Luận văn Các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải xăng dầu tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, em đã được tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và có điều kiện nghiên cứu để viết luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải xăng dầu tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu ”. Mục tiêu của đề tài là đi sâu tìm hiểu về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty, với hai chỉ tiêu đánh giá chủ yếu là doanh thu và chi phí. Công ty đã đạt được nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu mặc dù đây là lĩnh vực kinh doanh còn mới mẻ với Công ty, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế, xuất phát từ những thực tế trên. Em đã đưa ra một số các giải pháp để khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả, kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu tại đơn vị. Để áp dụng các biện pháp này, Công ty cũng cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ các cơ quan chức năng của Nhà nước đồng thời có sự đầu tư hiệu chỉnh, phân tích sâu sắc các tác động, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế kinh doanh.

doc83 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải xăng dầu tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiểu hao hụt xăng dầu tới mức thấp nhất trong quá trình vận chuyển. - Xăng dầu là loại hàng hoá đặc biệt cho nên công tác vận chuyển xăng dầu cũng mang tính đặc thù riêng. Vì vậy chỉ có các đơn vị có đủ năng lực, kỹ thuật, kinh nghiệm mới được phép hoạt động vận tải xăng dầu và phải được sự đồng ý, cho phép của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, đồng thời tuân thủ nghiêm nghặt các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật của ngành thì các phương tiện vận chuyển này mới được hoạt động theo quy định của Tổng công ty. 2.5.2.4- Cơ sở vật chất kỹ thuật vận tải chuyên dụng của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu. - Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là đơn vị lâu năm trong ngành xăng dầu trong đó kinh doanh vật tư thiết bị xăng dầu là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. Kể từ sau cổ phần hoá năm 2001, đơn vị tự hạch toán kinh doanh, cơ chế của nhà nước cũng thông thoáng hơn đối với các công ty của nhà nước sau cổ phần hoá. Để khai thác tiềm năng và các quan hệ sẵn có của đơn vị, đồng thời mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá Công ty đã đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động vận tải xăng dầu trước tiên là phục vụ cho hoạt động bán lẻ xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của đơn vị và phục vụ nhu cầu vận tải xăng dầu của các đơn vị ngoài Công ty. - Trong những năm gần đây đơn vị đã chú trọng nhiều tới hoạt động dịch vụ vận tải đặc biệt là hoạt động vận tải xăng dầu do nhu cầu tiêu dùng xăng dầu liên tục gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự xuất hiện của hàng loạt các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc các công ty xăng dầu và các cửa hàng tư nhân vì thế nhu cầu về dịch vụ vận tải xăng dầu cũng không ngừng gia tăng, nắm bắt được thời cơ này Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu với kinh nghiệm lâu năm trong ngành xăng dầu đã chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh mới này đầu tư vào hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu nhăm khai thác tối đa lợi thế của đơn vị. - Hàng năm Công ty luôn dành một khoản đầu tư nhất định nhằm duy trì và mở rộng, đổi mới phương tiện vận tải hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải xăng dầu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng chuyên chở được nhiều hơn, an toàn hơn. Tình hình phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng của Công ty Đơn vị: chiếc. STT Chỉ tiêu Dung tích (lit) Năm2003 Năm2004 Năm2005 1 Xe si-tec loại 1 6.000 2 1 1 2 Xe si-tec loại 2 10.000 2 2 2 3 Xe si-tec loại 3 16.000 0 0 1 4 Xe si-tec loại 4 20.000 0 1 1 - Từ bảng số liệu thống kê phương tiện xe si-tec vận tải xăng dầu chuyên dụng, ta có thể thấy rằng trong những năm gần đây đơn vị liên tục dành đầu tư phát triển thêm phương tiện vận tải mới thay thế cho phương tiện vận tải đã cũ lạc hậu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn trong vận chuyển xăng dầu. Cụ thể năm 2003 Công ty có 4 xe si-tec, 2 xe loại dung tích 6.000 lit và 2 xe loại 10.000 lit; sang năm 2004 đơn vị mua thêm 1 xe loại 20.000lit là loại xe si-tec mới và có dung tích lớn nhất hiện nay ở nước ta, đáp ứng nhu cầu vận chuyển số lượng lớn theo yêu cầu của khách hàng đồng thời thanh lý 1 xe loại 6.000 lit sử dụng lâu không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; sang năm 2005 Công ty đã mua thêm 1 xe si-tec loại 16.000 lit nhằm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển xăng dầu của đơn vị và của khách hàng. + Tính đến thời điểm cuối năm 2005 Công ty đã có tổng số 5 xe si-tec các loại gồm: 1 xe loại 6.000 lit, 2 xe loại 10.000 lit, 1 xe loại 16.000 lit và 1 xe loại 20.000 lit, đưa năng lực vận chuyển của đơn vị tăng gần gấp đôi năm 2003 với tổng dung tích vận chuyển một thời điểm là 62.000 lit so với 32.000 lit năm 2003 và 46.000 lit của năm 2004. - Cùng với việc đầu tư mở rộng số đầu phương tiện vận chuyển xăng dầu, phản ánh sự quan tâm của Công ty với lĩnh vực vận tải xăng dầu mà đơn vị mới tham gia kể từ sau khi được cổ phần hoá vào năm 2001 đến nay. - Đi cùng vơi mở rộng quy mô hoạt động vận tải xăng dầu là sự gia tăng về số lao động trực tiếp vào hoạt động này, đi cùng với mỗi đầu xe tương ứng là một công nhân lái xe, năm 2003 có 3 lái xe si- tec, năm 2004 là 4 lái xe và năm 2005 Công ty có 5 lái xe chuyên vận hành xe si-tec chuyên dụng có trình độ tay nghề chuẩn theo quy định của ngành. Bên cạnh đó hàng năm đơn vị đều tổ chức huấn luyên về an toàn giao thông, anh toàn vận tải xăng dầu và phòng tránh cháy nổ cho tất cả đội ngũ lao động tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động vận tải xăng dầu của đơn vị. - Hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu trong thời gian qua là lĩnh vực mới có nhiều tiềm năng phát triển vì vậy Công ty đã liên tục mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường số lượng xe mới, hiện đại phù hợp với tiến trình phát triển của đơn vị và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về phát triển và mở rộng loại hình kinh doanh theo hướng đa dạng, tuân theo xu thế và định hướng phát triển của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. 2.5.2.5- Hoạt động vận tải xăng dầu nội bộ của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu. - Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là một đơn vị trước cổ phần hoá thuộc Tổng công ty xăng dầu. Chức năng chính của đơn vị là kinh doanh sản xuất và xuất nhập khẩu thiết bị xăng dầu phục vụ cho nhu cầu của các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty xăng dầu ngoài ra Công ty còn là đại lý bán lẻ xăng dầu vì vậy với lợi thế là một đơn vị cung cấp thiết bị xăng dầu nên Công ty tự tổ chức vận tải xăng dầu đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc đơn vị. - Trước cổ phần hoá Công ty có 3 cửa hàng bán lẻ xăng dầu: + Cửa hàng số 2 Yên Viên. + Cửa hàng 12A La Thành. + Cửa hàng số 1 Vĩnh Ngọc. - Hiện nay Công ty có 6 cửa hàng bán lẻ xăng dầu: + Cửa hàng số 2 Yên Viên. + Cửa hàng 12A La Thành. + Cửa hàng số 6 Ngọc Khánh. + Cửa hàng số 1 Vĩnh Ngọc. + Cửa hàng Sài Đồng Hà Nội. + Cửa hàng Đại Yên Hà Tây. - Để đáp ứng nhu cầu xăng dầu bán lẻ xăng dầu cho các cửa hàng này đơn vị tự tổ chức vận chuyển xăng dầu từ Tổng kho Đức Giang tới các cửa hàng. + Trước cổ phần hoá Công ty có sử dụng 2 xe si-tec loại 6.000 lit phục vụ cho 3 cửa hàng số 2 Yên Viên, cửa hàng 12A La Thành, cửa hàng số 1 Vĩnh Ngọc. Trong giai đoạn này mức độ bán lẻ xăng dầu của 3 cửa hàng còn thấp nên công suất sử dụng xe của đội xe vận chuyển là thấp với tần suất 0,8 lượt/ngày, đây là công suất sử dụng rất thấp gây lãng phí lớn cho việc sử dụng phương tiện vận chuyển xăng dầu. + Sau cổ phần hoá năm 2001 Công ty đã mở rộng hoạt động bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng cũ của đơn vị đồng thời xây dựng thêm 3 cửa hàng bán lẻ mới là cửa hàng số 6 Ngọc Khánh (năm 2001), cửa hàng Sài Đồng Hà Nội (năm 2003) và năm 2004 Công ty xây dựng thêm cửa hàng bán lẻ xăng dầu Đại Yên Hà Tây. Nâng tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc Công ty đến thời điểm hiện nay là 6 cửa hàng. - Cùng với mở rộng quy mô bán lẻ xăng dầu của Công ty thì nhu cầu vận chuyển xăng dầu tới các cửa hàng bán lẻ của đơn vị cũng tăng lên đóng góp tích cực vào doanh thu của Công ty trong thời gian qua. Doanh thu hoạt động bán lẻ xăng dầu của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Đơn vị: triệu đồng và m3 N¨m NghÞ quyÕt §HC§TL KÕt qu¶ thùc hiÖn Tû lÖ % S¶n l­îng D. thu S.l­îng D. thu S. l­îng D. thu 2003 1.900 10.050 7.820 31.900 411,6% 317,4% 2004 2.000 10.580 7.199 28.790 360% 272,1% 2005 3.000 15.810 6.267 32.100 208,9% 203% - Qua bảng số liệu về doanh thu hoạt động bán lẻ xăng dầu của đơn vị trong 3 năm gần đây có thể thấy rằng kết quả kinh doanh xăng dầu tăng trưởng tốt liên tục có sự tăng lên về doanh thu năm 2003 doanh thu là 31.900 triệu đồng, vượt so với kế hoạch 317,4% , năm 2004 vượt kế hoạch là 272,1% đạt doanh thu 28.790 triệu đồng, năm 2005 doanh thu bán lẻ xăng dầu là 32.100 triệu đồng vượt so với kế hoạch là 203%. Hoạt động bán lẻ xăng dầu đóng góp lớn vào tổng doanh thu của Công ty khoảng 29,5% năm 2005. + Để có được doanh thu từ hoạt động bán lẻ xăng dầu không thể không nhắc tới vai trò của khâu vận chuyển xăng dầu, luôn cung cấp và vận chuyển kịp thời xăng dầu tới các cửa hàng thuộc Công ty với tần xuất hoạt động của các xe si-tec đạt khoảng 2,75 lượt/ngày (năm2005) tăng hiệu quả sử dụng phương tiện gấp 4 lần so với trước khi cổ phần hoá năm 2001 ( 0.8 lượt/ngay ). + Hoạt động vận tải xăng dầu của đơn vị trong các năm vừa qua luôn diễn ra nhanh kịp thời, không để tình trạng thiếu hụt xăng dầu do thiếu nguồn cung cấp hay do hoạt động vận tải gây ra, hoạt động bán lẻ diễn ra liên tục không bị gián đoạn do hết xăng dầu trong những năm qua. Tạo uy tín cho hệ thống cửa hàng của đơn vị dù bị ảnh hưởng rất lớn từ những biến động điều chỉnh về giá cả bán lẻ xăng dầu của Nhà nước trong những năm vừa qua. 2.5.2.6- Thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu. - Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, ngoài chức năng chính là kinh doanh thiết bị xăng dầu còn kiêm bán lẻ xăng dầu qua hệ thống 6 cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện nay. Cùng với sự phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá hình thức kinh doanh Công ty trong thời gian gần đây đã tập trung vào hoạt động vận tải xăng dầu cho các cửa hàng trực thuộc mà đơn vị còn hướng tới phát triển mạnh hơn hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu mới mở của các đơn vị thuộc Tổng công ty và đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tư nhân. - Năm 2005 tổng doanh thu từ các loại hình dịch vụ của Công ty là 8.506 triệu đồng trong đó chủ yếu dựa vào cho thuê văn phòng, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác. Hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu của đơn vị chính thức bắt đầu từ năm 2003 sau 3 năm hoạt động thì dịch vụ này đã đóng góp đáng kể vào doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khoảng 1.751 triệu đồng năm 2005. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu từ năm 2003-2005 Đơn vị: triệu đồng Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ đạt(%) 2003 500 631 126,2% 2004 1.100 1.249 113,5% 2005 1.500 1.751 116.7% - Qua bảng doanh thu từ hoạt động vận tải xăng dầu ta có thể thấy tuy mới hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu từ đầu năm 2003 nhưng hoạt động nay đã đem lại doanh thu 631 triệu đồng năm 2003 vượt mức kế hoạch đặt ra 500 triệu đồng là 126,2%. Với kết quả của năm đầu tiên tham gia vào lĩnh vực mới mẻ của Công ty thì đây là mức doanh thu rất khả quan hứa hẹn một lĩnh vực kinh doanh sẽ nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. + Năm 2004 kế hoạch đặt ra đối với hoạt động dịch vụ vận tải là đạt doanh thu 1.100 triệu đồng, bằng sự nỗ lực cố gắng hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu đã đem lại cho đơn vị doanh thu 1.249 triệu đồng đạt 113,5% so với kế hoạch đặt ra. + Năm 2005 hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu của đơn vị đạt doanh thu 1.751 triệu đồng so với mức kế hoạch 1.500 triệu đồng đặt ra theo kế hoạch, đạt 116,7% kế hoạch. - Có thể nói với thời gian 3 năm hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu là khoảng thời gian ngắn nhưng đã dần khẳng định được chỗ đứng trong hoạt động của đơn vị đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của Công ty trong 3 năm qua với tỷ lệ tăng doanh thu liên tục từ 631 triệu đồng năm 2003 lên 1.751 triệu đồng năm 2005, đây là mức tăng đáng kể của hoạt động vận tải đặc biệt như với đơn vị mới tham gia vào hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu từ năm 2003 đến nay. - Nguyên nhân: + Công ty đã đầu tư thêm nhiều xe vận tải chuyên dụng si-tec mới hiện đại có dung tích vận tải lớn nâng tổng số xe chuyên dụng lên 5 chiếc, 1 xe loại 20.000 lit, 1 xe loại 16.000 lit, 2 xe loại 10.000 lit và 1 xe loại 6.000 lít; đưa năng lực vận chuyển xăng dầu tại một thời điểm lên 62.000 lit. + Ngoài vận chuyển xăng dầu cho các cửa hàng trực thuộc, đơn vị đã chủ động tiếp cận tìm kiếm các đối tác ngoài Công ty là các cửa hàng bán lẻ xăng dầu mới mở mà đơn vị cung cấp và lắp đặt vật tư thiết bị. + Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhu cầu năng lượng không ngừng gia tăng trong toàn bộ nền kinh tế vì vậy nhu cầu vận tải nói chung tăng lên nhanh chóng. + Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là cổ đông chi phối của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu đã tạo các điều kiện ưu đãi nhất cho trong quyền hạn của mình để đơn vị có thể mở rộng quy mô và loại hình kinh doanh, tìm kiếm các loại hình kinh doanh mới phù hợp với năng lực, khả năng của đơn vị nhằm nâng cao khả năng kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận phù hợp với đinh hướng phát triển của Đảng và Nhà nước. - Từ khi tham gia vào hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu năm 2003 Công ty đã tích cực chủ động tìm kiếm các đối tác có nhu cầu dịch vụ vận tải, khai thác triệt để lợi thế của đơn vị với lĩnh vực kinh doanh truyền thống là cung cấp lắp đặt vật tư thiết bị cho ngành xăng dầu và thi công các công trình xăng dầu ở các địa phương là một lợi thế rất tốt cho đơn vị có thể mở rộng khách hàng trong lĩnh vực vận tải xăng dầu cho các cửa hàng này. Doanh thu dịch vụ vận tải qua các khách hàng Đơn vị: triệu đồng Khách hàng Doanh thu năm 2003 Doanh thu năm 2004 Doanh thu năm 2005 Cửa hàng xăng dầu Đông Anh 402 495 521 Cửa hàng xăng dầu TX Hà Đông 229 354 378 Cửa hàng xăng dầu Sơn Hải - Cầu Giẽ 0 0 115 Cửa hàng xăng dầu thị trấn Văn Điển 0 400 472 Cửa hàng xăng dầu TX Vĩnh Yên 0 0 265 Tổng doanh thu 631 1.249 1.751 - Qua bảng doanh thu từ dịch vụ vận tải xăng dầu của Công ty ta có thể thấy rằng từ năm 2003 doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu đã co doanh thu 631 triệu đồng với hai khách hàng là: Cửa hàng xăng dầu Đông Anh với doanh thu là 402 triệu đồng, Cửa hàng xăng dầu TX Hà Đông có doanh thu 229 triệu đồng. + Năm 2004 Công ty đã không những duy trì làm dịch vụ vận tải xăng dầu cho hai khách hàng năm 2003 mà còn mở rộng thêm khách hàng mới là: Cửa hàng xăng dầu thị trấn Văn Điển đạt doanh thu 400 triệu đồng, cùng với đó là sự gia tăng doanh thu từ khách hàng cũ nâng tổng doanh thu năm 2004 của hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu lên 1.249 triệu đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2003 khoảng 97,9%, phản ánh sự nỗ lực rất lớn của Công ty trong hoạt động vận tải xăng dầu. + Tới năm 2005 đơn vị đã tiếp tục duy trì hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu cho các khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp tục mở rộng thêm hai khách hàng mới là: Cửa hàng xăng dầu Sơn Hải- Cầu Giẽ có doanh thu 115 triệu đồng, Cửa hàng xăng dầu TX Vĩnh Yên doanh thu đạt 265 triệu đồng, nâng tổng doanh thu của hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu lên 1.751 triệu đồng tăng khoảng 40,2% so với năm2004 do mở rộng thêm đối tượng khách hàng phục vụ và sự gia tăng doanh thu từ các khách hàng truyền thống của đơn vị như Cửa hàng xăng dầu Đông Anh đã đóng góp 521 triệu đồng vào tổng doanh thu năm 2005 của toàn bộ hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu của Công ty. 2.5.3- Đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu của Công ty. 2.5.3.1- Những thành tích đã đạt được - Bằng sự nỗ lực thúc đẩy công tác duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu trong thời gian ngắn từ khi doanh nghiệp hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu năm 2003 Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như: + Doanh thu của Công ty không ngừng tăng, doanh thu thu được từ hoạt động vận tải xăng dầu không ngừng tăng cao năm 2003 mới đạt 631 triệu đồng với tốc độ tăng 97,9% năm 2004 doanh thu tăng thêm là 618 triệu đồng và tới năm 2005 doanh thu tăng thêm 40,2% so với năm 2004 đạt tổng doanh thu là 1.751 triệu đồng. + Bước sang năm 2006, nhận thức được vai trò của việc phát triển nghiên cứu mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ đi cùng với duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống Công ty đã có nhiều biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu đóng góp tích cực hơn vào tổng doanh thu của doanh nghiệp: + Thiết lập mối quan hệ thân thiện với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu mà đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải xăng dầu. + Xây dựng lại hệ thống cung đường vận chuyển và phương tiện vận chuyển xăng dầu cho phù hợp và hiệu quả hơn. + Cần sửa chữa các phương tiện vận tải hiện có cho đảm bảo an toàn trong vận chuyển xăng dầu. + Tận dụng các mối quan hệ trong xây lắp và cung cấp thiết bị xăng dầu để mở rộng đối tượng khách hàng cung cấp dịch vụ vận tải đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ xăng dầu mới được mở. + Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng tuần vận chuyển xăng dầu cho khách hàng đảm bảo luôn sẵn sàng cung cấp dịch vận chuyển cho khách hàng trong mọi trường hợp, tình huống tạo uy tín với khách hàng. + Chú trọng đào tạo bồi dưỡng trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan tới hoạt động dịch vụ vận tải đảm bảo lái xe an toàn tuyệt đối và có đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ trong khi vận chuyển xăng dầu. + Hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu phải đóng góp tích cực hơn vào kết quả kinh doanh của toàn Công ty, tiến tới tự hạch toán kinh doanh của đội xe vận chuyển xăng dầu. 2.5.3.2- Những tồn tại và hạn chế của Công ty - Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong thời gian qua Công ty còn gặp không ít khó khăn, hạn chế trong việc duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu. - Công tác nghiên cứu và điều tra xác định nhu cầu thị trường: + Công tác nghiên cứu và điều tra xác định nhu cầu thị trường chưa được sự quan tâm đúng mức. + Công ty chưa có ngân sách từng năm kinh doanh cho hoạt động nghiên cứu và điều tra xác định nhu cầu và dự báo thị trường. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì đơn vị cần có nguồn ngân sách cho công tác nghiên cứu, dự báo thị trường và lập kế hoạch kế hoạch kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu. + Cần có cơ chế phối hợp thông tin trong toàn công ty đặc biệt là bộ phận xây lắp, cung cấp thiết bị từ đó mở rộng lượng khách hàng cho hoạt động dịch vụ vận tải. + Trong tương lai cần sự đầu tư đúng đắn, đầy đủ hơn về trang bị cũng như con người cho công tác dự báo, nghiên cứu thị trường. - Vấn đề định giá dịch vụ: Hàng hoá vận chuyển của đơn vị là loại hàng hoá đặc biệt cần phương tiện chuyên dụng, yêu cầu kỹ thuật khắt khe mới có thể đảm bảo an toàn vì vậy việc xác định mức giá dịch vụ vận tải như thế nào cho hợp lý đảm bảo doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi là rất khó khăn khi cơ chế xác định giá dịch vụ vận tải xăng dầu chưa có tiêu thức xác định rõ ràng từ phía nhà nước và cơ quan chủ quản. - Nguồn vốn của Công ty là có hạn và có nhiều danh mục, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của đơn vị cần đầu tư nên không phải lúc nào hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu cũng có thể tìm kiếm được nguồn vốn đầu tư như các khoản đầu tư lớn mua sắm phương tiện vận chuyển xăng dầu làm bỏ lỡ mất cơ hội đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. - Hệ thống hoạt động maketing, tiếp thị tiếp cận thu hút khách hàng chưa được sử dụng làm ảnh hưởng đến kế hoạch của đơn vị. 2.5.3.3- Nguyên nhân của những tồn tại. - Đối với công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường: Trong quá trình tìm kiếm và nghiên cứu nhu cầu thị trường Công ty còn chưa có mối liên hệ thực sự với khách hàng, chưa nắm bắt đầy đủ các nhu cầu và mong muốn của khách hàng về dịch vụ và chất lượng dịch vụ. - Với công tác xác định giá cả: Xác định giá cả và phương thức thanh toán của Công ty còn chưa linh hoạt, chưa tạo ra sự thông thoáng là động lực của cạnh tranh. - Quá trình đầu tư trang bị và phương tiện vận chuyển xăng dầu chuyên dụng đòi hỏi một khoản đầu tư kinh phí ban đầu rất lớn hàng tỷ đồng. Lợi ích trước mắt chưa thấy mà số kinh phí bỏ ra đầu tư quá lớn làm cho không ít người trong ban lãnh đạo Công ty phân vân không dám quyết định. - Cần kể đến năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên còn hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ với đơn vị, kể cả cán bộ lãnh đạo cũng như công nhân lao động. - Ngoài ra còn các nguyên nhân khách quan bên ngoài doanh nghiệp: + Công ty mới tham gia vào lĩnh vực vận tải xăng dầu phải cạnh tranh với rất nhiều đơn vị đã hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu lâu năm, được chuyên môn hoá và có cơ sở vật chất vận tải chuyên dùng mạnh. + Xăng dầu là loại hàng hoá rất đặc biệt chịu ảnh hưởng rất lớn vào nguồn cung cấp và sự biến động giá cả của thị trường thế giới cùng với sự điều chỉnh giá cả xăng dầu của Nhà nước làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. - Với những vướng mắc đó trong những năm qua Công ty đã nỗ lực tìm kiếm hướng đi phù hợp cho mình nhằm phát huy các lợi thế và hạn chế tối đa những nguyên nhân ảnh hưởng trên. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1.1. Quan điểm phát triển của ngành về hoạt động dịch vụ vận tải. - Phát triển hệ thống dịch vụ vận tải của đất nước với quy mô hiện đại và đồng bộ ngang tầm với trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực nhằm thoả mãn yêu cầu phát triển kinh tế, củng cố a ninh quốc phòng trong thập kỷ tới đồng thời tạo đà cho nền kinh tế cất cánh vào đầu thế kỷ XXI. - Tập trung cải tạo, sửa chữa nâng cấp hệ thống dịch vụ vận tải hiện đại đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, chú trọng tới các tuyến dịch vụ vận tải xuyên quốc gia, nối các trung tâm công nghiệp, các đô thị, các đặc khu kinh tế, khu chế xuất…, các tuyến nối với hệ thống dịch vụ vận tải của các quốc gia có chung đường biên giới. - Hình thành các tập đoàn Công ty mạnh ở từng chuyên ngành nhất là đường biển, hàng không, đường bộ, đường sắt. Trên lĩnh vực dịch vụ vận tải hình thành các tập đoàn dịch vụ vận tải bốc xếp mạnh, nhanh chóng phát triển tổ chức liên hiệp dịch vụ vận tải trong nước, áp dụng rộng rãi tổ chức dịch vụ vận tải đa phương thức giữa các quốc gia. - Đào tạo nâng cấp đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, các nhà doanh nghiệp giỏi, công nhân lành nghề về dịch vụ vận tải ngang tầm với yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học điều khiển, khoa học quản lý, vi tính hoá hệ thống thông tin trong ngành dịch vụ vận tải, trong công tác điều khiển vận hành của quá trình dịch vụ vận tải, trong công tác tổ chức khai thác và quản lý ngành dịch vụ vận tải. 3.1.2. Mục tiêu phát triển của ngành về lĩnh vực dịch vụ vận tải. - Thoả mãn mọi yêu cầu về vận chuyển rời hàng hoá cả về số lượng và chất lượng, phát sinh từ tất cả các hoạt động của nền kinh tế, mọi loại thị trường ( trong nước và quốc tế ). Một số chỉ tiêu lượng hàng hoá của ngành dịch vụ vận tải hàng hoá giai đoạn 2005 - 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Phương án 1 Phương án 2 2005 2010 2005 2010 Khối lượng vận tải hàng 106T 158,0396 365,5823 252,0425 691,7017 Trong đó theo ngành Đường sắt 106T 7,9 18,5 12,6 34,6 Đường bộ 106T 102,7 240 164 450 Đường sông 106T 31,6 70 50,4 138 Đường biển 106T 15,8 37 25 69 Đường hàng không 103T 39,6 82,3 45,2 101,7 Nhịp độ bình quân % 9,7 13,4 - Từ bảng số liệu trên ta thấy ngành dịch vụ vận tải đường bộ có vai trò quan trọng trong toàn ngành, kế hoạch khối lượng vận tải hàng hoá của ngành được đặt ra rất cao theo phương án 1 năm 2005 là 201,7 * 106T hàng đến năm 2010 là 240 * 106T hàng, còn theo phương án 2 thì năm 2005 vận chuyển 164 * 106T hàng và đến năm 2010 là 450 * 106T. - Đây là mức chỉ tiêu cao để thực hiện được các chỉ tiêu trên thì yêu cầu đầu tư cho dịch vụ vận tải trong giai đoạn 2005 – 2010 khoảng 15 – 20 tỷ USD tương ứng với các tình thế phát triển như: Dự kiến đầu tư cho dịch vụ vận tải hàng hoá giai đoạn 2005 – 2010 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Tình thế phát triển I II 1- Toàn ngành dịch vụ vận tải 15.000 18.000 Trong đó: 1.1- Cơ sở hạ tầng giao thông 8.200 9.800 1.2- Phương tiện vận tải và dịch vụ vận tải 6.400 7.400 1.3- Cơ khí và công nghiệp 400 800 2- Chia ra: 2.1- Dịch vụ vận tải đường biển 3.500 4.200 2.2- Đường hàng không 1.500 1.900 2.3- Dịch vụ vận tải đường bộ 6.700 8.100 2.4- Dịch vụ vận tải đường sắt 2.600 2.900 2.5- Đường thuỷ nội địa 700 900 3.1.3. Mục tiêu và phương hướng vận tải của ngành xăng dầu. - Đối với mỗi nền kinh tế để phát triển đòi hỏi về năng lượng cho sản xuất kinh doanh là vô cùng cần thiết nó là điều kiện cần cho nền kinh tế vận hành, trong đó xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, không chỉ là vấn đề sản xuất đủ, cung cấp đủ mà đòi hỏi phải thuận tiện, kịp thời vì vậy khâu vận chuyển cũng rất quan trọng làm sao có thể vận chuyển xăng dầu cung cấp đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu sản xuất của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng xã hội. Xác định vận tải xăng dầu là một hoạt động có hiệu quả và gắn liền với hoạt động kinh doanh xăng dầu, Tổng công ty đã đầu tư phương tiện tiên tiến, hiện đại và đủ điều kiện để vươn ra thị trường vận tải xăng dầu quốc tế - Mục tiêu: + Luôn cung cấp đúng, đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu của Đất nước. + Đảm bảo giữ vững an toàn, a ninh năng lượng quốc gia cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và a ninh quốc phòng. + Phấn đấu đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh và vận tải xăng dầu an toàn, tiết kiệm. + Phấn đấu đưa Tổng công ty xăng dầu thành tập đoàn kinh tế mạnh ngang tầm với khu vực và thế giới, trong đó hoạt động vận tải xăng dầu cần được đầu tư phát triển. - Phương hướng phát triển vận tải xăng dầu của Tổng công ty: + Xây dựng, lập kế hoạch quốc gia về sản xuất, kinh doanh xăng dầu và hoạt động vận tải xăng dầu phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đất nước. + Cần có sự đầu tư cho hoạt động vận tải thông qua việc xây dựng, phát triển đội tàu viễn dương có tổng trọng tải trên 140.000 DWT, đội tầu sông, ven biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng dầu 500km và hơn 1.200 xe xitec với tổng dung tích trên 9.000 m3 trực thuộc sự quản lý các công ty thành viên đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả nước. + Đầu tư đào tạo và huấn luyện đội ngũ thuyền viên chuyên nghiệp cùng với đội tàu hiện đại, luôn đáp ứng yêu cầu của các tổ chức phân cấp tàu trong nước và quốc tế và các yêu cầu của Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng (IPPS Code). + Góp phần xây dựng và khẳng định sức mạnh và uy tín của thương hiệu Petrolimex hôm nay. + Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex ) đang từng bước thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và quy hoạch hóa hệ thống vận tải xăng dầu đạt tiêu chuẩn quốc tế, tương xứng với quy mô của một hãng xăng dầu quốc gia. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VẬN TẢI XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI - Cùng với sự phát triển của ngành Giao thông vận tải nói chung và ngành vận tải xăng dầu nói riêng, hoà nhập với định hướng phát triển của kinh tế Việt Nam: theo định hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, từng bước hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). - Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu trong giai đoạn tới đây phải gắn liền với quy hoạch của ngành Giao thông vận tải và kế hoạch phát triển của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. + Công ty luôn xác định hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu là một lĩnh vực kinh doanh mới trong cơ cấu kinh doanh của đơn vị cần có sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo. + Duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu của đơn vị thông qua ký kết các hợp đồng vận tải cho các khách hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới. + Củng cố dịch vụ vận tải của đơn vị thông qua việc cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng như: dịch vụ kiểm hoá, dịch vụ giám định, dịch vụ tư vấn về kỹ thuật liên quan tới xăng dầu mà đơn vị có thế mạnh. + Tận dụng tối đa chức năng kinh doanh khác của Công ty để khai thác, mở rộng thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu. + Có kế hoạch nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường về dịch vụ vận tải từ đó lên kế hoạch chi tiết trong thiết lập tuyến vận tải và kế hoạch mua sắm phương tiện vận tải chuyên dùng đáp ứng nhu cầu phát triển của khách hàng. + Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh qua việc thiết lập tuyến và khai thác tối đa công suất của trang thiết bị, đồng thời tiết kiệm các chi phí kinh doanh thông qua khoán km vận hành,… - Ngoài ra cần phải chú ý tới nhân tố con người, đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của Công ty. Cần giành một khoản kinh phí nhất định hàng năm cho đầu tư phát triển nguồn lực con người: nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện môi trường làm việc, thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong vận tải xăng dầu, trang bị đầy đủ thiết bị phòng chống cháy nổ cho các xe vận hành. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VẬN TẢI XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX Qua phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu của Công ty ở trên đã cho chúng ta thấy những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, nhất là các mặt còn yếu kém làm hạn chế chất lượng dịch vụ vận tải và mở rộng dịch vụ vận tải xăng dầu của đơn vị. Để khắc phục được những tồn tại này ban lãnh đạo Công ty phải phân tích tìm ra nguyên nhân của những tồn tại từ đó đề ra hướng giải quyết thích hợp, hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại Công ty với tình hình cụ thể của đơn vị em xin đề xuất một số hướng giải quyết như sau: 3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. - Do dịch vụ vận tải là một lĩnh vực kinh doanh mới của Công ty nên công tác nghiên cứu, dự báo thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu gần như chưa có vì vậy đơn vị cần có sự quan tâm đúng mức tới công tác này vì nó là bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động kinh doanh sau đó. Có làm tốt được công tác điều tra, nghiên cứu và dự báo thị trường mới giúp Công ty có khả năng củng cố và phát triển thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu. - Thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu là thị trường Công ty cần nắm bắt, trước hết cần chú ý đến các vấn đề sau: + Nhu cầu vận chuyển. + Luồng tuyến vận chuyển. + Phương tiện vận chuyển. + Yêu cầu vận chuyển. - Nhu cầu vận chuyển không chỉ là nhu cầu vận chuyển vật chất thông thường mà đối với vận tải xăng dầu là vận chuyển loại hàng hoá thiết yếu, đáp ứng nhu cầu cho nhiều thành phần kinh tế và đời sống xã hội. Nắm bắt được nhu cầu này Công ty cần cố gắng thực hiện tìm kiếm nhu cầu vận chuyển. - Luồng tuyến vận chuyển là một yếu tố quyết định đến kết quả của quá trình vận chuyển, Công ty sau khi nắm bắt và tiếp cận được nhu cầu vận chuyển phải tiến hành xem xét, lựa chọn luồng tuyến vận chuyển, nếu lựa chọn luồng tuyến hợp lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả vận chuyển bởi lựa chọn được luồng tuyến chính xác giúp Công ty giảm được chi phí bất hợp lý và thời gian lao động xã hội lãng phí cho bản thân đơn vị cũng như toàn xã hội. Việc lựa chọn luồng tuyến vận chuyển phụ thuộc vào khối lượng vận chuyển, chưa chắc tuyến đường ngắn nhất lại hiệu quả nhất mà phải lựa chọn luồng tuyến phù hợp nhất, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của chủ hàng. - Từ việc điều tra luồng tuyến vận chuyển, nhu cầu vận chuyển ít hay nhiều mà Công ty xây dựng phương án về phương tiện vận chuyển hay dung tích loại xe cho phù hợp và hiệu quả nhất. - Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu thị trường không thể quên đối với vận tải xăng dầu cần đặc biệt chú ý tới các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và công tác đảm bảo an toàn trong vận chuyển bởi xăng dầu là loại hoá chất độc hại, rễ cháy nổ, khó bảo quản,…, để từ đó chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị cần thiết khi hàng được chuyển đi. - Tuy nhiên trong các bước phân tích trên việc xác định nhu cầu vận chuyển là rất quan trọng. Chiến lược xác định nhu cầu vận chuyển là cơ sở để đầu tư phát triển các loại phương tiện vận tải. Để xác định chính xác nhu cầu dịch vụ vận tải Công ty cần nghiên cứu các chương trình, kế hoạch kinh tế xã hội, dự báo phát triển khoa học kỹ thuật và sự chuyển biến của thị trường xăng dầu,….Việc nghiên cứu nhu cầu vận chuyển chiến lược phải được xem xét toàn diện cho cả nền kinh tế cũng như của ngành xăng dầu. - Mặt khác để tăng cường sức cạnh tranh của đơn vị trên thị trường Công ty cần củng cố và mở rộng thị trường trên cơ sở phân tích đối thủ canh tranh một cách có hệ thống. Có nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Công ty mới có thể đưa ra các phương pháp thích hợp để dành chiến thắng, song cạnh tranh để tìm hiểu đối thủ cạnh tranh Công ty cần trả lời các câu hỏi sau: + Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là ai? + Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh là gi? + Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh? + Thái độ mạo hiểm của đối thủ cạnh tranh? + Cách phản ứng của họ thế nào trước các đối thủ? Công tác nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết, nhận thức được vấn đề này Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu không ngừng tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải xăng dầu từ đó dựa vào các thế mạnh vốn có để xâm nhập thị trường đặc biệt với khách hàng mới, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mang lại lợi ích cho đơn vị. 3.3.2. Xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để thực hiện một công việc đạt được kết quả cao, nhất thiết phải xây dựng cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh, cụ thể và chi tiết. Một kế hoạch được coi là tốt phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Kế hoạch xây dựng phải đúng tiến độ: Kế hoạch sản xuất thực chất là kế hoạch mục tiêu do đó đòi hỏi phải đúng tiến độ để các kế hoạch hỗ trợ khác làm căn cứ xây dựng. Kế hoạch sản xuất được xây dựng sớm sẽ tạo điều kiện cho giai đoạn thực hiện tổ chức sản xuất, qua đó các nguồn lực của Công ty có thể được huy động để đáp ứng đúng lúc, đúng số lượng, chất lượng,… nhằm nâng cao hệ số thời gian sử dụng máy móc thiết bị, thời gian lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông thường đối với kế hoạch năm thì tháng 10 năm báo cáo doanh nghiệp phải xây dựng xong kế hoạch, phương hướng phấn đấu cho năm tiếp theo. - Kế hoạch kinh doanh phải được xây dựng trên các căn cứ, cơ sở khoa học: Đối với Công ty để kế hoạch mang tính khả thi cao thì bộ phận lập kế hoạch phải tiến hành một loạt các phán đoán, phân tích bao gồm: phán đoán môi trường vĩ mô, môi trường ngành, môi trường nội bộ; đó là các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, về mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành,…. Để thực hiện các yêu cầu này Công ty cần tiến hành thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác và phải có phương pháp sử lý thông tin phù hợp. Phải lập các căn cứ cần thiết, đáng tin cậy để xây dựng kế hoạch đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Kế hoạch phải khai thác mọi khả năng của Công ty: + Khi nhu cầu cao hơn khả năng Công ty cần tập trung mọi nguồn lực, biện pháp đáp ứng được nhu cầu thị trường; tức là đơn vị phải lựa chọn thị trường mà khả năng phục vụ của Công ty là tốt nhất, hiệu quả nhất, để tập trung năng lực vào khai thác nó, không nên đầu tư dàn trải. + Khi nhu cầu thấp hơn khả năng Công ty cần phải tìm biện pháp đa dạng hoá mở rộng phạm vi hoạt động trong điều kiện có thể. Tức là đòi hỏi sự linh hoạt bởi máy móc thiết bị không hoạt động vẫn chịu khấu hao, đồng thời là sự mất ổn định khác sẽ xảy ra khi người lao động không có thu nhập. Vì vậy đơn vị phải chủ động khai thác các sản phẩm phụ bên cạnh dịch vụ chính chủ đạo để đưa vào kế hoạch kinh doanh. - Kế hoạch phải đảm bảo đem lại lợi nhuận tối ưu: Lợi nhuận là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Muốn vậy công tác lập kế hoạch của Công ty là: + Hướng tới hiệu quả, hiệu quả là mục tiêu hàng đầu cho việc xây dựng, lựa chọn và quyết định phương án kinh doanh của Công ty. + Yêu cầu hệ thống đồng bộ vì doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống thống nhất của nền kinh tế quốc dân. + Phương án kinh doanh phải khả thi. + Kế hoạch phải linh hoạt, có thể điều chỉnh theo yêu cầu thay đổi của môi trường và điều kiện kinh doanh. + Kết hợp đúng đắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích quốc gia. Do vậy bằng cách lựa chọn dịch vụ thích hợp với Công ty và yêu cầu thị trường, tập trung tối đa những cơ hội thị trường mang lại cho đơn vị, thực hiện phân tích đánh giá kết quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả xã hội trên góc độ tổng thể để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Kế hoạch đặt ra phải phù hợp với sự quản lý của các bộ chức năng: Bộ phận kế hoạch phải phối hợp chắt chẽ giữa các phòng ban, phải bao quát các thông tin, mở sổ sách theo dõi mỗi kỳ sản xuất kinh doanh. Cán bộ nhân viên ở bộ phận lập kế hoạch phải nắm vững năng lực tổ chức, phối hợp giữa các khâu. Kế hoạch phải được thực hiện trong từng giai đoạn, phải tiếp cận thông tin và tiến hành phân tích tổng hợp số liệu về khách hàng, thị trường để nâng cao chất lượng trong công tác lập kế hoạch của Công ty. 3.3.3. Triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. - Vấn đề lập một kế hoạch tốt trên cơ sở phân tích thông tin thực tiễn và cơ sở khoa học cần phải đưa kế hoạch vào triển khai thực tiễn như thế nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh đúng tiến độ. - Để kế hoạch đi vào thực tiễn trước hết phải có nguồn tài chính đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời tránh tình trạng thiếu vốn khi kế hoạch đang được triển khai. - Trong quá trình triển khai kế hoạch thường phát sinh nhiều những tình huống đột xuất nên người quản lý cần nắm vững kế hoạch, thường xuyên kiểm soát tiến trình thực hiện kế hoạch xác định mục tiêu, tiến độ đã dự kiến, cần theo dõi các chỉ tiêu sau: + Doanh thu thực tế so với mức dự kiến trong kế hoạch. + Thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu thị phần Công ty với đối thủ cạnh tranh. + Thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. - Khi phát hiện kế hoạch ban đầu không còn phù hợp phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế Công ty. - Cuối cùng điều quyết định đến mọi vấn đề đó chính là hệ thống quản lý của doanh nghiệ; doanh nghiệp thất bại có tới 90% là do quản lý tồi. Trong cơ chế hiện nay thì kế hoạch phải phù hợp với bộ máy quản lý song bộ máy quản lý phải năng động phù hợp với sự biến động của nhịp độ kinh tế chung, sự biến động trong môi trường kinh doanh dưới sự phát triển kinh tế của khu vực và toàn cầu hoá. 3.3.4. Đổi mới và sử dụng hợp lý các loại phương tiện. - Kể từ sau khi được cổ phần hoá năm 2001 Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đã không ngừng đổi mới chính sách, cơ chế quản lý, mở rộng hình thức kinh doanh mới nhiều tiềm năng. Trong đó hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu của đơn vị mới chỉ bắt đầu từ năm 2003 nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước và ngành xăng dầu nói chung và sự phát triển của Công ty nói riêng đơn vị đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu dịch vụ vận tải xăng dầu của xã hội đặc biệt là thì trường Hà Nội và khu vực lân cận Hà Nội. Trong thời gian tới để nâng cao năng lực vận chuyển dịch vụ vận tải xăng dầu cần các biện pháp cơ bản sau: + Trang bị thêm xe si – tec chuyên dùng cho vận tải xăng dầu, đặc biệt là loại xe dung tích lớn 20.000 lit. + Cần sủa chữa, trang bị lại cho các xe đã sử dụng lâu năm cho phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong vận chuyển xăng dầu. + Bố trí lại tuyến đường đi, kế hoạch kinh doanh nhằm giảm trừ các chi phí phát sinh, giảm tình trạng lãng phí các yếu tố nguồn lực của đơn vị. + Các bộ phận nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động dịch vụ vận tải cần được trang bị những thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động dịch vụ vận tải xăng dầu được thực hiện nhanh chóng như máy vi tính, máy fax, điện thoại,… - Vận đề sử dụng hợp lý các loại phương tiện vận tải hiện có: Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải xăng dầu Công ty mới tham gia từ năm 2003 nhưng áp lực cạnh tranh trong hoạt động dịch vụ vận tải ngày càng gia tăng; vì thế buộc các doanh nghiệp phải cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ đối khách hàng. Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu mới tham gia thị trường dịch vụ vận tải xăng dầu nên trang bị, năng lực vận chuyển còn nhỏ, kinh nghiệp vận tải chưa nhiều nên còn gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển đặc biệt là các hợp đồng vận chuyển xăng dầu nhanh, số lượng lớn nhiều khi không dám nhận các hợp đồng loại này. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc sử dụng hợp lý số phương tiện hiện có của đơn vị là rất quan trọng để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần phải thực hiện tốt một số công tác sau: + Nắm bắt dõ năng lực, khả năng vận tải xăng dầu của đơn vị từ đó thiết lập một kế hoạch vận chuyển chi tiết cho từng đầu xe hiện có của đơn vị. + Tìm kiếm các đối tác liên kết nhằm giảm áp lực cạnh tranh, phát huy lợi thế của nhau, tăng quy mô năng lực vận tải cho các hợp đồng vận tải lớn, bất ngờ, đòi hỏi yêu cầu thời gian nhanh, phương tiện đảm bảo an toàn. + Cần phối hợp tốt tổ chức điều hành hoạt động trong vận tải, phối hợp các loại phương tiện, hành trình của các loại phương tiện thuận lợi nhất cho khách hàng và hiệu quả cho đơn vị. 3.3.5. Củng cố và mở rộng thị trường thông qua khách hàng. Khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp không được để bỏ mất bất kỳ một khách hàng nào nhất là các khách hàng truyền thống của Công ty. Vì vậy đối với khách hàng đơn vị nên tìm hiểu biện pháp khác biệt trong dịch vụ vận tải so với đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng với một số biện pháp sau: - Với khách hàng truyền thống: + Luôn bám sát, nắm bắt kịp thời các nhu cầu mới của khách hàng. + Đưa khách hàng vào các hợp đồng dài hạn với những điều kiện ưu đãi hơn; về giá cả vận chuyển có thể thấp hơn một chút khẳng định sự ưu tiên của đơn vị dành cho khách hàng truyền thống. + Đảm bảo quá trình vận chuyển kịp thời, an toàn trong các hợp đồng, các khách hàng truyền thống có thể áp dụng phương thức thanh toán linh hoạt hơn như trả chậm, trả góp,… + Công ty có thể cung cấp miễn phí cho khách hàng truyền thống một số dịch vụ hỗ trợ trong vận chuyển và các mắt kỹ thuật khác mà đơn vị có lợi thế, cung cấp kịp thời các thông tin vận tải và thông tin về sản phẩm của khách hàng. - Đối với khách hàng tiềm năng: Đây có thể là các đối tượng khách hàng mới tham gia vào kinh doanh xăng dầu đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ xăng dầu mà đơn vị xây dựng, lắp đặt thiết bị xăng dầu. Công ty không thể ngồi đợi khách hàng tìm đến với mình mà phải chủ động tiếp cận thực hiện các hoạt động maketing thu hút sự chú ý, cử cán bộ kinh doanh có kinh nghiệp đến với khách hàng tiến tới ký hợp đồng vận chuyển chính thức. 3.3.6. Liên kết, liên doanh để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. - Chủ động liên doanh, liên kết là một hướng đi khác để củng cố và mở rộng thị trường giúp Công ty nâng cao khả năng vận chuyển có điều kiện tham gia các hợp đồng có giá trị vận tải lớn hoặc yêu cầu bất thường từ phía khách hàng đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Qua liên doanh, liên kết Công ty nâng cao sức cạnh tranh, có điều kiện mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng dần đưa thành khách hàng truyền thống của đơn vị. - Ở chừng mực nào đó sự liên kết giúp Công ty hiệu quả hơn vì tránh được tình trạng phải thuê phương tiện vận tải, giảm các chi phí không cần thiết, học hỏi các kinh nghiệm quản lý điều hành vận tải mà doanh nghiệp hiện còn yếu. - Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tránh được sự cạnh tranh không cần thiết. 3.3.7. Về nguồn nhân lực của Công ty. - Chất lượng dịch vụ và mục tiêu đặt ra trong mọi thời kỳ kinh doanh là nhân tố không thể thiếu trong hành trình đi đến mục tiêu của Công ty đó là yếu tố con người. Con người là cái gốc của mọi vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công ty cần nâng cao khả năng lao động của nhân viên bằng cách đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động trong đơn vị nói chung cũng như đội ngũ lao động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải xăng dầu, đây là lĩnh vực kinh doanh mới cần có sự ưu tiên đặc biệt hơn. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh và yêu cầu về chất lượng, an toàn ngày càng cao đơn vị càng phải chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức, trình độ tay nghề cho lực lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải xăng dầu đặc biệt là công nhân lái xe trực tiếp trên đường. - Bên cạnh việc đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho lao động đơn vị cần chủ động tiếp cận những khoa học công nghệ mới, cử và thu nhân cán bộ theo sát học hỏi kinh nghiệp quản lý, điều hành vận tải của các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, đây là mảng doanh nghiệp hiện nay còn yếu. - Đơn vị cần thiết lập cơ chế khuyến khích tạo điều kiện học tập, nghiên cứu cho đội ngũ lao động. 3.3.8. Vấn đề tài chính. Hoạt động dịch vụ vận tải là hoạt động mang tính chất dịch vụ không sản xuất ra hàng hoá. Để hoạt động vận tải có hiệu quả Công ty cần có định hướng rõ ràng, kế hoạch thích hợp nhằm thiết lập vốn cố định là số, loại phương tiện vận tải, phương pháp tiết kiệm các chi phí không cần thiết; giảm giá thành dịch vụ từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng một số phương pháp sau: - Bố trí phương tiện vận chuyển hợp lý, khai thác hết công xuất xe máy hiện có, giảm chi phí khấu hao trong giá thành dịch vụ. - Xử lý dứt điểm tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng chờ thanh lý bổ xung vốn cho hoạt động kinh doanh. - Công ty phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn nguồn vốn, quản lý chặt chẽ tài sản hiện có không để hư hỏng mất mát trước thời hạn, trích khấu hao sát thực tế. - Mặt khác Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: + Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư thiết bị, phụ tùng xe máy và các thiết bị đảm bảo an toàn trong vận chuyển xăng dầu. + Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý, chi phí lưu thông góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. + Giảm tỷ lệ % các khoản phải thu, đẩy mạnh các biện pháp thu hồi tiền để tăng nhanh vòng quay vốn. - Đối với nguồn vốn: + Giảm tỷ lệ nợ phải trả, tránh tình trạng thiếu vốn kinh doanh. + Tăng nguồn vốn chủ sở hữu. - Bên cạnh việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, Công ty cần có kế hoạch mua sắm trang bị phương tiện vận tải chuyên dùng và các thiết bị an toàn của ngành xăng dầu trong quá trình vận chuyển với một số giả pháp huy động vốn như sau: + Triệt để khai thác các nguồn vốn đang bị ứ đọng hay tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức khác thuộc đơn vị. + Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên Công ty. + Vay vốn ngân hàng cho các dự án đầu tư xe máy, thiết bị lớn. + Xin thêm nguồn vốn do ngân sách cấp. + Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tạo nguồn tích luỹ cho Công ty. 3.3.9. Vấn đề về thông tin và hoạt động tiếp thị. - Công ty cần thiết lập bộ phận chuyên thu thập thông tin và xử lý thông tin thị trường, thông tin khách hàng, ý kiến khách hàng và các thông tin về đối thủ cạnh tranh. - Vấn đề quảng cáo tiếp thị phải tuân theo nguyên tắc, có kế hoạch đồng bộ. Cần xây dựng các chính sách thu hút khách hàng băng cách: + Thiết lập mối quan hệ dịch vụ vận chuyển lâu dài với các khách hàng truyền thống . + Mở rộng các dịch vụ tư vấn miễn phí, các dịch vụ hỗ trợ đi kèm về xăng dầu và thiết bị xăng dầu mà Công ty có thế mạnh. + Tiếp tục thực hiện các hình thức thu hút khách hàng như: quảng cáo, chào hàng, giảm giá phí vận tải cho các hợp đồng lớn và khách hàng truyền thống lâu năm. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - Nhà nước cần hỗ trợ thông tin, phổ biến tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông trong nhân dân. - Có hình thức tuyên truyền về an toàn giao thông qua việc nâng cao trình độ dân trí về ý thức pháp luật vì sự thiếu hiểu biết là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tai nạn giao thông ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải. - Nhà nước cần hoàn thiện bổ xung một số chính sách về kinh doanh dịch vụ vận tải nói chung: + Thiết lập cơ chế và khuân khổ pháp luật giúp cho quá trình cạnh tranh được lành mạnh. + Có cơ chế quản lý phượng tiện vận tải cả nước, nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm định phương tiện giao thông hiện nay còn yếu. + Có chính sách hỗ trợ cho các dự án dịch vụ vận tải lớn có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và khả năng kiểm soát vận tải của doanh nghiệp trong nước. - Từng bước xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cả nước, đảm bảo giao thông liên tục và an toàn. - Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là đơn vị chủ quản trực tiếp các hoạt động dich vụ vận tải xăng dầu cần tạo điều kiện về cơ chế, chế độ hoạt động này khuyến khích quá trình mở rộng, nâng cao năng lực vận chuyển xăng dầu của toàn ngành đáp ứng nhu cầu đang tăng lên từng ngày về xăng dầu của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng xã hội. + Thiết lập cơ chế, tiêu chuẩn an toàn trong vận chuyển xăng dầu đạt tiêu chuẩn quốc tế. + Tổng công ty cần là đầu mối tiếp thông tin thị trường xăng dầu quốc tế, các công nghệ vận tải xăng dầu mới của thế giới. PhÇn III: KÕt luËn Qua thêi gian thùc tËp t¹i c«ng ty cæ phÇn thiÕt bÞ x¨ng dÇu Petrolimex, em ®· ®­îc t×m hiÓu thùc tÕ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty vµ cã ®iÒu kiÖn nghiªn cøu ®Ó viÕt luËn v¨n tèt nghiÖp víi ®Ò tµi: “ C¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn dÞch vô vËn t¶i x¨ng dÇu t¹i c«ng ty cæ phÇn thiÕt bÞ x¨ng dÇu ”. Môc tiªu cña ®Ò tµi lµ ®i s©u t×m hiÓu vÒ kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh dÞch vô vËn t¶i cña C«ng ty, víi hai chØ tiªu ®¸nh gi¸ chñ yÕu lµ doanh thu vµ chi phÝ. C«ng ty ®· ®¹t ®­îc nhiÒu thµnh tÝch trong ho¹t ®éng kinh doanh dÞch vô vËn t¶i x¨ng dÇu mÆc dï ®©y lµ lÜnh vùc kinh doanh cßn míi mÎ víi C«ng ty, nh­ng bªn c¹nh ®ã còng cßn nhiÒu h¹n chÕ, xuÊt ph¸t tõ nh÷ng thùc tÕ trªn. Em ®· ®­a ra mét sè c¸c gi¶i ph¸p ®Ó kh¾c phôc tån t¹i vµ n©ng cao hiÖu qu¶, kÕt qu¶ kinh doanh dÞch vô vËn t¶i x¨ng dÇu t¹i ®¬n vÞ. §Ó ¸p dông c¸c biÖn ph¸p nµy, C«ng ty còng cÇn sù hç trî, t¹o ®iÒu kiÖn tõ c¸c c¬ quan chøc n¨ng cña Nhµ n­íc ®ång thêi cã sù ®Çu t­ hiÖu chØnh, ph©n tÝch s©u s¾c c¸c t¸c ®éng, nguyªn nh©n vµ ®­a ra c¸c gi¶i ph¸p phï hîp víi thùc tÕ kinh doanh. Em mong r»ng trong thêi gian tíi, C«ng ty sÏ ho¹t ®éng hiÖu qu¶ h¬n n÷a vµ trë thµnh mét doanh nghiÖp v÷ng m¹nh trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng. Tuy nhiªn, chØ trong mét thêi gian cã h¹n víi ®Ò tµi phøc t¹p do ®ã kh«ng thÓ tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt vµ h¹n chÕ. V× vËy em mong nhËn ®­îc sù ®ãng gãp ý kiÕn cña c¸c C«, Chó c¸n bé nh©n viªn trong C«ng ty. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®â cña c¸c c« chó trong C«ng ty Cæ phÇn thiÕt bÞ x¨ng dÇu vµ ®Æc biÖt lµ sù h­íng dÉn, chØ b¶o tËn t×nh cña TS. Vò §øc Minh. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32468.doc
Tài liệu liên quan