Đối với các khoản nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi kế toán phân loại các khoản nợ, tìm nguyên nhân khó đòi từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu toà án kinh tế giải quyết.
Công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi để phòng ngừa rủi ro tránh được các biến động tài chính bất ngờ.
67 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp cần thiết đối với quá trình giải quyết công nợ tại công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kinh doanh, môt phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, một phó giám đốc hành chính.
Các phòng ban chức năng: phòng tài chính kế toán tổng hợp thực hiện chức năng hạch toán kế toán, giám đốc bằng tiền viếc quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn, giúp ban giám đốc nắm bắt tình hình thực tế một cách kịp thời. Phòng tổ chức cán bộ lao động : quản lý các mặt thuộc phạm vi tổ chức nhân sự, duyệt tuyển cán bộ, đề bạt cán bộ các cấp trong công ty. Phòng hành chính quản trị: Thực hiện các hoạt động mang tính chất đối ngoại hành chính. Phòng xe máy: phụ trách việc nhập khẩu linh kiện xe máy, xây dựng, kế hoạch sản xuất. Phòng vật tư thiết bị: có trách nhiệm lập kế hoạch mua linh kiện xe máy nội địa hoá, cung cấp vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và một số phòng ban khác: phòng dự án, phòng kinh doanh nhà đất, phòng thị trường, phòng kỹ thuật, phòng xây dựng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Ban giám đốc
P. hành chính quản trị
P. tổ chức CB- lao động
P. tài chính kế toán tổng hợp
Xn lắp ráp xe máy
P.
Dự án
P.
Xe máy
P. vật tư tbị
P.
Xk lao động
P.
kd nhà
đất
P. xây dựng
Xưởng Sx khung xe máy
Xưởng Sx lắp ráp giảm sóc ly hộp
X. Sx lắp ráp đồng hồ công tơmét,
bộ dây điện
X. Sx sản phẩm nhựa
Xưởng Sx lắp ráp động cơ
Các đội xây dựng công trình
P.
thị trường
P.
kỹ thuật
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ
Kế toánNVL&CCDC
Kế toán thanh tóan
Kế toán tiêu thụ
Kế toán công nợ
Kế toán ngân hàng
Nhân viên kt xí nghiệp lắp ráp
Nv kế toán các xí nghiệp
1.4. Tình hình tài chính của công ty
1.4.1. Tình hình biến động vốn, nguồn vốn
Biểu 2.1: Kết cấu vốn kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
TT
(%)
Vốn lưu động
120.685.423.735
87,2
147.315.767.785
69,4
26.630.344.050
22,07
-17,8
Vốn cố định
17.774.735.828
12,8
64.955.656.776
30,6
47.181.920.948
265,4
17,8
Tổng vốn KD
138.460.159.563
100
212.271.424.561
100
73.811.264.998
53,3
Do công ty là một doanh nghiệp nhà nước có hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu, nên việc phân bổ chí phí kinh doanh như trên là hợp lý. Cụ thể vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn(87,2%),vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ(12,8%).
Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2003 tăng 73.811.264.998 đạt 53,3% do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, so với năm 2002, vốn lưu động của công ty tăng 26.630.344.050 tương đương với tỷ lệ 22,7%. Việc tăng này chủ yếu là do vốn hàng hoá và vốn trong thanh toán tăng lên nhiều, nguyên nhân là vì năm 2003, lượng hàng hoá công ty tiêu thụ tăng lên rất cao so với năm 2002 nên nhu cầu vốn dự trữ hàng lớn.
Thứ hai, vốn cố định tăng 47.180.920.948 ứng với 265,44% do công ty dùng để bổ sung TSCĐ phục vụ kinh doanh.
Mặc dù vốn lưu động tăng lên về tỷ lệ nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng nguồn vốn kinh doanh giảm 17,8% là do tỷ trọng VCĐ tăng lên 17,8%
Vốn kinh doanh của công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất được hình thành từ hai nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 2.2 : Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
Tỷ
lệ
TT
(%)
I Nợ phải trả
130.224.935.685
94,05
201.337.721.207
94,85
71.112.785.549
54,6
0,8
1.Nợ ngắn hạn
127.542.367.142
97,94
198.836.589.368
98,76
71.294.222.226
55,9
0,82
2.Nợ khác
2.682.568.516
2,06
2.501.131.839
1,24
-181.436.677
-6,76
0,18
II Nguồn vốn CSH
8.235.223.905
5,95
10.933.703.354
5,15
2.698.479.449
32,77
-0,8
Tổng cộng
138.460.159.563
100
212.271.424.561
100
73.811.264.998
53,3
Nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu do huy động từ bên ngoài. Năm 2002 chiếm tỷ 94,05% và tăng thêm 0,8% vào năm 2003 còn lại là vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm trong tổng nợ phải trả (chiếm 98,76%) đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu là hợp lý.
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Biểu 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TL
(%)
1.Tổng doanh thu
198.312.195.210
213.922.393.845
15.610.198.635
7,87
2.Tổng chi phí giá thành
195.211.456.516
209.114.617.456
13.903.160.940
7,12
3.Lợi nhuận trước thuế
3.100.738.694
4.807.776.389
1.707.037.695
55,05
4.Thuế TNDN phải nộp
992.236.382.08
1.346.177.388,92
353.941.006,84
35,67
5.Lợi nhuận sau thuế
2.108.502.311,92
3.461.599.000,08
1.353.096.688,16
64,17
6.T.nhập BQ đầu người
1.710.000
1.912.000
202.000
11,8
II. Tình hình thanh toán công nợ của công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất trong một vài năm gần đây:
2.1.Công tác tổ chức và quản lý thanh toán công nợ tại công tại Công ty:
Mặc dù công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất là môt doanh nghiệp nhà nước, vốn do nhà nước sở hữu nhưng hoạt động trong nền kinh tế thị trường công ty phải hạch toán độc lập về tài chính, về lỗ lãi, về kết quả hoạt động kinh doanh....Nhà nước chỉ cấp một phần vốn rất hạn chế và không bù lỗ như thời bao cấp, doanh nghiệp tự huy động thêm vốn và hạch toán sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đảm bảo cho tình hình tài chính ổn định và lành mạnh là nhiệm vụ của bộ máy điều hành hoạt động của công ty. Công nợ là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tài chính doanh nghiệp vì công nợ phản ánh một cách chân thực tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Hiện nay công ty CIRI đã không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh cả ở trong và ngoài nước, do hoạt động của công ty một vài năm gần đây đạt hiệu quả cao nên uy tín của công ty ngày một củng cố, công ty có thêm nhiều bạn hàng cũng như khách hàng từ mọi miền đất nước. Điều này kéo theo các quan hệ công nợ cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Để có thể theo dõi và quản lý thanh toán công nợ đạt hiệu quả, phòng kế toán phân công một kế toán công nợ chuyên làm công tác thanh toán, đây là người trực tiếp năm bắt theo dõi và tổ chức thu hồi cũng như thanh toán công nợ. Kế toán quản lý công nợ bằng cách mở sổ theo dõi chi tiết với từng loại công nợ, từng khách hàng, từng chủ nợ.... Việc đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp được làm thường xuyên để tránh tình trạng nhầm lẫn, bỏ sót các khoản nợ. Công nợ được chia thành hai mảng công nợ phải thu và công nợ phải trả. Việc quản lý công nợ được thực hiện như sau:
2.1.1. Đối với công nợ phải thu:
Là một bộ phận tài sản doanh nghiệp bị các cá nhân, đơn vị khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ thu hồi. Việc thu hồi công nợ phải thu giúp công ty giải phóng vốn bị chiếm dụng, tăng tiềm lực tài chính và chủ động kinh doanh
Để quản lý công nợ phải thu đạt hiệu quả cao hơn công ty giao trách nhiệm cụ thể cho kế toán công nợ về các khoản phải thu đồng thời có sự động viên khuyến khích kịp thời khi họ hoàn thành nhiệm vụ.
Quản lý công nợ phải thu của khách hàng, kế toán mở sổ theo dõi chi tiết trên tài khoản 131.
TK1311: Phải thu của công ty XDCT GT 810
TK1312: Phải thu
Bên cạnh đó, các khoản phải thu như trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, tạm ứng cũng không nhỏ. Các tài khoản này cũng được phân cấp quản lý chi tiết như tài khoản 131 để tiện quản lý và theo dõi.
Đối với các khách hàng truyền thống như: công ty XDCT GT 810, nhà máy cơ khí cổ Loa.....công ty luôn có sự ưu đãi nhất định trong việc cung ứng hàng hoá, như chiết khấu bán hàng, hỗ trợ giá....Ngoài ra với các khách hàng khác công ty cũng có chính sách khuyến khích thích hợp để tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài khi khách hàng mua hàng nhiều hoặc thanh toán ngay.
Bên cạnh đó, công ty cũng có những chính sách kịp thời đối với các doanh nghiệp có thái độ chây lỳ, chậm thanh toán để có thể thu hồi được vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2. Đối với công nợ phải trả:
Công ty có rất nhiều mối quan hệ bạn hàng với nhiều nhà cung ứng trong và ngoài nước. Một số nhà cung ứng lớn của công ty như: tập đoàn Zongshen, công ty Lạc Việt, công ty cơ khí Chính xác số 1, công ty lốp Yokohama....
Kế toán mở sổ chi tiết TK 331 để theo dõi tình hình thanh toán nợ với từng nhà cung ứng. Đối với các hợp đồng giá trị lớn công ty thường phải thanh toán trước một phần giá trị hợp đồng.
Để thuận lợi cho việc giao dịch, thanh toán, công ty mở tài khoản tại một số ngân hàng:
Ngân hàng nông nghiệp Ba Đình
Ngân hàng ngoại thương Thành Công
Ngân hàng công thương Thanh Xuân
Bên cạnh các khoản nợ nhà cung cấp, nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng công nợ. Nguồn vốn huy động chủ yếu của công ty là vốn vay. Do đó công ty phải hết sức quan tâm đến việc quản lý và theo dõi nợ vay. Nợ vay bao gồm:
Vay ngắn hạn ngân hàng, vay của các đối tượng khác. Kế toán theo dõi chi tiết trên hai tài khoản:
TK 3111: vay ngắn hạn
TK 31132: vay ngắn hạn đối tượng khác
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn đáp ứng cho kỳ kinh doanh mới, công ty luôn thanh toán các khoản nợ đúng hạn tạo được niềm tin với bạn hàng và các đối tượng cho vay.
2.2. Tình hình công nợ của công ty:
2.2.1. Tình hình vay vốn và trả nợ vay:
Do đặc thù của công ty CIRI chủ yếu là kinh doanh thương mại, nên để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, công ty chủ yếu là vay ngắn hạn của ngân hàng và các đối tượng khác.
Tình hình vay vốn và trả nợ vay ngắn hạn được thể hiện như sau:
Tóm tắt:
Dư có vay ngắn hạn đầu năm: 70.298.819.874
Vay ngắn hạn trong năm: 162.893.859.788
Trả vay ngắn hạn trong năm: 102.763.656.577
Dư có vay ngắn hạn cuối năm: 130.429.023.085
Biểu 2.4: Tình hình vay vốn ngắn hạn
Đơn vị: VNĐ
Đối tượng vay
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
Tlệ(%)
NH nông nghiệp Ba Đình
30.000.000.000
50.000.000.000
20.000.000
66,67
NH công thương Thanh Xuân
27.416.327.142
36.429.023.085
9.012.695.943
32,87
Vay ngắn hạn đối tượng khác
12.882.492.732
44.000.000.000
31.117.507.268
241,55
Tổng
70.298.819.874
130.429.023.085
60.130.203.211
85,5
Như vậy, so với năm 2002, năm 2003 vay ngắn hạn của công ty tăng với số tiền là 60.130.203.211 tương ứng với tỷ lệ 85,5%
2.2.2. Tình hình thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp
a. Tình hình thanh toán với khách hàng:
Do công ty áp dụng hình thức thanh toán trả trước một phần giá trị hợp đồng đối với các khách hàng nên trong công tác thanh toán với khách hàng luôn phát sinh cả công nợ phải thu và công nợ phải trả. Công nợ phải thu là một phần hay toàn bộ tiền hàng khách hàng còn nợ sau khi giao hàng. Công nợ phải trả là một phần tiền hàng khách hàng trả trước khi giao hàng, khoản này được trả bằng hàng hoá mà công ty đã ký hợp đồng cung ứng với khách hàng.
Biểu 2.5: Tình hình nợ phải thu của khách hàng
Đơn vị: VNĐ
Khách hàng
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TL(%)
Công ty TNHH TM Tùng Phương
654.507.804
214.107.804
-431.400.000
-66,83
Công ty XNK Bắc Giang
3.006.303.064
1.448.700.001
-1.557.003.063
-51,8
Công ty CP công nghiệp VN
-
2.250.000.000
2.250.000.000
Công ty vận chuyển khách DL& Taxi
4.044.399.811
1.060.150.000
-2.984.249.811
-73,79
Công ty TNHH Thái Bình
8.550.579.420
3.404.610.424
-5.145.968.996
-60,18
Doanh nghiệp TN Minh Quang
4.909.828.574
818.929.376
-4.090.899.198
-83,32
DNTN Thái Quạng
4.896.771.684
1.823.919.686
-3.072.851.998
-62,75
Công ty TNHH Hải Linh
338.600.000
2.100.000.000
1.761.400.000
520,2
DNTN Tiến Công
1.768.558.800
1.855.600.000
87.041.200
4,92
Công ty TNHH TM Hải Hưng
4.597.583.045
456.293.445
-4.141.289.600
-90
DNTN Việt Trung Tín
1.673.790.400
211.200.000
-1.462.590.400
-87,38
XN văn hóa phẩm HN
-
2.850.000.000
2.850.000.000
Công ty CPQT Hải Nam
1.009.099.700
-
-1.009.099.700
Các khách hàng khác
14.066.199.158
6.017.119.010
-8.049.080.148
-57,22
Tổng cộng
49.504.221.460
24.512.629.746
-24.991.591.714
-50,48
Nhìn vào biểu trên ta thấy, so với năm 2002, tổng nợ phải thu ở khách hàng. Giảm đi với số tiền 24.991.591.714 tương đương tỷ lệ –50,48%
Biểu 2.6: Tình hình phải trả cho khách hàng
(Người mua ứng trước tiền)
Khách hàng
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TL(%)
Nguyễn Tuấn Anh
-
360.036.795
360.036.795
Công ty cầu 75
523.838.512
2.129.412.852
1.605.574.340
306,5
Công ty Lạc Việt
4.423.725.000
-
-4.423.725.000
Công ty XDCT GT 889
10.000.000
2.669.900
-7.330.100
-73,3
Điều chỉnh hàng tồn, DT tồn
6.288.300.000
-
-6.288.300.000
Các khách hàng khác
527.989.721
132.822.977
-395.166.744
-74,84
Tổng cộng
11.773.853.233
2.624.942.524
-9.148.910.709
-77,7
Năm 2003 so với năm 2002 thì số tiền người mua ứng trước cho công ty giảm 9.148.910.709 tương đương với tỷ lệ –77,7% do khách hàng chuyển sang thanh toán ngay chiếm tỷ trọng lớn.
b.Tình hình thanh toán với nhà cung cấp:
Biểu2.7: Phải trả nhà cung cấp
Đơn vị: VNĐ
Người bán
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
T.lệ(%)
C.ty cơ khí chính xác
-
10.000.000.000
10.000.000.000
Tập đoàn Zongshen
7.755.257.866
7.966.249.866
210.992.000
2,72
Công ty Xuzhou
2.755.255.925
329.635.766
-2.445.620.159
-88,76
Chơnquing jingbei....
87.463.740
2.233.154.140
2.145.690.400
2453,2
Công ty Sky Way
1.238.424.000
-
-1.238.424.000
Công ty Lạc Việt
16.215.277.150
145.301.339
-16.069.975.811
-99,1
C.ty cao su INOUE VN
97.754.651
328.761.024
231.006.373
236,3
C.ty ắc quy Miền Nam
176.998.920
4.988.539.476
4.811.540.556
2718,4
DNTN Huỳnh phát
-
269.242.820
269.242.820
Khách bán xúc đào Kato
118.173.576
-
-118.173.567
Tập đoàn Zongshen
1.264.859.647
57.795.015
-1.207.064.632
-95,43
Xn văn hoá phẩm HN
-
2.230.000.000
2.230.000.000
Các nhà cung ứng khác
5.808.872.664
8.706.303.122
2.897.430.458
49,88
Tổng cộng
33.518.338.139
37.254.982.568
2.736.644.429
11,15
Qua biểu trên ta có nhận xét: các khoản phải trả nhà cung ứng năm 2003 tăng so với năm 2002 là 3.736.644.429 ứng với 11,15%.
2.2.3. Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước:
Công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất là một doanh nghiệp Nhà Nước nên ngoài các khoản phải nộp ngân sách như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, hàng năm công ty còn phải nộp một khoản thu trên vốn. Công ty nộp thuế giá trịgia tăng theo phương pháp khấu trừ, áp dụng chính sách thuế phù hợp với luật thuế hiện hành.
Biểu 2.8: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu
Số còn phải nộp năm 2002
Số phải nộp trong năm 2003
Số đã nộp trong năm 2003
Số phải nộp 31/12/2003
1. Thuế GTGT hàng nội địa
6.230.000.000
11.271.038.486
17.277.437.110
223.604.367
2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu
900.567.429
8.667.777
146.733.554
762.501.652
3. Thuế xuất, nhập khẩu
314.590.585
692.775
1.385.550
313.897.810
4. Thuế lợi tức
-
14.700.683
14.700.683
5. Thuế TNDN
606.666.667
1.346.177.383,9
509.921.749
2.462.765.799
6. Thuế nhà đất
36.503.996
54.340.800
6.503.996
84.340.800
7. Thuế khác
Tổng cộng
8.088.328.677
11.306.289.648
15.532.807.210
3.861.811.111
Năm 2003 công ty đã nộp được 15.532.807.210 tiền thuế cho ngân sách nhà nước chiếm 80% tổng số thuế phải nộp. Đến cuối năm công ty còn nợ ngân sách 3.861.811.111 tương đương 20%. Nhìn chung công ty hoàn thành tương đối tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
III. Phân tích tình hình công nợ:
3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu:
Để đánh giá tình hình công nợ phải thu của doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu :
v
Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn huy động được thì có bao nhiêu % vốn thực chất không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.
Biểu 2.9: Chỉ tiêu phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
1. Tổng giá trị các khoản phải thu
VNĐ
62.982.892.311
53.775.192.751
-9.117.695.560
2. Tổng nguồn vốn
VNĐ
138.460.159.563
212.271.424.561
73.811.264.998
3. Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn =[(1/2)*100]
%
45,4
25,33
-20,07
Năm 2003, tỷ lệ vốn bị chiếm dụng là 25,33% giảm 20,07% so với năm 2002. Điều này rất có lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nên duy trì.
Việc xem xét chỉ tiêu này chỉ đưa ra những con số mà chưa cho chúng ta thấy nguyên nhân và thực trạng tình hình công nợ, do đó chúng ta cần căn cứ vào số liệu năm 2002 và năm 2003 để lập biểu so sánh để thấy được số chênh lệch tăng giảm và phân tích nguyên nhân theo từng khoản mục để đưa ra các biện pháp thích hợp
Biểu 2.10: Phân tích tình hình công nợ phải thu
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
TT
(%)
1.Phải thu của khách hàng
49.504.221.460
70,6
24.475.332.724
32,6
-25.028.888.736
-50,6
-38,02
2.Trả trước cho người bán
1.851.651.821
2,64
16.748.632.999
22,3
14.896.981.178
804,5
19,7
3.Thuế GTGT được khấu trừ
2.091.717.582
2,98
9.158.187.002
12,2
7.066.469.420
337,8
9,21
4.Phải thu nội bộ
90.540.000
0,13
-
-90.540.000
-0,13
5.Các khoản phải thu khác
10.554.761.448
15,1
3.393.040.026
4,5
-7.161.721.422
-67,9
-10,6
6.Dự phòng khoản thu....
-1.200.000.000
-1,7
-
1.200.000.000
1,7
7.Tạm ứng
2.756.216.624
3,93
16.934.928.224
22,5
1.417.871.600
514,4
18,6
8.Ký quỹ, ký cược NH
4.465.904.098
6,37
4.409.385.332
5,89
56.518.766
1,27
-0,48
Tổng cộng
70.108.384.593
100
75.119.506.296
100
5.011.121.703
7,15
Qua số liệu bảng phân tích ta có nhận xét:
So với năm 2002, các khoản phải thu năm 2003 tăng 5.011.121.703 tương đương 7,15% là do các nguyên nhân sau:
Chủ yếu là do hai khoản mục Trả trước cho người bán và Tạm ứng tăng lên. cụ thể:
Nguyên nhân thứ nhất là: Trả trước cho người bán tăng 14.896.981.178 tương đương 804,5% vì công ty phải trả trước cho nhà cung cấp khi nhập khẩu hàng hoá, công ty thanh toán các hợp đồng kinh tế với nước ngoài như hợp đồng xuất khẩu lao động, hợp đồng nhập khẩu tài sản cố định của tập đoàn Zongshen...bằng thư tín dụng do đó công ty phải ký quỹ để mở LC đồng thời để có được nguồn hàng đảm bảo chất lượng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất kinh doanh công ty đã cấp tín dụng cho người bán.
Nguyên nhân thứ hai là do các khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên tăng 14.178.711.600 tương ứng với tỷ lệ 514,4% vì công ty phải tạm ứng tiền cho công nhân viên để đi giao dịch ký kết các hợp đồng xuất khẩu lao động, các hợp đồng chuyển giao công nghệ...
Bên cạnh đó, khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng 7.066.469.420 và khoản ký quỹ ký cược ngắn hạn tăng 56.518.766 công ty cần tăng cường các biện pháp để thu hồi nhanh chóng các khoản tiền này để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh đáp ứng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đang bị hạn chế.
So với năm 2002 các khoản phải thu của khách hàng lại giảm đáng kể giảm 25.028.888.736. Có được điều này là do doanh nghiệp đã áp dụng những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán ngay giúp công thu hồi vốn nhanh chóng để tiếp tục quay vòng.
Là một doanh nghiệp thương mại nên các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là hợp lý( năm 2002 chiếm 70,6%,năm 2003 chiếm 32,58%). Nhìn chung, công ty phải chú ý đến việc đẩy mạnh thu hồi vốn tránh tình trạng ứ đọng vốn đặc biệt là các khoản tạm ứng và ký quỹ ký cược ngắn hạn và doanh nghiệp nên hạn chế các khoản trả trước người bán nhằm tăng cường vốn cho doanh nghiệp.
3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả:
Là một công ty hoạt động có quy mô tương đối lớn trong đó nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Trong điều kiện như vậy buộc doanh nghiệp phải đi tìm các nguồn tài trợ khác như vay ngân hàng, vay của các tổ chức tín dụng, vay của cán bộ công nhân viên....và các nguồn khác. Để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động, nguyên nhân biến động của chúng để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán ảnh hưởng đến tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Để đánh giá việc quản lý công nợ phải thu doanh nghiệp sử dụng một số chỉ tiêu sau:
v
v = = 1 - Hệ số nợ
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài, còn nguồn vốn CSH lại đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp (vì vậy hệ số CSH còn gọi là hệ số tự tài trợ).
Xem xét hai chỉ tiêu tài chính này, ta thấy mức độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp với nguồn vốn kinh doanh của mình. Hệ số tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hay bị sức ép của các khoản nợ vay. Các chủ nợ thường nhìn vào tỷ số này để tin tưởng một sự đảm bảo cho khoản nợ vay được hoàn trả đúng hạn khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, không nên khuyến khích hệ số nợ lớn và tăng vì nó tiềm ẩn nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này phải hết sức thận trọng và không nên lạm dụng. Nhìn chung hệ số này nhỏ và giảm thì an toàn cho doanh nghiệp.
Từ số liệu cụ thể của doanh nghiệp ta có
Biểu 2.11: Chỉ tiêu Hệ số nợ và Hệ số vốn CSH
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
1.Nợ phải trả
VNĐ
130.224.935.658
201.337.721.207
71.112.785.549
2.Nguồn vốn CSH
VNĐ
8.235.223.905
10.933.703.354
2.698.479.445
3.Tổng vốn kinh doanh
VNĐ
138.460.159.563
212.271.424.561
73.811.264.994
4.Hệ số nợ (1/3)
Lần
0,94
0,95
0,01
5.Hệ số vốn CSH(2/3)
Lần
0,06
0,05
-0,01
Nhìn vào biểu trên ta thấy năm 2003, trong một đồng vốn kinh doanh của công ty có tới 0,95 đồng vay nợ bên ngoài so với năm 2002 còn cao hơn 0,01 đồng điều đó cho ta thấy mức độ mạo hiểm trong tài chính. Trong năm tới nếu doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn thì sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn vay nợ bên ngoài. Hệ số nợ rất cao thì đương nhiên hệ số đóng góp của chủ sở hữu sẽ nhỏ, khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp thấp, công ty bị phụ thuộc vào các chủ nợ. Đó là điều bất lợi vì nếu cùng một lúc phải thanh toán hết các khoản nợ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, và bị sức ép của các khoản nợ. Trong năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý.
=
Phản ánh các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng so với các khoản bị chiếm dụng.
Biểu 2.12: Chỉ tiêu Tỷ lệ các khoản phải trả và các khoản phải thu
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
1.Tổng số nợ phải trả
VNĐ
130.224.935.658
201.337.721.207
71.112.785.549
2.Tổng số nợ phải thu
VNĐ
70.108.384.593
75.119.506.296
5.011.121.700
3.Tỷ lệ nợ phải trả với nợ phải thu (1/2)
Lần
1,86
2,68
0,82
Tỷ lệ này lớn hơn 1 (lần) chứng tỏ vốn kinh doanh đi chiếm dụng lớn hơn số vốn bị chiếm dụng nhiều. Đặc biệt năm 2003 con số này khá cao là 2,86 (lần).
Cụ thể:
Biểu 2.13: Phân tích tình hình công nợ phải trả.
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
TT
(%)
I.Nợ ngắn hạn
127.542.367.142
97,9
198.836.589.368
98,8
7.129.422.226
55,9
0,82
1.Vay NH
70.298.819.874
55,1
130.429.023.085
65,6
60.130.203.211
85,5
19,9
2.Nợ dhạn đến hạn trả
2.450.381.278
1,23
2.450.381.279
1,23
3.Phải trả cho người bán
33.518.338.139
26,3
37.254.982.568
18,7
3.736.644.429
11,2
-7,6
4.Người mua trả tiền trước
11.773.853.233
9,23
3.162.125.502
1,59
-8.611.727.729
-73,1
-7,6
5.Thuế
8.088.328.677
6,34
3.861.811.111
1,94
-4.226.517.566
-52,3
-4,4
6.Phải trả CNV
1.899.454.429
0,96
1.899.454.429
0,96
7.Phải trả khác
3.863.027.219
3,03
19.778.811.394
9,94
15.915.784.175
412
6,91
II.Nợ dài hạn
2.682.568.516
2,06
2.501.131.839
1,24
-181.436.677
-6,76
-0,82
III.Nợ khác
2.682.568.516
2,06
2.501.131.839
1,24
-181.436.677
-6,76
-0,82
1.chí phí phải trả
2.682.568.516
2,06
2.501.131.839
1,24
-181.436.677
-6,76
-0,82
Tổng cộng
130.224.935.658
100
201.337.721.207
100
71.112.785.549
54,6
Qua biểu trên ta có nhận xét :
So với năm 2002, các khoản nợ phải trả năm 2003 tăng 71.112.785.549 tương đương với tỷ lệ 54,4%. Trong đó chủ yếu là tăng các khoản nợ ngắn hạn với số tiền là 71.294.222.226 tương đương 55,9%.
Nợ dài hạn không phát sinh, cả hai năm 2002 và 2003 toàn bộ số nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn còn lại là nợ khác( công ty có ít nhu cầu vay dài hạn vì TSCĐ của công ty đã tương đối hoàn thiện, chưa có nhu cầu đầu tư thêm. Đồng thời toàn bộ vốn lưu động của công ty đều đầu tư bằng vốn vay ngắn hạn và công ty không có kế hoạch đầu tư tài chính dài hạn). Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu vì nhu cầu vốn lưu động của công ty rất lớn.
Trong khoản mục nợ ngắn hạn:
Vay ngắn hạn tăng lên cả về tỷ lệ và tỷ trọng. Tỷ lệ vay ngắn hạn năm 2003 tăng so với năm 2002 là 85,53%, tỷ trọng tăng 19,93% tương đương 60.130.203.211.
Phải trả người bán năm 2003 tăng với tỷ lệ 11,15% nhưng tỷ trọng lại giảm 7,56% tương đương 3.736.644.429
Khoản người mua ứng trước giảm với tỷ lệ 73,14% ứng với số tiền là 8.611.727.729 đồng thời tỷ trọng cũng giảm do khách hàng chủ yếu thanh toán ngay. Tuy nhiên công ty nên khuyến khích để tăng khoản này nhằm bổ sung vốn cho kinh doanh lại tiết kiệm chi phí.
Phải trả công nhân viên tăng 1.899.454.429. Nếu xét về phía doanh nghiệp tăng các khoản phải trả công nhân viên sẽ tạo ra nguồn vốn bổ sung tạm thời lớn mà không phải trả chi phí sử dụng vốn, nếu xét phía công nhân, điều này ảnh hưởng không tốt đến đời sống của họ khi bị doanh nghiệp nợ lương và các khoản thu nhập khác. Nhìn chung, không nên khuyến khích khoản mục này tăng lên vì ảnh hưởng đến đời sống người lao động có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp nên điều chỉnh khoản này cho phù hợp hơn.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 4.226.517.566 ứng với tỷ lệ 52,25%, tỷ trọng giảm 4,4%.
Phải trả phải nộp khác tăng lên không đáng kể với số tiền 181.436.667 nhưng tỷ lệ và tỷ trọng đều giảm tương ứng 6,76% và 0,82%.
IV.Phân tích khả năng thanh toán công nợ:
Tình hình tài chính được đánh giá là mạnh hay yếu trước hết phải được thể hiện bằng khả năng chi trả, vì vậy chúng ta bắt đầu đi từ việc phân tích khả năng thanh toán của công ty. Ta sử dụng các hệ số sau:
4.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ phải trả:
Để phân tích toàn bộ khả năng thanh toán công nợ phải trả của công ty, ta sử dụng chỉ tiêu sau:
v Khả năng thanh toán chung =
Đây là chỉ tiêu để xác định cứ một đồng vốn vay nợ có bao nhiêu đồng tài sản để đam bảo, và liệu doanh nghiệp có đủ khả năng hoàn trả các khoản nợ hay không?
Xét số liệu cụ thể trong bảng cân đối kế toán của công ty
Biểu 2.14: Chỉ tiêu khả năng thanh toán chung
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
1.Tổng số tài sản
VNĐ
138.460.159.563
212.271.424.561
73.811.264.998
2.Tổng số nợ phải trả
VNĐ
130.224.935.658
201.337.721.207
71.112.785.549
3.Khả năng thanh toán chung (1/2)
Lần
1,06
1,05
-0,01
Khả năng thanh toán chung của công ty cả hai năm đều lớn hơn 1 (lần) là tôt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài của công ty đều có tài sản đảm bảo. Doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ.
*Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Sử dụng các hệ số sau:
+Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn, cho thấy cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSLĐ. Nếu toàn bộ công nợ của công ty đồng thời cùng đến hạn trong thời gian ngắn thì khả năng thanh toán các khoản nợ đó được thực hiện ở mức độ nào, nhanh hay chậm.
Nợ ngắn hạn phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một phần thành tiền. Trong đó tổng số tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu, chỉ có TSLĐ là trong kỳ có khả năng chuyển đổi thành tiền do đó nó được dùng để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.
Biểu 2.15: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
1.Tổng số TSLĐ
VNĐ
120.685.423.735
147.315.767.785
26.630.344.050
2.Tổng số nợ ngắn hạn
VNĐ
130.224.935.658
201.337.721.207
71.112.785.549
3.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (1/2)
Lần
0,93
0,73
-0,2
Tiền + Chiết khấu khả mại
Nợ tới hạn và quá hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2003 so với năm 2002 còn thấp và không an toàn vì cả hai năm hệ số nợ này đều nhỏ hơn 1. Doanh nghiệp cần có các biện pháp tích cực hơn để thu hồi nợ làm tăng khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp.
v Khả năng thanh toán nhanh =
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Biểu 2.16: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
1.Tiền + Chiết khấu khả mại
VNĐ
2.869.988.764
5.245.413.887
2.375.425.123
2.Tổng số nợ ngắn hạn
VNĐ
130.224.935.658
201.337.721.207
71.112.785.549
3.Khả năng thanh toán nhanh(1/2)
Lần
0,022
0,026
0,004
Hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2002 là 0,022 nhỏ hơn 0,5. Sang năm 2003 tăng thêm 0,004, như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành của công ty còn rất thấp. Công ty cần quan tâm đến việc đầu tư vào
thị trường chứng khoán với những công cụ tài chính có tính thanh khoản cao để nâng cao khả năng thanh toán nhanh của công ty.
4.2. Phân tích hiệu quả thanh toán nợ phải thu:
Nợ phải thu và phải trả là hai phạm trù gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hai khoản nợ này đối nghịch nhau do đó công tác quản lý cũng khác nhau. Nếu xem xét công nợ phải trả, cần xem xét khả năng thanh toán nhưng đối với nợ phải thu ta cần tìm hiểu hiệu quả thu hồi công nợ.
Sử dụng các chỉ tiêu sau:
v
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Cụ thể hơn nó phản ánh trong một kỳ kinh doanh bao nhiêu lần doanh nghiệp thu được các khoản nợ thương mại. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều này là tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều cho các khoản phải thu (không phải cấp tín dụng cho khách hàng, tốn ít chi phí thu hồi nợ...)
Bên cạnh đó ta phải xét kỳ thu tiền bình quân để có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả thu hồi công nợ của công ty.
v Kỳ thu tiền bình quân
(tính theo số ngày)
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh số bán chịu bình quân 1 ngày
Đây là chỉ tiêu phản ánh để thu được một khoản phải thu thì cần số ngày trung bình là bao nhiêu(các khoản phải thu quay một vòng mất bao nhiêu ngày). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại.
Ta có biểu sau:
Biểu 2.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hồi nợ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
1.Doanh thu(thuần) thực hiện
VNĐ
213.922.393.845
2.Số dư bình quân các khoản phải thu
VNĐ
58.334.042.530
3.Vòng quay các khoản phải thu(1/2)
Vòng
4
4.Kỳ thu tiền bình quân=[360/(3)=[(2)/(1)]
Ngày
98
Như vậy trong một kỳ kinh doanh, công ty 4 lần thu được các khoản nợ của khách hàng.
Để thu được một khoản nợ công ty cần trung bình 98 ngày. Con số này tương đối lớn mà công ty quy định chỉ 35-45 ngày. Qua hai chỉ tiêu này ta thấy việc thu hồi nợ chưa đạt kế hoạch về thời gian, doanh nghiệp để bị chiếm dụng vốn dài ngày, hiệu quả thu hồi thấp. Công ty cần xem xét lại chính sách tín dụng, dùng nhiều biện pháp để đẩy mạnh tốc độ thu hồi công nợ.
4.3. Nhận xét về tình hình thanh toán công nợ tại công ty:
4.3.1. Một số kết quả đạt được:
Bằng sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty cùng với sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã đứng vững trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt trong khi còn có nhiều doanh nghiệp nhà nước khác đã phải giải thể do không chịu được sức ép của nền kinh tế thị trường.
Tình hình công tác quản lý công nợ luôn được công ty đặc biệt chú trọng quan tâm.Trong những năm qua công ty đã dùng nhiều biện pháp để có thể nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý công nợ với một số kết quả đạt được là:
Do nắm bắt tốt thị trường, mở rộng mạng lưới kinh doanh đồng thời có các chính sách bán hàng hợp lý, công ty đã đẩy mạnh được khối lượng hàng hóa bán ra, nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận và có điều kiện tăng vốn kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh.
Với uy tín và khả năng của mình, công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ tốt với khách hàng, các nhà cung ứng và người cho vay vốn....các khách hàng và nhà cung ứng đã tạo điều kiện nhiều cho công ty thông qua việc cấp vốn tín dụng thương mại với giá trị lớn.Đặc biệt với mối quan hệ tín dụng lâu năm giữa công ty với ngân hàng công ty đã nhiều lần được hưởng nguồn tài trợ ngắn hạn không cần đảm bảo bằng tài sản khi công ty nhận được đơn đặt hàng của các khách hàng lớn, đáng tin cậy.
Đối với việc thanh toán nợ, công ty luôn cố gắng thanh toán tốt các hợp đồng mua hàng, lựa chọn thời điểm thích hợp để được hưởng toàn bộ các ưu đãi trong chính sách tín dụng và tránh không bị phạt chậm trả. Đối với các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng công ty cố gắng tìm nguồn tài trợ hợp lý để thanh toán gốc và lãi đúng hạn. Nếu như không thể thanh toán đúng hạn, công ty thường xin gia hạn và bằng uy tín của mình công ty đã nhiều lần thành công, tránh được lãi suất phạt.
Tuy vậy hoạt động trong một môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường công ty không tránh khỏi những khó khăn nhất định chưa khắc phục được.
4.3.2. Những mặt tồn tại:
Qua các chỉ tiêu đã phân tích, ta thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty còn tương đối thấp
Lượng tiền và tương đương tiền quá ít làm cho khả năng thanh toán của vốn lưu động thấp, làm giảm khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự nếu cùng một lúc phải thanh toán tất cả các khoản nợ đến hạn và quá hạn.
Năm 2003, hệ số nợ của công ty tăng lên, tỷ lệ nợ trong tổng tài sản cao chứng tỏ mức độ tự chủ trong tài chính thấp, các khoản nợ ngắn hạn vay nhiều làm chi phí trả lãi vay tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Việc thu hồi nợ cũng chưa đạt kế hoạch về giá trị và thời gian. Công ty bị chiếm dụng nhiều vốn và việc thu hồi diễn ra chậm, vòng quay các khoản phải thu thấp, dẫn đến kỳ thu tiền bình quân cao.
Nhìn chung công ty chưa hoàn thành tốt công tác quản lý và thu hồi nợ.
Chương III
Các giải pháp cần thiết đối với quá trình giải quyết công nợ tại công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
I. Phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới:
Biểu 3.1: Kế hoạch tài chính năm 2004
Đơn vị: VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2003
Kế hoạch năm 2004
Chênh lệch
Số tiền
TL(%)
1
Nguồn vốn CSH
10.933.703.354
15.326.422.000
4.392.718.646
40,18
2
Nợ phải trả
201.337.721.207
200.145.645.322
1.192.075.885
-0,59
Nợ ngắn hạn
198.836.589.368
196.965.878.900
1.870.710.468
-0,94
Nợ khác
2.501.131.839
2.000.000.000
501.131.839
-20,04
3
Tài sản lưu động
147.315.767.785
145.989.765.345
1.326.002.440
-0,90
3.1
Tiền
5.245.413.887
7.687.453.621
2.442.039.734
46,56
3.2
Các khoản phải thu
53.775.192.751
51.296.538.500
2.478.654.251
-4,61
3.3
Hàng tồn kho
66.950.847.602
65.090.895.753
1.859.951.849
-2,78
3.4
Tài sản lưu động khác
21.344.313.545
20.269.616.459
1.074.697.086
-5,04
4
TSCĐ- ĐTDH
64.955.656.776
62.800.000.000
2.155.656.776
-3,32
4.1
Tài sản cố định
29.250.088.865
31.680.521.543
2.430.432.678
8,31
4.2
Đầu tư tài chính dhạn
34.934.775.000
35.000.000.000
65.225.000
0,19
4.3
Chi phí XDCBDD
770.792.911
750.580.763
20.212.148
-2,62
Đứng trước tình hình tài chính năm 2003, công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất đặt ra mục tiêu cho năm 2004 thể hiện thông qua bảng trên. Cụ thể:
Bên cạnh việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận bù đắp thêm nguồn vốn chủ sở hữu, công ty lập kế hoạch đề nghị nhà nước cấp thêm vốn. Vốn chủ sở hữu năm 2004 sẽ tăng 4.392.718.646 tương ứng với 40,18%.
Công ty dự định:
Giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn xuống 1870710468 với tỷ lệ –0,94%.
Lượng tiền tăng 46,56% với số tiền 2442039734 nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, tăng khả năng thanh toán nhanh và thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các khoản phải thu cũng được tăng cường thu hồi giảm 2478654251 tương ứng với tỷ lệ 4,61%.
Qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của năm 2003, công ty đề ra mục tiêu phấn đấu cho năm kế hoạch năm 2004 như sau (lấy số liệu từ biểu biểu 3.1 và áp dụng các công thưc để tính toán như trên ta được:
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2003
Kế hoạch năm 2004
Chênh lệch
Khả năng thanh toán chung
1,05
1,06
+0,01
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
0,73
0,85
+0,12
Khả năng thanh toán nhanh
0,026
0,039
+0,013
Mục tiêu của doanh nghiệp là nâng cao khả năng thanh toán so với năm 2003 nhưng doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu tiền để thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.
II. Những khó khăn và thuận lợi đối với công tác quản lý công nợ kế hoạch thực hiện cho phương hướng sản xuất kinh doanh những năm tới:
Quản lý công nợ để đạt được kết quả như mong muốn đó là các khoản phải thu thì thu được nhanh chóng đầy đủ còn các khoản phải trả thì doanh nghiệp luôn có sẵn nguồn vốn để trả khi đến hạn. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết còn thực tế đối với một doanh nghiệp cụ thể thì điều đó chỉ là tương đối với một nguồn lực có hạn, và đặc điểm riêng của từng ngành thì sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất cũng không nằm ngoài quy luật đó. Công ty luôn có gắng để quản lý công nợ tốt nhất và với kết quả đạt được như trên, kế hoạch xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh cho năm tới thì công ty cũng đã phân tích những thuận lợi và khó khăn của mình để phát huy và tìm cách khắc phục nhằm đạt được kết quả như mong đợi.
2.1. Những thuận lợi:
- Với đội ngũ cán bộ nhân viên của phòng kế toán tất cả đều có trình độ đại học và đều trẻ chính vì vậy họ luôn ham học hỏi đề ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả làm lợi cho công ty.
- Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán máy vào việc xử lý các công việc kế toán nên năng suất lao động kế toán đạt kết quả cao.
- Các TSCĐ đã được đầu tư khá hoàn chỉnh công ty không phải lo vay vốn để đầu tư vào tài sản cố định. Do đó công ty chủ yêú vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh, thúc đẩy được quay vòng vốn nhanh.
- Quan hệ của công ty với các ngân hàng luôn tốt, công ty luôn cố gắng thanh toán đúng hạn các khoản nợ, nếu không thì công ty xin gia hạn nợ và nhiều lần đã được các ngân hàng chấp nhận.
- Công ty đưa ra được chính sách tín dụng hợp lý nên đã thu hút được rất nhiều khách hàng và trong số họ rất nhiều người áp dụng phương thức thanh toán ngay, giúp công ty thu hồi được vốn nhanh chóng để tiếp tục vòng quay vốn tiếp theo.
- Khả năng thanh toán chung của công ty qua việc phân tích ở trên thì hai năm qua đều lớn hơn 1 chứng tỏ tất cả các nguồn vốn huy động được từ bên ngoài doanh nghiệp đềucó khả năng trả đủ.
- Là một doanh nghiệp nhà nước công ty luôn nộp đầu đủ đúng hạn tất cả các loại thuế với nhà nước nên công ty luôn được sự quan tâm của nhà nước đó là đầu tư nhanh chóng kịp thời và có những biện pháp để giúp công ty khắc phục khó khăn.
-Nguồn vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều hơn nguồn vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nên doanh nghiệp có thể tận dụng được một nguồn vốn tương đối lớn mà không phải trả chi phí.
2.2. Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi như đã nói ở trên, thì công ty cũng gặp không ít những khó khăn trên con đường tồn tại và phát triển, đó là:
- Hệ số nợ cao trong khi hệ số vốn chủ sở hữu thấp ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đó là khả năng độc lập về tài chính thấp, công ty phụ thuộc chủ yếu vào các chủ nợ. Điều này rất bất lợi vì nếu công ty phải thanh toán tất cả các khoản nợ cùng một lúc thì công ty sẽ gặp khó khăn và bị sức ép từ các chủ nợ.
- Khả năng thanh toán nhanh và thanh toán nợ ngắn hạn của công ty còn chưa đạt yêu cầu tất cả đều nhỏ hơn 1. Chính vì lẽ đó các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ khó có thể thanh toán được đầy đủ và đúng hạn ảnh hưởng đến uy tín của công ty và khả năng huy động vốn từ ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
- Vòng quay các khoản phải thu thấp do đó kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp sẽ cao, nên nguồn vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp sẽ chậm được thu hồi, làm cho doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thương trường và điều này là không tốt một chút nào.
- Các khoản trả trước cho người bán của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng các khoản phải thu, trong khi các khoản người mua ứng trước thì không đáng kể. Điều này ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp luôn có một lượng lớn vốn không được sử dụng bị người khác chiếm dụng.
-Các hợp đồng xuất khẩu lao động đi nước ngoài nhiều trường hợp doanh nghiệp nghiên cứu không kỹ hợp đồng, có nhiều chỗ hớ hênh làm tổn thất đến các khoản phải thu và chi phí của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp vẫn còn tồn đọng các khoản phải thu quá hạn và các khoản nợ khó đòi.
- Do nguồn thông tin và trình độ quản lý còn yếu kém nên nhiều trường hợp doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ khách hàng nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu tiền thậm chí còn không thu được tiền mà chi phí bỏ ra để thu nợ cũng không phải nhỏ.
III. Những giải pháp chủ yếu đối với quá trình giải quyết công nợ tại công ty Quan Hệ Quốc Tế Đâu Tư Sản Xuất:
Qua việc lý luận về công tác quản lý công nợ và phân tích tình hình quản lý thanh toán công nợ tại công ty Quan Hệ Quốc Tế ĐâuTư Sản Xuất, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong việc thanh toán và quản lý công nợ tại công ty:
Thứ nhất công ty nên duy trì lượng tiền mặt hợp lý:
Qua phân tích khả năng thanh toán của công ty ta thấy, vấn đề lớn nhất hiện nay của công ty là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty tương đối thấp, chủ yếu do lượng tiền và tương đương tiền chưa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả. Công ty cần đánh giá lại nhu cầu tiền mặt và việc quản lý các lượng nhập xuất quỹ trong thời gian vừa qua. Việc duy trì lượng tiền mặt dữ trữ không những giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu chi trả hàng ngày, nâng cao khả năng thanh toán nhanh mà còn là hành động phòng ngừa để công ty có thể ứng phó với các nhu cầu bất thường, đồng thời sẵn sàng sử dụng khi các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Hàng tháng, hàng quý Công ty nên hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu chính xác, dự toán các luồng nhập quỹ, xuất quỹ và trên cơ sở so sánh các luồng tiền này để thấy được mức dư thừa hay thiếu hụt. Từ đó thực hiện cân bằng thu chi ngân quỹ, nếu thiếu hụt thì tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu, giảm tốc xuất quỹ nếu có thể khéo léo kéo dài các khoản nợ trong quá trình thanh toán. Ngược lại nếu dư thừa tiền có thể sử dụng đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi.
Doanh nghiệp có thể giảm tốc độ xuất quỹ bằng cách giảm tốc độ chi tiêu. Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hoá đơn mua hàng, người quản lý tài chính nên trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự suy giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp thấp hơn những lợi ích do việc chậm thanh toán mang lại. Công ty có thể tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu chi và chậm trả lương.
Thứ hai là Đầu tư vào các chứng khoán có khả năng chuyển đổi cao:Trên thực tế hiện nay, công ty chỉ dự trữ tiền mặt dưới hai dạng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Mặc dù khả năng thanh toán, vốn lưu động thấp do thiếu tiền nhưng công ty nên cân đối thu chi để tạo ra một khoản tiền có thể đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao. Đầu tư vào những loại chứng khoán này không những không ảnh hưởng đến việc chi trả tiền mặt mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tạo ra một khoản thu nhập tài chính đóng góp vào nguồn vốn kinh doanh. Công ty có thể chuyển đổi dễ dàng, nhanh chóng các chứng khoán này thành tiền với chi phí thấp khi cần thiết. Không phải công ty có lượng tiền nhàn rỗi đầu tư vào chứng khoán mà công ty đang tận dụng tối đa khả năng sử dụng vốn nên việc phải bán gấp các chứng khoán trong trường hợp tất yếu là điều tất yếu. Khi đó khó tránh phải nhượng bộ cả về giá để hạn chế đến mức thấp nhất việc phải bán các loại chứng khoán công ty cần phải thiết lập một danh mục đầu tư chứng khoán có nhiều mức đáo hạn khác nhau phù hợp với tài chính doanh nghiệp. Khi công ty cần bán chứng khoán thì đã sẵn có các chứng khoán có thời hạn và như vậy tránh được khỏi nhượng bộ về giá ảnh hưởng đến vốn lưu động của doanh nghiệp. Danh mục đầu tư chứng khoán công ty có thể tham khảo như: trái phiếu kho bạc nhà nước, thương phiếu, hối phiếu có chấp nhận của ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi có thể giao dịch được,các loại chứng khoán mua theo thoả thuận mua lại...
Đối với tình hình tài chính của công ty nên đầu tư vào trái phiếu kho bạc nhà nước vì ưu điểm lớn nhất là nó an toàn, nó cũng có tính thanh khoản cao. Loại thứ hai công ty cũng nên đầu tư là loại chứng khoán mua theo thoả thuận mua lại vì nó có thể chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ lúc nào(có tính thanh khoản rất cao) vì hiện nay doanh nghiệp đang thiếu tiền thanh toán, có thể cần tiền mặt bất cứ lúc nào.
Thứ ba là lựa chọn chiến lược tài trợ vốn lưu động
Hiện nay toàn bộ vốn lưu động của công ty đều được tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Như vậy,doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn và tăng tính linh hoạt cho việc tài trợ nhu cầu ngắn hạn nhưng khả năng rủi ro rất cao. Công ty không thể cố định các chi phí trả lãi do tỷ lệ lãi suất thay đổi nhiều và thường xuyên, vào những thời điểm khó khăn công ty phải đối mặt với sự gia tăng đột ngột các khoản chi phí tín dụng ngắn hạn hoặc có thể bị từ chối gia hạn nợ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Hơn nữa, trong quá trình kinh doanh, công ty có thể xuất hiện các nhu cầu chi tiêu khẩn cấp hoặc không thể thu hồi tiền theo dự kiến, trong những trường hợp này, công ty khó có thể duy trì khả năng chi trả hoạt động kinh doanh một cách bình thường.
Như vậy, công ty cần có một khoản dự trữ an toàn. Một giải pháp có thể áp dụng là thay đổi chiến lược tài trợ của vốn lưu động. Công ty có thể tài trợ một phần hoặc toàn bộ tài sản lưu động có tính có tính cố định (Tài sản lưu động thường xuyên) bằng nguồn vốn vay dài hạn. Mặc dù chi phí sử dụng nguồn vốn này cao nhưng công ty có thể lập kế hoạch trả lãi vay đều đặn. Nói tóm lại, công ty cần linh hoạt trong việc sử dụng các chiến lược tài trợ vốn lưu động.
Bốn là Vay có thế chấp bằng cách chiết khấu các chứng từ có giá
Công ty đang tồn đọng một lượng lớn các khoản phải thu, trong khi đó công ty lại đang thiếu tiền để trả nợ đến hạn do đó công ty có thể sử dụng các khoản nợ phải thu lớn của các khách hàng truyền thống đáng tin cậy như : công ty cơ khí Cổ Loa, công ty cao su INUE Việt Nam, công ty CTGT 810... làm vật cho các khoản vay ngắn hạn tạm thời tại ngân hàng. Công ty là một khách hàng lâu năm và tin cậy của ngân hàng công thươngThanh Xuân, ngân hàng nông nghiệp Ba Đình nên họ có thể đồng ý cho vay trên cơ sở cầm cố các khoản phải thu. Như vậy công ty sẽ giải phóng được các khoản phải thu, có điều kiện tăng cường thanh toán nợ.
Thứ năm là tăng cường sử dụng các khoản vay của cán bộ công nhân viên
Hiện nay công ty chưa khai thác nguồn vốn vay này nhiều, công ty nên sử dụng tốt các khoản vay của cán bộ công nhân viên sẽ được sinh lời và cán bộ nhân viên được hưởng mức lương cao hơn. Mà lúc này họ vừa có thêm thu nhập cho công ty vay, họ vừa cảm thấy an tâm về khoản đầu tư của mình. Do vậy công ty nên tận dụng tối đa khả năng vòng quay vốn ở khoản tiền vay này vào hoạt động kinh doanh để giảm các khoản nợ vay ngân hàng, bù đắp vốn kinh doanh còn thiếu.
Thứ sáu là đa dạng các phương thức và hình thức thanh toán
Công ty nên lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp tuỳ từng loại khách hàng. Công ty không nên áp dụng phương thức trả trước trong thanh toán nhiều vì như vậy công ty sẽ có một lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng. Công ty có thể áp dụng thanh toán sau trong điều kiện đã tìm hiểu kỹ về khách hàng và xây dựng được một chính sách tín dụng phù hợp.Thực hiện tốt việc này công ty vẫn đảm bảo thu hồi công nợ lại có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó công ty cần xem xét kỹ lưỡng các phương thức thanh toán trong hợp đồng kinh tế với nước ngoài để tránh gặp phải rủi ro trong thanh toán như kiểm tra kỹ LC trước khi mở LC.
Thứ bảy là mở rộng diện chiết khấu
Trước đây, việc chiết khấu tiền mặt chỉ thực hiện với các khách hàng truyền thống và cũng chưa phải là điều khoản thường xuyên trong các hợp đồng bán hàng. Nay công ty nên xây dựng nhiều chính sách tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng với các nội dung chiết khấu tiền mặt, thời hạn thanh toán và chính sách thu tiền phù hợp để thu hồi công nợ đạt hiệu quả cao hơn.
Cuối cùng là tăng cường thu hồi công nợ
Việc thu hồi công nợ của công ty diễn ra chậm chạp khiến vốn bị tồn đọng, ảnh hưởng đến tiền đảm bảo cho chi trả. Kế toán công nợ nên thực hiện một số biện pháp trong quá trình thu nợ:
- Giúp khách hàng hình thành thói quen đúng hạn bằng cách giải thích rõ ràng cho khách hàng các quy định của công ty về mọi khoản thanh toán cũng như trình tự thanh toán. Cho họ biết kết quả của việc thanh toán không đúng hạn. Mặc dù điều này đã được ghi trong hợp đồng nhưng nhiều khi khách hàng cố tình không lưu tâm tới.
- Sử dụng một số hình thức đòi nợ khi đến hạn mà khách hàng vẫn không chịu thanh toán: gửi thư đòi nợ, gặp trực tiếp...
Đối với các khoản nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi kế toán phân loại các khoản nợ, tìm nguyên nhân khó đòi từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu toà án kinh tế giải quyết.
Công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi để phòng ngừa rủi ro tránh được các biến động tài chính bất ngờ.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm đóng góp vào việc tăng cường thanh toán công nợ tại công ty Quan Hệ Quốc Tế ĐầuTư Sản Xuất, em hy vọng chúng có thể áp dụng vào thực tế quản lý công nợ của công ty.
Mục lục
Lời nói đầu
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32635.doc