Luận văn Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà máy Z133

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà máy trong quá trình hoạt động kinh doanh, Nhà nước cần phải có một số chính sách như sau: Khuyến khích tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn vay ưu đãi và tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho Nhà máy Ưu tiên về vốn, cấp bổ sung vốn cho Nhà máy, ưu tiên về thuế đặc biệt là trong tình hình Nhà máy đang tổ chức cải tạo năng lực sản xuất của mình. Tăng cường chỉ đạo hoạt động, chú trọng công tác tổ chức chăm lo đến đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong Nhà máy về vật chất cũng như về tinh thần. Trên đây là những kiến nghị và các giải pháp mang tính đề xuất, hy vọng những đề xuất này có thể phần nào giúp cho Nhà máy cải thiện được tình hình tài chính của mình trong thời gian tới, để từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình phát triển của Nhà máy

doc32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà máy Z133, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn Lời Mở Đầu Sự phát triển không ngừng về mọi mặt của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Đất nước chúng ta đã có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, từ đó nền kinh tế thị trường xuất hiện và có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Vì vậy trong thời kỳ đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy việc thực hiện phân tích tài chính trong nội bộ mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết.Việc phân tích này sẽ giúp cho Công ty sẽ nắm chắc được thực trạng kinh doanh, biết được hiệu quả sử dụng vốn của mình và nhờ đó các nhà quản lý sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phát huy những thế mạnh hiện có, đồng thời khắc phục kịp thời những tồn tại, khó khăn trong hoạt động tài chính.Chính vì vậy qua thời gian thực tập của em tại nhà máy Z133 dựa trên những kiến thức đã được tính luỹ tại trường cùng sự giúp đỡ của thầy giáo Vũ Văn Hoá và các anh chi nhân viên phòng kế toán em xin đươc phân tích đề tài “các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà máy Z133” Ngoài phần mở đầu và kết luận bài luận văn gồm 3 phần chính: Chương I: Vốn cố định và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Chương II: Thực trạng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Nhà máy Z133. Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định tại Nhà máy Z133. Nội Dung Chương I.Vốn cố định và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 1.1 Tổng quan về vốn cố định và TSCĐ 1.1.1 TSCĐ 1.1.1.1 Khái niệm về TSCĐ TSCĐ trong doanh nghiệp là những tài sản chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị hao mòn nhiều trong từng chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dịch phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ * Tiêu chuẩn TSCĐ - Có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định theo quy định.Mức giá trị cụ thể được Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ. - Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên Chuẩn mực này luôn thay đổi nó phụ thuộc vào sự trượt giá của đồng tiền, những tài sản không đạt tiêu chuẩn trên được coi là công cụ lao động nhỏ và được mua sắm bằng vốn lưu động của doanh nghiệp Tinh hoán tệ của TSCĐ: Trong nền kinh tế thị trường TSCĐ được xem như là một loại hàng hoá. Nó mang hai thuộc tinh là giá trị và giá trị sử dụng,được chuyển nhượng trên thị trường để thay đổi quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác 1.1.1.2 Đặc điểm TSCĐ - Tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh doanhvới vai trò là các công cụ lao động vì TSCĐ là tư liệu lao động có thời gian sử dụng lâu dài - Trong nhiều quá trình sản xuất, TSCĐ có thể bị hao mòn dần dần hoặc hao mòn hoàn toàn nhưng cuối cùng nó vẫn giữ lại dạng vật chất ban đầu, doanh nghiệp phải thanh lý bộ phận vật chất đó để thu hồi vốn nhằm đảm bảo cố vốn ban đầu bỏ ra - Giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ 1.1.2 Vốn cố định 1.1.2.1 Khái niệm về vốn cố định: Vốn cố định là những TSCĐ mà doanh nghiệp đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, đó là một bộ phận đầu tư ứng trước mà đặc điểm luân chuyển của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong chu kỳ sản xuất kinh doanh và hình thành vòng tuần hoàn khi hết thời gian sử dụng . 1.1.2.2 Đặc điểm luân chuyển vốn cố định Có thể khái quát về đặc điểm luân chuyển của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau Một là: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định Hai là: Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào trong các chu kỳ sản xuất Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố đinh mới hoàn thành một vòng luân chuyển 1.1.3 Hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ 1.1.3.1 Hao mòn TSCĐ Trong quá trình sử dụng do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau của TSCĐ bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình, Hao mòn vô hình. a. Hao mòn hữu hình Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về mặt vật chất và giá trị của TSCĐ trong sử dụng, đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận chi tiết tài sản làm giảm sút về chất lượng và tính năng kỹ thuật của tài sản và cuối cùng không sử dụng đựơc nữa Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là do: Thời gian và cường độ sử dụng, việc chấp hành các qui phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ chưa tốt, do tác động của môi trường như độ ẩm, nhiệt độ môi trường…Ngoài ra mức độ hao mòn hữu hình còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo TSCĐ như chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo… Việc nhân biết đươc các nguyên nhân dẫn tới hao mòn sẽ giúp doanh nghiệp có biện pháp hạn chế nó b. Hao mòn vô hình Hao mòn vô hình là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định, biểu hiện về sự giảm sút về mặt giá trị TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hao mòn vô hình có 3 hình thức. * Hao mòn vô hình loại 1: Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do năng suất lao động xã hội tăng lên, người ta sản xuất ra các TSCĐ có chất lượng như cũ nhưng có giá thành rẻ hơndo vậy trên thị trưòng các loại tài sản cũ mất đi một phần giá trị. * Hao mòn vô hình loại 2: Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản xuất được loại tài sản cố định khác hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật do có tài sản mới mà tài sản cũ mất đi một phần giá trị * Hao mòn vô hình loại 3: Đó là loại hao mòn làm TSCĐ bị mất giá hoàn toàn nghĩa là những tài sản đó sản xuất ra sản phẩm không bán được trên thị trường hay bị lạc hậu về mặt kỹ thuật làm tài sản mất giá hoàn toàn Nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó biện pháp hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vô hình là doanh nghiệp phải coi trọng đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật,tiến hành khấu hao luỹ thoái để thu hồi vốn nhanh . 1.1.3.2 Khấu hao TSCĐ a. Khái niệm Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo thời gian sử dụng tài sản cố định b. ý nghĩa: Mục đích của trích khấu hao là tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩmgọi là tiền khấu hao TSCĐ. Số tiền này được tích luỹ lại để hình thành quỹ khấu hao của doanh nghiệp, quỹ này là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xấut giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ trong các doanh nghiệp. c. Các phương pháp khấu hao Việc tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau mỗi phương pháp khấu hao có những ưu nhược điểm riêng. Do đó doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với đơn vị mình * Khấu hao bình quân : Theo đó tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định ở một mức không dổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ +) Mức khấu hao hàng năm( ) : NG: Nguyên giá T: Thời gian sử dụng TSCĐ (năm ) +) Tỷ lệ khấu hao hàng năm Nếu doanh nghiệp trích khấu hao hàng tháng thì lấy mức trích khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng. *Khấu hao giảm dần +) Khấu hao theo số dư giảm dần: Mức khấu hao năm thứ i Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i Trong đó là hệ số điều chỉnh là tỷ lệ khấu hao bình quân ban đầu +)Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng. Mức khấu hao hàng năm Tỷ lệ khấu hao theo năm sử dụng T: Thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ, t : Thứ tự năm tính khấu hao * Khâu hao tổng hợp: Là phương pháp khấu hao mà trong những năm đầu sử dụng TSCĐ người ta sử dụng phhương pháp khấu hao giảm dầm còn những năm cuối sử dụng phương phấp khấu hao bình quân 1.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường có các chỉ tiêu sau : a) Hiệu suất sử dụng vốn cố định : Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Hiệu suất sử dụng VCĐ == Doanh thu (hoặc doanh thu thuần ) trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ Trong đó doanh thu thuần bằng tổng doanh thu trừ đi hàng kém bị trả lại, hàng giảm giá và thuế gián thu. Vốn cố định bình quân trong kỳ dược tính theo công thức Vốn cố định bình quân trong kỳ == Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố đinh cuối kỳ 2 VCĐ đầu kỳ = nguyên giá TSCĐ đấu(cuối) kỳ-KH luỹ kế đầu(cuối)kỳ KH luỹ kế đầu(cuối) kỳ = KH dầu kỳ +KH tăng –KHgiảm b)Hàm lượng vốn cố định: Là chỉ tiêu nghịch đảo của hiệ suất sử dụng vốn cố định nó phản ánh mức đảm nhận về VCĐ chứa trên doanh thu và doanh thu thuần là bao nhiêu và được tính theo công thức Hàm lượng vốn cố định == Vốn cố định bình quân Doanh thu ( doanh thu thuần) c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định: là chỉ tiêu đành giá hiệu quảkinh doanh do vốn cố định tạo ra chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hoặc lợi nhuận thuần : Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định == Lợi nhuận (lợi nhuận ròng) Vốn cố định bình quân Lợi nhuận bằng lợi nhuận trứoc thuế trừ thuế thu nhập d) Hệ số hao mòn TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp qua đó giúp doanh nghiệp có cơ sơ để xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong tương lai. Hệ số hao mòn TSCĐ == Khấu hao luỹ kế Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá e) Hiệu suất sủ dụng TSCĐ: Phản ánh mộit đồng TSCĐ tronhg kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hiệu suất này càng cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao. Hiệu suất sủ dụng TSCĐ == Doanh thu ( doanh thu thuần ) trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ f) Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số này cáng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho sản xuất của doanh nghiệp càng cao Hệ số trang bị TSCĐ == Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất g) Tỷ suất đầu tư TSCĐ: Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ suầt đầu tư TSCĐ == Giá trị còn lại của TSCĐ * 100% Tổng tài sản l) Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm dámh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp dánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp Ngoài nghiên cứu các chỉ tiên trên doanh nghiệp cần kết hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của từng loại cụ thể về mặt hiện để việc đánh giá được toàn diện và chính xác hơn. 1.3 ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có nghĩa là khai thác một cách triệt để khả năng hiện có của doanh nghiệp, phát huy hết công suất thiết kế của máy móc thiết bị, tận dụng một cách tối đa giờ máy để từ đó tạo ra nhiều sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, làm cho kết quả thu được trên một đồng chí phí về TSCĐ (vốn cố định) ngày một tăng. Điều đó có nghĩa là khi hiệu quả vốn cố định được nâng lên thì với một đồng vốn bỏ ra sẽ cho kết quả nhiều hơn, tốt hơn cho doanh nghiệp. Trong điều kiện nên nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đo là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi được sau khi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình.Là vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Song ngược lại những đặc điểm kinh doanh của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau: Một là: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. Hai là : Vốn cố định sản xuất luân chuyển từng phân trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ. Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là một trong những phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm vững tình hình sử dụng vốn cố định để đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp Chương II Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy 2.1 Khái quát chung về nhà máy Z133 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy Z133 được thành lập ngày 1-1-1969 tại xã Ngọc Thuỵ-Long Biên –Hà Nội. Từ năm 1969 -1985 : Nhiệm vụ chính của nhà máy là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng để lắp đặt dây chuyền sản xuất và sửa chữa mới do Liên Xô giúp đỡ đồng thời vẫn phải đảm bảo công tác sửa chữa kịp thời cho bộ đội chiến đấu.Bên cạnh đó nhà máy còn đào tạo cho đội ngũ công nhân có đủ trình độ tay nghề , chuyên môn nghiệp vụ để sử dụng dây chuyền sản xuất mới.Mặt khác tiếp tục hoàn thiện dây chuyền sản xuất, sửa chữa, khai thác mọi tiềm năng thiết bị sẵn có để ổn định sản xuất và tiếp quản các công trình ở miền Nam sau ngày giải phóng. Từ năm 1986 đến nay:Từ nhiệm vụ chính là sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật quân sự nhưng do nhu cầu của nền kinh tế thị trường nhà máy được Bộ Quốc Phòng cho phép sử dụng lao động, máy móc thiết bị và các nguồn lực khác vào các mặt hàng kinh tế để tăng nguồn thu nhập .Sản phẩm nhà máy có kết cấu phứp tạp, yêu cầu độ chính xác cao nhưng quá trình sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị của Liên Xô viện trợ từ những năm 1970 đã quá lạc hậu và độ chính xác không cao do đó nhà máy đã từng bước nâng cấp hiện đại hoá các trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao độ chính xác, hạ giá thành sản phẩm. Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành nhà máy Z133 đã từng bước khắc phục những khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt kế hoạch được giao đồng thời nhà máy còn tăng thêm nguồn thu cho cán bộ công nhân viên thông qua việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mở rộng quan hệ kinh tế với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá đất nước. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất phụ tùng thay thế và sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật quân sự, chủ yếu là trung đại tu thiết bị hư hỏng từ các đơn vị đưa về. Mặt khác, nhà máy còn có nhiệm vụ sửa chữa cơ động theo kế hoạch của cấp trên giao. Chức năng của Nhà máy chính là sản xuất phụ tùng thay thế và sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật quân sự để sẵn sàng phục vụ cho quân đội, cho Bộ Quốc Phòng đề phòng có chiến tranh xảy ra, hay là những âm mưu đe doạ của các thế lực thù địch làm ảnh hưởng đến nền hoà bình dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Nhà máy còn tận dụng năng lực và thiết bị sản xuất một số mặt hàng kinh tế để cải thiện đời sống kinh tế của cán bộ công nhân viên làm việc trong Nhà máy nên còn sản xuất các loại máy móc phụ tùng như máy khoan, máy ủi, máy cưa,thép…và đồ gia dụng như bàn, ghế, hòm… Nhà máy Z133 luôn hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, tăng qui mô sản xuất và mở rộng quan hệ kinh tế với các nhà máy, xí nghiệp khác để không ngừng nâng cao cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên nhà máy. 2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của nhà máy 2.1.3.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức Để đáp ứng được với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy, bộ máy tổ chức quản lý cũng đã được sắp xếp bố trí khoa học, phân định dõ dàng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban không bị trùng lắp chồng chéo. Toàn bộ tổ chức hoạt động kinh doanh của nhà máy đều dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc. Nhà máy được hình thành từ các phòng ban và các phân xưởng, các phòng ban phân xưởng có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để giúp ban giám đốc hoàn thành nhiệm vụ chung. Mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đều phải làm việc theo mệnh lệnh của cấp trên, do đó việc tổ chức sản xuất phụ thuộc vào thời gian yêu cầu. Khi được giao nhiệm vụ, căn cứ vào thời gian yêu cầu và chủng loại mặt hàng để lập kế hoạt sản xuất kinh doanh, từ khâu thiết kế, chuẩn bị quy trình công nghệ, mua sắm vật liệu, triển khai sản xuất theo quy trình kỹ thuật. Sau khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh được ban giám đốc duyệt, tiến hành sản xuất theo tiến độ thông qua các bộ phận có liên quan để tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đã lập Mọi hoạt động của nhà máy đều phải dưới sự chỉ huy của Giám Đốc và các Phó Giám Đốc. Giám Đốc Nhà Máy: Là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh và sự trưởng thành của nhà máy. Phó Giám Đốc Chính Trị: Là người giúp giám đốc tổ chức triển khai công tác Đảng, công tác chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Phó Giám Đốc Kỹ Thuật: Là người giúp giám đốc chỉ huy điều hành công tác kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới hoàn thiện công nghệ, tổ chức các thông tin khoa học kỹ thuật trong nhà máy. Là người chỉ huy trực tiếp điều hành sản xuất. Phê duyệt các định mức kỹ thuật, ký duyệt biên bản giao nhận tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định, ký duyệt kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị sửa chữa lớn hoàn thành và tài sản cố định mới lắp đặt chạy thử đưa vào sử dụng. Phó Giám Đốc Đầu Tư: Là người giúp giám đốc có trách nhiệm lập kế hoạch đầu tư và chỉ đạo thực hiện quá trình đầu tư theo kế hoạch. Giúp việc cho Ban Giám Đốc là các Phòng, Ban. Phòng Kế Hoạch: Có nhiệm vụ chính là xây dựng các phương án phát triển sản xuất, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ, điều hành kế hoạch sản xuất, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch mua sắm vật tư bảo đảm kế hoạch sản xuất kinh doanh nhịp nhàng, cân đối, đều đặn, đúng số lượng, chất lượng theo thời gian quy định. Phòng Tổ Chức: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp lực lượng lao động, tổ chức bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tổ chức thi nâng bậc, nâng lương và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Có trách nhiệm ban hành quy chế trả lương bảo đảm đúng chế độ nhà nước quy định, phù hợp với thực tế của nhà máy. Phòng Tài Chính- Kế Toán: Có chức năng giúp giám đốc quản lý mọi hoạt động kinh tế tài chính của nhà máy. Kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật nói chung và các chỉ tiêu tài chính nói riêng. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, quản lý khai thác và sử dụng các loại vốn hợp lý, tiết kiệm, theo chế độ quy định của nhà nước hiện hành, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nộp các khoản nộp ngân sách đầy đủ, đúng thời hạn, thanh toán các khoản tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên. Phân tích hoạt động kinh tế, tài chính của nhà máy. Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ: Có chức năng giúp giám đốc và các phó giám đốc kỹ thuật tổ chức và quản lý công tác khoa học công nghệ trong nhà máy, các quy trình công nghệ , quy định kỹ thuật, tổ chức thiết kế, chế thử sản phẩm mới, nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật , thông tin khoa học kỹ thuật. Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Là bộ phận kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy trình công nghệ quy định kỹ thuật của nhà máy. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt chất lượng và số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong từng kỳ kế hoạch. Nhiệm vụ hướng dẫn cán bộ công nhân viên thực hiện đúng quy trình công nghệ, quy định kỹ thuật trong sản xuất và sửa chữa. Phòng hành chính: Là bộ phận có chức năng giúp giám đốc trong lĩnh vực công tác văn thư, bảo mật, bảo vệ và thông tin liên lạc. Phòng hậu cần: Là bộ phận có chức năng giúp giám đốc về công tác tổ chức đời sống, sức khoẻ, hình thành các chứng từ kế toán cung cấp hoá đơn nhập, xuất quân trang, thuốc quân y cho cán bộ công nhân viên. Phòng chính trị: Là bộ phận chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị mà trực tiếp là phó giám đốc chính trị. Không ngừng củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi mặt công tác của nhà máy. Phòng vật tư: Có nhiệm vụ tiếp nhận , bảo quản và cấp phát các loại vật tư hàng hoá cho sản xuất kinh doanh. Thực hiện đối chiếu, kiểm kê theo các phương pháp tài chính quy định chịu sự chỉ đạo của giám đốc, cung cấp phiếu nhập, theo phương pháp thẻ song song, hàng tháng thủ kho vật tư đối chiếu với kế toán vật tư nhập xuất trong kỳ làm cơ sở cho việc hạch toán nguyên vật liệu. 2.1.3.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ Nhà máy sản xuất sửa chữa nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản phẩm đều có quy trình công nghệ riêng’ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Thiết kế bản vẽ quy định kỹ thuật lập quy trình gia công Triển khai sản xuất theo quy trình Tạo phôi liệu Bảo quản nhập kho Kiểm tra chất lượng Xử lý bề mặt Gia công chế tạo Quy trình công nghệ sửa chữa Kiểm tra xác định mức hư hỏng Tháo dỡ Tẩy, làm sạch bề mặt Bảo quản nhập kho Kiểm tra chất lượng Lắp ráp Xử lý bề mặt 2.2 Thực trạng quản lý vốn cố định tại nhà máy 2.2.1 Đặc điểm cơ cấu nguồn vốn của nhà máy Biểu 1: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh Đơn vị :triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006-2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) A- Nợ phải trả 8.179 49,0 9.334 52,5 1.155 14,1 I- Nợ ngắn hạn 8.179 49,0 9.334 52,5 1.155 14,1 II- Nợ dài hạn III- Nợ khác B- Nguồn vốn chủ sở hữu 8.487 51 8.479 47,5 -8 -0,1 I- Nguồn vốn quỹ 8.487 51 8.479 47,5 -8 -0,1 II- Nguồn kinh phí Tổng cộng nguồn vốn 16.666 100 17.813 100 1.147 6,88 Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống cả về số tương đối và số tuyệt đối. Số tuyệt đối giảm 8 triệu đồng tương đương với số tương đối giảm 0,1%. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn năm 2006 từ 51% đã giảm xuống 47,5% ở năm 2007, tức là giảm 3,5%. Điều này chứng tỏ mức độ đảm bảo về mặt tài chính và khả năng độc lập trong kinh doanh của Nhà máy đã bị giảm xuống, Nhà máy thực sự đang thiếu vốn để hoạt động. Trong nguồn vốn Chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguồn vốn quỹ giảm 8 triệu đồng tương đương giảm 0,1% làm cho nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm 8 triệu đồng tương ứng 0,1%. Khi xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn ta thấy tỷ trọng các khoản nợ phải trả tăng 3,5% (từ 49% năm 2006 tăng lên 52,5% năm 2007), tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm từ 51% năm 2006 xuống 47,5% năm 2007. Tỷ trọng của nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 1.155 triệu đồng tương đương 14,1%. Nợ ngắn hạn của Nhà máy tăng chủ yếu là do các khoản tiền người mua ứng trước, phải trả cho công nhân viên và các khoản phải trả, phải nộp khác năm 2007 cũng tăng lên so với năm 2006 làm cho nợ ngắn hạn của Nhà máy tăng lên. Ta thấy rằng tổng tài sản (hoặc nguồn vốn) năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 1.147 triệu đồng tương đương tăng 6,88%.Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn và khả năng huy động vốn của Nhà máy tốt, quy mô sản xuất được mở rộng. 2.2.2 Đặc điểm cơ cấu vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của Nhà máy bao gồm vốn lưu động và vốn cố định.Vốn cố định dùng để trang trải cho TSCĐ như mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB.Vốn lưu động chủ yếu dùng để đảm bảo cho TSLĐ như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm hàng hoá. Do là một doanh nghiệp Nhà nước nên vốn kinh doanh của Nhà máy được hình thành chủ yếu từ vốn Ngân sách Nhà nước cấp, ngoài ra vốn của Nhà máy còn được bổ sung từ nguồn vốn tự có. Dựa vào tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu trên ta lập bảng phân tích sau Biểu 2: Cơ cấu vốn kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1- Ngân sách cấp 4.817 56,85 4.817 56,85 0 2- Tự bổ sung 3.656 43,15 3.656 43,15 0 3- Vốn liên doanh 0 0 4- Vốn cổ phần 0 0 Tổng cộng 8.473 100 8.473 100 Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng vốn kinh doanh của Nhà máy năm 2007 so với năm 2006 không tăng. Trong khi, nguồn vốn Chủ sở hữu của Nhà máy giảm so với đầu năm như đã phân tích ở phần cơ cấu nguồn vốn mà nguồn vốn kinh doanh trong kỳ không tăng chứng tỏ nguồn vốn Ngân sách cấp cho Nhà máy để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh không tăng, Nhà máy phải hoạt động với số vốn ít ỏi đó để đảm bảo khả năng duy trì sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh việc hoạt động bằng nguồn vốn do Ngân sách cấp, Nhà máy phải tự bổ sung vốn nhưng cho đến năm 2007 nguồn vốn tự bổ sung của Nhà máy cũng không tăng.Tình hình đó cho thấy Nhà máy đang thiếu vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà máy phải mở rộng khả năng liên doanh liên kết với các đối tác, đi vay từ các nguồn tín dụng, ngân hàng, chiếm dụng vốn của các đơn vị khác một cách hợp lý trong giới hạn cho phép để tăng nguồn tài trợ. Mặt khác, Nhà máy phải xúc tiến việc thực hiện Cổ phần hoá doanh nghiệp để có thể tự chủ hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình. Trước tình hình này, Nhà nước cũng phải có kế hoạch cấp bổ sung vốn cho Nhà máy để Nhà máy có thể mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất kinh doanh của mình. 2.2.3.Tình hình sử dụng vốn cố định tại nhà máy Biểu 3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Đơn vị: Trđ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Ss 2006 – 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TSLĐ và ĐTNH I.Tiền (vốn bằng tiền) II.Các khoản ĐTNH III.Các khoản phải thu IV.Hàng tồn kho V.TSLĐ khác VI.Chi sự nghiệp TSCĐ và ĐTDH I.TSCĐ II.Đầu tư dài hạn III.C Fí XDCB dở dang IV.Ký cược ký DH 12.086 496 2.851 8.564 175 4.580 4.580 72,5 3,00 17,00 51,45 1,05 27,5 27,5 13.550 245 2.842 10.448 15 4.263 4.263 76,0 1,32 15,95 58,65 0,08 24,00 24,00 1.464 -251 -9 1.884 -160 -317 -317 12,03 -50,80 -0,33 22,00 8,96 6,94 6,94 Tổng cộng tài sản 16.666 100 17.813 100 1.147 6,88 Qua bảng cơ cấu tài sản ta thấy TSCĐ và ĐTDH giảm so với năm 2006 là 317 triệu đồng tức là giảm 6,94% và tỷ trọng năm 2007 so với năm 2006 giảm 3,5% là do: + TSCĐ: Ta thấy TSCĐ trong năm được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn kinh doanh, nguồn tự bổ sung và nguồn vốn do Ngân sách cấp còn các nguồn khác không có.TSCĐ của nhà máy bao gồm đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý và một số TSCĐ khác. TSCĐ giảm là do lượng mua sắm mới là không đáng kể và lượng hao mòn quá lớn dẫn đến giá trị TSCĐ giảm hơn so với năm trước. Điều này cho thấy việc đầu tư mới TSCĐ của nhà máy là bị hạn chế do vậy có sự giảm TSCĐ. Tuy nhiên,các loại TSCĐ của nhà máy về máy móc thiết bị được bảo dưỡng tốt cho nên vẫn đảm bảo hoạt động bình thường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra cho nhà máy là phải nghiên cứu tìm giải pháp đầu tư sắm mới hoặc trang bị hiện đại hơn nữa cho phương tiện chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Các khoản ĐTDH và chi phí XDCB của Nhà máy hầu như là không có, vì thế việc giảm tài sản chủ yếu là do giảm TSCĐ và do đó, ngoài việc quan tâm đầu tư sắm mới TSCĐ Nhà máy cần nỗ lực hơn trong việc ĐTDH, mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các đơn vị khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đầu tư cho XDCB. Việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị được đánh giá qua chỉ tiêu sau: TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất đầu tư = *100% Tổng tài sản 4.580 Năm 2006 = * 100% =27,5% 16.666 4.263 Năm 2007 = * 100% =24% 17.813 Như vậy, tỷ suất đầu tư của Nhà máy năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3,5% và như đã phân tích trên vì TSCĐ bị giảm so với kỳ trước do đó có thể thấy được rằng Nhà máy vẫn còn hạn chế trong việc đầu tư mua sắm mới TSCĐ. Qua phân tích về cơ cấu tài sản của nhà máy ta thấy TSLĐ tăng mạnh hơn TSCĐ, nhưng do TSCĐ của nhà máy vẫn hoạt động có hiệu quả, cho sản phẩm đạt chất lượng theo định mức và yêu cầu đặt ra cho nên tỷ lệ đầu tư giảm xuống không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản của nhà máy được phân bổ như vậy chưa thật hợp lý. 2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Biểu 4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006 -2007 Giá trị Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 = 3-2 5=4/2 x100% 1.Tổng doanh thu 11.935 13.703 1.768 14,8 2.Các khoản giảm trừ 250,366 354,220 103,854 41,48 + giảm giá + chiết khấu + giá trị hàng bán bị trả lại 5,352 245,013 20,768 4,742 328,709 20,568 -0,61 83,696 -11,4 34,15 3.Doanh thu thuần 11.685 13.384 1.699 14,54 4.Giá vốn hàng bán 9.308 10.283 975 10,47 5.Lợi nhuận gộp 2.376 3.101 725 30,51 6.Chi phí bán hàng 161,568 453,979 292,411 180,9 7.Chi phí QLDN 2.367 2.021 -346 -14,61 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD -152,492 626,390 778,882 510,7 9.Lợi nhuận khác 184,215 7,227 -176,988 -96,07 10.Tổng lợi nhuận trước thuế -117,587 68,728 186,315 158,4 11.Thuế TNDN 0 0 0 12.Lợi nhuận sau thuế -117,587 68,728 186,315 158,4 Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu năm 2007 tăng 1.768 triệu đồng tương đương tăng 14,8% so với năm 2006.Có được kết quả này là do những nỗ lực cố gắng của toàn thể công nhân viên nhà máy. Các khoản giảm trừ năm 2007 tăng 103,854 triệu đồng tương đương 41,48% nên đã làm giảm lợi nhuận tương ứng là 103,854 triệu đồng.Trong đó chiết khấu thương mại giảm 11.4%, chứng tỏ khối lượng hàng bán năm 2007 đã giảm so với năm 2006.Đồng thời giá trị hàng bán bị trả lại tăng 34,15% chứng tỏ hàng hoá chưa thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, không phù hợp với những điều khoản trong hợp đồng như chất lượng không đảm bảo, mẫu mã chưa phù hợp, giao hàng không đúng thời hạn. Giá vốn hàng xuất bán năm 2007 tăng 975 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 10,47% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ giá thành sản xuất trong năm 2007 đã tăng bên cạnh đó đơn vị đã quản lý ,sử dụng chưa hợp lý lao động vật tư,tiền vốn trong quá trình sản xuất so với năm 2006. Doanh thu thuần năm 2007 đă tăng 1.699 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 14,54% so với năm 2006. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đă tăng lên đồng thời với quy mô sản xuất được mở rộng. Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 292,411 triệu đồng tương ứng 180,9% so với năm 2006. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 346 triệu đồng tương ứng 14,61%.Như vậy nhà máy đã giảm chi phí quản lý không cần thiết. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng 778,882 triệu đồng tương ứng 510,7%.Lợi nhuân thuần từ hoạt đông kinh doanh tăng mạnh chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng còn các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán thì tăng không đáng kể. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007 đã tăng 186,315 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 158,4%.Việc tăng được tổng số lợi nhuận sau thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác như trích lập các quỹ dự phòng, bổ xung thêm vốn cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động. Năm 2006, Nhà máy đã bị lỗ 117,587 triệu đồng nhưng nhờ sự nỗ lực và cố gắng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho nên sang đến năm 2007, Nhà máy đã đưa tổng mức lợi nhuận trước thuế lên đến 68,728 triệu đồng. 2.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà máy 2.3.1 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Ss 2006 -2007 Chênh lệch Tỷ lệ 1- Doanh thu thuần 11.685 13.384 1.699 14,54 2- Lợi nhuận trước thuế -117,587 68,728 186,315 158,4 3- VCĐ bình quân 4.742 4.421 -321 -6,76 4- Nguyên giá TSCĐ bình quân 14.336 14.382 45,756 0,32 5- Sức sản xuất của TSCĐ(1/4) 0,815 0,930 0,115 14,11 6- Sức sinh lợi của TSCĐ(2/4) -0,0082 0,0048 0,013 7- Suất hao phí TSCĐ(4/1) 1,230 1,074 -0,156 8- Hiệu suất sử dụng VCĐ(1/3) 2,46 3,03 0,57 9- Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ(2/3) -0,025 0,016 0,041 Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể nhận xét như sau: Nhìn vào chỉ tiêu (5) trong bảng ta thấy sức sản xuất của TSCĐ tăng lên từ 0,815 đến 0,930, có nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng trong kỳ đem lại 0,93 đồng doanh thu thuần. Như vậy 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2007 tạo ra nhiều hơn 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2006 là 0,115 đồng doanh thu thuần chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của Nhà máy là tương đối tốt. Chỉ tiêu (6) trong bảng phân tích cho thấy sức sinh lợi của TSCĐ năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 0,013. Năm 2006, cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 0,0082 đồng lợi nhuận trước thuế nhưng năm 2006 lợi nhuận trước thuế âm cho nên chỉ tiêu này không được đánh giá. Sang năm 2007 cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đã tạo ra 0,0048 đồng lợi nhuận trước thuế. Điều này cho thấy sức sinh lợi của TSCĐ là có chiều hướng tốt. Chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ (7) là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ. Chỉ tiêu này giảm chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn, vì năm 2006 để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần phải cần đến 1,23 đồng hao phí TSCĐ thì sang năm 2007chỉ cần đến 1,074 đồng, giảm so với năm 2006 được 0,156 đồng. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ (8) năm 2007 tăng lên rõ rệt và cao hơn năm 2006 là 0,57 đồng. Chỉ tiêu này tăng được đánh giá là tốt vì Nhà máy đã tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng lợi nhuận dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ được nâng cao. Như vậy, Nhà máy đã không những tiết kiệm được VCĐ mà còn nâng cao được hiệu quả sử dụng VCĐ. Tổng hợp các chỉ tiêu trên có thể khẳng định hiệu quả sử dụng TSCĐ của Nhà máy là rất tốt và được thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ đã tăng lên vào năm 2007. 2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân - Một số máy móc thiết bị đã mua về còn mới nhưng còn thiếu một số chi tiết nên chưa đưa vào sử dụng đựơc gây lãng phí do chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình, trong khi đó Nhà máy chưa giải quyết được vấn đề này một cánh hợp lý. Mặc dù hệ số hao mòn không cao nhưng có chiều hướng tăng dần theo các năm do đó Nhà máy cần có biệ pháp kịp thời để giảm hệ sô này. - Một số tài sản có giá trị lớn nhưng chỉ tham gia ít vào quá trình sản xuất kinh doanh, trong khi đó một số khâu trong sản xuất lại thiếu máy móc thiết bị gây ảnh hưởng không tốt đến tiến độ sản xuất của Nhà máy. - Tuy đại đa số cán bộ công nhân trong Nhà máy đã có ý thức giữ dìn và bảo quản máy móc thiết bị, nhưng bên cạnh đó có một bộ phận nhỏ công nhân do trình độ, ý thức trách nhiệm kém nên không biết sử dụng và giữ dìn máy móc thiết bị cho Nhà máy. Họ không thường xuyên về sinh máy móc thiết bị, không để TSCĐ đúng nơi qui định sau khi sử dụng, một số trường hợp còn sử dụng máy móc thiết bị không đúng cách. - Hầu hết máy móc thiết bị và một số nguyên vật liệu của Nhà máy phải nhập từ nước ngoài vào, nên Nhà máy phải chịu thêm chi phí vận chuyển tốn kem làm giảm lợi nhận của Nhà máy đáng kể, làm giả khả năng đầu tư và mở rộng thị qui mô sản xuất. - Do phương pháp khấu hao của Nhà máy là phương pháp khấu hao giảm dần do đó nó cũng có nhược điểm là không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế vào giá thành sản phẩm trong kỳ các thời kỳ sử dụng TSCĐ khác nhau. Hơn nũa do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn chậm, làm cho TSCĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình Chương III. Phương hướng hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy trong thời gian tới 3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của nhà máy trong thời gian tới Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của khoa học công nghệ, Nhà máy đã đề ra cho mình những bước đi phù hợp để đáp ứng sự cạnh tranh gay gắt của thị trường Trong những năm tới Nhà máy cố gắng đạt được những mục tiêu đề ra như mở rộng qui mô sản xuất , chú ý vào việc đầu tư cho máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm cách đa dạng hoá sản phẩm, tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước Việc quản lý và sử đụng vốn cố định trong Nhà máy cần đặc biệt chú trọng : - Thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm duy trì và bảo toàn nguồn vốn cố định đã có hiện tại - Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị, sửa chữa kịp thời nhưỡng TSCĐ bị hỏng hóc, sử dụng triệt để quỹ khấu hao cơ bản dể tái đầu tư TSCĐ 3.2 Một số giải pháp Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ bằng cách tăng cường công tác quản lý TSCĐ, nâng cao hơn nữa sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lợi của TSCĐ. Nhà máy nên huy động tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị hiện có vào sản xuất, đầu tư đổi mới TSCĐ, công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại để tăng năng lực sản xuất. Thực hành chế độ khấu hao hợp lý, xử lý dứt điểm những TSCĐ đã cũ không sử dụng được nhằm thu hồi lại vốn để dùng vào luân chuyển bổ sung cho vốn kinh doanh Để bảo toàn VCĐ, Nhà máy nên mua bảo hiểm cho các TSCĐ để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại về vốn. Các khoản chi cho Bảo hiểm có thể hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông của Nhà máy. Đây là phương thức rất an toàn và hiệu quả trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tích cực tìm kiếm khách hàng và thị trường mới để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì và cải thiện nâng cao chất lượng mẫu mã quy cách sản phẩm. Phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng và quản lý tốt chi phí, khuyến khích tăng năng suất lao động. Mở rộng liên doanh, liên kết, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và nâng cao tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của Nhà máy ra nước ngoài 3.3 Kiến nghị a.Đối với Nhà máy Nhà máy phải chấn chỉnh và sắp xếp lại bộ máy gián tiếp, phục vụ trong Nhà máy theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ hơn nữa, giải quyết chế độ cho số cán bộ, nhân viên có điều kiện và thâm niên công tác nhưng không đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ và trình độ năng lực. Ban lãnh đạo Nhà máy cần kiên quyết sàng lọc những người không đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đồng thời phải có chế độ thưởng phạt phân minh nhằm khuyến khích động viên kịp thời những người đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhà máy nên bổ sung một lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, nhân viên trẻ và có những chính sách để thu hút họ. Ngoài ra, Nhà máy cũng nên tổ chức các lớp học ngắn hạn về pháp luật và những cải cách đổi mới của Nhà nước, đặc biệt là những chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý. b.Đối với Nhà nước Để tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà máy trong quá trình hoạt động kinh doanh, Nhà nước cần phải có một số chính sách như sau: Khuyến khích tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn vay ưu đãi và tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho Nhà máy Ưu tiên về vốn, cấp bổ sung vốn cho Nhà máy, ưu tiên về thuế đặc biệt là trong tình hình Nhà máy đang tổ chức cải tạo năng lực sản xuất của mình. Tăng cường chỉ đạo hoạt động, chú trọng công tác tổ chức chăm lo đến đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong Nhà máy về vật chất cũng như về tinh thần. Trên đây là những kiến nghị và các giải pháp mang tính đề xuất, hy vọng những đề xuất này có thể phần nào giúp cho Nhà máy cải thiện được tình hình tài chính của mình trong thời gian tới, để từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình phát triển của Nhà máy Kết luận Vốn là phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, là một trong hai yếu quyết định sản xuất và lưu thông hàng hoá. Công tác quản lý và sử dụng vốn đặc biệt là vốn cố định mang ý nghĩa quan trọng, là điều kiện tiên quyết để doạh nghiệp tồn tại và phát triển. Vì vậy vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn cố định sao cho hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi ích tối ưu nhất cho doanh nghiệp là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề trên, trong những năm qua Nhà máy đã chủ động sáng tạo, phấn đấu nâng cao công tác tổ chức trong sản xuất kinhh doanh nhằm bảo toàn và phát triển vốn nói chung cũng như vốn cố định nói riêng. Số vốn của nhà máy ngày càng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy được sự giúp đỡ nhiệt tình của banh lãnh đạo cùng cô chú, anh chị trong xí nghiệp đặc biệt là sự hưỡng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Văn Hoá để em có thể hoàn thành chuyên đề .Do trình độ lý luận và thời gian còn hạn chế ,bài chuyên đề không tránh khởi những khiếm khuyết và sai sót em mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy cô giáo, các cô chú và anh chị và ý kiến đóng góp của các bạn để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11956.doc
Tài liệu liên quan