BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ASPERGILLUS FLAVUS SINH ĐỘC TỐ AFLATOXIN TRÊN NGŨ CỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT QUANG
VÕ THỊ THANH TRANG
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục
Lời mở đầu
Chương_1: Tổng quan tài liệu
Chương_ 2: Vật liệu và phương pháp
Chương_ 3: Kết quả và biện luận
Chương_ 4: Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỤC LỤC
Lời cảm ơn--------------------------------------------------------------------------------------i
Mục lục------------------------------------------------------------------------------------------ii
Danh mục chữ viết tắt------------------------------------------------------------------------ iv
Danh mục Bảng --------------------------------------------------------------------------------v
Danh mục Hình ----------------------------------------------------------------------------- viii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .5
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu 5
1.1.1. Hình thái: .5
1.1.2. Sinh thái 5
1.1.3. Độc tố aflatoxin do Aspergillus flavus sản sinh 8
1.1.4. Biện pháp phòng ngừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: .13
1.2. Tổng quan về Aflatoxin .16
1.2.1. Lịch sử phát hiện aflatoxin [8]: .16
1.2.2. Công thức cấu tạo và một số tính chất lý hoá của Aflatoxin [8] 16
1.2.3. Sự hiện diện và phát triển của Aflatoxin B1 trong tự nhiên: 17
1.2.4. Tác hại của Aflatoxin: .19
1.2.5. Mức cho phép tối đa của các loại độc tố trong thức ăn chăn nuôi [2]:
.24
1.3. Phương pháp phát hiện A. flavus 27
1.3.1. Dựa vào đặc điểm hình thái [17], [18]: .27
1.3.2. Dựa trên phương pháp sinh học phân tử [18]: 28
1.4. Đặc tính và ứng dụng Cylodextrin [19] .30
1.4.1. Đặc tính .30
1.4.2. Cấu trúc và tính chất của các cyclodextrin .32
1.4.3. Đặc điểm của phức bao cyclodextrin 33
1.4.4. Ứng dụng của phức bao: .35
1.4.5. Tương tác của cyclodextrin với aflatoxin [12, 15] 35
1.5.Một số khái niệm trong quy trình xác nhận hiệu lực của phương pháp [14].37
1.5.1. Giới hạn phát hiện .37
1.5.2. Độ nhạy, độ đặc hiệu và tỷ lệ dương tính giả, tỷ lệ âm tính giả .37
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 38
2.1. Vật liệu: 38
2.1.1. Chủng chuẩn Aspergillus và mẫu thực phẩm .38
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ chính 39
2.1.3. Môi trường và hóa chất .40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
iii
2.2.1. Phương pháp chuẩn bị phòng ẩm nuôi cấy mốc [13] 40
2.2.2. Phương pháp định danh nấm mốc theo FAO – 1992 [10] 41
2.2.3. Phương pháp gây nhiễm chủng nấm mốc vào mẫu thực phẩm [14] .41
2.2.4. Phương pháp tách chiết mẫu (đĩa thạch) để phân tích HPLC [11] .44
2.2.5. Phương pháp khảo sát sự phát huỳnh quang của các chủng Aspergillus
flavus sinh aflatoxin 44
2.2.6. Phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện đặc tính
sinh aflatoxin dựa trên đặc điểm phát huỳnh quang. 45
2.2.7. Phương pháp xác định giới hạn phát hiện [14] .47
2.2.8. Xác định các thuộc tính của phương pháp [14] 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 51
3.1. Kết quả khảo sát đặc tính sinh Aflatoxin (dựa vào đặc điểm phát huỳnh
quang trên môi trường thạch) của một số chủng Aspergillus flavus. 51
3.2. Kết quả khảo sát các điều kiện tác động đến sự phát triển và khả năng phát
huỳnh quang của các chủng A. flavus 56
3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến sự phát triển và khả
năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: .57
3.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển và khả
năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: .61
3.2.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và khả
năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: .66
3.2.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH môi trường đến sự phát triển và
khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: .70
3.2.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cyclodextrin đến sự phát
triển và khả năng phát huỳnh quang của các chủng A. flavus: .74
3.2.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của ảnh hưởng của kháng sinh
(Chloramphenicol) đến sự phát triển và khả năng phát huỳnh quang
của các chủng A. flavus: 78
3.3. Xây dựng dự thảo phương pháp phát hiện A. flavus sinh độc tố Aflatoxin B1
trong ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi dựa trên đặc điểm phát huỳnh quang
của Aflatoxin khi kết hợp với cyclodextrin .80
3.4. Xác định giới hạn phát hiện của phương pháp mới xây dựng. 80
3.5. Xác định các thông số phương pháp mới: 85
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ .90
4.1. Kết luận 90
4.2. Đề nghị: 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .91
PHỤ LỤC 1: MÔI TRƯỜNG .94
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA AFLATOXIN BẰNG HPLC .97
PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH ĐỀ XUẤT 98
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu xây dựng quy trình phát hiện aspergillus flavus sinh độc tố aflatoxin trên ngũ cốc bằng phương pháp phát quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Đứng
trên góc độ an toàn thực phẩm các nhà khoa học đều cho rằng tác nhân gây ngộ độc
thực phẩm lớn nhất trong gạo và lạc là nấm mốc [4], [6], [7].
Lạc và các sản phẩm từ lạc chắn chắc là nơi phát triển ưa thích nhất của A.
flavus. Không phải chỉ có duy nhất loài này, nhiều loài nấm khác thường đi kèm với
nó, trong số này một số lớn loài cũng được xem là độc với súc vật : một số loài
Fusarium trong đó có F. monoliforme, các loài Rhizopus, các loài Penicillium
citrinum, P. purpurogenum...[4], [6], [7].
Lạc là một loại hạt có nước:7,4%, protein:28%, lipid: 44,5%, glucid:
15%...Các nhà khoa học cũng đã phân lập được ở trong lạc có một loài nấm độc
Aspergillus flavus và thấy rằng các trường hợp ngộ độc trước đây đều liên quan đến
nấm mốc độc đó. Nấm mốc độc này cũng có gặp ở trong một số ngũ cốc khác
nhưng với lạc có thể là môi trường thuận lợi nhất cho nó phát triển. Nấm mốc khi
xâm nhập vào trong lạc chúng phát triển làm cho lạc bị mốc xanh hoặc mốc vàng.
Đặc biệt nấm mốc này sinh ra độc tố Aflatoxin [4], [6], [7].
Trong gạo có chứa các thành phần hoá học như ở gạo tám glucid: 82,2%,
protein: 6,6%, nước:10%, lipid: 1,0%, chất khoáng: 0,4%, vitaminB1: 0,08%. Do đó
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 8 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
đây là một môi trường rất thuận lợi cho nấm mốc xâm nhập và phát triển khi biện
pháp bảo quản không hiệu quả. So với thóc, gạo không còn lớp vỏ trấu để bảo vệ,
các chất dinh dưỡng ở lớp ngoài của gạo lại nhiều nên rất dễ bị nấm mốc phá hoại.
Đặc biệt ở nước có khí hậu nóng ẩm, đây là một điều kiện tốt để cho nấm mốc sinh
trưởng gây ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. Các nhà khoa học đã phân lập được
nhiều loài nấm mốc trên gạo, trong mỗi loài có nhiều chủng, nhưng có hai loài hay
gặp nhất là Aspergillus và Penicilium [4], [6], [7].
1.1.3. Độc tố aflatoxin do Aspergillus flavus sản sinh
Tên Aflatoxin đã được dùng để gọi một hỗn hợp độc tố do Aspergillus flavus
sinh ra trước khi bản chất phức tạp của mỗi hợp chất được biết rõ. Thực ra,
Apergillus flavus chủ yếu sản sinh ra Aflatoxin B1 và các Aflatoxin khác có bản
chất hóa học tương tự gọi là Aflatoxin G1, B2, G2. Trong khi hầu hết các chủng
Aspergillus parasiticus đều sinh độc tố thì ở Aspergillus flavus sự sản sinh độc tố
Aflatoxin thay đổi theo từng chủng. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện xung
quanh, sự sản sinh Aflatoxin là kết quả của sự tác động qua lại giữa genotype của
chủng đó và điều kiện phát triển của nó [3].
1.1.3.1. Các chủng sinh độc tố :
Đã có một số lớn quan sát về tính chất ít nhiều sinh độc tố của nhiều chủng
nấm khác nhau: những quan sát này tiến hành trên các cơ chất tự nhiên hoặc trong
những điều kiện nuôi cấy nhất định. Một số tác giả ghi nhận được nhiều biến đổi
quan trọng về mặt sinh độc tố tùy theo cơ chất, từ đó đã phân lập chủng Aspergillus
flavus và tùy theo nguồn gốc địa lý: trong số 284 mẫu phân lập từ gạo ở Mỹ có 94%
số chủng sinh độc tố, 86% đối với các mẫu phân lập từ lạc, và 71% cũng được phân
lập từ lạc như ở Ixraen. Các chủng gốc vùng nhiệt đới có nhiều loài sinh độc tố hơn
vùng ôn đới [3].
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 9 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngoài ra, số lượng Aflatoxin sản sinh ra cũng thay đổi rất nhiều tùy theo các
chủng, người ta đã tìm thấy điều này khi nuôi cấy chúng để so sánh trên cùng một
cơ chất và trong những điều kiện như nhau. Người ta đã ghi lại những mức sản sinh
từ một vài mg/kg đến 100, 200, 500, 1000 và thậm chí gần 2000 mg/kg cơ chất.
Gần đây hơn, ngoài việc định lượng tổng số Aflatoxin, người ta còn quan tâm xác
định tỷ lệ riêng phần của các Aflatoxin đã biết. Nói chung, Aflatoxin B1 được tạo ra
nhiều nhất trong cả thiên nhiên lẫn trong nuôi cấy, rồi đến Aflatoxin G1, sau đó là
Aflatoxin B2, còn về G2 và các chất khác tỷ lệ thấy khá thấp [3].
Người ta đã thử nhận dạng các chủng sinh độc tố và các chủng không sinh
độc tố qua những đặc điểm hình thái. Một số người cho rằng các chủng sinh độc tố
bao giờ cũng có đầu bào tử đính màu xanh lục, ngay cả ở các giống nuôi cấy lâu
ngày, thể bình hai lớp, cuống bào tử đính có vách có gai, ở những chủng sinh độc tố
có sự phình to một số phần của sợi nấm tạo thành những cục nhỏ, những dị thường
đặc trưng cho các dòng sản sinh Aflatoxin. Tuy nhiên thường có lẻ rất khó thăm dò
biết một cách chắc chắn những chủng có sinh Aflatoxin và những chủng không sinh
Aflatoxin ngoài cách dùng con đường sinh học và hóa học [3].
1.1.3.2. Cơ chất và các điều kiện xung quanh để các chủng A. flavus sản
sinh aflatoxin :
Các chủng phát triển trên hạt có dầu và nhất là trên lạc và những sản phẩm
từ lạc được ghi nhận sinh đôc tố nhiều hơn các chủng phân lập từ sản phẩm ngũ cốc
ở các nước thuộc địa. Các chủng phân lập từ thịt ôi, bánh mì, các thực phẩm bột
sống hoặc pho mát ô nhiễm tự nhiên thường không hoặc ít sinh độc tố. Ngược lại,
gần một phần ba số chủng phân lập từ gia vị có sản sinh Aflatoxin [3].
Tính độc của một số chủng được giảm độc tính nếu sau này các chất độc của
chúng được những vi sinh vật khác chuyển hóa thành những chất dẫn xuất không
hoạt động. Chính vì vậy ở Texas, người ta rất ngạc nhiên khi thấy lạc có vỏ nhiễm
Aspergillus flavus rất nặng nhưng lại có độ độc thấp. Nghiên cứu các củ lạc đó, thì
phát hiện có những loài vi khuẩn và nấm có khả năng hoặc ức chế sự hình thành các
Aflatoxin hoặc biến đổi những Aflatoxin được sản sinh ra thành những chất ít độc
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 10 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
hơn. Người ta đã dựa trên hiện tượng này để tìm tòi một biện pháp sinh học nhằm
tẩy độc các sản vật đã bị hư hỏng [3].
Sản lượng Aflatoxin thường tỷ lệ với trọng lượng hệ sợi nấm tạo thành khi
nuôi cấy: khi số lượng hệ sợi nấm đạt trị số tối ưu thì sản lượng đó lớn nhất, nhưng
nó giảm sút rất nhanh chóng bắt đầu từ lúc hệ sợi nấm tự phân giải: sự phân giải này
tương ứng với sự phân hủy các Aflatoxin, được đẩy mạnh khi thông khí tốt và lắc
mạnh các bình nuôi cấy [3].
Nhìn chung, sự sản xuất Aflatoxin, trong điều kiện nuôi cấy thông thường,
bắt đầu từ lúc hình thành các cơ quan mang bào tử đính của Aspergillus flavus, nó
tăng dần cho đến giai đoạn sinh bào tử mạnh mẻ, tức là khoảng ngày thứ 6 rồi giảm
sút [3].
Nhiều yếu tố vật lý và dinh dưỡng khác cũng ảnh hưởng đến hàm lượng
Aflatoxin được sinh ra trong điều kiện nuôi cấy và điều kiện tư nhiên. Những biến
thiên về nhiệt độ có thể thấy trong thiên nhiên, với nhiêt độ ở các đỉnh cao là 45-
50oC cho thấy không thuận lợi cho việc sản sinh Aflatoxin bằng nhiệt độ ổn định ở
25oC [3].
Hàm lượng nước của cơ chất có vai trò trong việc sản sinh Aflatoxin, gắn
liền với sự phát triển tương đối của A. flavus, ở 32oC trên lạc có hàm lượng nước
trong khoảng 15 và 30% Aflatoxin hình thành sau 2 ngày. Như vậy, trong điều kiện
nhiệt đới, nếu A. flavus phát triển trên lạc không có Aflatoxin thì 48h sau có thể
phát hiện được Aflatoxin. Trên gạo có hàm lượng nước 24-26% hoặc trên ngô 19-
24%, Aflatoxin cũng hình thành nhanh chóng như vậy nếu nhiệt độ khá ấm [3].
Giá trị pH ban đầu có ảnh hưởng rất ít đến sự hình thành Aflatoxin. Giá trị
pH thích hợp để A. flavus sinh độc tố aflatoxin ở giá trị pH giữa 4-5. Hàm lượng khí
cacbonic tăng lên trong khí quyển làm hạn chế sự sinh trưởng của A. flavus do đó
giảm lượng Aflatoxin sinh ra, giảm hàm lượng oxi và tăng hàm lượng nitơ trong khí
quyển hàm lượng Aflatoxin cũng giảm [3].
Các Aflatoxin được xem là nhạy cảm với ánh sáng, nhưng thực tế chúng
nhạy cảm với tia tử ngoại [3].
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 11 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người ta đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về tầm quan trọng của các
yếu tố dinh dưỡng khác nhau lên sản lượng Aflatoxin thể hiện qua các điều kiện
nuôi cấy khác nhau [3]:
Bảng 1.1 Ảnh hưởng của chủng A. flavus và các điều kiện nuôi cấy để sản sinh ra
Aflatoxin
Số lượng so sánh (% các
Aflatoxin)
Chủng
Môi trường
nuôi cấy
Tổng lượng
Aflatoxin
(mg/l hoặc
mg/kg) B1 B2 G1 G2
ATCC 15517 Tổng hợp 45 87 4 9 <1
Chưa xác định Lạc 265 44 1 54 1
Chưa xác định Lạc 14 98 2 0 0
NRRL 2999 Lúa mì 870 35 9 48 7
NRRL 2999
Lúa mì +
metionin
1700 44 11 38 7
NRRL 2999 Gạo ? 23,8 6,3 6,8 0,9
NRRL 3000
Sacarose + các
acid amin
(nuôi cấy
chìm) 72h ở
20oC
86 26 0 74 0
NRRL 3000 -Nt- ở 25oC 154 70 0 30 0
Ghi chú: ATCC, NRRL : ký hiệu của bộ sưu tập chủng chuẩn
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 12 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nguồn Cacbon :
Nhiều tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc thêm các đường hexose vào
môi trường nuôi cấy chất khoáng lên hàm lượng Aflatoxin do A. flavus sinh ra và
ghi nhận các đường glucose, fructose, manose thuận lợi cho sự tổng hợp Aflatoxin
[3].
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của các đường hexose khác nhau lên lượng Aflatoxin sinh ra.
Nồng độ Glucid
1% 3%
D glucose +++ +++
D manose +++ +++
D fructose +++ +++
D galactose - ++
D gulose - 0
D arabinose - -
D xylose + ++
D ribose - +
D eritrose - 0
D glyceraldehyde +++ +++
Ghi chú: Số dấu + chỉ lượng aflatoxin nhiều hay ít, dấu – chỉ không có, số O là
không thí nghiệm
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 13 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nguồn đạm [3]:
Sản lượng Aflatoxin cao nhất thu được trên môi trường có tính chất nấm men
hoặc có peptone hoăc tốt hơn nữa là có acid amin trong đó glycin hoặc glutamat,
alanin và acid aspartic thì kém hơn một ít.
Tiamin và các vitamin nhóm B kích thích sự tổng hợp các Aflatoxin.
Các ion kim loại [3]:
Sự có mặt của kẽm, catmi, magie hoặc sắt kích thích sự sản sinh Aflatoxin,
coban, crom, canxi, mangan chỉ có ít hiệu lực. Thêm 3,9 μmol Bari acetate thì sự
tạo thành Aflatoxin bị ức chế.
1.1.4. Biện pháp phòng ngừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Nước ta có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đây là một điều kiện thuận lợi để
cho nấm mốc xâm nhập và phát triển gây hại nông sản thực phẩm nói chung và gây
hại đến gạo, lạc nói riêng. Chúng có khả năng phát triển tốt ở trong các thực phẩm
có độ ẩm trên 10%, đồng thời có khả năng sản sinh ra độc tố gây bệnh. Cũng chính
từ đây chúng sẽ lây nhiễm sang người ăn và gây cho người những căn bệnh hiểm
nghèo. Để hạn chế và loại trừ nấm mốc ra khỏi gạo, lạc cần phải có biện pháp kiểm
soát, bảo quản hữu hiệu từ giống, phân bón, đồng ruộng, thu hoạch, vận chuyển,
bảo quản, chế biến…[4], [6], [7].
Chúng ta biết nấm mốc hiện diện ở rất nhiều nơi, vì thế trong lương thực
thực phẩm, thức ăn gia súc hầu như bào tử nấm mốc đều ở tư thế sẵn sàng chờ "cơ
hội", chúng phát triển mạnh nếu có độ ẩm, nhiệt độ môi trường thích hợp.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 14 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
• Những giải pháp phòng và chống độc tố nấm mốc: [2]
9 Kiểm tra, khống chế độ ẩm và nhiệt độ thích hợp trong quá trình dự
trữ nguyên liệu:
Phải sấy khô nguyên liệu trước khi đưa vào kho dự trữ. Muốn nguyên liệu
tốt, chúng ta cần có những qui định tình trạng của từng loại hạt trong điều kiện dự
trữ cụ thể. Luôn luôn có sự cân bằng giữa độ ẩm không khí và độ ẩm nguyên liệu,
cân bằng này thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Mức phổ biến nhất cho hạt
dự trữ an toàn là 13% ẩm độ.
9 Kiểm soát và trừ khử côn trùng, sâu mọt trong kho:
Người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa sự phá hại của sâu mọt, côn trùng
trong nguyên liệu và sự phát triển nấm mốc. Điều này có thể giải thích bởi 2 lý do:
¾ Hoạt động trao đổi chất của côn trùng, sử dụng chất hữu cơ trong nguyên
liệu, hô hấp sinh ra nước làm cho môi trường trữ thức ăn ngày càng ẩm thêm,
tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
¾ Côn trùng sâu mọt đục khoét hạt, di chuyển trong nguyên liệu mang trên
mình nó những bào tử nấm phát tán nhanh trong nguyên liệu. Theo tài liệu
FAO (1979) thì côn trùng sâu mọt có thể làm tăng sự phát triển của nấm mốc
lên từ 10 - 30%.
9 Sử dụng hóa chất để phòng chống nấm mốc xâm nhập vào thức ăn:
Có nhiều chất hóa học khác nhau có thể khống chế sự nhiễm nấm mốc trong
thức ăn. Hợp chất tương đối an toàn không độc hại và có hiệu lực ngăn chặn sự phát
triển nấm mốc trong thức ăn là acid propionic và các muối của nó. Theo tài liệu
FAO Rome (1979) thì hợp chất này ngăn chặn nấm mốc cho kết quả đầy hứa hẹn.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 15 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
9 Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi ammoniac (NH3):
Sự khử độc bằng ammoniac dưới áp suất cao đã được Dollear và Gardner
(1966) thực hiện ở áp suất 1,5 - 3 bars để khử độc bánh dầu phộng và bánh dầu hạt
bông. Sự phá hủy gần như hoàn toàn Aflatoxin trên đậu phộng được thực hiện trên
hạt bông và phương pháp này đã được ứng dụng ở Mỹ năm 1969 như là một
phương pháp xử lý bánh dầu, bông vải. Ở Pháp kỹ thuật này được thử trên bánh dầu
phộng từ năm 1972 bởi Prevol. Tuy nhiên phương pháp xử lý này làm tổn hại đến
acid amin chứa lưu huỳnh trong thức ăn.
9 Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt:
Một giải pháp khác ít tốn kém hơn mà cũng có thể cho kết quả tốt, đó là việc
sử dụng các chất hấp phụ để kết dính độc tố loại thải ra ngoài theo phân, làm giảm
thiểu tính độc hại của chúng đối với cơ thể.
Nếu thức ăn thường xuyên bị nhiễm độc tố nấm mốc mà không có điều kiện
phân tích kiểm tra thì nên sử dụng chất hấp phụ kết dính độc tố là giải pháp dễ thực
hiện và cũng có hiệu quả.
Có thể lên men các sản phẩm sau thu hoạch theo nguyên lý ức chế các vi
sinh vật khác có thể ức chế sinh tổng hợp Aflatoxin hay hấp thu Aflatoxin. Có thể
dùng các tác nhân vật lý như các tia gamma, tia cực tím và các tác nhân hóa học để
chiết tách hay làm thay đổi cấu tạo phân tử của mycotoxin. Tuy nhiên các phương
pháp này có những hạn chế vì xử lý Aflatoxin kém hiệu quả kinh tế vì chi phí lớn
[3].
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 16 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.2. Tổng quan về Aflatoxin
1.2.1. Lịch sử phát hiện aflatoxin [8]:
Vào năm 1960, nghề nuôi gia cầm ở nước Anh bị tổn thất rất nặng nề, lúc
đầu hơn 10.000 gà tây chết vì một bệnh mới gọi là « bệnh gà tây X» (Turkey X
disease). Sau đó, các loại gia cầm khác như vịt, gà lôi cũng bị nhiễm bệnh và chết
rất nhiều. Qua điều tra người ta xác định được bệnh đó có liên quan đến một loại
độc tố do nấm có trong thức ăn sinh ra. Đến năm 1961, người ta đã tìm ra bản chất
hoá học của chất này là Aflatoxin do vi nấm Aspergillus flavus và Aspergillus
parasiticus. Aflatoxin có 4 dẫn xuất quan trọng là AFB1, AFB2, AFG1, AFG2.
Giữa 4 loại trên thì Aflatoxin B1 chiếm nhiều nhất trong nông sản và gây tác hại
nhiều nhất, gây ngộ độc nhanh nhất và phổ biến nhất (Nabil Saad, 2004).
Năm 1961, các công trình nghiên cứu công nhận rằng Aflatoxin được sinh ra
bởi nấm Aspergillus flavus và có thể là nguyên nhân gây ra khối u gan của động vật
(Dollar et al, 1967 ; Sanchehez, 1994). Từ đó trở đi có nhiều công trình nghiên cứu
về độc tố Aflatoxin. Các nhà khoa học cũng đã xác định được công thức phân tử và
công thức cấu tạo của Aflatoxin :
1.2.2. Công thức cấu tạo và một số tính chất lý hoá của Aflatoxin [8]
Công thức phân tử của 4 loại Aflatoxin (AFB1, AFB2, AFG1, AFG2):
• AFB1 : C17H12O6
• AFB2 : C17H14O6
• AFG1 : C17H12O7
• AFG2 : C17H14O7
Trong đó, AFB2 và AFG2 là dẫn xuất dihydroxy của B1 và G1 (Victoria, 2001:
Nabil Saad, 2004)
Ngoài 4 loại trên, Aflatoxin còn có thêm hai sản phẩm trao đổi chất là Aflatoxin M1
và M2. M1 là 4-hydroxy Aflatoxin B1 và M2 là 4-hydroxy Aflatoxin B2.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 17 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Công thức cấu tạo của 4 loại aflatoxin như sau:
Hình 1.4. Công thức cấu tạo hoá học của AFB1, AFB2, AFG1 và AFG2
(Vitoria, 2001)
Tính chất lý học của các loại Aflatoxin:
AFB1: có điểm nóng chảy 268-269oC, có màu xanh lam trên đèn huỳnh quang
AFB2: có điểm nóng chảy 286-289oC, có màu xanh lam trên đèn huỳnh quang
AFG1: có điểm nóng chảy 244-246oC, có màu xanh lục trên đèn huỳnh quang
AFG2: có điểm nóng chảy 229-231oC, có màu xanh lục trên đèn huỳnh quang
(Aflatoxin Home Page)
1.2.3. Sự hiện diện và phát triển của Aflatoxin B1 trong tự nhiên:
Aflatoxin thường xuất hiện trong các sản phẩm nông nghiệp trên cánh đồng
trước khi thu hoạch hoặc sau khi thu hoạch nếu sản phẩm không được phơi khô
ngay hay ẩm độ trong sản phẩm cao tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Trong
điều kiện bảo quản không tốt, sản phẩm bị sâu bọ hoặc các loài gặm nhấm đục
khoét cũng là điều kiện thuận lợi làm cho sản phẩm bị nhiễm Aflatoxin. Đôi khi
sữa, trứng, thịt cũng bị phát hiện có Aflatoxin do động vật đã ăn những loại thức ăn
bị nhiễm Aflatoxin. Các sản phẩm thường có nguy cơ bị nhiễm Aflatoxin cao nhất
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 18 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
là bắp, đậu phộng và hạt bông (Nabil Saad, 2004). Theo hagazy (1988), ở Ai Cập
32% số ngũ cốc và 6% số loại bột cá đem kiểm nghiệm bị nhiễm Aflatoxin từ 1-
50ppb; 8% số ngũ cốc và 16% số loại bột cá bị nhiễm từ 201-2000ppb (trích dẫn
bởi Diab et al, 2000). Ở Indonesia, người ta cũng đã điều tra phát hiện Aflatoxin ở
đậu từ 40 – 4100 ppb và tỷ lệ đậu nhiễm nấm chiếm từ 60-80%, ở bắp là 5,3-291,11
ppb (Sudjadi et al, 1999). Theo Bhatti et al, (2001), trong 3320 mẫu nguyên liệu có
nguồn gốc động vật, thực vật ở Pakistan được kiểm nghiệm đều có chứa Aflatoxin
B1 (AFB1) với hàm lượng thấp nhất là 13 ppb và cao nhất là 78 ppb. Hầu hết các
mẫu cám gạo, cám lúa mì, bột bắp, bột cá, bột hướng dương, bột đậu nành và bột
hạt bông đều có hàm lượng AFB1 cao hơn mức khuyến cáo (20 ppb) của tổ chức
FDA (Food and Drug Administration, Hoa Kỳ ) [8].
Aflatoxin cũng có thể hiện diện trong các loài thực phẩm chế biến, đặc biệt là
các sản phẩm từ bắp. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng có những phương pháp thích
hợp nhằm hạn chế tối đa loại độc tố này. Những sản phẩm từ sữa bột, phomai, sữa
chua đôi khi cũng phát hiện có Aflatoxin [8].
Nấm mốc sinh ra độc tố thường phát triển trong điều kiện tự nhiên ở những
quốc gia vùng nhiệt đới. Điều kiện dự trữ thức ăn và nguyên liệu thức ăn không
thích hợp khi nhiệt độ môi trường trên 27oC, độ ẩm môi trường lớn hơn 62% và độ
ẩm trong thức ăn lớn hơn 14% (Juli-Anne and Yanong, 1995; Diab, 2000; Nabil
Saad, 2004) và sự sâm nhập của sâu bọ...là những nhân tố quan trọng nhất để nấm
mốc phát triển và sinh ra độc tố Aflatoxin [8].
Những phương pháp chế biến thông thường không làm giảm Aflatoxin trong
thức ăn do phân tử Aflatoxin rất bền với nhiệt, Aflatoxin chỉ bị nóng chảy ở nhiệt
độ rất cao, trên 250oC (Gayatri, 2000) [8].
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 19 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.2.4. Tác hại của Aflatoxin:
* Tính chất gây ung thư của các u gan liên quan đến các Aflatoxin [3]:
Vấn đề được đặt ra là tìm hiểu các u gan do Aflatoxin gây ra có bản chất ung
thư thật không.
Theo định nghĩa, các đặc điểm của ung thư là phải mang những tính chất vô
tổ chức, thâm nhiễm và có di căn. Một sự tăng sinh bất bình thường các tế bào có
thể dẫn đến hoặc là một u lành, gồm những tế bào giống hệt nhau, không có tính
chất tràn lấn hoặc là một u ác tính gồm những tế bào tăng sinh vô tổ chức, tế bào
này phát triển hơn tế bào kia, gạt các tế bào bên cạnh ra, thâm nhiễm vào tận các tổ
chức bên cạnh, ngoài ra từ trung tâm chính có những tế bào tách ra, mượn đường
các mạch máu và mạch limpho, tràn lấn các tuyến và tạo nên những trung tâm mới
(gan, xương...). Trường hợp ung thư gan việc chẩn đoán sẽ dễ dàng nếu khối u có
những di căn, hoặc có thể cấy sang một cơ quan khác. Khi thiếu 2 tiêu chuẩn đó, thì
phải dùng các tiêu chuẩn nhìn mắt thường và qua kính hiển vi. Trước hết, về kích
thước, người ta đề nghị một hòn nhỏ phải có đường kính tối thiểu là 1cm, khó mà
khẳng định là có ung thư hay không khi các hòn nhỏ trong gan bé hơn thế nhiều.
Sau đó phải xuất huyết và hoại tử. Về mặt mô học phải quan sát thấy một sự xâm
nhập khu vực, một sự biến hình tế bào, sự mất tính phân cực và nhiều dạng gián
phân. Kiểu tổn thương này đã được gọi là u gan. Ở đây có chỗ dễ nhầm lẫn bởi vì
trong khi một số tác giả dành thuật ngữ này cho các u gan ác tính thì số khác lại
dùng nó cho các tổn thương gan lành.
* So sánh với tác động của Aflatoxin với những chất gây ung thư gan khác [3]:
Các tổn thương do các Aflatoxin (với liều lượng 3-4 mg/kg) về nhiều mặt,
gần gũi với các tổn thương và những chất gây ung thư gan quen thuộc khác gây nên.
Ngoài sự tăng sinh các tế bào nhu mô lớn, chứng xơ hóa do các tác động của các
Aflatoxin cũng giống chứng xơ hóa mà người ta đã thấy ở các ung thư khác.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 20 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Do tác dụng của 4-dimetylaminoazobenzen, người ta thấy ở giai đoạn đầu
của thể ác tính có sự tăng sinh hệ thống mật, những hòn nhỏ tái sinh và một vài tế
bào nhu mô lớn.
Nếu đem so sánh các biến đổi đó với các biến đổi do các tác nhân khác độc
với gan gây ra:
• Dưới tác động của cacbontetraclorua, những biến đổi mô học nhanh chóng
diễn ra, 18 giờ sau khi nhiễm độc, đã thấy rõ các vết hoại tử chúng ở trung
tâm tiểu thùy (chứ không ở ngoại vi). Các tổn thương đó không làm rối loạn
kiến trúc ở gan.
• Chất dimetyl-nitrozamin (DMN) cũng gây những tổn thương ở trung tâm
tiểu thùy, đặc trưng bởi những điểm hoại tử chảy máu, xảy ra vài giờ sau khi
có tác động của tác nhân gây độc. Người ta đã chứng minh rằng, chất DMN
tác động như là một chất ankyl hóa: khi nhiễm độc mãn tính nó gây ra ung
thư mạnh.
• Chất xiacin chiết từ hạt cây tuế Cycas circinalis, cũng có khả năng gây ung
thư gan khi nhiễm độc mãn tính. Khi nhiễm độc cấp tính nó gây ra những tổn
thương ở tiểu thùy rất giống các tổn thương của DMN cũng là những khối u
ở thận
• Các ancaloit của cỏ lưỡi chó Senecio, như chất laziocacpin và chất retrocxin
gây ra ở chuột, khi nhiễm độc cấp tính hoại tử giữa tiểu thùy, nhưng khi liều
lượng đổi đi một chút thì gan không thể trở lại trạng thái bình thường.
• Tất cả những tác nhân độc với gan đều gây ra những biến đổi ở giữa tiểu
thùy. Tuy nhiên một số khá ít chất gây hoại tử quanh cửa như các hoại tử thu
được với Aflatoxin. Các rượu alylic, chất mangan, chất photpho thuộc loại
đó nhưng chưa chứng minh được là chất gây ung thư.
• Trong những tổn thương gan do chất spordesmin gây ra, người ta thấy tăng
tính thấm nước ở mao mạch: Aflatoxin có tính chất tương tự nhưng cho đến
lúc này Aflatoxin vẫn chưa được cho là chất gây ung thư.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 21 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
* Kết luận về khả năng gây ung thư của các Aflatoxin [3]:
Tất cả các chất gây ung thư đều sản sinh ra cùng một dạng khối u. Với
Aflatoxin gây bệnh chủ yếu trên tế bào gan ít nhiều có phân hóa, có sinh những di
căn và thỉnh thoảng có ung thư túi mật, cũng có di căn. Trong một số trường hợp
những di căn như vậy có thể lan tới phổi.
Có thể thấy trong khối u đủ mọi loại tế bào, từ những tế bào nhu mô phân
hóa rõ rệt qua các ung thư túi mật đến những ung thư giảm biệt hóa.
Aflatoxin là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất tác động qua
đường miệng. Nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 89 ngày
sẽ đưa đến ung thư gan sau hơn một năm. Nếu so sánh các liều lượng có thề hình
thành ung thư trong những điều kiện giống hệt như nhau người ta thấy rằng một liều
Aflatoxin ít hơn 1000 lần so với chất nhuộm màu azoic đã đủ để gây ung thư.
Những người Bantou, ở Transvaal, ở Swaziland và ở khắp vùng Nam phi nơi
mà người ta ăn nhiều lạc có mốc A. flavus con số ung thư gan rất lớn. Những điều
quan sát thấy ở Mazambic và ở Uganda lại còn đáng lo ngại hơn: người ta đã ghi
nhận các trường hợp ung thư gan ở Mazambic còn nhiều hơn ở Hoa Kỳ đến 58 lần.
Mỗi năm cứ 100000 người dân các nước như Hà Lan, Na uy hoặc Canada thì có
một người ung thư gan còn ở Bantou cứ 103,8 người, ở Nam Phi 19,2 người, ở
Nigieria 9,8 người và ở Hawai 9,7 người thì có một người bị ung thư gan. Năm
1970, ở Uganda một thanh niên người Phi bị chết : anh ta bị phù phổi to tim và bị
hoại tử giữa tiểu thùy khuếch tán ở gan. Đó là triệu chứng thường gặp trong các
trường hợp bệnh do độc tố Aflatoxin, đồng thời các người trong gia đình cũng bị
đau bụng dữ đội mà thực phẩm chủ yếu của họ là sắn có chứa tới 1,7mg/kg
Aflatoxin.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 22 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
* Các ảnh hưởng về mặt hóa sinh học của các Aflatoxin [3]:
Nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành nhằm làm sáng tỏ phương
thức tác động hóa sinh tác động lên các thành phần cấu tạo tế bào và nhất là lên các
chất nucleic acid và lên sự chuyển hóa các protein . Tác động của Aflatoxin B1
giống với chất actimomicin D.
Aflatoxin có thể coi là một chất ức chế các quá trình sinh tổng hợp : liều
lượng cao có thể gây ức chế hoàn toàn nhưng liều lượng nhẹ có thể cho những kết
quả tiệm tiến.
Các giai đoạn kế tiếp nhau của tác động hóa sinh học của Aflatoxin ở các tế
bào gan mà mỗi giai đoạn là kết quả của giai đoạn trước.
• Tác động qua lại với các DNA và ức chế các polymerase chịu trách
nhiệm tổng hợp DNA và RNA.
• Đình chỉ sự tổng hợp DNA
• Tiêu giàm sự tổng hợp RNA và ức chế RNA truyền tin
• Xuất hiện những hình thái hạt nhân
• Giảm bớt sự tổng hợp protein
* Triệu chứng khi vật nuôi bị ngộ độc nấm mốc cùng với một số biện pháp phòng
ngừa ngộ độc nấm mốc thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi, nếu có nấm mốc sẽ để lại hậu quả không
nhỏ, gây tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi.
A. flavus phát triển mạnh trên các thức ăn giàu đạm thực vật, nhất là các loại
thức ăn giàu đạm thức vật như lạc, đỗ tương… và còn thấy nhiều ở ngô, cám gạo.
Trong quá trình phát triển, chúng sản sinh ra độc tố Aflatoxin M, Aflatoxin B1 gây
suy thoái miễn dịch, ngăn cản sự sản sinh kháng thể. Vì vậy, ở các cơ sở chăn nuôi
gà, nếu sử dụng thức ăn có nhiễm độc tố này, chắc chắn sẽ xảy ra dịch bệnh truyền
nhiễm mặc dù đã tiêm phòng tốt các loại vacxin đó.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 23 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Sự mẫn cảm của Aflatoxin đối với từng loài rất khác nhau và được chia làm
ba nhóm sau:
• Mẫn cảm nhất: vịt, gà tây. Hàm lượng Aflatoxin nhỏ hơn 1ppm (phần triệu)
trong thức ăn hàng ngày đã gây ngộ độc
• Mẫn cảm vừa: bò, lợn và gia cầm khác. Hàm lượng Aflatoxin xấp xỉ 10ppm
trong thức ăn hàng ngày sẽ gây ngộ độc.
• Mẫn cảm ít: cừu. Hàm lượng Aflatoxin lớn hơn 10ppm trong thức ăn hàng
ngày mới gây ngộ độc.
Đáng chú ý có bê, chỉ cần hàm lượng 2ppm đã gây ngộ độc. Đặc biệt, gia súc
non rất dễ bị ngộ độc do bú sữa.
Ngộ độc Aflatoxin được chia làm hai thể sau:
• Thể cấp tính: Gan biến đổi, màu nhạt, hoại tử, xuất huyết, … và viêm cầu
thận nặng.
• Thể mạn tính: Con vật bỏ ăn, chậm lớn, gầy yếu, lông xơ xác. Mổ khám thấy
gan biến đổi nặng nhất như: xơ gan, có các khối u hoặc gan nhiễm mỡ, thoái
hóa, xuất huyết, hoại tử.
Không có phương pháp điều trị đặc biệt cho gia súc, gia cầm bị ngộ độc độc
tố do loại nấm này sinh ra, vì vậy điều quan trọng là cần chú ý loại bỏ thức ăn bị
mốc có chứa Aflatoxin.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 24 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.2.5. Mức cho phép tối đa của các loại độc tố trong thức ăn chăn nuôi [2]:
9 Những qui định của Việt nam:
Qui định về độc tố Aflatoxin B1 và Aflatoxin tổng số của Việt Nam do Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn ký ngày 31/10/2001, Số 104/2001/QĐ/BNN
như sau:
Bảng 1.3. Qui định hàm lượng tối đa độc tô nấm mốc Aflatoxin B1 và tổng hàm
lượng các Aflatoxin (B1+B2+G1+G2) được tính bằng mg trong 1 kg thức ăn hỗn
hợp hoàn chỉnh cho gia súc gia cầm (ppb):
Loại vật nuôi
Aflatoxin B1
(ppb)
Tổng số các Aflatoxin
(ppb)
Gà con từ 1-28 ngày tuổi ≤ 20 ≤ 30
Nhóm gà còn lại ≤ 30 ≤ 50
Vịt con từ 1-28 ngày tuổi Không có ≤ 10
Nhóm vịt còn lại ≤ 10 ≤ 20
Heo con theo mẹ 1-20 ngày tuổi ≤ 10 ≤ 30
Nhóm heo còn lại ≤ 100 ≤ 200
Bò nuôi lấy sữa ≤ 20 ≤ 50
- Đối với các loại vật nuôi còn nhỏ ở độ tuỗi từ 1-28 ngày rất mẫn cảm với
Aflatoxin, do đó hàm lượng tối đa độc tố Aflatoxin B1 trong thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh phải nhỏ hơn 20 ppb; đặc biệt đối với vịt con, trong thức ăn không
được chứa Aflatoxin B1.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 25 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
9 Những quy định của Mỹ về độc tố aflatoxin trong thức ăn và thực
phẩm:
Bảng 1.4. Những quy định mức cho phép Aflatoxin trong thức ăn ở Mỹ (FAO,
1995):
Loại thực liệu Loại Aflatoxin
Mức cho phép
(ppb)
Phương pháp
phân tích
Mọi thức ăn (người), trừ sữa B1+B2+G1+G2 20 TLC, HPLC
Sữa (làm thực phẩm cho người) M1 0,5 TLC, HPLC
Thực liệu thức ăn gia súc khác B1+B2+G1+G2 20 TLC, HPLC
Hạt bông vải làm nguyên liệu
thức ăn cho bò thịt, heo, gia cầm
B1+B2+G1+G2 300 TLC, HPLC
Bắp và khô dầu phộng (cho bò,
heo, gia cầm trưởng thành vỗ
béo)
B1+B2+G1+G2 200 TLC, HPLC
Bắp cho thú non và bò sữa B1+B2+G1+G2 20 TLC, HPLC
Bắp cho thú, bò thịt, heo, gà
giống
B1+B2+G1+G2 100 TLC, HPLC
Bắp cho bò thịt vỗ béo B1+B2+G1+G2 300 TLC, HPLC
Bắp cho heo vỗ béo B1+B2+G1+G2 200 TLC, HPLC
- Trong các loại thức ăn trên, sữa là sản phẩm có mức cho phép Aflatoxin rất thấp:
0,5ppb; tiếp đến là thức ăn cho người, thức ăn gia súc, bắp cho thú non và bò sữa
có mức cho phép Aflatoxin: 20 ppb; các loại thức ăn khác ở mức cho phép 100 -
300ppb.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 26 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
9 Những quy định của châu Âu về độc tố aflatoxin:
Bảng 1.5. Những quy định về hàm lượng Aflatoxin B1 tối đa trong thức ăn gia súc,
gia cầm ở các nước thuộc EU:
Các loại nguyên liệu, thức ăn động vật Hàm lượng (mg/kg) tối
đa trong thức ăn quy về
độ ẩm 12%
Các loại thức ăn đơn chất: 50
Thức ăn hỗn hợp cho bò, cừu (ngoại trừ bò sữa, bê và
cừu con):
50
Thức ăn hỗn hợp cho heo và gia cầm (ngoại trừ heo
con và gia cầm non)
20
Các loại thức ăn hỗn hợp khác còn lại 10
Thức ăn bổ sung cho bò, cừu, dê (ngoại trừ cho bò
sữa, bê và cừu non)
50
Thức ăn bổ sung cho heo, gia cầm (ngoại trừ thú non) 30
Những thức ăn khác còn lại đặc biệt là bò sữa 10
Nguyên liệu thức ăn đơn khác như: (đậu phộng, B/d
phộng, B/d dừa, B/d cọ, B/d bông vải và sản phẩm chế
biến khác)
200
Ghi chú: B/d: Bơ/dầu
- Quy định về hàm lượng Aflatoxin B1 tối đa trong thức ăn gia súc đặc biệt là bò
sữa rất nghiêm ngặt: 10ppb; các loại thức ăn dành cho heo và gia cầm có quy
định về hàm lượng Aflatoxin B1 (20ppb) thấp hơn ở thức ăn cho bò, cừu, dê
50ppb; thức ăn hỗn hợp cho heo và gia cầm có quy định hàm lượng Aflatoxin B1
(20ppb) thấp hơn thức ăn bổ sung (30ppb).
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 27 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.3. Phương pháp phát hiện A. flavus
1.3.1. Dựa vào đặc điểm hình thái [17], [18]:
Việc phát hiện nấm mốc A. flavus thường dựa vào đặc điểm hình thái. Nếu
phân loại đến giống thì rất dễ nhận biết dựa vào cuống đính bào tử, nhưng để phân
biệt đến loài thì rất phức tạp, thường dựa vào các đặc điểm sau:
+ Đặc điểm đại thể: bao gồm màu sắc bào tử và sợi nấm, đường kính khuẩn
lạc, màu sắc khuẩn lạc thay đổi, sự tạo sắc tố của các giọt tiết.
+ Đặc điểm vi thể: phần lớn dựa vào sự sắp xếp, hình dạng và kích thước của
bọng, bào tử và hình thái cuống, sự hiện diện tế bào Hülle, và hình thái của nang
bào tử. Hơn nữa, tất cả các đặc điểm hình thái phải được xác định trong điều kiện
phòng thí nghiệm chuẩn được thực hiện bởi các chuyên gia phân tích nấm để có thể
nhận diện chính xác.
Thông thường, người ta thường dựa vào một số môi trường nuôi cấy chọn
lọc cho nấm như Czapek Dox agar, Potato Dextrose Agar, Malt Extract Agar để
nhận diện nấm mốc hoặc sử dụng một số môi trường khác như: để nhận diện nhóm
A. flavus dựa trên đặc tính chuyển hóa màu môi trường ở mặt sau đĩa thạch sang
vàng cam đối với môi trường Aspergillus flavus and Aspergilus parasiticus agar
(AFPA) và Coconut cream agar (CCA) dùng để phát hiện những chủng sinh
Aflatoxin, sự tạo Aflatoxin được phát hiện bằng cách quan sát huỳnh quang màu
xanh lam dưới đèn UV.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 28 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hình 1.5. (a) A. flavus trên môi trường AFPA (Aspergillus flavus and Aspergilus
parasiticus agar), sau 7 ngày nuôi cấy ủ ở 25ºC, với đặc tính chuyển màu ở mặt sau
môi trường thành màu cam.
(b) A. flavus sinh độc tố Aflatoxin phát triển trên đĩa CCA (Coconut
cream agar) nhỏ được quan sát dưới đèn UV, sau 7 ngày ủ; đĩa CCA lớn không cấy
chủng nấm A. flavus
1.3.2. Dựa trên phương pháp sinh học phân tử [18]:
Phương pháp sinh học phân tử được áp dụng rộng rãi để nhận diện các loài
A. flavus. Phần lớn thường sử dụng trình tự DNA mục tiêu là một trong những phức
rDNA, thường là vùng ITS1 and ITS2 bên trong vùng phiên mã và vùng thay đổi ở
đầu 5’ vùng D1-D2 của 28S rRNA.
Tuy nhiên, các loài thuộc nhóm A. flavus rất khó phân biệt dựa vào trình tự
gen. Các loài A. flavus, A. parasiticus, A. oryzae and A. sojae có trình tự tương đồng
cao và kích thước cũng tương tự nhau, trình tự DNA của chúng tương đồng từ 91
đếm 100%. Nhưng, kỹ thuật phân tích Random Amplified Polymorphic DNA
(RAPD) có thể phân biệt được 2 loài A. parasiticus and A. sojae.
Do đó, để nghiên cứu A. flavus, hoặc để so sánh A. flavus với các loài
Aspergillus khác và thậm chí nghiên cứu sự khác biệt về đặc tính sinh Aflatoxin,
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 29 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
nhiều vùng phức hợp rDNA và các gen liên quan đến quá trình sản sinh Aflatoxin
đã được thử nghiệm dùng làm markers với những mức độ thành công khác nhau.
Một số nghiên cứu dựa trên kỹ thuật Polymerase Chain Reaction (PCR) dùng để
phân tích sự khác biệt trên trình tự được khuếch đại. Nhưng sự khuếch đại trình tự
mục tiêu của PCR phải được thực hiện thêm bằng kỹ thuật Restriction Fragment
Length Polymorphisms (RFLP), Single-Strand Conformation Polymorphisms
(SSCP) thì mới dễ dàng phân biệt A. flavus với các loài khác dựa trên đoạn 600bp
tương ứng với vùng khuếch đại ITS1/5.8S/ITS2 với cặp mồi ITS1-ITS4. Một số tác
giả cho rằng khi sử dụng trình tự khuếch đại lớn kết hợp với phân tích PCR-SSCP
có thể loại bỏ được khó khăn lớn khi có sự thay đổi về mặt chủng loại. Tuy nhiên,
những phân tích này không phân biệt được những chủng có sinh Aflatoxin và không
sinh Aflatoxin. Chang và cộng sự (1995) đã tìm thấy gen aflR để có thể nhận biết
chủng A. flavus và A. parasiticus, nhưng Somashekar và công sự (2004) có thể phân
biệt được riêng biệt 2 chủng A. flavus và A. parasiticus dựa trên kỹ thuật RFLP
bằng cách dùng enzyme cắt giới hạn PvuII. Multiplex PCR, sử dụng nhiều cặp mồi
để nhận diện vùng mục tiêu là bước tiến nhằm phân biệt các loài này và đã thành
công khi sử dụng aflR, ver-1, omt-1 and nor-1 genes. Nhưng phương pháp này
không phân biệt được những chủng sinh độc tố hay không sinh độc tố Aflatoxin.
Để phân biệt được những chủng sinh độc tố hay không sinh độc tố Aflatoxin
phải sử dụng phương pháp reverse transcription PCR (RT-PCR) để xem sự biểu
hiện của gen sản sinh Aflatoxin dựa vào các gen liên quan đến quá trình điều hòa và
gen cấu trúc trong quá trình sinh tổng hợp Aflatoxin. Scherm và cộng sự (2005) đã
nghiên cứu trên 13 chủng ở cả 2 loài A. flavus và A. parasiticus và tìm thấy 3 gen
(aflD, aflO [syn. dmtA=omtB] and aflP [syn. omtA]) có thể sử dụng để phát hiện khả
năng sinh Aflatoxin và được sử dụng làm marker để nhận diện chúng.
Do đó, thật khó để phân biệt được chủng A. flavus với các loài tương tự như
A. nomius and A. parasiticus. Người ta thường phải kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau mới có thể nhận diện và phân biệt chính xác các loài có khả năng sinh
Aflatoxin.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 30 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.4. Đặc tính và ứng dụng Cylodextrin [19]
1.4.1. Đặc tính
Cyclodextrins đã được biết trong nhiều thập niên qua, vào năm 1881, Villiers
đã sản xuất ra cyclodextrin đầu tiên bằng cách cho Bacillus amylobacter phân hủy
tinh bột và năm 1993, Schardinger chứng minh được cấu trúc vòng của các hợp chất
này.
Sự thủy phân tinh bột bằng enzyme tạo ra một chuỗi các đơn phân mạch
thẳng hoặc nhánh như là glucose, maltose, maltotriose, v.v. được biết như là các
dextrins. Đây là một quá trình thủy phân tinh bột thật sự, khi sản phẩm đầu tiên
được cắt ra từ nối glycosidic tương tác với một phân tử nước. Tuy nhiên tinh bột
được thủy phân bởi enzyme cyd-glucosyltransferase (CGTase), sản phẩm đầu tiên
của chuỗi cắt trãi qua quá trình phản ứng bên trong phân tử mà không có sự tham
gia của nước và sản phẩm vòng có nối α-1,4 được hình thành. Các sản phẩm này là
các cyclodextrin (Szejtli, 1988). Các enzyme chuyển hóa glucose đối tạo thành các
cyclodextrin được tạo ra bởi nhiều vi sinh vật như Bacillus macerans, hoặc
B.circulans (Francis và cộng sự, 2002).
Cyclodextrin là các đại phân tử gồm các đơn vị đường glucose. Cyclodextrin
thường tạo thành dịch đường trong nước. Cyclodextrin thường chứa 6, 7, hoặc 8
glucopyranose.
Như vậy hoạt hóa tạo vòng là một trường hợp riêng của hoạt tính không cân
xứng. Giả thuyết được đặt ra là enzyme này có hai trung tâm: một trung tâm chịu
trách nhiệm gắn kết chất cho và một trung tâm chịu trách nhiệm gắn kết chất nhận
nằm ở điểm khoảng cách 2 đơn vị glucose. Sự thủy phân sẽ xảy ra sau khi đã
“chuyển glucose” đến tận gốc glucose không khử tận cùng. CGTase có khả năng
xúc tác chuyển hóa các mạch thẳng của tinh bột thành các phân tử mạch vòng, chủ
yếu là cyclodextrin α, β, γ chứa 6, 7, 8 đơn vị glucose được liên kết bằng liên kết α-
1,4. Các chuỗi amilose dài không phải là cơ chất tốt nhất của enzyme này. Người ta
thấy lượng cyclodextrin thu được cao nhất khi phân tử amilose được phân giải
thành các chuỗi có mức độ trùng hợp dưới 100 và có lẫn amilopectin. Điều này cho
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 31 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
thấy các đầu khử của các mạch bên của phân tử amilopectin đóng vai trò là chất tiếp
nhận cho sự thủy phân của amyloza. Các oligozit mạch thẳng của tinh bột là những
cơ chất tốt, cũng như các gluxit có nhánh đều có thể tham gia vào trong các
cyclodextrin để tạo ra các phân tử vừa có vòng vừa có nhánh.
Hình 1.6: Cyclodextrin α, β, γ
Các enzyme CGTase được chia thành các nhóm: nhóm tạo ra chủ yếu α-
cyclodextrin (Bacillus macerans) và nhóm β-cyclodextrin (ví dụ như B.
megaterium). Ngoài ra sự phân bố các sản phẩm mạch vòng còn phụ thuộc vào thời
gian phản ứng.
Enzyme CGTase từ Bacillus macerans ban đầu tạo ra β-cyclodextrin, sau đó
α và γ-cyclodextrin có tỷ lệ là 42, 44, và 14. enzyme này có đặc tính là thủy phân
các sản phẩm cyclodextrin của chính mình. Vì các sinh vật chủ yếu sinh tổng hợp
được enzyme này là Bacillus macerans, B. stearothermophilus, và một giống thuộc
Micrococcus. Nhiệt độ tối ưu của các enzyme này nằm trong khoảng 50-70oC, pH
tối ưu nằm giữa 5,0-7,0 và khối lượng phân tử của chúng dao động từ 67000 đến
88000 Da. Còn pH tối ưu để tạo ra các cyclodextrin nằm trong khoảng từ 4,5 – 9,0.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 32 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.4.2. Cấu trúc và tính chất của các cyclodextrin
Cyclodextrin là những phân tử vòng lớn được tạo nên từ các đơn vị
glucopyranozyl hình ghế C41 được liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4. các
cyclodextrin được nghiên cứu nhiều nhất thường chứa 6(α-cyclodextrin), 7(β-
cyclodextrin) và 8(γ-cyclodextrin) gốc glucose nhưng các đồng đẳng bậc cao của
chúng có thể chứa tới 12 gốc glucose.
Các nghiên cứu về tinh thể cho thấy các α -, β-, γ-cyclodextrin đều có dạng
hình xuyến và được giữ chặt bởi các liên kết hydro giữa các nhóm hydroxyl bậc 2
của các gốc glucose kế nhau. Các nhóm hydroxyl bậc nhất đều hướng ra ngoài
mạch vòng. Kích thước trung bình của vòng xuyến là 1,5nm x 0,7nm x 0,8 nm.
Điều lý thú là các cyclodextrin có bề mặt bên trong kỵ nước còn bề mặt bên ngoài
thì háo nước. Cấu trúc này cho phép tạo ra những phức bao bền vững với những
chất hữu cơ, với muối và với halogen. Vì vậy các chất kỵ nước đều có thể được hòa
tan. Tùy theo kích thước tương đối của chúng mà các phân tử “khách thể” được bao
bọc toàn bộ hay một phần, còn cyclodextrin thì đóng vai trò của phân tử “chủ thể”
hay chất tiếp nhận.
Phức hợp này có tác dụng làm tăng độ bền của phân tử “Khách thể” không
chỉ trong nước mà còn trong không khí đối với các sản phẩm khô ; ngoài ra còn làm
tăng độ bền đối với nhiệt độ với oxi hóa và thủy phân.
Ở trạng thái rắn các cyclodextrin không màu có vị ngọt nhẹ. Độ hòa tan của
chúng nói chung thấp nhưng sẽ tăng lên cùng với nhiệt độ. Độ hòa tan có thể tăng
lên nếu thay thế một số nhóm hydroxyl bằng methyl hóa, amin hóa, este hóa hay ete
hóa. Trong trường hợp này, kích thước đường kính của cyclodextrin không bị thay
đổi, song chiều sâu của lỗ hang thì bị giảm xuống. So với oligosaccharite mạch
thẳng tương ứng thì các cyclodextrin là những phân tử rất bền. tuy nhiên, chúng có
thể bị phân hủy bởi acid mạnh và bởi tia gamma, bền vững trong môi trường kiềm.
Có thể nhận ra các cyclodextrin bằng phương pháp so màu với thuốc thử đặc
hiệu. Các α -, β-, γ-cyclodextrin lần lượt có màu tím xanh, màu vàng nâu và màu
nâu.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 33 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người ta có thể tách phân đoạn các cyclodextrin bằng sắc ký lớp mỏng với
hệ dung môi khai triển là propanol/nước/etyl acetate/ammoniac (6/3/1/1:V/V) hoặc
bằng sắc kí khí hoặc bằng sắc kí lỏng cao áp.
1.4.3. Đặc điểm của phức bao cyclodextrin
Một phức bao là sự kết hợp ít nhất của 2 phân tử : “ chất chủ thể” và “ chất
khách thể”, chất chủ thể có thể bao chứa được toàn bộ hay một phần của phân tử
chất khách thể và kết quả là tạo nên một phức ổn định mà không cần liên kết đồng
hóa trị tham gia.
Hình 1.7: Cấu trúc không gian của phức bao cyclodextrin với phân tử khách thể
Một trong những tính chất quan trọng nhất của các cyclodextrin là chúng có
khả năng tạo nên các hợp chất bao với nhiều phân tử. Các hợp chất bao này có thể
tồn tại trong dung dịch và cả ở trạng thái rắn. Đặc tính nổi bậc này là điểm khác biệt
giữa cyclodextrin với đa số các phân tử của chủ thể khác vốn đòi hỏi phải có sự kết
tinh thành mạng lưới mới tạo được các lỗ hang thích ứng. Quá trình tạo thành phức
hệ cyclodextrin phối trí có thể được theo dõi bằng các phương pháp khác nhau; đo
phổ cực tím, hùynh quang, cộng hưởng từ hạt nhân, độ hòa tan. Lúc đầu lỗ hang
được chứa đầy nước, khi hình thành phức bao, các phân tử này bị đẩy ra ngoài mà
không làm thay đổi hình dạng của các cyclodextrin. Nói chung tất cả các phân tử
được bao đều ở cùng độ nghiêng chắc chắn theo cách có lợi cho các liên kết Van
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 34 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
der Waals. Tương tác chủ yếu ở đây có bản chất kỵ nước, nó là kết quả của sự tổ
hợp các tương tác Van der Waals trong lỗ hang, của sự tăng cường entropy do phá
hủy lớp nước bao quanh phân tử chất khách thể và của sự mất entropy do việc giữ
cố định phân tử chất khách thể trong lỗ hang.
Hiện nay người ta đã biết rõ cách giữ cố định các phức bao thông thường,
các phân tử chất khách thể phải có kích thước tương hợp với kích thước của lỗ hang
cyclodextrin. Tuy nhiên, các phân tử có thể tích lớn hơn lỗ hang vẫn có thể tạo phức
bao qua một số nhóm hay mạch bên của chúng làm môi giới.
Nhiều mô hình khác nhau được đưa ra để mô tả sự tương hợp cần thiết giữa
cyclodextrin và các phân tử khách thể . sự tạo thành phức bao cũng phụ thuộc vào
độ có cực của phân tử chất khách thể. Các phân tử được bao bên trong phân tử
cyclodextrin thường được định hướng theo cách có lợi tối đa cho sự tiếp xúc giữa
các phần kỵ nước của chúng và lỗ hang vốn có tính kỵ nước của cyclodextrin.
Thường các yếu tố hình học quan trọng hơn các yếu tố hóa học. sự tạo thành phức
bao bị chi phối bởi các yếu tố sau:
- Khả năng của phân tử chất khách thể khớp được hoàn toàn hay một phần vào
lỗ hang.
- Sự mất nước trên bề mặt trong của than hình nón cụt kéo theo sự mất năng
lượng
- Sự chuyển dịch một phần năng lượng từ cyclodextrin sang phân tử chất
khách thể do môi trường kỵ nước.
Phức bao của các cyclodextrin đã được methyl hóa là bền nhất, bởi lẽ lỗ hang
về phía các nhóm hydroxyl bật một đã bị bao vây bởi một…kỵ nước, cũng như do
đã khử bỏ các liên kết hydro một phân tử nên vòng cyclodextrin trở nên mềm dẻo
hơn. Độ bền của phức bao phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của dung môi. Ta
thường biết phức bao được tạo nên trong dung môi hỗn hợp nước – rượu, do đó
không một tương tác nào có thể hình thành giữa các cyclodextrin và các phân tử
vòng thơm trong dung môi phân cực.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 35 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trong phức bao đơn giản nhất, một phân tử chất khách thể được cấm cung
một mình ở trong phân tử cyclodextrin theo tỉ lệ 1:1. Đa số các chất được bao toàn
bộ trong cyclodextrin thường có khối lượng phân tử xê dịch từ 80-250. Với những
phân tử có khối lượng lớn hơn thì chỉ một phần phân tử được bao có nghĩa là tỷ
lượng tương hợp có thể là 1:1, 2:1 hay 1:2.
1.4.4. Ứng dụng của phức bao:
Phức bao được ứng dụng làm vỏ bọc cho một phân tử có họat tính cao hay dễ
bay hơi để giảm độ nhạy của nó trong các quá trình như thủy phân, oxi hóa, hay
quang phân.
Sử dụng cyclodextrin làm chất bao thường ở 3 tác dụng sau:
- Thay đối khả năng phản ứng hóa học của phân tử chất khách thể
- Tạo độ bền cho những chất nhạy cảm với ánh sáng hay với oxi
- Phối trộn được các phân tử họat động mạnh mà không có bất trắc nào
- Lựa chọn phản ứng bằng cách bao bọc các nhóm định chức
- Gắn cố định các chất dễ bay hơi:
+ cải tiến quá trình tàn trữ và bảo quản
+ giảm lượng chất thơm cần thiết nhờ giảm tổn thất
+ Thiết lập được công thức về liều lượng cần thiết
- Thay đối các tính chất lý hóa
+ tăng độ hòa tan hoặc khả năng tạo nhũ cho một số chất
+ cải thiện độ phân tán
+ Che khuất cục bột một số hợp chất quan trọng trong hỗn hợp phức tạp
1.4.5. Tương tác của cyclodextrin với aflatoxin [12, 15]
Người ta chương trình HINT (Hydropathic Interaction) để giải thích tương
tác AfB1 và cyclodextrin bằng cách thiết kế đầu dò (chemosensor) để phát hiện độc
tố ở nồng độ rất thấp.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 36 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
HINT dựa trên thí nghiệm xác định giá trị Log Poctanol/ water có thể xác định
được enthapy và entropy trong việc góp phần tạo nên năng lượng tự do. HINT dùng
để dự đoán ΔGo của tương tác Protein – ligand, protein – protein, protein – DNA
nhằm giải thích quá trình tương tự như hiện tượng liên quan đến phức hợp chất hữu
cơ chủ thể - khách thể. Tỷ lệ HINT cao thì tương tác giữa 2 chất trong phức tốt lúc
đó ΔGo<0 và ngược lại. Do đó, đây là phương pháp đầu tiên được áp dụng giải thích
cho tương tác của phức hợp cyclodextrin.
Sự tăng tính hiệu phát huỳnh quang của alfatoxin B1 trong dung dịch có
cyclodextrin là do sự hình thành phức hợp khách thể - chủ thể, trong đó khách thể là
Aflatoxin và chủ thể là cyclodextrin (Hình 1.8, 1.9). Aflatoxin có bản chất phát
huỳnh quang tự nhiên, tuy nhiên cường độ phát huỳnh quang rất yếu. Phần phát
huỳnh quang của độc tố Alfatoxin B1 có thể bị ảnh hưởng khi ở trong dung môi,
làm huỳnh quang bị tắt. Do đó, người ta sử dụng cyclodextrin để kích thích sự phát
huỳnh quang. Cyclodextrin có cấu trúc hình phễu có bề mặt ngoài hiếu nước và mặt
trong kỵ nước. Khi Aflatoxin được gắn vào bên trong cyclodextrin, phần phát
huỳnh quang của Aflatoxin được bao bọc và ngăn không bị tắt huỳnh quang khi ở
trong nước.
Hình 1.8. mô hình tương tác giữa
cyclodextrin và Aflatoxin dạng
HINT/GOLD
Hình 1.9: Bản đồ đường mức cực kỵ
nước của alfatoxin B1, phần kỵ nước
màu xanh lá và phần hiếu nước màu
xanh da trời
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 37 TỔNG QUAN
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.5. Một số khái niệm trong quy trình xác nhận hiệu lực của phương pháp
[14]
1.5.1. Giới hạn phát hiện
Ngưỡng tới hạn (Critical level – LC): mật độ vi sinh vật thấp nhất (khác 0)
mà phương pháp có thể phát hiện được nhưng không thể cho 1 giá trị định lượng
chính xác. Dưới ngưỡng này, không thể chắc chắn được mật độ vi sinh thật sự khác
0 hay không. Ở ngưỡng này, xác suất phương pháp phân tích cho kết quả âm tính
giả là 50%.
Giới hạn phát hiện (Limit of detection– LOD): mật độ vi sinh vật thấp nhất
mà phương pháp có thể phát hiện được ở độ tin cậy 95%, nhưng không thể cho 1
giá trị định lượng chính xác.
1.5.2. Độ nhạy, độ đặc hiệu và tỷ lệ dương tính giả, tỷ lệ âm tính giả
Độ nhạy: Tỷ lệ xác định đúng trên tổng số các chủng hoặc khuẩn lạc dương
tính giả định. Đại lượng này biểu thị khả năng phát hiện số lượng thật của vi sinh
vật đích bằng phương pháp thử thông qua việc xác định tỵ lệ nghiệm đúng (kết quả
dương tính) trên tổng số vi sinh vật dương tính giả định.
Độ đặc hiệu: Tỷ lệ xác định đúng trên tổng số các chủng hoặc khuẩn lạc âm
tính giả định. Đại lượng này biểu thị khả năng phát hiện số lượng thật của vi sinh
vật đích bằng phương pháp thử thông qua việc xác định tỷ lệ nghiệm đúng (kết quả
âm tính) trên tổng số vi sinh vật âm tính giả định.
Tỷ lệ dương tính giả: Tỷ lệ dương tính quan sát được sai với kết quả thực.
Tỷ lệ âm tính giả: Tỷ lệ âm tính quan sát được sai với kết quả thực. Đại
lượng này biểu thị tỷ lệ số vi sinh vật âm tính bị xác định sai.