Luận văn Các giải pháp hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận tại xí nghiệp Cơ điện - Vật tư

Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư đã đề ra những mục tiêu đúng đắn cho việc phát triển giai đoạn 2003-2010. Mục tiêu thiết thực nhất của xí nghiệp là tạo ra mức tăng lợi nhuận cao hơn. Để biến mục tiêu này thành hiện thực, việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, quyết định. Luận văn này đã cố gắng tìm hiểu thực trạng giá thành của xí nghiệp, và đề ra một số giải pháp để thực hiện mục tiêu hạ giá thành đó. Theo tự mình đánh giá, em nhận thấy mình đã đạt được một số kết quả nhất định. Một là, nhận thấy sự tiến bộ của xí nghiệp trong việc hạ giá thành sản phẩm. Cho đến thời điểm này, xí nghiệp Cơ điện - Vật tư chưa phải là doanh nghiệp vững mạnh, có tên tuổi lớn trên thị trường. Với nền kinh tế đòi hỏi sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, giá cả thấp, lại có nhiều đối thủ cạnh tranh, xí nghiệp đã từng bước thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm đặt ra. Hai là, tìm hiểu được những nguyên nhân cơ bản tác động đến giá thành sản phẩm của xí nghiệp. Qua đó, phân tích những ưu điểm và hạn chế của xí nghiệp. Ba là, đề ra một số giải pháp cơ bản giảm giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Bên cạnh những mặt đã tìm hiểu được trên, luận văn này của em cũng chưa đi sâu, phân tích được quản lý nguồn vốn lưu động của xí nghiệp. Cụ thể là từng nguồn vốn nào sử dụng vào chi phí nào, là ngắn hay dài hạn nhằm nghiên cứu hiệu quả trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, với những gì đạt được từ luận văn này đã mang lại cho em những hiểu biết mới về việc hạ giá thành sản phẩm và vai trò, ý nghĩa của nó. Em hy vọng rằng đây là tài liệu tham khảo, đóng góp một phần nhỏ cho việc nghiên cứu, thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của xí nghiệp Cơ điện - Vật tư.

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận tại xí nghiệp Cơ điện - Vật tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể, xấp xỉ 0,3% đến 0,5%. Bảng 3: Mức hạ giá thành cá biệt và tỷ lệ hạ giá thành cá biệt kỳ kế hoạch năm 2002 Đơn vị: đồng. Tên sản phẩm (%) Hòm bảo vệ 2 công tơ 256 000 255 000 -1 000 -0.39 Hòm bảo vệ 4 công tơ 352 000 351 000 -1 000 -0.28 Cáp AP50 4 550 4 530 -20 -0.44 Cáp M2*4 5 250 5 230 -20 -0.38 Vậy theo các chỉ tiêu kế hoạch này, mọi sản phẩm đều được xác định giá thành theo hướng tích cực. Đánh giá trên toàn bộ sản phẩm, mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu mức hạ toàn bộ và tỷ lệ hạ bình quân như sau: Bảng 4: Xác định mức hạ toàn bộ và tỷ lệ hạ bình quân kỳ kế hoạch năm 2002 Đơn vị: 1000 đồng. Tên sản phẩm Hòm bảo vệ 2 công tơ 2 176 000 -8 500 Hòm bảo vệ 4 công tơ 2 112 000 -6 000 Cáp AP50 1 933 750 -8 500 Cáp M2*4 2 425 500 -9 240 Tổng 8 647 250 -32 240 Mức hạ toàn bộ và tỷ lệ hạ bình quân kỳ kế hoạch: 32 240 000 đồng. . Xí nghiệp đặt kế hoạch giảm 32 240 000 đồng so với năm 2001. Con số đó tuy chưa cao nhưng so với lợi nhuận sau thuế năm 2001 ở mức 20 triệu đồng thì đay cũng là kế hoạch thực sự khó khăn của xí nghiệp. 2.2. Kết quả giá thành kỳ thực tế (2002) Từ số liệu bảng 1, phân tích được kết quả hạ giá thành kỳ thực tế như sau: Bảng 5: Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành cá biệt năm 2002 Đơn vị: đồng. Tên sản phẩm (%) Hòm bảo vệ 2 công tơ 256 000 253 000 -2 500 -0.98 Hòm bảo vệ 4 công tơ 352 000 349 000 -3 000 -0.85 Cáp AP50 4 550 4 615 65 1.43 Cáp M2*4 5 250 5 200 -50 -0.95 Bảng 6: Mức hạ giá thành toàn bộ và tỷ lệ hạ giá thành bình quân năm 2002 Đơn vị: 1000 đồng. Tên sản phẩm Hòm bảo vệ 2 công tơ 2 183 680 -21 325 Hòm bảo vệ 4 công tơ 2 147 200 -18 300 Cáp AP50 1 911 000 27 300 Cáp M2*4 2 425 500 -23 100 Tổng 8 667 380 -35 425 Trừ sản phẩm AP50 ra, mức hạ kỳ thực tế của các sản phẩm cao hơn nhiều so với kỳ kế hoạch. Mức hạ toàn bộ và tỷ lệ hạ bình quân kỳ thực tế: 35 425 000 đồng. . 2.3. So sánh kỳ thực tế với kỳ kế hoạch Xí nghiệp đã thành công với ba sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ, hòm bảo vệ 4 công tơ, và cáp M2*4. Chúng có mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành vượt mức so với kế hoạch là: Hòm bảo vệ 2 công tơ: đồng. Hòm bảo vệ 4 công tơ: đồng. Cáp M2*4: đồng. Riêng sản phẩm cáp AP50 không thực hiện được kế hoạch và lệch kế hoạch là: đồng. Mặc dù giữa sản phẩm đạt kế hoạch và sản phẩm không đạt có sự chênh lệch rõ ràng nhưng kết quả chung của toàn bộ sản phẩm vẫn thực hiện được chỉ tiêu đặt ra: đồng. Sự chênh lệch trên của mức hạ toàn bộ và tỷ lệ hạ bình quân giá thành sản phẩm do ảnh hưởng từ ba nhân tố: sản lượng, kết cấu sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm của kỳ thực tế 2002. Ta sẽ dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố này. - ảnh hưởng của nhân tố sản lượng: với Trong đó: là ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tới chênh lệch mức hạ toàn bộ. là mức hạ tính theo sản lượng thực tế, kết cấu kế hoạch, giá thành đơn vị kế hoạch. là mức hạ tính theo sản lượng kế hoạch, kết cấu kế hoạch, giá thành đơn vị kế hoạch. Nhân tố sản lượng biến động không ảnh hưởng tới tỷ lệ hạ bình quân vì giả định rằng kết cấu và mức hạ cá biệt không đổi. Có nghĩa là tỷ lệ hạ cá biệt không đổi trong khi đó lại giữ nguyên kết cấu kỳ gốc nên tỷ lệ hạ bình quân không đổi. - ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng sản xuất Trong đó: là ảnh hưởng của nhân tố kết cấu tới chênh lệch mức hạ giá thành toàn bộ. là ảnh hưởng của nhân tố kết cấu tới chênh lệch tỷ lệ hạ bình quân. - ảnh hưởng của nhân tố mức hạ giá thành cá biệt Trong đó: là ảnh hưởng của nhân tố mức hạ cá biệt tới chênh lệch mức hạ giá thành toàn bộ. là ảnh hưởng của nhân tố mức hạ cá biệt tới chênh lệch tỷ lệ hạ bình quân. Theo các công thức và số liệu trên, ta tổng hợp được bảng sau: Bảng 7: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố tới và Nhân tố (đồng) Sản lượng -75 051,74 0 Kết cấu sản phẩm 45 051,74 0,000509 Giá thành sản phẩm -3 155 000,00 -0,0364 Tổng -3 185 000,00 -0,0358 Dựa vào số liệu bảng 7, sự điều chỉnh các nhân tố trong năm 2002 chưa hoàn toàn có lợi cho xí nghiệp. Nhân tố sản lượng và giá thành sản phẩm là đúng hướng cho việc hạ giá thành. Đặc biệt, giá thành cá biệt hạ có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới việc hoàn thành vượt mức kế hoạch giá thành (3 185 000 đồng). Về nhân tố kết cấu sản phẩm gây cản trở công tác thực hiện kế hoạch giá thành. Dù ảnh hưởng của nó rất nhỏ về trị số cũng như tỷ lệ, nhưng xí nghiệp cần rút kinh nghiệm cho những năm tiếp sau. Kết quả này cho thấy cái nhìn chung việc thực hiện kế hoạch giá thành. Nhưng nó chịu tác động trung bình của các sản phẩm. Muốn biết cụ thể hơn, em xin đi sâu phân tích thực trạng chi phí sản xuất kinh doanh của hai sản phẩm là hòm bảo vệ 2 công tơ và cáp AP50. Vì sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ hoàn thành tốt kế hoạch trong khi cáp AP50 thì ngược lại. 3. Các biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành của xí nghiệp Do kỳ tính giá thành của xí nghiệp là theo tháng, nên việc phân tích chi phí của hai sản phẩm trên được xét trong tháng 12 năm 2001 (kỳ trước) và tháng 12 năm 2002 (kỳ thực tế). 3.1. Sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ Bảng 8: Giá thành đơn vị hòm bảo vệ 2 công tơ theo khoản mục chi phí Đơn vị: đồng/hòm Khoản mục chi phí Tháng 12/01 Tháng 12/02 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % NVLTT 184 480 71.88 181 580 71.87 -2900 -1.57 NCTT 37 740 14.70 36 940 14.62 -800 -2.12 CFSXC 13 333 5.19 13 111 5.19 -222 -1.66 CFQLXN 10 600 4.13 10 423 4.12 -176.49 -1.66 CF tiêu thụ 10 479 4.08 10 574 4.18 95 0.9? Tổng 256 633 100 252 628 100 -4 003.9 -1.56 Sản lượng tháng 12/01: 705 hòm. Sản lượng tháng 12/01: 745 hòm. * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong xí nghiệp Cơ điện Vật tư, phân xưởng X3 phụ trách sản xuất hòm công tơ. Nguyên vật liệu phân xưởng dùng xuất từ trong kho của xí nghiệp. Nguyên vật liệu dùng sản xuất hòm bảo vệ công tơ bao gồm nhiều loại, số lượng lớn. Xí nghiệp mua chúng từ nhiều nguồn khác nhau. Một số loại đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà Việt Nam chưa đáp ứng được như: nhựa nước polime, đá cắt tròn, vải mành thuỷ tinh… nên phải nhập ngoại. Việc tổ chức tính toán, mua, vận chuyển nguyên vật liệu do phân xưởng X3 lập, trình cho phòng tài chính - kế toán duyệt. Nên nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp được quản lý sát xao. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ chiếm tỷ trọng lớn (71,88%). Tỷ trọng này giữa hai kỳ nghiên cứu chênh nhau không đáng kể là 0,01%. Tuy nhiên, do giá thành cá biệt giảm 4003, 49 đồng nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm nhiều nhất trong các khoản mục chi phí về số tuyệt đối (2900 đồng) ứng với tỷ lệ 1,57%. Mức giảm trên có thể ảnh hưởng từ ba yếu tố mức tiêu hao, đơn giá mua, giá trị phế liệu thu hồi. Đối với định mức tiêu hao, đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn quy định nói chung của ngành nên không thay đổi. Nếu định mức tiêu hao mà giảm thì sản phẩm sẽ không đạt tiêu chuẩn. Phân xưởng X3 không có giá trị phế liệu thu hồi do cả nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan. Chủ quan vì giá trị phế liệu thu hồi chưa được trừ vào chi phí sản xuất hòm bảo vệ 2 công tơ. Khách quan là do nguyên vật liệu sản xuất hòm bảo vệ công tơ nhiều loại khi thu hồi không tái chế được hoặc bán có giá trị thấp: nhựa nước, màu nước trắng, màu nước đen, chổi quét sơn, gioăng cao su, vấu cao su… Vậy, thực trạng biến động nguyên vật liệu ở phân xưởng X3 chủ yếu là phụ thuộc vào giá mua. Để tiện so sánh tổng giá trị tháng 12/02 với tháng 12/01, ta quy về sản lượng tháng 12/02. Chênh lệch chi phí nguyên vật liệu sẽ là: Chênh lệch = (181 580 – 184 480) x 745 = -2 160 500 đồng. Vậy nguyên vật liệu trực tiếp giảm do giá mua vào giảm. Thực tế này được chứng minh qua nguồn số liệu của xí nghiệp. Một số nguyên vật liệu có đơn giá giảm từ tháng 12/01 đến tháng 12/02: nhựa nước polime từ 16 091 đồng/kg xuống 15 600 đồng/kg; chất đóng rắn từ 54 546 đồng/kg xuống 39 000đồng/kg; màu nước trắng và đen giảm từ 136 360 đồng/kg xuống 90 000 đồng/kg;… Và chỉ có một số vật liệu phụ khác có giá tăng ít hơn nhiều so với mức giảm trên: bột đá từ 500 đồng/kg lên 539,5 đồng/kg. Vì vậy có thể nhận xét rằng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm phần lớn do yếu tố khách quan của thị trường tác động. *Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp cần thoả đáng để kích thích năng suất lao động. ở xí nghiệp Cơ điện - Vật tư, chi phí này có tỷ trọng gần 15% trong giá thành sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ. Đây là con số tương đối cao nhưng là phù hợp. Vì dây chuyền sản xuất của xí nghiệp đã cũ, hao phí lao động sống cho việc sản xuất hòm bảo vệ 2 công tơ. Từ tháng 12/01 đến tháng 12/02, chi phí này giảm 800 đồng/sản phẩm (2,12%). Tỷ lệ giảm tốt làm giảm tổng chi phí nhân công trực tiếp sau khi điều chỉnh về sản lượng tháng 12/02 là 596 000 đồng/745 sản phẩm . Chênh lệch = (36 940 – 37 740) x 745 = -596 000 đồng. Bảng 9: Phân tích chi phí nhân công trực tiếp Chỉ tiêu 12/01 12/02 Chênh lệch Tuyệt đối % Giá trị sản lượng hòm bảo vệ 2 công tơ (đồng) 180 925 623 188 208 307 7 282 683 4.025 Số nhân công sản xuất bình quân (người) 82 79 -3 -3.66 Tổng chi phí tiền lương (đồng) 26 606 700 27 520 300 913 600 3.43 NSLĐ bình quân (đồng/người) 2 206 410 2 382 383 175 973 7.97 Tiền lương bình quân (đồng) 324 472 348 358 23 886 7.36 Với cách tính các chỉ tiêu: Giá trị sản lượng = Sản lượng x Giá thành đơn vị Tổng chi phí tiền lương = Sản lượng x NSLĐ bình quân = Tiền lương bình quân = Qua bảng phân tích, tổng tiền lương tăng 913 600 đồng với tốc độ là 3.43%. Tổng chi phí tiền lương này tăng tương đối nhiều, do ảnh hưởng của ba yếu tố là sản lượng sản phẩm, năng suất lao động và tiền lương bình quân biến động. - Do ảnh hưởng của giá trị sản lượng sản xuất thay đổi: - Do ảnh hưởng của năng suất lao động thay đổi: đồng. - Do ảnh hưởng của tiền lương thay đổi: đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố đến tổng chi phí tiền lương: 1 070 987,19 + 2 044 399,19 + 1 887 012 = 913 600 đồng. Từ tính toán trên, giá trị sản lượng tăng làm tổng chi phí tiền lương tăng hơn một triệu đồng. Sự tăng này là hoàn toàn hợp lý vì chi phí tiền lương tỷ lệ thuận với giá trị sản lượng. Tiếp đến, việc tăng năng suất lao động nhanh với tốc độ là 7,97% làm cho tổng chi phí tiền lương giảm hơn 2 triệu. Còn ảnh hưởng của tiền lương bình quân tăng làm tổng chi phí tiền lương tăng 913 600 đồng. Xét các con số trên về trị giá tuyệt đối là nhỏ, không đáng kể. Nhưng nó lại thể hiện sự cố gắng lớn của xí nghiệp trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng lao động. Cụ thể là vào năm 2002, sau khi sản xuất đi vào ổn định, xí nghiệp đã chú ý đào tạo nâng cao tay nghề lao động, sắp xếp lại lao động cũng như cử một số lao động giỏi đi học nâng cao. Xí nghiệp cố gắng tạo môi trường làm việc thuận lợi để hạn chế tối đa thời gian chờ đợi trong dây chuyền sản xuất. Vì vậy, kết quả đạt được là năng suất lao động và tiền lương bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Nhìn chung, công tác tổ chức lao động cũng như chiến lược nhân lực của xí nghiệp đúng hướng và đem lại thành công, giúp cho việc hạ chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ của xí nghiệp. *Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm mọi chi phí dùng chung trong phân xưởng. Chi phí này là chi phí gián tiếp trong giá thành sản phẩm. Khi đạt điểm sản lượng nhất định, thì chi phí này không tăng thêm nữa. Bảng 10: Chi phí sản xuất chung hòm bảo vệ 2 công tơ. Đơn vị: đồng. Nội dung chi phí 12/01 12/02 Số tiền %/Z Số tiền %/Z Chi phí nhân viên phân xưởng 1 596 402 0.88 1 731 516 0.92 Chi phí vật liệu 2 500 000 1.38 2 559 633 1.36 Chi phí công cụ, dụng cụ 105 750 0.06 131 746 0.07 Chi phí KHTSCĐ 4 582 500 2.53 4 780 401 2.54 Chi phí mua ngoài 84 600 0.05 84 694 0.045 Chi phí khác bằng tiền 530 654 0.29 479 931 0.225 Tổng 9 399 906 5.19 9 767 844 5.19 Tại xí nghiệp Cơ điện - Vật tư, chi phí sản xuất chung được trích bằng 6% chi phí trực tiếp. Theo cách tính này nên tỷ lệ chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ nhỏ (5,19%). Bảng 11: Phân tích chi phí sản xuất chung hòm bảo vệ 2 công tơ Đơn vị: đồng. Nội dung chi phí Đc chi phí 12/01 theo sản lượng 12/02 12/02 So với 12/01 đã điều chỉnh Tuyệt đối % CF nhân viên phân xưởng 1 686 978 1 731 516 44 538 2.64 CFvật liệu 2 641 844 2 559 633 -82 211 -3.11 CF công cụ, dụng cụ 111 750 131 746 19 996 17.89 CF KHTSCĐ 4 842 500 4 780 401 -62 009 -1.28 Chi phí mua ngoài 89 400 84 694 -4 706 -5.26 CF khác bằng tiền 560 762 479 931 -80 831 -14.41 Tổng 9 933 234 9 767 844 -165 390 -1.665 Vậy, chi phí sản xuất chung giảm 1,665%. Nguyên nhân giảm do chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí khác bằng tiền giảm. Các khoản chi phí còn lại tăng ít. Chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm vị trí quan trọng trong việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh tế của xí nghiệp. Nếu khấu hao chậm thì tài sản cố định rất dễ bị hao mòn hữu hình cũng như vô hình. Ngược lại, khấu hao quá nhanh thì làm tăng giá thành sản phẩm. Xác định tỷ lệ khấu hao tài sản cố định là công việc cần phải cân nhắc thận trọng. Việc thực hiện khấu hao tài sản cố định tại xí nghiệp Cơ điện - Vật tư là tuân theo quy định của bộ Tài chính và sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng thời gian khấu hao dài, không phản ánh đúng tỷ lệ vào giá thành khi sản lượng giữa các kỳ là khác nhau. Qua bảng phân tích, mức khấu hao có tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm nhưng lại có sự giảm đáng kể - giảm 62000 đồng. Nó cho thấy rằng xí nghiệp đã tăng công suất máy móc, thiết bị, tránh lãng phí. Khoản có tỷ trọng lớn thứ hai so với giá thành là chi phí vật liệu. Mà chi phí này cũng giảm 3,11% ứng với 82 211 đồng. Như đã biết, nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm giảm nên vật liệu sản xuất chung theo đó cũng có hướng giảm. Ngoài ra còn phải kể đến sự cố gắng trong tiết kiệm của phân xưởng X3. Chi phí nhân viên phân xưởng tăng nhưng điều này là hợp lý khi phân xưởng có sự gia tăng về giá trị sản lượng, năng suất lao động tăng. Tuy nhiên luôn phải cân đối giữa mức tăng chi phí cho lao động gián tiếp với lao động trực tiếp để kích thích tinh thần lao động. Trong khi giữa hai kỳ nghiên cứu, so với tổng giá thành sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp giảm từ 14,7% xuống còn 14,62% mà chi phí nhân viên sản xuất chung lại tăng từ 0,88% lên 0, 92% (khi sản lượng tăng). Dù con số tuyệt đối của việc tăng này chỉ có 44 538 nghìn nhưng phân xưởng vẫn có thể điều chỉnh giảm được. Chi phí công cụ, dụng cụ dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tỷ lệ tăng nhanh tới 17,89%. Chi phí này cho việc sử dụng máy khoan, máy mài, máy hút bụi, thước đo… và cần hạn chế tốc độ tăng. Các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ thay đổi cũng không đáng kể. Được như vậy cho thấy sự ổn định trong chi phí các khoản này của xí nghiệp. *Chi phí quản lý xí nghiệp: Chi phí quản lý xí nghiệp là khoản chi phí gián tiếp. Chi phí này phân bổ cho sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ khá cao, chiếm 4,13% tỷ trọng giá thành sản phẩm và giảm xuống 4,12% tại thời điểm tháng 12/02. Có thể cho rằng chi phí này ít biến động vì nó cũng được tính bằng 4,5% chi phí sản xuất. *Chi phí tiêu thụ sản phẩm: Chi phí tiêu thụ sản phẩm gồm các khoản như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho nhân viên bán hàng; vật liệu, bao bì đóng gói sản phẩm, vận chuyển, bảo hành, giới thiệu, quảng cáo… Vì sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu cung cấp theo nhu cầu của Công ty điện lực I nên chi phí cho việc quảng cáo, giới thiệu, marketing hầu như không có. Để tăng tiêu thụ, tăng sản lượng nhằm mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thì xí nghiệp cần chú trọng thay đổi tỷ trọng các yếu tố trong chi phí tiêu thụ sản phẩm. 3.2. Sản phẩm cáp AP50 Sản phẩm cáp của xí nghiệp có nhiều chủng loại, được sản xuất tại phân xưởng X4. Cáp AP50 là sản phẩm sản xuất với số lượng lớn, tiêu thụ ổn định của xí nghiệp. Bảng 12: Giá thành đơn vị cáp AP50 theo khoản mục chi phí Đơn vị: đồng/mét Khoản mục chi phí Tháng 12/01 Tháng 12/02 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % NVLTT 3 302.47 73.47 3 464.25 74.50 161.78 4.90 NCTT 323.19 7.19 320.00 6.88 -3.19 -0.99 CFSXC 217.56 4.84 226.92 4.88 9.36 4.30 CFQLXN 173.06 3.85 180.42 3.88 7.36 4.25 CF tiêu thụ 478.72 10.65 458.50 9.86 -20.22 -4.22 Tổng 4 495.00 100 4 650.00 100 115.00 Sản lượng tháng 12/01: 35210 mét. Sản lượng tháng 12/01: 35 000 mét. *Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là sản phẩm không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành của xí nghiệp. Số liệu trên chỉ ra rằng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tỷ trọng lớn nhất so với giá thành, lại có tỷ lệ tăng rõ rệt là 4,9%. Nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất sản phẩm này là dây nhôm và hạt nhựa PVC, chủ yếu là nhập ngoại, một phần nhỏ từ nguồn trong nước. Vì vậy, việc chi phí nguyên vật liệu tăng do yếu tố khách quan nhiều hơn. Nhưng cũng thấy rằng xí nghiệp chưa chủ động trong việc dự đoán giá cả đầu vào, nhu cầu sản xuất mà mua dự trữ trước. Bù lại sự tăng giá nguyên vật liệu trực tiếp, phân xưởng X4 đã quản lý chặt chẽ hơn trong việc thu hồi phế liệu là nhôm, nhựa PVC trong quá trình sản xuất. Bảng 13: Phế liệu sản phẩm cáp AP50 thu hồi Đơn vị: đồng. Chỉ tiêu 12/01 % 12/02 % Tổng thu 822 998 1 139 250 Thu/đơn vị sản phẩm 23.374 0.52 32.55 0.7 Tỷ lệ phế liệu thu hồi trên giá thành tăng 0,18%. Nguồn thu này giúp hạn chế bớt ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên vật liệu sản xuất. Do định mức tiêu hao không đổi, ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí nguyên vật liệu là: Từ số liệu bảng trên, chênh lệch giữa hai tháng của phân xưởng X4: Chênh lệch =[(3464.25-32.55) - ( 3302.47-23.374)] x 35000 = 5 341 140 đồng. Vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tăng lên khá nhiều so với kỳ trước là 5 341 140 đồng. *Chi phí nhân công trực tiếp: Do chiến lược sử dụng lao động của xí nghiệp là đồng nhất trong toàn xí nghiệp nên cũng giống phân xưởng X3, phân xưởng X4 có chi phí nhân công trực tiếp trên đơn vị sản phẩm giảm. Bảng 14: Phân tích chi phí nhân công trực tiếp Chỉ tiêu 12/01 12/02 Chênh lệch Tuyệt đối % Giá trị sản lượng cáp AP50 (đồng) 158 268 950 162 750 000 4 481050 2.83 Số nhân công sản xuất bình quân (người) 35 33 -2 -5.71 Tổng chi phí tiền lương (đồng) 11 379 520 11 200 000 -179 520 -1.58 NSLĐ bình quân (đồng/người) 4 521 970 4 931 818 409 848 9.06 Tiền lương bình quân (đồng) 325 129 339 394 14 265 4.39 (Với cách tính các chỉ tiêu tương tự sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ). Ta thấy, tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm giảm 0,99%; tổng giá trị sản lượng tăng 2.83%. Như vậy, phân xưởng đã thực hiện tốt công tác lao động, làm cho năng suất lao động tăng và còn tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng tiền lương (9,06% so với 4,39%). Những kết quả thuận lợi đó đã làm tổng chi phí tiền lương giảm 1,58% (ứng với 179 520 đồng). Mặc dù con số này nhỏ nhưng cũng cho thấy những cố gắng và sự thành công của xí nghiệp trong việc nâng cao chất lượng lao động. Tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp giảm do ảnh hưởng của ba yếu tố là giá trị sản lượng, năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân thay đổi. Tương tự như cách phân tích của sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ, ta có đánh giá sau về sự biến động của tổng chi phí tiền lương sản phẩm cáp AP50. - Do ảnh hưởng của giá trị sản lượng sản xuất thay đổi: - Do ảnh hưởng của năng suất lao động thay đổi: đồng. - Do ảnh hưởng của tiền lương thay đổi: đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố đến tổng chi phí tiền lương: 322 181,86 – 972 444,86 + 470 743 = -179 520 đồng. Vậy chỉ có năng suất lao động tăng có ích để giảm chi phí tổng tiền lương. Còn hai yếu tố còn lại là giá trị sản lượng và tiền lương bình quân đều tăng nên tổng chi phí tiền lương tăng là tất nhiên. *Chi phí sản xuất chung: Bảng 15: Chi phí sản xuất chung cáp AP50 . Đơn vị: đồng. Nội dung chi phí 12/01 12/02 Số tiền %/Z Số tiền %/Z Chi phí nhân viên phân xưởng 1 227 146 0.78 1 269 450 0.78 Chi phí vật liệu 1 431 670 0.91 1 529 850 0.94 Chi phí công cụ, dụng cụ 833 830 0.53 976 500 0.60 Chi phí KHTSCĐ 3 917 428 2.49 4 036 200 2.48 Chi phí mua ngoài 78 663 0.05 79 747 0.049 Chi phí khác bằng tiền 125 862 0.08 50 426 0.031 Tổng 7 614 600 4.84 7 942 200 4.88 Xét về tỷ trọng các yếu tố trong chi phí sản xuất chung so với giá thành sản phẩm không có gì thay đổi lớn, chỉ có khoản chi phí khác bằng tiền là giảm tương đối nhiều. Bảng 16: Phân tích chi phí sản xuất chung cáp AP50. Đơn vị: đồng. Nội dung chi phí Đc chi phí 12/01 theo sản lượng 12/02 12/02 So với 12/01 đã điều chỉnh Tuyệt đối % CF nhân viên phân xưởng 1 219 827 1 269 450 49 623 4.07 CFvật liệu 1 423 132 1 529 850 106 718 7.50 CF công cụ, dụng cụ 828 857 976 500 147 643 17.81 CF KHTSCĐ 3 894 064 4 036 200 142 136 3.65 Chi phí mua ngoài 78 194 79 747 1 553 1.98 CF khác bằng tiền 125 110 50 426 -74 685 -59.69 Tổng 7 569 184 7 942 200 373 016 4.93 Qua bảng 16, trừ chi phí khác bằng tiền, mọi yếu tố chi phí sản xuất chung đều tăng. Tăng nhiều nhất là chi phí công cụ, dụng cụ với tỷ lệ tăng là 17,81% ứng với 147 643 đồng. Yếu tố này tăng trong khi sản lượng giảm là không hợp lý. Vì vậy, phân xưởng cần xem xét để hạ tốc độ tăng này xuống. Chi phí vật liệu cũng tăng với tốc độ 7,5% do giá thành đầu vào tăng. Nhưng tốc độ tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sau khi quy đổi sản lượng 12/02 cũng chỉ là 4,7%. Vì vậy, việc chi phí vật liệu trong chi phí sản xuất chung tăng là cao và có phụ thuộc vào phân xưởng X3 chưa tiết kiệm, sử dụng lãng phí. Đây là chi phí mà phân xưởng cần chú ý giảm nhiều trong những kỳ kế tiếp. Chi phí khác bằng tiền là giảm mạnh. Ngoài ra, các yếu tố chi phí còn lại biến động nhỏ. Về khoản chi phí quản lý xí nghiệp tăng lên một chút (4,25%). Điều này có thể chấp nhận được. Còn chi phí tiêu thụ sản phẩm lại giảm 4,22%. Cũng giống như sản phẩm hòm bảo vệ 2 công tơ, chi phí tiêu thụ cáp AP50 chưa được chú ý đầu tư vào chi phí marketing và phát triển sản phẩm. Do vậy, xí nghiệp cần triển khai thêm công tác này và trích một khoản chi phí hợp lý. 4. Thực trạng lợi nhuận tại xí nghiệp Cơ điện - Vật tư Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư là mới thành lập. Lợi nhuận thu được còn rất thấp. Lợi nhuận sau thuế năm 2001 là 20 triệu đồng, năm 2002 là 31 triệu đồng. Kết quả trên thể hiện những khó khăn của xí nghiệp còn rất nhiều. Những khó khăn của xí nghiệp một mặt do tác động khách quan của sự suy giảm nền kinh tế thế giới và trong nước. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường và một số kế hoạch đầu tư dây chuyền sản xuất mới của xí nghiệp đã phải hoãn lại. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh ít được đầu tư mới. Xí nghiệp phải tiết kiệm, hạn chế các chi phí đầu vào để có lợi nhuận. Về tác động chủ quan do chưa đủ khả năng cũng như điều kiện để nghiên cứu chính xác nhu cầu sản phẩm, biến động giá cả các yếu tố đầu vào để chủ động sản xuất kinh doanh. Do vậy, tỷ suất lợi nhuận của xí nghiệp không cao mặc dù có tăng. Bảng 17: Báo cáo kết quả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 Doanh thu thuần 32 648 24 571 Giá vốn hàng bán 30 582 22 160 Lợi nhuận gộp 2 066 2 411 Chi phí bán hàng 776 546 Chi phí quản lý xí nghiệp 1 270 1 834 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 20 31 Với tình hình kết quả trên và dựa vào bảng cân đối kế toán năm của xí nghiệp, tổng hợp được các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của xí nghiệp như sau: Bảng 18: Một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Đơn vị: %. Chỉ tiêu 2001 2002 Lợi nhuận/Vốn 0.039 0.062 Lợi nhuận/Giá thành 0.065 0.139 Lợi nhuận/Doanh thu bán hàng 0.061 0.126 Các tỷ suất trên là thấp mặc dù năm 2002 đã tăng từ gấp rưỡi cho đến gấp đôi năm 2001. Không chỉ tỷ suất lợi nhuận thấp, con số tuyệt đối về lợi nhuận cũng thấp. Vì vậy, xí nghiệp cần phải nhanh chóng có giải pháp nâng cao lợi nhuận. Trong mối quan hệ giữa lợi nhuận với giá thành, tỷ suất lợi nhuận/giá thành thấp. Nó cho thấy các chi phí của xí nghiệp trên một đơn vị sản phẩm là cao. Cụ thể, giá vốn hàng bán chiếm 0,94% doanh thu thuần năm 2001 và chỉ giảm xuống 0,90% vào năm 2002. Chi phí bán hàng có xu hướng giảm từ 2,73% giá vốn năm 2001 xuống 2,22% giá vốn năm 2002. Tuy nhiên chi phí quản lý xí nghiệp lại tăng. Lợi nhuận là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của xí nghiệp. Lợi nhuận/giá thành của xí nghiệp lại thấp nên xí nghiệp Cơ điện - Vật tư cần thực hiện ngay các biện pháp giảm giá thành sản phẩm trong những năm tiếp theo. 5. Nhận xét tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và lợi nhuận của xí nghiệp Cơ điện - Vật tư Qua những phân tích giá thành sản phẩm, nhìn chung xí nghiệp bước đầu đã thực hiện được kế hoạch giảm giá thành sản phẩm, vượt chỉ tiêu đặt ra. Nhưng chỉ tiêu kế hoạch và kỳ thực hiện hạ được ở mức thấp. Những ưu và nhược điểm của xí nghiệp như sau: 5.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, xí nghiệp có tổ chức quản lý lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giá thành chặt chẽ. Mục tiêu của xí nghiệp đặt ra là phù hợp với khả năng thực tế có thể đạt được. Đó là do xí nghiệp có sự quản lý thống nhất từ lãnh đạo, phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán đến các phân xưởng. Công tác xây dựng sản lượng, điều chỉnh cơ cấu, giá cả có dựa trên nghiên cứu nhu cầu của Công ty điện lực I - khách hàng chủ yếu của xí nghiệp, giá cả biến động trên thị trường. Thứ hai, công tác tổ chức lao động và chiến lược phát triển nguồn nhân lực đều đặn, có chất lượng tốt. Năng suất lao động tăng nhanh. Xí nghiệp đã nâng cao trình độ, trách nhiệm ý thức của người lao động và quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Mặc dù cơ sở sản xuất không hiện đại, nhưng xí nghiệp luôn nghiên cứu, sắp xếp lại vị trí làm việc thuận tiện, nâng cao năng suất lao động và công suất máy móc thiết bị. Môi trường lao động vệ sinh và an toàn luôn được coi trọng. Công tác vệ sinh công nghiệp được tiến hành thường xuyên nhằm giảm bụi, ô nhiễm, tiếng ồn…; máy móc, thiết bị được kiểm tra và sửa chữa định kỳ. Công tác lao động thực hiện đều ở các phân xưởng đã đem lại kết quả lớn trong việc hạ giá thành sản phẩm. Thứ ba, chất lượng sản phẩm của xí nghiệp tương đối ổn định nên lượng tiêu thụ và giá bán ổn định. Sản phẩm hỏng rất ít, được coi là không có. Được như vậy là nhờ sự giám sát kỹ thuật ở các phân xưởng chặt chẽ, ý thức lao động nâng cao. Vì vậy, chi phí sản phẩm hỏng không gây ảnh hưởng gì trong việc hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, xí nghiệp còn nhiều hạn chế cần khắc phục. 5.2. Hạn chế và nguyên nhân Giá thành sản phẩm của xí nghiệp vẫn ở mức cao làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thấp. Các nguyên nhân là: Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu không ổn định, phụ thuộc lớn vào biến động giá cả thị trường. Nguồn mua không ổn định. Đã tiến hành quản lý dự trữ nguyên vật liệu trong kho nhưng mới chỉ là theo nhu cầu sản lượng sản xuất trong kỳ chứ chưa chú ý đến biến động giá cả thị trường. Do vậy, việc lập kế hoạch quản lý dự trữ nguyên vật liệu không đầy đủ. Xí nghiệp không hạn chế được những ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu đến giá thành sản phẩm. Thứ hai, việc tính chi phí gián tiếp của xí nghiệp theo cách tính trích tỷ lệ % của chi phí trực tiếp đơn giản trong cách tính nhưng chưa phù hợp. Vì khi sản lượng của xí nghiệp tăng lên thì khoản chi phí gián tiếp không thể tăng mãi. Đến mức sản lượng nhất định, chi phí gián tiếp sẽ giảm dần trên đơn vị sản phẩm. Do tính theo cách này nên khi chi phí trực tiếp tăng do khách quan như giá nguyên vật liệu tăng thì cũng kéo theo chi phí gián tiếp tăng. Như vậy chỉ đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn nữa. Ví dụ như cụ thể của sản phẩm cáp AP50, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí quản lý xí nghiệp tháng 12/02 đã tăng hẳn so với kỳ trước. Thứ ba, phế liệu thu hồi chưa được tính giảm vào giá thành một cách đồng loạt giữa các sản phẩm. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về mọi mặt của xí nghiệp, đây là khoản không thể bỏ qua. Dù giá trị thu được ít nhưng góp phần giảm chi phí sản xuất. Thứ tư, chi phí tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp chưa có khoản chi cho hoạt động marketing, quảng cáo. Như vậy sản phẩm sẽ ít được biết đến, giảm cạnh tranh, giảm sản lượng tiêu thụ nên khó khăn cho việc mở rộng sản xuất, giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Thứ năm, trang thiết bị dây chuyền cũ cộng với tài sản cố định khấu hao gần hết khiến công suất máy móc, năng suất lao động hạn chế. Trong khi các sản phẩm của ngành điện đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe, chất lượng cao. Chính nguyên nhân này gián tiếp làm giá thành sản phẩm cao, xí nghiệp khó có thể thực hiện giảm giá thành nhiều hơn được nữa. Tóm lại, xí nghiệp Cơ điện - Vật tư mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được chưa cao. Để phát triển trong những năm sắp tới, xí nghiệp cần tiếp tục phát huy ưu điểm và khắc phục dần những nhược điểm. Chương III: Các giải pháp hạ giá thành để tăng lợi nhuận tại xí nghiệp Cơ điện - Vật tư I. Phương hướng, mục tiêu của xí nghiệp trong giai đoạn 2003 – 2010 Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời gian Việt Nam gia nhập khối AFTA sắp đến gần, việc cạnh tranh hàng hoá không chỉ diễn ra giữa các đơn vị trong nước mà với cả các nước khác trong khu vực. Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư đặt ra các mục tiêu cho mình như sau: 1. Mục tiêu tổng quát Nâng cao lợi nhuận hơn nữa, tạo ra chỗ đứng vững chắc của sản phẩm trên thị trường. Xí nghiệp ngày càng trở thành đơn vị vững mạnh, có uy tín và đạt kết quả phát triển ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Mục tiêu cụ thể Nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát đặt ra. Xí nghiệp đã và đang biến những mục tiêu sau thành hiện thực: Thứ nhất: Năm 2003, xí nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá. Từ trước đến nay, xí nghiệp trực thuộc quản lý của Công ty điện lực I. Hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào công ty rất nhiều. Việc sản xuất sản phẩm gì, khối lượng bao nhiêu chủ yếu do nhu cầu về sản phẩm của công ty quyết định. Bước sang giai đoạn phát triển mới, để tăng tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đứng vững trong cạnh tranh, xí nghiệp tiến hành cổ phần hoá. Cổ phần hoá giúp xí nghiệp năng động hơn trong mọi hoạt động: từ việc nghiên cứu thị trường để sản xuất hàng gì, số lượng bao nhiêu, tìm kiếm khách hàng… để chính xí nghiệp phải có lãi và hiệu quả hoạt động ngày càng cao. Thứ hai: Tăng khả năng cạnh tranh, sức tiêu thụ của các sản phẩm hiện có. Tự nhận thấy rằng khả năng cạnh tranh của mình còn thấp, khách hàng ngoài công ty điện lực I ít, chưa tạo mối quan hệ tín nhiệm truyền thống. Xí nghiệp phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, giảm giá thành sản phẩm và tăng cường các chương trình giới thiệu sản phẩm nhằm tạo ra uy tín nhãn hiệu của mình. Thứ ba: Đưa vào sản xuất sản phẩm mới là một số loại cáp điện trung và cao áp, cáp treo vặn xoắn. Đây là những sản phẩm mà Việt Nam phải nhập ngoại với số lượng lớn, thị trường còn khoảng trống. Tuy nhiên, đầu tư sản xuất các sản phẩm này rất tốn kém, đòi hỏi nghiên cứu kỹ khả năng sinh lời. Những mục tiêu trên rất thiết thực. Nếu đạt được thì sẽ tạo ra thế và lực mới cho xí nghiệp trong những năm tiếp theo để trở thành một doanh nghiệp phát triển vững mạnh và toàn diện. II. Các giải pháp hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận tại xí nghiệp Cơ điện - Vật tư 1. Củng cố hoạt động cung ứng nguyên vật liệu Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu bao gồm từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến cấp phát. Đây là hoạt động quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng lợi nhuận, giảm thất thoát cho xí nghiệp. Đảm bảo hoạt động này phải lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu trong quá trình luân chuyển của nó. *Lập kế hoạch thu mua dự trữ nguyên vật liệu Khâu thu mua và dự trữ của xí nghiệp Cơ điện - Vật tư chưa tốt. Giá thành sản phẩm phụ thuộc nhiều vào sự biến động của nguyên vật liệu đầu vào. Khắc phục nhược điểm này, đầu tiên, xí nghiệp cần lên kế hoạch sản lượng sản xuất trong năm, dự tính khối lượng và chủng loại nguyên vật liệu cần dùng. Tiếp đến, xí nghiệp tìm nguồn cung ứng ổn định, tạo mối quan hệ bạn hàng tín nhiệm. Không nên cùng một lúc mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Vì chỉ có hiệu quả chi phí khi số lượng đặt hàng đáng kể cho một nhà cung cấp. Nhà cung cấp có vị trí quan trọng, đảm bảo được uỷ thác, được khen thưởng theo kết quả kinh doanh của xí nghiệp. Xí nghiệp cần cử chuyên gia đi xem xét, lựa chọn nhà cung cấp có khả năng lực tài chính và kỹ thuật vững mạnh, đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu ổn định chất lượng, giá cả hợp lý. Sau khi xác định được nhu cầu số lượng nguyên vật liệu và nguồn cung ứng, xí nghiệp lên kế hoạch cân đối thông tin hai phía. Tiến hành phân tích giá trị, nghiên cứu chế tạo máy, và xây dựng kế hoạch dài hạn, hoạt động cung ứng nên duy trì đều đặn về xu hướng, dự định về giá, tính sẵn có về đầu vào mà xí nghiệp phải có. Từ đó ra quyết định sẽ đặt mặt hàng nào, số lượng và giá cả mối lần là bao nhiêu. Ngoài ra, để hoạt động cung ứng có hiệu quả, cần duy trì sự liên hệ có hiệu lực giữa các phòng trong xí nghiệp, giữa xí nghiệp với nhà cung cấp, hoặc các nhà cung cấp tiềm năng. *Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu Công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu vận chuyển, bốc dỡ, cất trữ, cấp phát đến quá trình sản xuất phải được làm chặt chẽ. Cần hạn chế tối đa hao mòn, mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu. Thứ nhất, khâu vận chuyển, bốc dỡ, cất trữ phải được tổ chức hợp lý, thuận tiện. Nó giải quyết vấn đề vận chuyển bằng phương tiện gì, địa điểm ở đâu, sắp xếp, bao gói nguyên vật liệu như thế nào, tiêu chuẩn kho chứa ra sao… Thực trạng của xí nghiệp hệ thống kho bãi nhiều nhưng xây dựng đã lâu nên không còn phù hợp với khối lượng sản xuất hiện nay. Vì vậy, xí nghiệp cần có một hệ thống kho chứa mới. Thứ hai, thực hiện tốt khâu cấp phát, quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Khâu này liên quan trực tiếp tới mức tiêu hao cũng như phế liệu thu hồi. Mức tiêu hao dựa vào định mức tiêu hao cộng với tỷ lệ hao hụt do hỏng, rơi vãi. Định mức tiêu hao tuân theo tiêu chuẩn quy định kỹ thuật nên không thể rút giảm. Vậy phải nâng cao trình độ, ý thức lao động, khép kín dây chuyền sản xuất để tránh được những hao phí nguyên vật liệu trong khi chế tạo, sản xuất. Xí nghiệp chưa chú ý đến giá trị phế liệu thu hồi. Nên phải thực hiện ngay việc tính giá trị này một cách đồng loạt ở các phân xưởng vào giá thành sản phẩm. Mặc dù tỷ lệ thu được nhỏ nhưng góp phần tiết kiệm tối đa nguồn nguyên vật liệu sản xuất. Để khâu quản lý này tăng thêm tính hiệu lực thì phải đặt ra các quy định về khen thưởng đối với trường hợp tiết kiệm mức tiêu hao cao và thu hồi phế liệu vượt tỷ lệ bắt buộc cũng như phạt các trường hợp vi phạm. Với cách làm này, xí nghiệp tận dụng được các nguồn lực của mình một cách hiệu quả. *Nghiên cứu, tự chế tạo một số thiết bị, nguyên vật liệu Do nguyên vật liệu của xí nghiệp đa dạng và nhiều chủng loại, nhằm giảm giá thành sản phẩm, chủ động giá cả vật liệu, xí nghiệp cần thử nghiệm, tự chế tạo một số vật liệu đơn giản. - Nó giúp đảm bảo tính sẵn có của hàng hoá. - Có cơ hội kiểm soát chất lượng. - Khả năng sẵn sàng về thiết bị và công nghệ. - Tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Xí nghiệp giảm được các gián đoạn trong quá trình sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. 2. Xây dựng định mức lao động Việc thực hiện công tác tăng năng suất lao động của xí nghiệp khá tốt. Để phát huy, nâng cao hơn nữa kết quả này, cần luôn chú ý đảm bảo huy động sức lao động sẵn có và tận dụng những tiềm lực đó. Song song với các công việc đang thực hiện, xí nghiệp cần xây dựng định mức lao động. Xí nghiệp áp dụng các định mức như định mức thời gian, định mức sản phẩm và định mức phục vụ. *Định mức thời gian là số lượng thời gian cần thiết cho một công nhân sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nào đó. Định mức thời gian không chung chung mà có tính đến mức trang bị kỹ thuật cụ thể, trình độ tổ chức và lao động cụ thể. *Định mức sản phẩm là khối lượng sản phẩm do một công nhân sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Định mức sản phẩm và định mức thời gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Định mức thời gian càng thấp thì định mức sản phẩm càng cao hoặc ngược lại. *Định mức phục vụ chỉ rõ một công nhân hay một nhóm công nhân phải phục vụ bao nhiêu đơn vị máy móc, thiết bị . Thông qua định mức lao động mới có thể hoạch định được số lượng công nhân sản xuất, số lượng nhân viên cho mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng bộ phận. Qua đó xí nghiệp có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo lượng lao động cần thiết, hạn chế chi phí vượt nhu cầu. Từ định mức đặt ra mới có thể quy định nhiệm vụ sản xuất cho từng công nhân và nhân viên của xí nghiệp. Đây là tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc cũng như năng suất lao động. Dựa vào đó mà xí nghiệp có chế độ khen thưởng thích hợp, kích thích nâng cao năng suất lao động. Định mức lao động cũng là căn cứ để xác định tiền lương. Bởi vậy, định mức có tác động tốt đến nguyên tắc phân phối tiền lương và năng suất lao động. Xây dựng định mức là công việc quan trọng bổ trợ thêm cho công tác tổ chức lao động, ảnh hưởng tốt tới việc hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp, 3. Điều chỉnh cách tính chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý xí nghiệp. Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý xí nghiệp là chi phí gián tiếp trong quá trình tạo sản phẩm. Theo cách tính hiện tại của xí nghiệp, chi phí sản xuất chung tính theo phần trăm chi phí trực tiếp, còn chi phí quản lý xí nghiệp tính theo phần trăm chi phí sản xuất chung. Mà thực tế tại xí nghiệp, chi phí trực tiếp thường bị dao động, biến đổi mạnh do giá cả yếu tố đầu vào, mức chủ động thấp. Do đó, cách trích phần trăm chi phí gián tiếp của xí nghiệp thuận lợi trong cách tính nhưng chưa hợp lý. Chi phí gián tiếp chỉ có ý nghĩa, hiệu quả ở giai đoạn sản xuất với số lượng sản phẩm thấp. Đến mức sản lượng nhất định, chi phí này không tăng thêm nữa. Nói cách khác thì tổng chi phí gián tiếp là cố định và chi phí gián tiếp trên đơn vị sản phẩm là biến đổi. Nên khi giá thành sản phẩm tăng thì chi phí gián tiếp cố định. Do đó, thay đổi cách tính chi phí gián tiếp tại xí nghiệp theo cách sau: Trước hết, đối với mỗi loại sản phẩm, xí nghiệp xác định chi phí gián tiếp tối thiểu để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mặt hàng thuộc phân xưởng đó. Việc xác định dựa trên cơ sở các yếu tố chi phí cấu thành. Đó là yếu tố lương nhân viên phân xưởng, bảo hiểm y tế, xã hội, khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ, dụng cụ, vật liệu, chi phí mua ngoài,… Trong quá trình xác định, có tính đến nhu cầu sản lượng, kết cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất, năng suất lao động, giá cả yếu tố đầu vào của thị trường. Nếu cần thiết, định mức sử dụng các yếu tố này sau khi được nghiên cứu có thể đem ra áp dụng thử vài tháng rồi có điều chỉnh cho phù hợp. Sau đó, lấy chi phí gián tiếp vừa xác định được chia cho số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy sẽ hạn chế được những bất lợi của sự biến động chi phí trực tiếp. 4. Giảm chi phí gián tiếp Như lập luận trên, chi phí gián tiếp trong giá thành sản phẩm là cố định. Mà tổng chi phí gián tiếp khó có thể giảm được thêm bằng cách giảm chi phí công cụ dụng cụ, lương nhân viên hay chi phí mua ngoài vì nó khá ổn định và đã tối thiểu. Còn chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí gián tiếp, nếu giảm mức khấu hao rất dễ bị hao mòn vô hình, nhất là các tài sản cố định của xí nghiệp khấu hao đã lâu. Do vậy, để giảm chi phí gián tiếp có cách nâng cao sản lượng sản xuất. Hay chính là việc nâng cao năng suất lao động. Để thực hiện được việc này đòi hỏi xí nghiệp phải thực hiện đồng thời với việc tổ chức lao động một cách khoa học, chặt chẽ, đầu tư vào con người cũng như vào máy móc để các khâu hoạt động với hiệu suất, chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm mà không tăng giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ dẫn đến đẩy mạnh sản lượng. Chỉ khi sản lượng tăng thì chi phí gián tiếp trong giá thành sản phẩm mới giảm. 5. Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mới Do thực trạng tài sản cố định của xí nghiệp đã khấu hao nhiều (63% năm 2001 và 64,8% năm 2002), dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu. Vậy xí nghiệp cần đầu tư lượng lớn tài sản cố định. Đầu tư mới đẩy tăng nhanh năng suất lao động. Khi công nghệ sản xuất kém thì dù có tổ chức kế hoạch giá thành, tổ chức lao động tốt đến đâu cũng không thể vượt khỏi giới hạn của máy móc. Nên đối với xí nghiệp Cơ điện - Vật tư, việc đầu tư này có ý nghĩa quan trọng và cần được thực hiện trước hết. Một số kế hoạch đầu tư nhà xưởng, máy móc trang thiết bị lớn của xí nghiệp đã được nghiên cứu, được Công ty điện lực xem xét. Một số đã là dự án khả tiền khả thi. Như việc xây dựng nhà làm việc, xưởng sản xuất và nhà hệ thống nhà kho mới tại Yên Viên – nơi mà xí nghiệp sẽ di chuyển đến trong thời gian tới. Về những dây chuyền công nghệ mới đang được Công ty điện lực I xem xét. Với hướng đi đúng đắn này, xí nghiệp thay đổi cơ bản về chất để phát triển tốt trong tương lai. 6. Đào tạo đội ngũ công nhân bắt kịp với công nghệ mới Tiến hành đổi mới công nghệ phải đi đôi với việc phổ biến những kiến thức, quy trình sản xuất mới cho lao động. Như vậy, việc đổi mới đồng bộ thì hoạt động sẽ nhịp nhàng, ăn khớp. Xí nghiệp giảm tối thiểu những hao phí ban đầu trong quá trình chuyển đổi, ổn định sản xuất kinh doanh của mình. Khi một loạt các dự định về đầu tư trang thiết bị mới được tiến hành thì xí nghiệp cũng lập luôn kế hoạch tổ chức đào tạo lao động để chuẩn bị vào vị trí sản xuất trong dây chuyền mới. Đối với xí nghiệp Cơ điện - Vật tư, xí nghiệp đã có một loạt các kế hoạch đầu tư công nghệ sản xuất cáp mới và công nghệ sản xuất hòm bảo vệ công tơ ép nóng thì đồng thời nên thực hiện ngay việc bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân để có thể sử dụng được các công nghệ này khi đưa vào sản xuất. Cần thực hiện như vậy vì có những doanh nghiệp đã phát triển đầu tư máy móc nhưng nâng cao trình độ con người không đồng bộ nên lâu mang lại kết quả. Do đó, công nghệ dễ bị hao mòn vô hình trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí bỏ ra trở nên kém hiệu quả. 7. áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Những thành tựu của nó mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Là một đơn vị sản xuất trong lĩnh vực cung cấp vật tư ngành điện, xí nghiệp phải luôn chú ý để áp dụng những thành tựu khoa học mới vào nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động. Những thành tựu có thể là dây chuyền công nghệ mới, một khâu cải tiến trong quy trình sản xuất, nguyên vật liệu mới thay thế,… Vậy, xí nghiệp phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt những thành tựu khoa học mới trên các phươnng tiện thông tin đại chúng. Qua đó hội thảo, nghiên cứu xem có nên áp dụng tại doanh nghiệp mình hay không. Bên cạnh đó, việc tự chủ động cải tiến kỹ thuật trong chính xí nghiệp có vai trò quan trọng. Phòng kỹ thuật và công nhân trực tiếp sản xuất là những bộ phận có am hiểu trực tiếp về máy móc, công nghệ mình đang sử dụng. Họ cần được khuyến khích đưa ra sáng kiến, cải tiến để nâng cao hiệu quả lao động. Những sáng kiến này phải được tôn trọng, thậm chí phải khen thưởng đối với sáng kiến đúng, hay. Vì nó mang lại nguồn lợi lớn cho xí nghiệp mà chi phí để có được rẻ hơn mua ngoài rất nhiều. Như vậy, xí nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc hình thành sản phẩm. III. Một số kiến nghị 1. Đối với nhà nước Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần phát triển dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự hướng dẫn điều tiết của nhà nước trở nên rất quan trọng. Nhà nước tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Vậy để các xí nghiệp vừa và nhỏ như xí nghiệp Cơ điện - Vật tư có điều kiện phát triển tốt hơn, thì cần sự giúp đỡ cùa nhà nước theo hướng sau: Đối với sản xuất vật tư điện trong nước còn chưa phát triển mạnh, nhà nước cần có ưu đãi về thuế, cụ thể là thuế nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào xuống từ 10% xuống 5%. Hiện nay, rất nhiều nguyên vật liệu mà xí nghiệp phải nhập khẩu với thuế suất 10% như nhựa nước polime, đồng, nhôm, đá tròn,… Với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì việc giảm thuế tăng cạnh tranh là tất yếu và nhà nước cần nghiên cứu để áp dụng vào thời điểm thích hợp. Với các tổ chức cấp nhà nước có nhiều thông tin về thị trường trong nước cũng như nước ngoài, nhà nước cần đưa thông tin xuống các ngành kinh tế cụ thể. Đó là những thông tin về thành tựu khoa học kỹ thuật mới; giá cả các yếu tố đầu vào trên thế giới cùng những dự báo biến động giá cả của thế giới; nhu cầu tiêu thụ của xã hội;… Có những giúp đỡ đó thì các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ như xí nghiệp Cơ điện - Vật tư nói riêng mới dễ dàng hơn trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh. Quản lý chặt chẽ hàng hoá trên thị trường, tránh hàng giả, nhập lậu kém chất lượng để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi cạnh tranh lành mạnh tạo động lực cho sự phát triển không chỉ của riêng xí nghiệp Cơ điện - Vật tư mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong nước nói chung. 2. Đối với Công ty điện lực I Công ty là đơn vị chủ quản của xí nghiệp Cơ điện - Vật tư. Công ty cần hỗ trợ, giúp đỡ cho xí nghiệp trong giai đoạn này. - Công ty quán triệt quán triệt chính sách của nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển của công ty trong tương lai. Dựa vào đó, các đơn vị thành viên có thể xác định được kế hoạch phát triển của mình. - Cấp vốn trên cơ sở nhu cầu cấp thiết của xí nghiệp Cơ điện - Vật tư để nâng cao hiệu quả hoạt động. Có những chính sách ưu đãi kích thích các doanh nghiệp thành viên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là xí nghiệp Cơ điện - Vật tư mới sáp nhập, còn nhiều khó khăn cần được Công ty điện lực I ưu tiên, tạo điều kiện phát triển trong giai đoạn hiện nay. - Thu thập và xử lý thông tin về thị trường trong và ngoài nước để cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên, đồng thời có chính sách hỗ trợ trong đổi mới công nghệ của các đơn vị thành viên. Những định hướng phát triển và ưu đãi trên khi được nhà nước, Công ty điện lực I áp dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp Cơ điện - Vật tư phát triển từng bước vững mạnh theo những mục tiêu trước mắt của mình trong việc hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận và tạo đà phát triển mạnh toàn diện trong tương lai. KếT LUậN Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư đã đề ra những mục tiêu đúng đắn cho việc phát triển giai đoạn 2003-2010. Mục tiêu thiết thực nhất của xí nghiệp là tạo ra mức tăng lợi nhuận cao hơn. Để biến mục tiêu này thành hiện thực, việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, quyết định. Luận văn này đã cố gắng tìm hiểu thực trạng giá thành của xí nghiệp, và đề ra một số giải pháp để thực hiện mục tiêu hạ giá thành đó. Theo tự mình đánh giá, em nhận thấy mình đã đạt được một số kết quả nhất định. Một là, nhận thấy sự tiến bộ của xí nghiệp trong việc hạ giá thành sản phẩm. Cho đến thời điểm này, xí nghiệp Cơ điện - Vật tư chưa phải là doanh nghiệp vững mạnh, có tên tuổi lớn trên thị trường. Với nền kinh tế đòi hỏi sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, giá cả thấp, lại có nhiều đối thủ cạnh tranh, xí nghiệp đã từng bước thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm đặt ra. Hai là, tìm hiểu được những nguyên nhân cơ bản tác động đến giá thành sản phẩm của xí nghiệp. Qua đó, phân tích những ưu điểm và hạn chế của xí nghiệp. Ba là, đề ra một số giải pháp cơ bản giảm giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Bên cạnh những mặt đã tìm hiểu được trên, luận văn này của em cũng chưa đi sâu, phân tích được quản lý nguồn vốn lưu động của xí nghiệp. Cụ thể là từng nguồn vốn nào sử dụng vào chi phí nào, là ngắn hay dài hạn nhằm nghiên cứu hiệu quả trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, với những gì đạt được từ luận văn này đã mang lại cho em những hiểu biết mới về việc hạ giá thành sản phẩm và vai trò, ý nghĩa của nó. Em hy vọng rằng đây là tài liệu tham khảo, đóng góp một phần nhỏ cho việc nghiên cứu, thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của xí nghiệp Cơ điện - Vật tư. Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, luận văn của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ trong xí nghiệp và các bạn để em ngày càng hoàn thiện thêm kiến thức của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đàm Văn Huệ – giáo viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, tập thể cán bộ phòng tài chính kế toán - xí nghiệp Cơ điện - Vật tư đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để em hoàn thành luận văn này. Hà Nội ngày 23/05/2003 Sinh viên Nguyễn Thị Minh Hậu. Tài liệu tham khảo 1. TS Lưu Thị Hương (Chủ biên), 2002, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2. Ngô Thị Cúc, 1998, Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Hải Sản, 2000, Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 4. PGS.TS. Nguyễn Kim Truy, TS. Trần Đình Hiền, TS. Phan Trọng Phức, 2002, Quản trị sản xuất, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. TS. Phạm Văn Dược, Đặng Kiên Cường, 2001, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 6. Trường đại học tài chính kế toán, 1993, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp sản xuất, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 7. Trường học viện ngân hàng, 2002, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 8. Tạp chí thị trường giá cả số 5/02, số 7/02. 9. Tạp chí thông tin tài chính. 10. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ. 11. Luận văn khoá 39, 40 trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36804.doc
Tài liệu liên quan