Để hệ thống thu gom chất thải rắn đi vào hoạt động thì ngân sách địa phương nhiều nhất chỉ có thể tham gia ở mức đóng góp những chi phí ban đầu về phương tiện, công cụ dụng cụ cho thu gom còn để duy trì hoạt động có hiệu quả hệ thống thu gom thì nhất thiết phải thu phí vệ sinh môi trường. Đây là nguồn tài chính chủ yếu để tuyến thu gom hoạt động lâu dài. Em xin đưa một mức thu phí tham khảo cho xã Phong Khê bằng phương pháp bằng lòng chi trả WTP (Willingness To Pay).
Theo phương pháp này, căn cứ vào chi phí thu gom cho từng loại hộ (sản xuất và không sản xuất giấy tái chế) được tính ở phần trước để đề xuất một số mức phí cho các hộ lựa chọn (bằng lòng đóng góp). Và từ những số liệu điều tra chọn mẫu về WTP, ta có thể đưa ra mức phí vệ sinh môi trường cho hộ sản xuất và không sản xuất giấy theo phương pháp tính trung bình đơn giản:
88 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom chất thải rắn làng giấy Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí một bãi tập kết ở Ba Thượng. Toàn bộ lượng rác thải phải thu gom của thôn khoảng 520 kg/ngày, chủ yếu là rác sinh hoạt của hơn 1700 người.
Tuyến 2: Thu gom toàn bộ rác thải thôn Ngô Khê. Thôn này có diện tích nhỏ, số dân không nhiều lại chủ yếu làm nông nghiệp nên cũng như thôn Châm Khê, rác thải chủ yếu là rác sinh hoạt. Thôn này có thuận lợi là gần bãi chôn lấp chung của xã vì vậy ta có thể thu gom bằng xe đẩy và chuyển trực tiếp ra bãi rác chung. Tổng lượng thu gom của thôn khoảng 190 kg/ngày nên chỉ cần hai người sử dụng một xe đẩy tay thu gom dọc các ngõ xóm.
Tuyến 3: Có chiều dài khoảng 1,5 km, bắt đầu từ Đằng đồng (giáp ranh với thôn Châm Khê) qua Bờ giỏ, Bờ hạ tới Bờ bồ và Đồng chùa, kết thúc ở đó. Tuyến thu gom này đảm nhận việc thu gom chất thải rắn của thôn Đào Xá. Nó khá thuận lợi vì chạy dọc theo trục đường làng khá rộng, có khoảng 800 m chạy qua khu sản xuất chính của các hộ trong thôn. Tuy có diện tích nhỏ nhưng lại tập trung nhiều dân cư và hộ sản xuất giấy nên lượng rác của thôn là tương đối nhiều. Tuyến này dự định bố trí 2 bãi tập kết chính dọc theo trục đường làng chính chạy qua thôn. Một bãi tập kết nằm ở Bờ giỏ, bãi còn lại nằm ở chỗ giáp ranh Bờ hạ và Bờ bồ. Xe đẩy tay thu gom rác ở hai bên trục đường làng chính của thôn xung quanh bãi tập kết chính của mình rồi đưa đến bãi tập kết. Sau mỗi ngày, đến giờ quy định xe công nông sẽ chở rác ra bãi rác của xã.
Tuyến 4: Đảm nhận việc thu gom rác ở thôn Dương ổ. Thôn này có thể nói là trung tâm dân cư và kinh tế chính của xã. Mật độ dân cư tập trung ở đây rất đông. Số dân thôn Dương ổ chiếm khoảng 51% tổng số dân của xã, với khoảng hơn 80 dây chuyền sản xuất giấy. Vì vậy lượng chất thải rắn của thôn Dương ổ là rất lớn. Ta có thể chia thôn Dương ổ thành ba tuyến nhỏ:
+ Tuyến 4A : Phụ trách thu gom khu vực Đồng đìa, Đồng lũng, Bãi cạn Đồng bể. Khu vực này mật độ dân số không cao lại gần sát bãi chôn lấp chung nên chỉ cần một xe đẩy tay thu gom dọc các đường làng, ngõ xóm rồi đẩy thẳng tới bãi rác chung.
+ Tuyến 4B : Thu gom dọc hai bên đường chính chạy xuyên qua thôn, bắt đầu từ đầu đường vào xã (chỗ cây xăng) chạy thẳng đến bãi rác. Mỗi xe đẩy sẽ thu gom một bên trục đường chính. Tuy nhiên, dọc trục đường này có nhiều cơ sở sản xuất nên cần một xe công nông chạy dọc theo đường chính để thu gom rác của các cơ sở sản xuất lớn.
+ Tuyến 4C : Phụ trách thu gom khu vực Ba chợ, Cống con. Khu vực này dân cư tập trung đông lại có chợ, khá nhạy cảm, nên đặt một bãi tập kết trung gian gần khu vực chợ để có thể thu gom rác trong chợ vào đó. Một xe đẩy tay sẽ thu gom rác xung quang khu vực này và cũng chuyển về bãi tập kết trung gian. Đến giờ quy định, xe công nông sẽ qua chở ra bãi chôn lấp.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Việc xác định số người hợp lý cho công tác thu gom là một việc làm quan trọng, sao cho vừa đảm bảo hiệu qua thu gom vừa tiết kiệm nhân lực. Dựa vào sự phân bố dân cư và sản xuất cũng như diện tích đất và lượng rác phát sinh, theo sơ đồ tuyến thu gom trên cần thiết phải có 17 người thu gom và vận chuyển rác, ngoài ra còn cần một người trông coi bãi rác. Cụ thể như sau:
Tuyến 1: cần 4 người, mỗi người đẩy một xe đẩy tay thu gom dọc mỗi bên của trục đường chính.
Tuyến 2: cần 2 người đẩy một xe đẩy tay thu gom dọc đường làng trong thôn
Tuyến 3: cần 4 người, mỗi người đẩy một xe đẩy tay, thu gom dọc mỗi bên của trục đường chính xung quanh vị trí bãi tập kết của mình.
Tuyến 4 : cũng cần 4 người, mỗi người đẩy một xe đẩy tay thu gom trong khu vực mình phụ trách.
Ngoài ra, cần 2 người phụ trách một xe công nông (một người lái chính còn một người lái phụ đồng thời phụ trách thu gom rác ở điểm tập kết lên xe) và 1 người trông coi việc đổ rác ở bãi rác chung.
Sơ đồ 3 : Sơ đồ nhân lực của tuyến thu gom
UBND xã
Thôn
Ngô Khê
Thôn Châm Khê
Thôn Đào Xá
Thôn Dương ổ
2 nhân viên
4 nhân viên
4 nhân viên
4 nhân viên
2 nhân viên phụ trách xe công nông + 1 nhân viên quản lý bãi rác
Quy định đối với đội thu gom chất thải rắn phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Dưới sự chỉ đạo của UBND phải tuân thủ những quy định tổ chức đề ra
+ Đội có trách nhiệm quản lý toàn bộ rác trong ngõ xóm và cống rãnh, công tác vệ sinh công cộng.
+ Tổ chức thu gom từ các hộ gia đình, các điểm đổ rác nhỏ trong ngõ, xóm ra điểm tập kết.
+ Cùng với đội trưởng, xóm trưởng lập biên bản đề nghị UBND xã phạt hành chính đối với những người đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
+ Ngoài ra, người thu gom còn có quyền đưa ra ý kiến của mình về vấn đề môi trường, ý kiến công việc, lợi ích họ được hưởng.
1.3. Phương tiện thu gom
Như trên đã nói, do cơ sở hạ tầng của xã không được tốt nên xe có trọng tải lớn không vào được bên trong làng. Vì vậy, xe công nông được sử dụng để vận chuyển rác từ các bãi tập kết chính ra bãi rác chung. Còn ở các đường làng ngõ xóm thì sử dụng xe đẩy tay để thu gom chất thải rắn. Duy chỉ có thôn Dương ổ, do mật độ các cơ sở sản xuất giấy tập trung đông, lượng thải lớn nên cần xe công nông thu gom dọc tuyến đường chính xuyên qua thôn.
Để tiết kiệm diện tích, tại mỗi điểm tập kết chính bố trí một thùng chứa khoảng 1,5 m3 để người dân xung quanh đó có thể mang rác ra đổ, còn các xe đẩy tay sau khi thu gom sẽ được đẩy đến đó chờ đổ lên xe công nông.
II. Đánh giá hiệu quả của tuyến thu gom đề xuất
2.1. Xác định chi phí
2.1.1. Chi phí thu gom hàng năm
C1 = W + T
Trong đó : W : Chi phí nhân công hàng năm
T : Chi phí dụng cụ hàng năm
2.1.1.1. Chi phí nhân công
W = 12 * Wt * N
Như vậy, theo phân công nhân lực ở trên thì cần N = 17 nhân viên cho hệ thống thu gom và vận chuyển rác. Căn cứ vào mức thu nhập bình quân của xã là 500.000 đồng/người /tháng và căn cứ vào tính chất công việc thu gom (làm nửa buổi) và tham khảo mức tiền công cho nhân viên thu gom của tổ thu gom rác thôn Dương ổ hiện nay em xin đưa ra mức tiền công cho nhân viên thu gom là Wt = 450.000 đồng/người/tháng (bao gồm cả phụ cấp độc hại). Từ đó ta có chi phí nhân công trong một năm như sau:
W = 12 * 450.000 *17 = 91.800.000 đồng
2.1.1.2. Chi phí dụng cụ
T = ồ ( Qi * Pi )
Để vận hành tuyến thu gom này, theo như phân bổ ở trên cần 13 xe đẩy tay, 5 thùng chứa có dung tích 1,5 m3 và một xe công nông và những công cụ, dụng cụ, trang bị bảo hộ cho 17 nhân viên thu gom. Chi phí các công cụ, dụng cụ được tính cho hàng năm theo phương pháp hạch toán kế toán. Tức là, đối với các phương tiện thu gom có giá trị lớn hơn 1 triệu, thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm thì ta sẽ tiến hành phân bổ đều mỗi năm dựa vào thời gian sử dụng của tài sản đó. Như vậy ta có chi phí cho phương tiện và dụng cụ thu gom hàng năm như sau:
Bảng 7: Chi phí dụng cụ thu gom
TT
Dụng cụ
Mức trang bị
1 năm (N)
SL / Năm (Qi)
Đơn giá Pi(đồng)
Tổng
1
Quần áo bảo hộ
2 bộ/người/N
17*2 = 34
60.000
2.040.000
2
Găng tay + khẩu trang
4 bộ/người/N
17*4 = 68
16.000
1.088.000
3
Xẻng
1 cái/người/N
16
20.000
320.000
4
Chổi
8 cái/người/N
8*14=112
3.000
336.000
5
Vét
1 cái/người/N
14
15.000
210.000
6
Cào
1 cái / N
15
20.000
300.000
7
Kẻng
1cái/người/2N
14 / 2 = 7
10.000
70.000
8
Xe đẩy tay
1xe/ người/2N
14 / 2 = 7
1.450.000
10.150.000
9
Xe công nông
1 xe / xã / 15N
1 / 15
19.500.000
1.300.000
10
Thùngchứa1,5m3
1 thùng / 3N
5/3
1.200.000
2.000.000
Tổng cộng
17.814.000
Vậy: C1 = 91.800.000 + 17.814.000
= 109.614.000 (đồng)
2.1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm
C2 = S * m * G * 365
Căn cứ vào tuyến thu gom đề xuất trên, xe công nông sẽ bắt đầu gom rác ở bãi tập kết chính thứ nhất phía Tây thôn Châm Khê sau đó sang bãi tập kết thứ hai của thôn ở Ba Thượng (đoạn đường này dài khoảng 1,2 km), từ đây vận chuyển ra bãi rác chung (đoạn đường này dài khoảng 2,3 km). Tiếp đó xe sẽ quay trở lại bãi tập kết của thôn Đào Xá ở Bờ giỏ rồi sang gom rác ở bãi tập kết còn lại của thôn và chuyển ra bãi rác xã. Tuyến đường này cả đi lẫn về dài khoảng 3,5 km. Từ bãi chôn lấp chung, xe lại quay về thu gom rác của thôn Dương ổ, bắt đầu từ bãi tập kết Ba chợ, chạy dọc theo thôn Dương ổ, thu gom rác ở các xưởng sản xuất lớn rồi chở tới khu chôn lấp. Vì lượng rác ở các cơ sở sản xuất của thôn này nhiều (khoảng 3900 kg) nên xe phải chạy 5 lượt tất cả. Tổng quãng đường này cả đi và về là 10 km.
Ta có tổng quãng đường xe công nông phải chạy để thu gom rác là:
S = 1,2 + 2,3 + 3,5 + 10 = 17 km.
Xe chạy bằng dầu Diezen, giá G = 4000 đồng/lít , mức hao phí là m = 0,08 lít/km. Vậy chi phí vận chuyển hàng năm là:
C2 = S * m * G * 365
= 17 * 0,08 * 4000 * 365
= 1.985.600 (đồng)
2.1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất
Bãi rác chung của xã có diện tích D = 1 ha, được quy hoạch trên vị trí của một hồ cạn mà trước đây vẫn thường nuôi cá song cho năng suất thấp NS = 1,8 tấn/ha/năm. Giá một tấn cá trung bình là V = 7.500.000 đồng/tấn. Như vậy chi phí cơ hội của việc sử dụng đất chính là giá trị thu được trung bình hàng năm của việc nuôi cá trước đây.
C3 = NS * D * V
= 1,8 * 1 * 7.500.000
= 13.500.000 (đồng)
2.1.4. Chi phí quản lý hành chính
Mỗi tuyến thu gom có một tổ trưởng do đội thu gom của tuyến đó tự bầu ra chịu trách nhiệm công việc của tuyến mình. Còn quản lý chung toàn bộ công tác thu gom của các tuyến là do xã đứng ra. Xã sẽ phân công hai người, một người quản lý chung công tác thu gom, đôn đốc, kiểm tra hoạt động thu gom của các tuyến và một người phụ trách việc thu và quản lý phí vệ sinh môi trường, chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng dụng cụ và phương tiện thu gom. Hai người này, ngoài những công việc được giao trước đây ở xã, họ còn phải đảm nhiệm thêm công tác quản lý hệ thống thu gom. Vì vậy, bên cạnh lương hành chính họ còn được hưởng một phần phụ cấp là 250.000 đồng/người/tháng. Vậy chi phí quản lý hành chính hàng năm là:
C4 = 250.000 * 2 * 12
= 6.000.000 đồng
2.1.5. Chi phí môi trường
EC = EC1 + ECi
2.1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra EC1
Những thiệt hại tới mùa màng do bãi chôn lấp gây ra có thể là:
+ Nước rác từ bãi chôn lấp lan ra làm ô nhiễm nguồn nước dùng để tưới tiêu cho nông nghiệp do vậy làm giảm năng suất lúa ở các cánh đồng lân cận.
+ Sự phát triển của đàn chuột do có bãi rác gây phá hoại mùa màng.
Trên quan điểm mỗi lợi ích bị bỏ qua là một chi phí, ta có thể lượng hoá những chi phí này thông qua giá trị mất đi do giảm năng suất lúa (EC11) và thông qua những chi phí người nông dân phải bỏ ra để bảo vệ mùa màng trước sự phát triển của đàn chuột như chi phí mua thuốc diệt chuột... (EC12).
EC1 = EC11 + EC12
Cụ thể, diện tích trồng trọt chịu ảnh hưởng của bãi rác thuộc khu vực Đồng ngoài và Đồng bạch, ước tính khoảng s = 40 sào.
Theo điều tra thực tế, trước khi có bãi rác, năng suất lúa trung bình ở khu vực này là q1 = 170 kg/sào/vụ. Từ khi có bãi rác năng suất lúa trung bình giảm xuống còn khoảng q2 = 160 kg/sào/vụ. Mỗi năm trồng 2 vụ, giá mỗi kg thóc là : P = 1400 (đồng/kg). Vậy giá trị mất đi hàng năm do giảm năng suất lúa là:
EC11 = (q2 - q1) * s * 2 (vụ) * P
= (170 - 160) * 40 * 2 * 1400
= 1.120.000 (đồng)
Cũng theo điều tra thực tế, hàng năm người dân phải chi mua thuốc diệt chuột và các phương tiện bảo vệ mùa màng trước sự phá hoại của đàn chuột khoảng 15.000 đồng/sào/năm. Từ khi có bãi rác, đàn chuột phát triển nhiều hơn lên, chi phí này tăng thêm một khoản ước tính khoảng 10.000 đồng/sào/năm. Do đó ta có chi phí bảo vệ mùa màng tăng thêm hàng năm là:
EC12 = 10.000 * 40 = 400.000 (đồng)
Vậy : EC1 = EC11 + EC12
= 1.120.000 + 400.000
= 1.520.000 (đồng)
2.1.5.2. Chi phí khác (chưa lượng hoá được) ECi
+ Hoạt động của bãi rác chung sẽ gây ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm, đặc biệt nguồn nước ngầm ở xung quanh khu vực bãi rác bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân sống gần khu vực bãi rác.
+ Sự hình thành và hoạt động của bãi rác chung làm mất cảnh quan tự nhiên khu vực này, phá vỡ hệ sinh thái hồ cạn của khu vực.
+ Môi trường không khí của khu vực xung quanh bãi rác bị ô nhiễm, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sống quanh đó.
Vậy tổng chi phí hàng năm cho hệ thống thu gom chất thải rắn là
C = C1 + C2 + C3 + C4 + EC
= 109.614.000+1.985.600 +13.500.000 +6.000.000 +1.520.000
= 132.619.600
Bảng 8 : Bảng tổng hợp chi phí
Đơn vị: đồng/năm
TT
Nội dung
Thành tiền
C1
Chi phí thu gom
109.614.000
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí dụng cụ
91.800.000
17.814.000
C2
Chi phí vận chuyển
1.985.600
C3
Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất
13.500.000
C4
Chi phí quản lý hành chính
6.000.000
EC
Chi phí môi trường
1.520.000
+ Chi phí thiệt hại mùa màng
+ Chi phí khác
1.520.000
_
C
Tổng chi phí
132.619.600
2.2. Xác định lợi ích
2.2.1. Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường
Do lượng thải của hộ sản xuất giấy lớn hơn hộ không sản xuất giấy rất nhiều nên để xác định lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường ta cần phải phân thành hai loại hộ: hộ sản xuất giấy tái chế và hộ không sản xuất giấy tái chế và xác định mức phí cho từng loại hộ trên cơ sở tỷ lệ rác do hai loại hộ này thải ra và chi phí thu gom và vận chuyển chất thải rắn (nhấn mạnh rằng chỉ bao gồm những chi phí thực tế phát sinh). Cũng lưu ý rằng, ở đây, để đơn giản chất thải rắn sinh hoạt do hộ sản xuất thải ra được tính gộp chung vào chất thải rắn sản xuất. Ta có :
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt các hộ không sản xuất giấy thải ra trong một ngày là:
1262 hộ * 5,5 người/hộ * 0,3 kg/người/ngày = 2082,3 kg/ngày
Khối lượng chất thải rắn sản xuất (không kể xỉ than vì xỉ than chủ yếu được vận chuyển đi đắp nền nhà hoặc san lấp ao hồ) các hộ sản xuất thải ra trong một ngày là:
102 hộ * 50 kg/hộ/ngày = 5100 kg/ngày
Vậy: Tỷ lệ rác sinh hoạt là: 2082,3 / (2082,3 + 5100) *100% = 28,99%
Tỷ lệ rác sản xuất là : 100 - 28,99 = 71,01%
Tổng chi phí cho hệ thống thu gom chất và vận chuyển chất thải rắn hàng năm trên quan điểm tài chính là:
C1 + C2 + C4 = 109.614.000 + 1.985.600 + 6.000.000
=117.599.600 đồng
Chi phí thu gom rác sinh hoạt/năm là: 28.99% * 117.599.600 = 34.092.124
(đồng)
Chi phí thu gom rác sinh hoạt/hộ/tháng đối với hộ không sản xuất giấy là: 34.092.124 / 1262 / 12 = 2251,2 (đồng)
Chi phí thu gom rác sản xuất/năm là: 71,01% * 117.599.600 = 83.507.476
(đồng)
Chi phí thu gom rác sản xuất/hộ/tháng đối với hộ sản xuất giấy là:
83.507.476 / 102 /12 = 68225,06 (đồng)
Từ kết quả tính toán trên, tham khảo mức phí vệ sinh môi trường của tỉnh Lạng Sơn, được quy định trong Quyết định số 478 QĐ/UB - KT ngày 1/7/1993 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành, kết hợp với kết quả phiếu điều tra thăm dò ý kiến của một số hộ dân sản xuất giấy và không sản xuất giấy ở Phong Khê đưa ra mức phí K1 = 2500 đồng/hộ/tháng đối với hộ dân không sản xuất giấy và mức phí K2 = 70.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ sản xuất giấy. Để tiện cho việc thu phí, phí vệ sinh sẽ thu theo từng thôn và theo từng quý. Các đội thu gom của mỗi thôn sẽ phân công người thu phí của thôn mình (theo từng quý). Phí vệ sinh do xã quản lý để chi trả lương cũng như mua sắm trang thiết bị, công cụ thu gom cho nhân viên thu gom. Toàn xã có 1364 hộ dân, trong đó có N2 = 102 hộ sản xuất giấy tái chế, N1 = 1262 hộ sản xuất nông nghiệp hoặc hoạt động trong các lĩnh vực khác ngoài sản xuất giấy. Do vậy, ta có tổng lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường hàng năm của xã là:
B 1 = 12 * ( N1 * K1 + N2 * K2 )
= 12 * ( 1262 * 2.500 + 102 * 70.000 )
= 123.540.000 (đồng)
2.2.2. Lợi ích thu được từ việc thu gom phế liệu
Theo điều tra thực tế, hàng ngày ngoài những người thu mua phế liệu rong trong khu dân cư và khu sản xuất của xã thì tại khu vực bãi rác của xã có khoảng X = 6 người đồng nát (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) thường xuyên thu nhặt phế liệu, chủ yếu là bao nilon, nẹp, ghim sắt vụn, chai thuỷ tinh... Mặc dù làm việc trong điều kiện độc hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng họ vẫn duy trì công việc này vì thu nhập từ công việc này tương đối ổn định, khoảng W 1 = 15.000 đồng/người/ngày. Ta biết rằng phần lớn các hộ dân trong xã hiện nay không mang rác ra bãi rác chung để đổ thải (đặc biệt là các hộ không sản xuất giấy). Vì thế, nếu không có hoạt động thu gom, một khối lượng rác lớn sẽ được các hộ dân đổ xuống bờ sông, ao, đầm ... và những người nhặt rác ở khu vực bãi rác sẽ mất cơ hội thu nhặt phế liệu từ khối lượng rác thải này, điều này đồng nghĩa với việc những người nhặt rác kia sẽ không có cơ hội có được thu nhập cao hơn, ước tính thu nhập này có thể khoảng W 2 = 20.000 đồng/ người/ ngày. Như vậy nếu mô hình thu gom này đưa vào hoạt động, chất thải rắn sẽ được thu gom tập trung vào bãi rác chung và vì vậy sẽ tạo thu nhập cao hơn cho người thu nhặt rác. Lợi ích từ việc này là:
B 2 = 365 * X * ( W 2 - W 1 )
= 365 * 6 * ( 20.000 - 15000 )
= 10.950.000 (đồng/năm)
2.2.3. Lợi ích thu được từ việc giảm chi phí khám chữa bệnh của người dân
B3 = M * R * Số dân * f
Trong đó : M : Chi phí khám chữa bệnh/người/năm (đồng)
R Tỷ lệ người mắc bệnh trên tổng số dân (%)
f: Tầm quan trọng của ô nhiễm chất thải rắn (%)
Chúng ta đều biết rằng, chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh không những làm ô nhiễm môi trường cảnh quan mà sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, dịch bệnh ... phát triển. Thêm vào đó, nước rác lâu ngày chảy xuống ao đầm, ngấm xuống đất làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất. Mùi của rác thải lưu cữu bốc lên làm môi trường không khí của khu vực quanh đó bị ô nhiễm. Có thể khẳng định rằng, ô nhiễm chất thải rắn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Các chứng bệnh về đường tiêu hoá, đường hô hấp, bệnh da liễu... mà những người dân xã Phong khê mắc với tỷ lệ rất cao một phần rất lớn là do chất thải rắn không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh gây ra. Nhưng cũng phải khẳng định rằng, chất thải rắn không phải là nguồn duy nhất gây ra các bệnh đó. Làng nghề giấy Phong Khê còn bị ô nhiễm nước thải, ô nhiễm không khí do bụi than, khói... nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh kể trên. Chính vì vậy, ta cần đánh giá tầm quan trọng f của chất thải rắn trong việc gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân địa phương. Để làm được việc này, ta sẽ tiến hành điều tra các bệnh có nguyên nhân từ ô nhiễm chất thải rắn và dùng phương pháp chuyên gia cho điểm để đánh giá tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn.
Các chuyên gia được mời cho điểm là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường hoặc những người có những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực môi trường đồng thời am hiểu tình hình kinh tế - xã hội - môi trường của xã Phong Khê. Chuyên gia 1 là GS. Lê Thạc Cán, Viện trưởng Viện môi trường và Phát triển Bền vững, chuyên gia 2 là TS. Trần Yêm, Viện Môi trường và Phát triển bền vững. Đây là hai chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường đồng thời đang tiến hành những nghiên cứu về làng nghề giấy tái chế Phong Khê nên rất am hiểu về hiện trạng kinh tế - xã hội - môi trường xã Phong Khê. Chuyên gia 3 là cô Lê Thị Thu Nguyệt, trạm trưởng trạm y tế xã Phong Khê. Việc cho điểm được tiến hành theo nguyên tắc cho điểm từ thấp đến cao (từ 1 đến 3 điểm) tức là nguồn ô nhiễm nào càng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các chứng bệnh mà ta điều tra thì cho điểm càng cao. Trên nguyên tắc đó ta có bảng sau:
Bảng 9 : Bảng đánh giá tầm quan trọng của ô nhiễm chất thải rắn
Bệnh
Tỷ lệ (%)
trong tổng
số dân(R)
Chất thải rắn
Nước thải
Bụi, khói
CG1
CG2
CG3
CG1
CG2
CG3
CG1
CG2
CG3
Tiêu hoá
44,6
2
2
2
3
3
3
1
1
1
Hô hấp
43,2
2
2
2
1
1
1
3
3
3
Da liễu
41,4
1
1
1
3
3
3
2
1
2
Phụ khoa
9,4
2
2
3
3
3
3
1
1
1
Bệnh mắt
39,8
2
2
1
2
2
2
3
3
3
Tổng điểm
9
9
10
12
12
12
10
9
10
Trung bình
35,68
9,33
12
9,67
f
30,1 %
38,71 %
31,19 %
Theo điều tra thực tế, chi phí khám chữa bệnh trung bình hàng năm của những người mắc một trong số các bệnh trên khoảng M = 30.000đồng/ người/năm. Như vậy, nếu hệ thống thu gom được hoạt động thì lợi ích từ việc giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân trung bình hàng năm ước tính là:
B 3 = M * R * Số dân * f
= 30.000 * 35,68 % * 7840 * 30,1%
= 25.260.000 (đồng/năm)
2.2.4. Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas
Khí gas được hình thành từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong thành phần của chất thải rắn được thải vào khu chôn lấp. Nó gồm hai thành phần chủ yếu là CH 4 và CO 2. Theo nghiên cứu của một số khu liên hợp xử lý chất thải rắn thì 1 tấn phế thải trong 3 năm đầu có thể sinh ra khoảng 18 m3 gas tức là khoảng 18 * 0,42 = 7,56 tấn gas. Như vậy, với lượng thải như của xã hiện nay (khoảng 6752,5 tấn/năm) thì tiềm năng của việc thu khí gas là rất lớn nếu hệ thống thu gom hoạt động hiệu quả. Tất nhiên là để có thể kiểm soát và thu được khí gas thì cần phải thực hiện một số kỹ thuật như có tường bao bằng đất sét chống thấm, tường được giữ ẩm, không nứt nẻ, bề dày của tường tối thiểu 0,7 m hay một số yêu cầu về khoảng cách giữa 2 giếng thu, về đường kính, chiều sâu của giếng... Do những hạn chế về điều kiện thời gian cũng như năng lực, luận văn này chưa thể xác định và lượng hoá được những chi phí để thu khí gas nhưng những lợi ích tiềm năng của nó thì rất rõ ràng. Với giá thị trường khoảng 9 triệu đồng/tấn gas như hiện nay thì ta có thể ước tính lợi ích thu về của bãi chôn lấp này trong tương lai là:
Bảng 10 : Bảng lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas
Hiệu suất
thu gom (%)
Khối lượng chất thải rắn thu gom/năm (tấn)
Khối lượng khí gas thu được/năm
Lợi ích
(triệu đồng/năm)
75
5064,3
12762,2
114859,8
80
5401,92
12154,32
109388,88
85
5739,54
12913,96
116225.68
90
6077,16
13673,61
123062,49
95
6414,78
14433,25
129899,29
2.2.5. Lợi ích khác (chưa lượng hoá được) Bi
2.2.5.1. Tạo công ăn việc làm cho người dân
Nếu hệ thống thu gom được đưa vào hoạt động thì ít nhất 17 người sẽ có việc làm. Công việc thu gom này tuy lương có thể không cao như nhiều ngành khác nhưng bù lại nó chỉ là công việc mang tính nửa buổi (tập trung vào buổi chiều), nhân viên thu gom có cơ hội làm những công việc khác vào buổi còn lại. Hơn nữa, với mức sống như ở các vùng nông thôn hiện nay thì mức lương 450.000 đồng/tháng cũng không phải là thấp.
2.2.5.2. Cải thiện môi trường đất, nước, không khí
Nếu tuyến thu gom này được hình thành và hoạt động thì chắc chắn tình trạng đổ thải bừa bãi của các hộ dân cũng như của một số hộ sản xuất không còn nữa, chất thải rắn đều được thu gom ra bãi chung, cách xa khu dân cư. Các bãi rác hình thành tự phát sẽ được giải toả. Do đó, môi trường đất, nước, không khí trong xã không còn bị ô nhiễm bởi ô nhiễm chất thải rắn.
2.2.5.3. Cải thiện môi trường cảnh quan làng nghề
Lẽ dĩ nhiên là nếu chất thải rắn được thu gom thì môi trường cảnh quan sẽ là môi trường được cải thiện trước nhất. Đây là lợi ích có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng nhất. Vẻ đẹp của một làng Kinh Bắc sẽ phần nào được trả lại. Tình trạng rác thải bừa bãi sẽ không còn, tài nguyên đất không còn bị lãng phí để làm nơi đổ thải.
2.2.5.4. Tạo nếp sống văn minh cho người dân
Người dân sẽ dần ý thức được tầm quan trọng của việc được sống trong một môi trường trong lành, không có dịch bệnh, không có rác thải. Hệ thống thu gom rác hoạt động sẽ hình thành cho người dân thói quen đổ rác đúng nơi quy định, vào đúng giờ quy định, không còn tuỳ tiện vứt rác xuống ao, sông, hồ, vệ đường như trước kia, tạo cho họ một nếp sống văn minh.
Như vậy, tổng lợi ích thu được hàng năm từ hệ thống thu gom chất thải rắn là:
B = B1 + B2 + B3 + B4 + Bi
= 117.420.000 + 10.950.000 + 25.260.000
= 153.630.000 (đồng)
Bảng 11 : Bảng tổng hợp lợi ích
Đơn vị: đồng/năm
TT
Nội dung
Thành tiền
B1
Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường
123.540.000
B2
Lợi ích thu được từ việc thu gom phế liệu
10.950.000
B3
Lợi ích từ việc giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân
25.260.000
B4
Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas
_
Bi
Lợi ích khác
+ Tạo công ăn việc làm cho người dân
+ Cải thiện môi trường đất, nước, không khí
+ Cải thiện môi trường cảnh quan
+ Tạo nếp sống văn minh
_
B
Tổng lợi ích
159.750.000
2.3. Đánh giá hiệu quả phương án
Từ những kết quả phân tích trên đây, ta có thể tổng hợp toàn bộ các chi phí và lợi ích của mô hình thu gom rác thải đề xuất:
Bảng 12: Bảng tổng hợp chi phí - lợi ích của hệ thống thu gom
chất thải rắn
Đơn vị: đồng/năm
TT
Nội dung
Thành tiền
C
Chi phí
132.619.600
C 1
Chi phí thu gom
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí dụng cụ
109.614.000
C 2
Chi phí vận chuyển
1.985.600
C 3
Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất
13.500.000
C 4
Chi phí quản lý hành chính
6.000.000
EC
Chi phí môi trường
+ Chi phí thiệt hại mùa màng
+ Chi phí khác
1.520.000
B
Lợi ích
159.750.000
B 1
Lợi ích từ phí vệ sinh môi trường
123.540.000
B 2
Lợi ích từ việc thu gom phế liệu
10.950.000
B 3
Lợi ích từ giảm chi phí khám chữa bệnh
25.260.000
B 4
Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas
_
B i
Lợi ích khác
+ Tạo công ăn việc làm
+ Cải thiện môi trường đất, nước, không khí
+ Cải thiện môi trường cảnh quan
+ Tạo nếp sống văn minh cho người dân
_
NB=B - C
Lợi ích - chi phí
27.130.400
Từ kết quả tổng hợp trên ta thấy, đứng trên quan điểm kinh tế, những lợi ích mà hệ thống thu gom chất thải rắn mang lại lớn hơn những chi phí phải bỏ ra để thực hiện hệ thống thu gom. Điều này có nghĩa là phương án thu gom được đề xuất cho hiệu quả kinh tế dương. Mặc dù có những chi phí chưa lượng hoá được như chi phí do ảnh hưởng của bãi rác chung đến nguồn nước ngầm, không khí của những người dân sống xung quanh khu vực bãi chôn lấp nhưng chắc chắn những lợi ích mà tuyến thu gom này mang lại lớn hơn rất nhiều so với chi phí của tuyến. Bên cạnh những lợi ích bằng tiền mà ta đã lượng hóa được ở trên hoạt động thu gom còn mang lại những nguồn lợi ích to lớn mà không thể lượng hoá được bằng tiền. Đó là những lợi ích về nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện môi trường. Đấy là còn chưa kể đến những lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas (một nguồn lợi ích rất lớn).
Do vậy, có thể kết luận rằng hệ thống thu gom chất thải rắn được thiết lập ở trên là một phương án đáng giá, hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế.
III. Kiến nghị và giải pháp
3.1. Kiến nghị
Trong điều kiện dân trí ở các vùng nông thôn hiện nay cộng với nếp sống vốn có của người dân nông thôn thì việc hình thành thói quen đổ rác đúng nơi, đúng giờ quy định bước đầu là tương đối khó khăn. Chính vì vậy, xã cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cho người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Cần tổ chức các phong trào vận động người dân tham gia vào công tác vệ sinh môi trường, giữ sạch đường làng ngõ xóm, thực hiện đóng phí vệ sinh môi trường đầy đủ. Các chính sách khuyến khích, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường cũng như xử phạt đối với các cá nhân, tập thể vi phạm các quy định của xã trong công tác vệ sinh môi trường là rất cần thiết. Hình thức nộp phạt để gây quỹ khen thưởng thiết nghĩ là hiệu quả.
Đối với bãi chôn lấp chung của xã, việc chôn lấp cần phải được khảo sát kỹ lưỡng và có quy hoạch môi trường cùng các biện pháp phòng chống ô nhiễm thích hợp và quy hoạch này cần phải được thoả thuận của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Sở Tài nguyên Môi trường) Bắc Ninh cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước cho phép.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền xã và các đội thu gom để hoạt động thu gom hiệu quả. Bên cạnh đó, xã hội hoá công tác thu phí vệ sinh môi trường cũng là hết sức cần thiết, Hội phụ nữ xã có thể đứng ra thu phí thay vì để các đội thu gom tự thu phí. Nếu có được sự tham gia của hội phụ nữ, chắc chắn công tác thu phí vệ sinh sẽ hiệu quả hơn.
ở các ngõ xóm nên bố trí các điểm để rác nhỏ để nhân viên thu gom tiện thu gom.
Chính quyền xã cần kiểm tra, đôn đốc công tác thu gom thường xuyên.
Nên sử dụng nhân công trong xã trong hệ thống thu gom để góp phần giải quyết công ăn việc làm.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Những giải pháp chung
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, Nhà nước cần đầu tư những công trình xử lý chất thải nói chung, chất thải rắn nói riêng cho địa phương.
Uỷ ban nhân dân xã cần phân công người chuyên trách về công tác thu gom chất thải rắn của xã và ban hành những quy định cụ thể về công tác vệ sinh môi trường.
Tổ chức các tuần lễ về môi trường đồng thời vận động người dân tham gia để người dân nâng cao ý thức vệ sinh môi trường.
Để hoạt động thu gom rác đạt hiệu quả thì ngoài việc đôn đốc tổ thu gom, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức vệ sinh môi trường cho người dân cần tiến hành tổ chức phân loại rác tại nguồn và tái sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như kim loại (sắt, đồng, kẽm, thuỷ tinh). Việc phân loại rác tại nguồn này không chỉ cho phép tăng thêm thu nhập cho người dân (qua việc bán phế liệu) mà nó còn cho phép giảm chi phí thu gom và vận chuyển chất thải rắn của hệ thống thu gom. Ngoài ra, nó còn giúp người dân nhận thức được rác thải cũng sinh lời vì vậy không nên lãng phí.
Khuyến khích người dân trong xã sử dụng chất sơ sợi lắng được trong quá trình sản xuất, nhằm giảm được lượng sơ sợi thải ra môi trường đồng thời cũng giảm được giá thành sản phẩm.
Hàng tháng, trưởng thôn tổ chức khen thưởng những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tổ chức thi đua giữa các thôn trong việc giữ gìn VSMT.
Xã vận động các tổ chức, cá nhân, nhất là các hộ sản xuất ủng hộ nguồn tài chính cho công tác vệ sinh môi trường.
Xã cần đề ra cơ chế giám sát, khen thưởng, xử phạt rõ ràng đối với công tác thu gom chất thải rắn, trích một phần ngân sách của UBND xã làm quỹ khen thưởng.
3.2.2. Giải pháp tài chính để duy trì hệ thống thu gom
Để hệ thống thu gom chất thải rắn đi vào hoạt động thì ngân sách địa phương nhiều nhất chỉ có thể tham gia ở mức đóng góp những chi phí ban đầu về phương tiện, công cụ dụng cụ cho thu gom còn để duy trì hoạt động có hiệu quả hệ thống thu gom thì nhất thiết phải thu phí vệ sinh môi trường. Đây là nguồn tài chính chủ yếu để tuyến thu gom hoạt động lâu dài. Em xin đưa một mức thu phí tham khảo cho xã Phong Khê bằng phương pháp bằng lòng chi trả WTP (Willingness To Pay).
Theo phương pháp này, căn cứ vào chi phí thu gom cho từng loại hộ (sản xuất và không sản xuất giấy tái chế) được tính ở phần trước để đề xuất một số mức phí cho các hộ lựa chọn (bằng lòng đóng góp). Và từ những số liệu điều tra chọn mẫu về WTP, ta có thể đưa ra mức phí vệ sinh môi trường cho hộ sản xuất và không sản xuất giấy theo phương pháp tính trung bình đơn giản:
Số tiền mà hộ gia đình * Số hộ gia đình bằng lòng chi
bằng lòng chi trả (Fi) trả ở mức tương ứng (Hi)
F =
Tống số hộ gia đình điều tra mẫu (HM)
Công thức xác định phí VSMT: F - eF Ê F Ê F + eF
Với eF là phạm vi sai số chọn mẫu và được tính bởi công thức:
eF = z*mF
Trong đó : z : hệ số tin cậy.
Với độ tin cậy 0,945 ta có z = 2.
mF: sai số trung bình chọn mẫu.
Trong đó : HM : Số hộ điều tra mẫu
H : Tổng số hộ trên thực tế
s2F : Phương sai sai số chọn mẫu
s2F = ( Fi2 * Hi ) / HM - (( Fi * Hi ) / HM )2
Ta sẽ tiến hành xác định mức phí vệ sinh môi trường của hai loại hộ gia đình, hộ sản xuất giấy tái chế và hộ không sản xuất giấy tái chế.
Xác định mức phí vệ sinh môi trường cho hộ không sản xuất giấy tái chế
Căn cứ vào mức chi phí cho thu gom chất thải rắn mà mỗi hộ dân không sản xuất giấy phải nộp hàng tháng được tính toán trong mục 2.2.1 của chương III ở trên, em xin đưa ra một số mức phí và tiến hành điều tra về sự bằng lòng đóng góp của các hộ dân không sản xuất giấy cho việc duy trì hệ thống thu gom chất thải rắn. Quy mô mẫu điều tra là 64 hộ trên tổng số 1262 hộ không sản xuất giấy tái chế. Kết quả thu được như sau:
Bảng 13: Số liệu về sự bằng lòng đóng góp phí vệ sinh môi trường
của hộ không sản xuất giấy.
Đơn vị : đồng/hộ/tháng
Stt
Số tiền bằng lòng trả Fi (1)
Số hộ bằng lòng trả Hi (2)
(1) * (2)
1
2000
11
22000
2
2500
14
35000
3
3000
17
51000
4
3500
10
35000
5
4000
7
28000
6
4500
3
13500
7
5000
2
10000
Tổng
64
194500
Phí vệ sinh môi trường của hộ không sản xuất giấy
3039,06
Làm tròn
3000
Từ số liệu điều tra trên ta tính được
s2F = (Fi2 * Hi) / HM - ((Fi * Hi) / HM)2
= 9839843,75 - 9235900,88
= 603942,87
eF = z*mF
= 94,65 * 2
= 189,3
Vậy suy ra 3000 - 189,3 < F < 3000 + 189,3
2810,7 < F < 3189,3
Trên thực tế WTP mà các hộ dân đưa ra chỉ bằng 70% - 90% mức tiền cuối cùng mà họ thực sự có thể đóng góp (phí). Như vậy mức phí vệ sinh môi trường của các hộ không sản xuất giấy sẽ nằm trong khoảng:
2810,7 * 100 / 90 < F < 3189,3 * 100 / 70
3123 < F < 4556,14
Làm tròn:
3100 < F < 4600
Xác định mức phí vệ sinh môi trường cho hộ sản xuất giấy tái chế
Cũng căn cứ vào mức phí thu gom chất thải rắn mà mỗi hộ sản xuất phải nộp hàng tháng được tính toán trong mục 2.2.1 - Chương III, tiến hành điều tra về sự bằng lòng đóng góp của 59 hộ sản xuất giấy tái chế (trên tổng số 102 hộ sản xuất giấy tái chế) cho việc duy trì hệ thống thu gom chất thải rắn ta thu được kết quả sau:
Bảng 14: Số liệu về sự bằng lòng đóng góp phí vệ sinh môi trường
của hộ sản xuất giấy.
Đơn vị : đồng/hộ/tháng
Stt
Số tiền bằng lòng trả Fi (1)
Số hộ bằng lòng trả Hi (2)
(1) * (2)
1
60000
5
300000
2
65000
12
780000
3
70000
10
700000
4
75000
10
750000
5
80000
8
640000
6
85000
5
425000
7
90000
5
450000
8
95000
3
285000
9
100000
1
100000
Tổng
59
4430000
Phí vệ sinh môi trường của hộ không sản xuất giấy
75084,75
Làm tròn
75000
Từ số liệu điều tra trên ta tính được
s2F = (Fi2 * Hi) / HM - ((Fi * Hi) / HM)2
=
5743220339 - 5637719683,6
= 105500656,4
eF = z*mF
= 868,23 * 2
= 1736,46
Vậy suy ra 75000 - 1736,46 < F < 75000 + 1736,46
73263,54 < F < 76736,46
Trên thực tế WTP mà các hộ dân đưa ra chỉ bằng 70% - 90% mức tiền cuối cùng mà họ thực sự có thể đóng góp (phí). Như vậy mức phí vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất giấy sẽ nằm trong khoảng:
73263,54 * 100 / 90 < F < 76736,46* 100 / 70
81403,93 < F < 109623,51
Làm tròn:
81.000 < F < 110.000
Như vậy theo những điều tra lợi ích có được do bằng lòng đóng góp của người dân cho việc duy trì một hệ thống thu gom chất thải rắn như đã trình bày ở trên qua hình thức phí vệ sinh môi trường, so sánh với mức chi phí thực tế thu gom rác cho mỗi loại hộ một tháng được tính toán ở mục 2.2.1 - Chương III (2251,2 đồng/tháng đối với hộ không sản xuất giấy và 68225,06 đồng/tháng đối với hộ không sản xuất giấy), ta thấy rằng hệ thống thu gom chất thải rắn đề xuất hoàn toàn khả thi và nguồn tài chính để duy trì nó ở đây chỉ có thể là phí vệ sinh môi trường (hay phí thu gom chất thải rắn). Các mức phí đối với từng đối tượng hộ dân cư như đã được xác định ở trên.
Để xem xét tính khả thi của mức phí được xác định ở trên ta sẽ tham khảo và so sánh với mức phí vệ sinh môi trường của Lạng Sơn, một tỉnh cũng có mức thu nhập tương đương mức thu nhập bình quân của tỉnh Bắc Ninh. Theo quyết định số 478 QĐ/UB - KT ngày 1/7/1993 của UBND tỉnh Lạng Sơn, Công ty Trách nhiệm Huy Hoàng được phép thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn của tỉnh với mức phí như sau:
Bảng 15: Mức phí vệ sinh môi trường tỉnh Lạng Sơn
Đơn vị: đồng/ tháng
TT
Đối tượng
Mức phí
1
Hộ không kinh doanh
8.000
2
Hộ có cửa hàng kinh doanh và các hộ kinh doanh tại chợ
12.000
3
Doanh nghiệp kinh doanh nhỏ (Khách sạn, nhà trọ tư
nhân, dịch vụ rửa ô tô, xe máy, hàng rong, kinh doanh
hàng tươi sống )
30.000
4
Khách sạn, nhà hàng kinh doanh ăn uống
50.000
5
Cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà máy, khách sạn lớn
theo hợp đồng
Nguồn: Quyết định 478 QĐ/UB - KT ngày 1/7/93 của UBND tỉnh Lạng Sơn
Từ bảng trên ta thấy, đối với các hộ dân không sản xuất, kinh doanh, mức phí vệ sinh môi trường của Lạng Sơn là 8000 đồng/hộ/tháng. Như vậy với mức phí 3100 < F < 4600 đồng/hộ/tháng đối với hộ không sản xuất giấy đưa ra như ở trên cho xã Phong Khê là hoàn toàn khả thi, thậm chí còn rất hiệu quả vì nó không chỉ đảm bảo chi phí thực tế cho thu gom mà còn nhỏ hơn rất nhiều mức phí của một tỉnh có thu nhập tương đương là Lạng Sơn. Trong Quyết định trên, mức phí vệ sinh môi trường cho các cơ sở sản xuất không được đưa ra, tuỳ theo tình hình cụ thể mà các cơ sở sản xuất ký hợp đồng với công ty thu gom và vận chuyển rác Huy Hoàng. Và khi đã ký kết hợp đồng thì thường là chi phí sẽ phải tương đối lớn, lớn hơn nhiều so với mức phí cho các khách sạn nhỏ, các nhà hàng kinh doanh ăn uống. Vì vậy, với lượng thải bình quân 50 kg/cơ sở sản xuất/ngày, lớn hơn hẳn so với lượng thải của các nhà hàng kinh doanh ăn uống hay các khách sạn nhỏ, trong điều kiện thu nhập bình quân của mỗi hộ sản xuất giấy là 30 triệu đồng/hộ/tháng thì mức phí 81.000 < F < 110.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ sản xuất giấy ở Phong Khê vẫn là mức phí hợp lý và khả thi.
Số tiền (lợi ích) thu được từ phí vệ sinh môi trường sau khi chi trả lương cho nhân viên thu gom và chi phí công cụ dụng cụ thu gom có thể dùng vào mục đích bảo vệ môi trường: trồng cây xanh, xây khuôn viên vườn hoa, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống chứa và thu gom rác, làm áp phích về môi trường, .....
Kết luận
Làng nghề tái chế giấy Phong khê có lịch sử lâu đời, đã từ lâu mang lại việc làm và thu nhập cho dân làng nghề. Ngày nay, do nhu cầu của thị trường, hoạt động sản xuất giấy của Phong Khê ngày càng phát triển nhanh chóng, mặt hàng sản xuất ngày càng đa dạng, đóng góp rất lớn vào ngân sách làng nghề.
Nhưng bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường lại đang là một vấn đề cấp bách đối với làng nghề, đặc biệt là ô nhiễm chất thải rắn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân trong xã, ảnh hưởng không chỉ đến sức khoẻ của người dân mà đến cả hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, một tuyến thu gom chất thải rắn cho làng nghề là hết sức cần thiết.
Luận văn này góp phần nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng chất thải rắn làng nghề tái chế giấy Phong Khê đồng thời đề xuất một tuyến thu gom chất thải rắn cho toàn xã. Những chi phí và lợi ích kinh tế được xác định và tính toán đã chỉ ra rằng hệ thống thu gom thiết lập là hoàn toàn hiệu quả, mang lại những lợi ích to lớn cho làng nghề cả về kinh tế, xã hội lẫn môi trường. Đồng thời luận văn cũng đề xuất giải pháp thu phí vệ sinh môi trường để duy trì hệ thống thu gom. Mức phí đưa ra được đánh giá là hiệu quả, hợp lý và hoàn toàn khả thi.
Phụ lục
Phiếu hỏi hộ sản xuất
Để góp phần đánh giá đúng những vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển các làng nghề, để có được các thông tin chính xác về hoạt động sản xuất tại các làng nghề góp phần xây dựng các phương án, chính sách phát triển phù hợp cho các làng nghề truyền thống đề nghị ông/ bà trả lời giúp các câu hỏi trong phiếu điều tra dưới đây. Những thông tin được cung cấp trong phiếu điều tra này sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên người trả lời phiếu .........................................................................
Thôn ...............................................................................................................
Số nhân khẩu trong hộ ...................................................................................
Gia đình bắt đầu sản xuất từ năm ..................................................................
Số công nhân đang làm việc trong cơ sở sản xuất là ............., trong đó............... là người nhà, ................ là người ngoài.
Ước tính giá trị cơ sở sản xuất hiện nay ........................................................
Thu nhập bình quân / tháng của cơ sở sản xuất............................ triệu đồng
Lượng bã thải, tro, xỉ than của cơ sở sản xuất thải ra một ngày............... kg
Bã thải, tro, xỉ than của cơ sở sản xuất được thải đi đâu
Ra ao, cống, rãnh cùng với nước thải
Ra vườn
Tiện đâu đổ đấy
Thu gom tập trung theo quy định của xã thôn
Thuê công nông chở ra bãi rác
Nếu thuê công nông chở ra bãi rác thì mỗi tuần chở ........... lần, chi phí một chuyến là ...................................đồng.
Nếu xã thành lập một hệ thống thu gom chất thải rắn cho toàn xã thì ông/ bà đồng ý chi trả mức phí vệ sinh môi trường/tháng là bao nhiêu
60.000 65.000 70.000
75.000 80.000 85.000
90.000 95.000 100.000
Mức khác ............................
Ông/bà đánh giá như thế nào về hiện trạng môi trường của xã/thôn
Rất tốt Tốt Khá
Trung bình Kém Rất kém
Theo ông/bà trong các loại ô nhiễm sau loại nào là đáng lưu tâm nhất đối với làng nghề hiện nay
Ô nhiễm nước Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm không khí Ô nhiễm đất
Ô nhiễm chất thải rắn
Theo ông/bà lý do chính dẫn đến tình trạng môi trường hiện nay..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ông/bà hoặc gia đình đã có những biện pháp gì để giảm bớt ô nhiễm
Thu gom chất thải để thải vào đúng nơi quy định
Tận dụng nguyên liệu, hoá chất để tăng hiệu suất trong quá trình sản xuất, giảm ô nhiễm
Thay đổi công nghệ, cách thức sản xuất
Biện pháp khác
Gia đình có người nào mắc một trong các bệnh thuộc loại sau
Bệnh về đường hô hấp Bệnh về đường tiêu hoá
Bệnh da liễu Bệnh về mắt
Bệnh phụ khoa
Nếu có thì bao nhiêu người ..............................................................................
Chi phí khám chữa các bệnh đó trung bình/năm của mỗi người là .............................................................................................................................
Theo ông/bà thì nguyên nhân nào gây ra các bệnh trên
Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nước
Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm đất
Ô nhiễm chất thải rắn
Hộ ông/bà đã tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường chung như thế nào?
Hoạt động
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ
Khơi thông hệ thống cống rãnh trong thôn
Thu dọn rác, chất thải tại những nơi công cộng
Trồng cây xanh, cải tạo đường xá
Tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người khác
Tham gia vào tổ vệ sinh môi trường
Hoạt động khác
Ông/bà nhận xét như thế nào về vai trò của tổ chức, đoàn thể tại địa phương trong giải quyết các vấn đề môi trường?
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
Rất kém
Chi bộ, Đảng bộ
Hội phụ nữ
Đoàn thanh niên
Hội cựu chiến binh
Hội người cao tuổi
Hội nông dân
Các tổ chức khác
22. Ông/bà có kiến nghị gì để giải quyết các vấn đề môi trường của xã/ thôn?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu hỏi hộ không sản xuất giấy
Để góp phần đánh giá đúng những vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển các làng nghề, để có được các thông tin chính xác về hoạt động sản xuất tại các làng nghề góp phần xây dựng các phương án, chính sách phát triển phù hợp cho các làng nghề truyền thống đề nghị ông/ bà trả lời giúp các câu hỏi trong phiếu điều tra dưới đây. Những thông tin được cung cấp trong phiếu điều tra này sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
1. Họ và tên người trả lời phiếu .........................................................................
2. Thôn ...............................................................................................................
3. .Số nhân khẩu trong hộ ...................................................................................
4. Thu nhập bình quân / tháng của hộ gia đình ......................................... đồng
5. Rác thải sinh hoạt bình quân của gia đình khoảng............... kg/người/ngày
6. Lượng rác thải sinh hoạt đó được thải đi đâu
Ra ao, cống, rãnh, bãi sông
Ra vườn
Tiện đâu đổ đấy
Thu gom tập trung theo quy định của xã thôn
7. Nếu xã thành lập một hệ thống thu gom chất thải rắn cho toàn xã thì ông/ bà đồng ý chi trả mức phí vệ sinh môi trường/tháng là bao nhiêu
2.000 2.500 3.000 3.500
4.000 4.500 5.000
Mức khác ............................
8. Ông/bà đánh giá như thế nào về hiện trạng môi trường của xã/thôn
Rất tốt Tốt Khá
Trung bình Kém Rất kém
9. Theo ông/bà trong các loại ô nhiễm sau loại nào là đáng lưu tâm nhất đối với làng nghề hiện nay
Ô nhiễm nước Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm không khí Ô nhiễm đất
Ô nhiễm chất thải rắn
Theo ông/bà lý do chính dẫn đến tình trạng môi trường hiện nay....................................................................................................................................................................................................................................................
10. Gia đình có người nào mắc một trong các bệnh thuộc loại sau
Bệnh về đường hô hấp Bệnh về đường tiêu hoá
Bệnh da liễu Bệnh về mắt
Bệnh phụ khoa
Nếu có thì bao nhiêu người ..............................................................................
Chi phí khám chữa các bệnh đó trung bình/năm của mỗi người là .............................................................................................................................
Theo ông/bà thì nguyên nhân nào gây ra các bệnh trên
Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nước
Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm đất
Ô nhiễm chất thải rắn
11. Hộ ông/bà đã tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường chung như thế nào?
Hoạt động
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ
Khơi thông hệ thống cống rãnh trong thôn
Thu dọn rác, chất thải tại những nơi công cộng
Trồng cây xanh, cải tạo đường xá
Tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người khác
Tham gia vào tổ vệ sinh môi trường
Hoạt động khác
12. Ông/bà nhận xét như thế nào về vai trò của tổ chức, đoàn thể tại địa phương trong giải quyết các vấn đề môi trường?
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
Rất kém
Chi bộ, Đảng bộ
Hội phụ nữ
Đoàn thanh niên
Hội cựu chiến binh
Hội người cao tuổi
Hội nông dân
Các tổ chức khác
22. Ông/bà có kiến nghị gì để giải quyết các vấn đề môi trường của xã/ thôn?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu tham khảo
A. Tài liệu Tiếng Việt
Cục Môi trường, Viện khoa học và Công nghệ môi trường, Hiện trạng sản xuất và môi trường một số làng nghề thuộc các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, 2000.
Dự án kinh tế chất thải WASTE ECON, Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
GVC. Nguyễn Duy Hồng, Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Bài giảng chuyên ngành), Khoa Kinh tế - Quản lý Môi trường & Đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, 1996.
TS. Phan Công Nghĩa, Giáo trình Thống kê môi trường, Khoa Thống kê, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Bộ môn kinh té đầu tư, Đại học Kinh tế quốc Dân Hà Nội, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.
Lê Đông Phương, Ngô Huy Toàn, Tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường tại Phong Khê, Bắc Ninh, Viện Môi trường và Phát triển bền vững- WWF, Hà Nội, 2002.
Trần Võ Hùng Sơn, Nhập môn phân tích lợi ích - chi phí, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Bắc Ninh, Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh, 1999, 2000, 2001.
Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Nguyễn Mạnh Khải, Ngô Huy Toàn và nnk, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách và công nghệ để cải thiện môi trường làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh, Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Nguyễn Thế Thảo, "Bắc Ninh khuyến khích phát triển làng nghề", trang 1-2, Báo Nhân dân, số 17183 ra ngày 7/8/2002.
Nguyễn Thị Thắng, "Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình thu gom và vận chuyển rác thải xóm Châu hưng - Hưng Thịnh - Hưng Nguyên - Nghệ An", Luận văn tốt nghiệp 40.25, Khoa Kinh tế - quản lý Môi trường và Đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, 2002.
GS.TS. Đặng Như Toàn, TS. Nguyễn Thế Chinh, GVC Lê Trọng Hoa, Bài giảng Kinh tế môi trường (chuyên ngành), Khoa Kinh tế - Quản lý Môi trường & Đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, 1996.
Th.S. Ngô Huy Toàn, "Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải làng nghề tái chế giấy Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh", Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, 2002.
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Y Hà Nội, Tác động đến sức khoẻ con người tại các làng nghề thủ công, Hà Nội, 1998.
UBND xã Phong Khê, Báo cáo hiện trạng môi trường xã Phong Khê - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh, 1996, 2001.
UBND xã Phong Khê, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp làng nghề sản xuất giấy Phong Khê - Yên Phong - Bắc Ninh, Bắc Ninh, 2000.
UBND xã Phong Khê, Báo cáo tình hình phát triển làng nghề xã Phong Khê, Bắc Ninh, 2001.
UBND xã Phong Khê, Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu công nghiệp sản xuất giấy Phong Khê, Bắc Ninh, 2001.
B. Tài liệu tiếng Anh
Michael Digregorio, Report on the Environment of Developing in industrializing craft villages, Center for Natural Resourses and Environmental Studies, Ha Noi, 1999.
U.S.EPA, Environmental Planning for Small Communies: a guide for Local Decision - Makers, office of Regional Operations and State/ Local Relation, Washington, New york, 1994.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37088.doc