Luận văn Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ hầm khí biogas trong chăn nuôi của các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Lời cam đoan .i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục viết tắt vii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 3 1.2.1 . Mục tiêu chung. 3 1.2.2 . Mục tiêu cụ thể. 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu. 3 1.4.1 . Phạm vi nội dung nghiên cứu. 3 1.4.2 . Phạm vi thời gian. 3 1.4.3 . Phạm vi không gian. 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. . Cơ sở lý luận. 4 2.1.1 . Biogas và công nghệ hầm khí biogas. 4 2.1.2 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng hầm khí biogas. 11 2.1.3 . Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ hầm khí biogas. 14 2.2 Cơ sở thực tiễn. 16 2.2.1 . Trên thế giới 16 2.2.2 . Tại Việt Nam 18 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 23 3.1.1 . Điều kiện tự nhiên. 23 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện. 25 3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện. 30 3.2 . Phương nghiên cứu. 31 3.2.1 . Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. 31 3.2.2 . Phương pháp thu thập số liệu. 31 3.2.3 . Phương pháp xử lý số liệu. 32 3.2.4 . Phương pháp phân tích số liệu. 33 3.2.5 . Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. 33 3.2.6 . Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) 33 3.2 7 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. 34 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 . Thực trạng tình hình áp dụng hầm biogas của hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện 35 4.1.1. Khái quát tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện. 35 4.1.2. Thực trạng áp dụng công nghệ hầm khí biogas trên địa bàn huyện. 42 4.1.3 . Thực trạng áp dụng công nghệ hầm khí biogas ở các xã điều tra. 47 4.2. . Thực trạng ứng dụng hầm biogas ở các hộ điều tra. 61 4.2.1. Tình hình chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra. 61 4.2.2 . Tình hình ứng dụng hầm biogas ở các hộ điều tra. 65 4.3. . Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ hầm khí biogas trong chăn nuôi ở huyện Thái Thụy. 67 4.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện .67 4.3.2. Lao động 4.3.3. Công tác khuyến nông .67 4.3.4. Yếu tố xã hội 67 4.3.5. Quy mô chăn nuôi .68 4.3.6. Nguồn vốn 69 4.3.7. Yếu tố kỹ thuật, khả năng tiếp thu ứng dụng công nghệ biogas của các nông hộ 71 4.3.8. Mặt bằng để xây dựng chuồng trại và lắp đặt hầm biogas .72 4.3.9. Chính sách ứng dụng hầm khí biogas vào chăn nuôi ở địa phương .74 4.3.10. Một số yếu tố khác 74 4.4. . Định hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ hầm khí biogas ở các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy. 79 4.4.1 . Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng hầm biogas ở các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy. 79 4.4.2. Định hướng phát triển biogas ở huyện Thái Thụy. 80 4.4.2.1. Định hướng chung 80 4.4.2.2. Định hướng cụ thể 81 4.4.2. 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi ở huyện Thái Thụy .81 V. . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận. 86 5.2 Kiến nghị 87 5.2.1 . Đối với Nhà nước. 87 5.2.2. Đối với chính quyền các cấp huyện, xã. 88 5.2.3 . Đối với người nông dân. 88

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2778 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ hầm khí biogas trong chăn nuôi của các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợn mỗi ngày thải ra từ 2 - 4 kg phân, một con trâu, bò thải ra từ 15-20 kg phân. Như vậy, với số lượng trâu, bò, lợn của huyện như hiện nay thì lượng phân thải ra hàng ngày lên tới gần 1.000 tấn phân. Số chất thải này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và không khí. Đồng thời, đây còn là điều kiện để phát sinh các nguồn dịch bệnh truyền nhiễm. Xét về mặt kinh tế : Chi phí xây dựng hầm Biogas khá lớn so với thu nhập của hộ nông dân, xong hầm Biogas đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sử dụng Biogas đã tiết kiệm được thời gian lao động dùng vào đun nấu và vệ sinh chuồng trại; tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể do không còn phải mua chất đốt; đun nấu phục vụ sinh hoạt trong gia đình, nấu cám lợn, nấu rượu và thắp sáng bằng đèn khí sinh học, chạy máy phát điện. Qua quá trình phân giải của phân và nước tiểu của gia súc, dịch thải hay còn gọi là phụ phẩm từ công trình Biogas còn dùng làm phân bón cho lúa, ngô, chè và các loại cây trồng khác rất tốt thậm chí còn có thể sử dụng làm thức ăn bổ sung cho cá, lợn, trâu và nuôi giun...Bên cạnh đó sử dụng Biogas đã làm tăng thêm một số chi phí như bơm thêm nước vào hầm ủ, tăng thêm công vận chuyển nước phân ra đồng. Biểu 10: Đầu tư xây dựng và hiệu quả sử dụng hầm Biogas (loại hầm 8-10m3) ĐVT: 1.000đ Diễn giải Thụy Ninh Thụy Thanh Thái Thọ I. Đầu tư xây dựng hầm 1. Chi phí xây hầm 5.000 5.200 5.250 2. Mua sắm trang thiết bị sử dụng 650 855 850 II. Hiệu quả sử dụng hầm biogas 1. Tiết kiệm chất đốt - Nấu thức ăn, nước uống sinh hoạt 2.600 2.000 2.500 - Nấu thức ăn chăn nuôi 1.000 850 1.000 - Thắp sáng, chạy máy phát điện 1.200 1.000 1.200 - Chế biến nông sản 700 500 700 2. Tiết kiệm phân hoá học 1.200 1.000 1.100 3. Tiết kiệm thời gian vệ sinh chuồng trại 600 450 550 4. Tiết kiệm thời gian kiếm chất đốt và thời gian đun nấu 600 400 450 5. Tăng chi phí cho bơm nước vệ sinh chuồng trại 400 250 300 6. Tăng chi phí vận chuyển nước phân ra đồng ruộng 500 350 400 Nguồn: Số liệu điều tra Chi phí xây hầm cố định ở xã Thụy Thanh và xã Thái Thái Thọ cao hơn xã Thụy NInh nhưng chi phí mua sắm trang thiết bị của cả 3 xã là tương đương nhau vì tiền công thợ xây hầm ở xã Thụy Thanh và xã Thái Thọ cao hơn, hầm biogas xuất hiện ở xã Thụy Ninh sớm hơn 2 xã Thụy Thanh và Thái Thọ, xã Thụy Ninh hình thành mô hình chăn nuôi tập trung sơm nhất trong toàn tỉnh, ngay từ những năm 2000, cùng với việc phát triển đàn lợn thịt hướng nạc, người dân xã Thụy Ninh đã tiến hành xây dựng hầm biogas, chi phí nhân công, nguyên vật liệu thời kỳ đó còn rất rẻ; xã Thái Thọ xuất hiện mô hình chăn nuôi tập trung muộn hơn xã Thụy Ninh, hầu hết số hầm biogas ở xã Thái Thọ được xây dựng từ năm 2008 trở lại đây và chủ yếu là tự xây, chi phí nhân công và nguyên vật liệu cao hơn. Còn về trang thiết bị thì các hộ ở xã Thụy Ninh thường dùng bếp thủ công nên rẻ hơn so với bếp ga công nghiệp. Nếu tính tổng chi phí cho một hầm Biogas mà có thể sử dụng thì mất khoảng hơn 5 triệu đồng( 5.000.000đ/hầm ở xã Thụy Ninh ; 5.200.000đ/hầm ở xã Thụy Thanh và 5.250.000đ/hầm xã Thái Thọ ). Tuy nhiên hơn 5 triệu đồng mới chỉ là số tiền để hoàn chỉnh hầm Biogas còn kinh phí để xây dựng công trình phụ đi kèm như bếp, nhà xí, chuồng trại hết khoảng 6-8 triệu đồng nữa vì đất ở bình quân/ hộ thấp nên người ta thường xây lại chuồng trại ngay trên diện tích xây hầm Biogas. Như vậy tổng chi phí cho việc xây hầm và sửa sang hoặc xây mới lại công trình phụ hết khoảng 10-12 triệu đồng để hoàn tất công trình xây dựng hầm và chuồng trại cho một hộ gia đình là cao so với mức kinh tế của hộ nông dân. Tuy mức đầu tư ban đầu cao xong tuổi thọ của hầm cũng cao( khoảng 15-20 năm) nên nếu như tính khấu hao thì mức chi phí cho một năm là nhỏ không đáng kể. Hầm Biogas mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Khi sử dụng Biogas, hộ nông dân đã tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian nên đã tăng thu nhập và tăng tích luỹ cho hộ. Số tiền mà hộ đã tiết kiệm được do tiết kiệm chất đốt là 5.600.000đ/năm/hộ ở xã Thuỵ Ninh và 4.350.00đ/năm/hộ ở xã Thụy Thanh, 5.400.000đ/năm /hộ xã Thái Thọ .Các hộ nông dân đã sử dụng nước phân sau khi ủ để bón cho lúa và tưới cây rau, màu cho năng suất cao, đồng thời tiết kiệm được từ 1-1,2tr.đồng/năm/hộ do tiết kiệm phân hoá học. Ngoài phần tiết kiệm được do không phải chi tiêu cho chất đốt và phân hoá học thì các hộ có hầm còn tăng thêm thu nhập do tiết kiệm được thời gian vệ sinh chuồng nuôi, thời gian nấu bếp làm tăng thời gian lao động dẫn đến tăng thu nhập. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho hộ nông dân thì khi sử dụng hầm Biogas cũng làm tăng thêm chi tiêu như tăng chi phí do bơm thêm nước vào hầm ủ, chi thêm cho tiền công vận chuyển nước phân ra đồng ruộng, nhưng chi phí này là rất thấp do với phần tăng thu nhập của hộ. Như vậy nếu tính tổng giá trị thu được từ một hầm Biogas trong một năm là vào khoảng hơn 6 triệu nên chỉ cần 2-3 năm đầu sử dụng Biogas thì hộ sẽ tiết kiệm được đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nhìn chung, hầm Biogas đã có hiệu quả tốt đối với hộ nông dân, bà con nông dân rất hài lòng khi sử dụng Biogas. Đây thật sự là một trong những tiến bộ khoa học - kỹ thuật quan trọng hỗ trợ cho các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ, đặc biệt những hộ gia đình phát triển chăn nuôi với quy mô lớn và tập trung .Trong quá trình sử dụng Biogas, hộ nông dân vẫn chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế của nó như: xả ga khi thừa ga; không dùng nước phân để tưới lúa, tưới cây. Vậy hộ nông dân cần khai thác triệt để và sử dụng Biogas đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với khả năng có thể có của hộ và của hầm. - Hiệu quả xã hội Xây dựng hệ thống Biogas đã góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nâng cao nếp sống sinh hoạt văn minh cho bà con nông dân. Khi sử dụng Biogas bà con nông dân đã được trực tiếp tham gia sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó bà con nông dân đã có cách nhìn nhận công việc khoa học hơn và mở ra nhiều hướng phát triển mới. Đời sống của bà con nông dân đã thực sự đổi mới và thực sự được nâng cao. Phát triển Biogas đã thu hút được một số lao động cho công việc đào đất, xây hầm, sửa sang công trình phụ với tiền công lao động khá cao (80.000- 100.000đ/công) hơn nữa còn tận dụng được nguồn nhân lực trong thời gian nông nhàn. Để hoàn thành một hầm Biogas thì phải mất từ 25-30 công vừa đào đất, vừa xây hầm chưa tính đến công xây dựng công trình phụ. Qua quá trình xây dựng hầm, đội ngũ thợ xây đã phát huy khả năng tay nghề của mình, đồng thời nâng cao tính sáng tạo của người thợ xây. Phát triển Biogas kéo theo ngành xây dựng phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng phát triển như sản xuất gạch,xi măng, cát, thép. Như vậy phát triển Biogas đã góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo nên việc làm và nâng cao đời sống sinh hoạt cho bà con nông dân. - Hiệu quả môi trường Vì Biogas chỉ mới được xây dựng trong mấy năm nay, hơn nữa mới chỉ là bước đầu chưa phát triển mạnh nên chưa đánh giá chính xác cụ thể được hiệu quả môi trường. Tuy nhiên xét trên phạm vi hẹp, ta vẫn thấy rõ hiệu quả môi trường của Biogas trong gia đình xây hầm và các gia đình lân cận. Từ khi xây hầm Biogas đã xử lý được toàn bộ chất thải của gia súc ở hộ gia đình, nước phân sau khi xử lý không còn mùi hôi như trước, không khí trong nhà thoáng hơn và sức khoẻ của con người được tốt hơn, giảm được một phần các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá. Đối với các xã điều tra, nhờ xây dựng hầm Biogas đã giảm bớt được một lượng phân khá lớn thải ra cống rãnh, giảm ô nhiễm môi trường công cộng, phân đã được xử lý qua hầm Biogas được bón ra đồng ruộng là nguồn phân sạch không gây mùi hôi thối, giảm sâu bệnh, tránh được ô nhiễm nguồn nước. Phát triển Biogas đã đáp ứng được nhu cầu về chất đốt của hộ nông dân, giảm bớt tiêu hao củi than. Trước đây, các gia đình thường dùng than để đun nấu, từ khi có hầm Biogas đã giảm được một lượng than lớn đồng thời giảm khí độc cacbonnic do đun than sinh ra. Vậy Biogas đã góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên (than, gỗ), bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống sức khỏe cho con người 4.2. Thực trạng ứng dụng hầm biogas ở các hộ điều tra 4.2.1. Tình hình chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra Hộ điều tra là các hộ có hầm Biogas và các hộ chăn nuôi nhiều mà chưa xây hầm Biogas nên đa số các hộ này đều là hộ có kinh tế trung bình khá và giàu. Mỗi xã tôi tiến hành điều tra 30 hộ chăn nuôi có hầm và 30 hộ chăn nuôi mà chưa xây hầm. Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế của hộ trước hết ta đánh giá điều kiện sản xuất. Nhìn chung, hai nhóm hộ điều tra đều có điều kiện sản xuất tương đương nhau, tuy nhiên tính trung bình cho mỗi nhóm thì nhóm hộ có hầm có điều kiện tốt hơn nhóm hộ chưa có hầm và mỗi nhóm hộ có điều kiện đất đai khá rộng so với các xã khác trong huyện với 429,01m2/hộ (những hộ có hầm) và 415,26m2/hộ không có hầm. Diện tích đất canh tác bình quân cho mỗi nhóm hộ có hầm đều cao hơn nhóm hộ không có hầm (hộ có hầm: 2964,8m2/hộ, hộ không có hầm 2433,30m2/hộ) Biểu 11: Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ có hầm Hộ chưa có hầm So sánh (1) (2) (3) (4) (3)/(4) I. Đất đai 1. đất ở/hộ m2/hộ 429,01 415,26 1,03 2. Đất canh tác/hộ m2/hộ 2964,8 2433,30 1,21 - Đất lúa m2/hộ 1778,88 1459,98 1,21 - Đất màu m2/hộ 1185,92 973,32 1,21 3. Diện tích thả cá m2/hộ 437,21 396,15 1,10 4. Diện tích chuồng nuôi m2/hộ 41,5 39,2 1,05 II. Nguồn nhân lực 1. Số khẩu/hộ người/hộ 4,7 4,9 0,96 2. Số lao động/hộ Lđ/hộ 2,4 2,3 1,04 III. Phương tiện sản xuất 1. Máy bơm nước Cái/hộ 1 1 1,0 2. Máy xay sát Cái/hộ 0,1 0,05 2,0 3. Xe máy Cái/hộ 1 1 1,0 4. Phương tiện khác Cái/hộ 2 2 1,0 Nguồn: Số liệu điều tra * Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra Diện tích ao thả cá bình quân cho mỗi hộ có hầm là 437,21m2//hộ, lớn hơn nhóm hộ không có hầm 396,15m2/hộ, tỷ lệ là 1,10. Về diện tích chuồng nuôi: các hộ có hầm có diện tích chuồng nuôi lớn hơn hộ không có hầm; diên tích chuồng nuôi của các hộ có hầm là 41,5m2//hộ, các hộ không có hầm là 3,92m2/hộ, tỷ lệ là 1,06, chuồng nuôi của các hộ có hầm thường thoáng hơn và mát hơn. Về nguồn nhân lực: các hộ có hầm thường có số khẩu ít hơn hộ không có hầm (4,7khẩu/hộ có hầm và 4,9 khẩu/1 hộ không có hầm ) nhưng nguồn lao động ở ở các hộ có hầm thì lại dồi dào hơn và bằng 1,04 lần hộ không có hầm. Về cơ sở vật chất: hầu hết các hộ chăn nuôi đều cơ giới hoá được các phương tiện sản xuất: 100% hộ điều tra đều có máy bơm nước tạo điều kiện thuận tiện cho sinh hoạt và chăn nuôi. Xe máy vừa là phương tiện giao thông, vừa là phương tiện phục vụ sản xuất rất linh hoạt. Tất cả các hộ điều tra đểu có phương tiện xe máy. Các phương tiện khác đều được trang bị rất đây đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Tóm lại cả nhóm hộ chăn nuôi có hầm và chưa có hầm về mặt điều kiện sản xuất là tương đối đẩy đủ, hiện đại. Các hộ có hầm có tỷ lệ cao hơn các hộ chưa có hầm, nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất ở các hộ có hầm là cao hơn các hộ chưa có hầm sở dĩ các hộ có hầm về mặt quy mô chăn nuôi là lớn hơn các hộ chưa có hầm. Với những điều kiện sản xuất như vậy, các hộ gia đình đã phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng sản phẩm hàng hoá và các hộ đã đạt được kết quả sản xuất về chăn nuôi như sau Biểu 12 : Tình hình chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ có hầm Hộ chưa có hầm So sánh (1) (2) (3) (4) (3)/(4) I. Quy mô sản xuất - Trâu, bò BQ/hộ Con/hộ 0,3 0,2 0,67 - Lợn thịt/lứa/hộ Con/hộ 7,5 6,8 0,91 - Lợn nái/hộ Con/hộ 1,2 1,0 0,83 - Diện tích thả cá/hộ m2 437,21 396,15 0,91 -Số lượng gia cầm/hộ Con/hộ 46 97 2,11 II. Kết quả - Tr.lg lợn thịt xuất chuồng BQ/hộ Kg (hơi) 69,5 67,1 0,97 - Số lượng lợn thịt/năm lứa 3,5 3,1 0,86 - Số lứa đẻ BQ/nái/năm lứa 2,2 2,1 0,95 - Tr.lg BQ lợn con 2 tháng tuổi Kg 14,3 13,9 0,97 - Năng suất cá tạ/sào 2,6 2,3 0,88 - Trọng lượng gia cầm kg 47,9 80,5 1,68 Nguồn: Số liệu điều tra Do đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của từng xã cùng với điều kiện sản xuất khác nhau nên các hộ ở các xã khác nhau có tập quán chăn nuôi khác nhau và ngay cả các nhóm hộ khác nhau ở trong cùng 1 xã cũng có quy mô và kết quả sản xuất chăn nuôi khác nhau. Số trâu bò bình quân trên một hộ rất thấp (0,3 con/hộ có hầm; 0,2 con/ hộ không hầm) Diện tích chuồng nuôi của các nhóm hộ ở các xã tương đương nhau nhưng mức độ chăn nuôi thì chênh lệch nhau rất nhiều giữa các xã còn giữa các nhóm hộ thì chênh lệch không đáng kể. Trong ngành chăn nuôi của các hộ thì chăn nuôi lợn vẫn là chủ yếu. Số lợn bình quân/hộ là 7,5 con lợn thịt và 1,2 con lợn nái/hộ có hầm; 6,8 con lợn thịt và 1,0 con lợn nái/ hộ không có hầm). Như vậy, xét về quy mô chăn nuôi thì hộ có hầm lớn hơn hộ không có hầm. Nếu xét về điều kiện chuồng nuôi thì các hộ ở xã Thuỵ Ninh, Thái Thọ có chuồng trại nuôi tốt hơn vì đất ở của các hộ rộng hơn, có đất vườn nên chuồng trại thoáng mát hơn, đặc biệt là khu chăn nuôi Chiều tô. Còn ở xã Thụy Thanh do diện tích đất ở hẹp, không còn đất vườn nên chuồng trại thường làm xát với nhà ở và rất bí. Nếu xét về nguồn thức ăn thì các hộ ở Thụy Ninh có mức đầu tư thường cao hơn ở xã Thái Thọ và Thụy Thanh. Do đó, mật độ chăn nuôi ở xã Thụy Ninh cao hơn nhiều so với mật độ chăn lợn của xã Thụy Thanh và Thái Thọ. Mặc dù diện tích chuồng chật hẹp không được thông thoáng nhưng các hộ vẫn nuôi nhiều lợn nái và có kinh nghiệm trong việc nuôi lợn nái. Ngoài phát triển chăn nuôi, các hộ điều tra ở 3 xã nói trên cũng tập trung phát triển ngành trồng trọt, Thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập từ trồng trọt, CN _TT CN của nhóm hộ có hầm cao hơn nhóm hộ không có hầm. 4.2.2 Tình hình ứng dụng hầm biogas ở các hộ điều tra Tiến hành điều tra 30 hộ có hầm biogas, kết quả thu được như sau: Biểu 13: Tình hình phát triển hầm biogas ở các hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng số Cơ cấu(%) Tổng số hầm 30 100 1. Thời gian xây hầm - Trước năm 2008 10 33,33 - Năm 2008 5 16,67 - Năm 2009 8 26,67 - Năm 2010 7 23,33 2. Kiểu thiết kế - Xây bằng gạch 28 93,33 Trong đó dự án: 8 28,57 - Composite 2 6,67 3. Dung tích hầm - Dưới 8m3 5 16,67 - Từ 8-10m3 15 50,00 - Trên 10m3 10 33,33 4. Tình trạng hầm - Hầm sử dụng tốt 25 83,33 - Hầm bị trục trặc 3 10,03 - Hầm không sử dụng 2 6,67 Nguồn: Số liệu điều tra Như vậy kiểu thiết kế hầm chủ yếu ở 3 xã này là loại hầm xây bằng gạch ( chiếm 93,33%), dung tích hầm đa số là hầm có kích cỡ khá lớn (8-10m3) chiếm 50% phù hợp với quy mô chăn nuôi, các hầm hoạt động tốt (chiếm 90%). 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ hầm khí biogas trong chăn nuôi ở huyện Thái Thụy 4.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thái Thụy là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình. Đất đai huyện Thái Thụy khá phì nhiêu được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, khí hậu, thời tiết các khu vực trên địa bàn huyện phù hợp với phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. 4.3.2. Lao động Để phát triển biogas thì trước hết phải phát triển nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi. Hiện nay, phần lớn những hộ có hầm biogas là những hộ chăn nuôi với quy mô lớn, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, giảm được nhiều chi phí về lao động bởi người chăn nuôi lợn theo hình thức ăn khô nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Do vậy, mở rộng quy mô chăn nuôi thì các hộ cũng không phải thuê lao động ngoài mà chỉ ưu tiên cho vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Như vậy đây cũng là một lợi thế cho việc phát triển chăn nuôi của các hộ mà trong đó ứng dụng khoa học công nghệ nói chung và hầm biogas là một yếu tố cần thiết. 4.3.3. Công tác khuyên nông Từ những năm 2000, cùng với việc phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung trang trại, gia trại, các hộ nông dân đã ứng dụng công nghệ hầm biogas vào chăn nuôi, qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, đặc biệt là từ khi có dự án "chương trình khí sinh học quốc gia dành cho ngành chăn nuôi", cán bộ của dự án đã kết hợp với cán bộ khuyến nông huyện, cán bộ xã mở các lớp tập huấn về kỹ thuật xây hầm biogas cho các hộ đăng ký xây dựng hầm theo chương trình của dự án, thôngqua phương tiện truyền thanh của xã hướng dẫn bà con kỹ thuật xây hầm. 4.3.4. Yếu tố xã hội Bà con nông dân đã quen với việc đun nấu bằng rơm rác. Tuy nhiên ngày nay do chăn nuôi phát triển, điều kiện sống cũng được nâng lên, nhiều gia đình ở nông thôn đã dùng bếp ga công nghiệp, dùng củi, than. Nói chung, càng ngày người ta càng quan tâm đến “cái bếp” nhà mình hơn, do đó đây là yếu tố thuận lợi để phát triển hệ thống Biogas. 4.3.5. Quy mô chăn nuôi Theo tính toán của các nhà chuyên môn, kích cỡ của hầm biogas thích hợp cho nông trại: Gia súc/thể tích 8m3 12m3 16m3 Bò sữa 3 5 7 Bò thịt 6 12 18 Heo 15 25 38 Công thức tính kích thước của hầm biogas Phân tươi/ngày x số gia súc x 2 (với bò) hoặc x 3 (với heo) x thời gian lưu giữ (60ngày)\    Ví dụ: một trại có 45 heo nái trên 60kg (một heo nái sản xuất 2kg phân tươi/ngày) Phân heo x số con x 3 x thời gian lưu giữ = 2 x 45 x 3 x 60 = 16.200kg Như vậy, hầm biogas nên có kích thước là 16m3. Như vậy để có đủ lượng phân làm khí đốt, các hộ cần phải chăn nuôi khoảng 15 con/ lớn/lứa (đối với loại hầm từ 8-10m3), tiến hành điều tra 60 hộ có chăn nuôi lợn trên địa bàn của 3 xã Thụy Thanh, Thái Thọ, Thụy Ninh, kết quả thu được như sau: Biểu 14: Quy mô chăn nuôi và khả năng xây hầm biogas Quy mô chăn nuôi Số hộ Đã có hầm Chưa có hầm Ý kiến của 60 hộ điều tra 60 30 30 1. Hộ chăn nuôi < 5 con/lứa 10 0 10 2. Hộ chăn nuôi 5-10 con/lứa 25 8 17 3. Hộ chăn nuôi 10- 15 con/lứa 18 15 3 4. Hộ chăn nuôi > 15 con/lứa 7 7 0 Nguồn: Do các hộ điều tra cung cấp Khi được hỏi ý kiến xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi thì 100% số hộ được hỏi không thể phủ nhận được hiệu quả của việc ứng dựng hầm biogas, cả những hộ đã qua sử dụng và những hộ chưa sử dụng nhưng được biết qua hàng xóm, qua đài, báo. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy, với những hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi dưới 5 con/ lứa đều không xây dựng hầm biogas, các hộ có quy mô >5 con/ lứa phần lớn đều xây dựng hầm biogas bởi vì để có đủ lượng khí đốt thì gia đình cần phải thường xuyên duy trì trên 5 con lợn trong chuồng điều này cho thấy các hộ cần phải mở rộng quy mô chăn nuôi đủ tiêu chuẩn lượng phân thì mới tiến hành xây dựng hầm. 4.3.6.Nguồn vốn Để phát triển Biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi. Ngoài quy mô chăn nuôi ra thì kinh tế chính là yếu tố quyết định vì vốn đầu tư ban đầu cho xây hầm Biogas tương đối lớn (khoảng 5-7 triệu đồng/ hầm) và nếu tính cả chi phí cho xây dựng công trình phụ thì hết khoảng 10-12 triệu đồng. Qua điều tra thực tế, phần lớn các hộ tuy có quy mô chăn nuôi đủ để xây hầm Biogas, xong họ vẫn chưa xây chỉ vì lý do chưa có đủ tiền. Mặt khác do chịu tác động khủng hoảng nền kinh tế, giá cả leo thang, để kìm chế lạm phát, Chính phủ đã tăng lãi suất vay ngân hàng, hiện nay, lãi suất vay vốn là 20%/năm, với mức lãi suất này người dân e ngại trong việc vay vốn để đầu tư xây hầm. Lấy ví dự đơn giản là ở Thụy Ninh một số hộ khi xây dựng chuồng trại vì thiếu vốn nên đã bỏ qua việc xây dựng hầm biogas. Biểu 15: Chi phí đầu tư xây dựng hầm của hộ (tính BQ/hầm) ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu Hầm gạch Hầm composite Tổng chi phí đầu tư 6.000 9.500 - Chi phí NVL 3.7000 0 - Chi phí nhân công 1.500 0 - Chi phí khác 800 0 Như vậy, chi phí đầu tư ban đầu để xây hầm biogas là tương đối lớn ( chưa kể các chi phí bếp gas, xây công trình phụ...), đối với loại hầm composite chi phí lớn hơn hầm gạch, song ưu điểm của hầm composite hơn hẳn hầm gạch, vận chuyển, lắp đặt gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện và hiệu quả hơn hầm xây bằng gạch. Vì vậy, các hộ chăn nuôi tuy đã có quy mô chăn nuôi đủ để xây hầm song muốn xây hầm cần phải có đủ vốn để xây. Để làm rõ ảnh hưởng của vốn đến khả năng xây dựng hầm, tôi tiến hành điều tra 30 hộ chăn nuôi đã có hầm biogas Biểu 16: Kết quả xây hầm của các hộ qua điều tra quy mô vốn Quy mô vốn Hộ đã có hầm Tỷ lệ (%) Quy mô <10tr.đ/năm 1 3,33 Quy mô 10 -50tr.đ/năm 25 83,33 Quy mô>50tr.đ/năm 4 13,33 Nguồn: Do các hộ điều tra cung cấp Như vậy mặc dù các hộ chăn nuôi đã có đủ quy mô chăn nuôi để xây dựng hầm song họ vẫn chưa xây chỉ vì lý do không có đủ tiền để xây hầm, như đã phân tích ở trên, chi phí để xây dựng 1 hầm biogas khoảng từ 5-7tr.đ/ hầm (chưa kể các chi phí bếp ga, xây công trình phụ...), do đó đối với các hộ có quy mô vốn <10 tr. Đồng không có khả năng xây hầm ( chiếm tỷ lệ 3,33% trong tổng số các hộ điều tra), đối với các hộ có quy mô vốn từ 10-50 tr. Đồng/ năm, ngoài chi phí để đầu tư chăn nuôi các hộ còn đầu tư để xây hầm. Điều này cho thấy, muốn phát triển hầm biogas trước hết các hộ cần phải có đủ vốn. Hiện nay, phần lớn vốn của các hộ chăn nuôi đều đi vay từ họ hàng, người thân, từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng xã hội như Hội phụ nữ, hội nông dân, các nguồn từ các chương trình dự án...., vốn tự có của gia đình là rất thấp Trong 30 hộ chăn nuôi đã xây dựng hầm ở trên, sau khi được hỏi về nguồn vốn để xây hầm, ý kiến của các hộ được hỏi tập hợp qua biểu sau: Biểu 17: Thống kê nguồn vốn để xây hầm của các hộ chăn nuôi Nguồn vốn Số hộ có vốn Tỷ lệ (%) Vốn tự có 10 33,33 Vốn đi vay 20 66,67 - Vay từ họ hàng, người thân không lãi suất 4 20,00 - Vay ngân hàng 16 80% Nguồn: Do các hộ điều tra cung cấp 4.3.7. Yếu tố kỹ thuật, khả năng tiếp thu, ứng dụng công nghệ biogas của các nông hộ Biogas là công nghệ từ nước ngoài chuyển giao vào Việt Nam mà đặc biệt đối tượng tiếp nhận công nghệ lại là bà con nông dân, do đó quá trình ứng dụng Biogas còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Tuy đã được phổ biến về kỹ thuật xây hầm biogas nhưng phần lớn những người được đi tập huấn về vẫn chưa hiểu và chưa nắm bắt được hết thông số, kỹ thuật xây hầm bởi vì một thực tế là các hộ được đi tập huấn chủ yếu là người dân lao động, trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật là rất hạn chế. Thợ xây dựng chủ yếu là thợ vườn. Vào những năm 2000, phong trào xây dựng hầm biogas ở huyện là hoàn toàn tự phát dó đó vấn đề kỹ thuật là vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay một số hầm đang bị trục trặc mà vẫn chưa khắc phục được dẫn đến các hộ gia đình khác lo lắng, e ngại mà không dám xây hầm. Biểu 18: Tổng hợp ý kiến điều tra của các hộ về số hầm bị trục trặc Chỉ tiêu Số hầm Cơ cấu (%) Tổng số hầm 30 100,00 Tình trạng hầm - Hầm sử dụng tốt 25 83,33 - Hầm bị trục trặc 3 10,33 - Hầm không sử dụng được 2 6,67 Nguyên nhân bị trục trặc - Không đúng thông số kỹ thuật 2 66,67 - Hầm bị nứt 1 33,33 Nguyên nhân không sử dụng - Không có khí gas 0 0 - Không chăn nuôi 1 100 Nguồn: Do các hộ điều tra cung cấp Mặc dù số hầm bị trục trặc và không sử dụng được là rất ít trong tổng số hầm điều tra, tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân khiến các hộ đã chăn nuôi e ngại mà không dám xây hầm. Số hầm bị trục trặc chủ yếu là do thông số kỹ thuật xây hầm không đúng (chiếm 66,67%). Một số hộ đã xây hầm vào những năm trước, hiện nay do không chăn nuôi nữa mà chuyển sang hoạt động trong một số ngành nghề khác như hoạt động dịch vụ nên không chăn nuôi vì thế mà hầm đã bị bỏ không sử dụng nữa. Một số hầm xây lên nhưng lại không có gas vì do kỹ thuật xây hầm không đúng, hầu hết các hộ này nuôi heo không dưới 10 con, phân nhiều, nhưng khi đưa bếp vào sử dụng thì chỉ cháy khoảng 4-5 phút là... tắt ngấm. Lượng ga không đủ duy trì nhiên liệu đốt. Bếp ga thành hầm phân. Một ví dụ điển hình là hầm biogas của gia đình chị Trần Thị Hồng, thôn Vô hối Tây, xã Thụy Thanh, chị cho biết: "Nhà tôi nấu rượu để nuôi heo nên trong chuồng không bao giờ dưới 10 con heo, lượng phân thải ra rất lớn. Khi các anh trên tỉnh về nói làm dự án bếp ga, tôi phải bỏ ra gần 1 triệu đồng thuê người đào 3 cái hầm chứa phân. Nhưng khi làm xong, bếp chỉ hoạt động khoảng 4-5 phút thì hết ga, chỉ sau 3-4 lần như vậy thì bếp... "tịt" luôn". Chị Hồng cũng cho biết, khoảng gần một tháng nay, bên quản lý dự án có cho người lên sửa lại bếp, nhưng sau khi sửa xong, bếp vẫn không dùng được. 4.3.8. Mặt bằng để xây dựng chuồng trại và lắp đặt hầm biogas Trong thực tế, do điều kiện đất đai khan hiếm nên chuồng trại thường được các hộ xây dựng ngay cạnh chuồng chăn nuôi, do đó hạn chế về nguồn lực đất đai đã làm cho quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật xây hầm biogas bị sai lệch. Biểu 19: Diện tích và nơi xây dựng hầm Chỉ tiêu Hầm gạch Hầm composite Số hộ (%) Số hộ (%) - Nơi xây dựng 28 100,00 2 100,00 + vườn 5 17,85 - - + Dưới chuồng chăn nuôi 1 3,57 - - + Cạnh chuồng chăn nuôi 22 78,57 2 100,00 Nguồn: do các hộ điều tra cung cấp Hiện nay phần lớn các hộ đều xây hầm ngay trên diện tích đất của gia đình mình, số hộ xây hầm theo quy mô đất trang trại là rất thấp. Số hộ có hầm lắp đặt trên một khu đất riêng chủ yêu là hộ chăn nuôi ở khu chăn nuôi Thụy Ninh, các hộ đã tiến hành dồn điền đổi thửa, áp dụng mô hình VAC, mỗi một hộ có diện tích đất canh tác bình quân 1ha/hộ, vì thế mà khâu xử lý chất thải tử chăn nuôi, kiểu thiết kế chuồng trại, vị trí đặt hầm biogas rất khoa học, đảm bảo đúng thông số kỹ thuật. Hiện nay, tất cả các hộ ở khu chăn nuôi ở khu Chiều tô, không có hộ nào có hiện tượng hầm bị trục trặc do thông số kỹ thuật. 4.3.9. Chính sách ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi ở địa phương Khi được hỏi về một số khó khăn gặp phải trong qua trình xây hầm biogas theo dự án " chương trình khí sinh học dành cho ngành chăn nuôi", một số hộ nông dân phàn nàn rằng khi có chủ trương của huyện, của xã hướng dẫn bà con xây hầm và thông báo về mực hỗ trợ của dự án là 1.200.000đ/hầm, bà con phấn khởi bắt tay ngay vào đầu tư xây dựng, toàn bộ chi phí xây dựng hầm bà con đã bỏ tiền ra để xây và mong nhận lại được nguồn tiền hỗ trợ nhưng khi hầm đã xây xong đi vào hoạt động một thời gian, có những hộ hầm biogas đã hoạt động được 1 năm mà vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ của dự án. Điều này chứng tỏ chính sách khuyến khích bà con xây hầm ở địa phương còn nhiều hạn chế, chưa thực sự chú trọng đến quyền lợi của người nông dân. Tiến hành điều tra 30 hộ đã có hầm biogas, sau khi được hỏi về nguồn kinh phí để xây hầm, thông qua phiếu điều tra các hộ thu được kết quả sau: Biểu 20: Ý kiến của các hộ về hỗ trợ vốn xây hầm theo dự án Chỉ tiêu Số hộ Tổng số hộ có hầm biogas 30 - Hầm tự xây 20 - Hầm xây theo dự án (được hỗ trợ 1,2tr. đ/hầm) 10 + Đã nhận được tiền hỗ trợ 8 + Chưa nhận được tiền hỗ trợ 2 Nguồn: Do các hộ điều tra cung cấp 4.3.10. Một số khó khăn khác Mặc dù mức hỗ trợ của dự án chương trình khí sinh học quốc gia là 1,2tr.đồng cho mỗi hầm biogas, tỉnh đã phải chi ra hàng trăm triệu đồng làm nguồn vốn đối ứng trong việc hỗ trợ những giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đã vô hình cản trở người nông dân và các hộ chăn nuôi trong huyện hưởng lợi tiến bộ công nghệ từ dự án. Những năm trước giá nguyên vật liệu còn thấp tuy mức hỗ trợ chỉ là 1 triệu đồng nhưng cũng giảm bớt khoảng 1/4 chi phí đầu tư cho hộ sử dụng. Mặc dù mức hỗ trợ hiện đã tăng lên 1,2 triệu đồng nhưng cũng chỉ tương ứng với khoảng 1/10 chi phí xây dựng hầm Biogas hiện nay. Như đã trình bày ở trên, khi đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hầm biogas vào chăn nuôi trên địa bàn huyện Thái Thụy, tôi đi sâu xem xét các hộ chăn nuôi đã đủ điều kiện để xây hầm. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Thái Thụy hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ đã chăn nuôi nhưng vì một lý do nào đó mà không tiến hành xây hầm. Trong tổng số 30 hộ được điều tra có chăn nuôi nhưng chưa xây hầm thì có tới 20 hộ chăn nuôi đủ quy mô để xây nhưng chưa xây. Khi được hỏi về nguyên nhân chưa có hầm và dự kiến khả năng xây hầm trong 20 hộ có quy mô chăn nuôi đủ để xây hầm, kết quả như sau: Biểu 21: Dự kiến khả năng xây hầm qua điều tra hộ chăn nuôi nhiều ĐVT: (%) Chỉ tiêu Thụy Ninh Thụy Thanh Thái Thọ 1. Lý do chưa có hầm - Chưa có đủ vốn 66,67 83,33 66,67 - Không có đất để xây 25,00 25 13,33 - E ngại về độ bền vững 25,00 25,00 25,00 - Không muốn thay đổi tập quán sinh hoạt 10,00 10,00 5,00 2. Dự kiến khả năng xây hầm biogas - Sẽ xây hầm nếu được tài trợ 100% vốn 100,00 100,00 100,00 - Sẽ xây hầm nếu được tài trợ 50% 70,00 80,00 80,00 - Sẽ xây hầm nếu được tài trợ 1-1,2tr.đồng 60,00 70,00 70,00 - Sẽ xây hầm do tự bỏ vốn 50,00 30,00 40,00 Nguồn: Do các hộ điều tra cung cấp Như vậy, qua thực tế điều tra hộ cho thấy đa số hộ chăn nuôi nhiều mà chưa xây hầm là chủ yếu do chưa có vốn đầu tư ban đầu, nếu được hỗ trợ 100% vốn thì 100% hộ sẽ xây hầm (kể cả những hộ còn e ngại về độ bền vững hay những hộ không muốn thay đổi về tập quán sinh hoạt, những hộ chưa hiểu biết nhiều về thông tin biogas) . Còn nếu được tài trợ 50% vốn thì khoảng 70% số hộ ở xã Thụy Ninh, 80% số hộ ở xã thụy Thanh và 80% số hộ ở xã Thái Thọ sẽ xây hầm; nếu được tài trợ từ 1-1,2tr. đồng/hầm thì có 60% số hộ ở xã Thụy Ninh, 70% số hộ ở xã Thụy Thanh và 70% số hộ ở xã Thái Thọ sẽ xây hầm. Nhưng nếu không được hỗ trợ thì ở xã Thụy Ninh có 50% , xã Thụy Thanh có 30% và xã Thái Thọ có 40% số hộ sẽ xây hầm. Vậy để thúc đẩy phát triển hầm biogas ở các xã điều tra nói riêng và toàn huyện Thái Thụy nói chung thì nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các hộ chăn nuôi, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, mở các lớp tập huấn kỹ thuật xây hầm cho bà con. Tổng hợp các ý kiến điều tra để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hầm biogas trong chăn nuôi có thể tóm tắt lại qua biểu sau: Biểu 22: Ý kiến điều tra của các hộ về khả năng xây hầm biogas Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) I. Ý kiến của 60 hộ điều tra 1. Có nên xây hầm biogas ko - Có 60 100,00 - Không 0 2. Mục đích của xây dựng hầm biogas - Tiết kiệm chất đốt, điện sinh hoạt tăng thu nhập cho hộ 60 100,00 - Tiết kiệm thời gian đun nấu 60 100,00 - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường 60 100,00 3. Thuận lợi khi xây dựng hầm biogas - Được tập huấn kỹ thuật xây hầm 40 66,67 - Được hỗ trợ khi xây hầm 10 16,67 2. Mở rộng có khó khăn về - Thiếu vốn, lãi suất cao 50 83,33 - Thiếu đất 10 16,67 - Thiếu kỹ thuật 10 16,67 - Lý do khác 15 25,00 Nguồn: Do các hộ điều tra cung cấp Khi được hỏi ý kiến xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi thì 100% số hộ được hỏi đều không thể phủ nhận hiệu quả rõ rệt của hầm biogas và đều có mong muốn xây dựng hầm. Một số hộ chăn nuôi khi xây hầm biogas được tập huấn kỹ thuật (66,67% số hộ điều tra), một số hộ được hỗ trợ 1.200.000đ/ hầm theo dự án " chương trình khí sinh học dành cho ngành chăn nuôi" (16,67% số hộ điều tra). Phần lớn các hộ chăn nuôi khi được hỏi đều cho rằng gặp rất nhiều khó khăn. Đa số các hộ cho rằng nếu xây dựng hầm thì sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn để xây (83,33% số hộ điều tra). Một số ít thì cho rằng khó khăn về đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi, kỹ thuật xây hầm, rủi ro khi xây… Từ những ý kiến của các hộ có thể làm căn cứ cho định hướng phát triển biogas trong chăn nuôi của hộ nông dân, giải quyết được những khó khăn, phát huy tối đa hiệu quả của ứng dụng hầm biogas đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi ngày càng đa dạng và theo quy mô lớn. * Cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi trên địa bàn huyện Thái Thụy Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ hầm khí biogas được chuẩn hóa về thang điểm 10 thể hiện mức độ quan trọng tương đối, ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ khí biogas vào chăn nuôi trên địa bàn huyện ( 1- ít ảnh hưởng, 10- ảnh hưởng rất nhiều) được thực hiện với kết quả như sau: Bảng 4: Cho điểm yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi trên địa bàn huyện Thái Thụy Chỉ tiêu Quy mô CN Nguồn Vốn Kỹ thuật Đất đai Chính sách Công tác KN Nhận thức Giá cả NVL Điểm 8,72 8,8 7,4 7,4 8,67 7,5 7,4 7,4 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi trên địa bàn huyện Thái Thụy. Yếu tố được đánh giá cao nhất khi triển khai xây dựng hầm biogas vào chăn nuôi là nguồn vốn mức 8,8/10. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi chính vai trò quan trọng của nó. Các hộ nông dân cần phải có vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Như đã trình bày ở trên, chi phí bình quân để xây hầm biogas tương đối lớn (khoảng 5-7 tr.đ/ hầm), nếu tính cả chi phí công trình phụ thì hết khoảng 10-12 tr. đồng. Chi phí này không phải là nhỏ so với các hộ nông dân. Phần lớn các hộ chăn nuôi đều vay vốn từ các tổ chức chính trị xã hội, ngân hàng…,với mức lãi suất cao như hiện nay (20%/năm) thì việc tiếp cận nguồn vốn vốn đã khó thì nay lại càng khó khăn hơn, người dân e ngại trong việc vay vốn để đầu tư xây hầm. Khi quyết định xây hầm thì quy mô vốn và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, dự án có thể nói là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được các hộ chăn nuôi quan tâm, do đó mà yếu tố về quy mô vốn và chính sách hỗ trợ cũng được đánh giá ở mức độ cao với 8,72/10 và 8,67/10. Với chính sách hỗ trợ 1,2trđ/hầm của dự án như hiện nay đã khuyến khích được bà con mạnh dạn đầu tư xây hầm. Tuy nhiên vẫn còn có một số hộ chưa nhận được tiền hỗ trợ của dự án gây tâm lý e ngại, mất niềm tin vào chính sách của dự án, địa phương. Trong ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi thì yếu tố nhận thức của các hộ về hiệu quả của việc áp dụng hầm biogas có ảnh hưởng rất lớn đến việc có nên xây hầm hay không, tuy nhiên yếu tố này lại không được đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng của nó tới việc xây dựng hầm. Điều này cho thấy trình độ dân trí, mức độ hiểu biết, nhận thức của người dân về hiệu quả của việc xây dựng hầm biogas là rất tốt. Cùng với việc phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, người dân đã nhanh chóng tiếp thu được các thành tựu khoa học mới, điều kiện sống của người dân đã được nâng lên một cách rõ rệt, càng ngày người ta càng quan tâm đến "cái bếp" của nhà mình hơn, do đó đây là yếu tố thuận lợi để phát triển hệ thống biogas Cũng như yếu tố nhận thức của các hộ chăn nuôi về hiệu quả sử dụng hầm biogas, các yếu tố kỹ thuật, đất đai, công tác, chính sách được xếp ở mức độ tương đương nhau khi đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố tới việc áp dụng công nghệ hầm khí biogas. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không cao (7.4 /10) điều này cho thấy các hộ nông dân không mấy gặp khó khăn đối với các yếu tố này khi ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi. 4.4. Định hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ hầm khí biogas ở các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy 4.4.1 Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng hầm biogas ở các nông hộ trên địa bàn huyện Thái Thụy - Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, thực hiện đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghệ chế biến, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao nhanh đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới. - Căn cứ vào thực trạng phát triển ngành chăn nuôi trên địa ban huyện cùng với việc phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc phát triển ngành chăn nuôi ở huyện trong thời gian vừa qua để tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng và khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của mỗi vùng trong huyện. - Căn cứ vào thực trạng phát triển Biogas của huyện và các ngành sản xuất có liên quan. - Căn cứ vào xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp cũng như toàn nền kinh tế : Để phát triển ngành nông nghiệp, đảm bảo được vấn đề lương thực, thực phẩm mà vẫn giữ được môi trường trong sạch, đảm bảo được nguồn tài nguyên cho tương lai thì xu hướng cho việc phát triển ngành nông nghiệp hiện nay là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng cân đối tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng phát triển bền vững. Do đó, phát triển mạnh chăn nuôi là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế. Chăn nuôi phát triển mạnh thì nhất thiết phải phát triển Biogas thì mới đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời tiết kiệm nguồn tài nguyên cho xã hội. 4.4.2. Định hướng phát triển biogas ở huyện Thái Thụy 4.4.2.1. Định hướng chung - Phát huy thế mạnh, sử dụng và khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của huyện để mở rộng mô hình Biogas tới từng địa phương trong huyện mà đặc biệt phải phát triển Biogas ở các xã có chăn nuôi tập trung nhiều và các xã có nguy cơ ô nhiễm môi trường. - Tập trung mọi khả năng về nguồn lực sản xuất, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính cân đối với ngành trồng trọt. Tiến tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững. 4.4.2.2. Định hướng cụ thể - Khai thác triệt để tiềm năng của huyện để mở rộng mô hình Biogas. Phấn đấu đến năm 2015, hầu hết các hộ có mức độ chăn nuôi tập trung cao sẽ xây hầm Biogas. - Phát triển biogas theo định hướng thị trường - Phát triển mạnh ngành chăn nuôi: tăng tổng số đàn trâu bò, đặc biệt là mở rộng mô hình nuôi bò sữa; phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá; tăng quy mô và năng suất đàn gia cầm; đầu tư khai thác tốt diện tích mặt nước để đưa vào nuôi thả cá, chuyển phần diện tích ruộng trũng sang kết hợp với thả cá vụ. - Phát triển ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá cây trồng và nâng cao tỷ suất hàng hoá của ngành trồng trọt. Nâng cao giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác bằng các công thức luân canh có hiệu quả. - Phát triển các ngành nghề phụ nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. 4.4.2. 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi ở huyện Thái Thụy *) Giải pháp chung Động lực lớn nhất để thúc đẩy nông dân áp dụng công nghệ biogas là vấn đề ô nhiễm môi trường, sau đó mới là vấn đề giải quyết chất đốt. Công nghệ biogas thực sự thân thiện với nhà nông. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sử dụng mô hình nào để thực sự phù hợp với điều kiện ở nông thôn. Mô hình Biogas đem lại lợi ích trực tiếp cho hộ nông dân đồng thời nó cũng đem lại lợi ích cho cả cộng đồng đó là môi trường trong sạch, đó là sự bảo tồn nguồn tài nguyên. Các điều kiện này liên quan đến tập quán, thói quen, điều kiện đất đai, vốn đầu tư ban đầu của đại bộ phận nông dân nên đòi hỏi phải giản đơn trong thiết kế và xây dựng. Vì vậy, để phát triển mô hình Biogas thì cần phải có sự quan tâm của toàn thể cộng đồng có sự chỉ đạo của các tổ chức, các cơ quan cấp trên về chương trình Biogas. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho chương trình phát triển Biogas. Phổ biến rộng rãi tới từng hộ nông dân về tác dụng của việc xây hầm Biogas và đặc biệt là giúp vốn và kỹ thuật. *) Giải pháp cụ thể - Giải pháp về nguồn vốn Hỗ trợ vốn cho xây dựng Biogas đồng thời tăng cường đầu tư vốn cho ngành sản xuất chăn nuôi Vốn đầu tư ban đầu cho một hầm Biogas là lớn so với thu nhập của hộ gia đình nên nhiều gia đình mặc dù chăn nuôi nhiều xong vẫn chưa có đủ kinh phí để xây dựng hầm. Do vậy, cần hỗ trợ một phần để động viên, khuyến khích bà con nông dân xây hầm hoặc thành lập quỹ cho vay không lấy lãi đối với các hộ vay vốn để xây hầm Biogas. Tăng cường đầu tư vốn cho sản xuất ngành chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng quy mô của chăn nuôi, rút ngắn thời gian trong một lứa, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi thì cần phải có vốn đầu tư thức ăn cho vật nuôi. Thay thế phương pháp chăn nuôi truyền thống ( tận dụng thức ăn thừa, sản phẩm phụ của ngành trồng trọt) bằng phương pháp kết hợp giữa thức dư thừa với thức công nghiệp nên cần phải có một số vốn nhất định mà hộ nông dân thì thường thiếu vốn. Do vậy, huyện cần có chính sách đầu tư cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ nông dân muốn mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi, quan tâm hơn nữa việc tạo nguồn vốn ưu đãi cho người nghèo. - Giải pháp về mặt kỹ thuật ,tiếp thu, ứng dụng công nghệ biogas của các nông hộ Phổ biến kỹ thuật cho bà con nông dân bằng việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật xây hầm cho đội ngũ thợ xây ngay chính tại từng cơ sở địa phương. Hình thành các tổ dịch vụ, các tổ dịch vụ này cần được hỗ trợ ban đầu về kỹ thuật xây dựng hầm biogas, kỹ năng tiếp thị để từng bước phát triển thành các doanh nghiệp. Vì Biogas là công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài nên có còn rất lạ lẫm đối với bà con nông dân, hơn nữa kỹ thuật xây hầm tương đối khó so với trình độ của nhân dân địa phương. Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu về thiết kế, ứng dụng mô hình Biogas để tìm ra loại hầm Biogas thích hợp hơn và có hiệu quả hơn. Mở rộng và phát triển hệ thống hầm composite để phát huy hiệu quả sử dụng loại hầm này, hạn chế xây hầm gạch vì loại hầm này hạn chế về mặt kỹ thuật. - Giải pháp về công tác khuyến nông Tuyên truyền, phổ biến mô hình Biogas tới từng hộ nông dân. Hầu như mô hình Biogas còn rất xa lạ với đa số bà con nông dân huyện Thái Thụy, người dân chưa hiểu hết về vai trò và tác dụng của Biogas cũng như chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Do vậy, Nhà Nước phải có kế hoạch, chương trình phổ biến mô hình Biogas tới từng gia đình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách, báo, truyền hình; qua các cuộc hội thảo, các buổi tập huấn. Các tổ chức, cơ quan của huyện như hội nông dân, trạm khuyến nông, phòng kế hoạch tài chính phòng NN & PTNN ... cần có sự phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện thúc đẩy phong trào phát triển Biogas bằng việc mở các lớp tập huấn, đưa lãnh đạo địa phương và một số nông dân điển hình đi tham quan những nơi có phong trào Biogas phát triển. Qua đó, vận động nông dân tự nguyện xây dựng hầm Biogas và để làm được điều đó thì các đồng chí cán bộ xã, thôn, xóm phải là những người gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng mô hình Biogas. Khi đó, bà con nông dân mới tận mắt trông thấy được những tác dụng tốt của Biogas và họ sẽ tin tưởng rồi sẽ làm theo - Phát triển các ngành nghề có liên quan đến phát triển Biogas như chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản. trồng trọt và chăn nuôi, đầu ra của Biogas là đầu vào của ngành trồng trọt. Như vậy muốn phát triển Biogas thì trước hết phải chăn nuôi và trồng trọt bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất - Giải pháp về quy hoạch đất đai để xây dựng chuồng trại và lắp đặt hầm biogas. Phát triển biogas luôn gắn với phát triển nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi, để xây dựng hầm biogas cần phải có lượng phân gia súc, gia cầm nhất định. Do vậy phải phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, tập trung. Hiện nay, ở huyện Thái Thụy mới phát triển được 2 quy mô chăn nuôi tập trung là khu chăn nuôi Chiều Tô của xã Thụy Ninh và khu chăn nuôi tập trung ở xã Thái Thọ, các xã còn lại mới chỉ dừng lại chăn nuôi gia trại, nhỏ lẻ. Vì vậy xã cần tích cực hơn nữa khâu chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất xây dựng chuồng trại cho các hộ muốn mở rộng quy mô chăn nuôi. Đối với các hộ cần thực hiện đúng các quy định về xây dựng chuồng trại chăn nuôi và quy định về xây hầm biogas. - Giải pháp về chính sách của địa phương khi hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật xây hầm biogas Giảm bớt các thủ tục rườm ra trong quá trình hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật xây hầm, quan tam hơn nữa đến quyền lợi của người chăn nuôi làm sao cho nguồn vốn hỗ trợ xây hầm được nhanh chóng đến tay người dân. Tăng cường thu hút các dự án đầu từ vào chăn nuôi của huyện và đầu tư vào xây hầm biogas. Huyện cần có cơ chế hỗ trợ vốn cho bà con ngoài vốn hỗ trợ của dự án. Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại quy mô lớn, vừa trong mô hình chăn nuôi. Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào, kìm chế lạm phát tạo động lực cho bà con trong việc bỏ vốn để xây hầm, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu để tăng cường ứng dụng công nghệ hầm biogas vào chăn nuôi ở huyện Thái Thụy. Các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu các giải pháp trên được áp dụng một cách đồng bộ và hiệu quả thì quá trình ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi ở huyện Thái Thụy nhất định sẽ thành công. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Biogas như là một nhu cầu đòi hỏi tất yếu của các hộ chăn nuôi trong điều kiện phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, giải phóng sức lao động cho người nông dân. Xã hội hóa ngọn lửa biogas trong chăn nuôi hiện nay trở thành một cuộc cách mạng công nghệ trong toàn cầu. Với các nguồn lực sẵn có như hiện nay, (đất đai, lao động, vốn, trình độ công nghệ ....) các hộ nông dân có thể ứng dụng công nghệ hầm biogas vào chăn nuôi một cách hiệu quả. Với đặc điểm của nước ta hiện nay, ưu tiên ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu để mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi tr ư ờng. Trong những năm gần đây, nhờ các thành tựu của khoa học công nghệ, phương tiện thông tin đại chúng, chính sách của Nhà nước, địa phương, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Thái Thụy, xây dựng hầm khí biogas đã thực sự phát triển mang lại hiệu quả rõ rệt cho người chăn nuôi, người nông dân không thể phủ nhận được thành tựu đem lại của công nghệ này (như hiệu quả kinh tế khá lớn, mỗi năm có thể tiết kiệm được hàng triệu đồng từ khí gas phục cho sinh hoạt, thắp sáng...., ô nhiễm môi trường được cải thiện, người dân không còn e ngại về việc xử lý chất thải từ gia súc, tiết kiệm được thời gian đun nấu, cải thiện đời sống cho người dân....). Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ hầm khi biogas vào chăn nuôi hiện nay trên địa bàn huyện Thái Thụy còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể: - Về nguồn vốn: Nguồn vốn của các hộ nông dân chủ yếu là vay từ các tổ chức tín dụng xã hội, vay ngân hàng..., Trong điều kiện bối cảnh kinh tế, tình trạng làm phát như hiện nay, lãi suất ngân hàng cao (20%/năm), thủ tục vay còn rườm rà đã tạo ra nhiều khó khăn cho các hộ trong quá trình ứng dụng biogas, nhiều hộ nông dân chăn nuôi với quy mô đủ để có thể xây hầm nhưng vì không có vốn nên không dám xây. - Về ứng dụng khoa học công nghệ: Tuy nhận thức của người dân đã được nâng lên, trong quá trình xây dựng hầm trong những năm gần đây, phần lớn các hộ nông dân đã được hỗ trợ từ các dự án, được tập huấn kỹ thuật xây hầm nhưng đội thợ xây chủ yếu là thợ vườn nên vẫn còn gặp một số trục trặc trong khi xây. - Về đất đai để xây dựng hầm: Hầu hết các hộ chăn nuôi đều xây hầm ngay trên đất thổ cư, diện tích xây hầm còn nhỏ vì vậy không tránh khỏi được hiện tượng ô nhiễm. - Về công tác khuyến nông, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các dự án: Tuy công tác khuyến nông đã được triển khai đến tận các hộ chăn nuôi song chính sách hỗ trợ về vốn của các dự án còn nhiều hạn chế, nhiều hộ chăn nuôi đã tự bỏ tiền ra để xây hầm, mong nhận lại được kinh phí hỗ trợ của các dự án song có những hộ hầm đã xây đi vào hoạt động được một năm mà vấn không nhận được kinh phí hỗ trợ từ dự án..... Từ những lý do trên dẫn đến tâm lý e ngại, khó khăn cho các hộ chăn nuôi có nhu cầu xây hầm. Vì vậy để việc ứng dụng công nghệ hầm khi biogas vào chăn nuôi trên địa bàn huyện Thái Thụy thực sự có hiệu quả cần có sự kết hợp chặt chẽ của Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với Nhà nước Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nông dân khi ứng dụng công nghệ hầm khí biogas vào chăn nuôi cụ thể là chính sách kìm chế lạm phát, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn và đồng bộ. Tạo điều kiện hành lang pháp lý an toàn, thủ tục thông thoáng, nhanh gọn, thu hút các dự án nông nghiệp vào huyện, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì phát triển biogas gắn với phát triển chăn nuôi, muốn đẩy nhanh, hiệu quả việc ứng dụng biogas thì trước hết phải phát triển chăn nuôi. 5.2.2. Đối với chính quyền các cấp huyện, xã - Cần thực hiện tốt các quy trình công nghệ kỹ thuật được chuyển giao, quan tâm và tổ chức tốt hơn mạng lưới khuyến nông để có thể đưa các thành tựu của hầm biogas vào thực tiễn chăn nuôi. - Thành lập và đào tạo một đội ngũ xây hầm biogas chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn trong kỹ thuật xây hầm biogas để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho bà con trong quá trình xây hầm. - Quan tâm, thúc đẩy chính sách hỗ trợ của dự án để quyền lợi của người nông dân nhanh chóng đến được với người nông dân. - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích người nông dân ứng dụng công nghệ xử lý chất thải bằng hầm biogas mà trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn "năng lượng sinh học". 5.2.3 Đối với người nông dân - Phải xác định rõ được việc xây hầm biogas là tất yếu trong chăn nuôi vì hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường mà hầm biogas mang lại, vì vậy phải tập trung nguồn lực, không ngừng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm để có thể ứng dụng được thành tựu của công nghệ biogas vào chăn nuôi./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Tất Nhợ - Đánh giá ảnh hưởng của các công nghệ mới trong mô hình chăn nuôi lợn hàng hoá ở các nông hộ vùng đồng bằng Sông Hồng 2. Nguyễn Văn Bộ - “ Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nổi bật trong giai đoạn 2005 – 2010”, tạp chí NN&PTNT số 2/2009. 3. Phạm Sỹ Tiệp và Nguyễn Văn Lục (bộ môn kinh tế hệ thống – VCN QG)- Nghiên cứu và xây dựng mô hình giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi của các nông hộ năm 2009. 4.Tài liệu kỹ thuật tập huấn xây hầm Biogas - Dự án chương trình khí sinh học Quốc gia dành cho ngành chăn nuôi năm 2009 5.Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam. 11/2005. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Viện chính sách chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trang 5 6. Website: www.hungvietcomposite.com 7. website: www.laodong.com.vn 8. website: www.nong nghiep.vn 9. website: www.thaibinh.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc160.doc
Tài liệu liên quan