Luận văn Bước đầu nghiên cứu đánh giá tác động đến môi trường của việc phát triển công nghiệp ở thành phố Hà Nội

Qua các phân tích ở trên ta đã thấy được phần nào những tác động tiêu cực của việc phát triển công nghiệp đến môi trường thành phố Hà Nội. Rõ ràng đây đang là một vấn đề cấp thiết đối với thành phố Hà Nội hiện nay. Đây chỉ là những đánh giá bước đầu các tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường thành phố Hà Nội nhưng có thể là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý có thể biết được những diễn biến môi trường trong những năm qua. Từ đó có kế hoạch thích hợp cho thời gian phát triển tiếp theo của thành phố. Bước vào thế kỷ 21, Hà Nội vẫn tiếp tục trên con đường đổi mới với những chính sách nhằm đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên cơ sở phát huy cao nhất mọi lợi thế, mọi tiềm năng của mình để phát triển. Trong đó cần phải nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, việc thực hiện các chương trình về nước sạch, xử lý nước, rác thải, các công trình công cộng khác để có thể cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao chất lượng sống của người dân. Phấn đấu xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố Môi trường trong những năm tới để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội

doc100 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu đánh giá tác động đến môi trường của việc phát triển công nghiệp ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các kết quả nghiên cứu tại đây cũng cho rằng cả mùa khô và mùa mưa sông Sét đều bị ô nhiễm với hàm lượng COD, BOD, Coliform khá cao. * Sông Lừ. Sông Lừ có chiều dài 5,8 km, rộng 20-30 m, sâu 2-3 m, bắt nguồn từ cống Trịnh Hoài Đức qua hồ Đống Đa, Trung Tự, Linh Đàm và nhập vào sông Tô Lịch tại Định Công. Lưu vực sông 560 ha, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 50.000 m3 nước thải. Kết quả phân tích nước tại một số điểm trên sông cho thấy nước sông cũng bị ô nhiễm khá nặng COD, BOD. Coliform vào cả mùa khô và mùa mưa. c. Chất lượng nước ở các hồ nội thành. Các hồ trong nội thành Hà Nội vừa làm chức năng cảnh quan, đièu hoà tiểu khí hậu vừa làm chức năng điều hoà nước mưa, nước thải và nuôi cá.. Mực nước trong các hồ dao động khá lớn từ 1-2 m nên khả năng điều hoà tốt. Tuy nhiên, nhiều khi mực nước hồ dâng cao ngập miệng cống xả làm bùn cát lắng động ở các khu vực miệng cống gây tắc cống và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các hồ có độ sâu 1-3 m nên khả năng tự làm sạch khá tốt. Tuy nhiên do nước thải đổ vào nên các hồ bị lấp lớp bùn dày 0,5-1 m. Nồng độ các nguyên tố vi lượng ở một số hồ còn vượt quá giới hạn cho phép với nước loại B như: nồng độ Cn ở các hồ Đống Đa. Hoàng Liệt, Trúc Bạch, Hồ Tây vượt quá giới hạn cho phép 1,5 đến 3 lần. Thuỷ ngân ở các hồ trên cũng vượt quá giới hạn quy định 1,1-1,5 lần, còn Mangan tuy chưa vượt giới hạn cho phép nhưng nồng độ khá cao. Như vậy, đối với các hồ trong khu vực nội thành không những bị ô nhiễm Coliform mà một số hồ còn có biểu hiện ô nhiễm một số nguyên tố vi lượng. 3. Tình trạng khai thác nước ngầm và chất lượng nước ngầm. a.Hiện trạng khai thác nước ngầm ở Hà Nội. Khai thác tập trung quy mô lớn: Do Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội đảm nhiệm, với 9 bãi giếng lớn và một số trạm cấp nhỏ với tổng số khoảng 130 giếng khai thác và tổng công suất từ 400.000-450.000 m3/ ngày. Khai thác quy mô nhỏ: Bằng các giếng khoan kiểu công nghiệp, với công suất từ vài trăm đến một nghìn m3/ngày. Theo thống kê chưa đầy đủ ở Hà Nội có trên 200 lỗ khoan kiểu này do các xí nghiệp, viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học, các đơn vị vũ trang… tự khai thác và quản lý, mỗi ngày khai thác từ 60.000-100.000m m3. Ngoài ra, nhân dân ở các khu vực nước máy chưa được cung cấp đủ, nhân dân đã tự giải quyết bằng các lỗ khoan đường kính nhỏ kiểu UNICEF với công suất mỗi ngày, mỗi lỗ khoan khai táhc khoảng từ 3-5 m3. Như vậy mỗi ngày ở Hà Nội hiện nay đang khai thác từ 600.000-650.000 m3 nước từ các tầng chứa nước . b. Chất lượng nước ngầm. Để đánh giá chất lượng nước dưới đất của Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đã thu thập và xử lý các tài liệu phân tích thành phần hoá học của nước lấy trong các giếng khoan quan trắc từ trước đến nay của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, kết hợp với các số liẹu phân tịch thành phần hoá học của nước dưới đất trong báo cáo khoa học”Điều tra đánh giá và xây dựng phương án bảo vệ nước dưới đất thành phố Hà Nội khỏi bị cạn kiệt và ô nhiễm” do sở khcn& mt Hà nội chủ trì và trường đại học mỏ địa chất thực hiện năm 1996-1997. Kết quả phân tích thành phần hoá học trong các mẫu mước ngầm đối chiếu với TCVN 5944-1995 và quy định chất lượng nước uống và sinh hoạt của Bộ y tế cho phép kết luận như sau: Nước dưới đất trên phạm vi Hà Nội vốn là nước sạch, nhưng do khai thác và sử dụng bừa bãi nên một số nơi đã có các biểu hiện suy thoái cả về chất và lượng, đặc biệt là ở phía Nam Hà Nội, sự suy thoái về chất biểu hiện rõ rệt và ngày càng mạnh ở tầng chứa nước Holoxen(rõ nhất là NH4, và một số vi nguyên tố, đặc biệt là các vi sinh vật). Đối với tầng chứa nước Pleistoxen, nồng độ các hợp chất Nitơ và Fe trong nước của một số giếng khai thác như: Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình có xu hướng tăng theo thời gian khai thác nhưng rất chậm.. Cả hai tầng chứa nước đều có hàm lượng Fe và Mn khá cao, vượt giới hạn cho phép. Khu vực Thanh Trì, Gia Lâm hàm lượng Fe và NH4 thường rất cao. Sự xâm nhập của chất bẩn do nước thải, chất thải và phân bón, chủ yếu mới xảy ra đối với tầng chứa nước thứ nhất từ trên xuống và diễn ra mạnh mẽ nhất ở Thanh Trì. c. Tình hình nhiễm thạch tín(As) trong nước ngầm tại khu vực Hà Nội. As là nguyên tố rất cần thiết( khi ở hàm lượng thấp) và là chất độc cực mạnh(khi ở hàm lượng cao) đối với cơ thể con ngươì và các sinh vật khác. Để hạn chế tối đa tác hại và phát huy mặt có ích của As cần nghiên cứu địa hoá môi trường của As(nguồn, phân bố, hành vi, cơ chế thâm nhập vào môi trường và cơ thể con người, tác hại và các giải pháp giảm thiểu tác hại…). * Phát hiện tình trạng nhiễm Asen trong nước ngầm ở Hà Nội. Năm 1996, 1997 một số công trình khảo sát , nghiên cứu khoa học ở Hà Nội đã phát hiẹn có hàm lượng AS trong nước ngầm và hàm lượng AS trong nước ngầm tại tầng chứa nước phía trên(qh) phổ biến hơn và hàm lượng cao hơn khá nhiều so với tầng chứa nước phía dưới. - Giữa năm 1999, trước tình trạng nước uống của nhiều quốc gia như ấn Độ, bănglađét, Trung Quốc, Chilê…bị nhiễm As, Văn phàng đại diện UNICEP tại Hà Nội đã phối hợp với trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành đợt khảo sát một số giếng khoan tại phường Quỳnh Lôi quận Hai Bà Trưng. Kết quả là 255 số mẫu phân tích tại 517/900 giếng khoan ở phường Quỳnh Lôi có hàm lượng As vượt quá tiêu chuẩn của Việt Nam. III. Hiện trạng chất thải rắn ở Hà Nội. 1. Các nguồn thải chủ yếu. Các số liệu thống kê cho thấy nguồn thải ở Hà Nội rât đa dạng và số lượng chất thải không ngừng tăng lên theo tốc độ phats triển công nghiệp cũng như mức độ tăng dân số. Việc quản lý chất thải rắn ở Hà Nội đang trở thành một đề bức xúc trong đời sống. Theo số liệu thống kê năm 2000 ở Hà Nội có khoảng 178 nguồn thải chính, trong đó nguồn thải công nghiệp là 147 chiếm 82,5%, mật độ nguồn thải ở Hà Nội là 0,195 nguồn/km2, gấp mức trung bình toàn quốc 20 lần. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị( rác thải sinh hoạt) Chất thải công nghiệp Chất thải bệnh viện Nguồn thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.. 1.1. Nguồn rác thải công nghiệp. Trong số gần 400 xí nghiệp, nhà máy có 147 cơ sở có chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường. Tuy mật độ công nghiệp ở hà Nội chưa cao nhưng đã hình thành một số cụm công nghiệp, nên đã tạo ra những khu vực ô nhiễm cục bộ khá nguy hiểm. Ngoài ra cần chú ý là các cơ sở sản xuất nhỏ(khoảng 14.000 cơ sở) ở nội thành Hà Nội rất phát triển, ở đây dử dụng nhiều công nghệ như luyện thiếc, tinh luyện vàng từ quặng và từ các linh kiện điện tử, nhuộm, in ảnh màu… thải ra nhiều chất thải nguy hại mà việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các cơ sở sản xuất này không những quy mô nhỏ mà còn hoạt động rải rác, phân tán ngay trong khu nội thành, nơi có mật độ dân cư cao. 1.2. Nguồn thải bệnh viện. Hiện nay, cơ sở y tế của Hà Nội có 31 bệnh viện(1 bệnh viện Quốc tế), 228 trạm y tế. Các cơ sở này hoạt động thải ra một lượng lớn rác thải hàng ngày. Đồng thời nguồn rác thải này là một trong những loại rác chứa nhiều nguy hiểm nhất, có thể gây ra rất nhiều bệnh tật nếu không có biện pháp thu gom và chôn lấp thích hợp. Đây là vấn đề rất cần sự quan tâm của các Cấp, các ngành TW và địa phương. 1.3. Nguồn rác thải sinh hoạt. Hiện nay, hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sing khoảng 1.466 tấn. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thu gom và vận chuyển tới bãi chôn lấp được xấp xỉ 80%, phần còn lại được những người nhặt rác thu gom để tái chế, tái sử dụng( khoảng 14%). Xí nghiệp chế biến phân hữu cơ được1,6%, còn lại 4% ở các khu ngõ, xóm, đường hẹp đã tổ chức tự quản thu gom và đinh kỳ hàng tuần đươc Công ty Môi trường đô thị tổ chức thu gom, vận chuyển tới bãi chôn lấp. Đây là một tiến bộ lớn của thành phố nếu so với năm 1995 chỉ thu gom, vận chuyển được gần 60% tổng lượng rác thải sinh hoạt của thành phố. 1.4. Nguồn thải nông nghiệp. Ngoài các nguồn thải trên thì còn lường nguồn thải nông nghiệp phân bố chủ yếu ở các vùng nông thôn, tâp trung các loại phân bón. Theo kết quả diều tra thì nông dân ngoại thành sử dụng lượng hoá chất cho nông nghiệp trung bình gấp 10 lần so với lượng sử dụng trung bình ở đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi một nơi, mỗi vụ nông dân sử dụng trung bình 5-7 kg/ha. Mặt khác nông dân ngoại thành Hà Nội có thói quen dùng phân tươi để bón ruộng. Nhiều xã ngoại thành sử dụng trung bình 18 tấn phân tươi cho 1 ha mỗi năm.Ví dụ theo thống kê chưa đầy đủ, tại khu chuyên cảnhau ở Thanh Trì, năm 1994 đã sử dụng 12.650 tấn phân tươi. Tại khu chuyên canh rau xã Tứ Hiệp đã sử dụng phân tươi tới 26 tấn/ha.năm. Lượng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật cũng là một nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm đối với các vùng ngoại ô của thành phố. .2. Hiện trạng và đặc điểm chất thải rắn ở thành phố Hà Nội.. 2.1. Hiện trạng và đặc điểm chất thải rắn. Theo ước tính năm 2000, tổng lượng chất thải rắn của Hà Nội( không kể phân bùn) là 594.335 tấn /năm. Trong đó lượng rác thải công nghiệp khoảng 133.750 tấn, rác bệnh viện:147 tấn. Sự gia tăng lượng chất thải rắn hàng năm được trình bày dưới đây. Loại chất thải rắn (tấn/năm) 1996 1997 1998 1999 2000 Rác thải sinh hoạt 413.545 499.320 544.259 584.934 534.428 Chất thải rắn công nghiệp 51.100 119.720 131.692 151.170 59.760 Chất thải rắn bệnh viện 4.015 4.380 5.432 6.298 147 Tổng lượng chất thải rắn 468.660 623.420 681.383 742.402 594.335 Nguồn: Báo cáo URENCO 1996-2000 Hiện nay, ở Hà Nội thì lượng chát thải rắn phát sinh trong một ngày khoảng trên 1832 tấn. Do các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy nằm xen lẫn với các khu dân cư cho nên việc quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt gặp khó khăn. Lượng rác thải sinh hoạt phat sinh hàng ngày trên toàn thành phố cũng tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức khu nhà ở, mật độ dân cư… Tính trung bình lượng rác thải sinh hoạt tính theo đầu người dao động từ khoảng 0,4-0,5 kg/người/ngày. Tỉ trọng rác khoảng 0,416 tấn/m3. Lượng rác thải sinh hoạt hiện nay ở Hà Nội chiếm khoảng gần 80% tổng lượng chất thải rắn và đang có xu hướng gia tăng. Thành phần rác thải rắn ở Hà Nội như sau: - Chất hữu cơ : 41,98% - Giấy : 7,19% - Gạch, đất : 6,98% - Vải : 1,75% - Xương, vỏ : 1,27% - Kim loại : 0,59% - Thuỷ tinh : 1,42% - Tạp chất không phân loại được: 33,67% 2.2. Chất thải độc hại. Lượng chất thải độc hại: tổng lượng chất thải độc hại công nghiệp, chất thải độc hại các bệnh viện ở Hà Nội Loại chất thải độc hại 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Công nghiệp(T/năm) k 17.865 18.396 k 19.570 21.326 Bệnh viện(T/năm) 873,3 1.004 1.095 1.358 2.464 2.147 Tổng cộng 18.869 19.491 22.034 21.473 Nguồn : Báo cáo URENCO 1996 - 2001 Như vậy là lượng chất thải độc hại ngày càng có xu hướng tăng lên qua các năm.đặc biệt là chất thải độc hại do bệnh viện thải ra. Điều này đặc biệt co tính nghiêm trọng đối với đời sống của số dân ngày một nhiều của thành phố Hà Nội. IV. Hiện trạng quản lý về công tác bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội. 1.Tổ chức quản lý môi trường ở Hà Nội. Ngày 5/5/1994 UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số 764/QĐ-UB thành lập Sở Khoa học Công nghệ và môi trường. Sở gồm 7 phòng quản lý nhà nước và nghiệp vụ, trong đó có phòng quản lý môi trường với số lượng 16 cán bộ(tính đến 31/12/2000). Chức năng, nhiệm vụ của Phòng quản lý Môi trường. Tham gia các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đô thị hoá thành phố. Soạn thảo các quy định, các luật lệ môi trường của thành phố và tuân theo Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản dưới luật khác của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan. Kiểm tra , kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quan trắc môi trường và báo cáo định kỳ lên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Chính phủ về hiện trạng môi trường thành phố. Thẩm định về môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn. Tổ chức và triển khai các dự án , các đề tài nghiên cứu về bảo vệ môi trường. Tổ chức giáo dục, tuyên truyền, nâng cao dân trí về môi trường. 2. Tình hình tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra thi hành luật bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội. 2.1. Xây dựng các văn bản pháp quy để cụ thể hoá Luật Bảo vệ môi trường ở Hà Nội. Ngày 13/9/1996, trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định 175/CP của Chính phủ, các Thông tư, Chỉ thị của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tổ chức phổ biến rộng rãi Quy định này cho mọi đối tượng trên địa bàn và đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định. Cho đến nay, hà nội đã có 11 văn bản pháp quy về BVMT đã ban hành và đang còn hiệu lực. TT Tên văn bản Cấp ban hành Thời gian ban hành Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) 01 Quy định về cấm săn, bắt chim, thú ở Thủ đô Hà Nội UBND Thành phố 16/12/1991 Ban hành theo QĐ số 3308/QĐ-UB 02 Quy định về khai thác, sản xuất và sử dụng nước ngầm, nước máy ở thành phố Hà Nội UBND Thành phố 11/11/1993 Ban hành theo QĐ số 6032/QĐ-UB 03 Quy định về quản lý và bảo vệ hệ thống thoát nước ở thành phố Hà Nội và 3 bản phụ lục kèm theo UBND Thành phố 11/11/1993 Ban hành theo QĐ số 6032/QĐ-UB 04 Quy định về vệ sinh môi trường đô thị UBND Thành phố 11/11/1993 Ban hành theo QĐ số 6032/QĐ-UB 05 Quy định về quản lý và bảo vệ hệ thống công viên, cây xanh, vườn thú ở Hà Nội UBND Thành phố 11/11/1993 Ban hành theo QĐ số 6032/QĐ-UB 06 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông công chính thành phố Hà Nội UBND Thành phố 11/11/1993 Ban hành theo QĐ số 6032/QĐ-UB 07 Quy định nguyên tắc thủ tục xin phép khai thác và đăng ký công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn Hà Nội UBND Thành phố 16/09/1994 Ban hành theo QĐ số 2044/ QĐ-UB 08 Quy định bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội UBND Thành phố 13/09/1996 Ban hành theo QĐ số 3008/ QĐ-UB 09 Quy định quản lý rác thải của thành phố Hà Nội UBND Thành phố 21/09/1996 Ban hành theo QĐ số 3093/ QĐ-UB 10 Quy định tạm thời về đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình xây dựng tại thành phố Hà Nội UBND Thành phố 25/04/1996 Ban hành theo QĐ số 1430/ QĐ-UB 11 Quy định tạm thời về quản lý chất thải rắn nguy hại ngành Y tế Hà Nội UBND Thành phố 17/07/1999 Ban hành theo QĐ số 52/1999/ QĐ-UB 2.2. Hoạt động giám sát kiểm tra việc thực thi Luật bảo vệ môi trường Hà Nội và quan trắc môi trường. Kiểm tra, kiểm soát là một trong những hoạt động chính của công tác quản lý môi trường, hoạt động này được tiến hành thường xuyên, hoặc đột xuất tuỳ theo tình hình thực tiễn. Hiện nay đã tiến hành quan trắc nền môi trường không khí ở 6 cụm công nghiệp cũ. Đến năm 1999 mở rộng diện quan trắc thêm thành 9 khu, cụm công nghiệp. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên từ năm 1995, tuy nhiên tần suất quan trắc còn thưa do kinh phí hạn chế, nhưng bước đầu sẽ phục vụ thiết thực cho việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm lên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Chính phủ. Ngoài ra, để đẩy mạnh hoạt động quan trắc môi trường trong điều kiện còn bị hạn chế về phương tiện kỹ thuật, Phòng Quản lý môi trường đã kết hợp với các Trung tâm môi trường, các cơ quan nghiên cứu môi trường, các cơ sở có năng lực quan trắc môi truờng để tiến hành hoạt động quan trắc môi trường nền và quan trắc tuân thủ hàng năm trên địa bàn thành phố. Thực tế quan trắc môi trường nền cho thấy xu thế, diễn biến chất lượng môi trường ở một số khu vực trước đây ô nhiễm nặng, nay đã giảm rõ rệt như khu vực Thượng Đình, Mai Động. Hiện nay Phòng Quản lý Môi trường đang triển khai chương trình quan trắc nước thải tại 54 cơ sở công nghiệp để phục vụ Dự án thử nghiệm phổ biến thông tin môi trường trong cộng đồng do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Năm 2000 tiến hành quan trắc tuân thủ tại 74 xí nghiệp, nhà máy. Việc kiểm soát, kiểm tra tại các cơ sở này giúp cho chủ cơ sở thấy được thực trạng ô nhiễm, từ đó có biện pháp xử lý, đồng thời Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đã có kiến nghị với cơ quan chủ quản tạo điều kiện để cơ sở sớm khắc phục tình trạng gây ô nhiễm. Đến nay đã bước đầu triển khai kế hoạch “Xử lý triệt để các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giảm số cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong năm 2000 đã kiểm tra kiểm soát tại gần 150 cơ sở công nghiệp đồng thời tiến hành thanh tra việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường và giải quyết đơn thư khiếu nại của dân, của các cơ quan trên địa bàn hà Nội. Được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đầu tư trên địa bàn Hà Nội 3 trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định. Cả 3 trạm đã đi vào vận hành hoạt động thử nghiệm. Ngoài ra, được sự tài trợ của dự án VCEP về một số thiết bị quan trắc môi trường nên hoạt động kiểm tra, kiểm soát đã được tăng cường thêm một bước, nhằm đánh giá đúng hiện trạng môi trường hàng năm, giúp UBND thành phố trong việc hoạch định phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn thành phố. 2.3. Hoạt động thẩm định ĐTM, cấp phép, cấp thoả thuận môi trường. Hoạt động cấp thoả thuận và cấp phép môi trường. Việc cấp phép môi trường đang được nghiên cứu thực thi theo hướng dẫn của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Ngoài ra, Sở KHCN&MT Hà Nội đang khẩn trương đề xuất trình UBND thành phố bổ sung, đu\iều chỉnh một số điểm trong Quy định BVMT đã ban hành năm 1996 cho phù hợp với Luật doanh nghiệp và các Quy định mới của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM. Đối với các dự án đầu tư mới bao gồm cả các dự án đầu tư liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài … đều đã tiến hành lập báo cáo ĐTM theo đúng Luật BVMT, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp chưa nghiêm túc chấp hành theo đúng trình tự dầu tư. 2.4. Hoạt động phối hợp giữa Sở KHCN&MT Hà Nội với các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành liên quan cũng như các cơ quan Trung ương. Do đặc tính”liên ngành” của lĩnh vực môi trường nên sự phối hợp giữa cơ quan quản lý môi trường địa phương, cụ thể là Sở KHCN&MT với các cấp chính quyền cơ sở, các Sở, ban , ngành và các cơ quan Trung ương là một yêu cầu không thể thiếu được trong hoạt động bảo vệ môi trường. Sự phối hợp này đã được thể chế hoá tại Quy định BVMT thành phố Hà Nội, ban hành theo Quyết định số 3008/QĐ-UB ngày 13/9/1996 của UBND thành phố. Đến nay sự phối kết hợp này đã tương đối có nề nếp và được triển khai như sau; 1.Trong quản lý môi trường đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, sở KHCN&MT đã phối hợp chặt chẽ với các phòng kinh tế quận, huyện trong việc cấp đăng ký kinh doanh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịnh vụ cá thể, tập thể quy mô nhỏ. Đối với những doanh nghiệp tư nhân, các Công ty TNHH hoặc cổ phần khi triển khai công tác quản lý môi trường đã tiến hành phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp tuỳ thuộc vào nội dung hoạt động của các doanh nghiệp đó có liên quan tới Sở, ngành nào. 2. Đối với các dự án đầu tư, hoạt động quản lý môi trường tiến hành theo 4 bước tương ứng với các giai đoạn triển khai dự án và sự phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Địa chính, Kiến trúc sư trưởng thành phố, Sở xây dựng và UBND quận, huyện quản lý địa bàn có địa điểm thực hiện dự án. Sự phối hợp này có nề nếp từ nhiều năm qua. Điều đó góp phần làm tốt, có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước nói chung và quản lý môi trường nói riêng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Hà nội. 3. Đối với các hoạt động đột xuất, trọng điểm trên địa bàn, như đầu tư xây dựng và vận hành khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn-Sóc Sơn, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan và chính quyền cơ sở các cấp(UBND quận, huyện, phường, xã), Sở KHCN&MT còn phối hợp với các cơ quan Trung ương như các đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ KHCN&MT… để triển khai hoạt động này có hiệu quả. Chương III Đánh giá tác động tới môi trường do phát triển công nghiệp ở Hà Nội I. Tác động đến môi trường không khí 1. Đánh gía nồng độ phát thải khí của các khu công nghiệp Theo số liệu đã quan trắc được tại một số khu công nghiệp tại Hà Nội trong năm 2001 về nồng độ các khí độc hại thải vào môi trường ta có thể có những so sánh về tác động tới môi trường của các khu công nghiệp này. Tiêu chuẩn cho phép Nhìn vào các bảng sơ đồ so sánh nồng độ các chất thải vào môi trường gây ô nhiễm không khí ta có thể có một vài nhận xét sau đây. Trong các loại khí thải do phát triển công nghiệp tạo ra tại các khu công nghiệp được quan trắc thì trong đó có 2 loại khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép đó là khí CO2 và nồng độ bụi lơ lửng . ở sơ đồ1.1 ta có thể nhận thấy rằng là các khu công nghiệp trên đều có nồng độ bụi cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định của quốc gia. Hâù hết các khu công nghiệp đều có nồng độ bụi gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Trong đó phải đáng kể đến là các khu công nghiệp Mai Động, Pháp Vân và Văn Điển. Cả 3 khu công nghiệp này đều có nồng độ bụi cao gấp 3 lần tiêu chuẩn. Điều này cho thấy ô nhiễm bụi trong khu vực nội thành là rất đáng kể. Trong sơ đồ 1.2 thì ta cũng có thể đễ dàng nhận thấy rằng nồng độ CO2 do các khu công nghiệp này tạo ra rất lớn, nổi bật là các khu công nghiệp Văn Điển, Pháp Vân, Thượng Đình, Mai Động. Còn các loại khí còn lại theo các sơ đồ 1.3, 1.4, 1.5 thì nồng độ của chúng đều ở dưới mức giới hạn cho phép, riêng khu công nghiệp Mai Động thì nồng độ CO vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Ta thấy ở đây nổi bật lên khu công nghiệp Mai Động, đây là khu công nghiệp có nồng độ phát thải các khí khá cao, nồng độ bụi ở đây lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3,8 lần, nồng độ CO lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,1 lần, nồng độ CO2 gấp 1,3 lần. Các khu công nghiệp khác thì nồng độ thấp hơn nhiều. Khu công nghiệp Văn Điển chỉ có nồng độ CO2 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,5 lần, nồng độ bụi lớn hơn 3,4 lần . Khu công nghiệp Thượng Đình có nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,5 lần và nồng độ khí CO2 lớn hơn 1,4 lần.Khu công nghiêp Pháp Vân có nồng độ khí CO2 vượt 1,4 lần, nồng độ bụi vượt 3,1 lần. Khu công nghiệp Chèm và Cầu Diễn có nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 2,9 và 2,5 lần. Còn lại các khu công nghiệp khác thì các nồng độ các chất khí độc hại khác như SO2, CO gây ra hoặc là nhỏ hoặc là không đáng kể do quy mô nhỏ hơn các khu công nghiệp Mai Động, Pháp Vân Tiêu chuẩn cho phép Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn cho phép Ngoài ra ta cũng nhận thấy rằng các khu công nghiệp ở cách xa trung tâm thành phố thi nồng độ các chất khí thải ra cũng nhỏ hơn nhiều so với các khu công nghiệp ở trong thành phố. Lý do chủ yếu các khu công nghiệp này có nồng độ phát thải nhỏ hơn là do hầu hết đây là những khu công nghiệp quy mô nhỏ hoặc là những khu công nghiệp mới được hình thành trong thời gian gần đây. Đồng thời các khu công nghiệp này có không gian tiến hành sản xuất rộng lớn nên các khí có thể phát tán bay đi xa. Còn những khu công nghiệp trong thành phố thì do đông dân cư, mật độ giao thông cao nên các khí không phát tán được, tích tụ lại ngày càng nhiều Tiêu chuẩn cho phép Tiêu chuẩn cho phép 2. Mối quan hệ giữa sự tăng trưởng GDP/người và một số khí thải độc hại do phát triển công nghiệp gây ra. Công nghiệp là một trong những ngành đóng góp lớn vào GDP của Hà Nội trong những năm vừa qua. Do vậy mối quan hệ giữa sự tăng trưởng GDP và phát triển công nghiệp là rất lớn, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng phát triển công nghiệp trong những năm qua đã gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường, vì vậy tác động tới môi trường cũng có quan hệ với tốc độ tăng GDP/người. ở đây ta xem xét mối quan hệ giữa tăng GDP/người và nồng độ bụi lơ lửng và nồng độ phát thải khí CO2. Đây là 2 loại khí thải độc hại mà hàm lượng của chúng phát thải ra không khí là tương đối lớn và hầu như các khu công nghiệp được quan trắc đều có chỉ số phát thải 2 loại khí này vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Như ở trên ta đã phân tích thì khu công nghiệp Mai Động là khu công nghiệp có tác động về môi trường rõ rệt nhất. Do đó ta sẽ lấy số liệu của khu vực này làm khu vực đặc trưng để phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng GDP/người và nồng độ bụi lơ lửng và nồng độ phát thải khí CO2. 2.1. Mối liên hệ giữa tốc độ tăng GDP/người của Hà Nội và nồng độ phát thải khí CO2 Theo các số liệu đã quan trắc được do Sở KHCN và MT Hà Nội thực hiện qua các năm và số liệu ở phụ lục 7ta có thể có được biểu đồ biểu diễn mối liên hệ sau Năm GDP/người Hà Nội (nghìn tỷ) x Nồng độ phát thải CO2 y xy x2 y2 1995 5,964 0,739 4,407 35,569 0,546 1996 6,906 0,748 5,165 47,692 0,559 1997 7,873 0,712 5,606 61,984 0,507 1998 9,187 0,684 6,293 84,401 0,469 1999 10,070 0,690 6,948 101,405 0,476 2000 10,806 0,720 7,780 116,769 0,518 2001 11,539 0,720 8,308 133,148 0,518 Tổng 62,345 5,014 44,508 580,970 3,595 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng khi GDP/người tăng thì nồng độ các chất thải cũng tăng lên. Các số liệu trên néu biểu diễn trên hàm số sẽ tạo ra đường gấp khúc có hướng đi lên, như vậy nó có mối liên hệ tuyến tính với phương trình tuyến tính đường hồi quy có dạng: = a + bx Trong đó y (x): trị số điều chỉnh của tiêu thức y theo quan hệ phụ thuộc với tiêu thức x x : là trị số của tiêu thức nguyên nhân a,b : Là các tham số quy định vị trí của đường hồi quy lý thuyết Tham số a, b được tính theo công thức b = a = theo các số liệu đã tính ở bảng ta có * = = = 8,906 = = = 0,719 = = = 6,375 * d2x = - ()2 = 3,697 d2y = - ()2 = 0,001 b = = = 0,0012 a = - b = 0,612 Vậy phương trình hồi quy thể hiện mối liên hệ giữa GDP/người của Hà Nội và nồng độ phát thải CO2 là = 0,612 + 0,012 x Để đánh giá độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính trên, ta có thể sử dụng hệ số tương quan : r = b. = 0,012. = 0,72 2.2. Mối liên hệ giữa tốc độ tăng GDP/người và nồng độ bụi lơ lửng Theo các số liệu đã quan trắc được do Sở KHCN và MT Hà Nội thực hiện qua các năm và số liệu ở phụ lục 7 ta có thể có được biểu đồ biểu diễn mối liên hệ như sau Năm GDP/người Hà Nội x Nồng độ bụi lơ lửng y x y x2 y 2 1995 5,964 0,754 4,496 35,569 0,569 1996 6,906 0,760 5,248 47,692 0,578 1997 7,873 0,766 6,031 61,984 0,589 1998 9,187 0,860 7,901 84,401 0,739 1999 10,070 0,747 7,522 101,405 0,558 2000 10,806 0,770 8,320 116,769 0,593 2001 11,539 0,820 9,462 133,148 0,672 Tổng 62,345 5,477 48,982 580,970 4,295 Ta tính tương tự như tính với CO2 Như vậy ta có * = = = 8,906 = = = 0,782 = = = 6,997 * d2x = - ()2 = 3,679 d2y = - ()2= 0,001 b = = = 0,011 a = + b = 0,7 Vậy phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng GDP /người và nồng độ phát thải bụi (TSP) là: = 0,7 + 0,011 x Đồng thời ta có hệ số tương quan giữa GDP/người và nồng độ bụi lơ lửng là: r = b. = 0,011.= 0,67 Sau khi tính toán ta có được kết quả như sau hệ số tương quan giữa tốc độ tăng GDP/người của Hà Nội và nồng độ phát thải CO2 là 0,72 ; hệ số tương quan giữa tốc độ tăng GDP/người của Hà Nội và nồng dộ bụi lơ lửng là 0,67. Vì r nằm trong khoảng: r ẻ [ -1;1] . Như vậy là mối quan hệ giữa tốc độ tăng GDP /ngườivà việc tăng nồng độ các khí thải độc hại là mối quan hệ thuận và tương đối chặt chẽ. 3. Dự báo nồng độ bụi lơ lửng(TSP) và nồng độ khí CO2 trong những năm tới. 3.1. Dự báo nồng độ bụi CO2 trong những năm tới. ở đây ta lấy số liệu nồng độ bụi lơ lửng và nồng độ khí CO2 theo số liệu của khu công nghiệp Mai Động, là khu công nghiệp điển hình có nồng độ bụi lơ lửng và nồng độ khí CO2 hàng năm khá cao so với các khu công nghiệp khác. Dựa vào cách tính theo phương pháp hồi quy ta có thể đưa ra những số liệu giả thiết về nồng độ bụi lơ lửng và nồng độ khí CO2 trong những năm tới như sau theo phương trình đường thẳng = a0 + a1t áp dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để xác định giá trị của tham số a0 và a1 ồy = na0 + a1ồt ồty= a0ồt + a1ồt2 Năm Thứ tự thời gian (t) Nồng độ thải khí CO2(mg/m3) (y) ty t2 1995 1 0.739 0.739 1 1996 2 0.748 1.496 4 1997 3 0.712 2.136 9 1998 4 0.685 2.740 16 1999 5 0.69 3.450 25 2000 6 0.72 4.320 36 2001 7 0.72 5.040 49 Tổng 28 5.014 19.921 140 Từ bảng số liệu trên ta có thể tính được a0 và a1 một cách dễ dàng như sau áp dụng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất ồy = na0 + a1ồt ồty= a0ồt + a1ồt2 Như vậy ta sẽ có hệ phương trình sau 5,014 = 7a0 + 28a1 19,921 = 28a0 + 140a1 Ta dễ dàng tính được a0 = 0,7355 và a1 = 0,0048 Từ đó ta có phương trình hồi quy theo thời gian = 0,7355 + 0,0018t Ta có thể dự đoán nồng độ CO2 đến năm 2005 (t + h = 10) y2005 = 0,7355 + 0,0018*10 = 0,7535 3.2. Dự báo nồng độ bụi lơ lửng trong những năm tới Ta có bảng số liệu về nồng độ bụi của khu công nghiệp Mai Động như sau Năm Thứ tự thời gian (t) Nồng độ bụi lơ lửng (y) ty t2 1995 1 0.754 0.754 1 1996 2 0.760 1.520 4 1997 3 0.766 2.298 9 1998 4 0.860 3.440 16 1999 5 0.747 3.735 25 2000 6 0.770 4.620 36 2001 7 0.820 5.740 49 Tổng 28 5.477 22.107 140 Tính tương tự đối với nồng độ khí CO2 ta có được phương trình hồi quy như sau: = 0,754 + 0,0061t Và như vậy ta có thể dự đoán nồng độ bụi đến năm 2005 là y2005 = 0,754 + 0,0061*10 = 0,815 Sau khi tính được số liệu về nồng độ thải khí CO2 và nồng độ bụi lơ lủng ta có thể thấy rằng các chỉ số này đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép tấ nhiều. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua các số liệu ta tạm ước tính đến năm 2005. Nó cũng cảnh báo cho chúng ta biết được diễn biến của những khí thải độc hại trong tương lai gần. Nếu chúng ta không có những biện pháp giảm thiểu ngay từ bây giờ thì đến lúc đó có muốn giải quyết hậu quả cũng khó khăn hơn nhiều lần. II. Tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường nước 1. Tác động đến môi trường nước mặt Trong các nguồn gây ô nhiễm nước mặt thì ngoài các loại nước thải từ bệnh viện, nước thải từ sinh hoạt thì nước thải từ nguồn sản xuất và dịch vụ là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Các khu công nghiệp đều sử dụng rất nhiều nước trong các quá trình sản xuất của mình và tất nhiên kèm theo đó thì khối lượng nước thải ra cũng rất lớn. Tuy nhiên các khu công nghiệp ở thành phố Hà Nội hầu hết đều chưa có những công nghệ thích hợp để xử lý nước thải vậy mà khả năng gây ô nhiễm là rất cao. Dưới đây là số liệu tổng hợp về lượng nước thải và tình hình xử lý nước thải ở Hà Nội năm 2000 TT Loại nước thải Lượng nước thải Lượng nước thải đã được xử lý m3/ngày % m3/ngày % 1 Tổng lượng nước thải 460000 100 14690 3,2 2 Nước thải sinh hoạt 190000 41,2 0 0 3 Công nghiệp và dịch vụ 263000 57,2 12900 4,9 4 Nước thải bệnh viện 7000 1,5 1790 25,5 Nguồn: Báo cáo URENCO năm 2000 Như vậy qua bảng trên ta có thể nhận xét rằng khối lượng nước được xử lý là rất nhỏ so với khối lượng nước thải ra, do đó làm cho ô nhiễm nguồn nước mặt là rất nghiêm trọng. Hiện nay ở Hà Nội có 9 khu công nghiệp tập trung và một số khu công nghiệp mới, tổng số có tất cả 369 có sở sản xuất công nghiệp nhưng trong đó chỉ có 36 cơ sở là có hệ thống xử lý nước thải. Mà các hệ thống xử lý nươc thải này cũng chưa đạt được hiệu quả xử lý cao . Do vậy mà lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Nước thải của một số ngành công nghiệp như dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, thuộc da, hoá chất, mạ…có nồng độ các chất gây ô nhiễm cao không được xử lý mà thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước làm cho các sông thoát nước ở Hà Nội như Tô Lịch, Kim Ngưu,…bị ô nhiễm nặng. ở sông Tô Lịch thì nước sông phần lớn là nước thải,hàm lượng BOD,CDO, các chất hữu cơ, NH3, kim loại nặng…đều rất cao vào mùa khô; còn về mùa mưa thì nồng độ các chất này cũng đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tại sông Kim Ngưu thì các chỉ tiêu BOD,COD và Colifrm cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây hiện tượng lên men kỵ khí, tạo ra H2S, CH4, CO2 và hàm lượng NH4 khá cao; ngoài ra thì hàm lượng kim loại nặng như: Cr, Cu ….cũng tăng lên rất nhiều… 2. Tác động đến môi trường nước ngầm Do những diễn biến ảnh hưởng đến môi trường và do khai thác nguồn nước ngầm khá mạnh trong quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp trong nhiều năm qua đã có tác động làm suy giảm chất lượng nước dưới đất Do phát triển công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác mà theo báo cáo nghiên cứu nhiễm bẩn nguồn nước ngầm ở Hà Nội vào những năm 80 vấn đề chất lượng nước chưa đáng lo ngại thì đến những năm90 diện tích tầng chứa nước bị nhiễm bẩn ngà càng loang rộng ra cả ỏ tầng trên lẫn tầng dưới và trở thành một vấn đề nóng bang, nhức nhối. Mặt khác, các kết quả phân tích định kỳ các khu công gnhiệp cho thấy các mẫu nước có hàm lượng chất hữu cơ trong nước thô của khu công nghiệp Pháp Vân, Mai Động…rất cao từ 4-6mg/l. Điều này cho phép ta nhận định rằng hàm lượng NH4 trong nước ngầm có thể được tạo ra từ các nguồn ô nhiễm hữu cơ Thành phần hoá học trong nước của tầng trên và tầng dưới nhìn chung tuơng tự nhau. Nước ngầm bị ô nhiễm do sự thẩm thấu từ các nguồn nươc mặt đã bị nhiễm bẩn như: nước thải sinh hoạt, công nghiệp bệnh viện không được xử lý Do việc xây dựng các bải chứa các loại chất thẩi công nghiệp và các loại rác không đạt tiêu chuẩn, như vậy đã vô tình làm phá vỡ màng bảo vệ tụ nhiên, tức là làm tăng khả năng gây nhiểm bẩn cho nước dưới đất Do việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp mới mà đã làm vỡ đường ống nước làm cho nước bẩn xâm nhập vào hệ thống nươc của thành phố III. Đề xuất một số biện pháp phát triển công nghiệp gắn với công tác bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội 1. Lựa chọn công nghệ thích hợp vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển công nghiệp hợp lý vừa đảm bảo các chỉ tiêu bảo vệ môi trường. Chính sách công nghệ trong những năm tới cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: ưu tiên các dự án có công nghệ sạch, công nghệ ít chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng Các dự án quan trọng, quy mô lớn và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài, nhất thiết phải đầu tư công nghệ sạch Đối với các doanh nghiệp mới xây dựng, đòi hỏi phải đầu tư công nghệ ít nhất là đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đang hoạt động với công nghệ hiện tại, nếu không đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường, cần phải cải tiến, đầu tư lắp đặt thêm những thiết bị lọc và xử lý chất thải. Đối với những loại tài nguyên chiến lược, cần có quy định về tiêu chuẩn tối thiểu mức sử dụng nguyên liệu đối với công nghệ nhập. Có quy chế kiểm soát chặt chẽ về trình độ kỹ thuật, giá cả và khả năng bảo đảm chất lượng môi trường, nhằm tránh nhập phải công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm hoặc giá quá cao. Một vấn đề khác có ý nghĩa rất quan trọng trong chính sách chuyển giao công nghệ cho phát triển công nghiệp là đánh giá về ảnh hưởng của công nghệ đến môi trường và chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ đó, để lựa chọn những phương án chuyển giao công nghệ có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. 2. hàng năm thành phố Hà Nội nên đóng góp một khoản tiền để thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường tại các khu công nghiệp theo tỷ lệ phần trăm của tốc độ tăng GDP hàng năm 3. Thực hiện chương trình phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp, tiến hành trích tiền từ bao gồm các nội dung sau: + Tại các khu công nghiệp có nồng độ các khí thải và các chất thải lớn nên trích một khoản tiền hàng năm để tiến hành xử lý, nhamừ hạn chế ảnh hưởng đến môi trường + Đưa quy họạch môi trường vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp + áp dụng các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm có hiệu quả + Hoàn thiện chu trình kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường + Kiểm kê phân loại các cơ sở công nghiệp theo mức độ gây ô nhiễm môi trường. + Xây dựng và áp dụng các giải pháp quản lý môi trường đặc thù ( cưỡng chế, công cụ kinh tế, áp lực từ cộng đồng…) 4 Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường bao gồm các nội dung: + áp dụng hệ thống EMS theo ISO 14001 + Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường doanh nghiệp + đầu tư giảm thiẻu ô nhiễm và xử lý nước thải 5 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn – Sóc Sơn trong đó ưu tiên đẩy nhanh việc đầu tư khu vực xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kết hợp chế biến phân vi sinh tại các huyện ngoại thành Hà Nội. 6. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn hành động bảo vệ môi trường trong cộng đồng thành phố 7. Hình thành cơ sở dữ liệu môi trường thành phố trên cơ sở ứng dụng các thành quả của công nghệ thông tin để từng bước ứng dụng công nghệ vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý(GIS) trong điều tra, giám sát và quản lý môi trường, đồng thời sớm áp dụng chương trình xã hội hoá thông tin, dữ liệu môi trường. 8. Tăng cường vai trò và hoàn thiện các công cụ quản lý của Nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp đến môi trường. - Xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện những đạo luật, chính sách và quy chế bảo vệ tài nguyên và môi trường - Thiết lập hệ thống khiểm soát chỉ huy trong quản lý môi trường - Thực hiện hình thức thoả ước tự nguyện đối với các doanh nghiệp công nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường - Tập hợp và phối hợp tốt giữa các cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc nghiên cứu đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường, động viên toàn dân tham gia tích cực. Kết luận Qua các phân tích ở trên ta đã thấy được phần nào những tác động tiêu cực của việc phát triển công nghiệp đến môi trường thành phố Hà Nội. Rõ ràng đây đang là một vấn đề cấp thiết đối với thành phố Hà Nội hiện nay. Đây chỉ là những đánh giá bước đầu các tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường thành phố Hà Nội nhưng có thể là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý có thể biết được những diễn biến môi trường trong những năm qua. Từ đó có kế hoạch thích hợp cho thời gian phát triển tiếp theo của thành phố. Bước vào thế kỷ 21, Hà Nội vẫn tiếp tục trên con đường đổi mới với những chính sách nhằm đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên cơ sở phát huy cao nhất mọi lợi thế, mọi tiềm năng của mình để phát triển. Trong đó cần phải nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường, việc thực hiện các chương trình về nước sạch, xử lý nước, rác thải, các công trình công cộng khác để có thể cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao chất lượng sống của người dân. Phấn đấu xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố Môi trường trong những năm tới để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Hà Nội ngày 30 – 4 -2003 Sinh viên Nguyễn Anh Đức. Phụ lục 1 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh(TCVN 5937 – 1995) Bảng1 : Giá trị tới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ 1 2 3 4 5 6 CO NO2 SO2 Pb O3 Bụi lơ lửng 40 0,4 0,5 - 0,2 0,3 10 - - - - - 5 0,1 0,3 0,005 0,06 0,2 Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán các thông số cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng. Phụ lục 2 Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với và các chất vô cơ (TCVN 5939 – 1995) Bảng 2 : Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp TT Thông số Giá trị giới hạn A B 1 Bụi khói: Nấu kim loại Bê tông nhựa Xi măng Các nguồn khác 400 500 400 600 200 200 100 400 2 Bụi: chứa sillic chứa amiăng 100 không 50 không 3 Antimon 40 25 4 Asen 30 10 5 Cadimi 20 1 6 Chì 30 10 7 đồng 150 20 8 Kẽm 150 30 9 Clo 250 20 10 Hcl 500 200 11 Flo, axit HF(các nguồn) 100 10 12 H2S 60 2 13 CO 1500 500 14 SO2 1500 500 15 Nox(các nguồn) 2500 1000 16 Nox (cơ sở sản xuất axit) 4000 1000 17 H2SO4(các nguồn) 300 35 18 HNO3 2000 70 19 NH3 300 100 Phụ lục 3 Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ (TCVN 5940 – 1995) Bảng 3 : giới hạn tối đa cho phép các chất hữu cơ vào không khí TT Tên Công thức hoá học Giới hạn tối đa 1 Axeton CH3COCH3 2400 2 Axetylen tetrabromua CHBr2CHBR2 14 3 Axetaldehyd CH3CHO 270 4 Acrolein CH2=CHCHO 1,2 5 Amylaxetat CH3COOC5H11 525 6 Anilin C6H5NH2 19 7 Anhydrit axetic (CH3CO)2O 360 8 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2 Không 9 Benzen C6H6 80 10 Benzyl clorua C6H5CH2CL 5 11 Butadiene C4H6 2200 12 Butan C4H10 2350 13 Butyl axetat CH3COOC4H9 950 14 n – butanol C4H9OH 300 15 Butylamin CH3(CH2)2CH2NH2 15 16 Creson CH3C6H4OH 22 17 Clorbenxen C6H5CL 350 18 Clorofom CHCL3 240 19 b - clopren CH2=CCLCH=CH2 90 20 Clopicrin CCL3NO2 0,7 21 Cyclohexan C6H12 1300 22 Cyclohexanol C6H11OH 410 23 Cyclohexanon C6H10O 400 24 Cyclohexen C6H10 1350 25 Dietylamin (C2H5)2NH 75 Phụ lục 4 Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942 – 1995) Bảng 4 : Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B 1 PH - 6 - 8,5 5,5 – 9 2 BOD5(20°C) Mg/l < 4 <25 3 COD Mg/l <10 <35 4 Oxy hoà tan Mg/l >=6 >=2 5 Chất rắn lơ lửng Mg/l 20 80 6 Asen Mg/l 0,05 0,1 7 Bari Mg/l 1 4 8 Cadimi Mg/l 0,01 0,02 9 Chì Mg/l 0,05 0,1 10 Crom(VI) Mg/l 0,05 0,05 11 Crom(III) Mg/l 0,1 1 12 Đồng Mg/l 0,1 1 13 Kẽm Mg/l 1 2 14 Mangan Mg/l 0,1 0,8 15 Niken Mg/l 0,1 1 16 Sắt Mg/l 1 2 17 Thuỷ ngân Mg/l 0,001 0,002 18 Thiếc Mg/l 1 2 19 Amoniac Mg/l 0,05 1 20 Florua Mg/l 1 1,5 21 Nitrat Mg/l 10 15 22 Nitrit Mg/l 0,01 0,05 23 Xianua Mg/l 0,01 0,05 24 Phenola Mg/l 0,001 0,02 25 Dầu, mỡ Mg/l Không 0,3 26 Chất tẩy rửa Mg/l 0,5 0,5 27 Coliorm MPN/100ml 5000 10000 28 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật (trừ DDT) Mg/l 0,15 0,15 29 DDT Mg/l 0,01 0,01 30 Tổng hoạt động phóng xạ a Bq/l 0,1 0,1 31 Tổng hoạt động phóng xạ b Bq/l 1,0 1,0 Phụ lục 5 Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944 – 1995) Bảng 5 : giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 PH 6,5-8,5 2 Màu Pt – Co 5-50 3 Độ cứng(tính theo CaCO3) Mg/l 300-500 4 Chất rắn tổng số Mg/l 750-1500 5 Asen Mg/l 0,05 6 Cadimi Mg/l 0,01 7 Clorua Mg/l 200-600 8 Chì Mg/l 0,05 9 Crom(VI) Mg/l 0,05 10 Xianua Mg/l 0,01 11 Đồng Mg/l 1,0 12 Florua Mg/l 1,0 13 Kẽm Mg/l 5,0 14 Mangan Mg/l 0,1-0,5 15 Nitrat Mg/l 45 16 Phenola Mg/l 0,001 17 Sắt Mg/l 1-5 18 Sunfat Mg/l 200-400 19 Thuỷ ngân Mg/l 1,001 20 Selen Mg/l 0,01 21 Fecali coli MPN/100ml Không 22 Coliform MPN/100ml 3 Phụ lục 6 Nước thải công nghiệp , tiêu chuẩn thải(TCVN 5945 – 1995) Bảng 6 : Nước thải công nghiệp Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B C 1 Nhiệt độ °C 40 40 45 2 pH 6-9 5,5-9 5-9 3 BOD5(20°C) Mg/l 20 50 100 4 COD Mg/l 50 100 400 5 Chất rắn lơ lửng Mg/l 50 100 200 6 Asen Mg/l 0,05 0,1 0,5 7 Cadimi Mg/l 0,01 0,02 0,5 8 Chì Mg/l 0,1 0,5 1 9 Clo dư Mg/l 1 2 2 10 Crom(VI) Mg/l 0,05 0,1 0,5 11 Crom(III) Mg/l 0,2 1 2 12 Dầu mỡ khoáng Mg/l KPHĐ 1 5 13 Dầu động thực vật Mg/l 5 10 30 14 Đồng Mg/l 0,2 1 5 15 Kẽm Mg/l 1 2 5 16 Mangan Mg/l 0,2 1 5 17 Niken Mg/l 0,2 1 2 18 Photpho hữu cơ Mg/l 0,2 0,5 1 19 Photpho tổng số Mg/l 4 6 8 20 Sắt Mg/l 1 5 10 21 Tetracloetylen Mg/l 0,02 0,1 0,1 22 Thiếc Mg/l 0,2 1 5 23 Thuỷ ngân Mg/l 0,005 0,005 0,01 24 Tổng nitơ Mg/l 30 60 60 25 Tricloetylen Mg/l 0,05 0,3 0,3 26 Amoniac Mg/l 0,1 1 10 27 Florua Mg/l 1 2 5 28 Phenola Mg/l 0,001 0,05 1 29 Sunfua Mg/l 0,2 0,5 1 30 Xianua Mg/l 0,05 0,1 0,2 31 Coliform MPN/100ml 5000 10000 - 32 Tổng hoạt động phóng xạ a Bq/l 0,1 0,1 - 33 Tổng hoạt động phóng xạ b Bq/l 1,0 1,0 - Chú thích: KPHĐ - không phát hiện được Phụ lục 7 Số liệu về GDP/người của Hà Nội Năm GDP (tỷ đồng) Số dân (nghìn người) GDP/người (tr.đ/người) 1995 14499.4 2431.0 5.964 1996 17292.3 2503.9 6.906 1997 20306.3 2579.1 7.873 1998 24082.6 2621.5 9.178 1999 27038.8 2685.5 10.070 2000 29569.8 2736.4 10.806 2001 32792.9 2841.7 11.539 Nguồn: Thống kê kinh tế xã hội 2002 Tài liệu tham khảo Báo cáo hiện trạng thành phố Hà Nội năm 2001, 2002 – UBND thành phố Hà Nội – Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường. Báo cáo tổng thể tình trạng ô nhiễm công nghiệp, đề xuất các biện pháp cải thiện, kiểm soát và khống chế ô nhiễm trong quá trình phát triển công nghiệp ở Hà Nội – UBND Thành phố Hà Nội – Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội – Tháng 12/2000TS. GVC Lê Trọng Hoa - Giáo trình Quản lý Môi trường – Bộ môn Kinh tế và Quản lý Môi trường GS. TS Đặng Như Toàn; PGS. TS Nguyễn Thế Chinh; GVC lê trọng hoa- Bài giảng Kinh tế Môi trường – Bộ môn Kinh tế và Quản lý Môi trường - Đại học Kinh tế Quốc dân – hà Nội - 1998 GS. TS Nguyễn Đình Phan - Giáo trình Kinh tế và Quản lý Công nghiệp – Khoa Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bản - Đại học kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản giáo dục – 1999 TS. Phan Công nghĩa - Giáo trình Lý thuyết Thống kê – Bộ môn Thống kê Kinh tế - Đại học Kinh Tế Quốc Dân- Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội - 2000 Trần Ngọc Tuấn - ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Hà Nội - 2000 Thống kê kinh tế xã hội Việt Nam 2002 Thống kê 61 tỉnh thành Việt Nam 2002 Trước khi trời đầy mây – Hãy giữ không khí trong lành – Chương trình hợp tác Mỹ á - Hà Nội 2000 Tạp chí Chiến lược Chính sách Công nghiệp 2002, 2003 12 Tạp chí Bảo vệ Môi trường năm 2001, 2002, 2003 Mục lục Lời mở đầu 01 Lời cam đoan 03 ChươngI: Cơ sở khoa học của việc đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp tới môi trường. 04 I. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu phát triển kinh tế của một địa phương. 04 1. Vị trí của ngành công nghiệp. 04 2. Vai trò của công nghiệp. 05 II. Quan hệ giữa phát triển công nghiệp và môi trường tự nhiên. 07 1. Môi trường tự nhiên và vai trò của nó đối với phát triển. 07 2. Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường tự nhiên. 09 2.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề sử dụng tài nguyên 09 2.2. Quá trình phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến môi trường tự nhiên. 11 2.3. Những tác động chủ yếu của công nghiệp hiện nay đến môi trường 12 2.4. Một số nguyên nhân cơ bản trong phát triển công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường. 15 2.4.1. Do quy trình công nghệ. 15 2.4.2. Do công tác quản lý. 16 III. Thiết lập mô hình thể hiện mối quan hệ giữa GDP của Hà Nội và nồng độ các khí thải do công nghiệp gây ra 17 1. Mối quan hệ giữa tốc độ phát triển GDP và nồng độ phát thải các khí trong không khí. 17 2. Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa GDP của Hà Nội và nồng độ các khí thải do công nghiệp gây ra. 18 3. Dự báo dựa vào mô hình hồi quy 20 Chương II: ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường thành phố Hà Nội 21 I. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội 21 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: 21 1.1 Vị trí địa lý và khí hậu. 21 1.2 Đặc điểm địa hình-thuỷ văn. 22 2. Vị trí chính trị . 22 2.1. Dân số và lao động. 22 2.2. Tổ chức hành chính. 23 2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội. 24 3. Hiện trạng phát triển đô thị và công nghiệp ở thành phố Hà Nội. 25 3.1. Phát triển không gian đô thị và xây dựng nhà ở 25 3.2. Hệ thống giao thông đô thị. 26 3.3. Hệ thống thoát nước. 26 3.4. Quản lý chất thải rắn. 27 3.5. Phát triển công nghiệp ở Hà Nội. 28 3.6. Hiện trạng phân bố các khu công nghiệp ở Hà Nội 35 II. Hiện trạng môi trường không khí. 35 1. Chất lượng môi trường không khí. 35 1.1. Nguồn thải. 35 1.2.Chất lượng không khí tại các khu, cụm công nghiệp ở Hà Nội 36 1.2.1. Bụi 37 1.2.2. SO2 39 1.2.3. NOx. 41 1.2.4. CO. 42 2. Ô nhiễm tiếng ồn. 43 II. Hiện trạng môi trường nước. 45 1.Hiện trạng môi trưòng nước các sông lớn. 45 2. Hiện trạng môi trường nước trong các sông , mương thoát nước của Hà Nội. 47 2.1. Các nguồn nước thải và chất lượng nước mặt Hà Nội. 47 2.2. Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở Hà Nội. 48 3. Tình trạng khai thác nước ngầm và chất lượng nước ngầm 53 III.. Hiện trạng chất thải rắn ở Hà Nội. 55 Các nguồn thải chủ yếu. 55 . Nguồn rác thải công nghiệp 56 1.2. Nguồn rác thải bệnh viện 56 1.3. Nguồn rác thải sinh hoạt. 57 1.4. Nguồn thải nông nghiệp. 57 2. Hiện trạng và đặc điểm chất thải rắn ở thành phố Hà Nội. 57 2.1. Hiện trạng và đặc điểm chất thải rắn. 57 2.2. Chất thải độc hại. 59 IV. Hiện trạng quản lý về công tác bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội. 59 1.Tổ chức quản lý môi trường ở Hà Nội. 59 2. Tình hình tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra thi hành luật bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội. 60 2.1. Xây dựng các văn bản pháp quy để cụ thể háo Luật Bảo vệ môi trường ở Hà Nội. 60 2.2. Hoạt động giám sát kiểm tra việc thực thi Luật bảo vệ môi trường Hà Nội và quan trắc môi trường. 62 2.3. Hoạt động thẩm định ĐTM, cấp phép, cấp thoả thuận môi trường 64 2.4. Hoạt động phối hợp giữa Sở KHCN&MT Hà Nội với các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành liên quan cũng như các cơ quan Trung ương. 64 Chương III: Đánh giá tác động tới môi trường do phát triển công nghiệp ở Hà Nội 66 I. Tác động đến môi trường không khí 66 1. Đánh giá nồng độ phát thải khí của các khu công nghiệp 66 2. Mối quan hệ giữa sự tăng trưởng GDP và một số khí thải độc hại do phát triển công nghiệp gây ra 72 2.1. Mối liên hệ giữa tốc độ tăng GDP của Hà Nội và nồng độ phát thải khí CO2 73 2.2. Mối liên hệ giữa tốc độ tăng GDP và nồng độ bụi lơ lửng 76 3. Dự báo nồng độ bụi lơ lửng(TSP) và nồng độ CO2 trong những năm tới 3.1. Dự báo nồng độ bụi lơ lửng trong những năm tới 78 3.2. Dự báo nồng độ CO2 trong những năm tới 78 II. Tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường nước 80 1. Tác động đến môi trường nước mặt 80 2. Tác động đên môi trường nước ngầm 82 III. Đề xuất môt số biện pháp phát triển công nghiệp gắn với công tác bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội 83 Kết luận. 86 Phụ lục 87 Tài liệu tham khảo 95

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29741.doc
Tài liệu liên quan