Luận văn Các giải pháp chủ yếu tăng cường huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ ở Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc

Nhu cầu vốn dài hạn của Công ty (2005-2008) là tương đối lớn :34.059.200.000 VNĐ (riêng phần vốn cho đổi mới máy móc thiết bị là 33.960.000.000 VNĐ), trước mắt năm 2005-2006 là 18.459.200.000 VNĐ, cơ cấu nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn là : nguồn vốn bên trong ( khấu hao cơ bản, TSCĐ thanh lý và lợi nhuận để lại) chiếm 17.64 %, nguồn vốn bên (vay CB-CNV, vay ngân hàng, thuê tài chính) chiếm 82.36 %. Đây chưa phải là phương án tối ưu nhất song Công ty có thể xem xét và nghiên cứu. Mặt khác để tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai Công ty cần phải có chiến lược huy động vốn dài hạn. Theo Em, Công ty có thể : phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh liên kết Thực hiện theo hướng này, Công ty nên chuẩn bị từ bây giờ để tạo đà cho sự phát triển một cách lâu dài và bền vững.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp chủ yếu tăng cường huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ ở Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số liệu từ bảng 8 ta thấy, so với năm 2003, hiệu suất sử dụng và tỷ suất lợi nhuận TSCĐ và VCĐ đều giảm xuống. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2004 giảm 0.09 lần so với năm 2003, hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 0.01 lần, tỷ suất lợi nhuận TSCĐ giảm 0.06 lần và tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm 0.05 lần. Điều này cho thấy, 1 đồng VCĐ năm 2004 tạo ra ít hơn năm 2003 là 0.01 đồng doanh thu và 0.05 đồng lợi nhuận trước thuế, 1 đồng TSCĐ năm 2004 tạo ra ít hơn so với năm 2003 là 0.09 đồng doanh thu và 0.06 đồng lợi nhuận trước thuế. Mặc dầu, cả nguyên giá TSCĐ và VCĐ đều tăng mạnh cụ thể tính đến 31/12/2004 nguyên giá tài sản cố định tăng 74.34%, VCĐ tăng 58.66% so với đầu năm, tốc độ tăng rất cao chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Việc đầu tư này chưa mang lại hiệu quả, một phần do đặc tính kinh doanh của Công ty là thời gian hoàn thành công trình tương đối dài (từ 1 đến 5 năm) nên khi đầu tư mua mới TSCĐ (là đầu tư vào chiều sâu, dài hạn, tăng năng lực sản xuất hiện tại và tương lai) phục vụ cho dự án thì hiệu quả của nó chưa thể hiện ngay, kết thúc năm tài chính thì công trình đang thi công dở dang, lợi nhuận thu được chưa phản ánh thực chất hiệu quả kinh doanh trong năm đó có thể các chỉ tiêu này sẽ tăng vào năm sau. Bên cạnh đó, Công ty chưa khai thác tối đa công suất của máy do mới đưa vào sử dụng, số lượng và chất lượng còn hạn chế nên phải phân bổ cho các công trình, làm chậm tiến độ thi công. Vì vậy, Công ty phải chú trọng khâu quản lý sử dụng TSCĐ, phát huy tối đa công suất của máy, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ đáp ứng nhu cầu SXKD ngày càng cao. Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ : nếu như năm 2003 để tham gia tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì cần dùng 0.87 đồng VCĐ bình quân, còn năm 2004 phải sử dụng 0.88 đồng, tăng 0.01 đồng VCĐ bình quân . Cho thấy, yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc thiết bị đòi hỏi “khắt khe” hơn. Một điều nữa có thể thấy qua các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng TSCĐ và VCĐ cũng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận TSCĐ và VCĐ xấp xỉ bằng nhau, thể hiện VCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. TSCĐ của Công ty có tỷ lệ giá trị hao mòn trung bình là 21.37%, ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên, Công ty đã chú trọng đổi mới máy móc, tăng năng lực SXKD trong tương lai. Các chỉ tiêu cơ bản trên phần nào phản ánh được tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và VCĐ của Công ty chưa được tốt. Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận, đánh giá về thực trạng và tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty như sau : Kết cấu TSCĐ của Công ty là khá hợp lý đối với ngành xây dựng và khai thác mỏ do máy móc, thiết bị là chủ yếu chiếm 82.95% tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty tính đến 31/12/2004. Bên cạnh đó, Công ty đã đảm bảo huy động tối đa năng lực hiện có vào SXKD, TSCĐ đang dùng chiếm 100%, cho thấy Công ty đã có nhiều cố gắng trong quản lý sử dụng TSCĐ. - Trình độ trang bị TSCĐ của Công ty hiện nay : máy móc thiết bị còn dùng tốt, tỷ lệ giá trị hao mòn trung bình TSCĐ là 21.37% nhưng công suất sản xuất chỉ phù hợp với các dự án vừa và nhỏ. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, Công ty muốn phát triển, thực hiện được các dự án “tầm cỡ” thì buộc phải mua sắm TSCĐ phù hợp, hiện đại, công suất lớn. Hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ còn thấp, cần phải tổ chức công tác quản lý khoa học phát huy vai trò của TSCĐ trong việc tăng lợi nhuận, thực hiện kế hoạch đề ra. Trong những năm gần đây, Công ty đã đổi mới thiết bị và công nghệ tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa đạt như mong muốn cần phải nỗ lực nhiều hơn. với thực trạng về TSCĐ và VCĐ đã trình bày ở trên, vấn đề đổi mới thiết bị, công nghệ ở Công ty được nhìn nhận ra sao ? Tình hình đổi mới máy móc thiết bị tại Công ty COMICO. JSC Đổi mới thiết bị và công nghệ luôn là vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động SXKD của Công ty, đây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, đối với Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc việc đổi mới thiết bị , công nghệ và đầu tư mở rộng đang trở thành vấn đề cấp thiết. Qua bảng 9 ta thấy, quy mô các dự án mà Công ty COMICO. JSC thực hiện ngày càng được mở rộng, chất lượng công trình đòi hỏi trình độ kỹ thuật chặt chẽ hơn, thi công trên nhiều địa bàn khắp cả nước, đó là nỗ lực của Công ty trong suốt thời gian qua để khẳng định và nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Vấn đề đặt ra là để hoàn thành các dự án này đúng yêu cầu của các chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng, giảm chi phí thi công… thì đòi hỏi máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, công suất cao, có thể thực hiện thi công các công trình lớn. Trong những ngày đầu mới thành lập Công ty gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn, chưa có uy tín nên chỉ thi công các dự án nhỏ, thực hiện thầu phụ cho các Công ty xây dựng lớn, do đó máy móc thiết bị và công nghệ có công suất sản xuất trung bình, phù hợp với năng lực lúc bấy giờ, điều đó phản ánh rõ nét hơn ở bảng 10. Trên cơ sở phân tích thực trạng về tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ thì với số lượng máy móc hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu SXKD hiện tại chứ chưa nói đến tương lai, Ban quản trị phải có kế hoạch dài hạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ để hoàn thành các dự án còn đang thi công dở dang, các dự án tiền khả thi và khả thi trong tương lai, vấn đề đổi mới TSCĐ của Công ty hiện nay rất cần thiết, mang tính thời sự cao. Khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ở Công ty trong thời gian qua Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ với tất cả những cố gắng, Công ty đã từng bước đổi mới mua sắm các thiết bị, máy móc. Đánh giá tốc độ đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ của Công ty ta sử dụng hệ số đổi mới máy móc thiết bị: Tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong năm(NGt) Hệ số đổi mới máy móc thiết bị = (Hđm) Tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ đầu năm(NGđ) Hệ số đổi mới máy móc thiết bị cho biết trong năm doanh nghiệp đã đầu tư trang bị thêm được bao nhiêu máy móc thiết bị mới so với đầu năm. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư càng nhiều cho đổi mới thiết bị và công nghệ, nó phản ánh mức độ hiện đại hoá, tốc độ đổi mới của doanh nghiệp qua mỗi năm. Một doanh nghiệp có hệ số đổi mới cao qua các năm nghĩa là máy móc thiết bị và công nghệ, của doanh nghiệp thường xuyên được đổi mới, hiện đại hơn, nó là tiền đề để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Trong những năm qua, tốc độ đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ của Công ty COMICO. JSC như sau: Hệ số đổi mới TSCĐ năm 2003 = 0.59 Hệ số đổi mới TSCĐ năm 2004 = 0.32 Ta thấy, hệ số đổi mới TSCĐ năm 2003 cao hơn năm 2004 điều đó không đồng nghĩa là Công ty không chú trọng vào mua sắm mới TSCĐ, mà do năm 2003 Công ty đã đầu tư một lượng vốn lớn để đổi mới máy móc thiết bị nên Công ty sử dụng máy móc thiết bị đã có, và chỉ mua mới một lượng ít hơn TSCĐ mới vào năm 2004. TSCĐ của Công ty được đổi mới hàng năm, có tốc độ tăng cao, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động, chất lượng công trình. Công ty đã có nhiều cố gắng đổi mới thiết bị nhưng chưa phát huy được vai trò của TSCĐ một cách đồng bộ thể hiện ở mức lợi nhuận thu được ở các công trình thi công không chắc chắn, nguyên nhân là do một phần máy móc thiết bị của Công ty không đạt công suất như mong muốn, vật liệu thi công mua với giá cao hơn dự kiến, các công trình thi công thường khó khăn cho vận chuyển máy móc, vật liệu cộng với ảnh hưởng bởi thời tiết, vì vậy đã dẫn đến những công trình bị lỗ nhưng mức lỗ ở các công trình không cao và số lượng các công trình bị lỗ chiếm rất ít trong tổng số. Công ty tìm cách khắc phục và chắc chắn Công ty sẽ cạnh tranh được trên thị trường. Công ty tự chủ hạch toán kinh doanh, điều đó giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong kinh doanh của mình và đi đôi với nó là doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về kết quả đó. ý thức được vấn đề đó, Công ty luôn có các giải pháp kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa trên thực tế doanh nghiệp mình. Về vấn đề huy động vốn để đổi mới máy móc thiết bị, Công ty huy động từ nhiều nguồn khác nhau : vốn tự bổ sung, quỹ khấu hao, vay cán bộ công nhân viên, vay ngân hàng…Thực tế ở Công ty COMICO. JSC trong những năm qua, cơ cấu vốn huy động được thể hiện cụ thể qua bảng 11. Qua các số liệu, ta thấy : Vay dài hạn ngân hàng là nguồn huy động vốn chủ yếu để đầu tư mua sắm TSCĐ, Công ty sử dụng 100% vốn vay để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Vay dài hạn ngân hàng ở thời điểm 31/12/2003 là 4.810.000.000 VNĐ (chiếm 52.6% nguồn vốn huy động mua sắm TSCĐ) con số này thời điểm 31/12/2004 là 7.221.173.088 VNĐ (chiếm 54.04% tổng vốn), giá trị tăng thêm là 2.411.173.088 VNĐ (hay 50.13%), cho thấy Công ty có mối quan hệ rất tốt với các ngân hàng, hình thức vay chủ yếu là thế chấp TSCĐ là máy móc thiết bị của Công ty. Vay ngân hàng tức là Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính, các nhà quản trị coi nó như con dao hai lưỡi, nếu như Công ty kinh doanh tốt thì sẽ thúc đẩy tốc độ tăng lợi nhuận lớn, nhưng ngược lại Công ty làm ăn thua lỗ thì khả năng phá sản là rất cao do đó phải có kế hoạch trả nợ cụ thể, khoa học, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Với hệ số nợ khá cao H = 0.53 tính đến 31/12/2004, tuy nhiên các khoản vay dài hạn đều được đảm bảo bằng TSCĐ, Công ty với phương châm giữ chữ tín kinh doanh, đó là ưu thế tạo thuận lợi cho vấn đề huy động vốn vay, Công ty nên khai thác tốt nguồn vốn huy dộng này. Đối với các nguồn vốn tự bổ sung được lập từ lơị nhuận để lại, vốn chủ sở hữu tăng thêm nhờ phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Lợi nhuận để lại hàng năm được trích một phần vào quỹ đầu tư phát triển theo một tỷ lệ nhất định, những năm qua vốn tự bổ sung chủ yếu là vốn chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng nhỏ, do lợi nhuận thu được chưa cao, Công ty mới thành lập nên chưa đi vào ổn định, phát triển. Vốn tự bổ sung đầu năm 2004 là 2.900.368.245 VNĐ chiếm 31.72% vốn đổi mới TSCĐ, con số này ở cuối năm là 3.464.256.555 VNĐ, chiếm 25.93% tổng vốn huy động, giá trị tăng thêm là 563.888.310 VNĐ (tương ứng với 19.44%). Quỹ khấu hao mục đích sử dụng là thanh toán các khoản nợ đến hạn của các TSCĐ được mua sắm từ vốn vay và phần còn lại được sử dụng đầu tư đổi mới TSCĐ nếu cần thiết. Vốn trích từ quỹ khấu hao đầu tư mua sắm TSCĐ thời điểm 31/12/2003 là 985.065.942 VNĐ (chiếm 10.77% tổng vốn) con số này ở thời điểm 31/12/2004 lên tới 1.150.022.378 VNĐ (chiếm 8.61% tổng vốn), giá trị tăng thêm là 164.956.436 VNĐ (hay 16.75 %). Quỹ khấu hao đã được sử dụng hợp lý khi mua sắm mới TSCĐ. Vay dài hạn cán bộ công nhân viên là nguồn vốn huy động chủ yếu từ quỹ tiết kiệm gia đình, chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng vốn đầu tư mua sắm TSCĐ do số lượng công nhân viên hạn chế, có lãi suất bằng lãi suất vay dài hạn ngân hàng thương mại cổ phần Bắc á, chủ yếu dựa trên cơ sở tín nhiệm của CBCNV đối với Công ty. Cuối năm 2004 (1.525.582.794 VNĐ), vay dài hạn cán bộ công nhân viên tăng so với đầu năm (449.261.558 VNĐ) là 1.076.321.236 VNĐ (hay 239.6%), chứng tỏ người lao động tin tưởng vào đường lối lãnh đạo, sự phát triển của Công ty hiện tại và tương lai, Công ty nên chú trọng khai thác nguồn vốn này. Như vậy, qua việc phân tích thực trạng huy động vốn để đầu tư TSCĐ và máy móc thiết bị ta thấy : mặc dù việc huy động vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đã được ban lãnh đạo Công ty quan tâm song chưa thực sự mang lại hiệu quả, công tác huy động vốn còn một số điểm tồn tại cần phải được khắc phục trong thời gian tới : Công ty chưa đa dạng hoá tối đa các phương thức huy động vốn, chủ yếu còn là vốn vay, Công ty phụ thuộc vào chủ nợ, rủi ro tài chính cao. Vấn đề đặt ra ở đây là tỷ trọng huy động giữa các nguồn vốn để có cơ cấu nguồn vốn tài trợ tối ưu ? Nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho đổi mới máy móc thiết bị ở Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc. Khoáng sản Việt nam chưa có bao giờ có cơ hội thuận lợi như hiện nay, trở nên “hút hàng” ở nhiều nền kinh tế đáng chú ý là Trung Quốc đang nổi lên thành khách hàng nhập khẩu lớn nhất, vì nhận thức tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, rất có lợi cho phát triển nền kinh tế hiện tại và trong tương lai. Quặng sắt là sản phẩm có số lượng xuất khẩu lớn nhất, hiện tại giá quặng sắt mà các nhà đầu nậu thu mua ở Việt nam vào khoảng 600.000 VNĐ/tấn, trong khi có thể bán sang Trung Quốc với giá 100 USD /tấn (cách đây khoảng 12 tháng, các nhà đầu nậu chỉ thu mua ở Việt nam với giá khoảng 10 USD /tấn). Với tốc độ khai thác như hiện nay, nếu không có những biện pháp kịp thời thì các mỏ quặng sắt lớn cũng sẽ bị lấn chiếm để tận thu. Trước thực trạng như vậy, Chính phủ quyết định cấm xuất khẩu quặng thô, điều đó ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong thời gian qua, vì khai thác quặng là lĩnh vực kinh doanh trọng yếu, rủi ro chính trị là tác động ngoại cảnh, khắc phục hậu quả đó Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc đã đổi mới chiến lược kinh doanh của Công ty : mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Mở rộng SXKD về chiều rộng, Công ty đa dạng hoá sản phẩm, ngành nghề kinh doanh như đào hầm... Như ta biết, điện là sản phẩm thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta ngày nay, không những điện phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày mà còn trong SXKD và nhiều lĩnh vực khác. Đào hầm là cần thiết, là một giai đoạn trong công nghệ sản xuất ra điện năng, đào hầm cũng đóng vài trò quan trong trong nhiều lĩnh vực khác như giao thông…Đào hầm cần những máy móc thiết bị chuyên sâu, công suất lớn như máy khoan, máy xúc lấp … Các thiết bị máy móc này chủ yếu nhập từ nước ngoài, để mua sắm TSCĐ phục vụ cho đào hầm cần huy động một lượng vốn lớn, đây là một bài toán khó trong vấn đề đổi mới máy móc thiết bị. Hiện nay, ít có doanh nghiệp đủ khả năng kinh doanh trong lĩnh vực này, Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc có kế hoạch tham gia các công trình, các dự án về đào hầm, vấn đề mua sắm mới các máy móc thiết bị chuyên sâu phục vụ đào hầm là cần thiết. Đổi mới SXKD theo chiều sâu, Công ty tiếp tục duy trì và mở rộng về khai thác khoáng sản. Theo chính sách của nhà nước, khoáng sản có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng Đất nước, do đó khai thác khoáng sản sẽ chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Hiện nay, do không đủ điều kiện chế biến khoáng sản, tình trạng xuất khẩu khoáng sản thô là giải pháp bất lợi đối với sự phát triển kinh tế trong tương lai. Thực tế, những khó khăn về mặt công nghệ có thể khắc phục được chỉ sau một thời gian, nếu chỉ khai thác khoáng sản thô mang đi bán, thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ phải hối tiếc vì hết quặng sản phục vụ cho nhiều ngàng công nghiệp. Chính phủ có kế hoạch khai thác công nghiệp khoáng sản với quy mô lớn, Công ty có kế hoạch khai thác theo sự chỉ đạo, cho phép của Chính phủ với tư cách là một doanh nghiệp độc lập, hay là một khâu trong dây chuyền khai thác khoáng sản. Thời gian tới Công ty có kế hoạch hoàn thành các công trình đang thi công dở và thực hiện dự án “sản xuất đá đắp đập chính hồ chứa nước Cửa Đạt- Thanh Hoá” trong chiến lược đổi mới kinh doanh của mình. Theo bảng 12, các công trình đang thi công chưa hoàn thành có giá trị còn lại rất lớn cụ thể : - Tổng giá trị hợp đồng là : 115.000.000.000 VNĐ + Giá trị hợp đồng đã thực hiện : 20.700.000.000 VNĐ + Giá trị còn lại của hợp đồng : 94.300.000.000 VNĐ Năm 2005 Công ty thực hiện dự án “sản xuất đá đắp đập chính hồ chứa nước Cửa Đạt- Thanh Hoá” với mục đích là khai thác đá, thời gian thực hiện là 3 năm (2005-2008) cụ thể : Khối lượng thi công đất đá là : 2.000.000 m3 đá Giá trị sản lượng là : 130.000.000.000 VNĐ Chi phí sản xuất kinh doanh là : 114.487.911.766 VNĐ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là : 15.512.088.234 VNĐ Đây là dự án có tính khả thi, nhưng với máy móc thiết bị và công nghệ hiện tại của Công ty thì không thể thực hiện được kế hoạch SXKD đề ra, do đó cần mua sắm TSCĐ đáp ứng yêu cầu đặc thù kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Để tiến hành đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ở Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc hiện nay có hai phương pháp : Phương pháp thứ nhất : Đầu tư trên cơ sở nâng cấp, cải tạo, kế thừa và phát triển nền tảng công nghệ hiện có kết hợp với đầu tư bổ sung có trọng điểm vào một số loại thiết bị chuyên dùng, cần thiết, phục vụ các dự án . Phương pháp thứ hai : Đầu tư mới hoàn toàn thiết bị công nghệ Mỗi phương án đầu tư đều có những ưu điểm và hạn chế : Phương án thứ nhất : Quá trình đầu tư đổi mới có thể được tiến hành ngay trong thời gian tới bởi việc cải tạo nâng cấp chỉ tiến hành ở một bộ phận của quy trình công nghệ. Công ty có thể tận dụng được công nghệ hiện có, chi phí cải tạo không quá lớn, phù hợp với khả năng huy động vốn trong tương lai gần tại Công ty. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương án này là hiệu quả của hoạt động đầu tư không cao, thiếu tính đồng bộ do đó có thể gây ra sự “khập khiễng” trong quá trình SXKD. Phương án thứ hai : Đổi mới toàn bộ thiết bị, máy móc sẽ tạo ra bộ mặt cho công nghệ mới cho Công ty, nâng cao chất lượng thi công công trình, … và có thể đem lại hiệu quả kinh doanh như mong muốn, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của Công ty. Hạn chế lớn nhất của phương án này là phải bỏ hết những lợi thế có thể tận dụng được của công nghệ hiện có , phải đào tạo lại hoặc tuyển dụng mới đội ngũ công nhân kỹ thuật trong khi nguy cơ công nghệ bị lạc hậu trong tương lai gần vẫn có thể xảy ra và đặc biệt cần phải sử dụng một khối lượng vốn đầu tư lớn. Thường phương pháp này áp dụng cho ngành nghề kinh doanh mới chịu ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Theo em với tình hình huy động vốn đầu tư hiện nay, Công ty COMICO. JSC nên thực hiện đầu tư theo phương án thứ nhất là phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp cũng có dự định đổi mới theo phương pháp này. Cụ thể : Công ty mở rộng SXKD , các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới cần các máy móc thiết bị chuyên dụng phục vụ tính đặc thù của dự án thì Công ty phải có kế hoạch mua mới TSCĐ nếu cần thiết, trên cơ sở cải tiến các công nghệ hiện có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Khi mua mới máy móc thiết bị nhập từ nước ngoài Công ty chú ý tới giá cả, kỹ thuật, công suất máy móc thiết bị,…nếu cần thiết có thể thuê chuyên gia, tránh tình trạng nhập khẩu máy móc lạc hậu ở nước ngoài. Để hoàn thành các hợp dồng, thực hiện dự án đúng thời hạn Công ty cần mua mới các máy móc thiết bị sau : Đối với các công trình thi công chưa hoàn thành thì mới hoàn thiện khai trường đi vào sản xuất khai thác, cần các máy móc thiết bị chuyên dụng để tăng cường năng lực đào, khoan, tăng sản lượng khai thác : Năm 2005 : - Máy xúc đào KOMASU PC650 để tăng năng lực đào ở công trình khai thác cát thành phẩm Tân Thành – Bà Rịa – Vũng Tàu. - Máy khoan TAMROC DHA 1100 để tăng năng lực khoan ở mỏ sắt Lũng Rẫy – Hà Giang. Năm 2006 : - Máy xúc đào KOMASU PC650, xe ôtô Belaz Series 75405 để tăng cường khai thác khi khai trường đã ổn định và mở rộng ở công trình khai thác cát thành phẩm Tân Thành – Bà Rịa – Vũng Tàu. Đối với dự án “sản xuất đá đắp đập chính hồ chứa nước Cửa Đạt- Thanh Hoá” thì cần mua mới các máy móc, thiết bị đã được liệt kê ở bảng 13. Năm 2005 : Dự án tăng năng lực xúc, năng lực vận tải, hoàn thành giai đoạn bốc đất phong hoá, do đó cần mua sắm máy móc thiết bị sau : 08 xe ôtô Belaz Series 75405 02 máy xúc đào Máy xúc đào 01 máy ủi đất KOMASU D150 01 xe ôtô tưới nước HUYNDAI 01 xe tẹc chở dầu HUYNDAI Năm 2006 : Dự án đi vào khai thác đá, đây là công việc chính do đó cần phải mua sắm thêm máy móc chuyên dùng : 02 Máy khoan f 65 - f 125 TAMROC DHA 1100 08 xe ôtô Belaz Series 75405 Năm 2007 : Dự án tăng cường năng lực khoan để tăng sản lượng khai thác, máy móc thiết bị mua thêm là : 02 Máy khoan FURUKAWA HCR 300 Bên cạnh những máy móc, thiết bị phục vụ SXKD, Công ty còn đầu tư mua sắm thêm các TSCĐ phục vụ chỗ ở công nhân, xây dựng lều trại nhà ở, văn phòng dự án …xây kho chứa nguyên vật liệu, bảo quản tránh ảnh hưởng của thời tiết phục vụ cho công trình chưa hoàn thành , dự án “sản xuất đá đắp đập chính hồ chứa nước Cửa Đạt- Thanh Hoá” cần thiết phải đầu tư đã được liệt kê đầy đủ ở bảng 14. Ước tính nhu cầu vốn cho việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong thời gian tới khoảng 34.059.200.000 VNĐ, đây là một con số khá lớn và cần được huy động từ nhiều nguồn khác nhau và chia làm 3 giai đoạn huy động vốn căn cứ vào nhu cầu mua sắm TSCĐ cụ thể của các công trình đang thi công và dự án “sản xuất đá đắp đập chính hồ chứa nước Cửa Đạt- Thanh Hoá”. Cụ thể : Giai đoạn thứ nhất (2005 – 2006) cần : 18.459.200.000 VNĐ Giai đoạn thứ hai (2006 – 2007) cần : 14.200.000.000 VNĐ - Giai đoạn thứ ba (2007 – 2008) cần : 1.400.000.000 VNĐ Tổng vốn đầu tư huy động mua sắm TSCĐ là lớn :34.059.200.000 VNĐ (riêng phần vốn cho đổi mới máy móc thiết bị là 33.960.000.000 VNĐ), thời gian thực hiện ngắn từ năm 2005 đến năm 2008, đây là bài toán khó đối với các Nhà quản trị của của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Miền Bắc. Trước mắt nhu cầu vốn đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ năm 2005-2006 là 18.459.200.000 VNĐ, để đáp ứng được thì phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, với mỗi nguồn cần huy động Công ty cần phải có những giải pháp thật cụ thể và chi tiết. Những vấn đề đặt ra trong việc tạo vốn để đổi mới thiết bị và công nghệ ở Công ty COMICO. JSC. Trong những năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ trong nền kinh tế thị trường Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc đã liên tục mua mới TSCĐ theo nguyên tắc có trọng điểm và đáp ứng nhu cầu dự án mới. Trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư đổi mới không còn là vấn đề trong tầm tay nữa, mua mới các TSCĐ chuyên dùng, công suất lớn để khai thác mỏ và hầm lò đã trở thành vấn đề lớn đối với Công ty, mặc dù Công ty có tiềm lực tài chính tương đối nhưng số vốn huy động để mua mới TSCĐ vượt quá khả năng của doanh nghiệp, điều này đòi hỏi Công ty phải nhanh nhạy, linh hoạt hơn trong vấn đề tạo vốn vì bên cạnh cái được về vốn, để đổi mới TSCĐ Công ty còn có thể tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và gắn bó của các doanh nghiệp hay các đơn vị cá nhân khác. Dự định của Công ty là huy động các nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại, vay ngân hàng, vay cán bộ công nhân viên, có thể sử dụng hình thức thuê tài chính và mua trả góp. Vấn đề đặt ra ở đây là Công ty phải huy động được những nguồn vốn có thời gian sử dụng phù hợp với dự án mà vẫn có chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất. Mỗi nguồn vốn có một chi phí sử dụng vốn khác nhau, các Nhà quản trị phải xem xét cơ cấu vốn tối ưu, vẫn đảm bảo huy động được lượng vốn cần thiết nhưng chi phí sử dụng vốn thấp nhất có thể. Trong vấn đề huy động vốn của Công ty còn có những bất cấp đã được phân tích ở trên. Để giải quyết vấn đề nóng hổi trên cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn cao, các giải pháp này vừa phải đảm bảo giải quyết được những khó khăn trước mắt đồng thời nó phải mang tính chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo cho quá trình huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị có tính khả thi cao, góp phần đảm bảo một tương lai phát triển vững chắc và lâu dài cho Công ty. Phương án tạo vốn như thế nào là phù hợp ? dưới đây là một số giải pháp huy động vốn để đổi mới thiết bị công nghệ ở Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Miền Bắc. Chương 3 Một số giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ ở Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Miền Bắc Như đã nói, đổi mới thiết bị công nghệ đó là một yêu cầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp . Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc đã không ngừng cố gắng đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ, tuy nhiên thiết bị công nghệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nên có thể nói việc đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ là vấn đề sống còn của Công ty trong điều kiện hiện nay, để làm được điều đó vốn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vậy phải có giải pháp tạo vốn, trước hết ta xét mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong những tới, từ đó xác định nhu cầu vốn cần huy động và giải pháp để có cơ cấu vốn tối ưu. 3.1 Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty COMICO. JSC trong những năm tới (2005-2008) 3.1.1. Định hướng phát triển (2005-2008) - Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao năng lực sử dụng thiết bị hiện có. - Tích tụ vốn đáp ứng nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, trong giai đoạn đâu tư nâng cao năng lực sản xuất Công ty cần tổng vốn đầu tư huy động mua sắm TSCĐ là :34.059.200.000 VNĐ (riêng phần vốn cho đổi mới máy móc thiết bị là 33.960.000.000 VNĐ), thời gian thực hiện ngắn từ năm 2005 đến năm 2008. - Để vận hành được máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại đòi hỏi Công ty phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ tay nghề đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty tương xứng với trình độ công nghệ hiện đại. - Luôn đề ra chiến lược mở rộng mạng lưới thị trường, giữ vững và thúc đẩy mối quan hệ tốt với khách hàng, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, củng cố, nâng cao uy tín của Công ty, tăng lợi nhuận, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người lao động. Trên là kế hoạch dài hạn của Công ty, trước mắt nhu cầu vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ năm 2005-2006 cần : 18.459.200.000 VNĐ, tạo tiền đề cơ sở, làm đệm cho bước nhảy của Công ty trong thời gian tới. 3.1.2 Những chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2005 Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong những năm qua và với kế hoạch dài hạn là đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty đã dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2005 như sau : Bảng 15: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 TT Chỉ tiêu Năm 2005 1 Doanh thu 16.881.498.215 2 Chi phí sản xuất 15.734.031.313 3 Lợi nhuận trước thuế 1.147.466.902 4 Nộp ngân sách 321.290.733 5 Lợi nhuận sau thuế 826.176.169 Để thực hiện được mục tiêu, phương hướng SXKD nêu trên, nhu cầu vốn cho đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ của Công ty năm 2005 – 2006 là 18.459.200.000 VNĐ. 3.2 Các giải pháp huy động vốn đổi mới thiết bị và công nghệ tại Công ty COMICO. JSC trong thời gian tới (2005 – 2006) Để huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ trong thời gian tới Công ty có thể khai thác từ nhiều nguồn khác nhau. Những định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo lập các nguồn vốn là phải đảm bảo khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của các nguồn vốn được huy động. Cụ thể, Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau: 3.2.1 Các giải pháp ngắn hạn 3.2.1.1 Huy động vốn từ nguồn bên trong Công ty: Nguồn vốn huy động từ bên trong Công ty luôn đóng vai trò quyết định, đây là nguồn vốn phải được quan tâm trước tiên khi Công ty có nhu cầu huy động vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Nguồn vốn này bao gồm: Nguồn khấu hao cơ bản, nguồn lợi nhuận để lại quỹ đầu tư phát triển. 3.2.1.1.1 Nguồn khấu hao cơ bản Như đã trình bày ở phần lý luận chung, TSCĐ của Công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ không tránh khỏi hao mòn (bao gồm cả hao mòn hữu hình và vô hình), giá trị hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra và gọi là khấu hao TSCĐ, sản phẩm được sản xuất ra sau khi tiêu thụ thì số khấu hao TSCĐ trên được giữ lại và tập trung vào một quỹ. Quỹ này nhằm mục đích tái sản xuất giản đơn TSCĐ và được gọi là quỹ khấu hao cơ bản. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới hiện đại hoá TSCĐ thì quỹ khấu hao cơ bản đó có thể được sử dụng linh hoạt như một nguồn để tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Như vậy, huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ bằng sử dụng quỹ khấu hao cơ bản là đúng mục đích nguyên thuỷ của quỹ. Theo quy định của Nhà nước, kể từ năm1994 toàn bộ số khấu hao cơ bản được để lại cho doanh nghiệp, Công ty có toàn quyền quản lý và sử dụng quỹ khấu hao. Quy định này đã có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Tính đến thời điểm 31/12/2004, toàn bộ nguyên giá TSCĐ của Công ty được phân loại theo nguồn hình thành gồm: Tổng nguyên giá TSCĐ: 13.361.034.815 VNĐ. Trong đó: - Nguồn vốn tự bổ sung: 3.464.256.555 VNĐ - Nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng : 7.221.173.088 VNĐ - Nguồn vốn khác : 2.675.605.172 VNĐ Và 100% TSCĐ đều phải tính khấu hao, Công ty thực hiện tính và trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao bình quân (còn gọi là phương pháp khấu hao tuyến tính cố định). Theo phương pháp này, tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Ngoài ra để phù hợp với tốc độ phát triển của KHCN, tránh sự lạc hậu của máy móc thiết bị, Công ty áp dụng khung thời gian tối thiểu đối với việc trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ra ngày 12/12/2003. Số năm trích khấu hao TSCĐ của Công ty như sau: Máy móc, thiết bị động lực: 8 năm. Máy móc, thiết bị công tác: 5 năm. Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm: 5 năm. Thiết bị và phương tiện vận tải: 6 năm. Dụng cụ quản lý: 3 năm. Nhà cửa, vật kiến trúc: 25 năm. TSCĐ vô hình (chương trình TCKT trên máy): 3 năm. Theo em, để đảm bảo thu hồi vốn cố định nhanh chóng, tránh được hao mòn vô hình, tránh tụt hậu, đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch khấu hao nhanh, việc khấu hao nhanh phải đảm bảo vừa thu hồi vốn nhanh chóng để tái tạo đầu tư đổi mới nhưng phải đảm bảo sản xuất, kinh doanh có lãi, tỷ lệ khấu hao nhanh áp dụng cho loại TSCĐ là dụng cụ quản lý, chịu ảnh hưởng lớn của khoa học công nghệ. Năm 2004, tổng số trích khấu hao là: 1.676.944.740 VNĐ và tỷ lệ khấu hao bình quân là: 13.09 %. Tổng mức trích khấu hao trong năm 2004 : 1.676.944.740 VNĐ - Sử dụng để tái đầu tư TSCĐ : 838.472.370 VNĐ - Sử dụng để trả nợ vay : 838.472.370 VNĐ Vì số vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư mua sắm TSCĐ, nên 50% quỹ khấu hao được sử dụng trả nợ vay đến hạn. Toàn bộ số tiền 838.472.370 VNĐ Công ty có thể dành cho dự án đổi mới thiết bị công nghệ trong thời gian tới. Theo cách tính như vậy, dự kiến năm 2005, số tiền trích khấu hao là : 3.762.550.524VNĐ. Trong đó : Sử dụng để tái đầu tư TSCĐ : 1.881.275.262VNĐ Sử dụng để trả nợ vay : 1.881.275.262VNĐ Về nguồn khấu hao cơ bản, Công ty huy động được 2.719.747.632 VNĐ, chiếm 14.73 % tổng vốn cần huy động và chiếm 14.81 % vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Trong đó : Số tiền khấu hao năm 2004 : 838.472.370 VNĐ Số tiền khấu hao năm 2005 : 1.881.275.262VNĐ Về quản lý tài sản của Công ty hiện nay, tài sản cố định của công ty đang nằm trong thời gian khấu hao, nên giá trị của tài sản cố định chờ thanh lý = 0. Đây cũng là vấn đề mà Công ty nên lưu ý trong huy động vốn để đổi mới TSCĐ. Trong thời gian tới khi tài sản đã hết thời gian khấu hao, chờ thanh lý thì Công ty phải có biện pháp xử lý nhanh các tài sản này để bổ sung thêm vốn cho việc đổi mới thiết bị sản xuất. đồng thời giải phóng mặt bằng, đỡ tốn kinh phí bảo quản tài sản… Vậy, số tiền huy động từ quỹ khấu hao là : 2.719.747.632 VNĐ, Công ty cần có các biện pháp quản lý quỹ để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi khi chưa có nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị. 3.2.1.1.2 Nguồn lợi nhuận để lại tại quỹ đầu tư phát triển Lợi nhuận để lại là phần lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản tiền phạt,…đây là một nguồn vốn quan trọng được huy động nhằm đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động SXKD. Lợi nhuận để lại dùng để trích lập các quỹ. Trong đó, quỹ đầu tư phát triển sau khi được trích lập sẽ được sử dụng để đầu tư đổi mới nhà máy, máy móc, thiết bị .. của Công ty, việc trích lập, sử dụng và quản lý quỹ đầu tư phát triển do các doanh nghiệp tự tiến hành và phải đảm bảo thực hiện mục đích khi thành lập quỹ. Theo nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của Công ty COMICO. JSC thì quỹ đầu tư phát triển được trích từ 1% 15% lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2004, quỹ đầu tư phát triển được trích lập theo tỷ lệ là 10% , tương đương với số tiền là : 75.167.793 VNĐ. Lợi tức chia cho các cổ đông hàng năm do kết quả SXKD chiếm tỷ lệ cao, không vượt quá 70% lợi nhuận sau thuế và không vượt quá 100% vốn cổ đông. Theo em, với nhu cầu vốn cấp bách trong thời gian tới và số dư hiện tại ở quỹ đầu tư phát triển rất thấp trong năm 2004 và các năm tới Công ty nên trích lập với tỷ lệ tối thiểu là 60% lợi nhuận để lại. Tất nhiên, việc tăng tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển sẽ ảnh hưởng tới việc trích lập một số quỹ khác tại Công ty như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… và thu nhập của các cổ đông hàng năm ở thời điểm trước mắt. Do dó, Ban lãnh đạo Công ty cần có các biện pháp tuyên truyền, phân tích cho CB-CNV thấy được nhu cầu vốn cần huy động trong thời gian tới của Công ty để đổi mới thiết bị công nghệ, nếu không đổi mới sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty trong tương lai và để CB-CNV có thể chấp nhận được những thiệt thòi trước mắt. Với lợi nhuận sau thuế ước tính đạt được năm 2004 là 751.677.934 VNĐ, với tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển là 60% thì Công ty có thể huy động được số tiền khoảng 451.006.760 VNĐ. Công ty sử dụng quỹ đầu tư phát triển với số tiền khoảng : 536.526.760VNĐ (Tức là chiếm khoảng 2.91 % số vốn cần huy động và 2.92 % vốn huy động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ) : Số dư quỹ đầu tư phát triển tính tại thời điểm 31/12/2004 : 85.520.000 VNĐ Quỹ đầu tư phát triển trích cuối năm 2004 : 451.006.760 VNĐ Quỹ đầu tư phát triển còn có mục đích là dùng cho nghiên cứu khoa học , đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đặc biệt, khi mua mới máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ tiên tiến cần phải có đủ trình độ vận hành nó. Công ty có thuận lợi là đội ngũ cán bộ trình độ kỹ thuật cao, nghiệp vụ chuyên môn thành thạo. Do đó, thời gian tới Công ty chưa có kế hoạch trích lập quỹ này vào mục đích đào tạo cán bộ, nhưng về lâu dài thì Công ty phải chú trọng vì con người là nhân tố quyết định thành bại cảu Công ty. Ngoài ra trong quá trình đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ trong thời gian tới nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình đầu tư thường xuyên biến động, tăng giảm ở các thời điểm khác nhau. Công ty có thể thực hiện điều chỉnh linh hoạt số vốn bổ sung cho quá trình đầu tư từ một số quỹ khác nhau trong Công ty như : quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp việc làm,… .Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc hoàn quỹ ngay khi có thể. Tóm lại tổng cộng hai nguồn vốn khấu hao cơ bản và lợi nhuận để lại để đáp ứng nhu cầu đổi máy móc thiết bị với số vốn khoảng : 3.256.274.392 VNĐ ( tức là khoảng 17.64 % ) tổng lượng vốn cần huy động ( chiếm 17.74% vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị). Sử dụng nguồn vốn bên trong có nhiều thuận lợi hơn so với vốn vay, đặc biệt là thời gian sử dụng và chi phí sử dụng. Bên cạnh đó, có nhiều hạn chế là trong huy động và sử dụng vốn bên trong là quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu vốn lớn. Vì vậy, bên cạnh nguồn vốn bên trong, nguồn vốn bên ngoài cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong huy động vốn, đặc biệt là nhu cầu vốn lớn vượt quá khả năng bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, vốn vay lại ảnh hưởng đến hệ số nợ của DN, ở đây có ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các DN khi hệ số nợ cao và ngược lại. Hệ số nợ của Công ty hiện nay là 0.53 : cho biết 1 đồng vốn sử dụng trong kinh doanh thì có 0,53 đồng hình thành từ vốn vay nợ từ bên ngoài và 0,47 đồng từ tài trợ. Với hệ số này cho thấy sự đảm bảo độc lập về mặt tài chính đối với Công ty. Tuy nhiên, Công ty nên tận dụng lợi thế này để huy động vốn vay đầu tư vào TSCĐ đổi mới máy móc TB&CN của mình để gia tăng lợi nhuận, khuyếch đại vốn chủ sở hữu của mình lên. 3.2.2 Các giải pháp dài hạn 3.2.2.1 Vay dài hạn cán bộ công nhân viên Vay cán bộ công nhân viên là hình thức vay vốn khá phổ biến hiện nay các doanh nghiệp, với Công ty COMICO. JSC đây không phải là một hình thức mới mẻ, kể từ khi mới thành lập Công ty rất chú trọng tới hình thức huy động vốn này. Tuy nhiên, số vốn huy động từ vay cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng thấp trọng tổng vốn huy động do thu nhập CB-CNV còn thấp, số lượng công nhân viên lại hạn chế (số cán bộ công nhân viên thời điểm 31/12/2004 chỉ có 300 người). Cụ thể, đầu năm 2004, số vốn huy động từ CB- CNV là 449.261.558 VNĐ (chiếm tỷ trọng 4.91% tổng vốn huy động đổi mới TSCĐ của Công ty) con số này ở cuối năm là 1.525.582.794 VNĐ (chiếm 11.42% tổng vốn huy động ), số vốn huy động tăng thêm từ CB-CNV là 1.076.321.236 VNĐ (tương ứng 239.6 %). Thu nhập bình quân mỗi người khá cao so với các doanh nghiệp khác : Năm 2003 : 1.700.000 VNĐ Năm 2004 : 1.900.000 VNĐ Với sự gắn bó sâu sắc giữa CB- CNV với Công ty, Em nghĩ rằng việc huy động vốn từ phía CB-CNV sẽ không mấy khó khăn, điều quan trọng là lãnh đạo Công ty phải tuyên truyền, vận động để mọi người thấy rằng việc góp vốn của họ là để tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của Công ty từ đó đảm bảo lợi ích lâu dài của họ. Đóng góp của họ là góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của chính mình. Công ty ban hành quy chế ưu đãi chính thức đối với các CB- CNV (những người cho Công ty vay vốn). Trong trường hợp này, Công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người cho vay vốn có quyền rút vốn ra sau một thời gian nhất định hoặc chuyển nó thành cổ phiếu hoặc trái phiếu (khi Công ty thực hiện phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn). Mặt khác, Công ty nên xác định mức lãi suất huy động vốn từ vay tiết kiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường, trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh tương đương hoặc cao hơn lãi suất vay dài hạn của Công ty tại ngân hàng như khi việc đầu tư mang lại lợi nhuận cao hoặc có thể mở rộng phúc lợi phục vụ CB-CNV, tạo ra tâm lý an toàn, có lợi đối vơí người cho vay. Thực hiện phương pháp này trong điều kiện hiện nay, Công ty có thể huy động từ phía CB-CNV mỗi người là 7.000.000 VNĐ với số lượng là 300 người , Công ty có thể huy động được lượng vốn là : 2.100.000.000 VNĐ, chiếm 11.38 % tổng vốn huy động ( chiếm 11.44 % tổng vốn đầu tư mua mới máy móc thiết bị). Việc huy động vốn theo phương pháp này có khả năng huy động được một lượng vốn tương đối đảm bảo cho hoạt động đầu tư đổi mới hơn nữa thời gian vay vốn lại dài hơn, huy động đơn giản thuận tiện hơn so với vay vốn ngân hàng, nó còn có tác động tích cực tới thái độ làm việc cũng như ý thức của CB – CNV vì phát triển chung của tập thể. Việc huy động vốn vay này chắc chắn sẽ gặp phải một vài khó khăn như thời gian huy động vốn dài làm công tác tư tưởng cho CB- CNV yên tâm đầu tư song Công ty hoàn toàn có khả năng vượt qua. 3.2.2.2 Vay dài hạn ngân hàng Với tất cả các nguồn vốn mà Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Miền Bắc có thể huy động đã đề cập ở trên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cân thiết cho đầu tư, vay vốn dài ngân hàng là giải pháp có thể đáp ứng một lượng lớn vốn huy động. Hiện nay, các ngân hàng cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN vay vốn để đầu tư đổi mới nếu xét thấy dự án khả thi, chủ trương cho vay không cần đảm bảo đang được mở rộng đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Tuy mới thành lập nhưng Công ty có uy tín và mối quan hệ tốt với các ngân hàng như ngân hàng Bắc á, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn … (Tổng số vốn vay dài hạn của Công ty tính đến 31/12/2004 lên tới 7.221.173.088 VNĐ, hệ số nợ của Công ty là 0.53.) . Công ty có dự án khả thi và đề xuất vốn vay thì chắc chắn thủ tục cho vay sẽ dễ dàng hơn. Do hệ số nợ của Công ty tương đối khá cao nên Công ty khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Số vốn cần huy động còn lại chiếm tỷ trọng khá lớn (70.98 % tổng vốn huy động). Do đó, Công ty không thể huy động toàn bộ số vốn còn lại bằng nguồn vốn vay được. Có những hình thức huy động khác khá phổ biến hiện nay : thuê tài chính, mua bán trả góp, phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Công ty có kế hoạch, huy động từ nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng để đầu tư mua mới TSCĐ. Số vốn huy động từ vốn vay là : 9.500.000.000 VNĐ. Hình thức vay chủ yếu là thế chấp TSCĐ của Công ty và trình các dự án có tính khả thi để hưởng chế độ ưu đãi của ngân hàng, vốn vay chiếm 51.46 % tổng vốn huy động Hệ số nợ của Công ty tương đối cao, tỷ lệ với đòn bẩy tài chính. Nếu Công ty làm ăn có lãi thì sẽ kích lợi nhuận lên với tỷ lệ cao, nhưng ngược lại thì nguy cơ phá sản của Công ty rất cao. Công ty phụ thuộc vào bên ngoài chịu sức ép của các chủ nợ , Công ty cần quản lý nguồn vốn vay có hiệu quả, đây là một thử thách khi tham gia kinh doanh các lĩnh vực mới. 3.2.2.3 Thuê tài chính Đây là một hình thức trang bị TSCĐ rất phổ biến hiện nay hay đó là một hình thức tạo lập vốn Khi số vốn chưa đủ để mua sắm TSCD, nhất là các TSCĐ có giá trị lớn nhưng rất cần thiết cho sản xuât, Công ty có thể sử dụng hình thức này để tăng thêm TSCĐ. Thuê tài chính còn gọi là thuê vốn hoặc thuê mua thuần…là một phương thức tín dụng trung, dài hạn. Theo phương thức này, bên cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thoả thuận của hợp đồng và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn. khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Đây là một hình thức còn mới mẻ chưa phổ biến nhiều ở nước ta, song đó là hình thức sử dụng vốn mà có nhiều điểm lợi, giúp Công ty có thêm vốn trung và dài hạn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động và sử dụng vốn vay, đồng thời giúp Công ty có thể nhanh chóng thực hiện dự án đầu tư, chớp cơ hội kinh doanh… Hình thức thuê tài chính, tuy bỏ ra chi phí cao hơn vì tiền thuê tài sản ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường nhưng DN được sử dụng TSCĐ đó khi chưa đủ vốn, và an toàn vì chất lượng máy móc thiết bị được đảm bảo kiểm tra từ các chuyên gia của bên cho thuê. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị chủ yếu nhập từ nước ngoài có hình thức mua trả góp. Giá cả đắt hơn do phải trả lãi từ khoản trả chậm hơn nữa biến động của tỷ giá cũng gây phức tạp, Công ty cần xem xét mọi khía cạnh thuận lợi của nó để có quyết định đúng đắn. Như vậy, theo em thì Công ty nên huy động vốn còn lại bằng hình thức thuê tài chính. Số vốn huy động từ nguồn này là : 3.602.925.608 VNĐ, chiếm 19.52 % tổng nguồn vốn cần thiết. Như vậy với phân tích ở trên, kết cấu nguồn vốn mà Công ty huy động được thể hiện dưới bảng sau : Bảng 16 : Nguồn vốn cho đầu tư đổi mới TSCD TT Nguồn vốn Số lợng (VNĐ) Tỷ lệ (%) I Nguồn vốn bên trong 3.256.274.392 17.64 1 Nguồn khấu hao cơ bản và thanh lý TSCĐ 2.719.747.632 14.73 2 Lợi nhuận để lại tái đầu tư 536.526.760 2.91 II Nguồn vốn bên ngoài 15.202.925.608 82.36 1 Vay CBCNV 2.100.000.000 11.38 2 Vay ngân hàng 9.500.000.000 51.46 3 Thuê tài chính 3.602.925.608 19.52 Tổng số 18.459.200.000 100 Trên đây là các phương hướng và biện pháp tạo vốn chủ yếu mang lại hiệu quả cho Công ty, tuy nhiên tuỳ theo từng điều kiện cụ thể Công ty có thể điều chỉnh lại cơ cấu nguồn huy động vốn hợp lý hơn, song để đảm bảo cho Công ty phát triển ổn định và lâu dài Công ty cần phải có chiến lược dài hạn. 3.3 Các giải pháp mang tính chiến lược 3.3.1 Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu Một phương thức huy động vốn khá đặc trưng tại các doanh nghiệp ở quốc gia phát triển là huy động vốn từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp và đây cũng là xu hướng của Công ty trong thời gian tới. Trái phiếu của doanh nghiệp là chứng chỉ vay nợ của doanh nghiệp thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một số tiền nhất định vào những khoảng thời gian nhất định và phải hoàn trả lại tiền gốc khi khoản vay đến hạn. Phát hành trái phiếu có ưu thế hơn hẳn so với các phương pháp khác là có thể huy động được lượng vốn lớn, tranh thủ được sự gắn bó giữa Công ty và cá nhân, đơn vị khác mà vẫn không mất quyền kiểm soát. Với uy tín của Công ty trên thương trường hiện nay thì đó là một hình thức huy động vốn tất yếu nhưng đây là hình thức huy động còn mới mẻ và chưa thực sự phát triển. Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với Công ty cổ phần, là phương tiện hình thành thêm vốn chủ sở hữu, tăng tính tự chủ về tài chính, làm giảm hệ số nợ DN. Hiện nay, Công ty phát hành giấy chứng nhận quyền sở hữu, hình thức huy động này chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới khi thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động và có nhiều DN tham gia. Tóm lại phương pháp phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động là một phương thức rất có triển vọng trong tương lai của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc, Công ty nên chú trọng nâng cao uy tín của mình trên thương trường, là tiền đề tạo thuận lợi cho phương pháp huy động vốn này. 3.3.2 Huy động vốn qua hợp tác kinh doanh Nền kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh gay gắt đồng thời cũng tạo ra các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp. Liên doanh, liên kết là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty COMICO. JSC, trong khi việc huy động vốn nằm ngoài khả năng hiện có của Công ty thì tranh thủ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước là giải pháp tốt nhất. Liên doanh sẽ tạo điều kiện cho Công ty nâng cao khả năng về trình độ chuyên môn, khả năng quản lý .… đồng thời khi tiến hành liên doanh Công ty sẽ tận dụng được lợi thế của mình. Tuy nhiên Công ty cũng gặp không ít khó khăn : uy tín trên thương trường còn thấp, bản thân Công ty thiếu kinh nghiệm trong việc xác định trị giá vốn góp của bên đối tác kinh doanh và trình độ quản lý có nhiều yếu kém.…đó cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Thời gian tới, Công ty có thể tham gia liên kết với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước như là một khâu trong công nghệ chế biến, trong đó Lào là thị trường tiềm năng ở ngành nghề kinh doanh như : thuỷ lợi, xây dựng công trình hầm.… Liên doanh liên kết là một trong những phương thức huy động vốn sẽ mang lại hiệu quả cho Công ty trong tương lai. Như vậy, Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc có thể áp dụng các phương pháp tạo vốn mang tính chiến lược nêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu vốn về đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ nói riêng và vốn SXKD nói chung. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn Công ty cần kết hợp phương pháp huy động trước mắt với chiến lược huy động vốn dài hạn. Song một điều cần nhấn mạnh là nguồn vốn bên trong bao giờ cũng quan trọng và không thể thay thế, sử dụng có hiệu quả vốn huy động bao giờ cũng khó hơn việc huy động nó. Bên cạnh đó, Công ty cần có kế hoạch trả nợ khoa học, chấp hành điều lệ tín dụng, tạo mối quan hệ tốt với bạn hàng, nhà đầu tư ./. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, việc đổi mới thiết bị và công nghệ có một tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vấn đề ở đây không phải doanh nghiệp muốn hay không muốn đổi mới, vì chỉ có đổi mới , có đầu tư thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc, là doanh nghiệp còn non trẻ nhưng đã có nhiều thành tích đáng kể góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đất nước, một phần do Công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, song với lượng vốn hạn chế, khó khăn trong những ngày đầu thành lập, máy móc có công suất sản xuất chỉ thi công được các công trình vừa và nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại chứ không nói đến tương lai. Đứng trước những thử thách và cơ hội trong giai đoạn phát triển mới, việc đầu tư chiều sâu nhằm hiện đại hoá công nghệ sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh của Công ty là vấn đề hết sức quan trọng, cấp thiết. Qua nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty, Em cho rằng việc huy động vốn cho đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ phải kết hợp nhiều nguồn vốn, trong đó quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn từ bên trong Công ty, các nguồn vốn khác như vay CB-CNV, vay ngân hàng, thuê tài chính… là các nguồn vốn kết hợp hài hoà với nguồn vốn bên trong tạo ra một cơ cấu vốn tối ưu và có hiệu quả sử dụng cao nhất , để có thể tài trợ cho việc đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất trong thời gian tới. Trong luận văn này, Em đưa ra một phương án huy động vốn cho đổi mới thiết bị và công nghệ của Công ty như sau : Nhu cầu vốn dài hạn của Công ty (2005-2008) là tương đối lớn :34.059.200.000 VNĐ (riêng phần vốn cho đổi mới máy móc thiết bị là 33.960.000.000 VNĐ), trước mắt năm 2005-2006 là 18.459.200.000 VNĐ, cơ cấu nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn là : nguồn vốn bên trong ( khấu hao cơ bản, TSCĐ thanh lý và lợi nhuận để lại) chiếm 17.64 %, nguồn vốn bên (vay CB-CNV, vay ngân hàng, thuê tài chính) chiếm 82.36 %. Đây chưa phải là phương án tối ưu nhất song Công ty có thể xem xét và nghiên cứu. Mặt khác để tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai Công ty cần phải có chiến lược huy động vốn dài hạn. Theo Em, Công ty có thể : phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh liên kết…Thực hiện theo hướng này, Công ty nên chuẩn bị từ bây giờ để tạo đà cho sự phát triển một cách lâu dài và bền vững. Trong số các biện pháp huy động vốn được đề cập ở trên, có những giải pháp còn mới mẻ đối với Công ty và phần nào còn thiếu tính thực tiễn, do đó trong luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc và các Thầy- Cô giáo trong bộ môn tài chính doanh nghiệp của trường để các giải pháp trong luận văn đảm bảo tính chính xác và khả thi hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34131.doc
Tài liệu liên quan