn sau. Tuy nhiên công đoạn này hiệu quả rũ hồ chưa cao
4
Nấu-Giặt
2. Nước thải nóng (men hoá chất, hơi)
2- Đây là công đoạn rất quan trọng, tại đây đại bộ phận các tạp chất trong vải được tách ra tạo điều kiện cho vải có độ mao dẫn cao. Quá trình này thực hiện nhờ có: NaOH, chất ngấm, nhiệt độ nấu và quá trình giặt sau nấu. Đây là công đoạn dễ lãng phí nhiều hơi, nước và gây ô nhiễm cao.
5
Tẩy-Giặt
3. Nước thải nóng, dung dịch tẩy thừa, hơi nóng, nước ngưng, hơi nước.
3- Tại công đoạn này dưới tác dụng của điều kiện gia công cùng dung dịch tẩy, các hoá chất màu thiên nhiên, các tạp chất có trong vải được phá huỷ và tách ra khỏi vải tạo cho vải có độ trắng và mao dẫn giúp cho vải thêm tươi sáng. Đây là công đoạn gây lãng phí hoá chất, thuốc nhuộm, điện, hơi, nước khi thực hiện nhuộm màu đậm.
6
Làm bóng
4. Dung dịch NaOH dư, nước thải nóng (NaOH,CH3COOH), nước ngưng
4- Công đoạn làm bóng giúp cho việc nâng cao chất lượng vải. Sau công đoạn này vải sẽ bóng đẹp hơn, có độ hút ẩm, khả năng nhuộm màu, độ bền tăng lên. Công đoạn này thực hiện nhờ tác dụng của NaOH đậm đặc và vải được gia công ở trạng thái kéo căng. Trong công đoạn này đối với vải bông se, mật độ dệt cao, hiệu quả làm bóng chưa cao.
7
Nhuộm
5. Thuốc nhuộm dư, nước ngưng, hơi nóng, khí thải, nước thải có chứa thuốc nhuộm, hoá chất
5 - Tại đây thuốc nhuộm, hoá chất trọ nhuộm được ngấm vào vải với lượng phù hợp. Dưới tác dụng của điều kiện gia công thuốc nhuộm sẽ gắn màu vào vải theo yêu cầu.
- Tỷ lệ thuốc nhuộm gắn màu lên vải phụ thuộc vào: khả năng gắn màu của thuốc, hoá chất phụ trợ và các điều kiện gia công. Khả năng tách thuốc nhuộm và hoá chất dư sau nhuộm tạo điều kiện cho vải sáng đẹp và có độ bền màu cao.
- Trong công đoạn này lựa chọn và sử dụng hoá chất trợ, thuốc nhuộm hiệu quả chưa cao gây lãng phí.
- Sử dụng phương pháp nhuộm chưa tối ưu
3. Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn đối với các công đoạn sản xuất:
Từ việc phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên vật liệu ở trên ta tiến hành đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn đối với các công đoạn sản xuất như sau:
Bảng 2: Phân tích các nguyên nhân và đề xuất cơ hội sản xuất sạch hơn
Công đoạn
Nguyên nhân
Cơ hội sản xuất sạch hơn
3
Đốt – rũ hồ
- Rũ sạch lượng hồ có trên vải giúp cho vải mềm, dễ thấm nước và các dung dịch hoá chất tạo điều kiện cho công đoạn sau. Tuy nhiên công đoạn này hiệu quả rũ hồ chưa cao.
1. Để quá trình được nhanh và triệt để cần dùng men và chất ngấm ưu việt.
4
Nấu – giặt
- Đây là công đoạn rất quan trọng, tại đây đại bộ phận các tạp chất trong vải được tách ra tạo điều kiện cho vải có độ mao dẫn cao. Quá trình này thực hiện nhờ có: NaOH, chất ngấm, nhiệt độ nấu và quá trình giặt sau nấu. Đây là công đoạn dễ lãng phí nhiều hơi, nước và gây ô nhiễm cao.
2. Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: Sử dụng chất ngấm tốt hơn nâng cao nhiệt độ hợp lý.
3. Bảo ôn hệ thống dẫn hơi.
5
Tẩy – giặt
- Tại công đoạn này dưới tác dụng của điều kiện gia công cùng dung dịch tẩy, các hoá chất màu thiên nhiên, các tạp chất có trong vải được phá huỷ và tách ra khỏi vải tạo cho vải có độ trắng và mao dẫn giúp cho vải thêm tươi sáng. Đây là công đoạn gây lãng phí hoá chất, thuốc nhuộm, điện, hơi, nước khi thực hiện nhuộm màu đậm.
4. Đối với các vải khi nhuộm gam màu tối hoặc gam màu đậm nên bỏ qua công đoạn tẩy trắng.
5. Bảo ôn các bể giặt.
6
Làm bóng
- Công đoạn làm bóng giúp cho việc nâng cao chất lượng vải. Sau công đoạn này vải sẽ bóng đẹp hơn, có độ hút ẩm, khả năng nhuộm màu, độ bền tăng lên. Công đoạn này thực hiện nhờ tác dụng của NaOH đậm đặc và vải được gia công ở trạng thái kéo căng. Trong công đoạn này đối với vải bông se, mật độ dệt cao, hiệu quả làm bóng chưa cao.
6. Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình. Sử dụng thêm chất ngấm tạo hiệu quả cho công đoạn làm bóng và quá trình giặt sau nấu.
7
Nhuộm
- Tại đây thuốc nhuộm, hoá chất trọ nhuộm được ngấm vào vải với lượng phù hợp. Dưới tác dụng của điều kiện gia công thuốc nhuộm sẽ gắn màu vào vải theo yêu cầu.
- Tỷ lệ thuốc nhuộm gắn màu lên vải phụ thuộc vào: khả năng gắn màu của thuốc, hoá chất phụ trợ và các điều kiện gia công. Khả năng tách thuốc nhuộm và hoá chất dư sau nhuộm tạo điều kiện cho vải sáng đẹp và có độ bền màu cao.
- Trong công đoạn này lựa chọn và sử dụng hoá chất trợ, thuốc nhuộm hiệu quả chưa cao gây lãng phí.
- Sử dụng phương pháp nhuộm chưa tối ưu.
7. Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình.
8. Nghiên cứu mầu đậm chuyển sang nhuộm tận trích.
9. Sử dụng thuốc thân thiện với môi trường và có khả năng bắt màu cao.
10. Sử dụng hoá chất, chất trợ nhuộm có tính ưu việt hơn.
11. Sử dụng phương pháp nhuộm cuộn ủ.
12. Tuần hoàn khí nóng từ bộ phận làm mát (cuối máy Hotflue trợ lại buồng sấy máy Hotflue).
4. Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn:
4.1. Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn:
Từ việc đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn như trên, ta có thể tiến hành sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn như sau:
4.1.1. Giải pháp cần thực hiện ngay:
Giải pháp cần thực hiện ngay thường là các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện như quản lí nội vi; các giải pháp có chi phí thấp, không đáng kể; các giải pháp sẽ mang lại hiệu quả ngay sau khi thực hiện.
Dựa vào căn cứ lựa chọn trên ta có các giải pháp cần thực hiện ngay là: giải pháp 3: "Bảo ôn hệ thống dẫn hơi".
4.1.2. Giải pháp bị loại bỏ:
- Giải pháp bị loại bỏ: Đây là những giải pháp yêu cầu vốn đầu tư quá lớn mà hiệu quả thu về lại thấp; những giải pháp không khả thi về kĩ thuật hoặc những giải pháp khi thực hiện sẽ làm dư thừa quá nhiều lao động...
Trong các giải pháp sản xuất sạch hơn đề ra ở trên thì các giải pháp sau sẽ bị loại bỏ :
- Giải pháp 5:"Bảo ôn các bể giặt": đây là giải pháp quản lí nội vi nhưng sẽ bị loại bỏ bởi nó không khả thi về mặt kĩ thuật.
- Giải pháp 12:"Tuần hoàn khí nóng từ bộ phận làm mát (cuối máy Hotflue trở lại buồng sấy máy Hotflue": đây là giải pháp sẽ bị loại bỏ bởi vì nó không khả thi về mặt kĩ thuật và kinh tế.
4.1.3. Các giải pháp cần phân tích thêm:
- Giải pháp cần phân tích thêm: Thường là các giải pháp đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn hoặc các giải pháp có ảnh hưởng lớn về kĩ thuật, chi phí vận hành hoặc môi trường.
Theo căn cứ lựa chọn trên thì các giải pháp cần phân tích thêm là:
- Giải pháp 1:"Để quá trình rũ hồ được nhanh và triệt để cần dùng men và chất ngấm ưu việt": giải pháp này đòi hỏi phải bỏ ra một khoản chi phí để thay đổi nguyên liệu đầu vào, liên quan đến kĩ thuật và môi trường.
- Giải pháp 2:"Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: sử dụng chất ngấm tốt hơn nâng cao nhiệt độ hợp lý": giải pháp này cũng đòi hỏi chi phí, có ảnh hưởng, liên quan đến kỹ thuật, môi trường.
- Giải pháp 4:"Đối với các vải khi nhuộm gam màu tối hoặc đậm nên bỏ qua công đoạn tẩy trắng": giải pháp này làm thay đổi công nghệ và có liên quan nhiều đến kĩ thuật.
- Giải pháp 6:"Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: sử dụng thêm chất ngấm tạo hiệu quả cho công đoạn làm bóng và quá trình giặt sau này": giải pháp này đòi hỏi phải bỏ ra một khoản chi phí và liên quan đến kĩ thuật.
- Giải pháp 7:"Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình": giải pháp này liên quan nhiều đến môi trường do khả năng tách hoá chất thuốc nhuộm dư sau khi nhuộm tăng lên.
- Giải pháp 8:"Nghiên cứu màu đậm chuyển sang nhuộm tận trích":giải pháp này đòi hỏi thay đổi công nghệ và liên quan đến kĩ thuật...
- Giải pháp 9:"Sử dụng thuốc nhuộm, hoá chất thân thiện môi trường và có khả năng bắt màu cao": giải pháp này đòi phải bỏ ra chi phí để thay đổi thuốc nhuộm.
- Giải pháp 10:"Sử dụng hoá chất, chất trợ nhuộm có tính ưu việt hơn": giải pháp này cũng đòi hỏi chi phí để thay đổi hoá chất, chất trợ nhuộm.
- Giải pháp 11;"Sử dụng phương pháp nhuộm cuộn ủ": giải pháp này đòi hỏi thay đổi công nghệ và phải bỏ ra một khoản chi phí đầu tư lớn, liên quan đến kĩ thuật, môi trường.
Kết quả sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn
STT
Các giải pháp sản xuất sạch hơn
Phân loại
Thực hiện ngay
Phân tích thêm
Loại bỏ
1
Để quá trình rũ hồ được nhanh và triệt để cần dùng men và chất ngấm ưu việt.
Thay đổi nguyên liệu đầu vào
´
2
Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: sử dụng chất ngấm tốt hơn, nâng cao nhiệt độ hợp lý.
Kiểm soát quá trình
´
3
Bảo ôn hệ thống dẫn hơi
Quản lí nội vi
´
4
Đối với các vải khi nhuộm gam màu tối hoặc đậm nên bỏ qua công đoạn tẩy trắng.
Thay đổi công nghệ
´
5
Bảo ôn các bể giặt
Quản lí nội vi
´
6
Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: sử dụng thêm chất ngấm tạo hiệu quả cho công đoạn làm bóng và quá trình giặt sau này.
Kiểm soát quá trình
´
7
Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình.
Kiểm soát quá trình
´
8
Nghiên cứu màu đậm chuyển sang nhuộm tận trích.
Thay đổi công nghệ
´
9
Sử dụng thuốc nhuộm thân thiện môi trường và có khả năng bắt màu cao.
Thay đổi nguyên liệu đầu vào
´
10
Sử dụng hoá chất, chất trợ nhuộm có tính ưu việt hơn.
Thay đổi nguyên liệu đầu vào
´
11
Sử dụng phương pháp nhuộm cuộn ủ
Thay đổi công nghệ
´
12
Tuần hoàn khí nóng từ bộ phận làm mát (cuối máy Hotflue trợ lại buồng sấy máy Hotflue)
Kiểm soát quá trình
´
Qua kết quả sàng lọc trên, có 12 cơ hội sản xuất sạch hơn được đề ra, trong đó:
1 giải pháp sản xuất sạch hơn cần thực hiện ngay
9 giải pháp sản xuất sạch hơn cần phân tích thêm
2 giải pháp sản xuất sạch hơn bị loại bỏ
4.2. Sàng lọc tiếp theo các giải pháp cần phân tích thêm:
Để tiến hành sàng lọc nhanh các giải pháp cần phân tích thêm ta sẽ tiến hành cho điểm như sau:
* Yêu cầu về kĩ thuật:
Giải pháp có yêu cầu về kĩ thuật ở mức độ thấp: 3 điểm.
Giải pháp có yêu cầu về kĩ thuật ở mức độ trung bình: 2 điểm
Giải pháp có yêu cầu về kĩ thuật ở mức độ cao: 1 điểm
* Yêu cầu về chi phí đầu tư:
Giải pháp yêu cầu về chi phí đầu tư thấp: dưới 300 triệu VNĐ: 3 điểm
Giải pháp yêu cầu về chi phí đầu tư trung bình: từ 300 triệu đến 600 triệu VNĐ: 2 điểm.
Giải pháp yêu cầu về chi phí đầu tư cao: > 600 triệu VNĐ: 1 điểm.
* Yêu cầu về chi phí vận hành:
Giải pháp có chi phí vận hành thấp hơn nhiều: 3 điểm
Giải pháp có chi phí vận hành thấp hơn: 2 điểm
Giải pháp có chi phí vận hành tương tự hoặc cao hơn: 1 điểm
* Yêu cầu về lợi ích môi trường:
Giải pháp có lợi ích môi trường thấp hơn hoặc bằng 0: 1 điểm
Giải pháp có lợi ích môi trường trung bình: 2 điểm
Giải pháp có lợi ích môi trường cao: 3 điểm
Như vậy, giải pháp nào có tổng điểm cao nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn để phân tích trước giải pháp nào có tổng điểm thấp hơn sẽ được phân tích sau.
Bảng 4: Lựa chọn các giải pháp cần phân tích thêm
TT
Giải pháp SXSH
Yêu cầu kĩ thuật
Chi phí đầu tư dự kiến
Chi phí vận hành dự kiến
Lợi ích môi trườngdự kiến
Tổng đIểm
Thứ tự ưu tiên
Thấp
3
Trung bình
2
Cao
1
Thấp
3
Trung bình
2
Cao
1
Thấp hơn nhiều
3
Thấp hơn
2
Tương tự hoặc cao hơn
1
Thấp hơn hoặc = 0
1
TB
2
Cao
3
1
Để quá trình rũ hồ được nhanh và triệt để cần dùng men và chất ngấm ưu việt
2
1
2
1
6
5
2
Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: sử dụng chất ngấm tốt hơn, nâng cao nhiệt độ hợp lý
2
2
2
1
7
4
4
Đối với các vải khi nhuộm gam màu tối hoặc đậm nên bỏ qua công đoạn tẩy trắng
3
3
3
3
12
1
6
Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình: sử dụng thêm chất ngấm tạo hiệu quả cho công đoạn làm bóng và quá trình giặt sau này
2
1
1
2
6
5
7
Nghiên cứu tối ưu hoá đơn công nghệ và giám sát quy trình
2
2
2
1
7
4
8
Nghiên cứu màu đậm chuyển sang nhuộm tận trích
2
3
2
2
9
2
9
Sử dụng thuốc nhuộm thân thiện môi trường và có khả năng bắt màu cao
2
1
2
2
7
4
10
Sử dụng hoá chất, chất trợ nhuộm có tính ưu việt hơn
2
1
2
1
6
5
11
Sử dụng phương pháp nhuộm cuộn ủ
1
1
3
3
8
3
* Nhận xét: Qua bảng lựa chọn các giải pháp cần phân tích thêm, giải pháp 4: "Đối với các vải nhuộm gam màu tối hoặc đậm nên bỏ qua công đoạn tẩy trắng" và giải pháp 8 :"Nghiên cứu màu đậm chuyển sang nhuộm tận trích" sẽ được lựa chọn để phân tích trước. Tuy nhiên giải pháp này yêu cầu về đầu tư không đáng kể, do đó trong đề tài sẽ chỉ tiến hành phân tích hiệu quả đầu tư cho giải pháp 11: “Sử dụng phương pháp nhuộm cuộn ủ”.
Ngoài ra, giải pháp sản xuất sạch hơn "Đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ nguội" đươc lựa chọn là rất phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty:
Trong quá trình đi lên, phát triển và hội nhập bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu là: sản xuất có hiệu quả, lãi nhiều, thu nhập cao, làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Cải thiện được môi trường, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện thành công mục tiêu đó.
Việc đầu tư một máy nhuộm ColdPad Batch Châu Âu đã nêu trên là rất đúng lúc, kịp thời đáp ứng nhu cầu may mặc thời trang trong nước và nước ngoài. Đa dạng hoá sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, qua đó nâng cao thu nhập và công ăn việc làm cho công nhân viên; đồng thời tiết kiệm điện, hơi nước, nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu chất thải và tải lượng gây ô nhiễm, đó là xu thế chung của thời đại và thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn, đóng góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của công ty.
Hiện nay việc sản xuất các lô hàng sản lượng nhỏ, chất lượng xuất khẩu trên dây chuyền liên tục của Nhật có giá thành cao, tính cạnh tranh thấp, vì vậy nếu đầu tư một máy nhuộm Cold Pad Batch của Châu Âu sẽ khắc phục được nhược điểm trên, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà lợi nhuận lại là mục tiêu hàng đầu của bất kì doanh nghiệp nào.
Hiện nay công ty đang tham gia vào chương trình đầu tư phát triển tăng tốc của Tổng công ty Dệt may Việt Nam trong chiến lược đầu tư đến 2005-2010. Chính vì vậy việc đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng hiện đại và đồng bộ là rất cần thiết, nó đáp ứng được nhu cầu đa dạng và phong phú về các mặt hàng của người tiêu dùng.
áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn sẽ giúp nhà máy tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận hành nhờ giảm tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng... nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ bị xử lý lại. Bên cạnh đó, khi nhà máy áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn này, hiện trạng môi trường sẽ được cải thiện và sản phẩm sẽ trở nên thân thiện với môi trường hơn, đây là cơ sở vững chắc cho việc tiếp nhận các hỗ trợ tài chính của ngân hàng, các quỹ môi trường hoặc các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, khi chất lượng môi trường được cải thiện sẽ là cơ sở để công ty thực hiện tốt hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000, tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và nước ngoài.
Nếu công ty thực hiện liên tục chiến lược sản xuất sạch hơn thì hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường là rất lớn. Tất cả các giải pháp sản xuất sạch hơn đều được công ty lựa chọn và áp dụng sẽ mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích như: Tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh, cải thiện hiện trạng môi trường và giảm chi phí sản xuất.
Từ những lợi ích mà giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn mang lại, ta thấy việc đầu tư một máy nhuộm Cold PadBatch là rất phù hợp với mục tiêu phát triển chung của công ty.
Chương III: Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh coldpadbatch (cpb) tạI nhà máy nhuộm:
I. Giải pháp đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh cpb tại nhà máy nhuộm:
1. Khái quát quy trình nhuộm vải cotton sau khi đầu tư máy nhuộm cuộn ủ lạnh Cold PadBatch (CPB):
Vải mộc đ Khám vải đ Bỏ khâu đ Đốt rũ hồ đ Nấu – giặt đ Tẩy – giặt đ Làm bóng đ Ngấm ép – cuộn ủ đ Giặt sau nhuộm đ Hoàn tất đ Hoàn thành.
Như vậy, sau khi đầu tư máy nhuộm CPB sẽ:
* Nâng cao chất lượng vải, giảm tỉ lệ sản phẩm bị xử lý lại do máy CPB có khả năng nhuộm màu đồng đều nhờ làm chủ độ ẩm khi nhuộm. Bên cạnh đó, việc giảm đi công đoạn chưng gắn màu sẽ tiết kiệm được rất nhiều điện, hơi, nước, nguyên liệu đầu vào... từ đó làm giảm chi phí vận hành, hạ giá thành sản phẩm.
* Mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn. Đáp ứng yêu cầu vải may mặc của thị trường nội địa và xuất khẩu.
2. Mục đích của việc đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn:
Đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn “sử dụng phương pháp nhuộn cuộn ủ” giúp chúng ta thấy được các chi phí – lợi ích của dự án. Trên cơ sở phân tích các chi phí – lợi ích này ta sẽ xác định được quy mô lợi ích mà dự án mang lại, xác định được mức lãi suất cao nhất có thể chấp nhận để đầu tư, xác định được thời gian có thể hoàn lại vốn đầu tư ban đầu; xác định được hiệu quả của đầu tư… Từ đó sẽ cho chúng ta kết luận chính xác về hiệu quả mà dự án mang lại, có những quyết định đúng đắn trước khi đầu tư. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn còn giúp ta đề xuất được những giải pháp sản xuất sạch hơn cho các công đoạn khác, dây chuyền khác, đưa ra được những kiến nghị đối với các ban ngành liên quan trong việc đầu tư cho sản xuất sạch hơn và việc áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp.
3. Phương pháp đánh giá chi phí-lợi ích của dự án đầu tư:
Để đánh giá chi phí-lợi ích (ước tính các dòng tiền) của dự án đầu tư, tôi đã dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, điều tra: thu thập các tài liệu, số liệu tại các phòng tài chính kế toán, phòng kĩ thuật của nhà máy nhuộm và của công ty dệt Nam Định, tìm ra định mức tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu, giá thành gia công tại nhà máy nhuộm, giá bán các loại sản phẩm loạiA, loại B...
Xem xét các nhật ký sản xuất của phân xưởng nhuộm II, tìm ra lượng tiêu thụ thực tế và lượng mất mát nguyên nhiên vật liệu...; Xem xét các hoá đơn mua bán các loại nguyên nhiên vật liệu (hoá chất, thuốc nhuộm...)
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn, hỏi trực tiếp cán bộ công nhân viên trong nhà máy, cán bộ kĩ thuật về định mức tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu trên công nghệ nhuộm cuộn ủ lạnh; các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải, kiện tụng của nhân dân về môi trường...
Từ các nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, xác định đâu là chi phí, đâu là lợi ích, sau đó tiến hành lượng hoá tất cả các chi phí -lợi ích này thành tiền. Trong đó: khi một chi phí bị bỏ qua thì đó chính là lợi ích thu được và ngược lại.
Một vài giả thiết để đánh giá:
- Máy nhuộm cuộn ủ lạnh Cold PadBatch của Châu Âu có tuổi thọ là 10 năm, bằng thời gian khấu hao của dự án.
Năng suất định mức 1 ca máy: 25m/phút ´ 60 phút ´ 5h = 7500m/ca
Năng suất định mức/năm: 7500m/ca ´ 820 ca/năm = 6.150.000 m/năm
- Tỷ lệ chiết khấu 8,21%/năm (theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng Công Thương Việt Nam đang áp dụng).
Trong tính toán có áp dụng tính đối xứng giữa chi phí và lợi ích: khi một chi phi bị bỏ qua thì đó chính là lợi ích thu được và ngược lai.
Trên thực tế, trong một năm nhà máy sản xuất rât nhiều mặt hàng khác nhau trên cùng một dây chuyền công nghệ, để thuận tiện cho viêc đánh giá, ta giả định rằng nhà máy chỉ tiến hành sản xuất duy nhất một mặt hàng là vải MS32 Màu R559 (100% Cotton).
II. Đánh giá hiệu quả đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh CPB
1. Xác định chi phí - Lợi ích của dự án :
1.1. Xác định chi phí:
Tổng chi phí của dự án: C = C0 +C1
Trong đó: C0: Chi phí đầu tư ban đầu:
C0=C01 + C02 + C03 + C04 + C05
C01: Chi phí thiết bị
C02: Chi phí xây lắp
C03: Chi phí kiến thiết cơ bản khác
C04: Chi phí khởi động/ đào tạo
C05: Chi phí dự phòng
C1: Chi phí bảo dưỡng
1.2. Xác định lợi ích:
Công nghệ nhuộm vải cuộn ủ lạnh giúp cho nhà máy giảm được rất nhiều chi phí: chi phí vận hành, chi phí xử lý lại... do giảm được công đoạn chưng gắn màu.
Tổng lợi ích của dự án là:
B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5
Trong đó: B1: Tiết kiệm hàng năm từ chi phí vận hành
B1 = B11 + B12 + B13 + B14 +B15
B11: Tiết kiệm hơi hàng năm
B12: Tiết kiệm điện hàng năm
B13: Tiết kiệm nước hàng năm
B14: Tiết kiệm dầu DO hàng năm
B15: Tiết kiệm chi phí nhân công hàng năm
B2: Tiết kiệm chi phí hoá chất, thuốc nhuộm hàng năm
B2 = B21 + B22
B21: Tiết kiệm chi phí hoá chất các loại
B22: Tiết kiệm chi phí thuốc nhuộm
B3: Lợi nhuận tăng từ việc tăng tỉ lệ sản phẩm chất lượng tốt
B4: Tiết kiệm chi phí xử lý lại.
B5: Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải
2. Đánh giá chi phí-lợi ích:
2.1. Đánh giá chi phí:
2.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu:
Chi phí đầu tư ban đầu cho dự án sẽ bao gồm các khoản: mua sắm thiết bị, xây lắp, chi phí kiến thiết cơ bản, chi phí khởi động/đào tạo, chi phí dự phòng. Máy nhuộm CPB được đặt tại phân xưởng nhuộm 2 đã có sẵn mặt bằng nên không phải đầu tư chi phí cho viêc xây dựng nhà xưởng, chỉ phải đầu tư sửa chữa cải tạo nền xưởng, cải tạo máng thoát nước, móng máy...
Các chi phí đầu tư ban đầu dự tính như sau:
Bảng 5: Chi phí đầu tư ban đầu cho dự án
TT
Khoản mục chi phí
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (VNĐ)
I
1
2
3
4
Chi phí thiết bị (GTB)
Máy CPB Châu Âu
Lò vi sóng
Thùng Inox dự trữ hỗn hợp
Chi phí xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản = 1% (1 + 2 + 3)
1
1
3
326.230 EURO
10.000.000 VNĐ
5.000.000 VNĐ
4.893.450.000
10.000.000
15.000.000
49.184.500
Tổng (C01)
4.967.634.500
II
Chi phí xây lắp (GXL)
Lắp đặt một máy nhuộm CPB
Lắp đặt hệ thống điện
Cải tạo mặt bằng nhà xưởng
40.000.000
20.000.000
7.500.000
Tổng (C02)
67.500.000
III
1
2
3
4
5
6
7
Chi phí khác
Thiết kế dự toán = 3% GXL
Thẩm định thiết kế = 0,17% GXL
Thẩm định tổng dự toán = 0,16% GXL
Lập hồ sơ thầu = 0.39% GXL
Giám sát xây lắp = 1,437% GXL
Đấu thầu thiết bị = 0,0006% GXL
Quản lý dự án = 1,46% GXL
2.025.000
114.750
108.000
263.250
969.975
298.058
985.500
Tổng (C03)
4.764.533
IV
Chi phí khởi động/đào tạo
1
Chi phí đào tạo
18.700.000
2
Chi phí chuyên gia
9.000.000
3
Chi phí chạy thử
50.000.000
Tổng (C04)
77.700.000
V
Chi phí dự phòng (C05)= 10% (I + II + III + IV)
511.759.903
VI
Chi phí đầu tư ban đầu:
C0 = C01 + C02 + C03 + C04 + C05
5.629.358.936
Vậy chi phí đầu tư ban đầu của dự án là:
C0 = 5.629.358.936 VNĐ
2.1.2. Chi phí bảo dưỡng:
Dự kiến chi phí bảo dưỡng mỗi năm là 2 triệu đồng, bảo dưỡng vào cuối mỗi năm. Như vậy đến cuối năm thứ 10, tuổi thọ của dự án đã hết nên không tiến hành bảo dưỡng nữa.
2.2. Đánh giá lợi ích:
2.2.1. Tiết kiệm hàng năm từ chi phí vận hành:
Chi phí vận hành cho hai loại công nghệ này là khác nhau. Ta giả định rằng cả hai công nghệ cùng nhuộm với công suất 1500 m/h. Khi nhuộm vải bằng phương pháp nhuộm cuộn ủ lạnh sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành trong công đoạn chưng như sau:
Chi phí vận hành của máy chưng gắn màu cho 6.150.000 m vải
Bảng 6: Tiết kiệm chi phí vận hành
Danh mục
Lượng
Đơn giá (VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
- Tiêu thụ hơi (T)
Tiêu thụ điện (KW/h)
Tiêu thụ nước (m3)
Dầu DO (l)
Nhân công (người)
BH ytế = 2% lương nhân công
535,05
102500
4100
249075
3
90000
828,3
392
3453
12*500.000
48.154.500
84.900.750
1.607.200
860.055.975
18.000.000
360.000
Tổng
1.013.078.425
Qua bảng trên ta có thể tiết kiệm hàng năm từ chi phí vận hành của nhà máy khi đầu tư máy nhuộm CPB là:
B1 = 1.013.078.425 (VNĐ)
2.2.2. Tiết kiệm chi phí hoá chất thuốc nhuộm hàng năm:
Việc sản xuất trên dây truyền công nghệ cũ sẽ gây lãng phí nhiều hoá chất thuốc nhuộm do nhuộm bằng máy Hotflue sau đó đem chưng trên máy Thermofix độ gắn màu của hoá chất thuốc nhuộm chưa cao nên phải dùng hoá chất thuốc nhuộm với nồng độ cao hơn. Khi nhuộm bằng phương pháp cuộn ủ lạnh, độ gắn màu của hoá chất thuốc nhuộm cao, do đó sẽ phải dùng ít hoá chất thuốc nhuộm hơn. Nhà máy sẽ tiết kiệm được chi phí hoá chất thuốc nhuộm trong công đoạn này khi thực hiện trên dây chuyền công nghệ mới. Giả định khi nhuộm trên máy nhuộm cuộn ủ lạnh sẽ tiết kiệm được 10% lượng hoá chất thuốc nhuộm. Tiết kiệm này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Tiết kiệm chi phí hoá chất, thuốc nhuộm
Danh mục
Đơn giá /1kg
Công nghệ cũ
Công nghệ mới
Chênh lệch
Lượng (kg)
Thành tiền
Lượng (kg)
Thành tiền
Lượng (kg)
Thành tiền
Hoá chất các loại
3456,2
75589,65
261.252.948
6903,685
235.127.653
7558,965
26.125.295
Thuốc nhuộm
250.000
713,4
178.350.000
462,06
160.515.000
71,34
17.835.000
Tổng
439.602.948
395.642.653
43.960.295
Vậy sau khi đầu tư máy nhuộm cuộn ủ lạnh CPB, nhà máy sẽ thu được lợi ích hằng năm do tiết kiệm được hoá chất thuốc nhuộm là:
B2 = 43.960.295 (VNĐ)
2.2.3. Lợi nhuận tăng từ việc tăng tỉ lệ sản phẩm chất lượng tốt:
Khi sản xuất với dây chuyền công nghệ cũ tỉ lệ sản phẩm chất lượng tốt là 93%, giả định sau khi đầu tư máy nhuộm CPB thì tỉ lệ sản phẩm chất lượng tốt tăng lên là 95%. Ta có lợi nhuận tăng từ việc tăng tỉ lệ sản phẩm chất lượng tốt thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Lợi nhuận tăng từ việc tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng tốt
Danh mục
Chất lượng sản phẩm
Tỷ lệ
Lượng (1000m)
Giá bán (VNĐ/m)
Thành tiền (VNĐ)
Công nghệ cũ
A
93%
5719,5
6545
37.434.127.500
B
7%
430,5
5909
2.543.824.500
Tổng
39.977.952.000
Công nghệ mới
A
95%
5842,5
6545
38.239.162.500
B
5%
307,5
5909
1.817.017.500
Tổng
40.056.180.000
Chênh lệch
78.228.000
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận tăng hàng năm từ việc tăng tỉ lệ sản phẩm chất lượng tốt do đầu tư công nghệ mới là:
B3 = 78.228.000 VNĐ
2.2.4. Tiết kiệm hàng năm do giảm chi phí xử lý lại:
Khi đầu tư máy nhuộm cuộn ủ lạnh, độ gắn màu của thuốc nhuộm lên vải cao hơn so với nhuộm bằng dây chuyền công nghệ của Nhật, do đó tỷ lệ sản phẩm bị xử lý lại sẽ giảm.
Tiết kiệm hàng năm do giảm chi phí xử lý lại được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Tiết kiệm hàng năm do giảm chi phí xử lý lại
Danh mục
Tỷ lệ hỏng
Tổng sản lượng (m)
Số lượng xử lý lại (m)
Giá (đ/m)
Thành tiền)
Công nghệ cũ
0,85%
6.150.000
52.275
2727
142.552.925
Công nghệ mới
0,5%
6.150.000
30.750
2727
83.855.250
Chênh lệch
21.525
2727
58.698.675
Vậy tiết kiệm hàng năm do giảm chi phí xử lý lại là:
B4 = 58.698.675 (VNĐ)
2.2.5. Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải:
Trên thực tế, nhà máy không phải tiến hành xử lý chất thải mà thải bỏ trực tiếp chất thải vào cống thải của thành phố không thông qua một hệ thống xử lý chất thải nào. Do đó, sau khi tiến hành nhuộm vải trên máy CPB, lượng chất thải đã giảm đi rất nhiều so với ban đầu nhưng vẫn không có được tiết kiệm từ chi phí quản lý chất thải.
Giả định trong tương lai, cơ quan quản lý môi trường yêu cầu phải tiến hành xử lý nước thải trước khi thải bỏ ra môi trường và chi phí xử lý nước thải trung bình là 10500 VND/ m3 (ước tính theo chi phí xử lý nước thải tại công ty dệt 8-3). Khi tiến hành nhuộm vải trên máy CPB, lượng chất thải đã giảm đi rất nhiều so với ban đầu, do đó nhà máy sẽ tiết kiệm được khoản chi phí xử lý nước thải là:
Bảng10: Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải
Danh mục
Chi phí xử lý (VND)
Công nghệ cũ
Công nghệ mới
Chênh lệch
Lượng
Thành tiền (Triệu)
Lượng
Thành tiền (Triệu)
Lượng
Thành tiền (Triệu)
Nước thải
10500
664200
6.974,1
660100
6.931,05
4100
43,05
Vậy tiết kiệm chi phí xử lý nước thải hàng năm là:
B5 = 43.050.000 (VND)
3. Tổng hợp chi phí - lợi ích của dự án
Từ các tính toán chi phí - lợi ích như trên, ta có bảng tổng hợp các chi phí - lợi ích của dự án như sau:
4. Phân tích hiệu quả đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn qua một số chỉ tiêu:
4.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV):
NPV cho biết sau khi thực hiện dự án thì tổng lợi nhuận cả đời dự án tính về thời điểm hiện tại (thời điểm bắt đầu đầu tư) là bao nhiêu?
NPV được xác định theo công thức:
Trong đó : r: tỷ lệ chiết khấu
Bt: Tiết kiệm năm t
Ct: Chi phí năm t
n: Tuổi thọ dự án (tuổi thọ công nghệ)
t: Thời gian tương ứng (t = 0,1...,n)
áp dụng công thức trên với số liệu như sau:
r = 8,21%; n = 10 năm
Chi phí đầu tư ban đầu của dự án là 5629,359 triệu VNĐ
Lợi ích hàng năm của dự án là 1237,015 triệu VNĐ
Chi phí hàng năm của dự án (kể từ cuối năm thứ nhất đến cuối năm thứ 9) là 2 triệu VNĐ
Chi phí năm thứ 10 của dự án bằng 0
Ta có: NPV = 2580,676(triệu VNĐ)
Như vậy: NPV =2580,676 (triệu VNĐ) >0
Điều này cho thấy dự án đầu tư khả thi về mặt tài chính.
4.2. Tỷ suất lợi ích/chi phí (BCR):
BCR so sánh tổng giá trị hiện tại các lợi ích lớn gấp bao nhiêu lần tổng giá trị hiện tại của các chi phí.
Thay số ta được:
BCR = 1,4574
Vậy BCR = 1,4574 >1: Dự án có lời và làm tăng giá trị của công ty. Do đó dự án khả thi về mặt tài chính.
4.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR):
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lãi do dự án đem lại hoặc là tỉ lệ chiết khấu mà tại đó tổng giá trị hiện tại các khoản tiền thu bằng tổng giá trị hiện tại các khoản chi:
áp dụng với dự án ta có: IRR = 17,79% ; r = 8,21% nên giải pháp đầu tư là khả thi về mặt tài chính.
Ta có: IRR - r = 17,79% - 8,21% = 9,58% là rất lớn.
Như vậy hiệu quả của dự án là rất cao.
4.4 Thời gian hoàn vốn (PB):
Thời gian hoàn vốn là số thời gian cần thiết để dòng tiền lãi (CF) cộng dồn chính bằng lượng đầu tư ban đầu.
* Thời gian hoàn vốn giản đơn: là thời gian hoàn vốn chưa tính đến chiết khấu:
Trong đó: PB: Thời gian hoàn vốn giản đơn (năm)
C0: Số tiền đầu tư ban đầu (triệu VNĐ)
CF1: Tiết kiệm ròng năm đầu tiên (triệu VNĐ)
áp dụng với dự án ta có:
C0 = 5.629,359 (triệu VNĐ)
CF1 = 1.237,015 (triệu VNĐ)
Suy ra, thời gian hoàn vốn giản đơn của dự án là:
PB = 4,55 (năm)
Như vậy, nhà máy đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh Châu Âu thì chỉ cần 4,55 năm là đã hoàn lại được vốn đầu tư ban đầu nếu không tính đến chiết khấu. Các dòng tiền được thể hiện qua đồ thị sau:
dòng tiền (CF)
VNĐ
Đầu tư: 5629,359 triệu VNĐ
CF = 1237,015 triệu VNĐ
PB = 4,55 năm
CF
5
0
6
4
3
2
1
1918,314
681,299
1
Năm
4392,344
3155,329
2
3
4
5
Đầu tư
Hình 6: Đồ thị biểu diễn các dòng tiền
* Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu:
Sử dụng phương pháp trừ dần:
Gọi It: Vốn đầu tư phải thu hồi năm t (tính vào cuối mỗi năm)
Zt: Vốn đầu tư chưa thu hồi của năm t
Ta có: Zt = It - LNt
It - Zt-1 (1+ r)
Khi Zt tiến tới 0 thì dừng lại. PB của các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12: Thời gian thu hồi vốn có tính chiết khấu của dự án
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
1
2
3
4
5
6
It
5.629,359*(1+0,0821)= 6091,529
5255,234
4350,278
3371,027
2311,378
1164,733
LNt
1235,015
1235,015
1235,015
1235,015
1235,015
1235,015
Zt
4856,514
4020,219
3155,264
2136,012
1076,363
-70,282
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nếu đầu tư máy CPB Châu Âu thì chỉ sau 6 năm với mức lãi suất chiết khấu là 8,21% nhà máy sẽ thu hồi được vốn đầu tư ban đầu.
Qua các chỉ tiêu được tính toán như trên, ta có bảng tổng kết như sau:
Bảng 13: Tổng kết các kết quả
Chỉ tiêu
NPV(triệu VND)
BCR
IRR (%)
PB giản đơn(năm)
PB có chiết khấu(năm)
Kết quả(=)
2580,676>>0
1,4574>1
17,79>>r
4,55<10
6<10
Nhận xét
Dự án khả thi
Dự án khả thi
Dự án khả thi
Dự án khả thi
Dự án khả thi
Nhận xét: Qua bảng tổng kết trên ta thấy rằng dù dự án được đánh giá theo bất kì chỉ tiêu nào thì vẫn đem lại một kết quả chung là: dự án khả thi về mặt tài chính.
5. Phân tích độ nhạy và rủi ro khi thực hiện dự án:
Trong luận văn này, để thuận tiện cho việc tính toán, lượng hoá các chi phí, lợi ích khi thực hiện dự án đầu tư máy nhuộm cuộn ủ lạnh Châu Âu, tôi đã đưa ra nhiều giả định và các dự đoán trong tương lai về sản lượng sản phẩm sản xuất, số tiền đầu tư ban đầu cho dự án,các tiết kiệm hàng năm… Trên thực tế, môi trường kinh doanh có rất nhiều biến động cho nên những dự đoán cho tương lai chỉ mang tính chất gần đúng. Có một số giả định và dự đoán đưa ra là có độ tin cậy không cao do đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện kinh tế không ổn định. Đối với người làm phân tích, khi phân tích tính khả thi của dự án phải tính đến những rủi ro và độ nhạy của dữ liệu.
5.1. Phân tích độ nhạy khi thực hiện dự án:
Trong luận văn này tôi có sử dụng một số giả thiết để tính NPV, IRR, BCR và PB nhưng thực tế có thể có nhiều dữ liệu bị thay đổi như:
5.1.1. Tuổi thọ của thiết bị
Tuổi thọ dùng để tính toán là 10 năm, trên thực tế thiết bị này nếu được bảo dưỡng tốt có thể sẽ tăng tuổi thọ lên tới 15 năm.
Khi đó lợi nhuận ròng NPV = 4808,129 (triệu đồng)
5.1.2. Tỷ lệ chiết khấu:
Hiện tại, lãi suất ngân hàng Công Thương Việt Nam là 8,21%/năm, nếu nhà máy vay được vốn từ các nguồn vốn ưu đãi thì có thể lãi suất chỉ còn 5%. Khi đó lợi ích của nhà máy sẽ tăng lên đáng kể.
NPV = 3908,327 (triệu đồng)
5.1.3. Sản lượng tăng lên
Trong phần trên tôi giả định rằng cả hai máy cùng sản xuất với công suất 1500m/h. Nếu khi nhuộm bằng máy CPB công suất tăng lên gấp 1,2 lần thì lợi nhuận ròng thu được cũng sẽ thay đổi rất lớn.
NPV ằ 3096,811 (triệu VNĐ)
5.2. Phân tích rủi ro khi thực hiện dự án:
5.2.1. Thị trường bị thu hẹp:
Do một yếu tố nào đó như cạnh tranh, biến động về chính trị… dẫn đến thị trường bị thu hẹp thì NPV cũng sẽ giảm, thậm chí dẫn đến tình trạng NPV<0. Giả sử rằng nhu cầu vải trên thị trường bị thu hẹp chỉ còn một nửa so với công suất có thể sản xuất như trên (6.150.000 m / năm) thì giá trị hiện tại ròng sẽ là:
NPV=-1530,534 (triệu VND)
5.2.2. Tuổi thọ của dự án:
Tuổi thọ dùng để tính toán là 10 năm nhưng có thể do một sự cố nào đó mà tuổi thọ của thiết bị chỉ đạt được 7 năm, khi đó giá trị hiện tại ròng sẽ giảm và còn lại là:
NPV=755,814 (triệu VND)
5.2.3. Số tiền đầu tư ban đầu:
Theo đơn chào hàng của bên A thì số tiền mua thiết bị CPB là 326.230 EURO, trong bài tôi đã quy đổi theo tỉ giá 1 EURO = 15.000 VNĐ nhưng trên thực tế có thể 1 EURO = 15.500 VNĐ, khi đó chi phí mua thiết bị CPB là 5.056,565 triệu VNĐ, tăng so với trước là 163,115 triệu. Khi đó lợi nhuận ròng NPV là NPV = 2417,561 (triệu đồng).
Trên thực tế, khi thực hiện dự án có thể sẽ gặp phải một số rủi ro như thị trường bị thu hẹp, giá nguyên, vật liệu, năng lượng đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng, lạm phát cao… Trong những trường hợp đó chắc chắn lợi nhuận ròng NPV của doanh nghiệp sẽ giảm.
Kết quả phân tích độ nhạy và rủi ro khi thực hiện dự án được thể hiện thông qua bảng sau:(Ta coi một yếu tố là thay đổi thì các yếu tố còn lại là cố định).
Bảng14: Kết quả phân tích độ nhạy và rủi ro:
Biến số
Đầu tư ban đầu
(triệu đồng)
Tuổi thọ thiết bị tăng
Tỷ lệ chiết khấu
Sản lượng tăng lên
Thị trường thu hẹp
Tuổi thọ thiết bị giảm
Giá trị dự tính
5629,359
10 năm
8,21%
6150000
6150000
10 năm
Giá trị thay đổi giả định
5792,115
15 năm
5%
7380000
3075000
7 năm
NPV dự tính(triệu)
2580,676
2580,676
2580,676
2580,676
2580,676
2580,676
NPV thay đổi(triệu)
2417,561
4808,129
3908,327
3096,811
-1530,531
755,814
6. Kết luận về kết quả phân tích hiệu quả đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh CPB của Châu Âu:
Kết quả phân tích các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR, PB của dự án với các giả thiết ban đầu cho thấy khi thực hiện dự án đầu tư thì các giá trị này thể hiện như sau:
* Giá trị hiện tại ròng: NPV = 2580,676(triệu VNĐ) cho biết nếu thực hiện dự án đầu tư thì lợi nhuận của cả đời dự án quy về thời đIểm hiện tại (bắt đầu dự án) là: 2580,676 triệu VNĐ.
* Tỷ suất lợi ích chi phí: BCR = 1,4574> 1 cho biết tổng giá trị hiện tại các khoản thu lớn hơn gấp 1,4574 lần tổng giá trị hiện tại các khoản chi.
* Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR = 17,79% cho biết mức lãi suất (bình quân) tối đa mà nhà máy có thể đầu tư, nếu vượt quá tỉ lệ này nhà máy sẽ bị lỗ.
* Thời gian hoàn vốn PB:
Nếu tính theo phương pháp giản đơn (không có chiết khấu) thì chỉ sau 4,55 năm nhà máy có thể hoàn lại vốn đầu tư ban đầu.
Nếu có tính đến chiết khấu thì sau 6 năm nhà máy sẽ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu.
Các kết quả trên phản ánh rất đúng hiệu quả đầu tư cho một giải pháp sản xuất sạch hơn. Khi thực hiện sản xuất sạch hơn các doanh nghiệp sẽ thu được rất nhiều các lợi ích và các kết quả trên đã minh chứng cho điều đó.
Mặc dù dự án đầu tư này có thời gian hoàn vốn tương đối dài nhưng lợi ích mà nó mang lại thì rất lớn. Không những nó làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của công ty mà nó còn làm giảm tổng lượng chất thải, chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh, nâng cao uy tín của công ty trên thương trường. Nếu có tính thêm các chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm thì khi thực hiện sản xuất sạch hơn nhà máy sẽ giảm được tổng lượng chất thải, chất ô nhiễm kéo theo chi phí cho môi trường cũng sẽ giảm đi. Đây cũng chính là một lợi ích mà sản xuất sạch hơn đem lại cho nhà máy. Như vậy thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững nhờ việc giảm lượng tiêu thụ đầu vào nên cũng sẽ giảm lượng khai thác và lượng phát thải ra môi trường. Từ các vấn đề trên cho thấy sản xuất sạch hơn không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho xã hội và môi trường.
Trong luận văn này việc tính toán, phân tích chi phí - lợi ích mới dựa trên quan điểm tài chính, nếu dựa trên quan điểm xã hội thì lợi ích mang lại còn lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, có một số lợi ích của công ty mà ta không lượng hoá được hoặc khó lượng hoá được thành tiền như: uy tín của công ty được nâng cao, lương của cán bộ công nhân viên gia tăng do tăng lượng sản phẩm sản xuất, sức khoẻ của người lao động, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao…, nếu những lợi ích này được lượng hoá hết thành tiền thì có thể thấy được lợi ích của công ty tăng lên rất nhiều khi thực hiện giải pháp đầu tư này. Có thể nói rằng sản xuất sạch hơn là cách chắc chắn và bền vững hơn để tiến tới lợi nhuận.
Kiến nghị
Công ty dệt Nam Định là một đơn vị sử dụng rất nhiều các loại hoá chất, thuốc nhuộm, điện, hơi nước…và cũng đang có những lãng phí trong việc sử dụng các yếu tố này nên có rất nhiều cơ hội cho công ty áp dụng sản xuất sạch hơn. Qua quá trình thực tập tại nhà may Nhuộm – công ty dệt Nam Định, trên quan điểm nhận thức của bản thân tôi có một số kiến nghị với công ty dệt Nam Định như sau:
- Trước tiên , qua kết quả phân tích hiệu quả đầu tư máy nhuộm cuộn ủ lạnh CPB , tôi thấy rằng việc đầu tư này là rất khả thi về mặt tài chính, do đó nhà máy nên có những đề nghị đối với Tổng công ty Dệt may Việt Nam cho phép được đầu tư để dự án sớm có hiệu quả.
Hiện nay công ty dệt Nam Định mới đang triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại phân xưởng II nhà máy Nhuộm và đã thu lại được những lợi ích đáng kể. Theo tôi, công ty nên triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn trên toàn nhà máy, trên toàn bộ các đơn vị thành viên của công ty.
Đối với các giải pháp cần thực hiện ngay nhà máy nên chỉ đạo thực hiện bởi các giải pháp này thường là những giải pháp quản lý nội vi, đơn giản, đầu tư ít mà hiệu quả lại cao.
Đầu tư phân tích những giải pháp cần phân tích thêm để triển khai áp dụng các giải pháp có tính khả thi cao về kinh tế, kĩ thuật, môi trường vào trong quá trình sản xuất.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn cho công nhân viên, nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức của người quản lý. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và các yếu tố đầu vào mới cao.
Phải tuyên truyền, đào tạo về kiến thức sản xuất sạch hơn cho tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, có các biện pháp khuyến khích, khen thưởng đối với những người thực hiện tốt công tác này. Huy động các giải pháp từ tất cả các khâu, các công đoạn sản xuất mà các công nhân trực tiếp sản xuất đề ra để có những xem xét, lựa chọn các giải pháp tối ưu.
Phải có sự cam kết, tham gia của lãnh đạo công ty về sản xuất sạch hơn, có như vậy thì việc thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn mới hiệu quả.
Kết luận
Việt Nam hiện nay đang trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và lấy công nghiệp làm ngành chủ đạo để đưa đất nước đi lên. Trên thực tế ngành công nghiệp của Việt Nam rất đa dạng và phức tạp. Đa số các doanh nghiệp này còn hoạt động sản xuất với những thiết bị cũ kĩ, lạc hậu gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy những khu vực xung quanh các doanh nghiệp này thường phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực do các doanh nghiệp gây ra như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn… Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để các doanh nghiệp này vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường và tiến tới phát triển bền vững. Ngày nay, lý thuyết sản xuất sạch hơn ra đời và tuy mới được áp dụng ở Việt Nam nhưng đã thu được những kết quả rất lớn. Việc mở rộng phạm vi áp dụng sản xuất sạch hơn trong tất cả các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam là hoàn toàn đáng khích lệ.
Trong thời gian thực tập tại công ty dệt Nam Định, tôi đã nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm công ty dệt Nam Định”. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất tại nhà máy, nghiên cứu quy trình sản xuất vải trên dây truyền liên tục của Nhật, phân tích nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên, nhiên, vật liệu, các tác động tới môi trường từ đó đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm khắc phục những vấn đề đó.
Đề tài tiến hành phân tích chi phí – lợi ích cho một giải pháp có vốn đầu tư tương đối lớn để thấy được hiệu quả của việc đầu tư này so với hiện trạng. Tuy nhiên đề tài chỉ phân tích theo quan điểm tài chính nên có một số lợi ích mà dự án sản xuất sạch hơn mang lại cho xã hội chưa được liệt kê toàn bộ vào lợi ích.
Trong khuôn khổ phạm vi và giới hạn của đề tài, luận văn đã giới thiệu được tổng quan về lý thuyết sản xuất sạch hơn; các lợi ích mà sản xuất sạch hơn mang lại; phân tích được hiệu quả đầu tư cho một giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn… Song khi tiến hành phân tích, luận văn vẫn còn một số hạn chế như: khi phân tích khả thi về môi trường mới chỉ mang tính định tính chứ chưa mang tính định lượng. Các chi phí và lợi ích không xác định và lượng hoá được toàn bộ, có một số nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên vật liệu chưa xác định được đầy đủ… Nhưng qua luận văn này tôi hy vọng rằng sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc nghiên cứu vận dụng sản xuất sạch hơn trong công ty dệt Nam Định nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung; góp phần cải thiện chất lượng môi trường.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003
Sinh viên
Trần Thị Thu Hường
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - Đại học KTQD: Bài giảng CBA; Kinh tế môi trường chuyên ngành
2. Ths. Lê Thu Hoa - ĐHKTQD:
2.1 Sinh lời từ sản xuất sạch hơn
2.2 Một số vấn đề về đầu tư cho sản xuất sạch hơn và các công cụ quản lý môi trường nhằm khuyến khích đầu tư cho sản xuất sạch hơn
2.3 Tiếp cận sản xuất sạch hơn trong mối quan hệ kinh tế - môi trường và phát triển bền vững
3. GVC. Lê Trọng Hoa - ĐH Kinh tế Quốc dân: Giáo trình quản lý môi trường
4. GVC. Nguyễn Duy Hồng: Đánh giá tác động môi trường
5. Bộ môn Kinh tế đầu tư: Lập và quản lý dự án đầu tư
6. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam - Viện khoa học và công nghệ môi trường - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:
6.1. Bản tin sản xuất sạch hơn (số đặc biệt cho ngành dệt nhuộm) - tháng 12/2001
6.2. Báo cáo năm 2002
6.3. Chương trình đào tạo sản xuất sạch hơn trong công nghiệp dệt nhuộm
6.4. Chương trình tập huấn:
- Đánh giá sản xuất sạch hơn trong công nghiệp dệt nhuộm
- Kỹ thuật tài chính
6.5 Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn
7. Báo cáo sản xuất sạch - Công ty dệt Nam Định ngày 02/05/2002
8. Báo cáo tình hình hiện trạng môi trường - Tổng Công ty dệt may Việt Nam ngày 13/12/2001.
Ngoài ra còn một số tài liệu tham khảo khác.
Mục lục các hình, bảng
Hình:
Hình 1: Các giải pháp của sản xuất sạch hơn 9
Hình 2: Định nghĩa truyền thống về hệ thống kinh tế giản đơn 14
Hình 3: Sơ đồ cân bằng vật chất 15
Hình 4: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy 30
Hình 5: Sơ đồ quy trình nhuộm vải trên dây chuyền liên tục Nhật 34
Hình 6: Đồ thị biểu diễn các dòng tiền 58
Bảng:
Bảng 1: Phân tích nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng 37
Bảng 2: Phân tích các nguyên nhân và đề xuất cơ hội sản xuất sạch hơn 38
Bảng 3: Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn 41
Bảng 4: Lựa chọn các giải pháp cần phân tích thêm 43
Bảng 5: Chi phí đầu tư ban đầu cho dự án 50
Bảng 6: Tiết kiệm chi phí vận hành 51
Bảng 7: Tiết kiệm chi phí hoá chất, thuốc nhuộm 52
Bảng 8: Lợi nhuận tăng từ việc tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng tốt 52
Bảng 9: Tiết kiệm hàng năm do giảm chi phí xử lý lại 48
Bảng 10: Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải 54
Bảng 11: Tổng hợp chi phí - lợi ích của dự án đầu tư được lựa chọn 55
Bảng 12: Thời gian thu hồi vốn có tính chiết khấu của dự án 59
Bảng 13: Tổng kết các kết quả 59
Bảng 14: Kết quả phân tích độ nhạy và rủi ro 61
Mục lục
Trang
Bảng 11: Tổng hợp chi phí - lợi ích của dự án đầu tư được lựa chọn.
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Năm
Khoản mục
0
1
2
3
...........
7
8
9
10
- Đầu tư ban đầu (C0)
5.629,359
0
0
0
...........
0
0
0
0
- Chi phí bảo dưỡng (C1)
0
2
2
2
...........
2
2
2
0
Tổng chi phí (C)
5.629,359
2
2
2
...........
2
2
2
0
- Tiết kiệm chi phí vận hành hàng năm (B1)
0
1.013,078
1.013,078
1.013,078
...........
1.013,078
1.013,078
1.013,078
1.013,078
- Tiết kiệm chi phí hoá chất thuốc nhuộm hàng năm (B2)
0
43,960
43,960
43,960
...........
43,960
43,960
43,960
43,960
- Lợi nhuận tăng từ việc tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng tốt (B3)
0
78,228
78,228
78,228
...........
78,228
78,228
78,228
78,228
- Tiết kiệm hàng năm do giảm chi phí xử lý lại (B4)
0
58,699
58,699
58,699
...........
58,699
58,699
58,699
58,699
- Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải hàng năm (B5)
0
43,050
43,050
43,050
...........
43,050
43,050
43,050
43,050
Tổng lợi ích (B)
0
1.237,015
1.237,015
1.237,015
...........
1.237,015
1.237,015
1.237,015
1.237,015
55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37103.doc