ã Chi phí:
Chi phí tổ chức thêm các hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu văn nghệ với các nhà máy khác, với ca sĩ, vào buổi tối ngày nghỉ của cán bộ công nhân viên Công ty; cùng với các hoat động nghiệp vụ khác của Công ty như: quản lý giấy chứng nhận tay nghề công nhân, tạo điều kiện công nhân thi tay nghề
ã Lơi ích:
- Không còn máy may đang hoạt động do công nhân bỏ việc, sẽ giảm chi phí điện năng tiêu hao do quạt trần, quạt thông gió và đèn chiếu sáng = số máy không hoạt động x bóng đèn x số điện tiêu thụ 1 năm x gía điện
- Giảm chi phí đào tạo công nhân khi công nhân không bỏ việc và do đó cũng không phải tuyển và đào tạo mới = tiền đào tạo 1 tháng 1 công nhân x số tháng x số công nhân bỏ việc
Hơn nữa còn đem lại nhiều lơi ích khó lượng hoá bằng tìên như :
- Tăng niềm tin, sức mạnh tinh thần cho công nhân vào công việc và nhà máy họ làm.
- Tăng sự ổnh định của hoạt động sản xuất, kịp thời hạn giao hàng theo hợp đồng.
- Tăng uy tín và vị thế của Công ty trong ngành công nghiệp, sẽ thuận lợi trong hoạt động kinh doanh
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu vận dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Giầy Thượng Đình và đánh gía khả năng sinh lời cho việc thực hiện giải pháp SXSH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chung địa bàn của Công ty nằm trong khu vực đông dân với nhiều cơ quan, Xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Thượng Đình (Công ty cao su Hà Nội, Công ty xà phòng Hà Nội, Công ty thuốc lá Thăng Long…), các Viện nghiên cứu (Viện công nghiệp thực phẩm, Viện vật liệu xây dựng ) và các Trường học ( Trường đại học quốc gia Hà Nội, Cục sáng chế phát minh…), nên việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Công ty là một vấn đề rất quan trọng trong việc duy trì lâu dài sự hiện diện và hoạt động của Công ty trong khu vực phía Tây thành phố Hà Nội.
Sự ổn định và phát triển của Công ty tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
3. Công nghệ sản xuất giầy của Công ty
Quy trình sản xuất được thực hiện theo công nghệ chính như sau:
Công nghệ sản xuất giầy vải
Yêu cầu sản phẩm
Bồi
May
Cắt
Gò – Lưu hoá
Cán
Sản phẩm thoả mãn khách hàng
Bao gói
Công nghệ sản xuất giầy thể thao
Bao gói
Sản phẩm thoả mãn khách hàng
Gò – Sản xuất để
May
Cắt
Bồi
Yêu cầu sản phẩm
Nguyên liệu chính được dùng trong công nghệ sản xuất giầy là vải (vải bạt công nghiệp, vải phin), cao su, keo dán, chỉ khâu, da, chi tiết phụ trợ trong đó có một số nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài.
3.1. Quá trình bồi vải
Các loại vải được chọn màu, can và bồi dán thành nhiều lớp với nhau hoặc vật liệu xốp poliurethan (pu) bằng keo chuyên dụng. Trước năm 1992, ở công đoạn này, dùng keo cao su với dung môi là xăng công nghệp và để bốc hơi tự nhiên cho khô nên thường gây ô nhiễm không khí nặng. Từ năm 1992 đến nay, chủ yếu dùng keo Latex (mủ cao su tự nhiên, dung môi là nước) nên đã hạn chế nhiều khả năng ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó vẫn dùng keo cao su dung môi là xăng công nghệ hoặc keo PVA có dung môi hữu cơ.
Sơ đồ thực hiện quá trình bồi vải
Keo mua
Đầu vào
Chọn vải
Sxuất keo
Sản phẩm mẫu đối
Can, cuốn
Bồi, tráng
Trải vải
Đầu ra
Đầu vào: Nguyên liệu nhập kho Công ty vải, cao su, keo của quá trình cán
Đầu ra: Vải đã trải qua định mức
3.2. Quá trình cán
Crếp được cán hỗn luyện với các hoá chất (bột nhẹ, lưu huỳnh, titan dioxet, kẽm ôxit, bột màu, các chất xúc tiến…), trên máy luyện kín cao su sau khi đã được cán hỗn luyện sẽ được cán trên máy cán hoa để tạo đế và tạo viền giầy với mầu xắc và các hoa văn theo mẫu. Lớp cán đế và viền được cắt tạo hình thành đế giầy và viền giầy. Lớp cán tạo được cắt sửa theo kích thước đã định đế và viền, loại này được dùng để sản xuất giầy vải theo công nghệ lưu hoá một lần có thể đáp ứng yêu cầu của các lô hàng với số lượng sản phẩm không lớn, hoặc sự thay đổi đa dạng nhất về mẫu mã và mầu sắc nên rất phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.
Đầu vào: Nguyên liệu kép hoá chất, phụ gia… đã nhập kho Công ty
Đầu ra: Sản phẩm cắt dập và chi tiết cao su
Sơ đồ thực hiện của quá trình cán
Đầu vào
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Sơ luyện crêp
Cân đong
Hỗn luyện
Pha cát
Chia cắt và pha trộn màu
Đầu ra
Vào lưu huỳnh
Cán tráng
Ra hình cao su
Lưu hoá mút
Cắt dập
3.3.1. Công đoạn gò giầy vải
Mũi giầy được ghép với đế trên băng chuyền gò giầy chuyên dụng. Keo dán đựơc dùng ở đây chủ yếu là keo laky, viền được dán sau khi đã gò ghép mũi và đế .
Sau khi gò định hình, giầy được chuyển đến thiết bị lưu hoá gia nhiệt bằng hơi nước. Sản phẩm được kiểm tra, đóng gói trước khi nhập kho.
Sơ đồ thực hiện quá trình gò giầy vải
Đầu vào
Chuẩn bị sản xuất
Sản xuất mẫu đối
Thả phom, quét keo, mũi, bìa
Chiết mũi, mang gót, mào chân gò
Lắp ghép các chi tiết cao su
Xếp giầy sống lên xe
Hấp giầy
Bóc phom, làm nguội
Xếp đôi, giao nhận
Đầu ra
Đầu vào: Mũi giầy của quá trình may các chi tiết bán thành phẩm cao su của trình cán xăng, keo, tẩy, để cứng đã nhập kho Công ty .
Đầu ra: Giầy đã lưu hoá
3.3.2. Công đoạn gò giầy thể thao
Để giầy đã lưu hoá theo các mẫu đã đạt trước. Mũi giầy được gò ghép định hình với đế trên băng chuyền chuyên dụng. Với sản phẩm này Công ty dùng các loại keo tổng hợp (keo có dung môi) phù hợp với chất liệu.
Công đoạn SX đế (nếu có)
Đầu vào
Chất liệu tạo mu giầy. Sau khi gò sản phẩm được sấy cho bay hết dung môi.
Sản xuất mẫu đối
Thả phom
Chiết mũi, mang, gót, mài chân gò
Định hình giầy
Định vị
Mài, xử lý, sơn keo, dán đế
Bóc phom
ép toàn phần
Xếp đôi, làm lạnh
Bù keo, ép lại
Đầu ra
Vệ sinh công nghiệp
Đầu vào: mũi giầy của quá trình may keo, đế, bìa, … đã nhập kho Công ty Đầu ra: Giầy sau làm lạnh
3.4. Quá trình may
Đầu ra
Bao gói
Thao hoá
May pho mũi
Đầu mũ giầy
Đục ô dê
May cổ giầy
May mũi, cánh giầy
May mẫu đối
Chuẩn bị may
Tán ô dê
Đầu vào
Tiến trình sản xuất
May chập cánh, lót
- Đầu vào: Các chi tiết cánh mũi giầy thành phẩm đồng bộ qua trình cắt vật tư may mũi giầy, chỉ, keo, mác, ô dê đã nhập kho
Đầu ra: Mũ giầy may hoàn chỉnh.
3.5. Quá trình bao gói
Tiến trình sản xuất
Đầu ra
Đóng thùng, nẹp thùng
Đậy nắp hộp vận chuyển
Bọc giầy, bỏ hộp, túi, dán tem hộp
Treo mác, bắn đôi
Vệ sinh giầy
Lồng tẩy, nhồi giầy, xăn dây, dán tem
Tên đôi
Đầu vào
3.5. Quá trình bao gói
Đầu vào: Giầy đã lưu hoá ở quá trình gò, vật tư bao gói, tem mác đã nhập kho Công ty
Đầu ra: Giầy thành phần đã đóng thùng hoàn chỉnh.
4. Sơ đồ giây chuyền xuất kèm theo dòng thải.
Kho nguyên vật liệu
Bụi, hơi dung môi, hoá chất, hơi cao su
Vải,cao su, keo… đ đ
Nước thải
Hơi dung môi
Vải đã trải theo định mức
Bồi
Nước đ
Vải, keo,
dung môi
Bột chống dính
Nước
Kếp, phụ gia
Cán
Sản phẩm dập và chi tiết cao su
Bụi
Vước thải
Cao su chết
Cắt
đ Bụi (bằng dao vòng)
Vải, PVC, visa đ đ Sản phẩm cắt đồng bộ
đ Phần thừa loại thải của vải,
May
Chi tiết cánh mũ giầy đ đ Mũ giầy may hoàn chỉnh
Sản phẩm đồng bộ quá trình cắt đ đ Bụi (may mũ giầy)
Chỉ keo ô dê đã dập đ
Gò lưu hoá
Mũ giầy quá trình may đ đ Hơi keo hoá chất
Chi tiết cao cán đ đ Giầy đã lưu hoá
Xăng, keo,tẩy đ đ Bụi
Bao gói
Giầy đã lưu hoá đ đ Giấy lót phom
Thùng caton, giấy và hộp giấy gói đ đ Giầy đã đóng thùng
Từ quá trình sản xuất giầy đó để áp dụng giải pháp sxsh, ta đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nguyên liệu, lao động, máy móc thiết bị và những tác động tới môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.1. Thực trạng về lao động
Tổng số công nhân tại thời điểm ngày 10 tháng 4 năm 2003 trực tiếp sản xuất tại phân xưởng là 1468 công nhân. Trong đó số công nhân phân xưởng Cán là 108, Gò là 664, May là 696 công nhân; tất cả công nhân của Công ty đều học qua lớp đào tạo tay nghề tại Công ty, do đó hiện nay về trình độ chuyên môn có 761 công nhân bậc I và II, có 520 công nhân bậc III và IV, công nhân bậc V trở lên là 132.
Có thể nói, nguồn nhân lực của Công ty có trình độ chuyên môn tốt góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.2. Thực trạng về nguồn nguyên liệu
Công ty Giầy Thượng Đình luôn dương cao khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế ”, Công ty luôn sản xuất sản phẩm theo mẫu mã, chất liệu, kích cỡ, số lượng như đơn đặt hàng của đối tác, hơn nữa do đặc điểm ngành giầy - dép; nguyên liệu sản xuất chính là vải, cao su, phụ gia, hoá chất nên khó có thể thay đổi nguyên liệu đầu vào chính, chỉ có thể thay đổi việc dùng các hoá chất, keo xăng.
4.3. Thực trạng về máy móc thiết bị
Công ty được thành lập từ những năm 1960, qua mấy chục năm sản xuất kinh doanh đã không ngừng cải tiến, bảo dưỡng thiết bị máy móc. Nhưng nhìn chung những máy móc thiết bị chính trong công nghệ sản xuất như :Nồi hơi, máy luyện khí, máy cán , máy ép đúc, máy cắt, máy vìên, máy dập bằng cam… chưa được thay mới, vẫn đang tiếp tục hoạt động.
Vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất là rất phức tạp, khó khăn; khó khăn về vốn đầu tư mua sắm, khó khăn về trình độ quản lý, về sử dụng và vận hành.
5. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tác động đến
môi trường
5.1. Tác động đến môi trường nước
Nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt tại Công ty được lấy từ nguồn nước thành phố qua Công ty cấp nước Thanh Xuân; nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt chiếm 60% đến 80%, gồm nước phục vụ nhà ăn, nước phục vụ nhà tắm, nhà vệ sinh. Nước phục vụ cho sản xuất chiếm 20% đến 40%, gồm nước bổ sung nồi hơi và nước làm mát máy cán cao su. Lượng nước thải có công suất từ 250 đến 300 m3/ngày, gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được thoát thải theo mương thải, từ các vị trí sử dụng nước vào cống chung của Công ty và sau đó vào cống thải Thành phố. Thành phần nước thải chủ yếu là (PH =8);
COD = 18.8 (mg/l); BOD5 = 10.3 (mg/l); SS = 305 (mg/l); Pb = 0.004 (mg/l); Mn = 0.24 (mg/l); Fe = 0.7 (mg/l); dầu mỡ = 2.1 (mg/l).
Nhìn chung các thành phần này đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, chỉ có cặn lơ lửng SS = 305 (mg/l) lớn hơn so tiêu chuẩn (= 100 mg/l);dầu mỡ (=2.1 mg/l) lớn hơn so với tiêu chuẩn(= 1 mg/l).
Để xử lý các chỉ tiêu trên về mức quy định theo TCVN 3945-95, Công ty có các biện pháp:
Nước thải được gom vào một bể lắng 3 ngăn (dung tích 50 m3), ngăn đầu tiên có bổ sung thêm chất keo tụ (40 đến 50kg phèn nhôm hoặc FeCl3), nước khi lắng ở ngăn 3 được bơm vào một bể lọc cát có diện tích và chiều dầy lớp cát lọc được tính toán phù hợp để tiêu thoát kịp lượng nước thải của Công ty. Định kỳ hàng năm hút bùn, dọn vệ sinh bể lắng và thay cát lọc.
Sơ đồ nguyên tắc công nghệ xử lý nước thải tại Công ty
Nước thải đã xử lý
Sàng chắn lọc
Nước thải vào
Bể pha phèn Bể lọc cát
Bể lắng 3 ngăn
Đây là phương án đơn giản nhất, cần ít kinh phí xây dựng nhưng hiệu quả xử lý tốt và thích hợp với mức độ phát triển hiện tại của Công ty.
5.2. vấn đề chất thải rắn
Rác thải rắn tại Công ty bao gồm vỏ bao bì, dây buộc các loại các loại bavia hỗn tạp, xỉ than, rác thải sinh hoạt và rác xây dựng. Công ty thuê Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông chở đi bãi thải tập trung.
5.3. Tác động tới môi trường không khí và các yếu tố vật lý
Môi trường không khí trong khu vực sản xuất của Công ty tập trung ở các vấn đề sau: Bụi tại khu vực cán cao su, dung môi hữu cơ hoặc các dẫn xuất chứa hidrocacbon tại khu vực Gò, Cán(đặc biệttại phân xưởng Gò giầy thể thao), cụ thể: Tại phân xưởng Cán là 34 mg/m3 phân xưởng Cắt là 4,6mg/m3, Gò là 44 mg/m3 - May là 0,8 mg/m3 - Bồi là 4,0 mg/m3 mà tiêu chuẩn cho phép là 6 mg/m3.
HC tại phân xưởng Gò thể thao là 200 mg/m3, Bồi vải là 106 mg/m3,Cán là 100 mh/m3 mà tiêu chuẩn cho phép là 300 mg/m3.
Toluen tại phân xưởng Gò thể thao là 188 mg/m3, khi đó tiêu chuẩn cho phép là100 mg/m3.
CO tạo phân xưởng Cán là 22 mg/m3, tiêu chuẩn cho phép là 30 mg/m3.
Qua kết qủa đo kiểm trên ta có thể thấy nồng độ các dung môi hữu cơ khu vực Bồi ,Gò, Lưu hóa, Cân cao su hầu hết đều tương đối cao nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, chỉ riêng bụi ở phân xưởng Cán, toluen ở phân xưởng Gò là vượt quá tiêu chuẩn, tiếng ồn các khu vực đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép trừ trong nhà đặt máy nén có mức tiếng ồn tương đương đo được trên 90dBA hơi vượt quá tiêu chuẩn quy định. Tóm lại, tại các phân xưởng sản xuất hầu hết các yếu tố gây ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép trừ một số khu vực có hàm lượng bụi và hàm lượng dung môi hữu cơ vượt giới hạn cho phép. Hiện tại bụi ở khu vực Cán cao su chủ yếu là bụi của các nguyên liệu dạng bột nhẹ ZnO,TiO2,Lưu huỳnh..được trộn vào cao su trong quá trình cán hỗn luyện, hệ thống máy cán kín lớn do thời gian sử dụng đã lâu nên đang bị hỏng. Công ty đang sử dụngmột số máy cán hở để đáp ứng nhu cầu sản xuất, vì vậy bụi tại khu vực cán thường lớn. Tại phân xưởng Gò Giầy thể thao, công nghệ cán ở đây hoàn toàn dùng keo dán nguội, phân xưởng đã có trang bị các hệ thống hút dung môi kèm theo hện thống sấy nhưng qua kiểm tra thực tế thấy nồng độ các dung môi đo được còn cao.
Bảng 7. Chất lượng không khí trong và ngoài khu vực sản xuất
KH
điểm đo
Bụi mg/m3
HC
mg/m3
NH3
mg/m3
Toluen
mg/m3
CO
mg/m3
CO2
mg/m3
SO2
mg/m3
NOX
mg/m3
H2S
mg/m3
Quy định
505BYT/QĐ
6.0
300
2.0
100
30
0.1
20
5
10
Nhà bồi vải
4.0
106
KPHĐ
-
-
-
-
-
Phân xưởng cắt
4.6
-
Phân xưởng may
0.8
-
Xưởng Gò(1)
0.7
65
Xưởng Gò(2)
4.4
65
56.0
Phân xưởng cán(1)
9.0
100
56.4
20
0.04
1
0.3
Phân xưởng cán(2)
34.0
100
22
0.04
1
0.3
Phân xưởng cán(3)
1.6
100
20
0.04
1
0.3
Khu vực ép đế
2.0
90
20
0.035
1
0.2
Phân xưởng gò giầy thể thao
0.2
200
188
Khu vực cắt mũ giầy thể thao
0.4
-
Khu vực may mũ giầy thể thao
-
-
Khu vực bồi vải Giầythể thao
1.0
-
10
(Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty Giầy Thượng Đình)
Chương III
áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty Giầy Thượng Đình
I.Giải Pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn
1. Những công đoạn cần tập trung sự chú ý đánh giá, thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn
Qúa trình tạo sản phẩm của công ty gồm 6 công đoạn
1.1.Tại công đoạn bồi vải:
Độ dày, mỏng của lớp keo bồi là thông số kỹ thuật không thể thay đổi, quá trình bồi không sử dụng nước, không loại bỏ vật liệu gì nên không ảnh hưởng tới môi trừơng và không tạo ra chất thải rắn. Môi trường không khí mặc dù các chỉ số đo nồng độ các dung môi hữu cơ (hidrocacbon, toluen ) chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhưng phát tán thường xuyên vào không khí, nên lâu dài sẽ tích tụ vào cơ thể và ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân. Nên vấn đề hơi xăng keo, dung môi hữu cơ phân xưởng Bồi cần được tập trung chú ý, đánh giá.
1.2.Tại công đoạn cán:
Công ty đã thực hiện tái sử dụng kếp (cao su), kếp sau khi luyện và định hình phần thừa sau khi tạo chi tiết sản phẩm được tái luyện, đó là hoạt động sản xuất không chỉ đem lại lợi ích về mặt tài chính là giảm chi phí thu mua nguyên vật liệu mà còn đêm lại lợi ích về môi trường đó là tiết kiệm được lượng nguyên liệu đầu vào kếp đồng nghĩa việc sử dụng giảm tài nguyên cao su và giảm lượng rác thải rắn cao su khó phân huỷ.Quá trình luyện kếp có sử dụng nước làm nguội kếp, mỗi ngày sử dụng 50m3 và đã tái sử dụng, nước sau khi sử dụng được xử lý qua bể lắng ba ngăn và được quay sử dụng trở lại
Như vậy vấn đề và rác thảivà nước thải tại phân xưởng Cán được sử dụng và xử lý hiệu quả và hợp lý. Nhưng trong không khí bụi có nồng đôn quá cao 34mg/m3 so với TCVN là 6mg/m3 chủ yếu là bụi của các nguyên liệu dạng bột (bột nhẹ ZnO, TiO2, S…). Vì vậy vấn đề bụi tại phân xưởng cán cần tập trung đánh giá lựa chọn giải pháp SXSH để tiết kiệm lượng bột trống dính cũng như cải thiện môi trường làm việc tại phân xưởng.
1.3. Tại công đoạn cắt:
Các chi tiết sản phẩm được cắt bằng máy cắt công nghiệp và thường xuyên được bảo dưỡng nên không có trường hợp sản phẩm cắt hỏng do máy móc, Công ty đã tính toán các định mức nguyên vật liệu sao cho phần thừa loại thải là ít nhất nên lượng chất thải rắn tại phân xưởng cắt rất thấp và xử lý đơn giản là thu gom và thuê công ty Môi trường Đô thị Hà Đông trở đến bãi rác tập trung. Xưởng Cắt cũng như các xưởng khác được lắp hệ thống quạt trần, quạt thông gi rất khoa học, lượng bụi do quá trình cắt tạo ra thấp , tiếng ồn máy móc thiết bị thấp và không sử dụng hoá chất, dung môi nên môi trường sản xuất tại phân xưởng rất tốt là điều kiện thuận lợi cho công nhân phát huy hết năng xuất lao động.
1.4. Tại công đoạn May:
Một thực tế cho thấy tại phân xưởng May ít tác động tới môi trường. Không tác động tới môi trường nước, không tạo rác thải, ít tác động tới môi trường không khí - đó là bụi vải trong quá trình may tạo ra. Nhưng công nhân tại phân xưởng May không tin tưởng , yên tâm với công việc họ đang làm. Hàng năm rất nhiều công nhân bỏ việc, năm 2002 có 197 công nhân bỏ việc và 4 tháng đầu năm 2003 có 50 công nhân ở phân xưởng bỏ việc. Vì vậy đây cũng là vấn đề cần tập trung đánh giá nguyên nhân và lựa chọn giải pháp SXSH áp dụng.
1.5. Công đoạn Gò:
Là công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm, là công đoạn ghép chi tiết đầu ra của quá trình Cán và quá trình May, sản phẩm Giầy không đạt tiêu chuẩn thì nguyên nhân do công đoạn Gò. Nếu thao tác gò chính xác thì sản phẩm đạt tiêu chuẩn và ngược lại thì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn dẫn đến lãng phí nguyên liệu đầu vào. Nếu một lượng sản phẩm sai hỏng thì sẽ phải sản xuất mới lượng sản phẩm đó, như vậy lượng nguyên vật liệu sẽ sử dụng gấp đôi, các vấn đề ô nhiễm môi
trường tại công đoạn Cán, Bồi và Gò cũng diễn ra hai lần làm cho chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng , ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Tại công đoạn Gò sử dụng nhiều loại dung môi, hoá chất tuy nồng độ hoá chất chưa vượt quá giới hạn cho phép nhưng công nhân thường xuyên lao động và tiếp xúc trực tiếp với dung môi hoá chất này nên sức khoẻ giảm sút, ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần làm việc của công nhân, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự mất chính xác khi gò giầy làm sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
Như vậy cần tập trung đánh gía nguyên nhân và lựa chọn giải pháp SXSHđối với tỷ lệ sản phẩm sai hỏng lớn 2,012% mà nguyên nhân do công đoạn Gò.
1.6. Tại công đoạn bao gói:
Để thành phẩm-Giầy vận chuyển đến được khách hàng thì khâu bao gói là rất quan trọng, công đoạn này không tác động đến môi trường nước, môi trường không khí , bao gói không chỉ nhằm bảo vệ sản phẩm không bị bóp méo, bụi bẩn, mà còn để giầy không nhầm lẫn và tôn thêm vẻ đẹp, vẻ sang trọng, vẻ hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng. Giầy được chuyển từ công đoạn Gò sang bao gói, trước khi đóng giầy theo từng đôiphải lôi giấy lót phom trong giầy từ công đoạn Gò ra và nhồi bằng giấy nhồi giầy riêng, rồi đóng hộp và đóng thùng caton. Như vậy việc tận dụng tái sử dụng giấy lót phom và thùng caton khi trở sản phẩm đến khách hàng trong nước cần được chú ý và lựa chọn giải pháp SXSH.
2. Phân tích nguyên nhân gây ra bụi tại phân xưởng Cán, hơi dung môi tại phân xưởng Bồi, sản phẩm sai hỏng lớn do quá trình Gò, công nhân bỏ việc nhiều tại phân xưởng May và việc chưa tái sử dụng giấy vụn, thùng caton ở công đoạn bao gói.
Hiện tượng
Nguyên nhân
Bụi tại phân xưởng cán
1. Sử dụng chất chống dính giữa các lớp kếp là bột stearad nhẹ dễ bay
- Nguyên liệu bột stearad được Công ty sử dụng truyền thống qua nhiều năm và đáp ứng được yêu cầu về các thông số kỹ thuật như: chống dính tốt, dễ bảo quản, dễ mua, giá thành không cao.
- Khi kếp được luyện song phải trải qua lớp bột, vừa có tác dụng chống dính giữa các lớp kếp, vừa có tác dụng làm tăng tính đàn hồi kếp, bảo vệ kếp không bị chết.
- Do bột nhẹ nên phát tán rộng ra toàn phân xưởng, lượng phát tán không tập trung.
2. Công nghệ trải bột thô sơ, không tận dụng, tái sử dụng lại lượng bột bay bụi
- Công nghệ trải bột là công nghệ cũ
- Lợi ích đem lại xét về mặt tài chính không cao, nên chưa được đầu tư công nghệ thu hồi lại bột bay
3. Bụi bột bay vào không khí phân xưởng, ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân viên, nhưng không có biểu hiện những ảnh hưởng đó ngay, mà sau
một thời gian mới phát hiện ra có bệnh, do đó vấn đề bụi không được sử lý ngay.
- Công nhân nhiễm bệnh là bệnh nghề nghiệp, bệnh thường không có biểu hiện ngay mà ảnh hưởng lâu dài, khó phát hiện
4. Máy luyện kếp là máy hở và công nghệ cũ
Tổn thất điện năng tại phân xưởng May
1.Tình trạng công nhân bỏ việc
- Công nhân mới tuyển được đào tạo tay nghề thành thạo và kết thúc khoá học được cấp giấy chứng nhận thành nghề , vì vậy công nhân có xu hướng bỏ việc công ty và tìm đến cơ sở có thu nhập cao hơn .
- Công việc phân bố không đều trong năm, vào tháng mùa vụ công nhân phải làm tăng ca, quá sức. Những tháng dãn vụ việc ít nên thu nhập của công nhân thấp.
- Công nhân làm việc theo ca, vì vậy mà thời gian làm việc hay nghỉ ngơi không phù hợp với những người làm công việc khác, nên không có điều kiện giao lưu, giải trí với bạn bè, gia đình và xã hội. Cơ cấu giới trong Công ty không cân bằng, số công nhân nam ít hơn nhiều công nhân nữ, và đặc điểm công nhân Công ty là trình độ văn hoá không cao, thường là con em nông dân ở các tỉnh về Công ty làm, tạm trú tại ký túc xá của Công ty nên không có điều kiện, cơ hội tìm hiểu, tìm bạn, giao lưu với công nhân viên các Công ty khác.
2. Một số máy móc hỏng, hoặc để không do công nhân bỏ việc, nhưng hệ thống đèn, quạt thông gió và hệ thống quản lý vẫn hoạt động
- Do hệ thống quạt trần, quạt thông gió lắp trung toàn phân xưởng.
- Đèn thắp sáng lắp chung một dãy bàn hai máy may, nên một máy may không hoạt động thì đèn vẫn phải bật sáng.
Tại phân xưởng Gò: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng lớn là 2,012%
1. Bồi keo không chính xác.
2. Dán đế lệch .
3. Gò giầy méo
4. Giầy có vết bẩn khó tẩy.
5. Do thả nhầm phom, nên gò nhầm sản phẩm
6. Gò mũ giầy và đế giầy lệch
- Do ý thức trách nhiệm của công nhân chưa cao và trình độ tay nghề thấp, gây ra những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
- Sản phẩm sai hỏng chưa đánh lỗi trực tiếp đến cá nhân công nhân làm sai mà cả băng chuyền gánh chịu.
- Do môi trường lao động ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần công nhân dẫn đến những thao tác khi làm việc mất chính xác, làm sản phẩm không đạt tiêu chuẩn .
Phân xưởng bồi: Hơi keo xăng, dung môi hữu cơ
- Keo bồi vải được sử dụng là keo xăng công nghệp, tức keo được đánh từ cao su chuyên dụng với xăng công nghệ và hoá chất phụ khác. Hoá chất và xăng phát tán tự nhiên vào môi không khí.
- Quá trình bồi và đánh keo không phải là công nghệ kín nên hơi dumg môi, hoá chất khuyếch tán tự nhiên ra môi trường phân xưởng.
- Đường ống bị rò rỉ do bảo ôn đường ống không tốt.
3. Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn
Nguyên nhân
Giải pháp
Tại phân xưởng cán:
Chất chống dính giữa các lớp kếp là bột Stearad nhẹ
Không dùng hoàn toàn máy luyện kếp kín, máy Luyên đã cũ
Công nghệ trải bột thô sơ
Sức khoẻ công nhân nhiễm bụi không được quan tâm kịp thời
Thay chất chống dính dạng bột bằng chất chống dính dạng hạt
Thay máy luyện kếp kín 55 lít mới (nhập khẩu)
Thay bằng công nghệ mới có quá trình tận thu bột bay sử dụng lại cho quá trình chống dính
Thay bằng công nghệ trải khép kín không để bột bay lên phát tán vào môi trường không khí.
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân, thường xuyên kiểm tra trang thiết bị y tế
Tại phân xưởng May:
Công nhân bỏ việc nhiều và là công nhân mới, tuổi nghề thấp
Lưu giữ giấy chứng nhận học nghề của công nhân, nếu bỏ việc thì không cấp trả.
Phấn đấu tăng mức lương cho công nhân.
Có bồi dưỡng sức khoẻ đầy đủ cho công nhân khi làm tăng ca, thêm giờ, có thể bằng tiền, có thể bằng thực phẩm.
Tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân học tập thi đua nâng cao tay nghề.
Có chính sách khuyến khích lương, thưởng cho công nhân có tuổi nghề lao động cao
Khi ký hợp đồng lao động cho công nhân có điều kiện ràng buộc, thưởng phạt rõ ràng, đào tạo ý thức trách nhiệm, ý thức kỷ luật
Thường xuyên tổ chức chương trình giải trí tinh thần cho công nhân viên, tổ chức giao lưu với các nhà máy khác
Không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng môi trường lao động như: áp dụng SXSH vào sản xuất hàng ngày tại Công ty
Tại phân xưởng gò:
Kiểm soát quá trình không tốt, dẫn đến đến tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cao.
Tại phân xưởng Bồi:
Keo bồi vải là keo xăng công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí
Đường ống bị rò rỉ
Lắp đặt hệ thống camera để kịp thời phát hiện sai hỏng để điều chỉnh, phát hiện sai hỏng do ai để có chính sách thưởng phạt chính xác từng công nhân, để khuyến khích công nhân làm đúng, làm đủ và nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân đối với sản phẩm.
Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cho phép, giữ bí mật trong chiến lược sản xuất kinh doanh, không để công nhân biết để tránh thái độ bàng quang trước lỗi nhỏ trong quá trình sản xuất
Bồi vải bằng keo Latax tức keo cao su và dung
môi nước.
Có hệ thống che đậy thùng keo trong suốt quá trình đánh và bồi.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo ôn đường ống dân khí.
Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cho phép, giữ bí mật trong chiến lược sản xuất kinh doanh, không để công nhân biết để tránh thái độ bàng quang trước lỗi nhỏ trong quá trình sản xuất.
Công đoạn bao gói:
Chưa tái sử dụng thùng Caton và giấy vụn
- Tiến hành thu gom lại vỏ thùng và dùng luôn xe tải trở hàng của công ty trở về, khi công ty trở hàng đến đối tác trong nước.
- Tại công đoạn lôi giấy bọc phom khỏi giầy, giấy lót cỡ giấy nào thì để riêng và thu gom dùng lại cho khâu lót phom mới theo đúng cỡ giấy đó.
- Tuyển lựa tốt từ khâu mua thùng cotton và giấy lót phom, để tái sử dụng lại được, khi lôi giấy lót phom ra khỏi giầy phải thận trọng và lưu ý.
4. Giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn
Các giải pháp cần thực hiện ngay, thường là các giải pháp quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, thu hồi và tái sử dụng có vốn đầu tư thấp, dễ thực hiện, thời gian thu hồi vốn ngắn, hiệu quả đem lại thiết thực và có tính khả thi cao cả về tài chính, xã hội và môi trường.
TT
Tên giải pháp SXSH
Phân loại
Thực hiện ngay
Cần phân tích thêm
Lý do
1
Thay chất chống dính dạng bột bằng dạng hạt
Thay đổi NVL đầu vào
x
Công ty đã tiếp cận được NVL dạng bột và đơn vị cung ứng, chênh lệch chi phí giữa hai dạng NVL này nhỏ, việc thay thế NVL đem lại cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường
2
Thay máy luyện kếp kín 55 lít mới (nhập khẩu)
Cải tiến thiết bị máy móc
x
Chi phí đầu tư lớn, năng suất luyện không cao hơn nhiều, chưa tiếp cận được đơn vị cung ứng và cách vận hành
3
Thay đổi công nghệ mới có quá trình tận thu bột bay, sử dụng lại cho quá trình chống dính
Thay đổi công nghệ
x
Chi phí đầu tư lớn, chưa tiếp cận được nơi cung ứng và cách vận hành, chưa đủ thông tin về những chi phí bỏ ra và lợi ích đem lại của công nghệ mới
4
Thay bằng công nghệ trải bột khép kín, không để bột bay lên phát tán vào môi trường không khí
Thay đổi công nghệ
x
Chi phí đầu tư lớn, chưa tiếp cận được nơi cung ứng và cách vận hành, chưa đủ thông tin về những chi phí bỏ ra và lợi ích đem lại của công nghệ mới
5
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân, thường xuyên kiểm tra trang thiết bị y tế
Quản lý nội vi
x
Không chỉ có ý nghĩa như một hoạt động đảm bảo sức lao động, đảm bảo năng suất lao động, mà còn có ý nghĩa về phấp lý và đạo đức
6
Tăng lương cho công nhân
Quản lý nội vi
x
Vấn đề tăng lương cho công nhân phụ thuộc khả năng tài chính Công ty, phụ thuộc kết quả hay lợi nhụân của hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hàng năm
7
Lưu giữ giấy chứng nhận học nghề của công nhân, nếu bỏ việc thì không cấp trả
x
Nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ổn định xã hội về vấn đề việc làm cho người lao động, về phân công lao động xã hội
8
Có bồi dưỡng sức khoẻ đầy đủ cho công nhân khi làm tăng ca, thêm giờ, có thể bằng tiền, có thể bằng thực phẩm
Quản lý nội vi
x
Không chỉ có ý nghĩa như một hoạt động đảm bảo sức lao động, đảm bảo năng suất lao động mà còn có ý nghĩa về pháp lý và đạo đức
9
Tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân học tập, thi đua nâng cao tay nghề.
x
Công nhân được phát huy khả năng, được nâng cao tay nghề, năng suất lao động tăng, thu nhập công nhân sẽ tăng, điều đó giúp công nhân thêm tin yêu công việc họ đang làm, thêm tự hào và tin tưởng vào sự phát triển của Công ty
10
Có chính sách khuyến khích lương, thưởng cho công nhân có tuổi nghề lao động cao
Quản lý nội vi
x
Có ý nghĩa khuyến khích tinh thần làm việc không chỉ công nhân có tuổi nghề cao mà còn tác động đến các công nhân mới vào
11
Khi ký hợp đồng lao động cho công nhân có điều kiện ràng buộc, thưởng phạt rõ ràng, đào tạo ý thức trách nhiệm, ý thức kỷ luật
x
Tạo tác phong làm vịêc, ý thức làm việc cho công nhân ngay từ đầu
12
Thường xuyên tổ chức chương trình giải trí tinh thần cho công nhân viên, tổ chức giao lưu với các nhà máy khác
Quản lý nội vi
x
Khuyến khích tinh thần yêu nghề, yêu công việc và công ty họ đang làm
13
Không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng môi trường lao động như áp dụng SXSH vào sản xuất hàng ngày tại Công ty
x
14
Lắp đặt hệ thống camera để kịp thời phát hiện sai hỏng để điều chỉnh, phát hiện sai hỏng do ai, để có chính sách thưởng phạt chính xác từng công nhân, để khuyến khích công nhân làm đúng, làm đủ và nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân đối với sản phẩm
Kiểm soát quá trình
x
Tính khả thi cao về kinh tế, kỹ thuật, môi trường
15
Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cho phép phải được giữ bí mật trong chiến lược sản xuất kinh doanh, không để công nhân biết để tránh thái độ bàng quang trước lỗi nhỏ trong quá trình sản xuất
x
16
Bồi vải bằng keo Latex, tức keo cao su và dung môi nước
Thay đổi NVL đầu vào
x
Khả thi về kinh tế, kỹ thuật, môi trường vì công ty đã tiếp cận được công nghệ đánh keo Latex và nơi cung ứng
17
Có hệ thống đậy thùng keo trong suốt quá trình đánh và bồi vaỉ
Cải tiến thiết bị máy móc
x
Cần phân tích thêm tính khả thi về kỹ thuật và tài chính
18
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo ôn đường ống dẫn khí
Quản lý nội vi
x
Chi phí thấp, lợi ích thiết thực
19
Tiến hành thu gom lại vỏ thùng và dùng luôn xe tải trở hàng của công ty trở về khi công ty trở hàng đến đối tác trong nước
Thu gom, tái sử dụng
x
Khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường mà chi phí thấp
20
Tại công đoạn lôi giấy bọc phom khỏi giầy, giấy lót cỡ giầy nào thì để riêng và thu gom dùng lại cho khâu lót phom mới theo đúng cỡ giầy đó.
x
Dễ thực hiện để việc thu gom tái sử dụng được thực hiện tốt
20
Tuyển lựa tốt từ khâu mua thùng coton và giấy lót phom để tái sử dụng lại được, khi lôi giấy lót phom ra khỏi giầy phải thận trọng và lưu ý.
x
để việc thu gom tái sử dụng được thực hiện tốt
II. Tính toán khả năng sinh lời giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn tại công ty Giầy Thượng Đình
1. Mục đích của đánh giá khả năng sinh lời giải pháp được lựa chọn.
Đánh giá hiệu quả đối với việc vận dụng giải pháp SXSH vào các công đoạn Cán, Gò, May, Bao gói của Công ty giúp chúng ta thấy được chi phí, lợi ích việc vận dụng giải pháp này. Trên cơ sở đi sâu phân tích chi phí – lợi ích chúng ta rút ra được những kết luận chính xác về tính hiệu quả của việc đầu tư và từ đó đề xuất được những kiến nghị.
2. Đánh giá khả năng sinh lời giải pháp được lựa chọn.
2.1. Giải pháp lắp đặt hệ thống camera để kiểm soát quá trình Gò.
2.1.1. Đánh giá chi phí và lợi ích
* Chi phí:
Đầu tư mua sắm, lắp đặt,đào tạo kỹ thuật sử dụng
Điện năng tiêu thụ
Trả lương công nhân kiểm soát quá trình Gò qua hệ thống Camera.
*Lợi ích:
Không còn, giảm tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn vì khi phát hiện sai thì kịp thời chỉnh sửa.
Tăng doanh thu, tăng ý thức trách nhiệm của công nhân.
Giảm chi phí diện tích mặt bằng kho chứa và chi phí bảo quản.
Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm tác động tới môi trường
2.1.2. Để đánh giá khả năng sinh lời giải pháp, ta dựa vào số liệu từ phòng KHVT Công ty như sau:
Giầy xuất khẩu năm 2002 là 2.001.300 đôi
Giá điện trung bình: 1.800 đ/kw
Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu sai hỏng hiện tại là: 2,012%
Lương trung bình cho một công nhân là: 700.000 đ
Giá giầy xuất khẩu bình quân gia quyền các loại là: 54.320 đ
Lãi suất Ngân hàng Công thương Việt nam đang áp dụng hiện nay là 0,75%tháng.
2.1.3. Một số giả thiết đánh giá
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là đều đặn trong các tháng,
mỗi tháng hoạt động 26 ngày, mỗi năm hoạt động12 tháng.
Hệ thống camera hoạt động suốt thời gian lao động của công nhân tức là từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối hay là 16 giờ/ ngày.
Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng không tránh khỏi là 0,5% tổng sản phẩm hoàn thành.
Tỷ lệ chiết khấu theo lãi suất Ngân hàng Công thương Việt nam đang áp dụng hiện nay là 0,75%tháng.
Số công nhân vận hành máy camera mỗi ca là 12 người, mỗi ngày 2 ca, lương cho mỗi công nhân theo mức lương trung bình hiện tại ở công ty là 700.000 đồng.
Ta có:
Chi phí lắp đặt, mua sắm máy móc = 24 máy x 5.330.000 đồng + 10.000.000 đồng = 137.920.000 đồng
Chi phí điện tiêu thụ tháng + lương trả công nhân vần hành máy camera tháng = 24 máy x 0.3kw x16 giờ x 26 ngày 1.800 đồng + 24 người x 700.000 đồng = 22.191.360 đồng
Tổng lợi ích tháng = lượng giầy xuất khẩu tháng x tỷ lệ sai hỏng giảm x giá bán xuất khẩu trung bình các loại – lượng giầy xuất khẩu tháng x tỷ lệ sai hỏng giảm x giá bán sản phẩm hỏng trong nước = (0,02012-0,005) x 2.001.300/12 đôi x 54.320 đồng -(0,02012- 0,005) x 2.001.300/12 đôi x 0,35 x 54.320 đồng = 89.033.994,54 đồng
Lợi ích ròng hàng tháng = lợi ích thu được hàng tháng – chi phí tiêu thụ điện và chi phí trả lương công nhân vận hành máy hàng tháng = 89.033.994,54 – 22.191.360 = 66.842.634,54 đồng
Bảng: Tổng hợp chi phí lợi ích của dự án.
Đầu năm thứ
0
1
2
3
4
5
Đầu tư ban đầu
137920000
0
0
0
0
0
Chi phí vận hành
0
266296320
266296320
266296320
266296320
266296320
Lợi ích hàng năm
0
1068407934
1068407934
1068407934
1068407934
1068407934
2.1.4. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời giải pháp.
2.1.4.1. Thời gian hoàn vốn: PB
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cho chúng ta biết phải cần bao nhiêu thời gian thì tổng số tiền tiết kiệm mỗi tháng sẽ đúng bằng số tiền đầu tư ban đầu.
2.1.4.1.1.Thời gian hoàn vốn không chiết khấu.
Sử dụng công thức:
PB = K/A
Trong đó:
PB: Thời gian thu hồi vốn
K: Số tiền đầu tư ban đầu là:
A: Tiết kiệm ròng hàng tháng
áp dụng:
K=24 x 533.000 +10.000.000 =137.920.000 đồng
A = (0,02012-0,005) x 2.001.300/12 đôi x 54.320 đồng -(0,02012-0,005) x 2.001.300/12 đôi x 0,35 x 54.320 đồng - 24 máy x 0,3kw x16 giờ x 26 ngày 1.800 đồng + 24 người x 700.000 đồng =66.842.634,54 (đồng)
PB = = 2,0633 (tháng)
Ta có thời gian hoàn vốn giản đơn: PB = 2,1 tháng, thể trên đồ thị sau:
Dòng tiền
Tháng
4234730.92 1 2 2,1
66842634,54
71077365,46
66842634,54
137920000
66842634,54
2.1.4.1.2. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Sử dụng phương pháp trừ dần. Gọi: Kt: Vốn đàu tư phải thu hồi của tháng (tính vào cuối tháng)
Zt: = Kt – LNt
K(t+1) = Zt (1+r)
Z(t+1) = K(t+1) – LN(t+1);
Khi Zt tiến đến 0 thì dừng lại
áp dụng ta có bảng sau:
Tháng
1
2
3
Kt
137.920.000 x (1+0,0075) =138.954.400
72111765,46 x (1+0,0075)
= 72652603,7
5809969,161 x (1+0,0075) = 5853543,93
LN
66842634,54
66842634,54
66842634,54
Zt
72111765,46
5809969,161
-60989090,61
*Nhận xét:
Khi đầu tư lắp đặt hệ thống camera tại phân xưởng Gò thì sau ba tháng công ty có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu nếu có tính chiết khấu.
2.1.4.2. Giá trị hiện tại ròng (NPV).
NPV được tính theo công thức: NPV = - K + B.
Trong đó:
r: Tỷ lệ chiết khấu hoặc lãi suất
n: Số tháng trên trục thời gian (tuổi thọ dự án)
B: Lợi ích một tháng
K: Số tiền đầu tư ban đầu
áp dụng công thức với số liệu như sau:
K = 137.920.000
B = 66.842.634,54
r = 0,75%
n =60 tháng
NPV = -137.920.000 + 66.842.634,54 = 3.082.115.021 >0, giải pháp đầu tư có hiệu quả.
2.1.4.3. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
Là tỷ lệ chiết khấu, mà tại đó lợi nhuần ròng của dự án bằng không (giá trị hiện tại ròng NPV = 0) nói cách khác thì đó là tỷ lệ thu lãi mà tại đó tổng thu của dự án bằng tổng chi của dự án (giá trị hiện tại của chi phí bằng giá trị hiện tại của doanh thu).
IRR được tính theo công thức:
IRR = i1 +
Với r1 <r2 ; r2 – r1 Ê 5%
NPV1 > 0 và gần 0
NPV2 < 0 và gần 0
Với r =0,50 ị NPV = -137.920.000 + 66.842.634,54 X
NPV = -4.234.730,92
Với r = 0,45 ị NPV = -137.920.000 + 66.842.634,54 X
NPV = 10.619.187,84
IRR = 0,45 + = 0,533 = 53,3%
So sánh IRR = 0,66459> 0,0075 . Như vậy giải pháp có hiệu quả.
2.1.5. Đánh giá kết quả phân tích
Kết quả phân tích đưa ra giá trị NPV sau 5 năm hoạt động giải pháp là 3.082.115.201 đồng và IRR = 53,3%. Xét về bản chất kết quả này phản ánh lợi ích của việc đầu tư cho SXSH là một phương án đầu tư độc lập thì sau 5 năm nó sẽ mang lại giá trị NPV = 3.082.115.201 đồng và IRR = 0,533.
Thời gian hoàn vốn của giải pháp là 2,1 tháng ( nếu không tính chiết khấu) và bằng 3 tháng (nếu có tính chiết khấu), phản ánh tính chất của giải pháp sản xuất sạch hơn mang lại lợi nhuận cao, thời gian hoàn vốn tương đối ngắn, dự án lấp đặt hệ thống camera tại phân xưởng gò thực hiện đơn giản, mang lại lợi ích lớn về kinh tế và môi trường, không chỉ tiết kiệm điện năng, giảm sản phẩm sai hỏng lãng phí nguồn nhiên liệu.
2.1.6. Phân tích độ nhậy và rủi ro khi thực hịên giải pháp.
2.1.6.1. phân tích độ nhậy
Trước thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với những vấn đề tồn tại ngay trong các công đoạn sản xuất sản phẩm, làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh và suy giảm chất lượng môi trường, dựa vào nền tảng lý thuyết sản xuất sạch hơn, tôi đã đề ra một số giải pháp sản xuất sạch hơn tại Công ty. Trong quá trình đánh giá khả năng sinh lời của dự án đã sử dụng một số dữ liệu để tính các chỉ tiêu PB, NPV, IRR chỉ có thể là các giá trị gần đúng vì nhiều lý do:
1) Số tiền đầu tư ban đầu để mua máy camera là đơn vị USD , để thuận tiện cho việc tính toán, đánh giá khả năng sinh lời giải pháp tôi đã quy đổi sang tiền Việt nam và làm tròn theo tỷ giá hối đoái hiện hành, có khi tại thời điểm Công ty đầu tư dự án thì tỷ giá hối đoái thay đổi. Các chi phí lắp đặt, tìm hiểu công nghệ và cơ sở cung ứng, trang bị phòng vận hành kiểm soát quá trình Gò qua máy Camera ước tính là 10 triệu nhưng thực tế có thể cao tới 30 triệu.
Như vậy, số tiền đầu tư có thể tăng là 21,75% hay 137.920.000+30.000.000 =167.920.000 đồng.
Khi đó giá trị hiện tại ròng
NPV= -167.920.000 + 66.842.634,54 = 3.052.115.201 đồng;
Thời gian hoàn vốn không chiết khấu là PB = 2,512 tháng.
2) Tỷ lệ lãi suất: Luận văn sử dụng tỷ lệ lãi suất hiện hành của ngân hàng Công Thương Việt nam là 0,75% tháng hay 9,3% năm, nhưng thực tế dự án có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi là 5% năm hay 0,407% tháng. Khi đó giá trị hiện tại ròng
NPV= -137.920.000 + 66.842.634,54= 3.414.112.881 đồng , tăng 3.414.112.881- 3.082.115.201=331.997.680 đồng
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu PB =3 tháng
3 ) Tuổi thọ dự án: Tuổi thọ dự án là 5 năm nhưng tuổi thọ dự án có thể là 10 năm nếu quá trình vận hành máy có bảo dưỡng kỹ thuật tốt. Khi đó giá trị hiện tại ròng NPV=-137.920.000 + 66.842.634,54 5.138.750.713 đồng
4 ) Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng giảm xuống còn 0,5%. Qua thăm dò thử nghiệm bản thân đã xuống cùng hai nhân viên phòng hành chính tổ chức Công ty để kiểm tra quá trình làm việc của công nhân tại khâu quét keo, dán đế từ 8 giờ đến 11giờ sáng và thấy không có đế giầy nào dán sai lệch, và từ đó bản thân chọn tỷ kệ sản phẩm sai hỏng cho phép là 0,5% thực tế nếu bộ phận vận hành máy Camera thực hiện tốt, phát hiện kịp thời lỗi sai để sửa thì tỷ lệ sản phẩm sai hỏng có thể thấp xuống 0,2% như vậy lợi ích tháng B=84.508.109,6; giá trị hiện tại ròng NPV= 3.933.120.729 đồng; thời gian hoàn vốn có chiết khấu PB = 1,632 tháng
5 ) Trong luân văn giả sử lượng sản phẩm xuất khẩu các năm tới bằng nhau và bằng lượng sản phẩm xuất khẩu năm 2002, theo tốc độ phát triển thị trường của Công ty, như các năm trước là 11% nên các năm tới lượng sản phẩm xuất khẩu có thể tăng đều mỗi nâm là 11%, hay năm 2003 sản phẩm xuất khẩu là 1,11 x 2.001.300 = 2.221.443 đôi, khi đó lợi ích tháng B = 76.636.373,86 đồng; giá trị hiện tại ròng NPV = 3.553.912.663; thời gian hoàn vốn không có chiết khấu PB =1,79966 tháng
2.1.6.2. Rủi ro khi thực hiện dự án .
Trong kinh doanh, rủi ro là không tránh khỏi như: không ký được hợp đồng với các đối tác, tức thị trường bị thu hẹp, giảm sản lượng, giá các nguyên vật liệu đầu vào thay đổi, giá thành sản phẩm giảm, giá điện tăng ….
2.1.7. Phân tích khả thi kỹ thuật, kinh tế, môi trường cho giải pháp lắp đặt hệ thống Camera tại phân xưởng Gò.
2.1.7.1. Khả thi về kỹ thuật
Việc lắp đặt, vận hành đơn giản và dễ thực hiện. Máy Camera có nhiều loại, nhiều hãng nên có cơ hội lựa chọn loại máy phù hợp điều kiện Công ty, công nhân vận hành không đòi hỏi trình độ cao, dễ tuyển dụng.
2.1.7.2. Khả thi về kinh tế:
Khi thực hiện giải pháp lắp đặt hệ thống Camera tại phân xưởng Gò, sẽ làm giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng còn 0,5%. Như vậy sẽ đem lại lợi ích ròng hàng tháng cho Công ty là 66.842.634,54 với chi phí đầu tư ban đầu là 137.920.000 chỉ sau 2,1 tháng là hoàn vốn nếu không có chiết khấu, 3 tháng nếu có chiết khấu.
2.1.7.3. Đem lại lợi ích về môi trừơng:
Hịên tại hàng năm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng tại Công ty khoảng 2,012% tổng lượng xuất khẩu. Cụ thể năm 2002 số lượng sản phẩm sai hỏng là 0,02012 x 2.001.300 =40.266 đôi, như vậy Công ty gây lãng phí nguyên vật liệu vải là
0,6818m/đôi x 40266 đôi = 27.453.465 và 0,1253kg x 40.266m/kg = 5.045 kg cao su, môi trường không khí bị ô nhiễm bởi hơi keo, dung môi hữu cơ,bụi , rác thải cũng được sinh ra tại khâu cắt. Nếu công ty thực hiện giải pháp sản xuất lắp đặt hệ thống Camera tại phân xưởng Gò, sản phẩm xuất khẩu sai hỏng giảm còn 0,5%, tức theo số liệu năm 2002 thì nguyên vật liệu lãng phí là 0,005 x 2.001.300 x 0,6818 = 6.822m vải và 0,1253 x 0,005 x 2.001.300 = 12.153,8 kg cao su và hơi keo xăng ,….cũng gảm.
Như vậy có thể nói giải pháp sản xuất sạch hơn được áp dụng tại phân xưởng Gò khả thi về kinh tế, kỹ thuật, môi trường
2.2. Giải pháp kiểm soát quá trính tại phân xưởng may
2.2.1. Đánh giá chi phí và lợi ích
Chi phí:
Chi phí tổ chức thêm các hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu văn nghệ với các nhà máy khác, với ca sĩ, vào buổi tối ngày nghỉ của cán bộ công nhân viên Công ty; cùng với các hoat động nghiệp vụ khác của Công ty như: quản lý giấy chứng nhận tay nghề công nhân, tạo điều kiện công nhân thi tay nghề…
Lơi ích:
Không còn máy may đang hoạt động do công nhân bỏ việc, sẽ giảm chi phí điện năng tiêu hao do quạt trần, quạt thông gió và đèn chiếu sáng = số máy không hoạt động x bóng đèn x số điện tiêu thụ 1 năm x gía điện
Giảm chi phí đào tạo công nhân khi công nhân không bỏ việc và do đó cũng không phải tuyển và đào tạo mới = tiền đào tạo 1 tháng 1 công nhân x số tháng x số công nhân bỏ việc
Hơn nữa còn đem lại nhiều lơi ích khó lượng hoá bằng tìên như :
Tăng niềm tin, sức mạnh tinh thần cho công nhân vào công việc và nhà máy họ làm.
Tăng sự ổnh định của hoạt động sản xuất, kịp thời hạn giao hàng theo hợp đồng.
Tăng uy tín và vị thế của Công ty trong ngành công nghiệp, sẽ thuận lợi trong hoạt động kinh doanh…
2.2.2. Để đánh giá khả năng sinh lời của giải pháp, dựa vào số liệu phòng HCTC công ty như sau:
Số công nhân bỏ việc năm 2002 là197; bốn tháng đầu năm 2003 là 52 người
Tiền đào tạo nghề cho một công nhân mới là 600.000đồng
Tiền tổ chức các chương trình giải trí hàng năm là 20.000.000 đồng
2.2.3. Một số giả thiết đánh giá
Chi phí tổ chức thêm hoạt đông giao lưu, giải trí 100.000.000đ/năm
Ta có: Tổng chi phí hàng năm 100.000.000đồng
Tổng lợi ích hàng năm 197 (máy) x 1 (bóng) x 0,08(kw) x 16 (giờ) x 26 (ngày) x 12 (tháng) x 1800(đồng) + 600.000 (đồng/tháng) x 197 (người) =259.813.056 đồng
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá:
Lợi ích ròng năm B = 259.813.056 – 100.000.000 = 159.813.056 đồng.
Như vậy lợi ích ròng đem lại là: 159.813.056 đồng.
Khả năng sinh lời dự án được thể hiện trong bảng sau:
Chi phí (năm)
100.000.000
Lợi ích (năm)
259.813.056
Lợi ích ròng (năm)
159.813.056
2.3. Giải pháp thay đổi nguyên liệu đầu vào tại phân xưởng bồi : thay keo xăng công nghiệp bằng keo Latex (dung môi nước)
2.3.1. Đánh giá chi phí và lợi ích
Chi phí:
Chênh lệch chi phí giữa Keo Latex và xăng công nghệ
Mua các hoá chất phụ gia khác:
Lợi ích:
Giảm ô nhiễm môi trường
Đảm bảo sức khoẻ cho công nhân, dẫn đến tăng năng suất lao động
Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường
Giảm chi phí y tế:
2.3.2 . Để đánh giá khả năng sinh lời của giải pháp, dựa vào số liệu phòng HCTC, phòng KHVT công ty như sau:
Chi phí y tế trung bình mỗi công nhân trong một năm 32.000 đồng
Phân xưởng Bồi có 167 công nhân
Nếu dùng keo xăng công nghiệp:
Lượng cao su sử dụng phân xưởng Bồi năm 2002 là 15kg-đơn giá 15.000đ/kg; xăng là 136.200 lít-đơn giá 6.770 đ/l
Phụ gia, hoá chất khác là:132.821.000 đồng
Nếu dùng keo Latex cần:
Mủ keo 92.000kg- đơn giá 11.000đ/kg
Nước sạch: 12.000m3- đơn giá 3.500đ/m3
Như vậy:
Chi phí dùng keo Latex = 92.000 kg x 11.000đồng + 12.000 m3nước x 3.500 đồng/m3= 1.054.000.000đồng
Chi phí dùng keo xăng công nghiệp =15 kg x 15.000 đồng + 136.200 lít x 6.770 đồng +132.821.000đồng = 1.055.120.000 đồng
Lợi ích đem lại từ chi phí y tế giảm là = 167 x 32.000= 5.344.000 đồng
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá:
Lợi ích ròng năm B =5.344.000+(1.054.000.000 –1.055.120.000) = 4.224.000
Tuy giải pháp thay thế nguyên liệu đầu vào tại phân xưởng Bồi, lợi ích ròng có thể đem lại bằng tiền là thấp (4.224.000 đồng /năm) nhưng giải pháp đem lại ý nghĩa lớn về môi trường và xã hội.
2.4. Giải pháp thu hồi và tái sử dụng tại công đoạn bao gói.
2.4.1. Đánh giá chi phí và lợi ích
Chi phí:
Chi phí cơ hội cho việc thu nhận thùng caton
Khuyến khích đơn vị bạn chấp nhận thu gom thùng caton
Chi phí cơ hội cho việc tách và thu gom giấy bọc phom theo từng cỡ
Lợi ích:
Giảm chi phí mua thùng caton, giấy bọc lót
- Giảm chi phí vận chuyển và xử lý rác thải
2.4.2. Để đánh giá khả năng sinh lời giải phấp ta dựa vào số liệu phòng KHVT công ty như sau:
Số lượng giấy lót phom năm 2002 là 4.000kg - đơn giá19.500đồng
Số lượng thùng Caton năm 2002 là 13.008kg - đơn giá 9.100 đồng
Giá vận chuyển rác thải, công ty thuê công ty Môi trường Đô thị Hà đông là 65.000 đ/m3
2.4.3. Một vài giả thiết đánh giá
Công ty khuyến khích đơn vị bạn thu gom thùng caton bằng việc thu mua 2.000đ/thùng
Quy đổi 1m3 giấy vụn tương đương 40 kg
Như vậy:
Tổng chi phí = 2.000 đồng x 20.013 thùng = 40.026.000 đồng
Tổng chi phí = 4.000kg giấy x 19.500đồng + 13.008kg x 9.100 đồng + 4.000/40 m3 x 65.000đồng = 202.800.000 đồng
2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời giải pháp :
Lợi ích ròng năm: B = 202.800.000-40.026.000 = 162.846.800đồng
Giải pháp “thu hồi và tái sử dụng công đoạn bao gói”
Khả thi về kinh tế : hàng năm đem lại lợi ích là 162.846.800 đồng;
Khả thi về kỹ thuật: dễ thực hiện, nhân công và phương tiện vận chuyển thùng caton là công nhân của công ty khi trở hàng đến khách hàng trong nước, việc phân loại thu gom giấy bọc do công nhân phân xưởng bao gối thực hiện tại khâu lôi giấy bọc phom trong giầy ra;
Khả thi về môi trường: giải pháp đã khống chế một lượng rác thải hàng năm là 4.000kg giấy vụn và 13.008 kg thùng caton.
III. Những giải pháp và kiến nghị
Sản xuất sạch hơn hiện nay chưa được áp dụng vào hoạt động sản xuất hàng ngày tại Công ty, có thể kể đến những lý do sau:
Thứ nhất: Công ty chưa tin vào hiệu quả SXSH mang lại, chưa thấm nhuần ý nghĩa việc áp dụng giải pháp SXSH vào sản xuất hàng ngày. Công ty quan tâm đến chiến lược sản xuất kinh doanh, ưu tiên về cạnh tranh trong kinh doanh, cụ thể là sức ép về các mối lợi ngắn hạn, còn ngần ngại rằng lý thuyết SXSH thì có vẻ hay nhưng thực tế thì nảy sinh nhiều vấn đề khác trong quá trình thực hiện, hơn nữa quy mô của công ty quá nhỏ để áp dụng SXSH
Thứ hai: Công ty còn thiếu thông tin, thiếu kiến thức chuyên môn không có đủ cán bộ chuyên môn và kỹ năng để áp dụng các phương pháp SXSH, không có đủ thông tin về loại công nghệ thay thế.
Thứ ba: Gặp khó khăn về tài chính, đây là trở ngại lớn đối với Công ty.Việc tiếp cận với nguồn tài chính bên ngoài Công ty như từ các tổ chức kinh tế, xã hội, môi trường khó khăn
Thứ tư: Một thực tế hiện nay, hệ thống pháp luật về môi trường của Việt nam còn thiếu và còn yếu: Tính hiệu lực của các quy định, điều khoản về môi trường còn thấp, SXSH chưa được thể chế hoá trong thực tiễn công nghiệp, mặt khác đối tác kinh doanh, bạn hàng trong và ngoài nước của Công ty chưa có những yêu cầu, động lực để thúc đẩy SXSH tại Công ty.
Thứ năm: Cơ quan Quản lý Môi trường và cơ quan Lập kế hoạch Phát triển Kinh tế chưa quan tâm tới việc lồng ghép SXSH vào chính sách phát triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường.
Những đề xuất của bản thân trước những rào cản SXSH đối với việc áp dụng tại Công ty.
Với công ty:
Lãnh đạo Công ty chủ động tìm hiểu về SXSH.Tìm hiểu về lợi ích mang lại cũng như nguyên tắc và các bước tiến hành. Phải đồng nhất quyết tâm thực hiện trong toàn Công ty, từ đó đi đến lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện từ phòng ban đến phân xưởng khi áp dụng giải pháp SXSH tại Công ty, cần tập trung chuẩn bị kỹ về kế hoạch thực hiện cấp vốn, kế hoạch lắp đặt hệ thống camera tại phân xưởng Gò phải có sự giám sát chặt chẽ để bảo đảm rằng hệ thống camera được khai thác tối ưu và sẵn sàng khởi động.
Ngay từ bây giờ Công ty phải xây dựng kế hoạch, thiết lập quan hệ hỗ trợ và hợp tác với sở KHCNMT để nắm rõ các thông tin về SXSH và từng bước áp dụng giải pháp này.
Để giải quyết vấn đề tài chính, bên cạnh việc huy động nội vốn Công ty, Công ty liên hệ các tổ chức tài chính ngân hàng, quỹ môi trường của Bộ TN&MT, các tổ chức môi trường của LHQ .
Cải thiện nguồn thông tin và việc phổ biến thông tin, bảo đảm cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính và công nghệ thay thế cho dự án sxsh.
Với bộ Tài nguyên và môi trường :
Thông qua các đợt kiểm tra đánh giá thực hiện công tác môi trường, các Công ty, nhà máy thì tuyên truyền, phổ biến rõ, rộng về “ sản xuất sạch hơn”
Bộ TN & MT khi xây dựng chính sách, quy định, điều khoản luật môi trường phải gắn với điều kiện thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam từ đó đề ra những yêu cầu, tiêu chuẩn phù hợp nhằm nâng cao tính hiệu lực của pháp luật về môi trường.
Bộ TN & MT có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác môi trường, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng các giải pháp SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị như cấp tài liệu, hỗ chợ vốn từ quỹ môi trường cho các dự án có ý nghĩa lớn về môi trường và lợi ích kinh tế xã hội.
Bộ TN & MT thường xuyên tăng cường liên hệ, hợp tác với các tổ chức môi trường Quốc tế như (UNIDO) tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp Quốc, quỹ môi trường toàn cầu (GMS) để cập nhật những thông tin môi trường, tìm cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững nghĩa là phát triển kinh tế đồng thời với việc bảo vệ môi trường. Tạo lập quan hệ hợp tác giữa các tổ chức áp dụng SXSH và các cơ quan quản lý môi trường nhằm xây dựng một mạng lưới hoạt động có hiệu quả ở cấp toàn quốc.
Với các công nghiệp Hà Nội:
Công ty giầy Thượng Đình thuộc sở công nghiệp Hà Nội, để thúc đẩy áp dụng SXSH tại Công ty, sở công nghiệp có kế hoạch lồng ghép SXSH vào chính sách phát triển công nghiệp và thượng mại, sở công nghiệp tạo ra môi trường kinh doanh có yêu cầu sản phẩm hàng hoá thân thiện với môi trường tức tạo động lực thúc đẩy SXSH áp dụng vào các doanh nghiệp.
Sở công nghiệp có chính sách khuyến khích phát triển đầu tư theo hướng SXSH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37085.doc