Có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư trung thực trong việc bảo vệ tài sản CSVC của nhà truờng, bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự trị an trong nhà trường.
- Thường trực bảo vệ nhà trường 24/24 giờ
- Có phương án bảo vệ trị an, bảo vệ tài sản của nhà trường, phát hiện và có biện pháp xử lý sự việc xảy ra đồng thời phải có mặt để giải quyết.
- Làm mất tài sản phải bồi thường.
- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ kiêm nhiệm điều khiển giờ giấc, công việc hành chính khi nhà trường phân công.
84 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – Thành phố Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung.
Đánh giá về công tác tuyển mộ, tuyển chọn
4.1 Thực trạng
Quá trình tuyển mộ, tuyển chọn trong nhà trường chủ yếu do giới thiệu nguồn bên ngoài, là những người thân quen, họ hàng của những cán bộ giáo viên đang công tác trong trường, hoặc từ cơ quan cấp trên đưa xuống không đúng yêu cầu của trường, không quan tâm đến chất lượng của người được phân công về trường. Chỉ cần có bằng cấp cao đẳng hoặc đại học sư phạm tiểu học là được phân công vào các trường tiểu học, mặc dù chất lượng của những người có tấm bằng đó chưa chắc đã tốt. Những tồn tại nêu trên xảy ra từ những năm trước, còn trong 3 năm gần đây, chỉ duy nhất 1 người được tuyển chọn. Đó là trường hợp của một giáo viên có trình độ cao đẳng tiểu học, nhưng lại làm công tác tổng phụ trách đội, chứ không làm nhiệm vụ chuyên môn.
Quá trình tuyển chọn cũng được thực hiện không bài bản, không chặt chẽ. Không tiến hành thông báo rộng rãi, không tiến hành kiểm tra trình độ chuyên môn, năng khiếu tâm lý sư phạm, kỹ năng giao tiếp với trẻ em vv… một cách chặt chẽ khoa học. Mà tuyển chọn chủ yếu do có ý kiến của cấp trên giới thiệu xuống, lúc đó việc tuyển chọn chỉ còn là hình thức, việc giảng thử để đánh giá trình độ chuyên môn, khả năng sư pham, hay các phẩm chất của người giáo viên cũng chỉ sơ qua, chiếu lệ.
Ảnh hưởng
Với cách thức tuyển mộ, tuyển chọn như vậy, nhà trường không thể chủ động chọn lựa được một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn mong muốn, chất lượng cao với những phẩm chất cần thiết của giáo viên sư phạm tiểu học. Hơn nữa, với việc tuyển dụng từ trên đưa xuống như thế, sẽ làm cho những giáo viên đang công tác bước đầu phải chấp nhận và một tư tưởng phân vân, không thán phục. Ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết, tôn trọng người mới được phân công. Mặt khác, người được tuyển dụng đương nhiên thoả mãn, yên trí khi đã có một sự bảo đảm từ các mối quan hệ, do vậy quá trình làm việc sẽ không cần phải phấn đấu, nhiệt tình, nâng cao trình độ mọi mặt.
5. Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Thực trạng
Hàng tháng nhà trường có tổ chức các luận vănđổi mới phương pháp dạy và học ở các khối 1,2,3,4. Thông qua các chuyên đề, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của các thầy cô giáo ( năm 2004 – 2005, có 4 chuyên đề, đạt giải cấp thành phố 1 chuyên đề, năm 2005 – 2006, có 6 chuyên đề, 2 luận vănđạt giải cấp thành phố ) .Trong năm 2005 vừa qua, nhà trường đã tổ chức công tác hội giảng cấp tổ, cấp trường đạt kết quả khá tốt: 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tổ, 73% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 4 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 2 giáo viên đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Hàng năm nhà trường có tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên công tác đào tạo và phát triển nhân lực mới chỉ dừng lai ở mức độ đó, chưa có những chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc cho giáo viên học lên cao hơn, ví dụ như các cô giáo mới chỉ tốt nghiệp trung cấp, cần phải học để đạt cao đẳng, hoặc đại học để có thể đảm nhận các lớp cuối cấp, và phát triển hoàn thiện bản thân. Các chương trình chủ yếu vẫn là bồi dưỡng củng cố chuyên môn, đạt chuẩn, chứ chưa tổ chức bồi dưỡng các kiến thức khác ngoài chuyên môn, bổ trợ cho chuyên môn, ví dụ vi tính ( chưa sử dụng máy tính trong trường), quản lý, ngoại ngữ, thẩm mỹ giáo dục học vv..Chưa có chưong trình đào tạo dài hạn nhằm phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trong tương lai, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường. Đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường thường chỉ có các đợt tập trung bồi dưỡng chính trị, lý luận và bồi dưỡng triển khai cải tiến chuẩn hoá giáo viên, không có các chương trình bồi dưỡng về quản lý. Các nhân viên khác cũng tương tự như vậy, hoặc không được bồi dưỡng hoặc tự đi học nâng cao trình độ, tự bỏ chi phí, nhà trường chỉ tạo điều kiện bố trí thời gian thuận lợi hơn, nhưng vẫn phải đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn ( ví dụ, cán bộ trung cấp kế toán đi học đại học tại chức )
5.2 Ảnh hưởng
Không có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức cho giáo viên nhân viên nên không thể có đội ngũ lao động chất lượng cao cho hiên tại và tương lai. ( bổ sung) Điều đó làm hạn chế năng lực trình độ giáo viên ( trong số 26 giáo viên, chỉ có 3 có trình độ đại học, 7 có trình độ cao đẳng ) và tất nhiên hạn chế khả năng truyền thụ kiến thức cho các em học sinh. Nhà trường không có kế hoạch cho đi học, bản thân các giáo viên cũng không có chí tiến thủ, không muốn nâng cao trình độ. Do vậy hiệu quả giảng dạy, chất lượng lao động còn hạn chế.
6. Đánh giá công tác thù lao lao động
Thực trạng
Có thể nói tổng thu nhập của các thành viên trong trường là rất thấp, đời sống của cán bộ giáo viên, nhân viên gặp rất nhiều khó khăn. Tổng thu nhập của các thành viên chủ yếu vẫn là thù lao cơ bản theo quy định của Nhà nước thông qua các bảng lương của giáo viên tiểu học và các bảng lương nhân viên thừa hành phục vụ. Các nguồn quỹ phúc lợi hầu như không có, vì là một trường tiểu học tại một tỉnh miền núi. Thỉnh thoảng một vài năm, nhà trường tổ chức cho các thành viên trong trường đi nghỉ mát một số nơi trong dịp hè. Thù lao lao động phi tài chính cho giáo viên, nhân viên trong trường cũng không sáng sủa gì, việc thăng chức, việc phân công bố trí vào vị trí cao hơn, phụ thuộc vào số người về hưu hay thuyên chuyển đi nơi khác, bầu không khí trong trường đều đều, trầm trầm, không sôi nổi, năng động.
Ảnh hưởng
Với thu nhập còn eo hẹp như vậy, các thầy cô giáo không thể vui vẻ, lạc quan, yên tâm với công việc, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn được. Các thầy cô giáo phải bươn chải để tìm cách cải thiện đời sống của bản thân mình, nên không thể toàn tâm, toàn ý vì học sinh thân yêu, nhiệt tình chỉ bảo, uốn nắn các em trong mọi hoạt động học tập, vui chơi, rèn luyện được. Cũng chính vì thu nhập thấp mà một số giáo viên, nhân viên có tư tưởng không yên tâm, muốn chuyển nghề, bỏ nghề hoặc muốn nghỉ sớm, một số muốn thuyên chuyển đi nơi khác làm xáo động tư tưởng trong nội bộ nhà trường.
7. Đánh giá về công tác kỷ luật
7.1 Thực trạng
Bản quy chế làm việc của nhà trường nêu nhiệm vụ, yêu cầu, tiêu chuẩn còn thiếu cụ thể, thì việc nêu các vi phạm và mức độ kỷ luật còn thiếu cụ thể chi tiết hơn. Các lỗi vi phạm, và các mức độ kỷ luật không có quy định rõ ràng. Trong quy chế chỉ quy định những lỗi như thế nào thì xếp loại C ( không đạt yêu cầu), nhưng nếu đạt loại C thì quyền lợi được hưởng như thế nào, có bị kỷ luật hay không, nếu vi phạm các lỗi ở mức độ nặng hơn thì hình thức kỷ luật ra sao thì không rõ. Ví dụ như, nếu soạn bài giảng không đúng quy định thì mức độ kỷ luật như thế nào. Cụ thể trong trường, có trường hợp cô giáo soạn bài không đầy đủ, không đúng quy định, lại nêu lý do ốm, nghỉ triền miên, cũng chỉ mất thi đua, hoặc khiển trách, nhắc nhở lần sau soạn bài đầy đủ hơn, mà không kiên quyết hạ cấp tiêu chuẩn xếp loại chuyên môn và đạo đức.
7.2 Ảnh hưởng
Việc áp dụng kỷ luật còn thiếu kiên quyết, xuề xoà, chủ yếu vẫn nhắc nhở, dĩ hoà vi quý, chưa có biện pháp cứng rắn, hạ cấp các tiêu chuẩn xếp loại, hoặc có các mức độ kỷ luật chính thức, như khiển trách thậm chí cần cảnh cáo nếu thấy sai phạm kỷ luật có hệ thống. Điều đó làm cho người làm chưa tốt càng chểnh mảng, người làm tốt không muốn phát huy thậm chí giảm động lực và sự nhiệt tình trong công việc.
Tóm lại, công tác quản lý nhân sự trong trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc trong những năm qua có những kết quả và hạn chế như sau:
Kết quả:
Thứ nhất, đã có bản quy chế làm việc, là kết quả nhất định của phân tích công việc trong nhà trường, là căn cứ thực hiện các nội dung quản lý nhân sự khác
Thứ hai, về cơ bản việc bố trí lao động đạt chuẩn, phù hợp với chuyên môn, với năng lực.
Thứ ba, không có vi phạm kỷ luật lớn, nghiêm trong trong mấy năm qua.
Thứ tư, đội ngũ giáo viên, nhân viên hoàn thành được nhiệm vụ của từng thành viên và nhiệm vụ, mục tiêu chung của nhà trường.
Thứ năm, đã tiến hành đánh giá thực hiện công việc thường xuyên theo học kỳ và cả năm.
Thứ sáu, đảm bảo tiền lương cơ bản cho giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước.
Tuy nhiên, các hoạt động quản lý nhân sự còn một số hạn chế như sau:
Hạn chế:
Một là, chưa hiểu biết đầy đủ về phân tích công việc, chưa viết được các văn bản cho công việc, yêu cầu của công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng vị trí. Mới chỉ xây dựng được các tiêu chuẩn quy định chung cho giáo viên nhưng còn chưa đầy đủ, chi tiết.
Hai là, bố trí cán bộ còn một số vị trí không đúng với chuyên môn, năng lực, trình độ, điều kiện, hoàn cảnh, và sức khoẻ. Chưa khai thác sử dụng phát huy hết năng lực trình độ của một số giáo viên.
Ba là, công tác kỷ luật chưa kiên quyết, còn thông cảm, nể nang, châm trước.
Bốn là, tuyển dụng chịu sức ép và phân bổ từ trên, không áp dụng các bước tuyển dụng khoa học hợp lý.
Năm là, chưa có kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực lâu dài, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý và tri thức khác cho đội ngũ lãnh đạo quản lý và giáo viên, nhân viên trong trường.
Sáu là, đánh giá quá trình thực hiện công việc còn thiếu chặt chẽ, thiếu cơ sở, xuề xoà, thiếu tính đấu tranh, xây dựng, cầu thị.
Bảy là, thù lao lao động hạn hẹp, không có điều kiện để nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ lao động trong nhà trường.
Những nguyên nhân làm hạn chế công tác quản lý nhân sự trong nhà trường:
Thứ nhất, do nhận thức về quản lý nhân sự của cán bộ lãnh đạo còn hạn chế .
Thứ hai, cán bộ quản lý chưa được đào tạo, bồi dưỡng về quản trị nhân lực.
Thứ ba, là tổ chức sự nghiệp giáo dục công lập, nên vẫn mang nặng quản lý nhà nước, không có được sự tự chủ trong các hoạt động quản lý nhân sự..
Thứ tư, kinh phí cho giáo dục trong trường phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước, không có hướng và nguồn để cải thiện cơ sở vật chất của nhà trường và đời sống cho người lao động.
Thứ năm, là một trường tiểu học xa thành phố, thuộc tỉnh miền núi nên môi trường hoạt động còn bị ảnh hưởng nhiều của tập tục, lạc hậu.
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI.
I. Mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn 2005 – 2010
Trong giai doạn 5 năm tới, nhà trường phải phấn đấu:
Trở thành trường chuẩn quốc gia
Có 70% đội ngũ giáo viên có trình độ từ cao đẳng trở lên
Phấn đấu có từ 5 đến 10 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, và có 2 đến 4 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có từ 1 đến 2 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia.
Có học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Phấn đấu đạt trường xuất sắc cấp tỉnh
Hoàn thiện cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt nhất
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự trong trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.
1. Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực thường xuyên liên tục, trước hết là cho giai đoạn 2005 – 2010
Cần phải xác định rõ khả năng mở rộng quy mô học sinh trong khu vực trong thời gian tới, xem xét lại tỷ lệ chuẩn giáo viên trên số học sinh cho khu vực để xác định số giáo viên cần thiết cho từng thời kỳ. Trước mắt , trong giai đoạn 2005 - 2010, tăng dần số giáo viên từ 26 hiện nay đến 2010 lên 31 giáo viên.
Kiện toàn số lượng giáo viên cho từng tổ bộ môn cho hợp lý. Vận động khai thác, tăng cường cơ sở vật chất để mở rộng số lớp, số lượng học sinh, để tận dụng hết số giáo viên ở 2 tổ chuyên môn 1 + 2 +3 và 4 + 5.
Tiến hành phân tích công việc cho các vị trí trong nhà trường, trước hết cho cán bộ lãnh đạo nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn.
Có thể tiến hành các bước phân tích công việc theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định rõ các công việc cần phân tích.
Bước 2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp.
Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin
Bước 4: Sử dụng thông tin thu thập vào các mục đích.
Trên cơ sở các bước tiến hành phân tích công việc nêu trên, tác giả đã tiến hành chọn 3 vị trí đặc trưng cho 3 đối tượng trong trường. Và quá trình phân tích công việc đã được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định 3 vị trí công việc cần phân tích là: Tổ trưởng tổ chuyên môn 1+2+3, giáo viên khối 4+5, và vị trí nhân viên y tế trong trường.
Bước 2: Phương pháp thu thập thông tin khi tiến hành phân tích công việc cho 3 vị trí này là kết hợp 2 phương pháp: quan sát nơi làm việc và phỏng vấn.
* Mẫu phiếu quan sát được xây dựng dưới đây:
PHIẾU QUAN SÁT
Ngày quan sát:
Người quan sát:
Đối tượng quan sát: Trình độ đào tạo:
Chức danh, vị trí làm việc của đối tượng quan sát:
Thâm niên công tác tại vị trí hiện tại:
Nội dung quan sát:
STT
Các hoạt động lao động
Thời gian thực hiện từ …đến
Nhận xét, đánh giá
* Mẫu biểu và nội dung phỏng vấn như sau:
PHIẾU PHỎNG VẤN
Ngày phỏng vấn:
Người phỏng vấn:
Đối tượng phỏng vấn:
Chức danh, vị trí làm việc:
Nội dung phỏng vấn:
Theo anh, chị, đối tượng ( một tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên y tế ) trong trường tiểu học cần phải làm những nhiệm vụ gì?
Tại sao lại phải thực hiện những công việc đó?
Những công việc hiện nay mà các đối tượng đang thực hiện, có cần phải thêm bớt những việc gì không ? Tại sao?
Những công việc đó nên được thực hiện như thế nào cho có hiệu quả?
Trách nhiệm của những đối tượng với cấp trên, cấp dưới, quan hệ với đồng nghiệp là ai và nên như thế nào?
Những yêu cầu gì cần thiết cho vị trí công việc đó? Tại sao?
Để hoàn thành nhiệm vụ thì đối tượng phải đạt được những tiêu chuẩn cụ thể gì? Vì sao?
Để thuận lợi cho công việc, đối tượng cần được trang bị bổ sung những thiết bị, đồ dùng gì?
Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin: Tác giả đã quan sát các hoạt động giảng dạy trên lớp của tổ trưởng giáo viên tổ chuyên môn 1 +2 + 3 ( 2 lần dự giờ và dự họp tổ chuyên môn) , một giáo viên của khối 4 + 5 (3 lần dự giờ ), và nhân viên y tế ( 10 ngày, mỗi ngày 1 giờ, theo các giờ khác nhau trong ngày). Dưới đây là một số ví dụ cụ thể tác giả đã tiến hành phiếu quan sát.
PHIẾU QUAN SÁT
Ngày quan sát: 18/4/2006
Người quan sát: Nguyễn Thị Hạnh
Đối tượng quan sát: Hà Thị Phượng
Chức danh, vị trí làm việc của đối tượng quan sát: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A- Tổ trưởng tổ chuyên môn 1 + 2 + 3.
Thâm niên công tác: 16 năm.
Nội dung quan sát:
STT
Công việc thực hiện
Thời gian thực hiện từ …đến
Nhận xét, đánh giá về công việc thực hiện
1
Dạy tiết tập đọc bài:
Cây và hoa bên Lăng Bác ( tiết 111)
- Đọc bài mẫu 2 lần.
- Gọi từng học sinh đọc bài
- Giải thích từ ngữ, nội dung, ý nghĩa bài tập đọc.
Từ 8g 10 đến 8g 50 ngày 18/4/06
Thực hiện đầy đủ các quy định trên lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ của học sinh.
Truyền đạt tốt, dễ hiểu, luôn uốn nắn cho học sinh từng từ ngữ, phát âm, truyền cảm
Đọc to, rõ ràng, truyền cảm
Đặt nhiều câu hỏi và giải thích rất rõ nội dung, ý nghĩa của bài.
Nội dung quan sát:
STT
Công việc thực hiện
Thời gian thực hiện từ …đến
Nhận xét, đánh giá về công việc thực hiện
2
Họp tổ chuyên môn:
- Kiểm tra sĩ số
- Thông báo kết quả đợt thi đua của các lớp
- Triển khai kế hoạch thực hiện tuần 4/4/06
- Nhắc nhở GVCN chú ý nề nếp của lớp và chất lượng học tập của học sinh
- Chuẩn bị đánh giá cuối học kỳ, năm học
- Chuẩn bị công tác hè.
Từ 11g đến 12g ngày 20/4/06
- Đảm bảo giờ giấc thời gian
- Phát biểu ngắn gọn, cô đọng nội dung
- Thu hút mọi người, điều khiển linh hoạt, nghiêm túc nhưng thoải mái.
- Khuyến khích mọi người tham gia ý kiến.
- Tóm tắt ngắn gọn, có lưu ý những việc cần thiết trong thời gian tới.
Tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp: cô giáo hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn 1+2 +3, tổ trưởng tổ 4 +5, 3 giáo viên 4+5, và nhân viên y tế. Tác giả cũng đã phỏng vấn với một tổ trưởng tổ 1+2+3, 2 giáo viên và nhân viên y tế của trường tiểu học Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Quá trình phỏng vấn đã phát hiện nhiều thông tin bổ sung về các hoạt động và các mối quan hệ quan trọng cho các vị trí đã chọn.
Dưới đây là một ví dụ về nội dung cuộc phỏng vấn mà tác giả đã thực hiện:
PHIẾU PHỎNG VẤN
Ngày phỏng vấn: 7/5/2006
Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Hạnh
Đối tượng phỏng vấn: Lê Thị Cúc
Chức danh, vị trí làm việc: Phó hiệu trưởng nhà trường
Nội dung phỏng vấn:
Câu hỏi: Theo chị, một giáo viên trong trường tiểu học cần phải làm những nhiệm vụ gì?
Trả lời:
Trước hết, phải thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy quy định: lên lớp đảm bảo thời gian, soạn bài, kiểm tra, đánh giá đúng học sinh. Trên lớp giữ được trật tự, thu hút học sinh nghe giảng.
- Tham gia có trách nhiệm và tích cực các hoạt động của tổ bộ môn
- Phải như người mẹ hiền, ân cần, dịu dàng, nhưng cũng cần nghiêm khắc, chăm lo cho mọi hoạt động của học sinh.
- Luôn nâng cao trình độ, cách thức truyền đạt cho học sinh có hiệu quả,
- Phát huy các ý tưởng sáng tạo đưa vào giảng dạy
- Đặc biệt phải giữ gìn tư thế tác phong của nhà giáo, gương mẫu để học sinh noi theo. Giữ quan hệ đúng mực với phụ huynh.
Câu hỏi: Tại sao lại phải thực hiện những công việc đó?
Trả lời:
Vì học sinh còn nhỏ chưa có tính tự lập, chưa hình thành nhân cách rõ ràng, cần phải có sự uốn nắn chu đáo.
Thầy cô là cha mẹ thứ hai của học sinh, là tấm gương, là biểu hiện của sự công bằng, trong con mắt học sinh là thần tượng của các em
Câu hỏi: Những công việc đó nên được thực hiện như thế nào cho có hiệu quả?
Trả lời:
Phải đầu tư thời gian, kinh nghiệm, nhưng làm việc gì cũng phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, là người thầy giáo, phải có tấm lòng hy sinh và bao dung.
Câu hỏi: Những yêu cầu gì cần thiết chogiáo viên làm việc có hiệu quả?
Trả lời:
Phải trang bị đầy đủ các tư liệu cho giảng dạy như thư viện, các trang thiết bị về thí nghiệm, đồ dùng dạy học, dần dần trang bị máy vi tính cho bộ môn và cho cá nh ân…
Kết hợp 2 phương pháp thu thập thông tin trên, tác giả từ đó đã nắm được khá đầy đủ và chi tiết các thông tin về tính phức tạp của các nhiệm vụ, thời gian, mức độ thường xuyên, , điều kiện làm việc, trang thiết bị đồ dùng cho giảng dạy vv.. . để sử dụng cho xây dựng các văn bản của công việc.
Bước 4: Sử dụng các thông tin để xây dựng các văn bản cho công việc.
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được theo các phương pháp đã chọn, tác giả đã kiểm tra, xem xét, tập hợp, điều chỉnh các thông tin, cuối cùng đã xây dựng được các bản mô tả công việc, yêu cầu công việc, và tiêu chuẩn thực hiện công việc của 3 vị trí nêu trên, như sau:
* Đối với tổ trưởng chuyên môn khối 1+2+3
Bản mô tả công việc
Chức danh công việc: Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1+2+3.
Báo cáo cho: Hiệu trưởng.
Mục đích công việc: Quản lý bộ môn và giảng dạy
Các nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của bộ môn trong năm học
Hướng dẫn và theo dõi quản lý kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định đối với từng cá nhân thành viên trong tổ
Tổ chức, các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoach chung của nhà trường và của riêng bộ môn
Kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ
Đánh giá, đề xuất các mức độ khen thưởng, kỷ luật đối với từng thành viên theo đúng tiến độ học kỳ, năm học
Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác: như hội họp, hội thảo giáo dục, họp hành với cấp trên..
Tổ chức sinh hoạt tổ bộ môn. Chỉ đạo nghiên cứu tham gia các luận văntrong lĩnh vực chuyên môn giáo dục.
Tham gia giảng dạy đủ thời gian quy định ( 70%)
Các yêu cầu công việc
Kiến thức: Có kiến thức về quản lý. Có kiến thức chuyên môn vững, có khả năng tập hợp mọi người hướng tới các mục tiêu và hoàn thành mục tiêu của bộ môn
- Kỹ năng: Có kỹ năng quản lý: tổ chức, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết bản chất vấn đề, khuyến khích, hướng dẫn thành viên thực hiện và tham gia tốt các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác. Có kỹ năng giao tiếp: viết, nói, nghe, thuyết trình, tổ chức cuộc họp hiệu quả. Có thể sử dụng vi tính và một ngoaị ngữ
- Trình độ giáo dục: Tốt nghiệp các trường đại học: sư phạm I, II, đại học sư phạm khoa giáo dục tiểu học, hoặc các trường Cao đẳng sư phạm.
- Kinh nghiệm: Có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên, có kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tượng: cán bộ cấp trên, học sinh và phụ huynh học sinh, nhất là đồng bào dân tộc
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Xây dựng kế hoạch giảng dạy chung của tổ chi tiết, hợp lý, theo đúng quy định, đảm bảo thời gian.
Đảm bảo tất cả các tổ viên có đủ kế hoạch giảng dạy theo đúng quy định, quản lý theo dõi không để tổ viên vi phạm quy định về kế hoạch, thời gian theo lịch trình
Tổ chức được mỗi học kỳ có ít nhất một chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên đề.
Giảng dạy 70% số tiết theo quy định của một giáo viên, 30% thời gian còn lại cho quản lý
Phải tham gia dự giờ mỗi tổ viên ít nhất một lần trong năm học
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ một lần trong tuần
Đối với giáo viên khối 4+5
Bản mô tả công việc
1. Chức danh công việc: Giáo viên giảng dạy khối 4+5
2 Báo cáo cho: Tổ trưởng chuyên môn khối 4+5
3. Mục đích công việc: Công tác chuẩn bị và giảng dạy
Các nhiệm vụ
Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy quy định. Soạn bài, kiểm tra, đánh giá chính xác học sinh. Lên lớp đúng giờ, không bỏ giờ, bỏ buổi giảng. Quản lý tốt học sinh trong giờ lên lớp và trong các hoạt động khác của nhà trường tổ chức. Tham gia các hoạt động của bộ môn
Tham gia các công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu quý trọng, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh
Thực hiện các quy định của pháp luật, quy định của hiệu trưởng, chịu sự phân công, kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý
Rèn luyện đạo đức, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, nâng cao chất lượng giảng dạy
Tham gia các hoạt động đội với học sinh, quan hệ tốt với phụ huynh và các tổ chức xã hội liên quan đến giáo dục
Các yêu cầu công việc
- Kiến thức: Có chuyên môn vững vàng, hiểu biết tâm lý học sinh tiểu học, có kiến thức sư phạm
- Kỹ năng: Có khả năng vận dụng những kiến thức trong sách giáo khoa để giải đáp thực tế, truyền đạt dễ hiểu cho học sinh. Có khả năng tạo ra các đồ dùng học tập, giảng dạy cho học sịnh. Có kỹ năng giao tiếp mềm dẻo, thu hút, thuyết phục đối với học sinh nhỏ tuổi
- Trình độ giáo dục: Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên
- Kinh nghiệm: Có khả năng tiếp xúc không e ngại cuốn hút học sinh, có kinh nghiệm giao tiếp với phụ huynh và khả năng giáo dục trẻ cá biệt.
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Lên lớp đúng giờ, không bỏ tiết 1 lần trong một học kỳ
Soạn bài đầy đủ, không vi phạm lịch trình giảng dạy
Số học sinh khá giỏi đạt 40%, số học sinh yếu kém khoảng 2-3%
Liên lạc với phụ huynh một lần / tuần dưới nhiều hình thức
Không để xảy ra sai sót khi coi và chấm thi
Lên điểm tổng kết cuối kỳ và năm học chính xác, đúng thời hạn.
Đối với nhân viên y tế
Bản mô tả công việc
1. Chức danh công việc: Nhân viên y tế.
Báo cáo cho: Hiệu trưởng.
Mục đích công việc: Tuyên truyền, phòng chống và chữa bệnh
Các nhiệm vụ
Tuyên truyền, giáo dục học sinh về các vấn đề của y tế học đường: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, phòng chống dịch bệnh, bệnh nha học đường
Tuyên truyền vận động học sinh và phụ huynh tham gia đóng bảo hiểm y tế
Tổ chức khám sức khoe định kỳ cho giáo viên, nhân viên và học sinh đầu và cuối cấp. Triển khai chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu phòng chống, phát hiện sớm và chữa các bệnh thông thường như sâu răng, cận thị, viêm phổi, bệnh tim, thiếu Iốt, vitamin A, béo phì..vv..
Lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cho giáo viên, nhân viên và học sinh
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể, tổ chức don dẹp về sinh xung quanh trường.
Các yêu cầu công việc
- Kiến thức: nắm vững kiến thức chuyên môn về y tế, về chăm sóc học đường, các kiến thức phòng chống, chữa trị nhi khoa.
- Kỹ năng: Có khả năng triển khai, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên thực tế. Kỹ năng khám chữa bệnh, tâm lý chữa bệnh cho trẻ nhỏ
- Trình độ giáo dục: Tốt nghiệp y sĩ đa khoa, hoặc nhi khoa.
- Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm thuyết phục trẻ nhỏ
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường cho nhà trường
Phát hiện sớm các dịch bệnh và có biện pháp phối hợp khống chế dịch bệnh, không để lây lan.
Sử lý kịp thời những trường hợp bất thường, không để nguy hiểm tính mạng người bệnh
Tổ chức khám định kỳ cho giáo viên, nhân viên một năm một lần
Giảm thiểu tỷ lệ học sinh mắc các bệnh học đường như mắt, răng, phổi..
3. Bố trí lại nhân lực cho hợp lý
Cần phải điều chỉnh phân công lại đội ngũ giáo viên phụ trách các lớp cho phù hợp với chuyên môn và trình độ, để họ có thể phát huy được năng lực và hiệu quả. Trước mắt, cần tuyển dụng thêm cô giáo mầm non để đảm bảo công việc không căng thẳng khi thiếu người. Hoặc có thể điều động cô giáo có trình độ sơ cấp mầm non hiện đang làm nhiệm vụ nấu ăn trở lại đảm nhận công việc đúng chuyên môn của mình, bổ túc lại kiến thức và trình độ thông qua phương pháp đào tạo trong công việc, dưới sự giúp đỡ của đồng nghiệp có năng lực và đang làm việc tại tổ mầm non.
Công tác y tế mang tính chuyên môn đặc thù, không thể bố trí người không được đào tạo và lại đang kiêm nhiệm được. Vì vậy cần tuyển thêm một nhân viên y tế để thay thế cô giáo đang vừa phụ trách lớp 3A lại kiêm y tế như hiện nay.
Phân công lại các giáo viên đảm nhận các lớp cho hợp lý, các cô giáo có trình độ cao đẳng nên được phân công phụ trách các lớp khối 4 và 5, các cô có trình độ trung cấp phụ trách các lớp khối 1,2,3. Có thể bố trí cô giáo có trình độ đại học hiện đang phụ trách lớp 4A, kiêm nhiệm cả công tác tổng phụ trách đội để tận dụng năng lực trình độ, và phân công cô giáo có trình độ cao đẳng tiểu học hiện chỉ đang đảm nhận vị trí tổng phụ trách đội sang làm việc chuyên môn giảng dạy học sinh.
Việc phân công lại nhân lực cho hợp lý sẽ phát huy được năng lực của đội ngũ giáo viên và làm cho mọi người phấn khởi làm việc ngày càng có hiệu quả.
4. Tuyển dụng lao động một cách khoa học
Kiên quyết khước từ việc phân bổ giáo viên từ trên xuống mà chủ động tuyển dụng theo phương pháp khoa học. Thông báo trên các báo chí của tỉnh về các chỉ tiêu tuyển mộ, để các ứng viên biết tham gia dự tuyển.
Các bước tiến hành tuyển chọn: Gồm 9 bước
1.Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ: để có thể nắm về các ứng viên và có thể loại ngay các ứng viên không đảm bảo theo yêu cầu công việc
2 .Sàng lọc qua hồ sơ xin việc.
3.Trắc nhiệm tuyển chọn: Bước này cần phải có các trắc nghiệm về kiến thức chuyên môn, các trác nghiệm về tâm lý sư phạm, kỹ năng giao tiếp, và hành vi ứng xử với học sinh nhỏ tuổi.
4.Phỏng vấn tuyển chọn.: Người phỏng vấn là cán bộ lãnh đạo nhà trường, và cán bộ quản lý trực tiếp phỏng vấn từng cá nhân. Phương pháp phỏng vấn có thể là phỏng vấn theo tình huống, là quá trình người hỏi yêu cầu các ứng viên phải trả về ứng xử hay thực hiện công việc theo các tình huống giả định trong giảng dạy có thật trong thực tế. Hoặc có thể bằng phương pháp phỏng vấn theo mục tiêu, là dựa vào công việc cụ thể mà yêu cầu các ứng viên phải trả lời theo những mục tiêu đã xác định trước của công việc giảng dạy. Bước này, giúp cho người phỏng vấn nắm kỹ hơn, đầy đủ về trình độ, phẩm chất sở trường, năng khiếu và các tố chất khác.
5.Kiểm tra sức khoẻ và thể lực của các cá nhân : Bước này nên phối hợp với chuyên gia y tế, tổ chức khám sức khoẻ và đánh giá đúng tình trạng thể lực của các ứng viên.
6.Phỏng vấn bởi lãnh đạo trực tiếp. Nên có lãnh đạo nhà trường tham gia phỏng vấn, vì đòi hỏi chất lượng của ngưòi giáo viên, và đảm bảo thống nhất giữa lãnh đạo và cán bộ quản lý lao động.
7.Thẩm tra lại các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn.: Thẩm tra bằng cách trao đổi với những người hiểu biết về ứng viên hoặc với cơ quan cũ để xác định độ tin cậy của thông tin về ứng viên.
8.Tham quan công việc: Cho các ứng viên tham quan cơ sở của nhà trường, làm quen với các giáo viên khác, với học sinh vv..để họ khỏi ngỡ ngàng, hoặc gặp những điều không phù hợp với suy nghĩ mong muốn của họ.
9.Ra quyết định tuyển chọn.. Khi các điều kiện, yêu cầu đã đảm bảo, cần đưa ra quyết định kịp thời, tuyển chọn người xin việc.
Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn của nhà trường, trước mắt là giai đoạn 2006 – 2010.
- Xác định nhu cầu đào tạo trong 5 năm, cần phải cho các giáo viên đi học dưới nhiều hình thức để trong số 17 nguời có trình độ trung cấp thì 7 người sẽ tốt nghiệp cao đẳng, 1 sơ cấp có trình độ trung cấp hoặc học lên cao đẳng
- Mở các lớp bồi dưỡng về quản lý cho các cán bộ lãnh đạo, tổ trưởng và nguồn cán bộ.
- Tiến hành thường xuyên các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, tham gia các chuyên đề giáo dục cho đội ngũ giáo viên. Đào tạo vi tính cho cán bộ chuyên môn như kế toán, nhân viên thư viện và kể cả giáo viên để tương lai có thể sử dụng internet trong công việc của mình. Bước đầu đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên.
- Mở các lớp bồi dưỡng về tâm lý xã hội, thay đổi phương pháp giảng dạy
- Kết hợp giữa nhà trường và giáo viên để có đủ chi phí cho đào tạo
- Đánh giá thường xuyên hiệu quả đào tạo, để rút kinh nghiệm cho các chương trình sau.
Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong nhà trường.
Để xây dựng và thực hiên chương trình đánh giá, nhà trường nên tiên hành các bước như sau:
Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá:
Đối với trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thì phương pháp đánh giá nên chọn phương pháp thang đo đồ hoạ cho đội ngũ giáo viên trong trường. Vì đối với giáo viên, công việc hoạt động trí óc, các phương pháp khác như ghi chép sự kiện là khó thực hiện, phương pháp thang đo đồ họa có thể phân các tiêu thức và lượng hoá bằng điểm các tiêu thức đó.
Sử dụng phương pháp thang đo đồ hoạ để đánh giá. Bước quan trọng đầu tiên là phải xác định các tiêu thức đánh giá cho mỗi công việc. Sau đó tiến hành đo lường mức độ hoàn thành công việc và cho điểm để xác định được mức độ hoàn thành như thế nào.
Việc xác định các tiêu thức đánh giá dựa vào bản mô tả, yêu cầu, và tiêu chuẩn thực hiện công việc đã xây dựng trong phân tích công việc. Ví dụ, đối với vị trí giáo viên khối 4+5, ta có các tiêu thức và mức độ thực hiện công việc với số điểm tương ứng như trong bảng 5 trang sau.
Các mức độ hoàn thành được xác định cơ bản như sau:
+ Xuất sắc: nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo, hầu như không có sai gì.
+ Khá: hoàn thành tốt nhiệm vụ tuy nhiên còn một vài khiếm khuyết nhỏ trong quá trình thực hiện
+ Đạt yêu cầu: đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ, không có gì nổi bật.
+ Dưới mức yêu cầu: nhiệm vụ cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, nhưng còn đôi lúc hoặc một số công việc cụ thể chưa đạt.
+ Tối thiểu: Chỉ hoàn thành được một số nhiệm vụ trong những nhiệm vụ yêu cầu đặt ra.
Đối với các nhân viên khác trong trường có thể áp dụng phương pháp quản lý bằng mục tiêu. Trước mỗi năm học, người lãnh đạo bộ phận cùng với nhân viên trao đổi thống nhất các mục tiêu thực hiện công việc cho năm học mới. Điều quan trọng là cả hai phải thống nhất được: các nhiệm vụ, công việc chính của nhân viên. Đồng thời cần xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được cho từng yếu tố công việc cho năm học.
Bảng 5 : Mẫu phiếu thang đo đánh giá
Xuất sắc
Khá
Đạt yêu cầu
Dưới mức YC
Tối thiểu
Hiểu biết tâm lý học sinh
5
4
3
2
1
Phương pháp truyền đạt
5
4
3
2
1
Tạo ra các đồ dùng giảng dạy
5
4
3
2
1
Giao tiếp
5
4
3
2
1
Đảm bảo thời gian
5
4
3
2
1
Soạn bài
5
4
3
2
1
Thực hiện lịch trình
5
4
3
2
1
Coi, chấm thi, lên điểm
5
4
3
2
1
Kết quả giảng dạy
5
4
3
2
1
Từ những mục tiêu đó cần phải xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện được các mục tiêu đó. Cuối kỳ, người trưởng bộ phận sẽ căn cứ vào những mục tiêu đã được xác định để đánh giá sự thực hiện của nhân viên
Ví dụ như nhân viên kế toán:
+ Phải đảm bảo thanh toán được tiền lương đầy đủ cho người lao động đúng thời hạn quy định trong tháng, trừ trường hợp bất khả kháng từ ngân hàng hoặc yếu tố khách quan khác.
+ Nắm vững và áp dụng kịp thời những quy định và những thay đổi của chính sách chế độ trả lương của nhà nước để thanh toán lương đúng cho người lao động
- Lựa chọn người đánh giá: Bao gồm những cán bộ quản lý trực tiếp các bộ phận, đại diện bộ phận tổ chức lao động là những người đánh giá. Ban Giám hiệu là người xem xét và trên cơ sở tập hợp các ý kiến của các cán bộ bộ phận ra quyết định công nhận.
- Chu kỳ đánh giá: Nên tiến hành một học kỳ một lần, như thế sẽ phù hợp với đặc thù của trường tiểu học
- Đào tạo người đánh giá: Cần phải tổ chức tập huấn cho những người đánh giá, để hiểu mục đích, và thống nhất cách đánh giá, kết hợp các văn bản hướng dẫn.
- Phỏng vấn đánh giá: Nên tổ chức giao tiếp giữa cán bộ lãnh đạo các bộ phận với từng nhân viên của mình, lắng nghe, thuyết phục giải quyết những vấn đề còn trăn trở của nhân viên.
7. Tạo các kích thích vật chất và tinh thần, đồng thời tăng cường tính kỹ luật cho người lao động
Trước hết nhà trường cần chú trong cải thiện thu nhập cho giáo viên, nhân viên, ngoài đồng lương nhà nước trả, nhà trường cần năng động tìm ra hướng giải quyết nhằm tăng thu nhập cho giáo viên nhân viên. Ví dụ tăng gia, tham gia các đề tài nghiên cứu của Phòng giáo dục, của các đơn vị khác đề nghị phối hợp. Tăng cường khen thưởng dưới nhiều hình thức. Tổ chức những cuộc thi đua, cuộc thi học sinh học giỏi chăm ngoan, thầy cô giỏi. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, những đợt nghỉ hè tham quan du lịch, chăm lo đến từng hoàn cảnh của mỗi giáo viên nhân viên trong trường.
Chú trọng xây dựng và phát triển văn hoá của nhà trường, được thể hiện thông qua cách thức làm việc, các quan hệ ứng xử giữa lãnh đạo tới giáo viên, mọi người với nhau, xây dựng lòng tin, tình đoàn kết, giúp đỡ nhau tiến bộ. Xây dựng tác phong mô phạm, các lễ nghi nề nếp trong trường, đồng phục của học sinh, cải thiện cơ sở vật chất, xây dựng lại một số phòng học, xây mới các phòng truyền thống, phòng trưng bày, phòng đọc, vv .. tổ bộ môn và chỗ làm việc cho từng giáo viên. Trang trí lại các khẩu hiệu, bảng tin, lớp học cho môi trường làm việc sạch sẽ ngăn nắp gọn gàng, sáng sủa.
Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động cũng cần được quan tâm và kiên quyết. Người phụ trách bộ phận trước tiên phải là người gương mẫu chấp hành các quy định của nhà trường, luôn động viên nhắc nhở nhân viên chấp hành giờ giấc lên xuống lớp và hội họp. Mọi người cũng cần phải thay đổi suy nghĩ và tác phong trong mọi hoạt động giảng dạy và tham gia các công tác khác. Nhà trường nên kiên quyết thực hiện các biện pháp tăng cường tính kỷ luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Không chỉ nhắc nhở, cảm thông mà cần áp dụng kết hợp xem xét thi đua, và thi hành các hình thức kỷ luật tương xứng khi cần thiết.
Một số kiến nghị
Về lâu dài, nhà trường nên đề nghị cấp trên cho phép tách thành hai trường: trường mầm non và trường tiểu học. Vì hai nhóm tuổi, tính chất công việc, yêu cầu chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên vv.. là khác nhau.
Quản lý nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào những hoạt động của nhà trường. Đành rằng, trường tiểu học là tổ chức sự nghiệp giáo dục cần có sự quản lý nhà nước, nhưng việc can thiệp quá sâu sẽ làm mất tính độc lập, tự chủ và linh hoạt, sáng tạo của nhà trường.
KẾT LUẬN
Các hoạt động quản lý nhân sự có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, doanh nghiệp. Bởi vì đội ngũ con người đủ về số lượng nhưng tinh thông về chất lượng sẽ quyết định đến hoạt động của tổ chức. Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái là một tổ chức sự nghiệp, thực hiên chức năng giáo dục, trang bị những kiến thức cơ sở, và hình thành nhân cách cho các thế hệ nguồn nhân lực mai sau. Vì vậy công tac quản lý nhân sự ở đây cần phải được coi trọng và phải có những áp dụng linh hoạt cho phù hợp với đặc thù của tổ chức giáo dục với đối tượng là đội ngũ trí thức và các em học sinh nhỏ tuổi. Công tác quản lý nhân sự tại trường đã có những kết quả nhất điịnh, nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa được thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Trưòng chưa xây dựng được công cụ cơ bản của quản trị nhân lực- phân tích công việc, bố trí lao động chưa hợp lý, chưa chú trọng đến đào tạo, tuyển dụng còn phụ thuộc, đánh giá thực hiện công việc còn qua loa, thiếu cụ thể và chặt chẽ, kỷ luật còn nể nang, thù lao còn hạn chế...
Để hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, trước hết phải thay đổi nhận thức về công tác quản lý nhân sự từ lãnh đạo nhà trường đến từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường. Phải bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhân sự, và tuyển dụng nhân viên được đào tạo về nhuyên ngành này. Phải tiến hành phân tích công việc để làm cơ sở cho việc hoàn thiện các công tác khác. Đồng thời, nhà trường cần nghiên cứu cụ thể hoá các chính sách và các biên pháp cải thiện các nội dung của quản lý nhân sự như đào tạo, đánh giá thực hiện công việc, tuyển dụng theo khoa học, đánh giá thực hiện công việc theo thang đo đồ học và quản lý bằng mục tiêu, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, xây dựng văn hoá của nhà trường..Kết hợp khéo léo, vận động tuyên truyền kiên quyết thực hiện các biện pháp đề ra, chắc chắn rằng công tác quản lý nhân sự của nhà trường sẽ có những kết quả tốt đẹp..
PHỤ LỤC I
QUY CHẾ LÀM VIỆC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
THÀNH PHỐ YÊN BÁI
PHẦN THỨ NHẤT:
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ LÀM VIỆC
Bản quy chế làm việc của nhà trường được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, của Phòng GD&ĐT Thành phố Yên Bái.
Đảm bảo thực hiện được các nội dung công việc chủ yếu của CBGVNV trong nhà trường.
Bản quy chế làm việc của nhà trường là căn cứ để đánh giá xếp loại cán bộ Giáo viên- nhân viên trong năm học của nhà trường
PHẦN THỨ HAI:
NỘI DUNG QUY CHẾ LÀM VIỆC
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC:
- Lập trường tư tưởng tốt, chấp hành tốt mọi chủ trường đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của nhà trường cũng như sự phân công của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Có tác phong mẫu mực, văn minh, lịch sự, nói năng, ăn mặc, cách cư xử với đồng nghiệp, với học sinh, với phụ huynh học sinh… đúng mực.
- Thực sự thương yêu, tôn trọng học sinh chăm sóc giáo dục học sinh có hiệu quả rõ rệt.
- Xây dựng tập thể nhà trường và gia đình có nếp sống văn hoá mới, có lối sống lành mạnh, văn minh.
Về cách xếp loại đạo đức:
Loại A ( Tốt, đạt 5 tiêu chuẩn) nêu trên.
Loại B (Đạt yêu cầu, đạt 4 tiêu chuẩn).
Loại C ( Không đạt yêu cầu, đạt 3 tiêu chuẩn)
Quy định CBGVNV, mắc những khuyết điểm sau đây thì chỉ xếp loại C:
Những CBGVNV đang chịu kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
Gây mất đoàn kết nội bộ như đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau
Gây mất trật tự trị an nơi cư trú
Xúc phạm đến nhân cách học sinh: đánh chửi học sinh..
Sinh hoạt bê tha làm mất tư cách người CBGVNV
Thiếu trách nhiệm giáo dục để con hư hỏng như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, vi phạm pháp luật
Vay mượn, nợ cá nhân và nhà nước, nhập nhằng kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà trường.
B. CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
Hoạt động chung của giáo viên:
Thực hiện nghiêm túc giờ giấc sinh hoạt, chuyên môn theo quy định hàng tuần
Sinh hoạt, hội họp của nhà trường, tổ khối.. nghiêm túc và có ý thức xây dựng
Tích cực tham gia các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Quan tâm đến hoạt động học tập, lao động vui chơi của học sinh, chú ý giáo dục học sinh cá biệt, chăm sóc, giúp đỡ, bồi dưỡng học sinh về mọi mặt.
Nếu đạt 4 tiêu chuẩn thì xếp loại A.
Đạt 3 tiêu chuẩn thì xếp loại B.
Đạt 1, 2 tiêu chuẩn thì xếp loại C
Hoạt động chuyên môn riêng của giáo viên:
Soạn bài đầy đủ, đúng quy định bài soạn có chất lượng cao
Ra vào lớp đúng giờ, quản lý tốt học sinh trong giờ dạy, dạy đúng, đủ theo thời khoá biểu, chương trình sách giáo khoa.
Kiểm tra, chấm bài, cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng quy định đảm bảo tính khoa học, chính xác cao.
Có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách quy định
Sẵn sàng nhận nhiệm vụ dạy thay, dạy lấp giờ trống
Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu có hiệu quả rõ rệt.
Tích cực là đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học.
Có ý thức tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Có sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá xếp loại đạt yêu cầu trở lên
Đạt từ 8 - 9 tiêu chuẩn xếp loại A.
Đạt 6 – 7 tiêu chuẩn, đạt loại B.
Đạt 4 – 5 tiêu chuẩn, xếp loại C.
Hiệu quả công tác chuyên môn:
Kết quả đánh giá xếp loại hai mặt giáo dục học sinh đảm bảo kết quả như sau:
- Hạnh kiểm học sinh phải đạt: Tốt: 85% Khá tốt: 15% Cần cố gắng: 0
Học lực phải đat: Giỏi 12% ; khá 40%; TB 46% ; yếu 2%
Kết quả chuyển lớp đạt 98%
Kết quả tốt nghiệp đạt 100%.
Nếu đạt 3 – 4 tiêu chuẩn, xếp loại A. Đạt 2 tiêu chuẩn, xếp loại B. Đạt 1 tiêu chuẩn, xếp loại C
Thực hiện ngày giờ công
Nghỉ có lý do 2 – 3 buổi trong một năm xếp loại A
Nghỉ 4 – 5 buổi một năm xếp loại B
Nghỉ 6 – 7 buổi xếp loại C.
Các trường hợp nghỉ có lý do sau đây không tính tham gia xếp loại
Ốm đau nằm viỆn từ 3 – 5 ngày
Cha già, mẹ héo từ 3 – 5 ngày
Vợ chồng con cái gặp trường hợp rủi ro
Quy định vi phạm ngày giờ công
Nghỉ không có lý do, không được nhà trường cho phép dù chỉ một buổi cũng hạ một cấp từ A xuống B, từ B xuống C.
NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG TRƯỜNG
Nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên thực hiện theo điều lệ trường Tiểu học.
Tổng phụ trách đội:
Hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình
Thực hiện tốt theo nội dung, chương trình của cấp trên.
Bí thư Chi bộ và Chủ tịch Công đoàn: Theo điều 23 - Điều lệ trường Tiểu học
Thư ký
Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt hội đồng
Ghi chép biên bản các cuộc họp
Dự thảo nghị quyết các cuộc họp
Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị nội dung báo cáo sơ kết , tổng kết, báo cáo bất thường.
Trưởng ban lao động
Xây dựng kế hoạch lao động và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động cả năm, từng tháng, từng tuần có hiệu quả
Trực tiếp phân công theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác lao động
Tủ sách - thiết bị
- Giúp Giáo viên chuẩn bị ĐDDH
- Quản lý tốt sách, thiết bị.
- Tổ chức giới thiệu sách báo cho Giáo viên và học sinh
- Chịu trách nhiệm trước nhà trường về bảo quản tài sản sách giáo khoa, thiết bị giảng dạy.
- Có kế hoạch bổ sung sách báo, tài liệu.. sắp xếp phân loại sách, thiết bị
7. Nhân viên bảo vệ
- Có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư trung thực trong việc bảo vệ tài sản CSVC của nhà truờng, bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự trị an trong nhà trường.
- Thường trực bảo vệ nhà trường 24/24 giờ
- Có phương án bảo vệ trị an, bảo vệ tài sản của nhà trường, phát hiện và có biện pháp xử lý sự việc xảy ra đồng thời phải có mặt để giải quyết.
- Làm mất tài sản phải bồi thường.
- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ kiêm nhiệm điều khiển giờ giấc, công việc hành chính… khi nhà trường phân công.
8. Nhân viên hành chính.
- Hoàn thành đầy đủ chức trách công việc được nhà trường phân công. Song cần lưu tâm chăm lo đến tiền lương hàng tháng, đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ Giáo viên, nhân viên.
- Quản lý con dấu và cấp giấy giới thiệu cho cán bộ Giáo viên… theo quy dịnh của nhà trường
- Quản lý hồ sơ học sinh: Học bạ, bằng tốt nghiệp…… theo quy định của nhà trường.
- Vệ sinh sắp đặt ngăn nắp sạch sẽ nơi hội họp, văn phòng nhà trường, nơi làm việc của lãnh đạo…..
9. Vệ sinh y tế học đường
- Chăm lo đến công tác vệ sinh phòng dịch bệnh cho cán bộ Giáo viên và học sinh.
- Trực tiếp theo dõi, kiểm tra tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)
PHỤ LỤC II
PHIẾU QUAN SÁT
Ngày quan sát: 24/4/2006
Người quan sát: Nguyễn Thị Hạnh
Đối tượng quan sát: Đỗ Minh Quế
Chức danh, vị trí làm việc của đối tượng quan sát: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5B
Thâm niên công tác: 9 năm
Nội dung quan sát:
Số tt
Công việc thực hiện
Thời gian thực hiện từ…… đến
Nhận xét về công việc thực hiện
1
2
3
Tập đọc: Bài Cây vú sữa trong vườn Bác ( tiết 61)
Điểm danh
Đọc mẫu
Gọi từng em đọc
Uốn nắn, giải thích
Toán ( tiét 151):
Gọi học sinh chữa bài hôm trước
Giải thích, chữa cho đúng
Luyện tập tổng hợp
Dạy bài mới
Giao bài tập
Đạo đức ( tiết 31)
Kính trọng các danh nhân
Nêu nội dung
Giải thích ý nghĩ
Đặt câu hỏi cho HS
Giải thích đúng sai
Rút ra bài học
Liên hệ thực tiễn
7g30 đến 8g10
8g10 đến 8g50
8g50 đến 9g30
Điểm danh nghiêm túc
Đọc bài mẫu to, rõ, mạch lạc, có diễn cảm
Uốn nắn sai chính tả, phát âm chưa chuẩn, giải thích thuyết phục nội dung, ý nghĩa của bài đọc
Chọn cả học sinh xung phong, gọi cả học sinh trung bình, yếu. Nhắc nhở, khuyến khích và phê bình kịp thời
Chữa bài đúng
Trình bày bài mới dễ tiếp thu
Trình bày thu hút
Giải thích nội dung rõ, dễ hiểu
Nhấn mạnh các ý nghĩa sâu sắc
Giải thích và rút bài học có ý nghĩa và dễ tiếp thu.
Thực tiến sinh động
PHỤ LỤC III
PHIẾU QUAN SÁT
Ngày quan sát: Từ ng ày 3/5 đ ến 10/5/2006
Người quan sát: Nguyễn Thị Hạnh
Đối tượng quan sát: Đỗ Thị Vân
Chức danh, vị trí làm việc của đối tượng quan sát: Nhân viên y tế
Nội dung quan sát:
SôTT
------
1
2
3
4
5
6
7
8
Công việc thực hiện
-----------------------------
Kiểm tra vệ sinh xung quanh trường
Ghi chép sổ sách, công việc hôm trước. Lau rửa cồn cho một học sinh bị ngã xây sước
Don dẹp, lau chùi các dụng cụ, sắp xếp lại tủ thuốc, vật dụng y tế
Kiểm tra định lượng khẩu phần dinh dưỡng
Kiểm tra vệ sinh khẩu phần thức ăn, xuất ăn
Xử lý một học sinh có hiện tượng đau bụng
Đề xuất định lượng khẩu phần ăn cho ngày hôm sau
Sắp xếp nơi làm việc, dọn dẹp vệ sinh, nhắc nhở bộ phận nhà bếp
Thời gian
--------------------
7g – 7g30, ngày 3/5/2006
8g – 9g 4/5/2006
9g – 10 ngày 5/5
10g – 11g ngày 6/5
11g – 11g45 ngày 7/5
1g30 – 2g15 ngày 8/5
2g30 – 3g30 ngày 9/5
3g30 – 4g 30 ngày 10/5
Nhận xét
--------------------------------
Cẩn thận, có trách nhiệm, kỹ càng, các vị trí, nhất là khu vệ sinh
Tập trung, cẩn thận, nhẹ nhàng, động viên cháu nhỏ, đảm bảo vệ sinh.
Cân đong cẩn thận, điều chỉnh kịp thời.
Có trách nhiệm, từng loại thức ăn được kiểm tra kỹ càng
Hỏi han cẩn thận, dễ nghe. Phán đoán bệnh, đưa kịp thời xuống bệnh xá xã
Tính toán cẩn thận theo chế độ dinh dưỡng
Luôn tỏ thái độ trách nhiệm, gần gũi, nhưng nghiêm túc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường tiểu học, Hà nội, 2000
Th.s Nguyễn Vân Điềm, PGS,TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB-Lao Động Xã Hội, Hà nội, 2004.
Nguyễn Hải Sản , Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998.
Phạm Đức Thành, Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Thống kê- Hà Nội, 1998
Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà nội, 2001
PGS. PTS. Lê Minh Thạch và Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp, NXB Giáo dục, Hà nội, 1994.
7. Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Quy chế làm việc trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thành phố Yên Bái, Yên Bái, 2003
8. Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Báo cáo tổng kết năm học, Yên Bái, 2003, 2004, 2005.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
lêI NãI §ÇU
1
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhân sự trong tổ chức
4
I. Một số khái niệm liên quan tới quản lý nhân sự trong một tổ chức
4
1. Tổ chức
4
2. Nguồn nhân lực trong một tổ chức
4
3. Quản lý nhân sự
5
II. Vai trò của quản lý nhân sự
6
III. Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhân sự trong một tổ chức
8
1. Phân tích công việc
8
2. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực
9
3. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực
10
4. Đánh giá thực hiện công việc
12
5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
14
6. Thù lao lao động
14
7. Quan hệ lao động và bảo vệ an toàn, sức khoẻ cho người lao động
17
IV. Sự cần thiết phải hoàn thiên công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.
18
1. Đặc trưng của quản lý nhân sự trong một trường tiểu học
18
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.
19
Chương II: Phân tích thực trạng quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.
21
I. Những đặc điểm cơ bản của trường ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân sự
21
1. Quá trìmh hình thành và phát triển
21
2. Chức năng nhiệm vụ của trường
21
3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường
22
4. Cơ cấu lao động
25
5. Đặc điểm các công việc
28
6. Đặc điểm về cơ sở vật chất của nhà trường
31
II. Đánh giá công tác quản lý nhân sự của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.
31
1. Đánh giá công tác phân tích công việc
31
2. Đánh giá công tác đánh giá thực shiện công việc
36
3. Đánh giá công tác bố trí nhân lực
41
4. Đánh giá công tác tuyển mộ, tuyển chọn
43
5. Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân lực.
44
6. Đánh giá công tác thù lao lao động
45
7. Đánh giá công tác kỷ luật
46
Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.
50
I. Mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn 2005 – 2010
50
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái.
50
1. Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực thường xuyên,liên tục, trước hết là giai đoạn 2005 -2010
50
2. Tiến hành phân tích công việc cho các vị trí trong nhà trường, trước hết cho lãnh đạo và các tổ trưởng bộ môn
51
3. Bố trí lại nhân lực cho hợp lý
65
4. Tuyển dụng lao động một cách khoa học
66
5. Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn của nhà trường, trước mắt là giai đoạn 2005 – 2010
67
6. Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong nhà trường
68
7. Tạo các kích thích vật chất và tinh thần, đồng thời tăng cường tính kỷ luật cho người lao động
70
KẾT LUẬN
73
PHỤ LỤC
74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH¶o
82
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Số tt
Tên bảng và sơ đồ
Trang
Bảng 1
Cơ cấu lao động theo độ tuổi
25
Bảng 2
Cơ cấu lao động theo trình độ
26
Bảng 3
Cơ cấu lao động theo ngành nghề
27
Bảng 4
Cơ cấu lao động theo tổ
27
Bảng 5
Mẫu phiếu thang đo đánh giá
69
Sơ đồ 1
Cơ cấu tổ chức nhà trường
22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0009.doc